1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chủ Đề nghiên cứu thay Đổi trong nhận thức của việt nam về hội nhập kinh tế vào asean trong giai Đoạn 1986 1995

16 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thay đổi trong nhận thức của Việt Nam về hội nhập kinh tế vào ASEAN trong giai đoạn 1986 - 1995
Tác giả Lê Huyền Trang
Người hướng dẫn Vũ Đoàn Kết, Nguyễn Phương Ly
Trường học Học viện Ngoại giao, Khoa Kinh tế Quốc tế
Chuyên ngành Kinh tế Quốc tế
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 109,84 KB

Nội dung

TÓM TẮT NGHIÊN CỨUBài nghiên cứu với chủ đề “ Thay đổi trong nhận thức của Việt Nam về hội nhập kinh tế vào ASEAN trong giai đoạn 1986 - 1995” gồm có 3 chương chính: CHƯƠNG I: Giới thiệu

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

Chủ đề nghiên cứu:

Thay đổi trong nhận thức của Việt Nam về hội nhập kinh tế vào ASEAN trong giai đoạn 1986 - 1995

Giáo viên hướng dẫn:

Tên lớp tín chỉ:

Sinh viên thực hiện:

Vũ Đoàn Kết Nguyễn Phương Ly CSĐNVN1975- nay-KTQT49.8_LT

Lê Huyền Trang KTQT49B10576

Hà Nội - 2023

Trang 2

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA CTQT&NG

-

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc -*** - RUBRICS CHẤM TIỂU LUẬN MÔN CSĐN VIỆT NAM

Tiêu chí /

cấp độ

đánh giá

thành phần

C1: Xác

định vấn

đề, đối

tượng, câu

hỏi, giả

định

nghiên

cứu, giới

hạn,

phương

pháp

nghiên

cứu

Từ 0 – 0.5

điểm Từ 0.5 – 1.5 điểm Từ 1.5 – 2.25 điểm Từ 2.25 – 3.0 điểm

Không xác

định được

vấn đề, đối

tượng

nghiên cứu

và câu hỏi

nghiên cứu

Xác định được vấn đề nghiên cứu, nêu được câu hỏi nghiên cứu phù hợp với yêu cầu môn học

Xác định vấn

đề, đối tượng nghiên cứu, nêu được câu hỏi nghiên cứu, giả định nghiên cứu phù hợp với yêu cầu môn học

Xác định được vấn đề, đối tượng nghiên cứu, nêu được câu hỏi nghiên cứu, giả định nghiên cứu, phạm vi và đề xuất phương pháp nghiên cứu

rõ ràng, sáng tạo

C2: Xử lý

vấn đề,

kết cấu,

nội dung

nghiên

cứu,

chứng

minh giả

định

nghiên

cứu, trả

lời câu hỏi

nghiên

cứu

0 – 1 điểm 1 – 3.0 3.0 – 4.0 điểm4.0 – 5.0 điểm

Không xử lý

được vấn đề

nghiên cứu,

kết cấu

không phù

hợp, không

trả lời được

câu hỏi

nghiên cứu

Có kết cấu phù hợp, nội dung nghiên cứu trả lời được câu hỏi nghiên cứu ở mức cơ bản

Có kết cầu phù hợp, chặt chẽ, cân đối, chứng minh được giả định nghiên cứu, trả lời tốt câu hỏi nghiên cứu

Có kết cầu phù hợp, chặt chẽ, cân đối, sáng tạo, chứng minh được giả định nghiên cứu, trả lời tốt câu hỏi nghiên cứu, có

áp dụng sáng tạo lý luận vào nghiên cứu, có liên

hệ thực tiễn Chính sách đối ngoại Việt Nam hiện nay

C3: Trích

dẫn, tài

liệu tham

khảo

0 – 0.25

điểm 0.25 – 0.5 điểm 0.5 – 0.75 điểm 0.75 – 1.0 điểm

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT 4

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU 5

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 6

1 Lý do chọn đề tài 6

2 Câu hỏi, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

4 Phương pháp nghiên cứu 7

CHƯƠNG II: NỘI DUNG CHÍNH 8

2.1 Thay đổi trong nhận thức của Việt Nam về hội nhập kinh tế vào ASEAN trong giai đoạn 1986 - 1995: 8

2.1.1 Bối cảnh: 8

2.1.2: Hành động và sự thay đổi trong chính sách đối ngoại trước năm 1995: 8

2.2 Lý do sự thay đổi nhận thức của Việt Nam giai đoạn 1986-1995: 10

2.2.1 Bối cảnh thế giới và khu vực nhiều thay đổi: 10

2.2.2 Tình hình thực tiễn của VN: 11

2.3 Tác động của sự thay đổi đến Việt Nam: 12

2.3.1 Tác động tích cực 12

2.3.2 Tác động tiêu cực 14

CHƯƠNG III: KẾT LUẬN 15

Trang 4

DANH MỤC VIẾT TẮT

ASEAN Association of Southeast Asian

Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ASC ASEAN standing Committee Chủ tịch đương nhiệm Ủy ban

thường trực ASEAN AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới

Trang 5

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Bài nghiên cứu với chủ đề “ Thay đổi trong nhận thức của Việt Nam về hội nhập kinh

tế vào ASEAN trong giai đoạn 1986 - 1995” gồm có 3 chương chính:

CHƯƠNG I: Giới thiệu

CHƯƠNG II: Nội dung chính

CHƯƠNG III: Kết luận

Chương I, tôi chỉ ra mục tiêu, tính cấp thiết, khả thi của đề tài; nêu rõ câu hỏi nghiên cứu mà tôi tập trung trả lời trong quá trình tìm kiếm thông tin; đặt ra giả định nghiên cứu để đối chiếu sau khi kết thúc đã quá trình nghiên cứu cũng như làm rõ hơn những phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu

Chương II, để nêu rõ nội dung chính cần trình bày trong bài tiểu luận, tôi chỉ ra bối cảnh thế giới và trong nước trước khi Việt Nam gia nhập ASEAN và những lý do dẫn đến sự thay đổi trong nhận thức của Việt Nam về hội nhập kinh tế giai đoạn 1986-1995, từ đó nêu ra những tác động của sự thay đổi đó đến Việt Nam

Chương III, tôi kết luận những lý do chính dẫn đến sự thay đổi trong nhận thức của Việt Nam trong giai đoạn 1986-1995

Trang 6

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU

1 Lý do chọn đề tài

Cùng với quá trình toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan Đây cũng là một bước đi tất yếu của một quốc gia và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ Đặc biệt, Đại hội thứ 10 của Đảng đã khẳng định: “Toàn cầu hóa kinh tế tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thức cho các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển” Theo xu thế chung của thế giới, Việt Nam đã và đang từng bước cố gắng chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và hội nhập kinh tế vào ASEAN nói riêng còn là một trong những trọng tâm của đường lối đối ngoại và phát triển kinh tế - xã hội Trong giai đoạn 1995-2011, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong hội nhập kinh tế, đặc biệt là hội nhập kinh tế vào ASEAN Việt Nam đã trở thành thành viên của ASEAN năm 1995, ký kết Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) năm 2002,

Từ chủ đề tiểu luận của nhóm: “Thay đổi trong nhận thức của Việt Nam về hội nhập kinh tế vào Asean và những tác động đến thực tiễn giai đoạn 1995 -2011”, tôi mở rộng thêm

về vấn đề lý do dẫn đến sự thay đổi nhận thức về hội nhập kinh tế khu vực ở Việt Nam, có những tác động như thế nào đến thực tiễn, từ đó rút ra được bài học có giá trị cho công cuộc hội nhập quốc tế đồng thời phát triển kinh tế

2 Câu hỏi, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Câu hỏi nghiên cứu: Lý do tại sao Việt Nam có sự thay đổi nhận thức về hội nhập

kinh tế vào ASEAN trong giai đoạn 1986-1995 và điều này đã tác động đến thực tiễn

quốc gia như thế nào?

* Mục đích nghiên cứu: Bài nghiên cứu có mục đích phân tích lý do dẫn đến sự thay

đổi nhận thức về hội nhập kinh tế khu vực ở Việt Nam, có những tác động như thế nào

đến thực tiễn, từ đó rút ra được bài học có giá trị cho công cuộc hội nhập quốc tế đồng

thời phát triển kinh tế

* Nhiệm vụ nghiên cứu:

Trình bày tình hình bối cảnh kinh tế quốc tế và khu vực trong giai đoạn

Trang 7

1986-1995 một cách khách quan nhất Đồng thời đưa ra được lý do thay đổi sự nhận thức và những tác động tích cực và tiêu cực, từ đó dẫn đến những bài học góp phần đưa ra chiến lược về kinh tế và ngoại giao phù hợp

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu:

Lý do dẫn đến sự thay đổi nhận thức của Việt Nam về sự hộinhập kinh tế vào ASEAN

* Phạm vi nghiên cứu:

* Về thời gian: giai đoạn 1986-1995

* Về không gian: toàn cầu.

4 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phân tích, so sánh

Trang 8

CHƯƠNG II: NỘI DUNG CHÍNH

2.1 Thay đổi trong nhận thức của Việt Nam về hội nhập kinh tế vào ASEAN trong giai đoạn 1986 - 1995:

2.1.1 Bối cảnh:

Trong những năm 80 của thế kỷ XX, tình trạng bị cô lập chính trị và bao vây cấm vận kinh tế kết hợp với cuộc khủng hoảng kinh tế đặt ra yêu cầu cấp thiết phải đổi mới và điều chỉnh tư duy đối ngoại Trong giai đoạn này, kết hợp cùng với hậu quả của chiến tranh chống

Mỹ (1954-1975) đã khiến Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc phục hồi và phát triển Bên cạnh đó, chính sách cô lập, cắt đứt quan hệ ngoại giao, bao vây cấm vận kinh

tế của Mỹ đã dần hình thành nên các nhân tố rõ ràng cho việc Việt Nam chủ động gia nhập ASEAN với mong muốn hợp tác tất yếu vì hòa bình, phát triển thịnh vượng của cả đất nước nói riêng và cả khu vực nói chung1

Năm 1986, Việt Nam bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới, trong đó “tư duy đối thoại mới” hình thành, cách nhìn nhận với ASEAN đã có chuyển biến Lúc này, Đảng ta cũng xác định “phải tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á” Chưa đầy một năm, vào tháng 8/1987, trong cuộc gặp tại TPHCM giữa Việt Nam với Indonesia - đại điện ASEAN, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch bày tỏ nguyện vọng muốn gia nhập ASEAN Từ ngày 24/10 - 1/11/1991, Thủ tướng Võ Văn Kiệt lần lượt thăm hữu nghị chính thức Indonesia, Thái Lan và Singapore Hành động này thể hiện sự tích cực mở rộng quan hệ hữu nghị với các nước trong khối ASEAN để có thể gia nhập và đặt mục tiêu đạt được lợi ích lớn hơn khi gia nhập

2.1.2: Hành động và sự thay đổi trong chính sách đối ngoại trước năm 1995:

Quá trình hội nhập và tham gia của Việt Nam trong ASEAN gắn liền với quá trình Đổi mới, hội nhập quốc tế của đất nước Chúng ta đã có những bước tiến mạnh mẽ trong đổi

và thịnh vượng, Binh Phuoc, Tin tuc Binh Phuoc, Tin mới tỉnh Bình Phước Available at:

https://baobinhphuoc.com.vn/news/24/146905/28-nam-viet-nam-gia-nhap-asean-chung-tay-vi-mot-cong-dong-doan-ket-vung-manh-va-thinh-vuong (Accessed: 19 December 2023)

Trang 9

mới tư duy đối ngoại như: Từ chủ trương “thêm bạn, bớt thù” (Văn kiện Đại hội VII của Đảng 1991) Đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, “chuyển từ đối đầu sang đối thoại” và trở thành “thành viên chủ động, tích cực, có trách nhiệm” trong ASEAN

Đại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1991) đã khẳng định chủ trương thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá đa phương hoá trong đó nhấn mạnh việc

“phát triển quan hệ hữu nghị với các nước Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương, phấn đấu cho một Đông Nam Á hoà bình, hữu nghị và hợp tác” Thực hiện chủ trương trên, từ cuối năm 1991 đến giữa năm 1992, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã lần lượt đi thăm tất cả các nước ASEAN để thúc đẩy quan hệ song phương (Inđônêxia, Xingapo, Thái Lan: tháng 12-1991, Malaysia: 1992, Philippin và Brunei: tháng 2-1992)

Kể từ đó quan hệ Việt Nam với từng nước ASEAN đã phát triển nhanh chóng Các chuyến viếng thăm diễn ra dồn dập ở các cấp Chỉ trong hai năm, Việt Nam đã ký với các nước này gần 40 hiệp định các loại (Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật; Hiệp định về bảo hộ đầu tư; Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, Hiệp định về bưu điện; Hiệp định về hàng không, hàng hải ) làm cơ sở pháp lý cho các mối quan hệ hợp tác đang ngày càng mở rộng Các quan hệ kinh tế và thương mại cũng tăng nhanh chóng

Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ ba khóa VII (tháng 6-1992) đã đề cập việc “Việt Nam tham gia Hiệp ước Bali, tham gia các diễn đàn đối thoại với ASEAN, tích cực nghiên cứu mở rộng quan hệ với ASEAN trong tương lai”

Để tạo môi trường thuận lợi hơn nữa cho sự tham gia của Việt Nam vào quá trình hợp tác khu vực, và nhất là vào ASEAN, từ tháng 2-1993, Việt Nam đã tuyên bố “sẵn sàng tham gia ASEAN vào thời điểm thích hợp” Tuyên bố này thể hiện thái độ tích cực và chân thành của Việt Nam trong việc gia nhập ASEAN

Tháng 9-1994, lần đầu tiên Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 26 ở Chiang Mai (Thái Lan) Tại hội nghị này, những vấn đề chuẩn bị cho việc Việt Nam gia nhập ASEAN về mặt kinh tế tài chính đã được đề cập một cách rộng rãi Bước phát triển mới trong quan hệ Việt Nam - ASEAN thể hiện ở việc ngày 17-10-1994, Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã gửi thư tới Bộ trưởng Ngoại giao Brunei, Chủ tịch đương nhiệm Ủy ban thường trực ASEAN (ASC), chính thức đặt vấn đề Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN

Trang 10

Đứng trước tiềm năng kinh tế của Đông Nam Á và mục tiêu vươn ra hợp tác quốc tế, Việt Nam nhận định việc thay đổi nhận thức đối với hội nhập ASEAN là nhân tố cần thiết để mang lại đất nước nhiều cơ hội phát triển kinh tế và các khía cạnh khác, góp phần xây dựng

và phát triển đất nước trong tương lai

Ngày 28-7-1995, tại thủ đô Banda Xêri Bêgaoan (Brunei), nơi diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN lần thứ 28 và ARF lần thứ hai, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN Việc Việt Nam gia nhập với tư cách là thành viên thứ bảy của ASEAN; vào ngày 28 tháng 7 năm 1995 đánh dấu bước đi đầu tiên của Việt Nam hướng tới hội nhập khu vực và toàn cầu

2.2 Lý do sự thay đổi nhận thức của Việt Nam giai đoạn 1986-1995:

2.2.1 Bối cảnh thế giới và khu vực nhiều thay đổi:

Đứng trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng Đây

là một xu thế tất yếu của thời đại, do sự phát triển của khoa học - công nghệ, sự giao lưu, hợp tác giữa các quốc gia, khu vực, nhờ có công nghệ thông tin, các quốc gia có thể giao lưu, trao đổi thông tin, hàng hóa, dịch vụ với nhau một cách dễ dàng và nhanh chóng Điều này đã tạo

ra môi trường thuận lợi cho hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế Đi cùng sự ra đời của các tổ chức kinh tế quốc tế, khu vực, như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đã tạo ra cơ chế, khuôn khổ pháp lý cho hợp tác, hội nhập kinh

tế quốc tế Xu thế này đã tạo ra những cơ hội và thách thức đối với các quốc gia, trong đó có Việt Nam từ đó Việt Nam đã nhận thức rõ hơn tầm quan trọng và lợi ích của hội nhập kinh tế Hội nhập kinh tế được coi là xu thế tất yếu của thời đại, là yêu cầu khách quan của sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam Ngoài ra, Đông Nam Á trong thời gian này đã và đang trở thành một khu vực năng động, phát triển Đông Nam Á đã đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, trở thành một khu vực năng động, phát triển ASEAN

đã trở thành một tổ chức khu vực quan trọng, đóng vai trò ngày càng tăng trong thúc đẩy hợp tác, phát triển kinh tế - xã hội ở Đông Nam Á

Trước đó, Liên Xô và các nước Đông Âu đã trải qua quá trình đổi mới và sụp đổ chế

độ cộng sản Nhiều nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xô tiến hành cải cách nhưng không thành công Liên Xô, thành trì của phe XHCN bị tan rã Nhiều nước XHCN khác bước đầu có

Trang 11

những chuyển đổi nền kinh tế và đường lối phát triển, Điều này đã gây áp lực lên chính quyền Việt Nam Cộng hòa (VCH) và đẩy họ phải thực hiện các biện pháp đổi mới kinh tế và chính trị Nếu như trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1986 Việt Nam ưu tiên quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa vì có cùng có hệ thống xã hội và coi việc tham gia ASEAN với mục đích để phá vỡ thế bao vây cấm vận của các nước tư bản chủ nghĩa thì ở giai đoạn này, Đảng và Chính phủ đã nhận thấy “mở rộng quan hệ quốc tế phải trên cơ sở giữ vững độc lập tự do, tự chủ bình đẳng và cùng có lợi, giữ gìn phát huy bản sắc và những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Thực hiện đa phương hoá và đa dạng hóa quan hệ đối ngoại Coi trọng và tiếp tục phát huy những quan hệ truyền thống" ( Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng Cộng sản Việt Nam)

Quá trình Việt Nam gia nhập ASEAN là một chặng đường phấn đấu đầy gian nan trong gần 3 thập kỷ Với hoàn cảnh lịch sử khách quan, trong suốt 30 năm (1945 - 1975), nhân dân Việt Nam phải tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Và cũng trong thời gian này, Đông Nam Á là một khu vực bị chia rẽ sâu sắc do những ảnh hưởng của cuộc chiến tranh Lạnh Tháng 1/1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết Sau Hiệp định Paris, Việt Nam dù không có quan hệ với ASEAN nhưng vẫn hợp tác song phương với các nước thành viên của tổ chức này Chiến tranh Lạnh kết thúc vào năm 1991 cũng đã làm thay đổi cục diện khu vực, đặt ra cho ASEAN yêu cầu tìm hướng

đi mới Mở rộng ASEAN vì hòa bình, hợp tác, phát triển của khu vực và từng thành viên, trở thành mục tiêu mới của Hiệp hội Sau đó vào năm 1995, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN - ghi dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới của Việt Nam.2

2

Gia nhập ASEAN - bước đột phá trong đổi mới tư duy đối ngoại của Việt Nam (no date) Trang tin Điện tử Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh Available at: https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/gia-nhap-asean-buoc-dot-pha-trong-doi-moi-tu-duy-doi-ngoai-cua-viet-nam-1491881281 (Accessed: 19 December 2023).

Ngày đăng: 18/11/2024, 15:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Mediatech (no date) 28 Năm Việt Nam Gia Nhập Asean: Chung Tay vì Một Cộng đồng đoàn Kết, Vững Mạnh và thịnh vượng, Binh Phuoc, Tin tuc Binh Phuoc, Tin mới tỉnh Bình Phước. Available at: https://baobinhphuoc.com.vn/news/24/146905/28-nam-viet-nam-gia-nhap-asean-chung-tay-vi-mot-cong-dong-doan-ket-vung-manh-va-thinh-vuong (Accessed: 19 December 2023) Sách, tạp chí
Tiêu đề: 28 Năm Việt Nam Gia Nhập Asean: Chung Tay vì Một Cộng đồng đoàn Kết, Vững"Mạnh và thịnh vượng, Binh Phuoc, Tin tuc Binh Phuoc, Tin mới tỉnh Bình Phước
2. Gia nhập ASEAN - bước đột phá trong đổi mới tư duy đối ngoại của Việt Nam (no date) Trang tin Điện tử Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh. Available at: https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/gia-nhap-asean-buoc-dot-pha-trong-doi-moi-tu-duy-doi-ngoai-cua-viet-nam-1491881281 (Accessed: 19 December 2023) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gia nhập ASEAN - bước đột phá trong đổi mới tư duy đối ngoại của Việt Nam (no date) Trang tin "Điện tử Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh. Available at
3. ĐẤT NƯỚC TRÊN CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI 1986 – 2000 https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-ton-duc-thang/lich-su-dang/dat-nuoc-tren-con-duong-doi-moi-1986-2000/20990568 (Accessed: 19 December 2023) Sách, tạp chí
Tiêu đề: ĐẤT NƯỚC TRÊN CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI 1986 – 2000
4. Mediatech (no date) 28 Năm Việt Nam Gia Nhập Asean: Chung Tay vì Một Cộng đồng đoàn Kết, Vững Mạnh và thịnh vượng, Binh Phuoc, Tin tuc Binh Phuoc, Tin mới tỉnh Bình Phước. Available at: https://baobinhphuoc.com.vn/news/24/146905/28-nam-viet-nam-gia-nhap-asean-chung-tay-vi-mot-cong-dong-doan-ket-vung-manh-va-thinh-vuong (Accessed: 19 December 2023) Sách, tạp chí
Tiêu đề: 28 Năm Việt Nam Gia Nhập Asean: Chung Tay vì Một Cộng đồng đoàn Kết, Vững"Mạnh và thịnh vượng, Binh Phuoc, Tin tuc Binh Phuoc, Tin mới tỉnh Bình Phước
5. Việt Nam có những đóng góp nổi bật nào trong ASEAN? https://special.nhandan.vn/vietnam_donggop_asean/index.html (Accessed: 19 December 2023) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam có những đóng góp nổi bật nào trong ASEAN
6. Quan hệ hợp tác Việt Nam - ASEAN những năm qua (1995 - 2003) https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/quan-he-hop-tac-viet-nam-asean-nhung-nam-qua-1995-2003-1029.htm(Accessed: 19 December 2023) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ hợp tác Việt Nam - ASEAN những năm qua (1995 - 2003)
7. Quan hệ hợp tác Việt Nam - ASEAN những năm qua (1995 - 2003) https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/quan-he-hop-tac-viet-nam-asean-nhung-nam-qua-1995-2003-1029.htm (Accessed: 19 December 2023) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ hợp tác Việt Nam - ASEAN những năm qua (1995 - 2003)
8. Cộng đồng kinh tế ASEAN – Cơ hội và thách thức với Việt Nam https://aecvcci.vn/tin-tuc-n1591/cong-dong-kinh-te-asean--co-hoi-va-thach-thuc-voi-viet-nam.htm (Accessed: 19 December 2023) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cộng đồng kinh tế ASEAN – Cơ hội và thách thức với Việt Nam

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w