1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn - khối 10 - Học kì 1 - Chương trình GDPT 2018

41 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Luyện đọc văn bản thần thoại Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng
Tác giả Nguyễn Đổng Chi
Trường học NXB Khoa học Xã hội
Chuyên ngành Ngữ văn
Thể loại Kế hoạch bài dạy
Năm xuất bản 2009
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

TUẦN: 3 TIẾT: 1 (KHTN), 1 – 2 (KHXH) LUYỆN ĐỌC VĂN BẢN THẦN THOẠI NỮ THẦN MẶT TRỜI VÀ MẶT TRĂNG Hai chị em Mặt Trời và Mặt Trăng hình như là con gái của Ngọc Hoàng. Nhiệm vụ của hai cô hàng ngày phải đi xem xét dân sự một vòng, luân phiên nhau. Cô chị Mặt Trời được ngồi kiệu có bốn người khiêng đi. Trong số những người khiêng kiệu đó có hai bọn: một bọn già và một bọn trẻ thay đổi nhau. Bản tính bọn trẻ hay la cà dọc đường cho nên những khi đến lượt bọn họ khiêng kiệu, cô Mặt Trời thường về chậm, ngày ở dưới hạ giới hoá dài ra. Trái lại, đến lượt các cụ già khiêng kiệu thì lo làm tròn phận sự mà không nghĩ gì đến những điều khác nên nữ thần đi được nhanh chóng, ngày ngắn lại. Cô Mặt Trăng nguyên xưa kia nghe nói tính tình nóng nảy có phần hơn cả cô chị. Cô không biết rằng nhân dân ở mặt đất khổ sở về tính tình gay gắt của cô. Việc ấy về sau đến tai Ngọc Hoàng. Bà mẹ phải trát cho nữ thần một lần tro vào mặt. Từ đó, tính tình của cô trở nên dịu dàng, hiền lành, ở hạ giới ai cũng ưa thích. Người ta nói mỗi lần cô ngoảnh mặt nhìn xuống nhân gian thì lúc đó là trăng rằm; cô ngoảnh lưng lại tức là ba mươi, mồng một; cô ngoảnh sang phải, sang trái tức là thời kì trăng thượng huyền hay hạ huyền. Những lúc trăng có quầng là lúc tro trát mặt ngày trước hiện bụi ra. Về chuyện cô Mặt Trăng, có thuyết kể lại hơi khác. Như ta đã biết, cô Mặt Trăng nóng ghê gớm đã làm hại người cũng như muốn vật rất nhiều. Nhưng cô vẫn chủ quan, thích sà xuống nhân gian để xem dân sự làm ăn. Cô có biết đâu mỗi lần mình sà xuống gần chừng nào thì dân sự kinh hãi chừng nấy. Họ rủa cô không ngớt, chỉ mong làm sao cô che mặt lại và đi xa ra cho họ đã khốn khổ. Bấy giờ trong nhân dân có chàng Quải, thân thể to lớn, sức khỏe tuyệt trần. Anh ta quyết tâm trị cho cô Mặt Trăng một mẻ. Anh ta bèn trèo lên một ngọn núi cao, đứng chực tại đó. Hôm ấy, cô Mặt Trăng cứ quen thói cũ sà xuống nhìn muôn vật. Chàng Quải chờ lúc cô đến gần nắm cát vụt túi bụi vào mặt cô. Anh ta ném mãi đến hồi trời đang nóng gay gắt bỗng tự nhiên dịu lại. Nhân dân ở dưới núi hò reo vui mừng khôn xiết. Về phần cô Mặt Trăng bất ngờ bị ném tối tăm cả mặt mũi, vội lảng xa ra và từ đấy cô không dám sà xuống gần hạ giới nữa. Mặt cô từ đó bị cát giắt vào nên cũng không còn sáng như trước... (Theo Nguyễn Đổng Chi, Lược khảo về thần thoại Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2009)

Trang 1

TUẦN: 3 TIẾT: 1 (KHTN), 1 – 2 (KHXH)

LUYỆN ĐỌC VĂN BẢN THẦN THOẠI

NỮ THẦN MẶT TRỜI VÀ MẶT TRĂNG

Hai chị em Mặt Trời và Mặt Trăng hình như là con gái của Ngọc Hoàng Nhiệm

vụ của hai cô hàng ngày phải đi xem xét dân sự một vòng, luân phiên nhau Cô chị Mặt Trời được ngồi kiệu có bốn người khiêng đi Trong số những người khiêng kiệu

đó có hai bọn: một bọn già và một bọn trẻ thay đổi nhau Bản tính bọn trẻ hay la cà dọc đường cho nên những khi đến lượt bọn họ khiêng kiệu, cô Mặt Trời thường về chậm, ngày ở dưới hạ giới hoá dài ra Trái lại, đến lượt các cụ già khiêng kiệu thì

lo làm tròn phận sự mà không nghĩ gì đến những điều khác nên nữ thần đi được nhanh chóng, ngày ngắn lại

Cô Mặt Trăng nguyên xưa kia nghe nói tính tình nóng nảy có phần hơn cả cô chị Cô không biết rằng nhân dân ở mặt đất khổ sở về tính tình gay gắt của cô Việc

ấy về sau đến tai Ngọc Hoàng Bà mẹ phải trát cho nữ thần một lần tro vào mặt Từ

đó, tính tình của cô trở nên dịu dàng, hiền lành, ở hạ giới ai cũng ưa thích Người

ta nói mỗi lần cô ngoảnh mặt nhìn xuống nhân gian thì lúc đó là trăng rằm; cô ngoảnh lưng lại tức là ba mươi, mồng một; cô ngoảnh sang phải, sang trái tức là thời kì trăng thượng huyền hay hạ huyền Những lúc trăng có quầng là lúc tro trát mặt ngày trước hiện bụi ra

Về chuyện cô Mặt Trăng, có thuyết kể lại hơi khác Như ta đã biết, cô Mặt Trăng nóng ghê gớm đã làm hại người cũng như muốn vật rất nhiều Nhưng cô vẫn chủ quan, thích sà xuống nhân gian để xem dân sự làm ăn Cô có biết đâu mỗi lần mình sà xuống gần chừng nào thì dân sự kinh hãi chừng nấy Họ rủa cô không ngớt, chỉ mong làm sao cô che mặt lại và đi xa ra cho họ đã khốn khổ Bấy giờ trong nhân dân có chàng Quải, thân thể to lớn, sức khỏe tuyệt trần Anh ta quyết tâm trị cho cô Mặt Trăng một mẻ Anh ta bèn trèo lên một ngọn núi cao, đứng chực tại đó

Hôm ấy, cô Mặt Trăng cứ quen thói cũ sà xuống nhìn muôn vật Chàng Quải chờ lúc cô đến gần nắm cát vụt túi bụi vào mặt cô Anh ta ném mãi đến hồi trời đang nóng gay gắt bỗng tự nhiên dịu lại Nhân dân ở dưới núi hò reo vui mừng khôn xiết

Về phần cô Mặt Trăng bất ngờ bị ném tối tăm cả mặt mũi, vội lảng xa ra và từ đấy

cô không dám sà xuống gần hạ giới nữa Mặt cô từ đó bị cát giắt vào nên cũng không còn sáng như trước

(Theo Nguyễn Đổng Chi, Lược khảo về thần thoại Việt Nam, NXB Khoa học Xã

hội, Hà Nội, 2009)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1 Chỉ ra các từ ngữ chỉ không gian và thời gian trong văn bản trên Câu 2 Trong văn bản, nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng được giao nhiệm vụ gì?

Trang 2

Câu 3 Theo văn bản, chi tiết bọn trẻ và các cụ già khiêng kiệu nhằm để lí giải

hiện tượng tự nhiên nào?

Câu 4 Những dấu hiệu nào giúp anh chị nhận biết truyện Nữ thần Mặt Trời và

Mặt Trăng là truyện thần thoại?

Câu 5 Thông qua truyện, tác giả dân gian muốn gửi gắm khát vọng gì của

người xưa?

Câu 6 Theo anh/chị, có thể lược bỏ những chi tiết “Chàng Quải chờ lúc cô

đến gần nắm cát vụt túi bụi vào mặt cô Anh ta ném mãi đến hồi trời đang nóng gay gắt bỗng tự nhiên dịu lại” không? Vì sao?

Câu 7 Từ nội dung câu chuyện, anh/chị rút ra bài học sâu sắc gì cho bản thân?

Trả lời bằng đoạn văn ngắn khoảng 3 – 5 dòng

Câu 8 Có ý kiến cho rằng: Truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng thể hiện

sự xung đột giữa con người và tự nhiên Anh/chị có đồng tình với ý kiến này không?

Vì sao?

Câu 1 Không gian: hạ giới, nhân gian; Thời gian: hôm ấy, từ đó, hôm ấy

Câu 2 Nhiệm vụ của hai nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng là hàng ngày phải đi xem

xét dân sự một vòng, luân phiên nhau

Câu 3 Theo văn bản, chi tiết bọn trẻ và các cụ già khiêng kiệu nhằm để lí giải hiện

tượng tự nhiên: ngày dài, ngày ngắn

Câu 4

- Thời gian: không xác định, cổ sơ

- Không gian: không xác định nơi chốn cụ thể

- Nhân vật: nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng

- Cốt truyện: chuỗi sự kiện xoay quanh các hiện tượng tự nhiên gắn với việc mặt trời và mặt trăng

Câu 5 Khát vọng chinh phục thiên nhiên, Lí giải các hiện tượng tự nhiên

Câu 6 Không thể lược bỏ chi tiết trên vì sẽ làm mất tính chỉnh thể của tác phẩm,

người đọc sẽ khó hiểu

Câu 7 Học sinh rút ra được 01 thông điệp phù hợp với nội dung truyện (tuân thủ

đạo đức và pháp luật)

Gợi ý: Thông điệp mà người xưa muốn gửi gắm qua câu chuyện này là:

+ Thiên nhiên và cuộc sống con người có mối quan hệ gắn bó thân thiết

+ Thiên nhiên có ảnh hưởng rất lớn đối với cuộc sống con người

+ Con người luôn có khát vọng chinh phục thiên nhiên

Câu 8 HS thực hiện được các yêu cầu sau: Nêu rõ quan điểm của cá nhân (đồng

tình hoặc không đồng tình); Lí giải hợp lí, thuyết phục; Viết đúng dung lượng

Trang 3

TUẦN: 4 TIẾT: 2 (KHTN), 3 – 4 (KHXH)

LUYỆN ĐỌC VĂN BẢN SỬ THI

(Đăm Săn cùng với một người dẫn đường vượt qua rất nhiều khó khăn đã tới được buôn làng của tù trưởng Đăm Par Kvây Đăm Săn được Đăm Par Kvây đón tiếp nồng nhiệt.)

Đăm Par Kvây – Ơ diêng, ơ diêng, rượu tôi đã cột, gà tôi đã đốt, cơm tôi đã

dọn trong mâm đồng chậu thau, xin mời diêng đến ăn cho! Xin hỏi diêng đi có việc gì? Phải chăng đã có kẻ đến đánh diêng tại nhà, vây diêng tại làng, bắt hết trai gái làng diêng đi rồi phải không?

Đăm Săn – Không phải thế đâu, diêng ơi Tôi đi đây chẳng vì công này, cũng

không vì việc nọ Tôi đến rủ diêng, muốn cùng diêng giáp mặt bàn xem chúng ta đi bắt Nữ Thần Mặt Trời có được hay không?

Đăm Par Kvây - Ấy chết, diêng ơi! Rừng này nhiều cọp, đường này nhiều rắn,

không ai vào bắt Nữ Thần Mặt Trời được đâu Đường đi hái cà người ta trồng chông lớn, đường đi hái ớt người ta trồng chông nhỏ, người lớn đi chết đằng người lớn, nhà giàu đi chết đằng nhà giàu, dũng tướng đi chết đăng dũng tướng

Đăm Săn – Người dũng tướng chắc chết mười mươi vẫn không lùi bước há

cũng không vào đó được sao! (Ông Đu, ông Điê nghe được liền đét cho Đăm Săn một đét vào người) Diêng không cho tôi đi, cũng mặc Tôi đã mang theo đây các ngải từng giúp ông chúng tôi chiến thắng, những ngải cho sức mạnh chém tê giác dưới vực, giết hùm beo trên rừng Để xem tê giác, hùm beo có chết dưới mũi giáo lưỡi gươm của Đăm Săn này hay không! Dù diêng có bảo đường đi lắm rết, nhiều

bọ cạp, núi rừng đầy tê giác, hùm beo, chưa từng có ai đi vào đó, tôi cũng không nghe diêng đâu

Đăm Par Kvây - Ối chao! Chết thật đó, diêng ơi! Nước thì nhiều đỉa, rừng thì

nhiều vắt, người ta chưa hề đem nhau đi vào đó bao giờ Ven rừng đầy xương người Trong rừng đầy xương bò, xương trâu Biết bao tù trưởng nhà giàu, biết bao dũng tướng anh hùng đã bỏ mạng nơi đây Rừng Đen đất nhão là nơi đã chôn vùi nhiều

tù trưởng nhà giàu Tôi cột diêng bằng thừng, tôi trói diêng bằng dây, tôi không cho diêng vào đấy đâu Tôi xin cũng cầu phúc cho diêng một lợn, tôi xin tiễn chân diêng một trâu, tôi không cho diêng đi vào rừng thiêng của Nhà Trời đâu Ở đấy, chông lớn nhiều như lông nhím, chông nhỏ nhiều như lông chó, con sóc nhảy vào thân nó cũng khó mà toàn vẹn nữa là

Đăm Săn – Mặc, diêng cứ để tôi làm bàn trang tôi san đường tôi đi Gặp cọp,

tôi sẽ giết cọp Gặp tê giác, tôi sẽ giết tê giác

Đăm Par Kvây - Giữ diêng, diêng không ở Cầm diêng, diêng không dừng Vậy

diêng định đốt đuốc ra đi trong đêm này ư

Trang 4

Đăm Săn – Khắp vùng Ê-đê trên cao, M’nông dưới thấp, khắp tây đông, thử

hỏi còn ai dám chống lại Đăm Săn này, chống lại người tù trưởng giàu mạnh đầu đội khăn nhiễu, vai mang nải hoa này? Tôi không sợ đâu

Đăm Par Kvây - Cột không đừng, giữ không ở, đốt đuốc ra đi giữa canh khuya

Diêng hãy coi chừng kẻo rơi vào rừng cỏ cằn đất nhão Rừng bà Sun Y Rít đó diêng

ơi

Đến đây Đăm Par Kvây quay gót trở về Trời đã nửa đêm, gà đã te te gáy

(Nguyễn Hữu Thấu sưu tầm, biên dịch, chỉnh lí, Khan Đăm Săn và Khan

Đăm Kteh Mlan, tập II, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1 Xác định ngôi kể trong văn bản trên

Câu 2 Theo văn bản, Đăm Săn mong muốn làm việc gì?

Câu 3 Trong văn bản, chi tiết nào chỉ vẻ đẹp của nhân vật Đăm Săn?

Câu 4 Tóm tắt những sự kiện chính trong văn bản trên

Câu 5 Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong

câu văn: “Ở đấy, chông lớn nhiều như lông nhím, chông nhỏ nhiều như lông chó,

con sóc nhảy vào thân nó cũng khó mà toàn vẹn nữa là.”

Câu 6 Thái độ của Đăm Săn trước lời khuyên của Đăm Par Kvây không nên

đi bắt Nữ Thần Mặt Trời?

Câu 7 Từ việc Đăm Săn quyết tâm đi bắt Nữ Thần Mặt Trời, tác giả dân gian

muốn gửi gắm khát vọng gì của người Tây Nguyên xưa?

Câu 8 Qua đoạn văn bản trên, anh/chị rút ra được bài học gì cho bản thân? Câu 1 Ngôi thứ ba

Câu 2 Theo văn bản, Đăm Săn mong muốn đi bắt Nữ thần Mặt Trời

Câu 3 Theo văn bản, chi tiết người tù trưởng giàu mạnh đầu đội khăn nhiễu, vai

mang nải hoa chỉ vẻ đẹp của nhân vật Đăm Săn

Câu 4 Đăm Săn đến nhà Đăm Par Kvây, muốn Đăm Par Kvây cùng mình đi bắt Nữ

Thần Mặt Trời Trước quyết định đó, Đăm Par Kvây đã đưa ra lời khuyên cho Đăm Săn Đăm Săn không run sợ, vẫn kiên quyết đi chinh phục nữ thần Mặt Trời

Câu 5

- Biện pháp tu từ so sánh

- Tác dụng:

+ Làm tăng sức gợi hình gợi cảm

+ Nhấn mạnh vào sự khó khăn, chông gai trên đường chinh phục nữ thần Mặt Trời, đồng thời khắc họa sự mạnh mẽ, ngoan cường của Đăm Săn

Câu 6 Đăm Săn tỏ thái độ kiên quyết, quyết tâm và không run sợ bất kì điều gì Câu 7

- Khát vọng chinh phục thiên nhiên

Trang 5

- Vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống

Câu 8 HS thực hiện được các yêu cầu sau: Nêu rõ bài học của bản thân; Lí giải hợp

lí, thuyết phục

Trang 6

TUẦN 5 TIẾT: 3 (KHTN), 5 – 6 (KHXH)

HƯỚNG DẪN CÁCH VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN (Viết đoạn mở bài, viết đoạn triển khai luận điểm, viết đoạn kết bài)

● Nhận dạng được kiểu bài nghị luận

● Phân biết được các dạng nghị luận (NLXH, NLVH)

● Xác định được kết cấu của từng dạng NL

● Xác định được nội dung mà đề bài yêu cầu

● Lập dàn ý cho bài văn NL theo đúng yêu cầu của đề bài (xây dựng và sắp xếp luận điểm, luận cứ, bằng chứng)

● Vận dụng được các thao tác lập luận trong VBNL để làm rõ vấn đề

● Viết được một VBNL theo đúng yêu cầu

* Hướng dẫn viết đoạn mở, thân, kết của văn bản nghị luận xã hội

a) Mục tiêu: Nhận biết được những thao tác cần làm, những lưu ý khi viết một

văn bản nghị luận xã hội

b) Nội dung: Các thao tác và lưu khi viết đoạn mở, thân, kết của văn bản nghị

* Thực hiện nhiệm vụ học tập: Nhóm HS thảo luận

* Báo cáo, thảo luận: GV mời 1 – 2 nhóm HS trình bày

+ Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần nghị luận

+ Đánh giá khái quát vấn đề (tiêu cực hay tích cực)

Trang 7

Mở rộng bằng cách đi ngược lại vấn đề Đưa ra giả thiết trái ngược với thực trạng của vấn đề sau đó tiến hành phân tích những lợi ích của vấn đề

- Kết bài:

+ Khẳng định lại vấn đề

+ Nêu quan điểm, bài học của bản thân

Viết các đoạn văn văn bản nghị luận xã hội bàn về tầm quan trọng của thay đổi

để thành công

Viết đoạn mở bài:

- Nêu vấn đề cần nghị luận: Thay đổi để thành công

- Thay đổi là một điều quan trọng để dẫn đến thành công

Viết các đoạn trong thân bài:

- Viết đoạn giải thích vấn đề nghị luận:

+ Thay thế những điều tiêu cực, cái cũ bằng những điều tích cực, cái mới + Mang lại những thứ mới lại mà trước đây chưa từng thử

+ Thay đổi bản thân để hòa nhập, phát triển bản thân, hướng đến những điều tốt đẹp, từ đó mang lại sự chín chắn trong nhận thức và hành động

- Viết đoạn bàn luận về tầm quan trọng của vấn đề nghị luận:

+ Thay đổi giúp chúng ta tìm được hạnh phúc, niềm vui, cuộc sống trở nên thú vị và đặc biệt là tìm được sự thành công

+ Thay đổi để không dậm chân tại chỗ, không còn cuộc sống trì trệ

+ Xã hội ngày càng tiến bộ nên phải thay đổi để đáp ứng được yêu cầu của công việc, của xã hội

+ Có kinh nghiệm trong cuộc sống để vượt qua các khó khăn thử thách

+ Khẳng định được giá trị của bản thân

- Viết đoạn mở rộng vấn đề: Những cá nhân không dám thay đổi, chỉ mãi dậm chân

tại chỗ với những điều quen thuộc, nhàm chán Những cá nhân thay đổi theo hướng tiêu cực, làm trì trệ sự phát triển của bản thân và con người; chỉ biết trục lợi cho bản thân mà dẫn đến những hậu quả tai hại cho gia đình và xã hội → cần lên án, phê phán

Viết đoạn kết bài: Khẳng định lại tầm quan trọng của việc thay đổi để thành công

và nêu bài học bản thân

Trang 8

TUẦN: 6 Tiết: 3 (KHTN), 7 – 8 (KHXH)

LUYỆN TẬP VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ MỘT TRUYỆN KỂ

Hãy viết một bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của một truyện cổ tích Việt Nam mà em yêu thích

*Dàn ý tham khảo cho truyện cổ tích Tấm Cám

- Mở bài: Giới thiệu được truyện kể Tấm Cám, nêu được nội dung chính (kể về

cuộc đời nhân vật Tấm và những lần vượt qua khó khăn, vươn lên đi tìm hạnh phúc); định hướng của bài viết

- Thân bài:

+ Luận điểm 1: Chủ đề của truyện: Sức mạnh của cái thiện chiến thắng cái ác

qua cuộc đấu tranh không khoan nhượng đến cùng, chiến thắng ấy thể hiện niềm tin của nhân dân với tinh thần lạc quan và ước mơ về một xã hội công bằng

Dẫn chứng: Những lần Tấm vượt lên hoàn cảnh khó khăn, hoàn thành những

nhiệm vụ mà mẹ kế đưa ra và những lần hóa thân của Tấm Sự hóa thân của Tấm thể hiện sức sống trỗi dậy mãnh liệt trước sự vùi dập của kẻ ác

Đánh giá: Đây là chủ đề quen thuộc, đặc trưng trong thể loại truyện cổ tích,

tác phẩm gần với chủ đề này là Cây tre trăm đốt

+ Luận điểm 2: Những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật:

● Cốt truyện li kì, hấp dẫn với những mâu thuẫn, xung đột ngày càng quyết liệt

Dẫn chứng: Mâu thuẫn xung đột được chia thành 2 giai đoạn từ khi Tấm

ở chung với mẹ con Cám (mâu thuẫn vì sự tranh giành những đồ dùng có giá trị vật chất nhỏ đến giá trị tinh thần – mâu thuẫn gia đình) � Tấm trở thành vợ vua (mâu thuẫn tranh giành địa vị - mâu thuẫn xã hội)

● Xây dựng nhân vật theo hai tuyến đối lập

Dẫn chứng: Cám, mẹ Cám: độc ác, lười nhác – cái xấu, cái ác, cái phản

diện >< Tấm: hiền lành, chăm chỉ - cái đẹp, cái tốt, lương thiện

● Sử dụng các yếu tố, chi tiết tưởng tượng kì ảo

Dẫn chứng: Nhân vật Bụt cùng với những con vật giúp đỡ Tấm (cá bống,

gà, chim sẻ); 4 lần hóa thân của Tấm (chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị)

+ Nhận xét về nội dung, hình thức nghệ thuật của truyện: Chủ đề hướng mọi người đến với cái thiện, bài trừ cái ác Kết cấu quen thuộc của truyện cổ tích là người nghèo khổ, bất hạnh trải qua nhiều hoạn nạn cuối cùng cũng được hưởng hạnh phúc Nghệ thuật đa dạng, đặc sắc nhằm làm nổi bật giá trị của nhân vật Tấm, đề cao cái tốt đẹp, hướng tới Chân – Thiện – Mĩ

Trang 9

- Kết bài: Khẳng định lại giá trị của chủ đề và hình thức nghệ thuật của truyện kể; nêu ý nghĩa của tác phẩm đối với bản thân và người đọc

Trang 10

và rất nhiều sao để chiếu rọi cho khô ráo và cho sáng Về sau vì loài người sợ rằng những thứ đó rơi xuống có thể làm nguy hại trần gian nên xin Chử Lầu cất đi nhưng Chử Lầu không cất, chỉ làm thêm một cái màng xanh ngăn giữa đất và tinh cầu 2 để cho loài người an tâm Mười mặt trời là nữ, chín mặt trăng là nam được Chử Lầu cho một cái hồn vào miệng và thổi hơi cho hoạt động Những tinh cầu ấy hun đốt trong bảy năm liền Trong thời gian đó, chỉ có ngày mà không có đêm

Khi đất đã khô ráo, Chử Lầu làm ra mọi thứ cỏ cây, muôn vật và người Con người do Chử Lầu dùng đất nặn thành, cho hồn vào bụng, tiếng nói ở cổ họng và thổi hơi vào cho sống Mọi vật phát triển rất chóng, chả mấy lúc mà đầy cả mặt đất Nhưng vì nóng quá, con người bèn chặt cây lớn làm cung tên khổng lồ, bắn vào các mặt trời và mặt trăng Chín mặt trời và tám mặt trăng trúng tên tắt ngay còn hai cái nữa trốn thoát

Trong khoảng đó có đêm không ngày người ta sống trong cảnh đen tối, lạnh lẽo Họ cố nài các mặt trời và mặt trăng trở lại nhưng chúng không nghe Các giống vật cử cọp đi gọi nhưng cũng không được Sau bảy năm, nhờ có gà gọi mãi đến lần thứ bảy, bọn chúng mới chịu trở về, Chử Lầu thưởng cho gà cái mào đỏ vì có công trạng ấy

Con người lúc đó sống đến 900 tuổi, đến hạn cũng chết, nhưng được vào vườn Din-giang-ca 3 của Chử Lầu Ở đó trong mười hai ngày tự nhiên lột da, sống và trẻ lại rồi trở về nhà cũ Nhưng có một nhà nọ, nàng dâu xích mích với mẹ chồng, thường hắt hủi xỉ vả nên mẹ chồng giận quyết ở tại vườn Din-giang-ca không về Ở đây bà ăn quả đào trắng, uống nước suối, phạm vào lệnh cấm của Chử Lầu, làm cho Chử Lầu giận, bèn cấm loài người không được đến vườn của mình nữa Từ đó, loài người hễ chết là chết luôn

Lúc đó công việc làm đồng rất nhẹ nhàng Cỏ không có, cây cối tự nhiên mọc

và có quả Ngô ăn được cả lá Người ta chỉ mất công gieo ngô và lúa là có ăn Mỗi lần lúa chín tự nhiên nó bay về, không phải gặt Nhưng có một người kia phần việc

là mang cơm ra đồng cho mọi người ăn, thấy nhóm mình làm việc quá chóng: vừa

1 Chử Lầu: như Ngọc Hoàng trong thần thoại của người Kinh (Việt)

2 Tinh cầu: ngôi sao

3 Din-giang-ca: tức “thiên đường” theo quan niệm của thần thoại

Trang 11

đặt cơm ở chỗ này thì họ đã tiến cách đó rất xa Người ấy bèn xin Chử Lầu hiện cỏ

ra mặt đất để cho công việc chậm lại Chử Lầu nghe lời Vì thế từ đó công việc đồng áng chật vật Lại có một nhà khác có người đàn bà nhác 4 không chịu quét dọn nhà cửa để đón lúa nên lúc lúa bay về thấy bẩn thỉu bèn rủ nhau từ đấy quyết không tự

về nữa

[…]

(Theo Bùi Văn Nguyên, Đỗ Bình Trị, Tư liệu tham khảo văn học Việt Nam,

tập I, Văn học dân gian, phần III, NXB Giáo dục, 1976, tr.93-96)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1 Xác định nhân vật chính trong văn bản trên

Câu 2 Trong truyện, sau khi sáng tạo ra trời đất, Chử Lầu đã tạo ra gì để chiếu

rọi cho khô ráo và cho sáng?

Câu 3 Theo văn bản, vì sao gà được Chử Lầu thưởng cho cái mào đỏ?

Câu 4 Dựa vào văn bản, anh/chị hãy cho biết mục đích của người xưa khi sáng

tạo ra truyện Chử Lầu

Câu 5 Theo anh/ chị, có thể lược bỏ những chi tiết “Nhưng vì nóng quá, con

người bèn chặt cây lớn làm cung tên khổng lồ, bắn vào các mặt trời và mặt trăng Chín mặt trời và tám mặt trăng trúng tên tắt ngay còn hai cái nữa trốn thoát.” trong

văn bản được không? Vì sao?

Câu 6 Thông qua câu chuyện, tác giả dân gian muốn gửi gắm những khát vọng

gì của người xưa?

Câu 7 Từ nội dung văn bản Chử Lầu, anh/ chị hãy rút ra bài học có ý nghĩa

đối với bản thân mình và lý giải

Câu 8 Qua văn bản Chử Lầu, anh/ chị có suy nghĩ gì về vẻ đẹp của con người

Câu 1 Nhân vật chính trong văn bản: Chử Lầu

Câu 2 Để chiếu rọi cho khô ráo và cho sáng trời đất, Chử Lầu đã tạo ra 10 mặt trời,

9 mặt trăng và rất nhiều sao

Câu 3

- Gà được Chử Lầu thưởng cho cái mào đỏ vì gà gọi đến lần thứ bảy thì các mặt trời

và mặt trăng mới chịu trở về

- Gà được Chử Lầu thưởng cho cái mào đỏ vì công trạng

4 Nhác: lười biếng

Trang 12

Câu 4 Mục đích người xưa sáng tạo ra truyện Chử Lầu:

- Giải thích nguồn gốc vũ trụ, muôn vật và con người

- Giải thích vì sao loài người “sống có hạn, chết có kì” và vì sao con người phải làm lụng vất vả

Câu 5

- Không thể lược bỏ những chi tiết “Nhưng vì nóng quá, con người bèn chặt cây lớn

làm cung tên khổng lồ, bắn vào các mặt trời và mặt trăng Chín mặt trời và tám mặt trăng trúng tên tắt ngay còn hai cái nữa trốn thoát.”

- Gợi ý lý giải: Vì đây là những chi tiết thể hiện sức mạnh của con người, con người muốn chinh phục thiên nhiên; đồng thời ca ngợi tài năng, ý chí của người xưa; đảm bảo tính chỉnh thể tác phẩm, sự mạch lạc cho câu chuyện, …

Câu 6 Thông qua câu chuyện, tác giả dân gian gửi gắm khát vọng của người xưa:

giải thích các hiện tượng tự nhiên; chinh phục tự nhiên; thể hiện lòng biết ơn, sự tôn kính đối với vị thần sáng tạo ra sự sống; mơ ước về một cuộc sống hạnh phúc, ấm no; …

Câu 7 Rút ra bài học có ý nghĩa đối với bản thân: cần có khát vọng, sự kiên trì; có

tấm lòng yêu thương, bao dung; chăm chỉ làm việc; …

Câu 8 Vẻ đẹp của con người thời cổ:

- Con người có khát vọng thay đổi tất cả, muốn chế ngự tự nhiên, muốn nâng cao điều kiện vật chất, muốn kéo dài cuộc sống trần tục…

- Điều này cho thấy thái độ sống tích cực, tinh thần lạc quan của con người

Trang 13

Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may

Áo em sơ ý cỏ găm đầy Lời yêu mỏng mảnh như màu khói,

Ai biết lòng anh có đổi thay?

(Hoa cỏ may, Thơ Xuân Quỳnh, Kiều Văn chủ biên, NXB Đồng

Nai, 1997)

Thực hiện các yêu cầu sau :

Câu 1 Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2 Xác định đề tài của bài thơ trên

Câu 3 Khung cảnh mùa thu được thể hiện qua những hình ảnh nào trong đoạn thơ

Câu 4 Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu thơ “Lời yêu mỏng mảnh

như màu khói”?

Câu 5 Bài thơ thể hiện tâm trạng, cảm xúc gì của nhân vật trữ tình?

Câu 6 Các từ láy “ngẩn ngơ”, “xao xuyến” nhằm diễn tả điều gì?

Câu 7 Nhận xét của anh/chị về bức tranh thu

Câu 8 Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình “em” trong

bài thơ Trình bày từ 5 đến 7 dòng

1 Thể thơ 7 chữ

2 Đề tài tình yêu

Trang 14

3 Các hình ảnh: cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ

4 - Làm cho câu thơ gợi hình, gợi cảm hoặc tạo nhịp điệu cho câu thơ

- Nhấn mạnh tâm trạng lo âu, suy tư của tác giả với những dự cảm về tình yêu tan

vỡ

5 Cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến khi đất trời vào thu và những lo âu, trăn trở, dự

cảm về hạnh phúc, tình yêu

6 Diễn tả những thay đổi bỡ ngỡ của thiên nhiên vạn vật, thời gian và sự lưu luyến

của lòng người khi mùa thu đến

7 Bức tranh mùa thu: thơ mộng, mơ màng với vẻ đẹp nhẹ nhàng, êm dịu của thiên

nhiên trong tiết trời thu

8 - Tâm hồn nhân vật trữ tình “em”: nhạy cảm tinh tế cảm nhận sự đổi thay của

thiên nhiên đất trời

- Tâm hồn đa cảm với những dự cảm lo âu tình yêu hạnh phúc tan vỡ

- Khao khát mãnh liệt hạnh phúc giản dị đời thường

Đọc bài thơ sau:

TUỔI THƠ

Trong giấc ngủ của con

Đỏ ối trời hoa gạo

Nhớ mẹ nhớ bà những năm giông bão

Mùi rơm rạ huây hoai

Mùi bùn non ngây ngái

Tuổi thơ con lấm láp bãi bồi

Cho chuồn ngô cắn rốn

Tưởng sông Hồng hẹp hơn

Thân chuối lạc đã vớt con lúc đuối

Trong giấc ngủ của con

Đỏ rát trời đạn lửa

Thương mẹ thương bà những năm chiến tranh

Tất tả gánh gồng xuôi ngược

Cháu con một đầu, nồi chảo một đầu

Con ngồi hát giữa chập cheng xoong chậu

Con đâu hay bà và mẹ khóc thầm Tưởng khóc thế là chiến tranh mau hết Nhưng bom đạn dường như không cần biết Trong giấc ngủ của con

Không có bà Tiên, cô Tấm Chỉ có u u những hồi còi báo động

Và chiếc chạc xoan muốn được hóa nỏ thần Chỉ là giấc mơ thôi nhưng bà, mẹ vẫn tin Cái khao khát thơ ngây cũng giúp người lớn sống Đất nước trường tồn từ chắt chiu hy vọng

Trong mỗi căn hầm

Có tiếng dế tuổi thơ con!

(Trương Nam Hương, Viết tặng những mùa xưa, NXB Thanh niên 1999)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1 Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2 Nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là ai?

Câu 3 Trong giấc ngủ của con không xuất hiện những hình ảnh nào?

Trang 15

Câu 4 Anh/chị hiểu gì về tuổi thơ của người con trong những câu thơ sau?

Mùi rơm rạ huây hoai Mùi bùn non ngây ngái Tuổi thơ con lấm láp bãi bồi Cho chuồn ngô cắn rốn

Câu 5 Hình ảnh tương phản “Con ngồi hát giữa chập cheng xoong chậu” với hình

ảnh bà và mẹ “tất tả gánh gồng xuôi ngược”, “khóc thầm” trong những năm chiến

tranh đã thể hiện điều gì về tâm hồn người con?

Câu 6 Câu thơ “Trong giấc ngủ của con” được lặp lại 3 lần đóng vai trò gì trong

cấu tứ của bài thơ?

Câu 7 Từ những câu thơ:

Trong giấc ngủ của con Không có bà Tiên, cô Tấm Chỉ có u u những hồi còi báo động

anh/chị có suy nghĩ gì về tuổi thơ của những đứa trẻ lớn lên trong thời chiến tranh

Câu 8 Theo anh/chị, “cái khao khát thơ ngây” có giúp mỗi người vượt lên những

khó khăn, thử thách của cuộc sống hay không? Vì sao?

Trang 16

TUẦN: 9 TIẾT: 7 (KHTN), 13 – 14 (KHXH)

LUYỆN TẬP VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ MỘT BÀI THƠ

Có một nghề như thế - Đinh Văn Nhã *

Có một nghề bụi phấn bám đầy tay

Người ta bảo đó là nghề trong sạch nhất

Có một nghề không trồng cây vào đất

Mà mang lại cho Đời đầy “trái ngọt hoa tươi”!

Có một nghề rèn luyện cả đời người

Để mang lại sự tốt tươi cho thiên hạ

Có một nghề thật đớn đau nghiệt ngã

Để mang tặng cho Đời những Tài tử Giai nhân

Lặn lội cả đời nhả kén tơ ươm

Cho loài Người được khoác lụa vàng óng ả!

Có một nghề vượt bao khó khăn cao cả

Để rèn luyện cho Đời những nguồn lực vô biên

Có một nghề luôn đào tạo những “Tài, Hiền”

Cho đất nước được bình yên thịnh vượng!

Có một nghề luôn tạo niềm vui sướng

Cho bao người đạt sự nghiệp thăng hoa

Có một nghề từ sáng đến chiều tà

Dạy dỗ học trò miệt mài không ngơi nghỉ

Có một nghề ngay từ trong suy nghĩ

Nhận trách nhiệm với Đời,

Làm Thầy của cả những bậc Vĩ nhân!

Có một nghề cũng có lúc quên thân

Mang con chữ gieo vần nơi heo hút

Có một nghề bỏ tiền lương mua giấy bút

Dạy các em thơ xứ Mèo Vạc vùng cao

Xua nắng Hè Thu, cõng gió Đông vào

Thổi mát rượi những ngày Hè oi bức!

Có một nghề cứ mỗi khi thức giấc

Đã nghĩ nặng tình về thế hệ mai sau

Nguyên khí Quốc Gia sẽ trôi dạt về đâu?

Khi Hiền Tài không được nuôi trồng chăm bón!

Ôi Trời Đất giao cho ngành ta trọng trách lớn

Nghiệp mênh mang mà chức sắc lại cỏn con!

Trang 17

Ta luôn ước mơ cho Đất nước được vuông tròn

Thoát địch họa và tai ương rình rập

Phải gắng xây một lâu đài vững chắc

Cho Tổ Quốc được yên vui, Thế giới được thái bình

Cho Quê hương ta trong đó có mình

Được hưởng trọn quang vinh ấm no hạnh phúc!

Nghề Nhà Giáo được vinh danh tiến bước

Cùng mọi nghề xây mực thước cho đời

Cho Thiên hạ mãi mãi xanh tươi

Cho cuộc sống được đổi đời oanh liệt

Cho thế gian ai ai cũng nhận biết

Nghề Giáo là Thầy giúp đất nước được thăng hoa!

* Tác giả bài thơ chính là Giáo sư – Viện sĩ, TSKH, Nhà giáo Ưu tú Đinh Văn Nhã

- một nhà khoa học lớn có ảnh hưởng không chỉ trong nước mà với quốc tế với nhiều giải thưởng, nhiều công trình khoa học được vinh danh Ông cũng là người rất tâm

huyết, đóng góp nhiều cho sự nghiệp giáo dục và viết văn, làm thơ Bài thơ Có một

nghề như thế được Giáo sư Đinh Văn Nhã sáng tác vào ngày 6/1/2017, nhằm vinh

danh những người làm nghề giáo – những người thầy, người cô không ngại khó khăn, vất vả vẫn miệt mài sự nghiệp “trồng người”

Anh/Chị hãy viết một bài văn nghị luận xã hội phân tích, đánh giá đặc sắc nghệ thuật của 8 câu thơ đầu tiên trong bài thơ trên

+ Bốn câu thơ đầu: Giá trị, phẩm chất của nghề giáo và sự trân trọng sứ mệnh cao

cả thiêng liêng của nghề giáo

+ Bốn câu sau: Sự cống hiến và những những hy sinh thầm lặng của nghề giáo + Đặc sắc nghệ thuật: Lối thơ tự do hiện đại mà thi vị, tình cảm, biện pháp điệp cấu trúc, ẩn dụ,…; cách gieo vần chân, vần lưng; giọng da diết, thiết tha

3 Kết bài: Đánh giá lại giá trị của đoạn thơ + Suy nghĩ, cảm nhận, tác động/bài học

mà bản thân rút ra

Trang 18

TUẦN: 10 TIẾT: 8 (KHTN), 15 – 16 (KHXH)

LUYỆN TẬP ĐỌC VĂN BẢN THÔNG TIN

Đọc văn bản:

LỄ CÚNG THẦN LÚA CỦA NGƯỜI CHƠ-RO

Người Chơ-ro, còn gọi là người Đơ-ro, Châu Ro, là một trong những tộc người

có mặt sớm nhất trên vùng đất Đồng Nai Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro thể hiện mối giao hoà, gắn bó giữa con người và thiên nhiên, cùng ước mơ về cuộc sống

ấm no, hạnh phúc Đây cũng được xem là Tết của người Chơ-ro

Lễ cúng Thần Lúa (lễ Sa Yang Va) là lễ hội truyền thống của người Chơ-ro được tổ chức định kì hằng năm, thường diễn ra từ ngày 15 đến 30 tháng 3 âm lịch, sau khi thu hoạch Đây là lễ hội lớn nhất của cộng đồng, là dịp để đồng bào Chơ-ro

tạ ơn thần linh đã cho một mùa bội thu, cầu xin mưa thuận gió hoà để mùa vụ năm sau nhà nhà được no đủ

Lễ cúng bắt đầu bằng việc làm cây nêu Trong lễ cúng Thần Lúa, cây nêu là biểu trưng nhiều ý nghĩa, thể hiện mối giao hoà giữa con người với thần linh, sự giao cảm của con người với con người và những ước vọng chính đáng về cuộc sống

ổn định, phồn vinh

Cây nêu làm từ cây vàng nghệ, thân buộc lá dứa Ngọn của cây nêu có hình bông lúa lớn, phía trên gắn chùm lúa nhiều hạt và bốn tia toả ra bốn hướng: hai tia gắn lông chim chèo bẻo (biểu tượng cho sự mạnh mẽ, khôn ngoan); hai tia gắn lông

gà (biểu tượng cho sự sung túc của gia chủ)

Buổi sáng, những người phụ nữ Chơ-ro đi rước hồn lúa Trước khi vào nghi thức cũng chính, người phụ nữ lớn tuổi trong nhà mang gùi; ra rẫy Đến chỗ lúa để dành cúng thần, bà vái các thần linh trước rồi cắt bụi lúa đem về Những bông lúa này được dùng để trang trí trên bàn thờ

Lễ cúng thường bắt đầu vào buổi trưa, sau khi mọi việc chuẩn bị hoàn tất Lễ vật cúng Thần Lúa gồm có gà, heo, rượu cần, những bông lúa, hoa quả, nhiều loại

Trang 19

bánh như bánh giầy mè đen, bánh tét Rượu cần để cúng được làm từ gạo trên rẫy của gia chủ, không được vay mượn hoặc mua

Già làng hoặc chủ nhà đảm trách việc đọc lời khấn, trình bày tấm lòng thành của gia chủ cầu mong được thần linh phù hộ cho sức khỏe, ban cho mùa màng tươi tốt, cây lắm trái, lúa nhiêu hạt

Trong suốt quá trình làm lễ, khi tiếp chuyện với thần và khi khấn vái đều có nhạc đệm của dàn cồng chiêng Vì thế, các nghi thức trong phần lễ vừa tạo nên bầu không khí thiêng liêng vừa thể hiện sự gắn bó, gần gũi giữa thần linh, thiên nhiên,

vũ trụ và con người

Khi cúng xong, mọi người trở lên nhà sàn chính để dự tiệc Mở đầu buổi tiệc, theo truyền thống mẫu hệ, người phụ nữ lớn tuổi nhất trong gia đình sẽ uống ly rượu đầu tiên, sau đó mới mời khách theo thứ bậc tuổi tác Trong thời gian dự tiệc, mọi người vừa ăn uống vui vẻ, vừa nhảy múa, ca hát trong âm thanh trầm bổng, dặt dìu của dàn cồng chiêng và nhiều nhạc cụ dân tộc khác như đàn tre, kèn môi, kèn lúa, Thật tưng bừng, náo nhiệt!

Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro là một nét sinh hoạt văn hoá độc đáo, góp phần làm phong phú di sản văn hoá của dân tộc Qua lễ hội tôi cảm nhận rõ sự gắn

bó ân tình giữa con người với thiên thiên, lòng biết ơn của con người với những món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng

(Theo Văn Quang, Văn Tuyên, Lễ cúng Thần Lúa Sa Yang Va của người

Chơ-ro, Báo ảnh Dân tộc và miền núi, ngày 4/4/2007)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1 Những dấu hiệu nào trong văn bản giúp em nhận biết Lễ cúng Thần Lúa

của người Chơ-ro là một văn bản thông tin?

Câu 2 Nêu các hoạt động chính trong lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro

Các hoạt động ấy được liệt kê theo trình tự nào?

Câu 3 Chỉ ra một đoạn văn có lồng ghép yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn

bản

Câu 4 Đề tài của văn bản trên là gì? Dựa vào yếu tố nào để nhận biết điều đó?

Theo em văn bản này được viết nhằm mục đích gì?

Câu 5 Em nhận ra những thông tin nào của nội dung văn bản trong hình ảnh

minh họa?

Câu 6 Văn bản Lễ cúng thần lúa của người Chơ-ro giúp em hiểu gì về mối

quan hệ giữa con người và thiên nhiên?

Câu 7 Từ văn bản trên, em có suy nghĩ gì ý nghĩa của các lễ hội trong đời sống

tinh thần của người Việt Nam?

Câu 8 Quan điểm của người viết được thể hiện như thế nào trong văn bản?

Em có đồng tình với quan điểm đó không?

Trang 20

Gợi ý câu trả lời:

Câu 1 Những dấu hiệu trong văn bản giúp nhận biết Lễ cúng Thần Lúa của người

Chơ-ro là một văn bản thông tin: dựa vào nhan đề và sapo Văn bản này thuật lại

đầy đủ những thông tin, sự kiện của lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro như:

● Giới thiệu thời gian, địa điểm lễ hội

● Những chi tiết, sự vật xuất hiện trong lễ hội

● Diễn biến và kết thúc lễ hội

● Vai trò, ý nghĩa của lễ hội trong cuộc sống

Câu 2 Các hoạt động chính trong lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro:

● Làm cây nêu

● Phụ nữ đi rước hồn lúa

● Già làng hoặc chủ nhà đọc lời khấn

● Khi cúng xong, mọi người lên nhà sàn dự tiệc

Các hoạt động ấy được liệt kê theo trình tự thời gian diễn ra buổi lễ

Câu 3 Đoạn văn có lồng ghép yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản:

Khi cúng xong, mọi người trở lên nhà sàn chính để dự tiệc Mở đầu buổi tiệc, theo truyền thống mẫu hệ, người phụ nữ lớn tuổi nhất trong gia đình sẽ uống li rượu đầu tiên, sau đó mới mời khách theo thứ bậc tuổi tác Trong thời gian dự tiệc, mọi người vừa ăn uống vui vẻ, vừa nhảy múa, ca hát trong âm thanh trầm bổng, dặt dìu của dàn cồng chiêng và nhiều nhạc cụ dân tộc khác như đàn tre, kèn môi, kèn lúa, Thật tưng bừng, náo nhiệt!

Câu 4 Đề tài của văn bản trên là: lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro Dựa vào yếu

tố: nhan đề, sapo và nội dung văn bản Văn bản này được viết nhằm mục đích cung cấp thông tin cho người đọc, để người đọc có thêm hiểu biết về văn hóa, phong tục của vùng miền địa phương

Câu 5 Những thông tin của nội dung văn bản trong hình ảnh minh họa ở phần mở

đầu em quan sát được là:

● Già làng hoặc gia chủ đang thực hiện nghi lễ cúng Thần Lúa

● Bàn lễ có gà, rượu, những bông lúa

● Cây nêu trước bàn lễ có thân buộc lá dứa, ngọn cây có gắn lông chim chèo bẻo, lông gà tỏa ra bốn hướng

Câu 6 Văn bản Lễ cúng thần lúa của người Chơ-ro giúp em hiểu: thiên nhiên và

con người có mối quan hệ gắn bó, khăng khít Thiên nhiên cung cấp những giá trị vật chất, tinh thần để giúp đời sống con người đầy đủ hơn Ngược lại, con người biết

ơn, chăm sóc thiên nhiên thì sẽ nhận được những giá trị tốt đẹp mà thiên nhiên đem lại

Ngày đăng: 29/10/2024, 11:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w