1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Content marketing (thực hành) báo cáo cuối kỳ

16 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Content Marketing (Thực Hành)
Tác giả Nhóm 2, Thành Viên Nhóm
Người hướng dẫn Giảng Viên Bộ Môn
Trường học Đại Học Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Marketing
Thể loại Báo Cáo Cuối Kỳ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 5,71 MB

Nội dung

Vì quãng thời gian bước chân vào giảng đường đại học cũng là lần đầu tiên mà các sinh viên phải rời xã khỏi tổ ấm để đến sinh sống, học tập ở một nơi khác.. Các áp lực mà giới trẻ nói ch

Trang 1

CONTENT MARKETING (THỰC HÀNH)

HK1A -2023-2024

BÁO CÁO CUỐI KỲ

Ngành: MARKETING

Giảng viên bộ môn:

Nhóm sinh viên: Nhóm 2

Họ tên thành viên nhóm:

Lớp: 22 3

Năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN 1: MỤC TIÊU MARKETING

1

1.1 Mục tiêu marketing

1

1.2 Mục tiêu marketing trong cuộc sống sinh viên

2

PHẦN 2: CHÂN DUNG KHÁCH HÀNG

3

2.1 WHAT

3

2.2 WHY

3

2.3 WHO

3

2.4 WHERE

3

2.5 WHEN

3

PHẦN 3: BỘ TỪ KHÓA

3

3.1 HỌC TẬP

3

3.2 Tiết Kiệm

4

3.3 Kế hoạch

5

3.4 Kỹ năng

6

3.5 Sức khoẻ

7

PHẦN 4: BIG IDEA - CONTENT PILLAR

7

PHẦN 5: NỘI DUNG BÀI VIẾT

8

5.1 Tóp 5 Kỹ năng sinh viên cần có khi bước vào môi trường đại học (1000 từ)

Trang 3

5.2 Top những điều mà sinh viên cần biết trước khi bước vào cuộc sống tự lập (300 từ)

10

PHẦN 6: NỘI DUNG HÌNH ẢNH

11

PHẦN 7: NỘI DUNG VIDEO

13

Trang 4

PHẦN 1: MỤC TIÊU MARKETING

Khi bắt đầu kinh doanh, một trong những bước cơ bản đầu tiên chính là đặt mục tiêu phát triển cho doanh nghiệp Tương tự, khi bắt đầu lên kế hoạch cho một chiến dịch Marketing, những mục tiêu giúp bạn biết được sự thành công của một chiến lược là vô cùng cần thiết

Đây là một mục tiêu cụ thể, có thể đo lường được giúp bạn đáp ứng các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp Nó có thể là tạo khách hàng tiềm năng, nâng cao nhận thức về thương hiệu cũng như tăng giá trị khách hàng và cải thiện tỷ

lệ giới thiệu của thương hiệu Mục tiêu marketing phải được định nghĩa rõ ràng, mô tả chi tiết và có thể được kiểm tra và đo lượng

Các mục tiêu cũng phải được chọn kỹ lưỡng và phù hợp với tình hình của doanh nghiệp Một mục tiêu marketing tốt sẽ giúp doanh nghiệp định hướng cho các hoạt động tiếp thị sản phẩm sau đó, giúp doanh nghiệp xác định các biến thực khi thực hiện chương trình marketing, đồng thời giúp doanh nghiệp kiểm tra kết quả của chương trình quảng cáo

Xây dựng nhận thức thương hiệu: Mục tiêu tăng cường sự nhận

thức về thương hiệu đặt ra để đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ được biết đến rộng rãi trong cộng đồng mục tiêu

Trang 5

Tạo ra khách hàng tiềm năng: Mục tiêu này nhấn mạnh vào việc thu hút và

xây dựng một đội ngũ khách hàng tiềm năng có khả năng chuyển đổi thành khách hàng thực sự trong tương lai

Tăng tỷ lệ chuyển đổi: Mục tiêu này đặt ra để năng cao hiệu suất của chiến

lược tiếp thị, tăng trưởng khả năng từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự, đồng thời tối ưu hóa quá trình chuyển đổi Các mục tiêu này đóng vai trò quan trọng trong việc định hình chiến lược tổng thể của một chiến dịch tiếp thị, và sự đo lường đạt được từ chúng là yếu tố chính để đảm bảo rằng chiến lược đang tiến triển theo hướng đúng và mang lại giá trị thực sự cho doanh nghiệp

1.2 Mục tiêu marketing trong cuộc sống sinh viên

Stress là vấn đề mà đại đa số các sinh viên ngày nay gặp phải Vì quãng thời gian bước chân vào giảng đường đại học cũng là lần đầu tiên mà các sinh viên phải rời xã khỏi tổ ấm để đến sinh sống, học tập ở một nơi khác Các áp lực mà giới trẻ nói chung hay sinh viên nói riêng gặp phải hiện nay có thể kể đến một vài ví dụ tiêu biểu như là: Áp lực về mặt tài chính,

áp lực từ gia đình và không thể không nhắc đến áp lực học tập Nắm bắt được những khó khăn về mặt tinh thần mà sinh viên Việt Nam gặp phải, nội dung này được sinh ra để chuẩn bị các kỹ năng cũng như những kiến thức nhất định để các bạn sinh viên tự tin đối mặt với những thách thức ở một môi trường mới

Ngoài việc mang đến những kỹ năng cần thiết thì “cuộc sống sinh viên” còn mang đến những lợi ích khác như là:

Trang 6

Tự biết: Sinh viên có thể tự biết về những điều mà họ muốn đạt được,

những giá trị mà họ muốn có, và những kỹ năng mà họ muốn phát triển

Tự quản lý: Sinh viên có thể quản lý các hoạt động mà họ thực hiện để

tối ưu hóa thời gian, từ đó đầu tư nhiều hơn cho bản thân

Tự phát triển: Sinh viên có thể phát triển các kỹ năng bằng cách tìm

kiếm và tham gia các cuộc workshop, hay các khóa học online

Tự nhận thức: Sinh viên sẽ có những góc nhìn khác về cuộc sống, hiểu

được thế nào là đúng và thế nào là sai, từ đó trưởng thành hơn

Giúp phụ huynh hiểu rõ: Con mình có thể sống tự lập và chịu trách

nhiệm về các quyết định mà chúng đưa ra Giúp phụ huynh nhận ra nhu cầu khám phá và theo đuổi ước mơ của sinh viên

PHẦN 2: CHÂN DUNG KHÁCH HÀNG

2.1 WHO

Giời trẻ nói chung cũng như là sinh viên nói riêng Những người đang gặp phải các vấn đề khi vừa mới đặt chân đến một môi trường mới Chưa biết sắp xếp, quản lý thời gian, hay phải chuẩn bị những gì

2.2 WHAT

Các kỹ năng thông dụng và cần thiết trong cuộc sống Những kinh nghiệm học tập mà các bạn sinh viên chưa thể tích lũy được

2.3 WHY

Chúng sẽ giúp các bạn trẻ chuẩn bị được tinh thần, có thêm những kinh nghiệm trước khi đến một môi trường mới sinh sống và học tập

Trang 7

2.4 WHERE

Trên các trang mạng xã hội, hay ở những môi trường giáo dục như trường học hoặc là các trung tâm giáo dục thường xuyên Hoặc thông qua các khóa học kỹ năng online

2.5 WHEN

Trong thời đại thông tin bùng nổ như hiện nay, các bạn có thể tìm hiểu những

kỹ năng cần thiết cho bản thân ở bất kì đâu và bất kì lúc nào

PHẦN 3: BỘ TỪ KHÓA

3.1 Học tập

Học bổng kì hè

Học bổng

Thi học bổng

Cách lấy học bổng

Học nhóm

Học nhóm online

Phương pháp học hiệu quả

Học hiệu quả

Học vẹt

Giải pháp học

Giải pháp học tập

Giải pháp học hiệu quả

Học tập hiệu quả

Học dễ dàng và hiệu quả

Cách học hiệu quả

Cách học dễ tiếp thu

Phương pháp học hiệu quả

Học về Đạo đức

Học về công dân

Cách học giỏi

Trang 8

Cách học dễ tiếp thu

10 bước học dễ dàng tiếp thu

3.2 Tiết Kiệm

Quản lý chi tiêu

Chi phí đi xe

Chi phí gửi xe

Thuê trọ giá rẻ

Không sài điện quá mức

Không sài nước quá mức

Tự nấu ăn ở trọ, không ăn ngoài

Không sắm những thứ không cần thiết

Hạn chế ăn vặt

Hạn chế tiệc tùng

Từ chối các lời mời không cần thiết

Ăn ở ký túc xá

Mang đồ ăn nhà nấu khi lên trường

Không chi tiêu vặt

Tiết kiệm đồ cũ

Gìn giữ sức khoẻ, tránh ốm đau phải mua thuốc Tiêu sài quá mức

Không yêu ai khi chưa đủ kinh phí để lo cho họ Không để bị thi lại môn

Cố gắng đạt được học bổng

Tham gia các hoạt đông ngoại khoá để có thưởng Mượn giáo trình của các anh chị khoá trước

Trang 9

3.3 Kế hoạch

Lịch trình sinh hoạt tuần

Thời gian nghỉ ngơi

Kế hoạch cá nhân hằng ngày

Kế hoạch đi du lịch

Kế hoạch chi tiêu tiền bạc

Kế hoạch tiết kiệm đồ đạc

Kế hoạch cho tương lai

Kế hoạch nấu ăn

Kế hoạch đi mua sắm

Kế hoạch hẹn hò

Kế hoạch thiết kế đồ án

Kế hoạch ôn thi đại học

Kế hoạch phụ giúp gia đình

Kế hoạch trang trí giáng sinh

Kế hoạch trang trí tết

Kế hoạch học tập

Kế hoạch thiện nguyện

Quản lý thời gian hiệu quả Chiến lược mục tiêu bản thân

Lên kế hoạch chăm nuôi thú cưng Lên kế hoạch dự án xây nhà

Lên kế hoạch dự án cho công ty

3.4 Kỹ năng

Lãnh đạo

Giải quyết vấn đề

Kỹ năng nghe giảng

Trang 10

Kỹ năng ghi chép

Đàm phán

Nói tiếng anh

Thương lượng

Tư duy logistic

Marketing nhiều lĩnh vực

Thuyết trình

Làm việc nhóm

Kỹ năng sống

Kỹ năng nói trước đám đông

Kỹ năng tự lập

Sửa đồ gia dụng

Tham gia hoạt động ngoại khoa Học nấu ăn

Sửa đồ đạc trong nhà

Xây dựng mối quan hệ

kỹ năng ghi nhớ

Sáng tạo nội dung

3.5 Sức khoẻ

Ăn uống đủ chất

Không uống rượu, bia quá liều Không hút thuốc

Không chơi chất kích thích

Ngủ đúng giờ

Ăn đồ nấu chín

Uống nước sạch

Trang 11

Uống nước có nhiều vitamin

Bổ sung nhiều chất khoáng

Ăn nhiều trái cây

Tập thể dục mỗi ngày

Chơi thể thao

Chơi thể thao cùng bạn bè

Dạo quanh thành phố

Tham gia Đi nghĩa vụ

Đi cắm trại cùng bạn bè

Đi xem phim xả xì trét

Nghe nhạc chữa lành tâm hồn

Tham gia tình nguyện

Chăm sóc cơ thể

Trải nghiệm cuộc sống sài gòn

PHẦN 4: BIG IDEA - CONTENT PILLAR

Trang 12

PHẦN 5: NỘI DUNG BÀI VIẾT

5.1 Tóp 5 Kỹ năng sinh viên cần có khi bước vào môi trường đại học (1000 từ)

1/ Học tập: Kĩ năng nghe giảng và ghi chép là điều đầu tiên các bạn nên chú ý

khi bước chân vào giảng đường Các thầy cô sẽ không nói cho bạn đâu là phần nên nghi vào vở và đâu là phần chỉ nên ngồi nghe Nên nếu bạn là người dễ mất tập trung thì hãy ngồi bàn đầu để dễ dàng lắng nghe bài giảng Một kĩ năng nữa cũng quan trọng không kém đó chính là hoàn thành bài tập được giao đúng hẹn Việc được thầy cô giao bài tập trong khoảng thời gian 1-2 tuần đối với những bài luận, là điều hết sức bình

thường Chính vì ta có một khoảng thời

gian quá dài nên thường sẽ bị lơ đễnh

và đa số sinh viên đều phải đợi đến

những ngày cuối cùng mới bắt đầu làm

bài Điều này chắc chắn không giúp bạn

đạt được điểm cao, hãy sắp xếp thời

gian làm bài một cách hợp lý, chia nhỏ

bài tập thành nhiều phần sẽ giúp bạn dễ

dàng hoàn thành

hơn, đó mới là phương pháp học hiệu quả

2/ Sức khỏe: Các bạn sinh viên trong độ tuổi từ 18-25 là độ tuổi sung sức nhất

của một đời người Nên rất khó thấy được những vấn đề sức khỏe đáng báo động Nhưng nếu các bạn cứ thức khuya, dậy sớm, ăn những thức ăn được bầy bán ở trước cổng trường từ ngày này qua tháng nọ Thì sau 25 tuổi cơ thể bạn

sẽ bắt đầu xuất hiện vấn đề Ta sống hết mình ngày hôm nay nhưng cũng phải nghĩ đến ngày mai Mong rằng những ai đang xem bài viết này sẽ nấu cho bản thân những bữa ăn tử tế, ăn uống đủ chất và chăm sóc cơ thể bằng những giấc ngủ đúng giờ

Trang 13

3/ Tiết kiêm: Sau khi rời xa bố mẹ, bạn sẽ có nhiều thời gian cũng như nhiều

tiền hơn để làm những gì bạn thích Đây vừa là lợi ích cũng vừa là tác hại Nếu quản lý chi tiêu không đúng cách, rất dễ gặp phải tình huống là đầu tháng ăn

sang nhưng cuối tháng lại ăn xôi Hãy ghi ra những thứ thực sự cần thiết trong 1 tháng như tiền ăn, tiền nhà và điện nước, để tránh việc bản thân tiêu sài quá mức Nếu muốn mua một thứ gì đó thì hãy để dành đến cuối tháng lúc đó sẽ là khoảng thời gian thích hợp để bạn xuống tiền vì sẽ ko cần suy nghĩ quá nhiều đến những chi phí cố định mà bạn

đã chi trả vào đầu tháng

4/ Kế hoạch: Đa số các sinh viên đều có công việc làm thêm, công việc này

mang lại kinh nghiệm cũng như thu nhập là một điểm cộng Nhưng đa số hiện nay các bạn sinh viên lại chưa cân bằng được giữa việc học và làm Thường thì mọi người sẽ tập trung vào việc làm hơn vì bạn đi làm muộn sẽ bị đuổi, còn bạn đi học muộn thì lại không có nhiều người quan tâm Hiện tượng một bạn sinh viên đi làm thêm đến 2-3 sáng rồi hôm sau lại lên lớp ngủ bù là một điều khá phổ biến ở môi trường đại học Nên mình muốn nhắc nhở các bạn độc giả, hãy sắp xếp cho mình một khoản thời gian hợp lý để đi làm mà không gây ảnh hưởng đến việc học Hãy lên cho bản thân một danh sách những việc cần làm trong 1 tuần, rồi từ đó thêm vào những khoảng trống là những buổi đi làm thêm Hãy ưu tiên việc học, đừng quá mải mê chạy theo đồng tiền mà quên đi mất việc chưa chắc mất tiền Nhưng rớt môn chắc chắn là phải mất tiền học lại

5/ Kỹ năng: Bước chân vào ngôi trường đại học là bạn đã bắt đầu đi những

bước đầu tiên trong cuộc đời Các kỹ năng mà bạn cần có để có được để có thể

Trang 14

học tập tốt ở nơi đây là nhiều vô cùng Nhưng mình sẽ đem đến cho bạn những

kỹ năng theo mình là thông dụng và cần thiết nhất để bạn có được những năm học đại học nhẹ nhàng và vui vẻ Ghi nhớ tốt, ghi chép nhanh, làm việc nhóm, thuyết trình, xây dựng các mối quan hệ, tham gia hoạt động ngoại khóa Là những điều mà bạn sẽ cần tập trung trau dồi trong những năm đầu đại học vì chúng sẽ theo bạn đến những ngày cuối cùng ở đây

6/ Kết luận: Thay đổi từ môi trường phổ thông đến đại học sẽ làm bạn khó

thích nghi nhưng đó cũng là thử thách để giúp bạn rèn luyện và hoàn thiện kỹ năng sống của bản thân Một khi bạn hoàn thiện kỹ năng thì cũng có nghĩa là bạn đang hoàn thiện bản thân mình Khi hiểu đúng về kỹ năng, học đúng kỹ năng và sống với những kỹ năng thuần thục và chuyên nghiệp, cuộc đời của mỗi chúng ta sẽ tuyệt vời hơn rất nhiều

5.2 Tóp những điều mà sinh viên cần biết trước khi bước vào cuộc sống tự lập (300 từ)

1/ Thay vì chọn những món ăn không đảm bảo vệ sinh được bày bán trước cổng trường, tự nấu ăn sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản khá lớn cũng như bảo vệ sức khỏe tốt hơn

2/ Hãy tự dành ra một khoản tiền nhất định để phòng hờ cho những trường hợp khẩn cấp Đừng tiêu tiền mà không có mục đích cũng như kế hoạch rõ ràng, bạn sẽ phải cảm ơn chính bản thân nếu không may gặp phải một vấn đề bất khả kháng nhưng vẫn có được một số tiền để dành để xoay sở đó

3/ Trao dồi những kỹ năng

mềm, những kỹ năng xã hội sẽ

không bao giờ là đủ Nên học

trên trường lớp sẽ không bao

giờ là đủ Hãy tranh thủ tham

các hoạt động ngoại khóa cũng

như những câu lạc bộ để có

Trang 15

thêm nhiều bạn, cũng như nhiều kỹ năng hơn Chắc chắn chúng sẽ giúp cho bạn rất nhiều trong cuộc sống

4/ Làm thêm là một điều rất đáng khen và mang lại rất nhiều lợi ích cho bản thân các bạn Nhưng sắp xếp thời gian làm việc thế nào để không ảnh hưởng đến việc học có lẽ đa số mọi người đều làm chưa tốt Đừng chọn làm ca đêm vì

nó thoải mai, vì thức khuya liên tiếp trong một khoản thời gian dài sẽ khiến cơ thể của bạn kiệt quệ dần dần

PHẦN 6: NỘI DUNG HÌNH ẢNH

Học tập, rèn luyện sức khỏe, nấu ăn, tiết kiệm, nhìn qua đều là những vấn đề hết sức đơn giản mà hâu như ai trong chúng ta cũng có thể thực hiện được Nhưng đối với những bạn sinh viên như chúng em, mới bắt đầu sống xa gia đình nên những vấn đề này là những vấn đề chúng em làm được nhưng chưa thật sự là đúng và làm tốt Nên chúng em làm nên những bức ảnh này để nhắc nhở mọi người phải liên tục trau dồi cũng như phát triển bản thân

Trang 16

PHẦN 7: NỘI DUNG VIDEO

Mục tiêu mà video này hướng đến là để giúp những bạn sắp phải rời xa gia đình để bước chân vào giảng đường đại học có thêm những kiến thức cũng như

kỹ năng để chuận bị cho chặn đường phía trước

Ngày đăng: 24/10/2024, 16:12