1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật công bằng, nhất quán ở Việt Nam hiện nay

113 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Áp Dụng Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Công Bằng, Nhất Quán Ở Việt Nam Hiện Nay
Tác giả Nguyen Tien Dinh, Bang, Nhat Quan O Viet Nam Hien Nay
Người hướng dẫn TS. Bùi Xuân Phái
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 43,19 MB

Nội dung

hiện pháp luật không được bảo đảm tính nhất quán giữa các địa phương với nhau,giữa các địa phương với các thành phố lớn và giữa địa phương với trung ương...Ngoài ra, còn tồn tại một số c

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYEN TIEN ĐỊNH

BANG, NHAT QUAN O VIET NAM HIEN NAY

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

(Định hướng nghiên cứu)

HÀ NOI, NAM 2024

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYEN TIEN ĐỊNH

BANG, NHAT QUAN O VIET NAM HIEN NAY

Nganh : Lí luận Nhà nước và Pháp luật

Mã số : 8380106

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS BÙI XUÂN PHÁI

HÀ NỘI, NĂM 2024

Trang 3

Dé hoàn thành luận văn “Ap dung văn ban quy phạm pháp luật công bằng,nhất quan ở Việt Nam hiện nay”, ngoài sự cỗ gắng của ban thân, tôi còn nhậnđược sự giúp đỡ từ bạn bè, gia đình, đồng nghiệp và thay cô Tôi xin gửi lời cảm

ơn chân thành đến thay Bui Xuân Phái - người trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thànhluận văn trên Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp

và gia đình đã tạo điều kiện hết sức cho tôi trong quá trình hoàn thành luận vănnảy!

Hà Nội, ngày tháng năm 2024

Túc giả luận văn

dle

Rigas 2

Nop A01

Trang 4

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu cua riêng tôi Các tài liệutrích dẫn, ví dụ nêu trong Luận văn này dam bao độ tin cậy, chính xác và trungthực Những kết luận khoa học của Luận văn chưa từng được công bố trong bat

Trang 5

LOI CAM ĐOAN

1 Tính cấp thiết của đề tài cece cee ceeseseeeseevetestestitetesetensetesietenteneeeees 1

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài 52-2 2S 22222121121121122112222 re 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu c2 2n He 4 3.1 Mục đích nghién CỨU ST Tnhh HH HH HH Ha Hệ 4 3.2 Nhiệm vụ ngÌÏHÊH CỨP ST Tnhh HH TH HH Hà HH HH tệ 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu cece cee 212212211211212112222121222 e6 5

4.1 Đối tượng nghiÊn CUCU ccc cccccccccccsscsevosesesvevssevesevesetevestsiestsietasesisistasietaseetasessere 5

4.2 Pham vi nghién Cv occcccccccccccce cc ecee ene te veces ee eseneeeseeeesseeessenesneseeeenssnesereaeneeats 5

5 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cttu 0.0 0 eee 6 P.10), 16 0n 6 5.2 Các phương pháp nghién CỨN SH hành tk trey 6

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn - 222 2212212212222.2 xe 6

7 Bố cục của luận văn - ¿2s 2122222122121121121121121122112122122222 ra i

CHƯƠNG 1 NHỮNG VAN DE LY LUẬN VE ÁP DUNG VAN BẢN QUY

PHAM PHÁP LUAT CONG BANG, NHAT QUAN ì ào 8

1.1 Khái niệm áp dung văn bản quy phạm pháp luật công bằng, nhất quán 8

1.1.1 Dinh nghĩa áp dung văn bin quy phạm pháp luật công bằng, nhất quan §1.1.2 Đặc điểm của áp dụng văn bản quy phạm pháp luật công bằng, nhất quán 11

1.2 Yêu cầu áp dụng văn bản quy phạm pháp luật công bằng, nhất quán 14

1.2.1 Yêu cầu áp dung văn bản quy phạm pháp luật công bằng 141.2.2 Yêu cầu áp dung văn bản quy phạm pháp luật nhất quán - 17

1.3 Yếu tố bảo đảm và yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng văn bản quy phạm pháp luật công bằng, nhất quán 19

1.3.1 Yếu tô bảo đảm 191.3.1.1 Hệ thong pháp luật, 55255225 2222222122122222222 eo 19

1.3.1.2 Đội ngũ thực hiện áp dung văn bản quy phạm pháp luật -.- -: 25

1.3.1.3 CO 5 .n 261.3.2 Yếu tô ảnh hưỞng 55 S2 2112212222222 ere 271.3.2.1 Yêu cầu của việc xây dung nhà nước pháp quyễn 2.522 SccScccszscsre 271.3.2.2 Ý thức pháp luật - 55s 25212 2112211221222 rea 281.3.2.3 Truyền thong văn hóa và thỏi qM€H 55: 55222 22122212211221221.21212 xe 29

Trang 6

1.3.2.4 Trinh G6 AGI nan nhe aaaAaA 31

KÉT LUẬN CHƯƠNG 1 -©2222222251221122112211211121112111211211221222 xe 32CHƯƠN G2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬTCONG BẰNG, NHAT QUAN Ở VIỆT NAM 225222221 22cccrke 33

2.1 Yếu tố bảo đảm áp dụng VBQPPL công bang, nhất quán ở Việt Nam 33

2.1.1 Hệ thông văn bản quy phạm pháp luật, 55 5522122122 335.1.1.1 .MöESỔ thành tu Gỗ dat Ginee senses sen ggiangg thang gg00801000080100090260008 332.1.1.2 Mội số tồn tại, hạn chế - co che 352.1.2 Hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật s55 39

2412.1; Thành tựu AG dat Quo e: coctciitititisittiidEEEtQAHERASIGGHARHIRAGRRLEINNGIELIRNHERSRSEHLHHRRELSHEREtqdV8 39

2.1.2.2 Mội số tồn tại, hạn chế - chua 402.1.3 Hoạt động giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật 2255 222cc 432.1.3.1 Những kết quả đạt được - 5s 5521221211222 ae 432.1.3.1.1 Ban hành các nghị quyết của Hội đồng Thâm phán Toà án nhân dan tối cao

ee ee ee ee te eet ere rt nt 43

2.13.12 Tổ chức phiên họp giải đáp thắc mắc trực tuyến và ban hành các văn bản

hướng dan áp dụng thông nhât pháp luật -.- S22: 222 1222k 45

2.1.3.2 Một số tồn tại, hạn chế

2.2 Mức độ đáp ứng yêu cầu của áp dụng văn bản quy phạm pháp luật nhất quán, công bang ở Việt Nam hiện nay - 5221 21222221211221212222212e re 48

2.2.1.1 Công tác tô chức thực hiện pháp luật, 52552225 2222212212222 xe 48

2.2.1.2 Công tác xử lý vi phạm pháp ÏHẬI eee ce eens eee e eee eneeneesenseneeeneentees 49

2.2.1.3 Công tác thực hiện Điều tóc quốc té o.oo ccccccccccccccese cesses cesses ceseceteceseeeteceseeee 52

2:221:4: CONG TÁC MEU NU tninttoiDRNGIDEISNIRPHSSEEINDIESIREREYDDNEBELDRNREEEENGRDETERGRDLEDREBELTtRSBSESttag 53

2.2.1.5 Công tác kiểm tra, đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm - 5-5552 342.2.2 Một số tôn tại, hạn chế 5 5c TT E121 tt tre 552.2.2.1 Công tác tổ chức thực hiện pháp luật 552 2522222221222 teense 55

2.2.2.2 Trong lĩnh vực quan by hành chính nhà nu6e c5 cSc St ssssccsxsvssez 57

2.2.2.3 Trong công tác thực hiện Điều ước quốc té

2.2.2.4 Trong hoạt động xét xử của Toà án nhân đâm „6l

2.2.2.5 Trong công tác kiếm tra, đánh giá, tong kết, rút kinh nghiệm

2.3 Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trong hoạt động áp dụng VBQPPL công bằng, nhất quán ở Việt Nam 2-22 22221221221121121121121211211211222 re 63

KET LUẬN CHƯƠNG 2 ©2222222222211221122112111211121112121221222122 re 70

Trang 7

CHUONG 3 QUAN DIEM VA GIAI PHAP BAO DAM TINH CONG BANG,NHAT QUAN TRONG AP DUNG VAN BAN QUY PHAM PHAP LUAT OVIET NAMGCHIEN NAY serteniininnoiitilitU4SD NGA DL0SEGELINGREIVIRGEBISDNGEELINEIEEISSBSEBISOHSB 713.1 Quan điểm về bảo dam tinh công bằng, nhất quán ở Việt Nam 713.1.1 ĐỀ cao mục tiêu công bang, nhất quán trong hoạt động áp dung pháp luật 71

- Thực hành dân chủ

- Tăng cường pháp chê

- Bao đảm ky cương xã HỘI St Sn ST Hy HH Hà HH Ho tt 74

3.1.2 Quán triệt tinh thần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của

nhân dan, do nhân dân và vì nhân dân trong hoạt động áp dụng pháp luậit 75

3.2 Giải pháp bảo đảm tính công bằng, nhất quán trong hoạt động áp dụng văn

bản quy phạm pháp luật - S2: 121 1212212 12 thà HH HH HH that 76

3.2.1 Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động xây dung, giải thích và hướng dẫn

áp dụng pháp ÏHẬIF St eee nhà Hà HH Ho HH Ho tre 76

3.2.3 Giải pháp bảo đảm tính công bằng nhất quán trong hoạt động áp dụng văn

bản quy phạm pháp ÏUẬI - St ST nành HH HH Hà Ho Ha nh Hee 80

KET LUẬN CHƯƠNG đ 522 222222221122112211211121112111212212122222 re 88

I:108005 0 90

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -2222222222111122222222222212122211 X6 92

Trang 8

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã nêu rõhai nguyên tắc hiển định liên quan đến van dé áp dụng pháp luật như sau: “Nhanước được tô chức và hoạt động theo Hién pháp và pháp luật, quản by xã hội bằngHiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ”, “Mọi ngườiđều bình đẳng trước pháp luật ” và “Không ai bị phần biệt đối xử trong đời sống

2

chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội '? Như vay, có thé thay rang Việt Namluôn coi trọng việc áp dụng hệ thống pháp luật một cách công bằng, thống nhấtđặc biệt là trong giai đoạn xây dựng nha nước pháp quyén như hiện nay Theotinh thần của Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Dangcộng sản Việt Nam ngày 09/11/2022, việc áp dụng pháp luật của các cơ quan côngquyên phải tuân thú yêu cầu có tính nguyên tắc như phải bảo đảm thượng tôn Hiếnpháp và pháp luật, áp dụng đúng các quy định pháp luật cả về nội dung, thâmquyên, trình tự và thủ tục Đồng thời, Nghị quyết cũng đặt ra yêu cầu phải bảođảm công bằng, nghiêm minh, nhất quán, hiệu lực, hiệu qua đối với hoạt động ápdụng pháp luật Việt Nam là một quốc gia coi trọng pháp luật thành văn nên luôn

ưu tiên áp dụng hệ thông văn ban quy phạm pháp luật Chính vi vậy, dé đạt đượccác mục tiêu đề ra về xây dựng nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa Việt Namtrong giai đoạn mới thì cần phải bảo đảm được việc áp dụng văn bản quy phạmpháp luật công bằng, nhất quán

Tuy nhiên, một thực tế cho thấy rằng hiện nay kỹ thuật lập pháp tại Việt Nam

là chưa cao nên chưa đáp ứng yêu cầu áp dụng văn bản quy phạm pháp công bằng,nhất quán Vẫn tôn tại nhiều trường hợp một quy định pháp luật nhưng có hai cáchhiểu khác nhau, dẫn đến hoạt động áp dụng pháp luật thiếu thống nhất giữa cácđịa phương khác nhau Bên cạnh đó, chất lượng đội ngũ cán bộ nhà nước còn chưacao, phân bổ chưa thực sự đồng đều mà chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn.Điều nảy dẫn đến thực trạng chất lượng phục vụ nhân dân hay hoạt động thực

1 Khoản 1 Điều 8, Hién pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013

? Điều 16, Hiền pháp nước cộng hoa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013

Trang 9

hiện pháp luật không được bảo đảm tính nhất quán giữa các địa phương với nhau,giữa các địa phương với các thành phố lớn và giữa địa phương với trung ương Ngoài ra, còn tồn tại một số cán bộ có thái độ thờ ơ, lạm dụng chức vụ quyển hạn

dé sách nhiễu nhân dan, khiến cho trong xã hội đã định nghĩa về hành chính tức

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn dé, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài

luận văn thạc sĩ: “Áp dung văn bản quy phạm pháp luật công bằng, nhất quan

ở Việt Nam hiện nay”.

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

Ở nước ta, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu vẻ áp dụng pháp luật, vềvăn bản quy phạm pháp luật cũng như vẻ thực trạng liên quan đến các vấn dé nêutrên Có thể kế đến một vài công trình như sau:

Thứ nhát, liên quan đến vấn đề thực hiện pháp luật:

- Du Huy Quang, “Han chế trong quy định hiện hành về xử ly vi phạm hànhchính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 23tháng 01/2009.

- Ts Nguyễn Thi Minh Hà, “Chính phú kiến tạo— Từ góc nhìn ban hành vănbản quy phạm pháp luật”, Tạp chí Té chức nhà nước ngày 07/04/2018

- Th§ Vũ Thị Ngọc Dung, “Các nguyên tắc áp dung văn bản quy phạm phápluật”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 01 Kỳ 1 năm 2022

- Trường đại học Luật Hà Nội, “Mối quan hệ giữa thực hành dân chủ, tăngcường pháp chế va bao dam ky cương xã hội ở Việt Nam hiện nay”, công trìnhhội thảo khoa học năm 2023: công trình tập trung nghiên cứu về pháp luật hiện

Trang 10

hành, về tính dân chủ và nguyên tắc pháp chế cũng như dé ra một số giải pháp dénâng cao dân chủ và pháp chế tại Việt Nam.

Thứ hai, liên quan đến hệ thống văn bản quy phạm pháp luật:

- Bùi Thị Đào, “Bàn về văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụngpháp luật”, Bai việt trên tạp chí Luật học số 05/2004

- Tao Thị Quyên, “Giám sdt tính hợp hiến của văn bản quy phạm pháp luật ”,Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 2/2005: Bai viết nghiên cứu về các van dé ly luậnliên quan đến hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật va đưa ra một sốkiến nghị nâng cao hiệu quả của hoạt động nêu trên

- Trường đại học Luật Hà Nội, “Hoan thiện quy định pháp luật về ban hànhvăn bản quy phạm pháp luật”, công trình hội thảo khoa học năm 2012: Nghiêncứu về các vấn đề lý luận liên quan đến văn bản quy phạm pháp luật, hoạt độngxây dựng pháp luật, nghiên cứu thực trạng và dé xuất một số giải pháp nâng caohiệu quả ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

- Nguyễn Thị Hoa Phượng, “Báo đảm pháp chế trong hoạt động ban hànhvan ban quy phạm pháp luật của Uy ban nhân dân tinh Hà Tĩnh hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Luật học năm 2013.

- Ts Nguyễn Duy Phương, “Bảo dam tinh hợp hiến, hợp pháp trong hoạtđộng ban hành văn bản quy phạm pháp luật”, Bai viết trên tạp chí Nghiên cứuLập pháp số 1 Ky 1 năm 2014

- ThS Nguyễn Đặng Phương Tuyên, “Công tac hệ thống hoá văn ban quyphạm pháp luật của chính quyên địa phương cáp tỉnh”, Tạp chí Nghiên cứu lậppháp số 05/2016

- Nguyễn Văn Cương, “Bảo dam tính ổn định của hệ thống pháp luật— yêucầu quan trọng trong xây dựng, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật”, Tạp chiNghiên cứu Lập pháp số 18 kỳ 2 năm 2018

- Phạm Phương Chi, “Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồngnhân dân va Uy ban nhân dân tinh Phú Thọ”, Luận văn thạc sĩ Luật hoc năm2020: Công trình nghiên cứu vẻ những van đề lí luận và pháp lí về ban hành vănbản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ;

Trang 11

Phân tích thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nêutrên; từ đó dé xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động nay trên địa bàncủa tỉnh.

- PGS TS Phan Trung Hiển, “Báo dam tính thong nhất trong các văn banquy định về xử phạt vi phạm hành chính”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 10

Kỳ 2 năm 2020.

- Nguyễn Thi Thuy Hương, “Hoat động kiểm tra văn bản quy phạm phápluật trên địa bàn thành phố Hà Nội — Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệuquá ”, Luận văn thạc sĩ Luật học năm 2021: Luận văn trình bay một số vấn đề hoạtđộng kiêm tra văn ban quy phạm pháp luật; phân tích thực trạng hoạt động kiểmtra văn bản quy phạm pháp luật trên dia bàn thành phố Hà Nội; từ đó dé xuất giảipháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động này

Các công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu một cách khách quan, chuyênsâu các vấn dé cụ thê về lý luận cũng như thực hiện của hoạt động kiểm tra vănbản pháp luật, hoạt động xây dựng văn bản pháp luật, về hoạt động xử lí vi phạmhành chính va từ đó làm cơ sở dé dé xuất giải pháp bao đảm tính thống nhất,công bằng trong các hoạt động trên Trong nội dung của các văn bản nêu trên đã

có thê hiện một phan các yếu té bảo đảm tính công bằng, nhất quán trong hoạtđộng áp dụng VBQPPL Có thể nhận thay, các bài viết trên mặc dù đã nghiên cứuvăn bản quy phạm pháp luật, hoạt động áp dụng pháp luật tuy nhiên lại chưa đisâu vào tìm hiéu hoạt động áp dung văn ban quy phạm pháp luật thông nhất, nhấtquán ở Việt Nam hiện nay Nhận thấy chưa có bất kỳ công trình nghiên cứu khoahọc nao tập trung nghiên cứu về van dé công bằng, nhất quán trong hoạt động ápdụng pháp luật, đồng thời, dé tài nghiên cứu báo dam tính mới, hàm lượng khoahoc cao trong hoạt động nghiên cứu nên tác giả đã chọn dé tài Ap dung văn banquy phạm pháp luật công bằng, nhất quán ở Việt Nam làm luận văn thạc sĩ

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Hoạt động nghiên cứu luận văn sẽ làm sáng tỏ những vấn dé lý luận và thựctiễn van dé áp dung văn bản quy phạm pháp luật công bang, nhất quán ở Việt Nam

Trang 12

hiện nay Từ đó, làm cơ sở dé rút ra những bai học kinh nghiệm va đưa ra nhữngphương hướng, giải pháp nhằm bảo đám áp dụng văn bán quy phạm pháp luật bảođảm yêu cầu công bằng, nhất quán ở Việt Nam.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Dé thực hiện được mục dich nghiên cứu, luận văn thạc sĩ có những nhiệm vụnghiên cứu chính sau:

Thứ nhất, nghiên cứu làm rõ khái niệm, đặc điểm, yêu cầu đối với áp dụngvăn bản quy phạm pháp luật công bằng, nhất quán và các yếu tố bảo đảm, ảnhhưởng đến hoạt động này

Thứ hai, phan tích, đánh gia thực trạng áp dụng văn bản quy phạm pháp luật

ở Việt Nam hiện nay và tìm ra nguyên nhân của những tổn đọng, hạn chế cònđang mắc phải

Thứ ba, đưa ra định hướng hoàn thiện va đề xuất một số giải pháp hoàn thiệnpháp luật cũng như bao dam yêu cầu hoạt động áp dụng văn bán quy phạm phápluật đáp ứng yêu cầu công bằng, nhất quán

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu các van dé lý luận va thực tiễn về áp dụng văn bản quy

phạm pháp luật công bằng, nhất quán ở Việt Nam hiện nay Theo đó, luận văn chỉ

tập trung nghiên cứu pháp luật về áp dung văn bản quy phạm pháp luật công bang,

nhất quán ở Việt Nam Ở chừng mực nhất định, Luận văn cũng nghiên cứu các

quy định của pháp luật tuy đã hết hiệu lực nhưng có ý nghĩa đề làm thực hiệnphương pháp so sánh khi áp dụng văn bản quy phạm pháp luật công bằng, nhấtquán.

Luận văn nghiên cứu các khái niệm, các yêu cầu, các van dé lý thuyết về ápdụng pháp luật, đặc biệt là liên quan đến công bằng, nhất quán Luận văn nghiêncứu về thực tiễn, biểu hiện tính công bằng, nhất quán trong hoạt động áp dụngpháp luật ở Việt Nam hiện nay.

4.2 Phạm vi nghién cứu

Trang 13

Về không gian: Luận văn nghiên cứu chủ yếu hoạt động áp dụng văn bảnquy phạm pháp luật diễn ra trên lãnh thé Việt Nam

Vé thời gian: Luận văn nghiên cứu các hoạt động áp dụng quy định pháp luậtđược ban hành, sửa đôi, bỗ sung từ khi Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực cho đến

nay.

Ngoài ra, luận văn còn tìm hiều, nghiên cứu văn bản quy phạm pháp luật củacác thời kỳ trước về công bằng, nhất quán để làm cơ sở so sánh với pháp luật hiệnhành đặc biệt là hoạt động áp dụng văn bản quy phạm pháp luật công bằng, nhấtquán hiện nay.

5 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biệnchứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử cũng như đường lối, chính sách, phương hướngxây dựng nhà nước pháp quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước Cộnghoa xã hội chủ Nghĩa Việt Nam Ngoài ra, luận văn cũng áp dung một số phươngpháp nghiên cứu liên ngành cũng như khoa học pháp pháp lý hiện đại để nghiêncứu thực hiện đề tài

5.2 Các phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu cụ thê được sử dụng đề nghiên cứu đề tài chủyếu gồm: phân tích, tông hợp, tư duy logic, lịch sử, thống kê, điều tra xã hội học

và phương pháp so sánh luật học.

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Việc nghiên cứu về “Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật công bằng,nhất quán ở Việt Nam hiện nay” mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn thé hiệncác điểm như sau:

- Làm rõ các van dé lý luận, yêu cầu cũng như các yếu tố bảo đảm hay ảnhhưởng đến hoạt động áp dụng văn bản quy phạm pháp luật công bằng, nhất quán

- Lam sáng tỏ thực tiễn việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật công bang,

nhất quán ở Việt Nam từ đó đánh gia những thành tựu, hạn chế, bất cập trong thực

té và rút ra nguyên nhân xuất phát của những ton đọng hiện nay

Trang 14

- Từ những bài học giá trị đã rút ra, tác giả dé xuất các giải pháp, kiến nghịnhằm hoàn thiện pháp luật va nang cao chất lượng hoạt động áp dụng văn bản quyphạm pháp luật tại Việt Nam.

7 Bo cục của luận văn

Luận văn được kết cầu ba chương:

Chương 1: Những van dé lý luận vẻ áp dụng văn bản quy phạm pháp luậtcông bằng, nhất quán

Chương 2: Thực trạng áp dụng văn bán quy phạm pháp luật công bằng, nhấtquán ở Việt Nam

Chương 3: Những định hướng và giải pháp bảo đảm yêu câu áp dụng vănbản quy phạm pháp luật công bằng, nhất quán ở Việt Nam

Trang 15

CHƯƠNG 1 NHUNG VAN DE LY LUẬN VỀ ÁP DUNG VAN BANQUY PHAM PHAP LUAT CONG BANG, NHAT QUAN

1.1 Khái niệm áp dung văn bản quy phạm pháp luật công bằng, nhất quán1.1.1 Định nghĩa áp dụng văn bản quy phạm pháp luật công bằng, nhất quánPháp luật được coi là công cụ đặc biệt dé điều chỉnh các quan hệ xã hội, trong

đó, áp dụng văn bản quy phạm pháp luật công bằng, nhất quán là một mục tiêutrong tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam Tuy nhiên, chưa có bat kỳ văn bản nao dua ra một khái niệm cu thê về ápdụng văn bản quy phạm pháp luật công bằng, nhất quán trong khoa học pháp lý ởViệt Nam hiện nay Để làm rõ khái niệm nay, chúng ta can phải làm rõ các kháiniệm thành phần trong đó như: “Văn bản quy phạm pháp luật”, “Áp dụng văn bảnquy phạm pháp luật”, “công bằng” và “nhất quán” Tuy nhiên, do luận văn thạc sĩchỉ tập trung vào tính công bằng, tính nhất quán của hoạt động áp dụng VBQPPLnên các khái niệm khác liên quan tác gia chỉ kế thừa chứ không tập trung phântích mà chi đi sâu vào phân tích các van dé liên quan đến áp dụng pháp luật côngbằng, nhất quán

- Quan niệm về văn ban quy phạm pháp luật

VBQPPL vừa là nguồn, vừa là hình thức pháp luật quan trọng bậc nhất ở hauhết các quốc gia Đây là hình thức pháp luật co nhiều ưu thé nỗi trội nhất ma tậpquán pháp và tiền lệ pháp (án lệ) không có được

Trường đại học Luật Hà Nội có đưa ra khái niệm như sau: “Văn bản quyphạm pháp luật là văn ban do các chủ thé có thẩm quyền ban hành theo trình tự,thủ tục, hình thức do pháp luật quy định, trong do có chứa dung các quy tắc xử

sự chung dé điều chỉnh các mỗi quan hệ xã hội "°

Trên thực tế ở Việt Nam, Điều 2 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luậtnăm 2015 định nghĩa: “Van bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạmpháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyên, hình thức, thủ tục quy định trongLuật nay”.

- Quan niệm về áp dụng văn bản quy phạm pháp luật

3 Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Li luận chung về Nhà nước và pháp luận, 2022, tr.390

Trang 16

Các VBQPPL sau khi được ban hành và có hiệu lực đòi hỏi các chủ thé phảithực hiện một cách nghiêm chỉnh Tuy nhiên, vẫn còn tổn tại nhiều trường hợpthực hiện không đúng hoặc không thực hiện các quy định pháp luật gây ảnh hưởngđến sự vận động của đời sống xã hội Để bảo đảm cho pháp luật được thực hiệnmột cách đúng đắn, cần phải có sự can thiệp của các cơ quan nhà nước, nhà chứctrách có thẩm quyển hay còn gọi là hoạt động áp dụng pháp luật Như đã phântích ở trên, VBQPPL là hình thức của pháp luật, nên việc áp dụng VBQPPL là hình thức của hoạt động áp dụng pháp luật.

Theo định nghĩa trong giáo trình Lý luận chung về nha nước và pháp luật —Trường đại học Luật Hà Nội: “Ap dung pháp luật là hoạt động do các chủ thé cóthâm quyên nhằm cá biệt hoá quy phạm pháp luật thành quyên, nghĩa vụ, tráchnhiệm cụ thể, đổi với các cá nhân, tô chức trong các trường hợp cụ thể

Từ định nghĩa trên, có thé đưa ra định nghĩa về Ap dung VBOPPL như sau:

„ạ

Ap dụng VBOPPL là hoạt động của các chủ thé có thẩm quyên nhằm cá biệt hoácác quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực thànhquyền, nghĩa vụ, trách nhiệm đối với các cá nhân, tổ chức trong các trường hop

cụ thé

- Quan niệm về Công bằng

Công bằng là một phạm trù tổn tại trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhautrong đời sống xã hộ bao gồm triết học, chính trị, pháp lý Day là một hiện tượng

xã hội có ý nghĩa khách quan hướng tới tư duy, nhận thức và hành động của toàn

xã hội noi chung và của co quan nhà nước có thâm quyền nói riêng Nhìn chung,

sự công bằng là tiêu chí đề đánh giá sự tồn tại, phát triển của cộng đồng, của toàn

xã hội loài người và đã trở thành giá trị của nhân loại.

Điều 3 Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Namquy định: “Nhà nước bảo dam và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công

nhậu, tôn trọng, bảo vệ và bảo dam quyền con người, quyền cong dán; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, moi người có cuộc

sống dm no, tự do, hạnh phúc, có diéu kiện phát triển toàn điện ” Theo đó, công

4 Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, 2022, tr 406

Trang 17

bằng trong tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyén đã trở thành mục tiêu, cáiđích đến của mọi hoạt động.

Trong đời sông xã hội công bằng dùng dé chi “sy trong quan giữa một sốhiện tượng theo quan điểm phân phối phúc và hoa, lợi và hại giữa người vớingười Công bằng đòi hỏi sự tương xứng giữa vai trò của những cá nhân (nhữnggiải cáp) với địa vị của họ, giữa hành vi với sự đền bù (lao động và thù lao, công

và tội, thưởng và phạt), giữa quyên với nghĩa vụ Không có sự tương xứng trongnhững quan hệ ấy là bất công”Š Một cách tiếp cận khác thì công bằng là “sự bìnhđẳng về quyén lợi và nghĩa vụ của con người trong mọi quan hệ xã hội và thiếtchế xã hội; mà cốt lõi là sự bình đẳng về thông tin, kinh tế, chính trị và pháp

luật”S.

Có một số nhà nghiên cứu cho rằng: “Cong bằng là một tình trạng mà trong

đó tắt cả mọi người trong một xã hội hay một nhóm cu thể nào đó có địa vị, tìnhtrạng pháp lý tương tự như nhau ở những khía cạnh nhất định, thường bao gomcác quyên dân sự, tự do ngôn luận, quyên sở hữu và tiếp cận bình đẳng đối vớihàng hóa và dịch vụ xã hội Tuy nhiên, nó cũng bao gồm các khái niệm về côngbằng sức khỏe, bình đẳng kinh tế và các an toàn xã hội khác Nó cũng bao gồmcác cơ hội và nghĩa vụ ngang nhau, và do đó liên quan đến toàn bộ xã hội”.Theo quan điểm của PGS Phan Thị Hà Dương có nêu ra trong bài viết “côngbằng là xét đến yếu tổ khác biệt, người yếu thé hơn sẽ được tạo điều kiện tốt hơn

dé có được cơ hội như người mạnh hơn Người thấp sẽ được cho chiếc ghế cao

dé quan sát được như người cao hơn ”Š

Công bằng chỉ được xác định trên phương diện xã hội của các ngành khoahọc Khi đó, công bằng xã hội là một gia trị cơ bản định hướng cho việc giai quyếthài hoà quan hệ giữa người với người trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội theonguyên tắc: công hiến vé vật chất và tinh thần ngang nhau cho sự phát triển xã hộithì được hưởng thụ ngang nhau về những giá tri vật chất, tinh than do xã hội tao

5 Trung tâm biên soạn tir điển bách khoa Việt Nam, Từ điển bách khoa Việt Nam, Ha Nội 1995, tr.580-581.

6 Trường đại học kinh tế quốc dân “Quản ly xã hội” Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 2006, tr 17.

7 https://tapchitoaan vn/cong-bang-va-y-nghia-cua-bao-dam -nguyen-tac-cong-bang-trong-to-tung-hanh-chinh

Š https://vnexpress.net/cong-bang-hay-binh-dang-4579978 html

Trang 18

ra, tuy nhiên nó phải phù hợp với điều kiện và khả năng cung ứng của mỗi quốcgia ở mỗi thời kỳ, giai đoạn phát triển cụ thể.

- Quan niệm về Nhất quán

Nhất quán là khái niệm dùng đề chỉ sự hài hòa, hòa hợp, thống nhất với nhau

giữa các bộ phận, thành phan, cá thé, cá nhân trong cùng một hệ thống, một tập thé, một bộ máy tô chức Sự thống nhất này diễn ra một cách tự nhiên và hoàn

toàn không xảy ra bất kỳ mâu thuẫn nào trong việc vận hành, hoạt động của toàn

bộ hệ thống Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng để đạt được mục tiêu cuối cùng của

mọi hảnh động hay dẫn đến sự thành công Nhờ có nhất quán, các cá nhân, tổchức hay hệ thống sẽ giảm thiêu được rất nhiều thời gian, công sức, tiền của mỗikhi triển khai công việc, thực hiện kế hoạch, mục tiêu đã đặt ra trước đó Tuynhiên, dé phát huy đúng giá trị của sự nhất quán thì cần phải hiểu thuật ngữ nay

theo hướng tích cực, hướng đến các mục tiêu, mục đích đúng đắn, phát triển.

Theo Wikitionary có đưa ra định nghĩa: “Nhất quán là có tính thống nhất từ

dau đến cuối, trước sau không mâu thuẫn, trái ngược nhau ”9.

Theo từ điển Webster , nhất quán được định nghĩa như sau: “ Do chính là sựthống nhất hay hài hoà giữa các bộ phận hay đặc tính trong cùng một tập hợp:

sự phù hợp, đặc biệt là : khả năng tự danh gia mà không tao ra mâu thudn.”TMNhư vậy, từ các định nghĩa thành phân nêu trên, có thé đưa ra khái niệm về

Ap dụng VBOPPL công bằng, nhất quán như sau: Ap dung VBOPPL công bằng,nhất quán là hoạt động áp dụng quy định trong văn bản quy phạm pháp luật nhằmgiải quyết các trường hop cụ thé của các chủ thé có thẩm quyên bao dam tínhcông bằng xã hội, sự hài hòa giữa quan hệ người với người trong đời sống xã hội

và bao dam tinh thông nhất trong toàn bộ quá trình hoạt động này

1.1.2 Dặc điểm của áp dụng văn bản quy phạm pháp luật công bằng, nhấtquán

9

https://vi-wiktionary.org/wiki/nh%E1%BA%ASt_qu%C3%A In#:~:text=C%C3%B3%20t%C3%ADnh%20th”% E1%BB%9 Ing%20nh%E1%BA%AS5t%20t%E 1%BB%AB,m%C3%A2u%20thu%E 1 %~BA%ABN%2C%20tr% C3%A11%20ng%C6%B0%E1%°BB%A3c%20nhau.

19 https://careerviet.vn/vi/talentcommunity/hay-nhat-quan-kien-dinh.35A4EA1C.html

Trang 19

Thứ nhát, áp dụng VBOPPL công bằng, nhất quan là hoạt động mang tinhquyền lực nhà nước

Toản bộ hoạt động áp dụng VBQPPL do các co quan nhà nước, tô chức hay

cá nhân có thâm quyên tiến hành được quy định cụ thê trong pháp luật Các coquan có thâm quyền áp dụng VBQPPL đều nhân danh nhà nước dé thực hiện nênhoạt động nay thê hiện ý chi nhà nước trong các trường hợp, vụ việc cụ thể Tuynhiên, cũng cần có cơ chế dé kiểm soát quyển lực đặc biệt tránh tình trạng lạmquyên gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các cá nhân khác Cụ thé, các cá nhân,

cơ quan, tô chức có thẳm quyền áp dụng VBQPPL về nguyên tắc chỉ được và phảithực hiện những gì mà pháp luật không cấm một cách thống nhất, công tâm nhằmbảo đảm công bằng xã hội

Thư hai, áp dung VBOPPL được tiễn hành theo trình tự, thủ tục do pháp luậtquy định

Các cơ quan, tô chức, cá nhân có thâm quyên theo quy định pháp luật sẽthông qua quyên lực nha nước dé cá biệt hóa các quy định pháp luật thành vănthành quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người bị áp dụng Do quyền lực nhả nước

là quyền lực công đặc biệt, để tránh tinh trạng lạm quyển gây ảnh hưởng đếnquyên và lợi ích hợp pháp người bị áp dụng VBQPPL, đòi hỏi việc tiến hành hoạtđộng này phải tuân theo trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định Đồngthời, việc pháp luật quy định cụ thê, rõ rảng về trình tự, thủ tục áp dụng VBQPPL

sẽ bảo đảm cho hoạt động này được thực hiện một cách thống nhất, nhất quán trênphạm vi cả nước Từ đó, bảo đảm được tính nhất quán, tính công bằng trong hoạtđộng áp dụng VBQPPL trong thực tiễn đời sống xã hội

Thứ ba, Ap dụng VBOPPL là hoạt động có tinh sáng tao

Có thê thấy rằng các quy định của VBQPPL thường mang tính khái quát, cótính ổn định tương đối cao, chặt chẽ cũng như hoạt động xây dựng thường tốnnhiều thời gian, tiền bạc từ ngân sách nhà nước Tuy nhiên, không giống vớiVBQPPL, đời sống xã hội luôn luôn vận động, phát triển đặc biệt là trong thời ky4.0 khi mà mạng Internet bùng nô như hiện nay Chính điều này đã dẫn đến tinhtrạng thiếu pháp luật, tạo ra những lỗ hồng, khoảng trống trong pháp luật cũng

Trang 20

như sự cứng nhắc, thiếu linh hoạt của VBQPPL Dé áp dụng VBQPPL đáp ứng

yêu cầu công bằng, nhất quán trong xã hội hiện đại, vận động phát triển như hiện

nay đòi hỏi sự sang tạo, tinh thần dam nghĩ dám làm của đội ngũ nhà chức trách

có thâm quyên Tuy nhiên, việc chủ động trong các công việc của chủ thé có thâmquyên cũng cân phải tuân theo các nguyên tắc pháp luật một cách thống nhất,không được trái với Hiến pháp và pháp luật cũng như không được gây ảnh hưởng

đến quyên, lợi ích của các cá nhân trong xã hội.

Thứ tư, hoạt động áp dụng VBOPPL công bằng, nhất quán phải được thựchiện trong nhiễu giai đoạn trước khi thực hiện áp đụng

Tính nhất quán phải được thê hiện ngay từ giai đoạn xây dựng pháp luật chotới hoạt động kiểm tra, rà soát hệ thống VBQPPL, giải thích pháp luật và áp dụngquy phạm pháp luật đó dé giải quyết các vụ việc trong đời sống thường ngay Apdụng VBQPPL công bang, nhất quán đã trở thành mục tiêu xuyên suốt trong hoạtđộng của bộ máy nhà nước Do đã trở thành tinh thần chỉ đạo, là kim chỉ nam đẫnlối hướng tới lí tưởng cao đẹp nhất là sự công bằng trong đời sống xã hội, bảođảm tối đa quyền và lợi ích của nhân dân Do đó, trong mọi khâu, mọi công việccủa các cơ quan nhà nước cũng cần phải thé hiện trong đó tính nhất quán, tinhcông bằng thậm chí xuyên suốt từ giai đoạn này đến giai đoạn khác dé liền thành

một thé thống nhất, chặt chẽ, logic với nhau.

Thứ năm, tính nhất quán và tính công bằng trong hoạt động áp dụngVBQPPL có mỗi quan hệ biện chứng với nhau

Trong tiến trình xây dựng nha nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa Việt Nam,mục tiêu dé cao sự vai trò của pháp luật, bảo đảm cho hoạt động áp dụng VBQPPLcông bằng, nhất quán đã trở thành một vấn đề mà Đảng và nhà nước ta cực kìquan tâm Từng bước trong tiến trình phát triển, chúng ta dân dần tiệm cận đến sựcông bằng xã hội trong đời sống và đặc biệt là trong hoạt động áp dụng VBQPPL.Trước tiên, dé thực hiện được mục tiêu đó, chúng ta cần phải bảo đảm được tínhnhất quán trong việc áp dụng VBQPPL Có thể nói, sự nhất quán 1a phương tiện,

là yếu tô can dé hướng tới mục tiêu công bằng trong hoạt động áp dụng VBQPPL.Ngược lại, công bằng là đích đến, là ngọn cờ chỉ lỗi cho hoạt động áp dụng

Trang 21

VBQPPL sao cho thống nhất, nhất quán Hai yếu tố công bằng và nhất quán cómối quan hệ cực kì chặt chẽ với nhau mà không thê thiếu đi bất kì yếu tố nào tronghoạt động thực hiện áp dụng pháp luật trong xã hội hiện đại ngày nay.

1.2 Yêu cầu áp dụng văn bản quy phạm pháp luật công bằng, nhất quánTrước đây, chế độ phong kiến sử dụng pháp luật để quản lý nhà nước, quản

ly đời sống xã hội và được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế một cách hà khắc.Mọi người dân thực hiện pháp luật bị gọi là “thần dân” chỉ có thể chấp hànhnghiêm chỉnh những quy định pháp luật do vua đặt ra Trong chế độ này, vua 1angười có quyền lực cao nhất, đặt ra pháp luật và không chịu sự quan lý của pháp

luật nên đã dan đến tình trạng chuyên quyên, độc đoán trong xã hội xưa Vì vậy,

việc áp dụng pháp luật trong xã hội phong kiến thường không nhất quán, khôngbảo đảm công bằng xã hội

Sau nảy, khi các nhà nước hiện đại xuất hiện, van dé tôn trọng pháp luật đãđược đặt ra để ngăn ngừa tình trạng lạm dụng loại quyền lực đặc biệt này dé gaysách nhiễu cho nhân dân Vi thé, pháp chế ra đời như là một đòi hoi cần thiết của

xã hội dân chủ, trong đó tất cả các chủ thể trong xã hội đều phải tôn trọng va thựchiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, đây đủ và chính xác, không có ngoại lệ

Có thé nói, dé bảo đảm tính công bằng, nhất quán trong hoạt động áp dụngVBQPPL phải thực hành tốt nguyên tắc pháp chế Pháp chế được định nghĩa /àdoi hỏi của xã hội dan chu, trong do pháp luật được ban hành một cách chuẩnmực, được tôn trọng và bảo đảm trên thực tế bởi mọi thành viên trong xã hội màkhông có ngoại lệ!! Co thê thay trong định nghĩa nêu trên, đã xuất hiện yêu cầutính công bằng, nhất quán trong hoạt động áp dụng pháp luật nói chung va hoạtđộng áp dụng VBQPPL nói riêng.

1.2.1 Yêu cầu áp dụng văn bản quy phạm pháp luật công bằng

Xã hội công bằng, dân chủ, văn minh luôn là mục tiêu mà các quốc gia hiệnđại mong muốn hướng tới trong tiến trình phát triển, xây dựng nhà nước phápquyên Nhà nước quản lý các mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật và bảo đảm

11 Kỷ yêu hội thảo khoa học Trường đại học Luật Hà Nội, Mối quan hệ giữa thực hành dân ch, tăng cường

pháp chế và bảo dam kỷ cương xã hội ở Việt Nam hiện nay, 2023, tr 16

Trang 22

pháp luật được thực hiện bằng quyền lực đặc biệt của mình Một yêu cầu đặt ratrong hoạt động áp dụng pháp luật là phải bảo đảm được tính công bằng trong xãhội Đây là yêu cau cực kỳ quan trọng bởi nó quyết định sự tổn tai, phát triển củanha nước Có thé thay rõ, khi việc áp dụng pháp luật nói chung hay áp dụngVBQPPL nói riêng không bao dam công bằng trong đời sông xã hội thì sẽ gây ra

sự bat bình trong nhân dân, mắt niềm tin ở nhân dân vào bộ máy chính quyền va

ở chính pháp luật đó Và điều hiển nhiên đó chính là việc dẫn đến các cuộc bạoloạn nhằm lật đồ nhà nước, thay thế nhà bộ máy quản lý nha nước điều mà lịch

sử đã chứng minh Vì vậy, yêu cầu và điều kiện áp dụng VBQPPL công bằng phảiđược thê hiện qua các biểu hiện như sau:

Thứ nhất, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật

Dé có được xã hội tiến bộ như ngày nay, nhân loại đã phải đấu tranh khôngngừng nghị, trải qua biết bao nhiêu kiêu nhà nước với các kiêu hình thái xã hộikhác nhau như xã hội nguyên thuỷ, nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến Mỗigiai đoạn lịch sử kéo dai từ hàng trăm đến hàng nghìn năm với những cuộc dautranh dé xã hội ghi nhận một phát minh, một sự tiến bộ, phát triển Đặc biệt 1atrong khoa học pháp lý khi mà pháp luật là sản phâm thê hiện ý chí, bảo vệ lợi íchcủa giai cấp thống trị Những người thuộc tầng lớp bị trị thấp cô bé họng đã rấtkhó khăn trong việc đứng lên dé tự bảo vệ lay quyên lợi của minh chỉ đến khi cáccuộc bạo loạn nỗ ra lật đỗ bộ máy nhà nước cai trị đã lỗi thời thì mới đánh dấu sựghi nhận các quyền ma mọi người đều được hưởng Việc ghi nhận các quyển conngười được hưởng ma không có sự phân biệt thành phan, tín ngưỡng, giới tinh,trình độ văn hóa, nghề nghiệp đã trở thành làn sóng lan rộng ra khắp thé giới.Rousseau viết trong cuén Bàn về khế ước xã hội như sau: “khé (công) ước xã hộixdy dựng nên sự bình đẳng về tinh than và pháp chế, dé thay thé cái mà thiênnhiên đã làm cho con người không bình đẳng về thé lực Trên phương điện côngước và pháp chế, con người tuy không động déu nhau về thân thé và trí tuệ vẫnđược hoàn toàn bình đẳng như nhau ”!2 Ngày nay, tư tưởng mọi công dân đềubình đẳng trước pháp luật đã trở thành nguyên tắc hiến định tại hầu hết các quốc

12 Jean Jacques Rousseau, Bàn về khế ước xã hội, 2004, Nxb Chính Trị, Hà Nội, tr.31

Trang 23

gia đòi hỏi mọi co quan nhà nước, cá nhân có thầm quyên áp dụng pháp luật phảituân thủ Khi và chỉ khi công dân đều được đối xử như nhau, bình đẳng trước pháp

luật thì hoạt động áp dụng VBQPPL mới bảo đảm được tính công bằng, qua đó,

củng cố sức mạnh niềm tin nội tâm của nhân dân vào nhà nước va pháp luật từ đóthúc đây sự phát triển của quốc gia, dân tộc

Thứ hai, việc xử lý các vi phạm pháp luật phải được thực hiện một cách kịp thời, nhanh chóng, chính xác và không có ngoại lệ.

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành, thừanhận và được bảo đảm thực hiện bằng quyển lực nhà nước Các quy tắc xử sựchung này định hướng hành vi của các chủ thê trong xã hội, từ đó mỗi cá nhântrong xã hội biết mình được làm gì, không được làm gì, phải làm gì và làm nhưthé nao trong từng trường hợp cụ thé mà pháp luật đã dự liệu trước đó Tuy nhiên,vẫn tôn tại trong đời sống những cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện khôngđúng, không day đủ các quy phạm pháp luật dẫn đến gây anh hưởng đến quyền,lợi ích của các cá nhân khác cũng như tính én định, sự phát triển của xã hội Vìvậy, đòi hỏi các nhà chức trách có thâm quyên tiến hành áp dụng các chế tài mapháp luật quy định đối với những cá nhân có hanh vi vi phạm pháp luật đó mộtcách kịp thời, nhanh chóng đề ngăn ngừa những tác động xấu của hành vi đó trong

xã hội Đồng thời, việc tiễn hành xử ly các vi phạm pháp luật này cũng thé hiệngiá trị răn đe, giáo dục cũng như thê hiện tính công bằng trong xã hội như người

có hành vi vi phạm pháp luật thì phải chịu chế tải xử phạt tương ứng, thích đángđối với hành vi đó Có công thì được thưởng, có tội thì phải chịu phạt tương ứngvới những gì đã làm, không có ngoại lệ và cũng không có vùng cấm, tránh đượctình trạng “lễ không tới hạng thứ dân, hình không đến bậc trượng phu” như đãtừng xảy ra trong chế độ phong kiến trước đây

Ngoài ra, xuất phát từ tâm lý chung của những người bị xử phạt thường làkhông muốn bị xử phạt hoặc mong muốn được xử phạt ở mức nhẹ hơn so vớihành vi, hậu quả mà mình đã gây ra nên thường xảy ra tình trạng nhờ vả, hối lộ

dé chạy án, thoát tội hay đơn giản là không bi xử phạt Vì vậy, một yêu cầu đặt rađối với các chủ thê có thâm quyền tiến hành áp dụng VBQPPL là phải tiến hành

Trang 24

công việc mình được giao, nhiệm vụ được quy định một cách nghiêm túc, không

có ngoại lệ thì mới bảo dam được tính công bằng trong hoạt động áp dụng phápluật.

Thứ ba, có sự nắng cao về trình độ văn hóa, trình độ dân trí, đặc biệt là sựhiểu biết về pháp luật cũng như vai trò của pháp luật trong đời sống

Hiểu biết về pháp luật là một nhân tô quan trọng trong việc bao đảm tinhthượng tôn pháp luật, tính nghiêm chỉnh trong công tác thực hiện pháp luật khôngchỉ trong nhà nước mà còn cả đối với nhân dân Đặc biệt, việc thiếu đi sự hiểubiết pháp luật thì pháp luật sẽ được thực hiện dưới trạng thái là bị cưỡng bức hoặc

là do sợ hãi chứ không xuất phát từ chính lợi ích của bản thân người thực hiện.Đặc biệt đối với người dân, yêu câu về trình độ dan trí và hiểu biết pháp luậtcủa người dân — đối tượng bị áp dụng pháp luật, sẽ giúp cho họ không chỉ biếtnghe theo, làm theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của các chủ thể có thâm quyển mà cònđánh giá được tính hợp hiến, hợp pháp, tính công bằng trong hoạt động áp dụngVBQPPL Lúc này, họ sẽ trở thành người giám sát, kiểm tra việc áp dụngVBQPPL của chủ thé có thẩm quyền xem có phù hợp với trình tự, thủ tục, nộidung theo quy định pháp luật hay không va có thé tự bảo vệ quyền, lợi ích hợppháp của minh thông qua cơ chế khiếu nại, tổ cáo Đông thời, trình độ dân trí cũng

là yếu tố để ngăn ngừa sự lạm quyên, việc làm sai quy định pháp luật của các nhàchức trách có thẳm quyền áp dụng pháp luật Qua đó, bảo dam tính công bằngtrong hoạt động áp dụng VBQPPL của các chủ thé có thẩm quyên

1.2.2 Yêu cau áp dụng văn bản quy phạm pháp luật nhất quan

Pháp luật là công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội đặc biệt được bảo đảm bằngquyên lực công đặc biệt của nhà nước Nên bất cứ sai sót nào trong việc áp dụngVBQPPL của chủ thé có thâm quyền cũng sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêmtrọng ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tô chức trong xãhội Do đó, yêu cầu áp dụng VBQPPL một cách nhất quán là một đòi hỏi chínhđáng, một nhu cầu cấp thiết của toàn xã hội

Pháp luật là một thể hoàn chinh đứng dau là Hiến pháp sau đó là các văn banluật và văn bản đưới luật Hiến pháp là một sản phâm của xã hội tiến bộ, là một

Trang 25

bộ phận quan trọng nhất của pháp luật Do đó, thé hiện đầu tiên của tính nhất quántrong hoạt động áp dụng VBQPPL đó chính là bao dam tính tối thượng của Hiếnpháp Trong hệ thông pháp luật, Hiến pháp được xem là luật co bản, mang tinhnguyên tắc, chi phối hầu hết mọi hoạt động xã hội mang tính phô biến Hiến phápluôn báo đảm thể hiện đầy du nhất ý chí của toàn thé nhân dân, đúng dat nhấtnhằm đáp ứng yêu cầu của nên dân chủ, của việc thừa nhận và khẳng định chủquyên của nhân dân trên thực tế Với các nội dung quan trọng bậc nhất như vậy,Hiến pháp trở thành đạo luật mâu yêu cầu mọi VBQPPL được ban hành phải phùhợp với Hiến pháp Theo đó, mọi hoạt động của cơ quan nhà nước đặc biệt là hoạtđộng áp dụng VBQPPL phải tuân thủ Hiến pháp, không được trái với đạo luật

mẫu này

Do tính nhất quán của hoạt động Áp dụng VBQPPL được thê hiện qua rấtnhiều khâu, giai đoạn khác nhau nên yêu cầu và điều kiện của hoạt động này cũngcần phải được thê hiện trong từng khâu, từng giai đoạn cụ thể:

Một là, đối với hoạt động xáy dựng pháp luật

Hoạt động xây dựng pháp luật là cơ sở quan trọng xây dựng nội dung của hệthống pháp luật quyết định phan lớn tính nhất quán của hoạt động áp dụngVBQPPL Đầu tiên, hoạt động xây dựng pháp luật phải được tiến hành theo đúngtrình tự, thủ tục và được chủ thể có thâm quyền ban hành do pháp luật quy định.Các bộ phận chuyên môn soạn thảo cần phải đây mạnh hơn nữa kỹ năng lập phápcủa mình, đặc biệt là trong việc sử dụng ngôn từ dé hiểu, đơn giản tránh tình trạngtổn tại nhiều cách hiểu cho hoạt động áp dụng VBQPPL Hơn nữa, cần phải đánhgiá thực tiễn nhu cầu điều chỉnh của đời sống xã hội kết hợp với hoạt động lấy ýkiến của nhân dân dé hoạt động áp dụng VBQPPL được thực hiện một cách nhấtquán, thé hiện ý chí của toàn dân Can phải nhận thức rõ các văn bản có tính chấtquy định chi tiết các quy định lập pháp hay để tô chức thi hành phải phù hợp vớicác văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn dé tạo ra một trật tự thức bậc ma qua đóHiến pháp được bảo đảm tôn trọng với thứ bậc cao nhất

Bên cạnh đó, nội dung các bộ luật, đạo luật hay các văn bản dưới luật đềuphải cụ thê hóa và phù hợp với nội dung, tinh thần của Hiến pháp Cùng với hoạt

Trang 26

động soạn thảo, các co quan, tô chức, cá nhân có thâm quyền cũng cần phải ràsoát lại hệ thông văn bản quy phạm pháp luật một cách thường xuyên để có nhữngsửa đổi, bổ sung sao cho phủ hợp, bao dam tính thống nhất của hệ thống phápluật Theo đó, mọi quy định trái với Hiến pháp đều phải bi coi là vô hiệu, không

được áp dụng trên thực tế và loại bỏ khỏi hệ thống pháp luật.

Hai là, đối với hoạt động áp dụng pháp luật

Áp dụng VBQPPL là một hình thức của hoạt động áp dụng pháp luật, do

mang tính quyển lực nhà nước nên cần phải được thực hiện một cách thống nhất,

nhất quán Hiến pháp phải được coi là nguồn pháp luật dau tiên va quan trongnhất để xác định căn cứ pháp lý cho các hoạt động áp dụng pháp luật Trong xãhội hiện đại, khi mà pháp luật quản lý toàn bộ đời sống xã hội, đòi hỏi việc ápdụng pháp luật phải được căn cứ vào các văn bản pháp luật đặc biệt là Hiến pháp.Khi viện dẫn bất kỳ một căn cứ nào trong áp dụng pháp luật, các chủ thê tiến hànhphải xem xét một cách cân thận, kỹ càng vé tính hợp hiến của các nguồn được

viện dan cũng như căn cứ pháp lý được áp dụng Hoạt động của các cơ quan nhà

nước, nhà chức trách cần phải được tiến hành một cách nhất quán dựa trên cơ sởquy định pháp luật pháp luật.

Ngoài ra, do giữa các nhánh quyền lực nhà nước có sự phân công, phối hợp

và kiểm soát lẫn nhau nên sẽ bảo đảm được hoạt động của các cơ quan nhà nước

có thâm quyển đặc biệt là trong việc áp dụng VBQPPL sẽ thé hiện được tính nhấtquán Mỗi khi xuất hiện bất ky biéu hién vi hién, trai pháp luật nao thì các nhachức trách có thâm quyền phải tiến hành ngay lập tức việc xử lý vi phạm dé bảođảm các quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân, nền dân chủ được tôn trong, nênpháp chế bảo đảm được sự thống nhất trên quy mô toàn xã hội

1.3 Yếu tổ bảo đảm và yếu to ảnh hướng đến áp dụng văn bản quy phạmpháp luật công bằng, nhất quán

1.3.1 Yếu tổ bảo dam

1.3.1.1 Hệ thống pháp luật

Day là yếu tố quan trọng nhất trong mục tiêu bao dam công bằng, nhất quán

bởi chỉ khi có một hệ thống pháp luật tốt, đáp ứng các tiêu chí dé ra thì mới đạt

Trang 27

được công bằng, nhất quán trong việc áp dụng VBQPPL Hệ thống pháp luật tốttrong nội dung bảo đảm tính công bằng, nhất quán phải đáp ứng được các yêu cầu

về tính toàn diện; tính phù hợp; tính đồng bộ, thông nhất với kỹ thuật pháp lý cao,mang tính khoa hoc va hướng tới sự hài hòa hóa trên phạm vi toàn xã hội dé có

cơ sở nhận được sự tôn trọng của toàn xã hội, đáp ứng được yêu cầu của nguyêntắc pháp chế trong hoạt động xây dựng pháp luật (như đã được phân tích ở trên)

- Tính toàn điện

Tinh toàn diện của hệ thống pháp luật thé hiện ở cấu trúc hình thức của nó,nghĩa là hệ thống pháp luật phái có khả năng đáp ứng được nhu câu điều chỉnhtrong các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội Nha nước thực hiện quản lýđời sống xã hội bằng pháp luật trên mọi lĩnh vực quan trọng đòi hỏi cần phải điềuchỉnh bằng pháp luật cho nên pháp luật cần phải đáp ứng yêu câu bao quát toàn

bộ đời sống xã hội, đặc biệt là đối với các quan hệ xã hội quan trọng có tính điểnhình, phô biến Ngoài ra, pháp luật cần phải dự đoán trước được các tình huống

có thé xảy ra trong thực tế để tránh tình trạng khi một quan hệ xã hội mới xuấthiện lại không có quy định pháp luật điều chỉnh gây khó khăn trong hoạt động ápdụng pháp luật Đồng thời, với tốc độ phát triển nhanh chóng của xã hội hiện nayđặc biệt là trong thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0, thì tất yếu sẽ xuất hiện nhiềuquan hệ xã hội ma pháp luật chưa điều chính kip, lúc này đòi hỏi các co quan nhanước có thâm quyền can phải ban hanh các văn ban sửa đổi, bổ sung một số cácquy định pháp luật hay văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành pháp luậtliên quan để đáp ứng nhu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội mới xuất hiện nàybằng pháp luật

Tính toàn diện của hệ thống pháp luật còn thé hiện ở việc ban hành đầy đủ

các văn bản quy định chi tiết các văn bản, quy định pháp luật trong những trườnghợp can có sự quy định chi tiết Việc yêu cầu quy định chi tiết một số điều củaluật, cũng như hướng dẫn thi hành pháp luật sẽ hạn chế được phân lớn sự lúngtúng của cơ quan nhà nước, cá nhân có thâm quyền trong hoạt động áp dụng phápluật, hạn chế tình trạng chờ công văn hướng dẫn khi có yêu câu giải quyết vụ việc

cụ thé Chính hoạt động quy định chi tiết, hướng dẫn trước khi xuất hiện vụ việc

Trang 28

trên thực tế sẽ rút ngắn được thời gian giải quyết vụ việc, tránh gây lãng phí tiềncủa và góp phân bảo đám khi văn bán pháp luật có hiệu lực thì nó cũng đã có đủcác điều kiện dé có thé được tổ chức thực hiện ngay trên thực tế.

- Tỉnh phù hợp

Pháp luật là hiện tượng xã hội là hiện tượng có tính khách quan, pháp luậtsinh ra do nhu câu đòi hỏi của xã hội nên nó phải phản ánh đúng nhu cầu kháchquan của xã hội, xuất phát từ thực tiễn cuộc sông và phù hợp với các điều kiệnkinh tế - xã hội của quốc gia C.Mác cho rằng, “ Nhà làm luật phải tự coi mình

nh một nhà sinh vat học Họ không làm ra luật, không sáng tạo ra luật mà chỉthể thức hóa luật Chung ta sẽ phải chê trách nhà làm luật vỀ sự tùy tiện nếu nhựong ta thay thé bản chất của sự việc bằng nhiều điểm bia đặt 3

Hệ thống pháp luật được xây dựng cần phải bảo dam sự tương quan với trình

độ phát triên kinh tế - xã hội của đất nước cũng như sự hợp tác, phát triển với cácquốc gia trong khu vực và trên trường quốc tế Pháp luật là sự khái quát hóa, môhình hóa nhu câu điều chỉnh các quan hệ xã hội bằng pháp luật xuất phát từ đờisống kinh tế - xã hội cũng như thê hiện ý chí của lực lượng câm quyên Do vậy,chính sự phù hợp của các văn bản quy phạm pháp luật với điều kiện kinh tế - xãhội của đất nước sẽ bảo đảm hiệu quả hoạt động thực hiện pháp luật Khi phápluật phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội thì pháp luật đó sẽ được đại đa số ngườidân chấp nhận và được tự giác thực hiện, qua đó thúc đây sự phát triển của quốcgia đó Ngược lại, nếu pháp luật không phù hợp với hình thái kinh tế - xã hội củadat nước thì pháp luật đó sẽ can trở sự phát triển của quốc gia cũng như khôngđược chấp thuận từ phía nhân dân và dan dan có thé sẽ gây ra cai cách xã hội cũngnhư bạo loạn trên lãnh thổ quốc gia

Ngoài pháp luật, trong đời sống xã hội còn tồn tại những công cụ điều chỉnhcác quan hệ xã hội khác như đạo đức, phong tục tập quán, tín điều tôn giáo Cáccông cụ điều chỉnh quan hệ xã hội này không tổn tại độc lập mà có sự tác độngqua lại lẫn nhau Cu thé, pháp luật chỉ có thé phat huy được vai trò, gia trị khi vachỉ khi có sự tác động cùng chiều, phù hợp với những công cụ điều chỉnh khác

13 C.Mác — Ph.Ăng ghen, Todn tap, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, H.1995, tr.232.

Trang 29

Do vậy, hệ thông pháp luật đòi hỏi phải phù hợp với phong tục, tập quán, nhữngtruyền thống tốt đẹp của dân tộc, phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hoá cao đẹpcủa nhân dân các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Nhờ có sự phù hợp vớiđạo đức, văn hóa dân tộc, với thuần phong mỹ tục của đất nước và các công cụ

điều chỉnh quan hệ xã hội khác, chất lượng của hoạt động điều chỉnh quan hệ xã

hội bằng pháp luật được nâng cao Qua đó, thúc đây sự tôn trọng và ý thức thựchiện pháp luật một cách nghiêm minh, tự giác ở người dân và đặc biệt là đối vớicác cá nhân có thâm quyền áp dụng pháp luật

Ngoài ra, pháp luật còn phải phù hợp với điều kiện, xu hướng phát triển củapháp luật quốc tế và các quốc gia trong khu vực Trong thời kỳ hội nhập và hợptác giữa các quốc gia được đây mạnh như hiện nay, đòi hỏi pháp luật quốc giaphải phù hợp với các điều ước quốc tế mà quốc gia 1a thành viên cũng như vớicác nước lân cận trong khu vực dé bảo đảm sự phát triển, hợp tác đồng đều giữacác quốc gia Hệ thống pháp luật quốc gia phải được xây dựng phù hợp với cácnguyên tắc cơ bản của các điều ước và thông lệ quốc tế, tiếp thu và sử dụng cóhiệu quả lý luận, kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật của các quốc gia có trình độlập pháp phát triển trên thé giới

Đặc biệt, với mỗi quan hệ xã hội cần phải có phương pháp điều chỉnh riêngsao cho phù hợp với tính chất, tần suất xuất hiện của loại quan hệ xã hội đó Chấtlượng của hệ thông pháp luật còn biểu hiện ở việc lựa chọn phương pháp điều

chỉnh pháp luật phù hợp cho mỗi loại quan hệ xã hội Việc lựa chọn phương pháp

điều chỉnh pháp luật phụ thuộc vào nội dung, tính chất của các quan hệ xã hội mapháp luật điều chỉnh và ý muốn chủ quan của nhà làm luật thông qua sự nhậnthức, sự tính toán của họ về những lĩnh vực, những vấn để cần điều chỉnh pháp

luật trong mỗi giai đoạn lịch sử của sự phát triển xã hội Sự lựa chọn phương pháp

điều chỉnh pháp luật không đúng, không phủ hợp sẽ làm mat đi hoặc giảm di tínhhiệu quả của pháp luật, bởi khi đó sẽ không đạt được mục đích mong muốn hoặc

chỉ đạt được ở mức độ thấp.

- Tinh dong bộ, thống nhất

Trang 30

Đây là nội dung yêu cầu đặc biệt của hệ thống pháp luật bảo đảm cho việc

áp dụng VBQPPL công bằng va nhất quán Bat kỳ một quy phạm hay văn banquy phạm pháp luật nao cũng nằm trong tông thê hệ thống pháp luật của nha nướcnên nó có những mối liên hệ và những sự rang buộc nhất định với nhau Việc banhành VBQPPL phải được diễn ra đúng các quy định của pháp luật về nội dung,trong đó tat cả các văn bản phải phù hợp với Hiến pháp, với Luật, văn bản cấpdưới phải phủ hop với văn bản của cấp trên; đúng các quy định về thâm quyên,thê thức, trình tự, thủ tục; mọi văn bản quy phạm pháp luật ban hành trai pháp luậtđều phải được phát hiện và xử lý Chính sự đồng bộ, ràng buộc giữa các văn bánpháp luật với nhau theo cả chiều ngang và chiều dọc đều có giá trị tới sự tác động,điều chỉnh của pháp luật Việc thực hiện một quy phạm pháp luật hay một chếđịnh luật không tốt có thé sẽ làm việc thực hiện các quy phạm, các chế định phápluật khác gặp nhiều khó khăn thậm chí là không thé thực hiện được, tuỳ theo vịtrí, vai trò và các mối liên hệ của nó với các yếu tố, các bộ phận khác

Sự thống nhất của hệ thống pháp luật là điều kiện cần thiết bảo đảm cho tínhthống nhất về mục đích của pháp luật và sự triệt dé trong việc thực hiện pháp luật.Tính thống nhất của hệ thông pháp luật được thê hiện trong cả hệ thống cũng nhưtrong từng bộ phận hợp thành của hệ thống pháp luật ở các cấp độ khác nhau,nghĩa là giữa các ngành luật trong hệ thống pháp luật; giữa các chế định pháp luậttrong cùng một ngành luật; giữa các quy phạm pháp luật trong một chế định phápluật cũng phải thống nhất Không có các hiện tượng trùng lặp, chồng chéo, mâu

thuẫn lẫn nhau của các quy phạm pháp luật trong mỗi bộ phận và trong các bộ

phận khác nhau của hệ thông pháp luật Điều này đòi hỏi các văn bản quy phạmpháp luật được ban hành không chi bảo dam sự thống nhát, hai hoà về nội dung

ma còn phái bảo đảm tính thứ bậc của mỗi văn bản về giá trị pháp lý của chúng.Ngoài ra, cần phải đánh giá mức độ hệ thống hóa và sự tổn tại của nhiều bộ

luật cũng được coi là biểu hiện của một hệ thống pháp luật hoàn thiện Tính hệ

thống hóa cao là bảo đảm rất quan trọng cho việc thực hiện pháp luật dé dang,thuận lợi và chính xác.

- Kỹ thuật lập pháp

Trang 31

Kỹ thuật lập pháp được hiệu là bao gồm tổng thể những phương pháp, cáchthức hay biện pháp được sử dụng trong hoạt động xây dựng pháp luật qua đó bảođảm hiệu quả của hoạt động điều chỉnh các quan hệ xã hội bằng pháp luật Cầnphải xác định chính xác hang loạt những nguyên tắc, trình tự xây dựng pháp luật

dé bao đám sao cho văn bản quy phạm pháp luật được ban hành bao đảm tinhkhách quan, tính dân chủ, tính chính xác và phủ hợp với điều kiện phát triên kinh

tế - xã hội của đất nước

Trước tiên, kết cấu của mỗi văn bản pháp luật phải báo dam được cấu trúclogic, chặt chế; ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản phải chính xác, phổ thông,cách diễn đạt phải rõ ràng, dé hiểu, bảo đảm tính cô đọng và một nghĩa Đối vớinhững thuật ngữ chuyên môn can xác định rõ nội dung đều được giải thích trongvăn bản Quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật phải thường xuyên áp dụngcác phương tiện, các cách tiếp cận, các kỹ thuật pháp lý, các bài học giá trị tiêntiễn của các quốc gia phát triển trong lĩnh vực điều chỉnh pháp luật Dé có chấtlượng các văn bản pháp luật phải được xây dung đúng thẩm quyên, đúng trình tu,thủ tục luật định, có tên gọi phù hợp với nội dung thê hiện, hình thức rõ rảng, déthực hiện.

Vì quy phạm pháp luật là bộ phận nhỏ nhất của pháp luật nên muốn đạt được

kỹ thuật pháp lý của toàn bộ hệ thống pháp luật thì cần phải bảo đảm các yêu cầutrong hoạt động xây dựng quy phạm pháp luật Nội dung các quy phạm pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng với một trình độ kỹ thuật pháp lýcao có kết cấu chặt chẽ, logic, các thuật ngữ pháp lý được sử dụng chính xác, mộtnghĩa, lời văn trong sang, ngắn gon, dễ hiểu, phù hợp với khả năng nhận thức củaquang đại quan chúng nhân dân Một khi bảo dam được các yêu cầu nêu trên thi

sẽ hạn chế tối đa những thiếu sót, sơ hở của pháp luật qua đó ngăn ngừa được tinhtrạng lợi dụng những kẽ hở, lỗ hồng trong hệ thống pháp luật để thực hiện hành

vi xâm phạm đến quyên, lợi ích của những cá nhân khác Khi đó, việc áp dụngVBQPPL công bằng, đặc biệt là tính nhất quán sẽ được bảo đảm

- Mang tính khoa học và hướng tới sự hài hòa trên phạm vi toàn xã hội

Trang 32

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung cho toan xã hội va là một sảnphâm với sự tham gia nghiên cứu của khoa học pháp lý với các chủ thê tham giasoạn thảo đa phần là các chuyên gia đầu ngành pháp luật cũng như các lĩnh vựcchuyên môn Do vậy, hệ thống pháp luật phải mang tính khoa học bởi nó đượcđúc kết từ quá trình nghiên cứu từ lý thuyết đến thực tiễn, trải qua bao giai đoạn

từ dự thảo, soạn thảo, trình phê duyệt, của từng văn bản pháp luật Không nhữngvậy, việc hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật cũng phải được thực hiệnmột cách khoa học, logic, chặt chẽ với nhau Đồng thời, các trình tự, thủ tục thựchiện pháp luật, áp dụng pháp luật phải được quy định sao cho phù hợp, khoa học,hợp lý Tính khoa học của hệ thống pháp luật không chỉ hướng tới một quy trìnhhiệu quả, mà còn tới cả chất lượng của văn bản pháp luật và quy phạm pháp luật

cụ thể

Pháp luật quản lý mọi mặt của đời sống xã hội trên phạm vi toàn lãnh thổcủa quốc gia nên hệ thống pháp luật phải được xây dựng sao cho bảo đảm được

điều kiện áp dụng giữa các khu vực là như nhau Có thê thấy một thực tế rằng

giữa các khu vực lại có sự khác nhau về điều kiện kinh tế, trình độ dân trí, phongtục tập quán nên đòi hỏi pháp luật phải hướng tới sự hài hòa trên phạm vi toàn xãhội dé bao dam cho việc áp dụng pháp luật được một cách nhất quan, công bằng.1.3.1.2 Đội ngũ thực hiện áp dụng văn bản quy phạm pháp luật

Áp dụng pháp luật nói chung hay áp dụng VBQPPL là hoạt động đặc thù docác cơ quan hoặc các chủ thê có thâm quyền tiến hành Do đây 1a hoạt động mangtính quyền lực nha nước cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến quyên, lợi ích của các

cá nhân, tô chức trong xã hội nên pháp luật quy định rất cụ thể về thẳm quyên tiếnhành, trình tự, thủ tục áp dụng VBQPPL Dé đáp ứng yêu cầu áp dụng VBQPPLcông bang, nhất quán thì không thé không đề cập đến yếu tô đội ngũ cán bộ, côngchức nhà nước thực hiện áp dụng văn bản quy phạm pháp luật Đội ngũ cán bộ,công chức là yếu tố cực kỳ quan trong ảnh hưởng trực tiếp đến tinh công bằng,nhất quán trong hoạt động áp dụng VBQPPL bởi lẽ họ nhân danh nhà nước, sửdụng quyên lực nhà nước cá biệt hóa các quy phạm pháp luật dé áp dụng giảiquyết những vụ việc cụ thé trong đời sống của nhân dân Vì vay, năng lực phẩm

Trang 33

chất, bản lĩnh của chủ thé áp dụng pháp luật là một nhân tố quan trọng ảnh hưởngtrực tiếp đến tinh công bằng, nhất quán của hoạt động áp dụng VBQPPL.

Bộ máy nha nước nói chung hay đội ngũ thực hiện hoạt động áp dụng phápluật nói riêng cần phải được tô chức bảo đảm tính khoa học, có sự phân công rỡràng vé chức năng, nhiệm vu, quyền hạn, thâm quyển của mỗi cơ quan, mỗi bộphận dé tránh tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn, cản trở nhau trong công việc.Việc quy định không thông nhất, phân định không rõ rang phạm vi, thâm quyểncủa các cơ quan có thể dẫn đến tình trạng nhiều cơ quan tranh nhau giải quyếtcùng một vụ việc và tinh trạng dun day trách nhiệm trong việc giải quyết yêu cầucủa người dân Đội ngũ thực hiện áp dụng VBQPPL phải năng động, sáng tạo,dám nghĩ dám làm, chủ động trong công việc cũng như phái bảo đảm sự phối hợpnhịp nhàng, hợp tác lẫn nhau dé bảo dam tính công bằng, nhất quán trong hoạtđộng áp dụng pháp luật.

Có thê thấy, số lượng công việc hay đòi hỏi của tính chất công việc giữa cácđịa phương, khu vực trong nước 1a khác nhau Điền hình như ở các thành phố lớn,nhu cầu của hoạt động áp dụng pháp luật thường lớn hơn so với các địa phươngcũng như tính chất các công việc cần phái giải quyết ở các thành phố thường phứctạp hơn Vì vậy, tại các thành phố lớn thường xảy ra tình trạng quá tải công việc,không đủ đội ngũ nhân lực đề làm việc trong khi các địa phương khác lại xảy ratình trạng nhiều cán bộ ngôi chơi, không có việc làm Theo đó, đội ngũ cán bộ,công chức áp dụng pháp luật cần phải được phân bé sao cho hợp lý giữa các địaphương và các thành phố lớn ca về số lượng lẫn trình độ chuyên môn

Đặc biệt, do người nắm giữ quyền lực nha nước thường có xu hướng mởrộng do tha hóa quyền lực nên đòi hỏi đội ngũ áp dụng VBQPPL phải luôn đượctrau đổi về chuyên môn, nghiệp vu, đạo đức, nâng cao tinh thần trách nhiệm, bảitrừ tệ nạn tham nhũng, quan liêu, cửa quyên, sách nhiễu và thờ ơ lãnh đạm đối với

quyên, lợi ích của nhân dân và Nhà nước Hiện nay, yêu cầu đặt ra cho việc kiểm

soát quyền lực nhà nước là rất cần thiết trong hoạt động của các chủ thể áp dụngpháp luật nên yêu cầu áp dụng VBQPPL nhất quán có ý nghĩa rất quan trọng.1.3.1.3 Cơ sở vật chất

Trang 34

Việc áp dụng VBQPPL có thê được tiến hành kịp thời hay không, nhanh haychậm, nhất quán ra sao, bảo đảm công bằng như thế nào phụ thuộc vào nhiều cơ

sở vật chất được đầu tư, trang bị phục vụ cho hoạt động áp dụng pháp luật

Cơ sở vật chất báo đảm cho việc áp dụng VBQPPL thống nhất, công bằngtrước hết phải kê đến trụ sở, điều kiện làm việc của cán bộ, công chức, viên chức.Một yêu cầu đặt ra đó là cần phải bảo đảm diện tích mặt bằng cần thiết dé cho cácphòng ban chuyên môn, thuận lợi cho việc đi lại của người dân Đông thời, trangthiết bị của các co quan nhà nước cũng cần phải được kiểm tra thường xuyên,nâng cấp, phù hợp với năng lực khai thác của đội ngũ cán bộ Đối với hoạt động

áp dụng pháp luật được thực hiện bên ngoài trụ sở cơ quan, cần phải có sự đầu tư

và chọn lựa kỹ càng đặc biệt là những máy móc kỹ thuật chuyên môn, nghiệp vụ.Đặc biệt nhiều máy móc kỹ thuật trong nước không thé tự sản xuất ma phái nhập

ở nước ngoai, thông qua hoạt động kiêm định, bảo dưỡng thường xuyên dé bảođảm điều kiện sử dụng cũng như việc lắp đặt các phương tiện kỹ thuật này trênthực tế cũng tiêu tốn một khoản lớn tiền bac từ ngân sách nhà nước Đây là cácphương tiện kỹ thuật, máy móc thiết bị thiết yếu để kiêm soát việc thực hiện phápluật của người dân qua đó quyết định việc áp dụng VBQPPL của cơ quan, chủ thê

có thâm quyền bảo đảm tính công bằng, nhất quán

Bên cạnh đó cũng cần phải trang bị những phương tiện, thiết bị hỗ trợ choviệc áp dụng pháp luật bao gồm: (i) phương tiện thông tin liên lạc như điện thoại,

mang internet; (11) các phương tiện di chuyén; dé bảo đảm thuận lợi nhất cho

hoạt động áp dụng VBQPPL Đồng thời, cũng cần phải đây mạnh xây dựng chínhphủ kiến tạo, xây dựng hệ thông cơ sở dữ liệu quốc gia, công thông tin điện tử déphục vụ nhân dân đáp ứng với yêu cầu cách mạng số

1.3.2 Yến tổ anh hưởng

1.3.2.1 Yêu cầu của việc xây dựng nhà nước pháp quyên

Theo định nghĩa của Giáo trình Lí luận chung về Nhà nước và pháp luật củaTrường Đại học Luật Hà Nội: “Nhà nước pháp quyền là nhà nước dé cao vai trocủa pháp luật trong đời sống nhà nước và xã hội, được tô chức, hoạt động trên

cơ sở một hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng và các nguyên tắc chủ quyên

Trang 35

nhân dân, phân công và kiểm soát quyên lực nhà nước nhằm bảo đảm quyền conngười, tự do cá nhân, công bằng, bình đẳng trong xã hoi’ Việt đặt ra yêu cầuxây dựng nhà nước pháp quyên 1a yếu tố cực kỳ quan trọng anh hưởng trực tiếpđến tính công bằng, nhất quán của hoạt động áp dụng VBQPPL của các chủ thê

có thâm quyền Trong nha nước pháp quyền, pháp luật luôn luôn được dé cao vàtôn trọng, được thực hiện một cách nghiêm chỉnh và được bảo vệ bằng quyển lựcnhà nước.

Trong tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyên, đòi hỏi tất cả các cơ quan

và nhân viên nhà nước đều phái tuyệt đối tuân thủ Hiến pháp và pháp luật tronghành vi của minh va chỉ được làm những gì mà Hiến pháp và pháp luật cho phép.Hay nói cách khác, các cơ quan, nhân viên nhà nước phải phục tùng pháp luật và

bị ràng buộc bởi pháp luật Luc nay, mọi hoạt động áp dụng VBQPPL của các chủthể có thâm quyên đều phải dựa trên những quy định và trình tự, thủ tục được ghi

nhận trong các đạo luật Theo đó, có thê khẳng định yêu cầu về việc xây dựng nhà

nước pháp quyển sé lam kim chỉ nam định hướng cho việc áp dụng VBQPPLđược nhất quán, bảo đảm công bằng xã hội

1.3.2.2 Ý thức pháp luật

Trong đời sông xã hội, không có yếu tố nào của quá trình điều chỉnh phápluật lại không có mối liên hệ hoặc thiếu đi sự anh hưởng, chi phối của ý thức phápluật Theo định nghĩa trong giáo tình Lí luận chung về Nhà nước và pháp luật —Trường Dai học Luật Hà Nội: “Y £ứe pháp luật là tong thê những học thuyết, tư

tưởng, quan điểm, quan niệm, thai do, tình cam của con người đối với pháp luật

và các hiện tượng pháp li khác, thé hiện mối quan hệ giữa con người đối với phápluật (pháp luật đã qua, pháp luật hiện hành và pháp luật cần phải có) và sự đánhgiá về mức độ công bằng, bình đẳng; tính hợp pháp hay không hợp pháp đối vớicác hành vi, lợi ích hoặc quan hệ từ thực tiễn đời sống pháp lí và xã hội "7 Đặcbiệt là trong hoạt động áp dụng VBQPPL, yếu tô ý thức pháp luật pháp luật luôn

có ảnh hưởng rất lớn đến tính công bằng và nhất quán của hoạt động này Nhìn

4 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Li luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Tư pháp, tr 170.

15 Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Li luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Tư pháp, 2022, tr 441

Trang 36

chung, tat cả các chủ thé có thẩm quyền áp dụng pháp luật đều cần phải có ý thứcpháp luật tích cực để tiến hành chức năng, nhiệm vụ của mình phù hợp với mụcđích, yêu câu đã đề ra.

Hoạt động áp dụng VBQPPL không những thê hiện ý thức pháp luật của cán

bộ, công chức có thâm quyển ma còn đóng vai trò quan trọng trong việc hìnhthành thái độ tinh cảm của người bị áp dụng pháp luật Nêu những cơ quan, tổchức, cá nhân có thẩm quyển áp dụng pháp luật thực hiện hành vi sai trái hay cótâm lý pháp luật tiêu cực sẽ dẫn đến thái độ coi thường pháp luật của người dân

và nguy hiểm hơn là có thê làm cho nhân dân không tin vào pháp luật và chế độnữa Ngược lại, nêu những chủ thé có thâm quyền nêu trên có ý thức pháp luậttích cực thì sẽ thực hiện nghiêm chỉnh những điều ma pháp luật cho phép qua đónâng cao niềm tin của nhân đân đối với pháp luật, thay được gia tri của việc tôntrọng pháp luật và thực hiện chính xác, tuân theo pháp luật và chủ động vận động,phô biến pháp luật cũng như lên án những hành vi trái với quy định pháp luật.Cho nên, việc dé cao ý thức pháp luật của những chủ thê nay là điều cần thiết dénâng cao chất lượng, hướng tới mục tiêu công bằng, nhất quán trong hoạt động ápdụng VBQPPL.

1.3.2.3 Truyền thống văn hóa và thói quen

Truyền thống theo nghĩa chung nhất được hiéu là những hiện tượng văn hóa

— xf hội, bao gồm tư tưởng, tình cảm, tập quán, thói quen, phong tục, lỗi sống,cách hành xứ được hình thành trong những điều kiện lich str nhất định, được bảotồn qua năm tháng trong đời sống vật chất và tinh thần của các cộng đồng xã hộikhác nhau và có thể chuyển giao từ thế hệ nảy qua thế hệ khác Khi điều kiện lịch

sử thay đồi, truyền thống cũng có những chuyển biến nhất định chứ không phải làbat biến, vĩnh cửu trong mọi thời dai!®

Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động áp dụng VBQPPL của các chủthé có thẩm quyên Trước tiên, truyền thống sẽ góp phan suy tôn, gin giữ nhữnggia trị quý giá được coi là cốt lõi, tạo nên bản sắc riêng của dân tộc Nhờ đó,truyền thống thúc đây sự phát triển của đời sống xã hội, sự vận động đi lên của cả

16 http://giadinh.bvhttdl.gov.vn/khai-niem-truyen-thong-gia-tri-truyen-thong-gia-dinh/

Trang 37

cộng đồng dân tộc Với những giá trị tốt đẹp, tiến bộ này, chất lượng của hoạtđộng áp dụng pháp luật cũng được nâng cao đặc biệt là đối với yêu câu áp dụngVBQPPL nhất quán dé từng bước tiến tới mục tiêu công bằng xã hội.

Do xã hội vận động không ngừng ma các giá trị của truyền thống thườngmang tính cô hữu, duy trì nên đôi khi có sự không phủ hop với sự phát triển xãhội Điều này đã xuất hiện những hủ tục, lạc hậu, bảo thủ gây kìm hãm, níu kéo,làm chậm sự phát triển của một quốc gia, dân tộc Tất nhiên, những truyền thống

được coi là lạc hậu cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tính công bằng, nhất quán

trong hoạt động áp dụng VBQPPL Vì vậy, đòi hỏi cần phải hạn chế va dan xóa

bỏ những truyền thống không còn phù hợp, lạc hậu, lỗi thời so với sự phát triểnchung của toàn xã hội.

Thới quen luôn là yêu tô quan trọng ảnh hưởng đến hau hết mọi hoạt độngcủa chủ thể Người giữ thói quen tốt sẽ bảo đảm được thực hiện tốt các quy địnhpháp luật Ngược lại, người thường xuyên vi phạm pháp luật cũng sẽ gây ra bởinhững thói quen xấu ví đụ như thói quen vượt đèn đỏ, thói quen vượt âu

Đặc biệt, trong hoạt động áp dụng VBQPPL của chủ thê có thâm quyển cũng

có những ảnh hưởng bởi thói quen trong công việc Đối với những cán bộ thường

có thói quen sách nhiễu, đòi hỏi từ nhân dan dé vụ lợi cá nhân thì việc áp dụngpháp luật cũng sẽ không bảo đảm được mục tiêu công bằng, nhất quán Thậm chí,

họ còn có những hành vi bat chấp lương tâm, lam trái pháp luật dé đạt được nhữnglợi ích kinh tế cho bản thân mình Không những vậy, những thói quen xấu củanhững chủ thê có thâm quyền còn bị gây ra bởi những thói quen xấu, tiêu cực củangười bị áp dụng pháp luật Thực tế cho thấy rằng người bị áp dụng pháp luậtthường có thói quen đút lót, hối lộ để bảo đảm lợi ích của bản thân hay hậu quảpháp lý phải chịu là thấp nhất Dan dan, điều nay sẽ tạo nên sự tha hoá quyên lực

ở những cán bộ, chủ thé có thâm quyền hình thành cơ chế tiêu cực phải có phong

bì thì cán bộ nhà nước mới thực hiện công việc của mình một cách nhiệt tình Bên cạnh đó, còn có một bộ phận cán bộ, công chức thanh liêm, chính trực,nhiệt tình trong công việc, không ngần ngại giúp đỡ, phục vụ nhân dân Ho 1anhững người có thói quen nói không với phong bì, đút lót, nói không với vùng

Trang 38

cấm Qua đó, bảo đảm được tính công bằng, nhất quán trong hoạt động áp dụngVBQPPL trong thực tiễn đời sống.

1.3.2.4 Trình độ dân trí

Đối tượng của hoạt động áp dụng VBQPPL là người dân, và hoạt động naycũng ảnh hưởng trực tiếp đến quyên, lợi ích hợp pháp của họ Vì vậy, việc nhậnthức quyên lợi của ban thân là một điều cực ky quan trọng thé hiện thông qua trình

độ dân trí Một xã hội có trình độ dân trí cao không chỉ bảo đảm cho nhận thứcpháp luật của họ một cách đúng đắn, nhờ đó kiểm tra, giám sát được hoạt động ápdụng VBQPPL của các chủ thé có thâm quyển Nhờ có cơ chế kiểm tra, giám sát

từ phía người dan, các chủ thé co thâm quyền sẽ không dam sách nhiễu nhân dan,không dám làm điều trái pháp luật Trong trường hợp xảy ra những vi phạm tronghoạt động áp dụng pháp luật, người dân sẽ chủ động khiếu nại, tố cáo thậm chí làkhởi kiện hành vi hành chính, quyết định hành chính của chủ thé có thẩm quyển

dé bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của ban thân

Trang 39

KÉT LUẬN CHƯƠNG 1Trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa Việt Nam

và tiến trình hội nhập quốc tế như hiện nay, áp dụng văn bản quy phạm pháp luật

công bằng, thống nhất đã trở thành nhiệm vụ, mục tiêu hàng đầu của sự phát triển.

Chương 1 của luận văn đã khái quát về khái niệm áp dụng VBQPPL công bằng,nhất quán cũng như chỉ ra đặc điểm của hoạt động này

Đề hoạt động áp dụng VBQPPL được nhất quán, công bằng thì cần phải đápứng những yêu câu trong đó phải bao dam mọi công dân đều bình đẳng trước phápluật, việc xử lý vi phạm pháp luật được thực hiện nhanh chong, nâng cao trình độdân trí đối với các vấn đề của pháp luật Đồng thời, phải bảo đảm tính thượng tônHiến pháp, thống nhất trong công tác xây dựng pháp luật, áp dụng pháp luật.Ngoài ra, chương 1 của luận văn cũng nêu rõ về các yếu tố bảo đảm và yếut6 ảnh hưởng đến hoạt động áp dụng VBQPPL trên thực tiễn hoạt động áp động

áp dụng pháp luật.

Những nội dung được nêu ra tại chương 1 sẽ là cơ sở dé đánh giá thực trạng

của hoạt động áp dụng VBQPPL công bằng, nhất quán tại Việt Nam hiện nay tại

chương 2 và đưa ra quan điểm, giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động áp dụngVBQPPL tại chương 3.

Trang 40

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP

LUẬT CÔNG BẰNG, NHÁT QUÁN Ở VIỆT NAM2.1 Yếu tố bảo đảm áp dụng VBQPPL công bằng, nhất quán ở Việt NamCông bằng, nhất quán là khái niệm chỉ mang tính tính tương đối thể hiện quanhiều giai đoạn, qua nhiều bước khác nhau ví dụ như thông qua hoạt động xâydựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; hoạt động kiểm tra, ra soát văn bản

quy phạm pháp luật; hoạt động giải thích pháp luật; hoạt động hướng dan áp dung

pháp luật và hoạt động áp dụng pháp luật Dé đánh giá được thực trạng áp dụngVBQPPL công bằng, nhất quán ở Việt Nam thì tác giả thiết nghĩ cần phải đánhgiá thực trạng của các hoạt động nêu trên dé có cái nhìn toàn diện về tính côngbằng, nhất quán trong hoạt động áp dụng pháp luật nói chung và hoạt động ápdụng VBQPPL nói riêng.

2.1.1 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

2.1.1.1 Một số thành tựu đã đạt được

Đại hội Dang thứ XIII đã xác định mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng pháp luậttrong quá trình hướng tới nhà nước pháp quyển như sau: “Xay dung hệ thốngpháp luật day du, kip thoi, dong bộ, nhất quan, kha thi, công khai, minh bạch, onđịnh, lấy quyén và lợi ích hợp pháp, chính dang của người dan, doanh nghiệp làmtrong tâm thúc đẩy đôi mới sáng tạo, bảo dam yêu cầu phát triển nhanh, bênvững ” Do đó, có thê thấy tam quan trọng của hoạt động xây dựng, hoàn thiện

hệ thống văn bản pháp luật tại Việt Nam hiện nay Hoạt động nay vừa được coi lànhiệm vụ cấp bách cũng vừa được coi là mục tiêu chiến lược lâu đài

Nội dung cốt lõi của chiến lược hoàn thiện hệ thống pháp luật và tô chức thihành pháp luật đến năm 2030, định hướng đến năm 2030 bao gồm: “Hoan thiện

hệ thống pháp luật gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả tô chức thi hành pháp

luật, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, kha thi, công khai, minh bạch, on định, có

sức cạnh tranh quốc té lấy quyên và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân

17 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb CTQGST, H.202], t1,

Ngày đăng: 08/11/2024, 02:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
17. Trường đại học Luật Hà Nội, “Hoan thiện quy định pháp luật về ban hànhvan bản quy phạm pháp luật”, công trình hội thảo khoa học năm 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoan thiện quy định pháp luật về ban hànhvan bản quy phạm pháp luật
18. Nguyễn Thị Hoa Phượng, “Báo đảm pháp chế trong hoạt động ban hànhvan ban quy phạm pháp luật của Uy ban nhân dân tỉnh Ha Tĩnh hiện nay ”, Luan văn thạc sĩ Luật học năm 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo đảm pháp chế trong hoạt động ban hànhvan ban quy phạm pháp luật của Uy ban nhân dân tỉnh Ha Tĩnh hiện nay
19. Ts. Nguyễn Duy Phương, “Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật”, Bài viết trên tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 1 Kỳ 1 năm 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp trong hoạtđộng ban hành văn bản quy phạm pháp luật
20. ThS. Nguyễn Đặng Phương Tuyên, “Công tac hệ thống hoá văn ban quy phạm pháp luật của chính quyên địa phương cấp tính”, Tạp chí Nghiêncứu lập pháp số 05/2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tac hệ thống hoá văn ban quyphạm pháp luật của chính quyên địa phương cấp tính
21. Nguyễn Văn Cương, “Báo dam tinh ổn định của hệ thong pháp luật — yêu cầu quan trọng trong xây dựng, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 18 kỳ 2 năm 2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo dam tinh ổn định của hệ thong pháp luật — yêucầu quan trọng trong xây dựng, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật
22. Phạm Phương Chi, “Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồngnhân dan và Uy ban nhân dân tỉnh Phi Thọ ”, Luận văn thạc sĩ Luật học năm 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồngnhân dan và Uy ban nhân dân tỉnh Phi Thọ
23. PGS. TS. Phan Trung Hiền, “Bảo đảm tính thống nhất trong các văn bản quy định về xử phat vi phạm hành chính ”, Tạp chi Nghiên cứu Lập pháp số10 Ky 2 năm 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo đảm tính thống nhất trong các văn bảnquy định về xử phat vi phạm hành chính
24. Nguyễn Thi Thuy Hương, “Hoat động kiểm tra văn ban quy phạm pháp luật trên địa bàn thành pho Hà Nội — Thực trạng và giải pháp nâng caohiệu quả ”, Luận văn thạc sĩ Luật học năm 2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoat động kiểm tra văn ban quy phạm phápluật trên địa bàn thành pho Hà Nội — Thực trạng và giải pháp nâng caohiệu quả
45. Đào Minh Khoa, Diéu tra vụ án Thắm phán và thư ký tòa nhận tiền “chạyan", đường link: https://cand.com.vn/Ban-tin-113/Dieu-tra-vu-an-Tham-phan-va-thu-ky-toa-nhan-tien-chay-an-1555025/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: chạyan
34. TS. Nguyễn Thi Thúy (2019), Cong bằng và ý nghĩa của bảo đảm nguyên tắc công bằng trong tô tụng hành chính, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử.Đường link: https://tapchitoaan.vn/cong-bang-va-y-nghia-cua-bao-dam-nguyen-tac-cong-bang-trong-to-tung-hanh-chinh Link
35. Phan Thi Ha Dương (2023), Công bằng hay bình đẳng?, bao điện tửVnexpress. Duong link: https://vnexpress.net/cong-bang-hay-binh-dang-4579978.html Link
36. John Nathan, Hay nhất quán kiên định!!! đường link:https://careerviet.vn/vi/talentcommunity/hay-nhat-quan-kien-dinh.35A4EA1C.htm1 Link
38. Hài Triều (2022), Nguyên nhân chủ yếu của những bat cập trong dau thầu thuốc, thiết bị y té, đường link: https://congan.com.vn/tin-chinh/bo-truong-khdt-chi-ra-nguyen-nhan-thieu-thuoc-trang-thiet-bi-y-te_139820.html Link
39.Lé Son, Kiểm tra, rà soát văn bản pháp luật: Kip thoi, thận trọng, chính xác, quyết liệt, đường link: https://baochinhphu.vn/kiem-tra-ra-soat-van-ban-phap-luat-kip-thoi-than-trong-chinh-xac-quyet-Liet-102220701 145243283 htm Link
41. Bai viết: Ban nội chính trung ương nói về chùm án Việt A, đường link:https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/ban-noi-chinh-trung-uong-noi-ve-chum-an-viet-a-119230816223627545. htm Link
42. Huong Giang (2024), Xử lý đứt điểm sai phạm của cán bộ liên quan loạtdai an trong năm 2024, đường link: https://thanhtra.com.vn/phong-chong-tham-nhung/ho-so-tu-lieu/xu-ly-dut-diem-sai-pham-cua-can-bo-lien-quan-loat-dai-an-trong-nam-2024-219866.html Link
43. Tạ Hiện, Đã xét xử 12.244 vụ án kinh tế, tham những với 25.144 bị cáotrong 5 năm qua, đường link: https://vtv.vn/phap-luat/da-xet-xu-12244-vu-an-kinh-te-tham-nhung-voi-25144-bi-cao-trong-5-nam-qua-20230319182244607.htm Link
44.X. Thiên (2020), Nhiều vi phạm trong giải quyết thủ tục hành chính, đường link: https://baoquangngai.vn/channel/13024/202012/nhieu-vi-pham-trong-giai-quyet-thu-tuc-hanh-chinh-3033381/ Link
46. Lê Anh, Góc nhìn đại biểu: việc lay ý kiến trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luậ cần thục chất hơn đường link:https://quochoi.vn/gioithieu/Pages/default.aspx?ItemID=44598 Link
25. Trường đại học Luật Hà Nội, Gido frình Li luận chung về Nhà nước vàpháp luận, NXB. Tư pháp 2022 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w