1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận nguyên lý thị trường tài chính bài tập nhóm số 1 tiền mã hóa

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu luận nguyên lý thị trường tài chính bài tập nhóm số 1 tiền mã hóa
Tác giả Võ Quốc Tiến, Nguyễn Hoàng Triều, Nguyễn Thành Hoàng
Người hướng dẫn PGS.TS Trần Hùng Sơn
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Kinh tế - Luật
Chuyên ngành Nguyên lý thị trường tài chính
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 6,18 MB

Nội dung

Ethereum Hình 4 – Đồng Ethereum - Ethereum là một nền tảng blockchain phi tập trung cho phép thiết lập mạng ngang hàng nhằm thực thi và xác nhận một cách an toàn mã ứng dụng, thường được

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

- -TIỂU LUẬN HK1/ 2024-2025 NGUYÊN LÝ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

BÀI TẬP NHÓM SỐ 1

GVHD: PGS.TS TRẦN HÙNG SƠN

LỚP HP: 241BFF204411

SV THỰC HIỆN:

TP Hồ Chí Minh - Tháng 10/2024

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC HÌNH ẢNH 3

1 Khái niệm tiền mã hóa 4

2 Các đặc tính cơ bản của tiền mã hóa 4

2.1 Phi tập trung 4

2.2 Minh bạch và an toàn 4

2.3 Giao dịch nhanh chóng và toàn cầu, không biên giới 5

2.4 Nguồn cung hạn chế 5

2.5 Tính biến động cao 5

2.6 Tiềm năng ứng dụng rộng rãi 5

3 Ứng dụng của một số loại hình tiền mã hóa hiện nay 5

3.1 Bitcoin 5

3.2 Ethereum 6

3.3 Dogecoin 7

3.4 Litecoin 7

4 Lợi ích và bất lợi của tiền mã hóa 8

4.1 Lợi ích 8

4.2 Bất lợi 8

5 Cơ chế hoạt động của các loại tiền mã hóa 9

5.1 Công nghệ 9

5.2 Phương thức trao đổi 10

5.3 Phương thức lưu trữ 11

5.4 Khuôn khổ pháp lý của các quốc gia 11

TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 3

MỤC LỤC HÌNH ẢNH

Hình 1 – Các loại tiền mã hóa 4

Hình 2 – A toàn và bảo mật khi dùng tiền mã hóa 5

Hình 3 – Đồng Bitcoin 6

Hình 4 – Đồng Ethereum 6

Hình 5 – Đồng Dogecoin 7

Hình 6 – Đồng Litecoin, Bitcoin, Ethereum từ trái sang phải 7

Hình 7 – Công nghệ blockchain của crypto 8

Hình 8 – Giá cả của tiền mã hóa khá rủi ro 9

Hình 9 – Cách thức Bitcoin hoạt động 10

Hình 10 – Ví nóng và ví lạnh 11

Hình 11 – Pháp lý ở Việt Nam 12

Trang 4

1 Khái niệm tiền mã hóa

- Tiền mã hóa, hay còn gọi là tiền điện tử, là một dạng tiền kỹ thuật số phi tập

trung sử dụng mật mã để bảo mật các giao dịch Nó hoạt động trên một mạng lưới phân tán, được gọi là blockchain, nơi mọi giao dịch đều được ghi lại một cách minh bạch và không thể thay đổi, đồng thời giao dịch độc lập với các trung gian như ngân hàng và bộ xử lý thanh toán

- Bản chất phi tập trung này tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch ngang

hàng (P2P) trực tiếp giữa các cá nhân Thay vì thông qua ví tiền vật lý và tài khoản ngân hàng, mọi người truy cập tiền mã hóa của họ thông qua các ví tiền mã hóa riêng biệt hoặc các sàn giao dịch tiền mã hóa

- Tiền mã hóa đầu tiên và nổi tiếng nhất là Bitcoin, được tạo ra vào năm 2009

bởi một cá nhân hoặc một nhóm người lấy tên là Satoshi Nakamoto Kể từ

đó, hàng ngàn loại tiền mã hóa đã xuất hiện, mỗi loại có những đặc điểm và mục đích riêng

Hình 1 – Các loại tiền mã hóa

2 Các đặc tính cơ bản của tiền mã hóa

2.1 Phi tập trung

- Không có cơ quan trung gian: Không có ngân hàng trung ương hay tổ

chức tài chính nào kiểm soát mạng lưới tiền mã hóa

- Quyền kiểm soát cá nhân: Người dùng có quyền kiểm soát hoàn toàn ví

tiền của mình và thực hiện các giao dịch mà không cần sự cho phép của bất

kỳ bên thứ ba nào

2.2 Minh bạch và an toàn

- Blockchain: Mọi giao dịch đều được ghi lại trên blockchain, một sổ cái

công khai và phân tán Điều này đảm bảo tính minh bạch và giúp ngăn chặn gian lận

- Mật mã hóa: Các giao dịch được bảo mật bằng các thuật toán mã hóa mạnh

mẽ, giúp bảo vệ thông tin cá nhân và tài sản của người dùng

Trang 5

Hình 2 – A toàn và bảo mật khi dùng tiền mã hóa 2.3 Giao dịch nhanh chóng và toàn cầu, không biên giới

- Tốc độ: Các giao dịch tiền mã hóa thường được xử lý nhanh chóng, đôi khi

chỉ mất vài giây để hoàn tất

- Toàn cầu: Tiền mã hóa có thể được gửi và nhận trên toàn thế giới, bất kể

giờ giấc hay vị trí địa lý

2.4 Nguồn cung hạn chế

- Tổng cung cố định: Nhiều loại tiền mã hóa có tổng cung cố định, nghĩa là

số lượng đồng coin tối đa sẽ được tạo ra Điều này giúp duy trì giá trị của đồng coin và ngăn chặn lạm phát

- Quy trình khai thác: Việc tạo ra các đồng coin mới thường được thực hiện

thông qua quá trình khai thác (mining), đòi hỏi sức mạnh tính toán lớn

2.5 Tính biến động cao

- Giá cả thay đổi liên tục: Giá trị của tiền mã hóa có thể biến động mạnh

trong thời gian ngắn, chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như tin tức thị trường, tâm lý nhà đầu tư, và các sự kiện toàn cầu

2.6 Tiềm năng ứng dụng rộng rãi

- Thanh toán: Tiền mã hóa có thể được sử dụng để thanh toán hàng hóa và

dịch vụ

- Đầu tư: Nhiều người xem tiền mã hóa như một loại tài sản để đầu tư và sinh

lời

- Tài sản thế chấp: Một số nền tảng cho phép sử dụng tiền mã hóa làm tài

sản thế chấp để vay vốn

- Các ứng dụng phi tập trung: Tiền mã hóa là nền tảng cho nhiều ứng dụng

phi tập trung (dApps) khác nhau, như các sàn giao dịch phi tập trung, trò chơi blockchain, và các nền tảng tài chính mở

3 Ứng dụng của một số loại hình tiền mã hóa hiện nay

3.1 Bitcoin

Trang 6

Hình 3 – Đồng Bitcoin

- Bitcoin thường được coi là "ông hoàng" của tiền mã hóa Được ra mắt vào

năm 2009, Bitcoin là đồng tiền mã hóa đầu tiên và vẫn là đồng tiền có vốn hóa thị trường lớn nhất Bitcoin được dùng thay thế cho tiền tệ nhằm tiết kiệm thời gian giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp Có thể nói Bitcoin được sử dụng như kiều hối quốc thế với mức chi phí cực thấp và đảm bảo an toàn, bí mật chi người sử dụng đặc biệt là các doanh nghiệp

- Nhiều người xem Bitcoin như một loại vàng kỹ thuật số, một tài sản để bảo

vệ giá trị trong dài hạn Mặc dù tốc độ giao dịch chưa nhanh bằng các loại tiền mã hóa khác, Bitcoin vẫn được chấp nhận thanh toán tại một số cửa hàng và dịch vụ

3.2 Ethereum

Hình 4 – Đồng Ethereum

- Ethereum là một nền tảng blockchain phi tập trung cho phép thiết lập mạng

ngang hàng nhằm thực thi và xác nhận một cách an toàn mã ứng dụng, thường được gọi là hợp đồng thông minh - cho phép người dùng giao dịch với Ethereum mà không cần một cơ quan trung ương đáng tin cậy Giao dịch được gửi từ và nhận thông qua các tài khoản Ethereum mà người tham gia tạo Người gửi phải đăng ký giao dịch và nhận Ether, đồng tiền mã hoá gốc của Ethereum, làm chi phí thực hiện các giao dịch trên mạng

- Ethereum sử dụng ether, mã thông báo mật mã dành riêng cho blockchain

của nó Ether (ETH) được sử dụng để thanh toán cho những người xác thực, người đã trả tiền cho giao dịch trong chuỗi khối, thông qua một phương thức thanh toán ngoài chuỗi và một khoản đặt cọc của người xác thực

- Đặc điểm:

o Ưu điểm: Linh hoạt, khả năng mở rộng cao, cộng đồng lớn

Trang 7

o Nhược điểm: Mạng lưới có thể bị tắc nghẽn khi nhu cầu cao, phí gas (phí giao dịch) biến động mạnh

3.3 Dogecoin

Hình 5 – Đồng Dogecoin

- Như mọi loại tiền mã hoá phổ biến khác, DOGE được tạo ra nhằm hỗ trợ

người dùng thực hiện những giao dịch trên blockchain Mặc dù hiện tại Dogecoin có ít ứng dụng thương mại, loại tiền tệ này đang hướng tới việc được chấp nhận rộng rãi để trao đổi tiền boa trên mạng sau khi một người đăng tải thông tin thú vị hoặc có ích lên các cộng đồng trên mạng Khẩu hiệu của Dogecoin là "To the moon!" Giao dịch hàng hoá ngoài đời thực với DOGE được thực hiện thông qua các cộng đồng trên mạng như Reddit và Twitter Dogecoin hiện nay đã trở thành một loại tiền mã hóa được cộng đồng yêu thích, thường được sử dụng để tip trên các nền tảng mạng xã hội

- V D: Nếu một người muốn tặng ai đó 10 xu để đổi lấy một lợi ích khác, hãy tạo ra một nhận xét tốt về họ trên Reddit Giá trị 10 xu này nếu được đổi sang Bitcoin sẽ là 0,000006 BTC Nhưng 10 xu này cũng có thể chuyển sang 6.02 DOGE, một tỷ lệ quy đổi đơn giản hơn rất nhiều

- Đặc điểm:

o Ưu điểm: Cộng đồng lớn, thân thiện, giá cả phải chăng

o Nhược điểm: Không có công nghệ nền tảng đột phá, dễ bị biến động giá mạnh

3.4 Litecoin

Hình 6 – Đồng Litecoin, Bitcoin, Ethereum từ trái sang phải

- Litecoin LTC được sinh ra làm một đồng tiền điện tử được sử dụng trong

các thanh toán và là một phiên bản cải tiến của Bitcoin Nhờ vào Nguyên lý làm việc cùng với thuật toán được nâng cấp, việc mua bán LTC trở nên đơn giản và bảo mật hơn với chi phí chỉ dưới 15 cents trong khoảng thời gian

Trang 8

nhanh hơn gấp 4 lần so với BTC Thường được xem như một phiên bản

"nhẹ" của Bitcoin, Litecoin được sử dụng chủ yếu để thanh toán hàng ngày Năm 2011, Litecoin nhắm mục tiêu để trở thành “bạc kỹ thuật số”, trong khi Bitcoin là “vàng kỹ thuật số”, nhằm thúc đẩy nhà đầu tư mua bán LTC nhiều hơn nữa

- Đặc điểm:

o Ưu điểm: Tốc độ giao dịch nhanh hơn Bitcoin, phí thấp

o Nhược điểm: Tính năng không quá nổi bật so với các đồng tiền khác

4 Lợi ích và bất lợi của tiền mã hóa

4.1 Lợi ích

- Tiền mã hoá tạo khả năng giúp việc chuyển tiền trực tiếp giữa hai bên trong

giao dịch dễ dàng hơn mà không cần đến bên thứ ba như ngân hàng hoặc công ty thẻ tín dụng; việc chuyển tiền này được tạo điều kiện thông qua việc

sử dụng khóa công khai và khóa riêng cho mục đích bảo mật

- Trong các hệ thống tiền mã hoá hiện đại, "ví" hoặc địa chỉ tài khoản của

người dùng có khóa chung và khóa riêng được sử dụng để kí các giao dịch Việc chuyển tiền được thực hiện với phí giao dịch tối thiểu, giúp người dùng tránh được các khoản phí cao của ngân hàng và tổ chức tài chính đòi hỏi cho các giao dịch chuyển khoản

- Sự hấp dẫn chính của Bitcoin là công nghệ blockchain mà nó sử dụng để lưu

trữ một sổ cái trực tuyến của tất cả các giao dịch đã được thực hiện bằng bitcoin, cung cấp cấu trúc dữ liệu cho sổ cái này và giúp nó hạn chế mối đe doạ từ tin tặc, và có thể được sao chép trên tất cả các máy tính chạy phần mềm Bitcoin

Hình 7 – Công nghệ blockchain của crypto

- Mỗi khối Bitcoin mới được tạo phải được xác minh bằng sổ cái của từng

người dùng trên thị trường, khiến cho việc giả mạo lịch sử giao dịch gần như không thể xảy ra Nhiều chuyên gia thấy blockchain có những ứng dụng quan trọng trong các công nghệ như bỏ phiếu trực tuyến và gây quĩ cộng đồng và giảm chi phí giao dịch

4.2 Bất lợi

Trang 9

- Do tiền mã hoá không có lưu trữ trung tâm, số dư tiền mã hoá có thể bị mất

sạch nếu như một người không may quên mất khoá riêng của mình

- Tính bán ẩn danh của các giao dịch tiền mã hoá làm cho chúng được sử

dụng trong hoạt động bất chính như rửa tiền và trốn thuế Nhiều loại tiền mã

hoá coi trọng đến tính riêng tư như Dash, ZCash hoặc Monero, khiến chúng

rất khó để truy tìm dấu vết các giao dịch

- Vì các đồng tiền mã hóa dựa trên công nghệ Blockchain ở dạng sổ cái phân

tán, nên các giao dịch mua bán tiền mã hóa được diễn ra ở phạm vi toàn cầu

Vì tính chất công nghệ của loại tài sản này nên hiện nay việc quản lý các sàn giao dịch, các chủ thể là điều không thể vì không thể xác định được vị trí địa

lý của các bên nên khó có thể xác định hệ thống pháp luật áp dụng đối với các giao dịch này, nếu như có hành vi lừa đảo đối với những cá nhân muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư với loại tài sản này, cá nhân đó cũng sẽ khó có thể nhờ cậy tới pháp luật và cơ quan nhà nước để bảo vệ quyền lợi của mình

Do vậy, những người sở hữu đồng tiền này sẽ tự chịu những rủi ro khi tham gia giao dịch Hiện nay chúng ta đã thấy các trường hợp nhà đầu tư bị lừa đảo khi mua tiền mã hóa Họ có thể bị lừa thông qua sàn giao dịch giả, ví tiền ảo giả hay bị lừa đảo thông qua ICO khi các doanh nghiệp lập dự án giả kêu gọi mua Token với giá thấp để thu hút vốn đầu tư nhưng sau đó hủy dự án…

Hình 8 – Giá cả của tiền mã hóa khá rủi ro

- Chính vì không có cơ quan giám sát, không có cơ quan trung gian, không có

hệ thống pháp luật quy định cụ thể, giá của những đồng tiền kỹ thuật số sẽ biến động không ngừng Điển hình là giá trị của đồng Bitcoin, đồng tiền mã hóa phổ biến nhất hiện nay, vào giai đoạn năm 2009 khi mới ra đời, đồng Bitcoin có giá trị chưa tới 1 USD Đến cuối năm 2017 thế giới chứng kiến đồng giá đồng Bitcoin tăng vọt lên 20.000 USD và sau đó giảm xuống gần 3.000 USD trong năm tiếp theo Đến năm 2021, cùng với sự đi lên của thị trường, đồng Bitcoin giai đoạn này đã lập kỷ lục khi có thời điểm lên tới gần 65.000 USD Từ diễn biến giá của đồng Bitcoin, chúng ta nhận thấy mức độ

Trang 10

dao động của các đồng tiền mã hóa là vô cùng lớn, vì thế cũng khó để có thể

sử dụng đồng Bitcoin hay các đồng tiền mã hóa thay thế cho tiền pháp định

5 Cơ chế hoạt động của các loại tiền mã hóa

5.1 Công nghệ

Hình 9 – Cách thức Bitcoin hoạt động

- Tiền mã hóa (cryptocurrency) là một loại tiền kỹ thuật số sử dụng công nghệ

blockchain để thực hiện các giao dịch ngang hàng (P2P) mà không cần qua trung gian như ngân hàng Dưới đây là một số điểm nổi bật về công nghệ của tiền mã hóa:

o Blockchain: Đây là công nghệ sổ cái phân tán ghi lại tất cả các giao dịch một cách an toàn và minh bạch Mỗi khối (block) chứa một số giao dịch và được liên kết với khối trước đó, tạo thành một chuỗi (chain) không thể thay đổi

o Mật mã học (Cryptography): Tiền mã hóa sử dụng các thuật toán mật

mã để bảo mật giao dịch và bảo vệ dữ liệu khỏi bị truy cập hoặc thao tác trái phép Các kỹ thuật như hàm băm mật mã và chữ ký số giúp đảm bảo tính toàn vẹn và quyền riêng tư của giao dịch

o Phi tập trung (Decentralization): Không có cơ quan trung ương nào kiểm soát mạng lưới tiền mã hóa Thay vào đó, các giao dịch được xác minh và ghi lại bởi một mạng lưới máy tính phân tán trên toàn cầu

o Hợp đồng thông minh (Smart Contracts): Đây là các chương trình tự động thực hiện các điều khoản của hợp đồng khi các điều kiện được đáp ứng Ethereum là một ví dụ điển hình về nền tảng hỗ trợ hợp đồng thông minh Tính bất biến (Immutability): Một khi dữ liệu được ghi vào blockchain, nó không thể bị thay đổi hoặc xóa bỏ Điều này đảm bảo tính toàn vẹn và minh bạch của dữ liệu

5.2 Phương thức trao đổi

- Tiền mã hóa (cryptocurrency) có nhiều phương thức trao đổi khác nhau, chủ

yếu dựa trên công nghệ blockchain Dưới đây là một số phương thức phổ biến:

- Sàn giao dịch tiền mã hóa: Đây là nơi người dùng có thể mua, bán và trao

Trang 11

- Giao dịch ngang hàng (P2P): Người dùng có thể trao đổi tiền mã hóa trực

tiếp với nhau mà không cần qua trung gian Các nền tảng như LocalBitcoins

và Paxful hỗ trợ loại giao dịch này

- Ví tiền mã hóa: Ví tiền mã hóa không chỉ lưu trữ mà còn cho phép người

dùng gửi và nhận tiền mã hóa Ví có thể là ví nóng (kết nối internet) hoặc ví lạnh (không kết nối internet) như Ledger và Trezor

- Hợp đồng thông minh: Đây là các chương trình tự động thực hiện các điều

khoản của hợp đồng khi các điều kiện được đáp ứng Ethereum là nền tảng phổ biến nhất cho việc triển khai hợp đồng thông minh

- Máy ATM tiền mã hóa: Các máy ATM này cho phép người dùng mua và

bán tiền mã hóa bằng tiền mặt Chúng thường được đặt tại các thành phố lớn trên thế giới

5.3 Phương thức lưu trữ

- Tiền mã hóa có thể được lưu trữ bằng nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào

mức độ bảo mật và tiện lợi mà bạn mong muốn Dưới đây là một số phương thức lưu trữ phổ biến:

o Ví nóng (Hot Wallets): Đây là các ví trực tuyến, dễ dàng truy cập và

sử dụng cho các giao dịch hàng ngày Tuy nhiên, do luôn kết nối với Internet, chúng có thể dễ bị tấn công mạng hơn

o Ví lạnh (Cold Wallets): Đây là các ví ngoại tuyến, không kết nối với Internet, giúp bảo vệ tài sản khỏi các cuộc tấn công mạng Ví lạnh bao gồm ví phần cứng (hardware wallets) và ví giấy (paper wallets)

Hình 10 – Ví nóng và ví lạnh

o Ví phần cứng (Hardware Wallets): Đây là các thiết bị vật lý lưu trữ khóa riêng tư của bạn Chúng rất an toàn vì không kết nối với Internet

o Ví giấy (Paper Wallets): Đây là các bản in của khóa công khai và khóa riêng tư của bạn Mặc dù an toàn trước các cuộc tấn công mạng, nhưng chúng có thể bị mất hoặc hư hỏng

o Lưu ký bên thứ ba (Third-Party Custody): Đây là dịch vụ lưu trữ do các công ty cung cấp, giúp quản lý và bảo vệ tài sản của bạn Tuy nhiên, bạn cần tin tưởng vào bên thứ ba này

Ngày đăng: 12/11/2024, 15:02

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1 – Các loại tiền mã hóa - Tiểu luận  nguyên lý thị trường tài chính bài tập nhóm số 1 tiền mã hóa
Hình 1 – Các loại tiền mã hóa (Trang 4)
Hình 2 – A toàn và bảo mật khi dùng tiền mã hóa - Tiểu luận  nguyên lý thị trường tài chính bài tập nhóm số 1 tiền mã hóa
Hình 2 – A toàn và bảo mật khi dùng tiền mã hóa (Trang 5)
Hình 4  –  Đồng Ethereum - Tiểu luận  nguyên lý thị trường tài chính bài tập nhóm số 1 tiền mã hóa
Hình 4 – Đồng Ethereum (Trang 6)
Hình 5 – Đồng Dogecoin - Tiểu luận  nguyên lý thị trường tài chính bài tập nhóm số 1 tiền mã hóa
Hình 5 – Đồng Dogecoin (Trang 7)
Hình 6 – Đồng Litecoin, Bitcoin, Ethereum từ trái sang phải - Tiểu luận  nguyên lý thị trường tài chính bài tập nhóm số 1 tiền mã hóa
Hình 6 – Đồng Litecoin, Bitcoin, Ethereum từ trái sang phải (Trang 7)
Hình 7 – Công nghệ blockchain của crypto - Tiểu luận  nguyên lý thị trường tài chính bài tập nhóm số 1 tiền mã hóa
Hình 7 – Công nghệ blockchain của crypto (Trang 8)
Hình 8 – Giá cả của tiền mã hóa khá rủi ro - Tiểu luận  nguyên lý thị trường tài chính bài tập nhóm số 1 tiền mã hóa
Hình 8 – Giá cả của tiền mã hóa khá rủi ro (Trang 9)
Hình 10 – Ví nóng và ví lạnh - Tiểu luận  nguyên lý thị trường tài chính bài tập nhóm số 1 tiền mã hóa
Hình 10 – Ví nóng và ví lạnh (Trang 11)
w