1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu xác Định hoạt chất molnupiravir bằng phương pháp phổ hấp thụ phân tử uv – vis

68 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Xác Định Hoạt Chất Molnupiravir Bằng Phương Pháp Phổ Hấp Thụ Phân Tử UV – VIS
Tác giả Lê Minh Tân, Lê Thị Mỹ Quyên, Thượng Gia Huy, Trần Sử Yến Nhi, Triệu Như Quỳnh
Người hướng dẫn Th.S Lê Thị Huỳnh Như
Trường học Trường Đại Học Thủ Dầu Một
Chuyên ngành Khoa Học Tự Nhiên
Thể loại báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2023-2024
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 1,42 MB

Nội dung

Thông tin chung: − Tên đề tài: Nghiên Cứu Xác Định Hoạt Chất Molnupiravir Bằng Phương Pháp Phổ Hấp Thụ Phân Tử UV – Vis... Kết quả nghiên cứu:  Đã khảo sát các điều kiện thích hợp để xá

Trang 1

Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học Tự nhiên

SV: Lê Minh Tân

Lê Thị Mỹ Quyên Thượng Gia Huy Trần Sử Yến Nhi Triệu Như Quỳnh

GVHD: Th.S Lê Thị Huỳnh Như

Bình Dương, ngày 29 tháng 04 năm 2024

Trang 2

MỘT VIỆN PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG

n tộc

Lớp, Khoa

SV năm thứ/

Số năm đào tạo

Ngàn

h học

Gh

i ch ú

1 Lê Minh Tân Nam Kinh

D20HOHO01 –Viện Phát TriểnỨng Dụng 4/4

a Học

SVthựchiệnchính

2 Lê Thị Mỹ Quyên Nữ Kinh D21HOHO01 –Viện Phát Triển

Ứng Dụng

3/4 Hó

a Học

3 Thượng Gia Huy Nam Kinh D23HOHO01 –Viện Phát Triển

Ứng Dụng

1/4 Hó

a Học

4 Trần Sử Yến Nhi Nữ Kinh D23HOHO01 –Viện Phát Triển

Ứng Dụng

1/4 Hó

a Họ

Trang 3

Ứng Dụng Họ

c

Người hướng dẫn: Th.S Lê Thị Huỳnh Như

Trang 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

I SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:

Họ và tên: Lê Minh Tân

Sinh ngày: 05 tháng 02 năm 2002

Nơi sinh: Trạm Y tế xã Phương Bình

Khoa/viện: Viện Phát Triển Ứng Dụng

Địa chỉ liên hệ: Tổ 8, khu phố 5, phường Phú Hòa, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Điện thoại: 0363303874 Email: leminhtan0502@gmail.com

II QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm

đang học):

* Năm thứ 1:

− Ngành học: Hóa học Khoa/viện: Viện Phát Triển Ứng Dụng

− Kết quả xếp loại học tập: Điểm tích lũy 9,20; Điểm rèn luyện:100/100

− Sơ lược thành tích:

+ Bằng khen đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” cấp tỉnh năm 2021

+ Giấy khen đã đạt nhiều thành tích xuất sắc trong “Công tác Đoàn và phong trào thanh niên” năm học 2021-2022

* Năm thứ 2:

− Ngành học: Hóa học Khoa/viện: Viện Phát Triển Ứng Dụng

− Kết quả xếp loại học tập: Điểm tích lũy 8,91; Điểm rèn luyện: 100/100

− Sơ lược thành tích:

Trang 5

qua sử dụng trong cuộc thi sinh viên Đại học Thủ Dầu Một với ý tưởng khởi "TDMUEntrepreneurship Competition 2022 - TEC2022".

+ Giấy khen cán bộ Đoàn – hội xuất sắc năm 2022

 Năm thứ 3:

− Ngành học: Hóa học Khoa/viện: Viện Phát Triển Ứng Dụng

− Kết quả xếp loại học tập: Điểm tích lũy 8,71; Điểm rèn luyện: 100/100

− Sơ lược thành tích:

+ Giấy khen đã có thành tích xuất sắc trong “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021 – 2023

 Năm thứ 4:

− Ngành học: Hóa học Khoa/viện: Viện Phát Triển Ứng Dụng

− Kết quả xếp loại học tập: Điểm tích lũy 9,37; Điểm rèn luyện:

− Sơ lược thành tích:

+ Giấy chứng nhận tham gia tổ chức chương trình Xuân tình nguyện với chủ đề

“Xuân yêu thương – Xuân ấm áp” năm 2024 do CLB Thanh niên tình nguyện, ViệnPhát Triển Ứng Dụng tổ chức

+ Tích cực tham gia các hoạt động tại Viện Phát Triển Ứng Dụng và trường đạihọc Thủ Dầu Một

Trang 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

1 Thông tin chung:

− Tên đề tài: Nghiên Cứu Xác Định Hoạt Chất Molnupiravir Bằng Phương Pháp Phổ Hấp Thụ Phân Tử UV – Vis

− Sinh viên/ nhóm sinh viên thực hiện:

Năm thứ/

Số năm đào tạo

1 Lê Minh Tân 2024401120002 D20HOHO01

Viện PhátTriển ỨngDụng

4/4

2 Lê Thị Mỹ Quyên 21244101120021 D21HOHO01

Viện PhátTriển ỨngDụng

3/4

3 Thượng Gia Huy 2324401120054 D23HOHO01

Viện PhátTriển ỨngDụng

1/4

4 Trần Sử Yến Nhi 2324401120041 D23HOHO01

Viện PhátTriển ỨngDụng

1/4

5 Triệu Như Quỳnh 2324401120019 D23HOHO01

Viện PhátTriển ỨngDụng

Trang 7

 Tính mới:

Công trình nghiên cứu được công bố trong và ngoài nước còn hạn chế Kết quả

đề tài đã đóng góp vào lĩnh vực nghiên cứu và xác định hoạt chất molnupiravir trongthuốc điều trị Covid – 19

 Tính sáng tạo:

Sử dụng dung môi thân thiện với môi trường là nước cất 2 lần, so với các dungmôi độc hại như HCl và metanol, cho phép phân tích ở mức độ an toàn và thân thiệnvới môi trường

4 Kết quả nghiên cứu:

 Đã khảo sát các điều kiện thích hợp để xác định molnupiravir bằng phương pháp phổ hấp thụ phân tử UV – Vis:

 Chọn bước sóng hấp thụ cực đại: λ = 235 nm

 Chọn nước cất làm dung môi hòa tan

 Thời gian ổn định của các dung dịch chuẩn và dung môi hòa tan mẫu: khoảng

70 phút

 Bước sóng định lượng molnupiravir trong khoảng khảo sát từ 200 – 600 nm có

độ hấp thụ Amax tại bước sóng λ = 235 nm

 Đã xác dịnh giới hạn phát hiện, giới hạn định lượng của hoạt chất

Molnupiravir: LOD = 0,30 μg/mL; LOQ = 0,99 μg/mL

 Đã đánh giá độ tin cậy của phương pháp phân tích trên mẫu chuẩn thông qua

độ lặp lại: Phương pháp có độ lặp lại tốt: RSDTN = 0,13 % < 1/2 RSDH = 4,80 %

5 Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và khả năng áp dụng của đề tài:

 Sử dụng dung môi xanh, góp phần giảm thải ô nhiễm môi trường

 Đưa ra được điều kiện tối ưu, góp phần xây dựng quy trình phân tích hoạt chấtmolnupiravir trong công tác giáo dục và giảng dạy

6 Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ họ tên

tác giả, nhan đề và các yếu tố về xuất bản nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở

đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có):

Trang 8

Sinh viên chịu trách nhiệm chính

thực hiện đề tài

(ký, họ và tên)

Lê Minh Tân

Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên

thực hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):

Ngày 29 tháng 04 năm 2024

Xác nhận của lãnh đạo khoa/viện

(ký, họ và tên)

Người hướng dẫn

(ký, họ và tên)

Lê Thị Huỳnh Như

Trang 9

Kính gửi Ban giám hiệu, hội đồng chấm thi và giảng viên hướng dẫn.

Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Ban giám hiệu, giảng viênhướng dẫn và hội đồng chấm thi về sự hỗ trợ và đóng góp quý báu của quý thầy, côtrong quá trình hoàn thành báo cáo tốt nghiệp của em Đây là một cột mốc quan trọngtrong cuộc đời học tập của em và sự ủng hộ từ quý thầy, cô đã góp phần quan trọngđến thành công của em

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiệnthuận lợi để em có thể hoàn thành báo cáo nghiên cứu khoa học Sự hỗ trợ và quan tâmcủa quý thầy, cô đã đảm bảo để chúng em có môi trường học tập và nghiên cứu tốtnhất Em cảm kích sự cam kết của Ban Giám hiệu trong việc nâng cao chất lượng giáodục và khuyến khích sự phát triển cá nhân của sinh viên

Em muốn gửi lời cảm ơn đến Hội đồng chấm thi đã dành thời gian và công sức

để đánh giá bản thuyết minh đề cương và nghiên cứu khoa học của em Sự chuyênnghiệp và những góp ý xây dựng từ quý thầy sẽ giúp em phát triển và hoàn thiện kỹnăng nghiên cứu của mình Em đánh giá cao sự công bằng và tính khách quan trongquá trình chấm thi và em sẽ rất vui mừng nhận thức được những điểm mạnh và điểmyếu của công trình nghiên cứu của mình

Cuối cùng, em muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Giảng viên hướng dẫncủa mình là Th.S Lê Thị Huỳnh Như Sự tận tâm và kiến thức sâu rộng từ cô đã giúp

em vượt qua những thách thức trong quá trình nghiên cứu và viết báo cáo Cô đã dànhthời gian trao đổi và nhiệt tình hỗ trợ em, cung cấp sự chỉ dẫn tuyệt vời và những phảnhồi xây dựng Em biết mình đã học hỏi được rất nhiều từ cô và em hứa sẽ mang nhữngkinh nghiệm và kiến thức này đi xa

Kết lời, em xin chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và niềm tin để tiếptục truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau

Trang 10

LỜI CẢM ƠN vi

MỤC LỤC vii

DANH MỤC BẢNG x

DANH MỤC HÌNH xi

DANH MỤC TÊN VIẾT TẮT xii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I TỔNG QUAN 3

1.1 Sơ lược về tình hình nghiên cứu xác định molnupiravir bằng phương pháp phổ hấp thụ phân tử UV – Vis 3

1.2 Cơ sở lý thuyết một số phương pháp xác định chế phẩm chứa hoạt chất molnupiravir [5] 4

1.2.1 Phương pháp phổ hấp thụ phân tử UV – Vis 4

1.2.1.1 Sự xuất hiện của phổ hấp thụ phân tử UV – Vis 4

1.2.1.2 Sự hấp thụ ánh sáng của dung dịch màu 5

1.2.2 Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC 5

1.2.2.1 Khái niệm 5

1.2.2.2 Nguyên tắc 6

1.3 Tổng quan về molnupiravir và một số chế phẩm chứa hoạt chất molnupiravir 6

1.3.1 Giới thiệu về molnupiravir 6

1.3.2 Tính chất vật lí [12] 6

1.3.3 Cấu trúc hóa học và tổng hợp 7

1.3.4 Dược lý và cơ chế [7] 7

1.3.5 Điều trị 9

1.3.6 Tác dụng không mong muốn 11

1.3.7 Tính độc của molnupiravir 12

Trang 11

1.3.7.2 Độc tính đối với xương và sụn 12

1.4 Tổng quan về phương pháp phổ hấp thụ phân tử UV – Vis [5] 13

1.4.1 Khái niệm 13

1.4.2 Định luật hấp thụ quang 13

1.4.3 Thông số kỹ thuật của thiết bị phân tích UVmini-1240 được sử dụng cho nghiên cứu 20 1.4.4 Nguyên tắc của phép đo phổ UV – Vis 21

1.4.5 Lợi ích của phép đo phổ UV – Vis 22

1.4.6 Phạm vi ứng dụng của phép đo phổ UV – Vis 22

CHƯƠNG II.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

2.1 Mục tiêu đề tài 24

2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 24

2.2.1 Đối tượng 24

2.2.2 Phạm vi nghiên cứu 24

2.3 Nội dung nghiên cứu 24

2.4 Phương pháp nghiên cứu 24

2.4.1 Phương pháp đánh giá độ tin cậy 24

2.4.1.1 Độ lặp lại 24

2.4.1.2 Độ đúng 25

2.4.2 Giới hạn phát hiện (LOD) 25

2.4.3 Giới hạn định lượng (LOQ) 25

2.5 Thiết bị dụng cụ và hóa chất 26

2.5.1 Thiết bị, dụng cụ 26

2.5.2 Hóa chất 26

CHƯƠNG III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28

3.1 Khảo sát và chọn các điều kiện thí nghiệm thích hợp 28

Trang 12

trên thiết bị UV – Vis 28

3.1.2 Khảo sát độ hấp thụ của dung dịch molnupiravir trong các môi trường 28

3.1.3 Khảo sát sự ổn định của molnupiravir trong các dung môi theo thời gian 29

3.1.3.1 Sự ổn định của molnupiravir trong môi trường nước cất 2 lần 29

3.1.3.2 Sự ổn định của molnupiravir trong môi trường H 3 PO 4 0,1M 30

3.1.3.3 Sự ổn định của molnupiravir trong môi trường HCl 0,1M 32

3.1.3.4 Sự ổn định của molnupiravir trong môi trường methanol 0,1M 33

3.1.3.5 Sự ổn định của molnupiravir trong môi trường ethanol: H 2 O (tỷ lệ 1:1) 34

3.2 Xây dựng phương pháp phân tích mẫu chuẩn 36

3.2.1 Xây dựng đường chuẩn xác định molnupiravir 36

3.2.2 Đánh giá độ tin cậy của phương pháp phân tích 38

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO 41

PHỤ LỤC 43

Trang 13

Bảng 1.1 Tóm tắt các thuốc kháng virus SARS-CoV-2 cấu trúc phân tử nhỏ đang

được sử dụng trong điều trị COVID-19 hiện nay 9

Bảng 1.2 Thử nghiệm sử dụng molnupiravir trong điều trị COVID-19 10

Bảng 1.3 Thông số kỹ thuật của thiết bị phân tích UVmini-1240 20

Bảng 2.1 Các hóa chất được sử dụng trong nghiên cứu 26

Bảng 3.1 Độ hấp thụ của dung dịch molnupiravir trong các môi trường dung môi khác nhau ở mức nồng độ khảo sát 30 μg/mL 29

Bảng 3.2 Kết quả sự ổn định của molnupiravir trong dung môi là nước cất 2 lần theo thời gian (phút) 30

Bảng 3.3 Kết quả sự ổn định của molnupiravir trong môi trường H3PO4 0,1M theo thời gian (phút) 31

Bảng 3.4 Kết quả sự ổn định của molnupiravir trong dung môi là HCl 0,1M theo thời gian (phút) 32

Bảng 3.5 Kết quả sự ổn định của molnupiravir trong dung môi là methanol 0,1M theo thời gian (phút) 33

Bảng 3.6 Kết quả sự ổn định của molnupiravir trong dung môi là ethanol: H2O (tỷ lệ 1:1) theo thời gian (phút) 35

Bảng 3 7 Giá trị độ hấp thụ A theo nồng độ của dung dịch molnupiravir tại λ = 235,0 nm 36

Bảng 3 8 Giá trị độ hấp thụ A tương ứng với nồng độ của molnupiravir tại λ = 235,0 nm 37

Bảng 3.9 LOD và LOQ hoạt chất Molnupiravir 38

Bảng 3.10 Kết quả đo độ lặp lại (RSD) của Molnupiravir trong mẫu chuẩn molnupiravir .38

Trang 14

Hình 1.1 Công thức cấu tạo của Molnupiravir 6 Hình 1.2 Sơ đồ tổng hợp molnupiravir từ cytidine trải qua 4 giai đoạn chính 7 Hình 1.3 Cấu trúc molnupiravir (vàng) tích hợp trong chuỗi ARN (cam) bởi phức hợp

RdRp (trắng) - nsp7 (xanh) - nsp8 (hồng) Liên kết hydro được thể hiện giữamolnupiravir và adenosin chuỗi ARN đối diện 9

Hình 1.4 Biểu đồ so sánh tỷ lệ bệnh nhân gặp phải các triệu chứng khi sử dụng

molnupiravir 13

Hình 1.5 Đường biểu diễn mô tả mối quan hệ giữa A với L, λ và C 15 Hình 1.6 Chùm sáng khi đi qua cuvet 16 Hình 3.1 Phổ hấp thụ và bước sóng cực đại ghi nhận được từ dung dịch chuẩn

molnupiravir có nồng độ là 30 μg/mL 28

Hình 3.2 Khảo sát sự ổn định của molnupiravir trong dung môi là nước cất 2 lần 30 Hình 3 3 Kết quả khảo sát sự ổn định của molnupiravir trong dung môi là H3PO40,1M 32

Hình 3.4 Kết quả khảo sát sự ổn định của molnupiravir trong dung môi là HCl 0,1M

Trang 15

UV – Vis

Ultraviolet Visible Spectrometry Phương pháp quang phổ

hấp thụ phân tử

Chromatography hoặc High – Pressure Liquid

Chromatography

Sắc ký lỏng hiệu năng cao

giới CTP Cytidine triphosphate

-gARN Negative-strand genomic RNA

+gARN Positive-stranded genomic RNA

Food and Drug Administration

Một phân tử có chứa basenitơ liên kết với đường 5 carbon (hoặc ribose hoặc deoxyribose)

Cục quản lý Thực phẩm

và Dược phẩm

Trang 16

MỞ ĐẦU

Năm 2019, virus Corona 2019 (COVID-19) được xác định là nguồn gốc của mộtloạt các ca viêm phổi ở Vũ Hán, Trung Quốc Virus đã nhanh chóng lan rộng khắp thếgiới COVID – 19, lần đầu tiên được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố là đạidịch toàn cầu vào tháng 3 năm 2020 Theo báo cáo của tổ chức trên, tính đến ngày05/07/2022, trên toàn cầu đã có hơn 546 triệu ca nhiễm COVID – 19, trong đó có gần6,2 triệu ca nhiễm tử vong Tại Việt Nam, tính đến ngày 05/07/2022, Cổng thông tincủa Bộ Y Tế về đại dịch này đã báo cáo con số hơn 10,749,324 ca nhiễm trên toànquốc với 43,088 ca tử vong [7] Hai phương thức lây truyền chính của nhiễm trùngCOVID-19 sang người là tiếp xúc từ người sang người và các giọt bắn qua đường hôhấp Dịch bệnh SARS – CoV2/COVID – 19 đã gây ra hậu quả nghiêm trọng đến cácvấn đề kinh tế, xã hội, giao thương giữa các nước, đồng thời đã làm quá tải ngành y tếtrong suốt những năm đại dịch

Molnupiravir là một loại thuốc kháng virus được phát triển bởi Merck & Co vàRidgeback Biotherapeutics để điều trị các bệnh nhiễm virus, đặc biệt là COVID – 19[7] Molnupiravir hoạt động bằng cách gây ra các đột biến trong quá trình sao chép củavirus, khiến chúng không thể sinh sản và lây lan Molnupiravir đã được chứng minh là

có hiệu quả trong việc giảm nguy cơ nhập viện và tử vong ở những người mắc COVID– 19 nhẹ hoặc vừa Do đó, hợp chất molnupiravir giúp ích cho việc phân tích kiểm soátcác loại thuốc có chứa thành phần molnupiravir trên thị trường

Theo những nghiên cứu đã được công bố sau đại dịch Covid – 19 về việc xácđịnh molnupiravir trong thuốc, hiện nay có hai phương pháp đã được áp dụng để xácđịnh thành phần hoạt chất molnupiravir như là phương pháp phổ hấp thụ phân tử (UV– Vis) và phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) để xác định đồng thời sự cómặt của chúng [9, 11] Trong đó phương pháp phổ hấp phụ phân tử UV – Vis làphương pháp cho phép xác định nồng độ của các chất hấp phụ trong dung dịch,phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, nhanh chóng, nhạy, có độ lặp lại tốt và cóthể áp dụng cho nhiều loại chất hấp phụ khác nhau và được sử dụng phổ biến ở ViệtNam [6] Ngoài ra, các nghiên cứu của Bhumika Parmar và cộng sự [9] và MaheshDeshpande và cộng sự [10] đã cho thấy việc sử dụng một số dung môi thiếu an toànđối với môi trường như methanol và HCl, đây là những dung môi độc hại đối với conngười và thiếu an toàn với môi trường

Trang 17

Qua đó, em muốn nghiên cứu thay thế việc xác định molnupiravir trong thuốcbằng các dung môi thân thiện với môi trường Mặt khác, kiểm tra sự phân huỷ và ổnđịnh của molnupiravir trong các dung môi khác nhau là một yếu tố quan trọng Đểgiám sát sự biến đổi của molnupiravir theo thời gian, phương pháp phổ hấp thụ phân

tử UV – Vis có thể được sử dụng Bằng cách đo đạc phổ hấp thụ theo khoảng thờigian, ta có thể đánh giá tính ổn định của molnupiravir và đưa ra các biện pháp bảoquản và bảo đảm chất lượng phù hợp Làm tiền đề cho việc xây dựng nên quy trìnhxác định hoạt chất molnupiravir cho các nghiên cứu sau này

Xuất phát từ những lý do trên, em chọn đề tài “Nghiên cứu xác định hoạt chất molnupiravir bằng phương pháp phổ hấp thụ phân tử UV – Vis”.

Trang 18

CHƯƠNG I.TỔNG QUAN 1.1 Sơ lược về tình hình nghiên cứu xác định molnupiravir bằng phương pháp phổ hấp thụ phân tử UV – Vis

Sau đại dịch COVID – 19 bùng phát trên khắp thế giới, đã có nhiều nghiên cứucho thấy được phương pháp phổ hấp thụ phân tử UV – Vis được ứng dụng nhiều trongphân tích chế phẩm về dược chứa hoạt chất molnupiravir, các kết quả phân tích dướiđây đều cho thấy được các phương pháp có độ tin cậy cao

Năm 2023, Bhumika Parmar và cộng sự [9], đã xác định molnupiravir trongthuốc ở dạng bào chế với điều kiện dung dịch chuẩn và dung dịch mẫu củamolnupiravir được chuẩn bị trong nước cất Để ước tính molnupiravir trong côngthức viên nang bằng phương pháp phổ hấp thụ phân tử UV – Vis Cân 6 viên nang cónhãn hiệu và thu lại thành bột mịn Bột thuốc tương đương với 10 mg molnupiravirđược cân và chuyển vào bình định mức 100 mL, hòa tan với nước và pha loãng thêmvới nước, sau đó được giữ để siêu âm trong 30 phút; chất này được lọc qua giấy lọcWhatman số 41 và sau đó pha loãng lần cuối với nước/manol (Nước/manol là mộtdung dịch của nước và Manol, một chất hóa học có công thức C6H14O6 Nước/manol

có thể được sử dụng như một chất làm ẩm, chất bảo quản hoặc chất điều chỉnh pHtrong các ứng dụng khác nhau) để thu được dung dịch gốc cuối cùng là 100 μg/mL củachất phân tích Dung dịch này có thể được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4°C trongvòng một tuần Molnupiravir được xác định ở  = 280 nm Phương pháp này tuyếntính trong khoảng 0,2-1 μg/mL với R = 0,9998 Nghiên cứu về độ thu hồi được thựchiện ở ba mức khác nhau tức là 80%, 100% và 120% bằng cách thêm chất chuẩnmolnupiravir vào mẫu bột thuốc đã phân tích trước đó, cho thấy tỷ lệ độ thu hồi trungbình của phương pháp là 100,17% LOD và LOQ được tính là 0,1755 μg/mL và0,5318 μg/mL % RSD của sáu lần đo lặp lại không được quá 2,0% Năm 2023,Mahesh Deshpande và cộng sự [10], xác định molnupiravir trong thuốc bằng phươngpháp UV – Vis, kết quả nghiên cứu cho thấy để phân tích hiệu quả của molnupiravir,phổ hấp thụ phân tử UV – Vis của molnupiravir đạt cực đại ở bước sóng 236 nm.Phương pháp phổ hấp thụ phân tử UV – Vis này tuân theo độ tuyến tính trong khoảng10-50 µg/mL với hệ số tương quan là 0,9989 đối với molnupiravir Nghiên cứu về độthu hồi được thực hiện ở hai mức khác nhau là 99,84% và 99,87% LOD và LOQ cógiá trị lần lượt là 7,59 µg/mL và 23,01 µg/mL và %RSD chấp nhận được không được

Trang 19

quá 2,0% Phương pháp được áp dụng dựa trên phạm vi tuyến tính, chính xác và có đặc tính ổn định, cho thấy khả năng xác định Molnupiravir khi có mặt sản phẩm phân hủy.

1.2 Cơ sở lý thuyết một số phương pháp xác định chế phẩm chứa hoạt chất molnupiravir [5]

1.2.1 Phương pháp phổ hấp thụ phân tử UV – Vis

1.2.1.1 Sự xuất hiện của phổ hấp thụ phân tử UV – Vis

Vật thể được cấp tạo bởi các phân tử Các phân tử luôn luôn chuyển động, những chuyển động của các phân tử bao gồm:

+ Chuyển động quay của phân tử;

+ Chuyển động giao động của các nhóm nguyên tử;

+ Chuyển động của các electron

Ứng với mỗi dạng chuyển động có một dạng năng lượng E tương ứng Eq, Edd, Ee.Nếu so sánh độ lớn của các dạng năng lượng trên ta có:

E e >E dd >E q (1.2)

Sự hấp thụ năng lượng mang đặc tính lượng tử, nên vật thể sẽ chỉ hấp thụ nănglượng tương ứng với những chuyển động của nó, tức ánh sáng có năng lượng tươngứng với năng lượng của dạng chuyển động nào thì ánh sáng đó bị hấp thụ và phân tửxuất hiện dạng chuyển động tương ứng đó

Năng lượng được xác định theo công thức:

 Từ đó ta thấy λ càng ngắn (v càng lớn), năng lượng E càng lớn

Khi phân tử bị kích thích bằng các bức xạ thì có thể xảy ra các hiện tượng:

+ Năng lượng đủ lớn: electron hấp thụ năng lượng

+ Ở mức năng lượng thấp hơn, phân tử hấp thụ để xuất hiện các dao động của nguyên tử, nhóm nguyên tử hoặc dao động quay của chính nó

Khi đo quang phổ hấp thụ của các electron ta có quang phổ hấp thụ electron, chủ

Trang 20

yếu từ vùng 200 – 800 nm, là vùng ánh sáng tử ngoại và khả kiến (UV – Vis) Sự hấp

Trang 21

thụ ánh sáng vùng này gắn liền với sự xuất hiện màu sắc Do đó cho phép đo quangphổ vùng này gọi là phép đo so màu.

Phổ hấp thụ phân tử UV – Vis là phổ đám, có cực đại và cực tiểu của phổ lànhững vùng sóng λ xác định tùy theo cấu trúc và liên kết của phân tử hay nhómnguyên tử có trong hợp chất

1.2.1.2 Sự hấp thụ ánh sáng của dung dịch màu

Khi chiếu một vùng ánh sáng vào dung dịch màu thì một phần ánh sáng bị hấpthụ, một phần bị phản xạ, một phần đi ra khỏi dung dịch cho ta màu của dung dịch, đó

là màu phụ của phần ánh sáng bị hấp thụ

Ví dụ: Vùng ánh sáng màu đỏ (630 – 750 nm), màu phụ là màu chàm

Như vậy, ta thấy dung dịch màu này hay màu khác là do nó hấp thụ một vùngquang phổ nào đó, trong đó dung dịch hấp thụ cực đại một tia đơn sắc duy nhất Vì vậy

có thể nói dung dịch hấp thụ ánh sáng có tính chất chọn lọc Dung dịch phân tích cóthể có sẳn màu như KMnO4, K2Cr2O7, nếu không có màu thì phải đưa về dung dịchmàu bằng phản ứng tạo phức

1.2.2 Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC

Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC (high performance liquidchromatography) được phát triển từ phương pháp sắc ký cột cổ điển vào năm 1967 –

1968 Hiện nay, HPLC đã trở thành một phương pháp phân tích tiên tiến và hiện đạitrong lĩnh vực hóa học, nhờ sự phát triển nhanh chóng của ngành chế tạo máy phântích Phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực kiểm nghiệm, đặc biệt làtrong ứng dụng kiểm nghiệm thuốc Máy phân tích HPLC được coi là công cụ quantrọng trong việc phân tích các loại thuốc đa thành phần, cho phép xác định tính chất vànồng độ của chúng Sự phổ biến và sử dụng rộng rãi của phương pháp HPLC được giảithích bởi nhiều lợi ích, bao gồm độ nhạy cao, khả năng định lượng chính xác và khảnăng tách các chất khó bay hơi hoặc dễ phân hủy nhiệt [4]

Trang 22

chính trong hệ thống sắc ký, bao gồm cột sắc ký, pha tĩnh, pha động và thiết bị điềukhiển.

1.2.2.2 Nguyên tắc

Sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) là một phương pháp tách chất trong hóa học.Trong phương pháp này, pha động là một chất lỏng và pha tĩnh được chứa trong cột làmột chất rắn được chia thành dạng tiểu phân hoặc một chất lỏng phủ lên một chấtmang rắn Cũng có thể sử dụng một chất mang đã được biến đổi bằng liên kết hoá họcvới các nhóm chức hữu cơ Quá trình sắc ký lỏng dựa trên các cơ chế như hấp phụ,phân bố, trao đổi ion hoặc phân loại theo kích thước (rây phân tử) để tách các chất rakhỏi mẫu ban đầu

1.3 Tổng quan về molnupiravir và một số chế phẩm chứa hoạt chất molnupiravir

1.3.1 Giới thiệu về molnupiravir

− Tên quốc tế: Molnupiravir

− Tên khác: Lagevrio, MK – 4482 và EIDD – 2801 [14]

− Molnupiravir là thuốc có tác dụng ngăn ngừa các triệu chứng do COVID – 19 gây ra

− Biệt dược: Molnupiravir,

− Công thức phân tử: C13H19N3O7 [12]

− Khối lượng mol phân tử: 392,33 g/mol [12]

− Công thức cấu tạo:

Hình 1.1 Công thức cấu tạo của Molnupiravir

Tên IUPAC: [(2R,3S,4R,5R)-3,4-dihydroxy-5-[4-(hydroxyamino)-2-oxopyrimidin-1- yl]oxolan-2-yl]methyl 2-methylpropanoate [14]

1.3.2 Tính chất vật lí [12]

− Molnupiravir là chất rắn dạng tinh thể màu trắng, không mùi, vị đắng nhẹ

− Nhiệt độ nóng chảy: 151 – 153°C

Trang 23

− Độ tan trong nước: 39,7 mg/mL tại 25oC.

− Tính tan: Thuốc molnupiravir ngoài tan nhiều trong nước, thì chế phẩm này còn có thể tan được trong một số dung môi như ethyl acetate, acetonitrile, methanol,

1.3.3 Cấu trúc hóa học và tổng hợp

Molnupiravir là một dẫn xuất nucleoside chống virus có cấu trúc hóa học đặcbiệt Về lịch sử phát triển, molnupiravir được khám phá bởi Công ty Đổi mới sáng tạothuốc tại Đại học Emory để điều trị một loại alphavirus gây viêm não ở châu Mỹ.Molnupiravir (MK – 4482 hoặc EIDD – 2801) là một tiền dược, dẫn chất iso-propylester của NHC (β- d-N4-hydroxycytidine hoặc EIDD – 1931) [13], một chấttương đồng với ribonucleosid cytidine (dạng glycoside của base cytosin) mà virus sẽ

sử dụng để tổng hợp nên chuỗi ARN của mình thông qua enzyme RdRp [7]

Từ sản phẩm ban đầu là cytidine, hoạt chất molnupiravir có thể được tạo ra theocách sau: [3]

Tổng hợp muối 4-amino-1- dimethyltetrahydrofuro[3,4-d][1,3] dioxol-4-yl)pyrimidine-2(1H)-on sulfate (C1).Tổng hợp chất ((3aR,4R,6R,6aR)-6-(4-amino-2-oxopyrimidine-1(2H)-yl)-2,2-dimethyltetrahydrofuro[3,4-d][1,3] dioxol-4-yl)methylsobutyrate (C2) từ C1

((3aR,4R,6R,6aR)-6-(hydroxymethyl)-2,2-Tổng hợp chất ((3aR,4R,6R,6aR)-6- yl)-2,2-dimethyl-tetrahydrofuro [3,4-d][1,3]dioxol-4-yl)methyl sobutyrate (C3) từ C2.Tổng hợp nên hoạt chất molnupiravir từ C3

(4-(hydroxyamino)-2-oxopyrimidine-1(2H)-Hình 1.2 Sơ đồ tổng hợp molnupiravir từ cytidine trải qua 4 giai đoạn chính

1.3.4 Dược lý và cơ chế [7]

Molnupiravir là tiền thuốc được chuyển hóa thành chất tương tự ribonucleosideN- hydroxycytidine (NHC)

Trang 24

NHC phân bố vào các mô và được phosphoryl hóa thành dạng ribobonucleosidtriphosphate (NHC – TP) có hoạt tính dược lực NHC – TP hoạt động theo cơ chế gâylỗi hàng loạt cho vi rút NHC – TP gắn vào ARN của virus bằng enzyme ARNpolymerase và gây lỗi trong hệ gen của virus dẫn đến ức chế quá trình sao chép.

Khi molnupiravir được hấp thu vào máu, nó sẽ trải qua quá trình chuyển hóa bởimột enzyme gọi là esterase, tạo thành một dạng tiền dược thứ hai được gọi là NHC.NHC sau đó sẽ lan truyền đến các mô khác nhau trong cơ thể và chuyển hóa thành mộtdạng có hoạt tính gọi là MTP

Khi MTP vào trong các tế bào bị nhiễm virus, nó sẽ cạnh tranh với hai hợp chấtgốc cơ bản của RNA là cytidine triphosphate (CTP) và uridine triphosphate (UTP).MTP sẽ gắn vào sợi RNA của virus thông qua hoạt động của một enzymee gọi làRdRp, tạo ra một sợi RNA có lỗi Khi RdRp tiếp tục sử dụng sợi RNA lỗi này làmmẫu, NHC sẽ ghép với Adenine (A) hoặc Guanine (G), tạo thành các sản phẩm RNAđột biến

Việc giả thuyết này đã được chứng minh bằng cách nghiên cứu cấu trúc củaRdRp, trong đó sử dụng phương pháp kính hiển vi nghiệm lạnh để chụp hình ảnh mộtchuỗi RNA lỗi Hai cấu trúc này đã được lưu trữ trong Cơ sở dữ liệu Protein Databank(PDB) với các mã 7OZU và 7OZV

Quá trình gây lỗi sao chép của molnupiravir có hai bước chính: Trước tiên,molnupiravir được tích hợp vào một chuỗi ARN bổ sung (-gARN), khác với chuỗiARN ban đầu (+gARN), mà không gây ra bất kỳ lỗi nào Điều này có nghĩa làmolnupiravir thay thế một phần của chuỗi ARN bổ sung mà không làm thay đổi cấutrúc ban đầu của nó

Sau đó, RdRp (enzyme sao chép ARN) tiếp tục sử dụng chuỗi ARN bổ sung gARN) này làm khuôn mẫu để tổng hợp các chuỗi ARN khác (+gARN) Trong quátrình này, molnupiravir sẽ ngẫu nhiên kết hợp với cả adenine và guanine, hai loạinucleotid khác nhau, dẫn đến việc tạo ra các chuỗi ARN có lỗi

Trang 25

(-Hình 1.3 Cấu trúc molnupiravir (vàng) tích hợp trong chuỗi ARN (cam)

1.3.5 Điều trị

Các thuốc kháng virus SARS – CoV – 2 có cấu trúc phân tử nhỏ đang được sửdụng trong điều trị COVID – 19 hiện nay được cấp phép sử dụng thể hiện trong bảngsau [7]:

Bảng 1.1 Tóm tắt các thuốc kháng virus SARS-CoV-2 cấu trúc phân tử nhỏ đang

được sử dụng trong điều trị COVID-19 hiện nay.

cơ tiến triển nặng

FDA (Hoa Kỳ) – EUAViệt Nam

EMA (Châu Âu) MHRA (Anh)

Remdesivir Gilead

Sciences

Điều trị bệnh nhân nhập viện vì COVID-19

FDA (Hoa Kỳ) Việt NamEMA (Châu Âu)MHRA (Anh)Molnupiravir Ridgeback

Biotheurapeutics – Merck

& Co

Điều trị bệnh nhân COVID-19 có triệu chứngnhẹ và trung bình, có nguy

cơ tiến triển nặng

FDA (Hoa Kỳ) – EUAViệt Nam

Trang 26

EMA (Châu Âu) – trong quá trình xin cấp phép thương mại

MRHA (Anh)

Favipiravir Toyama

Chemical

Điều trị bệnh nhân COVID-19 có triệu chứngnhẹ và trung bình

Việt Nam

Ý (mục đính nghiên cứu) Nga

Ấn ĐộTrong đó Việt Nam đã cấp phép cho 4 loại thuốc gồm Nirmatrelvir/Ritonavir,Remdesivir, Molnupiravir, Favipiravir để điều trị cho bệnh nhân COVID-19 có triệuchứng nhẹ và trung bình, có nguy cơ tiến triển nặng [2]

Ngoài ra, các thử nghiệm lâm sàng của riêng hoạt chất molnupiravir được lựachọn nghiên cứu trong báo cáo này cũng cho thấy được sự tích cực trong điều trịCOVID – 19, được thể hiện qua bảng sau [7]:

Bảng 1.2 Thử nghiệm sử dụng molnupiravir trong điều trị COVID-19

nghiêm trọng

Bệnh nhân mắcCOVID-19 có triệuchứng giai đoạnsớm

Ở nhóm bệnh nhân dùng liều 800 mg,

có 0,9% khả năng bệnh nhân có mứcđộc tính cao hơn 30% so với nhómđối

chứng

Trang 27

3 204 Bệnh nhân mắc

COVID-19

16,7% bệnh nhân dương tính ở nhómdùng liều 800 mg và dùng giả dược.Sau 5 ngày dùng thuốc, tỉ lệ bệnh nhân

âm tính với virus là 100% ở nhóm liều

Trang 28

400 mg và 800, 11,1% bệnh nhân ởnhóm dùng giả dược.

Bệnh nhân mắc Biến cố trở nặng hoặc tử vong vìCOVID-19 trong COVID-19 ở nhóm dùng molnupiravirvòng 5 ngày, có ít (1 người tử vong) thấp hơn 30% so với

4 1850 nhất một triệu ở nhóm dùng giả dược (9 người tử

chứng và một yếu vong)

tố nguy cơ có thểtrở nặng

Qua nghiên cứu trên có thể cho thấy được, molnupiravir đóng vai trò quan trọngtrong việc điều trị và làm giảm đi các triệu chứng ban đầu của COVID – 19 như ho, sổmũi, sốt, Theo báo cáo này, molnupiravir giúp làm giảm 30% biến cố trở nặng hoặc

tử vong vì COVID – 19 so với nhóm giả dược Ở nhóm dùng giả dược có đến 9 người

tử vong, trong khi con số này ở nhóm dùng thuốc là 1 người [7]

1.3.6 Tác dụng không mong muốn

Molnupiravir, vì là một dẫn chất tương đồng của ARN, đã gây quan tâm đặc biệt

về các tác dụng không mong muốn, đặc biệt là tác dụng phụ liên quan đến hệ sinh sản.Nguồn gốc của mối lo ngại này có thể xuất phát từ việc molnupiravir không được baogồm trong phác đồ điều trị của Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ (ICMR) do longại về tác dụng phụ Do đó, Bộ Y tế đã đưa ra các khuyến cáo về việc sử dụngmolnupiravir để đối phó với tình trạng mua bán tràn lan trên thị trường hiện nay, baogồm [7]:

+ Chỉ sử dụng molnupiravir cho bệnh nhân trong giai đoạn khởi phát bệnh dưới 5ngày;

+ Không sử dụng thuốc quá 5 ngày liên tiếp;

+ Không sử dụng molnupiravir để dự phòng trước hoặc sau khi tiếp xúc vớiCOVID-19

Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú, không khuyến cáo sử dụngmolnupiravir Trong vòng 4 ngày sau khi sử dụng liều cuối cùng của thuốc, phụ nữ cókhả năng mang thai cần sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả để giảm thiểu tác dụngkhông mong muốn của thuốc Đối với nam giới, molnupiravir có thể ảnh hưởng đếntinh trùng Do đó, trong vòng 3 tháng sau điều trị, nên sử dụng biện pháp tránh thai

Trang 30

năng mang thai Các tác dụng phụ quan sát được trong thử nghiệm bao gồm tiêu chảy, buồn nôn và chóng mặt.

1.3.7 Tính độc của molnupiravir

1.3.7.1 Độc tính đối với phôi và thai

Dựa trên những phát hiện từ các nghiên cứu về sinh sản ở động vật, molnupiravir

có thể gây hại cho bào thai khi sử dụng cho phụ nữ mang thai Không sẵn có dữ liệutrên người về việc sử dụng molnupiravir ở phụ nữ mang thai để đánh giá nguy cơ dị tậtbẩm sinh nghiêm trọng, sẩy thai hoặc hậu quả bất lợi cho mẹ hoặc thai nhi; Do đómolnupiravir không được khuyến cáo sử dụng trong thời kỳ mang thai [7]

Cần tư vấn cho những người đang độ tuổi sinh đẻ về nguy cơ có thể xảy ra đốivới thai nhi và cần sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp, thống nhất và hiệu quả (nếu

có thể, trong khi điều trị với molnupiravir và trong 4 ngày sau liều cuối cùng) Nếu cóchỉ định lâm sàng sử dụng molnupiravir, cần đánh giá liệu bệnh nhân trong độ tuổisinh sản có khả năng mang thai hay không trước khi bắt đầu điều trị Không cần xácnhận tình trạng mang thai ở những bệnh nhân đã triệt sản vĩnh viễn, đang đặt vònghoặc cấy que tránh thai hoặc những người không thể mang thai

Đối với tất cả các bệnh nhân khác, đánh giá xem bệnh nhân có mang thai haykhông dựa trên ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối ở những người có chu kỳ kinhnguyệt đều đặn, đang sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp, thống nhất và hiệu quảhay đã thử thai âm tính Nên thử thai nếu bệnh nhân có chu kỳ kinh nguyệt không đều,không chắc chắn về ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng hoặc không sử dụngbiện pháp tránh thai phù hợp, hiệu quả

1.3.7.2 Độc tính đối với xương và sụn

Không được sử dụng cho bệnh nhân dưới 18 tuổi vì thuốc có thể ảnh hưởng đến

sự phát triển của xương và sụn Độc tính trên xương và sụn đã được quan sát thấy ởchuột sau khi sử dụng liều nhắc lại Độ an toàn và hiệu quả của molnupiravir chưađược xác định ở quần thể bệnh nhân nhi

Ngày 23/12/2021, FDA đã cấp phép sử dụng khẩn cấp (EUA) cho Merck'sMolnupiravir để điều trị bệnh COVID-19 từ nhẹ đến trung bình ở người lớn (≥ 18 tuổi

do molnupiravir có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và sụn) và những người

có nguy cơ cao [2] Ngoài ra, một số tác dụng phụ khác của molnupiravir đã được ghinhận trong một nghiên cứu với sự tham gia của khoảng 40 người Có một số triệu

Trang 32

được ghi nhận và so sánh trong sơ đồ sau, thể hiện tỷ lệ phần trăm bệnh nhân gặp cáctriệu chứng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, được thể hiện qua biểu đồ sau [8]:

Hình 1.4 Biểu đồ so sánh tỷ lệ bệnh nhân gặp phải các triệu chứng khi sử dụng

molnupiravir

1.4 Tổng quan về phương pháp phổ hấp thụ phân tử UV – Vis [5]

1.4.1 Khái niệm

Phổ hấp thụ quang phân tử UV – Vis là phổ do sự tương tác hấp thụ của các điện

tử hóa trị trong các đám mây liên kết ,  và đôi điện tử n ở trong phân tử hay nhómphân tử của các chất với chùm tia sáng kích thích thích hợp (chùm tia bức xạ có nănglượng trong vùng UV – Vis) tạo ra Nó là phổ của sự chuyển mức năng lượng của cácđiện tử hóa trị trong liên kết ,  và đôi điện tử n, cùng với sự quay và giao động củaphân tử Vì thế nó là phổ đám, có các cực đại và cực tiểu của phổ nằm ở vùng sóngnhất định tùy theo cấu trúc và các loại liên kết của phân tử hay nhóm nguyên tử cótrong hợp chất Phổ này chủ yếu nằm trong vùng sóng từ 190-900 nm Do đó được gọitên là phổ hấp thụ quang UV – Vis của phân tử hay nhóm phân tử của các chất

1.4.2 Định luật hấp thụ quang

Nhìn chung, khi chúng ta chiếu một chùm tia sáng có năng lượng nhất định phùhợp vào một dung dịch của chất mẫu (dung dịch mẫu phân tích đồng nhất), có thể sinh

ra một trong ba hiện tượng của loại phổ sau đây tùy thuộc vào tính chất của dung dịch

và năng lượng của chùm sáng chiếu vào mẫu Ba loại phổ này cũng tương ứng với baphương pháp phân tích hay ba phép đo phổ phân tử là:

Buồn nôn Đau bụng Tiêu lỏng Đau lưng Đau tay chân

Tê tay chânSẩn ngứa

13%

BIỂU ĐỒ SO SÁNH TỶ LỆ BỆNH NHÂN GẶP PHẢI CÁC

TRIỆU CHỨNG KHI SỬ DỤNG MOLNUPIRAVIR

Trang 33

+ Phổ hấp thụ quang vùng UV – Vis (Phép đo phổ hấp thụ UV – Vis);

+ Phổ huỳnh quang phân tử (Phép đo phổ huỳnh quang phân tử);

+ Phổ độ đục, có phép đo độ đục (Phép đo hấp đục)

Trong phép đo phổ hấp thụ quang vùng UV – Vis, nếu chiếu một chùm tia sáng

có cường độ ban đầu vào cuvet dung dịch chứa chất mẫu trong và đồng nhất, có độdày L (cm) thì sẽ có ba hiện tượng xảy ra:

+ Một phần cường độ chùm sáng đi qua cuvet, Itr;

+ Một phần bị phản xạ và tán xạ theo mọi phương, Itx và Ifx;

+ Một phần bị các phần tử trong cuvet hấp thụ mất, Ih;

Do đó chúng ta có:

I 0 = I h + I tr + I tx + I fx (1.4)Tất nhiên, trong cuvet của phép đo phổ hấp thụ UV – Vis, vì dung dịch mẫu làtrong suốt và đồng nhất, nên phần bị mất đi do hiện tượng hấp thụ của các phân tử củacác chất có trong cuvet gây ra là chính và phần còn lại không bị hấp thụ sẽ truyền qua;còn lại phần phản xạ và tán xạ (Itx và Ifx) là không đổi và rất nhỏ không đáng kể(1%<) Vì thế trong phép đo hấp thụ quang UV – Vis chúng ta có biểu thức như sau:

I 0 = I h + I tr (1.5)Nếu gọi cường độ chùm sáng chiếu vào cuvet chứa chất mẫu là I0, sau khi quacuvet phần còn lại cường độ Itr, độ hấp thụ quang của các chất trong cuvet là A, theođịnh luật hấp thụ quang, độ hấp thụ quang của A của chất trong cuvet có quang hệ phụthuộc như sau:

+ A phụ thuộc vào bề dày L (cm) cuvet (theo định luật Bouguer-Lambert);

+ A phụ thuộc vào λ của tia sáng chiếu vào mẫu (theo định luật Lambert-Beer);+ A phụ thuộc vào nồng độ C (mol/L) của chất (Lambert-Beer)

Theo ba mối quan hệ cơ sở như trên, một cách tổng quát ta có định luật Lambert-Beer về độ hấp thụ quang A của một chất trong cuvet sẽ phải là một hàm sốcủa ba đại lượng là L, λ và C:

Bouguer-A = f(λ, L, C) (1.6)

Trang 34

Hình 1.5 Đường biểu diễn mô tả mối quan hệ giữa A với L, λ và C

 Giải thích công thức tính độ hấp thụ quang

Như đã nêu ra ở trên, chúng ta thấy độ hấp thụ quang A của chất là hàm số của

ba đại lượng là C, b (L) và λ, nghĩa là: A = f(λ,L,C)

Trong đó:

+ C: Nồng độ chất, tính theo mol/L;

+ L: Bề dày cuvet đựng chất, tính cm;

+ λ: Độ dài sóng chùm sáng chiếu vào chất trong cuvet, nm

Sau đây chúng ta sẽ xem xép từ mối qua hệ này một cách chi tiết:

 Sự hấp thụ quang phụ thuộc vào bề dày lớp dung dịch

Khi chúng ta chiếu một chùm sáng đơn sắc cường độ Io vào một dung dịch trongcuvet bề dày b cm, nếu như chia bề dày cuvet thành n lớp, thì cường độ chùm sáng sẽ

bị yếu đi (bị giảm) n lần do sự hấp thụ của chất và như thế cuối lớp thứ nhất (khi n=1)cường độ chùm sáng sẽ là:

I 1 = I 0 /n (n>1) (1.7)Cuối lớp thứ nhất là bắt đầu lớp thứ hai (n=2) và sau khi đi qua lớp thứ hai cường

độ chùm sáng sẽ giảm đi n lần, ta có:

I 2 = (I 1 /n) = (I 0 /n2) (1.8)Rồi đến lớp thứ ba (n=3), ta cũng có:

I 3 = (I 2 /n) = (I 0 /n3) (1.9)Đến lớp thứ n sẽ là:

Ngày đăng: 21/11/2024, 20:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[2] Phạm Cảnh Em (2022), "Tổng quan về thuốc điều trị COVID-19 tiềm năng", Tạp Chí Khoa Học Trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng, vol. 20, trang 85-96 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan về thuốc điều trị COVID-19 tiềm năng
Tác giả: Phạm Cảnh Em
Năm: 2022
[3] Nguyễn Văn Giang và cộng sự (2023), "Nghiên cứu tổng hợp molnupiravir từ cytidine", Tạp chí Y Dược học Quân sự, vol. 48, trang 270-281 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tổng hợp molnupiravir từcytidine
Tác giả: Nguyễn Văn Giang và cộng sự
Năm: 2023
[4] Phạm Luận, "Cơ sở lý thuyết sắc ký lỏng hiệu năng cao (High performance liquid Chromatography)", Trường đại học Tổng hợp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý thuyết sắc ký lỏng hiệu năng cao (High performance liquidChromatography)
[5] Phạm Luận (2023), "Phương pháp phân tích phổ phân tử", Nhà xuất bản Bách Khoa Hà Nội, trang 1-100 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp phân tích phổ phân tử
Tác giả: Phạm Luận
Nhà XB: Nhà xuất bản BáchKhoa Hà Nội
Năm: 2023
[6] Nguyễn Lê Kim Phụng và cộng sự (2022), "Xác định hàm lượng Piperin trong hồ tiêu ở tỉnh Kon Tum bằng phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử UV – Vis", Bản B của Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, vol. 64, no. 1, trang 5-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định hàm lượng Piperin trong hồtiêu ở tỉnh Kon Tum bằng phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử UV – Vis
Tác giả: Nguyễn Lê Kim Phụng và cộng sự
Năm: 2022
[7] Mai Thành Tấn và cộng sự (2022), "Thuốc kháng virus cấu trúc phân tử nhỏ trong điều trị COVID-19: Quá trình khám phá, cơ chế tác động và thử nghiệm lâm sàng", Health Sciences, vol. 3, no. 2, trang 481-494 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thuốc kháng virus cấu trúc phân tử nhỏ trongđiều trị COVID-19: Quá trình khám phá, cơ chế tác động và thử nghiệm lâm sàng
Tác giả: Mai Thành Tấn và cộng sự
Năm: 2022
[8] Trần Văn Tiến và cộng sự (2023), "Kết quả điều trị bệnh nhân COVID-19 mức độ nhẹ bằng molnupiravir tại bệnh viện dã chiến", Vietnam Journal of Community Medicine, vol. 2, no. 6, trang 379-387.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả điều trị bệnh nhân COVID-19 mức độnhẹ bằng molnupiravir tại bệnh viện dã chiến
Tác giả: Trần Văn Tiến và cộng sự
Năm: 2023
[9] Bhumika Parmar et al (2022), "UV visible spectroscopy method devlopment and validation for estimation of molnupiravir in solid dosage form", International journal of creative research thoughts (IJCRT), vol. 10, no. 04, pp 812-821 Sách, tạp chí
Tiêu đề: UV visible spectroscopy method devlopment andvalidation for estimation of molnupiravir in solid dosage form
Tác giả: Bhumika Parmar et al
Năm: 2022
[10] Mahesh Deshpande et al (2023), "New UV Spectrophotometric Method for the Estimation of Molnupiravir used in the treatment of COVID-19", The Open COVID Journal, vol. 3, no. 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: New UV Spectrophotometric Method for theEstimation of Molnupiravir used in the treatment of COVID-19
Tác giả: Mahesh Deshpande et al
Năm: 2023
[11] Jabeen Farhana et al (2023), "A new analytical method development and validation for the quantitative estimation of anti-viral agent Molnupiravir in API form and marketed pharmaceutical dosage forms by RP-HPLC", International Journal of Multidisciplinary Research and Growth Evaluation, vol. 04, no. 04, pp 742-747 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A new analytical method development andvalidation for the quantitative estimation of anti-viral agent Molnupiravir in API formand marketed pharmaceutical dosage forms by RP-HPLC
Tác giả: Jabeen Farhana et al
Năm: 2023
[12] Alagiya Kajal Jayantibhai (2022), "Development and validation of molnupiravir in pharmaceutical dosage form", International Journal Of Creative Research Thoughts (IJCRT), vol. 10, no. 05, pp 186-203 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Development and validation of molnupiravirin pharmaceutical dosage form
Tác giả: Alagiya Kajal Jayantibhai
Năm: 2022
[13] Timofey Komarov et al (2023), "Development and validation of a high- performance liquid chromatography with tandem mass spectrometry (HPLC-MS/MS) method for quantification of major molnupiravir metabolite (β-D-N4-hydroxycytidine) in Human Plasma", Biomedicines, vol. 11, no. 9, pp 1-12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Development and validation of a high-performance liquid chromatography with tandem mass spectrometry (HPLC-MS/MS)method for quantification of major molnupiravir metabolite (β-D-N4-hydroxycytidine)in Human Plasma
Tác giả: Timofey Komarov et al
Năm: 2023
[14] Yahiya Y. Syed (2022), "Molnupiravir: first approval", Drugs, vol. 82, no. 4, pp 455-460 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Molnupiravir: first approval
Tác giả: Yahiya Y. Syed
Năm: 2022

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w