1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên năm học 2023 2024 xung Đột israel – palestine nguyên nhân và tác Động quốc tế

101 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xung đột Israel – Palestine: Nguyên nhân và tác động quốc tế
Tác giả Trần Văn Phú Đạt, Nguyễn Thanh Trà
Người hướng dẫn TS. Trần Thị Thu
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Quốc tế học
Thể loại Báo cáo tổng kết
Năm xuất bản 2023 - 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 161,66 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1................................................................................................................................ 7 (18)
    • 1.1. Cơ sở lý luận về xung đột quốc tế (18)
      • 1.1.1. Khái niệm xung đột quốc tế (18)
      • 1.1.2. Chủ thể của xung đột quốc tế (19)
      • 1.1.3. Nguyên nhân của xung đột quốc tế (20)
    • 1.2. Khái quát về xung đột Israel – Palestine (22)
      • 1.2.1. Bối cảnh Trung Đông và các cuộc chiến tranh (22)
      • 1.2.2. Tiến trình xung đột Israel – Palestine (29)
      • 1.2.3. Nhận xét về xung đột Israel – Palestine (35)
  • CHƯƠNG 2.............................................................................................................................. 26 (38)
    • 2.1. Nguyên nhân bên trong (38)
      • 2.1.1. Yếu tố lịch sử (38)
      • 2.1.2. Yếu tố tôn giáo (41)
      • 2.1.3. Sự ra đời nhà nước Israel năm 1948 (43)
      • 2.1.4. Tranh chấp lãnh thổ (44)
      • 2.1.5. Nhân tố nội bộ Palestine (47)
      • 2.1.6. Chính sách của Israel (50)
    • 2.2. Nguyên nhân bên ngoài (54)
      • 2.2.1. Sự can thiệp của các nước lớn (54)
    • 3.1. Tác động của xung đột Israel – Paestine (64)
      • 3.1.1. Đối với Israel (64)
      • 3.1.2. Đối với Palestine (66)
      • 3.1.3. Đối với khu vực Trung Đông (71)
      • 3.1.4. Đối với quan hệ quốc tế trên thế giới (73)
    • 3.2. Dự báo chiều hướng của xung đột Israel – Palestine đến năm 2030 (77)
      • 3.2.1. Cơ sở dự báo (77)
      • 3.2.2. Các kịch bản cụ thể (79)

Nội dung

Trên nền khái quát về tiến trình xung đột Israel – Palestine, từ đó phân tíchcác nguyên nhân và tác động của xung đột Israel – Palestine đối với các bên có liênquan và quan hệ quốc tế tạ

7

Cơ sở lý luận về xung đột quốc tế

1.1.1 Khái niệm xung đột quốc tế

Trong nghiên cứu về quan hệ quốc tế, có rất nhiều khái niệm về “xung đột quốc tế” (International Conflict) Dưới đây là một số cách tiếp cận:

Theo Giáo trình Nhập môn Quan hệ quốc tế, tác giả Hoàng Khắc Nam cho rằng:

“Xung đột quốc tế là tình trạng xã hội nảy sinh khi hai hay nhiều chủ thể quan hệ quốc tế có mục đích mâu thẫn với nhau trong cùng một vấn đề” [CITATION Nam181 \l 1033 ] Đây là một khái niệm cho thấy tính xã hội của xung đột và làm sáng tỏ rằng xung đột bắt nguồn từ mâu thuẫn Nếu không có mâu thuẫn, sẽ không có xung đột Khi các chủ thể quan hệ quốc tế nảy sinh mâu thuẫn với nhau, xung đột lúc này sẽ mang tính quốc tế Do đó, mâu thuẫn và chủ thể quan hệ quốc tế là hai yếu tố then chốt trong khái niệm này.

Ngoài ra, theo tác giả Ted Robert Gurr đã viết trong cuốn sách “Handbook of Political Conflict - Theory and Research”, thì xung đột quốc tế được giải thích là sự tương tác có tính cưỡng bức, được thể hiện rõ giữa các quốc gia, các cộng đồng đối kháng với nhau Đó là quá trình các bên xung đột tìm cách làm tổn hại, gián đoạn hoạt động hoặc tiêu diệt lẫn nhau [ CITATION Gur80 \l 1033 ]

Mâu thuẫn giữa các chủ thể quan hệ quốc tế hoàn toàn có thể phát sinh và tồn tại trong tất cả các yếu tố cấu thành quan hệ quốc tế, bao gồm động cơ, hành vi, kết quả, các yếu tố bên trong: trong động cơ là khi các chủ thể quan hệ quốc tế có những khác biệt hoặc đối lập về nhận thức hoặc quan điểm về một vấn đề nào đó; trong hành vi quan hệ là khi các bên có những hành động đối lập nhau trong cùng một vấn đề; trong kết quả là khi kết quả tương tác không làm hài lòng một hoặc nhiều bên Đối với các yếu tố bên trong, đó là khi các mâu thuẫn bên trong ảnh hưởng hoặc biến đổi thành các mâu thuẫn bên ngoài Đối với các yếu tố bên ngoài, đó là sự ảnh hưởng và biến đổi mâu thuẫn từ môi trường quốc tế sang các mâu thuẫn giữa các chủ thể.

Xung đột quốc tế là sự va chạm mạnh mẽ, rõ ràng giữa các quốc gia, các nhóm đối lập nhau Đó là quá trình các bên xung đột cố gắng gây hại, cản trở hoặc tiêu diệt đối phương Xung đột quốc tế có nhiều tính chất, biểu hiện qua nhiều hình thức khác nhau.

Có thể là chiến tranh toàn cầu, chiến tranh khu vực, chiến tranh giữa hai nước hoặc nội chiến có sự tham gia, hỗ trợ của bên ngoài, hoặc cũng có thể là những cuộc nổi loạn, đảo chính, những cuộc khủng hoảng chính trị, ngoại giao, quân sự, tranh giành biên giới, lãnh thổ, những mâu thuẫn quan điểm, các cuộc đua tranh quyền lực.

Như vậy, nhóm tác giả lựa chọn khái niệm xung đột quốc tế “là tình trạng nảy sinh khi hai hay nhiều chủ thể trong quan hệ quốc tế có mục đích mâu thuẫn với nhau trong cùng vấn đề”, và nhóm tác giả sẽ sử dụng khái niệm này làm cơ sở phân tích cho chương 2 và chương 3.

1.1.2 Chủ thể của xung đột quốc tế

Mâu thuẫn trong quan hệ quốc tế phản ánh cuộc chiến giữa các cộng đồng quốc tế, mang đặc điểm chung của xung đột giữa các nhóm trong xã hội Tuy nhiên, nó cũng có những đặc thù riêng biệt, đó là: Nhà nước và chính phủ là những bên chủ chốt, theo đuổi các mục tiêu đa dạng và cần thiết lập thứ tự ưu tiên phù hợp với từng thời kỳ Các chính phủ cần phải cân nhắc giữa các mục tiêu lợi ích khác nhau của quốc gia, bao gồm cả những nhu cầu cố định như độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, và nguồn tài nguyên, cũng như những nhu cầu thay đổi theo khả năng và tình hình quốc tế, đồng thời phải đại diện cho quyền lực cầm quyền.

Ngoài chủ thể nhà nước, chủ thể trong xung đột quốc tế còn có các tổ chức quốc tế liên chính phủ và phi chính phủ, các tập đoàn kinh tế, tài chính, các công ty xuyên quốc gia, các tập đoàn truyền thông, các cộng đồng dân tộc, các tổ chức tôn giáo, các tổ chức không chính thức, bất hợp pháp (kể cả các tổ chức tội phạm, maphia, khủng bố ),các lãnh tụ, cá nhân Với sự tham gia của nhiều chủ thể mới, nhiều mối quan hệ mới đã nảy sinh và phát triển, xung đột quốc tế do vậy cũng xuất hiện nhiều hơn, khó giải quyết hơn

1.1.3 Nguyên nhân của xung đột quốc tế

Chúng ta có thể thấy rằng, có hai nhóm nguyên nhân chính dẫn đến xung đột quốc tế, đó là nguyên nhân bên ngoài và nguyên nhân bên trong[CITATION SƠN111 \l 1033 ]. Các yếu tố bên ngoài gây ra xung đột quốc tế thường liên quan đến hệ thống chính trị toàn cầu, điều kiện quốc tế và khu vực, cũng như các vấn đề phát sinh từ mối quan hệ giữa các quốc gia và các nhân tố trong quan hệ quốc tế Mặt khác, các nguyên nhân bên trong phản ánh trong chính trường nội bộ của từng quốc gia.

Nguyên nhân của xung đột quốc tế trước hết gắn liền với đặc điểm cấu trúc hệ thống chính trị thế giới, bối cảnh quốc tế và khu vực[CITATION SƠN111 \l 1033 ] Hầu hết các xung đột quốc tế ngày nay đều có liên quan đến sự biến đổi trong cấu trúc quyền lực toàn cầu, sự phân chia sức mạnh và các điểm nóng quyền lực trên thế giới

Xung đột quốc tế còn do các nguyên nhân nảy sinh trong quá trình hoạt động giữa các chủ thể quan hệ quốc tế [CITATION SƠN111 \l 1033 ], đầu tiên là giữa các quốc gia, các dân tộc cũng như các tôn giáo Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, thúc đẩy sự hợp tác và giúp các quốc gia ngày càng có mối liên hệ bền chặt hơn Tuy nhiên, điều này cũng tạo điều kiện cho sự xuất hiện và phát triển của mâu thuẫn và xung đột. Xung đột giữa các quốc gia có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân chính sau đây:

Thứ nhất, nguyên nhân lãnh thổ: Các tranh cãi liên quan đến biên giới và lãnh thổ thường là nguồn gốc của nhiều cuộc xung đột, bao gồm cả những cuộc chiến tranh và sự chiếm đóng lãnh thổ Ví dụ điển hình là cuộc xung đột giữa Israel và Palestine Những vấn đề này không chỉ phổ biến mà còn là một trong những thách thức khó khăn nhất trong quan hệ quốc tế Lãnh thổ và biên giới quốc gia không chỉ liên quan đến không gian sống và phát triển của một quốc gia mà còn liên quan đến lịch sử lâu dài và phức tạp của các quốc gia và cộng đồng dân tộc.

Thứ hai, nguyên nhân chính trị: Các xung đột quốc tế thường phát sinh từ những bất đồng về quan điểm tư tưởng, cũng như từ việc can thiệp vào công việc của các quốc gia khác, dù là trực tiếp hay gián tiếp Điều này bao gồm việc hỗ trợ các phe phái đối lập, gây rối hoặc làm sai lệch thông tin về tình hình của một quốc gia, và thậm chí là những nỗ lực nhằm lật đổ chính phủ hiện hữu để thiết lập một chính phủ mới Ngoài ra, nguyên nhân còn đến từ các cuộc xâm lược để thành lập đế chế, các quốc gia có tiềm lực mạnh thường sẽ xâm lược các nước nhỏ Sự xâm lược này dẫn đến sự tranh giành giữa các nước lớn gây ra xung đột tại các vùng khác nhau trên thế giới Các đế quốc được hình thành thông qua các cuộc chinh phạt hoặc lợi dụng, khai thác sự chia rẽ giữa các nước nhỏ hoặc các nhóm phe phái trong nội bộ mỗi nước[ CITATION Đoà16 \l 1033 ] Những cuộc xâm lược và chiến tranh đã diễn ra trong suốt lịch sử như khu vực Trung Đông, từ thời cổ đại với các đế chế như Assyria và Babylon, cho đến thời kỳ hiện đại với các cuộc chiến tranh Arab-Israel Mỗi cuộc xâm lược và chiến tranh đã góp phần hình thành và thay đổi địa lý chính trị của khu vực này.

Thứ ba, nguyên nhân tôn giáo: Các mâu thuẫn giữa các nhóm tôn giáo thường là nguyên nhân của nhiều cuộc xung đột, từ những va chạm giữa các giá trị tôn giáo đến sự phân biệt và ngược đãi dựa trên tín ngưỡng Các cuộc đối đầu tôn giáo có thể được thấy qua các tình huống như mâu thuẫn giữa các nhóm Hồi giáo tại Iraq, giữa các quốc gia Arab và Israel liên quan đến sự khác biệt giữa các tín ngưỡng Hồi giáo, Phật giáo và Thiên Chúa giáo Nhiều tổ chức vũ trang và khủng bố cũng sử dụng tôn giáo như một bức bình phong để thúc đẩy mục tiêu chính trị của họ Các cuộc xung đột tôn giáo thường rất phức tạp và khó giải quyết do chúng liên quan đến các giá trị và chuẩn mực đạo đức lâu đời của các cộng đồng dân tộc và thường xuyên liên quan đến nhiều quốc gia trên khắp thế giới.

Xung đột quốc tế còn có các nguyên nhân và điều kiện phát triển từ ngay trong mỗi quốc gia [CITATION SƠN111 \l 1033 ] Bắt đầu từ những nguyên nhân bên trong, nhưng sớm hay muộn các cuộc xung đột này đều bị quốc tế hóa với sự tham gia, can thiệp trực tiếp hay gián tiếp của các nhân tố quốc tế [CITATION SƠN111 \l 1033 ] Chúng ta cần chú ý đến các yếu tố bên trong của xung đột:

Khái quát về xung đột Israel – Palestine

1.2.1 Bối cảnh Trung Đông và các cuộc chiến tranh

Trung Đông là một khu vực địa lý và chính trị rộng lớn Khu vực này có đặc điểm là nằm ở giao điểm của ba châu lục: Á, Âu và Phi, và là nơi hình thành và phát triển của ba tôn giáo lớn: Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo và Hồi giáo Trung Đông cũng là nơi có nhiều nguồn dầu mỏ và khí đốt thiên nhiên, tạo ra sự giàu có cho nền kinh tế ở khu vực này Tuy nhiên, Trung Đông cũng là nơi chứng kiến nhiều xung đột và bất ổn, do nhiều nguyên nhân như lịch sử, tôn giáo, chủ quyền, di cư, can thiệp ngoại giao…

Chiến tranh Arab - Israel năm 1948: Đây là cuộc chiến tranh đầu tiên giữa Israel và các nước Arab, bao gồm Ai Cập, Syria, Jordan, Lebanon, Iraq và Saudi Arabia Đây là một trong những xung đột lớn nhất và kéo dài nhất ở Trung Đông, liên quan đến sự can thiệp của các nước lớn như Mỹ, Liên Xô, Anh, Pháp, và các tổ chức quốc tế như

Liên Hợp Quốc, Liên đoàn Arab, Cuộc chiến tranh bắt đầu khi các nước Arab không chấp nhận kế hoạch chia cắt Palestine của Liên Hợp Quốc và tấn công ngay sau khi Israel tuyên bố độc lập vào ngày 14/5/1948 và kéo dài đến năm 1949, khi các bên ký các hiệp ước ngừng bắn riêng biệt Kết quả là Israel giành được nhiều lãnh thổ hơn so với kế hoạch chia cắt của Liên Hợp Quốc, trong khi các nước Arab giữ được một phần của Cisjordanie và Dải Gaza Hơn 700.000 người Palestine phải rời khỏi nhà cửa của họ và trở thành người tị nạn[CITATION CHI24 \l 1033 ].

Chiến tranh Suez năm 1956: Đây là cuộc chiến tranh giữa Israel, Anh và Pháp chống lại Ai Cập, sau khi Tổng thống Ai Cập Gamal Abdel Nasser quyết định quốc hữu hóa kênh đào Suez, một tuyến hàng hải chiến lược quan trọng cho thương mại và vận tải quốc tế Cuộc chiến tranh bắt đầu khi Israel xâm lược bán đảo Sinai của Ai Cập vào ngày 29/10/1956, sau đó Anh và Pháp can thiệp bằng không quân và hải quân để chiếm lại kênh đào và kết thúc vào ngày 7/11/1956, khi Liên Xô và Mỹ đe dọa sử dụng lực lượng quân sự và áp lực kinh tế để buộc các bên rút lui Kết quả là Ai Cập giữ được quyền kiểm soát kênh đào và sử dụng nó trong việc cho tàu thuyền thương mại, trong khi Israel, Anh và Pháp phải chịu sự mất mặt và suy yếu tầm ảnh hưởng của họ ở khu vực Một thập kỷ sau đó, kênh đào lại được Ai Cập đóng cửa lần nữa sau Cuộc chiến tranh Sáu ngày vào năm 1967 và việc Israel chiếm đóng bán đảo Sinai [CITATION Ngâ16 \l

Chiến tranh Sáu Ngày năm 1967: Đây là cuộc chiến tranh giữa Israel và liên minh của Ai Cập, Syria, Jordan và Iraq, cùng với sự hỗ trợ của các nước Arab khác. Cuộc chiến tranh bắt đầu khi Israel tiến hành một cuộc tấn công bất ngờ vào các căn cứ không quân của Ai Cập vào ngày 05/6/1967, sau khi Ai Cập đóng cửa eo biển Tiran, diễu binh quân sự ở bán đảo Sinai và yêu cầu Liên Hợp Quốc rút lực lượng gìn giữ hòa bình khỏi khu vực và kết thúc vào ngày 10/06/1967, khi Israel chiếm được toàn bộ bán đảo Sinai và Dải Gaza của Ai Cập, cao nguyên Golan của Syria, Cisjordanie và Đông Jerusalem của Jordan Cuộc chiến tranh làm thay đổi bản đồ chính trị của khu vực và tạo ra căng thẳng leo thang trong khu vực.

Chiến tranh tiêu hao năm 1970: Đây là cuộc chiến tranh giữa Israel và Ai Cập, kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8 năm 1970, trên mặt trận Suez Cuộc chiến tranh bắt đầu khi Ai Cập tiến hành các cuộc tấn công bằng tên lửa và pháo binh vào các vị trí của Israel trên bờ Đông của kênh đào, nhằm mục đích cưỡng chế Israel rút lui khỏi bán đảo Sinai Cuộc chiến kết thúc khi các bên đồng ý ngừng bắn theo sự trung gian của Mỹ Kết quả là không có thay đổi lãnh thổ, nhưng tạo ra một bầu không khí thuận lợi cho các cuộc đàm phán.

Chiến tranh Yom Kippur năm 1973: Đây là cuộc chiến tranh giữa Israel, liên minh của Ai Cập và Syria, cùng với sự hỗ trợ của các nước Arab khác Cuộc chiến tranh bắt đầu khi Ai Cập và Syria tấn công bất ngờ vào Israel vào ngày 06/10/1973, ngày lễ Yom Kippur của người Do Thái và kéo dài đến ngày 25/10/1973, khi các bên ký hiệp định ngừng bắn do Liên Hợp Quốc và Mỹ làm trung gian Kết quả là Ai Cập và Syria giành lại một phần lãnh thổ mà họ đã mất trong chiến tranh Sáu Ngày, nhưng Israel vẫn duy trì ưu thế quân sự Cuộc chiến cũng mở ra cơ hội cho các cuộc đàm phán hòa bình sau này giữa Israel và các nước Arab.

Chiến tranh Lebanon năm 1982: Đây là cuộc chiến tranh giữa Israel và PLO (Tổ chức giải phóng Palestine) cùng với sự can thiệp của Syria và các lực lượng quốc tế. Cuộc chiến bắt đầu khi Israel xâm lược Lebanon vào ngày 06/06/1982, nhằm mục đích tiêu diệt PLO, mà Israel coi là mối đe dọa an ninh của họ và kết thúc vào năm 1985, khi Israel rút lui từ phần lớn lãnh thổ Lebanon, nhưng vẫn duy trì một vùng an toàn ở Nam Lebanon Kết quả của cuộc chiến là Israel không thể loại bỏ hoàn toàn PLO khỏi Lebanon, mà còn phải đối mặt với sự phản kháng của các nhóm vũ trang Hồi giáo như Hezbollah

Phong trào Intifada lần thứ nhất (1987 - 1993): là cuộc nổi dậy của người

Palestine chống lại sự chiếm đóng của Israel ở Cisjordanie và Dải Gaza Cuộc nổi dậy bắt đầu vào ngày 9/12/1987, khi một tai nạn giao thông giữa một xe tải Israel và một xe buýt Palestine gây ra cái chết của bốn người Palestine[CITATION Min18 \l 1033 ] Cuộc nổi dậy kết thúc vào năm 1993, khi PLO và Israel ký Hiệp ước Oslo, mở ra quá trình đàm phán hòa bình giữa hai nhà nước Kết quả của cuộc nổi dậy là người Palestine đạt được sự công nhận quốc tế cho quyền tự quyết của họ, nhưng cũng phải chịu nhiều thương vong và bạo lực.

Cuộc xung đột Nam Lebanon (1982 – 2000): Đây là cuộc xung đột giữa Israel và

Hezbollah, một nhóm vũ trang Hồi giáo Shia ở Lebanon, cùng với sự can thiệp của Syria và Iran Cuộc xung đột bắt đầu khi Hezbollah được thành lập vào năm 1982 như một phản ứng chống lại sự xâm lược của Israel vào Lebanon Cuộc xung đột kết thúc vào năm 2000, khi Israel rút lui hoàn toàn khỏi vùng an toàn ở Nam Lebanon, theo Nghị quyết 425 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc[CITATION Bri24 \l 1033 ] Kết quả của cuộc xung đột là Hezbollah được coi là một lực lượng chống lại Israel và nâng cao uy tín của họ trong khu vực, nhưng cũng góp phần làm leo thang căng thẳng giữa Israel và Iran.

Phong trào Intifada lần thứ hai (2000 - 2005): Đây là cuộc nổi dậy thứ hai của người Palestine chống lại sự chiếm đóng của Israel ở Cisjordanie và Dải Gaza Cuộc nổi dậy bắt đầu vào ngày 28/9/2000, khi Thủ tướng Israel Ariel Sharon thăm Đền Thánh ở Jerusalem, một địa điểm tôn giáo thiêng liêng cho cả người Do Thái và người Hồi giáo. Cuộc nổi dậy kết thúc vào năm 2005, khi Israel rút lui khỏi Dải Gaza và một số khu định cư ở Cisjordanie, theo kế hoạch rút lui một phần của Sharon Kết quả của cuộc nổi dậy là người Palestine phải chịu nhiều thương vong, bạo lực và sự hạn chế của quyền tự do, trong khi Israel phải đối mặt với nhiều cuộc tấn công tự sát và sự chỉ trích quốc tế.

Cuộc xung đột Israel - Lebanon năm 2006: Đây là cuộc chiến tranh giữa Israel và

Hezbollah, cùng với sự can thiệp của Syria và Iran Cuộc chiến tranh bắt đầu khi Hezbollah bắt cóc hai binh sĩ Israel ở biên giới Lebanon vào ngày 12/7/2006[CITATION Đức06 \l 1033 ], nhằm mục đích trao đổi tù nhân Cuộc chiến tranh kết thúc vào ngày14/08/2006, khi các bên tuân thủ Nghị quyết 1701 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc,yêu cầu ngừng bắn và triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc ở NamLebanon Kết quả của cuộc chiến tranh là cả hai bên đều phải chịu nhiều thương vong và thiệt hại, vụ không kích làng Qana làm chết gần 60 người, đa số là phụ nữ và trẻ em đã dấy lên làn sóng phản đối của dư luận quốc tế[CITATION Đức06 \l 1033 ].

Cuộc xung đột ở Dải Gaza (các năm 2008 - 2009, 2012, 2014, 2021 và xung đột tháng 10/2023 đến nay): Đây là những cuộc xung đột giữa Israel và Hamas, một nhóm vũ trang Hồi giáo kiểm soát Dải Gaza, cùng với sự hỗ trợ của các nhóm vũ trang khác như Hồi giáo Jihad Những cuộc xung đột bắt đầu khi Israel tiến hành các cuộc tấn công không kích vào Dải Gaza, nhằm mục đích ngăn chặn các cuộc phóng tên lửa của Hamas vào lãnh thổ Israel và kết thúc khi các bên đồng ý ngừng bắn theo sự trung gian của Ai Cập, Liên Hợp Quốc và các nước khác Kết quả của những cuộc xung đột là cả hai bên đều phải chịu nhiều thương vong và thiệt hại, nhưng không có thay đổi lãnh thổ hay thế cân bằng quân sự Riêng cuộc xung đột từ tháng 10/2023 đến nay vẫn còn tiếp diễn.

Những tác động quốc tế của xung đột Arab - Israel đối với các nước trong khu vực, các nước lớn, các tổ chức quốc tế,…không chỉ ảnh hưởng đến các bên trực tiếp, mà còn đến nhiều nước và tổ chức khác trên thế giới, có thể kể đến như sau: Đối với các nước trong khu vực: xung đột Arab - Israel đã gây ra nhiều mâu thuẫn, căng thẳng và bất ổn cho các nước láng giềng, nhất là các nước Arab Nhiều nước Arab đã tham gia vào các cuộc chiến tranh chống lại Israel, hoặc ủng hộ người Palestine bằng vũ khí, tiền bạc, chính sách, Đồng thời cũng đã tạo ra nhiều vấn đề nhân đạo, như người tị nạn Palestine, người di cư, người bị thương, Xung đột giữa Arab và Israel còn có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều khía cạnh ở Trung Đông, bao gồm: kinh tế, an ninh, môi trường, văn hóa và tôn giáo của các nước trong khu vực. Đối với các nước lớn: xung đột Arab - Israel đã thu hút sự quan tâm và can thiệp của nhiều nước lớn như: Mỹ, Liên Xô (Nga), Anh, Pháp, Trung Quốc, Nhiều nước lớn đã cung cấp vũ khí, tài chính, cho các bên trong xung đột, hoặc tham gia vào các cuộc đàm phán, trung gian, giám sát,… Xung đột Arab - Israel cũng đã ảnh hưởng đến quan hệ song phương và đa phương giữa các nước lớn, cũng như đến các lợi ích chiến lược, kinh tế, an ninh,… của họ ở khu vực và thế giới. Đối với các tổ chức quốc tế: cuộc xung đột này đã đặt ra nhiều thách thức và trách nhiệm cho các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, Liên đoàn Arab, Liên minh châu Âu, Liên minh châu Phi, Nhiều tổ chức quốc tế đã có những nỗ lực để giải quyết xung đột, bảo vệ người dân, hỗ trợ nhân đạo, thúc đẩy hòa bình, Xung đột Arab - Israel cũng đã ảnh hưởng đến uy tín, vai trò, khả năng và hiệu quả của các tổ chức quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu.

Và gần đây nhất, kể từ tháng 10/2023, khu vực Biển Đỏ - là một vịnh nhỏ của Ấn Độ Dương nằm giữa Châu Phi và Châu Á, tiếp giáp với rất nhiều quốc gia và có vị trí địa chiến lược quan trọng đã xảy ra xung đột leo thang và có những bất ổn về an ninh – chính trị, đồng thời cũng gây nên ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế - thương mại toàn cầu.

26

Nguyên nhân bên trong

Các tài liệu lịch sử cho thấy, cách đây khoảng 5.000 năm, cả người Do Thái lẫn người Arab đã cùng sinh sống tại khu vực Trung Đông [CITATION Placeholder1 \l 1033 ]. Trong suốt những thế kỷ trước Công nguyên, họ đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh để giành lấy quyền kiểm soát đất đai Có những thời điểm, người Do Thái đã giành được chiến thắng và thành lập một vương quốc thịnh vượng, nhưng cũng không ít lần họ phải đối mặt với thất bại, bị đẩy ra khỏi lãnh thổ của mình và phải sống lưu vong ở nơi xa xôi.

Lịch sử định cư tại Palestine kéo dài hàng chục ngàn năm, với những phát hiện hóa thạch của Homo Erectus, người Neanderthal và các loài trung gian giữa người Neanderthal và người hiện đại Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra lúa mì lai Emmer tại Jericho có niên đại lên đến 8.000 năm trước Công nguyên, làm nổi bật Jericho như một trong những nơi có hoạt động nông nghiệp sớm nhất thế giới Người Amorite, người Canaan và các dân tộc Semitic khác, có liên hệ với người Phoenicia ở Tyre, đã định cư tại khu vực này vào khoảng năm 2000 trước Công nguyên, khi đó khu vực này được biết đến với cái tên Xứ Canaan[ CITATION Iss09 \l 1033 ].

Khoảng thế kỷ 11 TCN, vùng đất Palestine đã chứng kiến sự hình thành của một quốc gia Do Thái cổ Đến thế kỷ thứ 8 TCN, sự tồn tại của các quốc gia Do Thái đã kết thúc, và Palestine sau đó đã trải qua sự thay đổi quyền lực liên tục, từ Đế chế Assyria đến Babylon, Ba Tư và cuối cùng là La Mã, kéo dài qua nhiều thế kỷ Vào thế kỷ thứ 8, người Arab Hồi giáo đã chiếm lĩnh khu vực này, và từ giữa thế kỷ 16, Palestine đã trở thành một phần của Đế chế Ottoman.

Từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 áp bức đối với người Do Thái ở khu vực Đông Âu đã thúc đẩy làn sóng di cư hướng về Palestine Chủ nghĩa Zionism, với mục tiêu xây dựng một tổ quốc cho người Do Thái, đã được chính thức hóa vào năm 1897 Những người ủng hộ chủ nghĩa này đã tìm cách lập nên một “Tổ quốc Do Thái” trên đất Palestine, khi đó đang dưới quyền kiểm soát của Đế quốc Ottoman hoặc Đức Ban đầu, họ không mấy chú trọng đến cộng đồng Arab bản địa, với quan điểm rằng cộng đồng này sẽ chấp nhận di cư tự nguyện đến các quốc gia Arab khác Họ mơ về một Palestine đông đúc bởi người Do Thái từ châu Âu, những người sẽ chiếm đa số dân số Các nhóm Zionist đã thiết lập nhiều khu định cư nông nghiệp như Petah Tikva, Zichron Yaakov, và Rishon LeZion Họ cũng đã sáng lập ra Tel Aviv, thành phố mới gần Jaffa Trong khi đó, dân số Arab ở Palestine cũng tăng lên nhanh chóng Đến năm 1914, dân số tổng cộng của Palestine khoảng 700.000 người, trong đó có khoảng 615.000 người Arab và từ 85.000 đến 100.000 người Do Thái Và sau thất bại của Đế chế Ottoman trong Thế chiến I, năm 1918, Palestine đã trở thành một vùng lãnh thổ Ủy trị của Anh [ CITATION Iss09 \l 1033 ]

Vào cuối thập kỷ 1930, dưới sự ủy trị của người Anh, số lượng người Do Thái tại Palestine đã đạt mức 400.000, chiếm khoảng một phần ba dân số người Arab[CITATION

COL14 \l 1033 ] Đến năm 1940, tỷ lệ giữa hai cộng đồng đã trở nên gần ngang bằng, điều này làm tăng thêm sự căng thẳng và xung đột giữa họ Amin al-Husseini – lãnh đạo của phong trào dân tộc Arab tại Palestine, nhận thức rằng dòng chảy nhập cư của người Do Thái đến Palestine đe dọa nỗ lực đấu tranh cho quyền tự quyết của người Arab, đã dẫn dắt phong trào quốc gia Arab ở Palestine và khởi xướng các cuộc nổi dậy lớn chống lại người Do Thái vào đầu những năm 1920 tại Jerusalem và sau đó là tại Jaffa vào năm

1921 Đến năm 1929, một chuỗi các cuộc nổi dậy khác chống lại người Do Thái đã bắt đầu, do các nhà lãnh đạo Arab khởi xướng Những cuộc nổi dậy này đã gây ra tổn thất nặng nề cho cộng đồng Do Thái ở Hebron và Safed, buộc họ phải rời bỏ Hebron vàGaza Một cuộc nổi dậy khác của người Arab vào năm 1936, nhằm phản đối sự cai trị của người Anh và làn sóng nhập cư người Do Thái, đã bị lực lượng Anh đàn áp Cả người Do Thái và người Arab đều đẩy mạnh yêu cầu Anh trao lại độc lập, với mỗi bên đều tuyên bố quyền lực đối với toàn bộ lãnh thổ Palestine và không chấp nhận việc chia cắt.

Trong Thế chiến thứ hai, mối quan hệ giữa người Do Thái và người Arab đã có lúc hợp tác, khi cả hai bên đều hỗ trợ phe Đồng minh Tuy nhiên, một số nhóm dân tộc Arab cực đoan, bao gồm al-Husseini, đã chọn hợp tác với Đức Quốc xã, tham gia vào việc tạo ra các chiến dịch tuyên truyền chống Do Thái trong thế giới Arab Khi Thế chiến thứ hai kết thúc, sự di cư mới của người Do Thái, những người sống sót sau Holocaust, đến Palestine đã làm gia tăng căng thẳng.

Chính sách hạn chế nhập cư của người Anh đối với người Do Thái đã kích thích phong trào đấu tranh của người Do Thái chống lại người Anh tại Palestine Áp lực quốc tế đối với Anh để trao lại độc lập cho người Do Thái cũng tăng lên Vào ngày 29/11/1947, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua Nghị quyết 181 (II), đề xuất phân chia Palestine thành hai nhà nước riêng biệt cho người Arab và người Do Thái, với Jerusalem dưới sự quản lý quốc tế.

Người Do Thái đã nhanh chóng đồng ý với kế hoạch này, trong khi người Arab phản đối, yêu cầu quyền lực toàn bộ lãnh thổ Palestine Theo nghị quyết của Liên Hợp Quốc, người Do Thái đã tuyên bố thành lập nhà nước Israel vào ngày 14/5/1948 Đáp lại, các quốc gia Arab đã tiến hành xâm lược Israel, dẫn đến Chiến tranh Arab-Israel năm 1948, với khoảng 15.000 thương vong và kết thúc bằng chiến thắng của Israel[ CITATION Iss09 \l 1033 ].

Yếu tố lịch sử chính là nền tảng của xung đột giữa Israel và Palestine, một cuộc tranh chấp kéo dài đã định hình lịch sử và chính trị của khu vực Trung Đông Nguyên nhân sâu xa của xung đột này có thể được truy nguyên từ những biến động lớn trong lịch sử, từ sự phát triển của chủ nghĩa Zionism trong thế kỷ 19, một phong trào quốc gia của người Do Thái nhằm thiết lập một quốc gia riêng tại Palestine, đến sự sụp đổ của Đế quốc Ottoman và việc Anh quản lý Palestine dưới dạng Mandate sau Thế chiến thứ nhất.

Sự kiện này đã tạo điều kiện cho việc di cư lớn của người Do Thái đến Palestine và sự xung đột với cộng đồng Arab Những yếu tố lịch sử này không chỉ tạo ra một bức tranh phức tạp của quyền lực, lãnh thổ và tôn giáo mà còn ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của hàng triệu người Chúng là nguyên nhân gốc rễ của nhiều cuộc khủng hoảng nhân đạo và là trung tâm của nhiều cuộc đàm phán hòa bình quốc tế.

Xung đột Isarel - Palestine không đơn thuần chỉ là tranh chấp về lãnh thổ, xung đột kéo dài hàng thập kỷ giữa Israel và Palestine còn là tổng hợp của những mâu thuẫn chồng chất và dai dẳng về tôn giáo và văn hóa từ xa xưa.

Hiện nay, Do Thái giáo - tôn giáo chính tại Israel - và Hồi giáo - tôn giáo của đa số người dân Palestine là hai tôn giáo có liên quan chính yếu đến xung đột tại Trung Đông Cùng với Kitô giáo, cả hai tôn giáo này đều là các tôn giáo độc thần được khai sinh tại khu vực Trung Đông và đều có chung nguồn gốc là ngôn sứ Abraham [ CITATION

Thr24 \l 1033 ] Đặc biệt, Jerusalem, nút thắt trung tâm của xung đột Israel - Palestine hiện nay, mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng với cả Do Thái giáo và Hồi giáo.

Trong lịch sử Do Thái và Kinh Thánh, Jerusalem là thủ đô của Vương quốc Israel dưới thời trị vì của Vua David Đây cũng là nơi có Núi Đền và Bức tường phía Tây, cả hai địa điểm được tôn sùng cao độ trong đạo Do Thái Trong lịch sử Hồi giáo, thành phố này là Qiblah Hồi giáo đầu tiên (hướng mà người Hồi giáo phải đối mặt khi cầu nguyện) Đây cũng là nơi diễn ra Isra' và Mi'raj của Nhà tiên tri Muhammad (đưa về phía trước và thăng thiên, còn gọi là cuộc hành trình ban đêm) theo KinhQur'an[ CITATION Mos18 \l 1033 ] Vùng đất này còn chứa đựng những di tích quan trọng trong văn hoá Do Thái như khu vực Núi Đền, nơi vua Solomon xây dựng Đền Thờ ĐầuTiên, và Bức Tường Than Khóc, điểm đến linh thiêng bậc nhất của hàng triệu tín đồ DoThái Đối với người theo đạo hồi, Jerusalem được coi là hướng cầu nguyện (Qibla) đầu tiên của các tín đồ đạo Hồi Nhà thờ Al-Aqsa, tâm điểm của quần thể Haram al-Sharif ởJerusalem, và cũng là điểm dừng chân cuối cùng của Nhà tiên tri Muhammad trong chuyến “hành trình đêm” và là nơi Ngài lên thiên đường Đây là nơi có giá trị thiêng liêng thứ ba trong văn hoá Hồi giáo, chỉ sau hai thánh địa Mecca và Medina[ CITATIONAde23 \l 1033 ] Vì vậy, Jerusalem không chỉ có giá trị quan trọng đối với người dânPalestine, mà còn có ý nghĩa sâu sắc với toàn bộ tín đồ Hồi giáo trên toàn thế giới.

Nguyên nhân bên ngoài

2.2.1 Sự can thiệp của các nước lớn

Trong thời kỳ từ năm 1917 đến 1948, Anh đã can thiệp mạnh mẽ vào vùng đất Palestine, tạo ra những hậu quả kéo dài đối với cuộc xung đột giữa người Do Thái và người Palestine Ở giai đoạn cuối của Thế chiến I, tức vào năm 1917 - 1918, quân đội Anh chiến thắng Ottoman ở khu vực Palestine Họ duy trì sự có mặt của quân đội để chiếm đóng khu vực đó và sau chiến tranh, được Hội Quốc Liên ủy thác chủ quyền khu vực này vào tháng 7/1922 Ngay sau đó, Anh đưa ra Tuyên bố Balfour, có hiệu lực vào năm 1923[CITATION Thô24 \t \l 1033 ] Cuộc “xung đột thế kỷ” giữa nguời Palestine và người Do Thái bắt đầu từ đây Người Do Thái thì tranh đấu để việc thành lập quốc gia được thực hiện sớm trong khi người Arab thì đòi hỏi chủ quyền của quốc gia Palestine. Trước lúc còn chiến tranh, để xoa dịu người Arab đứng dậy chống lại đế chế Ottoman, Anh hứa hẹn sẽ thành lập nhà nước Palestine độc lập trên vùng đất Palestine Đồng thời, để thuyết phục giáo dân Do Thái khắp nơi trong đế chế Ottoman, như là vùng Balkans, cầm súng chống lại Ottoman, Anh và Pháp cũng tuyên truyền giải pháp thành lập quốc gia Do Thái ở Palestine[CITATION Thô24 \t \l 1033 ].

Kể từ 1920, Anh không không thực hiện những hứa hẹn với người Do Thái và Palestine trong lúc còn chiến tranh, mà chỉ muốn duy trì hiện trạng để dùng Palestine làm vùng đệm thông thương từ các vùng khác ở Trung Đông để đi vào Địa Trung Hải, làm cầu nối thông qua kênh đào Suez để đi đến thuộc địa Ấn Độ, một con đường huyết mạch mà người Anh gọi là “Xa lộ Hoàng gia”[CITATION Thô24 \t \l 1033 ] Đó chính là cơ sở cho các tranh chấp được đặt ra bởi những lời hứa mâu thuẫn của người Anh với người Arab và người Do Thái trong Thế chiến thứ nhất về quyền tự quyết ở Palestine, và bởi các địa vị khác nhau mà người bản địa được hưởng dưới sự ủy thác của Anh từ năm

1922 trở đi[CITATION Thô24 \t \l 1033 ] Cộng đồng Arab cảm thấy bị người Anh lừa dối và phản bội Sự bất mãn tập thể này đã đưa đến tâm lý thù ghét Anh, Pháp và nói rộng hơn thù ghét thế giới phương Tây trong cộng đồng Arab bắt đầu từ đây và kéo dài hơn 100 năm sau vẫn không suy giảm.

Cuộc khủng hoảng Kênh đào Suez năm 1956 là một sự kiện quan trọng trong lịch sử quốc tế, đặc biệt là trong bối cảnh xung đột Arab - Israel Sự kiện này bắt đầu khi Ai Cập, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Gamal Abdel Nasser, quyết định quốc hữu hóa Kênh đào Suez, một tuyến đường thủy đạo nối liền các nước phương Tây với thuộc địa của họ ở Trung Đông và Châu Á, là đường tiếp tế dầu mỏ từ Trung Đông về Tây Âu, và cũng là nguồn lợi nhuận to lớn đối với Anh và Pháp[CITATION Trầ01 \l 1033 ] Quyết định này đã gây ra phản ứng mạnh mẽ từ Anh và Pháp, cũng như Israel, vì họ coi đây là mối đe dọa đối với lợi ích quốc gia và an ninh khu vực của họ.

Sau khi không thành ở Hội đồng Bảo An, Anh và Pháp đã cùng Israel tiến hành một cuộc tấn công quân sự vào Ai Cập để giành lại quyền kiểm soát kênh đào Tuy nhiên, sự can thiệp này đã gặp phải sự lên án mạnh mẽ từ dư luận quốc tế, đặc biệt là từ

Mỹ và Liên Xô, khiến cho liên quân giữa ba nước phải rút lui Cuộc khủng hoảng này không chỉ là một phần của xung đột Arab - Israel mà còn là một phần của Chiến tranh Lạnh, khi mà Mỹ luôn trong thái độ mập mờ, âm mưu làm giảm uy tín và tìm cách gạt Anh, Pháp ra khỏi Trung Đông và đồng thời ngăn chặn Liên Xô mở rộng ảnh hưởng của mình tại Trung Đông

Sau thất bại từ nhiều cuộc xâm lược không thành, Anh và Pháp đã giảm sút vị thế của mình tại Trung Đông khi Ai cập xóa bỏ hiệp ước năm 1954 với Anh, Iraq tuyên bố không hợp tác với Anh trong khối quân sự Baghdad, Yemen đòi lại vùng dầu mỏ ở Vịnh Persian Trong lúc Anh và Pháp suy yếu, Mỹ đã lợi dụng thời cơ tăng cường ảnh hưởng tại khu vực Trung Đông Ngày 5/7/1957, Tổng thống Mỹ Eisenhower đề nghị Quốc hội thông qua Nghị quyết về Trung Đông và đặt tên là Học thuyết Eisenhower, Học thuyết Eisenhower được Tổng thống Mỹ Dwight D Eisenhower đưa ra nhằm mục đích ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản và ảnh hưởng của Liên Xô tại Trung Đông. Học thuyết này được thiết lập với mục tiêu chính là để cản trở Liên Xô từ việc xâm nhập và chiếm đoạt các quốc gia ở Trung Đông, những nơi đóng vai trò quan trọng trong nguồn cung cấp năng lượng cho Mỹ.

Trong những năm 1950 và 1960, Liên Xô bắt đầu thay đổi chính sách của mình và chuyển sang ủng hộ các quốc gia Arab và phong trào giải phóng Palestine Cuộc chiến Sáu Ngày năm 1967 là một bước ngoặt quan trọng trong chính sách của Liên Xô đối với khu vực khi trước cuộc chiến, Liên Xô đã cung cấp vũ khí và hỗ trợ quân sự cho

Ai Cập và Syria, và sau đó đã lên án Israel vì hành động ‘xâm lược’ và ủng hộ quyền lợi của người Palestine Liên Xô cũng đã hỗ trợ cho Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) và các nhóm chiến binh Palestine khác, cung cấp vũ khí, đào tạo quân sự và hỗ trợ chính trị Sự hỗ trợ này đã giúp PLO và các nhóm khác tăng cường khả năng chiến đấu và ảnh hưởng trong khu vực, đồng thời cũng làm tăng sự căng thẳng và xung đột với Israel.

Về phía ngược lại, sự hậu thuẫn của Mỹ cho Israel bắt đầu từ khi nhà nước này được thành lập vào năm 1948 cho đến những cuộc chiến tranh ở Trung Đông và với Palestine đã trở thành một yếu tố quan trọng trong cuộc xung đột này Vào năm 1947. Liên Hợp Quốc thành lập Ủy bản đặc biệt và với sức ép của giới vận động hành lang Do Thái ở Mỹ, Tổng thống Truman phải chuyển tiếp sức ép này đến UNSCOP (Ủy ban đặc biệt của Liên Hợp Quốc về Palestine) để đưa ra giải pháp có lợi cho người Do Thái, và UNSCOP cũng phải thực hiện đề xuất việc chia Palestine thành hai quốc gia riêng biệt: một cho người Do Thái và một cho người Arab Quyết định này đã góp phần vào việc thành lập nhà nước Israel vào năm 1948, một sự kiện đã làm sâu sắc thêm mối quan hệ căng thẳng giữa người Do Thái và người Arab Những toan tính chính trị này của tổng thống Truman đã đổ thêm dầu vào ngọn lửa hận thù lâu năm của người Arab và người

Ngoài ra, Mỹ đã cung cấp sự hỗ trợ chính trị, quân sự và tài chính cho Israel, giúp quốc gia này duy trì vị thế và an ninh trong khu vực Điều này bao gồm việc cung cấp viện trợ quân sự và tài chính, cũng như sự hỗ trợ trong các diễn đàn quốc tế Sự hậu thuẫn của Mỹ cho Israel cũng đã góp phần vào việc làm tăng tình trạng bất ổn trong khu vực, với nhiều cuộc xung đột và đụng độ quân sự xảy ra giữa Israel và các nhóm phiến quân Palestine, cũng như giữa Israel và các quốc gia láng giềng.

Sự can thiệp của Liên Xô và Mỹ đã đóng vai trò hình thành nên xung đột giữa Israel và Palestine Trong những năm đầu của Nhà nước Israel, Liên Xô ủng hộ việc thành lập nhà nước này và thậm chí là một trong những quốc gia đầu tiên công nhận Israel sau khi nước này tuyên bố độc lập vào năm 1948 Tuy nhiên, trong những năm

1950 và 1960, Liên Xô đã thay đổi chính sách và chuyển sang ủng hộ các quốc gia Arab và phong trào giải phóng Palestine, cung cấp vũ khí, đào tạo quân sự và hỗ trợ chính trị cho họ.

Mỹ, từ phía khác, đã trở thành một đồng minh chủ chốt của Israel, cung cấp sự hỗ trợ chính trị, quân sự và tài chính mạnh mẽ, giúp Israel duy trì vị thế và an ninh trong khu vực Sự hậu thuẫn này đã gây ra những phản ứng từ các quốc gia Arab và các nhóm phiến quân Palestine, đồng thời cũng làm tăng sự căng thẳng và xung đột với Israel.

Cả hai cường quốc xem xung đột Israel - Palestine như một phần của chiến lược đối đầu lớn hơn trong khuôn khổ Chiến tranh Lạnh, với Mỹ và Liên Xô đều tìm cách mở rộng ảnh hưởng và kiểm soát tại Trung Đông Sự can thiệp của họ đã không chỉ làm sâu sắc thêm mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo và lãnh thổ giữa Israel và Palestine mà còn làm phức tạp thêm nỗ lực hòa bình trong khu vực.

Tác động của xung đột Israel – Paestine

Xung đột giữa Israel và Palestine đã có những tác động sâu rộng đối với Israel.

Về mặt an ninh, xung đột đã tác động mạnh mẽ đến Israel khi nước này đã phải đối mặt với nhiều thách thức về an ninh từ các cuộc tấn công bằng tên lửa từ Dải Gaza, các vụ đánh bom tự sát, và các hành động bạo lực khác Hàng ngày, Israel phải đối mặt với nguy cơ bị tấn công từ các nhóm phiến quân và các nhóm khủng bố, như Hamas và Jihad Hồi giáo Điều này đặt nhiều áp lực lên hệ thống an ninh nội địa của Israel và yêu cầu nâng cao sự chú ý đối với việc bảo vệ dân cư và cơ sở hạ tầng quan trọng Và sự việc này đã buộc Israel phải đầu tư nhiều hơn vào hệ thống phòng thủ như Hệ thống Vòm Sắt (Iron Dome), đồng thời tăng cường các biện pháp an ninh trong nước Mặt khác, xung đột cũng gây ra những căng thẳng chính trị và xã hội trong nước Sự không chắc chắn và lo ngại về an ninh đã trở thành một phần không thể tránh khỏi trong cuộc sống của người dân Israel Các biện pháp an ninh nghiêm ngặt có thể ảnh hưởng đến quyền tự do cá nhân và gây ra sự bất bình trong cộng đồng Hơn thế, xung đột còn tác động đến quan hệ quốc tế của Israel Các hành động quân sự và chính sách đối ngoại của Israel thường xuyên bị chỉ trích từ cộng đồng quốc tế, điều này có thể ảnh hưởng đến hình ảnh và vị thế của Israel trên trường quốc tế.

Về mặt kinh tế, tác động kinh tế của xung đột Israel - Palestine đối với Israel là đáng kể và đa chiều Chi phí quân sự và an ninh đã tăng cao do nhu cầu bảo vệ biên giới và đối phó với các mối đe dọa an ninh Điều này không chỉ làm tăng gánh nặng ngân sách quốc gia mà còn ảnh hưởng đến sự phân bổ nguồn lực cho các lĩnh vực khác như giáo dục và y tế Ngoài ra, xung đột cũng tạo ra sự không chắc chắn trong môi trường kinh doanh, làm giảm sự hấp dẫn của Israel đối với các nhà đầu tư nước ngoài và du khách quốc tế Du lịch, một ngành công nghiệp quan trọng đối với nền kinh tế Israel, đã chịu tổn thất nặng nề do hình ảnh xung đột và bất ổn an ninh Điều này dẫn đến việc giảm thu nhập từ ngành du lịch và ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp liên quan[ CITATION Luậ24 \l 1033 ].

Về mặt xã hội, xung đột Israel - Palestine đã tạo ra những tác động sâu rộng và lâu dài đối với cộng đồng Israel Sự chia rẽ và căng thẳng xã hội gia tăng khi cả hai bên đều có những quan điểm và cảm xúc mạnh mẽ liên quan đến xung đột Kể từ năm 1948, cuộc xung đột giữa Israel và Palestine đã gây ra những hậu quả đáng kể khi tổng số người Israel thiệt mạng, tính đến năm 1997, đã lên tới 20.093 binh sĩ thiệt mạng trong chiến đấu, và gần 100.000 người được coi là cựu chiến binh quân đội bị tàn tật[CITATION LAZ10 \l 1033 ] Trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2010, đã có 1.194 người Israel và người nước ngoài bị sát hại và khoảng 7.000 người bị thương trong các vụ tấn công khủng bố của Palestine, với đa số các sự kiện này diễn ra trong giai đoạn Intifada lần thứ hai, kéo dài từ năm 2000 đến 2005 Tính từ thời điểm thành lập quốc gia Israel vào năm

1948, đã có hơn 3.000 người Israel bỏ mình và 25.000 người khác bị thương do bạo lực và đối đầu từ phía Palestine.

Theo các nguồn tin mới nhất, kể từ ngày 07/10/2023, đã có hơn 1.410 người Israel thiệt mạng trong cuộc xung đột với Hamas[CITATION Placeholder2 \t \l 1033 ], bao gồm cả dân thường và binh sĩ và số bị thương ít nhất là 8.730 người[ CITATION AJL24 \l 1033

] Trong số đó, có 94 nhà báo (89 người Palestine, 2 người Israel và 3 người Lebanon) và hơn 136 nhân viên cứu trợ của UNRWA (Cơ quan Liên Hợp Quốc về cứu trợ người tị nạn Palestine) đã mất mạng[CITATION Placeholder3 \t \l 1033 ] Đặc biệt, vào ngày 07/10, có 1.139 người Israel và công dân nước ngoài, bao gồm 764 dân thường, đã bị giết, và hơn 240 người đã bị bắt làm con tin trong cuộc tấn công ban đầu từ Dải Gaza[CITATION

Placeholder4 \l 1033 ] Các vụ bạo lực và đối đầu đã làm suy yếu sự đoàn kết xã hội và tạo ra một môi trường sống căng thẳng cho người dân Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày mà còn gây ra những hậu quả lâu dài đối với sự phát triển của thế hệ trẻ và sự hòa nhập xã hội Các vấn đề như phân biệt đối xử, bất bình đẳng và thiếu cơ hội giáo dục cũng trở nên nổi bật hơn trong bối cảnh xung đột.

Về dư luận quốc tế, tác động quốc tế của xung đột Israel - Palestine đối với Israel là một vấn đề phức tạp và đa diện, khi Israel nhận sự chỉ trích và áp lực từ cộng đồng quốc tế Israel thường xuyên phải đối mặt với sự phê phán về các hành động quân sự và chính sách đối ngoại, đặc biệt là liên quan đến việc xử lý xung đột với Palestine Các hành động quân sự của Israel, bao gồm các cuộc không kích và chiến dịch quân sự trong khu vực, đã gây ra tổn thất lớn về người và tài sản, và điều này đã thu hút sự chú ý và phản ứng mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế Các tổ chức quốc tế và quốc gia khác nhau đã lên tiếng kêu gọi Israel kiềm chế và tìm kiếm giải pháp hòa bình thông qua đối thoại và đàm phán Ngoài ra, việc Israel áp dụng các biện pháp an ninh và quản lý biên giới cũng đã gây ra những tranh cãi và chỉ trích về vi phạm quyền con người và quyền tự do của người dân Palestine Các vụ đụng độ và bạo lực tại các khu vực như Dải Gaza và Đông Jerusalem đã làm tăng thêm căng thẳng và gây ra sự phản đối từ nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế Tác động quốc tế cũng bao gồm việc Israel phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt kinh tế hoặc hạn chế về thương mại và đầu tư từ một số quốc gia và tổ chức quốc tế Điều này có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế của Israel và quan hệ đối tác quốc tế Thêm vào đó, tác động quốc tế của xung đột Israel - Palestine đối với Israel không chỉ là sự chỉ trích và áp lực từ cộng đồng quốc tế mà còn bao gồm cả những hậu quả về mặt kinh tế và chính trị Vì thế, Israel cần phải cân nhắc kỹ lưỡng giữa việc đảm bảo an ninh quốc gia và việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp với cộng đồng quốc tế Điều này đòi hỏi một chiến lược ngoại giao linh hoạt và khôn ngoan để giải quyết các vấn đề phức tạp và tìm kiếm sự hòa giải lâu dài.

Xung đột Israel - Palestine đã gây ra những tác động sâu rộng và lâu dài đối với người dân Palestine, từ mất mát về người và tài sản đến những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế và xã hội Sự xâm lược và chiếm đóng của Israel đã dẫn đến việc hàng ngàn người Palestine mất nhà cửa và phải sống trong điều kiện tồi tàn tại các trại tị nạn, trong khi cơ sở hạ tầng và dịch vụ công cộng bị phá hủy nặng nề, làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày và gây khó khăn cho việc tiếp cận giáo dục và y tế Kinh tế Palestine chịu tổn thất nặng nề do sự phong tỏa và hạn chế di chuyển, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao và đói nghèo gia tăng Xung đột cũng làm trầm trọng thêm tình trạng bất ổn chính trị và xã hội, cản trở quá trình phát triển lâu dài và gây ra một vòng luẩn quẩn của bạo lực và đối đầu không có hồi kết Điều này không chỉ ảnh hưởng đến người dân Palestine mà còn tạo ra những hậu quả lớn lao đối với khu vực và cộng đồng quốc tế, khiến cho việc tìm kiếm một giải pháp bền vững và công bằng cho cả hai bên càng trở nên khó khăn.

Sau khi xung đột bùng nổ, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Guterres cảnh báo về một thảm họa nhân đạo nghiêm trọng Cuộc xung đột giữa Hamas và Israel đã gây ra hậu quả nặng nề cho người dân Palestine và khó giải quyết trong thời gian ngắn. Theo thống kê của Bộ Y tế Gaza, tính đến tháng 12/2023, có khoảng 33.000 người Palestine thiệt mạng, hơn 75.000 người bị thương và hơn 1 triệu người đang tuyệt vọng chờ đợi cứu trợ khẩn cấp Đây là lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ, Tổng thư ký Liên hợp quốc viện dẫn Điều 99 của Hiến chương Liên Hợp Quốc, kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc phải hành động ngay lập tức và quyết liệt để ngăn chặn thảm họa cho người dân Palestine ở Gaza Ngày 22/02/2023, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua Nghị quyết 2720, yêu cầu tất cả các bên cho phép và tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp cứu trợ nhân đạo quy mô lớn, an toàn và không bị cản trở cho người dân Palestine ở Dải Gaza ngay lập tức Tuy nhiên, Nghị quyết

2720 khó có thể phát huy tác dụng khi Israel vẫn tiếp tục áp dụng các biện pháp cứng rắn trong cuộc xung đột [CITATION Alj \l 1066 ].

Về tình hình nhân đạo: Tình hình nhân đạo ở Palestine tiếp tục là một vấn đề cấp bách và đầy thách thức Theo báo cáo của UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc) vào cuối năm 2023, gần 85% dân số, tương đương với khoảng 1,9 triệu người, đã phải di dời khỏi nhà cửa của họ[CITATION Placeholder5 \l 1033 ] Sự tàn phá của xung đột đã biến những khu phố nơi trẻ em từng chơi đùa và đến trường thành đống đổ nát Ngoài ra, tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng về dịch vụ y tế và giáo dục cũng là một phần của cuộc khủng hoảng nhân đạo Các bệnh viện và trường học đã bị hư hại hoặc bị phá hủy, làm gián đoạn việc cung cấp dịch vụ cần thiết cho người dân Điều này càng làm trầm trọng thêm tình trạng mất an toàn và bất ổn cho trẻ em và gia đình họ Về mặt sức khỏe, đã có tới

360.000 trường hợp bệnh truyền nhiễm và WHO (Tổ chức Y tế Thế Giới) xác nhận các trường hợp viêm màng não, vàng da, chốc lở, thủy đậu và nhiễm trùng đường hô hấp trên và đã được ghi nhận trong các trung tâm tạm trú Sự thiếu thốn về nguồn lực y tế và điều kiện sống không đảm bảo đã tạo điều kiện cho các bệnh dịch lan rộng, đặc biệt là trong bối cảnh dân số bị dồn nén trong các khu vực chật hẹp và thiếu vệ sinh[CITATION Placeholder5 \l 1033 ].

Cuộc sống hàng ngày của người dân Palestine đang phải đối mặt với những thách thức khôn lường, từ việc tiếp cận nước sạch, thực phẩm, đến việc duy trì một cuộc sống có chất lượng tối thiểu Để đối phó với tình trạng môi trường và vệ sinh ngày càng xấu đi, UNICEF đã cung cấp nhiên liệu cho nhà máy xử lý nước thải để hỗ trợ xử lý nước thải và tiêu hủy an toàn, mang lại lợi ích cho hơn 275.000 người ở Rafah, trong đó có 140.250 trẻ em[CITATION Luc23 \l 1033 ] UNICEF đã cung cấp dịch vụ hỗ trợ tâm lý xã hội cho 415 người ở Dải Gaza thông qua dịch vụ đường dây trợ giúp UNICEF cùng các đối tác đã mở rộng các hoạt động giải trí ở Dải Gaza tới 18.350 trẻ em và thanh thiếu niên trong đó có 11.569 bé gái và 265 trẻ khuyết tật[CITATION Luc23 \l 1033 ] Ngoài ra ,UNICEF cùng các đối tác đã tiếp cận 14.994 trẻ em và 4.532 người chăm sóc với các dịch vụ hỗ trợ tâm lý xã hội kể từ ngày 07/10 Unicef đã di chuyển 35 xe tải của vào Gaza với lon Jerry để mang lại lợi ích cho 110.000 người, bộ dụng cụ y tế dược phẩm cho 150.000 người, vật tư y tế tiêu hao cho 30.000 người, bộ dụng cụ vệ sinh cho 7.200 người, thực phẩm chữa bệnh sẵn sàng sử dụng (RUTF) cho 2.450 trẻ em và điều trị suy dinh dưỡng, quần áo mùa đông cho 2.000 trẻ em, 7.500 trẻ sơ sinh và chăn cho 5.000 người[CITATION Luc23 \l 1033 ] Và sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế là cần thiết để giảm bớt những khó khăn này và xây dựng lại cuộc sống cho những người đã mất quá nhiều do xung đột.

Về tình hình kinh tế, tác động kinh tế của xung đột Israel - Palestine đối với

Palestine là đáng kể và phức tạp Trong bối cảnh xung đột, kinh tế Palestine đã chứng kiến sự suy giảm nghiêm trọng Theo một báo cáo từ tháng 11/2023, nếu xung đột kéo dài sang tháng thứ hai, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Palestine, trước đó là 20,4 tỷ đô la hàng năm, có thể giảm 1,7 tỷ đô la, tương đương với 8.4% Nếu xung đột tiếp tục vào tháng thứ ba, kinh tế có thể co lại 12%, với tổn thất 2,5 tỷ đô la và hơn 600.000 người rơi vào cảnh nghèo đói[CITATION Isr23 \t \l 1033 ].

Các vấn đề kinh tế cụ thể bao gồm sự sụt giảm thu nhập do mất việc làm, thương mại suy giảm, các hạn chế tăng cao và cắt giảm lương tạm thời, ảnh hưởng đến mức tiêu dùng và làm giảm tăng trưởng[CITATION Imp23 \l 1033 ] Thị trường lao động bị ảnh hưởng nặng nề, khiến người dân Palestine trở nên nghèo đi Sự thiếu ổn định trong việc thực hiện các cải cách cần thiết bởi Chính quyền Palestine cũng góp phần ngăn chặn nền kinh tế Palestine phát triển hết tiềm năng của mình.

Ngoài ra, các chính sách của Israel đã làm méo mó và yếu đi nền kinh tế Palestine, đặc biệt là trong các lĩnh vực như thương mại (phụ thuộc vào một đối tác thương mại chính), thuế (mất thu nhập để tài trợ cho chi tiêu phát triển) cũng như thị trường lao động (kiểm soát dòng người lao động) và quyền xâm nhập đất đai của người Palestine (bao gồm cả việc tịch thu đất đai)[ CITATION Naq23 \l 1033 ] Để giải quyết những thách thức này và hỗ trợ nền kinh tế Palestine phục hồi, cần có sự hỗ trợ liên tục và có chiến lược từ cộng đồng quốc tế, cũng như sự cam kết từ các bên liên quan trong khu vực để tạo điều kiện cho một môi trường kinh tế ổn định và phát triển bền vững

Dự báo chiều hướng của xung đột Israel – Palestine đến năm 2030

Xung đột Israel - Palestine là một trong những cuộc tranh chấp lâu dài và phức tạp nhất thế giới, xuất phát từ các cuộc đấu tranh về lãnh thổ, tôn giáo, quyền lực chính trị và lợi ích kinh tế Cuộc xung đột này không chỉ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nội bộ mà còn phụ thuộc nhiều vào sự can thiệp và tác động từ bên ngoài.

Chính sách của Israel trong vấn đề này được thể hiện qua việc tiếp tục mở rộng các khu định cư, một hành động đã gây ra nhiều tranh cãi và phản đối từ cộng đồng quốc tế Việc xây dựng bức tường phân cách, được Israel biện minh là cần thiết để đảm bảo an ninh, lại càng làm sâu sắc thêm mối quan hệ căng thẳng giữa hai bên Hạn chế sự đi lại của người Palestine không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn cản trở quá trình phát triển kinh tế và xã hội của họ.

Mặt khác, chính sách của Palestine, đặc biệt là ở Dải Gaza dưới sự kiểm soát của Hamas, cũng phản ánh một lập trường cứng rắn Việc sử dụng tên lửa để đáp trả các hành động của Israel không những gây nguy hiểm cho cả hai bên mà còn làm trầm trọng thêm tình trạng cô lập kinh tế và chính trị mà Gaza đang phải đối mặt Sự cô lập này không chỉ làm suy yếu khả năng của người dân Gaza trong việc xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn mà còn cản trở tiến trình hòa bình Cả hai chính sách này đều phản ánh một thực tế là sự thiếu vắng của một tiến trình hòa giải thực sự và bền vững Để tiến tới hòa bình, cả Israel và Palestine cần phải xem xét lại các chính sách của mình, tìm kiếm những điểm chung và thực hiện những bước đi cụ thể hướng tới sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau

Mặc dù Mỹ là chủ thể quan trọng hàng đầu trong việc giải quyết xung đột nhưng

Mỹ không phải là quốc gia duy nhất Liên minh Châu Âu (EU) đã không thể thực hiện thành công một chính sách quốc tế giúp ngăn chặn tình hình leo thang của cuộc xung đột EU thụ động trong cuộc xung đột do lệ thuộc vào Mỹ, không đưa ra các quyết định quan trọng một cách độc lập và thiếu sự thống nhất trong việc tiếp cận các vấn đề quan trọng như cuộc xung đột do các quốc gia thành viên có chương trình nghị sự khác nhau.

Vì vậy, các quốc gia thành viên EU phải tự đưa ra lập trường về vấn đề xung đột này. Cho đến hiện tại, Liên Hợp Quốc thông qua các cơ quan như UNRWA (Cơ quan Liên Hợp Quốc về cứu trợ người tị nạn Palestine) và UNSCO (Văn phòng điều phối đặc biệt của Liên Hợp Quốc về tiến trình hòa bình khu vực Trung Đông) đang nỗ lực làm giảm căng thẳng và cung cấp viện trợ nhân đạo cho người dân bị ảnh hưởng của xung đột.

Vì ý nghĩa đặc biệt linh thiêng đối với đạo Hồi và Do Thái giáo, việc công nhận Jerusalem thuộc về bất cứ bên nào trong cuộc tranh chấp cũng đồng nghĩa với việc phủ nhận tính linh thiêng tôn giáo và vai trò địa chính trị của Thành Cổ Jerusalem đối với bên còn lại Nga và Trung Quốc hướng đến giải pháp phân chia vùng đất thánh thành hai nửa Đông - Tây dựa trên đường biên năm 1967, với Đông Jerusalem là thủ đô dành cho quốc gia Palestine Ngược lại, Mỹ ủng hộ quan điểm của Israel về một Jerusalem thống nhất, không chia cắt Mặc dù lúc đầu, Mỹ, Nga và Trung Quốc đều tuyên bố mong muốn can thiệp vào vấn đề Palestine - Jerusalem để hòa giải xung đột, nhưng hành động thực tế của các nước này cho thấy vai trò hòa giải của các "ông lớn" lại rất nhạt nhòa Nguyên nhân chính của sự mờ nhạt này là do sự khác biệt về quan điểm tôn giáo giữa Israel và Palestine, những quan điểm này khó có thể thay đổi Ngoài ra, sự thiếu nhất quán trong quan điểm và hành động của Mỹ, Nga và Trung Quốc khi ủng hộ cả hai bên Palestine và Israel cũng là một yếu tố góp phần làm giảm đi hiệu quả của các nỗ lực hòa giải Việc ủng hộ của ba cường quốc này thường dựa trên các lợi ích quốc gia riêng của từng nước và các ưu tiên trong chính sách đối ngoại của họ, thay vì mục tiêu giải quyết xung đột và mang lại hòa bình cho khu vực Jerusalem[CITATION Ngh22 \l 1066 ]

Tương lai của xung đột Israel - Palestine vẫn còn nhiều bất định Các chuyên gia đưa ra nhận định rằng có bốn xu hướng chính có thể định hình tương lai của xung đột:giữa sự phân cực và thống nhất mục đích; giữa ôn hòa và cực đoan; giữa hy vọng và tuyệt vọng; và giữa trì trệ và thay đổi[ CITATION You21 \l 1066 ] Mặc dù có những nỗ lực nhằm thúc đẩy hòa bình, nhưng sự chia rẽ sâu sắc trong cả hai xã hội và những thách thức từ bên ngoài có thể làm cho việc tìm kiếm giải pháp bền vững trở nên khó khăn hơn.

3.2.2 Các kịch bản cụ thể

Kịch bản 1: Xung đột Israel – Palestine chấm dứt và có giải pháp hòa bình bền vững Sau cuộc xung đột dai dẳng suốt hàng thập kỷ, hai nước Israel và Palestine cũng cần thời gian để củng cố lại mối quan hệ quốc tế và xây dựng quốc phòng của mỗi quốc gia Trong bối cảnh hiện nay, Liên Hợp Quốc đang xem xét việc kết nạp Palestine làm thành viên chính thức, đó là một bước tiến quan trọng có thể mang lại nhiều lợi ích cho cả Palestine và cộng đồng quốc tế Việc trở thành thành viên chính thức sẽ củng cố vị thế của Palestine trên trường quốc tế, tăng cường khả năng đàm phán và tham gia vào các quyết định quốc tế Điều này cũng có thể thúc đẩy quá trình hòa bình, khi Palestine được công nhận rộng rãi hơn và có thể tham gia vào các diễn đàn quốc tế với tư cách là một quốc gia độc lập và tự quyết Ngoài ra, việc công nhận lãnh thổ Palestine sẽ là một bước tiến lớn trong việc khẳng định quyền tự quyết và chủ quyền của người dân Palestine Điều này không chỉ mang lại ý nghĩa chính trị mà còn có tác động tích cực đến kinh tế, xã hội và văn hóa của Palestine, khi mở ra cơ hội hợp tác và hỗ trợ từ các quốc gia và tổ chức quốc tế khác Sự công nhận này cũng sẽ là một bước quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của người Palestine, đặc biệt là trong các vấn đề liên quan đến lãnh thổ và nguồn tài nguyên Tuy nhiên, quá trình này không phải không gặp thách thức, đặc biệt là với sự phản đối từ một số quốc gia có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Dù vậy, việc Palestine nỗ lực xin gia nhập Liên Hợp Quốc là một minh chứng cho cam kết của họ đối với hòa bình và sự công nhận quốc tế[ CITATION UNA22 \l 1033 ].

Trong bối cảnh bạo lực giữa người Palestine và Israel ở cấp độ cao nhất trong nhiều thập kỷ, một lần nữa phương án đề xuất phổ biến nhất để giải quyết cuộc xung đột lớn ở Trung Đông này là giải pháp hai nhà nước[ CITATION Alt24 \l 1033 ] Kế hoạch này nhằm mục đích thành lập hai quốc gia riêng biệt cho cả người Israel và người Palestine. Nhà nước Israel sẽ chủ yếu là người Do Thái, trong khi Nhà nước Palestine sẽ chủ yếu là người Hồi giáo Ngoài ra, một phương án thay thế cho giải pháp hai nhà nước là giải pháp một nhà nước Vì cả hai cộng đồng dân tộc đều đã sinh sống cùng nhau trong khu vực Jerusalem từ quá khứ nên kế hoạch này sẽ tạo ra một quốc gia thống nhất, nơi cả người Israel và người Palestine sống chung với nhau như những công dân có quyền bình đẳng [ CITATION Bor21 \l 1066 ] Cả hai giải pháp đều đòi hỏi sự thay đổi lớn về chính trị, xã hội và văn hóa, cũng như sự cam kết mạnh mẽ từ tất cả các bên liên quan để tạo ra một tương lai hòa bình và ổn định Đây là một quá trình phức tạp và đầy thách thức, nhưng cũng mang lại hy vọng cho sự hòa giải và đồng thuận trong khu vực.

Kịch bản 2: Xung đột Israel – Palestine diễn biến dai dẳng, khôngkhó có giải pháp hòa bình triệt để Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng, việc triển khai quân đội của Israel vào Dải Gaza không chỉ là một động thái nhằm thay đổi tình hình kể từ năm

2005 mà còn là một thông điệp chiến lược đối với các phe phái trong khu vực Điều này có thể được xem là một nỗ lực để tái khẳng định sự hiện diện và quyền lực của Israel trong khu vực, đồng thời là một cảnh báo rõ ràng đối với Hezbollah và các nhóm vũ trang khác rằng mọi hành động gây hấn sẽ không được dung thứ Mặc dù vậy, sự can thiệp của cộng đồng quốc tế và các quốc gia Arab có thể tạo ra một lực cản đối với việc leo thang xung đột Các nước này có thể đóng vai trò là những nhà trung gian hòa giải, thúc đẩy đối thoại và tìm kiếm giải pháp hòa bình, từ đó giảm thiểu khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh toàn diện Đồng thời, họ cũng có thể cung cấp sự hỗ trợ về mặt ngoại giao và kinh tế để giúp xây dựng lại và phát triển khu vực, nhằm tạo điều kiện cho một tương lai ổn định và thịnh vượng hơn Israel, trong khi đó, có thể sẽ tiếp tục theo đuổi một chiến lược cân nhắc giữa việc thể hiện sức mạnh và duy trì sự ổn định Điều này có nghĩa là họ sẽ tìm cách thực hiện các biện pháp quân sự mà không gây ra quá nhiều tổn thất hoặc phản ứng quá mức từ phía các nhóm đối lập Bằng cách này, Israel hy vọng sẽ duy trì được sự cân bằng trong khu vực, đồng thời bảo vệ lợi ích quốc gia của mình mà không làm trầm trọng thêm tình hình Xung đột Israel - Palestine đến năm 2030 vẫn là một vấn đề phức tạp và đầy thách thức Căn cứ vào các phân tích gần đây, tình hình khu vực này tiếp tục chứng kiến những diễn biến căng thẳng với các hành động quân sự và không kích, làm gia tăng số lượng thương vong và đẩy nhiều người vào cảnh mất nhà cửa Đồng thời, tình hình kinh tế của Palestine cũng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng, với dự báo GDP giảm sâu nếu xung đột không được giải quyết Mặc dù có những nỗ lực từ cộng đồng quốc tế như Liên Hợp Quốc trong việc thúc đẩy hòa bình và giảm bớt bạo lực, nhưng việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình triệt để vẫn còn nhiều khó khăn Các cuộc tấn công và đáp trả giữa các bên liên quan tiếp tục làm trầm trọng thêm tình hình, và việc đạt được một thỏa thuận hòa bình là một điều khó khăn Ngoài ra, các vấn đề như sự chia rẽ giữa các phe phái, sự không chắc chắn về hỗ trợ quốc tế, và những khác biệt sâu sắc về văn hóa và tôn giáo giữa người Israel và người Palestine cũng góp phần làm cho việc giải quyết xung đột trở nên khó khăn hơn Tuy nhiên, hy vọng vẫn còn tồn tại khi các bên liên quan tiếp tục tìm kiếm đối thoại và hợp tác để hướng tới một tương lai hòa bình và ổn định cho cả hai quốc gia.

Trong những thập kỷ qua, xung đột Israel - Palestine đã trải qua nhiều biến động với các giai đoạn căng thẳng tăng cao và những lúc tạm lắng Đến năm 2030, dự báo chiều hướng của xung đột này có thể sẽ tiếp tục phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm chính sách của các cường quốc thế giới, sự thay đổi trong lãnh đạo khu vực, và đặc biệt là sự tham gia của cộng đồng quốc tế Một số chuyên gia cho rằng có khả năng xung đột sẽ giảm bớt nếu như có sự đồng thuận quốc tế về một giải pháp hai nhà nước, cùng với sự hỗ trợ tích cực từ các quốc gia ảnh hưởng như Mỹ, EU, và các quốc gia Arab Tuy nhiên, nếu những bất đồng chính trị và địa lý tiếp tục tồn tại mà không có sự can thiệp quyết liệt, xung đột có thể sẽ còn kéo dài và trở nên phức tạp hơn.

Ngoài ra, sự phát triển của công nghệ và thông tin cũng sẽ ảnh hưởng đến chiều hướng của xung đột Mạng xã hội và các nền tảng truyền thông mới có thể là công cụ để thúc đẩy sự hiểu biết và đối thoại, nhưng cũng có thể là phương tiện để lan truyền thông tin sai lệch và kích động bạo lực.

Cuối cùng, tương lai của xung đột Israel - Palestine có thể sẽ không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố chính trị và quân sự, mà còn ở sự thay đổi trong tâm thức của người dân hai bên Sự thấu hiểu và lòng khoan dung sẽ là chìa khóa quan trọng để xây dựng một tương lai hòa bình và ổn định cho cả hai quốc gia Điều này đòi hỏi một nỗ lực lớn từ cả hai phía, cũng như sự hỗ trợ không ngừng từ cộng đồng quốc tế.

Xung đột giữa Israel và Palestine là một trong những cuộc xung đột kéo dài và phức tạp nhất trên thế giới, với nguồn gốc sâu xa từ những quyết định chính trị và lịch sử Cuộc xung đột này không chỉ gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt nhân đạo và kinh tế, mà còn ảnh hưởng đến nguyên tắc nhân quyền và quan hệ quốc tế Mặc dù đã có nhiều nỗ lực hòa giải, song việc tìm kiếm một giải pháp lâu dài và công bằng cho cả hai bên vẫn là một thách thức lớn Các vấn đề cốt lõi như quyền lập quốc của Palestine, an ninh của Israel, và tương lai của Jerusalem vẫn chưa có lời giải Từ những cơ sở về chính sách của Israel và Palestine, sự can thiệp của các tổ chức cũng như các nước lớn là trung gian hòa giải xung đột, nhóm tác giả đã đưa ra các kịch bản cụ thể về chiều hướng của xung đột này đến năm 2030 Trong đó, kịch bản 2: Xung đột Israel – Palestine diễn biến dai dẳng, khó có giải pháp hòa bình triệt để mang tính khả thi hơn Xung đột Israel

Ngày đăng: 24/10/2024, 20:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Yên Bình. (2018, 9 18). Công an nhân dân. Đã truy lục 3 12, 2024, từ 25 năm ký Hiệp định Oslo: Khát vọng hòa bình không bao giờ tắt: https://cand.com.vn/Tu-lieu-antg/25-nam-ky-Hiep-dinh-Oslo-Khat-vong-hoa-binh-khong-bao-gio-tat-i491374/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công an nhân dân
3. Cung Nguyễn Thế Anh. (2023, 11 7). nghiencuuquocte. Đã truy lục 3 12, 2024, từ Lược sử xung đột Ả Rập-Israel qua bản đồ: https://nghiencuuquocte.org/2023/11/07/luoc-su-xung-dot-a-rap-israel-qua-ban-do/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: nghiencuuquocte
4. Hoài Thanh. (2021, 07 24). Khủng hoảng nước ngọt dễ gây xung đột, bất ổn ở Trung Đông. Đã truy lục 04 09, 2024, từ Tin tức Thông tấn xã Việt Nam:https://baotintuc.vn/phan-tichnhan-dinh/khung-hoang-nuoc-ngot-de-gay-xung-dot-bat-on-o-trung-dong-20210724171328186.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khủng hoảng nước ngọt dễ gây xung đột, bất ổn ở Trung Đông
6. Hữu Dương & Mai Hương. (2023, 11 10). Các mốc chính trong xung đột giữa Israel với Hamas và các lực lượng liên quan. Đã truy lục 04 08, 2024, từ QDND.VN:https://media.qdnd.vn/long-form/cac-moc-chinh-trong-xung-dot-giua-israel-voi-hamas-va-cac-luc-luong-lien-quan-58115 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các mốc chính trong xung đột giữa Israel vớiHamas và các lực lượng liên quan
7. Kiều Anh. (2023, 01 09). Khác biệt căn bản giữa Hamas – Fatah và lập trường với Israel. Đã truy lục 04 08, 2024, từ VOV: https://vov.vn/the-gioi/ho-so/khac-biet-can-ban-giua-hamas-fatah-va-lap-truong-voi-israel-post1051357.vov Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khác biệt căn bản giữa Hamas – Fatah và lập trường với Israel
8. Lê Thị Hồng Loan & Lê Hồng Hiệp. (2018, 05 14). 14/05/1948: Nhà nước Israel tuyên bố thành lập. Đã truy lục 03 29, 2024, từ Nghiencuuquocte:https://nghiencuuquocte.org/2018/05/14/nha-nuoc-israel-tuyen-bo-thanh-lap/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: 14/05/1948: Nhà nước Israel tuyên bố thành lập
9. Lê Xuân Thuận. (2022, 3 31). Những bước chuyển mới trong cục diện khu vực Trung Đông. Đã truy lục 3 15, 2024, từ Tạp chí Cộng sản: https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/the-gioi-van-de-su-kien/-/2018/825216/nhung-buoc-chuyen-moi-trong-cuc-dien-khu-vuc-trung-dong.aspx Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những bước chuyển mới trong cục diện khu vực Trung Đông
10. Luật Anh. (2024, 01 14). Kinh tế Israel tổn thất nặng nề do xung đột với Hamas. Đã truy lục 03 2024, từ Báo Quảng Trị: https://baoquangtri.vn/kinh-te-israel-ton-that-nang-ne-do-xung-dot-voi-hamas-182813.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế Israel tổn thất nặng nề do xung đột với Hamas
11. Minh Đức & Đức Mạnh. (2024, February 19). Tác động đa chiều từ cuộc xung đột Hamas - Israel tới an ninh khu vực và quốc tế. Được truy lục từ Tạp chí Quốc Phòng toàn dân: http://tapchiqptd.vn/vi/quoc-phong-quan-su-nuoc-ngoai/tac-dong-da-chieu-tu-cuoc-xung-dot-hamas-israel-toi-an-ninh-khu-vuc-va-quoc-te/21490.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động đa chiều từ cuộc xung đột Hamas - Israel tới an ninh khu vực và quốc tế
Tác giả: Minh Đức & Đức Mạnh
Năm: 2024
12. n.d. (2018, 08 01). Một thế kỉ Bất công: Hỏi - Đáp về Palestine và Tuyên bố Balfour. Đã truy lục 03 29, 2024, từ Đại sứ quán nhà nước Palestine tại Hà Nội, Việt Nam:https://www.palestineembassy.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=485%3Aa-century-of-injustice-q-and-a-on-palestine-and-the-balfour-declaration&lang=vi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một thế kỉ Bất công: Hỏi - Đáp về Palestine và Tuyên bố Balfour
13. Nguyễn Khắc Đức. (2006, 8 19). Công an nhân dân. Đã truy lục 03 12, 2024, từ Nhìn lại cuộc chiến giữa Israel và Liban: https://cand.com.vn/Su-kien-Binh-luan-antg/Nhin-lai-cuoc-chien-giua-Israel-va-Liban-i285332/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công an nhân dân
14. Nguyễn Ngọc Tường Ngân. (2016, 07 26). Nghiên cứu quốc tế. Đã truy lục 03 12, 2024, từ nghiencuuquocte: https://nghiencuuquocte.org/2016/07/26/ai-cap-quoc-huu-hoa-kenh-dao-suez/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu quốc tế
15. Nguyễn Thị Kim Phụng. (2019, 11 2). nghiencuuquocte. Đã truy lục 3 12, 2024, từ 02/11/1917: Balfour tuyên bố ủng hộ người Do Thái:https://nghiencuuquocte.org/2019/11/02/balfour-tuyen-bo-ung-ho-nguoi-do-thai/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: nghiencuuquocte
16. Phan Nguyên. (2020, 9 25). nghiencuuquocte. Đã truy lục 3 12, 2024, từ Tại sao hoà bình giữa Israel và các nước Ả Rập sẽ bền vững?:https://nghiencuuquocte.org/2020/09/25/tai-sao-hoa-binh-giua-israel-va-cac-nuoc-a-rap-se-ben-vung/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: nghiencuuquocte
17. Phạm Minh Sơn. (2011, 7 7). Xung đột quốc tế - “bài toán” vẫn chưa có lời giải. Đã truy lục 3 9, 2024, từ tapchicongsan.org.vn:https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/hoat-ong-cua-lanh-ao-ang-nha-nuoc/-/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xung đột quốc tế - “bài toán” vẫn chưa có lời giải
18. Phan Minh. (2023, 11 06). Xung đột Israel-Hamas có tác động đến bầu cử tổng thống Mỹ 2024 ? Đã truy lục 04 11, 2024, từ The conversation: https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20231106-xung-%C4%91%E1%BB%99t-israel-hamas-c%C3%B3-t%C3%A1c-%C4%91%E1%BB%99ng-%C4%91%E1%BA%BFn-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-m%E1%BB%B9-2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xung đột Israel-Hamas có tác động đến bầu cử tổng thống Mỹ 2024
19. Tạp chí Quốc phòng Toàn dân . (2024, February 19). Tạp chí Quốc phòng Toàn dân. Được truy lục từ http://tapchiqptd.vn/vi/quoc-phong-quan-su-nuoc-ngoai/tac-dong-da-chieu-tu-cuoc-xung-dot-hamas-israel-toi-an-ninh-khu-vuc-va-quoc-te/21490.html20. Tôn Thất Thông. (2023, 06). HIỆP ƯỚC SYKES-PICOT VÀ BI KỊCH PALESTINE. Đãtruy lục 03 24, 2024, từ Diễn đàn khai phóng: https://diendankhaiphong.org/hiep-uoc-sykes-picot-va-bi-kich-palestine/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Quốc phòng Toàn dân." Được truy lục từ http://tapchiqptd.vn/vi/quoc-phong-quan-su-nuoc-ngoai/tac-dong-da-chieu-tu-cuoc-xung-dot-hamas-israel-toi-an-ninh-khu-vuc-va-quoc-te/21490.html20. Tôn Thất Thông. (2023, 06). "HIỆP ƯỚC SYKES-PICOT VÀ BI KỊCH PALESTINE
Tác giả: Tạp chí Quốc phòng Toàn dân
Năm: 2024
21. Tôn Thất Thông. (2023, 06). Hiệp ước Sykes-Picot và Chủ nghĩa thực dân ở Trung Đông. Đã truy lục 03 30, 2024, từ Nghiên Cứu Lịch Sử:https://nghiencuulichsu.com/2023/08/04/hiep-uoc-sykes-picot-va-chu-nghia-thuc-dan-o-trung-dong/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệp ước Sykes-Picot và Chủ nghĩa thực dân ở Trung Đông
22. TTXVN/Vietnam+. (2021, 05 24). Cuộc xung đột giữa Israel-Palestine: Những mâu thuẫn khó hóa giải. Đã truy lục 03 29, 2024, từ Vietnamplus:https://www.vietnamplus.vn/cuoc-xung-dot-giua-israel-palestine-nhung-mau-thuan-kho-hoa-giai-post715018.vnp?fbclid=IwAR1-QAbUy-600RIsx2tI-teXMawpcUKl8NDq-bl5RsqGsHby3qiR00CofXk Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cuộc xung đột giữa Israel-Palestine: Những mâu thuẫn khó hóa giải
23. Tuấn Nhật. (2014, 06 04). Người ta biết gì về Hamas? Đã truy lục 03 30, 2024, từ Vov: https://vov.vn/the-gioi/ho-so/nguoi-ta-biet-gi-ve-hamas-330350.vov Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người ta biết gì về Hamas

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w