1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác Động của dịch bệnh covid 19 Đến quan hệ Đối ngoại của việt nam

141 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác động của dịch bệnh COVID-19 Đến quan hệ Đối ngoại của Việt Nam
Tác giả Wang Guo Qing
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Trường Sơn
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Việt Nam học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 141
Dung lượng 1,88 MB

Nội dung

- Dịch bệnh COVID-19 tác động rõ rệt đến quan hệ đối ngoại của Việt Nam: Dịch bệnh COVID-19 đã tác động không nhỏ đến mọi mặt của xã hội, và quan hệ đối ngoại của một quốc gia có liên qu

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-WANG GUO QING

TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH BỆNH COVID-19 ĐẾN QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC

Hà Nội - 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-WANG GUO QING

TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH BỆNH COVID-19 ĐẾN QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM

Chuyên ngành: Việt Nam học

Mã số: 8310630.01

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN TRƯỜNG SƠN

Hà Nội - 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn “Tác động của dịch bệnh COVID-19 đến quan hệ đối ngoại của Việt Nam” là công trình nghiên cứu của tôi Các nội dung nghiên cứu

và kết quả trình bày trong Luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trựctiếp của giáo viên hướng dẫn, là trung thực và chưa từng được công bố

Mọi sự sao chép không hợp lệ hoặc vi phạm quy chế đào tạo, tôi xin chịu hoàntoàn trách nhiệm

Tác giả Luận văn

WANG GUOQING(Vương Quốc Khánh)

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới TS Nguyễn Trường Sơn - thầy giáo

đã dành nhiều tâm huyết và công sức hướng dẫn, động viên tôi trong suốt quá trìnhthực hiện Luận văn Tôi xin chân thành cảm ơn thầy hướng dẫn đã đưa ra những ýkiến đóng góp quý báu và có giá trị giúp tôi có thể hoàn thiện Luận văn một cáchkhoa học và logic hơn

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Khoa Việt Nam học & TiếngViệt, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đãtạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thànhLuận văn

Hà Nội, ngày tháng năm 2024

Học viên, tác giả Luận văn

WANG GUOQING (Vương Quốc Khánh)

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG 1 16

QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM TRƯỚC SỰ XUẤT HIỆN COVID-19 (2000-2020) 16

1.1 Khái niệm về quan hệ đối ngoại 16

1.2 Khái quát bối cảnh thế giới, khu vực và Việt Nam (2000-2020) 17

1.2.1 Bối cảnh thế giới 17

1.2.2 Bối cảnh khu vực 20

1.2.3 Bối cảnh Việt Nam 22

1.3 Nội dung chính sách đối ngoại Việt Nam(2000-2020) 24

1.3.1 Về mục tiêu và nhiệm vụ đối ngoại Việt Nam 24

1.3.2 Một số chủ trương và chính sách đối ngoại cơ bản của Việt Nam 26

1.4 Triển khai chính sách về đối ngoại của Việt Nam 31

1.4.1 Một số hoạt động đối ngoại của Việt Nam 31

1.4.2 Những kết quả về đối ngoại của Việt Nam 35

Tiểu kết 38

CHƯƠNG 2 39

QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 39

2.1 Tình hình thế giới và trong nước Việt Nam dưới tác động của COVID-19 39

2.1.1 Tình hình trên thế giới 39

2.1.2 Tình hình trong nước Việt Nam 45

2.2 Một số thử thách đối với quan hệ đối ngoại của Việt Nam trong đại dịch COVID-19 51

2.2.1 Về mặt chính trị - ngoại giao 51

2.2.2 Về mặt quốc phòng - an ninh 53

2.2.3 Về mặt kinh tế thương mại và đầu tư 55

2.2.4 Về mặt văn hoá - giáo dục 59

Trang 6

2.3 Nội dung chính sách đối ngoại Việt Nam trong bối cảnh COVID-19 61

2.3.1 Mục tiêu và nhiệm vụ đối ngoại Việt Nam 61

2.3.2 Nguyên tắc và phương châm đối ngoại Việt Nam 66

2.3.3 Chủ trương đối ngoại Việt Nam 69

2.3.4 Ngoại giao y tế, ngoại giao vắc xin của Việt Nam 73

2.4 Thực trạng triển khai chính sách đối ngoại Việt Nam trong bối cảnh COVID-19 79 2.4.1 Một số hoạt động đối ngoại trên bình diện Song phương 79

2.4.2 Một số hoạt động đối ngoại trên bình diện Đa phương 87

Tiểu kết 94

CHƯƠNG 3 96

ĐÁNH GIÁ VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐỐI VỚI QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM 96

3.1 Sự ảnh hưởng của COVID-19 đối với quan hệ đối ngoại của Việt Nam 96

3.1.1 Tạo ra các cơ hội có lợi 96

3.1.2 Gây nên một số bất lợi 100

3.1.3 Một số bài học kinh nghiệm đối với quan hệ đối ngoại của Việt Nam 104

3.2 Những triển vọng hậu COVID-19 về quan hệ đối ngoại của Việt Nam 108

3.2.1 Xu hướng của quan hệ đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ hậu COVID-19 108

3.2.2 Dự báo một số thách thức mới đối với quan hệ đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn năm 2023-2030 113

Tiểu kết 118

KẾT LUẬN 120

TÀI LIỆU THAM KHẢO 123

PHỤ LỤC 132

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Cooperation Forum Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á -Thái Bình Dương

Medicine Conference Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng cácnước ASEAN

Meeting Plus Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng cácnước ASEAN mở rộng

7 COVID-19 Coronavirus disease 2019 Bệnh Vi-rút corona 2019

Trang 9

ở hơn 210 quốc gia và khu vực trên thế giới.

Kể từ “cúm Tây Ban Nha”, COVID-19 là đại dịch toàn cầu rộng nhất và sâunhất, là dịch bệnh hiếm có trong một thế kỷ, kéo dài, có ảnh hưởng lớn, phạm virộng Nó là một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng đối với cả thế giới, khôngchỉ đe dọa sức khỏe con người mà còn ảnh hưởng đến kinh tế, chính trị và mọi mặtđời sống xã hội trên toàn cầu Các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát hiệu quả ởcác quốc gia khác nhau có thể làm chậm tốc độ và phạm vi lây lan của dịch bệnh,nhưng rất khó ngăn chặn được trong khoảng thời gian ngắn, điều này khiến cho việcphòng chống dịch bệnh trở thành một “trận chiến” kéo dài

Nói chung, dịch bệnh COVID-19 đã tồn tại ở mọi mặt trên toàn thế giới, ảnhhưởng to lớn của nó sẽ “buộc” các quốc gia, chính phủ và người dân phải có nhữngđiều chỉnh tương ứng trong hoạt động của mình Vì vậy, những hoạt động kinh tế,chính sách chính trị, hoạt động văn hóa của người dân đều liên quan mật thiết đếnđại dịch COVID-19

- Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống con người:

Trước hết, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn tính mạngcủa con người Sáng sớm nay 31/01/2020 theo giờ Việt Nam, WHO đã tuyên bố

Trang 10

dịch bệnh này là “tình trạng y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế”; ngày

28 tháng 2, WHO đã nâng mức cảnh báo nguy cơ lây nhiễm và tác động củaCOVID-19 trên toàn cầu lên mức cao nhất Các nước trên thế giới đã thông báo choWHO 5,42 triệu ca tử vong vì COVID-19 trong năm 2020-2021 Kể từ khi dịchbệnh bùng phát vào năm 2019, nó tiếp tục ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.Tính chất dễ lây nhiễm của COVID-19 đã ảnh hưởng tới cuộc sống bìnhthường của người dân Để phòng chống dịch bệnh, các nước đã đưa ra một số biệnpháp hiệu quả và đa dạng, đồng thời kêu gọi người dân tuân thủ các yêu cầu để cốgắng đảm bảo an toàn của người dân ở mức độ cao nhất Vậy đã khiến người dânkhông đủ “tự do” Nhiều nơi công cộng đã hưởng ứng chính sách và kiểm soát chặtchẽ số lượng người và giờ mở cửa, người dân không ra ngoài trừ khi cần thiết Việchọc Online, họp trực tuyến, văn phòng trực tuyến đã phổ biến Trong khoảng thờigian lâu dài, khẩu trang đã trở thành một thứ cần thiết đối với mọi người khi đi rangoài giống như quần áo, và xét nghiệm, test nhanh COVID-19 đã trở thành mộtthói quen hàng ngày

Tính “cách ly” của dịch bệnh đã đe dọa đến tăng trưởng kinh tế, phát triểndoanh nghiệp và thu nhập của người lao động Tại Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm

2020, COVID-19 tác động đến nền kinh tế và làm cho tăng trưởng kinh tế rơi xuốngmức thấp nhất trong 10 năm qua; tình hình tạm dừng lưu thông dân cư đã ảnhhưởng nghiêm trọng đến sự tồn tại và phát triển của ngành du lịch và chế tạo; nhữnghoạt động kinh tế cũng bị gián đoạn, không thể tạo điều kiện có lợi cho kinh tế thịtrường

- Dịch bệnh COVID-19 tác động rõ rệt đến quan hệ đối ngoại của Việt Nam:

Dịch bệnh COVID-19 đã tác động không nhỏ đến mọi mặt của xã hội, và quan

hệ đối ngoại của một quốc gia có liên quan tới nhiều yếu tố trong nước và trên quốc

tế Vì vậy, có thể đưa ra giả thuyết “COVID-19 chắc chắn sẽ ảnh hưởng quan hệ đối

Trang 11

ngoại của Việt Nam”.

Trước dịch COVID-19, giao lưu giữa Việt Nam và các nước chú trọng vào cáclĩnh vực hợp tác kinh tế Trong giai đoạn 2016-2020, Việt Nam đã đạt được nhiềuthành tựu to lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội được quốc tế ghi nhận,bao trùm nhiều khu vực và quốc gia đều công nhận quy chế kinh tế thị trường đầy

đủ của Việt Nam Trong thời kỳ dịch bệnh, không chỉ Việt Nam mà các nước đềuchú trọng công tác phòng chống dịch, các hoạt động giao lưu quan hệ đối ngoại chủyếu tập trung vào hỗ trợ y tế, hỗ trợ vật tư khẩu trang, trao đổi và giao dịch côngnghệ vắc xin, trao đổi và hợp tác chính sách phòng chống dịch của các nước, mụcđích của các nước đều là đảm bảo tối đa an toàn tính mạng của nhân dân Trên cơ sở

đó, Việt Nam đã có một khoảng thời gian thực hiện chính sách “đóng cửa”, kiểmsoát chặt chẽ việc qua lại quốc tế, điều này cũng ảnh hưởng đến thương mại và laođộng quốc tế của Việt Nam với các nước, đồng thời gây ra những tổn thất nhất địnhcho các công ty đa quốc gia Trên thực tế, vì dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởngđến việc ra quyết định trong lĩnh vực chính trị - đối ngoại của Việt Nam, nên hàngloạt chính sách và hoạt động đối ngoại đã tác động lớn đến sự phát triển kinh tế, xãhội trong nước của Việt Nam

Tóm lại, dịch bệnh đã tác động lớn đến quan hệ đối ngoại của Việt Nam vềmọi mặt Để thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống dịch và khắc phục sự cảntrở của dịch bệnh đối với một số công tác đối ngoại, các chính sách và hoạt độngđối ngoại của Việt Nam cũng đã có những điều chỉnh, thay đổi cụ thể

- Có giá trị nghiên cứu:

Đối với một quốc gia, quan hệ đối ngoại là biểu tượng thái độ chính trị của mộtquốc gia và là một trong những hình thức thể hiện giá trị và vị thế quốc tế của quốcgia đó Quan hệ đối ngoại của một quốc gia luôn thay đổi theo thời gian, không gian

và điều kiện cụ thể Trong thời gian đại dịch COVID-19 bùng phát và lây lan, vì

Trang 12

tính chất khó kiểm soát của nó, các lĩnh vực ở Việt Nam có những biến đổi đáng kể,quan hệ đối ngoại cũng có những chuyển biến mới.

Các cuộc khủng hoảng khác nhau do dịch bệnh gây ra đã chồng lấn ảnh hưởng

và tác động sâu rộng đến quan hệ quốc tế, trật tự quốc tế, cấu trúc thế giới Trongbối cảnh dịch bệnh, những chính sách và hoạt động đối ngoại của các nước đã thayđổi theo mức độ khác nhau, trọng tâm là phòng chống dịch bệnh, đồng thời bảo vệ

an toàn cho công dân nước mình, tăng cường giao lưu với các nước, duy trì quan hệđịa vị quốc tế

Việt Nam cũng vậy, kể từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòanăm 1945, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với nhiều nước, tíchcực tham gia hợp tác quốc tế và khu vực, làm sâu sắc, ổn định và duy trì quan hệngoại giao trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi giữa các nước Tuy nhiên,

do ảnh hưởng của dịch bệnh, việc trao đổi quốc tế gặp nhiều khó khăn, hình thứcngoại giao trực tuyến giữa các nước đã trở nên phổ biến, và chủ đề trao đổi giữa cácquốc gia cũng trở thành cuộc chiến chống lại dịch bệnh COVID-19 và công nghệvắc-xin Trong giai đoạn khó khăn này, chính sách đối ngoại của Việt Nam đã đượcđổi mới linh hoạt và điều chỉnh hiệu quả, thúc đẩy ngoại giao y tế và ngoại giaovắc-xin trong phòng chống dịch bệnh COVID-19, duy trì quan hệ hữu nghị quốc tếđồng thời thúc đẩy lập lại trật tự kinh tế - xã hội trong nước

Trước tình hình đó, Việt Nam với tư cách là thành viên của Hiệp hội các quốcgia Đông Nam Á, WTO và APEC, cũng đang ở vị trí dẫn đầu Châu Á trong côngcuộc phục hồi kinh tế sau dịch bệnh, địa vị quốc tế ngày càng nâng cao, không chỉ ởChâu Á, ngay cả thế giới cũng đóng một vai trò quan trọng Sự hài hòa giữa ViệtNam với các mối quan hệ quốc tế và sự phát triển của toàn cầu hóa đóng vai tròthen chốt trong công tác đối ngoại của Việt Nam

Vậy trong thời kỳ dịch bệnh, quan hệ đối ngoại của Việt Nam đã biến đổi như

Trang 13

thế nào, Việt Nam đàm phán hợp tác và duy trì giao lưu với các nước như thế nào?Sau khi đại dịch COVID-19 kết thúc, xu thế quan hệ đối ngoại của Việt Nam sẽ nhưthế nào? Những câu hỏi trên là những vấn đề cần được trả lời trong luận văn này.Tôi hy vọng có thể phân tích hiệu quả những thay đổi trong quan hệ đối ngoại củaViệt Nam trước tình hình dịch bệnh và trong dịch bệnh, tiến trình của cuộc cáchmạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt Nam và hiểu sâu hơn về chính sách đối ngoại

và quan hệ quốc tế của Việt Nam

Vì vậy, dựa vào những luận điểm trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài Tác động của dịch bệnh COVID-19 đến quan hệ đối ngoại của Việt Nam làm đề tài

luận văn thạc sĩ của mình

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Theo nhu cầu về nội dung, vấn đề tập trung vào những nội dung dưới sau: một

là làm rõ cơ sở lý luận và phân tích quan hệ đối ngoại của Việt Nam trước đại dịchCOVID-19 Hai là so sánh và phân tích cụ thể quan hệ đối ngoại của Việt Namtrước và trong thời kỳ COVID-19, để rút ra được kết quả nghiên cứu về “tác độngcủa COVID-19 đối với quan hệ đối ngoại của Việt Nam”

Về làm rõ cơ sở lý luận và phân tích quan hệ đối ngoại của Việt Nam từ năm

2000 đến năm 2020:

Nhiều nhà nghiên cứu đã nghiên cứu vấn đề này, và các chính sách và tin tứckhác nhau cũng đã đề cập đến nó Ví dụ, một số tài liệu hiện đang được lưu giữ tạiThư viện Quốc gia Việt Nam và Thư viện Học Viện Ngoại Giao: Cuốn sách của tác

giả Lưu Thúy Hồng (2015), “Ngoại giao đa phương trong hệ thống quan hệ quốc tế đương đại”, NXB Chính trị quốc gia sự thật Cuốn sách này đã đi sâu phân tích

diễn biến thực tế của kênh ngoại giao đa phương trên thế giới và Việt Nam Cuốn

sách của tác giả Nguyễn Văn Kim (2019), “Việt Nam trong các mối quan hệ khu

Trang 14

vực và quốc tế”, NXB Đại học Quốc gia Nội dung đã nêu rõ lịch sử và vai trò của

Việt Nam trong tầm mức khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thế giới, tác giảcho rằng đó là lịch sử phát triển đa diện và toàn diện của dân tộc Việt Nam Cuốn

sách của Vũ Dương Ninh (2022), “Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam 1940-2010”.

Cuốn sách này đã nêu rõ lịch sử quan hệ đối ngoại của Việt Nam trong 70 năm qua,

mà vượt lên trên là sự tương tác, trao đổi giữa các quốc gia trong khu vực và thế

giới Cuốn sách của tác giả Vũ Dương Huân (2022), “Một số vấn đề quan hệ quốc

tế, chính sách đối ngoại và ngoại giao Việt Nam T.6” Nội dung chủ yếu là tuyển

tập một số chính sách và hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 2018 đến 2022,trong đó bao gồm các bài viết về tình hình thế giới và một số nước lớn, và quan hệgiữa Việt Nam với một số nước đối tác hợp tác như Nga, Mỹ, Trung Quốc

Về so sánh tình hình trước và sau đại dịch COVID-19, và phân tích sự tác động của COVID-19 đến quan hệ đối ngoại của Việt Nam:

Trong khuôn khổ các tài liệu có thể tiếp cận được, có một số công trình liên

quan Ví dụ, bài viết của tác giả Nguyễn Quang Thuấn (2020), “Tác động của Đại dịch COVID-19 và một số giải pháp chính sách cho Việt Nam trong giai đoạn tới”,

Tạp chí Cộng sản Bài viết này đã phân tích rõ sự tác động của đại dịch COVID-19đến nền kinh tế thế giới và Việt Nam, và đưa ra một số giải pháp để ứng phó nhữngtác động tiêu cực chưa từng có Bài viết của tác giả Nguyễn Thị Thu Nga (2022),

“Vai trò của hoạt động ngoại giao và hợp tác quốc tế trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 ở Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản Bài viết này đã phân tích và

khẳng định vai trò của ngành ngoại giao Việt Nam trong cuộc chiến chống dịchCOVID-19, nó cũng góp phần củng cố thêm tinh thần đoàn kết và niềm tin của “3trụ cột” Việt Nam, tạo nền tảng vững chắc để phục hồi và phát triển đất nước Việt

Nam Bài viết của tác giả Quang Đào, “Ngoại giao Việt Nam trong nỗ lực phục hồi

và phát triển kinh tế thời hậu Covid-19”, Báo Thế giới và Việt Nam Bài viết này

Trang 15

cho rằng ngoại giao cũng đã nhanh chóng thích nghi với những thách thức mới và

có những đóng góp quan trọng vào thành công của công tác phòng chống dịchCovid-19 của Việt Nam Đồng thời, bài viết này cũng cho rằng trong hậu dịch bệnhCOVID-19, ngành ngoại giao Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy vai trò hết sức để phụchồi sự phát triển bình thường của Việt Nam

Nói chung, về chủ đề quan hệ đối ngoại của Việt Nam và sự tác động củaCOVID-19, giờ đã có nhiều người chú ý và có nhiều công trình nghiên cứu tươngứng Cũng có người quan tâm đến tác động của dịch bệnh đến chính sách đối ngoại

cụ thể của Việt Nam, quan tâm đến các tin tức và bài báo có liên quan Nhưng chưa

có ai phân tích một cách toàn diện sự tác động của dịch bệnh COVID-19 đến quan

hệ đối ngoại của Việt Nam, phân tích cụ thể vấn đề này theo cách tiếp cận đặc trưngcủa ngành Việt Nam học là liên ngành Bất kể ở Việt Nam hay là Trung Quốc, đềtài này đều là mới

3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn làm rõ và so sánh nội dung quan hệ đối ngoại của Việt Nam trước sựxuất hiện COVID-19 (2000-2020) và trong bối cảnh COVID-19 Trên cơ sở đó,phân tích rõ sự tác động của COVID-19, cũng như các “cơ hội” và “thử thách" màCOVID-19 mang lại đối với quan hệ đối ngoại của Việt Nam, đồng thời đánh giá sựtác động này và đưa ra những triển vọng hậu COVID-19

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn đi sâu giải quyết những nhiệm

vụ sau:

Thứ nhất, làm rõ khái niệm về dịch bệnh COVID-19 và quan hệ đối ngoại của

Việt Nam, bao gồm một số chính sách và hoạt động đối ngoại của Việt Nam

Trang 16

Thứ hai, so sánh và phân tích sự tác động của dịch bệnh COVID-19 đến quan

hệ đối ngoại của Việt Nam, bao gồm sự tác động của nó đến các lĩnh vực như chínhtrị - ngoại giao, quốc phòng - an ninh, kinh tế và văn hoá - giáo dục

Thứ ba, phân tích rõ thực trạng triển khai chính sách đối ngoại của Việt Nam

trong bối cảnh COVID-19, đặc biệt là sự hình thành và thực trạng triển khai vềngoại giao y tế và ngoại giao vắc xin

Thứ tư, đánh giá “cơ hội”, “thử thách” mà COVID-19 mang đến quan hệ đối

ngoại của Việt Nam Đồng thời trình bày một số định hướng và triển vọng của quan

hệ đối ngoại của Việt Nam (2024 - 2030)

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là sự tác động của COVID-19 đếnquan hệ đối ngoại của Việt Nam Cụ thể là tìm hiểu rõ COVID-19 đã tác động đếnnhững chính sách và hoạt động đối ngoại nào của Việt Nam

4.2 Phạm vi nghiên cứu:

Về nội dung, luận văn nghiên cứu nội dung và thực trạng triển khai đường lối

và chính sách đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ COVID-19, trong đó bao gồmcác nội dung chính sách về phòng chống dịch bệnh và diễn biến trong lĩnh vựcchính trị - ngoại giao, quốc phòng - an ninh, kinh tế và giáo dục - văn hóa của ViệtNam Nội dung chủ yếu nghiên cứu những thay đổi cụ thể trong quan hệ đối ngoạicủa Việt Nam và tác động của dịch bệnh đến các đường lối, chính sách đối ngoạicủa Việt Nam, bên cạnh đó là những kinh nghiệm, bài học cho quan hệ đối ngoạicủa Việt Nam

Về không gian, Việt Nam; trên bình diện song phương và đa phương, các quốc

gia, khu vực có liên quan đến quan hệ đối ngoại của Việt Nam trong bối cảnh

Trang 17

COVID-19, đặc biệt là một số quốc gia có liên quan tới ngoại giao y tế và ngoạigiao vắc xin của Việt Nam Xuất phát từ bình diện song phương và đa phương, luậnvăn này sẽ phân tích mối quan hệ hợp tác của Việt Nam với một số nước bạn bè vàcác nước láng giềng cũng như sự tham gia tích cực của Việt Nam trong hợp tác vớiLiên hợp quốc và các tổ chức đa phương trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Về thời gian, thời gian nghiên cứu của luận văn là từ năm 2000 đến 2024, và

lấy thời điểm xuất hiện và kết thúc của đại dịch COVID-19 làm mốc thời gian(2020, 2023) Luận văn này lấy lịch sử quan hệ đối ngoại của Việt Nam trước khiđại dịch COVID-19 (2000-2020) làm tiền đề nghiên cứu Khoảng thời gian trọngtâm của luận văn này là trong bối cảnh đại dịch COVID-19 (2020 - 2023) Ngoài ra,luận văn cũng dành một thời lượng dự báo bối cảnh tình hình tác động quan hệ đốingoại của Việt Nam trong thời kỳ hậu COVID-19 (2023-2030)

5 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu

Đề tài này có tính liên ngành cao, phạm vi nghiên cứu rộng, đối tượng nghiêncứu nhiều, do đó các phần khác nhau sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu khácnhau nhằm đạt được kết quả nghiên cứu hiệu quả và chính xác nhất

5.1 Phương pháp nghiên cứu

Cách tiếp cận liên ngành: đề tài này liên quan tới nhiều lĩnh vực như chính trị,

ngoại giao, an ninh, kinh tế, văn hoá, y tế cộng đồng Kết quả nghiên cứu này là sựphối hợp của nhiều chuyên ngành Sử dụng cách tiếp cận liên ngành để phân tíchtác động của dịch bệnh COVID-19 đối với quan hệ đối ngoại của Việt Nam trongcác lĩnh vực khác nhau

Phương pháp thu thập số liệu: thu thập các tài liệu và thông tin có liên quan

đến đề tài, phương pháp này cũng là điều kiện cơ sở để viết luận văn

Phương pháp lịch sử: nhằm phân tích sự kế thừa, biến đổi và phát triển quan

Trang 18

hệ đối ngoại của Việt Nam theo các mốc thời gian lựa chọn.

Phương pháp phân tích và so sánh: phương pháp này sẽ được sử dụng để tìm

hiểu nguyên nhân và bối cảnh mà quan hệ đối ngoại của Việt Nam thay đổi, so sánhquan hệ đối ngoại của Việt Nam trước và sau đại dịch COVID-19

Cuối cùng, phương pháp dự báo: dựa trên những phân tích và đánh giá tác

động của COVID-19 đối với quan hệ đối ngoại của Việt Nam, và dựa trên nhữngkết quả nghiên cứu thu được, phương pháp dựa báo được sử dụng để đưa ra các giảđịnh có thể xảy ra trong tương lai đối với quan hệ đối ngoại của Việt Nam

5.2 Nguồn tài liệu

Các văn bản, hiệp định, phát biểu có liên quan về quan hệ đối ngoại vàCOVID-19, các chính sách và tin tức có liên quan, các công trình nghiên cứu gồmsách, bài nghiên cứu, đề tài nghiên cứu ở Trung Quốc và Việt Nam

6 Những đóng góp của luận văn

Phát hiện ra những điểm mới của chính sách đối ngoại và các hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong bối cảnh COVID-19: Luận văn này tập trung phân tích

và triển khai nghiên cứu xung quanh chủ đề “Tác động của đại dịch COVID-19 đếnquan hệ đối ngoại của Việt Nam”, phát hiện ra việc hình thành và triển khai chínhsách ngoại giao y tế, ngoại giao vắc xin của Việt Nam ở trong nước Việt Nam vàtrên thế giới Những kết luận và luận cứ có thể giúp những người quan tâm hiểuthêm về quan hệ đối ngoại của Việt Nam và sự tác động của đại dịch COVID-19đến nó

Đề tài mới và có giá trị: Trong những năm gần đây, đại dịch COVID-19 là

một hiện tượng đặc biệt có tác động sâu rộng trên quy mô thế giới, ảnh hưởng đếnmọi quốc gia, lĩnh vực và đời sống của nhân loại Việc nghiên cứu và phân tích sựảnh hưởng của nó đến quan hệ đối ngoại nói chung và quan hệ đối ngoại của Việt

Trang 19

Nam nói riêng, có giá trị thực tiễn và cấp thiết Các kết quả nghiên cứu của luận văncho thấy các đóng góp tích cực của quan hệ đối ngoại đối với sự phát triển củanhiều lĩnh vực trong nước cũng như góp phần đảm bảo tính mạng và sức khoẻ củangười dân Việt Nam trong bối cảnh COVID-19 Vì vậy, luận văn có giá trị thamkhảo cho những người quan tâm.

7 Cấu trúc của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn này đượckết cấu thành 3 chương như sau:

Chương 1: Quan hệ đối ngoại của Việt Nam trước sự xuất hiện COVID-19 (2000-2020) Chương này chủ yếu làm rõ cơ sở lý luận của quan hệ đối ngoại Việt

Nam, còn có tìm hiểu những chính sách và hoạt động cụ thể trong quan hệ đối ngoạicủa Việt Nam từ thế kỷ XXI

Chương 2: Quan hệ đối ngoại của Việt Nam trong bối cảnh COVID-19.

Chương này chủ yếu phân tích ảnh hưởng mạnh mẽ của dịch bệnh và sự diễn biến

về quan hệ đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ dịch bệnh, từ đó so sánh, phân tíchtác động của dịch bệnh đối với đường lối, nội dung chính sách và hoạt động đốingoại của Việt Nam

Chương 3: Đánh giá về sự tác động của COVID-19 đối với quan hệ đối ngoại của Việt Nam Chương này chủ yếu dựa trên những phân tích trong Chương II, đánh

giá kết quả và rút ra những bài học kinh nghiệm từ sự tác động của dịch bệnh đếnquan hệ đối ngoại của Việt Nam, đồng thời dự báo những xu hướng đường lối, nộidung chính sách trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ hậu dịchCOVID-19 (2023-2030)

Trang 20

CHƯƠNG 1

QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM TRƯỚC

SỰ XUẤT HIỆN COVID-19 (2000-2020) 1.1 Khái niệm về quan hệ đối ngoại

Quan hệ đối ngoại là mối quan hệ của một quốc gia với các quốc gia hoặc khuvực khác Nó đề cập đến việc quản lý các mối quan hệ và giao dịch giữa các quốcgia, bao gồm các mối quan hệ về chính trị, kinh tế và thương mại, khoa học côngnghệ quân sự và văn hóa[78] Quan hệ đối ngoại của một quốc gia chủ yếu bao gồmquan hệ đối ngoại chính trị-ngoại giao, đối ngoại quốc phòng, đối ngoại kinh tế vàđối ngoại văn hóa, và liên quan đến ba lĩnh vực chính là chính trị, kinh tế và vănhóa của đất nước và xã hội, cũng như nhiều lĩnh vực khác như: lịch sử, địa lý, y học,sinh học

Mối quan hệ giữa các lĩnh vực khác nhau này được thể hiện qua hàng loạtchính sách đối ngoại và hoạt động đối ngoại Hoạt động đối ngoại được định hướngtheo chính sách đối ngoại của đất nước, đồng thời, hoạt động đối ngoại cũng là biểuhiện cụ thể của chính sách đối ngoại giữa các quốc gia[83]

Một khía cạnh quan trọng của quan hệ đối ngoại là quan hệ ngoại giao Tronghợp tác quốc tế, quan hệ ngoại giao phục vụ chính sách đối ngoại của đất nướcthông qua các hình thức quốc gia, pháp lý và hiện thực hóa chính sách đối ngoại củađất nước thông qua hoạt động ngoại giao Để tồn tại và phát triển, thích ứng với xuthế phát triển hòa bình và hợp tác phát triển toàn cầu, mỗi quốc gia đều coi trọngquan hệ đối ngoại và chính sách đối ngoại, lấy lợi ích của mình làm điểm khởi đầu,tuân thủ luật pháp quốc tế và trong nước, và sử dụng các biện pháp hiệu quả đểhoàn thành việc chuyển đổi và phát triển các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau

Trang 21

Có thể thấy, biểu hiện cụ thể của quan hệ đối ngoại là hàng loạt chính sách đốingoại, và chính sách đối ngoại đó được thực hiện trong hàng loạt hoạt động đốingoại Tác động của quan hệ đối ngoại đối với một quốc gia là tác động có quy môlớn ở cấp độ quốc gia, do đó tác động đến mọi mặt của xã hội và người dân của đấtnước đó Sự tồn tại của quan hệ đối ngoại không tồn tại độc lập mà gắn liền với tìnhhình quốc tế, sự phát triển xã hội, bản chất dân tộc và các mặt khác.

1.2 Khái quát bối cảnh thế giới, khu vực và Việt Nam (2000-2020)

1.2.1 Bối cảnh thế giới

Với sự tan rã của Liên Xô năm 1991 và sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh giữaHoa Kỳ và Liên Xô, trật tự thế giới đã trải qua những thay đổi đáng kể như, Hoa Kỳvẫn là quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, nhưng nước này phải đối mặt với tháchthức từ sự trỗi dậy của Trung Quốc và thách thức quân sự của Nga[87] Để thíchứng với quá trình hiện đại hóa thế giới, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của nướcmình và vì lợi ích quốc gia của mình, các nước ở thế giới thứ nhất và thế giới thứhai đang tranh giành tài nguyên của thế giới thứ ba

Tác động của “cuộc tấn công 11 tháng 91” đã thúc đẩy những thay đổi trongcấu trúc thế giới Ngày 11 tháng 9 năm 2001, nước Mỹ hứng chịu một cuộc tấncông khủng bố do Hồi giáo Al Qaeda tiến hành Bốn chiếc máy bay thương mại đã

bị cướp và đâm vào Tháp Bắc và Tháp Nam của Tòa tháp đôi Trung tâm Thươngmại Thế giới ở New York (hai địa danh tượng trưng cho sự phát triển kinh tế, chínhtrị của Hoa Kỳ), và Lầu Năm Góc ở Washington (trụ sở của Bộ Quốc phòng Mỹ).Trong vụ việc này, bao gồm cả những người trên máy bay và những người trong tòanhà, công dân của gần 90 quốc gia và khu vực trên thế giới đã thiệt mạng Sự pháhủy của Tòa Tháp Đôi của “Trung tâm Thương mại Thế giới” dường như tượng

1 Tiếng Anh: September 11 attacks, ở Hoa Kỳ thường được gọi là 9/11.

Trang 22

trưng cho sự tan vỡ của hệ thống kinh tế và thương mại toàn cầu vốn chủ yếu tậptrung vào Hoa Kỳ trong thế kỷ trước Trong tình hình này, Hoa Kỳ coi việc ngănchặn khủng bố là mục tiêu hàng đầu trong các chiến lược ngoại giao và an ninhquốc gia của họ Với sự diễn biến trong chính trị, kinh tế, và xã hội Hoa Kỳ, tốc độphát triển của Hoa Kỳ đã chậm lại đáng kể Cùng năm đó, sau khi Trung Quốc gianhập WTO, tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc tăng nhanh đáng kể, nền kinh

tế phát triển nhanh chóng, sức mạnh toàn diện của đất nước tăng lên Kể từ sự kiệnngày 11 tháng 9, mức độ tài chính hóa kinh tế ở tất cả các nền kinh tế lớn trên thếgiới đã ngày càng sâu sắc, khiến một lượng tiền lớn được tích lũy trên thị trườngchứng khoán Do đó, vấn đề bong bóng kinh tế nghiêm trọng, và nền kinh tế toàncầu nói chung đang có xu hướng “xa rời thực tế, hướng tới thực tế ảo”[82] Xuhướng này đã đặt nền móng cho sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thôngminh, đồng thời mức độ số hóa cũng tiếp tục được nâng cao Đây cũng là xu hướng

và trào lưu mới kể từ thế kỷ XXI

Trong thời đại mới, công nghệ “ảo hóa” ra đời, Internet phát triển nhanh chóng,

sự đổi mới và thay thế máy tính và điện thoại thông minh tăng tốc; các trang web vàứng dụng như Wikipedia và NASA WORLD WIND ra đời; các mạng xã hội nhưFacebook và Twitter dần lan rộng, tạo ra các mô hình xã hội mới và dần trở thànhphương tiện giao lưu chính với những người lạ hoặc ở xa; còn ra đời thanh toánđiện tử, mua sắm trực tuyến và tiền ảo Sự đổi mới của công nghệ mới đã tạo điềukiện thuận lợi cho cuộc sống của con người và làm phong phú thêm nhu cầu của họ

về cuộc sống chất lượng cao, nhưng nó cũng làm nảy sinh một loạt vấn đề xã hộitiêu cực liên quan, chẳng hạn việc sử dụng công nghệ thông tin để thực hiện cáchành vi xấu như bắt nạt trên mạng, Hacker máy tính và hàng loạt thủ đoạn tội phạmmới Có thể thấy, sự phát triển của khoa học công nghệ không chỉ đáp ứng nhu cầu

tự do hóa, làm đẹp cuộc sống con người mà còn tiềm ẩn những mối đe dọa, tác hại

Trang 23

Vì công nghệ đã tạo ra môi trường và cuộc sống ảo, nên những mối đe dọa và táchại này sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của con người bất cứ lúc nào.

Trong thế kỷ XXI với sự hiện đại hóa không ngừng của khoa học công nghệ,thế kỷ này cũng là sự tiếp nối của chủ nghĩa môi trường trong thế kỷ XX, mối quan

hệ và phát triển giữa con người và thiên nhiên đã được xem xét lại Bị ảnh hưởngbởi hiệu ứng nhà kính, thế giới đã và đang đối mặt nhiều biến đổi khí hậu cực đoan

đe dọa tính mạng và sự an toàn của con người Nhằm sự phát triển bền vững củanhân loại, Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu đã ra đời2 Thỏa thuận Paris là mộtcột mốc quan trọng trong tiến trình đa phương về biến đổi khí hậu, cũng là thỏathuận mang tính ràng buộc đầu tiên trong lịch sử có thể gắn kết tất cả các quốc gialại với nhau vì một mục đích chung nhằm chống lại biến đổi khí hậu và thích ứngvới các tác động của nó Thỏa thuận này cũng tạo điều kiện cho sự hợp tác toàn cầusâu rộng trên nhiều lĩnh vực sau này

Với tiến trình toàn cầu hóa và hiện đại hóa của nhiều quốc gia, các quốc gia đãxem xét nhiều yếu tố trong khi tìm kiếm sự phát triển của mình, việc phát triển bềnvững đã dần trở thành mục tiêu chung mà các quốc gia theo đuổi, mô hình tăngcường sức mạnh quốc gia thông qua chiến tranh và bóc lột đã dần bị đẩy lùi Thếgiới ưu tiên phát triển hòa bình và tìm kiếm sự hợp tác Khi đời sống vật chất củangười dân ngày càng được thỏa mãn hơn, số lượng người đi du lịch và học tập ởnước ngoài tăng lên hàng năm và sự giao lưu giữa người dân từ các quốc gia khácnhau dần trở thành đặc điểm quan trọng nhất giữa các quốc gia

Nhìn chung, kể từ thế kỷ XXI, mọi thứ không ngừng phát triển, cuộc sống tươiđẹp mà con người từng tưởng tượng đã từng bước được hiện thực, sự tiến bộ và tiênphong trong tư tưởng của con người cũng quyết định sự không chắc chắn sau này

2 Thỏa thuận chung Paris là một thỏa thuận tại Hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc 2015 trong khuôn khổ của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) chi phối các biện pháp giảm carbon dioxide từ năm 2020.

Trang 24

Điều có nhận biết là trong hàng triệu năm lịch sử nhân loại, nền văn minh nhân loạichưa bao giờ huy hoàng và đầy bất trắc như thời đại này.

và đưa ra hàng loạt kế hoạch, hiệp định tương ứng Bản chất tiến bộ của nó đã ảnhhưởng hơn nữa đến việc thực hiện các chính sách và hoạt động đối ngoại của mỗiquốc gia, tiếp tới có tác động đến quan hệ đối ngoại giữa các quốc gia Đặc biệt làkhu vực này đã tạo điều kiện thuận lợi cho cơ chế song phương và đa phương củaViệt Nam

ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) được thành lập vào năm 1967.ASEAN ra đời nhằm tăng cường hợp tác kinh tế, văn hoá-xã hội giữa các nước

Trang 25

thành viên, và tạo điều kiện cho các nước hội nhập sâu hơn với khu vực và thế giới.Các cuộc họp và hợp tác trong tổ chức này bao gồm Diễn đàn khu vực ASEAN(ARF), là đối thoại chính thức, đa phương ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương,mục đích của nó là tạo điều kiện thuận lợi cho đối ngoại và giao lưu đa phương,đồng thời thúc đẩy xây dựng lòng tin và ngoại giao phòng ngừa trong khu vực.Ngoài ra, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được ký kết khôngchỉ giới hạn ở các quốc gia thành viên trong tổ chức mà còn “mở cửa” cho các nềnkinh tế bên ngoài khác, điều này cũng phản ánh các nguyên tắc cởi mở và hợp táccủa ASEAN.

APEC (Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương) là cơ chế hợp tác kinh tếcấp cao ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương Là cơ chế hợp tác kinh tế khu vực cóảnh hưởng nhất, nó không những thích ứng với xu hướng phát triển của thế giới, màcòn đáp ứng lợi ích và nhu cầu của các quốc gia tương ứng và mang lại sự trợ giúpđáng kể APEC có tính cởi mở, chủ trương “hệ thống thương mại đa phương mở”,không khuyến khích tổ chức trở thành một “tập đoàn thương mại” mà thiết lập mộtloại hình tổ chức kinh tế quốc tế mới và một hình thức liên kết kinh tế mở Ngoài ra,APEC chủ trương tính linh hoạt, và cho phép tất cả các quốc gia đạt được mục tiêuvới tốc độ khác nhau; thu thập ý kiến tập thể để đặt ra mục tiêu và sử dụng phươngthức hợp tác linh hoạt, tự do và tự nguyện, trong đó mỗi thành viên nỗ lực đạt đượcmục tiêu chung dựa trên thế mạnh và tình hình hiện tại của mình, mỗi quốc gia sửdụng một hình thức hợp lý hơn với sự phát triển của mỗi quốc gia để lập kế hoạch

và thực hiện hoạt động Đặc điểm nổi bật nhất là các nghị quyết của APEC khôngmang tính bắt buộc Sự cởi mở và linh hoạt của APEC đã quyết định bộ quy tắc ứng

xử đặc thù của APEC, tức là không dựa vào các điều khoản hiệp ước bắt buộc đượchình thành trong đàm phán để xác định chuẩn mực ứng xử của các nước mà dựa vào

sự bàn bạc của các thành viên Tính tự nguyện, tôn trọng và tự do điều chỉnh đã trở

Trang 26

thành quy tắc ứng xử của cơ chế này, phù hợp hơn với nhu cầu phát triển của cácquốc gia thành viên Quyền lên tiếng không được quyết định bởi sức mạnh của quốcgia, nhưng mà trách nhiệm, nghĩa vụ tương ứng của các quốc gia được quyết địnhbởi sức mạnh của quốc gia.

Nói chung, khu vực hóa đã trở thành xu thế mới trong thế kỷ XXI, dẫn đến sựgiao lưu, tương tác giữa các quốc gia ngày càng chặt chẽ, và ảnh hưởng đến quan hệđối ngoại của các quốc gia, ảnh hưởng đến việc lập chính sách và triển khai hoạtđộng cụ thể của các quốc gia Các quốc gia không ngừng tìm kiếm các cơ hội vàhợp tác toàn cầu dựa trên bản chất quốc gia và lấy lợi ích quốc gia của mình làmđiểm khởi đầu cơ bản

1.2.3 Bối cảnh Việt Nam

Kết thúc thế kỷ XX và bước sang thế kỷ XXI, toàn cầu hóa và hiện đại hóadiễn ra mạnh mẽ, nó đã trở thành xu hướng và động lực mới cho sự phát triển toàncầu Quan hệ song phương, đa phương giữa các quốc gia ngày càng sâu rộng trênnhiều lĩnh vực[24] Tính đến năm 2020, “hòa bình, hợp tác và phát triển” vẫn là xuhướng chủ đạo và mong muốn cấp thiết của người dân trên toàn thế giới[24], trên

cơ sở này, quan hệ đối ngoại của Việt Nam cũng hiện ra đặc điểm “tính đa dạng,phong phú và độc đáo”

Trong giai đoạn này, về mặt chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sảnViệt Nam, nhà nước kiên trì đường lối Xã hội Chủ nghĩa, lấy lợi ích nhân dân làmlợi ích cơ bản, vì vậy, xã hội - chính trị của Việt Nam ổn định và không thay đổi.Cho đến năm 2020, nhằm thúc đẩy giao lưu, kết nối giữa Việt Nam với các nước,đồng thời thúc đẩy sự phát triển chung của các nền kinh tế khu vực, Việt Nam đãthiết lập quan hệ ngoại giao với 1893 quốc gia và là thành viên của nhiều tổ chức

3 Nguồn: Bộ Ngoại Giao của Việt Nam Đến năm 2024, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 193 quốc gia trong

200 quốc gia trên toàn thế giới.

Trang 27

quốc tế, trong đó có Liên hợp quốc (LHQ), ASEAN, APEC và Tổ chức Thươngmại thế giới (WHO) Về mặt kinh tế, cách mạng khoa học và công nghệ đã làmchuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và biến đổi sâu sắc các lĩnh vực của đời sống xãhội Cơ cấu kinh tế của Việt Nam đang chuyển từ nền nông nghiệp lạc hậu sangcông nghiệp hiện đại, không chỉ phục vụ đời sống nhân dân mà còn trở thành biểutượng của sức mạnh và sự phát triển của đất nước Ngoài trao đổi và hợp tác kinh tế,Việt Nam cũng thực hiện hiệu quả đối ngoại văn hóa, không ngừng sử dụng côngnghệ số và công nghệ thông minh để quảng bá ra thế giới nhiều sản phẩm, hoạtđộng sáng tạo, thể hiện cho thế giới thấy một hình tượng quốc gia hòa bình, ổn định,

an toàn, có triển vọng rộng lớn, kiên cường và tự cường, đồng thời nó có thể ứngphó hiệu quả với nhiều thách thức khác nhau

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổsung, phát triển năm 2011) đã xác định 8 phương hướng cơ bản của cách mạng ViệtNam, trong đó Cương lĩnh đặt ra yêu cầu: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoạiđộc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ,chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốcgia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh; là bạn, đối tác tincậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệphòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới[23]” Việt Namkiên trì giao lưu, phát triển với các nước trên cơ sở hòa bình, tranh thủ có tiếng nóiriêng trên quốc tế và khu vực, qua đó nâng cao sức mạnh toàn diện của đất nước và

sự thừa nhận của quốc tế

Năm 2017, Việt Nam đăng cai Hội nghị Cấp cao APEC tại Đà Nẵng Sự kiệnnày cũng đã trở thành dấu ấn sâu sắc trong quá trình hội nhập của Việt Nam vớicộng đồng quốc tế Thành tựu này đánh dấu cột mốc, bước ngoặt mới trong quátrình Việt Nam hội nhập cộng đồng quốc tế và thực hiện chính sách đối ngoại đa

Trang 28

phương, thể hiện quan niệm đối ngoại của Việt Nam về hòa bình, hợp tác và pháttriển, đồng thời đánh dấu bước phát triển mới trong lịch sử đối ngoại của Việt Nam

và phản ánh tầm quan trọng về vị thế quốc tế của mình

Nhưng đồng thời, trong bối cảnh quốc tế hiện nay, các quốc gia cũng phải đốimặt với những tác động khác nhau do đặc điểm quốc gia khác nhau gây ra, làm thếnào để đảm bảo được bản chất của sự phát triển quốc gia và tính kiên định của bảnsắc dân tộc trong quá trình hội nhập phát triển quốc tế cũng là câu hỏi mà không thểxem nhẹ Ví dụ, Việt Nam duy trì bản chất xã hội chủ nghĩa trong giao lưu với một

số nước tư bản, tìm kiếm lợi ích và sự phát triển chung, điều này không chỉ thửthách việc đưa ra chính sách đối ngoại của quốc gia mà còn ảnh hưởng việc thựchiện các hoạt động đối ngoại

Những thay đổi và diễn biến trong quan hệ đối ngoại không chỉ liên quan đếnthế giới quốc tế mà còn liên quan đến lợi ích của từng quốc gia Trong bối cảnh đó,Việt Nam đã xây dựng các chính sách quốc gia tương ứng, trong đó có chính sáchđối ngoại, nhằm đáp ứng nhu cầu và lợi ích của đất nước và nhân dân Việt Nam.Hoạt động đối ngoại là những biểu hiện cụ thể, hoạt động thực tiễn của chính sáchđối ngoại, trong đó, hoạt động ngoại giao nhà nước và hoạt động đối ngoại nhân dânđều phản ánh đầy đủ mong muốn và nhu cầu hiện tại của nhà nước và nhân dân ViệtNam

1.3 Nội dung chính sách đối ngoại Việt Nam (2000-2020)

1.3.1 Về mục tiêu và nhiệm vụ đối ngoại Việt Nam

Kể từ thế kỷ XXI, sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thế giới cũng đãảnh hưởng đến các ưu tiên quản trị và chính sách đối ngoại của nhiều quốc gia.Dưới ảnh hưởng của toàn cầu hóa và hiện đại hóa, quan hệ đối ngoại của Việt Namdựa trên các mục tiêu và nhiệm vụ sau đây:

Trang 29

Mục tiêu: Như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “ngoài lợi ích của dân tộc, của

Tổ quốc, thì Đảng không có lợi ích gì khác”[32, tr 290] Từ Đại hội XI(năm 2011),Đảng khẳng định lợi ích quốc gia-dân tộc là mục tiêu cao nhất của đối ngoại[16].Đối với Việt Nam, bản chất của chủ nghĩa xã hội đã xác định lợi ích của nhân dân,dân tộc là mục tiêu cao nhất và bản chất của công tác đối nội và đối ngoại đều lànhư vậy Đồng thời, trước sự diễn biến của thời đại mới, những lợi ích căn bản củanhân dân, dân tộc được nhận thức ngày càng sâu sắc Ngoài ra, mục tiêu và “từkhoá” của đường lối đối ngoại của Việt Nam là hoà bình, hợp tác và phát triển.Những “từ khóa” này vừa phù hợp xu thế của thế giới, vừa phù hợp tư tưởng, quanniệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh Vì vậy, đường đối ngoại cơ bản của Việt Nam làđộc lập tự chủ, hòa bình và phát triển Việt Nam luôn kiên trì thực hiện công tác đốingoại và hội nhập hiệu quả vào cộng đồng quốc tế với thái độ hòa bình và phát triểnchung

Nhiệm vụ: Để đạt được mục tiêu trên, trong thời kỳ đổi mới, đối ngoại luôn

thực hiện nhiệm vụ bao trùm và thường xuyên là giữ vững môi trường hòa bình, ổnđịnh, tranh thủ các yếu tố quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới và bảo vệ Tổquốc, nâng cao vị thế đất nước[16] Môi trường hòa bình, ổn định có thể tạo điềukiện cơ bản cho việc hiện thực hóa và mở rộng quan hệ đối ngoại của Việt Nam,đồng thời thúc đẩy Việt Nam hội nhập nhanh chóng với xu hướng quốc tế hóa vàtoàn cầu hóa Đến Đại hội XII (năm 2016), Đảng khẳng định rõ nhiệm vụ của đốingoại gồm ba thành tố an ninh, phát triển và vị thế đất nước[16] Môi trường trongnước Việt Nam và cộng đồng quốc tế “an ninh”, Việt Nam không ngừng “pháttriển” quan hệ đối ngoại qua các cơ chế song phương và đa phương, chủ động tíchcực tham gia các tổ chức quốc tế và hội nhập vào quốc tế để nâng cao “vị thế đấtnước” của mình Tức là Việt Nam cố gắng hoàn thành nhiệm vụ tranh thủ ủng hộquốc tế và xu thế quốc tế hóa để phát triển đất nước[16]

Trang 30

Về mặt đối ngoại, Việt Nam đã đẩy nhanh tốc độ và quá trình trao đổi với cácnước, chuẩn bị các điều kiện hội nhập cộng đồng quốc tế, kết hợp và tích hợp cácnguồn lực trong và ngoài nước, tích cực tham gia các tổ chức và công việc quốc tế

để nâng cao tiếng nói của Việt Nam, nhằm đạt được mục tiêu phát triển chung Kếthợp nội lực với các nguồn lực từ bên ngoài tạo thành nguồn lực tổng hợp để đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội côngbằng, dân chủ, văn minh[27] Để thích ứng với môi trường phát triển mới, quan hệđối ngoại của Việt Nam mang tính hội nhập, hợp tác và cởi mở, việc đổi mới tư duyđối ngoại cũng quyết định đổi mới chính sách đối ngoại, nhằm thúc đẩy hiện thựchóa mô hình quan hệ đối ngoại về song phương và đa phương

1.3.2 Một số chủ trương và chính sách đối ngoại cơ bản của Việt Nam

Một là, tuân theo con đường lối đối ngoại nhất quán độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển[27]:

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng cộng sản năm 2006 đã xác định

rõ đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển của Việt Nam.Đồng thời, Đại hội cũng cho thấy quyết tâm chính trị và sự chân thành của ViệtNam chắc chắn sẽ gánh vác trách nhiệm, nghĩa vụ tương ứng trong công việc quốc

tế, thể hiện sự tự tin, nhiệt huyết của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế

Từ thế kỷ XXI, với sự nỗ lực của toàn Đảng và toàn dân Việt Nam, sự nghiệpđổi mới của Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử Sựlãnh đạo chính trị của Đảng Cộng sản ngày càng vững chắc, sự phát triển đặc sắc vềvăn hóa ngày càng tăng cường Trong quá trình hội nhập quốc tế, vấn đề an ninhquốc phòng cũng được coi trọng, Việt Nam tích cực tham gia phát triển các vấn đềquốc tế, vị thế quốc tế cũng được nâng cao Những tiến bộ và phát triển trong nhữngnăm qua cũng đã chứng minh tính đúng đắn và tính lãnh đạo của con đường đối

Trang 31

ngoại độc lập, phát triển hòa bình Những kết quả phát triển trong nước Việt Nam

và quốc tế đạt được đã quyết định những đặc điểm, lộ trình phát triển chủ yếu củaquan hệ đối ngoại Việt Nam trong giai đoạn sau, phản ánh sự thành công và tạo nềntảng cho sự đa dạng của quan hệ đối ngoại sau này của Việt Nam

Trong quá trình tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam cũng cân nhắc khảnăng thích ứng và lựa chọn các tổ chức, đối tác quốc tế phù hợp với đường lối pháttriển đất nước để xây dựng đất nước Việt Nam đã xác định rõ ràng mục tiêu pháttriển quốc gia hiện nay và mục tiêu đối ngoại của việc hội nhập vào tiến trình quốc

tế hóa, đồng thời kiên trì chủ động phân tích tình hình quốc tế và lựa chọn conđường hội nhập đúng đắn; dự báo các xu hướng phát triển trong nước và quốc tếcũng như các thách thức, mối đe dọa, cân nhắc ưu và nhược điểm, lựa chọn conđường phát triển phù hợp nhất với đất nước

Chủ trương và bám sát con đường đối ngoại cơ bản một cách hợp lý đã trởthành triết lý đối ngoại cơ bản của Việt Nam, tạo điều kiện quốc tế cơ bản cho sựphát triển trong tương lai

Hai là, tuân thủ sự kết hợp của ba trụ cột quan hệ đối ngoại, phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân:

Quan hệ đối ngoại của Việt Nam không tồn tại riêng, mà có mối liên hệ vớinhau và ảnh hưởng lẫn nhau trong các lĩnh vực của xã hội Ba trụ cột của quan hệđối ngoại là mục đích và ý nghĩa kế thừa của mỗi Đại hội kể từ thế kỷ XXI Gắn kếtchặt chẽ mối quan hệ giữa các chủ thể, hợp tác cùng phát triển cũng là nguyện vọngchung của đất nước và nhân dân Mỗi bộ phận phân công lao động và hợp tác, đảmnhận trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, chúng tưởng như “độc lập” nhưng khônghoàn toàn “độc lập”, và ảnh hưởng và hợp tác với nhau vì mục tiêu chung của đấtnước Việt Nam kiên trì các quan hệ đối ngoại cơ bản của Đảng, nhà nước và nhândân, và thực hiện các hoạt động đối ngoại chính trị, đối ngoại kinh tế và đối ngoại

Trang 32

văn hóa Quan hệ đối ngoại không chỉ là mối quan hệ giữa các quốc gia mà còn làmối quan hệ giữa xã hội với xã hội, mối quan hệ giữa con người với nhau.

Với sự phát triển của thời đại mới, ba trụ cột của quan hệ đối ngoại cũng tiếptục có những bước phát triển và tiến bộ mới Không thể bỏ qua sự đóng góp cho sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mối quan hệ thay đổi giữa ba bên cũng phùhợp với nhiệm vụ, hoàn cảnh ở các thời kỳ khác nhau Chính sách đối ngoại củaĐảng là nền tảng chính trị quan trọng cho chính sách đối ngoại của nhà nước, làđường lối cơ bản cho chính sách đối ngoại nhân dân; chính sách đối ngoại của nhànước dựa trên chính sách đối ngoại của Đảng và lấy chính sách đối ngoại nhân dânlàm hình thức thể hiện chủ yếu; Chính sách đối ngoại nhân dân là hình thức hoạtđộng đối ngoại chủ yếu, đồng thời nó cũng phản ánh việc thực hiện có hiệu quảquan hệ đối ngoại

Ba là, đưa các quan hệ song phương đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững:

Duy trì quan hệ đối ngoại hòa bình, ổn định cũng có lợi cho môi trường pháttriển trong nước của Việt Nam Trong 20 năm qua từ năm 2000, Việt Nam đã chủđộng xây dựng quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với các nước láng giềng

và các nước có ảnh hưởng quan trọng trên thế giới Việc phát triển quan hệ đối táchữu nghị với nhiều nước cũng mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho nền kinh tế,thương mại, đầu tư, chính trị, an ninh, văn hóa, xã hội và các lĩnh vực khác của ViệtNam

Từ năm 2000 đến năm 2020, Việt Nam vẫn rất coi trọng vai trò của các nướcláng giềng, và tiếp tục duy trì quan hệ hữu nghị, hợp tác Đồng thời, Việt Nam tậndụng những đặc điểm phù hợp để hình thành cộng đồng chia sẻ tương lai với cácnước láng giềng, tăng cường hợp tác và giao lưu, do đó đạt được tiến bộ và pháttriển chung Ngoài ra, trong việc xây dựng và giải quyết các vấn đề quốc tế, chínhsách của Việt Nam phù hợp với xu thế phát triển hòa bình và hợp tác quốc tế, củng

Trang 33

cố và làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị giữa các nước trên cơ sở các mục tiêu pháttriển chung.

Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác riêng biệt với từng đối tác dựa trên mức

độ gần gũi và quá trình phát triển quan hệ song phương với các cấp độ: “quan hệđối tác”, “quan hệ đối tác toàn diện”, “quan hệ đối tác chiến lược”, “quan hệ đối tácchiến lược toàn diện” và “quan hệ đặc biệt” Xây dựng quan hệ đối tác ở các mức

độ khác nhau tùy theo tình hình khác nhau, xây dựng các thỏa thuận và kế hoạchkhác nhau dựa trên các lợi ích khác nhau và điều chỉnh chính sách đối ngoại tươngứng vì mục tiêu chung là phát triển hòa bình và ổn định Từ sự tác động của cácđiều kiện bên ngoài đến sự hình thành và phát triển tổng hợp của các điều kiện bêntrong, đó cũng là nguyên tắc mà Việt Nam luôn tuân thủ trong quan hệ đối ngoại đểphát triển quan hệ đối ngoại ổn định, mang tính chiến lược

Bốn là, trên bình diện đa phương, tích cực tham gia các tổ chức và công việc quốc tế, đề cao vai trò của Việt Nam trên quốc tế:

Trong một khu vực hoặc tổ chức được hình thành do những đặc điểm nhất định(trình độ phát triển kinh tế, đặc điểm khu vực ), mỗi nước đều phát huy đặc điểm,lợi thế riêng để đạt được sự phát triển chung Tích cực hội nhập kinh tế quốc tế và

mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác để góp phần xây dựng và phát triểnđất nước Việt Nam Để đất nước không bị động, lạc hậu trên trường quốc tế, ViệtNam đã tích cực thu hút các nguồn lực bên ngoài, tích hợp với các nguồn lực trongnước để theo kịp tốc độ phát triển quốc tế

Việt Nam đã tham gia các tổ chức hợp tác khu vực như APEC, WTO, củng cốmôi trường phát triển hòa bình trong nước và quốc tế, tận dụng tối đa các điều kiệnthuận lợi quốc tế, đẩy nhanh quá trình xây dựng đất nước, nâng cao vị thế quốc tế.Đồng thời, Việt Nam đã đàm phán và giải quyết hàng loạt vấn đề tranh chấp dựatrên luật pháp quốc tế và quy tắc ứng xử khu vực, đảm nhận trách nhiệm quốc tế và

Trang 34

tạo dựng được hình ảnh tốt đẹp trên trường quốc tế Điều đó thể hiện Việt Nam luôn

là người bạn, đối tác tin cậy, thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồngquốc tế

Hội nhập với cộng đồng quốc tế đồng thời cân bằng giữa hợp tác và “đấutranh” Lấy lợi ích của chính Việt Nam làm tiêu chuẩn cao nhất, Việt Nam luônnhìn nhận, phân tích và giải quyết vấn đề một cách hợp lý Nhưng điều này không

có nghĩa là luôn tuân thủ một cách mù quáng, mà Việt Nam lựa chọn, kết hợp hợp

lý các yếu tố quốc tế phù hợp nhất với con đường phát triển của đất nước

Năm là, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại của Việt Nam, phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế:

Kể từ cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ XX, Việt Nam đã bắtđầu thực hiện quan hệ quốc tế đa phương, đa dạng trong quan hệ đối ngoại Đaphương hóa và đa dạng hóa quan hệ đối ngoại là chính sách cơ bản trong quan hệđối ngoại của Việt Nam trên cơ sở chủ động và tích cực hội nhập quốc tế Việt Namcam kết hội nhập quốc tế một cách hiệu quả thông qua các lĩnh vực chính trị, kinh tế,văn hóa và các lĩnh vực khác

“Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, kết hợp nội lực với ngoại lựcthành nguồn lực tổng hợp phát triển đất nước[27].” Đây cũng là cột mốc quan trọngtrong việc xây dựng quan hệ đối ngoại kinh tế của Việt Nam Tháng 4 năm 2001, tạiĐại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra rõ ràng việcthiết lập một hệ thống kinh tế độc lập và thúc đẩy công nghiệp hóa đất nước Đểhiện thực chủ trương này, trước hết Việt Nam chủ trương phát huy sức mạnh nguồnlực trong nước, chuẩn bị điều kiện vật chất để hội nhập kinh tế quốc tế; thứ hai, chủtrương tranh thủ các nguồn lực quốc tế bên ngoài và kết hợp hợp lý với các nguồnlực trong nước để phát triển nhanh và hiệu quả; kết hợp sự phát triển kinh tế và việc

Trang 35

tăng cường hội nhập quốc phòng an ninh, trên cơ sở bảo đảm độc lập, toàn vẹn lãnhthổ của đất nước đồng thời phát triển kinh tế.

Đại hội XII tháng 1/2016 đề ra, phát triển quan hệ đối ngoại quốc tế cần nắmbắt các cơ hội hợp tác phát triển, khắc phục những bất lợi, thách thức về mọimặt[27] Trong nước, Việt Nam cố gắng nâng cao khả năng chống chịu của nềnkinh tế trước tác động tiêu cực từ những biến động của bên ngoài; phát huy vai tròtrên nhiều lĩnh vực, các bên nhằm hỗ trợ phát triển quan hệ đối ngoại; trên bình diệnquốc tế, Việt Nam lựa chọn các tổ chức, lộ trình phát triển phù hợp với mình, khôngngừng điều chỉnh, hoàn thiện, thúc đẩy quá trình xây dựng và phát triển đất nước.Kiên trì đường lối phát triển đối ngoại phù hợp với điều kiện đất nước và xu hướngquốc tế có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của Việt Nam

1.4 Triển khai chính sách về đối ngoại của Việt Nam

1.4.1 Một số hoạt động đối ngoại của Việt Nam

Các hoạt động đối ngoại của Việt Nam phản ánh cụ thể các chủ trương, chínhsách đối ngoại do Đảng và Chính phủ đưa ra Chúng được hiện thực hóa thông qua

sự phối hợp giữa ba trụ cột của công tác đối ngoại Việt Nam, và chủ yếu thông quacác cơ chế song phương và đa phương đặc thù:

Trên bình diện song phương:

Trong lịch sử quan hệ đối ngoại của Việt Nam, hai quốc gia có quan hệ mậtthiết với Việt Nam và có ảnh hưởng lớn trên thế giới kể từ thế kỷ XXI là TrungQuốc và Hoa Kỳ được đưa vào nghiên cứu:

Về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, đầu năm 1999, Tổng bí thư hai đảng Trung

Quốc và Việt Nam đã xác định phương châm 16 chữ về quan hệ hai nước trong thế

kỷ mới “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tươnglai”[8] Năm 2000, hai nước đã ra “Tuyên bố chung” về hợp tác toàn diện trong thế

Trang 36

kỷ mới, đưa ra kế hoạch cụ thể phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị song phương.

Từ ngày 7 đến ngày 11 tháng 4 năm 2003, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ươngĐảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh đã thăm Trung Quốc Các lãnh đạo củahai nước bày tỏ và thống nhất tiếp tục giữ gìn tình hữu nghị truyền thống và quan hệhợp tác hữu nghị toàn diện giữa Trung Quốc và Việt Nam, đồng thời làm phong phúhơn về nội dung phương châm 16 chữ, không ngừng nâng quan hệ Trung Quốc -Việt Nam lên một tầm cao mới, đưa hai nước và nhân dân hai nước trở thành lánggiềng tốt, bạn tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt mãi mãi[8] Kể từ đó, Trung Quốc vàViệt Nam về cơ bản duy trì các chuyến thăm trao đổi ít nhất mỗi năm một lần, nhìnnhận đúng đắn vai trò của các nước láng giềng và sự phát triển của khu vực, thúcđẩy sự phát triển chung của hai nước

Về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, Việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa

Việt Nam và Hoa Kỳ năm 1995 đã đặt nền tảng vững chắc cho sự phát triển sau nàycủa quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước Kể từ đầu thế kỷ XXI, hai nước tiếptục giao lưu và hợp tác với hướng sâu hơn Ngày 13/7/2001, Việt Nam và Hoa Kỳ

đã ký Hiệp định thương mại song phương Đồng thời, các nhà lãnh đạo cấp cao củahai nước cũng không ngừng tổ chức các chuyến thăm với nhau4 Đặc biệt, tháng 7năm 2013, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang và phái đoàn cấp cao ViệtNam đã đến Hoa Kỳ và bắt đầu chuyến thăm chính thức, hai bên đã xác lập quan hệĐối tác toàn diện Việt Nam-Hoa kỳ, định hình khuôn khổ quan hệ song phương chogiai đoạn mới Năm 2015, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Hoa Kỳ,hai nước ra Tuyên bố về Tầm nhìn chung Việt Nam-Hoa Kỳ Trên cơ sở cácnguyên tắc căn bản đã được lãnh đạo cấp cap hai nước nhất trí, Việt Nam và Hoa

Kỳ không ngừng thúc đẩy hợp tác chính trị-ngoại giao, duy trì các hoạt động tiếp

4 Về phía Hoa Kỳ, 4 Tổng thống Hoa Kỳ đều thăm Việt Nam: Tổng thống Bill Clinton (năm 2000), Tổng thống George W.Bush (năm 2006), Tổng thống Barack Obama (năm 2016) và Tổng thống Donald Trump (năm 2017) Về phía Việt Nam: như Thủ tướng Phan Văn Khải (năm 2005), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (năm 2007), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (năm 2008), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (năm 2013), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (năm 2015), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (năm 2017)…

Trang 37

xúc, trao đổi đoàn các cấp, tăng cường hiểu biết và làm sâu sắc hơn quan hệ songphương.

Trên bình diện đa phương:

Việt Nam đã đóng góp tích cực vào các diễn đàn, hội nghị đa phương Năm

1998, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của APEC, đánh dấu cột mốc quantrọng trong việc Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đaphương hóa và hội nhập nền kinh tế quốc tế[84] Kể từ đó đến nay, hơn 20 năm qua,Việt Nam đã tham gia APEC một cách tích cực, chủ động, nhiệt tình và sáng tạo.Ngoài ra, với tư cách là chủ nhà của các kỳ họp APEC năm 2006 và 2017, ViệtNam đã tích cực thúc đẩy thực hiện nhiều dự án hợp tác và đề xuất hàng loạt sángkiến hiệu quả mà phù hợp với thông lệ quốc tế và lợi ích chung Việt Nam đã cónhững đóng góp tích cực và hiệu quả thúc đẩy hòa bình, ổn định và hợp tác ở khuvực

Đóng góp nổi bật của Việt Nam cho APEC cũng là động lực thúc đẩy ViệtNam gia nhập WTO Ngày 7/11/2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viênthứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới, đánh dấu sự hội nhập sâu rộng và toàndiện của Việt Nam vào hệ thống thương mại toàn cầu Đồng thời, nó cũng thể hiệnquyết tâm, nhiệt huyết hội nhập quốc tế của Việt Nam, sự hòa hợp trong quan hệquốc tế, tăng cường giao lưu với các nước và ngày càng nâng cao vị thế quốc tế củaViệt Nam

Ngay từ năm 1945, sau khi Việt Nam giành được độc lập, Chủ tịch Hồ ChíMinh đã bày tỏ mong muốn của Việt Nam được gia nhập và tham gia vào nhiềucông việc của Liên hợp quốc Từ năm 2008 đến năm 2009, Việt Nam đã đảm nhiệmthành công vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.Thái độ chủ động và trách nhiệm của Việt Nam phản ánh khả năng đóng góp củaViệt Nam cho cộng đồng quốc tế, và sự đóng góp của Việt Nam vào hội nhập quốc

Trang 38

tế cũng thúc đẩy hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác nhau Năm 2014, Việt Namchính thức cử quân nhân tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ, sự kiệnquan trọng này đánh dấu sự thay đổi về chất trong cách xử lý các vấn đề quốc tế củaViệt Nam và góp phần quan trọng đưa đất nước hội nhập vào cộng đồng quốc tế,đặc biệt là thúc đẩy phát triển các quan hệ đa phương đối ngoại của Việt Nam[30].Đồng thời, ở cấp độ khu vực, Việt Nam tích cực tham gia các cơ chế hợp tác

đa phương như Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM), Hộinghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+), Diễn đàn khuvực ASEAN (ARF) và đưa ra những đóng góp mang tính xây dựng Việt Nam kiêntrì đường lối đối ngoại độc lập, hòa bình, ổn định và phát triển, tích cực tham giacác vấn đề và tổ chức hợp tác quốc tế, kết hợp các nguồn lực quốc tế, nhằm nângcao sức mạnh của mình và tăng cường tiếng nói quốc tế Chiến lược đối ngoại songphương và đa phương không chỉ tăng cường trao đổi giữa các quốc gia mà còn thúcđẩy sự phát triển chung của các quốc gia Trên cơ sở lợi ích và tầm nhìn chung củahai bên và nhiều bên, hợp tác và trao đổi trên một loạt lĩnh vực tương ứng được tiếnhành

Căn cứ vào những thông tin trên, có thể thấy Việt Nam đã tích cực tham giacác tổ chức, công việc quốc tế, tích cực tăng cường giao lưu quốc tế, coi trọng traođổi thông tin và phát triển quan hệ hữu nghị Đây cũng là cách tiếp cận được sửdụng phổ biến trên thế giới hiện nay nhằm tăng cường giao tiếp, tương tác và đạtđược mục đích phát triển chung Quan hệ đối ngoại trên bình diện song phương và

đa phương sẽ tiếp tục được mở rộng và sâu sắc hơn

Trang 39

1.4.2 Những kết quả về đối ngoại của Việt Nam

Về chính trị - ngoại giao:

Tạo điều kiện, môi trường quốc tế tốt cho sự nghiệp xây dựng đất nước Từ

đầu thế kỷ XXI, để thích ứng với xu hướng phát triển của thời đại mới, Việt Namkiên trì đường lối đối ngoài là tự chủ, độc lập, phát triển và hòa bình Theo khả năng

và điều kiện của đất nước, Việt Nam tích cực tham gia các vấn đề quốc tế, khai tháccác nguồn lực trong nước, tận dụng các nguồn lực quốc tế, cùng phát huy sự pháttriển và sức mạnh ngày càng lớn mạnh của Việt Nam cả trong và ngoài nước Đồngthời, thái độ chủ động và quyết tâm gánh vác trách nhiệm trước cộng đồng quốc tếcủa Việt Nam cũng quyết định sự tiến bộ và thành công của chính sách đối ngoạicủa Việt Nam trong hơn 20 năm qua Trong thời đại mới, định hướng chiến lượcngoại giao của Việt Nam là hướng tới hợp tác chiều sâu và phát triển chung Tínhđến năm 2020, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189 trong số 193 quốcgia thành viên Liên hợp quốc và thiết lập quan hệ đối tác với 30 quốc gia căn cứ vàotình hình phát triển và điều kiện thực tế của mỗi nước: “quan hệ đối tác”, “quan hệđối tác toàn diện”, “quan hệ đối tác chiến lược”, “quan hệ đối tác chiến lược toàndiện”, v.v Việc thiết lập quan hệ song phương, đa phương đã thúc đẩy sự phát triểnchung và tình hữu nghị giữa Việt Nam với các nước liên quan

Tăng cường giao lưu với các nước Việc Việt Nam gia nhập WTO năm 2007

đánh dấu sự hội nhập sâu rộng và toàn diện của Việt Nam vào hệ thống thương mạitoàn cầu[39] Với tư cách là một trong các thành viên APEC, Việt Nam đã hai lầnđăng cai tổ chức các hội nghị và hiệp định liên quan với tư cách là nước chủ nhà.Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác lĩnh vực, quan hệ đối tác toàn diện, quan hệđối tác chiến lược toàn diện, v.v dựa trên tình trạng phát triển hiện tại, phù hợpvới chính sách phát triển của cả hai bên và nhiều bên Điều đó đã góp phần nângcao vị thế của Việt Nam trong bối cảnh chiến lược trong và ngoài khu vực

Trang 40

Vì vậy, dựa trên những thành tựu đã đạt được, việc tiếp tục làm sâu sắc hơnquan hệ đối tác hợp tác là đường lối đối ngoại cơ bản hiện nay Trong kỷ nguyênhiện đại phát triển không ngừng trên toàn thế giới, tình hình quốc tế khác nhau, diễnbiến khác nhau của các nước, sự ổn định và thay đổi của quan hệ ngoại giao phảinằm trong những giới hạn nhất định Ngày 24/8/2020, tại Hội thảo khoa học “75năm ngoại giao Việt Nam: Bài học kinh nghiệm và định hướng” do Bộ Ngoại giaoViệt Nam tổ chức, đại diện các cơ quan của Việt Nam đã trao đổi sâu về các biệnpháp, phương hướng trong thời gian tới, đặc biệt là nâng cao hiệu quả phối hợp củacác chức năng ngoại giao, qua đó thúc đẩy quan hệ ngoại giao phát triển theo chiềusâu và thực chất[41] Việt Nam sẽ củng cố và nâng cao sự phát triển quan hệ hữunghị, làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước bạn bè; làm sâu sắcthêm khái niệm phát triển hòa bình với các nước láng giềng, mở rộng quan hệ vàhợp tác trong các lĩnh vực liên quan; duy trì trao đổi và liên lạc với các nước đối tác,duy trì quan hệ song phương hoặc đa phương dựa trên lợi ích chung, tiến hành thảoluận hiệu quả về hàng loạt hợp tác, tăng cường công tác đối ngoại kinh tế, thúc đẩyViệt Nam hội nhập cộng đồng quốc tế từ góc độ chính trị.

kỳ mới, Việt Nam đã tiếp tục bổ sung, hoàn thiện và phát triển lý luận toàn diện,vững chắc về xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân để có đủ

Ngày đăng: 23/10/2024, 16:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Báo Điện tử Chính phủ , “Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Tổng thống Thụy Sỹ”, ngày 27/11/2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội đàm vớiTổng thống Thụy Sỹ
[2] Báo Điện tử Chính phủ, “Phòng dịch sớm - phát hiện kịp thời - cách ly triệt để”, ngày 29/07/2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo Điện tử Chính phủ", “Phòng dịch sớm - phát hiện kịp thời - cách lytriệt để
[27] Đỗ Thị Thanh Lan (2023), Đường lối đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, hội nhập, Công thương Điện tử-cơ quan thông tin lý luận của Bộ Công thương . https://reurl.cc/ey5W0b Link
[29] Đặng Thu Nga (2016), Ba trụ cột - một mục tiêu, Tạp chí Xây dựng Đảng . https://reurl.cc/8XlqjX Link
[31] Hà Văn (2021), Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương hoàn thiện hai chiến lược lớn, sớm có chính sách kích thích kinh tế, Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ. https://reurl.cc/qv8g5R Link
[37] Lê Hoài Trung - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương (2023), Hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế tiếp tục củng cố, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, Tạp chí Công sản . https://reurl.cc/34Lebj Link
[39] Linh Chi (2021), Hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn mới, Báo Thế giới & Việt Nam . https://reurl.cc/XRXYx0 Link
[41] Mạnh Hùng (2020), 75 năm ngoại giao Việt Nam: Bài học kinh nghiệm và định hướng, Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam ..https://reurl.cc/ky5jxq Link
[43] Minh Anh (2020), Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua bằng đồng thuận Nghị quyết A/RES/75/27, Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam . https://reurl.cc/lydGpv Link
[49] Phạm Bình Minh (2020), Năm Chủ tịch ASEAN 2020: Vì một ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng, Cổng TTĐT Chính phủ . https://reurl.cc/XRkn30 Link
[60] Thu Hà (2021), Sức mạnh của tinh thần đoàn kết, Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam . https://reurl.cc/ky0lbr Link
[62] Thùy Linh (tổng hợp) (2022), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ 5, Tạp chí Cộng sản . https://reurl.cc/jy5N5D Link
[63] Tiến Dũng (2021), Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xác định sống chung lâu dài với dịch, không thể khống chế tuyệt đối, VnEconomy . https://reurl.cc/WNEmYy Link
[66] Trần Thị Kim Vinh (2022), Thúc đẩy ngoại giao văn hóa trong tiến trình hội nhập quốc tế và phát triển của đất nước, Tạp chí Cộng sản , tr 2-3.https://reurl.cc/6dlbk5 Link
[71] Tuấn Việt (2019), Lễ trao Huy chương Hữu nghị cho Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Thái Lan - Việt Nam, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, truy cập ngày 27/11/2019. https://reurl.cc/QE3y12 Link
[80] 毕 马 威 中 国 -KPMG (2020), 新 冠 疫 情 如 何 影 响 世 界 经 济 。 https://reurl.cc/xv00dL Link
[81] 陈进笋(主编)(2020), 疫情期间越南内资企业出口成为贸易活动的亮点, 越南加, 河内。 https://reurl.cc/ey8dE7 Link
[82] 中国人民大学重阳金融研究院百年变局课题组 ( 13/10/2021 ) , 二十年 来 的 全 球 变 局 与 世 界 大 势 研 判 , 《 国 家 治 理 》 周 刊 。 https://reurl.cc/4d50eR Link
[84] 山宁、黎潘英 (2022), 越南——APEC 合作共创繁荣和可持续的未来。https://reurl.cc/Mj7O5L[85] 越通社 (2020), 越南政府召开会议就受新冠肺炎疫情影响的惠民政策措施进行讨论 ,越南加。 https://reurl.cc/bYRXNv Link
[86] 红云 (2022), 海外越南人为国家的发展做出了不小的贡献 , 越南之声 广播电台-对外部(VOVWORLD)。 https://reurl.cc/WNLD7ZTài liệu Online và Website Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1. Tỷ lệ tăng trưởng thương mại hàng hóa thế giới so với tăng trưởng - Tác Động của dịch bệnh covid 19 Đến quan hệ Đối ngoại của việt nam
Sơ đồ 2.1. Tỷ lệ tăng trưởng thương mại hàng hóa thế giới so với tăng trưởng (Trang 45)
Sơ đồ 3.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam từ năm 2018 đến tháng 3/2021 - Tác Động của dịch bệnh covid 19 Đến quan hệ Đối ngoại của việt nam
Sơ đồ 3.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam từ năm 2018 đến tháng 3/2021 (Trang 106)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN