Nghiên cứu phạm trù giữa cái chung và cái riêng trong triết học không chỉ giúp con người hiểu rõ được các quy luật của tự nhiên mà nó còn có quan hệ mật thiết đối với mối quan hệ gi
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HỒ CHÍ MINH
BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
ĐỀ TÀI:
CẶP PHẠM TRÙ CÁI CHUNG – CÁI RIÊNG CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ NÀY TRONG VIỆC TÌM HIỂU MỐI QUAN HỆ GIỮA GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LỚP L05 - NHÓM 3 - HK 231 NGÀY NỘP 15/10/2023
Giảng viên hướng dẫn: Cô An Thị Ngọc Trinh
Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên Điểm số
Nguyễn Hoàng Chương 2210395
Trần Nguyễn Mạnh Cường 2210446
Thành phố Hồ Chí Minh – 2023
BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM VÀ KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM
Nhóm 3 – Lớp L05
Trang 2Đề tài:
CẶP PHẠM TRÙ CÁI CHUNG – CÁI RIÊNG CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG
DUY VẬT VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ NÀY TRONG VIỆC TÌM HIỂU
MỐI QUAN HỆ GIỮA GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
ST
T
tên
Điểm
2
Vũ Xuân Chính
5
Nguyễn Hoàng Chương
6
Trần Nguyễn Mạnh Cường
5
Nguyễn Đăng Danh
9
Đỗ Tiến Dũng
8
Nguyễn Tấn Dũng
Trang 3MỤC LỤC
I PHẦN MỞ ĐẦU 1
II PHẦN NỘI DUNG 3
Chương 1 CẶP PHẠM TRÙ CÁI CHUNG – CÁI RIÊNG CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT 3
1.1 Những khái niệm cơ bản 3
1.1.1 Khái niệm cái riêng 3
1.1.2 Khái niệm cái chung 3
1.2 Mối quan hệ biện chứng của cặp phạm trù cái chung – cái riêng 4
1.3 Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù cái chung – cái riêng 5
Chương 2 Ý NGHĨA CỦA CẶP PHẠM TRÙ CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG TRONG VIỆC TÌM HIỂU MỐI QUAN HỆ GIỮA GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6
2.1 Gia đình và chức năng cơ bản của gia đình 6
2.2 Khái quát về mối quan hệ biện chứng giữa gia đình và xã hội 8
2.3 Đánh giá về mối quan hệ biện chứng giữa gia đình và xã hội ở Việt Nam hiện nay 9
2.3.1 Những mặt tích cực 9
2.3.2 Những hạn chế nhất định 10
2.4 Đề xuất giải pháp khắc phục hạn chế trong quá trình tìm hiểu mối quan hệ biện chứng giữa gia đình và xã hội ở Việt Nam hiện nay 12
III KẾT LUẬN 13
IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 4I PHẦN MỞ ĐẦU
- Tính cấp thiết của đề tài và ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài này đối với
thực tiễn:
Trải qua một thời gian dài vận động và phát triển, con người đã hình thành nên ý thức; đồng thời họ cũng biết nhìn nhận, đánh giá về thế giới xung quanh Và trong quá trình nhận xét, đánh giá về thế giới vật chất xung quanh ấy của con người, họ đã nhận ra được những điểm chung, điểm khác biệt và điểm đơn nhất của các sự vật, hiện tượng Cái bàn, cái ghế và tủ sách, tuy có hình dáng và kích thước khác nhau, được con người chế tạo ra với mục đích khác nhau Song, lại đều có một điểm chung là được làm từ gỗ thông qua bàn tay chế tác con người Từ sự phát hiện đó, phạm trù về cái chung và cái riêng của triết học ra đời Nghiên cứu phạm trù giữa cái chung và cái riêng trong triết học không chỉ giúp con người hiểu rõ được các quy luật của tự nhiên mà nó còn có quan hệ mật thiết đối với mối quan hệ giữa gia đình và xã hội trên toàn thế giới nói chung và cũng như là đối với Việt Nam nói riêng
“Phương pháp duy vật biện chứng hay chủ nghĩa duy vật biện chứng là một bộ phận của học thuyết triết học do Karl Marx và Friedrich Engels đề xướng”1 Là một phương pháp nghiên cứu nhằm tách rời và xác định bản chất của các hiện tượng Phép biện chứng duy vật cho phép ta xem xét cả những điểm tương đồng (cái chung) và những đặc thù riêng biệt (cái riêng) của các hiện tượng Cặp phạm trù "cái chung – cái riêng" giúp ta hiểu sâu hơn về bản chất của một hiện tượng và cách nó tồn tại trong môi trường cụ thể
Gia đình và xã hội đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi cá nhân Gia đình là nơi hình thành và phát triển nhân cách, nơi tạo ra các giá trị và quy tắc đạo đức, cũng như là môi trường quan trọng để tạo ra những mối quan
hệ tình thân và tạo ra cộng đồng con người Xã hội cũng ảnh hưởng đến gia đình thông qua những yếu tố văn hóa, kinh tế, chính trị và xã hội khác nhau Từ đó
1 https://vi.wikipedia.org/wiki/Chủ_nghĩa_duy_vật_biện_chứng
Trang 5cho thấy được ra đình là cái riêng trong cái chung là xã hội hiện nay Sự tương tác giữa gia đình và xã hội định hình cuộc sống của con người và ảnh hưởng đến
sự phát triển và thay đổi của xã hội
Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đang trải qua những biến đổi đáng kể, với sự phát triển kinh tế nhanh chóng, thay đổi trong giá trị văn hóa và xã hội, và ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa Những thay đổi này có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa gia đình và xã hội ở Việt Nam Do đó, việc nghiên cứu mối quan hệ này trở nên vô cùng quan trọng để hiểu rõ hơn về cuộc sống của người dân Việt Nam và cách mà họ tương tác với xã hội trong bối cảnh mới
Mục đích nghiên cứu:
Mục tiêu chính của tiểu luận này là tìm hiểu và khẳng định được ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù "cái chung – cái riêng" của phép biện chứng duy vật và áp dụng nó trong việc nghiên cứu mối quan hệ giữa gia đình và xã hội ở Việt Nam hiện nay Qua đó làm rõ được mối quan hệ giữa gia đình và xã hội đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội hiện nay
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu trong đề tài này là về cặp phạm trù cái chung cái riêng và về mối quan hệ giữa gia đình Việt Nam đối với xã hội hiện nay
Phương pháp nghiên cứu:
Dựa vào cặp phàm trù cái chung cái riêng và phương pháp luận phép biện chứng duy vật của Mac – Angghen kết hợp với việc vận dụng logic và các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích, tổng hợp, khái quát, cụ thể ,…
để làm rõ mục đích của đề tài
Kết cấu đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 2 chương,
7 tiểu tiết
Trang 6II PHẦN NỘI DUNG
Chương 1 CẶP PHẠM TRÙ CÁI CHUNG – CÁI RIÊNG CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
1.1 Những khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm cái riêng
“Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, hiện tượng nhất định.
Cái đơn nhất là phạm trù triết học dùng để chỉ các mặt, các đặc điểm chỉ vốn có
ở một sự vật, hiện tượng (một cái riêng) nào đó mà không lặp lại ở sự vật, hiện tượng nào khác.”2
Ví dụ: ngôi nhà, cái bản, hiện tượng ô nhiễm môi trường, quá trình nghiên cứu thị trường của một công ty
1.1.2 Khái niệm cái chung
“Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính
không những có ở một sự vật, hiện tượng nào đó, mà còn lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng (nhiều cái riêng) khác.”3
Ví dụ: Cái chung của người Việt Nam là có một lòng lồng nàn yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc, sẵn sàng hi sinh tất cả để bảo vệ nền độc lập của nước nhà
1.2 Mối quan hệ biện chứng của cặp phạm trù cái chung – cái riêng
Có ý kiến cho rằng “ Trong lịch sử triết học có hai xu hướng là duy thực và duy
danh đối lập nhau giải quyết vấn đề quan hệ giữa cái riêng và cái chung Các nhà duy thực khẳng định, cái chung tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào cái
2 Bộ giáo dục & đào tạo (2021), Giáo trình Triết học Mác – Lênin, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội , trang 95
3 Bộ giáo dục & đào tạo (2021), Giáo trình Triết học Mác – Lênin, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội , trang 95
Trang 7riêng Có hai luận giải: Theo luận giải thứ nhất (khá phổ biến) thì cái chung mang tính tư tưởng, tinh thần, tồn tại dưới dạng các khái niệm chung; theo cách
lý giải thứ hai thì cái chung mang tính vật chất, tồn tại dưới dạng một khối không đổi, bao trùm tất cả, tự trùng với mình hoặc dưới dạng nhóm các đối tượng Còn cái riêng, hoặc hoàn toàn không có (do xuất phát từ Plato vốn coi các sự vật cảm tính là không thực, chỉ là cái bóng của những ý niệm), hoặc tồn tại phụ thuộc vào cái chung; là cái thứ yếu, tạm thời, do cái chung sinh ra.
Các nhà duy danh cho rằng, cái chung không tồn tại thực trong hiện thực khách quan, chỉ có sự vật đơn lẻ, cái riêng mới tồn tại thực, chỉ tồn tại trong tư duy con người, chỉ là tên gọi của các đối tượng đơn lẻ Tuy cùng coi cái riêng là duy nhất có thực, song các nhà duy danh giải quyết khác nhau vấn đề hình thức tồn tại của nó Một số người (như Occam) cho rằng, cái riêng tồn tại như đối tượng vật chất cảm tính; số khác (như Berkeley) lại coi cảm giác là hình thức tồn tại của cái riêng
Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khắc phục những khiếm khuyết của cả hai xu hướng đó trong việc lý giải mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng Cả cái chung lẫn cái đơn nhất đều không tồn tại độc lập, tự thân, vì chúng là thuộc tính nên phải gắn với đối tượng xác định; chỉ cái riêng (đối tượng, quá trình, hiện tượng riêng) mới tồn tại độc lập Còn cái chung và cái đơn nhất đều chỉ tồn tại trong cái riêng, như là các mặt của cái riêng.
Mọi cái riêng đều là sự thống nhất của các mặt đối lập, vừa là cái đơn nhất vừa
là cái chung Thông qua những thuộc tính, những đặc điểm không lặp lại của mình, cái riêng thể hiện là cái đơn nhất; nhưng thông qua những thuộc tính lặp lại ở các đối tượng khác - lại thể hiện là cái chung Trong khi là những mặt của cái riêng, cái đơn nhất và cái chung không đơn giản tồn tại trong cái riêng, mà gắn bó hữu cơ với nhau và trong những điều kiện xác định chuyển hóa vào nhau.” 4
4 Bộ giáo dục & đào tạo (2021), Giáo trình Triết học Mác – Lênin, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, trang
95–96
Trang 8“Mối liên hệ giữa cái đơn nhất với cái chung thể hiện trước hết ở mối liên hệ
lẫn nhau trong một thể thống nhất gồm các mặt, các yếu tố đơn lẻ vốn có trong một sự vật, hiện tượng này và các mặt, các yếu tố được lặp lại ở nó và trong các
sự vật, hiện tượng khác Mối liên hệ giữa cái chung với cái riêng biểu hiện ở mối liên hệ lẫn nhau giữa các thuộc tính (hay các bộ phận) cùng có ở nhiều đối tượng với từng đối tượng đó được xét như cái toàn bộ Như vậy, cái riêng là cái toàn bộ, cái chung chỉ là bộ phận, bởi bên cạnh cái chung thì bất cứ đối tượng (cái riêng) nào cũng còn có cái đơn nhất, tức là bên cạnh những mặt được lặp lại còn có những mặt không lặp lại, những mặt cá biệt; vì vậy, bất cứ sự vật, hiện tượng riêng lẻ nào cũng là sự thống nhất giữa các mặt đối lập đó Trong cùng một lúc, sự vật, hiện tượng đó vừa là cái đơn nhất, vừa là cái chung; thông qua các đặc điểm cá biệt, các mặt không lặp lại của mình, sự vật, hiện tượng (cái riêng) đó biểu hiện là cái đơn nhất, nhưng thông qua các mặt lặp lại trong các sự vật, hiện tượng khác, nó biểu hiện là cái chung.”5
1.3 Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù cái chung – cái riêng
“Thứ nhất, nếu bất cứ cái chung nào cũng chỉ tồn tại trong cái riêng, như một
thuộc tính chung của một số cái riêng, nằm trong mối liên hệ chặt chẽ với cái đơn nhất và mối liên hệ đó đem lại cho cái chung một hình thức riêng biệt, thì các phương pháp thực tiễn dựa trên việc vận dụng một quy luật chung nào đó đều không thể như nhau đối với mọi sự vật, hiện tượng (cái riêng) có liên hệ với cái chung đó Vì bản thân cái chung trong mọi sự vật, hiện tượng không phải là một và không giống nhau hoàn toàn, mà chỉ là biểu hiện của cái chung đã được
cá biệt hóa, thì các phương pháp xuất phát từ cái chung đó, trong mỗi trường hợp cụ thể, cần phải thay đổi hình thức, phải cá biệt hóa cho phù hợp với đặc điểm của từng trường hợp.
5 Bộ giáo dục & đào tạo (2021), Giáo trình Triết học Mác – Lênin, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, trang
96
Trang 9Thứ hai, nếu bất kỳ một phương pháp nào cũng bao hàm cả cái chung lẫn cái đơn nhất thì khi sử dụng một kinh nghiệm nào đó trong điều kiện khác không nên sử dụng hình thức hiện có của nó, mà chỉ nên rút ra những mặt chung đối với trường hợp đó, chỉ rút ra những cái thích hợp với điều kiện nhất định đó Thứ ba, trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện nhất định
“cái đơn nhất” có thể biến thành “cái chung” và ngược lại “cái chung” có thể biến thành “cái đơn nhất”, nên trong hoạt động thực tiễn có thể và cần phải tạo điều kiện thuận lợi để “cái đơn nhất” có lợi cho con người trở thành “cái chung” và “cái chung” bất lợi trở thành “cái đơn nhất” Tuy nhiên, vẫn còn một khó khăn trong tư duy mà nhiều người biết nhưng thường lảng tránh tìm hiểu, giải đáp thấu đáo, đó là: Cái riêng và cái chung không nằm trên cùng một mặt bằng cơ sở, không cùng một đơn vị đo Cái riêng là đối tượng, còn cái chung và cái đơn nhất chỉ là các thuộc tính của nhiều (hoặc một) cái riêng đó, cho nên phép biện chứng đích thực phải đẩy chúng lên thành cặp phạm trù cái đặc thù và cái phổ biến.”6
Chương 2 Ý NGHĨA CỦA CẶP PHẠM TRÙ CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG TRONG VIỆC TÌM HIỂU MỐI QUAN HỆ GIỮA GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Gia đình và chức năng cơ bản của gia đình
* Gia đình
Khi nói đến gia đình, C Mác cho rằng “ Quan hệ thứ ba tham dự ngay từ đầu vào quá trình phát triển lịch sử là hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người còn tạo ra những người khác, sinh sôi , nảy nở, đó là quan hệ giữa chồng – vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình”7
6 Bộ giáo dục & đào tạo (2021), Giáo trình Triết học Mác – Lênin, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, trang
96-97
7 C Mác và Ph Ăngghen Toàn tập, t.3 Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.41.
Trang 10Gia đình là sự liên kết của nhiều người dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, những người này có các quyền và nghĩa
vụ với nhau, cùng nhau xây dựng gia đình, nuôi dạy thế hệ trẻ và chăm sóc người cao tuổi dưới sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội.8
* Các chức năng cơ bản của gia đình:
Chức năng sản xuất ra con người: Duy trì nòi giống, cung cấp sức lao động cho
xã hội, cung cấp công dân mới, người lao động mới, thế hệ mới bảo đảm sự phát triển liên tục và trường tồn của xã hội loài người
Chức năng kinh tế: Kinh tế bao gồm hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt
động tiêu dùng để thỏa mãn các yêu cầu của mỗi thành viên trong gia đình Sự tồn tại của kinh tế gia đình còn phát huy một cách hiệu quả mọi tiềm năng về vốn, sức lao động của từng gia đình, tăng thêm của cải cho gia đình và cho xã hội
Chức năng giáo dục: Nội dung của giáo dục gia đình bao gồm cả tri thức, kinh
nghiệm, đạo đức, lối sống, nhân cách… phương pháp giáo dục gia đình cũng đa dạng, song chủ yếu bằng phương pháp nêu gương, thuyết phục về lối sông, gia phong của gia đình truyền thống Chủ thể của giáo dục gia đình là ông bà, cha
mẹ với con cháu cho nên giáo dục gia đình còn bao hàm cả tự giáo dục
Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình: có ý nghĩa
quan trọng trong việc chia sẻ tình yêu thương gắn bó giữa các thành viên của gia đình, đặc biệt là tình yêu hạnh phúc lứa đôi Tổ ấm gia đình vừa là điểm xuất phát cho con người trưởng thành, vững tin bước vào cuộc sống xã hội, đồng thời cũng là nơi bao dung, an ủi cho mỗi cá nhân trước những rủi ro, sóng gió cuộc đời Càng về cuối đời, con người càng trở nên thấm thía và khao khát tìm về sự bình ổn, thoả mãn nhu cầu cân bằng trạng thái tâm lý, tình cảm trong sự chăm sóc, đùm bọc của gia đình; chăm sóc sức khỏe, đảm bảo cho việc chăm sóc sức
khỏe của các thành viên trong gia đình
8 Theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014
Trang 11Ngoài ra gia đình còn có chức năng văn hóa và chức năng chính trị.
2.2 Khái quát về mối quan hệ biện chứng giữa gia đình và xã hội
C Mác và Ph.Ăngghen cho rằng gia đình là “ quan hệ xã hội duy nhất” trong buổi đầu của lịch sử xã hội 9
Gia đình đóng vai trò quan trọng với sự tồn tại và phát triển của xã hội,
là nơi con người sinh ra và được nuôi dưỡng, cung cấp cho họ sự chăm sóc và bảo vệ Gia đình cũng là nơi truyền thống và giáo dục, truyền đạt các giá trị xã hội từ thế hệ này sang thế hệ khác Gia đình giúp con người hình thành nhân cách và xây dựng các kỹ năng xã hội cần thiết để sống trong xã hội Ngoài ra, gia đình còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ xã hội, tạo ra sự ổn định và đoàn kết trong xã hội Gia đình cũng là nơi con người học hỏi về tình yêu thương, sự chia sẻ và sự quan tâm đến người khác Gia đình cung cấp lực lượng sản xuất giúp xã hội được phát triển mỗi ngày
Xã hội đang tạo ra những điều kiện thuận lợi để gia đình phát triển và tồn tại Xã hội cung cấp các chính sách và quy định để bảo vệ quyền lợi và sự phát triển của gia đình Ví dụ, chính sách về chăm sóc sức khỏe đảm bảo rằng mọi thành viên trong gia đình đều có quyền tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng Chính sách giáo dục đảm bảo rằng trẻ em trong gia đình có cơ hội tiếp cận giáo dục chất lượng và phát triển toàn diện Ngoài ra, chính phủ cũng đảm bảo rằng gia đình có điều kiện sống tốt hơn thông qua các chính sách về phúc lợi xã hội
và hỗ trợ kinh tế, xã hội cũng đảm bảo quyền tự do và quyền lợi của gia đình, đồng thời tạo điều kiện cho gia đình tham gia vào các hoạt động xã hội và góp phần vào sự phát triển của cộng đồng
9 Xem: C Mác và Ph Ăngghen Sđd., t.3, tr.42.