- Phần mềm tính phí được thiết kế mềm dẻo, có khả năng tham số hóa các công thức tính phí, đáp ứng yêu cầu tính phí hiện tại và các thay đổi về các mức phí trong tương lai - Phần mềm tín
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
THANH TOAN LIEN NGAN HANG
Trang 2
HUYNH THI HANH
PHAN TICH THIET KE HE THONG TINH PHi CUA
HE THONG THANH TOAN LIEN NGAN HANG
Chuyén nganh : Ngan hang
Mã số : 60.34.01.02
LUẬN VĂN THAC Si QUAN TRI KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐOÀN VĂN BAN
2016 | PDF | 124 Pages
buihuuhanh@gmail.com
Đà Nẵng - 2016
Trang 3
1.1.2.1 Mô hình xây dựng tiễn triển
1.1.2.2 Mô hình dựa trên thành phân
1.1.2.3 Mô hình phát triển lặp lại, tăng thêm
Trang 4
1.2.2.2 Quy trình mô hình hóa
1.3.4.2 Các nguyên tắc thiết kế giao diện
1.3.4.3 Biểu diễn thông tin
1.3.5.3 Sử dụng sơ đồ cấu trúc (Structure chart)
1.3.5.4 Sứ dụng sơ đồ HIPO -Hierarchy plus Inpul-Process-Qulpul 33
1.4 TONG KET CHUONG I
CHUONG 2 HE THONG THANH TOAN DIEN TU LIEN NGAN HANG VA
YEU CAU PHAN MEM TINH PHÍ TẬP TRUN
Trang 52.1.1 Giới thiệu chung về hệ thống thanh toán điện tứ liên ngân hàng, 55
2.1.2 Mô hình và phạm vi của hệ thống thanh toán điện tứ liên ngân hàng 56
2.1.3 Các dịch vụ chính cúa hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng 59
CHƯƠNG 3 PHAN TiCH, THIET KE PHAN MEM TÍNH PHÍ TẬP TRUNG
HỆ THÓNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGAN HANG
3.1 PHAN TÍCH HỆ THÓNG
3.1.1 Các yêu cầu khi xây dựng phần mềm
3.1.1.1 Yêu cầu về mô hình nghiệp vụ
3.1.1.2 Yêu cẩu vẻ nghiệp vụ
3.1.1.3 Yêu câu về chức năng
3.1.1.4 Yêu cầu về giải pháp công nghệ
3.1.2 Quy trình nghiệp vụ
Trang 6
3.1.3.1 Sơ đô chức năng của hệ thông
3.1.3.2 Sơ đồ luông dữ liệu
3.1.3.3 Mô hình hóa dữ liệu
3.2.2.2 Sơ đồ quan hệ thực thể logic đối với các thực thể quản trị hệ thống
3.2.2.3 Sơ đồ quan hệ thực thể logic đối với các thực thể nghiệp vụ 100
3.2.3 Thiết kế giao diện
3.2.3.1 Thiết kế giao diện đầu vào
3.2.3.2 Thiết kế báo cáo đầu ra
3.2.4.2 Danh mục các biến và hàm dùng chung
3.2.4.3 Thiết kế chỉ tiết một số module chín
Trang 7
B-NPSC Backup National Processing and Settlement Centre - Trung
tâm xử lý và quyêt toán quôc gia dự phòn RPC Regional Processing Centre -Trung tâm xử lý khu vực
Original Regional Processing Central -Trung tâm xử lý khu
ŒI Credit Institution - Đơn vị thành viên
O-CI Original Credit Institution - Đơn vị thành viên khởi phát
lệnh thanh toán
RCI Receiving Credit Institution - Don vi thanh vién nhan lénh
thanh toán
HV High Value - Thanh toán giá trị cao
HVSS High Value Subsystem- Tiểu hệ thống giá trị cao
LV Low Value - Thanh toán giá trị thấp
LVSS Low Value Subsystem - Tiéu hé thống giá trị thấp
NHNN Ngân hàng nhà nước Việt Nam
NHTM Ngân hàng thương mại
TCTD Tô chức tín dụng
TTĐTLNH Thanh toán điện tử liên ngân hàng
Trang 8
Hình 1.2 Mô hình phát triển phần mềm tiến triển Hình 1.3 Mô hình phát triển 77/.10m— 20
Hình 1.4 Mô hình phát triển thắc nước -55222722222222222222EEEESteccccrrrrrer 20 Hình 1.5 Quy trình xác định yêu cẳM -2255 -2555cccsssscsssserrescs- 2T Hình 1.6 Quy trình thiết kế hệ thống -5525ccccccccserrrrrcseeee e 23Ỷ Hình 1.7 Ví dụ sơ đồ phân rã chức năng
Hình 1.8 Bộ ký hiệu sơ đồ luông dữ liệu
Hình 1.9 Quy trình thiết kế hệ thống -5755cccccccsscscsccce 45
Hình 1.10 Quy trình thiết kế giao điện -22-ccc5c :zssccccccssscc sss- S0 Hình 1.11 Bộ ký hiệu sơ đô khối thuật toán . -2 -:2s522252c2scscczzsrrcrrrr 51 Hình 1.13 Bộ ký hiệu sơ đô cầu trúc -+s5cccctsseeesersrreee 53Ỷ Hình 1.14 Sơ đồ cấu trúc HIPO -53
Hình 1.15 Sơ đồ đầu vào — xử lý — đầu ra -ecsccccc 84
Hình 2.1 Sơ đồ tổng thể hệ thống TTĐTLNH [4} -c c s -s, 56 Hình 2.2 Sơ đô kết nói hệ thống TTĐTLNH [4] 5557227ccccc sccccrey 58 Hình 2.3 Sơ đồ luồng thông tin xử lý giao dịch giá trị cao [4}
Hình 2.4 Sơ đồ luông thông tin xử lý giao dịch giá trị thắp [4] - 2
Hình 2.5 Sơ đô luông thông tin tính toán và xử lý thiếu hạn mức nợ ròng [4] 63
Hình 2.6 Sơ đồ luồng thông tin xử lý hủy lệnh thanh toán [] 65
Hình 2.7 Sơ đồ luông thông tin xử lý tra soát và trả lời tra soát [4] . - 66
Hình 2.8 Sơ đô luông thông tin xử lý hoàn chuyển và trả lời hoàn chuyén [5] .67
Hình 2.9 Sơ đồ luông thông tin đối chiếu cuối ngày [4J -5-5+ 68 Hình 2.10 Tỷ trọng lệnh thanh toán theo loại dịch vụ {Š} . - AO Hình 2.11 Thống kê thành viên hệ thống theo khu vực {5] - 70
Hình 2.12 Sơ đồ kết nối logic mạng WAN hiện tại -NHNN [4] 7Í Hình 3.1 Mô hình hệ thống tính phí tập trung - -5-ccccc-sc -cs 78
Hình 3.2 Sơ đồ thông tin tính phí theo mô hình tập trung - 79
Trang 9Hình 3.6 Sơ đô luông dữ liệu mức ! chức năng 1.( -2 -++-c5-+ 83
Hình 3.8 Sơ đô luông dữ liệu mức 1 chức năng 4.0 -2 -5+5c5c2 84 Hình 3.9 Sơ đồ luồng dữ liệu mức ! chức năng Š - -. -.ÑŠ Hình 3.10 Sơ đồ luông dữ liệu mức I chức năng 6.) -2 -5 c55+ 85
Hin 3.1L MO Ninh le HỤNG 3 lẾP sesscsvscsssessesersssssvsovesvessssssssvenssvecssscswsessesevstess 92 Hình 3.12 Kiến trúc tổng thể hệ thông tính phí tập trung -.2
Hình 3.13 Sơ đô quan hệ thực thể logic các thực thể quản trị hệ thong senaveLO00 Hinh 3.14 So dé quan hệ thực thể logic các thực thể nghiệp vụ 101
Hình 3.15 Menu chức năng lớp giao diện người dùng .102
Hình 3.17 Giao diện tạo số liệu thu phi .104 Hình 3.18 Giao diện tính phí giao dịch 5©-s5c+sccseccc+xcrrererrerrrrecee 105 Hình 3.19 Giao diện tạo dữ liệu cho kế toán GEO ICH - 106 Hình 3.20 Giao điện In bảng kê chỉ tiết dịch vụ Giải ữ[GũÕ :utugbttasuadue 107
Hình 3.21 Phụ lục số 01, Bảng kê chỉ tiết phí dịch vụ giá trị cao 108 Hình 3.22 Phụ lục số 02, Bảng kê chỉ tiết phí dịch vụ giá trị thắp - 109
Hình 3.23 Phụ lục số 03, Bảng kê tổng hop phi dich vụ thanh toán 110 Hình 3.24 Phụ lục số 04, Bang ké phi dich vụ chuyén tiền đi òcc sec lll
Hình 3.25 Sơ đồ khối thuật toán module đọc dữ liệu - ÏLŠ Hình 3.26 Sơ đỏ khối thuật toán module tính phí -. ÏTỔ
Hình 3.27 Sơ đồ khối thuật toán module tạo dữ liệu giao dịch, - 117
Trang 10
Bang 1.2 Các kiểu dữ liệu logie
Bảng 1.3 Miền giá trị logic cho các kiểu dữ liệu -.40) Bảng 2.1 Danh sách NHNN chỉ nhánh kết nói với trung tâm khu vực [ŠJ Š7 Bảng 2.2 Số liệu thông kê tăng trưởng giao dịch [5J -2 -+-c55+
Bảng 1.3 Cơ cầu số liệu phát sinh giao dịch theo số tiền [Š}
Bảng 3.1 Biểu phí lung thanh toán giá tri cao
Bảng 3.2 Mức giảm đối với luỗng dịch vụ giá trị cao
Bảng 3.3 Danh mục các loại dịch vụ trong Hệ thống TTĐTLNH -+< 81 Bang 3.4 Danh sách thực Điể vũ: EitGtiiil6: ĐI sua tssesagtl thua dgdlgstlsgsssessassa 86
Bang 3.5 Dụnh sách các bảng die Wee socosccsssvsssesservsevorsessovsssesveneossssansonsivesnerornessc DA, Bảng 3.6 Danh mục các module lớp giữa -5 5-s5-+s-ss-c -e-~ v T12 Bảng 3.7 Danh mục các biến và hàm dùng chung -cccc2ccc -c, 114
Trang 11lớn nhất và hiện đại nhất Việt Nam Hệ thống được xây dựng với mục đích chính là
giúp Ngân hàng Nhà nước kiểm soát tốt hơn các khoản thanh toán thông qua việc quản lý tập trung về số dư tài khoản quyết toán của các tô chức tín dụng, giúp các tô
chức tín dụng tăng cường vốn khả dụng và tăng tốc độ lưu chuyển
lượng tiền trôi nồi, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn Hệ thống được xây dựng trên nguồn vốn vay của Ngân hàng thế giới, tổng kinh phí dự án giai đoạn I là
16 triệu USD Hệ thống chính thức đi vào hoạt động từ tháng 5.2005, kết nồi các tỏ
chức tín dụng trên 5 tỉnh thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố
Hồ Chí Minh và Cần Thơ Tới thời điểm hiện tại, hệ thống có hơn 500 đơn vị thành viên, trong đó có hơn 80 thành viên là Hội sở chính các tổ chức tín dụng Khối
lượng trung bình 42.000 giao dịch/ngày với với doanh số 54.000 tỷ VNĐ/ngảy Quá
trình hoạt động của hệ thống phát sinh một vấn đề bất cập trong việc tính toán và
thu phí dịch vụ Hàng tháng NHNN phải tính toán và thu phí dịch vụ thanh toán cho hơn 500 đơn vị thành viên với khối lượng giao dịch trung bình hàng tháng lên tới
hơn 1.000.000 giao dịch Công việc này hiện đang được thực hiện phân tán tại
NHNN chỉ nhánh các tỉnh thành phố và gây không ít kho khăn cho NHNN trong
việc tính và thu phí dịch vụ thanh toán Hơn nữa, giai đoạn II của dự án Thanh toán điện tử liên ngân hàng được chính thức khai chương vào 28/02/2015 và được triển
khai trên phạm vi toàn quốc, dự kiến kết nối khoảng 2.000 đơn vị thành viên với với
khả năng xử lý 2.000.000 giao dịch/ngày Với cách tính và thu phí dịch vụ thanh
toán như hiện tại sẽ không còn phù hợp và khó khăn trong việc thực hiện Xuất phát
từ nhu cầu thực tế trên, tác giả chọn đề tài “Phân tích thiết kế hệ thống tinh phi cua
hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng”
2 Mục tiêu của đề tài
- Nghiên cứu quy trình phân tích, thiết kế, xây dựng và phát triển phan mềm
Trang 12- Phan tich, thiét ké phan mém tinh phi tap trung cho hé thong Thanh toan dién
tử liên ngân hàng
3 Kết quả dự kiến
- Phần mềm tính phí có khả năng tổng hợp số liệu thanh toán phân tán tại các trung tâm xử lý tỉnh và trung tâm xử lý quốc gia Tính phí tập trung cho toàn bộ hệ
thống thanh toán theo đầu mối hội sở chính các Tổ chức tin dụng
- Phần mềm tính phí được thiết kế mềm dẻo, có khả năng tham số hóa các
công thức tính phí, đáp ứng yêu cầu tính phí hiện tại và các thay đổi về các mức phí trong tương lai
- Phần mềm tính phí có khả năng giao diện trực tiếp với các hệ thống có liên
quan như Hệ thông Thanh toán điện tử liên ngân hàng (đữ /iệu đâu vào), phần mềm
Kế toán giao dịch tại Sở giao dịch NHNN (Xét guả đâu ra) nhằm tự động hóa các khâu tông hợp số liệu, tính phí và tạo bút toàn thu phí tự động
- Cung cấp các mẫu biểu kết quả tính phí phục vụ công tác phu phí và lưu trữ
số liệu hạch toán kế toán
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Các văn bản hướng dẫn và quy trình xử lý nghiệp vụ của hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng, phương pháp tính phí thanh toán
- Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng, các quy định thu phí thanh toán qua hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng
- Cổng giao diện kết nói với hệ thống Kế toán giao dịch tại Sở giao dịch Ngân
hàng nhà nước
- Ly thuyết quy trình phân tích, thiết kế, xây dựng và triển khai phần mềm
5 Phuong pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp luận phát triển phần mềm ứng dụng: tuân thủ quy trình phát
triển hệ thống thông tin, thực hiện tuần tự các bước khảo sát, phân tích, thiết kế, xây
dựng, kiểm thử, triển khai và bảo trì hệ thống,
Trang 13- Phương pháp tiếp cận hệ thống: đặt đối tượng nghiên cứu là một cấu phần phụ trợ của hệ thống thanh toán quốc gia Đối tượng nghiên cứu có mối quan hệ
chặt chẽ với các hệ thống sẵn có tại NHNN và có khả năng kết nối mở rong trong
tuong lai
- Phương pháp tiếp cận hệ thống thông tin hiện đại: nghiên cứu phương pháp
xây dựng mới một module mới và tích hợp với hệ thống hiện tại, sử dụng công cụ
hỗ trợ quá trình phân tích và thiết kế
6 Kết cấu luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Phương pháp luận cơ bản về quy trình phân tích, thiết kế, xây dựng và
triển khai phần mềm Nội dung chương I mô tả chỉ tiết quy trình phát triển hệ thống phần mềm, các phương pháp tiếp cận hệ thống và cá quy trình thiết kế hệ thống
Chương 2: Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng và yêu cầu phần mềm tính
phí tập trung
Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng là hệ thống thanh toán quốc gia
lớn nhất và hiện đại nhất Việt Nam Hệ thống được xây dựng với mục đích chính là
giúp Ngân hàng Nhà nước kiểm soát tốt hơn các khoản thanh toán thông qua việc quản lý tập trung về số dư tài khoản quyết toán của các tô chức tín dụng, giúp các tô chức tín dụng tăng cường vốn khả dụng và tăng tốc độ lưu chuyền tiền tệ, giảm lượng tiền trôi nỗi, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn
Chương 3: Phân tích thiết kế phần mềm tính phí tập trung hệ thông thanh toán điện
Trang 14hệ thống Kế toán giao dịch tại Sở Giao dịch Ngân hàng nhà nước phục vụ công tác hạch toán.
Trang 15CHƯƠNG 1 PHAN TÍCH, THIẾT KÉ, XÂY DỰNG VÀ TRIÊN KHAI
PHÀN MÈM
1.1.QUY TRÌNH PHÁT TRIÊN HỆ THÓNG PHÀN MÈM
1.1.1 Hệ thống thông tin
~ Một hệ thống là một tập tương quan các quy trình nghiệp vụ (hay các thành
phần) được sử dụng tại một đơn vị cùng hoạt động vì một mục tiêu chung Một hệ
thống có chín tính chất, bảy trong các tính chất đó được trình bày trong hình 1.1
Môi trường
Hình 1.1 Các tính chất của hệ thông thông tin
- Môi trường (Environmenr) một hệ thống tồn tại trong một thế giới rộng mở trong một môi trường nhất định Hệ thống nhận nguồn vào từ bên ngoài, xử lý
chúng và gởi kết quả ngược lại môi trường của nó Mũi tên trong hình trình bày sự
tương tác này giữa hệ thống và môi trường bên ngoài
Trang 16Bang 1.1 Danh muc cdc tinh chất của hệ thống
Thứ tự Các tính chất cúa hệ thông
1 Câu phân (Component)
2 Tương quan nội tại (Interrelated components,
- Tương quan ndi tai (Interrelated components) cdc cau phan tuong quan nội
tại với nhau: nghĩa là, chức năng của một thành phần bằng cách nao đó thất chặt với
chức năng của các thành phần khác
- Pham vi (Boundary) mỗi hệ thống có một ranh giới mà tất cả các thành phần được chứa trong đó, nó còn thiết lập giới hạn của hệ thống, tách nó khỏi các hệ
thống khác Các thành phần trong phạm vi hệ thống có thể được thay đổi trong khi
các hệ thống bên ngoài đường biên không thẻ bị thay đổi Tắt cả các thành phần làm
việc với nhau đề đạt được một vài mục tiêu toàn diện cho hệ thống lớn hơn
- Các ràng buộc (Constrain) mỗi hệ thống về nó có thể làm cái gì và làm thế nào nó có thể đạt được mục tiêu trong môi trường xác định Một số giới hạn này được quy định ở bên trong hệ thống Vi dụ: một số lượng hữu hạn các người dùng
có thể đồng thời truy nhập
- Thông tin đầu (Input) mot hé thống nhận nguồn thông tin đầu vào từ môi
trường để thực hiện nhiệm vụ.
Trang 17- Thông tin đâu ra (Output) mot hé thong kết xuất ra môi trường của nó như là
một kết quả của việc thực hiện nhiệm vụ và như vậy nó đạt được mục tiêu
1.112 Phân loại hệ thống thông tin
a Hệ thong trực tuyển (On-line systems)
- Hệ thống trực tuyến là một hệ thống nhận các yêu xử lý thông tin đầu vào
trực tiếp, thực hiện tính toán xử lý và trả lại kết quả trực tiếp cho nơi yêu cầu
- Một đặc tính phỏ biến của hệ thống trực tuyến là dữ liệu được nhập vào hệ
thống từ các máy tính từ xa Tức là, những người sử dụng của hệ thống thường là hệ thống tương tác với máy tính thông qua các thiết bị đầu cuối
~ Một đặc tính của hệ thống trực tuyến là các hệ thống lưu trữ dữ liệu của nó
được tổ chức thành những vùng dữ liệu riêng, khi cần xử lý hệ thống truy xuất vùng
dữ liệu cần thực hiện, xử lý nhanh chóng và trả lại kết quả cho người dùng Điều này ngược lại với những hệ thống xử lý theo lô phổ biến vào những năm 1960, 1970
các hệ thống thời đó truy xuất dữ liệu tuần tự và xử lý dữ liệu theo dạng lô
- Bởi vì một hệ thông trực tuyến tương tác trực tiếp với con người (thông qua
các trạm làm việc đầu cuối), điều quan trọng đối với việc phân tích thiết kế là phải
tính toán và lập kế hoạch để đáp ứng các tương tác giữa con người với hệ thống
b Hệ thống xử lý thời gian thực (Real-time systems)
- Hệ thống xử lý theo thời gian thực được xem như là biến thể của hệ thống xử
lý trực tuyến Tuy nhiên cần phải phân biệt sự khác nhau giữa hai hệ thống này Hệ
thống xư lý theo thời gian thực được xác định là một hệ thông kiểm soát môi trường
bằng việc nhận dữ liệu, xử lý chúng và ngay lập tức trả lại kết quả một cách nhanh
chóng để tác động đến môi trường tại thời điểm đó
- Trong thực tế có rất nhiều hệ thống trực tuyến như hệ thống trong ngân hàng,
hệ thống đặt vé máy bay, hệ thống đặt lệnh và giao dịch chứng khoán , là những
hệ thống mà khi thiết kế người ta mong muốn khi nhận được yêu cầu hệ thống sẽ trả lại kết quả xử lý trong khoảng thời gian tương đối ngắn Tuy nhiên, hệ thống xử lý theo thời gian thực có yêu cầu cao hơn là xử lý và phản hồi kết quả trong khoảng, thời gian là một phần nghìn giây thậm chí là một phần triệu giây
Trang 18- Bén canh vấn đề tốc độ, một đặc tính khác của hệ thống xử lý thời gian thực
so với hệ thống xử lý trực tuyến là hệ thống trực tuyến tương tác với con người còn
hệ thông xử lý thời gian thực tương tác trực tiếp với con người và môi trường và tự sinh ra những tương tác tự động
c Hệ thông hỗ trợ ra quyét dinh (Decision-support systems)
- Hiên nay đa phân các hệ thống thông tin trong các tỏ chức là các hệ thông xử
lý giao dịch như hệ thống quản lý tiền lương, hệ thống quan trị nguồn nhân lực, hệ thống kế toán, hệ thống quản lý hoạt động của các nhà máy, dây truyền sản xuất Tuy nhiên với sự phát triển bùng nỗ của thông tin, ngoài và nhu cầu quản lý ngày
càng gia tăng rất nhiều tổ chức bắt đầu tìm kiếm hệ thống thông tin kiểu mới đó là
hệ thống hỗ trợ ra quyết định
- Một số ví dụ điển hình của hệ thống hỗ trợ ra quyết định là các hệ thống
phân tích thông tin tài chính, các phần mềm dự đoán xu thế thị trường Hệ thống hỗ trợ ra quyết định không chỉ đơn thuần là việc thu nhận và hiện thị các thông tin,
phần hạt nhận quan trọng của nó là các thuật toán phân tích thông tin và các phân tích thống kê Các thông tin do hệ thống này cung cấp sẽ giúp cung cấp cho những nhà quản lý những thông tin bổ ích đề ra các quyết định kinh doanh chứ không phải thông tin đầu ra của hệ thống này ra các quyết định
d Hé thong chuyén gia (Knowledge-based systems)
- Hé théng chuyén gia lién quan đến lĩnh vực trí tuệ nhận tạo, hệ thống chuyên
gia là một phần mềm máy tính được xây dựng dựa trên kiến thức và khả năng của các chuyên gia cho phép nó hoạt động ở mức độ chuyên gia
- Hệ thống chuyên gia có các đặc điểm sau:
+ Tách tri thức của bài toán khỏi cơ chế điều kiễn: hai thành phan quan trong
nhất của hệ chuyên gia là cớ sở tri thức và bộ máy suy diễn
+ Tri thức chuyên gia: tri thức giải bài toán trong hệ chuyên gia là trí thức nhu thập từ người chuyên gia
+ Tập trung nguồn chuyên gia: người chuyên gia chỉ có khả năng giải quyết các vân đề chuyên môn trong lĩnh vực của họ, còn các vấn đề ngoài lĩnh vực chuyên môn này họ không có khả năng Giống như cách giải quyết vấn
Trang 19đề của người chuyên gia, hệ thống chuyên gia chỉ giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực chuyên môn hẹp
+ Xử lý tri thức bằng ký hiệu: tri thức giải bài toán trong hệ thống chuyên gia
được mã hóa bằng ký hiệu và xử lý những ký hiệu này trên cơ sở lập luận logic
+ Xử lý tri thức không chắc chắn: hơn 80% ứng dụng trong thực tế không thể giải quyết được bằng phương pháp lập luận chắc chắn Hệ thống chuyên gia chỉ ải quyết được những ứng dụng này nhờ vào các phương pháp xử lý trí thức không chắc chắn Hệ thống chuyên gia chỉ giải được các bài toàn mã người chuyên gia đã giải được
1.1.2 Quy trình phát triển hệ thống phần mềm
Cũng như mọi ngành sản xuất khác, qui trình là một trong những yếu tố cực
kỳ quan trọng đem lại sự thành công cho các nhà sản xuất phần mềm, nó giúp cho mọi thành viên trong dự án đều có thể xử lý đồng bộ công việc tương ứng vị trí của mình thông qua cách thức chung, hay ít nhất ở cấp độ dự án Có thể nói quy trình phát triển/xây dựng phần mềm có tính chất quyết định dé tạo ra sản phẩm chất lượng tốt với chỉ phí thấp và năng suất cao, điều này có ý nghĩa quan trọng đối với các công ty sản xuất hay gia công phần mềm củng cô và phát triển cùng với nền công nghiệp phần mềm đây cạnh tranh
Qui trình có thể hiểu là phương pháp thực hiện hoặc sản xuất ra sản phẩm Tương tự như vậy, quy trình phát triển phần mềm là phương pháp phát triển hay sản xuất ra sản phẩm phần mềm Thông thường một qui trình bao gồm những yếu tô cơ bản sau:
+ Thủ tục (Procedures)
+ Hướng dẫn công việc (Activity Guidelines)
+ Biểu mẫu (Forms/templates)
+ Danh sách kiểm định (Checklists)
Trang 20+ Công cụ hỗ trợ (Tools)
Với các nhóm công việc chính trong quy trình phát triển phần mềm là:
+ Đặc tả yêu cầu (Requirements Specifìcation): chỉ ra những “đòi hỏi” cho cả các yêu câu chức năng và phi chức năng
+ Phát triển phần mém (Development): tao ra phan mềm thỏa mãn các yêu cầu
được chỉ ra trong “Đặc tả yêu cầu”
+ Kiếm thử phần mềm (Validation/Testing): dé bao dam phan mém sản xuất ra đáp ứng những “đòi hỏi” được chỉ ra trong “Đặc tả yêu cầu”
+ Cái tiến (Evolution): đáp ứng nhu cầu thay đổi của công nghệ và nghiệp vụ Tùy theo mô hình phát triển phần mềm, các nhóm công việc được triển khai theo những cách khác nhau Đề sản xuất cùng một sản phẩm phần mềm người ta có thể dùng các mô hình khác nhau, các phương pháp phát triển phần mềm ứng dụng phô biến hiện nay đang được áp dụng
1.1.2.1 Mô hình xây dựng tiến triển
Mô hình xây dựng tiến triển dựa trên ý tưởng xây dựng một mẫu thử ban đầu
và đưa cho người sử dụng xem xét; sau đó, tỉnh chỉnh mẫu thử qua nhiều phiên bản cho đến khi thoả mãn yêu cầu của người sử dụng thì dừng lại
Có hai phương pháp để thực hiện mô hình nảy:
+ Phát triển thăm dò: mục đích của nó là để làm việc với khách hàng và để đưa
ra hệ thông cuối cùng từ những đặc tả sơ bộ ban đầu Phương pháp này thường bat đầu thực hiện với những yêu cầu được tìm hiểu rõ ràng và sau
đó, bỗ sung những đặc điểm mới được đề xuất bởi khách hàng Cuối cùng,
khi các yêu cầu của người sử dụng được thoả mãn thì cũng là lúc chúng ta
đã xây dựng xong hệ thống
+ Loại bỏ mẫu thử: mục đích là để tìm hiểu các yêu cầu của hệ thống Phương
pháp này thường bắt đầu với những yêu cầu không rõ ràng và ít thông tỉn Các mẫu thử sẽ được xây dựng và chuyền giao tới cho người sử dụng Từ
Trang 21đó, ta có thê phân loại những yêu cầu nào là thực sự cần thiết và lúc này
mẫu thử không còn cần thiết nữa Như vậy, mẫu thử chỉ có tác dụng dé làm
sáng tỏ yêu cầu của người sử dụng
Các hoạt động đồng thời
Hình 1.2 Mô hình phát triển phần mềm tiễn triển
1.122 Mô hình dựa trên thành phân
Mô hình này dựa trên kỹ thuật tái sử dụng một cách có hệ thống; trong đó hệ
thống được tích hợp từ nhiều thành phần đang tồn tại hoặc các thành phần thương
mai COTS (Commercial-off-the-shelf)
+ Các trạng thái chính của quy trình bao gồm:
+ Phân tích thành phần sẵn có
+ Điều chỉnh yêu cầu
+ Thiết kế hệ thống với kỹ thuật tái sử dụng
+ Xây dựng và tích hợp hệ thống
1.1.2.3 Mô hình phát triên lặp lại, tăng thêm
Mô hình này được đề xuất dựa trên ý tưởng thay vì phải xây dựng và chuyên
giao hệ thống một lần thì sẽ được chia thành nhiều vòng, tăng dần Mỗi vòng là một
phần kết quả của một chức năng được yêu cầu
Các yêu cầu của người sử dụng được đánh thứ tự ưu tiên Yêu cầu nào có thứ
tự ưu tiên càng cao thì càng ở trong những vòng phát triển sớm hơn
Trang 22Từ đó, chúng ta có thể thấy rõ một số ưu điểm của mô hình phát triển tăng
vòng:
Xác định mục tiêu, các ——_
thay doi và rang buge —_ Phát hiện và giải quyết Đánh giá thay đổi
“ Phát triển, thâm định sân
Lập kế hoạch cho ee phẩm ở mức kể tiếp pha kế tiếp ee
Hình 1.3 Mô hình phát triển lặp lại
1.1.2.4 Mô hình thác nước Quy trình phát triển phần mềm theo mô hình thác nước là mô hình phát triển phần mềm cổ điển nhất, nó được đưa ra nhằm giúp các dự án phát triển hệ thống phần mềm được triên khai thành công Quy trình xây dựng phần mềm theo mô hình
thác nước được chia thành nhiều giai đoạn và thực hiện theo trình tự, giai đoạn sau chưa thể bắt đầu nếu giai đoạn trước chưa hoàn thành
† mas | toe TÊN
† mm "mm Phan mem, apt afin
Trang 23Day là giai đoạn đầu của quá trình phát triển hệ thống phan mềm, công việc của giai đoạn này là tập trung nghiên cứu tính khả thi và nghiên cứu các yêu cầu
nghiệp vụ, mục đích chính của giai đoạn này là:
- Xác định phạm vi của hệ thống thông qua việc khảo sát, phỏng van dé xác định những nhân tố (nhóm người) tham gia và tác động vào hệ thống, mô tả sơ bộ
hệ thống bằng các sơ đồ ngữ cảnh
- Nhận diện những khiếm khuyến của hệ thống hiện tại, thông thường được
ghi dưới dạng danh sách những chức năng thiếu hoặc những chức năng không thể
sử dụng, ví dụ như:
+ _ Hệ thống phần cứng không ồn định, nhà cung cấp sản phẩm phá sản
+ Hệ thống phần mềm không thể bảo trì và không thể tìm được người duy
trì hoạt động và phát triển các chức năng mới
+ Thời gian phản hồi của hệ thống trực tuyến quá chậm không đáp ứng
được các yêu cầu nghiệp vụ
- Xác định mục tiêu tổng quát và các mục tiêu chỉ tiết của hệ thống mới: liệt
kê danh sách các chức năng của hệ thống mới, các tiêu chuẩn về hiệu năng xử lý
Trang 24- Giai đoạn này thông thường chiếm từ 5% đến 10% thời gian và nguồn lực
xây dựng hệ thống lớn, nhưng đối với các hệ thống nhỏ thì giai đoạn này thường không được thực hiện Cuối giai đoạn này người quản lý xem xét việc quyết định có đầu tư cho hệ thống hay không căn cứ trên quan điểm lợi ích/chi phí
- Kết quả của giai đoạn này là Báo cáo kết quả nghiên cứu khả thi (đối với các
dự án công nghệ thông tin) hoặc Tài liệu đặc tả yêu cầu người sử dụng Hệ thống
tương lai được chấp nhận dựa trên bản báo cáo này và đây cũng là lúc các thông tin
đầu vào cho giai đoạn Phân tích
- Mục đích chính của hoạt động phân tích là chuyển đổi hai đầu vào chính của
giai đoạn khảo sát là chính sách người dùng và yêu cầu hệ thống thành tài liệu đặc
tả hệ thống (tài liệu phân tích) Bằng việc sử dụng các công cụ để mô hình hóa các yêu cầu đặc tả như sơ đồ luồng dữ liệu (Data Flow Diagrams -DFD), sơ đồ quan hệ
hệ thực thể (Entity Relationship Diagrams - ERD), Sơ đồ chuyển dịch trạng thái (State Transition Diagrams - STD)
- Nhiing muc tiéu cụ thể của giai đoạn phân tích là:
Trang 25+ Xác định hệ thống cần phải làm gì
+ Nghiên cứu các yêu cầu chức năng, các dịch vụ hệ thống mới cần cung cấp và những yếu tó liên quan
+ _ Nghiên cứu các yêu cầu phi chức năng như mô tả các nét đặc trưng, đặc
điểm, các ràng buộc mà hệ thống phải tuân thủ
+ Kết quả của giai đoạn phân tích là bản Đặc Tả Yêu Cầu (Requirements
- Sự cần thiết phải có thiết kế hệ thống: một hệ thống cần phải có một kiến
trúc vững trắc, một hệ thống được chia thành các cấu phần nhỏ, mỗi cấu phần nhỏ
thực hiện một nhiệm vụ Việc một hệ thống có thiết kế sẽ giúp người phát triển và
quản trị làm chủ được cấu trúc hệ thống, hiểu được các cầu phần của hệ thống, mối
quan hệ của các cấu phan trong hệ thống và mối quan hệ của hệ thống với các hệ thống bên ngoài Từ đó dé dang trong quá trình xây dựng, kiểm thử và bảo trì hệ thống
- Quy trình thiết kế hệ thống được mô tả chỉ tiết tại hình 1.6
Trang 26- Day là giai đoạn sử dụng các công cụ và ngôn ngữ lập trình thê hiện thiết kế
hệ thông thành sản phẩm phần mềm Công việc của giai đoạn này là xây dựng các module con của hệ thống và tích hợp các module con thành hệ thông hoàn chỉnh
~ Thực hiện lập trình bao gồm các bước sau:
+ Xác định tài liệu chương trình góc: Tài liệu bên trong của chương trình
gốc bắt đầu với việc chọn lựa các tên gọi định danh (biến và nhãn), tiếp tục với vị trí và thành phần của việc chú thích và kết luận với cách tổ chức
trực quan của chương trình Việc lựa chọn các tên gọi định danh có nghĩa
chính là điều chủ chốt cho việc hiểu chương trình Tên gọi có ý nghĩa làm đơn giản hoá việc chuyển đổi từ cú pháp chương trình sang cấu trúc ngữ nghĩa bên trong
+ Khai béo biến: Nên khai báo đơn giản, dễ hiểu đề dễ bảo trì
+ Viết câu lệnh: Các câu lệnh phải tuân theo một quy tắc: mỗi câu lệnh nên
đơn giản và trực tiếp; xây dựng các câu lệnh đơn và tụt lề để minh hoạ cho
các đặc trưng logic và chức năng của từng đoạn Các câu lệnh trong chương trình nên đơn giản hoá bởi:
"_ Việc tránh dùng các phép kiểm tra bởi điều kiện phức tạp
"_ Khử bỏ các phép kiêm tra điều kiện phủ định
" _ Tránh lồng nhau nhiều giữa các điều kiện hay chu trình
"- Dùng dấu ngoặc đề làm sáng tỏ các biểu thức logic hay số hoc
" Dùng dấu cách và các ký hiệu dé đọc để làm sáng tỏ nội dung câu
Trang 27Giai doan nay sé tiến hành kiểm thử mã (code) đã được hiện thực với mục
đích xác định hệ thống có đáp ứng được các yêu cầu đã đặt ra hay không không
- Kiểm thử hệ thống được thực hiện qua các giai đoạn sau:
+ Kiểm thử mức đơn vị (Unit Test): muc dich dam bao cac module nho nhat của hệ thống được lập trình đúng theo thiết kế
+ Kiểm thử tích hợp (Imtergration Tes,): Kiểm tra tích hợp đảm bảo các
chức năng của hệ thông được lập trình và tích hợp theo đúng các yêu cầu
hệ thống
+ Kiếm thử nghiệm thu (Acceptance Test): Kiêm thử cuối cùng trước khi
đưa hệ thống triển khai chính thức Quá trình kiêm thử được thực hiện bởi
khách hàng
- Phuong pháp kiểm thử, dé thực hiện mục tiêu kiểm thử người ta sử dụng hai
loại kỹ thuật kiểm thử khác nhau, đó là kiểm thử hộp đen và kiểm thử hộp trắng:
+ Kiém thử hộp đen: Kiểm thử hộp đen là việc tiền hành kiểm thử xem từng
chức năng có vận hành hoàn toàn không Việc kiểm thử hộp đen chỉ được
tiến hành tại giao diện phần mềm Kiểm thử hộp đen tập trung vào các yêu cầu chức năng của phần mềm Tức là, việc kiểm thử hộp đen làm cho người lập trình suy ra được tập các điều kiện vào sẽ thao diễn qua tất cả các yêu cầu chức năng đối với một chương trình
Phép kiểm thử hộp đen chỉ xem xét một số khía cạnh
của hệ thông mà ít để ý tới cấu trúc logic bên trong của phần mềm Do đó,
việc kiểm thứ hộp đen dù có kỹ lưỡng đến đâu cũng vẫn có thể bỏ lỡ
những lỗi và để khắc phục vấn dé này sẽ xuất hiện kỹ thuật kiểm thử hộp
trắng
+ Kiém thứ hộp trắng: Kiểm thử hộp trắng là một phương pháp thiết kế kiểm
thử có dùng cấu trúc điều khiển của thiết kế thủ tục để suy ra các trường hợp kiểm thử Kiểm thử hộp trắng tập trung vào cấu trúc điều khiển chương trình Các trường hợp kiểm thử được thực hiện đều đảm bảo rằng
Trang 28tất cả các câu lệnh trong chương trình đều được thực hiện ít nhất một lần, tất cả các điều kiện logic đều được thử qua
# Triển khai
Sau khi tuần tự hoàn thành các bước trong việc xây dựng hệ thống, triển khai
là giai đoạn đưa hệ thống vào khai thác và vận hành trên môi trường thực Triển khai hệ thống bao gồm các công việc như đào tạo người sử dụng và quản trị hệ
thống, cài đặt phần mềm trên môi trường thực tế, chính thức bàn giao sản phẩm cho
khách hàng và hệ thống bắt đầu giai đoạn mới là bảo hành và trì trì
8 Báo trì
Bảo trì hệ thống là thời điểm sau khi hoàn thành đưa hệ thống vào vận hành trên môi trường thực tế Mục đích của giai đoạn bảo trì là giúp hệ thống hoạt động liên tục và ổn định, đối với hệ thống lớn chỉ phí bảo trì thường chiếm từ 20% đến 25% chỉ phí đầu tư hệ thống lần đầu
Các công việc chính của bảo trì hệ thống phần mềm là theo dõi hoạt động
của hệ thống, tiếp tục chỉnh sửa các lỗi phát sinh trong quá trình vận hành, tỉnh
chỉnh và tối ưu hóa hoạt động của hệ thống
1.1.3 Lựa chọn quy trình phát triển hệ thông phần mềm
Qua việc trình bầy các phương pháp phát triển hệ thống nêu trên, căn cứ trên điều kiện thực tế khi đi vào xây dựng hệ thống thông tin mới có đầy đủ các quy trình xử lý nghiệp vụ, các yêu cầu kỹ thuật, các yêu cầu về mặt chức năng và phi chức năng; Căn cứ trên năng lực và khả năng hiểu biết quy trình của nhóm làm việc, tác giả lựa chọn quy trình phát triển phần mềm theo mô hình thác nước đẻ thực hiện xây dựng hệ thống thông tin mới
1.2 PHÂN TÍCH HỆ THÓNG
Phân tích hệ thống là giai đoạn phát triển trong một hệ thống, tập trung vào
các vấn đề nghiệp vụ, ví dụ như những gì hệ thống phải làm về mặt dữ liệu, các thủ
Trang 29tục xử lý và giao diện, độc lập với kỹ thuật có thể được dùng đề cài đặt giải pháp
cho vấn đề đó
1.2.1 Các phương pháp tiếp cận hệ thống
1.2.1.1 Các tiếp cận phân tích hệ thông
- Phân tích hướng cấu trúc (Struetured Analysis - S4): thuộc kiểu phân tích
hướng mô hình, là kỹ thuật lấy quá trình làm trung tâm dé phân tích một hệ thong
đang có và xác định các yêu cầu nghiệp vụ cho một hệ thông mới Phân tích hướng cấu trúc là một trong các tiếp cận chính thống đầu tiên của việc phân tích hệ thống thông tin Hiện nay, nó vẫn là một trong các cách tiếp cận được áp dụng phỏ biến nhất Phân tích hướng cấu trúc tập trung vào luồng dữ liệu luân chuyên quá các quy trình nghiệp vụ và phần mềm
- Kỹ thuật thông tin (Information Engineering - IE): là kỹ thuật hướng mô
hình và lấy đữ liệu làm trung tâm, nhưng có tính đến quá trình để lập kế hoạch,
phân tích và thiết kế hệ thống thông tin Kỹ thuật thông tin khác với phân tích
hướng cấu trúc ở chỗ, người phân tích sẽ vẽ mô hình dữ liệu trước Kỹ thuật thông
tin minh họa và đồng bộ hóa các quá trình và dữ liệu của hệ thống
- Phân tích hướng đối tượng (Object Oriented Analysis - OO44): một kỹ thuật hướng mô hình tích hợp dữ liệu và quá trình liên quan tới việc xây dựng thành các đối tượng Đây là kỹ thuật mới nhất trong số các hướng tiếp cận Phân tích hướng
đối tượng minh họa các đối tượng của hệ thống từ nhiều khung nhìn chăng hạn như
cầu trúc và hành vi
1.2.1.2 Các phương thức tiếp cận phân tích hệ thông nhanh
Các cách tiếp cận phân tích hệ thống nhanh nhấn mạnh việc xây dựng các
ban mau dé xác định nhanh các yêu cầu nghiệp vụ và của người dùng đối với một
hệ thống mới Phương pháp này sử dụng các kỹ thuật sau:
Trang 30- Kỹ thuật làm ban mẫu (Prototyping) dùng đê xác định các yêu cầu nghiệp vụ của người dùng bằng cách để họ phản ứng với một bản cài đặt nhanh-thô của các yêu cầu đó
+ Ưu điểm: Các bản mẫu phục vụ cho cách suy nghĩ “Ta sẽ biết cái gì mình muốn khi nhìn thấy nó”, đây là đặc điểm thường gặp của nhiều người quản lý và người dùng
+ Nhược điểm: Có thể bị chỉ phối bởi việc nhìn nhận hệ thống và cảm giác
quá vội vã, có thể khuyến khích sự tập trung quá sớm vào việc thiết kế
Người dùng nhìn thấy bản mẫu dễ lầm tưởng rằng đó là hệ thống hoàn
thiện có thể được xây dựng một cách nhanh chóng bằng các công cụ làm
bản mẫu
+ Phân tích kiến trúc nhanh (Rapid architected analysis) các mô hình hệ
thống dẫn xuất từ hệ thống đang có hoặc từ các bản mẫu tìm hiểu
+ Sử dụng kỹ thuật đáo ngược (Reverse engineering) là việc sử dụng công
nghệ để đọc mã nguồn của một chương trình ứng dụng, cơ sở dữ liệu và/hoặc giao diện người dùng đang có và tự động sinh ra mô hình hệ
thống tương ứng
1.2.1.3 Các phương pháp linh hoạt
- Phương pháp linh hoạt (Agile) là sự kết hợp của nhiều cách tiếp cận của việc phân tích và thiết kế các ứng dụng được cho là phù hợp với vấn đề đang được giải quyết và hệ thống đang được phát triển
- Hầu hết các phương pháp luận mang tính thương mại đều không áp đặt một cách tiếp cận duy nhất (phân tích hướng cấu trúc, kỹ thuật thông tin hay phân tích hướng đối tượng) đối với người phân tích hệ thống Thay vào đó, họ tích hợp tắt cả các cách tiếp cận phố biến thành một tập hợp các phương pháp Agile
- Người phát triển hệ thống có thê lựa chọn linh động từ nhiều công cụ và kỹ
thuật để hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất
Trang 311.2.1.4 Lựa chọn phương pháp tiếp cận hệ thông
Qua việc tìm hiểu các phương pháp tiếp cận hệ thống, căn cứ vào yêu cầu xây dựng hệ thống, yêu cầu tích hợp cũng như tận dụng hạ tầng công nghệ sẵn có của Ngân hang nhà nước và khả năng của nhóm xây dựng hệ thống cũng như tiến độ của dự án, tác giả đã lựa chọn phương pháp tiếp cận phân tích mô hình phân tích hướng cấu trúc để tiến hành phân tích các yêu cầu nghiệp vụ cũng như yêu cầu kỹ
thuật của hệ thống thông tin mới
1.2.2 Mô hình hóa hệ thống
1.2.2.1 Mục đích
Mô hình hóa là thực hiện được sự trừu tượng, tổng quát hóa các khái niệm cơ
sở để giảm thiêu độ phức tạp của hệ thống Mô hình giúp chúng ta quan sát được hệ thống như nó vốn có trong thực tế hoặc nó phải có như ta mong muốn Nó cho phép
ta đặc tả được cấu trúc và hành vi của hệ thông để hoàn chỉnh Như vậy, mô hình hóa là nhằm tạo ra khuôn mẫu (template) và hướng dẫn cách xây dựng hệ thống; cho phép thử nghiệm, mô phỏng và thực hiện theo mô hình và là cơ sở để trao đôi,
ghi lại những quyết định đã thực hiện trong nhóm tham gia dự án phát triển phần mêm
Với hiểu biết rõ ràng về hệ thống giúp nhóm dự án phát triển hệ thống có thể
kiểm soát và giảm thiểu những rủi ro trong quá trình phát triển hệ thống
1.2.2.2 Quy trình mô hình hóa
- Mô hình hóa chức năng (Process Modeling) với sơ đồ luồng dữ liệu (Data Flow Diagram - DED) Mô hình hóa chức năng là kỹ thuật dùng để tổ chức và tài
liệu hóa cấu trúc và luồng dữ liệu của một hệ thống và/hoặc các chức năng được thực hiện bởi các quá trình trong hệ thống Mô hình hóa chức năng trả lời câu hỏi hệ
thống lam gi?
- Mô hình hóa dữ liệu (Data Modeling) với sơ đồ quan hệ thực thể (Entity
Relationship Diagram - ERD) M6 hinh hóa dữ liệu là kỹ thuật dùng để tổ chức và
Trang 32mô hình hóa dữ liệu của một hệ thống nhằm xác định các yêu cầu nghiệp vụ cho một cơ sở dữ liệu Đôi khi mô hình hóa dữ liệu còn được gọi là mô hình hóa cơ sở
dữ liệu Mô hình hóa dữ liệu trả lời câu hỏi hệ thống có những dữ liệu gì?
1.2.1.3 Sơ đồ chức năng kinh doanh
- Sơ đồ chức năng kinh doanh là sơ đồ phân rã có thứ bậc các chức năng của
hệ thống từ tổng thể đến chỉ tiết Mỗi chức năng có thể có một hoặc nhiều chức năng con, tất cả được thé hiện trong một khung của sơ đề
- Ý nghĩa của của sơ đồ chức năng kinh doanh là giới hạn phạm vi của hệ thống cần phải phân tích Tiếp cận hệ thống về mặt logic nhằm làm rõ các chức
năng mà hệ thống thực hiện để phục vụ cho các bước phân tích tiếp theo Phân biệt các chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong hệ thống, từ đó lọc bỏ những
chức năng trùng lặp, dư thừa
- Tuy nhiên, sơ đồ chức năng kinh doanh không có tính động, nó chỉ cho thầy các chức năng mà không thê hiện trình tự xử lý của các chức năng đó cũng như là
sự trao đôi thông tin giữa các chức năng Do đó, sơ đồ chức năng kinh doanh thường được sử dụng làm mô hình chức năng trong bước đầu phân tích
- Phương pháp xây dựng sơ đồ chức năng kinh doanh:
+ Phân mức các chức năng: Sơ đồ chức năng kinh doanh được xây dựng
theo mô hình phân mức, mỗi một chức năng có thể gồm một hoặc nhiều chức năng con
Trang 33" Trong việc phân mức các chức năng không nên có quá 6 mức, thông thường thì 3 mức là phù hợp với các hệ thống trung bình
"_ Với mỗi chức năng không nên có quá 6 chức năng con vì như vậy sẽ làm
sơ đồ trở nên phức tạp và khó kiểm soát Nếu gặp trường hợp có quá nhiều chức năng con thì có thể giải quyết bằng cách tạo thêm mức trung gian đê nhóm các chức năng con lại
"_ Cần đảm bảo tính cân bằng của sơ đồ, nghĩa là các chức năng thuộc cùng
một mức nên có sự tương đương nhau về kích thước và độ phức tạp
"Mỗi chức năng phải mang một tên duy nhất, không trùng lặp với chức năng khác; tên phải thể hiện khái quát các chức năng con của nó, phản
ánh được thực tế nghiệp vụ mà nó thực hiện Tên của chức năng phải bắt đầu bằng động từ, ví dụ như “lập đơn hàng”
+ Xác định các chức năng:
= Ở mức cao nhất của nghiệp vụ, chức năng chính có thể là một trong các loại sau:
© Sản xuất sản phẩm
e Cung cấp dich vu (bán hàng, bảo dưỡng)
s Quản lý tài nguyên (tài sản, nguồn nhân lực, con người )
" Khi đã xác định được loại mà nó thuộc vào thì sẽ đặt tên cho chức năng
cao nhất này
Tiép theo, đê xác định các chức năng con thì từ chức năng chính, ta đặt
nó trong chu kỳ xử lý Ví dụ chu kỳ quản lý tài sản gồm các giai đoạn:
e Xác định nhu cầu;
® Mua bán;
se Bảo hành, bảo dưỡng:
e Thanh lý hoặc chuyền nhượng
Trang 34" Mỗi giai đoạn có thể có một hoặc nhiều chức năng con Ví dụ, với chức
năng Bán hàng thì ở giai đoạn xác định nhu cầu có thể có chức năng con
là Quản lý thông tin khách hàng, ở giai đoạn mua bán thì có thể là Cập
1.2.1.4 Sơ đồ luông dữ liệu
a — Khái niệm chung: Sơ dé ludng dit ligu (Data Flow Diagram - DFD) là một
công cụ đồ họa dé mô tả luỗng dữ liệu luân chuyến trong một hệ thống và những
hoạt động xử lý được thực hiện bởi hệ thống đó Sơ đồ luồng dữ liệu còn có các tên
gọi khác là biểu đồ biến đôi hay mô hình chức năng
- Sơ đồ luồng dữ liệu mô tả bằng ngôn ngữ hướng tới sự giải thích, nó có thể
bỏ sót những thông tin quan trọng
- Sơ đồ luồng dữ liệu đã rất phổ biến nhưng lợi ích của nó đã được đổi mới nhờ vào tính ứng dụng của nó trong việc tái cầu trúc quy trình nghiệp vu (business process redesign - BPR) Khi mà tổ chức nhận thấy rằng hầu hết các hệ thống xử lý
dữ liệu đã trở nên lỗi thời, không hiệu quả và rườm rà về thủ tục thì đó là lúc có thể
thu lợi ích mới nhờ vào việc tô chức lại các quy trình nghiệp vụ Điều này được tiến
hành trước tiên bằng việc mô hình hóa các quy trình nghiệp vụ nhằm mục đích phân
tích, thiết kế lại và/hoặc cải thiện chúng Tiếp theo, công nghệ thông tin có thể được
Trang 35ap dụng một cách sáng tạo cho các quy trình nghiệp vụ đã được cải thiện nhằm tối
đa hóa giá trị thu về cho tổ chức
- Sơ đồ luồng đữ liệu tài liệu hóa một thao tác/hoạt động/chức năng nghiệp vụ
của một hệ thống thành một quá trình Sơ đồ luồng dữ liệu mô tả cách thức dữ liệu được xử lý trong và tại biên giới của hệ thống Sơ đồ luồng dữ liệu thể hiện chỉ tiết
sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quá trình của hệ thống, các sự dịch chuyển dữ liệu
hoặc thông tin giữa các quá trình
+ So dé ludng dit liệu lôgíc mô tả luồng thông tin của một hệ thống
+ Sơ đồ luồng dữ liệu vật lý mô tả cách thức một hệ thống thông tin được
cài đặt vật lý (ai làm, bằng cách nào, bằng công cụ nào)
b Các cấu phân của sơ đồ luông dữ liệu
- Các bộ ký hiệu dùng trong sơ đỗ luồng dữ liệu: Có hai một vài bộ ký hiệu DED mà phổ biên là Gane/Sarson và Demarco/Yourdon Trong đó, bộ ký hiệu Gane
& Sarson được sử dụng phô biên hơn
Hình 1.8 Bộ ký hiệu sơ đồ luông dữ liệu
- Tác nhân ngoài (Terminator/External) là một nguồn cung cấp hoặc nhận thông tin dữ liệu của hệ thống Tác nhân ngoài không phải là một phần của hệ thống, nó thể hiện mối quan hệ giữa hệ thống với môi trường bên ngoài
+ Tên của tác nhân ngoài phải là một danh từ chung, một tác nhân ngoài xác
định một người, một đơn vị của tô chức, một tô chức khác nằm ngoài
Trang 36phạm vi của dự án hay một hệ thống khác nhưng có tương tác với hệ
thống đang được nghiên cứu
+ Các tác nhân ngoài xác định “biên giới” hay phạm vi của hệ thống đang
được mô hình hóa Khi phạm vi thay đổi, các tác nhân ngoài có thể trở thành các quá trình và ngược lại
+ Tác nhân ngoài thường là:
" _ Phòng ban, bộ phận trong tổ chức nhưng nằm ngoài phạm vi hệ thống
" _ Một chỉ nhánh hoặc tô chức bên ngoài
"- Một hệ thống thông tin khác
"_ Người dùng cuối hoặc người quản lý của hệ thống
- Luong dữ liệu (data flow) biểu diễn một su di chuyển của dữ liệu (thông tin) giữa các quá trình hoặc kho dữ liệu Một luồng dữ liệu không biểu diễn một tài liệu hay một vật thể vật lý, nó biểu diễn sự trao đổi thông tin trong tài liệu hoặc về vật
thể
+ _ Cách đặt tên luồng dữ liệu: mỗi luồng dữ liệu phải có tên và không tring lặp với các luồng dữ liệu khác Tên phải thể hiện logic của thông tin chứ
không phải dạng vật lý của nó và phải bắt đầu bằng danh từ
+ Một luồng dữ liệu biểu diễn một đầu vào dữ liệu tới một quá trình hoặc
đầu ra dữ liệu từ một quá trình
+ Một luồng dữ liệu cũng có thé được dùng để biểu diễn việc tạo, đọc, xóa
hoặc cập nhật dữ liệu trong một file hoặc cơ sở dữ liệu (được gọi là kho
Trang 37+ Chức năng: một tập các hoạt động tiếp diễn liên quan tới một nghiệp vụ;
ví dụ như việc bán hàng
+ Sự kiện (hay giao dịch, hoạt động): một công việc phải được hoàn thành toàn bộ (hoặc như một phần của một chức năng); ví dụ như việc thu tiền thanh toán (là một công đoạn trong việc bán hàng)
+ Quá trình cơ bản (hay thao tác): một hoạt động hoặc thao tác chỉ tiết, rời
rạc được yêu cầu để đáp lại một sự kiện Thông thường, một số thao tác như vậy phải được hoàn thành để đáp ứng một sự kiện; ví dụ như ghi tiền
thành toán
+ Mỗi hệ thống có thẻ được chia thành nhiều chức năng khác nhau bằng các cách khác nhau Các quá trình có thê được tách nếu có một luồng thông tin
đi giữa chúng Điều kiện đẻ tách là nếu các tiến trình này không thực hiện
đồng thới hoặc không cùng một nơi hoặc không do một người thực hiện Khi đó, ta kiểm tra quá trình tách bằng cách cuối luồng dữ liệu ta đặt câu
hỏi:
" _ Tiến trình tiếp theo có thê thực hiện ở thời gian khác được không?
" _ Tiến trình tiếp theo có thê thực hiện ở nơi khác được không?
" Tiến trình tiếp theo có thể được thực hiện bởi người khác được
không?
Nếu một trong ba câu hỏi trên là có thì ta tách chúng bằng cách đặt
một tệp dữ liệu ở giữa
- Kho dit ligu (Data store) là một kho lưu trữ đữ liệu, nó chứa thông tin Kho
chứa vật lý là phi vật chất, nó có thể là một tủ hồ sơ, sách hoặc file máy tính
+ Mỗi kho dữ liệu phải có một tên và phải bắt đầu bằng danh từ, nó nói lên
nội dung thông tin
Trang 38+ Một kho dữ liệu là “dữ liệu tĩnh” khác với luồng dữ liệu là “dữ liệu
chuyển động” Một kho dữ liệu cần biểu diễn cho một tập hợp thông tin
mà tổ chức muốn lưu trữ
Có thể xác định các kho dữ liệu với các yếu tố Tài nguyên - Sự kiện - Tác nhân - Địa điểm Các kho dữ liệu được mô tả trong một sơ đồ luồng dữ liệu chứa
tất cả các thê hiện của các thực thể dữ liệu (được mô tả chỉ tiết trong một biểu đồ
quan hệ quan hệ thực thể - Entity Relationship Diagram - ERD)
e Các bước xây dựng sơ đồ luông dữ liệu
- Kỹ thuật phô biến được dùng để xây dựng sơ đồ luồng dữ liệu là kỹ thuật
phân mức Dựa theo sơ đồ phân rã chức năng của hệ thông đề xây dựng sơ đồ luồng
dữ liệu theo nhiều mức, mỗi mức thể hiện trên một hoặc nhiều trang Nên đặt tên
cho mỗi trang bằng tên của chức năng đang được phân tích trên trang đó Như vậy với trang phân tích tại mức 0 thì tên của nó chính là tên của hệ thống
- Sơ đô ngữ cảnh (Context Diagram): bản thân toàn bộ hệ thống là một quá
trình, nó nhận đầu vào và biến đổi nó thành đầu ra Các bước xây dựng sơ đồ ngữ
cảnh thực hiện như sau:
+ Xác định hệ thống và giới hạn của nó (ngữ cảnh)
+ Xác định các tác nhân ngoài (người cung cấp, người nhận thông tin hệ thống của)
+ Xác định các luồng đữ liệu ngoài (đầu vào, đầu ra)
- Sơ đồ luông dữ liệu mức 0) (DED level 0)
+ Xác định những gì đang được thực hiện ra giữa từng đầu vào và đầu ra
tương ứng
+_ Xác định các xử lý
+ _ Xác định các luồng dữ liệu ngoài giữa các tác nhân ngoài với các xử lý
+_ Xác định các luồng dữ liệu ngoài giữa các quá trình với các kho dữ liệu
Trang 39- Các sơ đồ luông đữ liệu mức 1 (DED level 1) là các xử lý con của các xử lý mức 0
d Các quy tắc xây dựng sơ đồ luông dữ liệu
- Qui tắc 1: Mỗi biêu tượng có riêng một định danh (nhãn) duy nhất đề tránh
gây hiểu nhằm
- Qui tắc 2: Sử dụng một động từ để gán nhăn cho một xử lý, vì một xử lý là một hành động
~ Qui tắc 3: Mỗi luồng dữ liệu phải được liên kết với ít nhất một xử lý
- Qui tắc 4: Phải có một góc tô đậm trong tất cả các thể hiện của một biểu
tượng lặp trong cùng một biểu đồ
- Qui tắc 5: Một xử lý phải luôn có luỗng dữ liệu vào và ra
- Qui tắc 6: Không cần có một luồng dữ liệu (mà không có sự biến đồi) liên
kết với một xử lý (vì hoạt động như vậy là vô giá trị)
- Qui tắc 7: Các xử lý cha và các xử lý con tương ứng của nó phải có các luồng dữ liệu vào ra giống nhau (nhưng các quá trình con có thê có luồng dữ liệu của riêng nó)
- Qui tắc 8: Các luồng dữ liệu không thê tự phân tách được
- Qui tắc 9: Một gói dữ liệu có thể gồm nhiều phần tử dữ liệu được truyền đi đồng thời tới cũng một đích
- Qui tắc 10: Không được sử dụng mũi tên hai chiều vì luồng vào (cập nhật)
và luồng ra (trích thông tin) của một kho dữ liệu mang nội dung thông tin khác nhau 1.2.1.5 Mô hình hóa dữ liệu
a Khái niệm: Mô hình hoá dữ liệu (mô hình hoá cơ sở đữ liệu, mô hình hoá
thông tin) là một kỹ thuật đê tô chức và tài liệu hoá dữ liệu của hệ thống trong một
mô hình Kỹ thuật này xác định các yêu cầu nghiệp vụ đối với một cơ sở dữ liệu
Trang 40Mô hình hóa dữ liệu thường được gọi là mô hình hóa cơ sở dữ liệu vì cuối cùng một
mô hình dữ liệu luôn được cài đặt thành cơ sở dữ liệu
- Sơ đồ quan hệ thực thể (Entity Relationship Diagram - ERD) mô tả dữ liệu
dưới dạng các thực thể và các quan hệ được mô tả bởi dữ liệu Sơ đồ quan hệ thực thê xác định các đơn vị thông tin cơ sở cần thiết cho hệ thống (các thực thể) và các
mối quan hệ giữa chúng Nghĩa là tất cả các dữ liệu chỉ được lưu giữ một lần trong
toàn bộ hệ thống
- Sơ đỗ quan hệ thực thể là một mô hình khái niệm của các thực thể dữ liệu,
các thuộc tính (đặc điểm) và các quan hệ (với các thực thể khác) của chúng trong một hệ thống thông tin (độc lập kỹ thuật) (thực hiện trong giai đoạn phân tích hệ
thống)
~ Mô hình dữ ligu quan hé (Relational Data Model - RDM) là một bản thiết kế
cho việc cài đặt của một mô hình dữ liệu khái niệm trong môi trường cơ sở dữ liệu
quan hệ (độc lập phần mềm) (thực hiện trong giai đoạn thiết kế hệ thống)
- Sơ đồ quan hệ là một sơ đồ thể hiện cách thức một mô hình dữ liệu được cài
đặt với hệ quản trị co so dit ligu (nhu Oracle, DB2, MS SQL Server ) (thực hiện
trong giai đoạn triển khai),
b Các cẩu phan của sơ đồ quan hệ thực thể:
- Thực thể: là một nhóm các thuộc tinh tương ứng với một đối tượng khái niệm mà chúng ta cần thu thập và lưu trữ dữ liệu về nó
+ _ Thực thể là một tập các thê hiện của đối tượng mà nó biểu diễn
+ Thực thể phải có một tên duy nhất (một danh từ số ít), từ định danh duy nhất và ít nhất một thuộc tính (chính là từ định danh)