Dé có thé đạt đượcbình đăng giới thực chất, một trong những biện pháp chiến lược được các mỗi quốc gia áp dụng đó là lồng ghép bình dang giới trong xây dựng hệ thống văn bản quy phạmpháp
Trang 1BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI
ĐÁNH GIA TÁC ĐỘNG VE GIỚI CUA CHÍNH SÁCH TRONG XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
MA SỐ: ĐTCB.04/23-ĐHLHN
CHỦ NHIỆM DE TÀI: THS LE THỊ HONG HANH
Hà Nội, 2024
Trang 2BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI
ĐÁNH GIÁ TÁC DONG VE GIỚI CUA CHÍNH SÁCH TRONG XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
MA SỐ: ĐTCB.04/23-ĐHLHN
CHỦ NHIEM ĐÈ TAI : THS LE THỊ HONG HANH
THU KY : THS NGUYEN HOAI ANH
Hà Nội, 2024
Trang 3DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA THUC HIEN DE TÀI
Tư cách STT Họ tên Don vị công tác
tham gia
1 ThS Lê Thị Hồng Hạnh Trường Đại học Luật Hà Nội Chủ nhiệm
2 ThS Lê Thi Phương Thuy Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam | Thành viên chính
3 ThS Ngô Linh Ngoc Trường Đại học Luật Hà Nội Thành viên chính
4 ThS Ngô Tuyết Mai Trường Đại học Luật Hà Nội Thành viên chính
5 ThS Nguyén Hoai Anh Trường Đại hoc Luật Ha Nội Thành viên chính,
Thư kí
Trang 4DANH MỤC TỪ VIET TAT
VBQPPL Van ban quy pham phap luat
DGTD Danh gia tac dong
DGTDCS Đánh giá tác động chính sách
TTHC Thủ tục hành chính
HTPL Hệ thống pháp luật
ĐBQH Đại biéu Quốc hội
UBTVQH Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
BLDTBXH Bộ Lao động, Thương binh và xã hội HLHPNVN Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
Trang 5MỤC LỤC
PHAN THỨ NHAT BAO CAO TONG HOP KET QUÁ NGHIÊN CUU 1 PHAN MỞ DAU cessssscssscossccnsccssccnsccesccensccnssccsccssscensecssccenscensecssecssccenseesseessesaes 2
1 Tinh cấp thiết của dé tai otc csescsssssesessestssesssstssesssetssstssestssesseesneeess 2
2 Tình hình nghiên cứu dé tai ccc eceescseseseseesessesscsessesssetssestssestssesestsneeess 4
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của dé tài ¿- 2s s+cx+x++xzEerxerxees 13
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2-2 + x+E+E£EE+E£EEEEErEeEkrkerkererkd 14
5 Các phương pháp nghiÊn CỨU - c2 3211133111831 1 1k 14
6.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đỀ tai eeeeeceeccccscsececececesecececsesesesesesescscseeeees 15
7 Kết cau của đề tài - - -cscct T1 211211112111111 1111111111111 111111011110 15 CHUONG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VE GIỚI CỦA CHÍNH SÁCH TRONG XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP
00v — 16
1.1 Khái niệm đánh giá tác động về giới của chính sách trong xây dựng văn bản
quy plham phap lat 20.0 = 16
1.1.1 Khải niệm gidi và một số khái niệm liên Le re 16
1.1.2 Khai niệm đánh gia tac động chính sách trong xây dựng văn ban quy phạm pháp THỘT - - - c0 6631311 81131118111911 1111911111 1111111 1111101111 kg vn 19
1.13 Khải niệm đánh giá tác động về giới của chính sách trong xây dựng
710/700 - á 24
1.2 Sự cần thiết đánh giá tác động về giới của chính sách trong xây dựng văn
lim tti0Irtr peng pT TE sau seemotserniisntig mesure season ess sn, 780008 so a et a 308 26
1.3 Nội dung đánh giá tác động về giới của chính sách trong xây dựng van ban
RSS” [BH PORTALS NHI ca vác nà: tung non HÀ nghành La 3Bhg kiEDAI 31G OBS BRR A hk SR 28
1.4 Phương pháp đánh giá tác động về giới của chính sách trong xây dựng văn
bản quy phạm pháp luật - - - + + 3333211333233 Errrrrs 30
1.5 Quy trình đánh giá tác động về giới của chính sách trong xây dựng văn bản
l0) 0971518971908) 0002757 1 34
Trang 61.6 Các yếu tô ảnh hưởng đến việc đánh giá tác động về giới của chính sách
CHƯƠNG 2 THUC TRẠNG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VE GIỚI CUA CHÍNH SÁCH TRONG XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁPLUAT Ở VIỆT NAM HIEN NAY 2 5 5° 552 se =sssesseseseesessesees 422.1 Thực trạng pháp luật về đánh giá tác động về giới của chính sách trong xây
dựng van bản quy phạm pháp luật - - - <5 2 33221 13+*E++evxeeeeeeeersss 42
2.1.1 Quy định pháp luật hiện hành về đánh giá tác động về giới của chính sách
trong xây dựng văn bản quy phạm pháp ÏHẬI 5-5555 55c +s‡++*s‡v+++seeeeess 42
2.1.2 Đánh giá quy định pháp luật hiện hành về đánh giá tác động về giới của
chính sách trong xây dung văn bản quy phạm pháp lHẬI ‹‹ -ss+ <5: 47
2.2 Thực tiễn thực hiện đánh giá tác động về giới của chính sách trong xây
dựng van bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay 5+ + 49
2.2.1 Kết quả đạt được về đánh giá tác động về giới của chính sách trong xây
dung văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay - + 55s s +5: 49
2.2.2 Hạn chế về đánh giá tác động về giới của chính sách trong xây dựng văn
bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hién H1đV s55 c5 533 + ‡++sv++sss+ 58
2.2.3 Nguyên nhân của hạn chế về đánh giá tác động về giới của chính sách
trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay 69
Tiểu kết chương 2 ¿5-56 cSkSSEE +8 E211181121111111111111111111111 1111111 te 75 CHUONG 3 KINH NGHIEM QUOC TE VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIEU QUÁ ĐÁNH GIÁ TAC ĐỘNG VE GIỚI CUA CHÍNH SÁCH TRONG XÂYDỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM 763.1 Kinh nghiệm quốc tế về đánh giá tác động về giới của chính sách trong xây
Comey, vấn! bit (quý li Paes cao aseksnè inna tick acai i dh ai 76
3.1.1 Đánh giá tác động về giới của chính sách trong xây dựng van bản quy phạm pháp luật ở Phần LAH - 52 SE *EEE2EEEEEE2EEE1211151121112111E1111 xe 76 3.1.2 Đánh giá tác động về giới của chính sách trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật Ở ÁO 5 SE EE E2 EEEE1EEE1E11E1121121211.11E11111112111 1E ee đó
Trang 73.1.3 Đánh giá tác động về giới của chính sách trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ở Thụy TĐIỂM - 5 St EEEEEEEE11E112121121111111111E te 87 3.1.4 Đánh giá tác động về giới của chính sách trong xây dựng van bản quy phạm pháp luật ở Hàn (QMỐC + + 2+k+SE+E‡EEEE2EEEEEEEEEEEEEEEEE111E1111E1121 xe 90 3.1.5 Kinh nghiệm cho Việt Nam về đánh giá tác động về giới của chỉnh sách
trong xây dựng văn bản quy phạm pháp ÏHẬI c5 5c + ‡‡++‡vx++seeeeees 95
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả đánh giá tác động về giới của chính sách trong
xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam 555 +S<<<+<<s 96
3.2.1 Gidi phdpp ve php ninngG 96 3.2.2 Giải pháp về tô chức thực WiGN ceececcccccsscesescssvesssceseesesvessesesessssesssevseseeees 100 3.2.3 Giải pháp nâng cao nhận thức về bình đẳng giới esses 55c: 106 Tiểu kết chương 3 - ¿6-5 SE EEEE2EEE121111111111111111111111111 11111 re 108 KET LUAN PP ¬4 ÔỎ 109 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 5-5 < se <sese=sessese 111 PHAN THỨ HAI CAC BAO CÁO CHUYỂN ĐÈ « ccess 115 CHUYEN DE 1: CO SO LY LUAN VE DANH GIA TAC DONG VE GIOI CUA CHINH SACH TRONG XAY DUNG VAN BAN QUY PHAM PHAP
CHUYEN DE 2 THUC TRANG ĐÁNH GIÁ TÁC DONG VE GIỚI CUA CHÍNH SÁCH TRONG XÂY DUNG VAN BẢN QUY PHAM PHAPLUAT Ở VIỆT NAM HIEN NAY - 52s cscsccsecsersecsesssessesserse 146CHUYEN DE 3 KINH NGHIEM QUOC TE VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUA ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VE GIỚI CUA CHÍNH SÁCH TRONG XÂY DUNG VĂN BẢN QUY PHAM PHAP LUAT Ở VIỆT NAM 181 PHAN THU BA: BÀI BAO KHOA HOC 2- 2 5° s52 =sesscse 220
Trang 8PHAN THU NHẤT BAO CAO TONG HOP KET QUA NGHIEN CUU
Trang 9PHAN MỞ DAU
1 Tinh cấp thiết của đề tài
Đánh giá tác động về giới của chính sách là một trong các biện pháp quan trọngthúc đây bình dang giới thực chất Binh dang giới là mục tiêu cho sự phát triển bềnvững của xã hội, là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá sự phát triển của mỗiquốc gia Xuất phát điểm của khái niệm bình dang giới chính là kết qua của cả một quátrình lịch sử lâu dài đấu tranh đòi quyền cho người phụ nữ từ những năm cuối thế kỷXVIII nỗ ra ở Pháp Ở thời kỳ này, khi người ta bắt đầu thừa nhận vai trò của phụ nữtrong xã hội, nhìn nhận những thiệt thòi mà phụ nữ phải chịu đựng và đòi quyền lợicho người phụ nữ Cốt lõi của vấn đề bình đăng giới chính là sự bình đăng về vị thế,
cơ hội và các quyền của phụ nữ với nam giới Trên phương diện pháp lý quốc tế, nhiềucông ước quốc tế về bảo vệ phụ nữ ra đời để ghi nhận quyền của phụ nữ, toàn diện hơnhết là Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (CEDAW)được Liên Hợp quốc thông qua vào ngày 18 tháng 12 năm 1979 Dé có thé đạt đượcbình đăng giới thực chất, một trong những biện pháp chiến lược được các mỗi quốc gia
áp dụng đó là lồng ghép bình dang giới trong xây dựng hệ thống văn bản quy phạmpháp luật trong đó, nội dung rất quan trọng của lồng ghép bình đăng giới đó là phải dựliệu các tác động về giới của chính sách trước khi chính sách được ban hành
Đánh giá tác động về giới của chính sách trong xây dựng văn bản quy phạm pháp
luật là một trong 05 nội dung tác động quan trọng của hoạt động đánh giá tác động
chính sách, đóng vai trò chìa khoá dé xây dựng chính sách pháp luật chất lượng Chínhsách là định hướng, giải pháp của Nhà nước để giải quyết vấn đề của thực tiễn nhằmđạt mục đích nhất định Đánh giá tác động chính sách được hiểu là: “việc phân tích, dựbáo tác động của chính sách đang được xây dựng đối với các nhóm đối tượng khácnhau nhăm lựa chọn giải pháp tối ưu thực hiện chính sách” Có thé hiểu: Đánh giá tácđộng chính sách là quá trình phân tích và đánh giá thông tin một cách hệ thống, qua đóxác định được rõ ràng, chính xác vấn đề bất cập, cũng như giải pháp chính sách tốtnhất dé giải quyết van dé đó Nội dung đánh giá tác động chính sách phải bao gồm:Tác động về kinh tế, Tác động về xã hội của chính sách, Tác động về giới của chínhsách, Tác động của thủ tục hành chính, Tác động đối với hệ thông pháp luật Đánh giátác động chính sách là một nội dung bắt buộc quan trọng trong quy trình xây dựng một
Trang 10số văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay, hoạt động này nằm trong giaiđoạn đầu tiên của quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật: lập đề nghị xây
dựng văn bản quy phạm pháp luật Theo đó, chỉ sau khi chính sách đã được cơ quan có
thâm quyền phê duyệt thì mới bắt đầu giai đoạn soạn thảo văn bản quy phạm pháp luậtvới nhiệm vụ là “quy phạm hoá” đúng đắn và đầy đủ chính sách cùng các giải phápthực hiện chính sách Nội dung đánh giá tác động của từng chính sách trong đề nghịxây dựng văn bản quy phạm pháp luật phải nêu rõ: vẫn đề cần giải quyết; mục tiêu củachính sách; giải pháp dé thực hiện chính sách; tác động tích cực, tiêu cực của chính
sách; chi phí, lợi ích của các giải pháp; so sánh chi phí, lợi ích của các giải pháp; lựa
chọn giải pháp của cơ quan, tô chức và lý do của việc lựa chọn
Đánh giá tác động chính sách có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt độngxây dựng văn bản quy phạm pháp luật Thứ nhất, hoạt động đánh giá tác động chínhsách giúp đảm bảo tính công khai, minh bạch của việc quyết định chính sách trong quy
trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật Việc thực hiện đánh giá tác động chính
sách trước khi ban hành một cách công khai, lẫy ý kiến rộng rãi người dân cũng là mộthình thức minh bạch hoạt động quyết định chính sách và xây dựng pháp luật của Nhànước Thứ hai, hoạt động đánh giá tác động chính sách giúp nâng cao chất lượng chínhsách do Nhà nước ban hành Thông qua quá trình đánh giá tác động chính sách Nhànước đã dự liệu trước những tác động mà chính sách đem lại, đồng thời dự báo nguồnlực mà Nhà nước và các đối tượng liên quan phải đảm bảo nhằm thực thi chính sáchtrên thực tế nên hoạt động đánh giá sẽ giúp nâng cao chất lượng của chính sách, đảm
bảo tính phù hợp với thực tiễn và tính khả thi Thứ ba, hoạt động đánh giá tác động
chính sách giúp nâng cao năng lực, trách nhiệm của cơ quan đề xuất chính sách trong
việc đảm bảo cân bằng, hài hòa các lợi ích đôi khi mang tính cạnh tranh, xung đột của
các đối tượng chịu tác động trực tiếp của chính sách Xuất phát từ vai trò quan trọngcủa hoạt động đánh giá tác động chính sách nói chung và đánh giá tác động về giới củachính sách nói riêng, thực hiện tốt đánh giá tác động về giới của chính sách sẽ gópphần tạo ra những chính sách đảm bảo các điều kiện cho các giới trong xã hội, tạo ra
cơ hội ngang bang cho các giới tính
Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp
luật nhưng hoạt động đánh giá tác động về giới của chính sách ở Việt Nam vẫn cònnhiều lỗ hồng trong quy định pháp luật, còn nhiều hạn chế trong thực tiễn thực hiện,
Trang 11cần thêm nhiều sự nghiên cứu chuyên sâu làm nền tảng lý luận cho hoạt động này ỞViệt Nam, đánh giá tác động về giới của chính sách chính thức được quy định bắt buộc
từ khi ra đời Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 Tuy nhiên, vấn đềđánh giá tác động về giới của chính sách trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
nói chung vẫn chưa được quan tâm đúng mức Thực tiễn thực hiện đánh giá tác động
về giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật còn nhiều bất cập, hạn chế, trong
đó phải kế đến những bat cập trong nhận thức về vai trò của việc thực hiện đánh giátác động về giới của chính sách, những tồn tại trong hệ thống các quy định pháp luậtlàm cơ sở cho việc đánh giá tác động về và hạn chế trong quá trình tô chức thực hiệnđánh giá tác động về giới trong xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật Rất nhiềubáo cáo đánh giá tác động chính sách hiện nay đều kết luận không có tác động về giới:đây cũng là một câu hỏi lớn cần đặt ra Cần nghiên cứu để tạo dựng nền tảng lý luậnchuyên sâu, từ đó nâng cao hiệu quả đánh giá tác động về giới của chính sách Bêncạnh đó, đánh giá tác động về giới của chính sách trong xây dựng văn bản quy phạmpháp luật vẫn là một đề tài vẫn còn nhiều tính mới, chưa có nhiều công trình nghiêncứu về đề tài này, còn rất nhiều khía cạnh có thể tiếp tục nghiên cứu Đây là lý do vìsao nhóm tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “Đánh gid tác động về giới của chínhsách trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài cơ
sở tại Trường Đại học Luật Hà Nội với mong muốn đóng góp những giá trị lý luận và
giá trị tham khảo thực tiễn cho hoạt động này
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1 Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài
Ở bình diện chung, đã có khá nhiều công trình khoa học nghiên cứu riêng vềđánh giá tác động chính sách, về bình đăng giới và lồng ghép giới trong một số lĩnhvực cụ thé Tuy nhiên đánh giá tác động về giới của chính sách trong xây dựng vănbản quy phạm pháp luật lại là vấn đề rất mới mẻ, chưa có nhiều công trình nghiên cứu
về nội dung này
*Về đánh giá tác động chính sách
- Doan Thị Tổ Uyên “Nội dung đánh giá tác động của chính sách trong quy trìnhlập pháp”, Bài viết trên Tạp chí Luật học số 7 năm 2018, Trường Đại học Luật HàNội Trong quy trình lập pháp, đánh giá tác động của chính sách về kinh tế, xã hội,môi trường, bình dang giới, thủ tục hành chính và hệ thống pháp luật có vai trò vôcùng quan trọng, quyết định đến chất lượng của chính sách Bài viết tập trung làm rõnội dung đánh giá tác động của chính sách trong quy trình lập pháp góp phan thực thi
quy định pháp luật hiện hành hiệu quả hơn.
Trang 12- Lê Tuan Độ, “Đánh giá tác động chính sách trong hoạt động xây dựng luật ởViệt Nam hiện nay — Thực trạng và giải pháp hoàn thiện”, Luận văn thạc sĩ Luật học
do TS Trần Minh Hương hướng dẫn, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2018 Luận văn
trình bày cơ sở lí luận về đánh giá tác động chính sách Phân tích thực trạng pháp luật
và thực trạng đánh giá tác động chính sách trong hoạt động xây dựng luật ở Việt Nam
hiện nay; từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thựcthi pháp luật về hoạt động này
- Nguyễn Thị Minh Hường, “Đánh giá tác động chính sách của dự án Luật Chuyểnđổi giới tính”, luận văn thạc sĩ Luật học, TS Doan Thị Tố Uyên hướng dan, Trường Daihọc Luật Hà Nội, 2018 Luận văn đã trình bày một số vấn đề lí luận về đánh giá tác độngchính sách Phân tích, đánh giá tác động một số chính sách của dự án Luật Chuyển đôigiới tính, từ đó đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động này
- Nguyễn Quang Trung, “Đánh giá tác động chính sách tự chủ đại học trong quả
trình sửa đổi, bồ sung Luật Giáo dục đại học”, luận văn thạc sĩ Luật học, TS Trần
Minh Hương hướng dẫn, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2020 Luận văn đã trình bày
những vấn đề lí luận về đánh giá tác động chính sách và chính sách tự chủ đại học
Phân tích thực trạng đánh giá tác động chính sách tự chủ đại học trong quá trình sửa
đổi, bố sung Luật Giáo dục đại học; từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
hoạt động này trong giai đoạn hiện nay
- Lê Thị Hương Thuy, “Quy định về thủ tục đánh giá tác động chính sách trong
đề nghị xây dựng VBOPPL: Thực trạng và một số kiến nghị”, Tạp chí Thanh tra, số 3năm 2020, tr26-29, Bài viết trình bày quan niệm, qui định về thủ tục đánh giá tác độngchính sách và xây dựng báo cáo đánh giá tác động chính sách Từ đó, nêu kiến nghịhoàn thiện qui định pháp luật về vấn đề này
- Trần Thị Quyên, “Phan tích chính sách trong hoạt động lập pháp của một sốnước trên thé giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam”, luận án tiễn sĩ Luật học, TrườngĐại học Luật Hà Nội, 2020 Luận án đã trình bày những vấn đề lí luận về phân tích
chính sách trong hoạt động lập pháp Nghiên cứu thực trạng phân tích chính sách trong
hoạt động lập pháp của một số nước trên thế giới và ở Việt Nam; từ đó đưa ra phươnghướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này cho Việt Nam
- Cao Kim Oanh, “Hoạch định chính sách trong xây dựng văn bản quy phạm
pháp luật ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật HàNội, 2021 Luận án đã nghiên cứu cơ sở lí luận về hoạch định chính sách trong xây
dựng văn bản quy phạm pháp luật Phân tích thực trạng hoạt động hoạch định chính
sách trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam và một số quốc gia kháctrên thế giới; từ đó đưa ra quan điểm, mục tiêu và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
hoạt động này.
Trang 13- Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo frình Đánh giá tác động về xã hội của chínhsách trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, NXB Hồng Đức, 2021.
*Về đánh giá tác động về giới của chính sách
- Sách Đánh giá chính sách bình đẳng giới dựa trên bằng chứng, NXB Chính trịquốc gia sự thật, 2013 Cuốn sách này được hình thành từ kết quả nghiên cứu của đềtài “Đánh giá chính sách về bình dang giới dựa trên băng chứng thực địa”, có bổ sungmột số nguồn tài liệu sẵn có, đặc biệt là nguồn số liệu thống kê quốc gia về phát triểnkinh tế - xã hội nói chung, thực hiện bình đăng giới nói riêng trong thời kỳ đổi mới vàhội nhập quốc tế Nội dung cuốn sách nêu rõ cơ sở lý luận và cách tiếp cận nghiên cứuchính sách về bình đăng giới, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách về bình đẳnggiới; đồng thời đưa ra các giải pháp tăng cường chính sách về bình đăng giới để thựchiện bình dang giới tốt hơn nữa trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế ở nước tahiện nay Tuy nhiên cuốn sách này chưa sâu về đánh giá tác động về giới của chính
sách trong hoạt động xây dựng pháp luật.
- Sách “Bảo đảm quyên của nhóm yếu thé - khoảng trồng pháp lý và khuyến nghịcho Việt Nam”, Phan Thị Lan Hương, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, 2020 Cuốnsách này nghiên cứu những van dé chung về nhóm yếu thé và yêu cầu bảo vệ quyềncủa nhóm yếu thế theo chuẩn mực quốc tế Phân tích các chính sách, pháp luật hiệnhành có liên quan đến một số nhóm người yếu thé đặc thù; từ đó đề xuất các giải pháphoàn thiện pháp luật Việt Nam trong thời gian tới Cuốn sách cũng có đề cập tới lồngghép giới trong xây dựng pháp luật nhằm bảo đảm quyền cho nhóm yếu thế trong đó
có phụ nữ, nhưng chưa phân tích sâu về hoạt động này
- Luận văn thạc sỹ Luật học “ Lồng ghép bình dang giới trong xây dựng luật,pháp lệnh”, Lê Thị Hong Hạnh, 2017 Luận văn đã trình bày được một sé van đề lýluận về lồng ghép bình đăng giới trong xây dựng luật, pháp lệnh; phân tích thực trạnglồng ghép bình đăng giới trong xây dựng luật, pháp lệnh ở nước ta; đề xuất quan điểm
và giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện và nâng cao hiệu quả hoạt động này trong thựctiễn Tuy nhiên luận văn mới chỉ đề cập đến hoạt động lồng ghép bình dang giới trongxây dựng hai loại văn bản quy phạm pháp luật là luật và pháp lệnh, chưa đề cập được
lý luận sâu những nội dung về nội dung lồng ghép giới, phương pháp lồng ghép giới,quy trình lồng ghép giới
- Luận văn thạc sỹ luật học “Đánh giá tác động về giới của chính sách trong thựctiễn xây dựng một số luật và kiến nghị hoàn thiện”, Nguyễn Hải Yến, PGS.TS Nguyễn
Trang 14Văn Quang hướng dẫn, 2022 Luận văn đã trình bày một số vấn đề lí luận và pháp lí vềđánh giá tác động về giới của chính sách trong thực tiễn xây dựng luật ở nước ta Phântích thực tiễn đánh giá tác động về giới của chính sách trong xây dựng một số luật; từ
đó đề xuất giải pháp nhăm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành phápluật về van dé này
- Đề tài cấp cơ sở “Bảo đảm bình đắng giới trong chính sách pháp luật ở ViệtNam hiện nay”, TS Trần Thị Quyên, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2020 Đề tài đãnghiên cứu một số vấn đề lí luận về bảo đảm bình đăng giới trong chính sách phápluật Phân tích thực trạng bảo đảm bình đăng giới trong chính sách pháp luật, từ đó đềxuất giải pháp đảm bảo bình dang giới trong chính sách pháp luật ở Việt Nam hiệnnay Trong đó nội dung lồng ghép giới trong chính sách pháp luật chỉ là một khía cạnhnội dung của cả đề tài, chưa có những đánh giá độc lập, chi tiết
- Đề tài cấp cơ sở “Đảm bảo quyên của nhóm yếu thé trong xây dựng luật, pháplệnh, nghị định ở Việt Nam hiện nay, TS Đoàn Thị Tô Uyên, Trường Đại học Luật HàNội, 2021 Đề tài trình bày cơ sở lí luận về bảo đảm quyền của nhóm yếu thế trong xâydựng luật, pháp lệnh, nghị định Phân tích thực trạng bảo đảm quyền của nhóm yếu thếtrong xây dựng luật, pháp lệnh, nghị định; từ đó đề xuất giải pháp bảo đảm hiệu quảthực thi pháp luật về vẫn đề này Trong đề tài có nội dung liên quan tới bảo đảm quyềncủa phụ nữ trong xây dựng luật, pháp lệnh, nghị định bằng nhiều biện pháp trong đó cócông cụ lồng ghép giới trong xây dựng luật, pháp lệnh, nghị định nhưng không phântích sâu và đánh giá độc lập về hoạt động lồng ghép giới trong xây dựng văn bản quy
phạm pháp luật.
- PGS.TS Nguyễn Hữu Chí, “Đánh giá tác động xã hội và giới của chính sách từ
thực tiễn xây dựng Bộ luật lao động sửa đổi ”, chuyên đề Hội thảo Khoa học quốc té
Đánh giá tác động xã hội va giới của chính sách trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, 2020.
- TS Đoàn Thị Tố Uyên “Đánh giá tác động về giới của chính sách theo quy địnhcủa Luật ban hành Van bản quy phạm pháp luật - Thực tiễn và kiến nghị”, chuyên đềHội thảo Khoa học quốc tế Đánh giá tác động xã hội và giới của chính sách trong xây
dựng văn bản quy phạm pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, 2020.
- TS Trần Kim Liễu, “Đánh giá tác động về giới của chính sách từ thực tiễn xâydựng Luật Giáo đục sửa doi”, chuyén đề Hội thảo Khoa hoc quốc tế Đánh giá tácđộng xã hội và giới của chính sách trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật,
Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, 2020.
Trang 15- ThS Lê Thị Ngọc Mai, ThS Ngô Linh Ngọc “Đánh giá tác động xã hội và giới của chính sách trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật từ năm 1996 tới năm
2020” chuyên đề Hội thảo Khoa học quốc tế Đánh giá tác động xã hội và giới của
chính sách trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội,
Hà Nội, 2020.
- TS Hoàng Ly Anh, “Đánh giá tác động xã hội và giới của chính sách từ thực
tiễn xây dựng Nghị định số 59/2017/NĐ-CP của Chính phủ về quản lí tiếp cận nguồngen và chia sẻ lợi ich từ việc sử dụng nguồn gen” chuyên đề Hội thảo Khoa học quốc
tế Đánh giá tác động xã hội và giới của chính sách trong xây dựng văn bản quy phạm
pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, 2020.
- Uỷ ban quốc gia vi sự tiến bộ của phụ nữ (NCFAW) , “Lồng ghép van dé bìnhdang giới trong hoạch định chính sách và thực thi chính sách”, 2008
Quốc hội khóa XIII - Ủy ban về các van đề xã hội, sách “Long ghép giới vớihoạt động quốc hội Quốc hội”, NXB Hồng Đức, 2013
Về bài viết tạp chí, một số bài viết nghiên cứu ở phạm vi hẹp về vấn đề lồng ghépgiới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đăng trên các tạp chí chuyên ngành như:
- Bài viết “Lồng ghép giới trong xây dựng và áp dụng pháp luật để bảo vệ quyênbình dang của phụ nif’, Chu Thị Trang Vân, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 5/2004,Trình bày khái niệm đến bình đẳng giới, lồng ghép giới; vấn đề lồng ghép giới trong
- Bài viết “Lông ghép vấn dé bình dang giới trong công tác xây dung văn bản
quy phạm pháp luật cua Ngành tu pháp”, Võ Thi Như Hoa, Tap chi Dân chủ và Pháp
luật số 05/2016,
- Bài viết “ Nâng cao hiệu quả lông ghép bình đắng giới trong xây dựng văn bảnquy phạm pháp luật”, Lê Thị Hồng Hạnh, Tạp chí pháp ly, 2017
- Bài viết “Đánh giá tác động về giới của chính sách trong xây dựng luật — Một
số van dé bàn luận ”, Lê Thị Hồng Hanh, Tạp chí Công thương, số 12, tháng 5/2023
Trang 16Có thê thấy, các công trình nghiên cứu thường tập trung ở khía cạnh nội dungchung về đánh giá tác động của chính sách hoặc lồng ghép giới trong xây dựng vănbản quy phạm pháp luật nói chung, riêng nội dung về đánh giá tác động về giới củachính sách vẫn còn tương đối hạn chế về số lượng công trình nghiên cứu, đây là mộtnội dung chưa được đầu tư nghiên cứu nhiều, còn nhiều khía cạnh để khai thác, đàosâu nghiên cứu cả về mặt lý luận và thực tiễn thực hiện.
2.2 Các công trình nghiên cứu ngoài nước liên quan đến dé tài
*Về đánh giá tác động chính sách
Là một hoạt động đã được hình thành và áp dụng lâu nên có tương đối nhiều đềtài nghiên cứu quốc tế về các khía cạnh đánh giá tác động chính sách
Phân tích tác động pháp lý ở các nước OECD, Delia Rodrigo (2005),
“Regulatory impact Analysis in OECD countries challenges for developing countries”
đã chỉ ra rằng việc đánh giá tác động không phải là một cơ sở day đủ dé quyết địnhchính sách nhưng nó lại như một công cụ để nâng cao chất lượng bộ máy nhà nước Ởcác nước đang phát triển, quá trình thực hiện báo cáo đánh giá tác động chỉ được thựchiện ở mức đơn lẻ, chưa có chiều sâu, đầy đủ và toàn diện trên các mặt của xã hội.Nghiên cứu đưa ra một kết luận quan trọng nhất đó là không có mô hình đúng vàchuẩn đối với hoạt động đánh giá pháp luật, các mô hình phù hợp sẽ phụ thuộc vàochính trị, văn hóa, đặc điểm xã hội của mỗi quốc gia
Theo một nghiên cứu của Scott Jacob (2006), “Current Trends and Processes in
RIA: The challenges of mainstreaming RIA into policy making”, tién hanh phan tich va
đưa ra những xu hướng hiện nay trong qua trình đánh gia dự báo tác động cua van ban
pháp luật lên việc hoạch định các chính sách Nghiên cứu này chỉ ra rằng những xuhướng đánh giá tác động chính sách được các nước tiên tiến trên thế giới sử dụngtrong khoảng từ năm 2002 đến năm 2006 Theo đó, việc đánh giá dự báo tác động củavăn bản pháp luật được lồng ghép vào quá trình xây dựng chính sách và ngược lại tácđộng của chính sách đến việc xây dựng văn bản luật Đề đạt được mức độ đánh giábên vững, Chính phủ các nước cần có một chiến lược rõ ràng nhăm vào các thé chế vềnăng lực và các ưu đãi trong hệ thống điều hành Chính phủ như: phát triển các chiến
lược tư vẫn đa cấp, quan tâm nhiều hơn để thu thập dữ liệu và các vấn đề về chất
lượng dữ liệu; hướng dẫn sử dụng kỹ thuật đánh giá tốt hơn
*Vê danh gia tác động về giới của chính sách
Trang 17Trên thế giới, cùng với xu hướng bảo đảm bình đăng giới trong những năm gầnđây, việc lồng ghép giới trong hoạt động xây dựng pháp luật đang ngày một được quantâm nhiều hơn Không ít những công trình nghiên cứu khoa học đã đề cập tới vấn đềnày, đưới nhiều góc độ khác nhau, đem lại cái nhìn khách quan và đa chiều Số lượngcông trình nghiên cứu liên quan đến lồng ghép giới, đánh giá tác động về giới trongxây dựng pháp luật có phần đa dạng và nhiều hơn các công trình nghiên cứu trongnước về cũng nội dung.
Một số cuốn sách có thé ké tới như cuốn “Mainstreaming gender, democratizing the
State”, biên tập boi Shirin M Rai, xuất bản dưới su đặt hàng của Liên hợp quốc, năm
2013, tập hợp nhiều bài viết đề cập tới xu thế dân chủ hóa nhà nước, toàn cầu hóa đặt ranhững yêu cau đối với sự phát triển vai trò của phụ nữ Cuốn sách dé cập tới bài học vềlồng ghép bình đăng giới ở các quốc gia Bắc Âu, Uganda, Hàn Quốc, Li-băng, Úc Cuốn Handbook on Gender Mainstreaming for Gender Equality Results (Số tay
về Lông ghép giới cho Kết quả Bình dang giới) của Co quan Liên Hop Quốc về bìnhđăng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women), xuất bản ngày 19/02/2022, đượcxây dựng dé khích lệ, động viên va ủng hộ những hoạt động liên quan đến thi hànhlồng ghép giới một cách hiệu quả và có hệ thống hơn, nhằm đạt được bình đăng giới
và nữ quyên trong hệ thống của Liên Hợp Quốc Số tay là một nguồn nghiên cứu chocác chuyên gia và cố van về giới dé định hướng và lồng ghép giới hướng tới bình đănggiới Bằng cách củng cố vững chắc những kiến thức về lồng ghép giới, xác định những
cơ hội khả thi trong thực tiễn và những xu hướng tích cực dé tăng cường thực hiện, sốtay này có thể tạo động lực mạnh mẽ dé tiép tục phát huy những thành tựu đạt đượccủa UN Women trong nhiều năm qua
Một cách tập trung hơn, cuốn sách Gender mainstreaming and gender equality inEurope: Policies, Culture and Public Opinion (Lông ghép giới và bình dang giới ở châuAu: Các chính sách, Văn hóa và Ý kiến công chúng) xuất bản năm 2019 của 2 tác giả VeraLomazzi và Isabella Crespi lại đi sâu vào nghiên cứu các chiến lược chính sách bình đắnggiới ở châu Âu, cung cấp cơ sở lý luận về lồng ghép giới thông qua mối liên hệ giữa lồngghép giới với các chính sách bình dang giới, khai thác sự phát triển của chiến lược lồngghép giới và những ảnh hưởng của nó trong xây dựng pháp luật ở châu Âu liên quan tớibình đăng giới từ thời Liên bang Xô Viết tới 2019, mô tả những thay đổi về khái niệmlồng ghép giới / bình dang giới và phân tích các chính sách xã hội liên quan, đánh giá cácphương thức thực hiện bình dang giới ở châu Âu
Trang 18Một công trình nghiên cứu khoa học đồ sé liên quan đến van đề bình dang giới vàlồng ghép giới trong xây dựng pháp luật cũng không thể bỏ qua, đó là tuyển tập
“Politics and Gender” (Chính tri và Giới), là một tạp chí khoa học chính trị được xuấtbản bởi Tạp chí Cambridge, xuất bản những bài viết học thuật có chất lượng tốt nhất
về phụ nữ, về giới và về chính trị Trong tuyến tập này, một số bài viết cũng đượcđánh giá cao về chất lượng nghiên cứu, chắng hạn như:
- Bài viết “Gender Mainstreaming” (Lông ghép giới) của tac giả Giilay Caglar, introng quyền 9, số 3, tháng 09/2013, giới thiệu về chiến lược lồng ghép giới trên toàncầu, ảnh hưởng tới nhiều hệ thống tổ chức chính trị, nhưng cũng chưa thành côngtrong việc đạt được sự bình đăng giới như dự định;
- Bài viết “Stories from the Front Lines: Making Sense of Gender Mainstreaming
in Canada” (Những câu chuyện từ tuyến dau: Ý nghĩa long ghép giới ở Canada), của
tác giả Francesca Scala và Stephanie Paterson, in trong quyền 14, số 2, tháng 06/2018,khám phá những tương tác ở tầm vi mô và những tác nhân mang tính địa phương, giúpđịnh hình đặc điểm và kết quả của hoạt động lồng ghép giới tại Canada, dựa trên
nghiên cứu sự thực thi và phân tích theo hướng tường thuật;
- Bài viết “Jmplementing Gender Mainstreaming in Swedish ModelMunicipalities” (Thực hiện long ghép giới trong mô hình đô thi Thuy Điển) của tác giảLenita Freidenvall va Madeleine Ramberg, in trong quyền 17, số 2, tháng 06/2021,phân tích việc thực hiện lồng ghép giới ở cấp địa phương tại Thụy Điền, cho thấy 2yếu tố quan trọng nhất cản trở việc thực thi là sự tự mãn và sự “chật chội” của cácquan điểm, cũng như sự thiếu ý chí chính trị;
- Bài viết “Crisis and Gender in Legislative — Executive Relations” (Khủng
hoảng va Giới trong quan hệ Lập pháp — Hanh pháp) của tác gia Corinna Kroeber va
Sarah C.Dingler, in trong số First View tháng 01/2023, cho thấy ảnh hưởng của van dégiới trong mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp
Riêng tại một số quốc gia ở châu Á, vấn đề lồng ghép giới trong xây dựng vănbản pháp luật được chú trọng nhiều hơn do sự tồn tại dù ít ỏi của hệ tư tưởng phongkiến trọng nam khinh nữ, bất bình dang giới ngày nay Cũng trong tuyển tập tạp chíPolitics & Gender, bài việt “Gender and Legislative Performance in India” (Giới vàviệc triển khai lập pháp ở An Độ) của tác gia Suraj Jacob, in trong quyên 10, số 2,tháng 06/2014, nghiên cứu hệ dữ liệu đặc thù từ các hoạt động trong thời gian chất vẫnhọp của Hạ viện Quốc hội trong 30 năm (1980-2009), từ đó ước tính lại ảnh hưởng củavẫn đề giới
Trang 19Tại Bắc Kinh (Trung Quốc), ngày 23/09/2015, Văn phòng Thông tin Quốc vụviện đã ban hành Sách trang về Bình dang giới va Sự phát triển của phụ nữ ở TrungQuốc (White paper on Gender Equality and Women’s Development in China), trìnhbay một số nội dung về quan hệ giữa phụ nữ với các lĩnh vực kinh tẾ, giáo dục, y té,môi trường và những đảm bảo về pháp lý, cũng như sự hop tác trao đối quóc tế vềbình dang giới và sự phát triển của phụ nữ ở quốc gia đông dân nhất thế giới nay.
Cuốn sách “Re-Thinking Gender, Equality and Development: Perpspective fromAcademia” (xuất bản ngày 04/10/2022) cũng có chương 14 về “Gender
Mainstreaming in India and China: A Sub-National Analysis of Female Labor Force
Participation” (Long ghép giới ở An Độ và Trung Quóc: Một phân tích cận quốc gia
về sự tham gia của lực lượng lao động nữ) được viết bởi Tién sĩ Vaishali Singh —Trường Chính quyền và Nội vụ, Đại học XIM (Bhubaneswar, Ấn Độ), đánh giá vấn đềgiới dưới góc nhìn xuyên quốc gia, so sánh giữa Ấn Độ và Trung Quốc, tập trungnghiên cứu ở mức độ cận quóc gia đối với những can thiệp chính sách đảm bảo cơ hộiviệc làm cho phụ nữ, dé giam thiéu su bat binh dang với lực lượng lao động nữ
Ngoài ra, một số bài tạp chí cũng đã đề cập đến van dé này, có thé kế đến như
“Gender Equality Legislation in Korea” (Binh dang giới trong xây dựng pháp luật ởTriểu Tiên) in trong Tap chí châu A về Nghiên cứu Nữ giới (Asian Journal ofWomen’s Studies) quyên 13 số 3 năm 2007, bàn luận về lồng ghép giới và cách mà van
đề này đã được thích ứng trong hoạt động lập pháp đối với những quy định liên quantới nữ giới, như một cách để vượt qua những hạn chế của pháp luật và chính sách tạiTriều Tiên hiện nay;
Bài viết “Resistance to implementing gender mainstreaming in EU research
policy” (2014) cua Lut Mergaert va Emanuela Lombardo, dang trén tap chi European Integration online Papers (EIoP), Special issue 1, Vol 18, Article 5, phân tích những
sự cản trở đối với việc lồng ghép bình đăng giới vào chính sách nghiên cứu của EU.Bài viết “Gender mainstreaming in the United States: A new Vision of Equality” của
tac gia Melissa Bellitto, tap chi UCLA Women’s Law Journal, 22(2), 2015, trinh bay
về van dé lồng ghép bình đăng giới ở Mỹ trong bối cảnh các tiêu chuẩn pháp ly quốc
tế về giới và bình đăng giới ngày càng ảnh hưởng đến hệ thống pháp luật của Mỹ Tácgiả coi việc lồng ghép vấn đề giới là một tầm nhìn mới của bình đẳng, nhằm cải thiệnnhững thiếu sót cố hữu của hệ thống nhân quyền ở Mỹ Bài viết “Mainstreaming
Trang 20gender in the European Union” của Mark A Pollack và Emilie Hafner-Burton, đăng
trên tạp chi Journal of European Public Policy, 7:3, trình bay về van đề lồng ghép bìnhđăng giới trong 5 chính sách lớn của Liên minh châu Âu bao gồm: Các Quỹ châu Âu,việc làm, phát triển, cạnh tranh, khoa học Qua đó, bài viết làm rõ một khung chiếnlược về lồng ghép bình đăng giới đang được chấp nhận rộng rãi ở châu Âu
Bài viết “The Implementatin of Gender Mainstreaming in ASEAN” (Sự thực thilong ghép giới ở ASEAN) in trong Tạp chí Indonesia về Nghiên cứu Đông Nam A(quyền 01, tập 02, tháng 01/2018) của tác giả Athiqah Nur Alami (Đại hoc Quoc giaSingapore), thông qua nghiên cứu hoạt động lồng ghép giới ở ASEAN với từng giaiđoạn khác nhau, xây dựng các chính sách lồng ghép giới phù hợp và đưa ra biện pháp
thực hiện được cải thiện hiệu quả hơn;
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
*Mục đích:
-Nghiên cứu được một cách có hệ thong một số van dé ly luận về đánh giá tác động
về giới của chính sách trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; trên cơ sở quan điểm
về lý luận, đề tài phân tích được thực tiễn thực hiện đánh giá tác động về giới của chính
sách trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật Thông qua việc đánh giá những ưu,
nhược điểm của thực trạng và học tập kinh nghiệm quốc tế, đề tài đề xuất được phươnghướng và một số giải pháp bảo đảm thực hiện có hiệu quả hoạt động đánh giá tác động về
giới của chính sách trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
* Nhiệm vụ:
- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận của đánh giá tác động về giới của chính sách trong
xây dựng văn bản quy phạm pháp luật: định nghĩa, nội dung, phương pháp, quy trình,
sự cần thiết và các yêu tô ảnh hưởng đến hoạt động nay;
- Đánh giá mức độ cụ thê hóa của đánh giá tác động về giới của chính sách trong
xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong các quy định pháp luật Việt Nam hiện
hành; đánh giá thực tiễn thực hiện đánh giá tác động về giới của chính sách trong xâydựng văn bản quy phạm pháp luật; chỉ rõ kết quả, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
- Học tập được kinh nghiệm quốc tế, đề xuất được cái giải pháp dé từ đó nâng caohiệu quả hoạt động đánh giá tác động về giới của chính sách trong xây dựng văn bản
quy phạm pháp luật trong thực tiễn
Trang 214 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
*Đối tượng nghiên cứu:
Các khái niệm có liên quan, các quy định pháp luật, thực tiễn thực hiện và kinh
nghiệm quốc tế về tác động về giới của chính sách trong xây dựng văn bản quy phạm
pháp luật.
* Pham vi nghién citu:
Phạm vi về nội dung: Các van đề lý luận và thực trạng đánh giá tác động về giới
của chính sách trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam và kinh
nghiệm quốc tế về đánh giá tác động về giới của chính sách trong xây dựng văn bản
quy phạm pháp luật.
Phạm vi về thực tiễn: các quy định pháp luật hiện hành về đánh giá tác động về
giới của chính sách và việc thực hiện đánh giá tác động chính sách của các cơ quan nhà nước trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thông qua các báo cáo đánh giá
tác động chính sách, báo cáo lồng ghép bình dang giới
Phạm vi về thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu về hoạt động đánh giá tác động
về giới của chính sách trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật kế từ khi có Luật
ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 trở lại đây.
Phạm vi về không gian: đề tài nghiên cứu thực tiễn hoạt động đánh giá tác động
về giới của chính sách trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trên phạm vi cảnước, ở cả cấp trung ương và địa phương
5 Các phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận nghiên cứu của đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duyvật lịch sử Dé tài cũng vận dụng tong hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau:
- Phương pháp phân tích tài liệu: Phương pháp này được sử dụng đề phân tích các tàiliệu thu thập được trên cơ sở đó có những đánh giá khoa học về những ưu điểm, hạn chếcủa các van dé nghiên cứu Phương pháp nay được sử dụng xuyên suốt trong dé tài
- Phương pháp thống kê: Băng phương pháp này, tác giả thu thập được các sốliệu thống kê cần thiết phục vụ cho việc đưa ra các luận chứng khoa học cho việc đềxuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện đánh giá tác động về giới của chính sách
trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật Phương pháp này được sử dụng khi
nghiên cứu thực tiễn thực hiện đánh giá tác động về giới của chính sách trong xây
dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Trang 22- Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng dé tổng hợp các số liệu,tri thức có được từ việc phân tích tài liệu, chuyên gia nhăm đưa ra những luận giải,nhận xét của tác giả về các van đề nghiên cứu Phương pháp này được sử dụng khi tácgiả đưa ra những đánh giá về thực trạng đánh giá tác động về giới của chính sách trong
xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng dé so sánh các van đềnghiên cứu trong nước tại từng thời điểm về đánh giá tác động về giới của chính sáchtrong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật So sánh với một số quốc gia trên thế giớitrong việc thực hiện đánh giá tác động về giới của chính sách trong xây dựng văn bản
quy phạm pháp luật.
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài nghiên cứu góp phan củng cô nền tảng lý luận sâu sắc cho hoạt động đánhgiá tác động về giới của chính sách, đánh giá thực trạng quy định pháp luật và thựctiễn thực hiện hoạt động này dé từ đó rút ra những kinh nghiệm, giải pháp nâng caohiệu quả cho hoạt động này Đề tài sẽ là nguồn tài liệu tham khảo có chất lượng chohoạt động nghiên cứu khoa học pháp lý và cho những người làm công tác thực tiễn Đềtài sẽ là học liệu tham khảo có giá tri đối với sinh viên, học viên các hệ của các trường
đại học.
7 Kết cầu của đề tài
Ngoài phan lời nói đầu, phần kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo vàphụ lục, Báo cáo tổng hợp của đề tài được bố cục thành 03 chương tương ứng với nộidung 03 chuyên đề:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về đánh giá tác động về giới của chính sách trong xâydựng văn bản quy phạm pháp luật
- Chương 2: Thực trạng đánh giá tác động về giới của chính sách trong xây dựng
văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay
- Chương 3: Kinh nghiệm quốc tế và giải pháp nâng cao hiệu quả đánh giá tácđộng về giới của chính sách trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam
Trang 23CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VE GIỚI CUA
CHÍNH SÁCH TRONG XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1.1 Khái niệm đánh giá tác động về giới của chính sách trong xây dựng văn
bản quy phạm pháp luật
1.1.1 Khái niệm giới và một số khái niệm liên quan
Dé có thé hiểu được sâu sắc đánh giá tác động về giới, bắt buộc phải hiểu đượckhái niệm gidi và một số khái niệm công cụ có liên quan mật thiết đến giới
Giới tinh là một khái niệm được xây dung từ góc độ sinh học Theo Từ điểnTiếng Việt, giới tính là: “những đặc điểm chung phân biệt nam với nữ, giống đực vớigiống cái” Từ điển Bách khoa Việt Nam nêu rõ giới tính chỉ “đặc điểm đực và cáitrong giới sinh vật, ở người là toàn bộ những đặc điểm riêng biệt tạo nên sự khác nhaugiữa nam và nữ, những đặc điểm giải phẫu và sinh lí của cơ thé là tiền dé tạo nên sựkhác biệt của giới tính” Dù có sự khác nhau về cách diễn đạt nhưng tựu chung lại giớitính là một khái niệm khoa học chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học Conngười sinh ra đã có những đặc điểm về giới tính (bam sinh), ví dụ như mang thai làđặc điểm giới tính riêng của phụ nữ
Gioi là thuật ngữ được xây dung từ từ góc độ xã hội hoc, chỉ sự khác biệt giữa
nam và nữ về mặt xã hội Nói tới giới là nói tới vai trò, trách nhiệm và quyền lợi củanam giới và nữ giới trong các quan hệ xã hội Giới đề cập đến việc phân công laođộng, phân chia nguồn lực và lợi ích giữa nam và nữ trong bối cảnh xã hội cụ thé.Quan niệm về giới không đồng nhất, có sự khác nhau ở mỗi nước, mỗi địa phương, và
có thé thay đổi theo thời gian, theo quá trình phát triển kinh tế xã hội Chang hạn nhưtheo quan niệm đã hình thành từ rất lâu đời ở nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thếgiới, phụ nữ gắn liền với hầu hết các công việc trong gia đình như chăm sóc, nấu ăn,dọn dep ; con nam giới gan liền với trách nhiệm lao động sản xuất dé nuôi gia đình
và đảm đương các công việc xã hội Khi sinh ra, con người hoàn toàn chưa có trongbản thân sự phân biệt giới mà họ dần dan tiếp thu và chấp nhận từ né nếp của gia đình,quy ước của xã hội và chuẩn mực của nền văn hoá
Quan niệm về giới không đồng nhất, có sự khác nhau ở mỗi nước, mỗi địaphương, và có thé thay đổi theo thời gian, theo quá trình phát triển kinh tế xã hội.Chăng hạn như theo quan niệm đã hình thành từ rất lâu đời ở nhiều quốc gia, nhiều
Trang 24khu vực trên thế giới, phụ nữ gan lién voi su yếu đuối, với hầu hết các công việc tronggia đình như chăm sóc, nau ăn, dọn đẹp ; con nam giới gắn liền với sự mạnh mẽ, vớitrách nhiệm lao động sản xuất để nuôi gia đình và đảm đương các công việc xã hội.Còn hiện nay, với sự phát triển của kinh tế - xã hội, quan niệm ấy đã có phan lỗi thời,phụ nữ ngày nay cũng có thể mạnh mẽ và quyết đoán; phụ nữ có thể trở thành lãnhđạo, phi công, thợ máy, kỹ sư Ngược lại nam giới có thể dịu dàng và kiên nhẫn, cóthé làm đầu bếp, nhân viên đánh máy, thư ký Những đặc điểm có thé hoán đổi này
là những khái niệm, nếp nghĩ và tiêu chuẩn mang tính chất xã hội
Quá trình thay đổi các đặc điểm giới thường cần nhiều thời gian bởi vì nó đòi hỏimột sự thay đôi trong tư tưởng, định kiến, nhận thức, thói quen và cách cư xử vốnđược coi là mẫu mực của cả xã hội Sự thay đôi về mặt xã hội này thường diễn rachậm và phụ thuộc vào mong muốn và quyết tâm thay đồi của con người
Một cách khái quát nhất, khái niệm giới có thể được hiểu là: đặc điểm, vị trí, vaitrò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội
Vai trò giới thé hiện ở những hoạt động, quyền lợi và trách nhiệm khác nhau mà
xã hội mong chờ nam giới và nữ giới thực hiện trong gia đình và xã hội Ở những nơi
có sự phân biệt đối xử giới và bất bình đắng giữa nam và nữ, xã hội thường có quanniệm và mong muốn nam giới và phụ nữ có những vai trò tách biệt theo giới tính.Chăng hạn, phụ nữ chuyên làm công việc nội trợ trong nhà, chăm sóc con cái còn namgiới làm việc ở ngoài phạm vi gia đình, tham gia công việc chính quyền, xã hội do
đó, phụ nữ và nam giới cũng sẽ không bình đăng trong việc tiếp cận, sử dụng, kiểmsoát các nguồn lực cũng như cơ hội ra quyết định trong gia đình và xã hội Vai trò giớithể hiện ở cả ba khía cạnh:
- Vai trò sản xuất: Lao động kiếm sông, sản xuất, có thu nhập, làm kinh tế
-Vai trò nuôi dưỡng, tái sản xuất sức lao động: Chăm sóc và tái tạo sức lao động,
ví dụ như việc nội trợ, việc chăm sóc con cái, chăm nom người ốm Đây là các việc
"không tên", không tạo ra thu nhập và thường do người phụ nữ phải đảm nhận và ít được xã hội đánh giá đúng mức.
- Vai trò cộng đồng: các hoạt động cải thiện cộng đồng, ví dụ như đi thăm hỏi, dự
các đám cưới, công tác hòa giải
Trong bat cứ vai trò nào, nam va nữ đều phải được coi trọng như nhau, không
bên nao nang hơn bên nao, không phải cứ vai trò sản xuât phải là của nam giới và vai
Trang 25trò nuôi dưỡng phải là của nữ giới Vai trò giới thường thay đổi theo thời gian, điềukiện, hoàn cảnh Theo xu thé hiện đại, nam giới và phụ nữ ngày càng chia sẻ với nhau
các vai trò và trách nhiệm trong công việc, g1a đình và xã hội.
Việc hiểu đúng khái niệm giới tính và giới ảnh hưởng trực tiếp đến việc hiểuđúng về khái niệm binh đẳng giới Theo từ điển tiếng Việt, “bình đăng” được hiểu là
“ngang hàng nhau về địa vị và quyền lợi”! Cũng với ý nghĩa này, có quan điểm chorằng: “Bình đăng giới là sự thừa nhận và coi trọng như nhau các đặc điểm giống nhau
và khác nhau giữa phụ nữ và nam giới Nam giới và phụ nữ đều có vị thế bình đẳng và
”* Theo đó, có thé hiểu bình đăng giới là nam va nữ ngang
được tôn trọng như nhau
hàng nhau về địa vị và quyên lợi trong xã hội Bình dang giới theo nội dung Công ước
về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW): là tình trạng (điều
kiện song, sinh hoạt, việc lam ) mà trong đó phụ nữ va nam giới được hưởng vi tri
như nhau, họ có cơ hội bình đăng dé tiếp cận, sử dụng các nguồn lực để mang lại lợiích cho mình, phát hiện va phát triển tiềm năng của mỗi giới nhăm cống hiến cho sựphát triển của quốc gia Theo Công ước này, bình dang giới dựa trên ba nguyên tắcchính: nguyên tắc không phân biệt đối xử, nguyên tắc bình đăng giới thực chất, vànguyên tắc nghĩa vụ quốc gia Khi nói tới bình dang giới, cần hiểu răng quyên, tráchnhiệm và cơ hội của nữ giới và nam giới sẽ không phụ thuộc vào việc họ sinh ra lànam hay nữ Bình đắng giới không có nghĩa là cào bằng như nhau giữa nam và nữ, mà
là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huynăng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng nhưnhau về thành quả của sự phát triển đó
Công bằng giới và bình dang giới là hai thuật ngữ có liên quan nhưng có ý nghĩakhác nhau Công bằng giới có nghĩa là hành vi, nguyện vọng và nhu cầu khác nhaucủa nam, nữ được xem xét, đánh giá và quan tâm như nhau Điều đó không có nghĩa lànam, nữ phải trở nên giống nhau nhưng quyên, trách nhiệm và cơ hội của họ sẽ không
phụ thuộc vào việc họ sinh ra là nam hay nữ.
Công bằng tạo tiền đề cho sự bình đăng, vì công băng thúc đây sự đối xử công
băng cho phụ nữ và nam giới, căn cứ vào như câu và sự phù hợp Nêu bình đăng giới
1 Viện ngôn ngữ học, Hoàng Phê chủ bién(2003), Từ điển Tiếng Việt, NXB Da Nẵng, tr.68
2 Uỷ ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam (2008), Long ghép vấn dé bình dang giới trong hoạch
định và thực thi chính sách, Hà Nội, tr.6
Trang 26là mục tiêu cuối cùng, thì công bang là phương tiện dé đạt được mục tiêu đó Dé đảmbảo sự công bằng, cần có các biện pháp để bù đắp những bất lợi về lịch sử, xã hộikhiến nam, nữ không bình đăng được với nhau, cần có chiến lược và giải pháp dé đảmbảo sự công bằng cho nữ giới, nam giới.
Lông ghép bình dang giới (long ghép giới) là biện pháp nhằm thực hiện mục tiêubình đăng giới Do là việc tính đến nhu cầu và mối quan tâm của nữ giới và nam giớitrong quá trình xây dựng, thực hiện và kiểm tra, giám sát từng chính sách, chươngtrình, dự án, hoạt động nhằm xóa bỏ bất bình đắng giới Khái niệm lồng ghép giớiđược đưa ra lần đầu tiên tại Hội nghị quốc tế lần thứ IV về phụ nữ (Bắc Kinh, 1995) làmột khái niệm mới không chỉ đối với Việt Nam, song đã nhanh chóng được chấp nhậnnhư một biện pháp chiến lược của các quốc gia dé thúc đây bình dang giới Mục tiêucủa lồng ghép giới là đảm bảo cho mọi chính sách, chương trình và dự án khi ban hànhđều được cân nhắc dưới góc độ giới nhằm đáp ứng nhu cầu và lợi ích của mọi thànhviên trong xã hội và các quyền lợi được phân phối một cách công bằng giữa hai giới.Tác động về giới chính là mức độ ảnh hưởng về kinh tế, xã hội liên quan đến cơ
hội, điều kiện, năng lực thực hiện và thụ hưởng các quyền, lợi ích của mỗi giới Theo
đó, đây là kết quả của một quá trình phân tích, nghiên cứu, xử lý từ các số liệu thu thậpđược dé đưa ra những nhận định mang tính chất dự báo trong tương lai Nói cách khác,tác động về giới chính là sự biến đổi gây ra cho mỗi giới xuất phát từ sự thay đổi củacác điều kiện tự nhiên, xã hội chăng hạn như sự thay đôi của một chính sách, một quy
định pháp luật.
1.1.2 Khai niệm danh gia tác động chính sách trong xây dụng van ban quy phạm pháp luật
Chính sách là thuật ngữ được sử dụng phô biến trên thé giới vì chính sách là một
trong những khái niệm cơ bản của khoa học pháp lý, là công cụ quan trọng trong hoạt
động quản lý nói chung và quản lý nhà nước nói riêng Theo Từ điển Tiếng Việt,
“chính sách” là sách lược và kế hoạch cụ thê nhằm đạt một mục đích nhất định, dựavào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra’ Ở một khía cạnh khác,chính sách là hệ thống quan điểm, nhận thức, lý luận có tính chính thống, nền tảng choviệc hình thành quá trình tác động, điều chỉnh tới một đối tượng hoặc một lĩnh vực cụthé Cụ thé hơn, “Chinh sách là tập hợp các biện pháp được thể chế hóa mà một chủ
Hoàng Phê (1997), Từ điện Tieng Việt, NXB Da Năng, tr157.
Trang 27thể quyền lực hoặc chủ thé quản lý dua ra định hướng hoạt động cho các tổ chức, cdnhán trong xã hội nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược pháitriển của xã hội ”? Mặc dù có nhiều cách tiếp cận nhưng nhìn chung, chính sách là sựlựa chọn, phản ứng, hành động của chính quyền nhằm mục tiêu giải quyết các vấn đềcông mang tính xã hội Chính sách trong phạm vi hoạt động xây dựng VBQPPL có théđược hiểu cụ thé là chính sách pháp luật.
Chính sách được coi là linh hồn, là nội dung của pháp luật, còn pháp luật là hìnhthức, là phương tiện thé hiện của chính sách”; mà pháp luật là một trong những công
cụ được sử dụng phổ biến nhất để điều chỉnh quan hệ trên các lĩnh vực của đời songkinh tế, xã hội Trong mối quan hệ giữa chính sách và pháp luật, có thé có chính sáchchưa được luật pháp hóa (thé chế hóa), hoặc cũng có thé không bao giờ được luật pháphóa vì nó không được lựa chọn dé luật pháp hóa khi không còn phù hợp với tư tưởngmới hay sự thay đổi của thực tiễn, nhưng sẽ không có pháp luật phi chính sách haypháp luật ngoài chính sách Như vậy, trong mỗi quan hệ giữa pháp luật và chính sách,
có thé nói rằng một phần hoạt động xây dựng pháp luật chính là hoạt động “dịch” cácquan điểm, tư tưởng, định hướng xây dựng của một văn bản quy phạm pháp luật(chính sách pháp luật) bằng ngôn ngữ pháp lý để có một văn bản quy phạm pháp luậthoàn chỉnh, phù hợp với chính sách đối với van đề (quan hệ xã hội/nhóm quan hệ xãhội) mà văn bản quy phạm pháp luật đó điều chỉnh
Một chính sách bao gồm 3 yếu tô cấu thành chính: (¡) Vấn đề thực tiễn cần giảiquyết; (ii) Dinh hướng, mục tiêu giải quyết van đề (hay còn gọi là mục tiêu của chínhsách); và (iii) Các giải pháp của Nhà nước (giải pháp thực hiện chính sách) để giải
quyết vấn đề theo mục tiêu đã xác định Đây là cách tiếp cận xây dựng, hoạch định
chính sách dựa trên nhu cau thực tiễn và nhằm để giải quyết van đề thực tiễn
Vì vậy, điều quan trọng đầu tiên là phải nhận diện đúng vấn đề thực tiễn cần giảiquyết Cụ thể, vấn đề thực tiễn cần giải quyết là một hiện trạng xã hội đã và đang xảy ra(hoặc có thể được dự báo sẽ xảy ra) có ảnh hưởng/tác động tiêu cực đến đời sống, hoạt
động của một hoặc một sô nhóm đôi tượng trong xã hội, đên tô chức, hoạt động của cơ
Vũ Cao Đàm (2011), Kỹ năng phân tích và hoạch định chính sách, Nxb Thê giới, Hà Nội.
5 Đinh Dũng Sỹ, Chính sách và mối quan hệ giữa chính sách với pháp luật trong hoạt động lập pháp.
<https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/09/16/1673/>, truy cập ngày 20/6/2023
Trang 28quan nhà nước Tuy nhiên, cần phải lưu ý răng, một vấn đề thực tiễn đòi hỏi phải đượcgiải quyết bằng chính sách, pháp luật chỉ khi vẫn đề đó có nội dung tác động và phạm vitác động đáng ké về thời gian, không gian cho các đối tượng chịu ảnh hưởng.
Tiếp đó, mục tiêu chính sách là mức độ giải quyết vấn đề thực tiễn mà Nhà nướchướng tới trong thời gian trước mắt hoặc lâu dài (mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu dài hạn)nhằm hạn ché, giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với các đối tượng chịu tac độnghoặc chịu trách nhiệm tổ chức thi hành chính sách pháp luật
Cuối cùng, giải pháp thực hiện chính sách là các phương án khác nhau để giảiquyết vấn đề thực tiễn theo mục tiêu đã xác định Giải pháp phải phù hợp, cân xứngvới vẫn đề về quy mô, phạm vi, đối tượng tác động, khắc phục được trúng và đúng cácnguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp gây ra vấn đề; đồng thời giải phápphải hiệu quả nghĩa là dat được mục tiêu đặt ra với chi phí hợp lý, khả thi đối với cácđối với các đối tượng phải thực hiện, tuân thủ
Đánh giá tác động chính sách (Policy Impact Assessment - PIA) chính thức lưu
hành và dan phổ biến tại Việt Nam trong khoảng 10 năm trở lại đây Trong giai đoạnđầu của quy trình chính sách, khi các mục tiêu chính sách được thiết kế nhưng cónhiều phương án giải quyết được đề xuất, đánh giá tác động chính sách được xem làmột công cụ mạnh mẽ dé giúp các co quan có thấm quyên ra quyết định dé chọn lựachính sách tốt làm tiền đề cho hoạt động quy phạm hóa chính sách Đây là khâu quantrọng, góp phan hỗ trợ thiết kế chính sách hiệu quả hơn nhờ mang lại thông tin day đủ,toàn diện, đáng tin cậy và thuyết phục cho hành động hay quyết sách của Chính phủ
trong việc hoạch định chính sách.
Đánh giá tác động chính sách nói chung thường thực hiện ở cả hai giai đoạn:
Trước khi chính sách được ban hành (đánh giá sự cần thiết, dự báo những ảnh hưởngtích cực/ tiêu cực nếu chính sách được thực thi ); và sau khi chính sách đã được banhành và đi vào cuộc sống (đánh giá kết quả, hiệu quả của chính sách trong quá trình
thực tiễn thi hành Khái niệm “đánh giá tác động chính sách” ở Việt Nam hiện tại đang
tiếp cận với quan điểm đánh giá tác động chính sách khi các chính sách còn chưa được
ban hành, chưa được quy phạm hoá, mới chỉ trong giai đoạn “thai nghén” hay chính là
đang trong quá trình xây dựng chính sách Có thê hiểu một cách khái quát: DGTDCS
là việc phân tích, dự báo tác động của chính sách đối với các nhóm đối tượng khácnhau trong xã hội nhằm lựa chọn giải pháp tối ưu dé chính thức ban hành ra một chính
Trang 29sách Đây chính là việc dự liệu đo lường mức độ ảnh hưởng của chính sách đối với đờisống kinh tế - xã hội, cụ thé hơn là đối với các đối tượng chịu sự tác động của chínhsách và các chủ thê thực thi chính sách (cơ quan nhà nước).
Như vậy, khái nệm DGTDCS là khái niệm công cụ được các nhà hoạch định
chính sách sử dụng dé phục vụ tốt nhất cho việc ban hành chính sách và pháp luật.Dưới bat kỳ quan điểm nào được đưa ra đều thống nhất coi hoạt động ĐGTĐCS là một
công cụ hỗ trợ quan trọng, hữu hiệu Đánh giá tác động chính sách giúp cơ quan có
thâm quyền thận trọng, khách quan khi xem xét, cân nhắc lựa chọn giải pháp hợp lý,khả thi và hiệu quả dé giải quyết van dé thực tiễn dựa trên việc phân tích chi phi, lợiích, các tác động tích cực và tiêu cực đối với cá nhân, t6 chức và cơ quan nha nước dothi hành chính sách nếu được ban hành Từ đó giúp nâng cao chất lượng của chínhsách do việc phân tích, đánh giá được thực hiện bằng các phương pháp khoa học dựatrên các thông tin, dữ liệu, số liệu được thu thập từ các nguồn rõ ràng, tin cậy; đảm bảo
cho việc công khai các thông tin trong quá trình xây dựng chính sách thông qua việc
lấy ý kiến nhân dân, các đối tượng chịu tac động trực tiếp Thêm vào đó, DGTDCSgop phan đảm bao tính thông nhất, đồng bộ của các chính sách, quy định pháp luật đốivới hệ thống pháp luật của Việt Nam và các điều ước quốc tế
Việc ĐGTĐCS cần phải nêu rõ: vấn đề cần giải quyết, mục tiêu chính sách, giảipháp dé thực hiện chính sách, tác động tích cực, tiêu cực của chính sách; chi phí, lợiích của các giải pháp chính sách; so sánh chi phí, lợi ích của các giải pháp; lựa chọngiải pháp tối ưu và nêu rõ lý do lựa chọn
Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, một cách khái quát nhất, là hoạt động banhành, sửa đổi, bố sung hoặc bãi bỏ các quy định của pháp luật cho phù hop với nhu cầuđiều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội: “Xá dung pháp luật ở Việt Nam là mộtquá trình hoạt động vô cùng quan trọng, phức hop, bao gồm rất nhiêu các hoạt động kếtiếp nhau, liên hệ chặt chẽ với nhau, do nhiễu tổ chức và cá nhân có vị tri, vai tro, chứcnăng, quyên han khác nhau cùng tiễn hành, nhằm chuyển hóa ý chi của Nhà nước, củanhân dân Việt Nam thành những quy định pháp luật dựa trên những nguyên tắc nhất định
và được thể hiện dưới những hình thức pháp lý nhất định mà chủ yếu là văn bản quy
936
phạm pháp luật ”“ Theo đó, ban chất của xây dựng VBQPPL là một quá trình hoạt độngbao gồm các hoạt động kế tiếp nhau nhằm tạo ra các quy phạm pháp luật
6 Nguyễn Minh Đoan (2011), Xây dựng và hoàn thiện hệ thong pháp luật Việt Nam trong boi cảnh xây dựng nha
nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 8.
Trang 30Các VBQPPL đều phải trải qua một quy trình ban hành gồm các khâu, các bướcrất chặt chẽ Trong đó, đối với các VBQPPL quan trọng, có chứa đựng các chính sáchlớn như luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH; một sốnghị định của Chính phủ, một số nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phảithực hiện hai giai đoạn lớn: giai đoạn lập đề nghị xây dựng và giai đoạn soạn thảo.
Trong quy trình này, việc xây dựng nội dung chính sách, các giải pháp thực hiện chính
sách, đánh giá tác động chính sách được thực hiện ngay từ giai đoạn lập đề nghị xây
dựng VBQPPL.
Như vậy, DGTDCS trong xây dung VBOPPL được hiểu là việc phân tích, dolường mức độ tác động của một chính sách trước khi được ban hành chính thức bằngmột VBQPPL Đây là nội dung cốt lõi của giai đoạn 01 trong quy trình xây dựngVBQPPL: lập đề nghị xây dựng VBQPPL Theo đó, chủ thé thực hiện đánh giá tácđộng chính sách đồng thời cũng chính là cơ quan, tô chức, cá nhân chịu trách nhiệm đềnghị xây dựng VBQPPL Cơ quan chủ trì đề nghị xây dựng VBQPPL có trách nhiệm
sử dụng các công cụ, các phương pháp định lượng và định tính để dự liệu tác động củacác chính sách đến các đối tượng trong xã hội nếu chính sách được ban hành Chỉ saukhi chính sách đã được cơ quan có thấm quyền phê duyệt thì mới bat đầu giai đoạnsoạn thảo với nhiệm vụ là “quy phạm hoá” đúng đắn và đầy đủ chính sách cùng các
giải pháp thực hiện chính sách đã được phê duyệt.
Về các nội dung (lĩnh vực) cần DGTDCS trong quá trình xây dựng VBQPPL’:(i) Tác động về kinh tế được đánh giá trên cơ sở phân tích chi phí và lợi ích đốivới một hoặc một số nội dung về sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, môi trường đầu tư vàkinh doanh, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, tô chức và cá nhân, cơ cấu pháttriển kinh tế của quốc gia hoặc địa phương, chi tiêu công, đầu tư công và các vấn đềkhác có liên quan đến kinh tế;
(ii) Tac động về xã hội của chính sách được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báotác động đối với một hoặc một số nội dung về dân số, việc làm, tài sản, sức khỏe, môi
trường, y tế, giáo dục, đi lại, giảm nghèo, giá trị văn hóa truyền thống, gan két cong đồng, xã hội và các van đề khác có liên quan đến xã hội;
(iii) Tác động về giới của chính sách được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báocác tác động kinh tế, xã hội liên quan đến cơ hội, điều kiện, năng lực thực hiện và thụhưởng các quyên, lợi ich của mỗi giới;
7 Điều 35 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP
Trang 31(iv) Tác động cua thủ tục hành chính được đánh giá trên co sở phân tích, dự báo
về sự cần thiết, tính hợp pháp, tính hợp lý và chi phí tuân thủ của thủ tục hành chính dé
thực hiện chính sách;
(v) Tác động đối với hệ thống pháp luật được đánh giá trên cơ sở phân tích, dựbáo khả năng về thi hành và tuân thủ của các cơ quan, tô chức, cá nhân, tác động đốivới tổ chức bộ máy nhà nước, khả năng thi hành và tuân thủ của Việt Nam đối với cácđiều ước quốc tế
1.1.3 Khái niệm đánh giá tác động về giới của chính sách trong xây dựng
VBOPPL
ĐGTĐ về giới của Chính sách (Gender Impact Assessment — GIA) là một trong
05 nội dung tác động cần xem xét khi thực hiện đánh giá tác động của chính sách
DGTD về giới của chính sách được Ủy ban Châu Âu định nghĩa như sau’:
“1, Đánh giá tác động giới là quá trình so sánh và đánh giá, theo các tiêu chí liên
quan đến giới, hiện trạng và xu hướng với sự phát triển dự kiến do việc áp dụng chínhsách được đề xuất;
2 Đánh giá tác động giới là ước tính các tác động khác nhau (tích cực, tiêu cực
hoặc trung tính) của bất kỳ chính sách hoặc hoạt động nào được thực hiện đối với cáchạng mục cụ thể về bình đăng ĐIỚI.”
DGTD về giới của chính sách về bản chat là việc dự liệu những tác động kinh tế,
xã hội, thủ tục hành chính đến vấn đề bình dang giữa các giới trên các phương diện: (i)
Cơ hội (pháp lý và thực tế) tiếp cận chính sách; (ii) Điều kiện và năng lực tuân thủchính sách của mỗi giới và (iii) những anh hưởng tới việc thụ hưởng quyên, lợi ích
chính đáng của các giới từ việc thực hiện chính sách Nói cách khác, trong kết quả
đánh giá từng khía cạnh tác động của chính sách cần có sự lồng ghép vấn đề bình đănggiới nhằm khắc phục những hạn chế bất bình đăng và phân biệt đối xử về giới tính
Đánh giá tác động giới là việc đo lường tác động khác nhau (tích cực, tiêu cực, hoặc
tác động trung tính) của chính sách hoặc hoạt động nào được thực hiện nhằm thúc daybình đăng giới Đánh giá tac động giới giúp tra lời câu hỏi: chính sách đó làm giảmhay duy trì, hoặc gia tăng bất bình đăng giới giữa phụ nữ và nam giới?
Đánh giá tác động về giới của chính sách là một nội dung quan trọng của lồngghép bình dang giới hay còn gọi là lồng ghép giới Lồng ghép bình dang giới trong xâydựng VBQPPL là biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu bình đăng giới bằng cách xác
8 x :
Nguôn: Website EIGE, truy cập ngày 10/12/2023
Trang 32định vấn đề giới, dự báo tác động giới của văn bản, trách nhiệm, nguồn lực để giảiquyết vấn đề giới trong các quan hệ xã hội được văn bản quy phạm pháp luật điềuchỉnh” Theo đó, có 02 khả năng xảy ra khi ĐGTĐ về giới của chính sách:
Thứ nhất, với những chính sách trực tiếp về giới và bình đăng giới, sau khi pháthiện vấn đề bất bình đăng giới đang tồn tại trong thực tế thì mục tiêu của chính sáchđang được dé xuất là giải quyết van đề giới và có các giải pháp cụ thé giải quyết van
đề giới Sau đó tiến hành độc lập đánh giá tác động về kinh tế, xã hội, thủ tục hànhchính và hệ thống pháp luật của các giải pháp đó
Thứ hai, với những chính sách pháp luật không trực tiếp điều chỉnh vấn đề giớithì khi đánh giá các tác động về kinh tế, xã hội, thủ tục hành chính và hệ thống phápluật vẫn phải xem xét tới những khía cạnh về giới như đã trình bày ở trên, xác địnhxem có tác động khác biệt nào đối với mỗi giới hay làm phát sinh vấn đề mới về giớihay không, cần có những biện pháp khắc phục nào đối với những hệ quả do tác độngkhác biệt của mỗi giải pháp lên cơ hội, điều kiện, năng lực thực hiện và thụ hưởng cácquyên, lợi ích chính đáng của các giới khi tuân thủ chính sách mới
DGTD về giới của chính sách giúp xây dựng được chính sách, pháp luật có đápứng giới ĐGTĐ về giới giúp xác định và chỉ ra các hậu quả không mong đợi của cácchính sách, chương trình đối với phụ nữ, nam giới và ảnh hưởng tới bình đăng giới.Bên cạnh đó, ĐGTĐ về giới giúp nâng cao nhận thức cộng đồng và tiếp cận với cácchính sách, chương trình DGTD về giới còn là công cụ giúp các nhà hoạch định chínhsách hiểu được cơ cấu của bat bình đăng giới, tạo nên các khoảng cách giới từ đó nhận
ra các thách thức về bình đăng giới, xác định được các hành động cần thiết đề thu hẹpkhoảng cách giới đó '°
DGTD về giới của chính sách cần có dit liệu tách biệt giới Đây cũng là yêu cầuquan trọng, là nguyên tắc cần thiết đầu tiên dé có thé thực hiện hoạt động này Hiệuquả đánh giá tác động về giới phụ thuộc nhiều vào các nguồn thông tin, dir liệu liênquan đến chính sách đó như các số liệu tách biệt giới, số liệu thống kê giới, thông tinphân tích giới Đánh giá tác động giới thiếu các thông tin, dữ liệu sẽ mang tính võđoán và các suy luận thiếu căn cứ Bên cạnh đó, sẽ khó trong việc thiết lập các mục
tiêu và chỉ tiêu cụ thê.
? Khoản 7, Điều 5 Luật Bình dang giới năm 2006
10 Tập bài giảng Giới, bình đắng giới trong chính sách pháp luật (2023), Trường Đại học Luật Hà Nội - UNDP
Trang 33DGTD về giới của chính sách trong xây dựng VBQPPL được thực hiện ngaytrong giai đoạn lập đề nghị xây dựng VBQPPL, cùng lúc trong khi thực hiện đánh giácác tác động khác của chính sách: kinh tế, xã hội, thủ tục hành chính và hệ thống phápluật Hoạt động này mang rất nhiều đặc điểm chung của đánh giá tác động chính sách
và cũng có những đặc thù riêng chỉ có trong tác động về giới Hơn nữa, ĐGTĐ về giới
là kỹ thuật khó, cần có chuyên môn hoặc cần tìm hiểu một cách kỹ lưỡng, nắm rõ bảnchat và am hiéu sâu về giới và các van đề liên quan tới bình đăng giới
Chủ thé thực hiện DGTD về giới của chính sách cũng đồng thời là chủ thé thựchiện DGTDCS trong lập đề nghị xây dựng VBQPPL — cơ quan, tổ chức, ĐBQH chịu
trách nhiệm chủ trì soạn thảo.
1.2 Sự can thiết đánh giá tác động về giới của chính sách trong xây dựng van
bản quy phạm pháp luật
Quá trình xây dựng VBQPPL luôn hướng đến mục đích cuối cùng là tạo ra nhữngvăn bản chất lượng, làm nên một hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất và hoànthiện Việc lồng ghép bình đăng giới trong quá trình xây dựng VBQPPL nói chung vàDGTD về giới của chính sách nói riêng là hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng, làyêu cầu khách quan trong tiến trình bảo đảm bình đăng giới của mỗi quốc gia Sự cầnthiết phải đánh giá tác động về giới của chính sách trong xây dựng VBQPPL được thể
hiện ở những khía cạnh sau đây.
Thứ nhất, do những đặc trưng riêng khác nhau khách quan của mỗi giới nên việcchịu tác động của mỗi giới từ cùng một chính sách pháp luật là rất khác nhau Kinhnghiệm thực tiễn cho thấy nam và nữ không chỉ có những đặc điểm sinh học rất khácnhau mà còn có những trải nghiệm và kinh nghiệm sống khác nhau, vì thé họ có nhucầu, khả năng, mối quan tâm và ưu tiên cũng như có khả năng đóng góp khác nhau.Chính bởi vậy họ cũng chịu tác động khác nhau từ cùng một chính sách phát triển kinh
tế - xã hội Mỗi chính sách dù không phân biệt cũng sẽ có tác động riêng biệt lên mỗigiới, do những khác biệt về mặt sinh học, do điều kiện kinh tế - xã hội thực tế khácnhau của nữ giới và nam giới trong xã hội Đây là lý do khách quan dẫn đến việc cầnphải đánh giá tác động về giới của chính sách trong xây dựng VBQPPL cần dự liệu vàđánh giá rất kĩ các quy định pháp luật bởi mỗi giới có sự khác biệt đặc thù, điều này có
A 2 2 la DN oA ` Ae „5 Ra eel
thé anh hưởng tới các điêu kiện va cơ hội của moi giới
" Uỷ ban về các van dé xã hội của Quốc hội khoá XI, XII Hội thảo “Ủy ban về các vấn dé xã hội với việc thẩm
tra lông ghép ván dé bình đăng giới”, Hà Nội, ngày 28 thang 02 năm 2017
Trang 34Thứ hai, can thực hiện đánh giá tác động về giới của chính sách trong xây dựngVBOPPL dé kịp thời nhận diện tình trạng bắt bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnhvực khác nhau của đời sống xã hội.
Xét ở khía cạnh bảo đảm các quyền con người của nam và nữ (hay quyền bìnhđăng giới), ĐGTĐ về giới chính là cách thức giúp dự liệu và nhận diện tình trạng bấtbình dang giữa nam và nữ, xác định các nguyên nhân gây ra tình trạng bất bình đăng,
từ đó đưa ra những biện pháp can thiệp phù hợp Nếu không tiến hành DGTD về giới
sẽ rất có thé dẫn đến nguy cơ không nhận ra bất bình đăng giới và có thé bỏ qua hoặckhông bảo vệ hiệu quả quyên và lợi ích hợp pháp của một nhóm nào đó (nam hoặc
nữ)” Do đó, đây là một hoạt động bắt buộc và phải được đảm bảo thực hiện trong quá
trình xây dựng VBQPPL.
Thứ ba, đánh giá tác động về giới của chính sách trong xây dựng VBOPPL gópphan nâng cao chất lượng, đảm bảo tinh khả thi cho chính sách và VBQPPL Mộttrong những tiêu chí dé xác định tính hiệu quả của nền quản trị quốc gia là mọi chínhsách đưa ra phải bảo đảm bình đăng đối với tất cả mọi người, cho cả hai giới, đáp ứngnhu cầu và lợi ích của mọi đối tượng trong xã hội một cách hài hoà; phụ nữ cũng nhưnam giới đều được tham gia và thụ hưởng một cách bình đăng từ những chính sáchnày Đề VBQPPL thực hiện được trong thực tế và mang lại hiệu quả, hiệu lực thựcchất, nhất thiết phải đáp ứng được tiêu chí tạo ra môi trường bình đăng cho cả hai giớinam và nữ Điều đó đồng nghĩa với việc đánh giá tác động về giới của chính sách
trong xây dựng VBQPPL phải được đảm bảo thực hiện.
Thứ tư, tác động về giới của chính sách có mối quan hệ qua lại mật thiết, khôngthé tách rời với các nội dung tác động còn lại của chính sách Tác động về giới có lẽ
là một nội dung đặc thù trong các nội dung tác động của một chính sách, xét trong mốiquan hệ với các tác động còn lại, đây là một nội dung không thẻ tách rời độc lập hoàntoàn Dé có thé xem xét tác động về giới, bắt buộc phải dự liệu tác động về kinh tế, về
xã hội, về việc thực hiện thủ tục hành chính (nếu có) đối với các giới có khác nhau haykhông Ngược trở lại, khi đánh giá tác động về kinh tế, về xã hội, người thực hiện đánhgiá buộc phải xem xét tác động đó đến các giới trong xã hội là như thế nào, có mức độ
khác biệt hay không Giới vừa là nội dung tác động của chính sách nhưng cũng vừa là
12 Quỹ hỗ trợ các sáng kiến tư pháp(2015), /ớng dan lồng ghép giới dành cho các tổ chức xã hội hoạt động
trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp tại Việt Nam, tr.17, 18
Trang 35đối tượng phải thực hiện khảo sát để đánh giá tác động chính sách Do đó, hoạt độngđánh giá tác động về giới của chính sách bắt buộc phải được thực hiện lồng ghépxuyên suốt trong quá trình thực hiện đánh giá tác động chính sách, dé dam bảo sự toàn
diện cho chính sách.
Thứ năm, thực tế cho thay di đã có rất nhiều nỗ lực đề thúc đẩy bình đẳng giớinhưng bất bình đẳng giới vẫn đang còn tôn tại và là cản trở lớn cho sự phát triển.Tình trạng bất bình đăng giới vẫn còn xảy ra trong các lĩnh vực khác nhau của đờisống xã hội Ví dụ như ở vùng sâu vùng xa, tỉ lệ người đàn ông/người chồng đứng têntrong các giấy tờ sở hữu tài sản lớn của gia đình cao hơn nhiều so với phụ nữ/người
vợ, nhiều địa phương phụ nữ vẫn còn không được cho tới trường, không được tiếp cậnvới giáo dục Bất bình đăng giới được xem là nguyên nhân gốc rễ của đói nghèo, bấtcông xã hội và cũng là yếu tố cản trở quá trình phát triển và tiến bộ của loài người.Tinh trạng bat bình dang giới cản trở nam và nữ thực thi hiệu qua các quyên của hotrong mọi lĩnh vực của đời sống
Mục tiêu của lồng ghép bình đăng giới suy cho cùng là thu hẹp khoảng cách giới
và tiễn tới bình đăng giới thực chất, làm cho cả nam và nữ đều được thụ hưởng mộtcách bình dang các thành qua phát triển của xã hội Từ việc chú trọng đến yếu tố giớitrong xây dựng pháp luật sẽ tạo điều kiện cho cả hai giới cùng được tiếp cận bình đăngnhững nguồn lực, các cơ hội và lợi ích, phát huy hiệu quả khả năng của mình vào công
việc trên mọi lĩnh vực, nâng cao chất lượng cuộc song của mọi người dân Bởi vay,
đánh giá tác động về giới của chính sách trong xây dựng VBQPPL là biện pháp trướctiên dé bảo vệ các quyền con người của nam và nữ cũng như thúc day bình đăng giớitrong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội
1.3 Nội dung đánh giá tác động về giới của chính sách trong xây dựng văn
bản quy phạm pháp luật
Tác động về giới của chính sách được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo cáctác động kinh tế, xã hội liên quan đến cơ hội, điều kiện, năng lực thực hiện và thụhưởng các quyền, lợi ích của mỗi giới Như vậy, xét về bản chất, dù là tác động kinh
tế, tác động xã hội hay tác động của thủ tục hành chính thì đối tượng chịu tác độngcũng thường bao gồm cả hai giới (nam, nit) trong trường hợp xác định có van đề giới(bất bình dang giới, phân biệt đối xử giới) trong lĩnh vực điều chỉnh của chính sáchhoặc có vấn đề giới gây ra bởi chính sách, giải pháp thực hiện chính sách đang được
Trang 36phân tích Trong quá trình đánh giá tác động về kinh tế, xã hội và thủ tục hành chính,khi xác định đối tượng bị ảnh hưởng cần xác định thêm nhóm đối tượng theo giới, baogồm nam và nữ Nhiều lĩnh vực tác động kinh tế và đặc biệt là tác động xã hội đồngthời cũng là các lĩnh vực tác động về giới (ví dụ như tác động làm thay đôi nhận thức,
vị trí, vai trò, lối sống của cá nhân (nam, nữ) trong đời sống gia đình, xã hội; tác độngđến cơ hội, điều kiện tiếp cận, sử dụng và thụ hưởng thành quả của cá nhân (nam, nữ)đối với các quyền cơ bản trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục đảo tạo, y
tế, an sinh xã hội ) Đây đều là những lĩnh vực cần có sự quan tâm dé nhận biết vàđánh giá rõ được sự khác biệt của các tác động về kinh tế, xã hội, thủ tục hành chínhđối với mỗi giới (nam, nữ) và hệ quả của sự khác biệt đó (có gây sự phân biệt đối xử,bất bình đăng giới khi tuân thủ pháp luật, giải pháp pháp luật) Do đó, cần có “nhạycảm giới” dé nhận biết và đánh giá đúng sự khác biệt của các tác động đó đối với mỗigiới (nam, nữ) và hệ quả phát sinh do sự tác động khác biệt đó; từ đó đề xuất lựa chọngiải pháp vừa phù hợp với mục tiêu chung của chính sách; đồng thời hạn chế hoặckhắc phục, giải quyết các tác động bat lợi về bình đăng giới phù hợp với mục tiêu lồngghép van dé bình dang giới
Ngoài hai giới nam và nữ, khi đánh giá tác động về giới, cũng cần phải lưu ýnhững người thuộc nhóm đối tượng đặc thù hoặc nhóm yếu thế nhìn từ góc độ giới vàoquá trình tham vấn chính sách, cụ thê:
Một là, người me mang thai, nuôi con nhỏ đến 36 tháng tuổi, bố hoặc mẹ don thânnuôi con nhỏ là những đối tượng cần được đánh giá tác động từ góc độ lồng ghép bìnhđăng giới xuất phát từ quan điểm bảo vệ đặc biệt đối với sự phát triển lành mạnh củatrẻ em Luật Bình dang giới khang định chính sách của Nhà nước “Bảo vệ, hỗ trợngười mẹ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ; tao điều kiện để nam, nữ chia sẻcông việc gia đình”; đồng thời xác lập nguyên tắc “Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người
mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới” Luật Bình đăng giới đã có những quyđịnh cụ thể bảo vệ, hỗ trợ người mẹ nuôi con nhỏ như: “Nữ cán bộ, công chức, viênchức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con đưới ba mươi sáu tháng tuôi được
hỗ trợ theo quy định của Chính phủ”
Hai là, phụ nữ nghèo cư trú ở vùng sâu, vùng xa, là đồng bào dân tộc thiểu số.Chăng hạn, Luật bình đăng giới đã quy định đối với các đối tượng này, nếu không phảithuộc điện tham gia BHXH bắt buộc, thì khi sinh con đúng chính sách dân số được hỗ
trợ theo quy định của Chính phủ.
14 Luật Bình dang giới năm 2006
Trang 37Ba là, các đối tượng yếu thé khác như người cao tuổi, người khuyết tật, nạn nhân
của bạo lực giới, bạo lực gia đình, người thuộc nhóm LGBT, người nhiễm HIV/AIDS
cũng cần được tham gia, được tham vấn trong những lĩnh vực mà họ thường gặp khókhăn cả về mặt pháp lý lần khó khăn thực tế gây bất bình đăng giữa nam và nữ Có thécoi đây là các đối tượng bị bất bình dang giới kép, bất bình đăng đa chiều chịu tác độngđồng thời của nhiều yếu tố bat lợi
Ngoài những nội dung, chỉ tiêu tác động chung về kinh tế, xã hội cần lưu ý đếncác nội dung đánh giá tác động về giới đặc thù sau:
Thứ nhất, mục tiêu cao nhất của lồng ghép vấn đề bình đăng giới là bảo đảm bìnhđăng giới thực chất, vậy nên nội dung đánh giá tác động về giới không chỉ dừng ở đánhgiá mức độ bình đăng về mặt pháp lý giữa các giới mà còn phải đánh giá xem cácchính sách, giải pháp thực hiện có tác động tích cực đến việc thúc đây bình đăng trênthực tiễn giữa các giới về vị trí, cơ hội, điều kiện tiếp cận, sử dụng và hưởng thụ lợi ích
từ các quyền bình dang hay không Cần lưu ý đến tác động của chính sách đối với việckhắc phục từng bước và bền vững các nguyên nhân của bất bình đắng giới, phân biệtđối xử giới trên thực tế (các định kiến giới, các tập quán, hủ tục phân biệt đối xử giới
“trọng nam, khinh nữ” hoặc ngược lại);
Thứ hai, do Luật Bình đăng giới thừa nhận nguyên tắc các biện pháp thúc đây bìnhđăng giới và biện pháp bảo vệ, hỗ trợ người mẹ (tức là các biện pháp chỉ áp dụng vớimột giới) không phải là phân biệt đối xử về giới Vì vậy, nội dung đánh giá tác động
về giới cần làm rõ tác động tích cực của việc áp dụng các biện pháp này (thúc day bìnhđăng của giới (nam hoặc nữ) hay tác động bảo vệ, hỗ trợ đặc biệt đối với người mẹ),nhưng đồng thời cũng phải xác định các tác động của chúng lên giới còn lại, tác độnglên cộng đồng là như thé nào, có được ủng hộ hay không, hoặc bị cản trở bởi những lý
do nào, dự báo các nguồn lực, các chi phí - lợi ích, điều kiện, thời hạn áp dụng và chấmdứt thực hiện các biện pháp này khi các mục tiêu mong muốn đã được thực hiện
1.4 Phương pháp đánh giá tác động về giới của chính sách trong xây dựng
văn bản quy phạm pháp luật
Khi nói tới phương pháp đánh giá tác động của chính sách nói chung và tác động
về giới của chính sách nói riêng, cần sử dụng 02 nhóm phương pháp rất đặc thù đó là
phương pháp định tính và phương pháp định lượng.
Trang 38Phương pháp danh gia định tính
Phương pháp đánh giá định tính là phương pháp đánh giá dựa trên các kết quảnghiên cứu (lý luận, thực tiễn) nhằm nhận diện (mô tả) và phân tích tác động tiêu cực/
tích cực của chính sách theo các chỉ tiêu xác định cho từng nội dung/ lĩnh vực tác
động Đánh giá định tính thường được sử dụng khi đánh giá các tác tác động về mặt xãhội, giới, tác động tâm lý, thay đổi hành vi, lối sống, văn hóa, tập quán, truyền thống khi khó thu thập những số liệu chính xác, dữ liệu cần thiết dé định lượng chính xác chi
phí - lợi ích.
Các phương pháp định tính tiêu biểu có thê kế đến như điều tra xã hội học, thamvấn các đối tượng, phỏng vấn sâu, nghiên cứu tình huống đồng thời có thể sử dụngcác thông tin nghiên cứu đã được công bó, liên quan trực tiếp đến vấn đề và đối tượngcần đánh giá
Phương pháp danh gia định lượng
Phương pháp đánh giá định lượng (hay còn gọi là phương pháp phân tích lợi ích
-chi phi) là phương pháp đánh giá dựa trên các tính toán -chi phi, lợi ích thuần theo cáctiêu chí tác động do giải pháp thực hiện chính sách gây ra đối với từng nhóm đối tượngthi hành chính sách Phương pháp này thường được sử dung dé đo đạc các tác động vềkinh tế, xã hội, TTHC khi có thé thu thập được các dit liệu, số liệu thực tiễn dé tinhtoán chính xác chỉ phí, lợi ích Phương pháp đánh giá định lượng được áp dụng nhiềutrong trường hợp chưa có dự kiến phân bổ nguồn lực cho việc thực hiện chính sáchtrong khi chính sách tác động đến nhiều đối tượng và có nhiều giải pháp đề thực hiện,nên cần tính toán đầy đủ các lợi ích khác nhau làm cơ sở so sánh các giải pháp
Hai biến thé của phương pháp này là: (i) Phương pháp tối đa hóa lợi ích, nhằm đánhgiá lợi ích cao nhất mà chính sách có thé tao ra cho các nhóm đối tượng chịu tác động; và(ii) Phương pháp giảm thiểu chỉ phí (tối đa hiệu quả chi phí) nhằm đánh giá hiệu quả chi phí
mà giải pháp thực hiện có thé tao ra dé đạt mục tiêu chính sách đã xác định
Sử dụng kết hợp các phương pháp đánh giá tác động
Phụ thuộc vào tinh chat tác động, khả năng thu thập dữ liệu, thông tin thực tế mànhà hoạch định chọn phương pháp đánh giá phù hợp, đối với mỗi giải pháp được dựkiến có thể kết hợp phương pháp định tính và định lượng Nhưng đối với cùng mộtloại tác động của một chính sách, không áp dụng đồng thời hai phương pháp này déđảm bảo việc đánh giá tác động của các giải pháp đều phải được lựa chọn theo cùngmột tiêu chí (ví dụ: tiêu chí lợi ích thuần hay tiêu chí lợi ích lớn nhất hoặc tiêu chí chiphí nhỏ nhất) làm cơ sở cho sự so sánh
Trang 39Trong quá trình DGTD về giới của chính sách nhất thiết phải sử dung các phươngpháp phổ biến như thu thập thông tin, phân tích, đánh giá thông tin, nhăm bao đảm chonội dung đánh giá được toàn diện, đầy đủ, chân thực, tin cậy Cụ thể bao gồm:
- Phương pháp diéu tra xã hội học:
Phương pháp điều tra xã hội học, thu thập thông tin thực nghiệm đặc biệt hữu íchkhi sử dụng trong các cuộc khảo sát với phạm vi nghiên cứu rộng cả về không gian vàthời gian Đối với các nội dung nghiên cứu mang tính vĩ mô, như đánh giá tác độngcủa văn bản quy phạm pháp luật, công cụ chính của phương pháp điều tra xã hội họcbao gồm: (i) Bảng hỏi (phiếu thu thập ý kiến); (ii) Phiếu phỏng van sâu và (iii) Quansát thực tế Lợi thế nổi trội của phương pháp điều tra xã hội học là có thé thu thập
được thông tin trên diện rộng, đưa ra kết quả dưới dạng những bảng biểu, đồ thị, số
liệu có tính đại diện cho địa bàn khảo sát, đánh giá tác động để minh chứng cho cácchính sách, văn bản quy phạm pháp luật Các thông tin có thé được thu thập đồng loạtvào cùng một thời điểm với cùng một nội dung tại nhiều địa bàn khảo sát, đánh giá tác
động khác nhau.
Việc thu thập thông tin bằng phương pháp phát bảng hỏi nhằm tìm kiếm và kiểmtra những số liệu liên quan đến các chính sách, pháp luật; trong đó, trọng tâm là tìmhiểu các xu hướng thay đổi chính sách, pháp luật của Nhà nước ta trong thời gian qua.Các công cụ nghiên cứu định tính (phương pháp phỏng vấn trực tiếp các chuyêngia hay tô chức các cuộc hội thảo lấy ý kiến rộng rãi của các chuyên gia, các nhà khoa
học, người làm công tác quản lý, hoạch định chính sách) sẽ hỗ trợ làm sáng tỏ các
thông tin thống kê thu thập được, thông qua các kỹ thuật phỏng vấn sâu và quan sátthực tế tại các địa bàn Nhờ đó, kết quả đánh giá tác động của chính sách, pháp luật sẽcho phép lý giải các xu hướng chính sách, mối liên hệ giữa chính sách, pháp luật vàthực tiễn thực thi pháp luật Những nhận định được rút ra sẽ rất có ý nghĩa trong việc
dé xuất các phương hướng, giải pháp để xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật
- Phương pháp thong kê:
Thống kê là phương pháp nghiên cứu được sử dụng để tập hợp các số liệu, tư liệutheo một trình tự nhất định mà trình tự này dựa trên các tiêu chí nhất định, nhăm phục vụ
cho việc theo dõi, phân tích, đánh giá sự vật và hiện tượng một cách có hệ thống Phương
pháp thong kê được sử dụng dé đánh giá tác động của chính sách trong xây dựng văn bảnquy phạm pháp luật gồm hai dạng cơ bản là thống kê mô tả và thống kê suy diễn
Trang 40+ Phương pháp thong kê mồ tả: Việc sử dụng các kỹ thuật trong phân tích thống
kê dé làm rõ ý nghĩa của các số liệu định lượng được thu thập trong quá trình điều tra,khảo sát Các phân tích thống kê sẽ gồm có việc phân tích về giá trị trung bình, giá trịnhỏ nhất, các tần suất của các yếu tố được thống kê và mối tương quan hai biến, đabiến dé qua đó mô tả bức tranh tông quát về tình hình cơ bản các địa bàn nghiên cứu, vềthực trạng xây dựng chính sách, pháp luật; trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp nâng
cao nâng cao hiệu quả trong xây dựng chính sách, pháp luật.
+ Phương pháp thống kê suy diễn: Đây là phương pháp nghiên cứu sự ngẫunhiên, sai số của các tập dữ liệu, từ đó mô hình hóa và đưa ra các suy luận cho tập tổngthé Các suy luận này có thé là: Trả lời đúng/sai cho các giả thuyết đặt ra (kiểm địnhgiả thuyết thống kê), ước lượng các tham số của tổng thể (ước lượng), mô tả sự tácđộng qua lại giữa các biến số (tương quan), mô hình hóa quan hệ giữa các biến số (hồiquy), nội suy các giá trị không thé quan sát được (extrapolation, interpolation) Các kỹthuật mô hình hóa khác trong thống kê suy luận gồm: (M)ANOVA (phân tích phương
sai), chuỗi thời gian (time series) và khai phá dữ liệu (datamining)
- Các phương pháp phán tích thông tin:
+ Phương pháp phân tích thực chứng và phân tích chuẩn tắc
Phân tích thực chứng là cách phân tích trong đó người nghiên cứu cố gắng lý giảikhách quan về bản thân các vấn đề hay sự kiện Phân tích thực chứng có khuynhhướng tìm kiếm cách mô tả khách quan về các van dé hay quá trình (dựa trên các dit liệuthống kê và đã được kiểm chứng) Động cơ của phép phân tích thực chứng là cắt nghĩa,
lý giải và dự bảo về các quá trình hay sự kiện và tránh các đánh giá Do vậy, không cónhiều van dé cần tranh cãi với các phát biểu thực chứng
Phân tích chuẩn tắc liên quan đến đánh giá của các cá nhân về đối tượng nghiêncứu, họ phát biểu về đối tượng nghiên cứu phải như thé này, hay chính sách của Nhà
nước phải hành động ra sao dựa trên các mối quan hệ biện chứng, chang han, mot
phát biéu chuan tắc là “ý thức pháp luật phải được nâng lên”
Như vậy, sử dụng phương pháp phân tích thực chứng và phân tích chuẩn tắc chophép cùng nghiên cứu về một vấn đề từ những quan điểm tiếp cận khác nhau Trongkhi một nhận định thực chứng có thé được xác nhận hay bị bác bỏ thông qua các băngchứng thực tế, do đó, một sự phân tích thực chứng mang tính chất của một phép phântích khoa học, thì người ta lại khó có thé thừa nhận hay phủ nhận một kết luận chuẩn