Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch là một trong những đối tượng tác chiến của quân đội nhân dân Việt Nam, có âm mưu gây tổn hại đến chủ quyền, lãnh thổ và các lĩnh vực khác của Vi
Trang 1TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
BÁO CÁO NHÓM MÔN: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
ĐỀ TÀI 3:
Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch nói rằng Việt Nam đã
có thời kì xâm lược Campuchia Bằng các kiến thức đã học về chiến tranh anh chị hãy phân tích và khẳng định Việt Nam
không xâm lược.
Giảng viên hướng dẫn: NGÔ QUỐC THỚI
Nhóm: 44 – Tiểu đội 5 TP.Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 04 năm 2023
Trang 2Danh sách nhóm
STT Họ và tên MSSV Ghi chú
1 Nguyễn Thị Thanh Tâm 72200410 Tiểu đội trưởng
2 Nguyễn Minh Thành H2200099
3 Đặng Hoa Phương Thảo 62200238
4 Võ Hoàng Bách Thảo H2200198
5 Lê Hoàng Phúc Thịnh 52200253
6 Phạm Trường Thịnh H2200153
7 Lượng Thị Anh Thư E2200038
8 Nguyễn Lê Anh Thư H2200092
9 Nguyễn Thị Anh Thư C2200160
11 Trần Thị Minh Thư 72200329
12 Nguyễn Thị Diễm Thúy 32200341 Tiểu đội phó
Trang 3M c l c ụ ụ Phầần n i dungộ
1 M đầầuở 3
1.1 S lơ ược đềề tài
1.2 Gi i thích khái ni mả ệ
1.2.1 Ch nghĩa đềế quốếc và các thềế l c thù đ ch là gì?ủ ự ị
1.2.2 Xâm lược là gì?
2 Chuyên sầu phần tích đêầ tài 3
2.1 B n châết cu c chiềếnả ộ
2.2 Truyềền thốếng yều chu ng hòa bình và tình hình hi n t i c a Vi t Namộ ệ ạ ủ ệ 4
2.2.1 Truyềền thốếng yều chu ng hòa bình c a ngộ ủ ườ i dân Vi t Namệ 4
2.2.2 Tình hình lúc bâếy giờ ở ệ Vi t Nam
2.3 Ý nghĩa cu c chiềến tranh biền gi i Tây Namộ ớ
2.3.1 Đốếi v i Vi t Namớ ệ
2.3.2 Đốếi v i Campuchiớ
2.3.3 Đốếi v i quốếc tềếớ
2.4 Các n ước nói gì vềề cu c chiềến tranh biền gi i Tây Nam?ộ ớ 6
3 T ng kêếtổ 6
3.1 Mốếi quan h h u ngh , h p tác Vi t Nam – Campuchia tiềếp t c đệ ữ ị ợ ệ ụ ượ ủc c ng cốế và ngày càng phát tri nể
3.2 Bài h c rút ra sau cu c chiềến tranh biền gi i Tây Namọ ộ ớ 6
3.2.1 Đốếi v i toàn th nhân dân, Đ ng và Nhà nớ ể ả ướ 6c 3.2.2 Trách nhi m c a sinh viềnệ ủ Phầần ph l c ụ ụ
Trang 4Phần nội dung
1 Mở đầu
1.1 Sơ lược đề tài
Theo như chúng ta được biết Việt Nam - Lào và Campuchia là ba nước láng giềng, trên cùng bán đảo Đông Dương có mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết cùng chống
kẻ thù chung Đặc biệt, ba dân tộc đã kề vai sát cánh trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược để giành độc lập, tự do cho dân tộc
Nhưng chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch với Việt Nam lại nói rằng Việt Nam đã
có thời kì xâm chiếm Campuchia Đây là lời vu khống ảnh hưởng nghiêm trọng đến mối quan hệ giữa Việt Nam với Campuchia và bạn bè quốc tế, là lời nói xuyên tạc lịch sử và không tôn trọng sự thật Vì vậy tiểu đội 5 sẽ chứng minh câu nói này là sai qua bài phân tích sau
1.2 Giải thích khái niệm
1.2.1 Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch là gì?
Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch là một trong những đối tượng tác chiến của quân đội nhân dân Việt Nam, có âm mưu gây tổn hại đến chủ quyền, lãnh thổ và các lĩnh vực khác của Việt Nam, có hành vi trái với những quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế
1.2.2 Xâm lược là gì?
Xâm lược là hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc bằng cách sử dụng lực lượng vũ trang hoặc cách thức khác trái với pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế (Theo quy định tại Khoản 7 Điều 2 Luật Quốc phòng 2018)
2 Chuyên sâu phân tích đề tài
2.1 Bản chất cuộc chiến
Từ những năm 1975 đến 1979, Đảng cầm quyền tại Campuchia lúc bấy giờ chính là Đảng Cộng sản Campuchia (Khmer Đỏ) do Pol Pot cầm đầu Với sự tàn bạo của mình, Pol Pot cùng với “tay chân” của hắn đã tiến hành cuộc diệt chủng, sát hại dã man hàng triệu người dân Campuchia và đồng bào ta Đồng thời phá hoại truyền thống đoàn kết, hữu nghị của nhân dân hai nước Việt Nam – Campuchia và xâm lược biên giới Tây Nam của Việt Nam
Ở trong nước, chúng thực thi chính sách diệt chủng tàn khốc, cưỡng bức lao động khổ sai, tra tấn hành hạ dã man người dân Campuchia; biến trường học, nhà chùa thành nhà
tù, khắp mọi nơi đầy những hố chôn người tập thể… Chỉ trong 3 năm, chế độ Pôn Pốt đã giết hại gần 3 triệu người dân Campuchia vô tội, xóa bỏ mọi cơ sở vật chất xã hội và đẩy Campuchia đứng trước thảm họa diệt vong Chứng kiến tình cảnh hết sức đáng thương của nước bạn, Việt Nam không khỏi bức xúc và phản đối chính quyền Pol Pot bằng hành động cử quân tình nguyện qua hỗ trợ, đồng thời thực hiện đàm phán hòa bình nhằm giữ tình cảm hữu nghị giữa hai nước
Trang 5Đối với Việt Nam, được các thế lực phản động nước ngoài hậu thuẫn, tập đoàn phản động Pol Pot chủ trương phá nát mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống lâu đời giữa Việt Nam và Campuchia; ra sức vu khống Việt Nam, kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, đòi hoạch định lại biên giới Việt Nam - Campuchia, vô cớ coi Việt Nam là kẻ thù số 1 và tiến hành hàng loạt những cuộc xâm lấn biên giới, giết hại dân thường Theo các con số thống kê, từ tháng 5/1975 tới tháng 12/1978, Khmer Đỏ thực hiện gần 10.000 cuộc tấn công vào biên giới Việt Nam, giết hại hàng nghìn thường dân, bắt và mang đi thủ tiêu hơn 20.700 người; đốt phá hơn 21.200 nóc nhà, trường học, bệnh viện, chùa chiền, khiến 400.000 người sống ở dọc biên giới rơi vào cảnh màn trời chiếu đất, đi lánh nạn [1]
Những hành động xâm lược và diệt chủng tàn bạo của tập đoàn Pol Pot là không thể dung tha Trước những hành động vô nhân tính đó, Việt Nam ta quyết định đứng lên chiến đấu để bảo vệ mình và nước bạn Dẫn đến cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, đây là cuộc chiến không nhằm mục đích xâm phạm độc lập, chủ quyền, lãnh thổ của quốc gia khác mà xuất phát từ nhu cầu tự vệ chính đáng
2.2 Truyền thống yêu chuộng hòa bình và tình hình hiện tại của Việt Nam
2.2.1 Truyền thống yêu chuộng hòa bình của người dân Việt Nam
Trong lịch sử hàng ngàn năm, dân tộc Việt Nam đã phải tiến hành nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm để bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc Vì vậy mà cầm súng đối với dân tộc Việt Nam chỉ là cuộc “vạn bất đắc dĩ” Có lẽ vì chịu quá nhiều những khổ đau, mất mát do chiến tranh, nên dân tộc Việt Nam luôn yêu chuộng hòa bình, phản đối chiến tranh, bạo lực
Nhìn lại lịch sử, mỗi khi chiến thắng quân xâm lược, cha ông ta bao giờ cũng thể hiện tinh thần hòa hiếu Đánh thắng quân xâm lược, chúng ta cấp ngựa xe, thuyền bè, lương thảo cho họ về nước Những kẻ xâm lược bỏ xác trên đất nước ta, triều đình đều ra lệnh thu nhặt xương cốt chôn cất, kể cả lập đàn tế lễ
Từ việc hiểu rõ nỗi đau chiến tranh mà hành động đấu tranh của Việt Nam cũng chỉ xuất phát từ nhu cầu tự vệ chính đáng, trách nhiệm quốc tế, cũng như lương tâm của một dân tộc từng chịu nhiều áp bức và ngoại xâm
2.2.2 Tình hình lúc bấy giờ ở Việt Nam
- Về mặt xã hội:
Sau cuộc chiến tranh Đế quốc Mỹ, đã gây ra cái chết cho khoảng từ 2 đến 4 triệu người Việt (tính cả binh lính và dân thường tùy theo từng nguồn thống kê khác nhau), hơn 2 triệu thường dân mang thương tật suốt đời; khoảng 2 triệu người (gồm cả quân nhân) phơi nhiễm các loại hóa chất độc hại Lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam (bao gồm
cả Quân Giải phóng miền Nam) có khoảng 1,1 triệu quân nhân hy sinh trong những trường hợp khác nhau (trực tiếp chiến đấu trên chiến trường, gặp tai nạn, ốm đau trên đường hành quân), 600.000 quân nhân bị thương hoặc bị bệnh Trong số hy sinh, có 300.000 quân nhân chưa tìm được hài cốt [2]
Trang 6Bấy giờ Việt Nam chỉ vừa mới giành lại độc lập năm 1975, đất nước ta vừa phải chịu nhiều tổn thất về lực lượng và vũ khí, vừa phải đối mặt cùng lúc nhiều kẻ thù Vì vậy nếu nói Việt Nam xâm lược Campuchia không khác nào lại nói Việt Nam tự rước thêm kẻ thù cho chính mình
- Về mặt kinh tế:
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 21 năm gian khổ của dân tộc ta, Việt Nam chịu nhiều thiệt hại tổn thất về người và nền kinh tế bị hủy hoại trầm trọng
Lúc bấy giờ, cơ sở hạ tầng ở cả hai miền Việt Nam bị phá hủy một cách nặng nề Thêm vào đó là sự rập khuôn cứng nhắc của mô hình kinh tế - chính trị Liên Xô và Trung Quốc cũng ảnh hưởng ít nhiều đến việc khôi phục lại nền kinh tế Việt Nam Ngoài ra, Việt Nam còn phải hứng chịu thêm thiên tai; lệnh cấm vận của Mỹ; số lượng bom mìn còn sót lại chưa nổ, sự ô nhiễm do chất độc da cam Điều này không chỉ tác động lớn đến công cuộc khôi phục đất nước mà còn để lại nỗi đau chiến tranh vô cùng dai dẳng mãi đến sau này
Những điều trên cho thấy rằng dù muốn thì lực lượng quân đội Việt Nam cũng không thể tiến hành xâm lược nước bạn Và mỗi người dân Việt Nam hiểu rõ hơn ai hết nỗi đau đớn
mà chiến tranh đem lại nên lời vu khống này là hoàn toàn vô lý
2.3 Ý nghĩa cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam
Sau trận chiến chống quân Pol Pot Việt Nam ta đã dành thắng lợi vẻ vang Chiến thắng này là một lời khẳng định chủ quyền mạnh mẽ và mang ý nghĩa quan trọng đối với hai nước Việt Nam – Campuchia và đối với quốc tế
2.3.1 Đối với Việt Nam
Thắng lợi trong cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc có ý nghĩa rất to lớn đối với Việt Nam:
- Một lần nữa khẳng định nhân dân Việt Nam với ý chí độc lập, tự chủ và tinh thần đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế trong sáng, sẵn sàng đập tan bất kỳ âm mưu và hành động chống phá nào của các thế lực phản động, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc
- Thể hiện tinh thần quốc tế cao cả, mối quan hệ truyền thống gắn bó thủy chung, lâu đời,
sự giúp đỡ trong sáng, chí nghĩa, chí tình của Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân Việt Nam đối với nhân dân Campuchia
2.3.2 Đối với Campuchia
Chiến thắng ngày 07/01/1979 có ý nghĩa lịch sử đặc biệt to lớn đối với vận mệnh đất nước Campuchia:
- Đã xóa bỏ hoàn toàn chế độ diệt chủng của tập đoàn Pol Pot, thành lập chế độ Cộng hòa nhân dân Campuchia
Trang 7- Cứu nhân dân Campuchia ra khỏi thảm họa diệt chủng, giành lại quyền được sống, quyền làm người và bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do thật sự, hồi sinh đất nước và dân tộc
- Xây dựng cuộc sống hòa bình, tươi đẹp
2.3.3 Đối với quốc tế
Thắng lợi vĩ đại ngày 07/01/1979 là thắng lợi chung của nhân dân hai nước Việt Nam -Campuchia, thể hiện sức mạnh của tinh thần đoàn kết quốc tế, sự thủy chung, trọn nghĩa vẹn tình giữa hai dân tộc Việt Nam - Campuchia
- Chiến thắng chế độ diệt chủng Pol Pot đã góp phần giữ vững hoà bình, ổn định ở khu vực Đông Nam Á và trên thế giới
- Đấu tranh vạch trần bản chất của chế độ phân biệt chủng tộc, sắc tộc, chế độ độc tài và cảnh báo cho nhân loại cảnh giác trước nguy cơ của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và chủ nghĩa phát xít mới
2.4 Các nước nói gì về cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam?
Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin đã từng nói: “Sự giúp đỡ bằng xương máu của quân tình nguyện Việt Nam là sự giúp đỡ nhân đạo và đúng đắn nhất Sự hỗ trợ này
lẽ ra phải là nghĩa vụ chính yếu của cộng đồng quốc tế trong việc cứu giúp một dân tộc đang trong hoạn nạn bởi chính sách diệt chủng có tổ chức chính quy từ trên xuống dưới của chế độ Pol Pot.” [3]
Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen cũng từng khẳng định: “Quân dân Campuchia nếu không có sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam thì không thể giải phóng nhanh đến thế Nếu Campuchia tự giải phóng thì dân Campuchia chết hết rồi.” [4]
Tự hào hơn cả, không chỉ có những lời ca ngợi và cảm ơn từ các lãnh đạo mà đến cả người dân Campuchia cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, họ gọi những chiến sỹ quân tình nguyện Việt Nam bằng cái tên thân thương là “Bộ đội nhà Phật”
Qua những điều trên, đã một lần nữa khẳng định rằng Việt Nam không xâm lược Campuchia Đất nước Việt Nam thực sự là một quốc gia yêu chuộng hoà bình, luôn giúp
đỡ và đề cao tình cảm giữa các nước láng giềng, cũng như coi trọng và gìn giữ mối quan
hệ bạn bè quốc tế
3 Tổng kết
3.1 Mối quan hệ hữu nghị, hợp tác Việt Nam – Campuchia tiếp tục được củng cố và ngày càng phát triển
Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng gần gũi và có mối quan hệ truyền thống, gắn bó từ lâu đời Sau chiến tranh biên giới Tây Nam, mối quan hệ này càng được nhân dân hai nước dày công vun đắp và trở thành tài sản chung vô giá của hai dân tộc Năm 2022 đánh dấu 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (24/6/1967-24/6/2022) và cũng được chọn là Năm Hữu nghị Việt Nam - Campuchia Chặng đường
Trang 8hơn nửa thế kỷ qua là minh chứng sống động cho mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài giữa Việt Nam và Campuchia Với phương châm láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài, với những định hướng và khuôn khổ hợp tác trong thời kỳ mới, cùng quyết tâm của lãnh đạo và nhân dân hai nước, quan hệ Việt Nam - Campuchia sẽ tiếp tục phát triển,
vì sự phồn vinh của mỗi quốc gia, vì cuộc sống ấm no của nhân dân mỗi nước, đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới
3.2 Bài học rút ra sau cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam
Chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc đã để lại nhiều bài học, kinh nghiêm quý báu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay
3.2.1 Đối với toàn thể nhân dân, Đảng và Nhà nước [5]
Một là, luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện, đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn xâm lược của kẻ thù
Vì nằm ở vị trí có ý nghĩa chiến lược trọng yếu cả về chính trị, quân sự, Việt Nam luôn là đối tượng nhòm ngó, xâm lược của các thế lực ngoại bang Từ thực tế đó, trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước, đề cao cảnh giác đã trở thành ý thức thường trực của dân tộc ta Để đất nước không bị bất ngờ, chúng ta luôn đề cao cảnh giác, đánh giá đúng tình hình, kịp thời phát hiện âm mưu, thủ đoạn của địch và đề ra phương án ứng phó kịp thời, hiệu quả
Hai là, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân (QPTD) vững mạnh, nhất là ở những địa bàn chiến lược, trọng điểm, biên giới, hải đảo
Mục tiêu xuyên suốt của Đảng ta về xây dựng nền QPTD vững mạnh là tạo sức mạnh tổng hợp của đất nước, giữ vững hòa bình, ngăn chặn nguy cơ chiến tranh, sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược dưới mọi hình thức và tạo thế chủ động cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Chính sách quốc phòng của ta là “hòa bình, tự vệ”
Ba là, chăm lo xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu ngày càng cao
Hiện nay, trước yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới,
sự nghiệp xây dựng quân đội đang đặt ra những yêu cầu cao hơn Sức mạnh của Quân đội ta là tổng hòa của nhiều nhân tố hợp thành, trong đó nội dung cơ bản được Đảng ta đặt lên hàng đầu là xây dựng nhân tố chính trị - tinh thần, xem đó là nền tảng để xây dựng, nâng cao sức mạnh tổng hợp và sức chiến đấu của quân đội Do đó, trước hết và quan trọng nhất là phải tập trung xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân
Bốn là, nhạy bén nắm bắt tình hình thế giới, khu vực, tăng cường hợp tác, đối ngoại quốc phòng với các nước, nhất là các nước láng giềng
Trang 9Cùng với chủ trương phát huy cao độ sức mạnh nội lực, tinh thần độc lập, tự chủ, Đảng
và Nhà nước ta hết sức coi trọng và không ngừng tăng cường, củng cố đoàn kết quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ từ bên ngoài, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh quốc tế, nội lực với ngoại lực tạo nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng kẻ thù, giữ vững nền độc lập dân tộc
3.2.2 Trách nhiệm của sinh viên
- Tích cực học tập và tìm hiểu đúng về lịch sử đất nước từ những nguồn thông tin chính thống (VD: VnexExpress, Đời sống và pháp luật, QPVN - Kênh truyền hình quốc phòng Việt Nam…)
- Cảnh giác, phê phán, tố cáo trước những thông tin mang tính chất phản động chống lại Đảng và Nhà nước
- Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập và lao động đặc biệt là trong thời đại hội nhập quốc tế hiện nay
- Tích cực tham gia các hoạt động, phong trào với mục đích tuyên truyền về lịch sử, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta đến bạn bè quốc tế
- Tích cực quan tâm đến đời sống chính trị, xã hội của địa phương của đất nước
Phụ lục
Phụ lục 2:
https://ussh.vnu.edu.vn/vi/nckh/san-pham-nghien-cuu-tieu-bieu/hau-qua-cua-cuoc-chien-tranh-viet-nam-1954-1975-may-van-de-ban-luan-11757.html
Phụ lục 3 và 4:
https://www.google.com/amp/s/www.vietnamplus.vn/chien-thang-pol-pot-thang-loi-cua-tinh-doan-ket-viet-namcampuchia/767082.amp
Phụ lục 5:
https://www.qdnd.vn/40nam-chien-thang-chien-tranh-bao-ve-bien-gioi-tay-nam/phan-tich-binh- luan/chien-thang-chien-tranh-bao-ve-to-quoc-o-bien-gioi-tay-nam-bai-hoc-cho-cong-cuoc-bao-ve-chu-quyen-dat-nuoc-559169
Phụ lục 6: Quân của Pol Pot ở căn cứ Tà Sanh ra đầu hàng quân đội cách mạng Campuchia và
bộ đội tình nguyện Việt Nam sau khi căn cứ này bị đánh chiếm, ngày 28/3/1979
Trang 10Nguồn: https://soha.vn/quan-tinh-nguyen-vn-phai-danh-de-cuop-xac-dong-doi-nghen-long-truoc-su-man-ro-cua-linh-polpot-2019010816332245.htm
Phụ lục 7: Tội ác tàn bạo của tập đoàn Pol Pot
Phụ lục 8: Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam sau kháng chiến chống Mỹ
Phụ lục 9: Hậu quả sau chiến tranh kháng chiến chống Mỹ