Các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - nghiên cứu trường hợp 15 quốc gia nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều nhất thế giới vĩ mô với nguồn dữ liệu thứ cấp được
Trang 1© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 222- Tháng 11 2020
Các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài - nghiên cứu trường hợp 15 quốc gia
trên thế giới
Cam Thị Diệu Linh
Ngày duyệt đăng: 22/09/2020
Factors affecting foreign direct investment attraction- analyzing the case of top 15 countries
receiving the most foreign direct investment in the world
Abstract: Foreign direct investment (FDI) inflows have been shown to provide countries with many
economic and social benefits In recent time, lower barriers to FDI have led to higher competition between nations for this global capital flow A large and growing body of literature has studied the deciding factors behind the location selection of FDI inflows However, the experimental results are often conflicting, inconsistent, and therefore not highly representative This research uses the OLS regression model to study the factors affecting FDI through data analysis of 15 countries receiving the most FDI in the world The results indicate that market growth rate, infrastructure, market openess and exchange rate have significant impacts on attracting FDI capital This finding can serve as the basis for countries in determining orientations and policies, improving their competitiveness in attracting FDI.
Keywords: Foreign direct investment, exchange rates, infrastructure, market growth, market openness.
Mai Ngoc Tran
Trang 2Các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - nghiên cứu trường hợp
15 quốc gia nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều nhất thế giới
Tóm tắt: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã được chứng minh là mang lại cho
các quốc gia nhiều lợi ích về kinh tế và xã hội Trong thời gian gần đây, việc cắt bỏ các rào cản đối với FDI đã dẫn đến sự cạnh tranh cao hơn giữa các quốc gia đối với dòng vốn toàn cầu này Có nhiều nghiên cứu đã được thực hiện về lựa chọn địa điểm đầu tư FDI, tuy nhiên các kết quả thực nghiệm thường mâu thuẫn, chưa có sự thống nhất, do đó, chưa mang tính đại diện cao Nhóm tác giả sử dụng mô hình hồi quy OLS để nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút FDI thông qua phân tích dữ liệu của 15 quốc gia nhận FDI nhiều nhất thế giới Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng thị trường, cơ sở hạ tầng, mức độ mở cửa thị trường và tỷ giá hối đoái tác động có ý nghĩa thống kê trong việc thu hút FDI Đây sẽ là cơ sở để các quốc gia xây dựng định hướng và chính sách thu hút FDI nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mình
Từ khóa: Đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỷ giá hối đoái, cơ sở hạ tầng, tốc độ tăng
trưởng thị trường, mức độ mở cửa thị trường.
1 Giới thiệu
Sự gia tăng của các dòng vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) trong vài thập kỷ qua
là một trong những hệ quả quan trọng nhất
của tiến trình toàn cầu hóa (Chauvin, 2013)
Ngày càng có nhiều quốc gia nỗ lực thu hút
các nguồn vốn FDI dẫn đến việc cạnh tranh
giữa các quốc gia ngày càng khốc liệt hơn
(El Banna và cs., 2017) Các dòng vốn FDI
mang lại rất nhiều lợi ích cho nước sở tại,
một phần do tác động trực tiếp của nó đến
tăng trưởng kinh tế, một phần do các tác
động gián tiếp như chuyển giao bí quyết
công nghệ và kỹ năng quản lý kinh doanh
(Massoud, 2008) Tóm lại, những tác động
trực tiếp và gián tiếp của các dòng vốn FDI
có thể giúp quốc gia nhận đầu tư đạt được
những mục tiêu cuối cùng về tăng trưởng
kinh tế và cải thiện những phúc lợi xã hội
như tỷ lệ việc làm, chất lượng lao động, cơ
sở hạ tầng
Với những tác động kể trên, chính phủ các
quốc gia đã luôn coi FDI như một động lực
để đạt được các mục tiêu về kinh tế- xã hội
và xem đó như một trong những nhiệm vụ
quan trọng của quốc gia Nghiên cứu về
các yếu tố tác động đến dòng vốn FDI nhận được khá nhiều sự quan tâm của các học giả, đã có nhiều nghiên cứu được ra đời tuy nhiên phần lớn dừng lại ở góc độ lý thuyết, các nghiên cứu thực nghiệm vẫn còn rất hạn chế Hơn nữa, các nghiên cứu này chủ yếu được thực hiện bởi các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), sử dụng các công cụ khác nhau, mang tính
mô tả thay vì lý thuyết về mặt bản chất và mang những mục đích khác hơn là nghiên cứu học thuật Các kết quả nghiên cứu chưa
có sự đồng thuận do có nhiều khác biệt phụ thuộc vào bối cảnh địa lý của nghiên cứu và đặc điểm quốc gia được nghiên cứu Trong các nghiên cứu đã được thực hiện thuộc chủ đề này, chưa có nghiên cứu nào phân tích trường hợp các quốc gia nhận FDI nhiều nhất trên thế giới, trong khi các quốc gia này là những ví dụ thành công điển hình trong việc thu hút FDI, do đó việc đi sâu nghiên cứu các quốc gia này sẽ đưa ra những kết quả đáng tin cậy
Nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố tác động đến thu hút dòng vốn FDI bằng cách sử dụng mô
Trang 3TRẦN NGỌC MAI - NGUYỄN HƯƠNG GIANG - CAM THỊ DIỆU LINH - ĐINH PHÚC HƯNG - PHẠM MAI PHƯƠNG
3
Số 222- Tháng 11 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
hình hồi quy OLS để phân tích dữ liệu bảng
panel data Phạm vi nghiên cứu tập trung
vào top 15 nước tiếp nhận nhiều vốn FDI
nhất thế giới, phân bổ ở nhiều khu vực địa
lý khác nhau, có sự khác biệt về quy mô,
tốc độ tăng trưởng kinh tế, thể chế chính trị
và văn hóa, giúp cho kết quả nghiên cứu có
tính tổng kết và đại diện cao hơn Kết quả
của nghiên cứu sẽ hữu ích với chính phủ
các quốc gia trong xây dựng các chính sách
và chiến lược thu hút FDI, mang lại lợi ích
thiết thực nhất cho cả quốc gia đi đầu tư
và quốc gia được nhận đầu tư Bài viết có
cấu trúc 4 phần, sau phần mở đầu, phần hai
tập trung làm rõ cơ sở lý thuyết và phương
pháp nghiên cứu, các giả thuyết và mô hình
nghiên cứu, phần ba đưa ra kết quả nghiên
cứu và phần bốn là kết luận, kiến nghị và
Các công trình trước đây đã chỉ ra nhiều
yếu tố được cho là có tác động đến thu hút
dòng vốn FDI Trong đó, nổi bật hơn cả là
mô hình chiết trung của Dunning (1993)
tổng hợp và kế thừa rất nhiều những ưu
điểm từ các học thuyết khác về FDI, đồng
thời đưa ra được cách lý giải đầy đủ nhất
về các yếu tố tác động đến thu hút FDI
Cụ thể, FDI được cho là phụ thuộc vào ba
yếu tố cơ bản bao gồm lợi thế về sở hữu,
lợi thế về địa điểm, lợi thế về nội bộ hoá
Trong đó, lợi thế về sở hữu và lợi thế về
nội bộ hóa là những yếu tố do phía nhà đầu
tư nước ngoài quyết định, còn lợi thế địa
điểm là yếu tố phụ thuộc vào nước chủ nhà
Xét từ góc độ của nước chủ nhà, lợi thế địa
điểm là yếu tố mà nước chủ nhà có thể điều
chỉnh, định hướng để đạt được hiệu quả
về thu hút FDI Lợi thế địa điểm bao gồm những yếu tố nguồn lực của quốc gia như lao động, quy mô và cơ cấu thị trường, khả năng tăng trưởng của thị trường và trình độ phát triển, môi trường văn hóa, pháp luật chính trị, thể chế Dựa vào khả năng tương tác của nước chủ nhà, các yếu tố tác động đến thu hút FDI có thể được phân làm hai nhóm bao gồm yếu tố chính sách (khuyến khích đầu tư, hỗ trợ, ưu đãi ) và yếu tố phi chính sách (tài nguyên, ổn định chính trị, cơ sở hạ tầng ) (Nguyễn Quỳnh Thơ, 2017) Các nhân tố phi chính sách không thể bị tác động trực tiếp để nâng cao hiệu quả thu hút FDI, tuy nhiên, có thể thông qua các nhân tố này để hoàn thiện thể chế chính sách Để có thể xây dựng thể chế chính sách thu hút FDI một cách toàn diện, cần thiết phải đi từ các yếu tố phi chính sách Do đó, trong nghiên cứu này, nhóm tác giả tập trung nghiên cứu tác động của các yếu tố phi chính sách đến thu hút FDI, qua đó đưa ra gợi ý chính sách nhằm đẩy mạnh hoạt động thu hút FDI
Tổng quan tình hình nghiên cứu về các yếu
tố phi chính sách tác động đến thu hút FDI đưa ra đa dạng các yếu tố đặc điểm của nước nhận đầu tư, nhưng đồng thời cũng chỉ ra thách thức trong việc tổng hợp các yếu tố một cách thống nhất Đặc biệt trong các nghiên cứu đa yếu tố và xuyên quốc gia, việc kiểm định tất cả các yếu tố tiềm năng
sẽ khó thực hiện và trên thực tế không khả thi vì số liệu cần thiết không phải lúc nào cũng sẵn có đối với tất cả các ngành và các quốc gia Tuy nhiên, dựa trên các nghiên cứu trước đây, có thể chỉ ra bảy (07) yếu tố phổ biến nhất thuộc đặc điểm quốc gia có tác động đến thu hút dòng vốn FDI bao gồm: Quy mô thị trường, Tốc độ tăng trưởng thị trường, Cơ sở hạ tầng, Mức độ mở cửa thị trường, Tham nhũng, Mức độ ổn định chính trị và Tỷ giá hối đoái Đây đều là các yếu tố
Trang 4Các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - nghiên cứu trường hợp
15 quốc gia nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều nhất thế giới
vĩ mô với nguồn dữ liệu thứ cấp được thống
kê theo thời gian, do đó, mô hình hồi quy
chuỗi thời gian dạng bảng được sử dụng phổ
biến trong các nghiên cứu này
2.1.1 Quy mô thị trường
Quy mô thị trường có thể được định nghĩa
là số lượng người mua, số lượng khách
hàng và số lượng người bán một sản phẩm
hoặc loại hình dịch vụ nào đó trong một thị
trường và có vai trò giúp xác định doanh
thu có thể tạo ra bởi doanh nghiệp tại thị
trường đó Quy mô thị trường là yếu tố quan
trọng để thu hút dòng vốn FDI với mục
tiêu tìm kiếm thị trường Những quốc gia
có quy mô thị trường lớn như Mỹ, Trung
Quốc, Ấn Độ cũng là những nước thu hút
FDI lớn Nghiên cứu của Beven & Estrin
(2000) chỉ ra quy mô thị trường mà cụ thể
là GDP, xếp hạng rủi ro quốc gia tác động
cùng chiều lên FDI Bên cạnh đó, nghiên
cứu của Pravakar S (2006) khuyến khích
những nước mong muốn thu hút dòng vốn
FDI cần duy trì đà tăng trưởng để cải thiện
quy mô thị trường, chính sách thương mại
để sử dụng lao động dư thừa tốt hơn, giải
quyết những vấn đề về cơ sở hạ tầng và cho
phép chính sách thương mại mở cửa hơn
Do đó, ta có giả thuyết:
H1: Quy mô thị trường tác động tích cực
đến thu hút dòng vốn FDI.
2.1.2 Tốc độ tăng trưởng thị trường
Pillai (2013) chỉ ra tốc độ tăng trưởng thị
trường là một trong những yếu tố quan
trọng quyết định mức độ thu hút FDI Tốc
độ tăng trưởng thị trường chỉ sự tăng lên
về nhu cầu của thị trường Khi nhu cầu của
thị trường một quốc gia tăng sẽ hấp dẫn
các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào quốc
gia đó nhằm mục tiêu cung ứng sản phẩm
và dịch vụ phục vụ nhu cầu tăng lên trong nước Do đó, ta có giả thuyết:
H2: Mức độ tăng trưởng thị trường có tác động tích cực đến thu hút dòng vốn FDI 2.1.3 Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là khái niệm chung để chỉ đường bộ, đường sắt, bệnh viện, trường học, hệ thống thủy lợi và cũng bao gồm cả những tài sản vô hình như vốn nhân lực, tức các khoản đầu tư vào việc đào tạo lực lượng lao động
Các nghiên cứu gần đây đã làm sáng rõ vai trò của phát triển cơ sở hạ tầng tới FDI, cụ thể chỉ ra rằng các nhà đầu tư nước ngoài thường đầu tư vào quốc gia có cơ sở hạ tầng tốt Dupasquier & Osakwe (2006) xác định
cơ sở hạ tầng khiêm tốn ở châu Phi là một trong những nguyên nhân khiến cho thu hút FDI của quốc gia này thấp hơn khi so sánh với các quốc gia đang phát triển khác Tuy nhiên, Onyeiwu & Hemanta (2004) lại tìm
ra những tác động không rõ ràng của cơ sở
hạ tầng đối với thu hút FDI
Để thu hút được dòng FDI thì nước chủ nhà cần phải chuẩn bị một môi trường đầu tư thuận lợi với các chính sách, quy tắc được nới lỏng theo hướng khuyến khích FDI, cải thiện cơ sở hạ tầng Để dòng chảy FDI được duy trì liên tục, chính phủ bắt buộc phải đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng Số lượng FDI có tăng lên hay không còn phụ thuộc vào sự thoả mãn thường xuyên về cơ
sở hạ tầng như đường xá, giao thông vận tải, thông tin liên lạc của nước nhận đầu
tư Tăng trưởng cao của FDI thường đi đôi với kế hoạch triển vọng về phát triển cơ sở
hạ tầng của nước chủ nhà Do đó, ta có giả thuyết sau:
Trang 5TRẦN NGỌC MAI - NGUYỄN HƯƠNG GIANG - CAM THỊ DIỆU LINH - ĐINH PHÚC HƯNG - PHẠM MAI PHƯƠNG
mở của nền kinh tế, chỉ quy mô tương đối
của khu vực ngoại thương trong một nền
kinh tế, được đo lường bằng tiêu chí tổng
kim ngạch xuất nhập khẩu/GDP
Asiedu (2002) với mẫu nghiên cứu là 71
quốc gia đang phát triển và Yasmin và cs
(2003) nghiên cứu tại 15 quốc gia đang phát
triển tại nhiều châu lục đều có kết quả FDI
có quan hệ dương với độ mở thương mại
Amal và cs (2010) nghiên cứu tại 8 quốc
gia Mỹ Latinh đã cho thấy FDI có quan hệ
dương với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
Hay Sichei & Kinyondo (2012) thực hiện
nghiên cứu với số liệu của 45 quốc gia châu
Phi, kết quả cũng chứng minh FDI tác động
làm tăng độ mở thương mại Do đó, ta có
giả thuyết sau:
H4: Mức độ mở cửa thị trường tác động
tích cực đến thu hút dòng vốn FDI.
2.1.5 Tham nhũng
Tham nhũng là những hành vi trái pháp luật
của người có chức vụ, quyền hạn hoặc được
giao thực hiện công vụ, nhiệm vụ nhưng đã
lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc công vụ,
nhiệm vụ đó để vụ lợi cá nhân, làm thiệt
hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích của
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân
Đa phần các nghiên cứu thực nghiệm trong
thời gian gần đây về vấn đề tham nhũng
đều sử dụng chỉ số cảm nhận tham nhũng
(CPI- Corruption Perception Index) do Tổ
chức Minh bạch quốc tế công bố hàng năm
đối với hơn 170 quốc gia như là một chỉ tiêu đáng tin cậy để đo lường biến tham nhũng Mauro (1995) đã nghiên cứu tác động của tham nhũng đến tăng trưởng kinh
tế và thấy rằng tham nhũng làm giảm đầu
tư và dẫn đến kìm hãm tăng trưởng kinh
tế Các doanh nghiệp FDI thường dè chừng khi đầu tư vào các quốc gia có mức độ tham nhũng cao do lo sợ những tác động nghiêm trọng đến phân phối tài sản và thu nhập Do
đó, ta có giả thuyết sau:
H5: Tham nhũng có tác động tiêu cực đến thu hút dòng vốn FDI
2.1.6 Mức độ ổn định chính trị
Mức độ ổn định chính trị là độ bền vững và tính toàn vẹn của một chế độ chính quyền hiện hành tại một quốc gia Một xã hội ổn định là một xã hội trong
đó người dân hài lòng với đảng cầm quyền
và hệ thống điều hành Ổn định chính trị đòi hỏi công chúng phải được tương tác một cách tự do và cởi mở với các nhà lập pháp một cách thường xuyên Việc cho các cá nhân có tiếng nói về cách thức điều hành quốc gia giúp tăng cường sự ổn định của khu vực
Nghiên cứu sử dụng lý thuyết thể chế chỉ
ra môi trường chính trị mới là yếu tố quan trọng nhất trong quyết định địa điểm FDI (Francis và cs., 2009) Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu cũng khác biệt phụ thuộc vào các biến số cụ thể Ví dụ, Bartels và cs (2008) chỉ ra sự ổn định chính trị ở châu Phi ảnh hưởng rõ rệt tới quyết định đầu tư FDI, trong khi Dupasquier & Osakwe (2006) nghiên cứu về thị trường Châu Phi và Ấn
Độ lại chỉ ra rủi ro chính trị mới là động lực quan trọng của dòng vốn FDI Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả nghiên cứu giả thuyết:
Trang 6Các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - nghiên cứu trường hợp
15 quốc gia nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều nhất thế giới
H6: Mức độ ổn định chính trị có tác động
tích cực đến thu hút dòng vốn đầu tư FDI
2.1.7 Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là mức giá tại một thời điểm
đồng tiền của một quốc gia hay khu vực
có thể được chuyển đổi sang đồng tiền của
quốc gia hay khu vực khác Theo đó tỷ giá
được tính bằng số đơn vị nội tệ trên một
đơn vị ngoại tệ Khi tỷ giá giảm đồng nghĩa
với việc đồng nội tệ lên giá và ngoại tệ
giảm giá, ngược lại tỷ giá tăng thì đồng nội
tệ giảm còn ngoại tệ sẽ lên giá Một đồng
tiền xuống giá sẽ khiến cho chi phí đi đầu
tư của nước ngoài giảm xuống
Mặc dù vậy, các nghiên cứu về mối quan
hệ của tỷ giá và thu hút FDI vẫn đưa ra
nhiều kết quả trái chiều Cụ thể, biến động
tỷ giá có ảnh hưởng tích cực đến FDI tìm
kiếm nguồn nhân lực vào Trung Quốc,
Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philipines
và Hàn Quốc (Dhakal và cs., 2010) Trong
khi đó, Kandiero & Chitiga (2006) lại chỉ
ra mối tương quan âm giữa dòng FDI vào
và tỷ giá trong trường hợp 38 nước Châu
Phi Theo Froot & Stein (1991), nếu đồng
tiền của một quốc gia mất giá so với đồng
ngoại tệ (tỷ giá tăng) thì sẽ làm tăng lên số
lượng đầu tư nước ngoài vào đất nước đó
Do đó, ta có giả thuyết sau:
H7: Tỷ giá có tác động tích cực đến thu hút
dòng vốn FDI.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy bình
phương nhỏ nhất (OLS - Ordinary least
squares) phân tích dữ liệu bảng Panel Data
của 15 quốc gia để xác định các yếu tố tác
động đến dòng vốn FDI Phạm vi thời gian
được lựa chọn để đánh giá từ năm 2009 đến
năm 2018 Mô hình toán nghiên cứu được
đề xuất như sau:
FDIit = β0+ β1 (MKSit) + β2 (MKGit) +
β3 (INFit) + β4 (MKOit) + β5 (CORit) + Β6(POLit) + β7(XCHit) + εit (1)
Các biến quan sát được tổng hợp từ nguồn
dữ liệu thứ cấp được lấy từ WB với phần diễn giải và cách thức đo lường được trình bày ở Bảng 1 Trong đó, có một biến phụ thuộc là FDI, còn lại là các biến độc lập Tuy nhiên, mô hình OLS lại xem xét các quốc gia là đồng nhất, tất cả các quan sát được nhóm chung lại bất kể có sự khác biệt giữa các quốc gia hay không Điều này thường không phản ánh đúng thực tế vì mỗi quốc gia là một thực thể có những đặc thù riêng, do đó, mô hình OLS có thể dẫn đến các ước lượng bị sai lệch khi không xét đến các tác động riêng biệt này Với mô hình REM và FEM, ta có thể kiểm soát được các tác động riêng biệt này, cụ thể như sau:FDIit = β0+ β1 (MKSit) + β2 (MKGit) +
β3 (INFit) + β4 (MKOit) + β5 (CORit) + β6 (POLit) + β7(XCHit) + wit (2)Trong đó wit = ui + εit, với ui đại diện cho các tác động riêng biệt không đổi theo thời gian và không quan sát được của mỗi thực thể quốc gia i
Các biến quan sát được tổng hợp từ nguồn
dữ liệu thứ cấp được lấy từ WB với phần diễn giải và cách thức đo lường được trình bày ở Bảng 1 Trong đó, có một biến phụ thuộc là FDI, còn lại là các biến độc lập Nhóm tác giả lựa chọn 15 quốc gia nhận được FDI nhiều nhất thế giới (theo thống
kê của WB năm 2018) Các quốc gia này được phân chia theo ba nhóm khu vực bao
Trang 7TRẦN NGỌC MAI - NGUYỄN HƯƠNG GIANG - CAM THỊ DIỆU LINH - ĐINH PHÚC HƯNG - PHẠM MAI PHƯƠNG
7
Số 222- Tháng 11 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
gồm châu Á, châu Âu và châu Mỹ (Bảng
2) Sau khi thu thập dữ liệu, nghiên cứu sử
là một vài dữ liệu ở năm 2009 của một số nước không được thống kê) Với các quan sát bị khuyết thiếu, nhóm tác giả xử lý bằng cách thay thế bằng giá trị trung bình của chuỗi dữ liệu Dữ liệu sau khi được làm sạch được chuyển qua xác định chất lượng
đo lường thông qua các kiểm định trước khi đưa vào xem xét mối quan hệ tuyến tính Giá trị các biến có chênh lệch nhau khá
Bảng 1 Biến nghiên cứu và mối quan hệ dự kiến
Biến
quan sát Mô tả biến Cách đo lường hệ dự kiến Mối quan Nghiên cứu tham khảo
MKS Quy mô thị trường GDP bình quân đầu người + Leitao & Faustino (2010), Chopra & Sachdeva (2014), Beven & Estrin
(2000)
MKG Tốc độ tăng trưởng thị
trường
Tốc độ GDP bình quân đầu người
INF Cơ sở hạ tầng Chi đầu tư cơ sở hạ tầng (% GDP) + Hunya (2002)
MKO Mức độ mở cửa thị trường Kim ngạch xuất nhập khẩu (%
khủng bố
+ Hunya (2002), Bartels và cs (2008), Francis và cs (2009)
XCH Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái chính thức trung bình năm đối với USD
+ Pillai (2013), Chopra & Sachdeva (2014)
FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài Tỷ lệ % GDP
i Quốc gia
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp
Bảng 2 Phân loại các quốc gia
Châu Á Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Singapore, Ấn Độ, Úc
Châu Âu Đức, Ireland, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Ý
Châu Mỹ Mỹ, Canada, Mexico, Brazil
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp
Trang 8Các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - nghiên cứu trường hợp
15 quốc gia nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều nhất thế giới
lớn, điều này chứng tỏ các yếu tố tác động
đến thu hút FDI phân bố không đồng đều
nhau giữa các quốc gia, đáng chú ý là FDI,
MKG và MKO Sự chênh lệch về giá trị
trung bình giữa các biến phần lớn xuất phát
từ sự khác nhau do yếu tố đặc trưng của
mỗi quốc gia
Phần lớn các kỹ thuật thống kê yêu cầu các
biến (đặc biệt biến phụ thuộc) cần có phân
bố chuẩn normality Dữ liệu được kiểm tra
độ lệch chuẩn bằng kiểm định Jarque-Bera
Giá trị thống kê p-value cho thấy tất cả các
biến quan sát đều có phân phối chuẩn ở
khoảng tin cậy 95% (p-value < 0.05) Dựa
theo kết qua kiểm định Jarque-Bera với tất
cả các biến thuộc mô hình, ta thấy tất cả các
biến đều thoả mãn phân bố chuẩn, do đó dữ
liệu đạt điều kiện để đưa vào các phân tích
tiếp theo
3.2 Kiểm định tự tương quan và đa cộng
tuyến
Hệ số tương quan giữa 2 biến cho biết mức
độ quan hệ giữa 2 biến Kết quả cho thấy,
các biến giải thích có mối tương quan đáng
kể và mạnh đối với biến phụ thuộc Ngược
lại, nhìn chung không có sự tương quan đáng kể giữa các biến giải thích với nhau Trong đó, sự tương quan lớn nhất thể hiện
ở cặp biến MKS và COR; POL và COR với
hệ số tương quan lần lượt là 0,88 và 0,87 Một trong những yêu cầu của mô hình hồi quy tuyến tính bội là các biến độc lập không
có tương quan chặt với nhau, nếu yêu cầu này không được thỏa mãn thì mô hình đã xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến Một trong những cách phát hiện mô hình có tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến hay không, theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) là sử dụng hệ số phóng đại phương sai (VIF), nếu VIF ≥ 10 thì xem như có hiện tượng đa cộng tuyến Kết quả hồi quy tại bảng 5 cho thấy VIF của từng biến độc lập
có giá trị nhỏ hơn 10, chứng tỏ mô hình hồi quy không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến
3.3 Phân tích hồi quy
Kết quả hồi quy của các mô hình được trình bày ở bảng 6 Các kiểm định F và Wald đều
có ý nghĩa thống kê, cho thấy tổng thể các biến sử dụng trong mô hình là hợp lý So sánh ba mô hình ước lượng OLS, REM va
Bảng 3 Thống kê mô tả các biến trong mô hình
Mean 35407.090 1.907 23.958 105.321 0.994 0.354 53471.246 Median 40705.695 1.511 22.390 60.033 1.405 0.475 1.273
Maximum 78806.430 23.986 47.819 442.620 2.220 1.620 904035.000 Minimum 1101.961 -6.674 0.000 0.000 -0.930 -1.350 0.608
Std Dev 19413.267 3.674 7.989 113.688 0.979 0.709 201561.499 Skewness -0.365 1.503 1.149 1.807 -0.534 -0.598 3.526
Trang 9TRẦN NGỌC MAI - NGUYỄN HƯƠNG GIANG - CAM THỊ DIỆU LINH - ĐINH PHÚC HƯNG - PHẠM MAI PHƯƠNG
9
Số 222- Tháng 11 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
FEM, kiểm định Hausman cho kết quả bác
bỏ Ho, cho thấy sự tồn tại của các tác động
riêng biệt và có tương quan với biến giải
thích Do đó mô hình ước lượng cố định
(FEM) là phù hợp nhất
Phương trình hồi quy chưa chuẩn hoá cho
thấy dòng vốn FDI bị ảnh hưởng nhiều nhất
bởi tốc độ tăng trưởng thị trường, tiếp đến
mức độ mở cửa thị trường và tỷ giá hối
đoái Các yếu tố quy mô thị trường, cơ sở
hạ tầng, mức độ tham nhũng, mức độ ổn
định chính trị có mức ý nghĩa lớn hơn 10%,
do đó, không có ý nghĩa thống kê và không
thể kết luận về các tác động của các yếu tố
này đến thu hút FDI Phương trình hồi quy
tuyến tính đa biến được viết từ bảng kết quả
bên dưới như sau:
FDIit = β0 + 1,038*MKGit + 0,096*MKOit + 0,000*XCHit (3)
4 Kết luận, gợi ý chính sách và kiến nghị giải pháp
Nghiên cứu đã đóng góp về mặt lý thuyết
và thực nghiệm về tác động của các yếu tố đến thu hút FDI Top 15 quốc gia nhận FDI nhiều nhất thế giới và dữ liệu 07 yếu tố có tác động đến nhận FDI đã được thu thập và phân tích sử dụng phần mềm Eviews 10 Kết quả chạy mô hình chỉ ra một số yếu tố đặc điểm quốc gia có tác động đến thu hút FDI bao gồm: 03 yếu tố (tốc độ tăng trưởng
Bảng 4 Hệ số tương quan giữa các biến
MKS 1.000
MKG -0.149 1.000 INF -0.339 0.505 1.000
MKO 0.331 0.141 0.058 1.000 COR 0.881 -0.167 -0.285 0.433 1.000
POL 0.883 -0.172 -0.322 0.502 0.878 1.000
XCH 0.322 0.215 0.005 0.227 0.162 0.231 1.000
Nguồn: Kết quả chạy mô hình trên Eview.
Bảng 5 Kiểm định đa cộng tuyến
Coefficient Uncentered Centered
C 6.348 28.929 MKS 0.000 33.783 7.768 MKG 0.024 1.873 1.474 INF 0.005 15.278 1.520 MKO 0.000 3.162 1.696 COR 1.440 12.741 6.253 POL 3.072 8.756 6.999 CHX 0.000 1.451 1.355
Nguồn: Kết quả chạy mô hình trên Eview
Trang 10Các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - nghiên cứu trường hợp
15 quốc gia nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều nhất thế giới
thị trường, mức độ mở cửa thị trường và
tỷ giá hối đoái) được chứng minh là có tác
động tích cực đến thu hút dòng vốn nước
ngoài và 04 yếu tố (quy mô thị trường, cơ
sở hạ tầng, mức độ tham nhũng, mức độ
ổn định chính trị) với mức ý nghĩa 10% thì
không có kết luận về các tác động đến thu
hút FDI Kết quả nghiên cứu có thể được
áp dụng cho chính phủ trong xây dựng các
chính sách thu hút FDI Dựa trên kết quả
nghiên cứu định lượng, nhóm tác giả đưa
ra các đề xuất như sau:
Tốc độ tăng trưởng thị trường có tác động
mạnh mẽ nhất đến thu hút FDI Kết quả
này tương đồng với kết quả nghiên cứu
của Pillai (2013) đối với dòng vốn FDI
vào trị trường Ấn Độ Lý do giải thích cho
điều này là vì một quốc gia có tốc độ tăng
trưởng cao sẽ cho biết nhu cầu về hàng hoá
và dịch vụ của quốc gia đó đang tăng lên
Do đó, các doanh nghiệp nước ngoài nắm
bắt được xu hướng này thường tích cực đầu
tư vào các quốc gia có tốc độ tăng trưởng
cao Các quốc gia có thể đẩy mạnh tốc độ
tăng trưởng thị trường nhằm thu hút FDI thông qua các cách sau:
+) Đảm bảo an sinh xã hội, giúp người tiêu dùng gia tăng nhận thức, thu nhập, làm tăng nhu cầu sản phẩm dịch vụ trên thị trường, giúp mở ra nhiều ngành sản xuất, dịch vụ mới đồng thời có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp
+) Đảm bảo bình ổn thị trường, kiểm soát các biến động về giá, lạm phát; ngăn chặn các hành vi tăng giá bất hợp lý, buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, vi phạm các quy định về thành phần và chất lượng sản phẩm; chú trọng vào bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, xử lý các hành
vi cạnh tranh không lành mạnh, quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại
+) Xây dựng chiến lược phát triển chiến lược lâu dài, có các chính sách hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp trong nước và cả các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài; tập trung rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về hạ tầng thương mại cho phù hợp với bối cảnh mới nhằm tạo môi trường thuận lợi và tạo sự đồng bộ trong phát triển
Mức độ mở cửa thị trường có tác động tích cực đến thu hút đầu tư nước ngoài Kết quả này tương đồng với hầu hết các kết quả nghiên cứu về thu hút FDI như của Leitao &Faustino (2010) đối với thị trường
Bồ Đào Nha, của Jabri & Brahim (2015) đối với thị trường các quốc gia Đông Á và Bắc Phi và của Amal et al (2010) đối với thị trường các nước Mỹ Latin Mức độ mở cửa thị trường càng lớn có nghĩa thị trường càng có ít các rào cản, qua đó việc thâm nhập thị trường sẽ dễ dàng hơn và do đó, thu hút FDI sẽ nhiều hơn Thế giới đang
Bảng 7 Kết quả chạy hồi quy
Trang 11TRẦN NGỌC MAI - NGUYỄN HƯƠNG GIANG - CAM THỊ DIỆU LINH - ĐINH PHÚC HƯNG - PHẠM MAI PHƯƠNG
11
Số 222- Tháng 11 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
phát triển theo xu hướng tự hoá thương mại
và đầu tư, xoá bỏ các rào cản và điều tiết
của chính phủ Các quốc gia có thể thúc
đẩy mở cửa thị trường nhằm thu hút dòng
vốn FDI thông qua các cách sau: miễn
giảm các hàng rào thuế quan, hạn ngạch,
tuy nhiên vẫn cần đảm bảo quyền lợi phát
triển của các doanh nghiệp trong nước để
đảm bảo sự cạnh tranh công bằng và phát
triển bền vững; Thúc đẩy ký kết các hiệp
định thương mại quốc tế; Hỗ trợ các doanh
nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường
trong nước bằng các chính sách thuế
Tỷ giá có tác động tích cực đến thu hút đầu
tư nước ngoài Kết quả này tương đồng với
các lý luận lý thuyết và với kết quả nghiên
cứu của Jabri & Brahim (2015) đối với thị
trường các quốc gia Đông Á và Bắc Phi
Tuy nhiên trong trường hợp thu hút đầu tư
của top 15 quốc gia nhận đầu tư FDI nhiều
nhất thế giới, tác động của tỷ giá rất nhỏ
gần như bằng 0 Lý do giải thích cho hiện
tượng này qua quan sát là do top 15 nước
nhận nhiều vốn FDI nhất trên thế theo đuổi
những chế độ tỷ giá khác nhau, có quốc gia
thả nổi tỷ giá cũng có quốc gia kiểm soát
tỷ giá Do đó, tác động của tỷ giá bị chung
hoà trên mẫu nghiên cứu này và không
Thứ nhất, trong nghiên cứu, nhóm tác giả
lựa chọn phân tích 7 yếu tố, tuy nhiên trên thực tế có thể có nhiều yếu tố khác cũng có tác động nhưng chưa được kể đến hoặc bị bỏ qua 7 yếu tố này tập trung vào các đặc điểm hữu hình của các địa điểm nhận vốn đầu tư
mà bỏ qua những yếu tố vô hình như thương
hiệu quốc gia, uy tín doanh nghiệp Thứ hai,
phương thức chọn mẫu 15 quốc gia nhận FDI nhiều nhất có thể chưa mang tính khái quát cao, các nghiên cứu tiếp theo có thể đưa
ra các cơ sở chọn mẫu khác, đồng thời đưa
ra sự so sánh kết quả theo nhóm các quốc gia ở các khu vực địa lý, kinh tế khác nhau
để nội dung phân tích đầy đủ và có chiều sâu
Tài liệu tham khảo
Amal, M., Tomio, B T., Raboch, H., (2010), “Determinants of foreign direct investment in Latin America”, Globalization Competitiveness & Governability Journal, Vol 4, No 3, pp 116-133.
Asiedu E (2002), “On the Determinants of Foreign Direct Investment to Developing Countries: Is Africa Different?” World Development, vol 30, issue 1, pp.107-119
Bartels F., Kratzsch S., and Eicher M (2008), “Foreign Direct Investment in Sub- Saharan Africa: Determinants and Location Decisions Vienna, Austria: United Nations Industrial Development Organization”, Research and Statistics Branch, WP 08/2008.
Beven A & Estrin S (2000), “The Determinants of Foreign Direct Investment in Transition Economies”, No 342, William Davidson Institute Working Papers Series from William Davidson Institute at the University of Michigan Chauvin N (2013), “FDI Flows in the MENA Region: Features and Impacts”, Institute for Emerging Market Studies (IEMS), Moscow School of Management, 13.
Dhakal, Nag, Pradhan & Upadhyaya (2010), “Exchange Rate Volatility and Foreign Direct Investment: Evidence From East Asian Countries”, International business and economics research journal, Vol 9 No 7, pp 121-128.
Dunning, J.H (1993) Multinational Enterprises and the Global Economy Addison Wesley, New York.
Trang 12Các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - nghiên cứu trường hợp
15 quốc gia nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều nhất thế giới
Dupasquier C and Osakwe P.N (2006), “Foreign Direct Investment in Africa: Performance, Challenges, and Responsibilities”, Journal of Asian Economics, 17(2): 241-260.
El Banna A., Hamzaoui-Essoussi L., and Papadopoulos N (2017), “A Comparative Cross-National Examination of Online Investment Promotion”, Journal of Euromarketing, 25(3-4): 131-146.
Francis J., Zheng C., and Mukherji A (2009), “An Institutional Perspective on Foreign Direct Investment: A Multi-Level Framework”, Management International Review, 49(5): 565-583.
Froot, Kenneth A, and Jeremy C Stein (1991), “Exchange Rates and Foreign Direct Investment: An Imperfect Capital Markets Approach”, Quarterly Journal of Economics 106 (Nov): 1191-1217.
Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Trường đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh NXB Hồng Đức
Hunya G (2002), “FDI in South-Eastern Europe in the Early 2000s”, Vienna, Austria: Vienna Institute for International Economic Studies, Research Reports: July.
Jabri A & Brahim M (2015), “Institutional Determinants of Foreign Direct Investment in MENA Region: Panel Integration Analysis”, Journal of applied business research, Vol.31, No.5, pp 2001-2006.
Co-Kandiero T and Chitiga M (2006), “Trade Openness and Foreign Direct Investment in Africa”, South African Journal
of Economic and Management Sciences, 9(3): 355-370.
Leitao N and Faustino H (2010), “Determinants of Foreign Direct Investment in Portugal”, Journal of Applied Business and Economics, 11(3): 2007.
Massoud N (2008), “FDI and Growth in Emerging Markets: Does the Sectoral Distribution Matter – The Case of Egypt”, Emerging Market Group, Working Paper Series.
Mauro P (1995), “Corruption and growth”, The quarterly journal of economics, Vol.110, No.3, pp 681-712.
Nguyễn Quỳnh Thơ (2017), “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện ngân hàng.
Oluwaseyi, Musibau & Mahmood, Suraya & Hammed, Agboola (2017).“The Impact of Foreign Capital Inflows, Infrastructure and Role of Institutions on Economic Growth: An Error Correction Model”, Journal of Economic Studies 3 35-49.
Onyeiwu S and Hemanta S (2004), “Determinants of Foreign Direct Investment”, Journal of Developing Societies, 20(1): 89-106.
Pillai R (2013), “Determinants of Inward FDI to India: A Factor Analysis of Panel Data”, Journal of Contemporary Management Research, 7(1): 1-16.
Pravakar Sahoo (2006), “Foreign Direct Investment in South Asia: Policy, Trends, Impact and Determinants”, Asian Development Bank, http://hdl.handle.net/11540/3644 License: CC BY 3.0 IGO.
Sichei & Kinyondo (2012), “Determinants of Foreign Direct Investment in Africa: A Panel Data Analysis”, Global Journal of Management and Business, Vol 12 No 18, pp
Yasmin, B., Hussain, A., Chaudhary, M A (2003), “Analysis of Factors Affecting Foreign Direct Investment in Developing Countries”, Pakistan Economic and Social Review, Vol 12, No 1&2, pp 59- 75
Trang 13© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 222- Tháng 11 2020
Đánh giá khả năng xảy ra khủng khoản nợ dựa trên
bền vững nợ công tại Việt Nam
Lê Thị Diệu Huyền
Học viện Ngân hàng
Nguyễn Diệu Linh
Sinh viên K19CLCA, Học viện Ngân hàng
Ngày nhận: 06/07/2020
Ngày nhận bản sửa: 11/08/2020
Ngày duyệt đăng: 25/08/2020
Trong bối cảnh khó khăn, Chính phủ các nước sử dụng nhiều chính sách để hỗ trợ nền kinh tế khắc phục hậu quả của Covid-19 khiến các quốc gia đang lâm vào tình trạng nguồn thu sụt giảm, nhu cầu chi tiêu công gia tăng khiến nợ công tăng cao Trước tình hình đó, các quốc gia không có nhiều sự lựa chọn như giãn nợ, tái cấu trúc khoản nợ, nguy cơ vỡ nợ và khủng hoảng nợ xảy ra là điều tất yếu Việt Nam mặc dù kiểm soát được tình hình nợ công nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, như áp lực trả nợ nước ngoài dưới hình thức trả nợ trái phiếu quốc tế, khoản vay ít ưu đãi với điều kiện vay thương mại khắt khe và nguy cơ rủi ro về lãi suất do nhiều khoản vay có lãi suất thả nổi, rủi ro tỷ giá… Bài nghiên cứu xem xét nguy cơ xảy ra khủng hoảng nợ công tại Việt Nam dựa trên mức độ bền vững nợ công theo mô hình Cây nhị phân Kết quả cho thấy, nguy cơ xảy ra khủng hoảng nợ còn thấp nhưng để đảm bảo bền vững nợ, Chính phủ cần tăng cường kiểm soát vĩ mô, kiểm soát hiệu quả
Assess the possibility of debt crisis based on public debt sustainability in Vietnam
Abstract: In the difficult context, governments of many countries use policies to support the economy to
overcome the consequences of Covid-19, These leads to reduce revenues and rise public expenditure, causing to high public debt Under these circumstances, countries do not have many options such as debt restructuring, debt rescheduling, the risk of default and the debt crisis is inevitable Vietnam has managed to control the public debt but there are still many risks: the pressure to repay foreign debt, the less favorable and commercial loans, interest rate and exchange rate risks The study examines the possibility of public debt crisis in Vietnam based on public debt sustainability under Binary Recurrsive Tree methodology Therefore, the Government has controlled macro economy, effectively loans and improved fiscal discipline as well as coordinated policies to avoid public debt crisis.
Keywords: Public debt sustainability, Public debt crisis, State budget.
Huyen Thi Dieu Le
Email: huyenltd@hvnh.edu.vn
Banking Academy of Vietnam
Linh Dieu Nguyen
Email: dieulinh.2710@gmail.com
Banking Academy of Vietnam
Trang 14Đánh giá khả năng xảy ra khủng khoản nợ dựa trên bền vững nợ công tại Việt Nam
các khoản vay nợ và nâng cao kỷ luật tài khóa cũng như cơ chế phối hợp chính sách nhằm tránh khủng hoảng nợ công có thể xảy ra trong tương lai.
Từ khóa:Bền vững nợ công, khủng hoảng nợ công, Ngân sách Nhà nước.
1 Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên
cứu về tính bền vững nợ công và khủng
hoảng nợ
Theo quan điểm của Ngân hàng Thế giới
(World Bank- WB, 2002), nợ công là toàn
bộ những khoản nợ của Chính phủ và
những khoản nợ được Chính phủ bảo lãnh
Theo quan điểm của Quỹ tiền tệ quốc tế
(IMF, 2012), nợ công là tất cả các nghĩa
vụ trả nợ của Chính phủ và các tổ chức
công Tại Việt Nam, Luật Quản lý nợ công
năm 2017, sửa đổi đã quy định, nợ công
bao gồm: nợ chính phủ; nợ được Chính phủ
bảo lãnh; nợ chính quyền địa phương Bên
cạnh đó, theo quan điểm của tổ chức phát
triển tài chính quốc, nợ bền vững chính là
khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của một
quốc gia mà không cần phải xóa nợ hay lũy
kế nợ Theo WB (2006) định nghĩa “Nợ
công nước ngoài của một quốc gia được
coi là bền vững nếu như các nghĩa vụ nợ
(trả gốc và lãi) được thực hiện một cách
đầy đủ mà không cần sử dụng đến các biện
pháp tài trợ ngoại lệ hoặc không cần phải
thực hiện những điều chỉnh lớn đối với cán
cân thu nhập và chi tiêu của mình” Theo
IMF (2011) thì nợ được coi là bền vững khi
người đi vay nợ kỳ vọng có khả năng chi
trả mà không cần phải thay đổi quá nhiều
giữa nguồn thu nhập và cân đối chi tiêu
trong tương lai Ngoài ra, WB đã xây dựng
khung nợ bền vững (DSF) áp dụng cho các
nước thu nhập thấp (2006), IMF hướng
dẫn toàn cầu về thống kê nợ của khu vực
công, cung cấp hướng dẫn tính bền vững
nợ công, những công cụ để phân tích bền
vững nợ dựa trên các chỉ số Với các nghiên
cứu cho thấy đảm bảo tính bền vững nợ để
phòng tránh khủng hoảng nợ có thể xảy ra Cho đến hiện nay, nhiều nghiên cứu liên quan đến nợ công, tính bền vững của nợ công và nguy cơ khủng hoảng nợ:
Bài nghiên cứu “The future of public debt:
giả Stephen G Cecchetti, M.S Mohanty và Fabrizio Zampolli (2010) đã phân tích các chỉ số thực trạng cán cân ngân sách, vay nợ của Chính phủ, nợ công ở một số quốc gia
và đưa ra những dự báo về tương lai, nguy
cơ khủng hoảng nợ công ở các nước phát triển như Anh, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Pháp… khi nhận thấy tính không bền vững của nợ công Đồng thời, chỉ ra một số gợi ý chính sách để nhằm kiểm soát nợ công và ngăn chặn những khủng hoảng có thể xảy ra do mất bền vững nợ công tại các nước Bên cạnh đó, báo cáo “Debt and Deleveraging: The Global Credit Bubble and Its Economic Consequences” của McKinsey (2010) đã
nghiên cứu về tác động của nợ và các đòn bẩy tài chính tới tín dụng toàn cầu và hệ quả kinh tế của nó tại các nước phát triển như Canada, Pháp, Đức, Ý… và các nền kinh tế mới nổi như Brazil, Trung Quốc, Ấn
Độ Nghiên cứu cho thấy cách ngăn chặn các cuộc khủng hoảng tài chính thế giới trong tương lai dựa vào tỷ lệ nợ trên GDP Ngoài ra, nghiên cứu của Reihart và Rogoff (2010) đã chứng minh rằng tỷ trọng vay nợ bằng ngoại tệ càng cao, rủi ro vỡ nợ và mức
độ tác động tiêu cực của nợ công đến tăng trưởng kinh tế càng lớn Trong nghiên cứu
về khủng hoảng nợ công tại Châu Âu của Sandoval và cộng sự (2011), Nelson và cộng sự (2010) đã chỉ ra rằng nguyên nhân phổ biến ở hầu hết các nước đang lâm vào
Trang 15LÊ THỊ DIỆU HUYỀN - NGUYỄN DIỆU LINH
15
Số 222- Tháng 11 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
tình trạng khủng hoảng nợ ở châu Âu đó
là: Chi tiêu Chính phủ cao trong khi nguồn
thu yếu dẫn đến thâm hụt ngân sách kéo
dài; kỷ luật ngân sách lỏng lẻo; năng lực
cạnh tranh toàn cầu suy giảm; cơ cấu chính
sách bộc lộ nhiều yếu kém Ngoài ra, do
việc tiếp cận các nguồn vốn giá rẻ trước
khủng hoảng dễ dàng đã dẫn đến tình trạng
các nước thành viên lạm dụng nợ công để
tài trợ cho thâm hụt ngân sách Điều này
lý giải rằng tác động của khủng hoảng nợ
công châu Âu có thể lan truyền sang các
khu vực khác thông qua các kênh: (i) khu
vực tài chính; (ii) tác động đến chi phí phát
hành trái phiếu quốc tế của các nước khác;
(iii) tác động thông qua kênh thương mại
quốc tế do sự sụt giảm cầu của các nước
châu Âu đối với hàng hóa và dịch vụ của
các nước khác…
Tại Việt Nam, vấn đề về nợ công hay tính
bền vững của nợ công đã được đề cập trong
một số nghiên cứu Cuốn sách “Nợ công
và tính bền vững ở Việt Nam: Quá khứ,
hiện tại và tương lai” của nhóm tác giả
Phạm Thế Anh và cộng sự (2013) đã xem
xét kinh nghiệm quốc tế về các cuộc khủng
hoảng nợ công, từ đó rút ra bài học dành
cho Việt Nam Nhóm tác giả phân tích
thực trạng, những tác động tiêu cực của
thâm hụt tài khóa và nợ công tăng nhanh
đối với các biến số vĩ mô Đồng thời, đề
xuất một số gợi ý chính sách nhằm nâng
cao khả năng giám sát và quản lý nợ công
theo hướng bền vững trong tương lai ở Việt
Nam Bài nghiên cứu “Đánh giá tính bền
vững của nợ công Việt Nam theo mô hình
Cây nhị phân” của Nguyễn Thị Lan (2017)
đã sử dụng mô hình Cây nhị phân để đánh
giá tính bền vững của nợ công Việt Nam
Dựa trên Cây nhị phân, tác giả cho rằng nợ
công Việt Nam vẫn đang thỏa mãn điều
kiện an toàn với các số liệu được đưa ra
cho đến năm 2016 Tác giả Vũ Thành Tự
Anh nghiên cứu trong bài giảng “Tính bền vững của nợ công Việt Nam” (2012) đã chỉ
ra các yếu tố vĩ mô như cán cân ngân sách, tăng trưởng kinh tế, lãi suất, lạm phát, tỷ giá, nghĩa vụ trả nợ… ảnh hưởng đến tính bền vững của nợ công
Tuy nhiên, để tránh khủng hoảng nợ có thể xảy ra trong tương lai, đòi hỏi đảm bảo tính bền vững nợ công Mô hình Cây nhị phân được xây dựng và phát triển bởi Manasse và Roubini (2005) dựa trên CART (Classification and Regression Trees) là phương pháp cây nhị phân để phân loại và dự báo theo dạng hình cây nhằm đánh giá khả năng hay xác suất xảy
ra khủng hoảng nợ ở một quốc gia sử dụng
số liệu ở một thời điểm Mỗi điểm nút mẹ được phân tách thành 2 điểm nút con, sau
đó mỗi điểm nút con lại được phân tách thành hai điểm nút cháu và cứ tiếp tục như vậy cho đến nút cuối cùng Cây nhị phân (Hình 1) được phân tách thành hai nhánh: (i) nhánh các nước có nợ nước ngoài cao (>50% GDP) ở bên phải với xác suất xảy
ra khủng hoảng tăng từ 20,5% trong toàn
bộ mẫu lên tới 45,4%; (ii) nhánh với nợ nước ngoài thấp với xác suất xảy ra khủng hoảng là 9,7% Tiếp theo, nhánh các nước
có nợ nước ngoài cao (> 50% GDP) lại tiếp tục được phân tách thành hai nhánh nhỏ với lạm phát cao và thấp (lớn hơn hoặc nhỏ hơn 10,47%) Các nước thuộc nhánh
có lạm phát cao có xác suất xảy ra khủng hoảng nợ lên tới 66,8% Hơn một nửa số cuộc khủng hoảng trong mẫu nghiên cứu thoả mãn hai điều kiện này Bất chấp nợ nước ngoài chỉ ở mức trung bình (từ 19
- 49,7% GDP), hiệu ứng kết hợp giữa nợ ngắn hạn (lớn hơn 130% dự trữ), tỉ giá hối đoái tương đối cứng nhắc (mức độ biến động thấp) và sự bất ổn chính trị đã làm cho xác suất xảy ra khủng hoảng lên tới 41% Ngược lại, dọc theo phía bên trái của cây,
Trang 16Đánh giá khả năng xảy ra khủng khoản nợ dựa trên bền vững nợ công tại Việt Nam
chúng ta có thể thấy rằng các trường hợp có
rủi ro thấp, đó là những nước có nợ nước
ngoài thấp, tỉ lệ nợ ngắn hạn/dự trữ thấp
(< 130%) và tỉ lệ nợ công nước ngoài/tổng
thu (< 210%), cùng với nền kinh tế không
ở trong tình trạng suy thoái Khoảng 58,4%
những nước không có khủng hoảng nợ thoả
mãn các điều kiện này
Manasse và Roubini (2005), sử dụng
phương pháp Cây nhị phân dựa trên số liệu
quan sát theo năm của 47 nền kinh tế mới
nổi trong giai đoạn 1970 - 2002 để giải
thích cho khả năng xảy ra khủng hoảng nợ
công Manasse và Roubini (2005), đã sử
dụng khoảng 50 biến và được chia thành
ba nhóm: (i) nhóm biến vĩ mô căn bản; (ii) nhóm biến phản ánh sự bất ổn; (iii) nhóm biến phản ánh kinh tế - chính trị Trong đó, Manasse và Roubini chú ý sử dụng đến các chỉ số phản ánh gánh nặng nợ nước ngoài và tổng nợ công, các chỉ số về khả năng thanh khoản và các biến nằm trong
hệ thống cảnh báo sớm của IMF nhằm xem xét đến khả năng liên kết giữa khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng nợ công Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các chỉ số phản ánh gánh nặng nợ nước ngoài (bao gồm cả nghĩa vụ nợ) là tương đối thấp ở những năm không có khủng hoảng nợ, chúng tăng dần
Argentina 1982, 89, 93 Peru 1976, 83 Brazil 1998, 2010 Jamaica 1978 Turkey 1978 Korea 1997 Trinidad & Tobago 1988 Ukraine 1998 Dominican Rep 1981
Argentina 1991 Argentina 1991 Tunisia 1991Chile 1993
Panama 1983 Thailand 1997 Indonesia 1997 Philipines 1983 Argentina 2001 Jordan 1989 Morocco 1986 Costa Rica 1981
Jamaica 1981, 87 Egypt 1984 Bolivia 1986 Peru 1978 Ecuador 1982, 99 Uruguay 1987 Indonesia 2002 Bolivia 1980 Morocco 1983 Turkey 2000 South Africa 1985 Uruguay 1990 Brazil 1983 Venezuela 1990, 95
Hình 1 Sơ đồ Cây nhị phân
Nguồn: Manasse và Roubini (2005)
Trang 17LÊ THỊ DIỆU HUYỀN - NGUYỄN DIỆU LINH
17
Số 222- Tháng 11 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
ở những năm trước khi xảy ra khủng hoảng
nợ và tăng tiếp trong những năm diễn ra
khủng hoảng Các chỉ số này lại giảm dần
trong năm trước khi nước đó thoát khỏi
khủng hoảng mặc dù chúng vẫn còn cao
hơn so với mức trước khi khủng hoảng nợ
xảy ra
Điểm nổi bật của mô hình Cây nhị phân
là xem xét rủi ro dưới nhiều góc độ khác
nhau Bằng quá trình phân tích này có thể
thấy không phải một quốc gia có tỷ lệ vay
nợ cao đã có khả năng xảy ra khủng hoảng
nợ cao, ngược lại một quốc gia có tỷ lệ nợ
vừa phải, thậm chí là thấp lại có khả năng
xảy ra khủng hoảng nợ cao Nguyên nhân
của sự khác biệt này là do nhiều yếu tố
khác nhau tại một thời kỳ quyết định như
khoản vay sắp đáo hạn, chính sách tỷ giá,
sự bất ổn chính trị của quốc gia khiến cho
khủng hoảng thanh khoản của một quốc gia
có thể xảy ra ngay cả khi tỷ lệ nợ của quốc
gia đó đang ở mức thấp Ngược lại, những
nước có tỷ lệ nợ cao có thể có xác suất xảy
ra khủng hoảng thấp khi quốc gia đó thực
hiện hiệu quả chính sách tài khóa và chính
sách tiền tệ, cán cân vãng lai thặng dư…
Hạn chế của phương pháp này là do dựa
trên các quy tắc phân nhánh, các quan sát
có thể được xếp vào vùng rủi ro hoặc vùng
an toàn Các quan sát trong một nút nào
đó được phân vào vùng rủi ro hay an toàn
nếu trong nút đó tỉ lệ số quan sát có khủng
hoảng lớn hơn hay thấp hơn tỉ lệ trung bình
đó trong cả mẫu nghiên cứu Do đó, phương pháp này không có khả năng phân tích thực trạng liên quan đến các rủi ro về cơ cấu, kì hạn, lãi suất, khả năng thanh toán hay thanh khoản… của nợ công và nợ nước ngoài mà
nó chỉ có khả năng chỉ ra nguy cơ hay xác suất xảy ra khủng hoảng nợ của một quốc gia nào đó dựa trên các bằng chứng thực nghiệm trong quá khứ
2 Thực trạng nợ công và mức độ bền vững nợ công tại Việt Nam
Theo thống kê được Bộ Tài chính (2019) công bố, tổng nợ công giai đoạn 2014 -
2018 của Việt Nam tăng khoảng 1,3 lần, từ
109 tỷ USD năm 2014 tăng mạnh lên 131,1
tỷ USD năm 2016, sau đó lên mức 143,2 tỷ USD năm 2018 (Hình 2) Từ năm 2016 đến
2018, tổng nợ công tăng nhanh và cao hơn Tuy nhiên, năm 2018 nợ công dù tăng cao nhưng vẫn được kiểm soát khá tốt và thấp hơn mức dự kiến của Chính phủ
Về quy mô nợ công, từ năm 2014 đến năm
2018, theo số liệu tổng hợp từ Bản tin nợ công của Bộ Tài chính, quy mô nợ công
ở Việt Nam đã tăng nhanh từ 2.318 nghìn
tỷ VND vào năm 2014 lên 3.256 nghìn tỷ VND vào năm 2018 do nhu cầu ngân sách lớn vì bội chi ngân sách tăng và phải vay
nợ Nợ công giảm nhẹ, năm 2014 chiếm
Hình 2 Tình hình nợ công ở Việt Nam giai đoạn 2014- 2018
Đơn vị: tỷ USD
Nguồn: Tổng hợp từ Bản tin Nợ công số 08- Bộ Tài chính
Trang 18Đánh giá khả năng xảy ra khủng khoản nợ dựa trên bền vững nợ công tại Việt Nam
khoảng 58% GDP, năm 2015 chiếm 61%
GDP, năm 2016 tỷ lệ nợ công cao nhất
trong giai đoạn này chiếm 63,7% GDP, đến
năm 2017 chiếm 61,4% GDP và năm 2018
giảm xuống chiếm còn 58,4% GDP (Hình
3)
Nếu theo chỉ tiêu giới hạn nợ thì nợ công
ở Việt Nam vẫn đang được kiểm soát chặt
chẽ khi tất cả các chỉ số giới đều đang duy
trì trong ngưỡng an toàn được Quốc hội
cho phép Báo cáo của Cục Quản lý nợ và
Tài chính đối ngoại - Bộ Tài chính đầu năm
2019 đã cho thấy tốc độ tăng của nợ công
của Việt Nam ở mức bình quân là 18,1%/
năm vào giai đoạn 2014- 2015, sang đến
giai đoạn sau là 2016- 2018 thì mức bình
quân này đã giảm còn ở mức 8,6%/năm
Về cơ cấu nợ công, trong giai đoạn 2014-
2018, Bộ Tài chính thực hiện tái cơ cấu nợ
công chiều hướng bềnvững hơn, cho thấy
bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương lại
có xu hướng giảm lần lượt là 18,2% xuống
13,4% và 3,1% xuống 1,6% Nợ công tăng, đồng nghĩa với việc cơ cấu nợ công cũng thay đổi bởi khi nhu cầu huy động ngày càng cao, khả năng tiếp cận nguồn vốn ưu đãi nước ngoài lại hạn chế, Chính phủ dần phải dựa vào nguồn vốn vay trong nước Các nguồn huy động vốn cũng có sự thay đổi khi mà trái phiếu Chính phủ trước đây chủ yếu hút vốn từ các ngân hàng, tổ chức tài chính đã giảm Các khoản vay vốn được huy động đa dạng hơn từ các nguồn bảo hiểm, quỹ đầu tư với kỳ hạn dài và lãi suất hấp dẫn hơn
Giai đoạn 2014 - 2018, Chính phủ đã kéo dài hơn thời hạn của trái phiếu, tập trung nhiều hơn vào các loại có kì hạn từ 5 năm trở lên Từ năm 2015 đã không phát hành các loại kì hạn dưới 1 năm và từ 2017-
2018 đã không phát hành các loại trái phiếu có kì hạn dưới 3 năm nữa Thay vào
đó Chính phủ tập trung vào phát hành các loại trái phiếu có kì hạn từ 15 - 30 năm Nếu ở năm 2014, Chính phủ chỉ phát hành khoảng 6,1% trên tổng số trái phiếu là trái phiếu kì hạn dài thì đến 2018, con số này đã lên đến 48% trái phiếu có kì hạn từ 5 năm trở lên Chỉ số kỳ hạn phát hành bình quân theo năm cũng tăng đều, từ 4,85 năm ở năm
2014 lên 12,69 năm ở năm 2018 Điều này giúp làm giảm bớt áp lực trả nợ ngắn hạn
Hình 3 Tỷ lệ nợ công/GDP và trần nợ công giai đoạn 2014- 2018
Đơn vị: %
Nguồn: Bản tin nợ công số 08- Bộ Tài chính
Trang 19LÊ THỊ DIỆU HUYỀN - NGUYỄN DIỆU LINH
19
Số 222- Tháng 11 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
trong những năm tiếp theo của Chính phủ
Bên cạnh đó, theo Báo cáo thị trường
trường trái phiếu năm 2018 của Bộ Tài
chính (2019), lãi suất trái phiếu Chính phủ
cũng có xu hướng giảm ở tất cả các loại
kỳ hạn vào cuối năm 2018 khi mà lãi suất
cho kỳ hạn 5 năm là 4,2%/năm; kỳ hạn 10
năm là 5,1%/năm; kỳ hạn 15 năm là 5,3%/
năm So với thời điểm cuối năm 2017, lãi
suất phát hành tại thời điểm cuối năm 2018
giảm từ 0,18% đến 0,98% đối với tất cả các
kỳ hạn Lãi suất phát hành bình quân năm
2018 là 4,71%/năm, thấp hơn 1,27%/năm
so với mức 5,98%/năm của năm 2017 Mức lãi suất phát hành trung bình của giai đoạn
này là 5,9%/năm Đến cuối năm 2018, dư
nợ nước ngoài chiếm khoảng 38,6% tổng
dư nợ Chính phủ, trong đó, giá trị các khoản vay ODA, vay ưu đãi có kì hạn với lãi suất thấp là chiếm vào khoảng hơn 96% với quy
mô huy động vốn có tính ổn định (khoảng 12%/năm) Lãi suất bình quân của danh mục nợ nước ngoài của Chính phủ là 2,0%/ năm Lãi suất bình quân các khoản nợ trong nước cao hơn so với lãi suất bình quân các
Bảng 1 Cơ cấu nợ của các cấp theo GDP giai đoạn 2014- 2018
Nợ chính quyền địa phương/GDP 1,8 1,8 1,5 1,1 0,9
Nợ Chính phủ 78,7 79,6 81,8 83,5 85
Nợ được Chính phủ bảo lãnh 18,2 17,5 15,9 14,7 13,4
Nợ chính quyền địa phương 3,1 2,9 2,3 1,8 1,6
Nguồn: Bản tin Nợ công số 08- Bộ Tài chính (2019)
Bảng 2 Cơ cấu theo kỳ hạn của trái phiếu Chính phủ từ 2014- 2018
Trang 20Đánh giá khả năng xảy ra khủng khoản nợ dựa trên bền vững nợ công tại Việt Nam
khoản nợ nước ngoài (5,9%/năm và 2,0%/
năm), tức là gánh nặng lãi suất nước ngoài
hơn ít hơn một nửa so với lãi suất trong
nước Tuy nhiên, với nhiều khoản vay nợ
nước ngoài với lãi suất thả nổi nên tiềm ẩn
rủi ro về lãi suất trong tương lai
2018 nợ công/GDP vẫn đang thấp hơn mức
Quốc hội cho phép (<65%), tỷ lệ nợ nước
ngoài/GDP trừ năm 2014, lần lượt là 42%,
44,8%, 48,9% và 46%, vượt khỏi mức
khuyến nghị là 40% Mặc dù vượt ngoài
ngưỡng cảnh báo nhưng vẫn chưa ảnh
hưởng quá lớn đến vị thế bền vững của nợ
công Việt Nam, bằng chứng là Việt Nam
vẫn đang kiểm soát tốt nợ công, các chỉ tiêu
nghĩa vụ nợ nước ngoài so với xuất khẩu
và so với thu ngân sách đều ở mức tương
đối an toàn, đảm bảo khả năng thanh toán
khoản nợ khi đến hạn
Trong bối cảnh Việt Nam trở thành nước có
mức thu nhập trung bình, khoản vay ODA
có xu hướng giảm, việc vay vốn nước ngoài
sẽ chuyển dần sang vay thương mại và phát
hành trái phiếu trên thị trường quốc tế Khi
đó, qui mô vay nợ có xu hướng gia tăng,
cấu trúc khoản nợ phải tập trung vay trong
nước, mức lãi suất trái phiếu phát hành trên
thị trường quốc tế tăng mạnh Điều này sẽ
gây ra rủi ro cho nợ công Việt Nam, nguy
cơ mất tính bền vững và khả năng xảy ra khủng hoảng nợ là điều có thể trong thời gian sắp tới nếu không có kiểm soát tốt các khoản vay nợ công
3 Khả năng xảy ra cuộc khủng hoảng nợ dựa trên bền vững nợ công của Việt Nam
Mặc dù theo đánh giá, các chỉ tiêu về bền vững nợ vẫn đang trong khả năng kiểm soát nhưng nguy cơ tồn tại nhiều rủi ro Hơn nữa, nền kinh tế đang chịu tác động của Covid-19, các chính sách hỗ trợ nền kinh
tế từ phía ngân sách lớn, áp lực bội chi khi giảm thuế đối với nhiều ngành trong nền kinh tế, tiềm ẩn khủng hoảng nợ công có thể xảy ra và nguy cơ khủng hoảng kinh
tế Nhóm tác giả dựa trên mô hình Cây nhị phân của Manasse và Roubini (2005) để xem xét khả năng xảy ra khủng hoảng nợ dựa trên tính bền vững nợ công Việt Nam Theo đó, nhóm tiến hành tính toán ảnh hưởng nợ công dựa trên chỉ số cơ bản theo
mô hình này cho nợ công năm 2018 của Việt Nam (Bảng 4) Nguồn dữ liệu được dựa trên 3 nhóm chỉ tiêu được nhóm tác giả tổng hợp từ số liệu của Bộ Tài chính,
Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (UBGSTCQG), Tổng cục Thống kê và
Bảng 3 Gánh nặng nợ công của Việt Nam giai đoạn 2014- 2018
Nguồn: Nhóm tác giả tự tính toán dựa trên số liệu tổng hợp từ các báo cáo và nghiên cứu của MOF, GSO,
WorldBank Data và IMF
Trang 21LÊ THỊ DIỆU HUYỀN - NGUYỄN DIỆU LINH
21
Số 222- Tháng 11 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN)
để xem xét những yếu tố có khả năng ảnh
hưởng đến các kịch bản về khủng hoảng nợ
công tại Việt Nam
nhóm chỉ tiêu này, dựa vào chỉ số của nợ
nước ngoài/GDP, sự mất cân đối giữa tài
khóa và thâm hụt tài khoản vãng lai cùng
với lượng lớn của nợ công ngắn hạn Chỉ
tiêu nợ công nước ngoài/GDP của Việt
Nam tính đến cuối năm 2018 là 46%, vẫn
đang nằm trong vùng an toàn chưa chạm
đến mức trần Về thâm hụt ngân sách, năm
2018 có dấu hiệu tăng trở lại vào khoảng
191,5 nghìn tỷ VNĐ Điều này làm ảnh
hưởng đến sự cân đối của chính sách tài
khóa nếu như mức bội chi ngân sách không
giảm xuống mà tăng mạnh ở những năm
tiếp theo Về cán cân vãng lai, năm 2018 có
dấu hiệu thâm hụt, nếu tình trạng thâm hụt
kéo dài, NHNN buộc phải bơm ngoại tệ dự
trữ ra thị trường để ổn định giá trị của đồng tiền, tránh tỷ giá VND/USD quá lớn khiến VND mất giá
(ii) Nhóm chỉ tiêu phản ánh tính rủi ro
bởi quy mô nợ công ở mức vừa phải nhưng chỉ số nợ nước ngoài ngắn hạn/dự trữ ngoại hối lại vượt quá cao Năm 2018, nợ nước ngoài ngắn hạn so với dự trữ ngoại hối chiếm khoảng 32,5% Điều này một phần
là do lượng dự trữ ngoại hối của Việt Nam tăng cao khi NHNN mua được một lượng lớn ngoại tệ nhằm củng cố chính sách tiền
tệ Ngoài ra, các dòng vốn FDI cũng đã góp phần tăng một lượng lớn dự trữ ngoại tệ cho Việt Nam Các yếu tố này góp phần làm mức rủi ro nợ công trở nên thấp hơn, duy trì nền kinh tế ổn định Ngược lại, nếu như lượng dự trữ ngoại hối thấp mà nợ nước ngoài trong ngắn hạn lại tăng cao sẽ khiến cho sức ép phải trả nợ của Chính phủ tăng, điều này có thể dẫn đến sự mất ổn định của nợ công
(iii) Nhóm chỉ tiêu phản ánh rủi ro bất ổn
Nam năm 2018 thuộc vào nhóm những nước có tốc độ phát triển nhanh nhất khi tốc
độ tăng GDP đạt 7,1%; tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 6,5%/năm giai đoạn 2014- 2018 Bên cạnh đó, tỷ giá VND/USD năm 2018 tuy chịu nhiều biến động do chịu nhiều áp lực bởi các đồng tiền khác trên thế giới nhưng vẫn tăng 1,5% so với đầu năm, cho thấy VND vẫn khá ổn định Mức thâm hụt vãng lai đã được cải thiện do mức định giá VND đã không còn quá cao mà đã giảm xuống đáng kể Nếu mức định giá của VND/USD quá cao thì trong bối cảnh dự trữ ngoại hối thấp sẽ dễ dẫn đến các cuộc tấn công về tiền tệ gây nên lạm phát, làm giảm giá trị của đồng tiền Như vậy, dựa vào các chỉ tiêu nợ (Bảng 4) và dựa vào sơ
Bảng 4 Các chỉ số nợ của Việt Nam
6 Lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ 2,5
7 Nhu cầu tài trợ từ bên ngoài 50
8 Mức độ định giá quá cao của VND/USD 10
9 Sự biến động của tỉ giá VND/USD 1,5
Nguồn: Tổng hợp từ các số liệu của Bộ Tài chính,
UBGSTCQG, GSO và NHNN
Trang 22Đánh giá khả năng xảy ra khủng khoản nợ dựa trên bền vững nợ công tại Việt Nam
đồ Cây nhị phân của Manasse và Roubini
(2005), nhóm tác giả xem xét mức độ rủi
ro khủng hoảng nợ công Việt Nam Chỉ số
đầu tiên cần được xem xét đến là “Tổng
nợ nước ngoài/GDP” Có hai trường hợp
xảy ra ở đây, nếu chỉ số này lớn hơn 50%,
ta sẽ đi xuống nhánh bên phải và xét tiếp
đến tỷ lệ lạm phát, còn nếu ngược lại chỉ số
nhỏ hơn 50% thì ta sẽ đi xuống nhánh bên
trái và xét tiếp đến “Nợ nước ngoài ngắn
hạn/GDP” Năm 2018, chỉ số này là 46%,
nhỏ hơn hạn mức là 50% nên ta sẽ đi xuống
theo nhánh bên trái là xét đến tỷ lệ “Nợ
nước ngoài ngắn hạn/GDP” Ở nhánh trái
này, nếu tỷ lệ “Nợ nước ngoài ngắn hạn/dự
trữ ngoại hối” vượt 134%, ta sẽ đi xuống
nhánh phải và xét tiếp, còn nếu không vượt
134% thì sẽ xuống đến nhanh trái là tỷ lệ
“Nợ công nước ngoài/tổng thu ngân sách”
Ở đây tỷ lệ này được tính là 32,5% dựa trên
số liệu được Bộ Tài chính công bố, nhỏ hơn
rất nhiều so với con số hạn mức là 130%
nên câu trả lời sẽ là “Không” và tiếp tục
xét ở nhánh bên trái là “Tăng trưởng GDP”
Theo Manasse và Roubini (2005) dành
cho tăng trưởng GDP là -5,45% Nếu như
không lớn hơn -5,45% thì sẽ xuống bên trái
và xét đến “Định giá nội tệ cao quá mức”,
còn nếu có lớn hơn -5,45% sẽ rơi vào nút
3, tức là khả năng xảy ra khủng hoảng vào
khoảng 2,3% Năm 2018, tăng trưởng GDP
của Việt Nam là 7,1% > -5.45% cho nên ta
có thể đưa ra kết luận cho đến cuối 2018
đầu 2019 thì khả năng xảy ra khủng hoảng
nợ công ở Việt Nam trong khoảng thời gian
tới là rất thấp, chỉ dưới 2,3% Chính vì vậy,
với đánh giá về nợ nước ngoài cho thấy Việt
Nam trong tương lai gần chưa có nguy cơ
gặp khủng hoảng về nợ công, nhưng do sự
khác biệt trong phạm vi về nợ công ở Việt
Nam so với cách tính toán của các tổ chức
tài chính trên thế giới (quan niệm về phạm
nợ công của IMF, WB khác so với Việt
Nam: theo định nghĩa, nợ công của Việt
Nam không bao gồm nợ của DNNN) nên những số liệu tính toán tổng hợp ở Bảng 4
có thể chưa phản ánh chính xác nhất khả năng xảy ra rủi ro trong tương lai của nợ công Việt Nam Vì thế, cần xây dựng thêm những tình huống có khả năng sẽ xảy ra nếu các chỉ số bên trên thay đổi để đánh giá được khả năng xảy ra khủng hoảng nợ công của Việt Nam
Kịch bản 1: Nếu tỷ lệ “Tổng nợ nước
ngoài/GDP” không phải 46% mà vượt quá 50% (điều này có thể xảy ra nếu Việt Nam vay nợ nước ngoài quá nhiều nhưng lại đầu
tư vào những dự án lớn khó có khả năng hồi vốn nhanh hay thậm chí là khó hồi vốn) thì ta sẽ phải xét đến nhánh bên phải theo
sơ đồ Cây nhị phân là “Tỷ lệ lạm phát” Theo báo cáo của GSO, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam năm 2018 là 3,54% thấp hơn rất nhiều so với hạn mức là 10,47% nên câu trả lời cho mức này là không và tiếp tục xét đến mức nhu cầu tài trợ từ bên ngoài Mặc dù hiện tại mức phụ thuộc vào việc cần có tài trợ từ bên ngoài của Việt Nam đã giảm xuống đáng kể do kinh tế đã phát triển hơn trước nhưng mức độ phụ thuộc vẫn nằm trong khoảng 50% Ở đây 50% nhỏ hơn hạn mức đưa ra là 144% nên ta sẽ xét xuống nhánh trái là tỷ lệ “Nợ nước ngoài/tổng thu ngân sách” Theo thu thập từ báo cáo của Bộ Tài chính thì tỷ lệ này của năm
2018 là 193% lớn hơn rất nhiều so với hạn mức là 3,1% Tới đây thì nợ công Việt Nam
sẽ rơi vào nút 12 nằm trong vùng rủi ro với khả năng xảy ra khủng hoảng là 40% (các cuộc khủng hoảng từng xảy ra ở trong nút này gồm Chile 1993, Thailand 1997)
Kịch bản 2: Khi tỷ lệ “Tổng nợ nước ngoài/
GDP” vẫn nhỏ hơn 50% nhưng tỷ lệ “Nợ công nước ngoài/Tổng thu ngân sách” lớn hơn 215%, điều này cũng có khả năng xảy
ra vì trong những năm gần đây, tỷ lệ này
Trang 23LÊ THỊ DIỆU HUYỀN - NGUYỄN DIỆU LINH
23
Số 222- Tháng 11 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
liên tục có chiều hướng gia tăng và năm
2018 đã gần với mức 200% Khi đó ta tiếp
tục xét đến lạm phát của quốc gia, mặc dù
tỷ lệ lạm phát năm 2018 được kiểm soát
dưới 4%, nhưng vẫn có thể tăng lại trên
hai con số trong tương lai nếu Chính phủ
không thể điều tiết chính sách tiền tệ tốt
Khi đó thì Việt Nam sẽ rơi ở nút 5 với tỷ lệ
xảy ra khủng hoảng là 55%
Kịch bản 3: Khi tỷ lệ “Nợ nước ngoài ngắn
hạn/dự trữ ngoại hối” vượt quá 134%,
trường hợp này dù khó xảy ra nhưng nó sẽ
đến sẽ nếu như nợ nước ngoài ngắn hạn tiếp
tục tăng trong khi dự trữ ngoại hối ở NHNN
càng ngày ít đi Lúc đó ta sẽ xét tiếp, nên
xét xuống nhánh trái để quan sát nợ nước
ngoài có lớn hơn 19,1% GDP hay không
Câu trả lời là có vì tỷ lệ này năm 2018 là
46% Vì vậy xét tiếp xuống bên phải liên
quan đến “Biến động tỷ giá” Mức độ biến
động này của Việt Nam là 1,5%, không
đáng kể so với hạn mức là 27,88%, kết quả
rơi vào nút 7, rủi ro xảy ra khủng hoảng nợ
công là vô cùng cao, ở mức 41,5%
Dựa trên các kịch bản sử dụng số liệu của
năm 2018, với các giả thuyết của nền kinh
tế Việt Nam cho thấy hiện nay khả năng
xảy ra khủng hoảng nợ công còn thấp Tuy
nhiên, với biến động khó lường trong tương
lai, việc kiểm soát tính bền vững nợ công
cùng với các biến số kinh tế vĩ mô được dự
báo chuẩn xác hơn sẽ tránh cho Việt Nam
rơi vào khủng hoảng nợ không đáng có
Mặc dù vậy, nhóm tác giả cho rằng theo
mô hình Cây nhị phân chỉ đưa ra nguy cơ
rơi vào khủng hoảng nợ tại một thời điểm
dựa trên dữ liệu của quá khứ, nhưng cũng
trên cơ sở đó để dự báo, cũng như khuyến
nghị chính sách cùng phối hợp nhằm tránh
nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng nợ
công trong tương lai
4 Một số khuyến nghị chính sách đảm bảo bền vững nợ tránh khủng hoảng nợ công tại Việt Nam
Dựa trên phân tích đánh giá nguy cơ tiềm
ẩn khủng hoảng nợ công dựa trên các chỉ số bền vững nợ công cũng như bối cảnh vĩ mô của Việt Nam, nhóm tác giả đề xuất một số khuyến nghị như sau:
Thứ nhất, kiểm soát chặt chẽ nền kinh tế vĩ
mô, trước những diễn biến phức tạp của nền kinh tế thế giới, Chính phủ ổn định tiền tệ, kiểm soát giá cả nhằm hạn chế những biến động của thị trường, chính sách thu hút đầu
tư nước ngoài, hỗ trợ doanh nghiệp, chống thất thu thuế, gian lận thương mại… Bên cạnh đó, đảm bảo cân bằng cán cân ngân sách, để hạn chế mức tài trợ nợ, giúp nợ công không tăng thêm, giảm đi lượng vay
nợ, không để xảy ra tình trạng vay thêm nợ mới Từ đó, ổn định nền kinh tế, góp phần giảm nguy cơ xảy ra cuộc khủng hoảng nợ trong tương lai
Thứ hai, nâng cao hiệu quả và kiểm soát
khoản vay, thực hiện đầu tư khoản vay một cách hiệu quả, tình trạng sử dụng vay dự
án đầu tư cơ sở hạ tầng cần phải được kiểm soát chặt chẽ hơn nhằm tăng tính minh bạch đối với khoản đầu tư công, từ đó tăng cường hiệu quả sử dụng các khoản vay nhằm đảm bảo nguồn để trả nợ
Thứ ba, nâng cao kỷ luật tài khóa, cần tuân
thủ các mức trần, hạn mức về chi tiêu, nợ
và thâm hụt ngân sách, tiến tới thu hẹp mức
độ thâm hụt ngân sách, tăng thu dùng để giảm bội chi Các khoản chi tiêu công của các bộ ngành và chính quyền địa phương chỉ được phép với giới hạn trong dự toán và đảm bảo trần chi tiêu theo xu hướng giảm bội chi ngân sách để giảm gánh nặng nợ công trong tương lai
Trang 24Đánh giá khả năng xảy ra khủng khoản nợ dựa trên bền vững nợ công tại Việt Nam
Thứ tư, phối hợp hài hòa giữa chính sách
tài khóa và chính sách tiền tệ Các chính
sách nhằm hướng tới mục tiêu an toàn
nợ, đối với chính sách tiền tệ đảm bảo ổn
định, lãi suất, tỷ giá, chính sách tài khóa
cùng phối hợp giảm thâm hụt ngân sách để
không tăng thêm gánh nặng nợ Ngoài ra,
để đề phòng trường hợp khủng hoảng nợ công xảy ra, cần phải nghiên cứu và xây dựng thêm các phương án phản ứng nhằm đáp ứng mọi tình huống ■
Tài liệu tham khảo
Bộ Tài chính (2019), Bản tin nợ công số từ 01-08, Hà Nội.
Bộ Tài Chính (2014-2018), Báo cáo quyết toán NSNN 2014 - 2018, Hà Nội.
Bộ Tài chính (2019), Thị trường trái phiếu Việt Nam năm 2018, NXB Hồng Đức, Hà Nội.
Chính phủ (2012), Quyết định số 958/QĐ-TTg về phê duyệt Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn
2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Hakan Tokaç & Mike Williams (2013), Government debt management and operational risk: a risk management framework and its application in turkey, Sigma paper No.50, OECD.
IMF & World Bank (2011), Public Sector Debt Statistics: Guide for Compilers and Users
IMF & World Bank IMF (2012), Guideline for public debt management
McKinsey (2010), Debt and Deleveraging: The Global Credit Bubble and Its Economic Consequences, McKinsey Global Institute, January 2010.
Manasse P & Roubini N (2005), Rules of Thumb for Sovereign Debt Crises, IMF Working Paper No 05/42.
Nelson và cộng sự (2010), Greece’s Debt Crisis: Overview, Policy Responses, and Implications, Congressional Research Service,7-5700 www.crs.gov, R41167
Nguyễn Thị Lan (2017), Đánh giá tính bền vững của nợ công Việt Nam theo mô hình DSF của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 244, tháng 10/2017.
Phạm Thế Anh và cộng sự (2013), Quản lý nợ công và tính bền vững ở Việt Nam: Quá khứ, hiện tại và tương lai, Ủy ban Kinh tế.
Philip R Lane (2012), The Europe Sovereign debt crisis, Journal of Economic Perspectives -Volume 26, Number 3, Pages 49–68.
Quốc hội (2017), Luật Quản lý nợ công sửa đổi 2017.
Reihart và Rogoff (2010), Growth in a Time of Debt, American Economic Review Paper & Proceedings 100 (May 2010):
Tổng cục thống kê (2014-2018), Niên giám thống kê Việt Nam 2014-2018, NXB Thống kê, Hà Nội.
Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (2018) Báo cáo tổng quan thị trường tài chính năm 2017.
Vũ Thành Tự Anh (2012), Tính bền vững của nợ công Việt Nam, Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright, Đại học Quốc gia Hà Nội.
WB (2002), Guideline for public debt management: Accompanying Document.
WB (2006), A Guid to LIC Debt Substainability Analysis.
Trang web: https://www.imf.org/en/Countries/VNM;
https://www.worldbank.org/en/country/vietnam
Trang 25© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 222- Tháng 11 2020
Các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp
niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh
Nguyễn Thị Như Quỳnh
Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Lê Hoàng Vinh
Đại học Kinh tế- Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Lê Đình Luân
Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày nhận: 03/07/2020
Ngày nhận bản sửa: 26/08/2020
Ngày duyệt đăng: 22/09/2020
Tóm tắt: Mục tiêu của nghiên cứu là xác định các yếu tố tác động đến cấu trúc
vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) trong ngắn hạn và dài hạn, sử dụng mẫu nghiên cứu gồm 148 doanh nghiệp phi tài chính trong giai đoạn 2011- 2018 Thông qua ước lượng mô hình hồi quy theo phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (Feasible Generalized Least Squares- FGLS) để đảm bảo tính hiệu quả của mô hình, kết quả
Determinants affecting on capital structure of listed companies on Ho Chi Minh Stock
Exchange
Abstract: The purpose of this paper is to investigate the determinants affecting the capital structure
of enterprises listed on the Ho Chi Minh Stock Exchange (HOSE) in the short term and long term Using a sample of 148 non-financial businesses during the 2011-2018 period By estimating Feasible Generalized Least Squares (FGLS) regression model to ensure the effectiveness of the models The research results show that the firm size, asset structure, growth opportunities, and liquidity are positively correlated to the long-term financial leverage; profits are negatively correlated to this indicator In the short-term, the firm size, profits, structure of assets, and liquidity have a negative correlation with financial leverage The tax does not affect financial leverage both in the short and long term.
Keywords: capital structure, financial leverage, non-financial businesses, HOSE.
Quynh Thi Nhu Nguyen
Trang 26Các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh
nghiên cứu cho thấy, quy mô doanh nghiệp, cấu trúc tài sản, cơ hội tăng trưởng, thanh khoản có quan hệ cùng chiều đến đòn bẩy tài chính dài hạn; lợi nhuận có quan hệ ngược chiều với chỉ tiêu này Trong ngắn hạn, quy mô doanh nghiệp, lợi nhuận, cấu trúc tài sản và thanh khoản có tác động ngược chiều đến đòn bẩy tài chính Thuế không tác động đến đòn bẩy tài chính cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Từ khóa: cấu trúc vốn, đòn bẩy tài chính, doanh nghiệp phi tài chính, HOSE.
1 Giới thiệu
Cấu trúc vốn là sự kết hợp giữa các khoản
nợ phải trả và vốn chủ sở hữu để tài trợ
cho các hoạt động của doanh nghiệp (Ross,
Westerfield, & Jaffe, 2012) Đối với một
doanh nghiệp, quyết định tài trợ là một
trong các quyết định chiến lược, bất kỳ một
doanh nghiệp nào khi tiến hành các hoạt
động thương mại, sản xuất, mục tiêu quan
trọng nhất là đối đa hóa giá trị cổ đông, hay
tối đa hóa giá trị tài sản của doanh nghiệp
(Ross, Westerfield, & Jordan, 2008) Hầu
hết các lý thuyết về cơ cấu vốn như quan
điểm truyền thống (lý thuyết cơ cấu vốn tối
ưu) hay lý thuyết M&M,… đều cho rằng
cấu trúc vốn có tác động đến giá trị doanh
nghiệp Do đó, xác định một cấu trúc vốn
hợp lý để tối đa hóa giá trị công ty là một
vấn đề quan trọng trong quản trị tài chính
Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một lý
thuyết nào xác định được một cơ cấu vốn
hợp lý cho tất cả các doanh nghiệp Các
doanh nghiệp có nên thay vì sử dụng vốn
chủ sở hữu bằng việc sử dụng nợ vay để
giảm thuế thu nhập phải nộp, từ đó giúp
doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận và giá
trị doanh nghiệp? Tuy nhiên, khi sử dụng
quá nhiều nợ trong cơ cấu nguồn vốn, các
doanh nghiệp lại phải đối mặt với tình trạng
kiệt quệ tài chính (financial distress) từ đó
gia tăng khả năng phá sản doanh nghiệp
(Lê Mạnh Hưng và ctg, 2015)
Liên quan đến cấu trúc vốn, hiện nay đã
có khá nhiều nghiên cứu về vấn đề này như nghiên cứu của Taub (1975), Allen and Mizuno (1989), Bennett and Donnelly (1993), Bevan and Danbolt (2000), Booth et
al (2001), Chen and Strange (2005), Huang (2006), Pathak (2010), Bandyopadhyay and Barua (2016), Vo (2017), ALmuaither and Marzouk (2019) Các nghiên cứu thường dựa trên dữ liệu của các quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Anh, Ấn Độ… Tại Việt Nam, cũng đã tồn tại một số nghiên cứu về cấu trúc vốn cho các doanh nghiệp phi tài chính như nghiên cứu của Chí (2013), Anh and Yến (2014), Dân and Chung (2017) Tuy nhiên các nghiên cứu trên thường chỉ sử dụng một chỉ tiêu để đại diện cho cấu trúc vốn (như chỉ tiêu tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, hoặc chỉ tiêu giá trị
sổ sách của nợ trên giá trị sổ sách của tổng tài sản…) Vì vậy, hầu hết các nghiên cứu này chỉ xác định được các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn nói chung, mà chưa phân biệt được các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn trong ngắn hạn và dài hạn như thế nào, liệu các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn trong ngắn hạn và dài hạn có giống nhau hay không Do đó, bài viết này sẽ bổ sung thêm bằng chứng thực nghiệm về các yếu
tố tác động đến cấu trúc vốn, trong đó, cấu trúc vốn được đại diện bởi tỷ lệ đòn bẩy tài chính ngắn hạn và tỷ lệ đòn bẩy tài chính dài hạn để phân biệt các yếu tố tác động đến
nợ ngắn hạn và nợ dài hạn của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên HOSE
Trang 27NGUYỄN THỊ NHƯ QUỲNH - LÊ HOÀNG VINH - LÊ ĐÌNH LUÂN
27
Số 222- Tháng 11 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Như vậy, mục tiêu của nghiên cứu này là
xác định các yếu tố tác động đến cấu trúc
vốn (cụ thể là tác động đến đòn bẩy tài
chính ngắn hạn và đòn bẩy tài chính dài
hạn) của 148 doanh nghiệp phi tài chính
niêm yết trên HOSE trong giai đoạn
2011-2018 nhằm củng cố thêm bằng chứng thực
nghiệm đối với kết quả nghiên cứu trước
đây tại Việt Nam, đồng thời xác định được
các yếu tố tác động đến đòn bẩy tài chính
dài hạn và đòn bẩy tài chính ngắn hạn để
các nhà quản trị doanh nghiệp có cái nhìn
tổng quan về các yếu tố tác động cấu trúc
vốn doanh nghiệp Phần tiếp theo của
nghiên cứu sẽ phân tích cơ sở lý thuyết và
tổng quan các nghiên cứu; phần 3 là mô
hình, phương pháp và dữ liệu nghiên cứu;
phần 4 phân tích kết quả nghiên cứu; cuối
cùng là kết luận
2 Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên
cứu
Trong phần này, nghiên cứu sẽ trình bày
các lý thuyết nền tảng về cấu trúc vốn, sau
đó làm rõ các yếu tố tác động đến cấu trúc
vốn của doanh nghiệp và tổng quan các
nghiên cứu trước
2.1 Các lý thuyết nền tảng về cơ cấu vốn
Lý thuyết Modigliani & Miller, còn được
gọi là lý thuyết M&M, là công trình nghiên
cứu của hai giáo sư Franco Modigliani
và Merton Miller, với các giả định về thị
trường hoàn hảo, doanh nghiệp không có
chi phí kiệt quệ tài chính và không có thuế
doanh nghiệp được công bố lần đầu vào
năm 1958 (Chen & Strange, 2005) Tuy
nhiên, nghiên cứu này bị phê phán do một
số giả định đã đề ra, vì vậy, hai ông đã bổ
sung thêm bài nghiên cứu vào năm 1963,
trong đó nới lỏng về tiêu chuẩn thuế thu
nhập của doanh nghiệp Năm 1977, lúc này
không còn Modigliani, Miller đã đưa tác động của thuế thu nhập cá nhân vào trong
Lý thuyết đánh đổi: được đưa ra bởi nhiều
nhà nghiên cứu như Kraus and Litzenberger (1973), Myers (1984) nhằm giải thích một hiện tượng trong thực tế, doanh nghiệp chỉ
sử dụng nợ trong một giới hạn nhất định, trong khi lý thuyết M&M cho rằng giá trị công ty càng cao khi mức độ sử dụng nợ càng lớn Lý thuyết đánh đổi giả định về mối quan hệ tích cực giữa thuế và đòn bẩy tài chính Một doanh nghiệp sử dụng nợ vay sẽ được hưởng lợi ích lá chắn thuế từ lãi vay, làm tăng lợi nhuận cho chủ sở hữu Tuy vậy, nếu sử dụng quá nhiều nợ, doanh nghiệp dễ bị đối mặt với tình trạng kiệt quệ tài chính (financial distress) Do đó, lý thuyết đánh đổi giả định về tỷ lệ nợ tối ưu trên vốn chủ sở hữu vì các doanh nghiệp
đã cố gắng cân bằng lợi ích của thuế và rủi
ro phá sản Ooi (1999) cho rằng, có mối quan hệ tích cực giữa thuế và giá trị doanh nghiệp Nghiên cứu đã chỉ ra, doanh nghiệp thành công sẽ sử dụng nợ nhiều hơn vì mức thuế đóng thấp hơn làm tăng dòng tiền nội
bộ của công ty sau thuế và rủi ro phá sản thấp Liên quan đến chi phí phá sản, Cassar and Holmes (2003) cho rằng, doanh nghiệp khi tăng các khoản nợ để tài trợ hoạt động,
có khả năng các khoản nợ không được trả
Trang 28Các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh
đúng hạn gây nên rủi ro phá sản, từ đó làm
cho doanh nghiệp phải chi trả chi phí tài
chính cao do chi phí thanh lý tăng Theo
lý thuyết M&M, giá trị doanh nghiệp càng
cao khi mức sử dụng nợ càng lớn do lý
thuyết này dựa trên giả định không có tình
trạng kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp,
điều này đã được khắc phục bởi lý thuyết
đánh đổi
Lý thuyết trật tự phân hạng: Myers (1984)
và Myers and Majluf (1984) là những tác giả
phát triển lý thuyết trật tự phân hạng khi họ
cho rằng nhà quản trị doanh nghiệp là những
người biết nhiều thông tin hơn so với các
nhà đầu tư tiềm năng Theo lý thuyết này,
các công ty sẽ lựa chọn cụ thể các nguồn
vốn để tài trợ cho hoạt động của doanh
nghiệp do sự khác biệt về chi phí của từng
nguồn Nguồn tài trợ của doanh nghiệp được
sử dụng theo thứ tự ưu tiên: nguồn vốn nội
bộ (lợi nhuận giữ lại) được ưu tiên sử dụng
trước, nếu nguồn vốn này không đủ, doanh
nghiệp được tài trợ bằng nợ và sau cùng là
phát hành cổ phiếu mới Thứ tự ưu tiên trên
không chỉ vì mục đích chi phí sử dụng vốn,
mà còn phản ánh mục tiêu của các nhà quản
trị tài chính muốn đảm bảo quyền kiểm soát
cho các chủ sở hữu hiện tại và tránh các
phản ứng tiêu cực của thị trường khi phát
hành thêm cổ phần mới
Lý thuyết định thời điểm thị trường: Người
đầu tiên đề cập đến lý thuyết này là Myers
and Majluf (1984) cho rằng có những nhà
quản trị doanh nghiệp và nhà đầu tư hợp lý
Lý thuyết tập trung vào cách các công ty tài
trợ cho hoạt động của mình bằng vốn chủ
sở hữu hoặc các công cụ nợ, phù hợp với
thời điểm thị trường Các nhà quản trị doanh
nghiệp tin rằng, họ có thể tìm ra thời điểm
thích hợp để phát hành cổ phiếu khi giá cổ
phiếu tăng, đồng thời mua lại cổ phiếu khi
giá trị cổ phiếu thị trường xuống thấp
2.2 Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp và tổng quan nghiên cứu
Quy mô doanh nghiệp (Size): Quy mô
doanh nghiệp được tính bằng logarite tự nhiên của tổng tài sản Theo Huang (2006), vấn đề bất cân xứng thông tin thường xảy ra
ít hơn tại các công ty lớn, do đó các công ty này thường có xu hướng sử dụng vốn chủ
sở hữu nhiều hơn nợ và do đó, các công ty lớn có xu hướng sử dụng đòn bẩy tài chính thấp Ở một khía cạnh khác, theo lý thuyết đánh đổi, các doanh nghiệp lớn thường có khả năng đa dạng hóa tốt và dòng tiền ổn định, do đó xác suất phá sản của các doanh nghiệp này thường thấp hơn so với các doanh nghiệp nhỏ Từ các lập luận này, nghiên cứu cho rằng quy mô doanh nghiệp
có quan hệ cùng chiều với đòn bẩy tài chính, điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của ALmuaither and Marzouk (2019), Oino and Ukaegbu (2014) Huang (2006), Chen and Strange (2005), Taub (1975) trên thế giới và kết quả các nghiên cứu trong nước như Chí (2013), Anh and Yến (2014), Dân and Chung (2017)
Lợi nhuận doanh nghiệp (Profittability):
Lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tuy nhiên tác động của lợi nhuận đến đòn bẩy tài chính không có các lý thuyết nhất quán Theo Brigham and Houston (2012), thực tế các công ty có tỷ suất lợi nhuận cao như Intel, Microsoft, Coca-Cola thường sử dụng rất ít nợ vay, Myers (1984) đã chỉ ra mối quan hệ ngược chiều giữa nợ và lợi nhuận, tác giả cho rằng các công ty có lợi nhuận cao thường sử dụng tỷ lệ nợ thấp vì
họ có thể dựa vào các nguồn vốn nội bộ thay
vì các nguồn vốn bên ngoài để tiết kiệm chi phí Tuy vậy, theo lý thuyết đánh đổi, các công ty có lợi nhuận cao hơn sẽ sử dụng đòn
Trang 29NGUYỄN THỊ NHƯ QUỲNH - LÊ HOÀNG VINH - LÊ ĐÌNH LUÂN
29
Số 222- Tháng 11 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
bẩy tài chính lớn hơn để tận dụng khoản tiết
kiệm từ thuế Ủng hộ quan điểm này, Bauer
(2004) cho rằng, các tổ chức có lợi nhuận
cao nên sử dụng nhiều nợ hơn, vì điều này
có thể giúp cho các nhà quản lý tránh đầu tư
vào các dự án không hiệu quả Ooi (1999)
chỉ ra, một doanh nghiệp có lợi nhuận cao sẽ
sử dụng nhiều nợ hơn vì rủi ro phá sản thấp
hơn và giảm gánh nặng về thuế
Cấu trúc tài sản (Asset structure): Cấu
trúc tài sản cho biết tỷ trọng tài sản cố định
hữu hình trên tổng tài sản Theo Brigham
and Houston (2012), tài sản cố định là
một trong các tài sản để đảm bảo cho nợ
vay, do đó các công ty với nhiều tài sản
cố định có khuynh hướng sử dụng nợ vay
nhiều hơn, từ đó gia tăng đòn bẩy tài chính
Theo lý thuyết đánh đổi, doanh nghiệp sử
dụng tài sản hữu hình làm tài sản thế chấp
sẽ giúp giảm rủi ro cho chủ nợ, đồng thời
tài sản hữu hình có thể hỗ trợ doanh nghiệp
trong việc giảm các chi phí kiệt quệ tài
chính Nghiên cứu của Booth et al (2001),
ALmuaither and Marzouk (2019), Huang
(2006), Chí (2013) đã chỉ ra có mối quan
hệ tích cực giữa tài sản cố định hữu hình và
khả năng vay nợ của doanh nghiệp
Cơ hội tăng trưởng của doanh nghiệp
(Growth opportunities): Cơ hội tăng
trưởng cho biết mức độ tăng trưởng doanh
thu qua các năm của doanh nghiệp (Huang,
2006) Brigham and Houston (2012) cho
rằng, khi các yếu tố khác không đổi, doanh
nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao sẽ dựa
vào nguồn vốn bên ngoài Mặt khác phát
hành cổ phiếu sẽ tốn nhiều chi phí hơn so
với sử dụng vay nợ Do đó, các công ty có
mức độ tăng trưởng nhanh, thường ưu tiên
sử dụng nợ Trái ngược với quan điểm này,
Myers (1977) lại lưu ý các doanh nghiệp có
mức tăng trưởng tốt nên được tài trợ bằng
vốn chủ sở hữu vì xung đột lợi ích giữa chủ
sở hữu và chủ nợ Khi cơ hội tăng trưởng cao, tạo nên rủi ro đạo đức và các doanh nghiệp nhỏ có động lực chấp nhận rủi ro
để tăng trưởng Đồng ý với quan điểm này, Fama and French (2002) đưa ra mối quan
hệ ngược chiều giữa cơ hội tăng trưởng và đòn bẩy vì các công ty có nhiều cơ hội đầu
tư với tỷ suất sinh lời cao, thường không
sử dụng nợ là nguồn ưu tiên khi tìm kiếm nguồn tài trợ cho các cơ hội này
Thuế (Tax): Theo lý thuyết M&M, lợi ích
của việc sử dụng nợ so với sử dụng vốn chủ sở hữu là lợi ích lá chắn thuế từ lãi vay khi chi phí phá sản và chi phí kiệt quệ tài chính là không đáng kể Điều này nghĩa là với giả định là thị trường hoàn hảo và có
sự hiện diện của thuế, giá trị tăng lên của doanh nghiệp chính bằng tổng hiện giá của
lá chắn thuế Đồng thời, kết quả nghiên cứu của Almanaseer (2019), Oino and Ukaegbu (2014) đã cho thấy chỉ tiêu thuế có quan hệ cùng chiều giữa thuế và đòn bẩy tài chính
Thanh khoản (Liquidity): Theo Vo (2017),
thanh khoản là một trong các yếu tố quan trọng tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu của Vo (2017), Salameh (2014), Almanaseer (2019) đã chỉ
ra, có mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ thanh khoản và đòn bẩy tài chính vì nếu các công ty có nhiều nợ hơn, thì nợ phải trả cao hơn và tài sản hiện tại còn lại thấp hơn
3 Mô hình, phương pháp và dữ liệu nghiên cứu
3.1 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng (panel data) với ba mô hình ước lượng truyền thống là Pooled OLS, FEM (Fix effect model), REM (Random effect model) Sau đó, nghiên cứu sử dụng kiểm định
Trang 30Các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh
Hausman, Lagrange để lựa chọn mô hình
phù hợp Để kiểm tra tính vững của mô
hình, nghiên cứu thực hiện các kiểm định
phương sai thay đổi và tự tương quan,
trong trường hợp mô hình được chọn xảy
ra các khuyết tật này, nghiên cứu sử dụng
ước lượng GLS để khắc phục
3.2 Mô hình nghiên cứu
Dựa vào mô hình nghiên cứu của Vo (2017),
Huang (2006), Anh and Yến (2014), mô
hình của nghiên cứu như sau:
Capstructurei,t = α + β1SIZEi,t +
β2PROFITi,t + β3ASSETSTRUCTUREi,t +
β4OPPGROWi,t + β5TAXi,t + β6LIQi,t + εi,t
Trong đó, Capstructure đo lường cấu trúc
vốn, được đại diện bởi tỷ lệ đòn bẩy tài chính dài hạn và tỷ lệ đòn bẩy tài chính ngắn hạn Việc tách biệt tỷ lệ đòn bẩy tài chính dài hạn và đòn bẩy tài chính ngắn hạn
để phân biệt các yếu tố tác động đến nợ dài hạn và nợ ngắn hạn của các doanh nghiệp Trong đó, tỷ lệ đòn bẩy tài chính dài hạn (long term leverage ratio) (LTDTA) được định nghĩa là tỷ lệ các khoản nợ phải trả dài hạn trên tổng tài sản; tỷ lệ đòn bẩy tài chính ngắn hạn (short term leverage ratio) (STDTA) được tính bằng tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng sản, đây chính là điểm khác biệt của mô hình nghiên cứu này so với các nghiên cứu trước đây tại nước ta Việc đo lường và giải thích các biến được chi tiết tại Bảng 1
3.3 Dữ liệu nghiên cứu
Bảng 1 Cách đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu
Ký hiệu Tên biến Kỳ vọng dấu Cách đo lường Các nghiên cứu trước Biến phụ thuộc
LTDTA Tỷ lệ đòn bẩy tài chính dài hạn (Nợ phải trả dài hạn)/(Tổng tài sản) Vo (2017)
STDTA Tỷ lệ đòn bẩy tài chính ngắn hạn (Nợ ngắn hạn)/(Tổng tài sản) Vo (2017)
Biến độc lập
SIZE Quy mô doanh nghiệp + Logarite (tổng tài sản) Vo (2017), Anh and Yến (2014), Huang
(2006) PROFIT Lợi nhuận doanh nghiệp +/- ROA = (Lợi nhuận sau thuế)/(Tổng tài sản) Chen and Strange (2005), Ooi (1999)
ASSETS Cấu trúc tài sản + (Tài sản cố định hữu hình)/(Tổng tài sản) Vo (2017), Huang (2006), Oino and
Ukaegbu (2014) OPPGROW Cơ hội tăng trưởng +/- (Doanh thut ₋ Doanh thut-1)/
Doanh thut-1
Huang (2006), Li (2015), Chen and Strange (2005) TAX Thuế (EBT: lợi nhuận trước thuế và lãi vay
(Chi phí thuế phải nộp)/
EBT
Anh and Yến (2014), ALmuaither and Marzouk (2019), LIQ Thanh khoản - (Tài sản ngắn hạn)/(Nợ ngắn hạn) Vo (2017)
Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả
Trang 31NGUYỄN THỊ NHƯ QUỲNH - LÊ HOÀNG VINH - LÊ ĐÌNH LUÂN
31
Số 222- Tháng 11 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ báo
cáo tài chính đã được kiểm toán của các
doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên
HOSE trong giai đoạn 2011- 2018 Số
lượng doanh nghiệp trong nghiên cứu gồm
148 doanh nghiệp Vì trong giai đoạn 2011-
2018 có những doanh nghiệp mới thành
lập, có doanh nghiệp bị phá sản nên dữ liệu
nghiên cứu là dữ liệu không cân bằng
Bảng 2 trình bày thống kê mô tả các biến
trong mô hình nghiên cứu Bảng 2 cho thấy
các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE
có xu hướng sử dụng nhiều nợ ngắn hạn
hơn so với các khoản nợ dài hạn Nguyên
nhân được cho là do thị trường trái phiếu
tại Việt Nam chưa phát triển mạnh, do đó doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn tài chính dài hạn Ngoài ra,
ở Việt Nam cũng như các nền kinh tế mới nổi khác, việc thường xuyên thay đổi các chính sách kinh tế cũng làm cho các ngân hàng không “mặn mà” trong việc cung cấp các khoản vay dài hạn cho doanh nghiệp
4 Phân tích kết quả nghiên cứu
Bảng 3 trình bày ma trận tương quan của các biến trong mô hình nghiên cứu Bảng 3 cho thấy mối tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình đều nhỏ hơn 70%, như vậy có thể thấy các biến độc lập trong mô hình có
Bảng 2 Thống kê mô tả mẫu
Biến Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất
Nguồn: Trích xuất từ phần mềm Stata 16
Bảng 3 Ma trận tương quan các biến trong mô hình nghiên cứu
Trang 32Các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh
tương quan với nhau ở mức thấp Đồng thời
khi xem xét hiện tượng đa cộng tuyến (Bảng
4), giá trị VIF trung bình của các biến trong
mô hình bằng 1,04 và hệ số phóng đại VIF
của các biến đều nhỏ hơn 8 Do đó, mô hình
có hiện tượng đa cộng tuyến không nghiêm
trọng (Gujarati, 1995)
Bảng 5 tổng hợp kết quả của mô hình Pooled OLS, FEM, REM cho từng biến phụ thuộc
tỷ lệ đòn bẩy ngắn hạn (STDTA), và tỷ lệ đòn bẩy dài hạn (LTDTA)
Bảng 4 Kết quả sử dụng VIF để kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Nguồn: Kết xuất từ phần mềm Stata 16
Bảng 5 Kết quả ước lượng mô hình Pooled OLS, FEM, REM
= 0,1892 R-squared = 0,3407 R-sq: within = 0,0773 R-sq: within = 0,1449 R-sq: within = 0,0768 R-sq: within = 0,1444
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp (phần mềm Stata 16)
*,**,*** tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5%, 1%
Trang 33NGUYỄN THỊ NHƯ QUỲNH - LÊ HOÀNG VINH - LÊ ĐÌNH LUÂN
33
Số 222- Tháng 11 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Kết quả hồi quy của Bảng 5 cho thấy,
với biến phụ thuộc LTDTA, R2 của 3 mô
hình Pooled OLS, FEM, REM là 18,92%,
7,73% và 7,68% Điều này thể hiện được
các biến trong mô hình nghiên cứu giải
thích được 18,92%, 7,73% và 7,68% biến
phụ thuộc LTDTA Đối với mô hình biến
phụ thuộc STDTA, R2 của 3 mô hình lần
lượt là 34,07%, 7,73% và 14,44% cho thấy
các biến độc lập giải thích được 34,07%,
7,73% và 14,44% biến phụ thuộc trong mô
hình Ngoài ra, giá trị p-value của các mô
hình này đều là 0,000 < α = 0,01, chứng
tỏ phương pháp ước lượng của ba mô hình
trên có ý nghĩa thống kê
Mặc dù vậy, khi ước lượng theo mô hình
Pooled OLS, mô hình không phản ánh được
đặc trưng cho từng doanh nghiệp Do đó,
nghiên cứu tiến hành thực hiện kiểm định
lựa chọn mô hình FEM hoặc REM làm mô
hình phù hợp
Với mô hình biến phụ thuộc LTDTA, kiểm
định Hausman ra p-value Prob > chi2 =
0,1501 ≥ α = 0,05, do đó mô hình phù hợp là
mô hình REM Tiến hành kiểm định phương
sai thay đổi cho mô hình REM ra giá trị Prob > chibar2 = 0,000 ≤ α= 0,05 do đó
mô hình xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi, đồng thời giá trị p-value của kiểm định Wooldridge Prob > F = 0,000 ≤ α = 0,05 do
đó, mô hình có hiện tượng tự tương quan.Với mô hình biến phụ thuộc STDTA, kiểm định Hausman ra p-value Prob > chi2 = 0,000< α = 0,05, do đó, mô hình phù hợp
là mô hình FEM Thực hiện kiểm định phương sai thay đổi cho mô hình FEM ra giá trị p-value = 0,000 ≤ α = 0,05, do đó
mô hình có hiện tượng phương sai thay đổi, đồng thời giá trị p-value của kiểm định Wooldridge Prob > F = 0,000 ≤ α = 0,05,
do đó mô hình có hiện tượng tự tương quan.Như vậy, có thể thấy cả mô hình biến phụ thuộc STDTA và LTDTA đều xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan
Để khắc phục hiện tượng này, nghiên cứu tiến hành ước lượng theo phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát FGLS (Feasible Generalized Least Squares- Bảng 6)
Cả hai mô hình ước lượng FGLS đều có
Bảng 6 Kết quả ước lượng mô hình FGLS
Biến Mô hình biến phụ thuộc LTDTA Mô hình biến phụ thuộc STDTA
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp (Stata 16)
*,**,*** tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5%, 1%
Trang 34Các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh
p-value Prob> chi2= 0,000< α= 0,01, do
đó, mô hình có ý nghĩa ở mức 1% Như
vậy, mô hình nghiên cứu sẽ có phương
trình như sau ở mức ý nghĩa 1%:
LTDTA= 0,036SIZEit – 0,223PROFITit
+0,171ASSETSTit +0,005OPPGROWit +
0,004LIQ – 0,956
STDTA = -0,004SIZEit - 0,236PROFITit
-0,226ASSETSTit – 0,043LIQit + 0,612
Thông qua mô hình nghiên cứu, ta thấy:
Một là, quy mô doanh nghiệp có quan
hệ cùng chiều với tỷ lệ đòn bẩy dài hạn
(LTDTA) với hệ số hồi quy 0,036 ở mức ý
nghĩa 1% và ngược chiều với tỷ lệ đòn bẩy
ngắn hạn (STDTA) với hệ số hồi quy âm
0,004 ở mức ý nghĩa 10% Kết quả này cho
thấy các doanh nghiệp lớn có xu hướng sử
dụng nợ dài hạn trong khi các doanh nghiệp
nhỏ có xu hướng sử dụng nợ ngắn hạn để
tài trợ cho hoạt động sản xuất, đầu tư Kết
quả này phù hợp với các nghiên cứu trước
đây như Vo (2017), Booth et al (2001) Có
thể lý điều này như sau, nhờ lợi thế quy mô,
các doanh nghiệp lớn hơn có khả năng đàm
phán tốt hơn với các chủ nợ và ngân hàng
để thực hiện các khoản vay dài hơn so với
các doanh nghiệp nhỏ
Hai là, lợi nhuận doanh nghiệp có quan hệ
ngược chiều với cả tỷ lệ đòn bẩy dài hạn
và ngắn hạn ở mức ý nghĩa 1% với hệ số
hồi quy lần lượt là âm 0,223 và âm 0,236
Điều này phù hợp với lý thuyết đánh đổi
và quan điểm của Brigham and Houston
(2012), Stewart C Myers (1984) Điều
này cũng phù hợp tại Việt Nam, khi doanh
nghiệp có lợi nhuận cao, để đảm bảo quyền
kiểm soát cho các cổ đông hiện tại và thuận
tiện trong quá trình sử dụng, doanh nghiệp
có xu hướng sử dụng nguồn vốn bên trong
như lợi nhuận giữ lại hoặc các tài sản có tính thanh khoản đang dư thừa, hơn là huy động từ nợ và vốn chủ sở hữu
Ba là, cấu trúc tài sản doanh nghiệp có quan
hệ cùng chiều với tỷ lệ đòn bẩy dài hạn với
hệ số hồi quy 0,171 ở mức ý nghĩa 1% và ngược chiều với tỷ lệ đòn bẩy tài chính ngắn hạn với hệ số hồi quy âm 0,266 ở mức
ý nghĩa 1% Nghĩa là các doanh nghiệp có thể thực hiện vay thêm các khoản nợ dài hạn sau khi họ gia tăng được lượng tài sản hữu hình hơn để thế chấp Theo Huang (2006), tài sản hữu hình quan trọng trong xác định cơ cấu vốn vì giá trị tài sản hữu hình cao hơn giá trị tài sản vô hình trong trường hợp doanh nghiệp có rủi ro phá sản Đồng thời, kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Vo (2017) Kết quả nghiên cứu cũng xác nhận rằng, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải đưa ra các tài sản thế chấp khi thực hiện các khoản vay dài hạn Bên cạnh đó, để có sự ổn định về cơ cấu tài chính, các công ty với lượng tài sản cố định hữu hình lớn sẽ sử dụng ít nợ vay ngắn hạn
để cơ cấu tài chính được linh hoạt
Bốn là, cơ hội tăng trưởng (được đo lường
bằng tốc độ tăng trưởng doanh thu) có quan hệ cùng chiều với tỷ lệ đòn bẩy dài hạn ở mức ý nghĩa 1% với hệ số hồi quy 0,005- một mức xấp xỉ bằng 0, chứng tỏ các doanh nghiệp ở Việt Nam khi có tốc độ tăng trưởng doanh thu tốt không tận dụng được lợi thế phát hành vốn chủ sở hữu mới trên thị trường chứng khoán (Vo, 2017)
Năm là, thuế có tương quan dương nhưng
không có ý nghĩa thống kê đến đòn bẩy tài chính cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn Kết quả này khác với kỳ vọng dấu ban đầu của nghiên cứu, nhưng phù hợp với kết quả nghiên cứu của ALmuaither and Marzouk (2019), Chen and Strange (2005) Điều này cho thấy rằng,
Trang 35NGUYỄN THỊ NHƯ QUỲNH - LÊ HOÀNG VINH - LÊ ĐÌNH LUÂN
35
Số 222- Tháng 11 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
các doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng
tốt lợi thế lá chắn thuế từ lãi vay
Cuối cùng là, thanh khoản có tác động cùng
chiều đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính trong dài
hạn với hệ số hồi quy 0,04 ở mức ý nghĩa
1% và tác động ngược chiều đến tỷ lệ đòn
bầy tài chính trong ngắn hạn với hệ số hồi
quy âm 0,043 ở mức ý nghĩa 1% Kết quả
nghiên cứu này phù hợp với kết luận trong
nghiên cứu của Vo (2017), điều này hàm
ý rằng vấn đề thanh khoản hạn chế doanh
nghiệp vay ngắn hạn và quản lý thanh
khoản là một vấn đề đáng quân tâm đối với
hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp
đang niêm yết trên HOSE
5 Kết luận
Cấu trúc vốn doanh nghiệp vẫn là một trong
những chủ đề mà các nhà nghiên cứu quan
tâm để gia tăng giá trị doanh nghiệp Tại
Việt Nam đã tồn tại nhiều nghiên cứu về
chủ đề này, tuy nhiên, hầu hết các nghiên
cứu ở nước ta mới chỉ phân tích một khía
cạnh về tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu nói
chung mà chưa phân tích cụ thể về các yếu
tố tác động đến cấu trúc vốn trong ngắn hạn
và dài hạn Mục tiêu của nghiên cứu này
là làm sáng tỏ các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn để các nhà quản trị doanh nghiệp có thêm thông tin nhằm gia tăng giá trị doanh nghiệp
Bài viết phân tích các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của 148 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại HOSE thông qua chỉ tiêu
tỷ lệ đòn bẩy tài chính ngắn hạn và tỷ lệ đòn bẩy tài chính dài hạn trong giai đoạn từ 2011- 2018 Mô hình nghiên cứu được xây dựng từ các lý thuyết hiện đại về cấu trúc vốn doanh nghiệp và các nghiên cứu trước thông qua hệ thống các biến gồm quy mô doanh nghiệp, tỷ lệ lợi nhuận, cơ hội tăng trường doanh nghiệp, cơ cấu tài sản doanh nghiệp, thuế, thanh khoản Nghiên cứu đã tìm ra một số điểm thú vị, đặc biệt các yếu
tố tác động đến cấu trúc vốn là khác nhau đối với đòn bẩy dài hạn và đòn bẩy ngắn hạn Trong ngắn hạn, tỷ lệ đòn bẩy chịu tác động bởi các yếu tố quy mô, lợi nhuận, cấu trúc tài sản, và thanh khoản doanh nghiệp Trong dài hạn, tỷ lệ đòn bẩy tài chính chịu tác động bởi quy mô, lợi nhuận, cấu trúc tài sản, cơ hội tăng trưởng và thanh khoản Thuế không tác động đến cấu trúc vốn cả trong dài hạn và ngắn hạn.■
Tài liệu tham khảo
Allen, D E., & Mizuno, H (1989) The determinants of corporate capital structure: Japanese evidence Applied Economics, 21(5), 569-585
Almanaseer, S R (2019) Determinants of Capital Structure: Evidence from Jordan Accounting and Finance Research, 8(4), 186-198
ALmuaither, S., & Marzouk, M (2019) Determinants of Capital Structure: Evidence from the UK Journal of Modern Accounting and Auditing, 15(6), 261-292
Anh, Đ T Q., & Yến, Q T H (2014) Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) Tạp chí Phát triển và Hội nhập, 18(28), 34-39
Bandyopadhyay, A., & Barua, N M (2016) Factors determining capital structure and corporate performance in India: Studying the business cycle effects The Quarterly Review of Economics and Finance, 61, 160-172
Bauer, P (2004) Determinants of capital structure: empirical evidence from the Czech Republic Czech Journal of Economics and Finance (Finance a uver), 54(1-2), 2-21
Bennett, M., & Donnelly, R (1993) The determinants of capital structure: some UK evidence The British Accounting Review, 25(1), 43-59
Bevan, A A., & Danbolt, J (2000) Dynamics in the determinants of capital structure in the UK
Booth, L., Aivazian, V., Demirguc‐Kunt, A., & Maksimovic, V (2001) Capital structures in developing countries The journal of finance, 56(1), 87-130
Trang 36Các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh
Brigham, E F., & Houston, J F (2012) Fundamentals of financial management: Cengage Learning.
Cassar, G., & Holmes, S (2003) Capital structure and financing of SMEs: Australian evidence Accounting & Finance, 43(2), 123-147
Chen, J., & Strange, R (2005) The determinants of capital structure: Evidence from Chinese listed companies Economic change and Restructuring, 38(1), 11-35
Chí, L Đ (2013) Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hoạch định cấu trúc vốn của các nhà quản trị tài chính tại Việt Nam Tạp chí Phát triển và Hội nhập(9 (19)), 22-28
Dân, Đ V., & Chung, N H (2017) Các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty niêm yết tại Việt Nam Tạp chí Kinh tế Đối Ngoại, 91(Số 91)
Fama, E F., & French, K R (2002) Testing trade-off and pecking order predictions about dividends and debt The review of financial studies, 15(1), 1-33
Gujarati, D (1995) Basic Econometrics International Edition, Prentice-Hall International, Inc
Huang, G (2006) The determinants of capital structure: Evidence from China China economic review, 17(1), 14-36 Kraus, A., & Litzenberger, R H (1973) A state-preference model of optimal financial leverage The journal of finance, 28(4), 911-922
Lê Mạnh Hưng và các tác giả (2015) Giáo trình Tài chính doanh nghiệp Nhà xuất bản tài chính
Li, X (2015) The determinants of capital structure Journal of Computational and Theoretical Nanoscience, 12(7), 1266-1271
Myers, S C (1977) Determinants of corporate borrowing Journal of Financial Economics, 5(2), 147-175
Myers, S C (1984) The capital structure puzzle The journal of finance, 39(3), 574-592
Myers, S C., & Majluf, N S (1984) Corporate financing and investment decisions when firms have information that investors do not have Journal of Financial Economics, 13(2), 187-221 doi:https://doi.org/10.1016/0304- 405X(84)90023-0
Oino, I., & Ukaegbu, B (2014) The determinants of capital structure: A comparison of financial and non-financial firms
in a regulated developing country–Nigeria African Journal of Economic and Management Studies, 5(3), 341-368 Ooi, J (1999) The determinants of capital structure Evidence on UK property companies Journal of Property Investment
& Finance, 17(5), 464-480 doi:10.1108/14635789910294886
Pathak, J (2010) What Determines Capital structure of listed firms in India?: Some empirical evidences from the Indian capital market Some Empirical Evidences from The Indian Capital Market (April 21, 2010)
Ross, S., Westerfield, R., & Jaffe, J (2012) Corporate finance: McGraw-Hill Higher Education.
Ross, S A., Westerfield, R., & Jordan, B D (2008) Fundamentals of corporate finance: Tata McGraw-Hill Education Salameh, H (2014) Testing Some Determinants of Capital Structure Journal of King Abdulaziz University: Economics
& Administration, 28(1)
Taub, A J (1975) Determinants of the firm’s capital structure The Review of Economics and Statistics, 410-416
Vo, X V (2017) Determinants of capital structure in emerging markets: Evidence from Vietnam Research in International Business and Finance, 40, 105-113
Trang 37© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 222- Tháng 11 2020
Tác động của các nhân tố đến đòn bẩy tài chính
doanh nghiệp: Bằng chứng thực nghiệm từ doanh
nghiệp bất động sản và vật liệu xây dựng Việt Nam
Lê Thị Nhung
Khoa Kinh tế, Học viện Chính sách và Phát triển
Ngày nhận: 02/07/2020
Ngày nhận bản sửa: 19/08/2020
Ngày duyệt đăng: 22/09/2020
Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm tìm ra các nhân tố tác động đến đòn bẩy tài chính của
các doanh nghiệp bất động sản và doanh nghiệp vật liệu xây dựng niêm yết ở Việt Nam Biến phụ thuộc là đòn bẩy tài chính và 09 biến độc lập gồm: Quy mô doanh nghiệp, cơ cấu tài sản, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời, khả năng tăng trưởng, đặc điểm riêng của tài sản doanh nghiệp, thuế, lợi ích lá chắn thuế từ khấu hao, thời gian hoạt động của doanh nghiệp Thông qua việc áp dụng các phương pháp ước lượng dữ liệu bảng tĩnh, kết hợp với xây dựng, lựa chọn, kiểm định và khắc phục khuyết tật mô hình, nghiên cứu đã lựa chọn được 03 mô hình ứng với ba nhóm dữ liệu: Mô hình với dữ liệu của doanh nghiệp bất động sản, mô hình với dữ liệu của doanh nghiệp vật liệu xây dựng và mô hình dữ liệu gộp chung hai ngành ở Việt Nam dựa trên phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất tổng quát (GLS)
Impact of factors on corporate financial leverage: Empirical evidence from building materials and real estate enterprises in Vietnam
Abstract: The research is to find out factors affecting financial leverage of listed building materials
and real estate enterprises in Vietnam The dependent variable is financial leverage and has nine independent variables including: Enterprise size, tangiable assets, liquidity, profitability, growth opportunities, unique, tax, tax shield benefits from depreciation, age Through the application of static panel data estimation methods, combined with the development, selection, testing and remediation
of model defects, the study has selected 3 models for three data groups: The model with data of real estate firms, the model with data of building materials firms and the data model combines two sectors in Vietnam based on the generalized least squares estimation method (GLS) The result of the study is basically consistent with relevant empirical studies Notably, the data in the research sample is governed by the classification order theory and static trade- off capital structure theory The research may be useful to financial advisors, investors and corporate financial administrators.
Keywords: Building materials firm, financial leverage, impact factor, real estate firm, Vietnam.
Nhung Thi Le
lethinhung.litf@gmail.com
Academy of Policy and Development
Trang 38Tác động của các nhân tố đến đòn bẩy tài chính doanh nghiệp: Bằng chứng thực nghiệm từ doanh nghiệp bất động sản và vật liệu xây dựng Việt Nam
Kết quả bài viết cơ bản nhất quán với những nghiên cứu thực nghiệm liên quan Đáng chú ý, dữ liệu trong mẫu nghiên cứu chịu sự chi phối của lý thuyết trật tự phân hạng và lý thuyết đánh đổi cơ cấu vốn dạng tĩnh Bài viết có thể hữu ích đối với các chuyên gia tư vấn tài chính, nhà đầu tư và các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp.
Từ khóa: Đòn bẩy tài chính, doanh nghiệp bất động sản, doanh nghiệp vật liệu xây
dựng, nhân tố tác động, Việt Nam.
1 Giới thiệu
Theo Myers (1977, 147), trong quá trình
hoạt động, doanh nghiệp sử dụng vốn vay
bù đắp sự thiếu hụt vốn, gia tăng tỷ suất lợi
nhuận vốn chủ sở hữu, đồng thời, việc gia
tăng vay nợ làm tăng rủi ro tài chính cho
doanh nghiệp Đòn bẩy tài chính thể hiện
mức độ sử dụng vốn vay trong tổng nguồn
vốn của doanh nghiệp Các doanh nghiệp
sử dụng đòn bẩy tài chính với hy vọng là
sẽ gia tăng lợi nhuận cho cổ đông thường
Từ đó, doanh nghiệp có thể dùng các nguồn
vốn có chi phí cố định để tạo ra lợi nhuận
lớn hơn chi phí trả cho việc huy động vốn
có lợi tức cố định Phần lợi nhuận còn lại sẽ
thuộc về cổ đông thường Trong nghiên cứu
này, đòn bẩy tài chính được định nghĩa như
là mức độ sử dụng vốn vay dài hạn trong cơ
cấu nguồn vốn huy động của doanh nghiệp
2 Cơ sở lý thuyết
2.1 Các lý thuyết về đòn bẩy tài chính
2.1.1 Lý thuyết cơ cấu nguồn vốn của
Modigliani và Miller (lý thuyết M&M)
Lý thuyết về mối quan hệ giữa cơ cấu nguồn
vốn và giá trị doanh nghiệp do hai nhà
nghiên cứu Franco Modigliani và Merton
Miller ra đời vào năm 1958 và sau đó tiếp
tục được phát triển vào năm 1963 Nội
dung lý thuyết M&M được phát biểu thành
hai mệnh đề quan trọng: Mệnh đề thứ nhất
nói về giá trị doanh nghiệp, mệnh đề thứ hai nói về chi phí sử dụng vốn Các mệnh
đề này được xem xét trong hai trường hợp
là có thuế và không có thuế thu nhập doanh nghiệp Trong môi trường không có thuế (Modigliani và Miller, 1958), giá trị doanh nghiệp vay nợ và không vay nợ là như nhau Trong môi trường có thuế (Modigliani và Miller, 1963), giá trị doanh nghiệp có vay
nợ cao hơn giá trị doanh nghiệp không sử dụng đòn bẩy tài chính do được hưởng lợi ích từ lá chắn thuế Lý thuyết M&M về cơ cấu nguồn vốn được xem là lý thuyết hiện đại lý giải được mối quan hệ giữa giá trị doanh nghiệp, chi phí sử dụng vốn và mức
độ sử dụng nợ của doanh nghiệp Lý thuyết M&M đã làm rõ thêm ảnh hưởng của cơ cấu nguồn vốn đến chi phí sử dụng vốn, giá trị doanh nghiệp
2.1.2 Lý thuyết đánh đổi cơ cấu nguồn vốn dạng tĩnh
Dựa trên nền tảng lý thuyết M&M, Lý thuyết đánh đổi là một bước phát triển về
lý luận khi xem xét đến tác động của thuế
và chi phí khánh kiệt tài chính khi giải thích
cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp Lý thuyết đánh đổi được khởi xướng bởi Kraus
và Litzenberger (1973) và được phát triển bởi Myers (1977) Theo đó, cơ cấu nguồn vốn tối ưu phản ánh sự đánh đổi giữa lợi ích về thuế của nợ vay và chi phí khánh kiệt tài chính Khi doanh nghiệp tăng hệ số nợ thì chi phí khánh kiệt tài chính gia tăng do
Trang 39LÊ THỊ NHUNG
39
Số 222- Tháng 11 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
tăng xác suất phá sản doanh nghiệp Đến
một điểm nào đó, giá trị tăng lên của tấm lá
chắn thuế từ lãi vay sẽ bị bù trừ bởi chi phí
phá sản kỳ vọng hay tại điểm đó, chi phí
khánh kiệt tài chính sẽ vượt qua lợi ích của
lá chắn thuế từ lãi vay Ở điểm này, giá trị
doanh nghiệp bắt đầu giảm, chi phí sử dụng
vốn bình quân của doanh nghiệp bắt đầu
tăng khi doanh nghiệp vay thêm nợ Lúc
này lợi ích của tấm chắn thuế không đủ bù
đắp cho chi phí khánh kiệt tài chính
Lý thuyết đánh đổi cũng hàm ý rằng lợi
ích từ việc sử dụng nợ chỉ có ý nghĩa đối
với doanh nghiệp trong trường hợp doanh
nghiệp có nghĩa vụ về thuế Do đó, các
doanh nghiệp có khoản lỗ lũy kế sẽ có lợi
ích rất nhỏ từ lá chắn thuế Ngoài ra, doanh
nghiệp có lợi ích từ lá chắn thuế từ nguồn
khác như nguồn khấu hao tài sản cố định có
thể nhận được lợi ích thấp hơn từ đòn bẩy
tài chính Thêm vào đó, trong trường hợp
các doanh nghiệp có mức thuế suất thuế
thu nhập doanh nghiệp khác nhau thì doanh
nghiệp nào có mức thuế suất cao hơn sẽ có
động cơ vay lớn hơn Lý thuyết này cũng
ngụ ý rằng, các doanh nghiệp có khả năng
gặp khó khăn tài chính cao hơn sẽ sử dụng
nợ vay ít hơn các doanh nghiệp ít rủi ro phá
sản Vì vậy, trong điều kiện các yếu tố khác
tương đồng, doanh nghiệp có biến động về
lợi nhuận trước thuế và lãi vay cao thường
vay với tỷ lệ thấp
Như vậy, Lý thuyết đánh đổi là một bổ
sung quan trọng trong việc hoàn thiện hệ
thống lý thuyết về cơ cấu nguồn vốn hiện
đại khi xem xét cơ cấu nguồn vốn ở cả hai
khía cạnh chi phí và lợi ích thay vì chỉ tính
toán đến lợi ích và giả thiết chi phí không
tồn tại như trong lý thuyết M&M
2.1.3 Lý thuyết trật tự phân hạng
Lý thuyết trật tự phân hạng được nghiên cứu bởi Myers và Majluf (1984), nghiên cứu chia nguồn tài trợ thành nguồn vốn bên trong (lợi nhuận giữ lại) và nguồn vốn bên ngoài (vốn vay và phát hành cổ phiếu mới) và giải thích trật tự ưu tiên giữa các nguồn vốn này khi các doanh nghiệp huy động vốn Theo Myers và Majluf (1984) thì doanh nghiệp ưa thích dùng lợi nhuận giữ lại hơn là sử dụng vốn vay và coi phát hành cổ phiếu mới để huy động vốn là phương án cuối cùng Tức là, nguồn vốn bên trong sẽ được ưu tiên sử dụng trước khi tính đến huy động vốn từ bên ngoài
Lý thuyết trật tự phân hạng giải thích lý
do các doanh nghiệp có xu hướng ưu tiên
sử dụng nguồn vốn bên trong và nếu cần phải huy động thêm vốn bên ngoài thì họ sẽ
ưu tiên sử dụng nguồn vốn vay trước Phát hành vốn cổ phần mới thường là phương
án cuối cùng khi doanh nghiệp đã sử dụng hết khả năng vay nợ, tức là khi xuất hiện mối đe dọa của chi phí khánh kiệt tài chính của doanh nghiệp cho các chủ nợ hiện hữu cũng như các nhà quản lý
2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan
Dựa trên các lý thuyết về cơ cấu nguồn vốn đã nêu ở trên, nhiều nghiên cứu thực nghiệm ở các nước trên thế giới đã được thực hiện nhằm phát hiện các nhân tố quan trọng tác động đến đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp Nghiên cứu tiêu biểu
về chủ đề này là của Titman và Wessels (1988) giới thiệu các nhân tố được xác định
từ các lý thuyết khác nhau có ảnh hưởng đến việc lựa chọn hệ số nợ của các doanh nghiệp sản xuất ở Mỹ trong giai đoạn 1974-
1982 Những nhân tố này gồm có: Cấu trúc tài sản, lợi ích lá chắn thuế phi nợ, khả năng tăng trưởng, đặc điểm riêng tài sản của
DN, phân nhóm ngành công nghiệp, quy
Trang 40Tác động của các nhân tố đến đòn bẩy tài chính doanh nghiệp: Bằng chứng thực nghiệm từ doanh nghiệp bất động sản và vật liệu xây dựng Việt Nam
mô DN, biến động thu nhập, và khả năng
sinh lời Trong đó, nghiên cứu tìm ra mối
quan hệ ngược chiều giữa đặc điểm riêng
tài sản của DN đến hệ số nợ Đồng thời, nợ
ngắn hạn chịu sự tác động ngược chiều bởi
quy mô DN Tuy nhiên, nghiên cứu không
cung cấp được bằng chứng đủ mạnh về tác
động đến hệ số nợ do sự ảnh hưởng của lá
chắn thuế phi nợ, biến động thu nhập, cấu
trúc tài sản và khả năng tăng trưởng trong
tương lai Ngoài ra, còn có các nghiên cứu
của Hatfield và cộng sự (1994) sử dụng dữ
liệu từ 183 doanh nghiệp công nghiệp Mỹ
trong giai đoạn 1982- 1986; nghiên cứu
của Rajan và Zingales (1995) đã chỉ ra một
cách tổng quát, đòn bẩy tài chính của doanh
nghiệp là giống nhau giữa các nước G7…
Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến
đòn bẩy tài chính ban đầu chủ yếu tập trung
vào đối tượng các doanh nghiệp lớn, có cổ
phiếu niêm yết tại các nước phát triển như
Mỹ và Châu Âu Đến năm 2001, nghiên
cứu của Booth và cộng sự (2001) mở đầu
cho nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến
đòn bẩy tài chính tại các nước đang phát
triển và tại các nền kinh tế chuyển đổi nhằm
đánh giá khả năng giải thích của lý thuyết
cơ cấu nguồn vốn tại các thị trường này
Có thể kể đến các nghiên cứu của Booth và
cộng sự (2001), Bhaduri (2002), Huang và
Song (2002), Graham và cộng sự (2004),
Kahle và cộng sự (2005), Al- Qaisi (2010),
Hijazi và Tariq (2006), Mutalib (2011), Ali
và Afzal (2011),… Trong đó, đáng chú ý
là nghiên cứu của Hijazi và Tariq (2006)
tìm ra các nhân tố tác động đến đòn bẩy tài
chính của các doanh nghiệp niêm yết ngành
xi măng ở Pakistan trong thời gian 1997-
2001 gồm: Quy mô doanh nghiệp, cơ cấu
tài sản, khả năng sinh lời và khả năng tăng
trưởng Kết quả nghiên cứu chỉ ra, ngoại
trừ nhân tố quy mô doanh nghiệp, các nhân
tố khác đều có tác động đáng kể đến đòn
bẩy tài chính Cùng nghiên cứu về ngành
xi măng, Mutalib (2011) tiến hành phân tích thực nghiệm các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các DN xi măng ở Nigeria trong giai đoạn 2000- 2009 Nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất cho mẫu dữ liệu bảng với 08 biến độc lập Kết quả cho thấy, có 07 biến độc lập có ảnh hưởng đáng kể đến cấu trúc vốn Trong đó, khả năng sinh lời, quy mô DN, khả năng thanh toán và biến trễ bậc 1 của
hệ số nợ có tác động ngược chiều đến cơ cấu nguồn vốn, ngược lại, khả năng tăng trưởng, tuổi của DN, cơ cấu tài sản có tác động thuận chiều đến tỷ lệ nợ
Những nghiên cứu về nhân tố tác động đến đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp trong những năm gần đây còn bổ sung thêm các yếu tố dẫn đến sự khác biệt giữa các nhóm doanh nghiệp như: Đặc trưng của doanh nghiệp, đặc điểm sở hữu của doanh nghiệp, thời gian hoạt động của doanh nghiệp (Chẳng hạn: Nghiên cứu của Pitman (2002), Bhaduri (2002)…) Đồng thời, các nghiên cứu không chỉ xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp trên một thị trường
mà còn mở rộng kết hợp nghiên cứu nhiều thị trường để đánh giá tác động các nhân tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính giữa các quốc gia khác nhau Chẳng hạn, nghiên cứu đòn bẩy tài chính của 10 nước đang phát triển bao gồm: Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Zimbabwe, Mexico, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan, Pakistan, Hàn Quốc của Booth và cộng sự (2001); nghiên cứu về đòn bẩy tài chính ở các nước ASEAN của Gurcharan (2010)
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây,
đã có nhiều nghiên cứu về các nhân tố tác động đến đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam, được thực hiện bởi: