1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Môn tư tưởng hồ chí minh trả lời câu hỏi chương 6 tìm hiểu tư tưởng hồ chí minh về văn hóa và sự vận dụng của Đảng ta

20 57 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và sự vận dụng của Đảng ta
Tác giả Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Quang Vinh, Phạm Cẩm Tuyền, Phạm Hoài Linh
Trường học Trường Đại học Văn Hiến Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh
Thể loại Bài tập/Câu trả lời câu hỏi
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 90,83 KB

Nội dung

Một số khái niệm VH a Khái niệm VH trong Từ điển tiếng Việt · Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử; · Văn h

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NHÓM: 9 MÃ LỚP: POL10910

MÔN

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRẢ LỜI CÂU HỎI CHƯƠNG 6

TP HỒ CHÍ MINH – THÁNG 07 NĂM 2024

Trang 2

CHƯƠNG 6 - ĐỀ TÀI 1

TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA

ĐẢNG TA

I MỘT SỐ NHẬN THỨC CHUNG CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA VÀ QUAN

HỆ GIỮA VĂN HÓA VỚI CÁC LĨNH VỰC KHÁC

1.1 Một số khái niệm VH

a) Khái niệm VH trong Từ điển tiếng Việt

· Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử;

· Văn hóa là tri thức, kiến thức khoa học;

· Văn hóa là trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh;

· Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên xã hội; Còn là cụm từ để chỉ một nền văn hóa của một thời kỳ lịch sử

cổ xưa, được xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật có những đặc điểm giống nhau

b) Khái niệm VH của UNESCO: Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động

và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình

Trang 3

thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc

c) Khái niệm VH của Hồ Chí Minh:

Hồ Chí Minh viết năm 1943: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là

sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn"

d) Nội dung cơ bản của khái niệm văn hóa

+ Khái niệm “văn hóa” có nội hàm rất rộng

· Là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra trong quá trình lịch sử

· Là những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu chính đáng về đời sống tinh thần; là những tri thức về đời sống và kiến thức khoa học

· Là trình độ cao trong sinh hoạt xã hội - biểu hiện của văn minh

· Là nền văn hóa của một thời kỳ lịch sử cổ xưa, được xác định trên những di vật tìm thấy có những đặc điểm giống nhau

Trang 4

· Nó bao gồm hai khía cạnh là phi vật chất (tư tưởng, ngôn ngữ, giá trị, ) và vật chất (quần áo, nhà cửa, phương tiện, )

· Trong cuộc sống hàng ngày, khi đề cập đến văn hóa là nói đến ngôn ngữ, tư tưởng, tôn giáo, hoặc những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ghi lại dấu ấn sâu đậm của một dân tộc

e) Điểm đặc biệt ra đời khái niệm văn hóa của Hồ Chí Minh

+ Khái niệm văn hóa của Bác ra đời trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt là vào tháng 8/1943, khi Bác còn đang ở nhà tù của Tưởng Giới Thạch thì Bác đã nhấn mạnh đưa

ra khái niệm văn hóa

+ Điểm đặc biệt tiếp theo chính là khái niệm văn hóa của Bác ra đời khi UNESCO còn chưa thành lập và là lúc cả nước đang tập trung cao độ cho nhiệm vụ giải phóng dân tộc

1.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực khác

a) Quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa văn hóa với chính trị.

- Khái niệm Chính trị: Chính trị là một lĩnh vực liên quan đến việc quản lý và điều

hành của một quốc gia hoặc một cộng đồng Nó bao gồm các quyết định và hành động liên quan đến việc xác định và thực hiện các mục tiêu

- Quan niệm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa văn hóa với chính trị (chính

Trang 5

+ Chính trị - văn hóa: Hồ Chí Minh quan niệm văn hóa có vai trò ngang với chính trị, kinh tế, xã hội Trước hết phải tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc, xóa ách nô lệ, thiết lập nhà nước của dân, do dân, vì dân Đó chính là sự giải phóng chính trị để mở đường cho văn hóa phát triển

+ Văn hóa - chính trị: Văn hóa không thể đứng ngoài mà phải ở trong chính trị, tức là văn hóa phải phục vụ nhiệm vụ chính trị; đồng thời mọi hoạt động của tổ chức và nhà chính trị phải có hàm lượng văn hóa

- Quan niệm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa VH với chính trị đối với nước thuộc địa:

+ Cách mạng chính trị là cách mạng giải phóng dân tộc, giành lại độc lập, thiết lập nhà nước do dân, vì dân

+ Cách mạng giải phóng dân tộc thắng lợi mở đường cho văn hóa phát triển

+ Tuy nhiên, văn hóa không chỉ là kết quả của chính trị, không đứng ngoài chính trị

mà phải ở trong chính trị, phục vụ cho mục tiêu chính trị

+ Đồng thời mọi hoạt động chính trị phải có hàm lượng văn hóa cao mới có hiệu quả cao

b) Quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa văn hóa với kinh tế

- Khái niệm Kinh tế: Kinh tế là một lĩnh vực sản xuất, phân phối và thương mại,

cũng như tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ Tổng thể, nó được định nghĩa là một lĩnh vực xã

Trang 6

hội tập trung vào các hoạt động, tranh luận và các biểu hiện vật chất gắn liền với việc sản xuất, sử dụng và quản lý các nguồn tài nguyên khan hiếm

- Quan niệm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa văn hóa với kinh tế (kinh tế

VH; VH  kinh tế)

+ Kinh tế - văn hóa: Trong mối quan hệ với kinh tế, Hồ Chí Minh giải thích rằng văn hóa là một kiến trúc thượng tầng

· Đối với mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra rằng:

“Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải phát triển kinh tế và văn hóa.”

· Tục ngữ ta có câu: “Có thực mới vực được đạo; vì thế kinh tế phải đi trước” Quan điểm của Người chỉ rõ kinh tế chính là cơ sở của văn hóa; do đó, kinh tế phải đi trước một bước, phải chú trọng xây dựng kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng để có điều kiện xây dựng và phát triển văn hóa

+ Văn hóa - kinh tế: Văn hóa cũng không thể đứng ngoài mà phải đứng trong kinh tế; nghĩa là văn hóa không hoàn toàn phụ thuộc vào kinh tế, mà có vai trò tác động tích cực trở lại kinh tế

c) Quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa văn hóa với xã hội

- Khái niệm xã hội: là một thực thể tồn tại quanh ta, chứa đựng từng cá nhân trong

xã hội, những mối quan hệ xã hội, những vấn đề xoay quanh và tác động đến đời sống của con người

Trang 7

- Quan niệm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa văn hóa với xã hội (xã hộiVH; VH  xã hội)

+ Văn hóa - xã hội: Giải phóng chính trị đồng nghĩa với giải phóng xã hội, từ đó văn hóa mới có điều kiện phát triển Hồ Chí Minh cho rằng, xã hội thế nào văn hóa thế ấy, văn học, nghệ thuật của dân tộc Việt Nam rất phong phú, nhưng trong chế độ nô lệ, thì văn nghệ cũng bị nô lệ, không thể phát triển được

+ Xã hội - văn hóa: Xã hội chứa đựng tất cả chúng ta, những mối quan hệ và những vấn đề xoay quanh, tác động đến đời sống Vì thế nếu muốn giải phóng được văn hóa thì trước hết xã hội phải phát triển, thoát khỏi chế độ nô lệ, bóc lột nhân dân ta

d) Quan điểm của Hồ Chí Minh về giữ gìn bản sắc VH dân tộc

- Quan niệm của Hồ Chí Minh về “bản sắc văn hóa dân tộc”: Theo Hồ Chí Minh,

bản sắc văn hóa dân tộc chứa đựng giá trị lớn và có một ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Nó phản ánh những nét độc đáo, đặc tính dân tộc Vì vậy, trách nhiệm của con người Việt Nam là phải trận trọng, khai thác, giữ gìn, phát huy, phát triển những giá trị của văn hóa dân tộc, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng của từng giai đoạn lịch sử

- Quan niệm của Hồ Chí Minh về “giữ gìn bản sắc VH dân tộc”: Theo Hồ Chí

Minh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, phải biết tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại Tiếp biến văn hóa (tiếp nhận và biến đổi) là một quy luật của văn hóa Phải biết chú trọng chắt lọc tinh hoa văn hóa nhận loại

Trang 8

e) Quan điểm của Hồ Chí Minh về tiếp thu văn hóa nhân loại?

- Quan niệm của Hồ Chí Minh về “văn hóa nhân loại”

Văn hóa nhân loại là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung

và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại

- Quan niệm của Hồ Chí Minh về “tiếp thu văn hóa nhân loại”

Trong khi giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thì phải biết tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại Đây là quy luật của văn hóa Hồ Chí Minh viết, "văn hóa Việt Nam ảnh hưởng lẫn nhau của văn hóa Đông phương và Tây phương chung đúc lại

- Quan niệm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa VH dân tộc với VH nhân loại

Hồ Chí Minh chỉ rõ mục đích tiếp thu văn hóa nhân loại là để làm giàu cho văn hóa Việt Nam, là để xây dựng nền văn hóa Việt Nam hợp với tinh thần dân chủ

II QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA

2.1 Quan điểm Hồ Chí Minh văn hóa là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng

a) Quan niệm của Hồ Chí Minh về mục tiêu của sự nghiệp cách mạng

Trang 9

Văn hóa là mục tiêu Mục tiêu của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

Theo quan điểm Hồ Chí Minh, văn hóa là mục tiêu - nhìn một cách tổng quát - là quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc; là khát vọng của nhân dân về các giá trị chân, thiện, mỹ

b) Hồ Chí Minh coi văn hóa là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng: Vì văn hóa là

nội dung của bản sắc văn hóa dân tộc; là lòng yêu nước, thương nòi; là tinh thần độc lập, tự cường, tự tôn dân tộc Hình thức của bản sắc văn hóa dân tộc biểu hiện ở ngôn ngữ, phong tục, tập quán, lễ hội, truyền thống, cách cảm và cách nghĩ

c) Theo HCM, khi văn hóa là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng thì văn hóa có nhiệm vụ là soi đường cho quốc dân đi bởi tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất,

ngày 24-11-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Lấy văn hóa soi đường cho quốc dân đi” Có nghĩa là, dân tộc Việt Nam muốn xây dựng và phát triển đất nước, nhất định phải phát triển văn hóa

2.2 Quan điểm Hồ Chí Minh văn hóa là động lực của sự nghiệp cách mạng

a) Khái niệm động lực: Động lực là cái thúc đẩy làm cho phát triển Di sản Hồ Chí

Minh cho chúng ta một nhìn nhận về động lực phát triển đất nước, bao gồm động lực vật chất và tinh thần; động lực cộng đồng và cá nhân; nội lực và ngoại lực

Trang 10

b) Hồ Chí Minh coi văn hóa là động lực của sự nghiệp cách mạng vì động lực thúc

đẩy các dân tộc đoàn kết và hiểu biết lẫn nhau Với nhận thức như vậy, bằng sự nỗ lực hoạt động không mệt mỏi trên mặt trận văn hoá thông qua sách, báo, văn thơ

c) Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, động lực có thể nhận thức ở các phương diện chủ yếu sau:

+ Văn hóa chính trị, là một trong những động lực có ý nghĩa soi đường cho quốc dân

đi, lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường, tự chủ

+ Văn hóa văn nghệ, góp phần nâng cao lòng yêu nước, lý tưởng, tình cảm cách mạng, sự lạc quan, ý chí, quyết tâm và niềm tin vào thắng lợi cuối cùng của cách mạng

+ Văn hóa giáo dục, diệt giặc dốt, xóa mù chữ, với sứ mệnh “trồng người”, văn hóa giáo dục đào tạo con người mới, cán bộ mới, nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp cách mạng

+ Văn hóa đạo đức, nâng cao phẩm giá, hướng con người tới các giá trị chân, thiện,

mỹ Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, đạo đức là gốc của người cách mạng

+ Văn hóa pháp luật, bảo đảm dân chủ, trật tự, kỷ cương, phép nước

2.3 Quan điểm Hồ Chí Minh văn hóa là một mặt trận

a) Khái niệm mặt trận: Là nơi diễn ra cuộc đấu tranh trên các lĩnh vực chính trị,

kinh tế, văn hóa, xã hội; nơi diễn ra cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, cái mới và cái

cũ, giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa nhân dân ta với kẻ thù

Trang 11

b) Quan niệm của Hồ Chí Minh về mặt trận văn hóa: Mặt trận văn hóa là cuộc đấu

tranh cách mạng trên lĩnh vực văn hóa - tư tưởng Nội dung mặt trận văn hóa phong phú, đấu tranh trên các lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống…

c) Theo HCM, khi văn hóa là mặt trận thì văn hóa có nhiệm vụ: Chiến sĩ nghệ

thuật phải có lập trường tư tưởng vững vàng; ngòi bút là vũ khí sắc bén trọng sự nghiệp

"phò chính trừ tà"

2.4 Quan điểm Hồ Chí Minh văn hóa phục vụ quần chúng

a) Khái niệm quần chúng: quần chúng là bộ phận có cùng chung lợi ích căn bản,

bao gồm những thành phần, những tầng lớp và những giai cấp, liên kết lại thành tập thể dưới sự lãnh đạo của một cá nhân, tổ chức hay đảng phái nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của một thời đại nhất định

b) Hồ Chí Minh quan niệm văn hóa phải phục vụ quần chúng vì: Tư tưởng Hồ Chí

Minh phản ánh khát vọng hạnh phúc của nhân dân Tư tưởng văn hóa của Người cũng vì nhân dân, phục vụ nhân dân Theo Người, mọi hoạt động văn hóa phải trở về với cuộc sống thực tại của quần chúng, phản ánh được tư tưởng và khát vọng của quần chúng

c) Theo HCM, khi văn hóa phải phục vụ quần chúng thì văn hóa có nhiệm vụ:

Chiến sĩ văn hóa phải hiểu và đánh giá đúng quần chúng Quần chúng là những người sáng tác rất hay, Họ cung cấp cho những nhà hoạt động văn hóa những tư liệu quý

III QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA MỚI

Trang 12

3.1 Quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới trước Cách mạng tháng 8 /1945

Tháng 8-1943, cùng với việc đưa ra quan niệm và ý nghĩa của văn hóa, Hồ Chí Minh nêu ra năm nội dung nhằm xây dựng nền văn hóa dân tộc

1 Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh để khắc phục thói tự ti, trông chờ, ỷ lại; nỗi sợ hãi, kiếp nhược trước sức mạnh của thực dân Pháp, sau gần một thế kỷ đất nước chìm đắm dưới sự thống trị của thực dân Pháp xâm lược, phải xây dựng lại tinh thần độc lập, tự cường, ý thức làm chủ đất nước cho nhân dân, xây dựng lại niềm tin cho nhân dân tin tưởng vào chính sức mạnh của dân tộc mình thì mới kiến tạo nên được sức mạnh mới cho dân tộc, đưa đất nước vượt qua mọi khó khăn, thách thức trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và kiến thiết đất nước

2 Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng.

Với Hồ Chí Minh đây là một trong những nội dung quan trọng nhất trong những chuẩn mực đạo đức xã hội mà mọi người Việt Nam cần hướng tới Xây dựng luân lý trong tư tưởng Hồ Chí Minh là xây dựng văn hóa lối sống, cách cư xử của từng con người trong xã hội mới, nhất là đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng Điều này, thể hiện cả nghĩa vụ lẫn trách nhiệm của từng cá nhân đối với Tổ quốc, dân tộc Với Người, lối sống mới, lối

Trang 13

sống của XHCN là lối sống của tình thương yêu, hiểu biết lẫn nhau theo phương châm: mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người

3 Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp liên quan đến phúc lợi của nhân dân

Xuất phát từ quan điểm lấy dân làm gốc, Hồ Chí Minh xác định ngay từ đầu sự nghiệp của cách mạng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân Suốt đời chiến đấu vì lý tưởng cao cả là giành lại độc lập cho Tổ quốc, hạnh phúc cho nhân

dân Hồ Chí Minh bày tỏ: “Chủ nghĩa xã hội là mọi người dân được áo ấm cơm no, nhà ở

tử tế, được học hành”; “Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động được thì nghỉ” Người từng nhắc nhở: “không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng”…

Nội dung xây dựng văn hóa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh mang giá trị nhân văn hết sức cao cả, giá trị này không đơn thuần chỉ là những vấn đề về phúc lợi xã hội, mà hơn thế còn bao gồm cả bước đi, biện pháp xây dựng và sử dụng những phúc lợi ấy như thế nào cho sự phát triển tốt đẹp của con người

4 Xây dựng chính trị: dân quyền

Hồ Chí Minh định hướng xây dựng một nền chính trị tiến bộ cho đất nước phải thể hiện được bản chất của chế độ mới thật sự của dân, do dân và vì dân Theo người, dân quyền là quyền của người dân trong các lĩnh vực đời sống xã hội và các quyền của nhân dân phải được bảo vệ và được ghi nhận bằng Hiến pháp, pháp luật

Ngày đăng: 18/11/2024, 14:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w