1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tiểu luận tổng quan thuốc thiết yếu Đông y

73 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổng Quan Thuốc Thiết Yếu Đông Y
Tác giả Chu Thị An, Đào Phương Anh, Nguyễn Nhật Anh, Nguyễn Thị Ngọc Anh, Nguyễn Ngọc Ánh, Phạm Thị Ánh, Đoàn Vũ Bình, Chanthamith Chaliya, Đặng Linh Chi, Trần Thị Anh Đào, Nguyễn Thành Đạt, Trần Thị Mỹ Dung, Nguyễn Thị Duyên, Cao Huyền Hoàng Giang, Đào Thị Giang, Hoàng Thị Lệ Giang, Phạm Thu Hà, Đặng Diễm Hằng, Nguyễn Thị Thanh Hằng, Trần Thị Thu Hiền, Nguyễn Đình Hiếu, Nguyễn Thành Hưng, Nguyễn Thúy Hường, Nguyễn Phương Thu Huyền, Đặng Thị Lan, Đoàn Thị Mai Lan, Đoàn Thị Thùy Linh, Nguyễn Thị Thùy Linh, Phạm Thị Loan, Phạm Ngọc Lưu, Đặng Thị Trà My, Hoàng Thị Hoa Mỹ, Hoàng Thị Kim Oanh, Trần Hiểu Phương, Bùi Thị Phượng, Nguyễn Ngọc Thịnh, Nguyễn Thị Thu, Nguyễn Cẩm Tú, Nguyễn Thị Diệu Xuân
Trường học Trường Đại Học Y Dược Hải Phòng
Chuyên ngành Dược
Thể loại Bài Tiểu Luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 5,79 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I. TỔNG QUAN (8)
    • 1. Các khái niệm cơ bản (8)
    • 2. Giới thiệu chung về thuốc cổ truyền (8)
      • 2.1. Nguồn gốc thuốc cổ truyền (8)
      • 2.2. Một số dạng thuốc cổ truyền (9)
      • 2.3. Một số đặc điểm thuốc cổ truyền Việt Nam (10)
    • 3. Xu hướng sử dụng thuốc cổ truyền trên thế giới (11)
    • CHƯƠNG 2: THUỐC CỔ TRUYỀN THIẾT YẾU TẠI VIỆT NAM (15)
      • 1. Danh mục các loại thuốc cổ truyền thiết yếu (15)
        • 1.1. Nguyên tắc xây dựng danh mục (15)
        • 1.2. Tiêu chí lựa chọn thuốc vào Danh mục thuốc thiết yếu (15)
        • 1.3. Mục đích xây dựng danh mục (16)
      • 2. Công dụng và lợi ích của các nhóm thuốc (16)
        • 2.1. Nhóm thuốc giải biểu (16)
        • 2.2. Nhóm thuốc thanh nhiệt, giải độc, tiêu ban, lợi thủy (17)
        • 2.3. Nhóm thuốc khu phong trừ thấp (17)
        • 2.4. Nhóm thuốc nhuận tràng, tả hạ, tiêu thực, bình vị, kiện tỳ (18)
        • 2.5. Nhóm thuốc an thần, định chí, dưỡng tâm (19)
        • 2.6. Nhóm thuốc chữa bệnh về phế (20)
        • 2.7. Nhóm thuốc chữa các bệnh về dương, về khí (20)
        • 2.8 Nhóm thuốc chữa các bệnh về âm, về huyết (22)
        • 2.9 Nhóm thuốc điều kinh, an thai (23)
        • 2.10. Nhóm thuốc chữa bệnh về ngũ quan (23)
        • 2.11. Nhóm thuốc dùng ngoài (25)
        • 2.12. Nhóm thuốc khác (25)
      • 3. Vai trò và tầm quan trọng của thuốc cổ truyền thiết yếu (27)
        • 3.1 Tích hợp vào hệ thống y tế hiện đại và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.27 (27)
        • 3.2 Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa y học dân tộc (28)
      • 4. Thách thức và giải pháp (29)
        • 4.1. Thách thức (29)
        • 4.2. Giải pháp (30)
  • CHƯƠNG III: BÀN LUẬN (33)
    • 1. Bàn luận (33)
      • 1.1. Ý nghĩa trong công tác điều trị bệnh (33)
      • 1.2. Lưu ý (33)
    • 2. Các câu hỏi thường gặp (35)
      • 2.1. Ưu nhược điểm của thuốc cổ truyền là gì ? (35)
      • 2.2. Sử dụng thuốc y học cổ truyền không đúng cách thì sẽ như thế nào? 36 2.3. Thuốc Y học cổ truyền và thuốc Tây có thể được dùng cùng một lúc (36)
      • 2.4. Vì sao thuốc Đông y được bào chế bằng nhiều cách khác nhau? (36)
      • 2.5. Làm thế nào để bảo quản tốt thuốc Đông y? (37)
      • 2.6. Tác dụng của một số thuốc được "truyền tai" xa xưa và thiếu các bằng chứng khoa học, vậy có phù hợp để đưa thuốc cổ truyền vào danh mục thuốc thiết yếu hay không? (37)
      • 2.7. Khi thiếu một hoặc một vài vị thuốc trong bài thuốc cổ truyền thiết yếu có ảnh hưởng gì đến tác dụng của thuốc và sức khỏe của người sử dụng? (38)
      • 2.8. Nhà nước Việt Nam đã quan tâm và có các quy định, hướng dẫn cụ thể, rõ ràng về sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc cổ truyền ? (39)
  • CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ (40)
    • 1. Kết luận (40)
      • 1.1 Tầm quan trọng của danh mục thuốc cổ truyền thiết yếu (40)
      • 1.2 Vai trò của thuốc cổ truyền thiết yếu trong tương lai (42)
    • 2. Kiến nghị (43)
      • 2.1. Hoàn thiện khung pháp lý (43)
      • 2.2. Đầu tư nghiên cứu và phát triển (43)
      • 2.3. Bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu (43)
      • 2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (44)
      • 2.5. Tăng cường truyền thông và giáo dục (44)
      • 2.6. Phát triển du lịch y tế (44)
      • 2.7. Hợp tác quốc tế (44)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (72)

Nội dung

Các khái niệm cơ bản: - Thuốc YHCT : Thuốc y học cổ truyền bao gồm cả vị thuốc y học cổ truyền và thuốc thang là thuốc có thành phần là dược liệu được chế biến, bào chế hoặc phốingũ theo

TỔNG QUAN

Các khái niệm cơ bản

- Thuốc YHCT : Thuốc y học cổ truyền (bao gồm cả vị thuốc y học cổ truyền và thuốc thang) là thuốc có thành phần là dược liệu được chế biến, bào chế hoặc phối ngũ theo lý luận và phương pháp của y học cổ truyền hoặc theo kinh nghiệm dân gian thành chế phẩm có dạng bào chế truyền thống hoặc hiện đại.

- Vị thuốc cổ truyền: Là dược liệu được chế biến theo lý luận và phương pháp của y học cổ truyền dùng để sản xuất thuốc cổ truyền hoặc dùng để phòng bệnh, chữa bệnh.

- Thuốc thành phẩm YHCT: Thuốc thành phẩm y học cổ truyền (thuốc đông y,thuốc từ dược liệu) là dạng thuốc y học cổ truyền đã qua tất cả các giai đoạn sản xuất, kể cả đóng gói và dán nhãn, bao gồm: Thuốc dạng viên, thuốc dạng

Giới thiệu chung về thuốc cổ truyền

2.1 Nguồn gốc thuốc cổ truyền

Thuốc cổ truyền Việt Nam đã được sử dụng hàng ngàn năm nay, bao gồm những vị thuốc, chế phẩm thuốc được phối ngũ theo ý lý cổ truyền và chế phẩm thuốc sử dụng theo kinh nghiệm dân gian lâu đời Nước ta đã sử dụng trên hai nghìn dược liệu khác nhau, trong đó trên 80% là có nguồn gốc thực vật Thuốc cổ truyền được dùng lâu đời trong các phòng mạch tư nhân và trong dân gian, có nhiều bài thuốc hay, nhiều kinh nghiệm quý đã được lưu truyền qua sách vở hoặc bằng miệng từ đời nay qua đời khác

Sự xuất hiện của thuốc là do kinh nghiệm thực tiễn đấu tranh với bệnh tật của nhân dân mà tìm ra Số lượng, chất lượng tiến bộ theo sự phát triển của nền sản xuất xã hội Thời nguyên thuỷ, thực vật hay động vật do nguồn tự nhiên cung cấp, sau thiếu dần phải gieo trồng, thu hái và chăn nuôi Các loại thuốc khoáng vật phát triển theo nguồn khai thác mỏ như thạch cao, chu sa, hùng hoàng…

Còn nhiều vị thuốc được nhân dân ta, nhất là đồng bào miền núi sử dụng rất có giá trị nhưng chưa được xác định phân loại thực vật, nghiên cứu thành phần hoá học và tác dụng dược lý Một số cây đã được nghiên cứu và đưa vào sử dụng có hiệu quả tốt trong phòng và chữa bệnh cho nhân dân.

Nguồn gốc, xuất xứ của dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền cũng được Nhà nước ta quan tâm và ban hành các quy định rõ ràng, cụ thể trong Thông tư 38/2021/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 31/12/2021.

2.2 Một số dạng thuốc cổ truyền

Thực hiện đường lối kế thừa, phát huy phát triển Y học cổ truyền, từ năm 1958 đến nay, Ngành Y tế đã sưu tầm, tập hợp được nhiều bài thuốc cổ truyền Một số thuốc cổ truyền đã được nghiên cứu một cách hệ thống và khoa học song còn nhiều bài thuốc chưa được tổng kết đánh giá bằng phương pháp khoa học do đó hiệu lực của thuốc chưa rõ.

Thuốc cổ truyền có nhiều loại, được điều chế nhiều dạng khác nhau phù hợp với mục đích chữa bệnh và hoàn cảnh sử dụng thuốc.

Thuốc sắc (thuốc thang): Là chế phẩm thuốc dạng lỏng được bào chế từ một hay nhiều vị thuốc bằng cách sắc với nước sạch ở nhiệt độ 100°C hoặc thấp hơn trong một thời gian nhất định để uống hay dùng ngoài.

Thuốc tán: Là chế phẩm thuốc dạng khô, tơi, được bào chế từ một hay nhiều vị thuốc, được chế biến và phối ngũ theo phương pháp y học cổ truyền bằng cách tán mịn, rây qua cỡ rây thích hợp, trộn đều để uống hay dùng ngoài.

Thuốc hoàn: Là chế phẩm thuốc dạng rắn, hình cầu được bào chế từ bột dược liệu, dịch chiết dược liệu (đã được chế biến và phối ngũ từ các vị thuốc theo phương pháp y học cổ truyền) với tá dược dính theo khối lượng quy định, dùng để uống.

Chè thuốc: Là chế phẩm thuốc dạng rắn được bào chế từ một hay nhiều vị thuốc (đã được chế biến và phối ngũ theo phương pháp y học cổ truyền), phân chia đến mức độ nhất định, đóng gói nhỏ và sử dụng dưới dạng nước hãm để uống hay dùng ngoài.

Cốm thuốc: Là chế phẩm thuốc dạng rắn được bào chế từ bột dược liệu, dịch chiết dược liệu (đã được chế biến và phổi ngũ từ các vị thuốc theo phương pháp y học cổ truyền) với tá dược để tạo thành hạt cốm theo kích cỡ nhất định dùng để uống.

Rượu thuốc: Là chế phẩm thuốc dạng lỏng được bào chế bằng phương pháp chiết xuất dược liệu (đã được chế biến và phối ngũ theo phương pháp y học cổ truyền) với rượu trắng để uống hay dùng ngoài.

Cao thuốc: Là chế phẩm thuốc dạng lỏng hay đặc được bào chế bằng cách cô đến thể chất nhất định dịch chiết thu được từ dược liệu (đã được chế biến và phối ngũ theo phương pháp y học cổ truyền) với dung môi thích hợp bằng những phương pháp chiết xuất thích hợp, dùng để uống hay bào chế các dạng thuốc khác.

Siro thuốc: Là chế phẩm thuốc dạng lỏng được bào chế bằng cách cô đến thể chất nhất định dịch chiết thu được từ dược liệu (đã được chế biến và phối ngũ theo phương pháp y học cổ truyền) với dung môi thích hợp và bằng những phương pháp chiết xuất thích hợp kết hợp với lượng đường thích hợp để uống.

Thuốc viên: Là chế phẩm thuốc dạng rắn được bào chế từ bột hay dịch chiết dược liệu (đã được chế biến và phối ngũ từ các vị thuốc theo phương pháp y học cổ truyền) với các tá dược thích hợp để tạo thành các loại viên khác nhau (viên nén, viên bao, viên nhộng ) để uống.

Ngoài ra còn một số dạng thuốc khác như bánh thuốc, chỉ thuốc, thuốc mỡ, cao dán… Trong đó dạng thuốc được sử dụng phổ biến là thuốc sắc, thuốc rượu hoặc cao đơn hoàn tán Ngày nay những dạng thuốc này vẫn được coi trọng Tuy nhiên hiệu lực của cả bài thuốc phụ thuộc vào chất lượng từng vị thuốc, từ khâu trồng trọt, thu hái, chọn lựa ban đầu, đến khâu bào chế

2.3 Một số đặc điểm thuốc cổ truyền Việt Nam

Xu hướng sử dụng thuốc cổ truyền trên thế giới

Thuốc cổ truyền: Thuốc cổ truyền là một vị thuốc (sống hoặc chế biến) hay một chế phẩm thuốc được chế từ một hay nhiều vị thuốc có nguồn gốc thực vật, động vật, khoáng vật, có tác dụng điều trị hoặc có lợi cho sức khỏe con người, đã được sử dụng lâu đời ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới. a, Thực trạng sử dụng dược liệu trên thế giới

Việc sử dụng dược liệu đã trở thành một phần không thể thiếu trong hệ thống chăm sóc sức khỏe của nhiều quốc gia trên thế giới Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 80% dân số các nước đang phát triển sử dụng các loại dược liệu và thuốc có nguồn gốc từ dược liệu để chăm sóc sức khỏe ban đầu Ở các nước phát triển, mặc dù y học hiện đại đóng vai trò chủ đạo nhưng tỷ lệ sử dụng dược liệu vẫn dao động từ 40-50%.

Tại Mỹ, một trong những thị trường dược phẩm lớn nhất thế giới, thuốc từ dược liệu đang ngày càng được ưa chuộng Một nghiên cứu cho thấy gần 1/3 người trưởng thành tại đây sử dụng ít nhất một loại dược liệu trong đời Doanh số bán các sản phẩm thảo dược tại Mỹ đã tăng 7,7% trong năm 2016, đạt 7,5 tỷ USD Châu Âu cũng là một thị trường tiêu thụ dược liệu và thực phẩm chức năng lớn với doanh thu đạt 7,2 tỷ euro vào năm 2020 Tại các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Ấn

11 Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, dược liệu đóng vai trò quan trọng trong nền y học cổ truyền lâu đời và vẫn được sử dụng rộng rãi đến ngày nay Ở Trung Quốc, 40% tổng số thuốc được sử dụng có nguồn gốc từ dược liệu Chính phủ Trung Quốc cũng đã đưa ra chiến lược phát triển y dược cổ truyền giai đoạn 2016-2030, trong đó nhấn mạnh vai trò của dược liệu trong phòng và điều trị bệnh Ấn Độ cũng nổi tiếng với nền y học Ayurveda cổ xưa, sử dụng nhiều loại thảo dược để cân bằng và tăng cường sức khỏe Ngành công nghiệp dược liệu của Ấn Độ đang phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 15-20%. Ở các nước đang phát triển tại châu Phi, châu Mỹ Latinh, dược liệu vẫn là phương pháp chăm sóc sức khỏe chính của đại bộ phận dân cư do giá thành rẻ, dễ tiếp cận và phù hợp với văn hóa địa phương WHO ước tính có khoảng 60-80% dân số châu Phi sử dụng thuốc có nguồn gốc từ dược liệu Tại nhiều quốc gia Nam Mỹ như Brazil, Chile, Colombia, Argentina, dược liệu cũng được sử dụng phổ biến và đang dần được hợp pháp hóa, lồng ghép vào hệ thống y tế quốc gia.

Bên cạnh việc sử dụng trực tiếp dược liệu để phòng và chữa bệnh, nhiều quốc gia còn chú trọng phát triển các sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu như thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, đồ uống có lợi cho sức khỏe Thị trường này đang bùng nổ trên toàn cầu với nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng Tại Mỹ, doanh thu ngành công nghiệp thực phẩm chức năng đạt 41,1 tỷ USD năm 2016 Tại Nhật Bản, 76% người tiêu dùng sử dụng thực phẩm chức năng có nguồn gốc thảo dược.

Tuy nhiên, việc sử dụng dược liệu cũng đặt ra những thách thức về chất lượng, an toàn và hiệu quả Nhiều quốc gia đã xây dựng hành lang pháp lý để quản lý chặt chẽ hoạt động trồng trọt, sản xuất, kinh doanh dược liệu, đảm bảo người dùng được tiếp cận các sản phẩm chất lượng, an toàn WHO cũng ban hành chiến lược về y dược cổ truyền giai đoạn 2014-2023, trong đó nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dược liệu.

Như vậy, có thể thấy dược liệu đang đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn cầu Mỗi quốc gia, khu vực lại có những đặc thù riêng trong việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên quý giá này, tuy nhiên, xu hướng chung là ngày càng nhiều người tin tưởng lựa chọn các liệu pháp điều trị và dự phòng bệnh an toàn, tự nhiên từ dược liệu Để phát huy hiệu quả và đảm bảo an toàn cho người sử dụng, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý, các nhà khoa học, doanh nghiệp và người dân trong việc xây dựng một nền công nghiệp dược liệu phát triển bền vững, hướng tới sức khỏe cộng đồng b, Xu hướng sử dụng thuốc từ dược liệu hiện nay

Trong những năm gần đây, xu hướng sử dụng thuốc có nguồn gốc từ dược liệu đang ngày càng gia tăng trên toàn thế giới Ngày càng có nhiều người quan tâm và tin dùng các sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên, trong đó có dược liệu Xu hướng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm nhận thức về những hạn chế của thuốc hóa dược, mong muốn sử dụng các liệu pháp an toàn, lành tính hơn cho sức khỏe, và sự quan tâm ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên

Nhiều quốc gia đã đưa ra các chính sách và chiến lược để thúc đẩy phát triển ngành dược liệu, đầu tư cho nghiên cứu và sản xuất thuốc từ dược liệu Ví dụ, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra "Kế hoạch phát triển y dược cổ truyền Trung Quốc đến năm 2030", trong đó nhấn mạnh vai trò của y dược cổ truyền và dược liệu trong hệ thống chăm sóc sức khỏe quốc gia Ấn Độ cũng đã thành lập Bộ AYUSH (Ayurveda, Yoga & Naturopathy, Unani, Siddha and Homoeopathy) để thúc đẩy nghiên cứu, giáo dục và thực hành các hệ thống y học cổ truyền, trong đó có sử dụng dược liệu.

Một xu hướng khác là sự kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại trong điều trị bệnh Nhiều bác sĩ và chuyên gia y tế đã bắt đầu kê đơn thuốc có thành phần dược liệu bên cạnh hoặc thay thế cho thuốc hóa dược trong một số trường hợp Sự kết hợp này giúp tăng hiệu quả điều trị, giảm tác dụng phụ và chi phí cho người bệnh Ví dụ, trong điều trị ung thư, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc kết hợp thuốc từ dược liệu với hóa trị và xạ trị có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm các tác dụng phụ và tăng khả năng sống sót của bệnh nhân.

Ngoài ra, thị trường thực phẩm chức năng, mỹ phẩm có thành phần từ dược liệu cũng đang phát triển mạnh mẽ Nhiều công ty đã đầu tư nghiên cứu và cho ra đời các sản phẩm giàu dưỡng chất từ dược liệu như viên uống tăng cường sức khỏe, kem dưỡng da chống lão hóa, thực phẩm bổ sung có nguồn gốc thảo mộc Các sản phẩm này đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về các giải pháp chăm sóc sức khỏe và làm đẹp an toàn, tự nhiên.

Xu hướng sử dụng dược liệu cũng gắn liền với sự phát triển của các phương pháp chẩn đoán và điều trị cá nhân hóa Với sự tiến bộ của công nghệ gen và y học chính xác, việc sử dụng thuốc từ dược liệu có thể được điều chỉnh phù hợp với đặc điểm di truyền, lối sống và tình trạng sức khỏe của từng cá nhân Điều này giúp tối ưu hóa hiệu quả điều trị và giảm thiểu tác dụng phụ. c, Y học cổ truyền phát huy thế mạnh trước xu hướng hiện đại hóa

Không chỉ châu Á, nhiều nước Âu, Mỹ đã bắt đầu xu hướng “trở về với tự nhiên” qua việc sử dụng ngày càng nhiều các loại thuốc có nguồn gốc cây cỏ hay các phương pháp điều trị của y học cổ truyền để dự phòng, chữa trị và nâng cao sức khỏe.

Sự phối hợp Đông - Tây y, y học cổ truyền - y học hiện đại được xem là xu thế phát triển tự nhiên và tất yếu của nền y học Điều này không chỉ thể hiện rõ ở các quốc gia châu Á – vốn được biết đến là "cái nôi" với sự phát triển mạnh mẽ của y học cổ truyền - mà ở cả nhiều nước khác trên thế giới Ưu điểm nổi bật của y học cổ truyền là các thầy thuốc, bác sĩ thường nhìn một cách toàn diện, tổng thể về tình trạng thể chất, tinh thần… người bệnh, từ đó đưa ra phác đồ điều chỉnh, nâng cao sức đề kháng của cơ thể để chữa bệnh từ căn nguyên Điều này cũng rất phù hợp việc điều trị các bệnh lý mạn tính.

THUỐC CỔ TRUYỀN THIẾT YẾU TẠI VIỆT NAM

1 Danh mục các loại thuốc cổ truyền thiết yếu

Gồm 12 Nhóm thuốc theo Thông tư 19/2018/TT-BYT Ban hành (Phụ lục 1)

1.1 Nguyên tắc xây dựng danh mục a) Căn cứ vào các tiêu chí lựa chọn thuốc, các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, các quy trình chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành; kế thừa danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam lần thứ VI và tham khảo danh mục thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế thế giới; b) Phù hợp với chính sách, pháp luật về thuốc, thực tế sử dụng và khả năng bảo đảm cung ứng thuốc của Việt Nam; c) Quy định về cách ghi tên thuốc trong Danh mục thuốc thiết yếu:

- Thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền (trừ vị thuốc cổ truyền): được ghi theo tên tiếng Việt của từng thành phần dược liệu hoặc vị thuốc có trong cùng công thức thuốc. Trường hợp tên dược liệu, vị thuốc bằng tiếng Việt có các cách gọi khác nhau thì căn cứ vào tên khoa học của dược liệu

1.2 Tiêu chí lựa chọn thuốc vào Danh mục thuốc thiết yếu

Thuốc được xem xét lựa chọn vào danh mục thuốc thiết yếu khi đáp ứng các yêu cầu sau: a) Tiêu chí chung:

- Bảo đảm an toàn, hiệu quả cho người sử dụng;

- Đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đa số nhân dân b) Tiêu chí cụ thể:

- Thuốc cổ truyền (trừ vị thuốc cổ truyền), ưu tiên lựa chọn: thuốc được sản xuất tại Việt Nam; Các chế phẩm thuộc đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp tỉnh và tương

15 đương đã được nghiệm thu và cấp giấy đăng ký lưu hành; Các chế phẩm có xuất xứ từ danh mục bài thuốc cổ truyền đã được Bộ Y tế công nhận.

1.3 Mục đích xây dựng danh mục

- Xây dựng thống nhất các chính sách của Nhà nước về: đầu tư, quản lý giá, vốn, thuế, phí các vấn đề liên quan đến sản xuất, kinh doanh, bảo quản, kiểm nghiệm, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc để bảo đảm có đủ thuốc trong danh mục thuốc thiết yếu phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.

- Sử dụng trong các hoạt động đào tạo, giảng dạy, hướng dẫn sử dụng thuốc cho học sinh, sinh viên tại các trường có đào tạo khối ngành sức khỏe.

- Xây dựng danh mục thuốc thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế.

- Làm cơ sở để Hội đồng thuốc và điều trị xây dựng danh mục thuốc sử dụng trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng nhu cầu điều trị trình người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phê duyệt.

- Làm cơ sở để xây dựng Danh mục thuốc đấu thầu, Danh mục thuốc đấu thầu tập trung, Danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá.

- Quy định phạm vi bán lẻ thuốc tại cơ sở bán lẻ là tủ thuốc trạm y tế xã, bao gồm: Toàn bộ thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vị thuốc cổ truyền thiết yếu ban hành kèm theo Thông tư 19/2018/TT-BYT.

2 Công dụng và lợi ích của các nhóm thuốc

Nhóm thuốc giải biểu là là một nhóm thuốc có tác dụng phát tán, phát hãn (làm ra mồ hôi) giải biểu giảm đau đầu, thúc đẩy ban chẩn, sởi đậu mọc Thuốc giải biểu được dùng khi hàn tà hoặc nhiệt tà còn ở phần biểu.

Có thể chia thuốc giải biểu thành 2 loại:

- Thuốc tân ôn giải biểu: Vị cay, tính ấm, có công năng phát tán phong hàn Sử dụng trong bệnh cảm mạo phong hàn, người sốt, sốt cao, rét run, đau đầu, tắc mũi, đau mình mẩy… Ví dụ như: quế chi, ma hoàng, sinh khương…

- Thuốc tân lương giải biểu: Vị cay, tính mát, có công năng phát tán phong nhiệt.

Sử dụng trong bệnh cảm mạo phong nhiệt, người sốt cao, đau đầu Ví dụ như: bạc hà, ngưu bàng tử, tang diệp, cúc hoa, cát căn…

Bài thuốc 1: Xuyên khung, Bạch chỉ, Hương phụ, Quế, Gừng, Cam thảo bắc (chế phẩm Siro Cảm Xuyên Hương Plus) phối hợp các thuốc tân ôn giải biểu, có tác dụng cảm cúm, cảm lạnh, nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi do cảm lạnh

Bài thuốc 2: Xuyên khung, Bạch chỉ, Cam thảo, Phòng phong, Kinh giới, Khương hoạt, Tế tân, Bạc hà (bài thuốc Xuyên khung trà điều tán) gồm các vị thuốc tân ôn có tác dụng sơ phong tán hàn, trị đau đầu.

2.2 Nhóm thuốc thanh nhiệt, giải độc, tiêu ban, lợi thủy

Nhóm thuốc thanh nhiệt, giải độc, tiêu ban, lợi thủy là một nhóm thuốc tương đối lớn trong y học cổ truyền Nhóm thuốc này được dùng với công dụng chủ yếu để loại trừ nhiệt độc ra khỏi cơ thể, làm cho cơ thể trong sạch, hết nhiệt độc ; lấy lại cân bằng âm dương cho cơ thể Một số vị thuốc có thể kể đến như: Kim ngân hoa,

Bồ công anh, Ngư tinh thảo (diếp cá), Kim tiền thảo,

Hiện nay, xu hướng kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại trong khám, chữa bệnh ngày càng phổ biến Do đó, rất nhiều các bài thuốc đã được sản xuất thành các dạng bào chế hiện đại, thích hợp cho bệnh nhân sử dụng Điển hình như thuốc Boganic được sản xuất bởi công ty cổ phần Dược phẩm Traphaco với 3 thành phần chính là Actiso, Rau đắng đất, Bìm bìm sử dụng trong điều trị các bệnh lý về gan như viêm gan, suy giảm chức năng gan do rượu bia,

2.3 Nhóm thuốc khu phong trừ thấp

Là những thuốc có khả năng phát tán phong thấp ở các bộ phận gân xương, cơ nhục, kinh lạc Có những vị thuốc kèm theo tác dụng tán hàn, giảm đau: có vị thư cân hoạt lạc, thông kinh, dùng loại thuốc này thích hợp với chứng phong hàn thấp

BÀN LUẬN

Bàn luận

1.1 Ý nghĩa trong công tác điều trị bệnh:

- Tiết kiệm thời gian và tối ưu hóa công việc.,nâng cao năng suất làm việc.

- Giảm thiểu, hạn chế việc nhầm các sản phẩm và sai sót về thuốc Việc sắp xếp không tốt có thể gây ra các sai sót, nhầm các sản phẩm khác với nhau Điều này thường xảy ra với các loại thuốc có tên hoặc mẫu mã bao bì giống nhau.

- Giúp theo dõi và quản lý được tình trạng hết hàng.

- Duy trì thường xuyên các loại thuốc và vật tư thiết yếu có chất lượng.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và đánh giá mức độ tiêu thụ của sản phẩm

1.2 Lưu ý: a Không dùng thuốc quá liều:

Dùng thuốc Y học cổ truyền quá liều trong một thời gian dài có thể gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho cơ thể như ngộ độc, suy thận, Do đó các bạn cần đến các Bệnh viện Y - Dược cổ truyền hoặc các thầy lang đã được cấp phép hoạt động khám chữa bệnh, để được tư vấn, kê đơn khi sử dụng thuốc Đông y đúng liều lượng với tình trạng bệnh hiện tại của mình. b Dùng thuốc Đông y với đúng thể bệnh:

- Theo như nguyên lý của Y học cổ truyền, thì bệnh tật sinh ra do sự mất cân bằng trong cơ thể về cân bằng âm dương, hàn nhiệt, hư thực Có thể phân chia bệnh thành các thể: hàn (lạnh), nhiệt (nóng), hư (các cơ quan trong cơ thể bị hư suy), thực (bệnh cấp tính do yếu tố bên ngoài là chủ yếu chưa ảnh hưởng tới công năng các tạng trong cơ thể).

- Với mỗi thể bệnh đều có những phương pháp điều trị đặc hiệu Các loại như thuốc nhiệt, thuốc hàn, thuốc bổ, thuốc tả… sẽ được dùng để điều trị cho riêng từng loại bệnh.

- Không có 1 phương thuốc chung nào cho bất kỳ loại bệnh nào cả.

- Sử dụng đúng thuốc, đúng đủ liều để đảm bảo sức khoẻ cho cơ thể, vì nếu sử dụng sai hoặc không đúng đủ liều lượng thuốc có thể dẫn đến bệnh không thuyên giảm mà còn có nguy cơ gây tử vong. c Sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn:

- Bất kỳ loại thuốc nào cũng đều có cách sử dụng riêng, do đó người bệnh cần phải đọc kỹ và tuyệt đối tuân thủ những chỉ dẫn của các y, bác sỹ.

- Những loại thuốc chỉ được dùng bôi, đắp ngoài ra nếu dùng đường uống sẽ gây ra những tác hại nặng nề, thậm chí tử vong. d Không dùng thuốc Đông y kéo dài:

- Thời gian sử dụng thuốc Đông y cũng là một trong những sai lầm của khá nhiều người bệnh Có những bệnh nhân sử dụng thuốc trong 1 thời gian dài, điều đó là không tốt và làm ảnh hưởng đến chức năng gan và thận như chu sa, đại giả thạch, lục thần khúc,

- Thời gian sử dụng thuốc nên tuỳ theo tình trạng bệnh: 3 ngày, 5 ngày, 7 ngày và tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của y, bác sỹ. e Không tự ý kết hợp thuốc Đông y và Tây y.

- Việc kết hợp Đông dược với một số tân dược có thể gây ảnh hưởng xấu: Thông thường người ta chỉ sử dụng thuốc Đông y hoặc Tây y trong một liệu trình điều trị bệnh.

- Nếu sử dụng cả 2 loại thuốc trong cùng một thời điểm dễ dẫn đến tình trạng công thuốc.

- Người bệnh cần lưu ý tuyệt đối sử dụng thuốc theo sự chỉ định của bác sỹ và không được tự ý kết hợp cả thuốc Đông y và Tây y. f Phối hợp thuốc phải chính xác:

- Khi phối hợp các loại thuốc, các bác sỹ đã phải cân nhắc, lựa chọn những loại thuốc phù hợp, tương tác với nhau và có tác dụng chữa bệnh tối ưu nhất Ngược lại,nhiều vị thuốc khi sử dụng phối hợp với những vị thuốc khác phải có những sự kiêng kỵ nhất định nhằm hạn chế sự tương tác thuốc không có lợi, hạn chế tác dụng phụ.

- Do đó người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc.

- Thận trọng khi sử dụng những loại thuốc cần kiêng kỵ để tránh tác dụng phụ như côn bổ hoặc hải tảo kết hợp với chu sa có thể gây viêm đại tràng. g Thận trọng trong quá trình bào chế (sắc thuốc):

- Việc bào chế thuốc có thể làm tăng hoặc giảm bớt đi độc tính của thuốc Nếu bào chế không tốt, độc tính của thuốc chưa được loại trừ có thể gây phản ứng cho cơ thể như: tỳ bà diệp (lá nhót) khi bào chế phải được làm sạch các lông tơ, nếu không sẽ gây ngứa họng, ho, sưng niêm mạc họng.

- Để sử dụng thuốc Đông y hiệu quả và an toàn, cần bào chế thuốc rất cẩn thận, tỷ mỉ. h Tuyệt đối không đến khám bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

Các câu hỏi thường gặp

2.1 Ưu nhược điểm của thuốc cổ truyền là gì ?

- Ưu điểm: Hạn chế tác dụng phụ: Các loại thuốc chủ yếu là những nguyên liệu đến từ thiên nhiên như quả, hoa, thân cây, rễ cây, lá cây… Nhờ đó sẽ hạn chế được tác dụng phụ đối với cơ thể người bệnh.

- Nhược điểm: Thời gian tác dụng chậm: Các loại thuốc uống trong y học cổ truyền tuy mang lại hiệu quả nhưng tác dụng thường đến chậm, không nhanh như Tây y Ngoài ra, quá trình bào chế thuốc thường khá kỳ công và tốn thời gian Các loại thuốc trong y học cổ truyền thường có mùi nặng và khá khó uống đối với người bệnh chưa quen.

2.2 Sử dụng thuốc y học cổ truyền không đúng cách thì sẽ như thế nào?

- Các đặc điểm nổi bật nhất của Y học cổ truyền là chẩn đoán và điều trị dựa trên các Hội chứng bệnh khác nhau Khi các hội chứng của một bệnh cụ thể được xác định rõ, các loại thuốc thích hợp sẽ được kê đơn Ví dụ, trong điều trị chứng sa dạ dày, loại thuốc có tính chất thăng (đưa lên) sẽ được sử dụng và tránh các loại thuốc có tác dụng đưa xuống.

- Nếu cơ địa của bệnh nhân và tính chất của bệnh chưa được hiểu rõ ràng mà thuốc được dùng một cách ngẫu nhiên thì bệnh có thể nặng thêm hoặc có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác Một số loại thuốc Y học cổ truyền vô cùng mạnh và chứa các thành phần độc hại Nếu liều lượng không phù hợp hoặc dùng không đúng cách, nó có thể dẫn đến ngộ độc và thậm chí tử vong.

- Tốt nhất là luôn luôn làm theo lời khuyên của bác sĩ Nếu xảy ra ngộ độc thì nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt

2.3 Thuốc Y học cổ truyền và thuốc Tây có thể được dùng cùng một lúc hay không?

- Cả bác sĩ Y học cổ truyền và bác sĩ Tây y đều nghĩ rằng thuốc Tây và thuốc Y học cổ truyền không nên dùng cùng một lúc Lý do là một số yếu tố hóa học trong thuốc Y học cổ truyền có thể phản ứng với các loại thuốc Tây Việc sử dụng hai loại với nhau cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của cả hai loại thuốc và tương tác của chúng có thể tạo ra các tác dụng độc hại có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe Thông thường nên uống cách nhau khoảng 4 giờ khi dùng các loại thuốc khác nhau Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào.

2.4 Vì sao thuốc Đông y được bào chế bằng nhiều cách khác nhau?

- Mỗi loại thuốc Đông y có một cách bào chế riêng nhằm mục đích:

- Làm giảm hoặc loại bỏ độc tính và tác dụng phụ của thuốc.

- Thay đổi hoặc nâng cao khả năng tác dụng chữa bệnh của thuốc.

- Thay đổi hoặc nâng cao một phần tác dụng riêng của thuốc.

- Để phối hợp với các vị thuốc khác, bằng những hình thức khác nhau.

- Để duy trì độ tính khiết của vị thuốc.

- Để bảo quản và vận chuyển tốt hơn.

2.5 Làm thế nào để bảo quản tốt thuốc Đông y?

- Trong quá trình dự trữ và bảo quản thuốc, nếu không bảo quản đúng cách thường phát sinh các hiện tượng biến chất của thuốc như: bị sâu mọt, mốc meo, thay đổi màu sắc, chảy dầu… Hầu hết thuốc dễ bị sâu mọt và mốc meo khi bảo quản ở nơi có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ phòng, độ ẩm không khí tương đối cao (>70%) hoặc là khi trong thuốc có hàm lượng nước cao (>13%).

- Để bảo quản tốt thuốc Đông y, cần đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh sáng chiếu vào Tốt nhất là nên bảo quản bằng ướp lạnh để giảm sâu mọt và nấm mốc phát triển, trong quá trình bảo quản cần định kỳ kiểm tra thường xuyên.

2.6 Tác dụng của một số thuốc được "truyền tai" xa xưa và thiếu các bằng chứng khoa học, vậy có phù hợp để đưa thuốc cổ truyền vào danh mục thuốc thiết yếu hay không?

- Những thách thức và lo ngại:

+ Thiếu bằng chứng khoa học rõ ràng: Nhiều bài thuốc cổ truyền chưa được nghiên cứu đầy đủ bằng các phương pháp khoa học hiện đại, dẫn đến việc đánh giá hiệu quả và độ an toàn còn hạn chế.

+ Tiêu chuẩn hóa: Việc sản xuất và kiểm soát chất lượng thuốc cổ truyền còn nhiều khó khăn, do thành phần và quy trình sản xuất đa dạng, khó tiêu chuẩn hóa. + Rủi ro giả mạo: Tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng tràn lan trên thị trường gây ảnh hưởng đến uy tín của thuốc cổ truyền.

+ Tương tác thuốc: Việc sử dụng thuốc cổ truyền cùng với thuốc tây y có thể gây ra tương tác thuốc không mong muốn.

+ Việc đưa thuốc cổ truyền vào danh mục thuốc thiết yếu cần cân nhắc kỹ lưỡng những lợi ích và rủi ro.

- Một số giải pháp có thể được xem xét:

+ Nghiên cứu khoa học: Tăng cường đầu tư cho các nghiên cứu khoa học để đánh giá hiệu quả và độ an toàn của các bài thuốc cổ truyền.

+ Tiêu chuẩn hóa: Xây dựng và thực hiện nghiêm túc các tiêu chuẩn về chất lượng, thành phần và quy trình sản xuất thuốc cổ truyền.

+ Quản lý chặt chẽ: Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về sản xuất và kinh doanh thuốc cổ truyền.

+ Tuyên truyền: Tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu rõ về lợi ích và rủi ro của việc sử dụng thuốc cổ truyền, đồng thời hướng dẫn người dân sử dụng thuốc đúng cách.

+ Kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền: Tạo điều kiện để y học hiện đại và y học cổ truyền cùng phát triển, bổ trợ cho nhau.

- Việc đưa thuốc cổ truyền vào danh mục thuốc thiết yếu là một vấn đề phức tạp, cần được xem xét kỹ lưỡng trên nhiều góc độ Để đưa ra quyết định cuối cùng, cần có sự tham gia đóng góp của các nhà khoa học, các chuyên gia y tế, cơ quan quản lý nhà nước và người dân.

- Quan trọng nhất là phải đảm bảo rằng việc sử dụng thuốc cổ truyền mang lại lợi ích cho người bệnh, đồng thời đảm bảo an toàn và hiệu quả.

2.7 Khi thiếu một hoặc một vài vị thuốc trong bài thuốc cổ truyền thiết yếu có ảnh hưởng gì đến tác dụng của thuốc và sức khỏe của người sử dụng?

Ngày đăng: 24/10/2024, 16:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w