Trong trường hợp không thể xác định được nơi cư trú của bị đơn, bên còn lại trong vụ án có thể yêu cầu Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú theo thủ tục giải quyết việ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI KHOA PHÁP LUẬT DÂN SỰ VÀ KIỂM SÁT DÂN SỰ
-
TIỂU LUẬN
LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
Đề tài: 7 Phân tích thẩm quyền theo lãnh thổ trong giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
Họ và tên: Phạm Thanh Sơn MSSV: 193801010262
Lớp: K7G
Hà Nội - 2021
Trang 22
MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
ĐẶT VẤN ĐỀ 3
GIẢI QUYẾT VẤN 3
1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN THEO LÃNH THỔ 3
1.1 Khái niệm 3
1.2 Cơ sở 4
1.3 Nguyên tắc 4
1.4 Mục đích 4
2 QUY ĐỊNH VỀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ 2015 4
2.1 Điểm a Khoản 1 Điều 39 4
2.2 Điểm b Khoản 1 Điều 39 10
2.3 Điểm c Khoản 1 Điều 39 11
3 KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN THEO LÃNH THỔ TRONG BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ 2015 13
KẾT LUẬN 14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 33
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS 2015) được xây dựng, ban hành trên cơ sở kế thừa các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, cũng như pháp điển hóa một số quy định trong các Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và một số văn bản pháp quy khác hướng dẫn về quá trình thụ lý, giải quyết, xét xử các vụ việc dân sự Tuy nhiên, qua 5 năm thi hành, tình hình kinh tế, xã hội của đất nước phát triển nhanh, dẫn đến nảy sinh nhiều vấn đề mới và phức tạp liên quan đến thẩm quyền, nhiệm
vụ tổ chức xét xử của Tòa án nhân dân và của các cơ quan tiến hành tố tụng Điều này đã làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của các đương sự trong quan hệ pháp luật tố tụng, đòi hỏi các quy định pháp luật tương ứng của BLTTDS 2015 phải có sự thay đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn Chính vì thế,
em đã chọn đề tài số 7: Phân tích thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa
án theo quy định của BLTTDS 2015 làm bài tiểu luận Tuy nhiên với phạm vi đề
quá rộng, để đảm bảo yêu cầu về định lượng số trang, do đó trong bài tiểu luận này, em chỉ đề cập tới nội dung liên quan đến thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa
án trong giải quyết vụ án dân sự (VADS) được quy định tại Khoản 1 Điều 39 Mặc dù đã cố gắng, song vì nhận thức còn nhiều hạn chế nên khó tránh khỏi thiếu sót Rất mong thầy cô góp ý để bài tiểu luận được hoàn thiện Em xin cảm ơn!
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN THEO LÃNH THỔ
1.1 Khái niệm
Dựa trên quy định tại Điều 39 BLTTDS 2015 về thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo lãnh thổ và sự tìm hiểu của cá nhân từ các nguồn tài liệu, có thể hiểu:
Thẩm quyền giải quyết VADS theo lãnh thổ của Tòa án là quyền của một Tòa án
Trang 44
cụ thể trong hệ thống Tòa án được thực hiện thủ tục giải quyết một VADS theo trình tự sơ thẩm trong phạm vi lãnh thổ theo quy định của pháp luật 1
1.2 Cơ sở
Đây là thực chất là sự phân định thẩm quyền giải quyết sơ thẩm giữa các Tòa
án cùng cấp Điều này xuất phát từ quy định về tổ chức hệ thống Tòa án ở nước
ta theo địa giới hành chính với mục đích hạn chế sự chồng chéo về thẩm quyền xét xử sơ thẩm giữa các Tòa án cùng cấp Ngoài ra, còn tạo điều kiện tốt nhất giải quyết VADS một cách nhanh chóng, thuận tiện và đúng đắn cho các đương sự
1.3 Nguyên tắc
Về nguyên tắc phải được tiến hành trên cơ sở bảo đảm việc giải quyết VADS của Tòa án được nhanh chóng, đúng đắn; bảo đảm việc bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; cũng như bảo đảm quyền tự định đoạt của các đương sự
1.4 Mục đích
Nhằm xác định Tòa án cụ thể có thẩm quyền giải quyết một VADS theo thủ tục sơ thẩm với những điều kiện nhất định Đó là các điều kiện dựa trên dấu hiệu
về lãnh thổ, liên quan đến nơi cư trú, nơi làm việc, nơi có trụ sở của đương sự; nơi có tài sản tranh chấp và nơi đặt trụ sở Tòa án
2 QUY ĐỊNH VỀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ CỦA TÒA
ÁN THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ 2015
Vấn đề này được quy định tại Khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015 với 03 quy định tương ứng với 03 điểm, do vậy hướng phân tích sẽ đi theo quy định của từng điểm một
2.1 Điểm a Khoản 1 Điều 39
1 Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (2019), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia
Sự Thật, Hà Nội
Trang 55
Điểm a Khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015 quy định: “a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;”
Sở dĩ nhà làm luật quy định như trên vì: (1) Tạo điều kiện thuận lợi để bị đơn
tham gia tố tụng Bởi lẽ, bị đơn trong VADS là người bị buộc phải tham gia tố tụng, do đó về mặt tâm lý thường không muốn tham gia và thường tìm mọi cách
để không đến Tòa án hoặc trì hoãn việc đến Tòa án; (2) Tòa án nơi cư trú/làm
việc/nơi đặt trụ sở của bị đơn còn giúp xác minh, nắm bắt được các vấn đề của vụ
án, trên cơ sở đó có đường lối giải quyết phù hợp cũng như việc thi hành án được thuận tiện hơn
Việc xác định nơi cư trú của bị đơn được xác định theo BLDS 2015, theo đó
tại Điều 40 quy định: “1 Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống 2 Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó đang sinh sống” Như vậy, có thể hiểu, nơi cư trú của cá nhân là nơi có đăng ký hộ khẩu
thường trú nếu người đó sinh sống tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi tạm trú nếu người đó sinh sống không cùng nơi đăng ký hộ khẩu thường trú Trong trường hợp không thể xác định được nơi cư trú của bị đơn, bên còn lại trong vụ
án có thể yêu cầu Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú theo thủ tục giải quyết việc dân sự được quy định tại khoản 2 Điều 27 BLTTDS 20152 Ngoài ra, tại Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn một số quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 192 BLTTDS số 92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại
vụ án quy định: “Điều 5 Về địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan
2 Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (2019), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia
Sự Thật, Hà Nội
Trang 66
1 Địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan” quy định tại điểm e khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 được xác định như sau:
a) Nếu người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn còn quốc tịch Việt Nam trở
về Việt Nam sinh sống thì nơi cư trú của họ là địa chỉ chỗ ở hợp pháp mà người
bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thường trú hoặc tạm trú hoặc đang sinh sống theo quy định của Luật cư trú;
b) Nếu người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam thì nơi cư trú của họ được xác định theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;
c) Nếu người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là người nước ngoài, người Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài thì nơi cư trú của họ được xác định căn cứ vào tài liệu, chứng cứ do người khởi kiện cung cấp hoặc theo tài liệu, chứng cứ do cơ quan có thẩm quyền cấp, xác nhận;
d) Nếu người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức có quốc tịch Việt Nam thì địa chỉ của cơ quan, tổ chức được xác định là nơi
cơ quan, tổ chức đó có trụ sở chính hoặc chi nhánh theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo quy định của pháp luật;
Trường hợp cơ quan, tổ chức có quốc tịch nước ngoài thì địa chỉ của cơ quan, tổ chức được xác định căn cứ vào tài liệu, chứng cứ do người khởi kiện cung cấp hoặc theo tài liệu, chứng cứ do cơ quan có thẩm quyền cấp, xác nhận3”
Ngoài ra căn cứ các Điều 41, 42, 43, 44 và 45 BLDS 2015, có thể xác định nơi cư trú của một số chủ thể đặc biệt như: Nơi cư trú của người chưa thành niên
3 Hội đồng thẩm phán TANDTC (2017), Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP Hướng dẫn một số quy định tại
Khoản 1 và Khoản 3 Điều 192 BLTTDS số 92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại
vụ án
Trang 77
là nơi cư trú của cha, mẹ, nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên sinh sống; Nơi cư trú của quân nhân và quân nhân đang làm nghĩa
vụ quân sự là nơi đơn vị của quân nhân đóng quân; Nơi cư trú của sĩ quan quân đội, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng là nơi người đó thường xuyên sinh sống, nếu họ không có nơi thường xuyên sinh sống thì là nơi đơn vị của người đó đóng quân; Nơi cư trú của người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền, phương tiện hành nghề lưu động khác là nơi người đó thường xuyên sinh sống, nếu họ không có nơi thường xuyên sinh sống thì nơi cư trú là nơi đăng ký tàu, thuyền, phương tiện đó
Trường hợp người khởi kiện đã cung cấp địa chỉ “nơi cư trú, làm việc, hoặc nơi có trụ sở” của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cho Tòa
án theo đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 5 Nghị quyết
số 04/2017/NQ-HĐTP tại thời điểm nộp đơn khởi kiện mà được cơ quan, tổ chức
có thẩm quyền cấp, xác nhận hoặc có căn cứ khác chứng minh rằng đó là địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì được coi là đã ghi đúng địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 192 BLTTDS 2015
Địa chỉ “nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng” của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan quy định tại Điểm đ, e Khoản 4 Điều 189 BLTTDS 2015 là địa chỉ người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã từng cư trú, làm việc hoặc có trụ sở mà người khởi kiện biết được gần nhất tính đến thời điểm khởi kiện và được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp, xác nhận hoặc có căn cứ khác chứng minh
Tuy nhiên, xoay quanh vấn đề này thực tế áp dụng vẫn còn nhiều vướng mắc
Ví dụ thực tế, A và B là vợ chồng đã đăng ký kết hôn, sau một thời gian chung sống, người chồng là A có hành vi trộm cắp tài sản nên bị Tòa tuyên án phạt tù và thi hành án tại trại giam có địa chỉ X Nay người vợ là B nộp đơn yêu cầu ly hôn thì Tòa án nơi A có hộ khẩu thường trú hay Tòa án nơi A đang chấp hành án có
Trang 88
thẩm quyền giải quyết? Có rất nhiều ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề này, riêng quan điểm của cá nhân thì cho rằng không được hiểu nơi đang chấp hành án
là nơi mà bị đơn đang sinh sống, làm việc, cũng không phải là nơi bị đơn A thường trú hay tạm trú mà địa chỉ thường trú của bị đơn A vẫn được xác định là nơi A có
hộ khẩu thường trú Vì vậy, Tòa án nơi anh A có hộ khẩu thường trú sẽ có thẩm quyền thụ lý và giải quyết
Vướng mắc nữa là: Tòa án tính sao nếu bị đơn cố tình giấu địa chỉ? Trước
khi có Công văn số 02/TANDTC-PC của Tòa án nhân dân tối cao về việc giải đáp một số vướng mắc trong xét xử, thì đây là một vướng mắc rất lớn trong quá trình thụ lý và giải quyết vụ án Theo đó:
(1) Người khởi kiện đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo địa chỉ ghi trong giao dịch, hợp đồng bằng văn bản thì Tòa án có phải yêu cầu bổ sung văn bản xác minh nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mới thụ lý vụ án không?
(2) Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án không thể tống đạt được văn bản tố tụng cho bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo địa chỉ ghi trong giao dịch, hợp đồng do nguyên đơn cung cấp Tòa án tiến hành xác minh tại địa phương thì bị đơn đã đi khỏi nơi cư trú 06 tháng trước Trong trường hợp này, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hay tiếp tục giải quyết vụ án? Hai câu hỏi trên đã được Tòa án nhân dân tối cao giải đáp như sau Căn cứ
theo Điểm e Khoản 1 Điều 192 của BLTTDS quy định: “Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng họ không có nơi cư trú ổn định, thường xuyên thay đổi nơi cư trú, trụ sở mà không thông báo địa chỉ mới cho cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về cư trú làm cho người khởi kiện không biết được nhằm mục đích che giấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa
vụ đối với người khởi kiện thì Thẩm phán không trả lại đơn khởi kiện mà xác định
Trang 99
người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình giấu địa chỉ và tiến hành thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung”
Điểm a Khoản 1 Điều 5 của Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP quy
định: “Địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan” quy định tại điểm e khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 được xác định như sau: Nếu người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn còn quốc tịch Việt Nam trở về Việt Nam sinh sống thì nơi cư trú của họ là địa chỉ chỗ ở hợp pháp
mà người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thường trú hoặc tạm trú hoặc đang sinh sống theo quy định của Luật cư trú”
Khoản 2 Điều 5 của Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP quy định: “Người khởi kiện đã cung cấp địa chỉ “nơi cư trú, làm việc, hoặc nơi có trụ sở” của người
bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cho Tòa án theo đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn tại khoản 1 Điều này tại thời điểm nộp đơn khởi kiện
mà được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp, xác nhận hoặc có căn cứ khác chứng minh rằng đó là địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì được coi là đã ghi đúng địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015”
Khoản 1 Điều 6 của Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP quy định: “Trường hợp trong đơn khởi kiện người khởi kiện đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ của người
bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo hướng dẫn tại Điều 5 Nghị quyết này thì Tòa án phải nhận đơn khởi kiện và xem xét thụ lý vụ án theo thủ tục chung”
Căn cứ các quy định trên, người khởi kiện đã ghi đúng, đầy đủ địa chỉ của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo địa chỉ ghi trong giao dịch, hợp đồng thì Tòa án phải thụ lý vụ án mà không được yêu cầu người khởi kiện phải
Trang 1010
cung cấp bổ sung văn bản xác minh nơi cư trú của bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
Như vậy, trường hợp sau khi thụ lý vụ án mà không tống đạt được văn bản
tố tụng, xác minh tại địa phương thì họ đã đi khỏi nơi cư trú 6 tháng trước; đây được xác định là trường hợp người bị kiện, người có quyền, nghĩa vụ liên quan giấu địa chỉ Tòa án căn cứ quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều 6 của Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP để tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung mà không ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án4
2.2 Điểm b Khoản 1 Điều 39
Điểm b Khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015 quy định: “b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28,
30 và 32 của Bộ luật này;” Xuất phát từ nguyên tắc: Việc dân sự cốt ở đôi bên,
quy định này tôn trọng và đề cao sự tự định đoạt của các bên trong quan hệ dân
sự Trong thực tiễn, quy định này được áp dụng rộng rãi đối với lựa chọn thỏa thuận Tòa án của các bên trong hợp đồng vì hiện nay các hợp đồng được ký kết thường có điều khoản về phương thức giải quyết tranh chấp, trong đó các bên có thể lựa chọn Tòa án hoặc Trọng tài Ngoài ra, việc thỏa thuận lựa chọn Tòa án cũng có thể được lập bằng văn bản riêng, thậm chí trong nhiều trường hợp không cần văn bản mà bằng hành vi của mình, các bên đã ngầm thỏa thuận về việc lựa chọn Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
Tuy nhiên cần lưu ý sự thỏa thuận nói trên phải phù hợp với quy định của pháp luật về thẩm quyền của Tòa án các cấp, được quy định tại Điều 33 và Điều
34 BLTTDS 2015 thì mới có giá trị Ví dụ VADS đó thuộc thẩm quyền của Tòa
án cấp huyện thì không được thỏa thuận để Tòa án cấp tỉnh giải quyết và ngược
4 Tòa án nhân dân tối cao (2021), Công văn số 02/TANDTC-PC Về việc giải đáp một số vướng mắc trong xét xử