NỘI DUNG THỰC TẬPNhật kí thực tập - Thay nhớt xe - Bảo dưỡng phanh xe - Kiểm tra đèn chiếu sáng - Bảo dưỡng phanh xe - Hỗ trợ lắp ráp xe KIA FRONTIER - Kiểm tra, sửa chữa hệ thống chiếu
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY
Tên doanh nghiệp: Garage Ô tô Khánh Hồng. Địa chỉ: 357 Huỳnh Ngọc Huệ, P Hòa Khê, Q Thanh Khê, Tp Đà Nẵng Điện thoại: 0913403403.
Website dịch vụ: http:// khanhhongauto.com/ Email: khanhhongauto@gmail.com
Giờ làm việc: 8h00 – 17:30 từ thứ hai đến thứ bảy trừ các ngày lễ.
Hình 1.1 - Khung viên Garage Ô tô Khánh Hồng.
CHỨC NĂNG VÀ MỤC TIÊU
Garage Ô tô Khánh Hồng với chức năng sơn mới, bảo dưỡng và sửa chữa các loại xe ô tô và du lịch, mua bán và thay thế phụ tùng ô tô và các linh kiện phụ trợ Mở tài khoản quy định theo nhà nước Xác định giá cả hợp lí theo thị trường Đồng thời đảm bảo lợi nhuận trong kinh doanh.
Mục tiêu của Garage Khánh Hồng là trong một năm phải sửa chữa được 200 xe ô tô, mang lại doanh số trung bình/năm là 400 triệu. Để đạt được mục tiêu 200 xe/năm thì ít nhất mỗi tháng Garage Ô tô Khánh Hồng cần phải có khoảng 20 xe đến sửa chữa (có tháng nhiều tháng ít, vì vậy chúng ta lấy trung bình 20 xe).
Và để có thể đạt được trung bình 20 xe/tháng, gara đã thực hiện các bước:
Bước 1 Khả năng giữ khách hàng cũ.
Bước 2: Phân tích lại cụ thể các sản phẩm dịch vụ của garage Bước 3: Tìm kiếm lượng khách hàng mới.
Bước 4: Xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp Bước 5: Xây dựng quy trình tiếp nhận sửa chữa ô tô Bước 6: Công thức vận hành.
Mục tiêu dài hạn của Garage Ô tô Khánh Hồng không chỉ đơn thuần là sửa chữa và bảo dưỡng ô tô Nó bao gồm việc xây dựng một thương hiệu uy tín, mở rộng quy mô kinh doanh, đạt được các chứng nhận chất lượng: ISO, tiêu chuẩn kỹ thuật và đạt được sự phát triển bền vững.
T Ổ CHỨC
Garage Ô tô Khánh Hồng được chia thành các bộ phận chính sau:
Lễ tân: Tiếp đón khách hàng, ghi nhận thông tin, hướng dẫn thủ tục.
Cố vấn dịch vụ: Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, tư vấn về dịch vụ, lập báo giá.
Thu ngân: Thực hiện các giao dịch thanh toán.
Hỗ trợ: Xử lý các vấn đề liên quan đến bảo hiểm, tích điểm khách hàng.
Bảo dưỡng: Thực hiện các công việc bảo dưỡng định kỳ cho xe.
Chẩn đoán – lập trình: Sử dụng máy móc chuyên dụng để chẩn đoán và lập trình lại các hệ thống điện tử trên xe.
Sửa chữa chung: Sửa chữa các hư hỏng thông thường trên xe.
Đồng – sơn: Thực hiện các công việc sơn sửa, phục hồi lại vẻ ngoài của xe.
Khu kiểm tra chung: Kiểm tra tổng thể xe sau khi sửa chữa.
Khu chăm sóc – rửa xe: Rửa xe, làm sạch nội thất.
Lưu trữ các loại phụ tùng, hóa chất, vỏ xe.
CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ SỬA CHỮA, KIỂM TRA CỦA GARAGE 10 1.5 DỊCH VỤ HIỆN THỰC CỦA GARAGE
Để cạnh tranh với những gara khác ngoài việc chú trọng vào chất lượng dịch vụ và chất lượng phục vụ thì cơ sở vật chất của Garage Ô tô Khánh Hồng cũng là yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định để cạnh tranh cũng như phân tầm.
-Thiết bị nâng hạ ô tô:
Cầu nâng là thiết bị quan trọng của gara được dùng để nâng hạ ô tô, được sử dụng chủ yếu trong các gara rửa xe và hỗ trợ cho việc, sửa chữa chung khung gầm, rửa gầm,thay dầu, thay lốp,…
Garage Ô tô Khánh Hồng – Đà Nẵng
Các dụng cụ nâng khác được sử dụng tại gara bao gồm: cẩu móc động cơ, kích cá sấu, mễ kê.
Hình 1.3 - Cẩu móc động cơ.
Hình 1.5 - Hệ thống khí nén. Đây là hệ thống cơ bản và thiết yếu nhất của gara, hệ thống nén khí bao gồm máy nén khí, đường ống nén, bộ sấy, máy lọc khí, bình tích áp,…
- Tủ đồ nghề, dụng cụ cho thợ:
Hình 1.6 - Tủ đồ nghề dụng cụ cho thợ. Đây là thiết bị hiện đại và giá cả khá cao, nó được sử dụng để bắt chuẩn đoán các bệnh liên quan đến điện ô tô, là một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc chuẩn đoán và sửa chữa ô tô của Garage Ô tô Khánh Hồng.
Hình 1.7 Cân chỉnh góc camber bằng dụng cụ
Hình 1.8 Máy bắn trấu vệ sinh cổ hút
Hình 1.9 - Máy chẩn đoán lỗi.
Garage Ô tô Khánh Hồng – Đà Nẵng
1.5 Dịch vụ hiện thực của Garage
1.5.1 Dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa
Garage Ô tô Khánh Hồng cung cấp một loạt các dịch vụ nhằm đảm bảo chiếc xe của khách hàng luôn hoạt động ổn định và an toàn Dưới đây là những dịch vụ của phổ biến của gara:
Thay dầu nhớt: Thay dầu động cơ, dầu hộp số, dầu láp theo đúng định kỳ khuyến cáo của nhà sản xuất.
Thay lọc: Thay lọc dầu, lọc gió, lọc nhiên liệu để đảm bảo động cơ hoạt động hiệu quả.
Kiểm tra hệ thống phanh: Kiểm tra má phanh, đĩa phanh, dầu phanh, đường ống phanh.
Kiểm tra hệ thống làm mát: Kiểm tra nước làm mát, bơm nước, dây curoa.
Kiểm tra hệ thống điện: Kiểm tra ắc quy, dây điện, đèn chiếu sáng.
Kiểm tra hệ thống treo: Kiểm tra lò xo, giảm chấn, các khớp nối.
Kiểm tra lốp xe: Kiểm tra độ mòn, áp suất lốp, cân bằng lốp.
Sửa chữa động cơ: Sửa chữa các hư hỏng liên quan đến động cơ như: piston, xéc măng, bugi, kim phun
Sửa chữa hộp số: Sửa chữa các hư hỏng liên quan đến hộp số như: bạc đạn, bánh răng, đồng hồ tốc độ
Sửa chữa hệ thống điện: Sửa chữa các hư hỏng liên quan đến hệ thống điện như: máy phát điện, đề nổ, hệ thống điều hòa
Sửa chữa hệ thống treo: Sửa chữa các hư hỏng liên quan đến hệ thống treo như: lò xo, giảm chấn, khớp nối
Sửa chữa hệ thống lái: Sửa chữa các hư hỏng liên quan đến hệ thống lái như: bơm trợ lực lái, thanh truyền lái
Sửa chữa hệ thống phanh: Sửa chữa các hư hỏng liên quan đến hệ thống phanh như: má phanh, đĩa phanh, ống dẫn dầu phanh
Mua bán phụ tùng các loại ô tô.
Cho thuê xe ô tô du lịch tự lái.
Vệ sinh, làm sạch xe: rửa xe, hút bụi, đánh bóng xe.
Độ xe: thay đổi ngoại hình, nâng cấp động cơ, lắp đặt các thiết bị phụ trợ
Phục hồi xe tai nạn, đâm đụng: đồng, gò, hàn, sơn, sấy…
NỘI DUNG THỰC TẬP SỬA CHỮA
PHẦN ĐỘNG CƠ
2.1.1 Đối tượng sửa chữa: động cơ.
Kiểm tra và thay thế dầu nhớt.
Kiểm tra hệ thống làm mát.
Kiểm tra hệ thống lọc.
Kiểm tra hệ thống đánh lửa.
Kiểm tra và thay thế dầu nhớt:
Bước 1: xác định vị trí que thăm dầu động cơ.
Hình 2.1 - Xác định que thăm dầu động cơ.
Bước 2: rút que thăm dầu ra và dùng giẻ lau sạch phần dưới.
Hình 2.2 - Lau sạch dầu dính trên que thăm.
Bước 3: lắp lại que thăm dầu vào động cơ.
Bước 4: rút que thăm dầu 1 lần nữa.
Nhìn vào đầu que thăm dầu để xem màng dầu kết thúc ở đâu, cuối que sẽ có từ
“ADD” ở cuối và “FULL” ở giữa.
Màng dầu nằm dưới hoặc ngay vạch LOW (ADD): thì bạn cần phải đổ thêm dầu.
Màng dầu nằm gần dòng FULL: thì bạn không cần đổ thêm dầu.
Dầu trông khá trong như mật ong vàng: tình trạng tốt.
Dầu màu nâu sẫm đến đen: cần phải thay dầu.
Bước 5: lắp lại que thăm dầu Kiểm tra hệ thống làm mát:
1 Quan sát đồng hồ nhiệt độ nước làm mát.
Hình 2.4 - Quan sát đồng hồ taplo.
Khi kim đồng hồ đang ở vị trí màu đỏ, thì có nghĩa rằng động cơ đang bị quá nhiệt.
Khi hệ thống làm mát trục trặc, nó có thể gây ảnh hưởng đến động cơ, khiến động cơ không đạt được nhiệt độ thích hợp Lúc này, kim đồng hồ sẽ nằm tại vị trí màu xanh.
2 Đèn “check engine” báo sáng.
Khi đèn check engine báo sáng, thì ta cũng nên kiểm tra hệ thống làm mát xe chúng đang gặp vấn đề hay không Đèn check engine thường chỉ báo sáng khi gặp các lỗi xảy ra trên động cơ.
Hình 2.5 - Đèn “check engine” báo sáng.
3 Kiểm tra xem nước làm mát có bị rò rỉ hay không.
Nếu bạn nhận thấy có nước ngay dưới gầm xe, đây có thể là dung dịch nước làm mát Hãy sử dụng một tờ giấy trắng, thấm vào vũng nước xem tờ giấy chuyển sang màu gì.
Dầu động cơ sẽ có màu đen hoặc nâu, nước từ hệ thống lạnh sẽ không màu, và dung dịch nước làm mát sẽ là màu xanh hoặc cũng có thể là cam và hồng.
4 Kiểm tra lượng nước làm mát.
Để kiểm tra hệ thống làm mát ở két nước, hãy chờ cho động cơ nguội hẳn và mở nắp capo để kiểm tra mức nước làm mát trong bình Trên bình sẽ có các vạch kẻ đẻ nhận biết mức nước tối đa và tối thiểu.
Hãy ghi nhớ mức nước dung dịch còn lại trên bình và vài ngày sau hãy kiểm tra lại Nếu nhận thấy mức nước làm mát tụt quá nhanh thì có nghĩa là dung dịch nước làm mát đang bị rò rỉ.
Kiểm tra hệ thống lọc khí:
Bước 1: tìm vị trí bộ lọc không khí, thường nó được đặt ở khoang động cơ hoặc dưới gối tay lái.
Bước 2: tháo bỏ lớp bảo vệ bên ngoài bộ lọc.
Bước 3: tháo lọc cũ ra và lưu ý hướng lọc trước và sau.
Hình 2.6 - Tháo lọc cũ ra.
Bước 4: lắp lọc mới theo cùng hướng.
Hình 2.7 - Lắp lại lọc mới.
Bước 5: đặt lại lớp bảo vệ bên ngoài bộ lọc.
Bước 6: kiểm tra lại vị trí và đảm bảo lọc được đặt chính xác.
Bước 7: thử nghiệm hệ thống thông gió để đảm bảo mọi thứ hoạt động đúng cách.
Kiểm tra hệ thống đánh lửa:
Các Bước Kiểm Tra Hệ Thống Đánh Lửa
1 Kiểm tra bugi: o Vệ sinh bugi: dùng bàn chải sắt mềm và khí nén để làm sạch bugi. o Kiểm tra khoảng cách đánh lửa: sử dụng thước đo khoảng cách đánh lửa để kiểm tra xem khoảng cách giữa hai điện cực của bugi có đúng tiêu chuẩn không Nếu không đúng, cần điều chỉnh lại. o Kiểm tra tình trạng điện cực: kiểm tra xem điện cực có bị mòn, gãy hoặc bị đóng cặn carbon không Nếu bị hỏng, cần thay thế bugi mới.
2 Kiểm tra dây cao áp: o Kiểm tra bề ngoài: quan sát kỹ dây cao áp xem có bị nứt, hở, hoặc các dấu hiệu hư hỏng khác không. o Kiểm tra độ kín: dùng đèn huỳnh quang để kiểm tra xem có tia lửa điện rò rỉ ra ngoài không.
3 Kiểm tra bô bin đánh lửa: o Kiểm tra ngoại quan: quan sát xem bô bin có bị cháy, nứt hoặc các dấu hiệu hư hỏng khác không. o Kiểm tra điện áp: sử dụng đồng hồ đo điện để kiểm tra điện áp đầu ra của bô bin.
4 Kiểm tra mô-đun điều khiển đánh lửa (ECU): o Kiểm tra mã lỗi: sử dụng máy đọc mã lỗi để kiểm tra xem có mã lỗi liên quan đến hệ thống đánh lửa không.
Vệ sinh động cơ ô tô:
Vệ sinh khoang máy ô tô bằng nước lạnh áp lực cao/thấp.
Hình 2.8 - Vệ sinh khoang máy ô tô tại bằng nước lạnh.
Vệ sinh khoang máy xe hơi bằng nước lạnh áp lực cao với dung dịch tẩy rửa mạnh.
Hình 2.9 - Vệ sinh động cơ bằng nước lạnh áp lực cao với dung dịch tẩy rửa mạnh.
Vệ sinh khoang máy bằng súng phun lốc xoáy với dung dịch Degreaser.
2.1.4 Các yếu tố bảo đảm cho sửa chữa a Vật tư, phụ tùng
Dầu nhớt: chọn loại dầu nhớt chính hãng, có độ nhớt phù hợp với loại động cơ và điều kiện vận hành.
Lọc dầu, lọc gió: sử dụng các loại lọc chính hãng, đảm bảo khả năng lọc sạch và độ bền cao.
Phụ tùng thay thế: chọn phụ tùng chính hãng hoặc phụ tùng có chất lượng tương đương, đảm bảo độ bền và hoạt động ổn định. b Trang bị, công nghệ sửa chữa
Cầu nâng: giúp nâng xe lên để thuận tiện cho việc kiểm tra và sửa chữa.
Máy nén khí: cung cấp nguồn khí nén cho các dụng cụ khí nén.
Máy đo áp suất: đo áp suất dầu, áp suất lốp.
Máy scan: đọc mã lỗi và chẩn đoán các vấn đề của động cơ.
Dụng cụ cầm tay: bộ dụng cụ đầy đủ các loại như cờ lê, tua vít, kìm
Phần mềm chẩn đoán: sử dụng phần mềm chuyên dụng để đọc mã lỗi và chẩn đoán các vấn đề của động cơ.
Công nghệ sửa chữa tiên tiến: áp dụng các công nghệ sửa chữa mới như sửa chữa bằng laser, hàn bằng khí argon
2.1.5 Tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá
Kiểm tra độ kín: đảm bảo không có rò rỉ dầu, nước làm mát hay khí thải.
Kiểm tra độ mòn: kiểm tra các bộ phận như xy-lanh, pít-tông và van để xác định mức độ mòn và cần thay thế hay không.
Kiểm tra hệ thống bôi trơn: đánh giá hiệu quả của hệ thống bôi trơn và tình trạng dầu động cơ.
Nhận xét: việc bảo dưỡng và sửa chữa động cơ ô tô không chỉ là một phần thiết yếu trong quy trình chăm sóc xe mà còn góp phần vào an toàn, tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường.
PHẦN KHUNG GẦM
2.2.1 Đối tượng sửa chữa: hệ thống phanh.
Kiểm tra tình trạng bàn đạp phanh.
Kiểm tra bầu trợ lực phanh.
Kiểm tra chiều cao cần phanh đỗ, đèn báo phanh đỗ.
Kiểm tra chảy dầu của tổng phanh.
Kiểm tra tình trạng chảy dầu, nứt ống…
Kiểm tra tình trạng má phanh: xem có hư hỏng, nứt vỡ hay không, đo bề mặt má phanh.
Vệ sinh má phanh bằng dung dịch 3M.
Kiểm tra cụm piston – xi lanh phanh 2 bánh trước.
Kiểm tra tình trạng đĩa phanh: sọc, mòn không đều…
Quy trình bảo dưỡng, sửa chữa phanh ô tô:
Bước 1: Kiểm tra tổng quát hệ thống phanh.
Bước 2: Kiểm tra hệ thống dầu phanh.
Hình 2.10 - Hệ thống ống dẫn dầu phanh bị rò sẽ gây mất an toàn nghiêm trọng.
Garage Ô tô Khánh Hồng – Đà Nẵng
Bước 4: Kiểm tra tình trạng ống mềm dầu phanh trước.
Bước 5: Tháo má phanh, tháo cụm piston – xi lanh phanh bánh xe.
Hình 2.12 - Tháo má phanh, tháo cụm piston – xi lanh phanh bánh xe.
Bước 6: Kiểm tra và vệ sinh má phanh.
Hình 2.13 - Thay má phanh khi thấy má phanh mòn không đều.
Bước 7: Kiểm tra cụm piston và đĩa phanh.
Bước 8: Lắp má phanh, lắp cụm piston – xi lanh phanh 2 bánh trước.
Bước 9: Kiểm tra ống mềm dầu phanh sau.
Bước 10: Tháo tang trống phanh sau.
Bước 11: Kiểm tra, vệ sinh guốc phanh, tang trống.
Hình 2.14 - Kiểm tra, vệ sinh guốc phanh, tang trống.
Bước 12: Kiểm tra piston và tang trống.
Garage Ô tô Khánh Hồng – Đà Nẵng
Bước 13: Lắp tang trống phanh sau và cụm piston – xi lanh phanh 2 bánh sau.
Bước 14: Điều chỉnh phanh đỗ.
Hình 2.15 - Điều chỉnh phanh đỗ.
2.2.4 Các yếu tố đảm bảo cho sửa chữa a Vật tư, phụ tùng
Má phanh, đĩa phanh: chọn loại má phanh, đĩa phanh chính hãng hoặc của các thương hiệu uy tín, đảm bảo độ ma sát tốt, không gây mài mòn quá nhanh.
Dầu phanh: sử dụng loại dầu phanh đúng chủng loại và tiêu chuẩn của nhà sản xuất, đảm bảo tính ổn định và khả năng truyền lực phanh tốt.
Các bộ phận khác: piston phanh, ống dẫn dầu, gioăng phớt phải đảm bảo chất lượng tốt, không bị rò rỉ. Đúng chủng loại: vật tư, phụ tùng phải phù hợp với từng loại xe, tránh tình trạng lắp sai kích thước, gây ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của hệ thống phanh. b Trang bị, công nghệ sửa chữa
Trang thiết bị chuyên dụng:
Cầu nâng: giúp nâng xe lên cao, thuận tiện cho việc kiểm tra và sửa chữa các bộ phận dưới gầm.
Máy đo độ mòn má phanh: đo chính xác độ dày của má phanh, giúp xác định thời điểm cần thay thế.
Máy hút chân không: dùng để hút chân không khi thay dầu phanh, loại bỏ hoàn toàn không khí trong hệ thống.
Các dụng cụ chuyên dụng khác: tê, cờ lê, cờ lê momen xoắn để tháo lắp các bộ phận.
Kiểm tra bằng máy tính: sử dụng máy scan để đọc mã lỗi, xác định chính xác vị trí hư hỏng.
Cân chỉnh góc đặt bánh xe: đảm bảo bánh xe được đặt đúng góc, giúp xe chạy ổn định và giảm mòn lốp.
Thử nghiệm phanh: sau khi sửa chữa, cần tiến hành thử nghiệm phanh để kiểm tra hiệu quả làm việc của hệ thống.
2.2.5 Tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá
Kiểm tra các mối nối, ống dẫn dầu phanh xem có bị rò rỉ hay không.
Kiểm tra độ dày của má phanh, đĩa phanh để đảm bảo còn đủ tiêu chuẩn sử dụng.
Kiểm tra các bộ phận cơ khí xem có bị mòn, gỉ sét hay hư hỏng không Kiểm tra bằng máy móc:
Máy đo độ mòn má phanh: đo chính xác độ dày của má phanh để xác định thời điểm cần thay thế.
Máy đo lực phanh: đo lực phanh tác dụng lên bánh xe để đánh giá hiệu quả phanh.
Máy scan: đọc mã lỗi để xác định các vấn đề tiềm ẩn trong hệ thống phanh Thử nghiệm phanh:
Thử phanh gấp: kiểm tra phản ứng của phanh khi đạp phanh gấp.
Thử phanh giữ: kiểm tra khả năng giữ xe ở tốc độ thấp.
Thử phanh trên đường không bằng phẳng: kiểm tra độ ổn định của xe khi phanh trên đường trơn trượt.
Hiệu quả phanh: phanh hoạt động mượt mà, không bị giật cục, xe dừng lại ổn định.
Độ nhạy của bàn đạp phanh: bàn đạp phanh có độ nhạy phù hợp, không quá cứng hoặc quá mềm.
Không có tiếng kêu lạ: khi phanh không phát ra tiếng kêu rít, tiếng cọt kẹt.
Không có hiện tượng kéo lệch khi phanh: xe không bị kéo lệch sang một bên khi phanh.
Không có dấu hiệu rò rỉ dầu phanh: kiểm tra kỹ các mối nối, ống dẫn để đảm bảo không có dấu hiệu rò rỉ.
BÁO CÁO CÔNG VIỆC TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
TUẦN ĐẦU THỰC TẬP LÀM QUEN VỚI CÔNG VIỆC
- Học nội quy, quy định, quy trình bảo dưỡng cơ bản của xưởng.
- Quan sát quy trình các bước bảo dưỡng.
- Hỗ trợ kỹ thuật viên lấy đồ nghề.
- Hỗ trợ kỹ thuật viên làm những việc đơn giản
NHỮNG CÔNG VIỆC TUẦN SAU NÀY
3.2.1 công việc bảo dưỡng thường ngày:
Hình 3.1: Thay nhớt động cơ
- Khi xe đã được đưa vào cầu nâng, ta tiến hành nâng xe lên và kéo xe chứa nhớt vào dưới lỗ xả nhớt Dùng cờ lê 17 để mở ốc xả nhớt Khi đã xả hết nhớt ta thay lông đền ốc xả nhớt, gắn chắc và riết chặc.
- Hạ cầu nâng xe xuống vừa tầm người và tiến hành đổ nhớt vào Sau đó dùng thước thăm nhớt thăm dò nhớt Lưu ý: lượng nhớt không được vượt quá mức F của thước thăm nhớt.
3.2.2 Kiểm tra điều chỉnh bàn đạp phanh, bàn đạp ly hợp
- Để đảm bảo an toàn cho con người và các thiệt hại,hệ thống phanh đóng vai trò rấtquan trọng và quyết định.
- Để kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp đầu tiên tắt động cơ, xả chân không dự trữtrong bộ trợ lực phanh bằng cách đạp nhồi bàn đạp phanh đến khi khoảng cách trở về củabàn đạp phanh không đổi, các lực bàn đạp như nhau Nếu như chân không vẫn còn trongbộ trợ lực thì không thể kiểm tra được độ chính xác của hành trình tự do. Đẩy nhẹ bàn đạp bằng ngón tay cho đến khi nó gặp lực cản và đo hành trình chuyểnđộng của bàn đạp.
Sau khi đã kiểm tra đo đạc nếu không đúng phải tiến hành điều chỉnh như sau : Nới lỏngđai ốc hãm của cần đẩy xi lanh chính , điều chỉnh bằng cách quay đẩy xiết đai ốc hãm vàđo lại hành trình của bàn đạp , kiểm tra độ cao bàn đạp và hoạt động của dèn phanh.
Tra khoảng cách trả về của bàn đạp : Đặt các vật cản dưới bánh trước và sau , nhả phanh tay và khởi động động cơ. Nhấn bàn đạp phanh với trọng lượng 50kg lực và đo khoảng cách giữa mặt trên của bàn đạp vàtấm đệm.Nếu khoảng cách trả về nhỏ hơn tiêu chuẩn có thể do nguyên nhân là khe hởquá lớn giữa guốc phanh và xilanh Điều chỉnh khe hở guốc phanh.
3.2.3.Làm sạch hệ thống nhiên liệu
Làm sạch tốt hệ thống nhiên liệu trên ô tô Giúp loại bỏ bụi bẩn hoặc cặn bẩn có thể tích tụ theo thời gian Trong quá trình bảo dưỡng, kỹ thuật viên sẽ xem xét kỹ bộ lọc nhiên liệu, bơm nhiên liệu và kim phun nhiên liệu để đảm bảo chúng hoạt động tốt Nếu bất cứ thứ gì bị mòn hoặc không hoạt động tốt, họ sẽ sửa chữa hoặc thay thế nó Điều tuyệt vời là sau đó, động cơ của bạn sẽ chạy mượt mà hơn và bạn sẽ nhận thấy rằng mình đã tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn.
Bụi bẩn, mảnh vụn và các chất gây ô nhiễm khác có thể làm tắc nghẽn kim phun nhiên liệu của ô tô Điều này có thể làm giảm hiệu suất động cơ và tiết kiệm nhiên liệu Dịch vụ phun nhiên liệu có thể giúp khôi phục hiệu suất động cơ của bạn bằng cách loại bỏ mọi bụi bẩn tích tụ trong hệ thống nhiên liệu.
Sử dụng dung dịch làm sạch hệ thống xăng và tiến hành bơm vào đường ống cao cung cấp nhiêu liệu của hệ thống xăng.
Các thông tin cần theo dõi, quản lý:
Thông tin khách hàng: tên, địa chỉ, số điện thoại, email, loại xe, biển số.
Lịch sử bảo dưỡng: ngày bảo dưỡng, các công việc đã thực hiện, linh kiện thay thế, chi phí.
Thông tin về xe: hãng xe, model, năm sản xuất, số khung, số máy.
Lịch hẹn bảo dưỡng: ngày giờ hẹn, nội dung bảo dưỡng.
Linh kiện, phụ tùng: tên linh kiện, nhà cung cấp, số lượng, giá cả.
Nhân viên: thông tin nhân viên, công việc được phân công.
Hình 3.2: Bơm dung dịch vào vệ sinh hệ thống phanh
3.2.4.Quy trình thay lọc xăng: Để phòng ngừa an toàn, hãy tháo cực âm của ắc quy và nắp nhiên liệu để giảm áp suất trong bình.
Hình 3.3: Thay lọc xăng của cụm nhiên liệu
- Tháo hai ghế sau rồi đến phần ghế giữa, tất nhiên điều này sẽ phụ thuộc vào cách bạn thiết lập xe của mình Ít nhất bạn sẽ muốn loại bỏ phần giữa của ghế cho công việc này.
- Kéo tấm thảm lớn ra để lộ nắp/cửa bình xăng Mở cửa và tháo nó ra bằng 4 ốc vít. Sau khi tháo nắp/cửa, bên dưới nó, bạn sẽ thấy một tấm màu đen cần được tháo ra bằng 4 con vít khác, sau khi tháo nó ra, bạn sẽ có thể nhìn thấy phần trên của cụm bơm nhiên liệu/bộ lọc.
- Tháo các đường dẫn nhiên liệu và bộ dây điện trước khi tháo 6 vít giữ.
- Nhẹ nhàng nạy phần trên của cụm bơm nhiên liệu/bộ lọc cho đến khi nó bắt đầu nhô ra khỏi bình Sẽ cần một chút kiên nhẫn và thời gian để loại bỏ phần này nhưng hãy thực hiện từ từ trong khi vặn và xoay nó Bộ phận lắp ráp chỉ nhỏ hơn lỗ một phần, vì vậy hãy cẩn thận với các bộ phận đo nhiên liệu ở bên cạnh bộ phận lắp ráp. LƯU Ý: sau khi đã tháo hầu hết bộ phận, bạn sẽ cần lật nó sang một bên để tháo phao nhiên liệu.
- Sau khi lắp ráp xong, hãy ngắt kết nối ba bộ dây rồi tách phần trên và phần dưới của cụm thông qua 4 kẹp giữ chúng lại với nhau Bạn sẽ có thể lấy bộ lọc nhiên liệu vào thời điểm này.
LƯU Ý: Đổ nhiên liệu thừa trở lại bình.
- Tháo hai ống ra khỏi lỗ 1 & 2 (tương ứng màu nâu và đen) Sau đó tách bộ lọc ra khỏi phần trên của cụm ống đựng bằng hai kẹp.
- Để tách bơm nhiên liệu ra khỏi cụm, hãy tháo bộ lọc trước và nắp giữ lại khỏi đáy bộ lọc cũ Trượt máy bơm và bộ dây máy bơm xuống qua bộ lọc; chú ý đến hướng của nó bằng bộ lọc.
- Cẩn thận tháo vòng đệm cao su nhỏ ra khỏi lỗ 2 bằng móc treo dây (hoặc bất cứ thứ gì đủ nhỏ để đưa xuống đó) và lắp nó vào bộ lọc mới Một cách khó khăn, chúng tôi phát hiện ra rằng bộ lọc mới không đi kèm bộ lọc và máy bơm sẽ không hoạt động nếu không có nó (xem hình 5)
- Ở điểm này, bạn sẽ đảo ngược thứ tự để lắp lại cụm bơm/bộ lọc nhiên liệu và cụm hộp chứa.
- Khi tất cả đã về đúng vị trí, hãy đậy nắp bình xăng lại và lắp dây âm ắc quy vào.
- Để tăng áp cho bình và mồi bộ lọc, vặn chìa khóa về vị trí ngay trước khi gài máy khởi động (làm điều này 3 lần) Bốn lần khởi động xe bình thường.
Hình 3.4: Thay lốp và cân bằng động lốp xe.
Lợi ích của cân bằng động lốp xe:
- Đảm bảo cân bằng cho bánh xe nên sẽ giúp ô tô của bạn được vận hành ổn định và an toàn.
- Loại bỏ tình trạng rung lắc khi điều khiển vô lăng do tình trạng bánh xe mất cân bằng gây ra.
- Giúp cho bánh xe có độ bền cao và mang đến cảm giác lái ổn định hơn.
- Ngăn ngừa mài mòn không đồng đều trên lốp xe gây ra tình trạng đảo bánh khi lái.
- Hỗ trợ giảm thiểu tiếng ồn trong cabin Đây cũng là một trong những lý do khiến hành khách mệt mỏi khi đi xe đường dài.
- Lốp xe được kiểm tra thường xuyên, kịp thời cân bằng động sẽ giúp ô tô của bạn giảm bớt những nguy cơ hư hỏng không đáng có, tiết kiệm chi phí sửa chữa.
3.2.6 Vệ sinh dàn cò và khoang chứa nhớt:
Hình 3.5: Dàn cò và khoang chứa nhớt bị đóng cặn