1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THUYẾT MINH TỔNG HỢP ĐỒ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN MÙ CANG CHẢI (TỈNH YÊN BÁI)

212 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái)
Tác giả Kts. Lê Văn Lợi, Ths. Kts. Phạm Tuấn Nam, Kts. Michel Fanni, Kts. Trần Nguyên Vũ, Kts. Dominique Clayssen, Kts. Nguyễn Việt Tú, Kts. Thierry Van De Wynngaert, Kts. Nguyễn Thị Hồng Minh, Ks. Nicolas Van Meenen, Kts. Dương Tuấn Anh, Kts. Trần Hữu Hoàng Phú, Kts. Nguyễn Viết Hưng, Kts. Ngô Xuân Huy, Kts. Nguyễn Trung Quang, Ths.Kts. Phạm Anh Tuấn, Ths.Ks. Phạm Trung Quân, Ks. Nguyễn Hùng Sơn, Ks. Đoàn Tuấn Vũ, Ks. Trương Công Thành, Ths.Ks. Bùi Thị Thanh Duyên
Chuyên ngành Quy hoạch Xây dựng
Thể loại Đồ án quy hoạch xây dựng
Năm xuất bản 2022
Thành phố Yên Bái
Định dạng
Số trang 212
Dung lượng 14,94 MB

Cấu trúc

  • Chương I: PHẦN MỞ ĐẦU (11)
    • I.1. Lý do, sự cần thiết lập quy hoạch (11)
    • I.2. Phạm vi, ranh giới và thời hạn lập quy hoạch (13)
    • I.3. Cơ sở lập quy hoạch (14)
    • I.4. Mục tiêu quy hoạch (16)
  • Chương II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN (17)
    • II.1. Điều kiện tự nhiên (17)
    • II.2. Hiện trạng phát triển vùng (22)
    • II.3. Đánh giá tổng hợp thực trạng nguồn lực và ưu thế phát triển (56)
    • II.4. Đánh giá tổng hợp (SWOT) (58)
  • Chương III: CÁC TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN HUYỆN MÙ CANG CHẢI (60)
    • III.1. Vị trí, vai trò và các mối quan hệ kinh tế vùng (60)
    • III.2. Quan điểm, mục tiêu và tính chất vùng (61)
    • III.3. Viễn cảnh, tầm nhìn (63)
    • III.4. Định vị vị thế của vùng huyện Mù Cang Chải (64)
    • III.5. Chiến lược phát triển các sản phẩm du lịch (72)
    • III.6. Danh mục các dự án chiến lược (74)
    • III.7. Các kịch bản phát triển không gian vùng (79)
    • III.8. Dự báo các chỉ tiêu phát triển (83)
  • Chương IV: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN VÙNG HUYỆN (94)
    • IV.1. Ý tưởng phát triển không gian vùng (94)
    • IV.2. Cấu trúc và mô hình phát triển không gian vùng (94)
    • IV.3. Tổ chức phát triển không gian vùng (95)
    • IV.4. Nhu cầu đất xây dựng chủ yếu (113)
    • IV.5. Phương hướng phát triển ngành có lợi thế của vùng (114)
  • Chương V: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG XÃ HỘI (128)
    • V.1. Hệ thống dịch vụ thương mại (128)
    • V.2. Hệ thống giáo dục đào tạo (128)
    • V.3. Hệ thống y tế (130)
    • V.4. Hệ thống các công trình văn hóa, TDTT (130)
  • Chương VI: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT (131)
    • VI.1. Định hướng giao thông (131)
    • VI.2. Định hướng chuẩn bị kỹ thuật (138)
    • VI.3. Định hướng cấp nước (144)
    • VI.4. Quy hoạch cấp điện (151)
    • VI.5. Quy hoạch thông tin liên lạc (157)
    • VI.6. Định hướng thoát nước thải, vệ sinh môi trường và nghĩa trang (158)
  • Chương VII: ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC (166)
    • VII.1. Các vấn đề và mục tiêu bảo vệ môi trường, ứng phó BĐKH (166)
    • VII.2. Đánh giá tác động của các phương án quy hoạch đối với các vấn đề môi trường (167)
    • VII.3. Dự báo các diễn biến môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch (168)
    • VII.5. Một số kiến nghị bảo vệ môi trường (186)
  • Chương VIII: CƠ CHẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN (187)
    • VIII.1. Cơ chế quản lý phát triển (187)
    • VIII.2. Biện pháp tổ chức thực hiện (187)
  • Chương IX: CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ (188)
    • IX.1. Các dự án ưu tiên đầu tư (188)
    • IX.2. Chính sách về vốn (196)
    • IX.3. Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực (197)
  • Chương X: GIẢI PHÁP VÀ NGUỒN LỰC THỰC HIỆN QUY HOẠCH (199)
    • X.1. Nhóm giải pháp về huy động, sử dụng nguồn lực, thu hút vốn đầu tư (199)
    • X.2. Nhóm giải pháp về phát triển và cung ứng nguồn nhân lực, phát triển thị trường lao động (201)
    • X.3. Nhóm giải pháp về môi trường, khoa học và công nghệ (203)
    • X.4. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách liên kết phát triển (205)
    • X.5. Nhóm giải pháp về quản lý, kiểm soát phát triển các khu vực chức năng, phát triển đô thị, nông thôn (210)
    • X.6. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch (210)

Nội dung

Song ngược lại, địa hình bị chia cắt mạnh mẽ dẫn đến sự khó khăn trong kết nối cơ sở hạ tầng, thiếu quỹ đất để xây dựng, ngoài ra trình độ phát triển của bộ phận dân cư vẫn còn ở m

PHẦN MỞ ĐẦU

Lý do, sự cần thiết lập quy hoạch

Yên Bái là tỉnh miền núi, nằm ở trung tâm giữa vùng núi và trung du Bắc bộ Việt Nam, phía Tây Bắc giáp tỉnh Lào Cai và tỉnh Lai Châu; phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh

Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang; Phía Đông Nam giáp tỉnh Phú Thọ và phía Tây giáp tỉnh Sơn La Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 6.892,68 km 2 , xếp thứ 8 về quy mô đất đai trong tổng số 12 tỉnh thuộc vùng núi và trung du phía Bắc Toàn tỉnh có 9 đơn vị hành chính, trong đó có 1 thành phố Yên Bái là trung tâm hành chính - kinh tế - xã hội của tỉnh; 1 thị xã Nghĩa Lộ và 7 huyện: Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn, Văn Yên, Lục Yên, Trấn Yên, Yên Bình

Yên Bái là vùng kinh tế tổng hợp có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng Tây Bắc và vùng Trung du miền núi phía Bắc Đầu mối giao thông trung chuyển quan trọng của các tỉnh phía Tây Bắc và Đông Bắc, giữa miền xuôi và miền núi Là trung tâm đào tạo nghề và dịch vụ y tế vùng Tây Bắc và có ý nghĩa quan trọng về an ninh quốc phòng

Mù Cang Chải là huyện miền núi nằm ở cực Tây của tỉnh Yên Bái Ở độ cao trung bình 1000 mét so với mực nước biển, Mù Cang Chải được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu trong lành, nhiều tiềm năng về khoáng sản và cảnh quan tự nhiên chưa được khai thác Song ngược lại, địa hình bị chia cắt mạnh mẽ dẫn đến sự khó khăn trong kết nối cơ sở hạ tầng, thiếu quỹ đất để xây dựng, ngoài ra trình độ phát triển của bộ phận dân cư vẫn còn ở mức thấp khiến Mù Cang Chải vẫn dậm chân ở “vùng trũng” Điều này dẫn đến một nghịch lý: Mù Cang Chải – vùng đất nổi tiếng thế giới với di sản ruộng bậc thang và các bãi đá cổ - đồng thời cũng là một trong 56 huyện nghèo nhất cả nước (theo Quyết định số 275/QĐ-TTg) với sự chênh lệch phát triển lớn so với các huyện và tỉnh lân cận Do đó, phát triển kinh tế địa phương luôn được xem là mục tiêu hàng đầu trong các chiến lược phát triền vùng

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức cần giải quyết để Mù Cang Chải đạt được mục tiêu này Sự phức tạp về vị trí địa lý và giao thông tiếp cận dẫn đến những khó khăn trong vận hành và quản lý địa phương, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng và phát triển đô thị Nhu cầu phát triển kinh tế tốc độ cao trong bối cảnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa có nguy cơ dẫn đến sự đánh đổi môi trường và bản sắc cộng đồng các dân tộc – vốn là các giá trị không thể khôi phục lại được Các hệ quả ngày càng rõ nét sau quá trình phát triển nóng của các đô thị có tính chất tương đồng như Đà Lạt, Sa Pa v.v nhiều khả năng sẽ là bài toán Mù Cang Chải cần giải quyết trong tương lai Bên cạnh đó, diễn biến gần như không thể đảo ngược của thiên tai, biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu, cùng các tác động nhân tạo không được cảnh báo trước (như hoạt động khai thác thượng nguồn, các sự cố môi trường nằm ngoài phạm vi lãnh thổ) đã và đang làm thay đổi nhanh chóng các điều kiện và quy luật tự nhiên – vốn là nền tảng của mọi hoạt động phát triển lãnh thổ

Bảng so sánh Mù Cang Chải với 12 địa điểm du lịch nổi bật của Việt Nam và doanh thu du lịch lữ hành theo giá hiện hành phân theo địa phương năm 2017 (Đvt: tỷ đồng – Nguồn: Tổng cục thống kê và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030)

Do đó, với quan điểm thoát nghèo bền vững và không đánh đổi sự phát triển bằng mọi giá, vùng huyện Mù Cang Chải cần thiết phải xây dựng một quy hoạch không gian tổng thể có tầm nhìn chiến lược rõ ràng gắn liền với hệ thống mục tiêu và chương trình hành động khả thi Một định hướng phát triển dài hạn lấy du lịch làm trọng tâm sẽ giúp vùng huyện Mù Cang Chải có thể cùng lúc thúc đẩy các cấu phần:

 Một hệ sinh thái kinh tế xanh: nông nghiệp hữu cơ gắn với đặc sản địa phương, công nghiệp sạch với quy mô vừa và nhỏ, dịch vụ du lịch hướng đến các thị trường tiểu ngạch;

 Quảng bá thương hiệu và đặc trưng lãnh thổ;

 Cải thiện dân trí và chất lượng nguồn nhân lực, rút ngắn khoảng cách phát triển;

 Bảo tồn các giá trị cảnh quan, chủ động ứng phó với Biến đổi khí hậu

Với các định hướng trên, quy hoạch xây dựng vùng huyện Mù Cang Chải đến năm

2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đòi hỏi một mô hình phát triển đặc thù, hướng tới từng bước tiệm cận các mô hình phát triển du lịch thành công trên thế giới Đây sẽ là nền tảng cho việc triển khai các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, quản lý các hoạt động xây dựng và phát triển đô thị - nông thôn, cũng như là cơ sở cho việc thu hút đầu tư trong thời gian tới.

Phạm vi, ranh giới và thời hạn lập quy hoạch

Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch

Phạm vi nghiên cứu trực tiếp: Gồm toàn bộ diện tích tự nhiên huyện Mù Cang

Chải khoảng 120.096 ha, gồm 01 thị trấn và 13 xã

Sơ đồ liên hệ vùng huyện Mù Cang Chải

 Phía Bắc giáp huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai;

 Phía Nam giáp huyện Mường La tỉnh Sơn La;

 Phía Đông giáp huyện Văn Yên và huyện Văn Chấn;

 Phía Tây giáp huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu

Phạm vi nghiên cứu mở rộng: vùng huyện Mù Cang Chải và các địa phương lân cận, vùng tỉnh Yên Bái

Thời hạn lập quy hoạch

 Giai đoạn ngắn hạn: đến năm 2030

 Giai đoạn dài hạn: đến năm 2050

Cơ sở lập quy hoạch

Luật Quy hoạch đô thị 30/2009/QH12 ngày 17/06/2009;

Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;

Luật Xây dựng ngày 18/6/2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17/6/2020;

Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19/06/2017;

Luật số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018 Sửa đổi bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch;

Nghị định 38/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ ban hành về Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị;

Nghị định 37/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2014 của Chính phủ ban hành về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

Nghị định số 43/2014 ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai;

Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;

Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30/8/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng, quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù;

Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/05/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Phân loại đô thị;

Nghị quyết số 28-NQ/TU ngày 24/02/2021 của Yên Bái về đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến 2030;

Quyết định số 980/QĐ-TTg ngày 21/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030;

Quyết định số 2598/QĐ-UBND ngày 25/12/2014 của UBND tỉnh Yên Bái phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Yên Bái đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Quyết định số 934/QĐ-TTg ngày 17/5/2016 của UBND tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Yên Bái 5 năm 2016 - 2020;

Quyết định số 3195/QĐ-UBND ngày 15/12/2020 của UBND tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Yên Bái 5 năm 2021 - 2025;

Quyết định 676/QĐ-TTg ngày 18/05/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn cấp huyện giai đoạn

Quyết định số 322/QĐ-TTg ngày 21/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Công văn số 3612/UBND-XD ngày 16/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc lập một số đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh Yên Bái;

Quyết định số 438/UBND-XD ngày 28/2/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc triển khai lập Quy hoạch xây dựng vùng Huyện Mù Cang Chải;

Quyết định số 1520/QĐ-SXD ngày 6/7/2020 của Sở Xây dựng về việc phê duyệt kế hoạch đấu thầu gói thầu tư vấn lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050;

Quyết định số 1521/QĐ-SXD ngày 6/7/2020 của Sở Xây dựng về việc chỉ định thầu tư vấn lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050;

Quyết định số 2868/QĐ-UBND ngày 13/11/2020 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt nhiệm vụ lập đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái;

Công văn số 159-TB/VPTU ngày 11/10/2021 của Văn phòng Tỉnh uỷ Yên Bái về thông báo kết luận của Thường trực Tỉnh uỷ về đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện

Công văn số 2862/SXD-QHKT ngày 30/11/2021 của Sở Xây dựng tỉnh Yên Bái về việc xin ý kiến tham gia thẩm định vào đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái;

Căn cứ Văn bản số 216-TB/VPTU ngày 15/3/2022 của Văn phòng Tỉnh ủy Yên Bái về việc thông báo Kết luận của Thường trực Tỉnh uỷ về Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Mù Cang Chải

Các tài liệu, số liệu, bản đồ có liên quan

Niên giám Thống kê tỉnh Yên Bái năm 2020;

Số liệu thống kê huyện Mù Cang Chải;

Các dự án, quy hoạch và các tài liệu, số liệu liên quan của các ngành, lĩnh vực trên địa bàn huyện Mù Cang Chải có liên quan đến khu vực lập quy hoạch;

Các bản đồ địa hình, hành chính khu vực quy hoạch và vùng phụ cận tỷ lệ 1/5.000, 1/10.000, 1/25.000, 1/50.000 v.v.;

Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về quy hoạch xây dựng hiện hành.

Mục tiêu quy hoạch

Cụ thể hóa Quyết định số 2598/QĐ-UBND ngày 25/12/2014 của UBND tỉnh Yên Bái phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Yên Bái đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Phát triển vùng huyện Mù Cang Chải đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 trở thành vùng trọng điểm của khu vực về phát triển dịch vụ du lịch;

Quy hoạch xây dựng và phát triển các khu vực trên địa bàn huyện phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ cảnh quan môi trường, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững;

Làm cơ sở để đề xuất các chương trình, dự án, dự kiến kinh phí và phân công các phòng ban liên quan tổ chức phối hợp tổ chức thực hiện;

Làm cơ sở pháp lý cho công tác chỉ đạo, lập kế hoạch, quản lý đất đai, quản lý đầu tư xây dựng và phát triển trên địa bàn tỉnh;

Tạo cơ hội kêu gọi, thu hút đầu tư, khai thác lợi thế, thế mạnh của huyện để phát triển toàn diện kinh tế - xã hội phù hợp với bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của địa phương và cốt lõi là nâng cao chất lượng sống cho người dân.

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN

Điều kiện tự nhiên

Huyện Mù Cang Chải là một huyện vùng cao nằm ở phía Tây của tỉnh, cách thành phố Yên Bái 180km theo đường Quốc lộ 32, cách thủ đô Hà Nội 365km

Huyện nằm trong hệ thống núi thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam Độ cao trung bình là 900m, độ cao tuyệt đối thấp nhất là cánh đồng Cao Phạ 650m, cao nhất là đỉnh Púng Luông 2.985m so với mặt nước biển Địa hình bị chia cắt mạnh, tạo nên các sườn núi trải dài, mái dốc và nhiều thung lũng như Nậm Có, Nậm Khắt, Kim Nọi, Púng Luông v.v Độ dốc trung bình toàn huyện là trên 40º, có nơi dốc đến 70º

Trên địa bàn huyện không có sông lớn mà có hàng chục khe suối tạo nên mạng khe suối dày đặc Trong số đó có suối Nậm Kim chảy xuyên suốt chiều dài huyện theo hướng Đông Nam - Tây Bắc đổ xuống sông Đà, chia Mù Cang Chải thành tả ngạn và hữu ngạn

Ngoài đỉnh Púng Luông, các vận động địa chất còn tạo ra ở Mù Cang Chải những đỉnh núi cao khác như: Lùng Cúng (2.913m), Phu Ba (2.512m), Mồ Dề (2.100m) v.v

Khí hậu huyện Mù Cang Chải thuộc vùng khí hậu á nhiệt đới gió mùa, có mang đặc điểm ôn đới, chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa khô hanh (tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau - mùa lúa chín, suối cạn) và mùa mưa (tháng 4 đến tháng 10 - mùa thác đổ, lũ ống quét)

Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình cả năm 19,8ºC; nhiệt độ trung bình cao 23,4ºC (vào tháng 5, 6, 7) và trung bình thấp 14,7ºC (tháng 1 và tháng 2), cá biệt có những năm nhiệt độ xuống đến dưới 3ºC và các đỉnh núi cao có sương muối và tuyết

Lượng mưa bình quân cả năm từ 1.600 - 2.000mm/năm; độ ẩm từ 80 - 81%, về mùa hanh từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau, độ ẩm xuống thấp 70%

Số giờ nắng bình quân cả năm 1.400 - 1.700 giờ, tổng nhiệt độ cả năm từ 6.500 - 7.000ºC

Gió mùa Đông Bắc xuất hiện vào khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, có đặc điểm mang nhiều hơi ẩm, giá lạnh tạo ra sương mù và mưa phùn; gió Lào xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 4, hướng thịnh hành là Tây - Bắc, có độ ẩm thấp và khô hanh

Huyện Mù Cang Chải chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn của hệ thống các suối nhỏ trong đó có suối Nậm Kim là lớn nhất (đoạn chảy qua huyện dài 78 km), các suối nhỏ hơn như suối Nậm Mơ, Mồ Dề, Nậm Có, v.v Đặc điểm tương đồng của các suối là lòng hẹp và khá dốc, do đó trong điều kiện mưa lớn và tập trung đã tạo nên dòng chảy mạnh, gây lũ lớn, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân

Suối Nậm Kim chảy xuyên suốt chiều dài huyện và hệ thống các khe suối

II.1.4.1 Tài nguyên khoáng sản

Nguồn tài nguyên khoáng sản ở Mù Cang Chải rất nghèo nàn, chỉ tập trung ở nhóm vật liệu xây dựng song cũng chưa đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng ở địa phương Trong lòng đất của các xã Cao Phạ, Nậm Có, La Pán Tẩn có mỏ chì, mỏ bạc v.v Ngoài ra rải rác một số nơi trong huyện có vàng sa khoáng, thạch anh nhưng trữ lượng không lớn

Huyện Mù Cang Chải hiện có 4 giấy phép thăm dò khoáng sản, 5 giấy phép cấp cho

5 doanh nghiệp khai thác quặng sắt, chì, kẽm, tổng diện tích theo giấy phép khai thác là 106,64 ha

Bản đồ khoáng sản huyện Mù Cang Chải

Tài nguyên rừng là thế mạnh của toàn tỉnh Yên Bái nói chung và của huyện Mù Cang Chải nói riêng Cổng thông tin điện tử UBND tỉnh vừa ban Quyết định Công bố số liệu hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Yên Bái năm 2020 Theo đó, tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp toàn tỉnh là 522.959 ha; tỷ lệ che phủ toàn tỉnh năm 2020 là 63% Theo Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái năm 2020, tỷ lệ che phủ rừng của huyện Mù Cang Chải đạt 67,07%

Diện tích và trữ lượng lớn rừng Mù Cang Chải tạo nên cảnh quan môi trường và hệ sinh thái động thực vật trong rừng rất phong phú Mù Cang Chải còn có khu bảo tồn các loài sinh vật cảnh với rừng nguyên sinh trung tâm là xã Chế Tạo và vùng ngoại vi phía Bắc, phía Đông các xã Dế Xu Phình, Púng Luông, Nậm Khắt

II.1.4.3 Tài nguyên du lịch

Với lợi thế về điều kiện tự nhiên cũng như cảnh quan thiên nhiên, Mù Cang Chải có nhiều thuận lợi để phát triển ngành du lịch với nhiều loại hình du lịch mũi nhọn như: Du lịch nghỉ dưỡng; du lịch sinh thái; du lịch tham quan, nghiên cứu; du lịch văn hóa, lễ hội v.v Mặc dù còn nhiều khó khăn trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng song ngành du lịch của huyện đã thu hút được khách tham quan bởi các địa danh nổi tiếng như: Thác Nậm Mơ (Mồ Dề), Dề Thàng (Chế Cu Nha) v.v Các thửa ruộng bậc thang ở ba xã La Pán Tẩn, Chế

Cu Nha và Dế Xu Phình đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Việt Nam xếp hạng là danh thắng quốc gia Mù Cang Chải còn có khu bảo tồn các loài sinh vật cảnh với trung tâm là xã Chế Tạo và vùng ngoại vi phía Bắc, phía Đông các xã Dế Xu Phình, Púng Luông, Nậm Khắt, là những địa điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước

Theo số liệu phòng Văn hóa và thông tin Mù Cang Chải, hiện nay trên địa bàn huyện có 02 di tích cấp quốc gia đã được thẩm quyền công nhận, đó là:

 Di tích lịch sử đèo Khau Phạ - nơi thành lập đội du kích Khau Phạ (được công nhận ngày 27/08/2012 tại QĐ 3270/QĐ-BVHTTDL);

 Danh thắng ruộng bậc thang với gần 872,19ha tại các xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha,

Dế Xu Phình, Mồ Dề, Kim Nọi và Lao Chải (được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt năm 2019 tại QĐ 1954/QĐ-TTg ngày 31/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ) Đèo Khau Phạ Ruộng bậc thang chín vàng xã Mồ Dề

II.1.4.4 Tài nguyên lịch sử - văn hóa

Mù Cang Chải là vùng đất có truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước và truyền thống cách mạng Nhân dân trong huyện có tinh thần đoàn kết yêu quê hương, có đức tính cần cù, chăm chỉ, vượt qua khó khăn gian khổ và sự khắc nghiệt của thiên nhiên để từng bước đi lên Đó là những nhân tố cơ bản và sức mạnh tinh thần để hướng tới sự phát triển kinh tế xã hội, trong xu hướng hội nhập cả nước, khu vực và quốc tế; là điều kiện thuận lợi để Đảng bộ và chính quyền các cấp lãnh đạo nhân dân vững bước tiến lên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá xây dựng Mù Cang Chải giàu, đẹp, văn minh

Hiện trạng phát triển vùng

Hiện trạng kinh tế - xã hội

Trong những năm gần đây, Mù Cang Chải đã chủ trương và chỉ đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tập trung khai thác các ngành thế mạnh của huyện, đồng thời dần cân bằng tỷ trọng giữa các lĩnh vực Chỉ đạo đẩy mạnh phát triển công nghiệp – xây dựng, khai thác có hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh về du lịch, từng bước hình thành và định vị ngành du lịch trong cơ cấu kinh tế, hướng tới xây dựng du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản giảm từ 36,22% năm 2015 xuống còn 30,5% năm 2020; tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 31,49% lên 35,0%; tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ tăng từ 32,29% lên 34,5% so với năm 2015 Thu nhập bình quân đạt 20,44 triệu đồng/người/năm, tăng 7,4 triệu đồng/người so với năm 2015

Cơ cấu kinh tế huyện Mù Cang Chải năm 2015 – 2020 (Nguồn: Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Đề án xây dựng huyện Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch giai đoạn 2021 – 2025)

II.2.1.1 Nông – lâm – ngư nghiệp a) Trồng trọt

Mù Cang Chải có điều kiện đất đai, thổ nhưỡng phù hợp với trồng trọt, đặc biệt là trồng lúa nước và một số loại cây vụ đông xuân như ngô Theo Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái năm 2020, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện đạt 13.861 ha Trong giai đoạn từ năm 2015 đến nay sản xuất nông nghiệp của huyện có những chuyển biến, một số giống cây trồng, vật nuôi được đưa vào sản xuất, từng bước đầu tư thâm canh, tăng vụ, đưa các loại giống mới có năng suất cao, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất, sản lượng cây trồng Sản lượng cây trồng được tăng đáng kể, sản lượng thóc năm 2015 đạt 19.083,6 tấn, năm 2019 đạt 27.234,1 tấn Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2015 đạt 33.296,85 tấn, năm 2019 đạt 44.625,39 tấn đưa mức lương thực có hạt bình quân đầu người năm 2015 đạt 632,51 kg/người/năm lên 765,51 kg/người/năm vào năm 2019 Vụ Đông Xuân năm 2019-2020 đã có HTX trồng

17 ha cây hoa hồng tạ xã Nậm Khắt, bước đầu đã cho thu hoạch, có sản phẩm cung cấp ra thị trường b) Chăn nuôi

Chăn nuôi đang được xác định là ngành sản xuất chính của huyện, có vị trí vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội, là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu, nguồn thu nhập cho các hộ nông dân trong huyện Nhiều hộ chăn nuôi đang áp dụng phương thức chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp đã tỏ ra có hiệu quả Trong những năm qua, ngành chăn nuôi của huyện đã có chuyển biến tích cực, bước đầu có sự chuyển dịch về cơ cấu giống theo hướng có chất lượng, năng suất, hiệu quả cao, phát triển mạnh đàn lợn, đàn trâu, đàn bò, đàn gia cầm Năm 2019 đã có dự án chăn nuôi thỏ ở xã Nậm Có Năm 2015, tổng đàn gia súc chính đạt 58.249 con Trong đó: Trâu 12.016 con, bò 5.843 con, lợn 35.570 Đến năm 2020, tổng đàn gia súc chính 68.722 con, tăng 17,98% so với năm 2015 Trong đó: Trâu 14.479 con, bò 7.107 con, lợn 47.136 con Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng: 2.394,41 tấn năm 2015 tăng lên 3.144,66 tấn năm 2020 (tăng 31,33%) c) Lâm nghiệp

Diện tích rừng trồng, diện tích rừng phòng hộ được bảo vệ ngày một tăng Theo Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái năm 2020, đất lâm nghiệp của huyện 98.882 ha, tỷ lệ che phủ lên 82,34%

Tóm lại, sản xuất nông, lâm, thuỷ sản trong giai đoạn 2015 - 2020 đã được quan tâm phát triển, đạt mức tăng trưởng khá Hệ thống mạng lưới khuyến nông, dịch vụ sản xuất nông nghiệp được củng cố đáp ứng cho nhu cầu phát triển sản xuất Tiến bộ kỹ thuật đã được ứng dụng trong sản xuất cây trồng, vật nuôi Tuy nhiên chuyển dịch cơ cấu ngành còn chậm, hiệu quả chưa cao, chưa phát huy được thế mạnh, lợi thế sẵn có của vùng

II.2.1.2 Công nghiệp – Xây dựng

Hệ thống các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp chậm phát triển cả về số lượng và quy mô củacác doanh nghiệp Theo Niên giám thống kê huyện Mù Cang Chải năm 2020, toàn huyện có 05 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp (Công ty thủy điện Khao Mang, Công ty thủy điện Hồ Bốn, Công ty thủy điện Mường Kim, Công ty thủy điện Ma Lừ Thàng, Công ty Thủy điện Dào Xa), 10 doanh nghiệp xây dựng và 104 cơ sở sản xuất công nghiệp, xây dựng cá thể chủ yếu là các cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh Tổng số lao động tham gia vào các cơ sở sản xuất công nghiệp, xây dựng khoảng trên 636 lao động Ngành nghề sản xuất kinh doanh tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực như: Sản xuất điện, chế biến lương thực thực phẩm, chế biến chè, sản xuất đồ dân dụng, sản xuất vật liệu xây dựng, xây dựng các công trình v.v Ngành công nghiệp, xây dựng của huyện phát triển còn chậm và không ổn định Đây là một thách thức đối với Mù Cang Chải trong quá trình công nghiệp hoá trên địa bàn, khi mà các cơ sở vật chất chưa thực sự phát triển mạnh mẽ thì việc công nghiệp hóa còn gặp nhiều khó khăn

II.2.1.3 Thương mại – Dịch vụ

Hoạt động thương mại - dịch vụ của Mù Cang Chải thời gian qua phát triển khá phong phú và đa dạng, thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế Năm 2020 có

552 cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ với 816 người tham gia kinh doanh Các trung tâm cụm xã như thị trấn huyện, Ngã Ba Kim, Khao Mang, Nậm Khắt đều đã có chợ và hệ thống cửa hàng dịch vụ cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho nhân dân các dân tộc trong huyện

Ngành thương mại - dịch vụ của huyện đang có những bước chuyển biến Thu nhập của ngành này ngày càng được cải thiện và nâng cao, số lao động trong các ngành này cũng tăng do nhu cầu phát triển của xã hội, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần và giải trí cho nhân dân Tuy nhiên sự phát triển của ngành còn mang tính tự phát là chủ yếu, tập trung vào các ngành dịch vụ có chất lượng và trình độ phục vụ thấp, sử dụng nhiều lao động chưa qua đào tạo nên chưa mang lại giá trị cao

Hiện trạng dân số, lao động và xã hội

II.2.2.1 Dân số a) Phân bố dân số

Theo Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái năm 2020, dân số toàn huyện Mù Cang Chải là 65.042 người

Dân số 65.042 người được định cư trong 1 thị trấn và 13 xã, phân bố không đồng đều, đa phần tập trung ở thị trấn trung tâm huyện lỵ Mù Cang Chải, các điểm dân cư tập trung Ngã Ba Kim, Khao Mang, còn ở các xã mật độ dân cư thưa thớt hơn Dân số thành thị (dân số thị trấn Mù Cang Chải) khoảng 3.532 người, chiếm 5,43% tổng dân số toàn huyện

Mật độ dân số: Là huyện có mật độ dân số khá thấp, mật độ dân số trung bình là

54,16người/km 2 (cả nước là 290 người/km 2 ) Tuy nhiên mật độ dân số phân bố không đều: có 2 đơn vị đạt mật độ dân số trên 100 người/km 2 (thị trấn Mù Cang Chải 506,39 người/km 2 , xã La Pán Tẩn 152,14 người/km 2 ), có 12 xã có mật độ thấp, dưới 100 người/km 2 , đặc biệt có xã Chế Tạo có mật độ dân số cực kì thấp: 10,18 người/km 2

Tăng trưởng dân số tự nhiên: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện còn cao, bình quân 6 năm 2015 - 2020 là 1,8%/năm, trong đó của thành thị là 0,98%/năm

Bảng: Hiện trạng quy mô dân số các xã (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Mù Cang Chải năm 2020)

STT Tên xã/thị trấn Diện tích (Km 2 ) Dân số trung bình (Người)

Mật độ dân số (Người/km 2 )

1 Thị trấn Mù Cang Chải 6.97 3,532 506.39

11 Xã Dế Xu Phình 44.14 2,690 60.95

14 Xã Nậm Khắt 122.78 5,404 44.01 b) Những nét đặc trưng về bản sắc của đồng bào các dân tộc huyện Mù Cang Chải Toàn huyện có 16 dân tộc anh em, trong đó:

 Chủ yếu là người Mông chiếm gần 90% dân số;

 Ngoài ra còn một số dân tộc ít người khác (Tày, Mường, Dao, Nùng v.v.) chiếm 0,5% Đặc điểm về lối sống và cách thức tổ chức dân cư:

 Hình thái chủ đạo của gia đình dân tộc Mông là gia đình phụ hệ với loại gia đình nhỏ có hai thế hệ sống chung rất phổ biến Dòng họ xã hội người Mông còn khá quan trọng đối với sản xuất và đời sống, duy trì và lưu truyền phong tục tập quán

 Ngày nay mỗi gia đình người Thái thường có từ 1 đến 3 thế hệ, có tính bền chặt cao Cộng đồng người Thái sống tập trung thành bản mường ở các thung lũng lòng chảo, không cách xa nhau, thích nghi với sở trường trồng lúa nước, trồng bông, dệt vải thổ cẩm

Những người phụ nữ Mông Mù Cang Chải đang sản xuất thổ cẩm Đồng bào dân tộc Thái Yên Bái với nghề dệt truyền thống Ẩm thực:

Đánh giá tổng hợp thực trạng nguồn lực và ưu thế phát triển

Các tác động vùng tỉnh Yên Bái tới sự phát triển huyện Mù Cang Chải

Theo Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Yên Bái đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm

2050, huyện Mù Cang Chải thuộc các vùng phát triển chính: Vùng sản xuất lúa hàng hóa, vùng sản xuất chè an toàn (chè đen, xanh), vùng rừng bảo tồn tự nhiên

Bên cạnh đó, Mù Cang Chải có vai trò trọng tâm trong định hướng phát triển du lịch tỉnh Yên Bái, thuộc vùng 3 (cụm du lịch vùng văn hóa Mường Lò và khu vực miền tây Yên Bái) với trọng điểm Khu bảo tồn sinh vật cảnh Mù Cang Chải Định hướng phát triển hệ thống đô thị:

 Tập trung phát triển đô thị tính chất du lịch tại TT Mù Cang Chải;

 Phát triển hành lang đô thị kinh tế vệ tinh theo QL32;

 Hệ thống đô thị: TT Mù Cang Chải (loại V), ĐT Ngã Ba Kim (loại V), ĐT Khao Mang (đến năm 2050) Định hướng phát triển không gian vùng và định hướng phát triển hệ thống đô thị tỉnh Yên Bái

(Nguồn: Đồ án Quy hoạch vùng tỉnh Yên Bái đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050) Đánh giá tổng quát về vị trí địa lí và mối quan hệ vùng

Huyện Mù Cang Chải là một khu vực lãnh thổ hội tụ nhiều tính chất đặc thù Là một huyện miền núi nằm ở cực Tây tỉnh Yên Bái với phần lớn diện tích là đồi núi có độ dốc lớn, mọi động lực phát triển của huyện đều phụ thuộc vào trục đường huyết mạch Quốc lộ 32 – vốn rất dễ bị tổn thương trước các rủi ro thiên tai Quỹ đất phát triển thuận lợi rất hạn chế ở bốn thung lũng, mặt khác cũng bị đe dọa bởi lũ quét và trượt đất

Tuy nhiên, dưới góc nhìn khai thác các tiềm năng địa phương hướng tới phát triển bền vững trong tương lai, các tài sản phía trên vùng thung lũng là rất đáng kể và cần được gìn giữ Diện tích phủ xanh rừng lớn với đa dạng chức năng: rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng v.v mang nhiều tiềm năng để phát triển các lĩnh vực bảo tồn gắn với nghiên cứu phát triển, khai thác tài nguyên cho các lĩnh vực chế biến công nghệ cao Các vùng sườn núi hiểm trở dưới tán rừng là không gian đầy hấp dẫn cho các hoạt động du lịch mạo hiểm, du lịch trải nghiệm tự nhiên vốn đang là xu hướng thúc đẩy du lịch của các nước phát triển hiện nay Đặc biệt, việc phát triển các loại hình du lịch từ trên cao (trực thăng, khinh khí cầu, dù lượn, máy bay không người lái v.v.): sẽ là một hình thức di chuyển hoàn toàn mới giúp kết nối huyện Mù Cang Chải với vùng lãnh thổ rộng hơn, khai thác vị trí trung tâm của huyện trong vùng núi Tây Bắc, đồng thời khắc phục các bất lợi của giao thông đường bộ

Bản đồ di chuyển đến các khu vực lân cận bằng khinh khí cầu và trực thăng

Đánh giá tổng hợp (SWOT)

Điểm mạnh Điểm yếu Cơ hội Thách thức

A Điều kiện tự nhiên – Môi trường

Khí hậu mang đặc tính ôn đới núi cao

Tài nguyên rừng dồi dào, tỉ lệ che phủ rừng đạt 67%, hệ sinh thái động thực vật đa dạng Địa hình hiểm trở, đa số trên 40º, có nơi dốc đến 70º

Khí hậu khắc nghiệt và phân hóa theo mùa mạnh mẽ, hạn chế thời gian khai thác du lịch

Thiên tai (lũ quét, sạt lở đất, rét đậm, rét hại v.v.) gây thiệt hại nặng nề về kinh tế - xã hội và du lịch

Khai thác các đặc thù về địa hình, khí hậu, thủy văn để phát triển các lĩnh vực kinh tế đổi mới (du lịch mạo hiểm, nghỉ dưỡng tự nhiên và năng lượng đổi mới)

Bảo tồn tài nguyên rừng và khoáng sản cho các hoạt động R&D và sản xuất công nghệ cao trong tương lai

Thiên tai, biến đổi khí hậu và các dạng thời tiết cực đoan ngày càng diễn biến phức tạp Đòi hỏi chiến lược và giải pháp quản lý tài nguyên dài hạn

Các sản phẩm kinh tế đa dạng và mang đặc trưng địa phương (trồng cây lương thực/ hoa quả đặc sản, nuôi cá nước lạnh, lâm nghiệp, khai khoáng, thủy điện, nghề thủ công, du lịch nghỉ dưỡng miền núi v.v.)

Văn hóa dân tộc và nghề thủ công truyền thống là

Là một trong 56 huyện nghèo nhất cả nước (2018)

Mật độ dân cư thưa thớt, thiếu nguồn lao động có trình độ

Trình độ phát triển của bộ phận dân cư còn ở mức thấp

Tiềm năng phát triển các phân vùng kinh tế có đặc trưng riêng biệt, dựa trên chuyên canh nông sản đặc sản gắn với du lịch trải nghiệm

Nâng cao giá trị nông sản đặc sản thông qua thúc đẩy công nghiệp chế biến, mở rộng chuỗi giá trị và quảng bá thương hiệu quốc tế

Xây dựng thương hiệu quốc tế cho Mù Cang Chải thông qua các sự kiện, lễ hội

Phát triển hệ thống hạ tầng xã hội tại các vùng núi cao hẻo lánh

Nâng cao trình độ dân trí, giảm chênh lệch giàu nghèo

Sự đánh đổi về yếu tố môi trường và cộng đồng của các dân tộc

Củng cố hệ thống hạ tầng xã hội sẵn có trở thành các trung tâm sinh hoạt cộng đồng và giao lưu văn hóa

Các trọng điểm phát triển đô thị chính nằm ở trung tâm thị trấn Mù

Cang Chải và các khu vực tiếp giáp liên xã (Ngã Ba

Nậm Khắt) Trong đó, thị trấn Mù

Cang Chải có mật độ cao nhất, khoảng 295 người/km2

Phát triển dân phụ thuộc lớn vào QL32, có sự chênh lệch phát triển lớn giữa các thung lũng và vùng núi cao

Tận dụng tối ưu các thung lũng lớn để phát triển các điểm dân cư tập trung gắn với sản xuất và thương mại dịch vụ Áp dụng các giải pháp hạ tầng đổi mới (giao thông, xử lý nước thải, năng lượng v.v.) để thích ứng với đặc thù địa hình và khí hậu vùng núi cao

Khó khăn trong việc vận hành và quản lý của các địa phương Cân bằng giữa phát triển bất động sản và các giá trị tự nhiên – văn hóa địa phương Đảm bảo sự vận hành của mạng lưới cơ sở hạ tầng trong trường hợp khủng hoảng do thiên tai, dịch bệnh v.v

Sản phẩm du lịch đa dạng: ruộng bậc thang Đồi Mâm

Tàng Ghềnh, khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang

Chải, thác Pú Nhu, đèo Khau Phạ v.v

Sản phẩm du lịch hiện hữu có nhiều tương đồng với các địa phương lân cận

Trở thành một điểm đến du lịch khác biệt trong hệ thống du lịch Việt Nam Định vị thị trường du lịch hướng tới: phát triển bền vững lấy tự nhiên làm giá trị cốt lõi, cung cấp trải nghiệm khác biệt và sản phẩm du lịch giá trị cao

Phát triển du lịch từ trên cao: khai thác vị trí trung tâm của Mù Cang Chải trong vùng Tây Bắc, khắc phục các bất lợi của giao thông đường bộ

Chiến lược thu hút khách du lịch quốc tế, tăng nhu cầu chi tiêu và lưu trú du lịch Các nguy cơ tổn hại đến môi trường và văn hóa bản địa do ưu tiên phát triển du lịch

CÁC TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN HUYỆN MÙ CANG CHẢI

Vị trí, vai trò và các mối quan hệ kinh tế vùng

Hiện nay, Mù Cang Chải đang có những lợi thế cạnh tranh nhất định so với những địa phương trong vùng Tây Bắc Với khí hậu ôn hòa là nền tảng thúc đẩy đồng thời sản xuất nông nghiệp, thủy sản (nuôi cá nước lạnh) và du lịch v.v Với địa hình phức tạp (cách 1000m so với mực nước biển) có những không gian đồi núi cao tạo nên những đặc trưng của khu vực như rừng bảo tồn sinh vật cảnh thuộc xã Chế Tạo, ruộng bậc thang được xếp hạng di tích quốc gia tại các xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, Dế Xu Phình, bãi đá cổ xã Lao Chải, các loại khoáng sản, thủy điện nhỏ v.v hình thành những không gian đặc trưng trong khu vực

Bên cạnh đó, nét văn hóa miền cao đa dạng về loại hình, văn hóa tâm linh, văn hóa lễ hội, văn hóa canh tác, văn hóa ẩm thực đã tạo ra những nét riêng cho khu vực, các hoạt động đặc sắc như chợ phiên vùng cao, festival dù lượn bay trên mùa vàng, triển lãm ảnh; hội thi chọi dê, trải nghiệm du lịch cộng đồng, gặt lúa, giã gạo, nấu ăn, thi giã cốm, nấu bánh, tham gia các sinh hoạt của đồng bào dân tộc bản địa v.v Ngoài ra, các mô hình du lịch trên địa bàn huyện ngày càng phát triển, các cộng động du lịch (cộng đồng du lịch bản Thái v.v.) đã dần mang lại hiệu quả kinh tế trong nhiều năm gần đây Tuy nhiên, cần nghiên cứu phát triển hướng du lịch tới các thị trường ngách kết hợp du lịch với thiên nhiên, địa hình, v.v

Trong định hướng quy hoạch xây dựng vùng gắn phát triển du lịch, huyện Mù Cang Chải cần giữ gìn và phát huy các giá trị và tiềm năng nêu trên, làm nền tảng để thức đẩy đồng thời nền sản xuất nông nghiệp đặc sản và một thương hiệu du lịch đột phá có bản sắc và sức cạnh tranh cao

Một số đặc điểm so sánh nổi trội cần chú ý của huyện: a) Thế mạnh

Luôn được sự quan tâm của các cấp các ngành từ trung ương đến tỉnh, tăng cường đầu tư nhằm mục đích xoá nghèo bằng những dự án trong nước và quốc tế như chương trình 134, 135, 30a v.v.; Đất đai chưa sử dụng còn nhiều và rất thuận tiện cho việc phát triển lâm nghiệp; chăn nuôi đại gia súc, phát triển các gia trại nhỏ và vừa, phát triển du lịch sinh thái và thuỷ điện v.v.;

Nguồn lao động tại địa phương dồi dào b) Một số vấn đề cần lưu ý Điểm xuất phát của nền kinh tế Mù Cang Chải vẫn còn khá thấp so với mặt bằng chung và nền kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế hiện có của huyện; Địa hình và khí hậu phức tạp không thuận lợi cho việc phát triển giao thông nên việc thu hút đầu tư từ bên ngoài vào bị hạn chế Việc quy hoạch tập trung, ổn định dân cư, định canh định cư, chuyển giao những tiến bộ khoa học rất khó khăn v.v.;

Trình độ quản lý của cán bộ còn hạn chế, trình độ dân trí còn thấp, phong tục tập quán lạc hậu, nhận thức chưa triệt để về cách làm ăn theo cơ chế thị trường, còn trông chờ vào nhà nước, ý thức làm chủ chưa cao;

Lực lượng lao động của huyện dồi dào nhưng tỷ lệ qua đào tạo còn thấp, chất lượng lao động còn yếu, trình độ thấp chưa đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế;

Sản xuất còn mang nhiều tính chất tự cung tự cấp, chưa phải là sản xuất hàng hoá Quy mô sản xuất hàng hoá nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu…do đó sản phẩm hàng hoá khi sản xuất ra có giá thành cao, chất lượng và mẫu mã không đa dạng nên tính cạnh tranh kém;

Hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội, kỹ thuật như giao thông, thuỷ lợi, thông tin liên lạc còn yếu kém và chưa phủ khắp trên địa bàn huyện, nên ảnh hưởng rất lớn đến quá trình triển khai phát triển du lịch, các dự án xoá đói giảm nghèo; Đầu tư còn dàn trải, thiếu đồng bộ nên hiệu quả không cao v.v.

Quan điểm, mục tiêu và tính chất vùng

Quan điểm phát triển vùng

Phát huy lợi thế, khai thác có hiệu quả điều kiện tự nhiên hiện có của địa phương nhằm định hướng phát triển vùng huyện Mù Cang Chải để làm cơ sở thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện;

Gắn phát triển kinh tế - xã hội kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường sinh thái; bảo vệ các vùng nuôi trồng thủy sản và phát triển nông nghiệp; cảnh quan thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học; đảm bảo vững chắc quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội;

Xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới Quan tâm đầu tư phát triển các công trình phúc lợi công cộng nâng cao đời sống người dân, chú trọng các vùng núi cao, vùng sâu còn nhiều khó khăn;

Phát triển vùng theo hướng bền vững, thích ứng với các tác động liên quan đến biến đổi khí hậu

Mục tiêu phát triển vùng

III.2.2.1 Ở cấp độ quốc gia và vùng trung du và miền núi phía Bắc Định vị huyện Mù Cang Chải như một trung tâm trọng điểm của khu vực cũng như cả nước về phát triển dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng - sinh thái, thuỷ sản, nông nghiệp bền vững v.v.; Đáp ứng các chỉ tiêu của các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo; phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

Bên cạnh việc phát triển, làm giàu cho nền kinh tế - văn hóa của đất nước, còn gắn kết chặt chẽ với đảm bảo an ninh quốc phòng

III.2.2.2 Ở cấp độ vùng tỉnh Yên Bái

Cụ thể hóa Quyết định số 2598/QĐ-UBND ngày 25/12/2014 của UBND tỉnh Yên Bái phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Yên Bái đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Phát triển Mù Cang Chải bền vững trong không gian phát triển của tỉnh; trở thành một cấu phần năng động, đóng góp hiệu quả cho nền kinh tế - văn hóa của tỉnh Yên Bái;

Làm cơ sở pháp lý cho công tác chỉ đạo, lập kế hoạch, quản lý đất đai, quản lý đầu tư xây dựng và phát triển trên địa bàn tỉnh; Đề xuất các chương trình, dự án, dự kiến kinh phí và phân công các phòng ban liên quan tổ chức phối hợp thực hiện

III.2.2.3 Ở cấp độ huyện Mù Cang Chải

Phát triển kinh tế địa phương một cách chuyên nghiệp, hiện đại với du lịch “xanh, bản sắc, an toàn, thân thiện” là trọng tâm (du lịch nghỉ dưỡng - sinh thái, thuỷ sản, nông nghiệp bền vững v.v.); đặt phát triển du lịch nằm trong tổng thể phát triển các ngành kinh tế nông, lâm, thủy sản, công nghiệp trên địa bàn, có sự liên kết, bổ trợ lẫn nhau; biến du lịch thành thế mạnh của huyện; là giải pháp để thoát nghèo bền vững;

Phát triển Mù Cang Chải thành huyện nông thôn mới đáp ứng bộ tiêu chí của quốc gia, tăng tỉ lệ đô thị hóa ở nông thôn, thu hẹp sự chênh lệch phát triển của Mù Cang Chải với các khu vực khác;

Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; nâng cao chất lượng đời sống; bảo tồn, phát huy các giá trị bản sắc các dân tộc; rút ngắn khoảng cách phát triển của vùng đồng bào dân tộc miền núi với vùng đồng bằng và các đô thị;

Phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội một cách bền vững, khai thác sử dụng nguồn lực một cách hợp lý, giảm thiểu sự tiêu thụ quá mức tài nguyên thiên nhiên; duy trì sự bảo tồn đa dạng thiên nhiên, xã hội và nhân văn; không đánh đổi sự phát triển bằng mọi giá;

Phát triển hệ thống đô thị - nông thôn, khu chức năng theo hướng tăng trưởng xanh với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ và hiện đại, sẵn sàng ứng phó với biến đổi khí hậu;

Tạo cơ hội kêu gọi, thu hút đầu tư, khai thác tối đa lợi thế, thế mạnh của huyện để phát triển toàn diện kinh tế - văn hóa – xã hội của địa phương và cốt lõi là nâng cao chất lượng sống cho người dân

Là huyện du lịch tiêu biểu, phát triển bền vững của tỉnh Yên Bái;

Là huyện có nền kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ du lịch, văn hóa, xã hội phát triển ổn định, bền vững; Đời sống vật chất, tinh thần người dân, dân trí ngày một nâng cao; Tiên tiến, đậm đà, giữ vững và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống;

Là một cấu phần năng động, đóng góp hiệu quả cho nền kinh tế - văn hóa – xã hội của tỉnh Yên Bái; Gắn kết chặt chẽ với đảm bảo an ninh quốc phòng.

Viễn cảnh, tầm nhìn

Mù Cang Chải trong tương lai sẽ là một vùng huyện kinh tế - dịch vụ du lịch trọng điểm của tỉnh Yên Bái, là điểm đến hấp dẫn thu hút các nguồn đầu tư đa dạng - một điểm đến “Bản sắc, an toàn, thân thiện”

Sự phát triển của vùng huyện đến năm 2030 phải đảm bảo các yêu cầu của 3 trụ cột về Phát triển bền vững:

 Phát triển kinh tế một cách hài hòa: hình thành nên một hệ sinh thái kinh tế xanh lấy du lịch làm trọng tâm dựa vào việc phát huy tiềm năng và thế mạnh của kinh tế địa phương, đồng thời sử dụng hiệu quả nguồn lực để phát triển theo hướng bền vững, thu hút và đẩy mạnh đầu tư xây dưng kết cấu hạ tầng đồng bộ;

 Thúc đẩy cân bằng xã hội: cải thiện dân trí và chất lượng nguồn nhân lực, giúp người dân tham gia và hưởng lợi từ sự phát triển kinh tế, qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống, an ninh – an toàn xã hội, rút ngắn khoảng cách phát triển đô thị - nông thôn Kết nối và làm giàu các giá trị văn hóa, dân tộc; đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội

 Giữ gìn cho tương lai: chuyển hóa các điều kiện bất lợi thành tiềm năng phát triển, bảo vệ và làm giàu môi trường sinh thái, bảo tồn các giá trị cảnh quan, luôn sẵn sàng, chủ động ứng phó với thiên tai và Biến đổi khí hậu

Ba trụ cột về Phát triển bền vững

Định vị vị thế của vùng huyện Mù Cang Chải

Vị thế hiện nay của huyện Mù Cang Chải đặt trong các mối liên hệ vùng

III.4.1.1 Mù Cang Chải trong hệ thống du lịch Việt Nam

Tuy đã đạt được những bước ngoặt lớn trong những năm gần đây, nhất là năm

2019, 2020, nhưng Mù Cang Chải vẫn còn rất nhỏ bé nếu như muốn trở thành một thương hiệu tầm cỡ trong hệ thống du lịch của Việt Nam Hai đô thị có hình thức du lịch và điều kiện tự nhiên khá tương đồng với Mù Cang Chải (du lịch nghỉ dưỡng sinh thái) là

Sa Pa và Đà Lạt hiện cũng đang có những chuyển biến, thay đổi để phát triển mình mạnh mẽ hơn

Sơ đồ so sánh Mù Cang Chải với 12 địa điểm du lịch nổi bật của Việt Nam Đây vừa là thách thức vừa là cơ hội để Mù Cang Chải khẳng định chính mình Để làm được điều này, trước hết Mù Cang Chải phải nhận biết được vị trí hiện tại trên bản đồ, tiếp theo là định vị vị trí trong tương lai để có những kế hoạch, phương hướng phát triển phù hợp, chủ động và bền vững

III.4.1.2 Mù Cang Chải trong tổng thể các tỉnh miền núi phía Bắc

Sơ đồ liên kết vùng du lịch Mù Cang Chải và các vùng du lịch trong khu vực

Hầu hết các tỉnh vùng Tây Bắc Bộ và Đông Bắc Bộ đều có địa hình khá dốc, có nhiều suối, điều kiện khí hậu ôn hòa và cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ (Sơn La, Điện Biên Phủ, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng) Ngoài ra, đây còn là nơi cư ngụ của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, có nền văn hóa và tập tục lâu đời Dựa vào những thế mạnh, nền tảng sẵn có này, các tỉnh miền núi phía Bắc khi phát triển du lịch đều dựa vào những loại hình du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch lễ hội v.v Riêng Quảng Ninh và Hải Phòng là hai trong số ít các tỉnh miền Bắc được thiên nhiên ưu đãi với vị trí địa lý giáp biển, thuận lợi để phát triển hình thức du lịch biển đảo, đây cũng là hai tỉnh có hai địa điểm (Hạ Long và Sầm Sơn) thuộc 12 địa điểm du lịch nổi bật của Việt Nam theo đánh giá của Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Mù Cang Chải có những sự tương đồng về điều kiện tự nhiên và văn hóa xã hội với các tỉnh miền núi phía Bắc Để giảm thiểu cạnh tranh trong tương lai, Mù Cang Chải cần tránh phát triển các sản phẩm du lịch trùng lắp, hoặc phát triển các sản phẩm du lịch trùng lắp đó một cách đột phá, mới lạ để vươn lên, tạo sự độc đáo cho chính mình trong thị trường du lịch

Sơ đồ các địa điểm du lịch nổi tiếng vùng Tây Bắc

Sơ đồ các địa điểm du lịch nổi tiếng vùng Đông Bắc

III.4.1.3 Mù Cang Chải trong tổng thể tỉnh Yên Bái

Quy hoạch vùng tỉnh Yên Bái đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được UBND tỉnh Yên Bái phê duyệt tại Quyết định số 2598/QĐ-UBND ngày 25/12/2014 trong phần định hướng phát triển và tổ chức không gian vùng đã xác định Mù Cang Chải thuộc vùng

3 trong quy hoạch ngành du lịch - cụm du lịch vùng văn hóa Mường Lò và khu vực miền tây Yên Bái: đây là vùng có các dãy núi cao, nơi có nhiều danh lam thắng cảnh phong phú và đặc sắc, đó là cảnh quan, khí hậu mát mẻ, hệ động thực vật núi đa dạng Cùng với truyền thống các dân tộc anh em, còn lưu giữ nhiều nét đặc sắc, rất thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng một khu du lịch hoàn thiện

Mù Cang Chải được định vị thương hiệu riêng biệt trên trên bản đồ du lịch của tỉnh Yên Bái Không gian hoạt động du lịch chính gồm: đỉnh đèo Khau Phạ, Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải, Danh thắng ruộng bậc thang Với tất cả những điều kiện trên, Mù Cang Chải cần có một sự đầu tư xứng đáng và nổi bật để thu hút khách du lịch trải nghiệm vùng sơn cước

Sơ đồ các địa điểm du lịch nổi tiếng trong tỉnh Yên Bái

III.4.1.4 Thương hiệu du lịch Mù Cang Chải

Trong những năm vừa qua, hoạt động du lịch của huyện có những bước đầu khởi sắc, dựa vào những đặc trưng hiện hữu đã tạo ra được hướng đi mới trong phát triển kinh tế - xã hội góp phần giảm nghèo bền vững ở vùng cao Mù Cang Chải đã và đang xây dựng thành một thương hiệu du lịch hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước Năm

2019 là một năm thành công đối với du lịch của huyện Hãng tin CNBC của Mỹ giới thiệu huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái của Việt Nam là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất trong 2020 CN Traveler bình chọn Mù Cang Chải vào top “Những địa điểm sắc màu nhất trên thế giới.”

Mù Cang Chải sở hữu 2 di tích cấp quốc gia (đèo Cao Phạ - nơi thành lập đội du kích Khau Phạ, danh thắng “Ruộng bậc thang”), là khu vực đủ điều kiện, tiềm năng để đề xuất xây dựng Khu du lịch quốc gia

Sơ đồ các địa điểm du lịch nổi tiếng huyện Mù Cang Chải Để du lịch thực sự trở thành mũi nhọn trong phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn của huyện, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mù Cang Chải lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025 xác định mục tiêu “quyết tâm xây dựng Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch – là điểm đến “Bản sắc, An toàn, Thân thiện”, phấn đấu đến năm

2025 cơ bản không còn là huyện nghèo, đến năm 2030 không còn là huyện nghèo

Tổng hợp những tiềm năng, lợi thế hiện hữu – “Mù Cang Chải 1.0” Ý tưởng phát triển “Mù Cang Chải 2.0”

Có nhiều hình thức du lịch trên thế giới phù hợp với địa hình, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có thể áp dụng ở Mù Cang Chải:

 Hình thức du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng: Mù Cang Chải là một huyện vùng núi với nhiều địa điểm hoang sơ, cảnh quan thiên nhiên, tạo cơ hội cho con người tham quan, khám phá và tận hưởng, đồng thời nâng cao trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn, phát triển bền vững môi trường ở nơi mình du lịch;

 Hình thức du lịch văn hóa, trải nghiệm: Mù Cang Chải chứa đựng một tài nguyên về văn hóa để du khách có thể khám phá, mở rộng kiến thức, nâng cao trải nghiệm về nhu cầu văn hóa của họ;

 Hình thức du lịch mạo hiểm: Tận dụng địa thế hiểm trở và bị chia cắt vốn là điểm yếu của địa phương để biến đổi thành thế mạnh du lịch vô cùng đáng giá, phục vụ cho những du khách muốn tìm kiếm cảm giác mạnh, khẳng định bản than mình trước thiên nhiên

Chiến lược phát triển các sản phẩm du lịch

Các sản phẩm du lịch đề xuất - Mù Cang Chải 2.0

Sản phẩm 1: Du lịch nghỉ dưỡng – thiền

Khai thác giá trị điều kiện khí hậu mát mẻ, không khí trong lành, các nguồn tài nguyên, nông nghiệp đặc sản địa phương;

Thương hiệu du lịch mới mẻ (bên cạnh Sa Pa, Tam Đảo v.v.);

Hướng đến các nhà đầu tư, vận hành bất động sản du lịch hàng đầu khu vực và thế giới;

Các hoạt động, dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng:

 Tham quan thung lũng hoa;

 Trải nghiệm thiên nhiên dưới tán rừng;

 Nghỉ dưỡng suối khoáng nóng (Onsen);

 Du lịch thiền (zen tourism);

 Trị liệu – chăm sóc sức khỏe: dược liệu địa phương

Các địa điểm tiềm năng phát triển: xã Nậm Khắt, xã Dế Xu Phình, xã Khao Mang

Sản phẩm 2: Du lịch văn hóa – cộng đồng

Giữ gìn và phát huy thế mạnh độc đáo về ẩm thực và nông sản địa phương thông qua du lịch và quảng bá;

Phát triển các không gian làng bản gắn với ngành nghề thủ công truyền thống, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống;

Quảng bá các lễ hội, phong tục tập quán các dân tộc thông qua tăng cường hợp tác, trao đổi văn hóa, tổ chức các sự kiện, lễ hội quốc tế

Các hoạt động, dịch vụ du lịch văn hóa – cộng đồng:

 Tham quan các thắng cảnh tự nhiên, đặc trưng của địa phương (ruộng bậc thang, rừng trúc, thác, hang động v.v.)

 Du lịch trải nghiệm trồng trọt, khai thác, chế biến nông sản;

 Trải nghiệm cuộc sống của cộng đồng dân cư ở các làng bản, tham gia các hoạt động gặp gỡ, giao lưu văn hóa – truyền thống – bản sắc;

 Tham quan các làng nghề thủ công truyền thống;

 Tham quan các địa điểm lịch sử (bãi đá cổ, điểm tưởng niệm đội du kích Khau Phạ)

Các địa điểm tiềm năng phát triển: làng cộng đồng Suối Kim (bản Thái Kim Nọi); bản Lìm Thái; các làng bản dân tộc, làng nghề thủ công thuộc các xã Mồ Dề, Chế Cu Nha, Dế Xu Phình, La Pán Tẩn

Sản phẩm 3: Du lịch từ trên cao

Khai thác giá trị cảnh quan từ trên cao: ruộng bậc thang, đồng thời khắc phục được những hạn chế tiếp cận về hạ tầng giao thông đường bộ và đường thủy;

Cung cấp trải nghiệm du lịch khác biệt, có sức cạnh tranh thông qua đa dạng các loại hình: trực thăng, khinh khí cầu, dù lượn, máy bay không người lái;

Nâng cao hiệu quả cho các hoạt động giám sát, cứu hộ, nghiên cứu, quan trắc; Các hoạt động, dịch vụ du lịch từ trên cao:

 Vận chuyển hành khách: kết nối du lịch liên vùng: Mù Cang Chải – Điện Biên –

 Tour tham quan cự ly ngắn và trung bình;

 Các cuộc đua/ trình diễn quốc tế về khinh khí cầu, dù lượn, máy bay không người lái;

 Du lịch trượt cáp mạo hiểm kết hợp tham quan các dự án thủy điện

Các địa điểm tiềm năng phát triển: Sân bay gắn với dịch vụ hậu cần ở xã Nậm Khắt,

2 trạm khinh khí cầu và dịch vụ hậu cần ở xã Nậm Có và xã Hồ Bốn

Sản phẩm 4: Du lịch mạo hiểm

Kiến tạo các khu vực địa hình hiểm trở thành các điểm đến du lịch hấp dẫn, hướng tới “các thị trường du lịch ngách”;

Khai thác các loại hình du lịch tôn trọng tự nhiên: địa hình, địa chất, hệ động thực vật bản địa;

Hình thành hệ thống điểm đến, trạm dừng chân gắn với bản sắc thiên nhiên, cộng đồng địa phương;

Các hoạt động, dịch vụ du lịch mạo hiểm:

 Du lịch sinh thái rừng, bảo tồn loài và sinh cảnh;

 Quan sát, chiêm ngưỡng động vật hoang dã;

 Du lịch thám hiểm rừng (trekking, đạp xe xuyên rừng, trượt zipline v.v.)

 Du lịch mạo hiểm tận dụng địa thế hiểm trở (đua xe địa hình, nhảy dù, bay dù lượn v.v.)

Các địa điểm tiềm năng phát triển: Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải, đèo Khau Phạ, xã Púng Luông

Sản phẩm 5: Số hóa và quảng bá lãnh thổ

Các ứng dụng công nghệ cho Mù Cang Chải tương lai:

Sử dụng công nghệ mô hình hóa LIDAR (Lazer Imaging, Detecting and Ranging):

 Phân tích, lưu trữ bản đồ số phục vụ nghiên cứu, quy hoạch, bảo tồn, an ninh, cứu hộ v.v.;

 Cung cấp thông tin du lịch;

 Quảng bá lãnh thổ đa phương tiện

Thúc đẩy quảng bá lãnh thổ đa phương tiện:

 Nâng cao sự ảnh hưởng và nhận thức về thương hiệu du lịch Mù Cang Chải, từ đó thúc đẩy du lịch và bảo tồn di sản;

 Đăng cai tổ chức các sự kiện quốc tế, thường niên;

 Tour tham quan trực tuyến (trải nghiệm thực tế ảo);

 Lồng ghép quảng bá vào giải trí (gaming), điện ảnh Địa điểm trọng yếu để phát triển hình thức du lịch số hóa: Thị trấn Mù Cang Chải

Danh mục các dự án chiến lược

Nguyên tắc phát triển dự án

Cách tiếp cận quy hoạch dựa trên dự án (project-based planning) cho phép tạo ra sự linh hoạt và thích ứng tốt hơn với tình hình phát triển không ngừng cũng như có sự mềm dẻo cần thiết để thích ứng với những biến động của bối cảnh thị trường, đồng thời đáp ứng được quy định về quy hoạch xây dựng đang có hiệu lực tại Việt Nam

Dựa vào 03 trụ cột về Phát triển bền vững (Phát triển kinh tế hài hòa; Giữ gìn cho tương lai; Thúc đẩy cân bằng xã hội) và mục tiêu biến du lịch thành lĩnh vực mũi nhọn để hình thành các dự án cấu trúc trong 03 lĩnh vực Kinh tế - Xã hội – Du lịch môi trường, thúc đẩy sự phát triển địa phương, nâng cao đời sống dân cư

Danh mục các phương hướng phát triển cấu trúc Kinh tế

1 Thương mại dịch vụ đô thị - điểm đón tiếp du lịch: lưu trú, giải trí, tiện ích cho khách du lịch v.v

2 Khai thác năng lượng đổi mới: thủy điện (Mường Kim, Hồ Bốn, Nả Háng, Khao Mang v.v.), phong điện gắn với thủy lợi và nông nghiệp

3 Phát triển các ngành nghề truyền thống (dệt thổ cẩm, nấu rượu thóc, chế tác khèn mông v.v.)

4 Trồng, khai thác và chế biến cây lương thực, cây hàng năm khác, cây lâu năm

5 Trồng, khai thác và chế biến dược liệu

6 Trồng, khai thác và chế biến sơn tra, thảo quả

7 Trồng, khai thác và chế biến hoa, phát triển kinh tế hoa (hoa tươi, chế phẩm, hương dược liệu từ hoa, tham quan trải nghiệm v.v.)

8 Xây dựng các trang trại thủy hải sản nước lạnh

9 Nuôi cá lồng trên hồ thủy điện

10 Triển khai mô hình lúa – cá kết hợp

12 Chăn nuôi đại gia súc vùng cao

13 Chăn nuôi dê ở Chế Tạo

14 Nuôi ong mật, gà đen, lợn địa phương

15 Thăm dò, quản lý chặt chẽ các hoạt động khai thác khoáng sản

16 Dự trữ tài nguyên khoáng sản (quặng sắt, chì, kẽm v.v.) cho các hoạt động, các ngành sản xuất công nghệ cao trong tương lai

1 Phát triển trung tâm huyện lỵ Mù Cang Chải

2 Phát triển trung tâm xã trọng điểm, mang tính chất đặc trưng của các tiểu vùng

3 Xây dựng, cải thiện hệ thống hạ tầng xã hội, đặc biệt là các xã ở vùng cao, có địa hình bị chia cắt mạnh, vị trí địa lý khó tiếp cận

4 Khai thác du lịch ở các làng bản, hình thành các điểm gặp gỡ, giao lưu văn hóa - ẩm thực đa dân tộc/đa quốc gia

5 Nâng cao bản sắc các cộng đồng dân cư, giúp làng bản trở thành một điểm đến trên các hành trình du lịch

6 Thúc đẩy các điểm dân cư vùng cao gắn với nông nghiệp đặc sản

1 Quảng bá về lịch sử - tự nhiên – văn hóa Mù Cang Chải v.v

2 Phát triển loại hình du lịch trải nghiệm văn hóa – truyền thống – bản sắc dân tộc

3 Hình thức du lịch sinh thái rừng, bảo tồn loài và sinh cảnh

4 Các loại hình du lịch thám hiểm xuyên rừng: trekking, đạp xe xuyên rừng, trượt zipline v.v

5 Nghiên cứu về khí hậu và cảnh báo thiên tai

6 Dịch vụ du lịch khinh khí cầu

7 Xây dựng sân bay trực thăng

8 Các loại hình du lịch mạo hiểm: đua xe địa hình, nhảy dù, bay dù lượn v.v

9 Các điểm đến nghỉ dưỡng cho gia đình vào cuối tuần: làng tự nhiên Chế Cu Nha,

La Pán Tẩn, Dế Xu Phình v.v

10 Các điểm du lịch nghỉ dưỡng khoáng nóng – trị liệu gắn với làng an dưỡng/ thiền Làng Sang – Nậm Khắt

11 Điểm du lịch thung lũng hoa Nậm Khắt

12 Phát triển du lịch trải nghiệm khai thác, chế biến nông lâm sản

13 Phát triển du lịch trải nghiệm thiên nhiên dưới tán rừng

14 Khai thác du lịch ở các thắng cảnh – địa điểm lịch sử

Tổng hợp từ 05 sản phẩm đề xuất của du lịch và 36 phương hướng phát triển cấu trúc cho 03 lĩnh vực Kinh tế - Xã hội – Du lịch môi trường, tạo ra các dự án chiến lược vừa là điểm nhấn cho thương hiệu du lịch, vừa là đại diện cho cấu trúc phát triển bền vững của huyện Mù Cang Chải

 Trung tâm giới thiệu lịch sử tự nhiên – văn hóa Mù Cang Chải: trung tâm văn hóa cấp vùng gắn với công nghệ trải nghiệm du lịch số

 Sân bay trực thăng Mù Cang Chải: kết nối du lịch vùng với Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La v.v trong bán kính 01 giờ bay

 Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật: bảo tồn đa dạng sinh học, nơi tổ chức các sự kiện quốc tế liên quan đến bảo vệ môi trường và phát triển tự nhiên, thu hút chuyên gia và khách du lịch nước ngoài

 Trung tâm quan trắc – nghiên cứu khí hậu và cảnh báo thiên tai: chủ động kiểm soát các biến đổi về môi trường và rủi ro thiên tai, đóng góp một điểm quan trọng vào mạng lưới dữ liệu môi trường toàn cầu

 Trung tâm huấn luyện TDTT mạo hiểm Việt Nam: nơi đăng cai tổ chức các sự kiện quốc tế về dù lượn và thể thao mạo hiểm

 Trung tâm chế biến nông – lâm sản và nghiên cứu phát triển nông nghiệp vùng cao: thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, ươm tạo giống để nâng cao giá trị, thu hút các chuyên gia nghiên cứu trong các lĩnh vực liên quan

 Trung tâm du lịch khinh khí cầu: kết nối tới các khu du lịch trong huyện hoặc các khu vực lân cận ngoài huyện bằng hình thức du lịch trên cao, vừa có chức năng giao thông vừa có chức năng du lịch, thưởng ngoạn

Trung tâm giới thiệu lịch sử tự nhiên – văn hóa

Mù Cang Chải (TT Mù Cang Chải)

Sân bay trực thăng Mù Cang Chải

Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật

Trung tâm quan trắc – nghiên cứu khí hậu và cảnh báo thiên tai (xã Chế Tạo)

Trung tâm huấn luyện TDTT mạo hiểm Việt Nam

Trung tâm chế biến nông – lâm sản và nghiên cứu phát triển nông nghiệp vùng cao (xã Nậm Có)

Sơ đồ phân bố 36 phương hướng phát triển cấu trúc và 06 dự án chiến lược

Dựa vào chức năng của 06 dự án chiến lược, định hình 05 tiểu vùng phát triển huyện Mù Cang Chải:

 Tiểu vùng 01: Trung tâm dịch vụ - đô thị;

 Tiểu vùng 02: Vùng kinh tế năng lượng;

 Tiểu vùng 03: Vùng bảo tồn đa dạng sinh học và dự trữ sinh quyển;

 Tiểu vùng 04: Vùng trọng điểm phát triển du lịch mạo hiểm - nghỉ dưỡng tự nhiên;

 Tiểu vùng 05: Vùng kinh tế nông – lâm nghiệp đặc sản

Sơ đồ các tiểu vùng phát triển

Các kịch bản phát triển không gian vùng

Kịch bản 1: Phát triển theo các thung lũng và cao độ địa hình

Phát triển các trọng điểm đô thị theo hiện trạng các thung lũng và độ cao địa hình:

 Tập trung phát triển trung tâm đô thị dọc theo QL32;

 Phát triển các đô thị tính chất du lịch theo đặc trưng sinh thái của từng tiểu vùng;

 Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải (20.108,2 ha);

 Phát triển thủy điện nhỏ trên suối Nậm Kim;

 Hệ thống đô thị: TT Mù Cang Chải (loại V), ĐT Ngã Ba Kim (loại V), ĐT Khao Mang (đến năm 2050)

Kịch bản 2: Phát triển tập trung

Phát triển các trọng điểm đô thị theo định hướng QHXD vùng tỉnh Yên Bái đến năm 2030:

 Tập trung phát triển đô thị tính chất du lịch tại TT Mù Cang Chải;

 Phát triển hành lang đô thị kinh tế vệ tinh theo QL32;

 Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải (20.108,2 ha);

 Phát triển thủy điện nhỏ trên suối Nậm Kim;

 Hệ thống đô thị: TT Mù Cang Chải (loại V), ĐT Ngã Ba Kim (loại V), ĐT Khao Mang (đến năm 2050);

 Nhiều tiềm năng phát triển ĐT Nậm Khắt trở thành cực phát triển mới phía Đông Nam

Kịch bản 3: Phát triển tầng bậc

Phát triển các trọng điểm đô thị có tầng bậc, gắn với tính chất đặc thù của 04 phân vùng kinh tế:

 Củng cố trục giao thông thứ cấp hướng Đông – Tây, bổ trợ cho QL32 trong các trường hợp khẩn cấp

 Ưu tiên phát triển đô thị tại 04 thung lũng lớn và kế cận các dự án chiến lược của từng phân vùng

 Củng cố mạng lưới giao thông khu vực, nhằm thúc đẩy phát triển lãnh thổ có tầng bậc

Tổng hợp và lựa chọn kịch bản

Phát triển theo các thung lũng và cao độ địa hình

Phù hợp việc phát triển các trọng điểm đô thị theo từng đặc trưng của các phân vùng

Tận dụng được các điều kiện phát triển sẵn có tại địa phương

Không có sự phân tán trong đầu tư

Phát triển các đô thị quy mô nhỏ, phù hợp với điều kiện tự nhiên và tập quán dân cư

Tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội địa phương

Phát triển hệ thống đô thị có tầng bậc, mang lợi thế kinh tế và sức hấp dẫn khác nhau

Mạng lưới đô thị đáp ứng đồng thời mục tiêu phát triển vùng và phát triển kinh tế địa phương (về lao động, hạ tầng, dịch vụ, tiện ích đô thị v.v.)

Khai thác tối đa các lợi thế về quỹ đất xây dựng và kết nối hạ tầng giao thông

Tạo sự mất cân bằng giữa các đô thị

Nhiều rủi ro khi phát triển mật độ cao dọc theo trục độc đạo QL32

Phát triển thiếu cân bằng giữa trục QL32 và các khu vực vùng cao

Tạo ra áp lực lớn lên trục chính QL32

Thiếu các không gian đô thị - dịch vụ hấp dẫn để đáp ứng cho nhu cầu du lịch lớn

Nguy cơ đầu tư kém hiệu quả do phát triển dàn trải Đòi hỏi sự huy động nguồn lực lớn để đầu tư cho các dự án chiến lược Cần kiểm soát chặt chẽ với tầm nhìn dài hạn để đảm bảo các phân vùng phát triển theo đúng định hướng Đánh giá chung

Dự báo các chỉ tiêu phát triển

Bối cảnh kinh tế nội vùng và các định hướng phát triển

Các định hướng phát triển kinh tế – xã hội của huyện Mù Cang Chải đã được xác định trong Báo cáo điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (được phê duyệt theo Quyết định số 930/QĐ-UBND ngày 31 tháng 05 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái)

Mục tiêu tổng quát về phát triển kinh tế - xã hội của huyện là “Tập trung phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội bền vững Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và du lịch Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất Phát triển sản xuất hàng hóa theo hướng tập trung Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực Tạo việc làm cho người lao động, thực hiện xóa đói giảm nghèo bền vững Giữ vững ổn định chính trị và trận tự an toàn xã hội”

III.8.1.1 Tổng quan về thực trạng tăng trưởng kinh tế

Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của huyện giai đoạn 2016- 2020 là khá cao, đạt trung bình 10,76%/năm (theo giá so sánh 2010) Thu nhập bình quân đầu người đạt 20,44 triệu đồng/người/năm, tăng 7,4 triệu đồng/người so với năm 2015 Tuy nhiên, mức thu nhập này vẫn còn rất thấp, chỉ đạt 40,6% so với mức thu nhập bình quân đầu người của cả nước

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản giảm từ 36,0% năm 2015 xuống còn 30,5% năm 2020; tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 31,3% lên 35,0%; tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ tăng từ 32,6% lên 34,5% so với năm 2015 Trong cấu phần thương mại dịch vụ, ngành du lịch chiếm tỉ trọng 10,4%, tương đương chỉ chiếm 3,6% trong tổng cơ cấu kinh tế toàn huyện (Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Yên Bái)

III.8.1.2 Định hướng tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030

Theo điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Mù Cang Chải: Xét về giá trị sản xuất, trong giai đoạn 2016-2030, tốc độ tăng trưởng các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản cùng công nghiệp, xây dựng có xu hướng giảm Xét về cơ cấu ngành, tỷ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản có xu hướng giảm nhưng vẫn đảm bảo an toàn lương thực và giá trị sản xuất tăng đều hàng năm, tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ có xu hướng tăng sẽ góp phần không nhỏ trong sự phát triển kinh tế toàn huyện ở giai đoạn tới Điều này phù hợp với quan điểm phát triển chung của tỉnh trong giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030, cho phép rút ngắn dần khoảng cách chênh lệch về thu nhập bình quân/người của huyện so với cả tỉnh

Các chỉ tiêu phát triển kinh tế đề xuất trong điều chỉnh QHTTPTKT-XH huyện Mù

 Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trung bình hàng năm đạt 9,78%;

 Giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt 62,1 triệu đồng;

 Cơ cấu kinh tế theo giá trị sản xuất: Nông lâm nghiệp 25,0%; Công nghiệp xây dựng 39,5%; Dịch vụ 35,5%

 Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trung bình hàng năm đạt 9,06%;

 Giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt 89,4 triệu đồng;

 Cơ cấu kinh tế theo giá trị sản xuất: Nông lâm nghiệp 20,0%; Công nghiệp xây dựng 40,0%; Dịch vụ 40,0%

Theo nhận định của tư vấn, các chỉ tiêu phát triển kinh tế khả thi trong giai đoạn phát triển tới năm 2050 như sau:

 Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trung bình hàng năm tiếp tục giữ vững, đạt 8,0- 9,0%;

 Giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt khoảng 400-500 triệu đồng;

 Cơ cấu kinh tế theo giá trị sản xuất tiếp tục giảm tỉ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản (đạt mức 10,0 - 12,5%) và công nghiệp, xây dựng (đạt mức 30,0 – 40,0%); tăng tỉ trọng thương mại, dịch vụ (đạt mức 45,0 - 47,5%)

Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật

Bảng: Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu (Nguồn hiện trạng: Niên giám thống kê huyện Mù Cang Chải năm 2020 Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030)

TT Chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật Đơn vị tính

I.1 Tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân 5 năm % 15,93(*) 9,78 9,06 8,0-9,0

I.2 GTSX bình quân đầu người triệu đồng 25,82(*) 62,1 89,4 400-500

I.3 Cơ cấu kinh tế theo GTSX % 100 100 100

II.1 Tỷ lệ tăng dân số trung bình % 2,20 3,42 3,40 1,64

II.1.1 Tỷ lệ tăng tự nhiên % 1,45 1,42 1,40 1,20

II.1.2 Tỷ lệ tăng cơ học % 0,75 2,00 2,00 0,44

II.2 Tổng dân số người 65.042 77.000 91.000 126.000

III.1 Tỉ lệ dân số trong tuổi lao động % 50,7 55,0 55,0 55,0

III.2 Dân số trong tuổi lao động người 32.244 42.800 50.700 70.100

III.3 Lao động làm việc trong các ngành kinh tế người 29.376 38.520 45.630 63.090

III.4 Cơ cấu lao động theo ngành 100,0 100,0 100,0 100,0

III.4.1 Nông - lâm - thủy sản % 94,9 88,5 70,0 45,0

III.4.2 Công nghiệp - xây dựng % 1,5 3,0 10,0 20,0

III.4.3 Thương mại - dịch vụ % 3,6 8,5 20,0 35,0

IV Phát triển đô thị và nông thôn

IV.1 Tỷ lệ đô thị hóa % 5,4 12,3 22,9 27,6

IV.2 Dân số đô thị người 3.532 9.500 20.800 34.800

IV.3 Dân số nông thôn người 61.510 67.500 70.200 91.200

IV.4 Hệ thống đô thị

IV.4.1 Đô thị loại IV Số đô thị - 0 0 1

IV.4.2 Đô thị loại V Số đô thị 1 1 4 5

V.1.1 Khu vực đô thị (thị trấn) lít/người/ngđ 120 150

V.1.2 Khu vực nông thôn lít/người/ngđ 80 100

V.2.1 Khu vực đô thị (thị trấn) w/người 400 1000

V.2.2 Khu vực nông thôn w/người 160 230

V.3 Thoát nước thải (tỉ lệ thoát nước so với cấp nước)

V.3.1 Khu vực đô thị (thị trấn) % 80 90

V.4.1 Khu vực đô thị (thị trấn) kg/người/ng đ 0,8 0,9

V.4.2 Khu vực nông thôn kg/người/ng đ 0,8 0,9

(*): Số liệu hiện trạng năm 2015 – theo điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm

Dự báo phát triển dân số, lao động và đô thị

III.8.3.1 Dự báo quy mô dân số

Tổng dân số hiện trạng toàn huyện Mù Cang Chải năm 2020 đạt 65.042 người, với tỷ lệ tăng dân số trung bình hàng năm đạt 2,20%, nhờ vào một số kết quả phát triển du lịch đã đạt được trong thời gian vừa qua

Dự báo trong giai đoạn 10 năm tới, với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ưu tiên thương mại dịch vụ, sản xuất giá trị cao song hành với các chiến lược thúc đẩy du lịch và quảng bá lãnh thổ, huyện sẽ tiếp tục duy trì sức hút lao động và dân cư mới, giúp duy trì đà tăng trưởng dân số trung bình 3,40 – 3,42%/năm Trong đó, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên dự kiến sẽ phát triển phù hợp với Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, giảm dần xuống 1,40 – 1,42%/năm Quy mô dân số ước tính đến năm 2025 và năm 2030 lần lượt đạt 77.000 người và 91.000 người

Tầm nhìn đến năm 2050, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên được dự báo sẽ ổn định ở mức 1,20%/năm, cùng với tỉ lệ gia tăng dân số cơ học giảm dần xuống 0,44%/năm thông qua các chiến lược kiểm soát đô thị hóa và phát triển nông thôn bền vững, giúp huyện đạt tổng quy mô dân số khoảng 126.000 người vào năm 2050

Bảng: Dự báo quy mô dân số

TT Chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật Đơn vị tính

II.1 Tỷ lệ tăng dân số trung bình % 2,20 3,42 3,40 1,64 II.1.1 Tỷ lệ tăng tự nhiên % 1,45 1,42 1,40 1,20 II.1.2 Tỷ lệ tăng cơ học % 0,75 2,00 2,00 0,44 II.2 Tổng dân số người 65.042 77.000 91.000 126.000

III.8.3.2 Dự báo quy mô lao động

Theo Niên giám thống kê năm 2020, dân số trong độ tuổi lao động chiếm 50,7% tổng quy mô dân số, với cơ cấu lao động phân theo 3 khu vực kinh tế tương ứng đạt 94,4% - 1,5% - 3,6% Dự báo trong giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050, dân số trong tuổi lao động ổn định ở tỉ lệ mong muốn 55% Lao động trong lĩnh vực nông – lâm – thủy sản sẽ tiếp tục chiếm tỉ trọng cao nhất đến năm 2050 và là nhóm ngành nghề phổ biến nhất đối với huyện vùng cao như Mù Cang Chải bất kể các chương trình tái cơ cấu nông nghiệp Lao động trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ, đặc biệt là các ngành nghề liên quan đến du lịch được dự báo sẽ tăng mạnh và chiếm 35%, trở thành cấu phần quan trọng thứ hai trong cơ cấu lao động toàn huyện

Bảng: Dự báo quy mô lao động

TT Chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật Đơn vị tính

III.1 Tỉ lệ dân số trong tuổi lao động % 50,7 55,0 55,0 55,0 III.2 Dân số trong tuổi lao động người 32.244 42.800 50.700 70.100

III.3 Lao động làm việc trong các ngành kinh tế người 29.376 38.520 45.630 63.090

III.4 Cơ cấu lao động theo ngành 100,0 100,0 100,0 100,0

III.4.1 Nông - lâm - thủy sản % 94,9 88,5 70,0 45,0

III.4.2 Công nghiệp - xây dựng % 1,5 3,0 10,0 20,0

III.4.3 Thương mại - dịch vụ % 3,6 8,5 20,0 35,0

III.8.3.3 Dự báo phát triển đô thị a) Tổng dân số

Tổng quy mô dân số hiện trạng toàn huyện năm 2020: 65.042 người

Dân số dự báo đến năm 2030: khoảng 90.000 – 92.000 người

Dân số dự báo đến năm 2050: khoảng 125.000 – 127.000 người b) Dân số đô thị

Dân số đô thị hiện trạng năm 2020: 3.525 người

Dân số đô thị dự báo đến năm 2030: khoảng 20.000 – 22.000 người

Dân số đô thị dự báo đến năm 2050: khoảng 31.000 – 36.000 người c) Tỉ lệ đô thị hóa

Tỉ lệ đô thị hóa hiện trạng năm 2020: 5,5%

Tỉ lệ đô thị hóa dự báo đến năm 2030: khoảng 22,0– 24,0%

Tỉ lệ đô thị hóa dự báo đến năm 2050: khoảng 27,0 – 32,0% d) Hệ thống đô thị

Theo Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Yên Bái đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (được phê duyệt theo Quyết định số 2598/QĐ-UBND ngày 25/12/2014), Quốc lộ 32 được xác định là hành lang đô thị kinh tế vệ tinh phía Tây của tỉnh Yên Bái Dựa trên trục động lực này, tập trung phát triển đô thị tính chất du lịch tại TT Mù Cang Chải, đồng thời hình thành hệ thống đô thị của huyện Mù Cang chải bao gồm: TT Mù Cang

Chải (nâng cấp lên đô thị loại IV vào năm 2050), ĐT Ngã Ba Kim (đạt đô thị loại V vào năm 2030) và ĐT Khao Mang (đạt đô thị loại V vào năm 2050)

Theo Niên giám thống kê năm 2020, dân số của thị trấn Mù Cang Chải đạt 3.525 người, đã vượt quy mô dân số dự báo cho thị trấn đến năm 2030 (khoảng 2.769 người) được nêu trong Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Yên Bái Thực tế này cho thấy thị trấn huyện lỵ nói riêng và vùng huyện Mù Cang Chải nói chung đang đạt mức tăng trưởng kinh tế - xã hội cao hơn dự báo Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Mù Cang Chải đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 xác định 05 tiểu vùng phát triển dựa trên sự đa dạng về thế mạnh và tiềm năng địa phương về dịch vụ đô thị, năng lượng, sinh thái, cảnh quan du lịch, nông nghiệp đặc sản và công nghiệp chế biến Nhằm tạo động lực cho các tiểu vùng phát triển này, bên cạnh các trọng điểm đô thị đã được xác định dựa trên trục động lực, 01 đô thị mới được đề xuất bổ sung giúp hoàn chỉnh hệ thống đô thị của huyện Mù Cang Chải phù hợp với các định hướng phát triển kinh tế - xã hội mới, đó là: đô thị Nậm Khắt

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN VÙNG HUYỆN

Ý tưởng phát triển không gian vùng

Trục Quốc lộ 32 vẫn sẽ là hành lang phát triển chính của huyện Mù Cang Chải, mang lại động lực hình thành chuỗi đô thị kinh tế vệ tinh phía Tây bao gồm Thị trấn Mù Cang Chải, đô thị Ngã Ba Kim và đô thị Khao Mang

Tuy nhiên, với quan điểm phát triển cân bằng và từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các khu vực thung lũng và vùng cao, một hệ thống các đô thị nhỏ và điểm dân cư nông thôn đổi mới được hình thành, trở thành trung tâm tiện ích, dịch vụ đô thị của các vùng bị ngăn cách về địa lý

Dựa trên hệ thống đô thị, khung hạ tầng được củng cố theo nguyên tắc tôn trọng và kế thừa điều kiện tự nhiên và hiện trạng xây dựng, có giải pháp thích ứng và thay thế trong các tình huống khẩn cấp (thiên tai, dịch bệnh v.v.), thúc đẩy đồng thời phát triển kinh tế - xã hội, khai thác du lịch và nâng cao giá trị bản sắc địa phương

Tổ chức không gian lãnh thổ huyện Mù Cang Chải không chỉ nhằm phục vụ mục tiêu phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới, mà cần phải khai thác các đặc trưng về địa hình, khí hậu, cảnh quan và sinh kế, biến các hạn chế hiện hữu trở thành lợi thế cạnh tranh, góp phần xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch Mù Cang Chải trong tương lai gần.

Cấu trúc và mô hình phát triển không gian vùng

Tổng thể vùng huyện Mù Cang Chải được định hướng phát triển theo mô hình phân tán với cấu trúc tầng bậc Thông qua quá trình đề xuất và lựa chọn phương án, mô hình này cho thấy sự phù hợp với điều kiện tự nhiên và quan điểm phát triển kinh tế - xã hội địa phương, đồng thời tạo ra một khung định hướng không gian mang tính thích ứng và hướng tới phát triển bền vững

Sơ đồ: Mô hình phát triển phân tán và cấu trúc tầng bậc

Tổ chức phát triển không gian vùng

Lấy thị trấn Mù Cang Chải làm trung tâm, không gian vùng huyện Mù Cang Chải sẽ phát triển theo bốn hướng:

 Hướng Đông Nam: là hướng phát triển chủ đạo dựa trên các thế mạnh về thắng cảnh tự nhiên dọc theo Quốc lộ 32; kết nối chuỗi không gian du lịch chiến lược của huyện (đèo Khau Phạ - cửa ngõ của huyện, thung lũng hoa Nậm Khắt, thung lũng Púng Luông, Ngã Ba Kim, khu vực di sản ruộng bậc thang La Pán Tẩn – Chế

Cu Nha – Dế Xu Phình, thị trấn Mù Cang Chải)

 Hướng Tây Bắc: là hướng phát triển thứ cấp tiếp tục lan tỏa động lực theo Quốc lộ

32 qua các xã Khao Mang, Lao Chải, Hồ Bốn với nhiều đặc trưng về địa hình, địa chất và tiềm năng năng lượng; kết nối thị trấn Mù Cang Chải với các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Lào Cai và đặc biệt là TX Sa Pa

 Hướng Tây Nam: là hướng phát triển phụ kết nối với trung tâm xã Chế Tạo và vành đai bảo tồn sinh vật cảnh Chế Tạo, được định hướng là trục phát triển các dịch vụ sinh thái, bảo tồn và nghiên cứu môi trường

 Hướng Đông Bắc: là hướng phát triển đột phá trong tương lai, khai thác các động lực phát triển từ tuyến đường nối Mù Cang Chải với cao tốc Nội Bài – Lào Cai; kết nối thị trấn Mù Cang Chải với thung lũng Nậm Có, mở ra cửa ngõ thứ hai và vùng không gian phát triển mới về phía Đông của huyện, tạo ra tam giác trọng điểm: thị trấn Mù Cang Chải – Nậm Khắt – Nậm Có

Khung hạ tầng giao thông tạo nên cấu trúc không gian vùng huyện Mù Cang Chải bao gồm:

 Trục phát triển chính: Quốc lộ 32 theo hướng Đông – Tây; mang tính chất trục kinh tế - đô thị - dịch vụ du lịch;

 Trục hỗ trợ Quốc lộ 32: nâng cấp, kết nối xuyên suốt dựa trên các tuyến đường liên xã hiện hữu; xuất phát từ đèo Khau Phạ, đi qua La Pán Tẩn, Ngã Ba Kim, Dế

Xu Phình, Lao Chải, kết nối với xã Hồ Bốn; mang tính chất trục hỗ trợ cho trục phát triển chính trong các tình huống khẩn cấp;

 Trục sinh thái: đường nối trung tâm xã Kim Nọi với trung tâm xã Chế Tạo, đi qua khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải; gắn với các dịch vụ sinh thái, bảo tồn và nghiên cứu môi trường

 Trục đối ngoại: đường IC15 nối Mù Cang Chải - cao tốc Nội Bài – Lào Cai; được định hướng là trục tiếp cận mới trong tương lai với thời gian di chuyển được rút ngắn và hạ tầng giao thông đảm bảo, đi qua Khu du lịch thung lũng Tà Cua Y – Lùng Cúng

 Trục phát triển phụ: TL175B kết nối Ngã Ba Kim, Nậm Khắt đi Sơn La; đường nối QL32 với đường nối Mù Cang Chải - cao tốc Nội Bài – Lào Cai đi qua Nậm Có; đường nối QL32 với Nậm Khắt

Sơ đồ cấu trúc không gian vùng huyện Mù Cang Chải đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050

IV.3.3.1 Tiểu vùng 1: Trung tâm dịch vụ đô thị

Là vùng động lực chính của huyện Mù Cang Chải, bao gồm thị trấn Mù Cang Chải và xã Kim Nọi Trong đó, thị trấn Mù Cang Chải là thị trấn huyện lỵ, trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, thể dục thể thao, và là trung tâm của tiểu vùng 1

Xã Kim Nọi là vùng dự trữ phát triển cho các hoạt động mở rộng không gian đô thị và bổ sung tiện ích, dịch vụ trong tương lai

Là vùng tập trung các hoạt động thương mại dịch vụ đô thị gắn với đón tiếp du lịch; cung cấp các dịch vụ lưu trú, ẩm thực, giải trí, giao lưu văn hóa, và các tiện ích khác có liên quan dành cho khách du lịch

Bảng: Dự báo diện tích và dân số tiểu vùng 1

TT Nội dung Hiện trạng năm 2020

1 Tổng diện tích tự nhiên 39,24 km 2

Dự án trọng điểm:

 Làng cộng đồng Suối Kim (thị trấn Mù Cang Chải – quy mô 5ha): không gian gặp gỡ giao lưu văn hóa - ẩm thực đa dân tộc/ đa quốc gia Cần bảo tồn cảnh quan đồng lúa và dòng suối Nậm Kim, cũng như cấu trúc làng bản và đặc trưng kiến trúc, ẩm thực, lối sống, nghề nghiệp của người dân tộc Thái Phát triển du lịch cộng đồng (homestay) trên nguyên tắc tạo ra động lực để cộng đồng địa phương tự nâng cao sinh kế, không làm biến đổi các giá trị bản sắc văn hóa – tự nhiên nền tảng

 Trung tâm giới thiệu lịch sử tự nhiên – văn hóa Mù Cang Chải (thị trấn Mù Cang Chải – quy mô 10ha): trung tâm văn hóa cấp vùng gắn với công nghệ số hóa, trải nghiệm tham quan số và quảng bá thương hiệu lãnh thổ đa phương tiện Không gian bảo tàng cần gắn với trung tâm lưu trữ dữ liệu, nghiên cứu và chuyển đổi số nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và vận hành khai thác đô thị

 Hội chợ truyền thống quảng bá sản phẩm và văn hóa Tây Bắc (thị trấn Mù

Cang Chải – tại sân vận động huyện Mù Cang Chải hiện hữu): tổ chức theo hình thức chợ phiên hoặc chợ đêm vào cuối tuần hoặc ngày lễ, tạo ra không gian giao lưu văn hóa, giới thiệu và quảng bá các đặc trưng địa phương (đặc sản ẩm thực, hàng thủ công, trang phục, âm nhạc, lễ hội v.v.) Sự hình thành của không gian hội chợ thúc đẩy kinh tế về đêm và đa dạng hóa hoạt động công cộng cho khu vực trung tâm thị trấn

 Trung tâm đào tạo nghề và nghiệp vụ du lịch (thị trấn Mù Cang Chải – quy mô 1-2ha): trung tâm đào tạo – hướng nghiệp cấp huyện nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại chỗ, đáp ứng cho nhu cầu phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ du lịch trong tương lai

Gia tăng mật độ dịch vụ cho trung tâm thị trấn Mù

Bảo tàng văn hóa – tự nhiên cấp vùng tại trung tâm thị trấn

Công nghệ số hóa và trải nghiệm tham quan đa phương tiện

Lấy du lịch cộng đồng làm động lực nâng cao sinh kế địa phương

IV.3.3.2 Tiểu vùng 2: Vùng kinh tế năng lượng

Nhu cầu đất xây dựng chủ yếu

Đất xây dựng đô thị:

* Tầm nhìn 2050 khoảng: 250,0 - 300,0ha Đất xây dựng các điểm dân cư nông thôn:

* Tầm nhìn năm 2050: 950,0 – 1.050,0ha Đất xây dựng các cụm công nghiệp (thủy điện, khai thác và chế biến khoáng sản, chế biến)

* Tầm nhìn năm 2050: 460,0 - 470,0ha Đất xây dựng các trung tâm văn hóa - thể thao - nghiên cứu đào tạo:

* Tầm nhìn năm 2050: 160,0 - 180,0ha Đất xây dựng các trung tâm thương mại - dịch vụ - du lịch:

Bảng: Danh mục dự báo các loại đất xây dựng các khu vực chức năng

Diện tích (ha) Đến năm

1 Đất xây dựng đô thị 176.8 295,8

2 Đất xây dựng các điểm dân cư nông thôn 772,1 1.003,0

3 Đất xây dựng các cụm công nghiệp (thủy điện, khai thác và chế biến khoáng sản, chế biến) 461,1 461,1

4 Đất xây dựng các trung tâm văn hóa - thể thao - nghiên cứu đào tạo 115,0 165,0

5 Đất xây dựng các trung tâm thương mại - dịch vụ - du lịch 1.827,0 2.240,0

Phương hướng phát triển ngành có lợi thế của vùng

Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Các ngành công nghiệp tập trung kêu gọi đầu tư:

 Thủy điện, sản xuất phân phối điện;

 Khai thác, xử lý và cung cấp nước;

 Công nghiệp chế biến chế tạo:

+ Chế biến thực phẩm nông, lâm, thủy sản: chế biến gạo (gạo Séng Cù, nếp tan v.v.), chế biến dược liệu, chế biến nông sản (chè Shan tuyết, rượu táo mèo, sơn tra, thảo quả, cốm v.v.), chế biến lâm sản (mật ong hoa tự nhiên, gỗ v.v.), chế biến thủy sản (cá hồi, cá tầm v.v.);

+ Sản xuất hàng tiêu dùng, xuất khẩu;

+ Sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp;

+ Lắp ráp các sản phẩm cơ khí, điện tử, sản xuất thiết bị, máy móc ứng dụng công nghệ v.v.;

+ Dệt, sản xuất trang phục

 Khai khoáng: khai thác vật liệu xây dựng, quặng kim loại v.v

Nghiên cứu quỹ đất, quy hoạch hệ thống các điểm, cụm công nghiệp chế biến, sản xuất nông lâm sản;

Khai thác, sử dụng nguồn nước cho thủy điện, sản xuất công nghiệp, khai thác, chế biến khoáng sản

Tiểu thủ công nghiệp: Đầu tư, quảng bá các làng nghề hiện hữu (làng nghề dệt thổ cẩm, thêu trang phục dân tộc Mông, làng nghề rượu thóc La Pán Tẩn), đồng thời phát triển các nghề đã được công nhận nghề truyền thống, định hướng hình thành các làng nghề (nghề chế tác khèn

Mông ở các xã Nậm Khắt, Púng Luông, Mồ Dề; nghề rèn, đúc ở các xã Nậm Khắt, Dế

Xu Phình, Chế Cu Nha và Kim Nọi v.v.);

Phát triển các ngành khai thác khoáng sản, chế biến nông lâm sản (chế phẩm từ cây dược liệu, cây lanh v.v.) để cung cấp nguyên vật liệu, phục vụ cho các làng nghề sản xuất truyền thống;

Lựa chọn các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống gắn kết với các hoạt động du lịch

Bảng: Định hướng phát triển hệ thống trung tâm sản xuất công nghiệp

TT Tên dự án Vị trí

Diện tích (ha) Đến năm

1 Khao Mang Thượng xã Khao Mang

2 Khao Mang Hạ xã Khao Mang

3 Hồ Bốn xã Hồ Bốn

4 Mường Kim xã Hồ Bốn

5 Ngòi Hút 2A xã Nậm Có

6 Phìn Hồ xã Chế Tạo

Cụm thủy điện Chế Tạo (Đề Dính

Máo, Phìn Hồ, Mí Háng Tàu, Nả

8 Thào Sa Chải xã Nậm Có

9 Phìn Ngài xã Nậm Có

10 Chống Khua xã Lao Chải

11 Hồ Bốn 2 xã Hồ Bốn

12 Lùng Cúm xã Nậm Có

13 Thủy điện Ma Lừ Thàng xã Dế Xu Phình

14 Nậm Khắt xã Nậm Khắt

B Khai thác và chế biến khoáng sản 393,1 393,1

1 Mỏ khoáng sản Chế Cu Nha 1 xã Chế Cu Nha

2 Mỏ khoáng sản Chế Cu Nha 2 xã Chế Cu Nha

3 Mỏ khoáng sản Cao Phạ 1 xã Cao Phạ

4 Mỏ khoáng sản Cao Phạ 2 xã Cao Phạ

5 Mỏ khoáng sản Cao Phạ 3 xã Cao Phạ

6 Mỏ khoáng sản Cao Phạ 4 xã Cao Phạ

7 Mỏ khoáng sản Cao Phạ 5 xã Cao Phạ

8 Mỏ khoáng sản Cao Phạ - Nậm Có xã Cao Phạ - Nậm Có

9 Mỏ khoáng sản Nậm Có 1 xã Nậm Có

1 Trung tâm chế biến nông lâm sản

Nậm Khắt xã Nậm Khắt

2 Trung tâm chế biến nông lâm sản

Nậm Có xã Nậm Có

3 Trung tâm chế biến dược liệu Khao

4 Trung tâm chế biến dược liệu Khau

Bảng: Định hướng phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp

TT Chỉ tiêu Vị trí

1 Làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm, thêu trang phục Dân tộc Mông bản Dề Thàng, xã Chế Cu Nha

2 Làng nghề nấu rượu thóc bản La Pán Tẩn, xã La Pán

3 Làng nghề rèn đúc Xã Mồ Dề

4 Làng nghề chế tác khèn Mông Xã La Pán Tẩn

Phát triển du lịch, thương mại, dịch vụ

IV.5.2.1 Tài nguyên du lịch

Tiềm năng từ tài nguyên thiên nhiên của Mù Cang Chải vô cùng phong phú và đa dạng, trong đó nổi bật nhất là những thửa ruộng bậc thang hùng vĩ trải dài khắp các sườn núi, những tấm rừng xanh bạt ngàn cùng với hệ sinh thái rừng nguyên sinh, các loài động thực vật phong phú, quý hiếm Một số điểm tài nguyên chính:

 Di tích quốc gia đặc biệt: Danh thắng “Ruộng bậc thang”, diện tích 872,19 ha tại 6 xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, Dế Xu Phình, Mồ Dề, Kim Nọi và Lao Chải Tổng diện tích ruộng bậc thang toàn huyện là trên 7.000 ha;

 Hệ sinh thái rừng rộng lớn với 82.000 ha, trong đó khu bảo tồn loài và sinh cảnh

Mù Cang Chải rộng 20.108,2 ha;

 Cung đường đèo quanh co và dốc đứng thuộc hàng bậc nhất Việt Nam: đèo Khau Phạ;

 Ngoài ra, còn một số điểm tài nguyên khác như Thung lũng Nậm Khắt; đỉnh Púng Luông; đỉnh Lùng Cúng, thung lũng Tà Cua Y, xã Nậm Có; núi Tháp Trời, xã La Pán Tẩn; bãi đá cổ Lao Chải, rừng Sơn tra Háng Gàng, xã Lao Chải v.v

Tiềm năng từ văn hóa xã hội: Mù Cang Chải là vùng đất có lịch sử lâu đời gắn với lịch sử phát triển của các dân tộc Mông, Thái, với sự cần cù, chăm chỉ, vượt qua khó khăn gian khổ để chống chọi với sự khắc nghiệt, cải tạo thiên nhiên để từng bước đi lên Bên cạnh đó còn là sự kiên cường, anh dũng đấu tranh với giặc ngoại xâm Những truyền thống văn hóa, cách mạng hội tụ ở vùng đất này đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ, từ truyền miệng, truyền nghề đến thể hiện qua chữ viết, các lễ hội, hình thức biểu diễn v.v và các hình thức khác Di tích lịch sử và các giá trị văn hóa:

 Di tích lịch sử nơi thành lập đội Du kích Khau Phạ: là một di tích nằm trên đỉnh đèo Khau Phạ, thuộc địa phận bản Trống Tông, xã Cao Phạ;

 Phong tục tập quán, tín ngưỡng được lược bỏ các hủ tục lạc hậu, gìn giữ và phát huy các giá trị tinh hoa truyền thống của dân tộc;

 Các lễ hội truyền thống đa dạng và đặc sắc của người Mông, người Thái v.v

 Những nghề thủ công truyền thống được hình thành từ những đặc thù trong sản xuất cũng như đời sống sinh hoạt của cộng đồng người Mông, người Thái v.v

 Ngoài ra còn có các giá trị văn hóa khác như trang phục, văn hóa ẩm thực, văn hóa nghệ thuật, các môn thể thao, trò chơi dân gian v.v

IV.5.2.2 Phương hướng phát triển du lịch

Phát triển hệ thống trung tâm văn hóa – thể thao – nghiên cứu đào tạo và trung tâm thương mại – dịch vụ - du lịch dựa trên 05 sản phẩm đề xuất du lịch, 36 dự án cấu trúc và

06 dự án chiến lược trong tiền đề phát triển của đô thị

Tập trung 5 khâu: Kết nối; Thị trường; Sản phẩm; Cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng; Nhân lực du lịch

 Hình thành hệ thống giao thông thưởng ngoạn kết nối từ trên cao: di chuyển đến các điểm trong huyện và khu vực lận cận bằng trực thăng, khinh khí cầu;

 Tăng cường kết nối giao thông với Hà Nội, các trung tâm du lịch và đô thị lân cận như thành phố Yên Bái, Mộc Châu, Lai Châu, Điện Biên Phủ v.v

 Tập trung khai thác các thị trường gần (du khách các tỉnh miền Bắc), sau đó đến các thị trường rộng hơn (du khách các tỉnh miền Nam, miền Trung) của phân khúc khách nội địa;

 Bên cạnh đó, phát triển thị trường quốc tế truyền thống như khách Châu Âu (Pháp, Anh, Đức), Châu Mỹ (Mỹ, Canada), thu hút thêm lượng khách du lịch quốc tế mới;

 Mở rộng thị trường, hướng đến các phân khúc “ngách”, phân khúc khách du lịch trung cấp và cao cấp

 Phát triển các sản phẩm du lịch chủ đạo (du lịch sinh thái nghỉ dưỡng; du lịch cộng đồng; du lịch khám phá, mạo hiểm v.v.);

 Quảng bá lãnh thổ, các sản phẩm du lịch đa phương tiện, kỹ thuật số nhằm nâng cao nhận thức về thương hiệu du lịch Mù Cang Chải trong nội địa và trên toàn cầu;

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG XÃ HỘI

Hệ thống dịch vụ thương mại

Duy trì và nâng cấp các chợ chính của huyện: chợ huyện Mù Cang chải, chợ Ngã

Ba Kim, chợ Khao Mang Xây dựng thêm chợ chính của huyện tại khu vực trung tâm dịch vụ phục vụ nghiên cứu và sản xuất nông nghiệp Nậm Có Xây dựng các chợ dân sinh bám theo các khu tập trung dân cư đầu mối tại Púng Luông; xây dựng chợ gia súc xã Cao Phạ v.v Xây Chợ văn hóa trung tâm huyện để thiết lập hoàn chỉnh hệ thống chợ trên địa bàn huyện, giữ vai trò cung cấp hàng hóa cho hệ thống thương mại khu vực và các xã trong huyện Mù Cang Chải cũng như các xã trong huyện khác của tỉnh

Xây dựng hệ thống trung tâm thương mại du lịch, các siêu thị nhỏ, cửa hàng tiện lợi tại Púng Luông; giai đoạn 2021 – 2025 Xây dựng thêm 2 trung tâm thương mại du lịch ở Ngã Ba Kim và ở trung tâm thị trấn Mù Cang Chải

Xây dựng chợ xã ở Chế Tạo, phục vụ các bản làng ở khu vực hẻo lánh, khó tiếp cận

Ngoài quy hoạch mạng lưới chợ và trung tâm thương mại, dự kiến quy hoạch thêm các cửa hàng kinh doanh xăng dầu (thị trấn Mù Cang Chải, Khao Mang, Cao Phạ và Nậm Khắt, Nậm Có) Đầu tư thêm 2 cơ sở kinh doanh gas tại các xã: Khao Mang và Hồ Bốn để phục vụ nhu cầu chất đốt cho nhân dân trong khu vực dần thay thế sử dụng củi Định hướng đến năm 2030, phát triển hệ thống hạ tầng thương mại dịch vụ đồng bộ với hệ thống các điểm du lịch và kết hợp phát triển du lịch một cách bền vững với phát triển công nghiệp, TTCN truyền thống trên địa bàn huyện.

Hệ thống giáo dục đào tạo

Bảng: Các mục tiêu phát triển giáo dục giai đoạn 2025 – 2030 (Nguồn: Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030)

Trong đó: Trường đạt chuẩn quốc gia 8 8

Trong đó: Trường đạt chuẩn quốc gia 10 15

3 Giáo dục thường xuyên Đơn vị xã, thị trấn đạt chuẩn xóa mù chữ và phổ

+ Xóa mù chữ mức độ 1 14/14 14/14

Tỷ lệ phòng học kiên cố 60% 70%

Tỷ lệ phòng học thuộc bộ môn 4% 5%

5 Tỷ lệ trường mầm non và trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia 31,6% 39,5%

Mở rộng diện tích đất các trường từ 233.162m 2 năm 2016 lên 329.200m 2 vào năm

2030 Đến năm 2030 phấn đấu trên 55% số trường đạt chuẩn cơ sở vật chất; mở rộng hình thức liên kết trong giáo dục - đào tạo, củng cố và mở rộng các trung tâm học tập cộng đồng cấp xã Cần có sự hỗ trợ, chính sách cho hệ thống lương của giáo viên và trợ cấp cho học sinh, kêu gọi sự tham gia của học sinh và giáo viên trong tiến trình “đưa giáo dục vùng cao tiến lên kịp với vùng thấp.”

Sự phát triển của quy mô mạng lưới trường: Năm 2021, hiện có 40 cơ sở giáo dục công lập Giai đoạn 2021-2030, dự kiến Mù Cang Chải sẽ tăng 04 trường, do tách 04 trường: Tách Trường Mầm Non Hoa Hồng, xã Nậm Có thành 02 trường mầm non độc lập (hiện nay, đơn vị trường này có quy mô trên 20 lớp, trên 600 học sinh); Tách trường PTDTBT TH&THCS Mồ Dề và Trường PTDTBT TH&THCS La Pán Tẩn đây là các trường dân tộc bán trú đang có trên 1.000 học sinh bán trú rất đông thành các trường Tiểu học, trường THCS độc lập; Tách trường THCS- THPT Púng Luông thành 2 trường (1 trường THCS độc lập và 1 trường THPT độc lập); Mới phân hiệu THPT tại xã Khao Mang, đồng thời, nâng cấp trường các trường THPT khác trên địa bàn huyện để đến năm

2025, tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS được đi học THPT đạt từ 50% trở lên

Xây dựng trường chuẩn quốc gia: Đến 2025, dự kiến có 18/40 trường đạt chuẩn quốc gia (chiếm 45%) Đến năm 2030, phấn đấu có 55% số trường đạt chuẩn quốc gia Định hướng phát triển đến năm 2050:

Về quy mô, toàn huyện có trên 45 cơ sở giáo dục công lập;

Về số trường đạt chuẩn quốc gia: 100% số trường mầm non, phổ thông trên địa bàn huyện đạt chuẩn quốc gia; trong đó có 50% trở lên số trường đạt chuẩn mức độ 2 trở lên.

Hệ thống y tế

Nâng cấp và mở rộng Trung tâm y tế huyện Mù Cang Chải Trung tâm y tế huyện và các trạm y tế xã sẽ được bổ sung trang thiết bị nhằm đảm bảo nhu cầu khám chữa bệnh cho mọi đối tượng với chất lượng khám, chữa bệnh và chăm sóc tốt hơn Đến năm 2030, từng bước cải tạo, nâng cấp các trạm y tế xã, phấn đấu 100% các xã đều đạt chuẩn bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã theo Quyết định số 4667/QĐ-BYT, ngày 07/11/2014

Sửa chữa, nâng cấp quy mô Trạm y tế thị trấn, phòng khám ĐKKV Khao Mang

Cải tạo, nâng cấp quy mô các Trạm y tế xã (12 trạm y tế xã và 02 phòng khám đa khoa khu vực).

Hệ thống các công trình văn hóa, TDTT

Cải tạo sân vận động cấp huyện xây dựng tại thị trấn Mù Cang Chải, mở rộng quy mô và loại hình thể thao (sân bóng đá, bóng chuyền, bể bơi, nhà thi đấu đa năng v.v.) Chỉnh trang, thiết kế cảnh quan công trình quảng trường huyện Xây dựng thêm các công trình văn hóa cấp huyện: Trung tâm giới thiệu lịch sử tự nhiên – văn hóa Mù Cang Chải, thư viện, cung văn hóa, nhà thiếu nhi v.v phục vụ cho quảng bá và phát triển du lịch

Chú trọng tu bổ công trình di tích lịch sử cấp quốc gia: nơi thành lập đội Du kích Khau Phạ

Nâng cao chất lượng phục vụ, cơ sở hạ tầng, vật chất Làng văn hóa du lịch cộng đồng homestay Kim Nọi Đầu tư cải thiện hệ thống hạ tầng các công trình văn hóa ở các làng bản thuộc vùng khuyến khích phát triển làng bản truyền thống dân tộc

Tại trung tâm các xã, xây dựng thêm các nhà văn hóa, sân thể thao, thư viện v.v Cải tạo, nâng cấp các nhà văn hóa xã hiện trạng.

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT

Định hướng giao thông

Cơ sở và mục tiêu thiết kế

VI.1.1.1 Cơ sở thiết kế

- Điều chỉnh Quy hoạch phát triển Giao thông vận tải tỉnh Yên Bái đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (theo Quyết định số 979/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái, ngày 6/6/2017)

- Quy hoạch vùng tỉnh Yên Bái đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

- Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/09/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

- Quyết định số 3446/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021-2025;

- Các Quy hoạch nông thôn mới huyện Mù Cang Chải

- QCVN 01: 2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng

- QCVN 07: 2016/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật

- TCXDVN 104: 2007 - Đường đô thị – Yêu cầu thiết kế

- TCVN 4054: 2005 - Đường ô tô – Yêu cầu thiết kế

- Các văn bản, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm có liên quan

VI.1.1.2 Mục tiêu phát triển

Phát huy hiệu quả hoạt động của các phương thức vận tải để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách góp phần thúc đẩy phát triển KT – XH của huyện

Nâng cao chất lương vận tải với giá cước hợp lý Đảm bảo an toàn về người và hành hóa trong quá trình vận chuyển

Có chính sách phù hợp để khuyến khích, phát triển và củng cố hệ thống vận tải xe buýt, taxi ở các đô thị đi các huyện và các tỉnh lân cận

Khối lượng vận chuyển hành khách tăng bình quân 9 - 12,% năm

Khối lượng vận chuyển hàng hóa tăng bình quân 9 - 14% năm

Về kết cấu hạ tầng giao thông

Nâng cấp cải tạo các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ trên địa bàn huyện Quốc lộ đạt tiêu chuẩn từ cấp IV trở lên; đường tỉnh tối thiểu đạt cấp V miền núi, mặt nhựa hoặc bê tông xi măng

Xây dựng mới, cải tạo một số tuyến đường có tính chất liên vùng theo các quy hoạch được duyệt

Nâng cấp mở rộng, xây dựng mới hệ thống đường huyện có tính chất quan trọng trong việc phát triển mạng lưới giao thông nội huyện, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Xây dựng mới, nâng cấp hệ thống giao thông đô thị đảm bảo các chỉ tiêu theo quy hoạch Hình thành tuyến vành đai đô thị Mù Cang Chải, đảm bảo quy đất phát triển đô thị và là tuyến giao thông đối ngoại thay thế đường QL32

Thực hiện cứng hóa đường giao thông nông thôn tối thiệt đạt đạt 85%

Xây dựng hệ thống bến bãi đỗ xe đáp ứng nhu cầu khai thác dịch vụ du lịch, vận tải đường bộ ngày càng cao

Nâng cấp mạng lưới giao thông công cộng nội thị và liên vùng

Phát triển các đầu mối giao thông trung chuyển liên kết các khu vực phát triển du lịch, tạo hành lang tuyến khép kin đảm bảo thu hút du khách ở mức dự báo cao điểm Định hướng quy hoạch giao thông

VI.1.2.1 Giao thông đối ngoại

- Quốc lộ 32: Cải tạo, sửa chữa, nâng cấp theo tiêu chuẩn đường cấp III và cấp IV miền núi hoàn chỉnh, các đoạn qua trung tâm các phường, xã, thị trấn theo tiêu chuẩn đường đô thị 2-4 làn xe, đảm bảo ATGT cho các phương tiện khi tham gia giao thông trên tuyến đường Giai đoạn dài hạn nghiên cứu nâng cấp toàn tuyến đạt cấp III miền núi

Xây dựng mới đoạn tuyến tránh đô thị Mù Cang Chải về phía Nam đạt tối thiểu đường cấp III miền núi

- ĐT.175B: Cải tạo, sửa chữa, nâng cấp theo tiêu chuẩn đường cấp IV và cấp V miền núi, đảm bảo ATGT cho các phương tiện khi tham gia giao thông trên tuyến đường Các đoạn tuyến qua khu vực trung tâm xã xây dựng theo tiêu chuẩn đô thị quy mô 2-4 làn xe Giai đoạn dài hạn nghiên cứu nâng cấp toàn tuyến tối thiểu đạt cấp IV miền núi

- Xây dựng mới tuyến đường kết nối Mường La (Sơn La), Than Uyên, Tân Uyên (Lai Châu), Mù Cang Chải, Văn Chấn, Văn Yên (Yên Bái) với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (IC15) Tuyến có điểm đầu tại Km0+00 (giao với QL.32 tại Km299+00 thuộc địa phận xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải), điểm cuối tại KM68+950 (giao với đường Dâu An – Gia Hội, xã Phong Dụ, huyện Văn Yên tại Km15+375) Tuyến hình thành sẽ tạo điều kiện đi lại thuận tiện cho nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và góp phần đảm bảo an toàn giao thông cho các địa phương, đồng thời phát huy hiệu quả đầu tư tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Hướng tuyến: Toàn tuyến dài 68,95km, trong đó đoạn đi qua huyện Mù Cang Chải dài khoảng 43km, đi qua các xã Chế Cu Nha, Nậm Có

Quy mô tuyến: Tuyến đường được thiết kế theo Quy mô đường cấp IV miền Kết cấu mặt đường bê tông nhựa Bề rộng nền đường: Bn = 7,50m; Bề rộng mặt đường: Bmặt = 5,50m; Bề rộng lề: Blề = 2x1,0m;

- Đường Ngã ba Kim - Hồ Bốn

Hình thành tuyến hỗ trợ QL32 về phía Nam, hướng tuyến được kết hợp từ các tuyến đường huyện, liên xã hiện trạng, đồng thời xây dựng mới một số đoạn Đây là tuyến thuộc hành lang phát triển du lịch huyện Mù Cang Chải, tuyến có điểm đầu từ điểm giao với QL32 tại Ngã 3 Kim; tuyến đi tiếp theo hướng Đông Tây trên nền đường huyện Ngã 3 Kim – Dế Xú Phình kéo dài đến Lao Chải, điểm cuối tuyến kết thúc tại điểm giao với đường QL32 tại xã Hồ Bốn Toàn tuyến dài khoảng 37,5km, quy mô đường cấp IV miền núi

- Đường kết nối QL.32, tỉnh Yên Bái với QL.279, tỉnh Lào Cai Điểm đầu tuyến thuộc xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn, tuyến kết nối với tuyến đường Mường La (Sơn La), Than Uyên, Tân Uyên (Lai Châu), Mù Cang Chải, Văn Chấn, Văn Yên (Yên Bái) với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (IC15); điểm cuối tại vị trí giáp ranh giữa xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải và xã Nậm Xây, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai; tuyến qua địa phận tỉnh Yên Bái có chiều dài tuyến khoảng 22 km kết nối với tuyến đường quy hoạch của tỉnh Lào Cai đi QL.279 Quy mô tuyến đạt cấp V miền núi;

VI.1.2.2 Hệ thống đường giao thông nông thôn

- Đường GTNT bao gồm hệ thống đường huyện và đường xã, liên xã (không tính đường thôn xóm) Hoàn thiện mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn theo tiêu chí giao thông trong Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới và phù hợp với chiến lược phát triển giao thông tỉnh Yên Bái Mở thêm các tuyến GTNT ở các khu vực có mật độ giao thông thấp, cải tạo nâng cấp các tuyến hiện có đạt tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành Hệ thống đường huyện tối thiểu đạt cấp V miền núi Đường xã, liên xã tối thiểu đạt cấp B GTNT Tỷ lệ kiên cố hóa phấn đấu đường huyện đạt 85%, đường xã, thôn bản đạt từ 50-65% Hệ thống cầu cống trên các tuyến đường huyện, đường xã được xây dựng kiên cố, phù hợp với cấp đường và tải trọng thiết kế Về cơ bản hệ thống cầu dân sinh được xây dựng mới đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân, góp phần thúc đẩy sản xuất, giao thương hàng hóa

Định hướng chuẩn bị kỹ thuật

- Tôn trọng hiện trạng và sự ổn định chung

- Đảm bảo khu vực dự kiến xây dựng và phát triển mở rộng trong tương lai không bị ngập úng

- Không nằm trong vùng khai thác mỏ quặng, phòng hộ đầu nguồn, các hành lang bảo vệ

- Công tác đất thi công ít, hạn chế khối lượng đào đắp, san gạt, cân bằng đào đắp tại chỗ và cân bằng cho từng đợt xây dựng

- Không bị ảnh hưởng của các hiện tượng tai biến môi trường như: sạt, trượt lở, lún sụt đất

- Không nằm trong vùng có các hiện tượng thời tiết khí hậu đặc biệt như: dông, xoáy lốc

- Đảm bảo thoát nước mặt thuận lợi, không gây ô nhiễm môi trường. Định hướng san nền chung toàn huyện Mù Cang Chải

Dựa vào địa hình tự nhiên và hiện trạng nền xây dựng hiện nay, phân chia công tác san nền mặt bằng xây dựng trên địa bàn huyện thành 2 khu vực:

- Vùng1: Khu vực địa hình đồng bằng thung lũng bao gồm các khu đất cao ven suối, dộ dốc nền địa hình: 0,5%< i < 10% San lấp cải tạo nền dựa trên cơ sở nền địa hình tự nhiên, khu vực thấp trũng, khi xây dựng cần tôn đắp nền xây dựng công trình đảm bảo không bị ngập lụt vào mùa mưa lũ

- Vùng 2: Khu vực núi cao sườn núi dốc: Biện pháp san nền tạo mặt bằng xây dựng được áp dụng rộng rãi là san lấp cục bộ và cải tạo nền tại chỗ

Giải pháp nền xây dựng vùng

- Qui hoạch về cao độ nền xây dựng, đảm bảo phù hợp với đặc điểm tự nhiên, địa hình, khí hậu, thủy văn và tùy theo đặc điểm các khu vực tập trung xây dựng, lựa chọn cao độ nền khống chế đảm bảo không bị ngập úng Thị trấn Mù Cang Chải được định hướng nâng cấp lên đô thị loại 4 và các khu vực định hướng nâng cấp sẽ trở thành đô thị loại 5, vì vậy chọn cao độ nền xây dựng cho khu vực dân dụng, đảm bảo không bị ngập lụt với tần suất P%; và khu vực cây xanh P % (QCVN 01-2021)

VI.2.3.1 Khu vực xây dựng đô thị

1 Thị trấn Mù Cang chải (đô thị loại 4):

- Do địa hình chia cắt mạnh nên xác định cốt xây dựng của từng khu vực khác nhau:

* Các công trình xây dựng khu vực thuộc tổ 7 (khu vực mở mới cạnh suối Nậm Kim) cao độ nền xây dựng: Hxd ≥ +940,00m

* Các công trình xây dựng mới trên cánh đồng thuộc Tổ 9 (Bản Thái) cao độ nền xây dựng: Hxd ≥ +943,90m

- Các công trình xây dựng ven suối Nậm Kim (thuộc tổ 1, 2) cao độ nền xây dựng: Hxd ≥ +944,40m

2 Đô thị Ngã Ba Kim (đô thị loại 5):

- Do địa hình chia cắt mạnh nên xác định cốt xây dựng của từng khu vực khác nhau, Cao độ nền xây dựng: Hxd ≥ +1200,00mm

3 Đô thị Nậm Khắt (đô thị loại 5):

- Do địa hình chia cắt mạnh nên xác định cốt xây dựng của từng khu vực khác nhau, Cao độ nền xây dựng: Hxd ≥ +1400,00m

4 Đô thị Khao Mang (đô thị loại 5):

- Do địa hình chia cắt mạnh nên xác định cốt xây dựng của từng khu vực khác nhau, Cao độ nền xây dựng: Hxd ≥ +950m

- Khu vực đã xây dựng các công trình các khu dân cư tập trung, làng bản đã xây dựng ổn định, giữ nguyên nền xây dựng hiện trạng Những khu vực có cao độ nền nhỏ hơn cao độ khống chế xây dựng đô thị, từng bước cải tạo đảm bảo theo cao độ khống chế chung của khu vực để đảm bảo tiện nghi đô thị nhưng không làm ảnh hưởng đến thoát nước chung của đô thị

- Các khu vực không khai thác xây dựng, giữ nguyên hiện trạng Tận dụng quỹ đất nông nghiệp còn lại vào mục đích vùng đệm chứa nước tạm thời để điều tiết nước mưa cho các khu dân cư trên địa bàn và các huyện lân cận trong cùng khu vực tiêu

VI.2.3.2 Khu vực xây dựng các điểm dân cư nông thôn

- Công tác chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng cho các điểm dân cư trong khu vực nông thôn cần phải bám sát các quy chuẩn, quy phạm, tiêu chuẩn ngành đối với nông thôn vùng miền núi

- Để đảm bảo sự phát triển bền vững nên cần phải xem xét đánh giá, phân tích hiện trạng (có quy hoạch chung) Trên cơ sở các phân tích khoa học sẽ định hướng phát triển và khắc phục những hạn chế, tồn tại Đặc biệt là các điểm có khả năng phát triển từ đó đề xuất những giải pháp mang tính chất chiến lược chung cho khu dân cư nông thôn trong huyện

- Về san nền: Chọn giải pháp tôn đắp nền, cân bằng đào đắp tại chỗ, biện pháp áp dụng san gạt nền cục bộ

- Cao độ nền phù hợp với nền hiện trạng từng vùng, đảm bảo thoát nước mặt thuận lợi

Hxd dân dụng > H mn.max.tb năm

Hxd công cộng > Hmn.max + 0,3m

- Các khu vực ven suối phải lưu ý tới vấn đề biến đổi khí hậu, mực nước lũ trong mùa mưa bão, tiến hành gia cố, tạo vùng hành lang an toàn; Định hướng thoát nước mưa chung toàn huyện Mù Cang Chải

Huyện Mù Cang Chải nằm trong vùng tiêu nước thuộc địa hình miền núi có địa hình bị chia cắt mạnh, phân tán nên việc tiêu thoát nước chủ yếu phụ thuộc vào các vệt trũng của địa hình Nước mưa trong khu vực được thoát theo vùng tiêu thủy lợi theo các lưu vực và trục tiêu chính là các suối nhỏ về tập trung tại các suối lớn như Nậm Kim, Nậm Mơ Về cơ bản theo địa hình phân chia làm 04 vùng lưu vực tiêu thoát nước chính theo hiện trạng địa hình

VI.2.4.1 Lưu vực và hướng thoát nước

Nước mưa trong khu vực huyện Mù Cang Chải được thoát theo độ dốc dạng địa hình tùy từng khu vực và các vùng tiêu thủy lợi theo các lưu vực và trục tiêu chính là các suối trong khu vực Về cơ bản, phân chia làm 03 vùng lưu vực tiêu thoát nước chính như sau:

1 Lưu vực 1 (Lưu vực thuộc suối Nậm Kim): Lưu vực suối Nậm Kim bao gồm thị trấn Mù Cang Chải và các khu vực dân cư nông thôn thuộc các xã phía Bắc và Nam suối Kim như:

- Các xã hữu suối Nậm Kim (phía Bắc): Xã Hồ Bốn, xã Khao Mang, xã Mồ Dề, xã Chế Cu Ma, xã La Pán Tần (ngã Ba Kim) Nước mưa được tiêu thoát tự chảy về các suối nhỏ như: suối Làng Mu, suối Háng B, suối Tủa Mả Pán, suối Giàng Xua, suối Háng Cháng, suối Nậm Mơ rồi thoát nước ra suối Nậm Kim

- Các xã tả suối Nậm Kim (phía Nam): xã Lao Chải, xã Kim Nọi, xã Dế Xu Phình, xã Púng Luông Nước mưa được tiêu thoát tự chảy về các suối nhỏ như suối Cáng Đong, suối

Tà Gềnh v.v rồi chảy về suối suối Nậm Me (suối Ma Lừ Thàng) từ Sơn La chảy sang thoát nước về suối Nậm Kim

Định hướng cấp nước

- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01: 2008/BXD “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch Xây dựng”

- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt: QCVN 01-1: 2018/BYT của Bộ Y tế ban hành kèm theo Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14 tháng

- Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 33:2006 “Cấp nước- Mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế”

- Thông tư số 04/2009/TTLT-BXD-BCA ngày 10/4/2010 giữa Bộ Xây dựng và Bộ Công an về hướng dẫn thực hiện cấp nước phòng cháy, chữa cháy tại đô thị và khu công nghiệp

- Quyết định số 2598/QĐ-UBND ngày 25/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt, đồ án quy hoạch vùng tỉnh Yên Bái đến năm 2030, định hướng đến năm 2050

- Các tiêu chuẩn ngành liên quan

Tiêu chuẩn và nhu cầu dùng nước

* Tiêu chuẩn cấp nước được lấy phù hợp cho từng loại đô thị theo QCXDVN 01:2021/BXD

Bảng 1: Tiờu chuẩn dựng nước theo QCXDVN 01: 2021

Tỷ lệ cấp nước Tiêu chuẩn Tỷ lệ cấp nước Tiêu chuẩn

- Nông thôn 85% dân số 60 (lít/người.ngđ) 95% dân số 80 (lít/người.ngđ)

20-30 m 3 /ha-ngđ b/ Nhu cầu dùng nước:

Bảng tính toán nhu cầu dùng nước huyện Mù Cang Chải

TT Tên đô thị Quy mô dân số Nhu cầu nước

Nước cấp cho CCN (m3/ha)

Tưới cây, rửa đường (10%Qsh)

II- Nông thôn 68.400 71.300 3.488 5.419 523 813 349 542 1.355 406 544 5.494 8.535 Tổng Cộng 77.900 92.100 4.307 7.799 646 1.170 431 780 1.950 585 858 6.784 12.523

Tổng nhu cầu dùng nước max:

 Giai đoạn 2021-2025 (lấy tròn) : 6.800 m 3 /ngđ

 Giai đoạn 2026-2030 (lấy tròn): 12.700 m 3 /ngđ

Trên cơ sở các công trình cấp nước hiện có, cải tạo, mở rộng nâng cấp và xây mới dựa vào tính toán nhu cầu cấp nước năm 2025 và định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với tiêu chuẩn 100 l/ng.ngđ trong giai đoạn đầu cấp cho 90% dân ; tiêu chuẩn 100 -120 l/ng.ngđ trong giai đoạn dài hạn, cấp cho 100% dân đối với đô thị

Mù Cang Chải còn có một hệ thống khe, suối khá phong phú Chạy dọc theo Quốc lộ 32 là suối Nậm Kim, bắt nguồn từ đỉnh Nả Háng Tâu (giáp Cao Phạ) chảy qua các xã Púng Luông, La Pán Tẩn, Dế Xu Phình, Chế Cu Nha, Mồ Dề, Kim Nọi, Lao Chải, Khao Mang, Hồ Bốn xuống Than Uyên Đây không chỉ là con suối dài và lớn nhất huyện mà còn cung cấp nguồn nước lớn cho sản xuất, sinh hoạt

Suối Nậm Kim có tổng diện tích lưu vực 600 km2 là chi nhánh hệ thống sông Đà, có độ dốc lớn nên có khả năng phát triển thuỷ điện

Về chất lượng nước nguồn nếu không có sự tác động của con người thì đa số chất lượng rất tốt

Do đặc điểm của địa hình, chế độ thời tiết và hậu quả của nạn phá rừng từ nhiều năm trước đã làm thay đổi lượng nước mặt giữa 2 mùa, mùa mưa và mùa khô Mùa khô mực nước ở các sông suối đều ở mức thấp nhất Các công trình thủy lợi thiếu nước hoạt động, dòng chảy của nhiều khe suối bị cạn kiệt gây ra tình trạng thiếu nước cho sản xuất và ảnh hưởng đến sinh hoạt của đồng bào Trong mùa mưa lưu lượng và mực nước các sông tăng nhanh, lũ quét xảy ra thường xuyên ở các suối lớn gây thiệt hại mùa màng, nhà cửa, tính mạng của người dân

Theo các tài liệu địa chất - thuỷ văn, nguồn nước ngầm và nước khoáng phân bố ở độ sâu 20 - 200 mét dưới lòng đất Nước khoáng nóng phân bố chủ yếu ở vùng phía Tây thuộc các huyện Văn Chấn, Trạm Tấu và thị xã Nghĩa Lộ, nhiệt độ trên 40 0 C, hàm lượng khoáng hoá 1- 5 gam/lít, có khả năng chữa bệnh khi được xử lý độc

- Đánh giá tiềm năng nguồn nước ngầm: Qua nghiên cứu các tài liệu, khảo sát thực tế tại hiện trường và qua thực tế khai thác và sử dụng nước ngầm trong khu vực, chúng ta có thể thấy rằng: Đối với nước ngầm mạch nông: Lưu lượng rất nhỏ và rất không ổn định vì nó bị ảnh hưởng trực tiếp bởi nguồn nước phía trên; chất lượng nước không tốt dễ bị ô nhiễm bởi tác động của con người Do vậy nguồn nước ngầm mạch nông trong khu vực nghiên cứu không đáp ứng được các yêu cầu cho cấp nước sinh hoạt và công nghiệp trong giai đoạn tới năm 2020

+ Đối với nguồn nước ngầm mạch sâu: Tuy chất lượng nước ngầm mạch sâu có tốt hơn nước ngầm mạch nông nhưng trữ lượng lại không lớn trữ lượng khai thác cấp C1 theo tính toán mới chỉ đạt lưu lượng 5604 m3 /ngđ, rất nhỏ so với nhu cầu cấp nước của thành phố Yên Bái Do vậy nguồn nước ngầm mạch sâu không đáp ứng được nhu cầu khai thác công nghiệp, chỉ dùng làm nguồn nước dự phòng trong tương lai

VI.3.3.3 Lựa chọn nguồn nước

- Cấp nước đô thị: Qua đánh giá chất lượng nước mặt, nước ngầm và tình hình khai thác nguồn nước thực tế cho thấy nguồn nước ngầm chỉ khai thác cấp nước cục bộ

Sử dụng nguồn nguồn nước suối để cấp nước sinh hoạt, công nghiệp dịch vụ, du lịch cho đô thị

- Cấp nước nông thôn: Sử dụng nguồn nước tự chảy, suối gần trung tâm đô thị để cấp nước sinh hoạt và sản xuất

VI.3.4.1 Phân vùng cấp nước

Vùng 1: Trung tâm dịch vụ đô thị

- Là vùng trung tâm của huyện Mù Cang Chải, gồm thị trấn Mù Cang Chải và xã Kim Nọi; Tổng diện tích tự nhiên: 39,24 km²;

- Tổng nhu cầu dùng nước TB:

Vùng 2: Vùng kinh tế năng lượng - giao thông đổi mới

Là vùng phía Tây Bắc của huyện Mù Cang Chải, gồm xã Hồ Bốn, Lao Chải, Khao Mang; Tổng diện tích tự nhiên: 278,05 km²;

- Tổng nhu cầu dùng nước TB (trung bình):

Vùng 3: Vùng bảo tồn đa dạng sinh học và dự trữ sinh quyển

Là vùng phía Tây Nam của huyện Mù Cang Chải, gồm toàn bộ xã Chế Tạo; Tổng diện tích tự nhiên: 235,38 km²;

- Tổng nhu cầu dùng nước TB:

Vùng 4: Vùng trọng điểm phát triển du lịch - nghỉ dưỡng tự nhiên

Là vùng phía Đông Nam của huyện Mù Cang Chải, gồm xã La Pán Tẩn, Dế Xu Phình, Púng Luông, Nậm Khắt, Cao Phạ và trung tâm chế biến lâm sản Nậm Khắt; Tổng diện tích tự nhiên: 309,32 km²;

- Tổng nhu cầu dùng nước TB

Vùng 5: Vùng kinh tế nông - lâm nghiệp đặc sản

Là vùng phía Đông Bắc của huyện Mù Cang Chải, gồm xã Mồ Dề, Chế Cu Nha, Nậm Có và trung tâm chế biến lâm sản Nậm Có; Tổng diện tích tự nhiên: 335,90 km²;

- Tổng nhu cầu dùng nước TB:

VI.3.4.2 Công trình đầu mối

+ Thị trấn Mù Cang Chải: Cải tạo, nâng công suất trạm cấp nước Mù Cang Chải giai đoạn 1: 1.500 m3/ngđ, giai đoạn 2: 4.000 m3/ngđ, nguồn nước suối Nậm Mơ;

+ Đô thị Ngã Ba Kim: Xây mới trạm cấp nước Ba Kim công suất giai đoạn 1: 150 m3/ngđ, giai đoạn 2: 600 m3/ngđ, nguồn nước suối;

+ Đô thị Khao Mang: Xây mới trạm cấp nước Khao Mang công suất giai đoạn 2:

+ Đô thị Nậm Khắt: Xây mới trạm cấp nước Nậm Khắt công suất giai đoạn 1: 150 giai đoạn 2: 450 m3/ngđ, nguồn nước suối;

Bảng thống kê các nhà máy nước đô thị

TT Nhà máy nước Công suất (m3/ngđ)

1 NMN Mù Cang Chải 1.500 4.000 Suối Nậm Mơ

2 TCN Ngã Ba Kim 150 600 Nước suối

TT Nhà máy nước Công suất (m3/ngđ)

3 TCN Khao Mang 200 Nước suối

4 TCN Nậm Khắt 150 450 Nước suối

Ghi chú: Công suất các công trình đầu mối chỉ là ước tính, công suất cụ thể sẽ được xác định trong giai đoạn quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư xây dựng;

Khu vực huyện Mù Cang Chải có 02 cụm công nghiệp chế biến lâm sản với tổng diện tích: 40ha nằm gần đô thị Nậm Khắt và Nậm Có Dự kiến sẽ được cung cấp nước sạch từ 02 đô thị này

- Trung tâm xã Nậm Có: Xây mới trạm cấp nước Nậm Có công suất giai đoạn 1:

200 m3/ngđ, giai đoạn 2: 400 m3/ngđ, nguồn nước suối Cấp cho trung tâm xã Nậm Có và Trung tâm chế biến lâm sản Nậm Có;

- Trung tâm xã Chế Tạo: Xây mới trạm cấp nước Chế Tạo công suất giai đoạn 1:

100 m3/ngđ, giai đoạn 2: 200 m3/ngđ, nguồn nước suối;

- Trung tâm xã Hồ Bốn: Xây mới trạm cấp nước Hồ Bốn công suất giai đoạn 1: 150 m3/ngđ, giai đoạn 2: 300 m3/ngđ, nguồn nước suối;

- Duy trì và cải tạo các công trình cấp nước hiện có đảm bảo cung cấp nước cho các khu dân cư các xã thuộc huyện Mù Cang Chải;

- Đối với các công trình cấp nước trên địa bàn huyện miền núi, đa số là công trình cấp nước tự chảy, vật liệu lọc chủ yếu là cát và sỏi Đây là các công trình cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh chứ không phải công trình cấp nước sạch được xử lý hoá chất để đạt được 14 chỉ tiêu chất lượng nước sạch theo quy chuẩn 02:2009/BYT của Bộ Y tế

Những cụm dân cư ở xa trung tâm xã, những khu khó khăn về nguồn nước: Lợi dụng thiên nhiên, nguồn nước sẵn có xây dựng các công trình chứa nước như bể nước, hồ, đào giếng hoặc chứa nước mưa trong các chum vại, lu, bể chứa nước v.v

- Đảm bảo không ảnh hưởng tới hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định tại NĐ 43/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015

- Khu vực bảo vệ của điểm lấy nước như sau:

* Đối với nguồn nước mặt:

- Khu vực bảo vệ nguồn nước mặt: từ các điểm lấy nước của các con suối

Ngược theo chiều dòng chảy bán kính bảo vệ cấp 1 ≥ 200, cấp 2 ≥ 1000m; Xuôi theo chiều dòng chảy bán kính bảo vệ cấp 1 ≥ 100, cấp 2 ≥ 250m

Quy hoạch cấp điện

- Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011- 2020 có xét đến năm

2030 (tổng sơ đồ 7) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1208/QĐ- TTg, tháng 7/2011

- Quy hoạch phát triển điện lực giai đoạn 2016-2025 tỉnh Yên Bái hợp phần 1,2 đã được Bộ Công Thương phê duyệt năm 2016

- Sơ đồ hệ thống điện cao áp Việt Nam đến 4/2018 do trung tâm điều độ điện quốc gia thể hiện

- QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng, và các tiêu chuẩn ngành có liên quan

Tiêu chuẩn và dự báo phụ tải điện

VI.4.2.1 Tiêu chuẩn cấp điện

Chỉ tiêu cấp điện cho các khu đô thị và dân cư căn cứ quy chuẩn xây dựng Việt Nam Cụ thể:

Bảng chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt theo bảng 7.1 QCXD VN

Giai đoạn đầu (10 năm) Giai đoạn dài hạn (sau 10 năm) Đô thị loại

I Đô thị loại II-III Đô thị loại IV-V

Nông thôn Đô thị loại

I Đô thị loại II-III Đô thị loại IV-V

- Cấp điện công cộng, dịch vụ:

Chỉ tiêu điện công cộng dịch vụ áp dụng theo quy chuẩn xây dựng Cụ thể:

Bảng chỉ tiêu cấp điện công cộng Loại đô thị Đơn vị tính Đô thị loại đặc biệt Đô thị loại

I Đô thị loại II-III Đô thị loại IV-

V Điện công trình công cộng tính bằng % phụ tải điện sinh hoạt

% 50 40 35 30 Điện công trình công cộng (tính trực tiếp theo diện tích đất dự báo) kW/h a 150 120 100 80

- Cấp điện công nghiệp: Chỉ tiêu cấp điện công nghiệp căn cứ tính chất và quy mô khu cụm nghiệp, lấy từ 100-400kw/ha

VI.4.2.2 Tính toán nhu cầu phụ tải điện

Phụ lục tính toán nhâu cầu phụ tải khu vực đô thị

Giai đoạn đến 2030 Giai đoạn đến 2050

TT Đơn vị hành chính

Công suất tính toán kW Quy mô Chỉ tiêu

Công suất tính toán kW

Phụ lục tính toán nhâu cầu phụ tải khu vực nông thôn

Giai đoạn đến 2030 Giai đoạn đến 2050

TT Đơn vị hành chính

Công suất tính toán kW

Công suất tính toán kW

1 Thị trấn Mù Cang Chải

Bảng tổng hợp phụ tải điện toàn huyện

T Tên phụ tải Giai Đoạn 2030 Giai Đoạn 2050

Công suất (kW) Công suất (kW)

Công cộng(40% sinh hoạt) 1.664 4.858

Công cộng(30% sinh hoạt) 3.099 6.405

3 Công nghiệp 10200 (68ha x 150kW/ha) 10200 (68ha x 150kW/ha)

Tổng ( hệ số đồng thời = 0.7) 20.617 38.471

- Tổng nhu cầu dùng điện của khu vực nghiên cứu đến năm 2030 là 20.617MW, tương đương 22.907MVA công suất biểu kiến (lấy hệ số Cos = 0,9)

- Công suất yêu cầu đến năm 2050 là 38.471 MW, tương đương 42.745 MVA (Hệ số công suất Cos = 0,9)

VI.4.2.3 Phương án cấp điện đến năm 2050 a Nhà máy điện:

Theo QHPT điện lực tỉnh Yên Bái được phê duyệt năm 2016, đã lựa chọn danh mục đầu tư thủy điện tại các vị trí tiềm năng Tuy nhiên trong khoảng thời gian gần đây đã thể hiện nhiều bất cập khi các nhà máy thủy điện đi vào vận hành, do vậy ngoài các thủy điện đã nghiên cứu và có ý nghĩa quan trọng về kinh tế xã hội sẽ vẫn tiến hành theo đúng tiến độ, các dự án thủy điện loại nhỏ khác cần được nghiên cứu kỹ ảnh hưởng đến môi trường, xã hội trước khi dự án tiến hành Các thủy điện phải có quy trình vận hành chặt chẽ, ưu tiên cắt lũ an toàn

Danh mục các nhà máy thủy điện đang hoạt động và dự án thủy điện đã phê duyệt

T Tên thủy điện Vị trí

1 Khao Mang Thượng Xã Khao Mang 24.5 24.

2 Khao Mang Hạ Xã Khao Mang 30 30

3 Hồ Bốn Xã Hồ Bốn 18 18

4 Mường Kim Xã Hồ Bốn 13.5 13.

5 Ngòi Hút 2A Xã Nậm Có 8.4 8.4

6 Phìn Hồ Xã Chế Tạo - 10

Cụm thủy điện Chế Tạo(Đề Dính Máo 22MW, Phìn Hồ 2 10MW, Mí Háng Tàu

8 Thào Sa Chải Xã Nậm Có - 7

9 Phìn Ngài Xã Nậm Có - 6.6

10 Chống Khua Xã Lao Chải - 9.5

11 Hồ Bốn 2 Xã Hồ Bốn - 6

12 Lùng Cúm Xã Nậm Có - 12

- Giai đoạn đến 2030 nhu cầu phụ tải toàn huyện khoảng 20.6MW, vẫn có thể sử dụng lưới 35kV hiện có để cung cấp

- Đến 2050 nhu cầu dự kiến đạt 38.5MW, quy hoạch xây dựng trạm 110kV mới tại thị trấn Mù Cang Chải công suất 2x25MVA c Lưới điện :

- Kiến nghị xây dựng đường dây 110kV mạch kép từ Trạm Than Uyên(Lai Châu) cung cấp cho Trạm 110kV Mù Cang Chải

- Các tuyến 110kV đấu nối nhà máy thủy điện mới sẽ có chi tiết trong các dự án xây dựng nhà máy, không đề cập đến ở nội dung đồ án này

- Tiêu chuẩn thiết kế lưới điện cao áp phải đáp ứng quy định được Bộ công thương ban hành

- Lưới được thiết kế đảm bảo có độ dự phòng cho phát triển ở giai đoạn quy hoạch kế tiếp, đảm bảo tiêu chuẩn N-1

- Các tuyến 110kV dùng dây nhôm lõi thép ACSR đảm bảo tiết diện ≥185mm2 cung cấp tin cậy và cần có kết cấu mạch vòng

- Giai đoạn sau 2030 tại các đô thị từng bước cải tạo toàn bộ các tuyến trung áp có điện áp khác về cấp điện áp tiêu chuẩn 22kV, đảm bảo tính thống nhất trong toàn đô thị và đơn giản hóa việc quản lý vận hành Các điểm dân cư nông thôn, do bán kính cấp điện quá lớn vẫn sẽ duy trì cấp điện áp 35kV đảm bảo tổn hao thấp

- Kết cấu lưới trung áp trong toàn tỉnh tuân thủ nguyên tắc xây dựng dạng mạch vòng kín vận hành hở Trong chế độ làm việc bình thường, khả năng tải không vượt quá 70% công suất để đảm bảo độ dự phòng vận hành Phía ngoại thị liên quan đến các công trình đầu mối khu vực có thể thiết kế dạng hình tia cùng các máy cắt phân đoạn và recloser đóng lặp lại

- Tiết diện các tuyến trục sử dụng cáp bọc XLPE - 185 cho đường dây nổi trong các khu công nghiệp và vùng ngoại thị, cáp ngầm chống thấm dọc XLPE -240 cho các khu nội thị

- Các khu vực đô thị đã ổn định về quy hoạch, các khu đô thị xây mới nhất thiết xây dựng lưới điện theo dạng ngầm, tránh đầu tư nhiều lần Để thuận tiện trong vận hành, lắp đặt, sửa chữa nên bố trí các tuyến cáp điện đi trong tuynel kỹ thuật chung Hạn chế lắp đặt kiểu chôn trực tiếp trong đất, nhất là với các khu đô thị mới do ảnh hưởng đến quỹ đất xây dựng các công trình ngầm khác và khó khăn khi cải tạo nâng cấp

*Lưới điện và trạm hạ thế

- Trạm hạ thế trong các khu công nghiệp tuân thủ theo thiết kế về quy mô và vị trí theo từng nhà máy cụ thể Trong khu công nghiệp không yêu cầu về hình thức mỹ quan của nhà trạm trừ các vị trí tiếp giáp với trục giao thông lớn, công trình hành chính

- Trong các khu dân cư, đô thị xây mới nên sử dụng trạm kín kiểu xây hoặc hợp bộ để đảm bảo mỹ quan đô thị Quy mô chiếm đất các trạm trong khỏang 20-40m2, đặt tại các vị trí cây xanh và trong các công trình có phụ tải lớn

- Hệ thống điện hạ thế thống nhất sử dụng cấp điện áp 380/220V ba pha 4 dây trung tính nối đất trực tiếp Với khu đô thị mới đầu tư đồng bộ, lưới điện hạ thế phải đi ngầm Vùng ngoại thị hoặc khu chưa ổn định về quy hoạch có thể đi nổi bằng cáp vặn xoắn

- Lưới điện hạ thế có bán kính cấp điện không quá 300m trong đô thị, không quá 500m phạm vi ngoài đô thị nhằm tránh độ sụt áp cuối đường dây quá định mức cho phép

- Các tuyến chiếu sáng trục chính nên sử dụng kiểu chiếu sáng độc lập bằng hệ thống cột thép mạ kẽm nhúng nóng Trong khu dân cư, lưới chiếu sáng có thể đi chung cột với tuyến điện 0,4kV cấp cho sinh hoạt

- Các tuyến đường có mặt cắt ≥ 10,5m sẽ được bố trí chiếu sáng 2 bên đường,  10,5m chiếu sáng một bên đường Đèn sử dụng các loại có hiệu suất quang cao như đèn Sodium, đèn LED, công suất từ 220V-150W đến 220V-400W Các đường trục chính trong đô thị tuyến chiếu sáng bố trí đi ngầm dùng cáp đồng, tiết diện không nhỏ hơn XLPE-3x16+1x10mm2.

Quy hoạch thông tin liên lạc

Dự báo nhu cầu mạng

Như đã đánh giá hiện trạng, khu vực thiết kế hiện nay nằm trong hệ thống BC-VT của Tỉnh Yên Bái Chính vì vậy khu vực thiết kế luôn được đảm bảo về dung lượng cũng như lưu lượng thuê bao khi có nhu cầu Nhu cầu toàn khu vực đến 2050 khoảng 15.000 thuê bao

*Chuyển mạch: Nâng cấp trạm host trung tâm đủ đáp ứng nhu cầu các khu vực trong ranh giới

*Truyền dẫn: Sử dụng các tuyến cáp quang từ trạm chuyển mạch mới Tuyến cáp quang này sử ụng loại FLX-600A (Quang), hạ ngầm trên vỉa hè, độ sâu trong hào cáp, khoảng cách đến chân các công trình phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật của nghành TC30- 05-2002

- Xây dựng hệ thống cống bể theo nguyên tắc tổ chức mạng ngoại vi và có khả năng cho các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông khác sử dụng cống bể để phát triển dịch vụ

- Hạ ngầm tất cả các loại cáp xuống vỉa hè, trên đường nội bộ có mặt cắt nhỏ, có thể trôn trực tiếp ống nhựa xuống mặt đường, để đảm bảo chất lượng thông tin và mỹ quan đô thị Và đồng bộ với các cơ sở hạ tầng khác nhằm tiết kiệm chi phí khi thi công

- Các cống bể cáp và nắp bể đã được chuẩn hoá về kích thước cũng như kiểu dáng, theo quy chuẩn của nghành

- Cáp trong mạng nội bộ của khu vực thiết kế chủ yếu sử dụng loại cáp cống có dầu chống ẩm đi trong ống bể PVC (ngầm) có tiết điện lõi dây 0,5mm

- Các tủ, hộp cáp dùng loại vỏ nội phiến ngoại, bố trí tại các ngã ba, ngã tư nhằm thuận lợi cho việc lắp đặt và quản lý sau này

- Xây dựng mới trạm thu phát sóng của nhà cung cấp dịch vụ chính, phát triển trạm BTS theo công nghệ đa tần giúp các doanh nghiệp có thể sử dụng chung khai thác trên các băng tần khác nhau

- Cải tạo hoặc di dời các trạm BTS không đảm bảo về an toàn, vị trí ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị Ứng dụng các mô hình trạm thu phát nhỏ gọn có thể ngụy trang vào công trình cảnh quan đảm bảo mỹ quan đô thị

- Mạng Internet khu vực này sử dụng băng thông rộng, sẽ được phát triển theo phương thức qua mạng nội hạt Cụ thể là xây dựng các đường DSLAM từ tổng đài vệ tinh các huyện đến các khu vực mới, đảm bảo cho khoảng 30.000 thuê bao được kết nối Internet băng thông rộng Khu vực dịch vụ này cần khai thác các điểm truy cập internet công cộng, với mỗi khu dịch vụ có một điểm truy cập

- Lắp đặt các điểm phát sóng wifi công cộng tại các khu vực trung tâm thương mại cửa khẩu, khu trung tâm hành chính đô thị.

Định hướng thoát nước thải, vệ sinh môi trường và nghĩa trang

Thoát nước thải đô thị và nông thôn

VI.6.1.1 Dự báo lượng nước thải sinh hoạt phát sinh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

- Mục tiêu và các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050: Các đô thị phải có hệ thống thu gom, xử lý nước thải; tỷ lệ nước thải nước thải đô thị được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật và tỷ lệ thu gom ≥ 80%

- Tổng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh đến năm 2030 là 7.500 m3/ngđ, trong đó tại các đô thị đến năm 2030 khoảng 2.500 m3/ngđ;

- Sử dụng hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn cho các khu đô thị mới Tại các khu dân cư thôn xóm nước thải sinh hoạt sau khi được xử lý cục bộ tại công trình được thoát chung vào hệ thống nước mưa Hệ thống thoát nước thải hoạt động theo chế độ tự chảy

Bảng tính toán khối lượng nước thải huyện Mù Cang Chải đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

TT Tên đô thị Loại đô thị

Tiêu chuẩn thoát nước thải (l/ng.ngđ)

Lượng nước thải SH (m3/ngđ

Nước thải DV công cộng (15%Qsh)

Nước thải CCN (m3/ha) Tổng khối lượng

1 TT Mù Cang Chải IV 7.500 15.000 100 120 600 1530 90 230 690 1.760

2 Đô thị Ngã Ba Kim V 1.000 2.800 80 100 64 238 10 36 74 274

Tổng khối lượng nước thải sinh hoạt:

VI.6.1.2 Định hướng thoát nước thải các đô thị

1 Thị trấn Mù Cang Chải:

- Mở rộng, nâng công suất trạm xử lý nước thải sinh hoạt Mù Cang Chải giai đoạn

1 (2021-2025): 700 m3/ngđ, giai đoạn 2 (2026-2030): 1.800 m3/ngđ, xử lý nước thải cho toàn thị trấn;

Hệ thống cống riêng gồm các tuyến cống cấp 1,2 để chuyền dẫn nước thải từ các tuyến cống cấp 3 (đấu nối với các hộ gia đình) đến trạm xử lý nước thải

Tuyến cống thu gom, chuyển tải nước thải là tuyến cống tự chảy: Cơ chế hoạt động của cống theo chế độ tự chảy theo độ dốc đặt cống Chức năng chính của cống làm nhiệm vụ thu gom, chuyển tải toàn bộ lượng nước thải thu gom đưa về trạm xử lý nước thải tập trung để xử lý đạt quy chuẩn mới được xả ra môi trường Đối với các tuyến cống tự chảy: Việc bố trí các tuyến cống thu gom, chuyển tải nước thải tuân thủ theo nguyên tắc tận dụng triệt để độ dốc địa hình tự nhiên với chiều dài tuyến cống là ngắn nhất và quản lý vận hành thuận tiện nhất Về nguyên tắc thì thoát tự nhiên, tuy nhiên trong trường hợp phải đặt ống quá sâu thì bố trí bơm để giảm độ sâu đặt ống

- Đối với các khu dịch vụ: bố trí tuyến cống thu gom nước thải trên các tuyến đường phù hợp với các điểm đấu nối từ bên trong mỗi khu

- Đối với khu ở: Trên các tuyến đường sẽ bố trí các tuyến cống cấp 3 để thu gom nước thải từ hộ gia đình và tuyến cấp 1,2 để dẫn nước thải về trạm XLNT

- Các cống cấp 3 sẽ sử dụng ống PVC có đường kính D200mm, có độ dốc đáp ứng các yêu cầu tối thiểu của TCVN Cống cấp ba sẽ có lớp đất phủ dày tối thiểu 0,3 -0,7m và được đặt trên vỉa hè Các tuyến cấp 3 được nối và dẫn vào cống chính chảy về trạm XLNT

2 Đô thị Ngã Ba Kim:

- Xây dựng mới trạm xử lý nước thải sinh hoạt Ngã Ba Kim giai đoạn 1: 100 m3/ngđ, giai đoạn 2: 300 m3/ngđ, xử lý nước thải cho toàn đô thị;

- Xây dựng mới trạm xử lý nước thải sinh hoạt Khao Mang giai đoạn 2: 100 m3/ngđ, xử lý nước thải cho toàn đô thị;

- Xây dựng mới trạm xử lý nước thải sinh hoạt Nậm Khắt giai đoạn 1: 100 m3/ngđ, giai đoạn 2: 200 m3/ngđ, xử lý nước thải cho toàn đô thị;

5.2 Định hướng thoát nước thải công nghiệp:

Tổng diện tích đất cụm công nghiệp đến năm 2030 khoảng 40 ha gồm trung tâm chế biến lâm sản Nậm Khắt: 20 ha, Nậm Có: 20 ha 02 cụm công nghiệp này đều gần các đô thị nên dự kiến nước thải sẽ được thu gom đưa về trạm xử lý nước thải đô thị Nậm Khắt và Nậm Có để xử lý đạt quy chuẩn mới được xả ra môi trường

VI.6.1.3 Định hướng thoát nước thải khu vực nông thôn

+ Các khu dân cư sống tập trung theo cụm: Do lượng nước thải ít, tùy theo địa hình mà bố trí hồ sinh học để xử lý nước thải

+ Các khu dân cư tập trung theo tuyến: Nước thải được xử lý theo từng hộ gia đình hoặc nhóm hộ gia đình (như xây dựng bể tự hoại, hầm biogas ) thải ra mương, cống thoát nước Khuyến khích xây dựng hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi và giếng tách nước thải tại vị trí miệng xả của hệ thống thoát nước chung để xử lý bằng các phương pháp xử lý tự nhiên: giếng thấm, bãi lọc ngầm …

Quản lý chất thải rắn

VI.6.2.1 Cơ sở thiết kế

- Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2017 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030;

- QCVN 01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng Đề án tăng cường năng lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030 được UBND tỉnh phê duyệt theo Quyết định số 2311/QĐ-UBND ngày 01/10/2020

VI.6.2.2 Tiêu chuẩn và dự báo lượng chất thải rắn

Bảng 1: Bảng tiêu chuẩn và dự báo khối lượng CTR phát sinh đến năm 2030

STT Hạng mục Quy mô Tiêu chuẩn Lượng thải

1.1 Khu vực đô thị 22.800 người 0,8 kg/ng.ngđ 16,88

1.2 Khu vực nông thôn 2030 69.300 người 0,6 kg/ng.ngđ 34,65

2 CTR công cộng đô thị 20% CTR sh 3,38

3 Đất du lịch 350 ha 0,1 tấn/ha.ngđ 35,0

Bảng Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị và nông thôn phát sinh theo từng giai đoạn đến năm 2050

VI.6.2.3 Giải pháp quản lý a Chất thải rắn sinh hoạt:

- Khuyến khích phân loại, tái chế, tái sử dụng CTR ngay tại nguồn tại khu vực trung tâm thị trấn Mù Cang Chải, nơi có lượng khách du lịch tập trung đông

- Tiếp tục sử dụng các bãi chôn lấp CTR hiện có tại xã Nậm Khắt đến hết diện tích Bãi chất thải rắn tại xã Púng Luông hiện nay được cải tạo, xây dựng thành khu xử lý chất thải đảm bảo hợp vệ sinh tiếp tục được đầu tư, xây dựng để tiếp nhận xử lý CTR sinh hoạt trong thời gian tới;

- Quy hoạch thêm điểm tập kết; bãi chôn lấp tập trung tại các xã trước khi lò đốt chất thải rắn công suất 15 tấn/ngày tại xã Khao Mang đi vào vận hành

TT Đơn vị hành chính

CTR phát sinh năm năm 2030

CTR phát sinh năm năm 2050 Đô thị

Nông thôn Tổng Đô thị

Nông thôn Tổng Đô thị

- Các khu vực vùng sâu vùng xa, khó tiếp cận hệ thống giao thông, có thể nghiên cứu mô hình ủ phân từ rác thải, vừa hạn chế ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra nguồn phân bón hữu cơ tốt cho sản xuất Đội dịch vụ công cộng huyện Mù Cang Chải (thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt của trung tâm huyện Mù Cang Chải) Đầu tư thêm 02 phương tiện vận chuyển, xe ép rác chuyên dụng và hệ thống xe đẩy tay

Thực hiện dự án đầu tư nâng cấp, cải tạo bãi chôn lấp tập trung cấp huyện tại Khao Mang Xây dựng bổ sung 01 lò chất thải rắn tại xã Khao Mang (công suất khoảng 15 tấn/ngày); phục vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt Thị trấn Mù Cang Chải, Khao Mang, Hồ Bốn, Chế Cu Nha, Lao Chải, Mồ Dề, Kim Nọi, Nậm Khắt, Púng Luông, La Pán Tẩn, Dế

Su Phình Tổng vốn đầu tư dự kiến 9,6 tỷ đồng

ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

Các vấn đề và mục tiêu bảo vệ môi trường, ứng phó BĐKH

Các vấn đề môi trường chính trong vùng

Các vấn đề môi trường chính cần quan tâm trong đồ án quy hoạch vùng huyện Mù Cang Chải bao gồm:

Gia tăng mức độ ô nhiễm các thành phần môi trường tự nhiên nước, không khí, đất từ các hoạt động của đô thị, phát triển du lịch, khai khoáng, canh tác nông lâm nghiệp, xử lý chất thải

Suy giảm diện tích các hệ sinh thái tự nhiên, đặc biệt là diện tích rừng tự nhiên, rừng phòng hộ và rừng sản xuất

Vệ sinh môi trường nông thôn đặc biệt gia tăng các nguồn gây ô nhiễm từ rác thải sinh hoạt, nước thải

Gia tăng các tác động do rủi ro môi trường: lũ quét, trượt lở đất, cháy rừng ngày càng gia tăng trong điều kiện biến đổi khí hậu và gia tăng các hoạt động xây dựng mở rộng đô thị, khu dân cư, xây dựng các đô thị mới; hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện

Mục tiêu bảo vệ môi trường vùng

Quy hoạch vùng huyện Mù Cang Chải hướng đến các mục tiêu môi trường sau:

Kiểm soát ô nhiễm môi trường từ hoạt động sinh hoạt tại đô thị, các điểm du lịch, điểm dân cư nông thôn tập trung, các điểm khai thác khoáng sản trên địa bàn Xử lý triệt để các nguồn gây ô nhiễm môi trường hiện hữu (bãi rác, nguồn nước thải, khai thác khoáng sản) v.v Đảm bảo chất lượng vệ sinh môi trường đô thị nông thôn, nâng cao chất lượng sống cư dân, đảm bảo các điều kiện xã hội và cơ sở hạ tầng

Phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo vệ môi trường Duy trì, bảo vệ và phát triển các khu cảnh quan đặc trưng, hệ sinh thái và tính đa dạng sinh học rừng tự nhiên phòng hộ và rừng sản xuất

Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống giảm nhẹ thiên tai, rủi ro môi trường đặc biệt là lũ quét, trượt lở đất, cháy rừng v.v

Đánh giá tác động của các phương án quy hoạch đối với các vấn đề môi trường

Các định hướng phát triển không gian trong vùng sẽ tác động tích cực cũng như chịu những thách thức, hạn chế đối với môi trường vùng như sau:

Bảng: Đánh giá tác động của định hướng phát triển kinh tế xã hội vùng

TT Định hướng phát triển kinh tế vùng

Tác động tích cực đến bảo vệ môi trường

Những mặt hạn chế / thách thức Giải pháp bổ sung

1 Mở rộng đô thị, phát triển các đô thị mới; xây dựng, mở rộng các khu dân cư tập trung

Nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường

Tạo thuận lợi cho nguồn lực đầu tư hệ thống hạ tầng, các công trình xử lý chất thải

Thay đổi cảnh quan, địa hình khu vực, gia tăng các rủi ro do lũ quét, trượt lở đất

Gia tăng các nguồn thải, đặc biệt là nước thải, chất thải rắn do hoạt động sinh hoạt

Nghiên cứu, khảo sát khoanh vùng các khu vực thuận lợi cho xây dựng, phát triển và mở rộng đô thị

Xây dựng công trình xử lý các nguồn thải: nước thải, chất thải rắn

2 Xây dựng các khu, điểm du lịch trên địa bàn

Dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng có lợi đối với đời sống cộng đồng

Cải thiện điều kiện sống, tăng thu nhập;

Tạo nguồn lực bảo vệ môi trường

Chất thải sinh hoạt từ hoạt động du lịch: Chất thải rắn, nước thải, khí thải gia tăng từ hoạt động giao thông

Lối sống, văn hóa cộng đồng các dân tộc trên địa bàn sẽ bị ảnh hưởng

Thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn các điểm du lịch; Xử lý cục bộ nguồn nước thải;

Sử dụng nguồn năng lượng xanh, sạch (Xe điện, nguồn điện mặt trời cho các thiết bị điện và chiếu sáng….)

Bảo vệ và phát triển diện tích đất lâm nghiệp

Phát triển nông nghiệp sạch, hữu cơ, công nghệ cao thích ứng với BĐKH,

Chất thải từ chăn nuôi

Nước thải từ nuôi trồng thủy sản

Hóa chất, thuốc bảo vệ

Phát triển nông nghiệp sạch, hữu cơ, công nghệ cao thích ứng với BĐKH, hướng đến tăng trưởng xanh

168 hướng đến tăng trưởng xanh thực vật làm gia tăng suy thoái đất, ô nhiễm nguồn nước từ hoạt động nông nghiệp

Có thể làm gia tăng các thiên tai như lũ lụt, trượt lở đất

Tận dụng phụ phẩm, phế phẩm nông nghiệp để tận thu năng lượng

4 Phát triển thương mại, dịch vụ

Dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng có lợi đối với đời sống cộng đồng

Tạo nguồn lực bảo vệ môi trường

Bảo vệ di sản, cảnh quan; hướng đến tăng trưởng xanh

Chất thải rắn từ khu thương mại, dịch vụ chợ;

Nước thải gây ô nhiễm nguồn nước

Tăng áp lực lên cơ sở hạ tầng; Tác động xã hội phức tạp

Phân loại chất thải rắn tại nguồn Kiểm soát nguồn phát sinh nước thải, quản lý các vấn đề xã hội

Dự báo các diễn biến môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch

Các tác động đến môi trường nước

VII.3.1.1 Nguồn gây tác động

Các nguồn phát sinh chất ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn huyện Mù Cang Chải như sau: Đánh giá nguồn phát sinh và thành phần các chất ô nhiễm nước huyện Mù Cang Chải

TT Nguồn ô nhiễm Khu vực ô nhiễm Thành phần và mức độ ô nhiễm

1 Hoạt động du lịch và phát triển thương mại, dịch vụ

1.1 Phát triển các dự án du lịch sinh thái, các điểm du lịch cộng đồng tại các xã La Pán Tẩn, xã

Dế Xu Phình, xã Púng

Chất lượng nước các suối (suối Nậm Kim, Kim, Nậm Hu, Nậm

Chất thải sinh hoạt: Các chất ô nhiễm hữu cơ (BOD, COD); cặn lơ lửng (SS), các chất dinh dưỡng (N, P), vi sinh vật gây bệnh (E.Coli, Coliform), rác thải

Luông, xã Nậm Khắt, xã Cao Phạ

Khắt, Nậm Khót…), các điểm lưu chứa chất thải rắn; suy giảm chất lượng và trữ lượng nước ngầm

2 Hoạt động nông, lâm nghiệp

Cang Chải, bao gồm xã

Mồ Dề, xã Chế Cu

Nguồn nước các suối chảy qua trong khu vực

Các chất ô nhiễm như: Hóa chất bảo vệ thực vật; cặn lơ lửng, kim loại nặng, COD, BOD, suy giảm đa dạng sinh học, thuốc bảo vệ thực vật và phân bón

Xây dựng và mở rộng thị trấn Mù Cang Chải và phát triển các đô thị mới, gồm: Nga Ba

Khắt, Nậm Có và Chế

Tạo Ô nhiễm nguồn nước sông, suối Nậm Kim chảy qua thị trấn Mù Cang Chải

- Các chất ô nhiễm hữu cơ (BOD, COD); cặn lơ lửng (SS), các chất dinh dưỡng (N, P), dầu mỡ phi khoáng, vi sinh vật gây bệnh (E.Coli, Coliform)

VII.3.1.2 Tải lượng các chất ô nhiễm

Nước thải sinh hoạt: Theo đồ án quy hoạch, dự báo dân số huyện Mù Cang Chải theo từng giai đoạn đến năm 2025/ 2030/ 2050 lần lượt là 77.900/ 92.100/ 127.500 người Căn cứ theo tiêu chuẩn thoát nước trong đồ án qui hoạch, tiêu chuẩn cấp nước đến năm

2030 với đô thị loại V, tiêu chuẩn cấp nước là 120 lít/người/ngày Sử dụng phương pháp hệ số ô nhiễm do WHO (Tổ chức Y tế thế giới) đề xuất về tải lượng trung bình các chất ô nhiễm có trong nước thải, ước tính tải lượng một số chất ô nhiễm hữu cơ trong nước thải sinh hoạt đô thị trên địa bàn huyện được dự báo như sau:

Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt các đô thị huyện

Mù Cang Chải đến năm 2030 Đơn vị: kg/ngày

TT Khu vực Số người BOD5 COD SS NH4+ N- N tổng P tổng

Nước thải do các hoạt động sinh hoạt có các chỉ số ô nhiễm hữu cơ như: BOD5, COD, DO, SS, coliform khá cao, các chất dinh dưỡng (N,P) và các vi sinh vật Các chỉ số hóa học khác như hàm lượng các kim loại nặng thấp Khả năng gây ô nhiễm môi trường các suối qua khu vực đô thị rất cao, đặc biệt thị trấn Mù Cang Chải

Các tác động đến môi trường không khí, tiếng ồn

VII.3.2.1 Đánh giá nguồn, thành phần và khu vực bị tác động

Chất lượng không khí trên địa bàn huyện chịu ảnh hưởng bởi các nguồn khí thải Cũng như các điều kiện khí tượng và địa hình Các nguồn gây ô nhiễm không khí chính phát sinh từ hoạt động tiêu thụ nhiên liệu trong sinh hoạt, giao thông, sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, hoạt động xây dựng và các nguồn tải từ sinh hoạt của dân Các nguồn gây tác động tới môi trường không khí trên địa bàn huyện được nhận dạng chi tiết như sau: Đánh giá nguồn phát sinh và thành phần các chất ô nhiễm không khí

TT Nguồn ô nhiễm Khu vực ô nhiễm Thành phần và mức độ ô nhiễm

1 Hoạt động du lịch, thương mại, dịch vụ

1.1 Phát triển trung tâm dịch vụ du lịch: TT

Mù Cang Chải và xã

Kim Nọi gắn với vùng trọng điểm du lịch nghỉ dưỡng tự nhiên: xã La

Pán Tẩn, xã Dế Xu

Phình, xã Púng Luông, xã Nậm Khắt, xã Cao

Nơi tập trung các dịch vụ công cộng và tiện ích thiết yếu gắn với các đô thị: TT Mù Cang Chải, Đô thị Ngã Ba Kim, Trung tâm xã Kim Nọi, xã Khau Phạ

Hoạt động giao thông, sử dụng nhiên liệu khu nấu ăn là nguồn gây ô nhiễm không khí, sẽ phát sinh CO, SOx, NOx, CO, CO2, H2S tiếng ồn…

2.1 Hoạt động giao thông chính, giao thông nội bộ, bãi đỗ xe

Tuyến giao thông đô thị đối ngoại và giao thông đô thị

Bụi, CO, CO2, CmHn, SOx, NOx, R – COOH, R – CHO, Muội (C), Chì (Pb) tác động trung bình tới chất lượng không khí khu vực

3.1 Hoạt động sinh hoạt dân cư tại các đô thị; khu du lịch nghỉ dưỡng

Sử dụng nhiên liệu đốt: than củi, dầu, khí đốt để đun nấu, hoặc kinh doanh dịch vụ

Quá trình đốt nhiên liệu tạo ra khói bụi, khí CO, CO2 v.v tập trung ở không gian nhỏ hẹp (khu nấu ăn)

4.1 Khu xử lý chất thải rắn, trạm xử lý nước thải các đô thị

Gây ô nhiễm cục bộ trong khu vực

Mùi, khí thải từ quá trình phân hủy chất thải rắn, bùn thải như SO2, H2S, CO2…

VII.3.2.2 Đánh giá tải lượng các chất ô nhiễm và khu vực chịu tác động

Căn cứ vào mức tăng dân cư đô thị và diện tích các khu du lịch trên địa bàn huyện

Mù Cang Chải theo đồ án quy hoạch đến năm 2050, dự báo được tải lượng các chất ô nhiễm trong không khí do hoạt động sinh hoạt tại các đô thị đến năm 2030 như sau:

Dự báo thải lượng phát thải chất ô nhiễm không khí tại các đô thị đến năm

III Các đô thị Dân số

(người) CO NOx PM10 SO2 VOCs

2 Đô thị Ngã Ba Kim 2.800 1,04 1,28 0,10 0,01 0,07

Các khu vực có nguy cơ gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn lớn cụ thể như sau:

- Các tác động gián tiếp của hoạt động phát triển du lịch, thương mại dịch vụ và phát triển đô thị v.v sẽ thúc đẩy hoạt động giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng,

172 san nền, đào đất, phá đá, v.v sẽ ảnh hưởng đến môi trường không khí thông qua việc gia tăng các phương tiện vận chuyển

Việc phát triển đô thị ngoài tác động đến môi trường không khí thông qua nguồn ô nhiễm giao thông, thì việc cải tạo hạ tầng đô thị, trung tâm các xã cũng là nguồn tác động đến môi trường không khí như bụi từ các hoạt động san nền từ các phương tiện xây dựng đô thị; khí thải, tiếng ồn từ các phương tiện tham gia giao thông, từ hoạt động sinh hoạt, dịch vụ - du lịch, v.v

Hoạt động chế biến lâm sản, khoáng sản, đặc biệt khai thác vật liệu xây dựng sẽ có những tác động đến môi trường không khí xung quanh như bụi, tiếng ồn, khí thải

Các tác động đến môi trường đất

Với định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành các vùng chuyên canh tập trung Đây là các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường đất huyện Mù Cang Chải do việc sử dụng không hợp lý phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật Ngoài ra việc canh tác thiếu hợp lý, chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên các vùng sinh thái rừng cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa, bạc màu và rửa trôi

Quy hoạch định hướng xây dựng các đô thị và các khu, điểm du lịch, cùng với việc đầu tư xây dựng các khu du lịch sinh thái sẽ là nguồn gốc của sự gia tăng lượng chất thải từ các hoạt động sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ Việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật như giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước mưa, thoát nước bẩn và các công trình dịch vụ - thương mại sẽ làm biến đổi bề mặt địa hình tự nhiên khu vực, ảnh hưởng đến quá trình chảy tràn của nước mưa, tăng diện tích bề mặt đất đai bị bê tông hoá làm giảm quá trình vận chuyển của nước mặt xuống tầng nước ngầm dẫn đến giảm lưu lượng và chất lượng nguồn nước ngầm khu vực

Khối lượng chất thải rắn từ hoạt động sinh hoạt dân cư và khách du lịch gia tăng với việc xả thải chất thải không được kiểm soát, các bãi chôn lập quy mô nhỏ tại các xã nông thôn không đáp ứng được các tiêu chuẩn môi trường cũng sẽ dẫn đến sự biến đổi tính chất lý hóa học của đất, gia tăng hàm lượng các kim loại nặng trong đất

Các tác động đến hệ sinh thái, cảnh quan

Các tác động đến hệ sinh thái, đa dạng sinh học trong khu bảo tồn thiên nhiên Mù Cang Chải chủ yếu do các nguyên nhân sau:

(1) Người dân sống trong khu bảo tồn hiện nay là 100% người đồng bào dân tộc, Mông trình độ dân trí thấp, tập quán sản xuất còn nhiều lạc hậu nhiều nơi thường còn thả rông gia súc, sản xuất nương rẫy du canh, quảng canh còn khá phổ biến, chưa đầu tư phát triển nông nghiệp, khai hoang thâm canh, áp dụng khoa học kĩ thuật mới để nâng cao đời sống, việc khai thác gỗ để làm nhà, củi đun, gỗ quan tài chưa được theo đúng quy định của Nhà nước Đây là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng phá rừng, cháy rừng làm suy giảm chất lượng nguồn tài nguyên rừng

Một số kiến nghị bảo vệ môi trường

Nhằm nâng cao hơn nữa công tác quản lý về mặt môi trường, đảm bảo huyện Mù Cang Chải phát triển bền vững về mặt môi trường trong những năm tới vùng cần chú trọng thực hiện một số nội dung sau:

- Tổ chức thực hiện tốt nội dung chương trình quản lý bảo vệ môi trường tỉnh Yên Bái, đặc biệt là thực hiện theo quy hoạch ba loại rừng, quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn

- Nguồn nước mặt các suối trên địa bàn huyện là nguồn nước đầu nguồn và được sử dụng làm nguồn nước cấp cho sinh hoạt các khu dân cư, đô thị trên địa bàn huyện và các địa phường vùng hạ lưu Khu vực thị trấn Mù Cang Chải, dọc hai bên suối Nậm Kim, người dân vẫn còn thói quen vứt rác thải bừa bãi gây ô nhiễm đến nguồn nước Đề xuất định kỳ kiểm tra, tăng số lượng các điểm quan trắc, giám sát định kỳ các nguồn thải và chất lượng nước mặt đối với các suối chảy qua khu dân cư và các đô thị; Đề xuất đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải đối với khu vực sử dụng nguồn nước mặt làm nguồn nước cấp cho sinh hoạt người dân

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng lò đốt chất thải rắn tại Khao Mang; đảm bảo xử lý chất thải tập trung cho khu vực thị trấn Mù Cang Chải và các xã phụ cận nhằm tiết kiệm quỹ đất, hạn chế ô nhiễm môi trường; đồng thời xử lý, đóng cửa bãi chôn lấp không hợp vệ sinh hiện nay đang sử dụng

- Tăng cường thanh, kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm môi trường: Vai trò của Mặt trận

Tổ quốc các cấp và các tổ chức, đoàn thể trong công tác truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường, đẩy mạnh công tác xã hội hóa về bảo vệ môi trường;

CƠ CHẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN

Cơ chế quản lý phát triển

Chính sách chỉ đạo phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, kinh tế vùng trung du miền núi Bởi chính từ đây quyết định sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển đổi lao động và phân bố lại cơ cấu dân cư vùng

Chính sách kiểm soát đầu tư xây dựng: Lựa chọn đầu tư đúng hướng, đúng tính chất mục đích, cơ sở tạo đô thị, các khu công nghiệp dịch vụ, du lịch, sinh thái

Chính sách kiểm soát đất đai: Định đúng giá trị đất đai đô thị và các loại đất khác, kiểm soát nhà đất giá cả, có tác động thúc đẩy phát triển ổn định xã hội

Chính sách tạo môi trường đầu tư: Xây dựng đồng bộ, hoàn chỉnh tốt hạ tầng (kỹ thuật và dịch vụ xã hội), thuận lợi nhanh chóng về thủ tục, dễ dàng triển khai xây dựng, quản lý, khai thác

Chính sách tạo vốn và phân bổ vốn: Đa dạng nguồn vốn, phân bổ đầu tư hợp lý các loại đô thị dân cư (hạt nhân, trung tâm, vừa và nhỏ, dân cư nông thôn, hạ tầng vùng).

Biện pháp tổ chức thực hiện

Thống nhất quy hoạch, thống nhất tập trung chỉ đạo

Phối hợp các sở, ban ngành, các phòng ban, các xã, thị trấn trong huyện

Kế hoạch hoá từng giai đoạn phát triển, lựa chọn ưu tiên đầu tư trọng điểm có tác dụng tạo sức bật phát triển

Phân quyền rõ ràng cấp huyện và cấp xã về nghĩa vụ, quyền hạn vừa đảm bảo tính chỉ đạo tập trung vừa đảm bảo tính dân chủ, độc lập, hợp tác cùng phát triển

CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ

Các dự án ưu tiên đầu tư

TT Danh mục dự án Vị trí

Quy mô đầu tư ĐVT

Nguồn vốn đầu tư đề xuất

A Các dự án công trình hạ tầng xã hội

1 Xây dựng chợ văn hóa trung tâm huyện

2 Nâng cấp 3 chợ chính của huyện

Thị trấn Mù Cang Chải, Ngã

Ba Kim, xã Khao Mang

3 Xây dựng trung tâm thương mại du lịch

Thị trấn Mù Cang Chải, Ngã

4 Nâng cấp hạ tầng Trung tâm

Dạy nghề Mù Cang Chải

5 Mở rộng quy mô Trung tâm y tế huyện

6 Xây dựng trung tâm giới thiệu lịch sử tự nhiên – văn hóa Mù

Thị trấn Mù Cang Chải 10 10 ha

TT Danh mục dự án Vị trí

Quy mô đầu tư ĐVT

Nguồn vốn đầu tư đề xuất

7 Cải tạo di tích lịch sử: nơi thành lập đội Du kích Khau Phạ Đèo Khau Phạ NSNN

8 Cải tạo, mở rộng quy mô sân vận động huyện

9 Xây dựng trung tâm huấn luyện

TDTT mạo hiểm Việt Nam Đèo Khau Phạ 25 50 ha

10 Xây dựng trung tâm huấn luyện đua xe địa hình Xã Púng Luông 30 30 ha

B Các dự án nghiên cứu đào tạo

Xây dựng trung tâm quan trắc – nghiên cứu khí hậu và cảnh báo thiên tai

Xã Chế Tạo 25 50 ha Vốn

12 Xây dựng trung tâm nghiên cứu phát triển nông nghiệp vùng cao Xã Nậm Có 25 25 ha

C Các dự án thương mại dịch vụ du lịch

13 Xây dựng khu du lịch Tà Cua Y

– Lùng Cúng Xã Nậm Có 50 150 ha Vốn

TT Danh mục dự án Vị trí

Quy mô đầu tư ĐVT

Nguồn vốn đầu tư đề xuất

Xây dựng khu du lịch thung lũng hoa và resort nghỉ dưỡng

15 Xây dựng khu du lịch sinh thái rừng thông Dế Xu Phình

Xây dựng trung tâm du lịch sinh thái khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải

Xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng thung lũng hoa Nậm

18 Nâng cấp làng cộng đồng Suối

Xây dựng trung tâm du lịch thám hiểm và ứng cứu khẩn cấp động vật hoang dã

Xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng khoáng nóng – trị liệu

Dịch vụ vận tải - logistics

Xây dựng trung tâm dịch vụ vận tải – hậu cần du lịch trực thăng Nậm Khắt

TT Danh mục dự án Vị trí

Quy mô đầu tư ĐVT

Nguồn vốn đầu tư đề xuất

22 Xây dựng trung tâm dịch vụ du lịch trải nghiệm khinh khí cầu

D Các dự án sản xuất công nghiệp

23 Xây dựng trung tâm chế biến nông lâm sản Nậm Khắt Xã Nậm Khắt 20 20 ha

24 Xây dựng trung tâm chế biến nông lâm sản Nậm Có Xã Nậm Có 20 20 ha

25 Xây dựng trung tâm chế biến dược liệu Khao Mang Xã Khao Mang 12 12 ha

26 Xây dựng trung tâm chế biến dược liệu Khau Phạ Đèo Khau Phạ 16 16 ha

E Các dự án lập QHĐT, QHXD

27 Quy hoạch chung trung tâm thị trấn Mù Cang Chải

28 Quy hoạch chung đô thị hồ

Khao Mang Xã Khao Mang NSNN

29 Quy hoạch chung đô thị Nậm

Khắt Xã Nậm Khắt NSNN

TT Danh mục dự án Vị trí

Quy mô đầu tư ĐVT

Nguồn vốn đầu tư đề xuất

30 Quy hoạch chung đô thị La Pán

Tẩn – Ngã Ba Kim Ngã Ba Kim NSNN

31 Quy hoạch khu du lịch thể thao mạo hiểm Khau Phạ Xã Khau Phạ NSNN, vốn DN

F Các dự án công trình kỹ thuật

Giao thông Điểm đầu - Điểm cuối Chiều dài

1 Xây dựng đường nối MCC với cao tốc Nội Bài – Lào Cai

2 Xây dựng đường tránh TT.Mù

Cang Chải Q.L32-QL.32 4,5 km NSNN

3 Xây dựng mới bến xe khách

Giao đường tránh – QL.32 2,0 ha XHH

Ranh xã Cao Phạ - Xã Hồ Bốn

Mù Cang Chải (Yên Bái) - Mường La (Sơn La)

Hồ Bốn - Khao Mang - Chế Cú

QL32- giao đường nối cao tốc

9 Nâng cấp đường QL32 - Mồ Dề TT huyện-TT xã 3,2 km NSNN

TT Danh mục dự án Vị trí

Quy mô đầu tư ĐVT

Nguồn vốn đầu tư đề xuất

11 Xây dựng đường Ngã ba Kim –

12 Xây dựng đường La Pán Tẩn –

13 Xây dựng đường Hồ Bốn – Lao

Xây dựng đường QL32-Dế Xu

Phình-Lao Chải QL32-TT xã 16,2 km NSNN

Các tuyến đường huyện, đường xã hiện có từng bước đưa vào cấp kỹ thuật

Thoát nước thải và quản lý

1 Đầu tư xây dựng lò đốt CTR tập trung tại xã Khao Mang Xã Khao Mang 2 2,5 ha Ngân sách

2 Cải tạo Bãi chôn lấp Púng

Luông Xã Púng Luông 1 1 ha Ngân sách

3 Cải tạo Bãi chôn lấp Nậm Khắt Xã Nậm Khắt 1 1 ha Ngân sách

Danh mục dự án ưu tiên đầu tư hệ thống giao thông (đơn vị tính: tỷ đồng)

STT Danh mục dự án Tổng mức đầu tư

Giai đoạn đầu tư Nguồn vốn

MCC với cao tốc Nội

2 Xây dựng Đường tránh MCC 112,5 112,5

5 Xây dựng mới bến xe khách MCC 4,0 4,0 4,0

Xây dựng đường Ngã ba Kim – Chế Cú

QL32-Dế Xu Phình-

Nâng cấp các tuyến đường huyện hiện có, đưa vào cấp kỹ thuật

Các tuyến đường xã hiện có, đưa vào cấp kỹ thuật 1.232,0 492,8 739,2 369,6 862,4

Danh mục dự án ưu tiên đầu tư hệ thống cấp điện

TT Tên thủy điện Vị trí Công suất

1 Phìn Hồ Xã Chế Tạo 10

Cụm thủy điện Chế Tạo(Đề Dính Máo

22MW, Phìn Hồ 2 10MW, Mí Háng Tàu

3 Thào Sa Chải Nậm Có 7

Danh mục dự án ưu tiên đầu tư hệ thống cấp nước

TT Danh mục dự án

Nguồn vốn Ngân sách Ngoài NS

1 Cải tạo, nâng công suất TCN

2 Xây mới TCN Ngã Ba Kim 150 645 645

3 Xây mới TCN Nậm Khắt 150 645 645

4 Xây mới TCN Nậm Có 150 645 645

5 Xây mới TCN Chế Tạo 100 430 430

6 Xây mới TCN Hồ Bốn 150 645 645

Danh mục dự án ưu tiên đầu tư hệ thống thoát nước thải

STT Danh mục dự án

Nguồn vốn Ngân sách Ngoài NS

1 Cải tạo, nâng công suất

2 Xây mới TXLNT Ngã Ba

4 Xây mới TXLNT Nậm Có 300 6.900 6.900

5 Xây mới TXLNT Chế Tạo 80 1.840 1.840

6 Xây mới TXLNT Hồ Bốn 120 2.760 2.760

Chính sách về vốn

Vốn ngân sách nhà nước (ngân sách tỉnh Yên Bái, ngân sách huyện Mù Cang Chải): huyện Mù Cang Chải cần huy động tốt các nguồn thu từ thuế, phí vào ngân sách nhà nước, khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên, đất đai, công sản, đẩy mạnh hoạt động giao dịch bất động sản, tổ chức bán đấu giá công khai quỹ đất, quỹ nhà, thành lập sàn giao dịch bất động sản Cụ thể hoá cơ chế, chính sách cho phù hợp với điều kiện thực tế nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi để quỹ đầu tư phát triển thị trấn hoạt động có hiệu quả nhằm huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển

Vốn tín dụng, đầu tư phát triển trong và ngoài nước: phụ thuộc vào khả năng phát triển sản xuất, huy động vốn tín dụng đầu tư dài hạn, vốn tín dụng từ quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia, vốn vay trung và dài hạn, huy động vốn tự có, vốn cổ phần các hình thức liên doanh liên kết v.v để tạo nguồn cho đầu tư phát triển

Vốn ngoài quốc doanh (vốn doanh nghiệp, vốn xã hội hoá): khai thác tối đa các nguồn lực trong xã hội, khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư, đơn giản hoá các thủ tục, quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký kinh doanh, gia nhập thị trường, phát huy cao độ các nguồn lực để phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân góp phần tăng trưởng kinh tế thị trấn

Vốn FDI, vốn ODA: xúc tiến việc quảng bá tạo cơ hội thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nghiên cứu ban hành các chính sách về đầu tư nước ngoài phù hợp với các cam kết quốc tế; nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi và thực hiện các thủ tục đơn giản, nhanh chóng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước

Trong bối cảnh triển khai quy hoạch đô thị, tình hình nhu cầu vốn đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật địa phương rất lớn, trong khi ngân sách nhà nước, vốn tài trợ là có giới hạn

Do đó, đề xuất địa phương kêu gọi linh hoạt, đa dạng các mô hình đầu tư theo hình thức hợp tác công tư (Nhà nước và Nhà đầu tư cùng phối hợp thực hiện Dự án phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công trên cơ sở Hợp đồng dự án - PPP), vốn có khả năng như một đòn bẩy để huy động nguồn lực từ khu vực tư nhân cả trong và ngoài nước cho đầu tư cơ sở hạ tầng trong tình hình mới Đây là hình thức hợp tác tối ưu hóa hiệu quả đầu tư và cung cấp dịch vụ công cộng chất lượng cao, mang lại lợi ích cho cả nhà nước và người dân

Các hình thức hợp tác công tư phổ biến như sau:

1 Mô hình nhượng quyền khai thác (Franchise): cơ sở hạ tầng được Nhà nước xây dựng và sở hữu nhưng giao cho tư nhân vận hành và khai thác (thường thông qua đấu giá)

2 Mô hình thiết kế - xây dựng - tài trợ - vận hành - DBFO (Design- Build -

Finance - Operate): khu vực tư nhân sẽ đứng ra xây dựng, tài trợ và vận hành công trình nhưng công trình vẫn thuộc sở hữu Nhà nước

3 Mô hình xây dựng - vận hành - chuyển giao BOT (Build - Operate - Transfer): công ty thực hiện dự án sẽ đứng ra xây dựng và vận hành công trình trong một thời gian nhất định sau đó chuyển giao toàn bộ cho Nhà nước

4 Mô hình BTO (xây dựng - chuyển giao - vận hành): sau khi xây dựng xong, công trình được chuyển giao ngay cho Nhà nước sở hữu nhưng công ty thực hiện dự án vẫn giữ quyền khai thác công trình

5 Mô hình xây dựng - sở hữu - vận hành - BOO (Build - Own - Operate): công ty thực hiện dự án sẽ đứng ra xây dựng công trình, sở hữu và vận hành công trình

Các lĩnh vực có thể thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công – tư:

• Đường bộ, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ;

• Giao thông công cộng đô thị;

• Bến cảng hành khách, cảng hàng hóa;

• Hệ thống cung cấp nước sạch;

• Môi trường (nhà máy xử lý chất thải, năng lượng);

• Các dự án phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ Để tạo điều kiện cho các hình thức hợp tác công tư, Nhà nước cần thiết lập các tiêu chuẩn về cung cấp dịch vụ và tư nhân được khuyến khích cung cấp bằng cơ chế thanh toán theo chất lượng dịch vụ.

Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ưu tiên cho đào tạo nghề, đào tạo lao động chất lượng cao, coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn; nguồn nhân lực những lĩnh vực quan trọng phát triển kinh tế, xã hội được xác định là trọng tâm, trọng điểm, mũi nhọn;

Phát triển nguồn nhân lực của tỉnh theo hướng toàn diện về đạo đức, trí tuệ và thể lực Có ý chí, có năng lực tự học và tự nghiên cứu; năng động, sáng tạo, có tri thức và kỹ

198 năng nghề nghiệp cao, có khả năng thích ứng và chủ động trong môi trường sống và làm việc;

Xây dựng đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ, nhất là nhóm nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, có tâm huyết với địa phương, có đủ năng lực nghiên cứu, chuyển giao và đề xuất những giải pháp khoa học, công nghệ phù hợp với đặc điểm thực tế của địa phương trong xu hướng phát triển khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và công nghệ;

Xây dựng được xã hội học tập và hệ thống các cơ sở đào tạo, trong đó chú trọng việc gửi đi đào tạo nhân lực tiên tiến, chất lượng cao; liên kết đào tạo và đào tạo nghề ở địa phương, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của mọi người;

Xây dựng cơ chế chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, tạo động lực cho bước phát triển nhanh trong thời gian tới.

GIẢI PHÁP VÀ NGUỒN LỰC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

Nhóm giải pháp về huy động, sử dụng nguồn lực, thu hút vốn đầu tư

Nguồn vốn ngân sách nhà nước

Tiếp tục tranh thủ sự hỗ trợ của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, các nhà tài trợ để thu hút các nguồn vốn từ ngân sách trung ương, nguồn vốn hỗ trợ ODA và các nguồn vốn hỗ trợ khác để đầu tư các dự án lớn về kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi và các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội trên địa bàn tỉnh Tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành ngay từ khâu xây dựng quy hoạch và kế hoạch, đảm bảo các công trình, dự án trọng điểm của tỉnh được thể hiện đầy đủ trong quy hoạch, kế hoạch đầu tư của Bộ ngành, nhằm đảo bảo vốn cho đầu tư phát triển

Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và có các biện pháp nuôi dưỡng nguồn thu, tăng thu ngân sách cho đầu tư phát triển Có biện pháp phù hợp, đúng quy định để huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh, bao gồm khai thác quỹ đất cho phát triển đô thị, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch đầu tư công trung hạn các giai đoạn, ưu tiên các công trình quan trọng, cấp bách, có tính kết nối, tạo động lực cho phát triển Đồng thời, tăng cường công tác thẩm định, kiểm tra, giám sát việc thực hiện để đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn đầu tư công có hiệu quả Nguồn vốn ngân sách tỉnh tập trung đầu tư các công trình lớn, quan trọng của tỉnh; không đầu tư dàn trải, phân tán, thiếu đồng bộ; ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất như: Giao thông, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào các KCN, các dự án thoát nước, xử lý môi trường, các công trình thủy lợi…

Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu quả các khoản chi từ ngân sách nhà nước, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, bảo đảm triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, tăng nguồn thu sự nghiệp; không ban hành các chính sách, chế độ, chương trình, đề án khi không cân đối được nguồn vốn; kiểm soát chặt chẽ việc ứng trước dự toán, chi chuyển nguồn, chi từ nguồn dự phòng ngân sách nhà nước Tiếp tục cân đối, bố trí ngân sách để thực hiện các chính sách an sinh xã hội

Nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước

Nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước có vai trò quyết định đến việc thực hiện thành công các mục tiêu quy hoạch Mù Cang Chải cần đẩy mạnh phát triển những yếu tố thúc đẩy huy động vốn FDI, cụ thể: 1) thiết lập các cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính tinh

200 giản, thuận lợi cho đầu tư; 2) nhanh chóng hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật; 3) thúc đẩy việc đào tạo lực lượng lao động có tay nghề cao, với các kỹ năng đáp ứng được nhu cầu của thị trường Trong thời gian tới, cần tập trung thực hiện các biện pháp sau:

- Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của huyện; tạo lợi thế trong việc thu hút nguồn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài Đổi mới công tác xúc tiến đầu tư, thu hút làn sóng đầu tư mới có chất lượng nhằm phát triển công nghiệp, dịch vụ, chế biến nông, lâm sản tỉnh có lợi thế cạnh tranh Tăng cường xúc tiến đầu tư thông qua các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn Thực hiện tốt Quy chế phối hợp trong việc xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến đầu tư hằng năm;

- Thu hút các doanh nghiệp, đối tác đem theo công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, hệ thống quản lý hiện đại; các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) đến từ các nền kinh tế phát triển: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc…tạo tác động lan toả tích cực tới sự phát triển của khu vực kinh tế trong nước; góp phần xây dựng và phát triển những ngành thương mại dịch vụ theo định hướng của huyện;

- Triển khai hiệu của các chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu khu du lịch, các khu thương mại dịch vụ phục vụ khu du lịch v.v theo quy hoạch được duyệt Chuẩn bị tốt nhất, tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút các nhà đầu tư vào địa bàn tỉnh, như hợp tác xác định quy mô, chuẩn bị địa điểm, đào tạo nguồn nhân lực v.v.;

- Hoàn thành bộ tiêu chí về đầu tư nhằm tận dụng tối đa lợi thế của địa phương, thu hút các dự án phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh; quy định một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025

Phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo Hỗ trợ đầu tư và Phát triển doanh nghiệp và Tổ công tác trực tiếp giúp Chủ tịch UBND huyện tiếp nhận và xử lý thông tin nhằm xử lý kịp thời, nghiêm túc mọi phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp, nhà đầu tư, góp phần tháo gỡ khó khăn trong quá trình đầu tư, sản xuất kinh doanh trên địa bàn Xây dựng hình ảnh, thương hiệu của tỉnh thông qua việc xây dựng những biểu trưng, ấn phẩm, những đặc điểm riêng biệt của huyện Mù Cang Chải so với các địa phương khác, tổ chức xúc tiến, quảng bá các điểm đến hấp dẫn, điều kiện hạ tầng và yếu tố con người Mù Cang Chải với các bạn bè, doanh nghiệp trong và ngoài nước Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn Tăng cường huy động vốn đầu tư theo hình thực đối tác công tư (PPP) Nghiên cứu xây dựng danh mục các công trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo hình thức PPP cho từng giai đoạn để thu hút nhà đầu tư, coi đây là giải pháp đột phá để hoàn thiện cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và hướng tới mục tiêu xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại Các dự án PPP phải được nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng; công tác chuẩn bị hồ sơ và công việc sơ bộ cần được ưu tiên và tập trung thực hiện trước khi bắt đầu các cuộc thảo luận PPP với các nhà đầu tư tiềm năng Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động sự nghiệp như y tế, giáo dục, đào tạo nghề, văn hóa, thể thao khoa học công nghệ v.v Thành lập các quỹ như quỹ tín dụng nhân dân ở những nơi có nhu cầu và đủ điều kiện, quỹ bảo hiểm sản xuất v.v Thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại để huy động vốn đầu tư tại chỗ để đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH của huyện Phát triển các hình thức huy động vốn đóng góp bằng các hình thức như cổ phần, cổ phiếu

Các biện pháp nâng cao hiệu quả đầu tư

Tăng cường quản lý chặt chẽ trên tất cả các khâu của đầu tư xây dựng, gắn công tác thanh tra, kiểm tra với đánh giá giám sát đầu tư Đầu tư phải trọng tâm, trọng điểm, theo đúng quy hoạch, xác định thứ tự ưu tiên đầu tư Nâng cao chất lượng lập chủ trương, dự án đầu tư, trong đó lấy hiệu quả đầu tư là điều kiện tiên quyết, quyết định đến việc lựa chọn dự án đầu tư

Nâng cao chất lượng công trình và hiệu quả đầu tư, quản lý nghiêm ngặt quy trình đầu tư, chống lãng phí, thất thoát, nâng cao thẩm quyền và trách nhiệm cá nhân của chủ đầu tư, đơn vị tư vấn

Tăng cường giám sát của cộng đồng theo quy chế của Chính phủ về giám sát cộng đồng đối với các hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản Coi việc giám sát cộng đồng là một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng các công trình xây dựng cơ bản Định hướng, ban hành tiêu chí thu hút đầu tư có chọn lọc trong tình hình mới, phù hợp với mục tiêu phát triển theo hướng bền vững.

Nhóm giải pháp về phát triển và cung ứng nguồn nhân lực, phát triển thị trường lao động

Triển khai nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và quản lý doanh nghiệp Phát triển đồng bộ đội ngũ nhân lực có chất lượng, đủ mạnh ở mọi lĩnh vực, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực tốt để đáp ứng nhu cầu đổi mới phát triển KT-XH trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức quản lý Nhà nước, kỹ năng, tác phong cho đội ngũ cán bộ, công chức quản lý, ưu tiên cấp tỉnh và cấp cơ sở và ngành nghề du lịch, thương mại dịch vụ

202 Đối với đội ngũ doanh nhân, tập trung ưu tiên hỗ trợ đào tạo những doanh nhân xuất phát từ các chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa Các làng nghề thực hiện các chương trình và hình thức đào tạo, đào tạo lại gồm cả nâng cao kỹ năng tác nghiệp hướng tới tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế nhằm đáp ứng tình hình mới, phối hợp doanh nghiệp với cơ sở đào tạo nghề

Tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế Thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao đối với các ngành, lĩnh vực chủ yếu, mũi nhọn Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài, đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức

Nghiên cứu xây dựng Đề án về vấn đề việc làm để nhận diện ra sự thay đổi, biến động của thị trường lao động và vấn đề việc làm trong bối cảnh phát triển theo định hướng mới của huyện; Đề án Đào tạo và đào tạo lại nhân lực để nhận diện ra những nghề cần đào tạo để chuẩn bị nhân lực; những ngành nghề và con người nào cần đào tạo và đào tạo lại để chuẩn bị nhân lực

Nghiên cứu cơ chế, chính sách thu hút đầu tư các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập theo phương án bố trí quy hoạch, tạo đột phá quy mô đào tạo Tập trung nâng cao chất lượng hệ thống trường giáo dục Đẩy mạnh công tác dự báo nhu cầu thị trường nhân lực trong tương lai gần và xa hơn Nghiên cứu nhu cầu lao động của các doanh nghiệp để định hướng đào tạo đối với các cơ sở đào tạo trên địa bàn huyện, đặc biệt là lĩnh vực thương mại – dịch vụ, du lịch, nông nghiệp công nghệ cao, chăm sóc sức khỏe, ngoại ngữ sẽ có nhu cầu lao động rất lớn mở ra cơ hội việc làm cho thanh niên ở cả trong nước và quốc tế Triển khai thực hiện có hiệu quả công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS theo hướng khuyến khích học sinh tham gia học nghề, giảm tỷ lệ học lên THPT và học cao đẳng để điều chỉnh cung

- cầu theo hướng phù hợp với thực tế thị trường lao động, tránh tình trạng thất nghiệp hoặc phải làm việc không đúng với chuyên môn được đào tạo

Tăng cường liên kết các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp sử dụng lao động, triển khai đào tạo theo hình thức đặt hàng; nghiên cứu chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với các đối tượng học nghề làm công cụ thu hút, điều chỉnh cơ cấu đào tạo Khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức không gian đào tạo nghề tại cơ sở thương mại – dịch vụ, du lịch, chia sẻ nguồn lực đào tạo giữa các doanh nghiệp, và liên kết với các cơ sở đào tạo nghề để triển khai các chương trình đào tạo nghề cho người lao động mời doanh nghiệp tham gia đào tạo và kiểm tra tay nghề học viên

Thực hiện tốt chủ trương hỗ trợ đào tạo lao động cho doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo lao động; đẩy mạnh công tác hỗ trợ người lao động khu vực nông thôn, khu vực khó khăn, lao động thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp tham gia học nghề thông qua các lớp đào tạo nghề theo dự án “đào tạo nghề cho lao động nông thôn”

Xây dựng hệ thống mạng lưới thông tin thị trường lao động, phát triển sàn giao dịch việc làm, kết nối thông tin thị trường lao động, nhằm cung cấp thông tin kịp thời cho các nhà quản lý, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp và các cở sở đào tạo nghề để thực hiện chức năng làm cầu nối liên kết giữa cung và cầu lao động, giữa người lao động, cơ sở đào tạo và cơ sở sử dụng lao động; tăng cường sự gắn kết giữa đào tạo và sử dụng lao động

Nâng cao thể lực và tầm vóc của người dân,chú ý làm tốt công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe ban đầu, nâng cao thể lực toàn dân Quan tâm tăng mạnh nguồn lực từ ngân sách nhà nước để thực sự là đòn bẩy tác động vào lĩnh vực đào tạo nghề; thông qua các chính sách hỗ trợ từ nhà nước, cơ chế đặt hàng, kết hợp với xã hội hóa, khuyến khích đầu tư của khu vực tư nhân để tạo đột phá về công tác đào tạo nghề Tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài và sự tham gia của người dân để thực hiện hiệu quả các chương trình, mục tiêu quốc gia về y tế và dân số Đẩy mạnh công tác tuyên truyền tạo sự hiểu biết của xã hội để hình thành phong trào của toàn dân chăm lo phát triển thể lực, tầm vóc con người Việt Nam Xây dựng đời sống lành mạnh trong nhân dân, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực trong lối sống xã hội.

Nhóm giải pháp về môi trường, khoa học và công nghệ

Về bảo vệ môi trường

Tiếp tục nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện hệ thống chủ trương, chính sách về BVMT, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật nói chung, bám sát thực tế và theo kịp tiến trình phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước, diễn biến nhanh và mức độ phức tạp của các vấn đề môi trường Thể chế hóa kịp thời và tổ chức thực hiện nghiêm các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về BVMT; chú trọng nâng cao nhận thức và đề cao trách nhiệm của các cấp, các ngành; tăng cường sự phối hợp, chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp, các ngành, giữa huyện với tỉnh, thành phố Có các giải pháp phát huy hiệu quả hoạt động của lực lượng cảnh sát môi trường

Tăng cường năng lực của cơ quan quản lý nhà nước về BVMT từ tỉnh đến huyện đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ BVMT ngày càng lớn, phức tạp Rà soát, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý, sắp xếp tổ chức bộ máy, tăng cường năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý môi trường các cấp, nhất là ở các địa phương, ưu tiên cấp xã, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, xuyên suốt từ huyện đến cơ sở Xây dựng cơ chế tham vấn,

204 phối hợp trong công tác bổ nhiệm, đề bạt, đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường ở địa phương

Tăng cường và đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho BVMT, nhất là đầu tư xử lý chất thải; xử lý ô nhiễm và phục hồi môi trường các khu vực đã bị ô nhiễm, suy thoái do trước đây để lại Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy xử lý rác thải công nghệ cao theo kế hoạch Tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ các chương trình, dự án về môi trường đang triển khai; quan tâm thu hút đầu tư dự án nghĩa trang cấp huyện, xây dựng nhà tang lễ Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong công tác bảo vệ môi trường

Rà soát, chấn chỉnh, tăng cường chất lượng, hiệu lực, hiệu quả các công cụ, biện pháp quản lý nhà nước về BVMT Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, phát triển khoa học công nghệ về BVMT Tiếp tục quan tâm xây dựng các dự án ưu tiên về BVMT nhằm kêu gọi hỗ trợ từ nguồn vốn ODA

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về BVMT, tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế xanh theo hướng đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, các vùng miền; đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động đào tạo, truyền thông về môi trường

Về phát triển khoa học và công nghệ

Trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, năng suất và chất lượng sản phẩm là yếu tố then chốt quyết định khả năng cạnh tranh và sự tồn tại lâu dài của một doanh nghiệp, chính vì vậy các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cần phải ứng dụng, cải tiến, đổi mới công nghệ, coi công nghệ là công cụ chiến lược để phát triển doanh nghiệp một cách nhanh chóng và bền vững Giải pháp cụ thể:

- Triển khai thực hiện Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện nghị quyết 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư Nghiên cứu ứng dụng thành tựu của cuộc CMCN 4.0 vào phát triển kinh tế - xã hội của huyện, trước mắt là trong hệ thống chính trị của tỉnh như: Xây dựng chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số (trước mắt tập trung vào việc giải quyết các TTHC trực tuyến), xây dựng thành phố thông minh, quản lý xã hội; thanh toán không dùng tiền mặt (trước mắt triển khai trong một số lĩnh vực như y tế, giáo dục, nộp thuế); quan trắc môi trường tự động, hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử, ứng dụng trong công tác quản lý nhà nước, xây dựng thành phố thông minh

- Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội; đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về vai trò, vị trí của KH&CN trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

- Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu - ứng dụng khoa học – công nghệ trong sản xuất, bảo quản, chế biến các sản phẩm nông lâm thủy sản chủ lực, đặc trưng của huyện Hỗ trợ tạo lập, quản lý và phát triển quyền sở hữu công nghiệp cho các sản phẩm nông lâm thủy sản của huyện

- Tăng cường công tác thẩm định công nghệ của các dự án thu hút đầu tư Quan tâm đến công tác chuyển giao khoa học công nghệ, đặc biệt là trong quá trình đàm phán, xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư các dự án FDI, các dự án tài trợ, hỗ trợ kỹ thuật

- Đưa khoa học - công nghệ gắn liền với sản xuất, kinh doanh sản phẩm chủ lực để nâng cao năng suất, chất lượng, đạt các tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap để hướng tới mục tiêu xuất khẩu và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu

- Tăng cường, nâng tỷ lệ vốn đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, hàng đầu của các doanh nghiệp Nhà nước nghiên cứu, có giải pháp khuyến kích, hỗ trợ hoạt động này của các doanh nghiệp

- Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia triển khai thực hiện dự án đổi mới khoa học công nghệ Tăng cường hiệu quả quản lý, năng lực kỹ thuật của hoạt động đo lường thử nghiệm về năng suất, chất lượng của các sản phẩm hàng hóa chủ lực tại địa phương; đánh giá trình độ, chất lượng của sản phẩm hàng hóa

- Tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở vật chất, thông tin KH&CN Phát triển hệ thống mạng lưới tổ chức KH&CN, các trung tâm nghiên cứu ứng dụng tiến bộ KH&CN, các tổ chức ứng dụng, dịch vụ khoa học kỹ thuật Phát triển mạng lưới các tổ chức tư vấn, hỗ trợ, chuyển giao công nghệ đa dạng, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực nông nghiệp, nông thôn

- Nghiên cứu công nghệ bảo quản, chế biến nông sản sau thu hoạch, từng bước nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm chế biến phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu Từng bước ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo, nhân giống cây trồng, vật nuôi năng suất cao, chất lượng tốt; ứng dụng công nghệ tự động hóa vào sản xuất

Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách liên kết phát triển

Về ban hành các cơ chế, chính sách

Nghiên cứu, ban hành các cơ chế, chính sách trên các lĩnh vực để thu hút thêm các nguồn lực cho phát triển Các cơ chế, chính sách trước khi ban hành bắt buộc phải thực hiện tư vấn, phản biện xã hội của các hiệp hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, ý kiến của các đối tượng chịu sự tác động của cơ chế, chính sách để đảm bảo chính sách sau khi ban hành được thực thi trong thực tế Tập trung nghiên cứu, ban hành một số cơ chế, chính sách, quy định, cụ thể:

- Cơ chế, chính sách vùng động lực để tạo cơ chế đặc thù trong thu hút đầu tư đối với các vùng là động lực, trung tâm thúc đẩy phát triển của huyện và sự liên kết giữa các vùng động lực với các vùng phụ trợ

- Cơ chế, chính sách, hỗ trợ đầu tư kết nối hạ tầng giao thông, điện, nước đối với các khu du lịch, thương mại dịch vụ, cụm công nghiệp để thu hút nhà đầu tư hạ tầng đồng bộ, chất lượng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư của huyện

- Cơ chế, chính sách thu hút các nhà đầu tư lớn, dự án đầu tư có hiệu quả, phát triển bền vững vào đầu tư tại huyện

- Xây dựng các cơ chế, chính sách, quy định để huy động, nâng cao chất lượng đô thị đồng bộ, hiện đại, đô thị xanh, phát triển bền vững, tạo sức hút, phát triển dịch vụ, thị trường bất động sản lành mạnh;

- Xây dựng cơ chế, quy định thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với tất cả các dự án đầu tư thương mại dịch vụ có sử dụng đất tạo sự công khai, minh bạch trong việc chấp thuận các dự án đầu tư

- Cơ chế, chính sách, quy định phát triển các ngành sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường như: Thu gom, chế biến rác thải, xử lý nước thải, sản phẩm được tạo ra từ các vật liệu thân thiện với môi trường

- Cơ chế, chính sách hỗ trợ, vinh danh doanh nghiệp để hỗ trợ, khuyến khích phát triền doanh nghiệp địa phương, các doanh nghiệp đầu tư vào những vùng có điều kiện khó khăn, có nhiều đóng góp quan trọng vào giải quyết việc làm, thu ngân sách

- Cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, đổi mới công nghệ hiện đại, công nhệ, sản phẩm thân thiện với môi trường, chuyển đổi số, kinh tế số

- Cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

- Cơ chế, chính sách tập trung ruộng đất trong sản xuất nông nghiệp để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông lâm thủy sản; chính sách khuyến khích thành lập các HTX, các hiệp hội ngành nghề trong sản xuất nông nghiệp

- Cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, nông nghiệp sạch, tập trung vào các sản phẩm: mật ong, thảo quả, sơn tra, cây ăn quả có nguồn gốc ôn đới gà, lợn, rau với các chính sách hỗ trợ, tư vấn về giống, triển khai ứng dụng khoa học kỹ thuật cao vào sản xuất, đảm bảo sản xuất sạch theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, giải quyết tốt khâu chế biến, xúc tiến liên kết, tìm kiếm thị trường đầu ra v.v

- Chính sách ưu đãi, hỗ trợ thu hút nhà đầu tư vào đầu tư khu, điểm du lịch, khách sạn thông qua hỗ trợ thủ tục pháp lý, bồi thường giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng giao thông kết nối, điện, nước

- Cơ chế, chính sách thu hút và sử dụng nguồn nhân lực trình độ cao trong các lĩnh vực quản lý nhà nước, giảng viên cao đẳng, bác sỹ giỏi, nhân lực khoa học - công nghệ, kỹ sư, công nhân kỹ thuật cao trong các ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ lực

- Cơ chế, chính sách hỗ trợ học sinh sinh viên tham gia học nghề, trọng tâm là hỗ trợ đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn

- Cơ chế, chính sách phát triển giáo dục mầm non, bao gồm đầu tư phát triển mạng lưới, ưu tiên hỗ trợ các xã có điều kiện đặc biệt khó khăn, khuyến khích xã hội hóa, hỗ trợ giáo viên mầm non

Nâng cao chất lượng công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các ngành, lĩnh vực Tăng cường công tác quản lý, xử lý vi phạm hành chính; đẩy mạnh công tác theo dõi thi hành pháp luật, tập trung vào những lĩnh vực đang nóng, nổi cộm Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp; trọng tâm là công tác đấu giá tài sản, công chứng, hộ tịch, chứng thực ở cơ sở

Nhóm giải pháp về quản lý, kiểm soát phát triển các khu vực chức năng, phát triển đô thị, nông thôn

Kiểm soát chặt quỹ đất rừng, tài nguyên – môi trường rừng và tỷ lệ bao phủ rừng, cân bằng và chuyển hóa một phần quỹ đất nông nghiệp hiện có trong đô thị sang đất xây dựng để đáp ứng tiêu chí phát triển đô thị và nhu cầu tăng trưởng kinh tế cho xã hội Phần quỹ đất nông nghiệp còn lại phải tương ứng với cơ cấu quy hoạch sử dụng đất cho phát triển đô thị, đồng thời phải thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp – công nghệ cao, để gia tăng năng suất cây trồng, đảm bảo quy mô sản lượng và chất lượng cao, cải thiện cuộc sống cư dân được sống tốt với làng nghề

Tổ chức thực hiện tốt việc kiểm soát gia tăng dân số tạm trú, chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao do tăng cơ học và thu hút du khách, để đảm bảo động lực phát triển kinh tế bền vững Xây dựng lộ trình thích hợp để mở rộng ranh giới các đô thị, nâng hạng đô thị, sau khi đã tiến hành xây dựng, nâng cấp chất lượng hạ tầng đô thị tại các khu ở nông thôn giáp cận với ranh giới đô thị Đầu tư xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin đất đai, hồ sơ địa chính theo mô hình hiện đại, tập trung thống nhất mang tính tích hợp Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc công khai, minh bạch công tác giao đất, cho thuê đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các công cụ tài chính kinh tế đất, phát triển lành mạnh thị trường bất động sản, có cơ chế kiểm soát chặt chẽ, khắc phục tình trạng đầu cơ đất đai.

Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch

Phổ biến và vận động nhân dân, doanh nghiệp tham gia thực hiện quy hoạch

Tổ chức công bố công khai quy hoạch bằng nhiều hình thức khác nhau như tổ chức hội nghị, các kênh thông tin đại chúng và niêm yết tại trụ sở các cơ quan hành chính đến cấp xã, tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong các tổ chức chính trị, chính trị nghề nghiệp, các doanh nghiệp, nhà đầu tư và nhân dân khi triển khai thực hiện

Thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung và xây dựng mới quy hoạch xây dựng phân khu, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và các quy hoạch khác theo quy định của pháp luật về Quy hoạch theo hướng đồng bộ, đảm bảo mối liên kết trong nội bộ vùng, với các vùng trong huyện, trong tỉnh, trong nước và khu vực Trong quá trình rà soát, xây dựng quy hoạch phải lấy ý kiến rộng rãi của các nhà khoa học, các doanh nghiệp và người dân; tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, công bố công khai quy hoạch; đối với quy hoạch xây dựng, sử dụng đất thực hiện công bố công khai tại nơi được quy hoạch và trụ sở UBND cấp xã để doanh nghiệp, tổ chức và nhân dân biết, thực hiện và kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện quy hoạch

Triển khai xây dựng kế hoạch hành động và thường xuyên cập nhật, cụ thể hóa các nội dung quy hoạch; Cụ thể hóa quy hoạch thành các kế hoạch 5 năm, hằng năm

Tổ chức xây dựng kế hoạch hành động thực hiện hành động, xây dựng các chương trình, dự án xây dựng chính sách, đánh giá và huy động nguồn lực để đảm bảo việc thực hiện quy hoạch có hiệu quả Định kỳ 5 năm tổ chức đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch của từng thời kỳ, bổ sung và điều chỉnh lại mục tiêu cho phù hợp với tình hình thực tế

Các cấp, các ngành và UBND cấp xã, cấp huyện, theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm phù hợp với Quy hoạch được duyệt và nhu cầu của thị trường nhằm phát huy, khai thác có hiệu quả những tiềm năng, lợi thế của từng vùng và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương Đồng thời, phải đảm bảo thống nhất và liên kết giữa các quy hoạch, nhất là giữa quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giữa quy hoạch chi tiết và quy hoạch tổng thể

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và quản lý thực hiện quy hoạch

Xây dựng hệ thống theo dõi, đánh giá thông qua việc xây dựng các chỉ tiêu, phân công nhiệm vụ, gắn với thời gian cụ thể; tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch Các cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch ở các cấp, các ngành; kịp thời phát hiện và xử lý hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các quy hoạch UBMT Tổ quốc các cấp, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội theo chức năng, nhiệm vụ được giao tăng cường giám sát thực hiện quy hoạch, kịp thời phát hiện, phản ánh với cơ quan có thẩm quyền các hành vi sai trái, ảnh hưởng đến việc thực hiện quy hoạch để xử lý theo quy định.

Ngày đăng: 12/11/2024, 09:12

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ liên hệ vùng huyện Mù Cang Chải - THUYẾT MINH TỔNG HỢP ĐỒ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN MÙ CANG CHẢI (TỈNH YÊN BÁI)
Sơ đồ li ên hệ vùng huyện Mù Cang Chải (Trang 13)
Sơ đồ kết nối giao thông vùng - THUYẾT MINH TỔNG HỢP ĐỒ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN MÙ CANG CHẢI (TỈNH YÊN BÁI)
Sơ đồ k ết nối giao thông vùng (Trang 37)
Sơ đồ mạng lưới giao thông nội huyện - THUYẾT MINH TỔNG HỢP ĐỒ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN MÙ CANG CHẢI (TỈNH YÊN BÁI)
Sơ đồ m ạng lưới giao thông nội huyện (Trang 41)
Sơ đồ so sánh Mù Cang Chải với 12 địa điểm du lịch nổi bật của Việt Nam - THUYẾT MINH TỔNG HỢP ĐỒ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN MÙ CANG CHẢI (TỈNH YÊN BÁI)
Sơ đồ so sánh Mù Cang Chải với 12 địa điểm du lịch nổi bật của Việt Nam (Trang 65)
Sơ đồ liên kết vùng du lịch Mù Cang Chải và các vùng du lịch trong khu vực - THUYẾT MINH TỔNG HỢP ĐỒ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN MÙ CANG CHẢI (TỈNH YÊN BÁI)
Sơ đồ li ên kết vùng du lịch Mù Cang Chải và các vùng du lịch trong khu vực (Trang 65)
Sơ đồ các địa điểm du lịch nổi tiếng vùng Tây Bắc - THUYẾT MINH TỔNG HỢP ĐỒ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN MÙ CANG CHẢI (TỈNH YÊN BÁI)
Sơ đồ c ác địa điểm du lịch nổi tiếng vùng Tây Bắc (Trang 66)
Sơ đồ các địa điểm du lịch nổi tiếng vùng Đông Bắc - THUYẾT MINH TỔNG HỢP ĐỒ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN MÙ CANG CHẢI (TỈNH YÊN BÁI)
Sơ đồ c ác địa điểm du lịch nổi tiếng vùng Đông Bắc (Trang 67)
Sơ đồ các địa điểm du lịch nổi tiếng huyện Mù Cang Chải - THUYẾT MINH TỔNG HỢP ĐỒ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN MÙ CANG CHẢI (TỈNH YÊN BÁI)
Sơ đồ c ác địa điểm du lịch nổi tiếng huyện Mù Cang Chải (Trang 68)
Sơ đồ các địa điểm du lịch nổi tiếng trong tỉnh Yên Bái - THUYẾT MINH TỔNG HỢP ĐỒ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN MÙ CANG CHẢI (TỈNH YÊN BÁI)
Sơ đồ c ác địa điểm du lịch nổi tiếng trong tỉnh Yên Bái (Trang 68)
Hình thức lưu trú nông - THUYẾT MINH TỔNG HỢP ĐỒ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN MÙ CANG CHẢI (TỈNH YÊN BÁI)
Hình th ức lưu trú nông (Trang 71)
Sơ đồ phân bố 36 phương hướng phát triển cấu trúc và 06 dự án chiến lược - THUYẾT MINH TỔNG HỢP ĐỒ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN MÙ CANG CHẢI (TỈNH YÊN BÁI)
Sơ đồ ph ân bố 36 phương hướng phát triển cấu trúc và 06 dự án chiến lược (Trang 78)
Sơ đồ các tiểu vùng phát triển - THUYẾT MINH TỔNG HỢP ĐỒ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN MÙ CANG CHẢI (TỈNH YÊN BÁI)
Sơ đồ c ác tiểu vùng phát triển (Trang 78)
Sơ đồ cấu trúc không gian vùng huyện Mù Cang Chải đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 - THUYẾT MINH TỔNG HỢP ĐỒ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN MÙ CANG CHẢI (TỈNH YÊN BÁI)
Sơ đồ c ấu trúc không gian vùng huyện Mù Cang Chải đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (Trang 97)
Sơ đồ quy hoạch giao thông - THUYẾT MINH TỔNG HỢP ĐỒ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN MÙ CANG CHẢI (TỈNH YÊN BÁI)
Sơ đồ quy hoạch giao thông (Trang 136)
Bảng tổng hợp phụ tải điện toàn huyện - THUYẾT MINH TỔNG HỢP ĐỒ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN MÙ CANG CHẢI (TỈNH YÊN BÁI)
Bảng t ổng hợp phụ tải điện toàn huyện (Trang 154)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w