hiện qua việc các nha văn đã vay mượn, sử dụng chất liệu dân gian nhưng nhằm mục đích chuyển tải những nội dung mới, thông điệp mới “Trong công trình “uyên cổ tích trong sự phát triển vi
Trang 1BOQ GIAO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRUONG DAI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH
Bùi Thị Minh Phương
TRUYỆN CÓ TÍCH CỦA NHÀ VĂN VIẾT CHO THIẾU NHI
TỪ NĂM 2010 DEN NAY
LUAN VAN THAC Si
NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HOA VIỆT NAM
“Thành phố Hồ Chí Minh - 2024
Trang 2BOQ GIAO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRUONG DAI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH
Bùi Thị Minh Phương
CO TICH CUA NHA VAN VIET CHO THIEU NHI
TU NAM 2010 DEN NAY
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mas6 :8220121
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGON NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS BUI TRAN QUỲNH NGỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2024
Trang 3“Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết luận trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bổ ở bắt kì công trình
nào khác Tôi xin cam đoan rằng mọi trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ
nguồn gốc
Tae gia luận văn Bùi Thị Minh Phương
Trang 4‘Toi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu, Phòng Sau Đại học Trường
Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, thầy cô khoa Ngữ Văn trường Đại
học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện Trường Đại học Sư phạm 'Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi nghiên cứu khoa học
"ôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia định và bạn bê đã giúp đỡ, ủng hộ ôi thực
hiện luận văn
‘Toi xin dành lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến người hướng dẫn
của tôi — T.S Bùi Trần Quỳnh Ngọc Cô đã tận tinh hướng dẫn tôi nghiên cứu
khoa học và luôn động viên tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn
Xin chân thành cảm ơn
“Tác giả luận văn Bùi Thị Minh Phường,
Trang 5
1.3.2 Truyện cổ viết lại
1.4 Truyện cổ tích của nhà văn viết cho thiểu nhỉ Tiểu kết Chương l
2.2 Nhân vật 2.2.1 Nhân vật con người
2.2.2 Nhân vat thin ki
2.2.3 Nhân vật loài vật
"Tiểu kết Chương 2
CHƯƠNG 3 CÓT TRUYỆN VÀ NGÔN NGỮ TRONG TRUYỆN
CO TICH CUA NHA VAN VIET CHO THIEU NHI TỪ NĂM 2010
Trang 6
3,1,1 Cốt truyện vay mượn 74
3.2 Ngôn ngữ : 97 3.2.1 Ngôn ngữ người kể chuyện 9 3.2.2 Ngôn ngữ nhân vật 102 Tiểu kết Chương 3 H2 KẾT LUẬN H3
PHỤ LỤC
Trang 7
1 Lí do chọn đề tà
1.1.Văn học dân gian - nguồn khởi thủy của văn học, là dòng chảy tiếp nối đến tận mai sau Văn học viết đã cắm rễ trên mảnh đất dân gian để sinh sôi và
phát triển Với sự phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, văn học dân
hiện đại vì thế vừa mang không khí thời đại, vừa phảng phất phong vị dân gian,
gần gũi mà cũng thật mới mẻ Trong kho tảng văn học dân gian Việt Nam,
truyện cổ tích chiếm một số lượng tác phẩm lớn, là nơi lưu giữ những giá trị
tộc Đặc biệt, nhiều tác phẩm văn học hiện đại đã kế thừa kho ting cổ tích Việt Nam từ cốt truyện, hình tượng nhân vật Dưới bản tay tài hoa và sự sing tạo
giá trị, sống mãi trong tâm thức độc giả Đặc biệt là với thiếu nhỉ, truyện cổ tích
tỏa ra sức hấp dẫn mạnh mẽ từ sự đa dạng về nội dung, từ những yếu tố kì ảo, những nhân vật, những tình tiết gay can Tuổi thơ ai mà chưa từng được nghe, được học những câu chuyện cổ tích dân gian Cổ tích mở ra những thé giới mới,
truyền tải những bài học đạo lí sâu sắc, cách ứng xử giữa người với người sao
cho tốt đẹp Truyện cổ tích phủ hợp với đối tượng trẻ em, góp phần bồi dưỡng
in hiện đại tiếp tục
những tỉnh cảm, suy nghĩ tích cực cho các em Các nhà khơi lên nguồn chảy dân gian, tiếp tục vai trò đồng hành cùng các bạn nhỏ trên một quãng đường tuổi thơ
1.2 Văn học thiểu nhi la một bộ phận quan trọng trong nền văn học nước
nhà nhưng đây vẫn là mảng đề ti còn nhiều gợi mở Việc nghiên cứu văn học
Trang 8văn trong nhà trường
1.3 Văn học dân gian với những giá trị của nó luôn là mảnh đất màu mỡ mời gọi các nhà nghiên cứu Gần đây xuất hiện ngày càng nhiều những công
trình nghiên cứu dé cập đến sự ảnh hưởng của truyện cổ tích đối với các nhà
văn hiện đại Tìm hiểu về đấu ấn đân gian trong những tác phẩm hiện đại một
mặt để duy trì những nét đẹp văn hóa truyền thống, một mặt để phát triển, nối
dai doi sống của văn hôa dân gian trong đời ông hiện đại
6 Vigt Nam đã xuất hiện nhiễu công trình nghiên cứu sự ảnh hưởng của truyện cổ tích đân gian đối với van học viết, đặc biệt là với các sáng tác cho
thiểu nhỉ Từ năm 2010 đến nay đã có thêm nhiều tác phẩm cổ tích của nhả văn
cách hệ thống Trên cơ sở tì thu các công trình đã công bổ, chúng tôi lựa chọn
“Truyện cổ tí
đề của nhà văn viết cho thiểu nhỉ từ năm 2010 đến nay” với mục đích chỉ ra súc sống của các tác phẩm dân gian trong dòng chảy văn học
nói chung vả trong văn học thiếu nhỉ nói riêng Đồng thời dé tai cing gop phan
tìm hiểu sự đung hợp phong cách văn học lết và phong cách văn học dân gian trong các tác phẩm của các nhả văn từ giai đoạn 2010 đến nay,
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
ịch sử nghiên cứu về sự ảnh hưởng của truyện cố tích đân gian
n học viết ở Việt Nam
"Về mỗi quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết, đã có nhiều công trình khoa học đề cập đến Các tác giả Dinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên trong
công trình “Văn học đân gian Việt Nam ” đã khẳng định những giá trị bền vững
của văn học trong tương quan với văn học dân gian Võ Quang Trọng trong trò của các sáng tác dân gian trong việc xây dựng môi trường hoàn cảnh, nhân
Trang 9đã đề cập đến sự khác nhau giữa truyện cổ tích dân gian và cổ tích văn học thể
hiện qua việc các nha văn đã vay mượn, sử dụng chất liệu dân gian nhưng nhằm mục đích chuyển tải những nội dung mới, thông điệp mới
“Trong công trình “uyên cổ tích trong sự phát triển vin hoe”, Vũ Ngọc Khánh đưa rà khái niệm truyện cỏ tích của nhà văn là “nhing foại sáng tác mà
lây đề tài của cổ tích, có dựng chuyện, có sắp xếp gia công, có thể có cả hư cầu
nữa, nhưng không đi xa với truyện cổ tích cho lắm Nhân vật được cá tính hoá
rõ ràng, các biện pháp miêu tả tâm lý, bình luận ngoại đê đều được sử dụng
cũng côn là cổ tích của nhà văn” (Vũ Ngọc Khánh, 1998)
Lã Thị Bắc Lý trong công trình *?ruyện viết cho thiểu nhỉ sau 1975” đã nhấn mạnh đến việc gia tăng các thể loại mới của văn học thiếu nhỉ giai đoạn
này, trong đó có thể loại truyện cổ tích hiện đại Khi bàn đến thể loại này, tác giả đánh giá: *orấn đề sáng tác cổ tích mới được nhiều nhà văn quan tâm hơn,
trong đó, Phạm Hỗ là người đầu tiên đã mạnh dạn thể nghiệm sáng tác truyện
ý, 2003)
Bùi Thanh Truyền với bãi: "Tp biến đân gian trong truyện viổt cho thiểu
sự tích cho các em", (Lã Thị Bac
nhỉ sau năm 1986" đã nhận định: “đẳng hành cùng trẻ thơ trên chuyển tau trở
về với cội nguôn dân tộc, một mặt người viễt đã bộc 16 rat ra sue nâng nu, trân
trọng truyễn thẳng, mặt khác cũng cho thấy rõ bản lĩnh, tài năng và tắm lòng
của nhà văn, mong muốn dem dén cho các em những đặc sản tỉnh thần quen
2015) Luận án
mà lạ" (Bùi Thanh Truyề én si cia Phạm Thị Trâm với để
tài: "Vai trỏ của văn học dân gian trong sáng tác của một số nhà văn hiện đại ” năm 194: 'Kếi quả của quả trình sáng tạo đó đã phản ảnh một thực tế: sức
hấp dẫn đặc biệt của truyện có vẻ nghệ thuật căng như giá trị thâm mĩ lâu bằn
Đó là ngọn nguôn mở ra những chân trời hư cấu kh 1g bao giờ với cạn Mặt khác một điều không thé phú nhận là vai trỏ, tài năng sảng tạo của người nghệ
Trang 10đâm ï cháy Chính niềm say mê, những thắc mắc trước những điều lỉ kì, hắp dẫn
từ thuở nhỏ, nhà văn đã tạo nên những cách lí giải rất hóm hính mà cũng rắt 2002) Cả hai tác giả đều đã nhắn mạnh dấu ấn cá nhân, cá tính sáng tạo của nhà văn trong quá trình tiếp thu văn học dân gian
Hồ Hữu Nhật trong “Ảnh hưởng văn học dân gian trang truyện thiếu nhỉ
Việt Nam 1975-2010” đã cho thấy quy luật kế thừa và phát triển của văn học,
dân gian cũng rất đa dạng với các cách thức: mượn thi pháp đân gian để viễt
những cổ tích mới, làm mới nội dung tư tưởng truyện đân gian, đổi thoại lại với văn học dân gian, làm mới truyện dân gian bằng thì pháp đương đại, viết tiếp truyện dân gian Với những cách thức đó, các nhà văn hiện đại đã chứng
‘minh ban link và năng lực sáng tao của mình.” (Hồ Hữu Nhật, 2018)
1.2 Lịch sử nghiên cứu về truyện cỗ tích của nhà văn Việt Nam từ năm
“Từ truyện cỗ tích dân gian đến truyện cổ tích của nhà văn (trường hợp Tô
Hoài và Phạm Hồ) " Công trình đã nghiên cứu hai tác giả tên tuổi trong dòng
„ khơi dậy
văn học thiểu nhỉ Cả Phạm Hồ và Tô Hoài đều hướng tới tìm k những giá trị truyền thống tốt đẹp qua sự tiếp nối, phát triển trên nền tang kiểu
Trang 11cách cá nhân đặc trưng
Phạm Hỗ là người đã ghi dấu ấn đặc sắc trong truyện cổ tích hiện đại Đã
có khá nhiều công trình nghiên cứu về nhà văn như: Phạm HHỏ: Người kể chuyện
học trẻ em (Lã Thị Bắc Lý), Phạm Hỗ - Nhà thơ tuổi hồ và tình yêu nằng đượm
với trẻ thơ (Nguyễn Quynh),
Bên cạnh những cây đa cây đẻ trong mảng văn học cho thiếu nhí như Tô Hoài, Phạm Hồ, trong những năm gần đây, gương mặt mới Nguyên Hương xuất
hiện đã đành nhiều tâm huyết với thiểu nhỉ khi cho ra đời các tập truyện cổ tích
Viên ngọc bùa mê, Bit mat bat kẻ nói đối, Gương thần, Tắm thảm bay, Đôi hài vạn dặm, Chiếc áo tàng hình, Vùng đất bị phù phép, Sự tích cầu vông
Nghiên cứu về truyệ cổ tích của Nguyên Hương có bài vi ết" Tĩnh hiện đại của nghệ thuật kể chuyện trong truyện cổ tích Nguyên Hương ” của Đào Thủy Hậu,
Cá Nguyên Hương: thú vị và hắp dẫn " của Lê Nhật Ký, *Nghệ thuật xây
dựng cốt truyện- Một nét đặc sắc của cổ tích Nguyên Hương " của Nguyễn Thị
Hương Lài Điều này cho thấy những giá trị to lớn về nội dung và nghệ thuật
cổ tích mới phong phú về nghệ thuật, đa dạng về nội dung Nói như Đào Thủy Hậu: ` tuyên cổ tích Nguyên Hương đã thể hiện một ae duy cổ tích hiện đại trước cuộc sống quá phúc tạp với trẻ thơ”:
"Như vậy cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu nói về truyện cỗ
tích của nha văn Các công trình này chủ yếu đi sâu vào tìm hiểu truyện cổ tích hóa sự ảnh hưởng của thể loại cổ tích đến các sáng tác của các nhà văn hiện đại các nhà văn đương dai dé thay được sự kế thừa, sắng tạo của tác giá
Trang 12“Chúng tôi tiền hành thu thập các phẩm truyện cổ tích của nhà văn viết cho
thiểu nhi xuất bản tử sau năm 2010 đến nay Trước năm 2010 đã có những tên
cứu chú ý Đó là Tô Hoài, Phạm Hỗ, Nguyễn Huy Tưởng Tác giả Hồ Hữu Nam 1975-2010” đã đưa ra cải nhìn bao quát cũng như phân tích lí giải rất cụ
truyện cô tích đối với truyện thiểu nhỉ Việt Nam tử 1975-2010 Trong hơn một
độc đáo, thu hút độc giả như là Nguyên Hương, Phạm Việt Long, Trần Quốc thể loại truyện cổ tích của nhà văn
“Chính vì vậy, chúng tôi đi phân tích các phương diện về đề tài, nhân vật cốt truyện và ngôn ngữ để chỉ ra những nét đặc trưng của thể lo truyện cổ tích
của nhà văn từ năm 2010 đền nay, bên cạnh đó thầy được những điềm tiếp nói
và cách tân của các nhà văn so với truyện cổ tích dân gian Từ đó thấy được những đóng góp của các nhà văn cho văn học thiểu nhỉ từ năm 2010 đến nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi khảo sát các tập truyện được xuất bản từ
năm 2010:
- Đứng một chân và há mỗ ra, Nẵng Vàng, Sáng Trăng và Mặt Trời và Voi chúa và hoàng tử nhỏ (2019) - Nguyên Hương
~ Bị Bí và Mặt đen (2016) - Phạm Việt Long
- Những truyện hay viết cho thiếu nhỉ của Vũ Tú (Nam (2012) -
Vũ Tú Nam
- Những truyện hay viết cho thiếu nhỉ của Phong Thu (2015) - Phong Thu
Trang 13(2018)- Trần Quốc Toàn
= Hoc trong bụng mẹ (2010) - Trần Quốc Toàn
- Tuyển tập Những câu chuyện cổ tích về bình đẳng giới (2020) -
Nhiều tác giá
~ Chuyện thần kỳ ở Vương quốc giày (2020) - Vũ Thanh Thư
- Xóm bờ giậu (2018) - Trần Đức Tiên
5 Phương pháp nghiên cứu
~ Phương pháp so sánh: so sảnh truyện cổ tích của nha văn với các tác
phẩm truyện cổ tích dân gian để thấy được sự tiếp nối và cách tân
~ Phương pháp thống kê và phân loại: xác định những hiện tượng mang
tính kế thừa, cách tân của các tác giả trên phương diện truyện cổ tích viết lại
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: phân tích những đặc điểm về nghệ
thuật và nội dung của truyện rồi đi đến tổng hợp để có những khái quát vẻ thể loại này
6 Đồng gúp của luận văn
Luận văn cung cấp kết quả nhằm giúp cho việc khái quát lý thuyết về thé loại truyện cổ tích của nhà văn Bên cạnh đó, luận văn cũng đem đến cái nhìn
hệ thống về những đặc điểm sáng tạo các nhà văn viết truyện cổ tích cho thiếu nhỉ trên các phương diện đề nhân vật, cốt truyện và ngôn ngữ; trong sự đối sánh với truyện cổ tích dân gian
7 CẤu trúc của luận văn
"Ngoài những phần mở đầu, kết luận, tải liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương:
CHUONG 1 GIGI THUYET VE TRUYEN CÓ TÍCH CỦA NHÀ VĂN
G phin này, chúng tôi nghiên cứu và đưa ra khái niệm truyện cổ tích của nhà văn Chúng tôi đi từ cơ sở hình thành của truyện cổ tích của nhà văn, nêu lên một số đặc trưng của truyện ổ tích của nhà văn và khái quát cách nhà văn
Trang 14truyện cỗ tích dân gian để thấy được những điểm gặp gỡ và những nét khác biệt của truyện cổ tích của nhà văn
CHƯƠNG 2 ĐÈ TÀI VÀ NHÂN VAT TRONG TRUYEN CO TICH CUA
NHÀ VĂN VIỆT CHO THIÊU NHI TỪ NAM 2010 DEN NAY
G phan nay, chúng tôi làm rõ các đặc điểm về chủ để và nhân vật trong, truyện cổ tích của nhà văn Trên phương diện chủ để có chủ để về con người,
xã hội và chủ đề về tự nhiên Trên phương diện nhân vật, chúng tôi đi sâu phân tích ba kiểu nhân vật: nhân vật con người, nhân vật thần kì vả nhân vật loài vật
Từ những phương diện này tiếp tục thấy được các nhà văn hiện đại tiếp tục phát
hiện tư duy của con người thể kỉ mới
'CHƯƠNG 3 CÓT TRUYỆN VẢ NGÔN NGỮ TRONG TRUYỆN CÓ TÍCH CUA NHA VAN VIET CHO THIEU NHI TỪ NĂM 2010 ĐẾN NAY
Luận văn đi sâu phân tích đặc điểm cốt truyện và ngôn ngữ trong truyện
cổ tích của nha văn Trong tương quan đối ảnh với truyện cổ tích dan gian, tir nền cốt truyện dân gian, nhà văn đã thể hiện sự sáng tạo không ngừng, mang vật cũng mang hơi thở thời đại, phong phú và đa dạng hơn
Trang 15CỦA NHÀ VĂN
1.1, Khái
Kho tàng truyện cổ dân gian luôn là nguồn cảm hứng dồi đào để các nhà
lệm truyện cố tích của nhà văn
văn hiện đại sáng tạo thảnh những câu chuyện mới mang hơi thở cuộc sống học dân gian và van học viết được thể hiện rõ nét qua việc các tác giá hiện đại
đã sử dụng chất liệu từ nhiều thể loại văn học dân gian như truyền thuyết, truyện
cỗ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn để dựng nên những tác phẩm mới
Truyện cổ tích là một trong những chất liệu quý giá để các nhà văn hiện đại khai thác va sing tạo
“Truyện cổ tích của nhà văn không còn là hiện tượng xa lạ trên thể giới Ta
đã từng biết đến truyện cổ Andersen, truyện cổ tích của A.X Puskin, M.E
Xantưcôp -Sêđrin, L.N Tônxtôi Bắt nguồn từ kho tàng truyện kế dân gian,
truyện cổ tích của nhà văn tiếp tục được nảy sinh, nuôi dưỡng (heo dòng phát
triển của xã hội Các nhà văn hiện đại đã ý thức được cẩn phải nối dài đời sống
của những câu chuyện cổ, mang nó theo suốt chiều dài lịch sử văn học Ngoài cũng đã từng say mê, đắm chìm trong những câu chuyện cổ tích của Tô Hoài, Phạm Hồ, Nguyễn Huy Tưởng, Trần Hoài Dương
6 Nga, các nhà folklore đều thống nhất sử dụng thuật ngữ truyện cổ rích: van học (lieraturnaia xkadka) Truyện cổ tích của L Tônxtôi, truyện cổ tích
của A Puskin đều thuộc loại này và để phân biệt với (ruyện cổ tích dân gian
(narétnaia xkadka)
Trang 166 Vigt Nam, thể loại văn học này được gọi tên dưới nhiều thuật ngữ khác nhau
Nhận xét về sắng tác của nhà văn Phạm Hỗ, nhà nghiên cứu Vân Thanh
sử dụng khái niệm /ruyện cổ tích mới: "Với thơ, anh thường qua thiên nhiên,
xuôi, anh lại đi sâu vào cổ tích, truyền thuyết cho các em biết được vẻ đẹp của
người Việt Nam, ca ngợi những đức tính Việt Nam Trước hết vẻ cổ tích, Pham
Hé da manh dan sáng tác truyện cổ tích mới cho các em.” (Vân Thanh, 1989) 'Còn nhà nghiên cứu Chu Xuân Diên thì gọi đây là truyện cổ tích của văn
học thành văn Ông còn giải thích rõ thêm: tức là sáng tạo của cá nhân nhà văn và được cổ định hóa bằng ngôn ngữ viết (Chu Xuân Diên, 1989)
La Thi Bic Ly trong công trình Truyện viết cho thiểu nhí sau nấm 1975 cho rằng: “Druyén cổ tích hiện đại là một thể loại văn học có sự kết hợp nhuằn nhuyễn giữa yêu tổ dân gian và yêu tổ hiện đại Các tác giả đã dùng hình thức
ích hiện đại
dân gian để trình bày một vẫn đề một nội dung mới, hiện đụi C
là tác phẩm của một cá nhân trong quá trình tìm tòi, sáng tạo, thể hiện mỗi quan hệ giữa tuyên thông và hiện đại, sự kế thừa và cách tân " (Lã Thị Bắc
Lý, 2003)
“Thêm vào đó, Phạm Thị Trâm trong công trình Vai trỏ của văn học dân
gian trong sáng tắc của một số nhà văn hiện đại gọi tên thể loại này là truyện
cổ tích văn học Truyện cổ tích văn học cũng tiếp tục truyền thông của cổ tích
dân gian trong việc phản ảnh đời sông, những vin dé dat ra ở mỗi thời đại
Các nhà văn khi sáng tác truyện cổ tích văn học đều quay vé tìm kiểm những giá trị đạo đức thâm mĩ truyền thẳng thông qua các nhân
tham gia luận bàn những phạm trừ có tính toàn nhân loại như những điều thiện và điều ác,
công bằng và bắt công, chính nghĩa và phi nghĩa và cuối cùng trong tác phẩm
bao giờ cũng hề mở những niằm tin vào tương lai, ca ngợi cái tắt đẹp, phê phán cái xấu, cái ác, cái thắp hen ” (Pham Thi Tram, 2002)
Trang 17nhà văn với quan niệm đây là một thể loại thuộc sáng tác văn học viết và phân của nhà văn là tác phẩm tự sự, với hình thức sử thi nhỏ, cốt truyện tưởng tượng,
ệ thống hình ảnh ước lộ thần kì và khác với truyện cổ tích dân gian ở quan
mối quan hệ với phương pháp nghệ thuật của nhà văn ” (Võ Quang Trọng,
2010)
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều thuật ngữ khác nhau như ứruyện cổ
tích mới, truyện cổ tích vẫn học, truyện cổ tích thành văn, truyện cổ tích của
nhà văn Vẫn đề xác định thể loại này cho đến nay trong giới nghiên cứu vẫn
nó là một loại truyện mới mang đậm thì pháp và phong cách truyện cổ tích dân gian
“Chúng tôi sử dụng thuật ngữ /ruyên cổ tícÄ của nhà văn, với quan niệm
đây là thể loại văn học tự sự do các nhà văn viết lại hoặc sáng tạo lại dựa trên
cơ sở kế thửa truyện cổ tích dân gian Việc sử dụng khái niệm này nhằm nhắn
khí chiến đấu, cỗ vũ lòng yêu nước, khơi đậy lòng căm thủ giặc của nhân nhân
dân Văn học thiếu nhỉ cũng hòa chung trong không khí bấy giờ, sự sing tạo được lập lại, bên cạnh các mặt trận kinh tế, chính trị thì văn hóa cũng được chú thành tựu mới; một at quay về giữ gìn, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền
Trang 18
thống Trong quá trình về nguồn đó, bên cạnh việc lưu giữ, truyền bá văn hóa
dn gian, các nhà văn hiện đại đã có ý thức trong việc làm mới chúng Nói khác
đi, các nhà văn hiện đại đã tái sinh văn hóa, văn học dân gian bằng nhiễu hình
thức Việc người sáng tác được thỏa sức sáng tạo đã làm cho văn học dân gian
nối dài đời sống của nó, truyện cổ tích cũng không nằm ngoài quy luật ấy Nói
triển của xã hội, cái tạ trong cổ tích không làm nỗi lên được cái tôi trong cuộc trường tôn Nắm được điều mẫu chất ân, nhà văn bắt tay vào việc chế tác.” (Vũ Ngọc Khánh, 1998)
Đáng chú ý trên văn đàn lúc bấy giờ khi nhắc tới truyện cổ tích của nhà
văn phải kể đến Nguyễn Huy Thiệp với Những ngọn gió Hua Tái, Hòa Vang
Am Dương Vương, Giỏng Tư duy mới mẻ cùng với cá tính sắng tạo của nhà văn đã thực sự tỏa sáng trên nền văn học dân gian đầy phong phú, nhân văn Trên bước đường phát triển của văn học dân tộc, các nhà văn không chỉ tiếp
thu những thành tựu mới trên thế giới mà cỏn quay trở về nguồn cội, làm mới
những cái tưởng chững đã cũ, điều này thật đáng trân quý Những giá trị văn
hóa, văn học truyền thống vì thé tiếp tục được tái sinh trong điện mạo hợp thời
hơn Xu hướng nhà văn hiện đại viết truyện cổ tích tiếp tục được phát triển 'Văn học thiểu nhỉ Việt Nam bắt đầu được manh nha từ những năm 20 của
thé ki XX nhưng thực sự phát triển và trở thành một bộ phận của văn học Việt
'Nam tử sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 Sau thời điểm này, đội ngũ sáng
cóc là cậu ông giời, Võ Quảng với Sự tích những cải vẫn, Mắt giốc đỏ hoe,
Cười, Trần Hoài Dương với Nông công chúa biển Nỗi bat trong đó phải kể Lita vàng, lửa trắng và Lửa vàng, lửa trắng, lửa nâu (Phạm Hỗ), Đảo hoang,
Trang 19sắc trong thể loại cổ tích nhà văn Theo Tô Hoài: */uprôn kể dân gian dù hoang
đường đến đâu vẫn đều thắm đượm ý nghĩa nhân sinh, rất có ích cho trẻ em ở
bắt cứ thời đại nào."
Bên cạnh các tác phẩm hiện đại xoanh quanh chủ đề tình cảm gia đình,
tỉnh bạn bê, thẫy tr những câu chuyện cổ tích thời nay cũng rất thu hút các
đã hấp dẫn các em, đưa các em vào một thể giới cổ tích huyền điệu Truyện cỗ duy của các em Một cách rất tự nhiên, truyện cổ tích của nhà văn đã đi sâu vào dep Những câu chuyện đã "tác động vào tâm hỏn, tạo nên nhân cách văn hóa
cho những con người còn măng tơ.” (Lê Phương Liên, 2012) Hay nói như Hồ
Hữu Nhật: ° ấu tổ dân gian dù không mới mẻ nhưng khi hiện diện trong truyện thiểu nhỉ hiện đại đã trực tiếp nuôi dưỡng đời sống tâm hỗn, trí tệ, trí tưởng tượng và ý chí của các em Đẳng thời nó góp phẫn giáo dục điều quan trong con người đổn cái gúc sâu kín của tâm hôn trẻ thơ" (Hồ Hữu Nhật, 2018)
Những câu chuyện cỗ tích viết lại đã đem đến sức hấp dẫn đáng kể với các
bạn đọc nhỏ tuổi Thiếu nhỉ các thế hệ vẫn tìm đọc, say mê, đắm chìm trong những câu chu) vừa hư vừa thực và đầy ý nghĩa nhân văn c nhà văn vừa
'Ở Việt Nam, nền văn học viết của chúng ta được biết đến đã ngót 10 thế
ki Các nhà văn, tùy thuộc vào từng thời kỳ cũng đã nương bóng dân gian để
Trang 20
học dân gian vốn dĩ tồn tại trong cộng đồng, qua phương thức truyền miện
văn học dân gian được lưu truyền qua không gian, thời gian Khi văn học viết
xuất hiện, nó là phương tiện để lưu giữ văn học dân gian thông qua hình thức
tác phẩm dân gian được sưu tầm và ghỉ chép lại cũng có tính tương đối của gian Ở nước ta, sự sáng tạo từ văn học dân gian bắt đầu được tính từ công
việc của các nhả soạn giả, sưu tập các truyện kể dân gian lưu truyền trong nhân
dân Công việc của họ khiến cho một bộ phận truyện kể dân gian được sưu
tắm, chép lại thành văn bản Chẳng hạn như: “Agoại sử &7" của Đỗ Thiện,
nhưng chưa đủ để nói lên tình thân và nội dung của nó, Hình ảnh thì
có đấy và sức hư cấu cũng dài đào, nhưng lại có nhiều phân khái quát hóa
hơn là cá tính hóa Vào những giai đoạn lịch sử trước, như thể có lẽ là thỏa
sáng tạo Có thể chế biến trên cái cũ, gia công sáng tạo thê: nội dung tư tưởng, hình thức nghệ thuật ) để tạo ra những ấn tượng mới mẻ,
có dấu ấn của người sing tao
"Truyện cổ tích dân gian và truyện cổ tích của nhà văn có những điểm gặp
Trang 21"Xết về phương thức tôn tại thì truyện cỗ tích dân gian là tác phẩm tự sự được lưu truyền trong nhân dân từ đời nảy qua đời khác và là kết quả lao động sáng tạo của tập thể Trong khi đó, truyện cổ tích văn học là tác phẩm tự sự
nhưng được viết bằng văn bản cố định do nhà văn sáng tạo, gia công Truyện
cổ tích của nhà văn thể hiện sự khác biệt với truyện cổ dân gian ở quan niệm
của tác giả về thế giới quan, nhiệm vụ tư tưởng thắm mĩ của thời đại và mối
quan hệ với phương pháp nghệ thuật của nhà văn Mặc dù các nhà văn tiếp thu
và vận dụng kinh nghiệm thẩm mỹ dân gian
'Về xây dựng nhân vật, trong truyện cỗ tích dân gian nhân vật được xây
dung không phải (hông qua con đường cá tính hóa mà bằng con đường khái
quát hóa Những đặc điểm của nhân vật, tâm lí nhân vật được nêu rất ngắn
sọn, chủ yếu là được bộc lộ qua các cuộc đối thoại và các hành vi, cử chỉ của
những cầu, những đoạn triết
nhân vật Nhiễu khái niệm, thuật ngữ mới hiện đại của đời sống cũng được đưa vào truyện cổ tích của nhà văn
Mặc dù truyện cô tích đân gian vả cổ tích văn học có nhiều đặc điểm, tính
Trang 22
Khi tham gia chế tác, gia công các truyện cổ dân gian hoặc sing tác một câu
chuyện hoản toàn mới không có nguồn gốc từ những câu truyện cô, các nhà cách truyện cổ tích dân gian hoặc sử dụng khá đồng bộ những nguyên tắc và
phong cách sáng tác truyện cổ tích Một trong hai phương thức trên đều cho ra
có quan hệ tất gần gũi nhau
G cap 46 nha van chế tác (viết lại truyện cô một cách sáng tạo) thì hầu hết nội dung, hình thức của truyện cổ tích dân gian đều được giữ nguyên, vẫn là
tự cũ Mở đầu, kết thúc truyện đều tuân thủ theo lôgíc của người xưa Loại này
không khác biệt cổ tích dân gian là mấy, đặc biệt đối với trẻ em, hầu như ấn
tượng đó không bị phát lộ Nói tóm lại, về cơ bản hình thức và nội dung của
chủ động sing tạo nhưng:
gian và thời gian, nhân vị
sống của thể loại này, Thậm chí, có nhiều tác phẩm hầu như lặp lại đồng bộ
các yếu tổ thỉ pháp Kết quả của sự vận động này đã cho ra đời hàng loạt ruyện
ngẫn
Vì là những truyện cô tích và với mục đích viết cho thiếu nhỉ cho nên
dụng lượng của tác phẩm này cũng không mấy thay đổi Các vấn để phản ảnh
mang tính chất ôn định, phù hợp với đổi tượng thưởng thức Đặc biệt các
Trang 23“Truyện cổ tích văn học cũng tiếp tục truyền thống của cổ tích dân gian
trong việc phản ánh đời sống, những vấn đẻ được đặt ra ở mỗi thời đại Các
nhà văn khi sáng tắc truyện cổ tích văn học đều quay về tìm kiếm những giá trị
đạo đức thâm mĩ truyền thống thông qua các nhân vật, tham gia luận bản những
phạm trủ có tính toàn nhân loại như những điều thiện va điều ác, công bằng và
bắt công, chính nghĩa và phi nghĩa Và cuối cùng trong tác phẩm bao giờ cũng
hé mở những niềm tin vào tương lai, ca ngợi cái tốt đẹp, phê phán cái xấu, cái
ác, cái thấp hẻn Qua những nhân vật bất hạnh, nghèo khổ, gặp nhiều éo le, con người, những truyền thống tốt đẹp của con người, của dân tộc Cho dù
trong truyện cổ tích văn học nhân vật là người hay vật thì cuối cùng bài học lành, chăm chỉ, nhân ái, dũng cảm
Nối tôm | truyện cổ tích văn học là kết quả áng tạo đầy say mề và tâm
huyết của nhà văn, Nếu chiết tự thuật ngữ thì ta cũng thầy đó là những truyện
cổ tích Mã đã là truyện cổ tích thỉ nó phải mang những đặc điểm và tỉnh chất
của cổ tích đã có từ thuở xa xưa Nhưng là cổ tích văn học thì bản thân nó phải dung thì những sáng tác nảy là những truyện cổ tích thực sự nhưng do chính
nhà văn sáng tạo ra Người đọc, đặc biệt là đối tượng tuổi thơ thì có thêm rit
thích
nhiễu truyện cổ mà các em vô cùng
"Nhà văn đã biết vận dụng những tu thể đặc biệt của truyện cổ tích, không, những thể còn nắm được tâm lí của trẻ thơ để mở ra một xu hướng sảng tạo
nghệ thuật hấp dẫn và bồ ích
‘Theo V.P Anhikin thi “có đai loại truyện cổ tích đi vào van học, truyện
cổ tích dân gian được chế tác bởi các nhà văn và truyện cổ tích thuần túy văn
Trang 24
truyện cổ tích dan gian Nhà văn chỉ gia cổ thêm, biên soạn lại, thêm bớt nhân
vật hoặc tình tiết để nó trở thành sản phẩm của mình Nhà văn đồng sáng tạo
với tác giả dân gian Nếu tác phẩm viết iên hệ với tác phẩm dân gian theo quan
và phương pháp sáng tác theo phong cách dân dân gian Nhà văn chỉ mô phỏng lại cách kể chuyện, tạo đựng bằu không khí cổ tích Với ách này nhà văn có thể thỏa sức tưởng tượng, sáng tạo Như vậy truyện cổ tích của nhà văn có thể
a đời từ hai phương pháp này
1.3.1 Giả cổ tích
“Truyện giả cổ tích là đạng truyện mô phỏng cách kể truyện cổ tích, sử
dụng một vài yếu tổ thi pháp của truyện kể dân gian, thiên về phong cách “nhai”
thể loại
"Những câu chuyện cổ tích hiện đại được lạ hóa nhờ hình thức dân gian Hình thức mượn thứ nhất là mượn chỉ tiết, chủ yếu là các chỉ tiết kì ảo, Các chỉ tiết kỉ ảo có chức năng giúp tác giả nhắn mạnh nội dung, ý nghĩa nảo đó, cũng
là cách giúp cho tác phẩm trở nên hắp dẫn hơn Bạn đọc nhỏ tuổi thời đại nào cũng giàu trí tưởng tượng, cũng háo hức đón chờ những điều kỳ bí, thú vị ác yếu tổ kì ảo này có thể xuất hiện qua những lời đồn, nghe phong thanh, có người
kể lại, hình thức giấc mơ, có khi cũng nói thẳng “tuyên (huyết huyén hoặc
Hình thức mượn thứ hai là mượn lỗi viể Mượn Ì chép lại, có căn
cứ, có tài liệu, địa chỉ cụ thể làm sống lại những thông tin lịch sử khô khan,
câu chuyện nữa hư nửa thực Những giá trị truyền thống tốt đẹp luôn là mục
đích trước nhất được các nhà văn hiện đại hướng tới
Những câu chuyện hơi hướng cổ tích đem lại một thể giới tưởng tượng đầy thú vị, mang chở những bài học cuộc sống đẩy ý nghĩa Nếu tác giả dân gian muốn xây dựng lên một thể ï tốt đẹp, là cái thể giới trong mong muốn
Trang 25mâu thuẫn gay gắt trong gia đình và xã hội với hai mảng sáng tối rõ rệt nhưng
chân thực đến từng đường nét Nhìn chung cả tác giả dân gian và tác giả hiện
đại đều hướng đến cái chân, thiện, mỹ trong cuộc sống Nói như Hoàng Cẩm
là những tự sự hiện đại về hành trình đi tìm cái huyễn thoại và hành trình giải
huyén thoại của con người (Hoàng Câm Giang, 2011) 1.3.2 Truyện cỗ viết lại
'Tử điểm tựa là truyện cổ tích dân gian, các tác giả đương đại sẽ
văn một mặt phải có những nghiên cứu sâu về kho tàng truyện cỗ dân gian Việt đặc biệt là sự thấu hiểu tâm lý của thiếu nhỉ Những truyện được viết lại phần
thay đổi những nị
su dé dàng Những thách thức trên vừa là rào cản nhưng đồng thời
cũng là những dấu mốc để nhà văn thể hiện bản lĩnh và cá
“Trong truyện “Ngày xưd có Tắm ”, tác giả Lê Minh Hà đã vi
thúc câu chuyện quen thuộc này Trong ý thức và theo quan niệm thẩm mĩ của
lí ®ở hiển gặp lành” nên kết thúc như vậy là thỏa đáng, Lê Minh Hà đã khai
thác tiếp về tâm lí, nội tâm nhân vật- một khoảng trồng của truyện cỗ dân gian
Trang 26
theo cái nhìn hiện đại Theo đó, sau cái chết của Cám, Tắm luôn bị din vat, am ảnh bởi những tội lỗi Cám trở đi trở về trong giắc mo day nghién Tim “Rat
nhiều đêm sau đó, trong lúc nằm chờ cơn mơ dữ có Cám hiện vẻ, Tắm đã bàng
hoàng nhận ra rằng lời Câm nói trong gide mơ đêm đó đã làm năng đau đớn
nhất Nỗi đau, không còn được cưu mang bằng niềm thương thân hay căm hận,
nnưr một thứ cường toan gặm mòn năm thắng, gặm mòn đồi người” Và đến lúc này không còn ai có thé an ủi được tâm trạng của nàng, kể cả vua, kể cả Bụt Cải kết của truyện cổ tích thường là kết thúc tốt đẹp với phần thưởng dành cho
nhân vật chính diện Với cái nhìn đa chiều, lỗi tư duy hiện đại, thực tế, nhả văn
đã khai thác nhân vật từ góc nhìn khác
Cùng viết lại truyện cổ tích Tẩm Cám, Nguyễn Huy Tưởng có tác phẩm
Truyện Tắm Cám Nhìn chung tắc giả giữ nguyên chỉ tiết và lời thoại, tôn trọng
cốt truyện dân gian Về cách kế thúc, Nguyễn Huy Tưởng đã trả lời cho những
truyện dân gian Hình ảnh cô Tắm
được xây dựng thống nhất từ đầu đến cuối truyện là nhân vật tốt, bao dung, vị
tha Phần kết truyện, khi trở về cung, Tắm vẫn độ lượng tha thứ cho Cám, còn hon Tam Người cung nữ già vốn vẫn ghét Cám vì thường bị Cám hành hạ là
Bởi thể họ bàn nhau đem Cám làm mắm và đưa về biếu người dì ghẻ độc ác
nói là của Vua và Cám ban cho,
Nhu vay cái ác vẫn bị trừng phạt, nhưng
chủ thể của hành động đã đổi khác Với một câu chuyện viết cho thiếu nhỉ thì
điều này trở nên hợp tình, hợp lý Cô Tắm hiện lên xuyên suốt tác phẩm là
lại cái ác, Tắm không hề đơn độc mà luôn có sự tương trợ từ người khác, Điề này cũng phủ hợp hơn với tâm lý, suy nghĩ của người hiện đại
Trang 27Huy Tưởng đã có những cách nhìn khác nhau Nếu ngồi bát Lê Minh Hà táo
đối tượng phục vụ đặc biệt là viết cho thiếu nhỉ, Nguyễn Huy Tưởng đã sử dụng
ngôn từ giản dị, tròng sáng Một mặt ông thể hiện cái nhìn mới của con người
hiện đại, một mặt vẫn gợi nhắc, hướng các em đến giá trị truyền thống 'Về cách xây dựng cốt truyện, nhà văn thường khai thác một phần, một
hình tượng, lồi kết truyện hoặc trọn ven cốt truyện dân gian để sáng tác ra tác
phẩm mới Cách này vẫn giữ mối quan hệ chặt chẽ với nguồn truyện dân gian
và cho phép nhà văn tạo ra các tác phẩm mang tỉnh thần thời đại mình
Mỗi tác phẩm cho thấy tư duy mới mẻ, vốn liếng văn hóa sâu rộng, sự tỉnh
tế và khéo léo của các tác giả hiện đại Các nhà văn hiện đại khi viết lại truyện theo lý thuy: văn học, mọi sing tạo trong truyện cổ viết lại sẽ được dồn vào các yếu tố ngoài cốt truyện, gồm miêu tả nhân vật, miều tả thiên nhiên và ngôn ngữ phong cách hóa
'Tô Hoài với niềm đam mê truyện cổ tích đã cho ra đờ ác phẩm 101 171)
ngày xưa Ông có đắt dụng văn, phô diễn biệt tài ut cia minh qua từng nhân vật, từng cảnh sắc thiên nhiên cụ thể, Trong 10/ truyén ngay xưa, Tô Hoài \g của từng đối tượng Tả Cám, ông dùng từ láy "guénh quảng”, lạ mà
chính xác với tính cách của kẻ ham chơi, không biết làm việc: “Cám guểnh:
quảng trên mặt nước, cả buổi trưa được lưng giỏ" (Tắm Cảm) Tô Hoài không
chọn phương án "giải huyền thoại" mả trước sau trung thành với cốt truyện dân
gian Trong quá trình kể, ông điều chỉnh một số chỉ tiết song Không ngoài mục đích tô điểm thêm những gì vốn có, nên có của nhân vật 'Cùng là một truyện cổ nhưng qua lăng kính chủ quan của các tác giả sẽ cho rac án phẩm khác nhau Các sản phẩm ấy là cá tinh sáng tạo, ý thức
Trang 28các nhà văn là khác nhau Dựa vào hai dạng thức trên chúng tôi đã phân loại các truyện cổ tích của
nhà văn trong các tập truyện được khảo sắt
Bên cạnh đó chúng tôi khảo sát các tập truyện được chính tác giả gọi tên
là truyện cổ tích Phạm Việt Long gọi bộ truyện “Bi Bi và Mặt Đen là "cổ tích mới”, Nguyên Hương đặt bộ truyện Nắng Vàng, Sáng Trăng và Mặt Trời, Voi
tập Những câu chuyện cổ tích về bình đẳng giới (2020) và Chuyện thần kp & Vương quốc giày (2020) là những truyện được tuyển chọn trong cuộc thi sáng
tác truyện cổ tích Ngoài ra, một số truyện chúng tôi khảo sát được gợi cảm hứng từ truyện cổ tích dân gian (xem phụ lục)
1.4 Truyện cổ tích của nhà văn viết cho thiếu nhỉ
“Kho tang truyện cổ dân gian thực sự đã có tác động, trực tiếp sâu sắc
rong việc đặt nền móng để từ đó tạo dựng một nền văn học viắt hình thành và
phát triển trong việc mở ra những chân tời luc câu nghệ thuật sinh động và
hấp dẫn, đưa đến cho nên văn học của thời đại mới một diện mạo phong phú,
íe dân tộc " (Phạm Thị Trâm, 200 'Nồi về vai trò của truyện cổ tích với trẻ em, La Thị Bắc Lý trong Truyền mới mẻ, đậm đà bài
viết cho thiểu nhỉ sau 1975 từng viết: “Truyện cổ tích là như câu không thể thiểu đến sự phát triển của trẻ Trẻ em rất giàu trí tưởng tượng, bắt chước rất nhanh
và lưu giữ trong trí nhớ rất sâu, rất lâu Truyện cổ tích hắp dẫn bởi nó kích thích trí tưởng tượng của trẻ em Truyện cổ tích kích thích sự tỏ mò vẻ tình tiết tiếp
inh, hóa thân của cô
nhưng liên tiếp sau đó là những khó khăn, những lần hồi
‘Tim, Tinh nhân văn của truyện cổ tích phủ hợp với tâm hồn trong sáng của tuổi
Trang 29triển và phức tạp, các em sẽ biết phân biệt đâu là điều hay lẽ phải cằn phát huy,
đâu là những điều xấu xa cần tránh
“Trẻ em rất hỗn nhiên và ngây thơ, bởi vậy một cách rõ rằng, người tốt phải
được hưởng hạnh phúc, người xấu thì bị trừng phạt Lối kết thúc có hậu của phú hơn những cung bậc cung bậc cảm xúc của trẻ, trẻ em lại tràn đầy niềm tin
về sự công bằng, mừng vui với hạnh phúc của người tối, hải lòng với phần
thưởng xứng đáng cho người có công Bởi vậy cô Tắm dù trải qua bao lần hóa
thân cuối cũng cũng được lâm hoàng hậu, chẳng Thạch Sach đủ bị lừa lọc, trải
cái Ác, cái Tốt chiến thắng cái Xấu Đọc một câu chuyện cỏ tích các em có rất
xúc của các em rất đa dạng, hòa nhịp cùng các tình tiết trong try Bước chân vào thể giới cổ tích các em không chí bắt gặp những không
gian quen thuộc của cuộc sóng đời thường mà đó còn là không gian huyền áo
của cõi tiên hay địa ngục Sự chuyển biến linh hoạt giữa các không gian cảng không quá xa vời, nó bay bổng nhưng chất phác, đó là ước mơ về một xã hội lí
tưởng Nó phủ hợp với tâm hồn, suy nghĩ của lứa tuổi Điều các em quan tâm
khi bắt gặp các yêu tổ kì ảo không phải là tính xác thực, truy tìm đến nguồn gốc của sự phi lý mà là ý nghĩa của những chỉ tiết
ảo đó Cuối cùng cô Tắm,
'Thạch Sanh, Sọ Dừa có được hạnh phúc hay không, Lí Thông, mẹ con Cám bị
trừng phạt ra sao Cũng phải nói thêm nếu trong quá trình tiếp nhận mà các
em tự đặt ra những câu hỏi tại sao Tắm lại hóa thân thành chỉm vàng oanh,
khung cửi, quả thị thì điều này cũng rất tốt, bởi đây cũng là địp các em hiểu
ách kế của
phi thye tai ấy là làm nên sức hấp dẫn, thu hút độc giả nhỏ tuổi
Trang 30như thực Dẫu cả người đọc và người kẻ đều biết rằng nó không tồn tại trong
đời thực Điễu này giúp truyện cổ tích có không khí vừa hư vừa thực, sự kì ảo
tất phủ hợp với tâm lý trẻ em
Bên cạnh việc giúp các em phát huy trí tưởng tượng, truyện cổ tích cũng hướng các em đến việc cải tạo hiện thực Truyện cổ tích cũng là một trong các
phương thức giáo dục trẻ em về lòng trung thực, dũng cảm, lòng thương người
và tình thần hảo hiệp Truyện cổ tích góp phần làm nảy sinh và nuôi dưỡng lỏng
những tình cảm tốt đẹp, nuôi dưỡng những lí tưởng cao cả và đấu tranh cho giá, cần thiết cho mỗi đứa trẻ
Nói như Tăng Kim Ngân ‘ing với những phương thức giáo dục khác, truyện cổ tích có khả năng góp phần làm hình thành nên những phẩm chất đạo
đã tốt đạp của tuổi thơ lòng yêu thương con người, tình thần hào hiệp, lòng
trung thực, đức dũng cảm, chiến đầu vì sự thắng lợi của điều thiện Truyện cổ
tượng- một yấu tổ quan trọng đồng vai trỏ không nhỏ trong quá trình tự duy sáng tạo ở nhiều lĩnh vực (âm nhạc, hội họa, toán học, vật li hoc), giúp các em
có được lòng say mê lí trởng- một yêu cầu rất chính đáng có từ tuổi du tho.”
(Tăng Kim Ngân, 200)
Tác giả Bùi Thanh Truyền cũng nhắn mạnh vai trò của truyện cổ tích:
“Truyện cổ tích kể với các em bằng một ngôn ngữ, một giọng điệu hết sức đặc
biệt Nó đồng vai nhưự một người bạn chân thành, một người mẹ thân yêu, một
được những nỗi buẳn vui của các em, chỉa sẻ cùng các em những nỗi bức xúc
thường nhật ” (Bùi Thanh Truyền, 2019),
Trang 31thể loại truyện cổ tích của nhà văn, bên cạnh đó vì đối tượng là thiếu nhỉ nên văn phong, tư duy của các tác giả có sự phù hợp hơn
Trong “Lởi sâm sự của người viớ¡", nhà văn Phạm Hỗ đã thổ lộ “được
sống và viết cho các em là cá một hạnh phúc " Niềm đam mê đó đã được
bà, nhiều câu hắt hò giã gạo dưới trăng của các cô chủ trong xóm, được
xem những vở trông diễn ngay trên những đảm ruộng dang gat và được
nghe kế nhiễu về câu chuyện ngày xửa, ngày xưa ”, * lớn lên một chút,
tôi lại mê đọc truyện cổ tích, thơ ngụ ngôn, các truyện phiêu lai của nước
số nhà van,
Điều đặc biệt đáng chú
văn chọn để chế tác và ở mỗi nhà văn lại tạo ra được rất nhiều dấu ấn khác
là, ngay trong một truyện cỗ lại có nhiều nhà
điểm khác nhau cũng đưa lại những kết quả sáng
tạo khác nhau Truyện Quả dưa đỏ trong tập truyện_/f2 vả Gấu đi cày, Voi
biất bay của Tô Hoài khác Đảo hoang trong tiểu thuyết của ông về sau
Bên cạnh Tô Hoài thì những sáng tác của Phạm Hỗ cũng được nhìn nhận ở góc độ ảnh hưởng của truyện cổ tích Trong lời giới thiệu tập Những
Trang 32“Xứ thân tiên ấy, không phải ở trong truyện cổ tích, cũng không phải ở một
chỗn xa xi, mũ mịt nào, mã chính là cái cõi trần ta đang sống Và ông, chủ
nhân của xứ sở huyền điệu ấy, cũng là một con người trần thể, với mùi mô hoi trần tục, cùng cải ấm cái đau, cái hắt hơi, số mũi, cũng là cái bệnh, cái
ật thông dụng của người phàm trần Áy vậy mà, không hiểu sao, ngắm ông đôi lúc, tôi cứ có cảm giác hình như ông hoàn toàn siêu thoái” Trần Đăng,
Hỗ dẫn dụ đi từ cõi trần sang cổ tích “Đđn với ông, tôi cứ có cảm giác ngỏm
ngợp như mình đang đứng trước một ngọn tháp bằng kính trong suốt giãu làm Trần Đăng Khoa thực sự yêu quý và kính phục
Với tư cách là một nhà văn của thiếu nhỉ, Lê Văn khi viết Từ những câu
chuyên cổ tích đã có những nhận định rất chính xác về tác dụng của truyện cổ tích đối với văn học thiểu nhỉ Tác giả cho rằng thật khó mà tưởng tượng một
nền văn học thiểu nhỉ phát triển lành mạnh hợp với khoa học và logic mà lại vắng bóng những câu chuyện thần ki bay bổng có sức cuỗn hút kỉ lạ đối với
tuổi thơ Chính tác dụng to lớn của chuyện cổ tích đối với thiểu nhỉ nên ở Việt
Huy Tưởng với Tìm me, An Dương Vương xây thành Óc, Con cóc là cậu ông
giời; Nguyễn Trọng Thh L với Quả dưa đỏ; Vũ Tú Nam với truyện Rùa vàng
Lê Văn thừa nhận truyện cổ tích dân gian là một trong những mẫu mục giáo đục sử phạm có thể gợi nhiễu kinh nghiệm cho người lảm sáng tác phục vụ thiểu nhỉ
Trang 33hiện đại tiếp tục hướng con người đến lồi sống nhân văn, biết đầu tranh chống tranh thể loại đa sắc của văn học hiện đại Việt Nam
Truyện cổ tích của nhà văn như một mạch nguồn nhỏ bắt nguồn từ văn
học dân gian và hòa chung vào văn học hiện đại Mặc dù còn tồn tại nhiều tên
“truyện cổ tích của nhà văn” vẫn chỉ chung một thể loại văn học vừa mang
đậm thỉ pháp văn học dân gian vừa mang những đặc điểm của tự sự hiện đại
Tur nén tang là các truyện cổ tích dân gian, tác giả hiện đại bằng cá tính sáng
tạo, tài năng của mình đã tạo nên một thể loại văn học mới đặc sắc Việc hình
về mi liên hệ giữa truyện cổ tích dân gian và truyện cổ tích của nhà văn Cùng
duy, tình cảm Nắm bắt được điều này các nhà văn đã chú ý không chỉ phản
ánh thời đại mới mà còn hướng các em tới cội nguồn dân tộc, biết đến và lưu
giữ những giá trị văn hóa truyền thống Từ việc Ếp thu thi phap sáng tác truyện
cổ tích, các nhà văn hiện đại đã xây dựng một bằu không khí cổ tích trong ling, hòa chung để cùng tạo nên một thể loại văn học mới thật đ
câu chuyện cho thấy vốn văn hóa sâu rộng, sự tỉnh nhạy, thức thời, tư đuy mới
mẻ, trí tưởng tượng không biên giới của các nhà văn hiện đại
CHƯƠNG 2 DE TAI VA NHAN VAT TRO! TRUYEN CO TICH CUA NHA VAN VIET CHO THIEU NHI
TU NAM 2010 DEN NAY
Trang 34‘Dé tài của tác phẩm là một phương điện nội dụng của tác phẩm, là đối
tượng đã được nhận thức, kết quả lựa chọn của nhà văn Đó là sự khái quát về
tác giả, 2003) Đề tải là một yếu tổ thí pháp thể hiện được sự lựa chọn và cách ứng xử nghệ thuật của nhà văn Qua việc phân tích để tải ta cũng thấy được cảm hứng sáng tác, cách lí giải hiện thực của tác giả Truyện cổ tích dân gian
đề cập đến đ tài về cuộc sống và sinh hoạt, tỉnh yêu và gia đình, tôn giáo và
tâm linh, thể giới tự nhiên Ở truyện cổ tích hiện đại, các nhà văn tập trung
vào hai để tài chính là con người và tự nhiên Những để tài này vốn được các
nhà văn tiếp nối truyện cô tích dân gian trên tỉnh thần bổ sung nhằm phù hợp
lu thưởng thức của trẻ em thời hiện đại
2.1.1 Đề tai con ng
-3L1.1 Con người trong đổi sống gia đình
Gia dinh là nơi con người bộc lộ tính cách, thể hiện tình cảm một cách rõ tảng nhất, chân thật nhất Những mối quan hệ trong gia đình giữa cha mẹ và
quan hệ khăng khít, thiêng liêng nhưng cũng ẩn chứa rất nhiều xung đột, mau
thuần
Về tỉnh cảm cha con, Nguyên Hương có một số truyện về để tải này
“Trong truyện Cái chón ước, người cha Pháp Thành là người giỏi giang tốt bụng
nhưng con trai của ông thì ngược lại Ông đã nhiều lần phải trả những món nợ
cho cậu con trai lười biếng, ăn chơi sa đọa Người con trai đã làm cho người
cha buồn rầu mà qua đời Mặc dù biết con trai mình như vậy nhưng khi Kk
Trời, người cha vẫn thương con và cho con cái chén ước Cậu con trai
chứng nào tật Ấy, làm vỡ chén tớc và tiếp tục đi ăn xin Có thể thấy trong câu chuyện là hỉnh ảnh người cha hết mực yêu thương con nhưng ngược lại người
Trang 35lại với cậu con trai hư hỏng nhà triệu phú, trong truyện Đám thách đấu với quỷ,
hoàng từ Chiến Thắng là một người con hiểu thảo Khi biết vua sắp phải nộp tầm mắt Chàng không nỡ nhìn cảnh hoảng hậu lau nước mắt xin được đi thể
như cha và việc chang ra đi sẽ làm hài lòng quỷ vì nó muốn ăn thịt một vị vua Hơn hết, Hoàng tử muốn đáp đền đức hiểu sinh với vua cha: “Con fự hảo được
‘gi/Cha đừng từ chốt tình con nhé/ Ơn nghĩa sinh thành con khắc ghi” Cũng
mạng cha mà còn tìm ra người anh thất lạc của mình
Tình mẫu tử là một trong những tình cảm thiêng liêng, là đề tài quen thuộc
trong truyện cổ tích, Đó là cô bé nhà nghèo không có tiễn mua thuốc cho me, quyết tâm vào rừng sâu tìm bông hoa mau trắng trong Sự đích hoa cúc trắng
Bông hoa cúc từ bỗn cánh trở thành nhiều cánh là ước mong mẹ ở bên cô nhiều đành cho mẹ Truyện cổ tích cũng đem đến lời cảnh tỉnh mỗi người hãy biết
trân trọng mẹ của mình, đừng để đến khi mẹ không còn trên cõi đời lại hồi tiếc
muộn mảng Cậu bé trong Sie tích cậy ví sữa nghịch ngợm, không nghe lời mẹ
mà bỏ nhà ra di, khi mí mỏi và đói bụng mới nhớ đến mẹ nhưng quay về mẹ
đã mắt và hóa thành cây vú sữa Trong Sự rích hạt dióc, cậu bé hư hong, ham
chỗ ngủ cậu mới thấu công lao của mẹ Sự hồi hận của cậu đã đến muộn mảng
tình mẫu tử thiêng liêng và lòng hiếu thảo trong gia đình
cổ tích cua nt
Truy văn cũng tiếp nổi đề tài nảy, ca ngợi những người con có hiểu Chàng Kiên trong câu chuyện Quả tang ciia thản rừng là một ví
Trang 36tháng cuỗi đời mẹ bớt đau đớn Đoạn văn trong câu chuyện đã cho thấy chảng nẵng và ngắm mặt trời lên Buổi trưa, chàng đặt mẹ nằm trong võng dưới tán
cây sung tủa bông mắt rượi trước sân và lát ru mẹ ng Buổi chiêu chẳng cống
mẹ đến suối nước khoáng nóng ẩm đề bà ngâm mình và được làn nước tốt lành
vỗ vŠ Đâm xuống, đợi mẹ ngủ say, chàng Kiên vào rừng tìm kiếm nắm
ˆương ” Câu chuyện cô tích về lòng hiểu thảo là lời nhắc nhỡ, nhắn nhủ với mỗi người con hãy luôn biết ơn công lao sinh thành của mẹ, hiểu thảo là một
đức tỉnh cần có ở bắt kì thời đại nào
Vé tinh cảm vợ chẳng, có những câu chuyện cảm động ca ngợi tình cảm
cao cả, thủy chung, bên cạnh đó có truyện đề cập đến giá trị đạo đức chệch
ếp tục khai thác đề tải này, truyện
Vwa Hành của Trần Quốc Toàn nói về tỉnh cảm vợ chồng thủy chung Khi người vợ xinh dep bị bắt vào cung vua làm hoàng hậu, người chồng đã tìm cách
Trang 37Hình ảnh nàng Măng là hiện thân của những người vợ, người phụ nữ Việt Nam
truyền thống với những nét phẩm chất tốt đẹp Ta thấy thấp thoáng bóng dáng
của người phụ nữ đức hạnh và chung thủy đã giúp chồng mình tỉnh ngộ sau
những sai lẳm, vấp ngã để làm lại cuộc đời trong Gái ngoan dạy chẳng, đó là vẫn hóa thành đôi sam quấn quýt không tách trời trong Sự tích con sam,
Nang Mang là người phụ nữ mạnh mẽ, chủ động tự quyết định hạnh phúc của mình, không một định kiến nào có thể ngăn cách tình yêu chân thành của nâng
Nàng Măng thông minh, luôn đồng hành cùng người yêu để đi đến kết thúc
viên mãn
Bên cạnh những câu chuyện ca ngợi về tình cảm tốt đẹp của vợ chồng thi
trong kho ting cổ tích dân gian ta cũng từng bắt gặp hình ảnh những người vợ
lòng cứu sống nhưng vì ham vật chất mà đi theo một người giàu có, kết cục
biển thành con mudi chuyên đi hút trộm máu người, người vợ trong Sự tích Dã
Tràng lẫy trộm hai viên ngọc quý của chồng dâng lên Long Vương những mong
được làm hoàng hậu, người chồng muốn tim lai vid ngọc mà ngày đêm chi cát lắp biển nhưng vô ích Nhà văn cũng đem đến góc nhìn khác về đề tải này
khi cuộc sống biến chuyển, những cám đỗ vật chất có thé làm rạn nứt, lu mờ đi
môi quan hệ vợ chồng Ở truyện Thiên ngữ vàng (Nguyên Hương), người đàn
ông trong câu chuyện là một người cha rất thương con, một người chồng thương
vợ Khi chết đi, ông đã hóa thân thành thiên nga vàng trở về cho những chiếc
Tông giá trị để giúp mẹ con có cuộc sống sung túc hơn Mỗi chiếc lông cho di
Trang 38vội dua tay giữ chặt thiên nga lai, bat ké các cô con gái da khóc phản đối
Người vợ tàn nhẫn và tham lam đã bắt chấp những đớn đau mà người chồng
câu chuyện này cũng như những người vợ trong truyện cổ tích đân gian, đều bị
vật chất làm mờ mắt, họ không thắng nổi phép thử vẻ lòng tham Điểm khác
những dau đớn của chẳng và hành động phụ bạc trước sự can ngăn từ những
đứa con Một sự xuống cắp, băng hoại đến tột cùng của giá trị đạo đức, vì vật
chất mà người vợ bắt chấp cả mạng sống của chồng mình
“Tỉnh cảm anh em là một trong những dé tai quen thuộc của truyện cổ tích dân gian Kiểu truyện người em út bị thua thiệt trong việc phân chia tài sản là
kiểu truyện khá phổ biến trong truyện cổ tích dân gian (Cây khế, Hà rằm hà
zạc ) Thông thường trong các truyện, hình tượng người em là hiện thân cho
lấy vợ) Theo Bùi Trần Quỳnh Ngọc: “Điều này có nguyên nhân sâu xa từ nễn sản xuất nông nghiệp của xã hội phụ quyền Xã hội nông nghiệp phụ qua n đành phần lớn đặc quyển cũng như tài sản cho người con củ, người được ở lại trong căn nhà của cha mẹ, kế tục dòng họ, bảo vệ và phát huy tài sản gia đình ”
(Bùi Trần Quỳnh Ngọc, 2009) Người em trong truyện cổ tích hiện lên mang
những nét phẩm chất đạo đức tốt đẹp như hiển lành, thật thà, trung thực, thị hiện lý tưởng thẩm mỹ, khát vọng cải tạo xã hội của nhân dân Trong cuộc sống
hiện đại, mỗi quan hệ giữa anh em trong gia đình tiếp tục được nhà văn quan
tâm Bên cạnh việc kế tục để tải cũ nha văn đã có những đổi mới trong cách khai thác và thể hiện
Nhà văn Trần Qu Toàn với truyén Trang Khé da tiép nối dé tài này,
Người anh trai tham lam chim hết nhà to vườn rộng, chỉ để cho người em trai
Trang 39dùng lại ở việc mâu (huẫn giữa hai vợ chẳng người anh và vợ chồng người em
mả côn mở rộng đến thế hệ nối tiếp Khi vua cho gọi gia đình nhà người em
‘minh vao cung Và cậu con tr:
hầu đích tôn đã bị giữ lại làm thái giám trong cung Sau đó chính con trai của vợ chồng người em đã giúp cậu cháu đích tôn này được trở về Gia đình nhà người em vẫn luôn hiền lành, tốt bụng như vậy
So với truyện cô tích dân gian, truyện được mở rộng thêm lớp đề tài “đời cha
ăn mặn, đời con khát nước ” Những người con sau này cũng được hưởng "quả
nhắc đến hình ảnh người anh trong truyện cổ tích “Cáy &hế" Nếu người anh
trong “Cay khé” phai tra giá cho sự tham lam của mình là bị chim phượng hoàng hất xuống biển và chết thì trong truyện không đề cập đến hình phạt cho người
'Cũng trong đề tài này nhưng một số hình tượng người anh được xây dung
lên hoàn toàn trái ngược Trong truyện Anh và em (Nguyên Hương), người anh luôn sẵn lòng nhường nhịn em, người em thỉ luôn đồ kị, thậm chí là lừa anh của
“Em tôi vụng dại đủ đường
Trang 40Mong em rit sach bui dor
“Rũ sạch toan tính lâm mi mé tam”
Người anh hi vọng rằng em của mình sẽ tốt lên, anh sẵn sảng bö qua những lỗi
lầm của em Và em còn nhỏ, người anh sẽ dùng tỉnh thương sự bao dung để thay đổi em của mình Hiện lên trong câu chuyện là hình ảnh người anh thật
thả, vị tha, hết mực thương em
Hay trong truyện Nẵng Vàng, Sóng Trăng và Mặt Trời (Nguyên Hương),
mặc dù Mặt Trời lả con của hoàng hậu kế nhưng ba anh em vẫn rất hỏa thuận
với nhau Thông thường các hoàng tử tranh giảnh ngôi vị với nhau thì ở đây cả
ba hoàng tử đều không muốn điều này Họ quyết định rời đi sống yên ồn với
trời đưới hồ nước thì người mà Nắng Vàng chọn để cứu thoát là Mặt Trời Hoàng tử Nắng Vàng đã rất can đảm, trung hậu, và đi đặc biệt là chẳng đã yêu thương những người em của mình, không phân biệt máu mũ ruột thịt Tình anh em keo sơn, bén chat đã giúp họ vượt qua những thứ thách, Nắng Vàng xứng đáng là một người anh cả, xứng đáng làm vua của một nước
"Như vậy, hình ảnh người anh trong hai câu chuyện là những người yêu thương, đùm bọc, chia sé và nhường nhịn em Một cách xây dựng hình tượng
em trong gia đình Mỗi người hoàn thành tốt vai trỏ, vị trí của minh,
nhường nhịn, chở che cho em, là em thì ngoan ngoãn, vâng lời anh Một trật tự
xã hội mới được thiết lập, tỉnh yêu thương luôn được đề cao 3.1.1.2 Con người với các mối quan hệ xã hội