1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài tác Động của el nino Đến lũ lụt miền trung (quảng nam, quảng ngãi, bình Định, phú yên, )

55 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác động của El Nino đến lũ lụt miền Trung
Tác giả Nguyễn Hà Châu, Võ Huỳnh Kiều Duyên, Bùi Ngọc Anh, Trần Tuấn Anh, Nguyễn Hữu Ngự Bình
Người hướng dẫn TS. Bùi Việt Hưng
Trường học Trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Môi trường
Thành phố TP.Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 1,28 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (8)
  • 2. Mục tiêu đề tài (9)
  • 3. Phạm vi đề tài (9)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN (10)
    • 1.1 Tổng quan lĩnh vực nghiên cứu (10)
      • 1.1.1 Giới thiệu về hiện tượng El Nino (10)
    • 1. Khái niệm (10)
    • 2. Phân Loại (10)
    • 3. Nguyên nhân (11)
    • 4. Ảnh hưởng của hiện tượng El Nino (12)
      • 1.2 Tổng quan về khu vực nghiên cứu (16)
        • 1.2.1 Giới thiệu về các tỉnh miền trung (16)
    • 1. Vị trí địa lý (16)
    • 2. Địa hình (18)
    • 3. Khí hậu (20)
    • 4. Thủy văn (23)
    • 5. Thảm thực vật (23)
    • 6. Điều kiện kinh tế - xã hội (25)
    • 7. Dân số và lao động (27)
      • 1.3 Các vấn đề của khu vực miền Trung liên quan đến hiện tượng El (28)
        • 1.3.1 El Nino ảnh hưởng đến môi trường ở miền Trung (28)
  • CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (32)
    • 2.1 Nội dung nghiên cứu (32)
    • 2.2 Phương pháp nghiên cứu (32)
      • 2.2.1 Phương pháp thu nhập số liệu thứ cấp (32)
  • CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN (36)
    • 3.1 Nêu thực trạng vấn đề tại khu vực nghiên cứu (36)
    • 3.2 Phân tích/ đánh giá vấn đề (47)
    • 3.3 Đề xuất ý tưởng/ giải pháp cải thiện (50)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (55)

Nội dung

Trong bối cảnh này, miền Trung Việt Nam cũng phải chịu sự ảnh hưởng bởi môi trường khí hậu biến đổi - thường xuyên phải đối mặt với những thách thức đặc biệt từ hiện tượng El Nino.. Khôn

Mục tiêu đề tài

-Tìm hiểu về cơ chế hoạt động của El Nino và cách nó tác động đến tình hình thời tiết, môi trường, kinh tế và con người trên thế giới, đặc biệt la ở khu vực miền Trung Việt Nam.

Phạm vi đề tài

- Giới thiệu tổng quan về El Nino và những vấn đề liên quan

- Giới thiệu tổng quan về khu vực miền Trung bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, thảm thực vật, kinh tế - xã hội, con người và những ảnh hưởng của hiện tượng El Nino đến khu vực nghiên cứu

- Đánh giá hậu quả của các trận lũ lụt mà El Nino ảnh hưởng đến môi trường, kinh tế xã hội, sức khỏe con người trên toàn cầu, đặc biệt là miền Trung Viêt Nam

- Tập hợp các tư liệu và hình ảnh về mối liên quan giữa El Nino và các tỉnh miền Trung

- Túm tắt cỏc nghiờn cứu trước đú về mối liờn hệ giữa El Niủo và lũ lụt ở miền Trung Việt Nam, cũng như phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài này

- Phân tích, đánh giá các thực trạng giữa hiện tượng El nino và khu vực nghiên cứu

- Đề xuất các chiến lược và biện pháp ứng phó với tình huống lũ lụt trong bối cảnh ảnh hưởng của El Nino Bao gồm cả các biện pháp ngăn chặn trước và sau khi xảy ra lũ lụt, cũng như việc cải thiện khả năng dự báo và quản lý rủi ro

TỔNG QUAN

Tổng quan lĩnh vực nghiên cứu

1.1.1 Giới thiệu về hiện tượng El Nino.

Khái niệm

Hiện tượng El Nino (hay En Nino) là một biến đổi khí hậu đáng quan tâm, xuất hiện khi nhiệt độ của lớp nước biển bề mặt ở khu vực xích đạo Thái Bình Dương tăng lên đột ngột Đặc điểm của El Nino là kéo dài từ 8 đến 12 tháng hoặc thậm chí còn lâu hơn, và thường xuất hiện 3 đến 4 năm một lần Hiện tượng này có ảnh hưởng lớn đến thời tiết và khí hậu trên toàn thế giới, tạo ra những biến động không lường trước và gây ra nhiều tác động nghiêm trọng đối với môi trường và đời sống con người

El Nino gây ra những hiện tượng khác nhau trên phạm vi toàn cầu, với tác động đa dạng và phức tạp Ở vùng trung tâm Tây Bán Cầu, nó thường gây ra sự khô hạn, thời tiết nóng và khó chịu hơn mức bình thường Điều này gây nên cháy rừng, tăng nguy cơ về hỏa hoạn Trong khi đó, ở các khu vực khác, El Nino có thể gây ra mưa lớn và lũ lụt, tạo ra tình trạng nguy hiểm và thiệt hại

Thời gian xuất hiện của hiện tượng El Nino không tuân theo một quy luật cố định, tuy nhiên, các nhà khoa học đã xác định được một số yếu tố có thể dự báo sự xuất hiện của nó Các chỉ số như nhiệt độ bề mặt biển, gió mùa đông, áp suất khí quyển và dao động sóng được sử dụng để theo dõi và phân tích hiện tượng El Nino, giúp cung cấp thông tin quan trọng cho việc dự báo và ứng phó với tác động của nó.

Phân Loại

ENSO là chữ viết tắt của các từ ghép El Nino Southern Oscillation - để chỉ cả hai hiện tượng El Nino và La Nina Hai hiện tượng này có liên quan đến việc biến đổi áp suất không khí tại 2 bờ phía đông và phía tây Thái Bình Dương - Đông Ấn Độ Dương

En Nino và La Nina là hai giai đoạn đối lập nhau, liên quan đến những thay đổi về áp suất khí quyển, gió, lượng mưa và nhiệt độ trên Thái Bình Dương nhiệt đới

Chu kỳ ENSO có ba trạng thái chính là trung tính, El Nino và La Nina

En Nino được dùng để chỉ hiện tượng nóng lên bất thường của lớp nước biển bề mặt ở khu vực xích đạo trung tâm và đông Thái Bình Dương, kéo dài 8-12 tháng, thường xuất hiện 3-4 năm 1 lần

La Nina là hiện tượng lớp nước biển bề mặt ở khu vực nói trên lạnh đi bất thường và ngược lại với hiện tượng El nino, xảy ra với chu kỳ tương tự hoặc thưa hơn El Nino Chu kỳ của La Nina thường kéo dài hơn El Nino

Hình 1: Hiện tượng La Nina đối lập El Nino.

Nguyên nhân

Hiện tượng El Nino là kết quả của sự biến đổi trong hệ thống khí hậu toàn cầu, nhưng nguyên nhân gây ra nó vẫn còn được nghiên cứu và không hoàn toàn rõ ràng Một số các nguyên nhân chính như:

- Sự tương tác giữa khí quyển và đại dương: Trong trạng thái bình thường, gió xích đạo từ Đông sang Tây thổi mạnh, đẩy nước biển ấm từ khu vực xích đạo sang phía Tây Thái Bình Dương, để lại nước biển lạnh vọt lên từ đáy biển ở phía Đông Khi gió xích đạo yếu đi hoặc thổi ngược chiều, nước biển ấm sẽ tràn ngược lại phía Đông Thái Bình Dương, gây ra sự ấm lên của nước biển bề mặt ở khu vực này

- Biến đổi nhiệt độ bề mặt biển: Sự tăng nhiệt độ không thường xuyên của lớp nước biển bề mặt ở vùng xích đạo Thái Bình Dương là một yếu tố chính góp phần vào việc hình thành El Nino Sự tăng nhiệt độ này có thể được kích thích bởi nhiều yếu tố, bao gồm tăng lượng ánh sáng mặt trời, giảm sự phản xạ của mây, và các biến đổi trong dòng nước dưới bề mặt biển

- Biến đổi gió mùa: Sự biến đổi trong hướng và sức mạnh của gió mùa có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của El Nino Khi gió mùa thay đổi, nó có thể làm thay đổi cường

4 độ của các dòng nước ở dưới bề mặt biển và ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nhiệt giữa biển và không khí

- Khối núi lửa dưới biển: Có một số nghiên cứu cho rằng hoạt động của các khối núi lửa dưới biển cũng có thể gây ra sự biến đổi trong nhiệt độ và dòng chảy của nước biển, ảnh hưởng đến sự phát triển của El Nino Để hiện tượng El Nino xảy ra cần phải có đủ ba điều kiện: nhiệt độ bề mặt đại dương cao hơn 0,5°C so với mức trung bình dài hạn, mức nhiệt độ này cần giữ nguyên trong nhiều mùa, và cuối cùng là hoàn lưu khí quyển hoạt động yếu đi.

Ảnh hưởng của hiện tượng El Nino

El Nino có thể gây ra những thay đổi lớn trong khí hậu toàn cầu, từ việc làm tăng nhiệt độ trên toàn cầu đến việc gây ra mưa lớn và lũ lụt ở một số khu vực, trong khi lại gây hạn hán ở những khu vực khác

Tác hại của hiện tượng El Nino là rất lớn và phức tạp, gây ra các cơn bão, lũ lụt, hạn hán, nóng bức và cháy rừng trên nhiều khu vực trên thế giới Nhiệt độ trung bình hàng năm của toàn cầu đã tăng hơn 1,2 độ C trong những năm gần đây Các nhà khoa học đánh giá mức nóng lên đạt 1,5 độ C là điểm bùng phát quan trọng, vượt qua mức này sẽ xuất hiện thiên tai nghiêm trọng

Trên thế giới, khu vực phía bắc của Hoa Kỳ và Canada thường trải qua điều kiện khô hạn và nhiệt đới hơn so với bình thường Trái lại, Bờ Vịnh và Đông Nam Hoa Kỳ thường có lượng mưa trên mức trung bình và khí hậu ẩm ướt hơn trong thời gian này, dẫn đến tình trạng lũ lụt gia tăng Miền Tây của Mỹ và Canada thường có khí hậu ấm và khô hơn so với các khu vực khác

El Nino mạnh cũng ảnh hưởng đến các mùa lốc xoáy trên toàn cầu Thái Bình Dương càng ấm thì càng có nhiều bão Đại Tây Dương ít bão hơn vì gió cấp trên tăng khiến chúng không thể phát triển Ở Việt Nam, El Nino thường khiến lượng mưa ít hơn bình thường, nhiệt độ cao hơn, dẫn đến khô hạn và thiếu nước cho các vùng nông nghiệp Ảnh hưởng của El Nino cũng được cảm nhận rõ ràng ở quần thể sinh vật biển

En Nino khiến sự dâng lên của dòng nước lạnh giàu dinh dưỡng suy yếu hoặc chấm dứt hoàn toàn Nó làm số lượng thực vật phù du giảm, từ đó làm giảm quần thể cá sống nhờ

Hình 3: El Nino ảnh hưởng đến trồng trọt thức ăn chính là thực vật phù du Do đó, tác động lên chuỗi thức ăn tới các sinh vật khác phụ thuộc vào cá Ông Danny Rueda, Giám đốc Công viên quốc gia Galapagos, viện dẫn 2 hiện tượng En Nino đặc biệt khắc nghiệt trước đây đã tẩy trắng san hô và hủy hoại cuộc sống của động vật trên quần đảo, gồm cả rùa cạn, chim cánh cụt, chim cốc và sư tử biển Theo ông Rueda, có khoảng 450.000 con cự đà trên quần đảo Số lượng của chúng có thể giảm 90% sau một hiện tượng El Nino mạnh

Hình 2: Hiện tượng khô hạn b Đối với kinh tế - xã hội

El Nino có thể gây ra những thay đổi lớn trong khí hậu toàn cầu, từ việc làm tăng nhiệt độ trên toàn cầu đến việc gây ra mưa lớn và lũ lụt ở một số khu vực, trong khi lại gây hạn hán ở những khu vực khác Tại Việt Nam, El Nino thường gây ra mưa ít hơn bình thường và nhiệt độ cao hơn, gây khô hạn và thiếu nước cho các vùng trồng trọt

Tại Indonesia, hạn hán liên quan đến El Nino đã gây ra sự thiếu hụt ngũ cốc ước tính khoảng hơn 3,5 triệu tấn và suy thoái môi trường quy mô lớn do các đám cháy rừng không thể kiểm soát Điều này khiến giá hàng hóa lương thực tăng vọt, trở nên đắt đỏ đối với đa số người dân ở quốc gia đông dân thứ 4 trên thế giới

Tính đến giữa tháng 7/ 2023, Ấn Độ chứng kiến lượng mưa thấp hơn so với bình quân hàng năm, rơi vào cảnh hạn hán nghiêm trọng, Gây thiệt hại 2 triệu héc-ta cây trồng Các diễn biến thời tiết cực đoan đã đẩy giá của hàng loạt mặt hàng nông sản tại Ấn Độ, trong đó nổi bật là cà chua và gạo tăng vọt

Cho tới nay, các mặt hàng nông sản đã chứng kiến sự biến động lớn về giá trong thời gian xảy ra El Nino năm 2023 là gạo, café, cacao, chocolate, cà chua và sắp tới có thể là lúa mì Australia, một trong những nhà xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, cũng là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề

Khu vực Nam Âu như Italia, Tây Ban Nha, vốn nằm trong số những điểm du lịch hấp dẫn nhất thế giới, trở nên kém hấp dẫn vào mùa hè do nắng nóng kỷ lục, thường xuyên vượt quá 40 độ C

Tại Peru, các vùng ven biển đã chứng kiến một lượng mưa lớn bất thường, gây ra những tác động nghiêm trọng Các cơn mưa này đã gây ra sạt lở đất, phá hủy nhà cửa và cầu cống, làm hư hỏng các công trình cấp nước và hệ thống vệ sinh Tình trạng hỏng hóc này ảnh hưởng nghiêm trọng đặc biệt là những người sống tại các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất Cộng đồng địa phương phải đối mặt với những thách thức lớn trong việc phục hồi cơ sở hạ tầng cũng như hệ thống dân sinh sau thảm họa mưa lũ này

Nói chung, tác động tiêu cực của El Nino lên nền kinh tế toàn cầu là không thể phủ nhận Đầu tiên, tình trạng lạm phát tăng cao là một trong những vấn đề nổi bật Các tác động của hiện tượng này gây ra sự tăng giá năng lượng và lương thực, thực phẩm dẫn đến áp lực lạm phát Lạm phát về giá năng lượng xuất hiện bởi mức nước thấp trong các hồ chứa, làm hạn chế sản lượng thủy điện và tăng thêm căng thẳng cho các nguồn cung cấp điện khác Đồng thời, giá lương thực cũng tăng do năng suất cây trồng giảm, cũng như sự tăng chi phí nhiên liệu cần thiết cho thu hoạch và vận chuyển

Thứ hai, sản lượng kinh tế giảm sút cũng là một vấn đề quan trọng Năm 2016 tại nước ta, El Nino đã khiến cho sản lượng nông nghiệp giảm gần 1 triệu tấn, gây ra sự sụt giảm đáng kể trong nền kinh tế

Thứ ba, thị trường tài chính cũng trở nên biến động mạnh Ở ven biển Nam California và Tây Nam nước Mỹ, các hiện tượng El Nino gây tổn thất về bảo hiểm thường xuyên hơn, với mức độ cao hơn so với thời kỳ bình thường Điều này tạo ra những thách thức đáng kể cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp trong việc quản lý rủi ro và ổn định tài chính c Đối với con người

Vị trí địa lý

Miền Trung của Việt Nam được chia thành ba vùng địa hình chính, bao gồm Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên Tuy nhiên các tỉnh thành trong khu vực này thường được tổ chức thành hai vùng lớn: Duyên hải miền Trung (bao gồm Bắc và Nam Trung Bộ) và Tây Nguyên Mặc dù có sự phân chia theo vùng, nhưng miền Trung có những đặc điểm chung và riêng khá thống nhất giữa các tỉnh thành

Về vị trí địa lý, miền Trung bao gồm 19 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, bắt đầu từ Thanh Hóa và kéo dài cho tới Bình Thuận, mang trong mình đa dạng về địa thế Phía tây của miền Trung được bao bọc bởi những dãy núi cao chạy dọc giáp với biên giới Lào và Campuchia Phía đông của miền Trung giáp biển Đông, tạo nên vùng đất có nhiều tỉnh giáp biển nhất Việt Nam

Miền Trung không chỉ có địa hình phong phú và đa dạng mà còn có vị trí địa lý đặc biệt, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế và xã hội của cả nước

- Bắc Trung Bộ gồm các tỉnh:

Hình 4: Các tỉnh Bắc Trung Bộ

- Nam Trung Bộ gồm các tỉnh:

Hình 5: Các tỉnh Nam Trung Bộ

- Tây Nguyên gồm các tỉnh:

Hình 6: Các tỉnh Tây Nguyên

Địa hình

Bắc Trung Bộ là một vùng địa lý có đặc điểm đa dạng, bao gồm các dãy núi phía Tây và các miền đồng bằng ở phía Đông

Dãy núi phía Tây: Bắc Trung Bộ bao gồm các dãy núi phía Tây, nơi giáp với Lào, với độ cao trung bình và thấp Ở tỉnh Thanh Hóa, dãy núi có độ cao từ 1000 - 1500m, tạo nên một địa hình đồi núi đẹp mắt và đa dạng Khu vực miền núi Nghệ An -

Hà Tĩnh là đầu nguồn của dãy Trường Sơn, với địa hình hiểm trở và nhiều núi cao rải rác

Bắc Trung Bộ cũng có các miền đồng bằng, với tổng diện tích khoảng 6.200 km² Trong đó, đồng bằng Thanh Hóa là đồng bằng rộng nhất, chiếm gần một nửa diện tích của vùng này Đồng bằng này được hình thành chủ yếu từ phù sa bồi đắp từ sông

Mã và sông Chu, tạo nên một vùng đất phù sa màu mỡ và màu mỡ, thích hợp cho nông nghiệp và sản xuất nông sản

Về bờ biển và các vịnh: Bắc Trung Bộ có bờ biển dài với nhiều bãi biển đẹp như bãi biển Nhân Trạch ở Quảng Bình và bãi biển Thịnh Long ở Thanh Hóa Ngoài ra, vùng này còn có các vịnh như vịnh Lăng Cô và vịnh Đồng Hới, tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch biển và kinh tế biển

Duyên hải Nam Trung Bộ là một vùng địa lý cận giáp biển, có đặc điểm địa hình phong phú với sự kết hợp giữa đồng bằng ven biển và các dãy núi thấp Vùng này có chiều ngang theo hướng Đông - Tây, trung bình khoảng 40 - 50km, hẹp hơn so với các vùng Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên

Nam Trung Bộ có nhiều dãy núi và cao nguyên Các dãy núi này chạy dọc từ phía Tây ra phía Đông, tạo ra các cung đường núi non

Phần lớn các tỉnh ở Nam Trung Bộ có địa hình đồng bằng và thung lũng, với các con sông lớn như sông Thu Bồn, sông Đồng Nai, và sông Lô Đồng bằng và thung lũng này rất phù hợp cho nông nghiệp và là các vùng trồng trọt quan trọng của vùng

Nam Trung Bộ có bờ biển dài với nhiều bãi biển đẹp như bãi biển Đà Nẵng, bãi biển Nha Trang và bãi biển Quy Nhơn Ngoài ra, vùng này còn có các vịnh như vịnh Cam Ranh và vịnh Vân Phong, tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch và phát triển kinh tế biển Địa hình ở đây được tạo thành bởi hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, cùng với bờ biển sâu có nhiều đoạn khúc khuỷu và thềm lục địa hẹp Các miền đồng bằng ở Duyên hải Nam Trung Bộ có diện tích không lớn do sự tiến dần của các dãy núi phía Tây, kéo dài ra sát biển và dần thu hẹp diện tích của đồng bằng Đồng bằng này chủ yếu được hình thành bởi sự bồi đắp của sông và biển, thường bám sát theo các chân núi

Tây Nguyên, với diện tích rộng lớn khoảng 54.473,7 km², nằm phía tây của dãy núi Trường Sơn ở Việt Nam Về phía Tây, nó giáp ranh với hai quốc gia láng giềng là Lào và Campuchia, phía Đông giáp khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và phía Nam giáp khu vực Đông Nam Bộ Địa hình của Tây Nguyên rất phong phú và đa dạng, chủ yếu là cao nguyên với những dãy núi cao với độ cao dao động từ 250 đến 2500m

Về cao nguyên: Tây Nguyên nổi tiếng với các cao nguyên rộng lớn, bao gồm Cao nguyên Đắk Lắk, Cao nguyên Lâm Đồng, và Cao nguyên Kon Tum Cao nguyên này có độ cao trung bình từ 500 đến 1000 mét so với mực nước biển, với điểm cao nhất là đỉnh Ngọc Linh ở tỉnh Kon Tum Cao nguyên Tây Nguyên có một môi trường khí hậu và đất đai đặc biệt, thích hợp cho việc trồng cà phê, hồ tiêu, cao su và một số loại cây trồng khác

Vùng Tây Nguyên cũng có nhiều dãy núi chạy qua, bao gồm dãy Trường Sơn, dãy núi Chu Yang Sin và dãy núi Lê Nin Những dãy núi này tạo ra các thung lũng sâu và cung cấp nguồn nước cho các con sông lớn như sông Đăk Bla, sông Đồng Nai

Nơi đây cũng có nhiều hồ nước tự nhiên và thác nước đẹp như hồ T'Nưng, hồ Lak Một phần của Tây Nguyên vẫn giữ được bề mặt rừng núi nguyên sơ, với đa dạng sinh học phong phú Các khu bảo tồn thiên nhiên như Công viên quốc gia cung cấp một môi trường bảo tồn cho nhiều loài động vật và thực vật quý hiếm

Xét chung, địa hình Trung Bộ có độ cao thấp dần từ khu vực miền núi xuống đồi gò trung du, xuôi xuống các đồng bằng phía trong dải cồn cát ven biển rồi ra đến các đảo ven bờ

Hình 7: Lát cắt địa hình từ dãy Bạch Mã đến Phan Thiết.

Khí hậu

- Bắc Trung Bộ: Ở Bắc Trung Bộ, khí hậu tương đối khắc nghiệt Vào mùa hè, thời tiết nơi đây có đặc điểm là khô và nóng Nhiệt độ trung bình hàng năm khá cao Đặc biệt, có giai đoạn ở một số tỉnh miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh, nhiệt độ có thể lên đến 40-42 độ

13 Đặc biệt vào mùa khô, có gió mùa Tây Nam hoạt động rất mạnh Gió thổi từ Lào, gặp dãy Trường Sơn tạo thành hiện tượng gió phơn (hay còn được gọi là hiện tượng gió vượt đèo), khiến cho thời tiết rất khô và nóng, độ ẩm trong không khí bị giảm thấp vào thời điểm này nhiệt độ ngày có thể lên tới trên 40 độ C, trong khi đó độ ẩm không khí lại rất thấp

Vào mùa đông, vì bị ảnh hưởng từ nhiều đợt gió mùa Đông Bắc, toàn khu vực Bắc Trung Bộ có nhiệt độ giảm mạnh, thời tiết lạnh giá, kèm theo đó là mưa nhiều Do hơi nước từ biển thổi vào, khiến thời tiết càng giá rét hơn Đây cũng là điểm khác biệt so với khí hậu miền Bắc vào mùa đông – có hiện tượng khô hanh nhưng rất ít mưa

Khu vực miền Trung Việt Nam, đặc biệt là Nam Trung Bộ, trở nên rất oi bức vào mùa hè do ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Tây Nam Gió này hoạt động mạnh mẽ, thổi xuyên suốt từ vịnh Thái Lan sang dãy Trường Sơn và tạo ra hiệu ứng gió phơn khô nóng

Trong khi đó, gió mùa đông bắc khi thổi đến đây thường suy yếu do bị chặn lại bởi dãy núi Bạch Mã Vào mùa hè, khi gió mùa Tây Nam thổi mạnh từ vịnh Thái Lan và tràn qua dãy núi Trường Sơn, thời tiết khô nóng trở thành hiện tượng phổ biến trên toàn bộ khu vực

Tình trạng hạn hán và mưa lũ cũng là những vấn đề đáng lo ngại tại miền Trung, đặc biệt là vào mùa mưa Vào khoảng tháng 9 hàng năm, đặc biệt là từ tháng 10 và tháng

11, miền Trung thường phải đối mặt với nhiều trận mưa bão mạnh mẽ, lượng mưa lớn từ 250mm đến 450mm tùy thuộc vào từng khu vực Những cơn mưa lớn kéo dài gây ra tình trạng xói mòn ở nhiều khu vực, làm suy giảm đất đai và gây nguy cơ lở đất nghiêm trọng Khí hậu Nam Trung Bộ cũng thường chịu ảnh hưởng của các cơn bão và áp thấp nhiệt đới trong mùa mưa, gây ra mưa lớn và gió mạnh, đôi khi gây ra thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế và đời sống của người dân

Tây Nguyên là nơi chịu ảnh hưởng của khí hậu cận xích đạo Với nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 20 độ C, miền Trung thường có thời tiết ổn định quanh năm, với sự chênh lệch biên độ nhiệt độ ngày và đêm khoảng 5,5 độ C

Tính đặc trưng của khí hậu Tây Nguyên là sự phân chia rõ ràng thành hai mùa: mùa khô và mùa mưa Mùa khô thường mang lại những ngày nóng hạn và thiếu nước trầm trọng, trong khi mùa mưa lại có khí hậu nóng ẩm, tập trung từ 85-90% lượng mưa của cả năm Đặc biệt, vào tháng 3 và tháng 4, nhiệt độ thường đạt đến mức cao nhất trong năm

Tuy nhiên, khi nhắc đến thời tiết ở miền Trung, không thể bỏ qua tình hình bão lũ vào mùa mưa Từ đầu tháng 9, các tỉnh miền Trung, đặc biệt là các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ, thường bắt đầu trải qua mùa mưa Các trận mưa lớn thường xuất hiện vào khoảng đầu tháng 8 và tháng 9, nhưng những trận mưa lớn kéo dài thường xuất hiện vào tháng 10 và 11 Đây là thời điểm mà lượng mưa ở các tỉnh miền Trung thường vượt quá 350mm Những trận mưa lớn kéo dài này thường gây ra những hiện tượng cực đoan như lũ quét, sạt lở đất, đặc biệt là ở các vùng ven sông, hai bên bờ rất dễ xảy ra lũ lụt và sạt gây nguy hiểm Với những hậu quả nghiêm trọng, nhiều tỉnh của miền Trung thường xuyên phải đối mặt với những trận lũ lụt, nơi được gọi là "vùng rốn lũ"

Trên các sông từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh và các khu vực Tây Nguyên, mỗi năm thường xuất hiện từ 1 đến 2 đợt bão lũ Các sông từ Quảng Bình đến Bình Thuận cũng có lũ nhưng thường nhỏ hơn Những đợt lũ lớn trong năm thường do bão, áp thấp nhiệt đới hoặc bão kết hợp gió mùa đông bắc hoặc áp thấp nhiệt đới kết hợp với gió mùa đông bắc gây ra, tạo ra những cơn mưa lớn đáng kể

Hình 8: Ngập lụt nước dâng cao tại miền Trung.

Thủy văn

Hệ thống lưới trạm thủy văn trên toàn bộ miền Trung có 62 trạm đo đạc thủy

Hệ thống thủy văn ở miền Trung Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát và dự báo tình hình thủy văn, đặc biệt là trong việc ứng phó với các hiện tượng thiên tai như lũ lụt, hạn hán và bão lụt Dưới đây là một số thông tin cơ bản về thủy văn ở miền Trung Việt Nam:

Miền Trung Việt Nam có một mạng lưới các trạm quan trắc thủy văn được thiết lập để đo lường và ghi nhận các chỉ số thủy văn như mực nước, lưu lượng, mưa và các chỉ tiêu khác Các trạm này thường được quản lý bởi các cơ quan chuyên trách như Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương và các Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh

Thông tin từ các trạm quan trắc được sử dụng để phân tích và dự báo tình hình thủy văn trong tương lai Các dự báo này cung cấp thông tin quan trọng để cảnh báo về nguy cơ lũ lụt, hạn hán và bão lụt, từ đó giúp người dân và các cơ quan chức năng chuẩn bị và ứng phó kịp thời

Các trạm quan trắc thủy văn thường sử dụng các thiết bị hiện đại như cảm biến áp suất, cảm biến mực nước, máy đo lưu lượng, radar và máy đo mưa tự động để thu thập dữ liệu Các dữ liệu này được truyền về trung tâm quản lý và xử lý để phân tích và dự báo Ứng dụng trong quản lý tài nguyên và môi trường được sử dụng để quản lý tài nguyên nước, dự báo mặn nước và đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với môi trường sống và nền kinh tế.

Thảm thực vật

Thảm thực vật ở miền Trung Việt Nam phong phú và đa dạng, phản ánh được sự đa dạng về địa hình và khí hậu của khu vực này Miền Trung Việt Nam có một hệ sinh thái phong phú bao gồm rừng nhiệt đới, rừng mưa nhiệt đới, rừng cây lá kim, rừng ngập mặn, đồng cỏ và các loại thảm thực vật khác

Rừng nhiệt đới: Rừng nhiệt đới chiếm diện tích lớn trong các tỉnh như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế Các loại cây phổ biến bao gồm dừa, bần, keo, sến, sồi, lim, măng, sồi, dâu, đỗ quyên, gõ đỏ và nhiều loại cây khác

Rừng mưa nhiệt đới: Các vùng rừng này thường được tìm thấy ở các khu vực đồi núi cao trong các tỉnh như Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi Cây phổ biến bao gồm dừa, bần, keo, sến, dâu, lim, sồi, mít, sồi, gõ đỏ và một số loại cây khác

Rừng cây lá kim: Rừng cây lá kim chủ yếu nằm ở các vùng núi cao, như Đà Lạt, Kon Tum Cây phổ biến trong loại rừng này là thông và các loại cây khác thuộc họ thực vật lá kim

Rừng ngập mặn: Rừng ngập mặn phát triển dày đặc ở các vùng đồng bằng sông Cửu Long và các vùng ven biển như Quảng Nam, Quảng Ngãi Các loài cây thích nghi với môi trường nước mặn như cây lúa mặn, rau màng, cây bạch dương, và các loại cỏ biển Đồng cỏ: Đồng cỏ là một phần quan trọng của thảm thực vật ở miền Trung, chủ yếu ở các khu vực đồng bằng sông Cửu Long và các vùng đất trũng nông thôn Cây trồng chính ở đây bao gồm lúa, ngô, đậu, khoai mỡ và các loại cây nông nghiệp khác

Thảm thực vật ven biển: Miền Trung Việt Nam có một dải ven biển dài và đa dạng, nơi có sự phát triển của các loại thảm thực vật ven biển Các loại cây thường gặp bao gồm các loại cây bụi ven biển như lúa biển, cây bạch dương và cây cỏ biển Thảm rêu và tảo cũng phát triển mạnh trên các bãi biển và đá ngầm, tạo nên một môi trường sống đa dạng cho các loài động vật biển

Các loại cây trồng và cây lâm nghiệp: Ngoài các loại rừng và thảm thực vật tự nhiên, miền Trung cũng có sự phát triển mạnh mẽ của các loại cây trồng và cây lâm nghiệp như cao su, cà phê, tiêu, bò húc, và các loại cây trồng lúa, ngô, đậu và hành Đặc biệt, các vùng đất đồi núi thích hợp cho việc trồng cây lâm nghiệp như cây gỗ lớn như gỗ gõ, gỗ sưa, và các loại cây trồng phục vụ cho nhu cầu xây dựng và sản xuất gỗ công nghiệp

Thảm thực vật ở miền Trung Việt Nam không chỉ mang lại nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế và xã hội của khu vực

Hình 9: Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới, hỗn giao

Hình 10: Phong Nha Kẻ Bàng.

Điều kiện kinh tế - xã hội

Trong những năm qua, khu vực này đã có sự chuyển mình mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân, đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển chung của cả nước

Về phát triển kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên khá cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực

Về giảm nghèo bền vững và bảo đảm an sinh xã hội: An sinh xã hội trong khu vực ngày càng được bảo đảm Công tác xóa đói giảm nghèo được thực hiện theo hướng bền vững, tỷ lệ nghèo thu nhập và nghèo đa chiều giảm đáng kể Sự nghiệp y tế - chăm sóc sức khỏe đạt được những thành tựu quan trọng Khả năng tiếp cận của người dân đối với các dịch vụ trong lĩnh vực này ngày càng được mở rộng với chất lượng ngày càng cao Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm toàn vùng có xu hướng giảm

Mặc dù có những tiến bộ đáng kể nhưng sự phát triển kinh tế - xã hội của miền Trung và Tây Nguyên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của vùng Quy mô nền kinh tế còn khá nhỏ, các ngành công nghiệp hiện đại, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao còn rất hạn chế Các ngành công nghiệp chủ yếu thuộc lĩnh vực gia công, nguyên liệu phần lớn nhập khẩu, giá trị gia tăng thấp Trình độ công nghệ ở các doanh nghiệp nội địa lạc hậu

Việc thu hút đầu tư của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn chưa được đặt ra và triển khai một cách khoa học nên ít tạo được sự chú ý của các nhà đầu tư Chưa tương xứng với tiềm năng của khu vực, đặc biệt là lợi thế về phát triển du lịch và kinh tế biển Chất lượng và sức cạnh tranh trên thị trường thấp, các sản phẩm chủ lực của các địa phương chưa có thương hiệu mạnh

Những tiềm năng, thế mạnh về kinh tế biển chưa được khai thác hiệu quả, còn tự phát, dàn trải Các mối liên kết kinh tế nội vùng còn khá lỏng lẻo và có sự phân tán về nguồn lực và không tạo nên một chiến lược có tính tổng thể, tổng lực

Các ngành nông nghiệp, du lịch, thủy sản, năng lượng có nhiều lợi thế nhưng chưa hiệu quả Ở nhiều địa phương, du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn nhưng đang gặp nhiều khó khăn do tác động nặng nề của đại dịch Covid-19 Các tỉnh ven biển đã đầu tư nhiều hơn cho khai thác tiềm năng kinh tế biển nhưng mới dừng lại ở các sản phẩm truyền thống, giá trị kinh tế không cao Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định Tuy nhiên, thực tế phát triển trong những năm qua cho thấy vai trò động lực, chức năng đầu tàu của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đối với sự phát triển của khu vực miền Trung và Tây Nguyên còn khá hạn chế và mờ nhạt

Khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở miền Trung và Tây Nguyên vẫn còn nhiều khó khăn, thu nhập bình quân đầu người còn rất thấp, khoảng 1,1 triệu đồng/người/tháng, chưa bằng 1/2 so với mức bình quân chung của cả nước

Lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ còn phát triển chậm, chưa đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên; chất lượng nguồn nhân lực còn thấp

Hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ còn khá hạn chế Thị trường khoa học và công nghệ còn sơ khai, manh mún Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ tuy có tăng về số lượng nhưng chất lượng chưa ngang tầm quốc gia, khu vực và quốc tế.

Dân số và lao động

Miền Trung có diện tích khoảng 151.234 km² với số dân 26.460.660 người, mật độ dân số bình quân 175 người/km² Dân số ở miền Trung thường phân bố không đồng đều giữa các tỉnh thành Dân cư tập trung chủ yếu trong các tỉnh như Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và Ninh Thuận và các thành phố lớn như Đà Nẵng và Huế nhiều hơn so với các vùng nông thôn và miền núi Dân số có xu hướng gia tăng do sự phát triển của các ngành kinh tế, y tế và giáo dục, cùng với việc di cư từ các vùng lân cận

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có số dân gần 5 triệu người với hơn 60% trong độ tuổi lao động Lao động ở miền Trung chủ yếu hoạt động trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ Trong ngành nông nghiệp sản xuất nông sản như lúa gạo, hạt điều, tiêu, cà phê và các loại rau quả Trong ngành công nghiệp, các nhà máy chế biến, sản xuất điện tử, dệt may và các ngành công nghiệp khác, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Đà Nẵng và Huế Trong ngành dịch vụ, lao động làm việc trong các lĩnh vực như du lịch, nhà hàng, khách sạn và giáo dục

Mặc dù có nhiều cơ hội việc làm trong các ngành kinh tế đa dạng, nhưng miền Trung vẫn đối mặt với thách thức về việc cân đối cung-cầu lao động và kỹ năng lao động Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một ưu tiên quan trọng, đặc biệt là để đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp mới nổi và các dự án đầu tư nước ngoài

1.3 Các vấn đề của khu vực miền Trung liên quan đến hiện tượng El Nino 1.3.1 El Nino ảnh hưởng đến môi trường ở miền Trung

En Nino có thể tăng cường mưa lớn và cường độ của các cơn bão và áp thấp nhiệt đới ở khu vực Tây Thái Bình Dương, gây ra lượng mưa dồn dập ở miền Trung Khi mưa lớn xảy ra trong thời kỳ El Nino, tỷ lệ lũ lụt và ngập úng có thể tăng lên đáng kể

En Nino cũng có thể ảnh hưởng đến mức độ nước lũ trên các con sông ở miền Trung Khi có lượng mưa lớn kết hợp với hiện tượng El Nino, mực nước sông có thể tăng đột ngột và gây ra lũ lụt

Gây ra hạn hán và sau đó là lũ lụt: Mặc dù En Nino thường được liên kết với hạn hán ở một số khu vực, nhưng sau đó thường kết thúc bằng lượng mưa lớn Trong một số trường hợp, sự chuyển đổi từ hạn hán đến mưa lớn có thể gây ra lũ lụt nhanh chóng, đặc biệt là khi đất đai đã bị khô hạn và không thấm nước

Tăng nguy cơ sạt lở đất: Các mưa lớn kéo dài có thể làm cho đất đai trở nên không ổn định và tăng nguy cơ sạt lở đất, đặc biệt là ở các vùng núi và đồi núi ở miền Trung Ảnh hưởng đến nguồn nước và môi trường, việc cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất và du lịch suy giảm, chất lượng môi trường và đa dạng sinh học, gây ra vấn đề về tài nguyên nước và môi trường sống Đồng thời, hạ tầng giao thông, trường học, bệnh viện và các cơ sở cơ bản khác có thể bị phá hủy hoặc bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây ra sự bất tiện và mất mát lớn cho cộng đồng

Trong những năm El Nino, số đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến nước ta ít hơn bình thường, chỉ bằng 70% trung bình nhiều năm Thời gian kết thúc hoạt động của không khí lạnh sớm hơn Nhiệt độ trung bình các tháng cao hơn bình thường, mùa đông chênh lệch rõ rệt hơn mùa hè, nhiều kỷ lục nhiệt độ có thể xuất hiện Đặc biệt, El Nino thường gây thâm hụt lượng mưa ở đa phần diện tích cả nước, rõ rệt nhất là khu vực Bắc Trung Bộ

Năm 2023, khu vực từ Hà Tĩnh đến Khánh Hòa và phía đông Tây Nguyên đã chứng kiến các hiện tượng thời tiết đặc biệt, với lượng mưa phổ biến dao động từ 200 đến 400mm, và có nơi thậm chí vượt quá 500mm Đặc biệt, khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi đã chịu mưa lớn đến rất lớn, với lượng mưa phổ biến từ 300 đến 600mm, và một số nơi ghi nhận cả mưa lớn hơn 1.000mm Từ Nam Nghệ An đến Quảng Bình, mưa có xu hướng từ 20 đến 50mm, với một số điểm ghi nhận lượng mưa trên 50mm; từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi, lượng mưa dao động từ 70 đến 150mm, và có nơi có mưa vượt quá 200mm; từ Quảng Trị-Bình Định đến Ninh Thuận, mưa có xu hướng từ

40 đến 70mm, với một số nơi có mưa trên 100mm

Ngoài ra, về tình trạng ngập lụt, các khu vực hạ du của các sông từ Quảng Bình đến Khánh Hòa đều phải đối mặt với ngập úng diện rộng, đặc biệt là khu vực hạ lưu sông Hương, nơi mà tình trạng ngập nặng nhất được ghi nhận Cùng với đó, lũ quét và sạt lở đất đã xảy ra ở nhiều nơi trên các khu vực trung du và miền núi thuộc các tỉnh Trung Bộ Trọng tâm của những vụ sạt lở này tập trung chủ yếu ở ven đường giao thông, đặc biệt là tại các huyện Nam Đông, Phú Lộc, và Hương Thủy (Thừa Thiên Huế), cùng với Bắc Trà My, Nam Trà My, và Phước Sơn (Quảng Nam)

Hình 11: Trận lũ lịch sử tại huyền Quỳ Châu ( Nghệ An )

Hình 12 : Hình ảnh nước lũ ngập nóc nhà tại Quãng Bình

Hình 13: Tại huyện Nam Trà My, mưa lớn do tuyến đường ĐH5 bị sạt lở đất gây ách tắt giao thông

1.3.2 En Nino ảnh hưởng đến kinh tế và đời sống con người ở miền trung

Những thiệt hại trực tiếp từ lũ lụt có thể bao gồm việc ảnh hưởng đến sản lượng nông sản và nguồn lợi thủy sản trong thời gian dài sau khi lũ lụt kết thúc, cũng như việc phục hồi hạ tầng và đời sống của cộng đồng

En Nino thường gây ra hạn hán ở một số khu vực, làm giảm sản lượng nông sản như lúa gạo, hạt điều, tiêu và cà phê Sự suy giảm này có thể dẫn đến khan hiếm thực phẩm, tăng giá cả và tạo ra khó khăn trong việc cung cấp đủ thực phẩm cho cộng đồng

Lũ lụt và ngập úng do En Nino có thể làm hỏng nhà cửa, phá hủy tài sản và làm mất mát cuộc sống của người dân Điều này đặc biệt đáng lo ngại đối với những người sống ở các khu vực nguy hiểm hoặc ven sông, nơi có nguy cơ cao về lũ lụt

- Sức khỏe và an toàn:

Các thảm họa tự nhiên do En Nino gây ra có thể đe dọa sức khỏe và an toàn của cộng đồng Lũ lụt và sạt lở đất có thể gây ra nguy cơ về tai nạn và thương tích, cũng như tăng nguy cơ về bệnh dịch do nước ngập úng và sự thiếu nước sạch

- Nền kinh tế địa phương:

Sự suy giảm trong sản xuất nông nghiệp và nguy cơ cho các ngành công nghiệp như du lịch và chế biến thủy sản có thể gây ra suy thoái kinh tế địa phương, tăng cường cảm giác bất ổn và không chắc chắn trong cộng đồng Các vùng nông thôn thường bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với mất mát về mùa màng, nguồn lợi thủy sản và gia súc Việc mất mát về nguồn thu nhập, tài sản và hạ tầng cơ bản có thể làm suy giảm chất lượng cuộc sống và gây ra khó khăn trong việc tái thiết và phục hồi sau khi xảy ra các thảm họa

- Tâm lý và tinh thần:

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu đã nêu về các đặc điểm địa lý của miền Trung Việt Nam, bao gồm các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, và phân tích tác động cụ thể mà El Nino gây ra đến tình hình lũ lụt trong khu vực này và những hậu quả mà nó mang lại

Nghiên cứu sẽ phân tích các nguyên nhân gây ra El Nino, bao gồm thay đổi nhiệt độ biển, gió xuyên dọc, và tác động của khí hậu toàn cầu Đồng thời, nghiên cứu sẽ phân tích dữ liệu lịch sử về El Nino và các sự kiện lũ lụt đã xảy ra ở miền Trung để đánh giá mối liên hệ giữa El Nino và tần suất, cường độ của các sự kiện lũ lụt

Nghiên cứu đã chỉ ra các biện pháp cụ thể để ứng phó với tác động của El Nino đến lũ lụt ở miền Trung, bảo vệ môi trường và cải thiện cuộc sống của người dân

Nghiên cứu sẽ phân tích và đánh giá các thiệt hại về tài sản, mất mát về người dân và cơ sở hạ tầng do lũ lụt gây ra Đồng thời, nghiên cứu sẽ tập trung vào ảnh hưởng của lũ lụt đến kinh tế, xã hội và môi trường tự nhiên của cộng đồng ở các tỉnh miền Trung

Nghiên cứu về các ảnh hưởng của lũ lụt do hiện tượng El Nino đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của con người , tập trung vào việc đánh giá hậu quả sức khỏe, an sinh xã hội và đời sống dân cư do tác động của lũ lụt.

Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu nhập số liệu thứ cấp

1 Tìm hiểu và xác định nguồn số liệu thứ cấp phù hợp

- Nghiên cứu các nguồn thông tin chính thống và đáng tin cậy như các báo cáo của các tổ chức quốc tế như Cơ quan Khí tượng Thế giới (WMO), tổ chức NOAA của Mỹ, hoặc các tổ chức nghiên cứu khí hậu quốc tế

- Khám phá các báo cáo và tài liệu nghiên cứu từ các tổ chức chính phủ, các trường đại học, viện nghiên cứu và các tổ chức phi chính phủ có liên quan

- Sử dụng các bảng thông tin và cơ sở dữ liệu mở trực tuyến cung cấp thông tin về khí hậu, thời tiết và lũ lụt

Ví dụ: Sử dụng báo cáo của Cơ quan Khí tượng Thế giới (WMO) và tổ chức NOAA của Mỹ về biến đổi khí hậu và dữ liệu El Nino từ các nghiên cứu trước đó về tác động của hiện tượng này đến hệ thống khí tượng toàn cầu

2 Thu thập dữ liệu từ các nguồn đã xác định:

- Trích xuất thông tin cần thiết từ các tài liệu, báo cáo và bảng số liệu có sẵn Các thông tin cần thu thập có thể bao gồm lịch sử El Nino, dữ liệu về biến đổi khí hậu, mô hình lũ lụt, và các thông tin địa lý cụ thể về miền Trung Việt Nam

- Sử dụng các công cụ và phần mềm thống kê để tổ chức và xử lý dữ liệu thu thập được một cách hiệu quả

Ví dụ: Kiểm tra nguồn gốc của dữ liệu El Nino từ các trang web chính phủ hoặc các hệ thống quan trắc khí tượng quốc gia để đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của dữ liệu

3 Kiểm định tính chính xác và độ tin cậy của dữ liệu:

- Kiểm tra và đánh giá nguồn gốc của dữ liệu để đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy Kiểm tra xem liệu dữ liệu có được thu thập từ các nguồn uy tín và có được công bố công khai không

- Xác định các hạn chế và giới hạn của dữ liệu, bao gồm cả việc nhận biết các thiếu sót trong dữ liệu và khả năng thiếu tính đầy đủ trong việc phản ánh thực tế

Ví dụ: Sử dụng các phần mềm thống kê như R hoặc Python để phân tích dữ liệu về mối quan hệ giữa El Nino và lũ lụt, và biểu diễn kết quả thông qua biểu đồ đồ thị để minh họa xu hướng và tương quan giữa các biến số

4 Chuyển đổi dữ liệu thành thông tin hữu ích:

- Tổ chức và biểu diễn dữ liệu một cách hợp lý, bằng cách sử dụng biểu đồ, đồ thị và bảng biểu để hiển thị xu hướng, mối liên hệ và tương quan giữa các biến số

- Phân tích dữ liệu thu thập được để đưa ra các nhận định, đánh giá và kết luận về tác động của El Nino đến lũ lụt ở miền Trung, cũng như đề xuất các biện pháp ứng phó và phòng tránh

Ví dụ: Dựa trên phân tích dữ liệu El Nino và lịch sừ lũ lụt, nhận định rằng có mối liên hệm giữa El Nino và tăng cường lũ lụt ở miền Trung Việt Nam, đề xuất các biện pháp ứng phó như việc cải thiện hệ thống cảnh báo lũ lụt và quản lý tài nguyên nước hiệu quả hơn

2.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

1 Phân tích thống kê mô tả:

- Sử dụng các phép tính thống kê mô tả như trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn để mô tả và tổng quan về dữ liệu về El Nino và lũ lụt ở miền Trung

- Xác định các đặc điểm cơ bản của dữ liệu như phân phối, trung bình, trung vị, phương sai để hiểu rõ hơn về đặc điểm và biến động của các hiện tượng nghiên cứu

2 Phân tích tương quan và hồi quy:

- Sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính để đánh giá mối quan hệ giữa El Nino và lũ lụt ở miền Trung Phân tích hồi quy sẽ giúp xác định mức độ tác động của El Nino đến lũ lụt và dự đoán các biến đổi trong tương lai

- Thực hiện phân tích tương quan để xác định mối liên hệ giữa các biến số khác nhau, như mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và tần suất, cường độ của lũ lụt

3 Phân tích dữ liệu địa lý và địa lý học:

Ngày đăng: 24/10/2024, 19:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam (14/11/2023) “Mưa lớn tại miền Trung gây nguy cơ ngập lụt và sạt lở lớn” https://dangcongsan.vn/xa-hoi/mua-lon-tai-mien-trung-gay-nguy-co-ngap-lut-va-sat-lo-lon-652279.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mưa lớn tại miền Trung gây nguy cơ ngập lụt và sạt lở lớn
2. Công an thành phố Đà Nẵng (08/04/2024) “Chủ động ứng phó với El Nino kéo dài” https://congan.danang.gov.vn/-/chu-ong-ung-pho-voi-el-nino-keo-dai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ động ứng phó với El Nino kéo dài
3. Xây dựng Đảng (16/1/2012) “Phát triển nguồn nhân lực cho Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung” https://xaydungdang.org.vn/thoi-su-chinh-tri/phat-trien-nguon-nhan-luc-cho-vung-kinh-te-trong-diem-mien-trung-4629 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nguồn nhân lực cho Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
4. Sơn Bách - Văn Toản. (2023, 4 august). ‘Tuyệt đối không chủ quan trong ứng phó với El Nino’. Báo Nhân Dân Điện Tử. https://nhandan.vn/tuyet-doi-khong-chu-quan-trong-ung-pho-voi-el-nino-post765720.html Link
5. El Nino, La Nina và ảnh hưởng của chúng đến thời tiết, khí hậu Việt Nam. (z.d.). Khoa Hoc Cong Nghe. https://www.erav.vn/tin-tuc/t1260/el-nino-la-nina-va-anh- huong-cua-chung-den-thoi-tiet-khi-hau-viet-nam.html Link
6. Liendo. (2023, 17 may). El Nino xuất hiện khiến nắng nóng gia tăng đi kèm mưa lớn. https://dangcongsan.vn. https://dangcongsan.vn/xa-hoi/el-nino-xuat-hien-khien- nang-nong-gia-tang-di-kem-mua-lon-637965.html Link
7. Hội T. (2023, 18 june). El Nino khiến thời tiết nhiều biến động, nắng nóng khô hạn đi kèm mưa lũ bất thường. Copyright © 2021 Báo SKĐS Online.https://suckhoedoisong.vn/el-nino-khien-thoi-tiet-nhieu-bien-dong-nang-nong- kho-han-di-kem-mua-lu-bat-thuong-169230618152342029.htm Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Hiện tượng La Nina đối lập El Nino. - Đề tài tác Động của el nino Đến lũ lụt miền trung (quảng nam, quảng ngãi, bình Định, phú yên,   )
Hình 1 Hiện tượng La Nina đối lập El Nino (Trang 11)
Hình 2: Hiện tượng khô hạn. - Đề tài tác Động của el nino Đến lũ lụt miền trung (quảng nam, quảng ngãi, bình Định, phú yên,   )
Hình 2 Hiện tượng khô hạn (Trang 13)
Hình 3: El Nino ảnh hưởng đến trồng trọt - Đề tài tác Động của el nino Đến lũ lụt miền trung (quảng nam, quảng ngãi, bình Định, phú yên,   )
Hình 3 El Nino ảnh hưởng đến trồng trọt (Trang 13)
Hình 4: Các tỉnh Bắc Trung Bộ. - Đề tài tác Động của el nino Đến lũ lụt miền trung (quảng nam, quảng ngãi, bình Định, phú yên,   )
Hình 4 Các tỉnh Bắc Trung Bộ (Trang 17)
Hình 6: Các tỉnh Tây Nguyên - Đề tài tác Động của el nino Đến lũ lụt miền trung (quảng nam, quảng ngãi, bình Định, phú yên,   )
Hình 6 Các tỉnh Tây Nguyên (Trang 18)
Hình 7: Lát cắt địa hình từ dãy Bạch Mã đến Phan Thiết. - Đề tài tác Động của el nino Đến lũ lụt miền trung (quảng nam, quảng ngãi, bình Định, phú yên,   )
Hình 7 Lát cắt địa hình từ dãy Bạch Mã đến Phan Thiết (Trang 20)
Hình 9: Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới, hỗn giao - Đề tài tác Động của el nino Đến lũ lụt miền trung (quảng nam, quảng ngãi, bình Định, phú yên,   )
Hình 9 Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới, hỗn giao (Trang 25)
Hình 10: Phong Nha Kẻ Bàng. - Đề tài tác Động của el nino Đến lũ lụt miền trung (quảng nam, quảng ngãi, bình Định, phú yên,   )
Hình 10 Phong Nha Kẻ Bàng (Trang 25)
Hình 11: Trận lũ lịch sử tại huyền Quỳ Châu ( Nghệ An ) - Đề tài tác Động của el nino Đến lũ lụt miền trung (quảng nam, quảng ngãi, bình Định, phú yên,   )
Hình 11 Trận lũ lịch sử tại huyền Quỳ Châu ( Nghệ An ) (Trang 29)
Hình 12 : Hình ảnh nước lũ ngập nóc nhà tại Quãng Bình - Đề tài tác Động của el nino Đến lũ lụt miền trung (quảng nam, quảng ngãi, bình Định, phú yên,   )
Hình 12 Hình ảnh nước lũ ngập nóc nhà tại Quãng Bình (Trang 30)
Hình 13: Tại huyện Nam Trà My, mưa lớn do tuyến đường ĐH5 bị sạt - Đề tài tác Động của el nino Đến lũ lụt miền trung (quảng nam, quảng ngãi, bình Định, phú yên,   )
Hình 13 Tại huyện Nam Trà My, mưa lớn do tuyến đường ĐH5 bị sạt (Trang 30)
Bảng 1 : Diện tích lúa bị ngập sau bão số 4 và 5 năm 2019 - Đề tài tác Động của el nino Đến lũ lụt miền trung (quảng nam, quảng ngãi, bình Định, phú yên,   )
Bảng 1 Diện tích lúa bị ngập sau bão số 4 và 5 năm 2019 (Trang 31)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w