1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đồ Án môn học thanh toán quốc tế tìm hiểu về thủ tục yêu cầu mở lc tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam agribank

57 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu về thủ tục yêu cầu mở L/C tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Agribank
Tác giả Nguyễn Mạc Thị Diệu Anh
Người hướng dẫn Ths. Phạm Thị Phương Mai
Trường học Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam
Chuyên ngành Kinh tế ngoại thương
Thể loại Đồ án môn học
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 177,48 KB

Nội dung

Khái niệm Phương thức Tín dụng chứng từ TDCT là phương thức thanh toán, trong đótheo yêu cầu của khách hàng, một ngân hàng sẽ phát hành một bức thư gọi làthư tín dụng- letter of credit c

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

KHOA KINH TẾ NGÀNH KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG

ĐỒ ÁN MÔN HỌC THANH TOÁN QUỐC TẾ

TÌM HIỂU VỀ THỦ TỤC YÊU CẦU MỞ L/C TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

Trang 2

CHƯƠNG 1: VIẾT GIẤY YÊU CẦU MỞ L/C

1 Tổng quan về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

2 Thủ tục mở L/C tại ngân hàng thương mại

1.3 Căn cứ vào hợp đồng viết giấy đề nghị mở L/C

1.4 Giải thích cách viết giấy đề nghị mở L/C

CHƯƠNG 2: LẬP BỘ CHỨNG TỪ THANH TOÁN THEO YÊU CẦU CỦA L/C

2.1 Tổng quan về chứng từ thanh toán trong phương thức tín dụng chứng từ

2.2 Tiêu chuẩn lập và kiểm tra chứng từ theo UCP 600 và ISBP 7452.3 Lập bộ chứng từ thanh toán trên cơ sở L/C đã cho

2.4 Giải thích cách lập từng loại chứng từ

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngày nhận đề tài: 1/10/2021 Ngày hoàn thành: 24/12/2021

Nguyễn Mạc Thị Diệu Anh

Phạm Thị Phương Mai

Trang 3

1.1.2 Các bên liên quan

1.1.3 Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ

1.2 Thủ tục mở L/C tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam

1.2.1 Hồ sơ, giấy tờ giấy tờ cần có khi xin mở L/C

1.2.2 Phí mở L/C

1.2.3 Thủ tục ký quỹ mở L/C

1.2.4 Các bước mở L/C tại ngân hàng Agribank

1.3 Căn cứ vào hợp đồng viết giấy yêu cầu mở L/C tại Ngân hang Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam

1.3.1 Hợp đồng mua bán – căn cứ để viết giấy đề nghị xin mở L/C (Phụ lục)1.3.2 Giấy yêu cầu mở LC (Phụ lục)

1.4 Giải thích cách viết giấy đề nghị mở L/C

CHƯƠNG II: LẬP BỘ CHỨNG TỪ THANH TOÁN THEO YÊU CẦU CỦA L/C

2.1 Tổng quan về chứng từ thanh toán trong phương thức tín dụng chứng từ2.2 Tiêu chuẩn lập và kiểm tra chứng từ theo UCP 600 và ISBP 745

Trang 4

2.3 Lập bộ chứng từ thanh toán trên cơ sở L/C đã cho2.4 Giải thích cách lập từng loại chứng từ

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

MỞ ĐẦU

Trong điều kiện hội nhập với nền kinh tế thế giới, nhu cầu thanh toánquốc tế giữa các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trong và ngoài nướcqua các ngân hàng là rất lớn Phương thức thanh toán chủ yếu được các doanhnghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu chọn lựa là phương thức thanh toán tín dụngchứng từ Nhìn chung, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phươngthức thanh toán an toàn nhất cho cả doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp nhậpkhẩu và cả ngân hàng Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một trongcác phương thức thanh toán trong hoạt động thanh toán quốc tế, một hoạt độngvừa mang lại thu nhập cho ngân hàng, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho toàn

xã hội Việc thực hiện phương thức này trong thực tế như thế nào để mang lạihiệu quả kinh tế cao cho các bên tham gia là vấn đề mà các nhà quản trị ngânhàng và các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu đang còn phải nghiêncứu Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, em chọn đề tài “TÌM HIỂU VỀ THỦ TỤCYÊU CẦU MỞ L/C TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN " làm đề tài nghiên cứu cho mình

Qua quá trình học tập, tìm hiểu và lĩnh hội những kiến thức về phươngthức tín dụng chứng từ, nhóm chúng em xin trình bày đồ án về môn học Thanhtoán quốc tế Bài đồ án bao gồm 2 nội dung chính:

+ Chương 1: Viết giấy yêu cầu mở L/C

+ Chương 2: Lập bộ chứng từ thanh toán theo yêu cầu của L/C

Trang 7

CHƯƠNG I: TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHƯƠNG THỨC THANH

TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ1.1 Tổng quan về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

1.1.1 Khái niệm

Phương thức Tín dụng chứng từ (TDCT) là phương thức thanh toán, trong đótheo yêu cầu của khách hàng, một ngân hàng sẽ phát hành một bức thư (gọi làthư tín dụng- letter of credit) cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho mộtbên thứ ba khi người này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù

hợp với những điều kiện và điều khoản quy định trong thư tín dụng.

1.1.2 Các bên liên quan

- Người yêu cầu mở L/C (Applicant for L/C): là người yêu cầu ngân hàng phục

vụ mình phát hành một L/C, và có trách nhiệm pháp lý về việc trả tiền của ngânhàng cho người bán theo L/C này Người xin mở L/C có thể là người mua(buyer), nhà NK (importer), người mở L/C (opener), người trả tiền (accountee)

- Người hưởng lợi L/C (Beneficiary): là người được hưởng tiền thanh toán hay

sở hữu hối phiếu chấp nhận thanh toán người thụ hưởng L/C có thể có nhữngtên gọi khác nhau như: người bán (seller), nhà XK (exporter), người ký phát hốiphiếu (drawer)

- Ngân hàng phát hành L/C (Issuing Bank) hay ngân hàng mở L/C (OpeningBank): là ngân hàng mà theo yêu cầu của người mua, phát hành một L/C chongười bán hưởng Ngân hàng phát hành thường được hai bên mua bán thoảthuận và quy định trong hợp đồng mua bán

- Ngân hàng thông báo (Advising Bank): là ngân hàng được ngân hàng pháthành yêu cầu thông báo L/C cho người thụ hưởng Ngân hàng thông báo thường

là một ngân hàng đại lý hay một chi nhánh của ngân hàng phát hành ở nước nhàXK

Trang 8

- Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): trong trường hợp nhà XK muốn có

sự đảm bảo chắc chắn của thư tín dụng, thì một ngân hàng có thể đứng ra xácnhận L/C theo yêu cầu của ngân hàng phát hành Thông thường ngân hàng xácnhận là một ngân hàng lớn có uy tín và trong nhiều trường hợp ngân hàng thôngbáo được đề nghị là ngân hàng xác nhận L/C

- Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank): là ngân hàng được ngân hàngphát hành uỷ nhiệm để khi nhận được bộ chứng từ phù hợp với những qui địnhtrong L/C thì:

• Thanh toán (pay) cho người thụ hưởng

• Chấp nhận (accept) hối phiếu kỳ hạn

• Chiết khấu (negotiate) bộ chứng từ

Trách nhiệm của ngân hàng được chỉ định là giống như ngân hàng phát hànhkhi nhận được bộ chứng từ của nhà XK gửi đến

1.1.3 Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ

Trang 9

Bước 1: Sau khi kí hợp đồng ngoại thương, nhà NK viết đơn và gửi các giấy tờ

cần thiết liên quan xin mở L/C gửi ngân hàng phục vụ mình (NH phát hànhL/C), và tiến hành ký quỹ cho NH phát hành cho người xuất khẩu hưởng lợi(nếu có) Ký quỹ có thể 100% hoặc dưới 100% tùy vào mức độ uy tín của doanhnghiệp theo đánh giá của ngân hàng mở L/C

Bước 2: Căn cứ vào các giấy tờ xin mở L/C của nhà NK, NH phục vụ nhà NK

sau khi đã đồng ý, và nhà NK đã thực hiện ký quỹ, thì sẽ mở một L/C với một

số tiền nhất định để trả tiền cho nhà XK rồi gửi bản chính (bản gốc) cho NHphục vụ nhà XK (NH thông báo)

Bước 3: Nhận được bản chính L/C từ NH phát hành, NH thông báo phải xác

thực L/C đã nhận được và gửi bản chính L/C cho nhà XK Nhà XK sau khi nhậnđược L/C phải kiểm tra, đánh giá khả năng thực hiện L/C của mình và đề nghị

Bước 5: Sau khi đã tiến hành giao hàng, nhà XK phải hoàn chỉnh ngay bộ chứng

từ hàng hoá theo đúng những chỉ thị trong L/C và phát hành hối phiếu rồi gửitoàn bộ các chứng từ này cho NH thông báo/NH thanh toán để xin thanh toán

Bước 6: NH thông báo sau khi kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ thì chuyểntới ngân hàng phát hành

Bước 7: Sau khi nhận được bộ chứng từ từ phía nhà XK, NH mở L/C sẽ kiểm

tra toàn bộ chứng từ dựa vào các điều khoản trong L/C và UCP 600 và ra quyếtđịnh chấp nhận hay từ chối thanh toán

Trang 10

- Nếu thấy phù hợp với quy định của L/C thì tiến hành trả tiền hoặc chấp nhậnhối phiếu (đối với L/C trả chậm).

- Nếu thấy không phù hợp với quy định của L/C thì từ chối thanh toán và chỉ ratoàn bộ lỗi bất hợp lệ và thời hạn ngân hàng từ chối tùy thuộc vào UCP 600 hayUCP 500 Sau đó gửi trả bộ chứng từ cho người xuất khẩu

Bước 8: Người xuất khẩu nhận được tiền Trả ngay hay trả chậm phụ thuộc vào

hối phiếu trả ngay hay kì hạn

Bước 9: NH phát hành thư xuất trình bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu và phát

lệnh đòi tiền nhà nhập khẩu

Bước 10: Nhà nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ:

Nếu thấy phù hợp với quy định của L/C thì đến ngân hàng làm thủ tục thanhtoán, ngân hàng phát hành ký hậu bộ chứng từ cho đi nhận hàng

Nếu thấy không phù hợp với quy định của L/C thì nhà nhập khẩu có quyền từchối

thanh toán

1.2 Thủ tục mở L/C tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam

1.2.1 Hồ sơ, giấy tờ giấy tờ cần có khi xin mở L/C

Tài khoản ngoại tệ tại Ngân hàng: muốn mở tài khoản phải đóng ít nhất 500USD vào tài khoản chuẩn bị mở cùng với các giấy tờ sau:

- Quyết định thành lập doanh nghiệp (đối với các doanh nghiệp lần đầu thựchiện giao dịch)

- Giấy đăng ký kinh doanh (đối với các doanh nghiệp lần đầu thực hiện giaodịch)

Trang 11

- Đăng ký mã số xuất nhập khẩu – nếu có (đối với các doanh nghiệp lần đầuthực hiện giao dịch).

- Bản gốc hợp đồng ngoại thương (nếu ký hợp đồng qua FAX thì phải ký vàđóng dấu trên bản photo)

- Hợp đồng nhập khẩu ủy thác (nếu có)

- Giấy phép nhập khẩu của Bộ Thương Mại (trong trường hợp mặt hàngnhập khẩu thuộc danh mục quản lý quy định tại Quyết định điều hành xuất nhậpkhẩu hàng năm của Thủ tướng Chính phủ)

- Cam kết thanh toán, hợp đồng tín dụng (trong trường hợp vay vốn), côngvăn phê duyệt cho mở L/C trả chậm của NHCTVN (trong trường hợp mở L/Ctrả chậm)

- Hợp đồng mua bán ngoại tệ (nếu có)

- Bản giải trình mở L/C do phòng tín dụng của chi nhanh lập và được giámđốc chi nhánh hoặc người được giám đốc ủy quyền phê duyệt (trường hợp kýquỹ dưới 100% trị giá L/C)

Các loại giấy tờ trên phải nộp bản photo có đóng dấu treo của doanh nghiệp

và xuất trình bản gốc Còn đối với các giấy tờ sau bắt buộc phải nộp bản gốc:

- Cam kết thanh toán

Trang 12

MỨC PHÍ (Tối thiểu – chưa VAT)

Trang 13

5 Phí phát hành thư bảo lãnh nhận hàng 50USD

chưa ký quỹ đủ 100% trị giá bảo lãnh và

đã được duyệt vay cho phần ký quỹ

thiếu

0,45% trị giá bảo lãnh, tốithiểu 100USD

5.3

Nếu chưa hoàn trả bảo lãnh và chưa ký

quỹ đủ 100% trị giá bảo lãnh trong vòng

1 tháng kể từ ngày phát hành

Cộng phí thu thêm 0.3% trịgiá bảo lãnh/tháng kể từtháng thứ 2 bảo lãnh

Nước ngoài nếu có

10 Phí tra soát theo yêu cầu khách hàng 10USD

Trang 14

11 Điện phí tu chỉnh /chấp nhận hối phiếu 10USD/bức

12 Điện phí thanh toán (nếu thu KH trong

Nguồn số liệu: agribank.com.vn

1.2.3 Thủ tục ký quỹ mở L/C

Mỗi doanh nghiệp khi muốn mở tài khoản ký quỹ tại ngân hàng cần phải chuẩn

bị đầy đủ các giấy tờ sau:

Đối với khách hàng đã có tài khoản:

 Hợp đồng tiền gửi ký quỹ

 Ủy nhiệm chi trích tiền từ tài khoản Tiền gửi thanh toán không kỳ hạnsang tài khoản ký quỹ

Khách hàng chưa có tài khoản:

 Hồ sơ mở tài khoản bao gồm: Giấy đăng ký thông tin tài khoản, hồ sơchứng minh tư cách pháp lý của tổ chức, hồ sơ chứng minh tư cách đạidiện hợp pháp của chủ tài khoản

 Ủy nhiệm chi trích tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán không kỳ hạnsang tài khoản tiền gửi có kỳ hạn

 Ký quỹ cho ngân hàng: từ 0% đến 100% trị giá lô hàng

- L/C phát hành bằng vốn tự có, người NK ký quỹ 100%, nếu không ký quỹ đủ100% và/ hoặc có yêu cầu miễn, giảm mức ký quỹ thì người NK sẽ liên hệ với

bộ phận Tín dụng nghiên cứu xem xét hoặc NH sẽ cung cấp cho người NKtrong từng thời kỳ

- Riêng đối với L/C nhập khẩu bằng vốn vay của Chính Phủ, ODA, ngoài nhữngqui định đã nêu ở trên người NK cần gửi cho NH những giấy tờ như: Phê duyệt

sử dụng vốn vay Chính phủ, ODA của bộ Tài chính; phê duyệt Hợp đồng của

Tổ chức tài trợ vốn

Trang 15

 Căn cứ quy định tỷ lệ ký quỹ

Hiện nay các ngân hàng quy định tỷ lệ ký quỹ ( 100%; dưới 100% hoặc không cần ký quỹ) đối với doanh nghiệp nhập khẩu căn cứ vào:

– Uy tín thanh toán của doanh nghiệp

– Mối quan hệ của doanh nghiệp đối với ngân hàng

– Số dư ngoại tệ trên tài khoản của doanh nghiệp

– Công nợ của doanh nghiệp nhập khẩu

– Tính khả thi trong phương án kinh doanh hàng nhập khẩu của đơn vị nhập khẩu

 Cách thức ký quỹ:

– Nếu số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng lớn hơn số tiền ký quỹ, ngânhành sẽ trích từ tài khoản tiền gửi chuyển sang tài khoản ký quỹ Phòng nhậpkhẩu trực tiếp làm phiếu chuyển khoản nội dung ký quỹ mở L/C sau đó sẽchuyển sang Phòng Kế toán để thực hiện

– Nếu số dư tài khoản tiền gửi nhỏ hơn số tiền ký quỹ, giải quyết bằng hai cáchsau:

+ Mua ngoại tệ để ký quỹ

+ Vay ngoại tệ để ký quỹ

1.2.4 Các bước mở L/C tại ngân hàng Đông Á

Bước 1: Chuẩn bị mở L/C với các chứng từ sau:

- Hợp đồng ngoại thương

- Đơn xin mở L/C ( theo form của ngân hàng) có ký tên đóng dấu của đại diệndoanh nghiệp

Trang 16

- Giấy yêu cầu chuyển tiền (đối với các trường hợp phải ký quỹ tại ngân hàng).Một số trường hợp người yêu cầu mở L/C có ký hạn mức tín dụng với ngânhàng mở L/C thì không cần giấy này.

- Các giấy tờ cần thiết khác cần có trong bộ hồ sơ

Bước 2: Ngân hàng soạn 1 bản L/C nháp và gửi lại cho người yêu cầu mở L/C

kiểm tra

Bước 3: Người yêu cầu mở L/C kiểm tra và chuyển L/C nháp này cho người thụ

hưởng kiểm tra 1 lần nữa

Bước 4: Sau khi người thụ hưởng kiểm tra và confirm L/C nháp không có gì sai

sót, người yêu cầu mở L/C sẽ yêu cầu ngân hàng mở L/C phát hành L/C chínhthức

Bước 5: Sau khi phát hành L/C, ngân hàng mở L/C sẽ in 1 file copy ( PDF) của

Transmitted L/C và gửi cho người yêu cầu mở L/C Bảng copy này chứng minhL/C đã được gửi đến ngân hàng thông báo bằng 1 lệnh swift

1.3.Căn cứ vào hợp đồng viết giấy yêu cầu mở L/C tại Ngân hang Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam

1.3.1 Hợp đồng mua bán – căn cứ để viết giấy đề nghị xin mở L/C (Phụ lục)

1.3.2 Giấy yêu cầu mở LC (Phụ lục)

1.4 Giải thích cách viết giấy đề nghị mở L/C

 Advising bank: Ngân hàng thông báo

Ngân hàng thông báo bên nước xuất khẩu là Shanghai Pudong DevelopmentBank, Head Office No 188, Yinchengzhong Road, Shanghai, China

Applicant : Người yêu cầu mở L/C, là người nhập khẩu nên sẽ điền tên công tynhập khẩu

Trang 17

 Beneficiary’s name and address: Tên và địa chỉ của người thụ hưởng L/C nên

sẽ điền tên và địa chỉ của công ty xuất khẩu

 Amount in figures: Tổng số tiền lô hàng

 In words: Số tiền được viết bằng chữ

 Term: Điều kiện giao hàng Trong hợp đồng, điều kiện giao hang là FOB

 Expiry date & place: Thể hiện ngày muộn nhất và địa điểm mà tại đó chứng

từ có thể được xuất trình

Do trong hợp đồng quy định ngày mở L/C không muộn hơn ngày 29/11/2021

 This Credit is available with… by : Thể hiện ngân hàng mà tại đó L/C có giátrị (địa điểm xuất trình)

Vì tín dụng được bất kỳ ngân hàng tại Việt Nam nào tự do thương lượng, nênTín dụng sẽ “Available with Any Bank in Vietnam”

Vì L/C trên là L/C trả chậm nên trường này sẽ được thể hiện là “ByAcceptance”

 Draft at: Thể hiện thời hạn của hối phiếu theo L/C

 Signed Comercial Invoice: Yêu cầu số bản gốc và bản copy của hóa đơnthương mại

Signed commercial invoice in triplicate original and 01 copy: 3 bản gốc và 1bản copy

 Orginal Clean On Board: 3/3 set… made out to the order of Agribank, markfreight prepaid

 Detailed packing list in 1 original 2 copies

Trong phần hợp đồng đã soạn có ghiPacking list in triplicate tức là yêu cầu nhàxuất khẩu phải trình ra một bộ packing list gồm 3 bản (1 bản chính và 2 bảncopy)

 Insurance cover by Beneficiary: Bảo hiểm cho người hưởng lợi (nhà xuấtkhẩu) vì điều kiện giao hàng trong hợp đồng là điều kiện FOB (nhà xuất khẩumua bảo hiểm và vận chuyển hàng hóa)

 Packing: In container standard

Trang 18

Được vận chuyển trong container đạt tiêu chuẩn (theo điều khoản trong hợpđồng

 Marking: No mark

Không có đánh số chì (theo điều khoản trong hợp đồng)

 Partical shipment: Permitted

Cho phép giao hàng từng phần (theo điều khoản trong hợp đồng)

+ All banks charge outside Vietnam are for account of the beneficiary

+ Your charge are for account of the applicant

Chỉ được sử dụng để thể hiện các chi phí mà người thụ hưởng chịu Nếu khôngghi gì, nghĩa là mọi chi phí (trừ phí chiết khấu và phí chuyển nhượng) do người

mở L/C chịu

1.4.1.

Trang 19

CHƯƠNG II: LẬP BỘ CHỨNG TỪ THANH TOÁN THEO YÊU

a Đối với nhà Xuất khẩu

- Trong giao thương quốc tế, việc thực hiện hợp đồng và thanh toán được tíênhành độc lập Do đó, cơ sở tiến hành thanh toán là bộ chứng từ xác thực việcchuyển quyền sở hữu hàng hóa và việc hoàn tất các nghĩa vụ giao hàng của bênxuất khẩu

- Chứng từ có thể xác nhận người bán đã giao đúng, giao đủ hàng và giao đúngthời hạn

- Nhà xuất khẩu tin chắc rằng sẽ nhận được tiền hàng xuất khẩu nếu anh ta traocho ngân hàng phát hành bộ chứng từ đầy đủ và phù hợp với quy định của L/C

b Đối với nhà Nhập khẩu

- Nhà nhập khẩu thì căn cứ vào bộ chứng từ để nhận hàng và tiền hàng thanhtoán

- Bộ chứng từ giúp nhà nhập khẩu có cơ sở để tin chắc rằng ngân hàng sẽ khôngtrả tiền trước khi nhà xuất khẩu giao hàng, bởi vì điều này đòi hỏi nhà xuất khẩuphải xuất trình bộ chứng từ gửi hàng

- Bộ chứng từ giúp nhà nhập khẩu kiểm soát được các thông tin về hàng hóanhư Nguồn gốc xuất xứ, số lượng hàng hóa, quy cách đóng gói hàng hóa, chấtlượng hàng hóa thông qua các chứng từ bao gồm: vận đơn, hóa đơn thương mại,phiếu đóng gói, giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận chất lượng, giấychứng nhận số lượng,… Ngoài ra tùy thuộc vào hợp đồng, có thể phải yêu cầu

Trang 20

thêm các chứng từ khác như: Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc Bảo hiểm đơn,Giấy chứng nhận kiểm dịch và Giấy chứng nhận vệ sinh,…

c Đối với Ngân hàng

- Trong trường hợp xuất hiện ngân hàng với tư cách là người trung gian giữanhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu – thì quan hệ các bên và ngân hàng căn cứ vào

bộ chứng từ Thông qua chứng từ, ngân hàng có thể kiểm tra mức độ hoàn thànhnghĩa vụ giao hàng của nhà xuất khẩu để tiến hành việc trả tiền cho họ, trên cơ

sở đó xem xét xem nhà nhập khẩu đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán tiền hànghay chưa

- Chứng từ có thể mua đi bán lại, cầm cố, thế chấp hoặc chiết khấu tại ngânhàng

+ Thông thường thì người mua, hoặc người bán (hoặc người sản xuất) luôn cầntài chính để thực hiện một thương vụ Xuất phát từ đặc điểm bộ chứng từ là căn

cứ thanh toán giữa các bên nên có thể coi chứng từ là đại diện của hàng hoá.Thay vì hàng hoá, người ta có thể buôn bán trao tay bộ chứng từ, hoặc có thểdùng nó làm vật cầm cố, thế chấp hay chiết khấu tại ngân hàng

+ Bộ chứng từ hay hối phiếu có thể được dùng để cầm cố Người chủ bộ chứng

từ hay hối phiếu có thể mang chứng từ hay hối phiếu của mình đến ngân hànghay một tổ chức tín dụng để cầm cố cho một khoản vay nào đó tại ngân hàng

đó Ngân hàng cầm cố có thể sử dụng hối phiếu hoặc bộ chứng từ nếu nhưngười chủ hối phiếu không thực hiện việc trả nợ đúng hạn cho ngân hàng + Bộ chứng từ cũng có thể được sử dụng làm vật thế chấp để vay tín dụng Cácchứng từ về quyền sở hữu hàng hoá như vận đơn đường biển, giấy gửi hàngđường biển, vận đơn đường không, hoá đơn kiêm phiếu nhận hàng, biên laichứng nhận gửi hàng, hay còn gọi là các giấy tờ theo lệnh đều có thể dùnglàm vật thế chấp Các chứng từ này phải được lập dưới dạng có thể chuyểnnhượng

Trang 21

+ Bộ chứng từ hay hối phiếu có thể được sử dụng để chiết khấu tại các ngânhàng: Thực chất đây là hình thức ngân hàng mua lại hối phiếu chưa tới hạnthanh toán của nhà sản xuất Với nghiệp vụ này ngân hàng cung ứng một khoảnvốn chi nhà xuất khẩu để họ có điều kiện tiếp tục quá trình tái sản xuất Nhàxuất khẩu sẽ có ngay vốn thay vì phải chờ nhà nhập khẩu thanh toán do anh ra

đã cung cấp một khoản tín dụng thương mại (bán chịu hàng) Còn ngân hàng cólợi là thu được lãi suất chiết khấu Một nét đặc trưng của chiết khấu hối phiếu làngân hàng sẽ khấu trừ tiền lãi ngay khi chiết khấu và chi chuyển cho kháchhàng số tiền còn lại Số tiền đó là giá trị chiết khấu

2.1.2 Tìm hiểu về các chứng từ thanh toán trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

a Hối phiếu

 Định nghĩa

- Là mệnh lệnh vô điều kiện do một người ký phát để đòi tiền người khác

- Yêu cầu người này khi thấy hối phiếu hoặc một ngày xác định trong tương laihoặc một ngày cụ thể trong tương lai trả một số tiền nhất định cho một ngườinào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầmphiếu

 Các bên liên quan đến hối phiếu

- Người ký phát (Drawer)

- Người trả tiền (Drawee)

- Người hưởng lợi (Beneficiary)

 Đặc điểm lưu thông của hối phiếu

 Tính trừu tượng

- Không ghi rõ nguyên nhân lập hối phiếu

- Giao dịch cơ sở để lập ra hối phiếu

Trang 22

 Luật điều chỉnh hối phiếu

- Luật quốc tế: ULB 1930, BEA 1882, UCC 1995

- Luật quốc gia: Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005

 Mệnh lệnh trả không điều kiện

- Đối với người ký phát: Khi đưa ra lệnh không kèm theo điều kiện nào

- Đối với người trả tiền

Trang 23

 Địa điểm ký phát

Là cơ sở xác định luật điều chỉnh hối phiếu

 Địa điểm trả tiền

- Nơi người hưởng lợi hối phiếu xuất trình hối phiếu

- Ghi rõ địa điểm trả tiền trên hối phiếu

- Nếu không ghi:

+ Hối phiếu vô hiệu

+ Lấy địa điểm kinh doanh hoặc nơi thường trú của người bị ký phát

 Thời hạn trả tiền

- Trả ngay

- Trả sau

- Trả sau X ngày từ ngày ký phát

- Trả sau X ngày từ ngày ký vận đơn

- Trả vào một ngày cụ thể trong tương lai

 Số tiền

- Là số tiền nhất định

+ Ghi đơn giản, rõ ràng

+ Ghi rõ số tiền và đơn vị tiền tệ

- Luật thường quy định:

+ Số tiền vừa ghi bằng số và chữ và thống nhất với nhau

+ Ghi bằng số và bằng chữ mà không giống nhau: Số tiền bằng chữ là số tiềnphải trả

Trang 24

+ Số tiền ghi bằng số được ghi từ hai lần trở lên nhưng số tiền không giốngnhau: Số tiền nhỏ hơn là số tiền phải trả

 Người hưởng lợi

- Người ký phát

- Người được người ký phát chỉ định

 Người thu tiền

- Nhờ vào nhà nhập khẩu trong nhờ thu

- Nhờ ngân hàng mở L/C trong hối phiếu

 Chữ ký

- Việt Nam: Con dấu + chữ ký + chức danh

- Nước phát triển: Chữ ký + chức danh

 Phân loại hối phiếu

- Theo thười hạn thanh toán

+ Hối phiếu trả ngay

Trang 25

+ Hối phiếu đích danh: Người ghi đích danh trên hối phiếu mới là người đượchưởng lợi Về bản chất, không chuyển nhượng được bằng cách ký hậu hoặc traotay => Bị hạn chế khả năng chuyển nhượng

 Ưu điểm:

- An toàn, mất hối phiếu sẽ không bị mất tiền

- Có thể chuyển nhượng như một giấy tờ có giá

+ Hối phiếu theo lệnh: Không chỉ ra đích danh ai là người hưởng lợi trả theolệnh của ngân hàng Chuyển nhượng bằng cách ký hậu => Người được ký hậu

là người được hưởng lợi

+ Hối phiếu thương mại

+ Hối phiếu ngân hàng

 Các nghiệp vụ cơ bản của hối phiếu

 Chấp nhận hối phiếu

- Là sự cam kết trả tiền của người trả tiền khi hối phiếu đến hạn thanh toán

- Hình thức chấp nhận:

+ Ghi trực tiếp lên hối phiếu hoặc ghi lên một văn bản riêng

+ Theo luật ULB: được chấp nhận từng phần

- Ngôn ngữ chấp nhận: Cùng với ngôn ngữ của hối phiếu

- Phải có chữ ký thì chấp nhận mới có hiệu lực

Trang 26

- Ghi ngày chấp nhận trong trường hợp: 90 ngày kể từ ngày nhìn thấy

 Ký hậu hối phiếu

- Ký vào mặt sau của hối phiếu, thể hiện ý chí của người ký hậu và ký tên

- Ký hậu là vô điều kiện

- Ngôn ngữ ký hậu: Cùng với ngôn ngữ của hối phiếu

- Chuyển nhượng toàn bộ quyền pháp lý đối với lợi ích tương lai của hối phiếu

 Ý nghĩa pháp lý của ký hậu:

- Thừa nhận sự chuyển quyền lợi ký hậu cho một người khác

- Xác định trách nhiệm tra tiền hối phiếu đối với những người hưởng lợi kế tiếp

 Các loại ký hậu:

- Ký hậu hạn chế: Chỉ ra đích danh ai sẽ là người hưởng lợi tiếp theo của hốiphiếu

- Ký hậu để trống: Không chỉ ra người hưởng lợi tiếp theo

- Ký hậu theo lệnh: Chauw chỉ ra ai là người hưởng lợi, có thể chuyển nhượngnhiều lần trước khi đến hạn trả tiền

- Ký hậu miễn truy đòi: Bản thân không có quyền truy đòi người trực tiếp kýhậu cho mình nhưng có quyền truy đòi người ký hậu gián tiếp khi không cómiễn truy đòi

 Bảo lãnh hối phiếu

- Là sự cam kết của người thứ 3 về khả năng thanh toán hối phiếu cho ngườihưởng lợi khi phiếu đến hạn trả tiền

 Hình thức

- Bảo lãnh bằng văn thư riêng biệt

- Bảo lãnh ghi trực tiếp trên hối phiếu

Trang 27

- Ghi cụm từ bảo lãnh, số tiền bảo lãnh, tên, địa chỉ, chữ ký người bảo lãnh vàtên người được bảo lãnh

b Hóa đơn thương mại

 Khái niệm

Là yêu cầu của người bán đòi người mua phải trả số tiền hàng ghi trên hóađơn Nói lên giá trị của hàng hóa và là bằng chứng của sự mua bán trong việckhai báo hải quan

Một số nội dung chính của hóa đơn thương mại:

- Số và ngày lập hóa đơn

- Tên, địa chỉ người bán và người mua

- Thông tin, địa chỉ của người bán, người mua

- Notify Party: Người nhận thông báo hàng đến, có thể là Consignee hoặckhông Trách nhiệm của Notify Party là nhận giấy báo hàng đến sau đó gửi choConsignee - Cảng xếp hàng, cảng dỡ hàng

- Xuất xứ, điều kiện giao hàng, phương thức thanh toán

- Mô tả hàng hóa: Tên hàng, Số lượng, Khối lượng, Đơn giá, Tổng tiền

Phần tổng số tiền có thể ghi thêm trị giá bằng chữ Tuy nhiên trong thương mạiquốc tế, do người bán và người mua thường không gặp nhau trực tiếp để thựchiện việc thanh toán nên một hóa đơn thương mại quốc tế có một số điểm khácvới hóa đơn trong nước như:

- Nếu không quy định cụ thể giữa người mua và người bán về ngôn ngữ sử dụngtrong việc lập hóa đơn thì ngôn ngữ thông thường được sử dụng là Tiếng Anh,trong khi các hóa đơn bán hàng hay cung cấp dịch vụ trong nước đa phần baogiờ cũng lập bằng ngôn ngữ bản địa

- Các hóa đơn thương mại quốc tế được lập với loại hình tiền tệ là đồng tiềnđược thỏa thuận

Trang 28

 Ý nghĩa

- Hóa đơn thương mại là chứng từ không thể thiếu trong vấn đề giao hàng

- Là một trong những chứng từ quan trọng để xác lập việc thanh toán với đốitác

- Là căn cứ quan trọng để xác định giá trị hải quan của hàng hóa để tính thuếnhập khẩu

 Chức năng

- Trong khai báo hải quan và mua bảo hiểm, hóa đơn thương mại thể hiện giá trịhàng hóa mua bán, làm cơ sở cho việc tính thuế xuất nhập khẩu và tính số tiềnbảo hiểm

- Khi hóa đơn đã được chấp nhận trả tiền bởi người mua hay ngân hàng, nó trởthành công cụ tài trợ cho hoạt động XNK

- Những chi tiết thể hiện trên hóa đơn như về hàng hóa, điều kiện thanh toán vàgiao hàng, về vận tải… là những căn cứ để đối chiếu và theo dõi việc thực hiệnhợp đồng thương mại

- Trong việc thanh toán tiền hàng, hóa đơn thương mại giữ vai trò trung tâmtrong bộ chứng từ thanh toán Trong trường hợp có hối phiếu kèm theo, thôngqua hóa đơn, người trả tiền có thể kiểm tra lệnh đòi tiền trong nội dung của hốiphiếu Nếu không dùng hối phiếu để thanh toán, hóa đơn có tác dụng thay thếcho hối phiếu, làm cơ sở cho việc đòi tiền và trả tiền

- Trong nghiệp vụ tín dụng, hóa đơn với chữ kí chấp nhận trả tiền của ngườimua có thể làm vai trò của một chứng từ đảm bảo cho việc vay mượn

 Phân loại

- Hóa đơn tạm thời và hóa đơn chính thức

+ Hóa đơn tạm thời là hóa đơn dùng trong việc thanh toán sơ bộ tiền hàng trongmột số trường hợp

Ngày đăng: 10/11/2024, 14:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w