Đây là những con số đầy tham vọng, thể hiện cam kết của hãng đối với sự pháttriển bền vững và khả năng cạnh tranh trong bối cảnh thị trường hàng không đầy biến động.Ngoài ra, Vietjet cũn
Trang 1Cấu trúc bài báo cáo cuối kỳ:
Kinh tế học tài chính
I) Sơ lược về công ty:
a) Các thông tin cơ bản
Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (VJC), hay còn gọi là Vietjet Air, là hãng hàng không tưnhân đầu tiên của Việt Nam, được thành lập vào năm 2007 với sự góp mặt của ba cổ đông chủchốt: Tập đoàn T&C, Sovico Holdings, và HDBank Khởi đầu với vốn điều lệ 600 tỷ đồng,tương đương 37,5 triệu USD, Vietjet đã phát triển theo mô hình hàng không giá rẻ (Low-CostCarrier - LCC), nhắm đến việc cung cấp chuyến bay nội địa và quốc tế với giá cả hợp lý cho mộtlượng lớn hành khách
Sau hơn một thập kỷ hoạt động, Vietjet đã khẳng định được vị trí của mình trong ngành hàngkhông cả nước và khu vực, hiện đang giữ vị trí thứ hai trong thị phần vận tải hành khách nội địavới 41% và đứng đầu về vận tải hành khách quốc tế với 55% Vào năm 2017, Vietjet đã chínhthức niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) với mã chứng khoán
là VJC Hiện nay, tổng vốn điều lệ của công ty đã đạt 5.416 tỷ đồng, tương ứng với 541.669.988
cổ phần, mỗi cổ phần có giá 10.000 VND
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, đã dẫn dắt Vietjet trải qua nhiều cộtmốc quan trọng, mở rộng thị trường quốc tế và đổi mới các dịch vụ để phục vụ nhu cầu hànhkhách tốt nhất
b) Hoạt Động Kinh Doanh:
Vietjet Air cung cấp các dịch vụ hàng không thương mại đa dạng, từ các chuyến bay nội địa chođến những chuyến bay quốc tế đến nhiều điểm đến ở châu Á như Thái Lan, Nhật Bản, HànQuốc, Trung Quốc, Singapore và Úc Vietjet áp dụng chiến lược hàng không giá rẻ, hướng đếnviệc phục vụ đông đảo khách hàng phổ thông với mức giá hợp lý, đồng thời không ngừng cảitiến các dịch vụ bổ sung nhằm tối ưu hóa trải nghiệm hành khách
Vietjet sở hữu một đội bay hiện đại với hơn 80 máy bay thuộc dòng Airbus A320 và A321, hoạtđộng trên hơn 140 đường bay, trong đó có 103 đường bay quốc tế Ngoài dịch vụ vận tải hànhkhách, Vietjet còn đẩy mạnh mảng vận chuyển hàng hóa, cung cấp các giải pháp vận tải linh hoạt
Trang 2và hiệu quả cho các đối tác doanh nghiệp lớn Trong năm 2023, hoạt động vận tải quốc tế củaVietjet đã tăng trưởng mạnh mẽ, góp phần đáng kể vào doanh thu của công ty.
c) Định Hướng Phát Triển:
Vietjet đặt tham vọng trở thành một trong những hãng hàng không hàng đầu khu vực châu Á Thái Bình Dương Để hiện thực hóa mục tiêu này, công ty tập trung mở rộng mạng lưới đườngbay quốc tế tới các thị trường chiến lược như Úc, Nhật Bản và Hàn Quốc Song song với việc mởrộng, Vietjet cũng tăng cường đội bay bằng các loại máy bay hiện đại và áp dụng công nghệ tiêntiến nhằm tối ưu hóa hiệu quả vận hành và giảm thiểu chi phí
-Dự kiến trong năm 2024, doanh thu thuần của Vietjet sẽ đạt 50.000 tỷ đồng, tương đương mứctăng 15% so với năm trước, trong khi lợi nhuận sau thuế dự kiến sẽ đạt 5.500 tỷ đồng, tăng 12%
so với năm 2023 Đây là những con số đầy tham vọng, thể hiện cam kết của hãng đối với sự pháttriển bền vững và khả năng cạnh tranh trong bối cảnh thị trường hàng không đầy biến động.Ngoài ra, Vietjet cũng chú trọng phát triển các dịch vụ bổ trợ như chương trình SkyJoy và dịch
vụ Bay trước - trả sau, nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng và gia tăng sự trung thành Nhữngsáng kiến này không chỉ giúp Vietjet thu hút thêm khách hàng mà còn củng cố vị thế trên thịtrường quốc tế Theo Global Travel Media, đây là những yếu tố quan trọng giúp Vietjet khẳngđịnh vai trò quan trọng của mình trong ngành hàng không khu vực
Trong tương lai, hãng tiếp tục hướng đến việc đầu tư vào các công nghệ mới, gia tăng số lượngmáy bay tiết kiệm nhiên liệu và mở rộng các dịch vụ giá trị gia tăng, qua đó củng cố vị thế trêntrường quốc tế, đồng thời duy trì sự phát triển bền vững và hiệu quả trong dài hạn
II) Tổng quan về nền kinh tế:
a) Nền kinh tế thế giới:
Giai đoạn 2021-2025 là những năm nền kinh tế thế giới chịu nhiều khó khăn Đại dịch Covid-19
đã làm cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy giảm, thậm chí có năm tăng trưởng âm (năm 2020).Bước sang năm 2021 và năm 2022, nền kinh tế chưa kịp phục hồi sau đại dịch thì lại bị ảnhhưởng tiêu cực bởi sự bất ổn chính trị với tâm điểm là hai cuộc xung đột quân sự giữa Nga -Ukraine và giữa Israel - Hamas.Kinh tế thế giới sáu tháng đầu năm 2024 gặp nhiều rủi ro, bất ổn,
Trang 3tác động tiêu cực đến tăng trưởng bền vững Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày cànggay gắt, gia tăng căng thẳng địa chính trị, xung đột quân sự leo thang ở một số quốc gia làm suyyếu hệ thống thương mại đa phương, cản trở đầu tư, gây bất định cho cả sản xuất và tiêu dùng,đồng thời làm tăng biến động tài chính Bên cạnh đó, tần suất và mức độ nghiêm trọng của thiêntai đã tăng lên theo thời gian và còn tiếp tục tăng hơn nữa do biến đổi khí hậu đã đe dọa an ninhlương thực, an ninh năng lượng, bất ổn xã hội… Vì lẽ đó, nhiều tổ chức quốc tế cho rằng, tăngtrưởng kinh tế toàn cầu giai đoạn này đạt thấp và dự báo đến năm 2025 mới có xu hướng phụchồi nhẹ
Nhiều nước đang phải đối mặt với lạm phát cao, do chi phí năng lượng tăng, gián đoạn chuỗicung ứng và các yếu tố khác Ngoài ra cũng chịu áp lực từ nợ công gia tăng, đe dọa đến khả năngtài chính và chi tiêu công.Chiến tranh ở Ukraine đã làm gia tăng lo ngại về an ninh năng lượng,ảnh hưởng đến giá cả và nguồn cung toàn cầu
b) Nền kinh tế Việt Nam:
Nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ trong những thập kỷ qua, từ một nền kinh
tế kế hoạch hóa tập trung sang một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.iệt Nam
đã duy trì mức tăng trưởng GDP cao, thường trên 6% mỗi năm trong thập kỷ qua, nhờ vào cáccải cách kinh tế và hội nhập quốc tế Nhờ có nền tảng vững chắc, nền kinh tế Việt Nam đã thểhiện sức chống chịu đáng kể trong những giai đoạn khủng hoảng Tăng trưởng kinh tế dự kiến sẽđạt 5,5% vào năm 2024, tăng từ mức 5% vào năm 2023, nhờ nhu cầu toàn cầu tăng và niềm tincủa người tiêu dùng trong nước được khôi phục Tăng trưởng GDP thực dự kiến sẽ phục hồitrong ba năm tới, đạt mức trung bình trước đại dịch vào năm 2026
Với tỉ lệ tăng trưởng ở mức 2,5% đến 3,5% mỗi năm trong suốt 30 năm qua, ngành nông nghiệp
đã hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an ninh lương thực Năm 2020 nông nghiệp đóng góp14% cho GDP và 38% việc làm, năm 2021 xuất khẩu đạt hơn 48 tỷ USD giữa thời điểm đại dịchCOVID-19 Dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch, nền kinh tế đã phục hồi nhanh chóng, với nhiều lĩnhvực như sản xuất, xuất khẩu và du lịch đang dần hồi phục trong đó có ngành hàng không Nềnkinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, mở ra cho ngành hàng không nhiều cơ hội,điều kiện thuận lợi phát triển: Việt Nam ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn cho du kháchquốc tế, tạo điều kiện cho ngành hàng không phát triển, ứng dụng công nghệ tiên tiến giúp nâng
Trang 4cao hiệu quả hoạt động và trải nghiệm khách hàng Bên cạnh đó, chính phủ đang đầu tư mạnhvào mở rộng và nâng cấp sân bay, giúp cải thiện khả năng phục vụ và kết nối, tham gia vào nhiềuhiệp định thương mại tự do giúp mở rộng thị trường và thu hút đầu tư Nhưng bên cạnh nhữngthuận lợi thì cũng phải đối mặt với khó khăn, chẳng hạn như: sau biến động của đại dịch covid,trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế, có sự biến động về nhu cầu do chi phí giảm sút, giá chi phí vàbảo hành máy tăng cao làm ảnh hưởng đến lợi nhuận Ngoài ra, cạnh tranh giữa các hãng hàngkhông trong nước và quốc tế rất khốc liệt, yêu cầu các hãng liên tục cải tiến dịch vụ và giảm giá.Đặc biệt phải nói đến là chịu ảnh hưởng của thiên nhiên, Việt Nam có nguy cơ cao từ thiên tai vàbiến đổi khí hậu, ảnh hưởng đến hoạt động hàng không.
III) Tổng quan về ngành:
Theo dự báo của Cục Hàng không Việt Nam năm 2024, lượng khách vận chuyển bằng đườnghàng không đạt 78,3 triệu khách và tăng 7,7% so năm 2023 Theo đó, vận chuyển quốc tế dựkiến chính thức phục hồi hoàn toàn, đạt 43,5 triệu khách, tăng 33,4% so năm 2023 và vượt đỉnhtrước đại dịch (4,3%)
Còn thị trường nội địa dù nhanh chân hồi phục ngay từ năm 2023 (cao hơn năm 2019 khoảng6,7%), nhưng dự báo giảm nhẹ trong năm 2024 do nhu cầu yếu và tình trạng thiếu hụt tàu baycủa các hãng hàng không trong nước
Trong năm 2022, lượng hành khách qua các cảng hàng không Việt Nam đạt khoảng 60 triệu lượt,tăng trưởng mạnh mẽ so với những năm trước đó.Doanh thu từ vận chuyển hàng không ước tínhđạt khoảng 7-8 tỷ USD trong năm 2022
Nhìn lại diễn biến của thị trường hàng không Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2024, theo CụcHàng không Việt Nam, tổng thị trường hành khách ước đạt 38,1 triệu khách, tăng 6,7% so vớicùng kỳ năm 2023 và sắp tiệm cận thời kỳ trước dịch (bằng 98% cùng kỳ năm 2019)
Trong đó, thị trường quốc tế đạt 21,1 triệu khách, tăng 44,3% so với cùng kỳ năm 2023 và tăng3% so cùng kỳ năm 2019 Tuy nhiên, thị trường nội địa giảm nhiệt, chỉ đạt 17 triệu khách, giảm19,4% so với cùng kỳ năm 2023 và bằng 92% so cùng kỳ năm 2019.Dự báo, đến năm 2030,lượng hành khách có thể đạt khoảng 150 triệu lượt mỗi năm
Trang 5Bên cạnh Vietjet Air: hãng hàng không quốc gia giá rẻ, nổi bật với chiến lược giá cạnh tranh vàcác chương trình khuyến mãi hấp dẫn, nhanh chóng mở rộng mạng lưới bay cả nội địa và quốc
tế, Vietnam Airlines cũng là hãng hàng không quốc gia, cung cấp dịch vụ đa dạng từ nội địa đếnquốc tế, được biết đến với dịch vụ chất lượng và mạng lưới bay rộng hay Bamboo Airways hãnghàng không mới nổi, tập trung vào dịch vụ chất lượng cao và trải nghiệm khách hàng đang dần
mở rộng mạng lưới và gia tăng tần suất chuyến bay là 2 hãng hàng không lớn cũng chiếm thịphần chính trong ngành
Cạnh tranh không chỉ từ các hãng hàng không nội địa mà còn quốc tế đòi hỏi các hãng phải liêntục cải thiện dịch vụ và giảm giá Mà giá nhiên liệu biến động, cùng với chi phí bảo trì và nhân
sự, gây áp lực lên lợi nhuận Mặc dù có đầu tư, nhưng cũng có thể vì đó mà làm giảm chất lượng
cơ sở hạ tầng, hạn chế về công suất và chất lượng phục vụ, gây khó khăn trong việc đáp ứng nhucầu Đặc biệt, do chịu yếu tố thiên nhiên, biến đổi khí hậu và thiên tai có thể ảnh hưởng đến hoạtđộng hàng không, trong khi đại dịch COVID-19 đã cho thấy sự dễ bị tổn thương của ngành.Thị trường hàng không Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển nhưng cũng đối mặt với không ítthách thức Sự cạnh tranh gay gắt, chi phí cao và rủi ro từ môi trường là những yếu tố mà ngànhcần vượt qua để đạt được sự phát triển bền vững trong tương lai
IV) Phân tích tài chính công ty:
4.1 Phân tích báo cáo tình hình tài chính công ty:
4.1.1 Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn:
a) Cơ cấu nguồn vốn:
VNĐ
Trang 6Đồ thị 4.1 Đồ thị biến động của hệ số tự tài trợ
Nhận xét:
Hệ số tự tài trợ của công ty có xu hướng giảm dần qua 3 năm 2021, 2022 và 2023 Cómột sự giảm mạnh hệ số tự tài trợ từ 0.32 còn 0.21 trong năm 2022 và tiếp tục giảm còn 0.17trong năm 2023 Với hệ số nhỏ hơn 0.5 cho thấy CTCP VietJet có tỷ lệ nguồn vốn từ bên ngoàicao hơn nguồn vốn từ chủ sở hữu Nguồn vốn bên ngoài lần lượt chiếm khoảng 68%, 79% và83% qua năm 2021, 2022 và 2023 Thật vậy, vì nguồn vốn của công ty đến chủ yếu từ nguồnvốn vay bao gồm vay dài hạn và ngắn hạn Theo số liệu trong báo cáo tài chính của công ty,nguồn vốn chủ sở hữu của công ty được giữ nguyên là 5,416 tỷ đồng qua 3 năm Nguồn vốn vay,ngắn hạn đạt 7,320 tỷ đồng, 8,550 tỷ đồng và 13,554 tỷ đồng, dài hạn đạt 8,140 tỷ đồng, 10,310
tỷ đồng và 17,257 tỷ đồng lần lượt các năm 2021, 2022 và 2023 Ngoài ra thì nguồn vốn từ cáckhoản phải trả người bán ngắn hạn và lợi nhuận sau thuế cũng cũng chiếm tỷ trọng lớn trong cấutrúc vốn của công ty
Trang 7Biểu đồ 4.1.1 Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn Đơn vị: Nghìn tỷ VNĐ
b) Sử dụng vốn:
+) Tài sản ngắn hạn của công ty tăng khoảng 6,7 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2022 và 7,2nghìn tỷ đồng cuối năm 2023 cho thấy Vietjet có một sự tăng trưởng và có nguồn vốn tương đối
ổn định qua các năm Sự gia tăng này chủ yếu đến từ sự gia tăng:
Tiền và các khoản tương đương tiền, đặc biệt trong năm 2023 thì khoản này tăng từ 1,8nghìn tỷ đồng (năm 2022) đến 5 nghìn tỷ đồng Điều này thể hiện rằng công ty có nguồn
Trang 8dự trữ tiền mặt tương đối mạnh, có tính thanh khoản cao có thể đối phó với các tìnhhuống khẩn cấp
Giảm các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: Giảm khoảng 20% vào năm 2022 so với năm
2021 và giảm 10% năm 2023 so với năm 2022
Khoản phải thu ngắn hạn năm 2022 tăng 6,468 tỷ so với năm 2021 và tăng 4,513 tỷ vàonăm 2023 so với năm 2022 Trong đó, khoản phải thu khách hàng ngắn hạn tăng từ11,452 tỷ đồng đến 12,316 trong 3 năm Sự gia tăng chủ yếu là do các chính sách ưu đãicủa Vietjet đối với khách hàng, mở rộng và khai thác thêm các đường bay nội địa vàngoại địa cũng làm tăng thêm các khoản nợ xấu khó đòi cho doanh nghiệp Ngoài ra,khoản trả trước cho người bán tăng 1,526 tỷ năm 2022 (tăng khoản 1624% so với năm2021), tăng 1,676 tỷ năm 2023 (tăng 1774% so với năm 2021) cho thấy rằng khi kết thúcđại dịch COVID-19 với việc nền kinh tế thế giới đang dần phục hồi, công ty đã chú trọngđầu tư nguồn vốn vào các hoạt động kinh doanh thúc đẩy sự tăng trưởng của công ty
+) Tài sản dài hạn: Có một sự tăng mạnh vào đầu cuối kỳ năm 2022 và 2023, cụ thể tăng9,662 tỷ đồng năm 2022 và 11,648 tỷ đồng năm 2023 Một sự gia tăng tương đối lớn về tài sảndài hạn của công ty và có chủ yếu đến từ sự gia tăng các khoản:
Các khoản phải thu dài hạn tăng từ 16,889 tỷ đồng năm 2021 lên 21,238 tỷ đồng vào năm
2022 và 26,305 tỷ đồng vào cuối kỳ năm 2023 Điều này cho thấy các khoản phải thuchiếm một phần tương đối trong tỷ trọng tài sản dài hạn của Vietjet Việc có nguồn phảithu dài hạn lớn cho thấy rằng Vietjet có nguồn tài chính tương đối ổn định và có khoảncho vay lớn như vậy đồng nghĩa công ty đang cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ cho cáckhách hàng hoặc đối tác có quy mô lớn, với hợp đồng thanh toán trong thời gian dài đemlại nguồn lãi suất trong dài hạn Điều này có thể là dấu hiệu cho thấy công ty có các mốiquan hệ kinh doanh ổn định và dài hạn Nhưng với khoản phải thu dài hạn lớn sẽ manglại rủi ro cho công ty về khả năng chi trả trong ngắn hạn, làm giảm tính thanh khoảntrong nguồn tài sản của Vietjet
Tài sản cố định cũng có sự tăng lên đáng kể, 5,709 tỷ đồng ở năm 2022 và tăng gần gấpđôi lên khoảng 10,173 tỷ đồng ở năm 2023 (chiếm tỷ trọng 11,7% tổng tài sản) cho thấy
Trang 9quy mô và năng lực của Vietjet luôn tăng qua các năm Điều này là hoàn toàn đúng bởiVietjet liên tục bổ sung, mua thêm các tàu bay thế hệ mới vào năm 2022 và công ty cũng
đã đạt được thỏa thuận với tập đoàn Boeing về việc mua 200 tàu bay Boeing 737 Max đểcải thiện chất lượng bay và dịch vụ
Tài sản dài hạn khác cũng chiếm một phần không nhỏ trong tổng tài sản, có sự gia tăng
ổn định ở mức 954 tỷ đồng năm 2022 và 2,405 tỷ đồng năm 2023 Sự tăng lên ở tài sảndài hạn khác thể hiện Vietjet đã duy trì dòng tiền để mua bất động sản, đầu tư tài chính vàcác chi phí trả trước dài hạn để mua hàng hóa và dịch vụ sử dụng trong dài hạn
Trang 102023, Vietjet Air cho thấy rằng mặc dù tổng nguồn vốn chủ yếu là các khoản nợ vay nhưng lại
có nguồn vốn chủ sở hữu, có sự tự chủ tài chính tương đối tốt so với các ông lớn cùng ngành làVietnam Airlines và Bamboo Airways So sánh giữa Vietjet và Vietnam Airlines về hệ số tự tàitrợ cho thấy sự khác biệt đáng kể trong chiến lược tài chính:
Vietjet Air là một hãng hàng không chi phí thấp và tập trung vào việc kiểm soát chi phí.
Mặc dù vốn điều lệ chỉ bằng khoảng 38% so với Vietnam Airlines, nhưng hệ số tự tài trợcủa Vietjet có xu hướng cao hơn, nhờ vào việc khai thác hiệu quả các chuyến bay và tậndụng tốt các khoản vay ngắn hạn và hợp tác tài chính Điều này giúp Vietjet duy trì khảnăng tài chính ổn định dù phụ thuộc nhiều vào các khoản chi phí đầu tư vào đội bay và
mở rộng mạng lưới
Vietnam Airlines, là hãng hàng không truyền thống và có chiến lược tập trung vào dịch
vụ cao cấp, lại có mức phụ thuộc nhiều hơn vào vốn vay và nguồn lực từ nhà nước, dođặc thù của một hãng hàng không quốc gia Mặc dù đã thực hiện các biện pháp tái cơ cấu,nhưng Vietnam Airlines vẫn có hệ số tự tài trợ thấp hơn Vietjet do nợ cao và chi phí vận
+) Vietjet Air:
Mô hình kinh doanh chi phí thấp (LCC): Vietjet được biết đến là hãng hàng không giá
rẻ, với chiến lược giảm chi phí và tăng doanh thu thông qua các dịch vụ bổ sung nhưhành lý, chỗ ngồi, và đồ ăn trên máy bay Điều này đã giúp hãng có lợi nhuận ổn định vàthu hút các nhà đầu tư quan tâm đến lợi nhuận nhanh và khả năng phát triển bền vững
Mạng lưới quốc tế: Vietjet liên tục mở rộng các tuyến bay quốc tế, đặc biệt tại châu Á,
giúp tăng tính hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài Khả năng phát triển nhanh và việcquản lý tài chính hiệu quả đã giúp Vietjet thu hút nguồn vốn từ cả trong nước và quốc tế
Trang 11 Niêm yết trên sàn chứng khoán: Vietjet đã niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán,
giúp tạo điều kiện cho việc thu hút vốn từ các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức Hãng cómức tăng trưởng ổn định và được đánh giá là một trong những công ty có vốn hóa lớn tạiViệt Nam
+) Vietnam Airlines:
Hãng hàng không quốc gia: Vietnam Airlines có lợi thế lớn về thương hiệu và mạng
lưới quốc tế rộng khắp Tuy nhiên, hãng gặp khó khăn trong việc duy trì khả năng sinhlời do chi phí hoạt động cao và nợ vay lớn
Tái cơ cấu và thách thức: Dù Vietnam Airlines đã thực hiện nhiều biện pháp tái cơ cấu,
bao gồm xóa nợ cho các công ty con như Pacific Airlines, hãng vẫn phải đối mặt với cácthách thức về quản lý tài chính và cạnh tranh khốc liệt trên thị trường
Cổ phần nhà nước: Với việc nhà nước nắm giữ phần lớn cổ phần, Vietnam Airlines có
sự kiểm soát chặt chẽ từ phía chính phủ, điều này có thể làm hạn chế tính linh hoạt trongviệc ra quyết định và ảnh hưởng đến sự thu hút của nhà đầu tư tư nhân
+) Bamboo Airways:
Hãng hàng không mới và chiến lược phát triển mạnh: Bamboo Airways, dù mới thành
lập nhưng đã tạo được dấu ấn nhờ chiến lược phát triển nhanh chóng và cung cấp dịch vụkết hợp giữa hàng không giá rẻ và cao cấp Điều này giúp Bamboo Airways nổi bật trongmắt nhà đầu tư, đặc biệt khi hãng mở rộng nhanh chóng cả trong và ngoài nước
Hỗ trợ từ tập đoàn FLC: Bamboo Airways nhận được sự hỗ trợ lớn từ tập đoàn mẹ
FLC, giúp hãng có nguồn vốn dồi dào cho việc mở rộng quy mô đội bay và mạng lướiđường bay Khả năng tài chính từ FLC giúp Bamboo dễ dàng thu hút các nhà đầu tưchiến lược, đặc biệt trong các kế hoạch tăng vốn hoặc IPO
IPO và tăng trưởng: Bamboo Airways đã có kế hoạch niêm yết trên sàn chứng khoán và
mở rộng đội bay cũng như các tuyến quốc tế Điều này tạo nên kỳ vọng lớn cho các nhàđầu tư tiềm năng về lợi nhuận cao trong tương lai
Trang 12Hình 4.1.1c.1 Biểu đồ tăng trưởng nợ phải trả (2021-2023) Đơn vị: Nghìn tỷ VNĐ
Vietjet Air:
2021: Nợ phải trả của Vietjet Air là 34.799 tỷ đồng Trong giai đoạn này, hãng hàng
không giá rẻ tiếp tục tăng trưởng ổn định và duy trì lợi nhuận tốt, nhưng vẫn phải vay để
mở rộng đội bay và mạng lưới bay quốc tế nên công ty đã tăng nợ vay để có thể duy trìcác hoạt động đầu tư và mua trang thiết bị
2022: Nợ phải trả của Vietjet tăng mạnh lên 53.138 tỷ đồng, cho thấy hãng đang tăng
cường đầu tư vào các dự án mở rộng, đặc biệt là mạng lưới quốc tế, mặc dù chịu ảnhhưởng từ biến động giá nhiên liệu và chi phí vận hành
2023: Nợ phải trả tiếp tục tăng nhẹ lên 71.672 tỷ đồng, gần bằng Vietnam Airlines Điều
này cho thấy Vietjet đã có những bước tiến lớn trong việc mở rộng quy mô hoạt động,
nhưng cũng phải đối mặt với áp lực tài chính cao hơn.
Vietnam Airlines:
Trang 13 2021: Nợ phải trả của Vietnam Airlines ở mức 62.533 tỷ đồng Đây là giai đoạn hãng
đang gặp nhiều khó khăn sau đại dịch COVID-19, với việc phục hồi chậm chạp và chiphí hoạt động lớn
2022: Nợ tăng lên 71.691 tỷ đồng, phản ánh áp lực tài chính tiếp tục gia tăng Vietnam
Airlines tiếp tục gặp khó khăn do chi phí vận hành lớn và lãi suất nợ tăng
2023: Nợ phải trả tiếp tục tăng lên 74.742 tỷ đồng, cho thấy hãng chưa thể cải thiện được
tình hình tài chính Vietnam Airlines vẫn đang chịu áp lực lớn từ việc tái cơ cấu nợ và sựcạnh tranh khốc liệt trên thị trường
Bamboo Airways:
2021: Nợ phải trả của Bamboo Airways là 10.074 tỷ đồng Trong năm này, hãng tập
trung vào việc mở rộng mạng lưới bay và tăng trưởng đội bay, tuy nhiên đã bắt đầu phảiđối mặt với áp lực tài chính khi tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng và đội bay
2022: Nợ phải trả của Bamboo tăng mạnh lên 18.843 tỷ đồng, cho thấy hãng đang gặp
khó khăn trong việc cân đối tài chính Trong năm này, Bamboo Airways ghi nhận khoản
lỗ lớn, chủ yếu do các khoản phải thu khó đòi và chi phí quản lý tăng đột biến
2023: Công ty không có số liệu cụ thể cho năm 2023 có thể do tình hình tài chính quá
khó khăn, với thông tin rằng vốn chủ sở hữu của Bamboo Airways đã âm và hãng đangphải tái cấu trúc toàn bộ
Nhìn chung Vietjet Air chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của nợ phải trả, điều này phản ánhchiến lược mở rộng quy mô hoạt động mạnh mẽ trong khu vực và quốc tế trong khi nợ phải trảcủa Vietnam Airlines là tương đối lớn thế nhưng lại phản ánh gánh nặng tài chính sau đại dịch và
áp lực từ việc tái cơ cấu để đạt hiệu quả hoạt động cao Bamboo Airways mặc dù có nợ phải trảthấp nhất, nhưng tình hình tài chính gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là với tình trạng vốn chủ sởhữu âm, khiến hãng phải đối mặt với thách thức lớn về tài chính trong những năm tới
Trang 14Biểu đồ 4.1.1c.2 Biểu đồ tăng trưởng tổng tài sản (2021-2023) Đơn vị: Nghìn tỷ VNĐ
Vietjet Air:
2021: Tổng tài sản của Vietjet Air là 51.65 nghìn tỷ đồng, với việc hãng đã có sự phát
triển ổn định trong giai đoạn này nhờ mô hình kinh doanh hàng không giá rẻ
2022: Tổng tài sản của Vietjet tăng lên 68.04 nghìn tỷ đồng, cho thấy hãng hàng không
này đã mở rộng mạnh mẽ đội bay và mạng lưới bay quốc tế, đồng thời củng cố vị thế củamình trên thị trường
2023: Tổng tài sản của Vietjet tiếp tục tăng lên 86.93 nghìn tỷ đồng, cao nhất trong ba
hãng, cho thấy Vietjet đã có sự tăng trưởng vượt bậc, bất chấp các khó khăn về giá nhiênliệu và môi trường kinh doanh khắc nghiệt
Vietnam Airlines:
2021: Tổng tài sản của Vietnam Airlines là 63.06 nghìn tỷ đồng Trong thời gian này,
hãng hàng không quốc gia vẫn đang chịu tác động nặng nề của đại dịch COVID-19,khiến khả năng phục hồi tài chính gặp nhiều khó khăn
Trang 15 2022: Tổng tài sản của Vietnam Airlines giảm nhẹ xuống 60.64 nghìn tỷ đồng, phản ánh
áp lực từ việc duy trì hoạt động trong bối cảnh chi phí vận hành tăng cao và doanh thugiảm
2023: Tổng tài sản tiếp tục giảm xuống 57.72 nghìn tỷ đồng, cho thấy hãng vẫn đang phải
đối mặt với nhiều thách thức trong việc tái cấu trúc tài chính và duy trì hoạt động, dù đã
có những bước tiến trong phục hồi sau đại dịch
Bamboo Airways:
2021: Tổng tài sản của Bamboo Airways đạt 26.86 nghìn tỷ đồng, đây là thời điểm hãng
đang mở rộng hoạt động và đầu tư mạnh vào đội bay và hạ tầng Tuy nhiên, khoản lỗ bắtđầu xuất hiện do chi phí vận hành và cạnh tranh trong ngành
2022: Tổng tài sản của Bamboo giảm xuống 18.01 nghìn tỷ đồng, giảm mạnh so với năm
2021, cho thấy tình trạng tài chính của hãng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt sau khi hãngghi nhận khoản lỗ lớn và các khoản nợ phải thu khó đòi
2023: Không có số liệu về tổng tài sản của Bamboo Airways, do hãng đang gặp phải khó
khăn tài chính nghiêm trọng, dẫn đến sự thiếu hụt dữ liệu và thay đổi cơ cấu tài sản.Vietjet Air qua 3 năm là hãng có sự tăng trưởng mạnh mẽ về tổng tài sản, phản ánh chiến lược
mở rộng và tăng cường hoạt động quốc tế Vietnam Airlines đã giảm tổng tài sản đều qua cácnăm, cho thấy những khó khăn trong việc phục hồi sau đại dịch và áp lực tài chính BambooAirways gặp nhiều khó khăn về tài chính, dẫn đến sự suy giảm mạnh tổng tài sản từ 2021 đến
2022 và không có số liệu cho năm 2023, có thể liên quan đến những thách thức lớn về tái cấutrúc và thanh khoản
Trang 164.1.2 Tình hình công nợ:
a) Tổng các khoản phải thu:
Bảng 4.1.2a Tổng các khoản phải thu Đơn vị: Tỷ VNĐ
Nhận xét:
Tổng các khoản phải thu của công ty có mức tăng khoản 10 nghìn tỷ đồng mỗi năm với40.150 nghìn tỷ đồng năm 2021, 50.697 nghìn tỷ đồng vào năm 2022 và đạt 60.548 nghìn tỷđồng năm 2023 Sự tăng lên này là minh chứng cho việc công ty luôn đẩy mạnh và tăng cườngquy mô tổ chức, hoạt động kinh doanh và các hợp đồng đầu tư lớn Với các khoản phải thu tươngđối lớn chứng tỏ rằng công ty luôn có nguồn tiền mạnh mẽ và ổn định Thế nhưng với việc cáckhoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn cũng sẽ làm giảm tính thanh khoản củacông ty cũng như là tạo không ít khó khăn khi phải xoay sở trong các tình huống khẩn cấp
b) Tổng các khoản phải trả:
Trang 17Bảng 4.1.2b Tổng các khoản phải trả Đơn vị: Tỷ VNĐ
Nhận xét:
Tổng các khoản phải trả qua các năm luôn tăng ở mức tương đối lớn, tổng các khoản phảitrả trong năm 2022 tăng 18.339 tỷ đồng so với năm 2021 và năm 2023 tăng 18.533 tỷ đồng sovới năm 2022 Tổng các khoản phải trả đã tăng 36.872 tỷ đồng từ năm 2021 đến năm 2023 chothấy Vietjet có tổng nguồn vốn đang đi chiếm dụng tương đối lớn tạo nguồn tài sản ổn định đểđầu tư và mở rộng quy mô công ty Sự tăng này chủ yếu đến từ sự gia tăng ở khoản phải trảngười bán ngắn hạn, các khoản vay ngắn hạn và vay dài hạn
c) Hệ số các khoản phải thu:
Trang 18Bảng 4.1.2c Hệ số các khoản phải thu
Hệ số các khoản phải thu qua 3 năm 2021, 2022 và 2023 của Vietjet Air có xu hướng giảm dần,
xu hướng giảm này là tốt vì điều này cho thấy các khoản cho vay của công ty là có thể thu hồi lại
và việc giảm hệ số này thể hiện công ty có vốn bị chiếm dụng giảm qua các năm Thế nhưng hệ
số này là vẫn tương đối cao, tức là công ty có lượng lớn vốn đang bị chiếm dụng và điều này làmgiảm khả năng thanh toán cũng như tính thanh khoản của công ty
d) Hệ số các khoản phải trả:
Trang 19e) Chỉ số vòng quay các khoản phải thu:
Trang 20Đồ thị 4.1.2e Chỉ số vòng quay các khoản phải thu
Chỉ số tài chính này giá khả năng của một doanh nghiệp trong việc thu hồi các khoản phải thu từkhách hàng Chỉ số này cho biết số lần mà các khoản phải thu được thu hồi trong một khoảngthời gian nhất định Năm 2021, chỉ số vòng quay các khoản phải thu là 1.92, cho thấy trong nămnày Vietjet Air mất trung bình gần 6 tháng để thu hồi các khoản phải thu từ khách hàng Đây làthời điểm ngành hàng không chịu tác động mạnh từ đại dịch COVID-19, với việc nhiều chuyếnbay bị hủy và nhu cầu đi lại giảm mạnh Điều này có thể khiến dòng tiền từ khách hàng bị chậmlại, dẫn đến chỉ số vòng quay các khoản phải thu thấp Năm 2022, chỉ số tăng lên 3.37, cho thấyVietjet đã cải thiện đáng kể khả năng thu hồi các khoản phải thu, với việc thu hồi trung bình hơn
3 lần trong năm Điều này đồng nghĩa với việc công ty chỉ mất khoảng 3-4 tháng để thu hồi cáckhoản nợ từ khách hàng Năm 2022, Vietjet bắt đầu phục hồi sau đại dịch, nhờ việc mở lại cácđường bay quốc tế và nhu cầu du lịch nội địa tăng mạnh Sự phục hồi này giúp công ty có dòngtiền nhanh hơn và cải thiện chỉ số tài chính Năm 2023, chỉ số vòng quay các khoản phải thu đạt4.72, một mức cao so với các năm trước Điều này phản ánh sự cải thiện liên tục trong khả năngquản lý các khoản phải thu của Vietjet, với thời gian thu hồi các khoản nợ giảm xuống chỉ cònkhoảng 2-3 tháng Sự tăng trưởng mạnh mẽ này có thể là nhờ chiến lược mở rộng các chuyếnbay quốc tế và nội địa, cũng như sự phục hồi hoàn toàn của thị trường hàng không sau đại dịch
Trang 21f) Chỉ số vòng quay các khoản phải trả:
Đồ thị 4.1.2f Chỉ số vòng quay các khoản phải trả
Hệ số các khoản phải thu (hay còn gọi là hệ số thu hồi nợ) là một chỉ tiêu tài chính dùng để đolường khả năng thu hồi các khoản phải thu của doanh nghiệp Hệ số này giúp đánh giá hiệu quảquản lý các khoản phải thu và tình hình tài chính của doanh nghiệp Hệ số này đã giảm từ năm
2021 đến năm 2023, cho thấy Vietjet đang mất dần khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ củamình Sự giảm từ 7.15 năm 2021 xuống 5.59 năm 2023 là một sự sụt giảm đáng kể Điều nàycho thấy một sự thay đổi đáng kể trong quản lý dòng tiền của công ty Việc chậm trễ trong việcthanh toán các khoản nợ có thể làm giảm uy tín của Vietjet trên thị trường, ảnh hưởng đến mốiquan hệ với các đối tác và làm giảm sự hấp dẫn của Vietjet đối với các nhà đầu tư Khả năngthanh toán nợ giảm dần vì chiến lược mở rộng quá nhanh, để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng,
Trang 22Vietjet đã đầu tư mạnh vào việc mở rộng đội bay, đường bay và các dịch vụ bổ sung Điều nàyđòi hỏi một lượng vốn lớn và có thể gây áp lực lên dòng tiền Ngoài ra, ngành hàng không là mộtngành cạnh tranh cao Để giữ chân khách hàng, Vietjet có thể phải đưa ra các chương trìnhkhuyến mãi hấp dẫn, dẫn đến giảm lợi nhuận và ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ.Giánhiên liệu cũng là một yếu tố chi phí lớn đối với các hãng hàng không Sự tăng giá nhiên liệu độtngột có thể làm giảm lợi nhuận và gây áp lực lên dòng tiền của Vietjet.
g) So sánh với các công ty cùng ngành:
Đồ thị 4.1.2g.1 Vòng quay các khoản phải thu của 3 công ty
Đồ thị cho thấy vòng quay các khoản phải thu của Vietjet Air và Vietnam Airlines đều có xuhướng tăng qua các năm, đặc biệt là từ năm 2021 đến năm 2022 Điều này cho thấy cả 2 hãngđều cải thiện được khả năng thu hồi nợ trong giai đoạn này Mặc dù cùng có xu hướng tăng,nhưng tốc độ tăng trưởng và mức độ vòng quay của mỗi hãng là khác nhau Vietjet và VietnamAirlines có sự tăng trưởng khá ổn định trong khi chỉ số này của Bamboo Airways lại không đượcthể hiện vì công ty đang gặp các khó khăn lớn về tình hình tài chính Vòng quay các khoản phảithu của Vietjet có sự tăng trưởng ổn định từ năm 2021 đến năm 2023, cho thấy công ty đã quản
lý tốt các khoản phải thu Tuy nhiên, so với Vietnam Airlines trong năm 2023, vòng quay của
Trang 23Vietjet vẫn còn thấp hơn Vietnam Airlines: Hãng hàng không quốc gia có vòng quay các khoảnphải thu tăng trưởng khá tốt từ năm 2021 đến năm 2022 Tuy nhiên, đến năm 2023, vòng quaycủa Vietnam Airlines lại giảm so với năm 2022 Điều này có thể do nhiều nguyên nhân, chẳnghạn như thay đổi chính sách bán vé, cạnh tranh khốc liệt hoặc các vấn đề phát sinh trong quátrình thu hồi nợ
Đồ thị 4.1.2g.2 Vòng quay các khoản phải trả của 3 công ty
Đồ thị cho thấy vòng quay các khoản phải trả của cả 2 hãng hàng Vietjet Air và VietnamAirlines đều có xu hướng giảm qua các năm, đặc biệt là của Vietjet Air Điều này cho thấy khảnăng thanh toán nợ của Vietjet Air đã giảm đi đáng kể Vietjet Air có mức giảm mạnh nhất,Vietnam Airlines có sự giảm nhẹ ở năm 2022 và sau đó tăng nhẹ vào năm 2023 thể hiện khảnăng trả nợ tương đối ổn định trong khi Bamboo Airways chỉ có số liệu về chỉ số này vào năm
2022 vì thiếu hụt số liệu do gặp khó khăn trong tình hình tài chính Vòng quay các khoản phải trảcủa Vietjet Air giảm mạnh từ năm 2021 đến năm 2023, cho thấy công ty gặp khó khăn trong việcthanh toán các khoản nợ ngắn hạn Điều này có thể do nhiều nguyên nhân như: mở rộng quá
nhanh, cạnh tranh khốc liệt, ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Vietnam Airlines cũng có xu
hướng giảm vòng quay các khoản phải trả, tuy nhiên mức giảm không mạnh bằng Vietjet Air.Điều này cho thấy Vietnam Airlines vẫn kiểm soát được tình hình tốt hơn