Thứ ba, Dịchbệnh COVID-19 tác động rõ rệt đến quan hệ đối ngoại của Việt Nam.Đại dịch đã tác động lớn đến quan hệ đối ngoại của Việt Nam về mọimặt.. Để thực hiện có hiệu quả công tác phò
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-WANG GUO QING
TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH BỆNH COVID-19 ĐẾN QUAN HỆ
ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM
Chuyên ngành: Việt Nam học
Mã số: 8310630.01
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC
Hà Nội – 2024
Trang 2Công trình được hoàn thành tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN TRƯỜNG SƠNPhản biện 1: TS LƯU THÚY HỒNG
Phản biện 2: TS NGUYỄN THÙY MINH
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấmluận văn thạc sĩ họp tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhânvăn, ĐHQGHN
Vào hồi 14 giờ, ngày 14 tháng 10 năm 2024
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Việt Nam
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Thứ nhất, đại dịch COVID-19 là một trong những vấn đề trọngtâm toàn cầu trong giai đoạn 2020-2023 Kể từ “cúm Tây Ban Nha”,COVID-19 là đại dịch toàn cầu rộng nhất và sâu nhất, là dịch bệnhhiếm có trong một thế kỷ, kéo dài, có ảnh hưởng lớn, phạm vi rộng.Thứ hai, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đờisống con người Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến antoàn tính mạng của con người, ngoài ra, tính chất dễ lây nhiễm của nó
đã ảnh hưởng tới cuộc sống bình thường của người dân Thứ ba, Dịchbệnh COVID-19 tác động rõ rệt đến quan hệ đối ngoại của Việt Nam.Đại dịch đã tác động lớn đến quan hệ đối ngoại của Việt Nam về mọimặt Để thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống dịch và khắcphục sự cản trở của dịch bệnh đối với một số công tác đối ngoại, cácchính sách và hoạt động đối ngoại của Việt Nam cũng đã có nhữngđiều chỉnh, thay đổi cụ thể Thứ tư, đề tài này có giá trị nghiên cứu
Đề tài này mang tính thực tiển và cấp thiết Vì vậy, dựa vào nhữngluận điểm trên, tác giả chọn đề tài “Tác động của dịch bệnhCOVID-19 đến quan hệ đối ngoại của Việt Nam” làm đề tài luận vănthạc sĩ của mình
2 Mục đích nghiên cứu
Luận văn làm rõ và so sánh nội dung quan hệ đối ngoại của ViệtNam trước sự xuất hiện COVID-19 (2000-2020) và trong bối cảnhCOVID-19 Trên cơ sở đó, phân tích rõ sự tác động của COVID-19,cũng như các “cơ hội” và “thử thách" mà COVID-19 mang lại đốivới quan hệ đối ngoại của Việt Nam, đồng thời đánh giá sự tác độngnày và đưa ra những triển vọng hậu COVID-19
3 Câu hỏi nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Câu hỏi nghiên cứu: 1 Trước khi COVID-19 xuất hiện, quan hệđối ngoại của Việt Nam như thế nào? 2 Trong bối cảnh COVID-19,quan hệ đối ngoại của Việt Nam có những nội dung mới và điều chỉnhnào? 3 Đại dịch COVID-19 đã mang lại những “cơ hội" và “thử thách"
gì cho quan hệ đối ngoại của Việt Nam? 4 Trong thời kỳ hậu
Trang 4COVID-19, quan hệ đối ngoại của Việt Nam sẽ có xu hướng như thếnào?
- Nhiệm vụ nghiên cứu: 1 Làm rõ khái niệm về dịch bệnhCOVID-19 và quan hệ đối ngoại của Việt Nam, bao gồm một sốchính sách và hoạt động đối ngoại của Việt Nam; 2 So sánh và phântích sự tác động của dịch bệnh COVID-19 đến quan hệ đối ngoại củaViệt Nam, bao gồm sự tác động của nó đến các lĩnh vực như chính trị,ngoại giao, quốc phòng, kinh tế và văn hoá - giáo dục; 3 Phân tích rõthực trạng triển khai chính sách đối ngoại của Việt Nam trong bốicảnh COVID-19, đặc biệt là sự hình thành và thực trạng triển khai vềngoại giao y tế và ngoại giao vắc xin; 4 đánh giá “cơ hội”, “thửthách” mà COVID-19 mang đến quan hệ đối ngoại của Việt Nam.Đồng thời trình bày một số định hướng và triển vọng của quan hệ đốingoại của Việt Nam (2024 - 2030)
4 Phạm vi nghiên cứu và nguồn tư liệu
có liên quan tới ngoại giao y tế và ngoại giao vắc xin của Việt Nam.+ Về thời gian, thời gian nghiên cứu của luận văn là từ năm
2000 đến 2024
- Nguồn tư liệu: Các văn bản, hiệp định, phát biểu có liên quan
về quan hệ đối ngoại và COVID-19, các chính sách và tin tức có liênquan, các công trình nghiên cứu gồm sách, bài nghiên cứu, đề tàinghiên cứu ở Trung Quốc và Việt Nam
5 Phương pháp nghiên cứu
Trang 5Luận văn sử dụng các cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu chủ yếulà: Cách tiếp cận liên ngành; phương pháp thu thập số liệu; phương pháplịch sử; phương pháp phân tích và so sánh; phương pháp dự báo.
6 Đóng góp của luận văn
- Phát hiện ra những điểm mới của chính sách đối ngoại và cáchoạt động đối ngoại của Việt Nam trong bối cảnh COVID-19: việchình thành và triển khai chính sách ngoại giao y tế, ngoại giao vắcxin của Việt Nam ở trong nước Việt Nam và trên thế giới Những kếtluận và luận cứ có thể giúp những người quan tâm hiểu thêm về quan
hệ đối ngoại của Việt Nam và sự tác động của đại dịch COVID-19đến nó
- Đề tài mới và có khoa học giá trị: Trong những năm gần đây,đại dịch COVID-19 là một hiện tượng đặc biệt có tác động sâu rộngtrên quy mô thế giới, ảnh hưởng đến mọi quốc gia, lĩnh vực và đờisống của nhân loại Việc nghiên cứu và phân tích sự ảnh hưởng của
nó đến quan hệ đối ngoại nói chung và quan hệ đối ngoại của ViệtNam nói riêng, có giá trị thực tiễn và cấp thiết Các kết quả nghiêncứu của luận văn cho thấy các đóng góp tích cực của quan hệ đốingoại đối với sự phát triển của nhiều lĩnh vực trong nước cũng nhưgóp phần đảm bảo tính mạng và sức khoẻ của người dân Việt Namtrong bối cảnh COVID-19 Vì vậy, luận văn có giá trị tham khảo chonhững người quan tâm
7 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luậnvăn này được kết cấu thành 3 chương như sau: Chương 1: Quan hệđối ngoại của Việt Nam trước sự xuất hiện COVID-19 (2000-2020);Chương 2: Quan hệ đối ngoại của Việt Nam trong bối cảnhCOVID-19; Chương 3: Đánh giá về sự tác động của COVID-19 đốivới quan hệ đối ngoại của Việt Nam
Trang 6Chương 1: QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM TRƯỚC
SỰ XUẤT HIỆN COVID-19 (2000-2020)
1.1 Khái niệm về quan hệ đối ngoại
Quan hệ đối ngoại là mối quan hệ của một quốc gia với cácquốc gia hoặc khu vực khác Nó đề cập đến việc quản lý các mốiquan hệ và giao dịch giữa các quốc gia, bao gồm các mối quan hệ vềchính trị, kinh tế và thương mại, khoa học công nghệ quân sự và vănhóa
1.2 Khái quát bối cảnh thế giới, khu vực và Việt Nam (2000-2020)
1.2.1 Bối cảnh thế giới
Kể từ thế kỷ XXI, mọi thứ không ngừng phát triển, cuộc sốngtươi đẹp mà con người từng tưởng tượng đã từng bước được hiệnthực, sự tiến bộ và tiên phong trong tư tưởng của con người cũngquyết định sự không chắc chắn sau này Điều có nhận biết là tronghàng triệu năm lịch sử nhân loại, nền văn minh nhân loại chưa baogiờ huy hoàng và đầy bất trắc như thời đại này
1.2.2 Bối cảnh khu vực
Kể từ thế kỷ XXI, sự phát triển hợp tác của các khu vực khácnhau đã được xác định và trở nên sâu sắc hơn bởi tính chất cơ bản vàmục đích chung của các khu vực tương ứng Để đẩy nhanh quá trìnhphát triển hiện đại hóa đất nước, các nước tìm kiếm những hợp tácmới trên cơ sở bảo đảm lợi ích của mình và chủ động tích cực thamgia các tổ chức phát triển, đây cũng là xu hướng phát triển của thếgiới hiện đại
1.2.3 Bối cảnh Việt Nam
Kết thúc thế kỷ XX và bước sang thế kỷ XXI, toàn cầu hóa vàhiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ Quan hệ song phương, đa phương giữacác quốc gia ngày càng sâu rộng trên nhiều lĩnh vực Tính đến năm
2020, “hòa bình, hợp tác và phát triển” vẫn là xu hướng chủ đạo vàmong muốn cấp thiết của người dân trên toàn thế giới, trên cơ sở này,
Trang 7quan hệ đối ngoại của Việt Nam cũng hiện ra đặc điểm “tính đa dạng,phong phú và độc đáo”.
1.3 Nội dung chính sách đối ngoại Việt Nam (2000-2020)
1.3.1 Về mục tiêu và nhiệm vụ đối ngoại Việt Nam
- Mục tiêu: Như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “ngoài lợi íchcủa dân tộc, của Tổ quốc, thì Đảng không có lợi ích gì khác” Từ Đạihội XI (năm 2011), Đảng khẳng định lợi ích quốc gia - dân tộc làmục tiêu cao nhất của đối ngoại Ngoài ra, mục tiêu và “từ khoá” củađường lối đối ngoại của Việt Nam là hoà bình, hợp tác và phát triển
Vì vậy, đường đối ngoại cơ bản của Việt Nam là độc lập tự chủ, hòabình và phát triển Việt Nam luôn kiên trì thực hiện công tác đốingoại và hội nhập hiệu quả vào cộng đồng quốc tế với thái độ hòabình và phát triển chung
- Nhiệm vụ: Để đạt được mục tiêu trên, trong thời kỳ đổi mới,đối ngoại luôn thực hiện nhiệm vụ bao trùm và thường xuyên là giữvững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ các yếu tố quốc tếthuận lợi cho công cuộc đổi mới và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao vị thếđất nước Đến Đại hội XII (năm 2016), Đảng khẳng định rõ nhiệm vụcủa đối ngoại gồm ba thành tố an ninh, phát triển và vị thế đất nước.Tức là Việt Nam cố gắng hoàn thành nhiệm vụ tranh thủ ủng hộ quốc
tế và xu thế quốc tế hóa để phát triển đất nước
1.3.2 Một số chủ trương và chính sách đối ngoại cơ bản của Việt Nam
Một là, tuân theo con đường lối đối ngoại nhất quán độc lập, tựchủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; Hai là, tuân thủ sự kết hợp của
ba trụ cột quan hệ đối ngoại, phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoạicủa Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân; Ba là, đưa cácquan hệ song phương đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững; Bốn là,trên bình diện đa phương, tích cực tham gia các tổ chức và công việcquốc tế, đề cao vai trò của Việt Nam trên quốc tế; Năm là, đa phươnghóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại của Việt Nam, phát huy tối đanội lực, nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế
Trang 81.4 Triển khai chính sách về đối ngoại của Việt Nam
1.4.1 Một số hoạt động đối ngoại của Việt Nam
- Trên bình diện song phương:
Trong lịch sử quan hệ đối ngoại của Việt Nam, hai quốc gia cóquan hệ mật thiết với Việt Nam và có ảnh hưởng lớn trên thế giới kể
từ thế kỷ XXI là Trung Quốc và Hoa Kỳ được đưa vào nghiên cứu:+ Về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, đầu năm 1999, Tổng bíthư hai đảng Trung Quốc và Việt Nam đã xác định phương châm 16chữ về quan hệ hai nước trong thế kỷ mới “Láng giềng hữu nghị, hợptác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” Năm 2000, hainước đã ra “Tuyên bố chung” về hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới,đưa ra kế hoạch cụ thể phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị songphương Từ ngày 7 đến ngày 11 tháng 4 năm 2003, Tổng Bí thư BanChấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh
đã thăm Trung Quốc Các lãnh đạo của hai nước bày tỏ và thống nhấttiếp tục giữ gìn tình hữu nghị truyền thống và quan hệ hợp tác hữunghị toàn diện giữa Trung Quốc và Việt Nam, đồng thời làm phongphú hơn về nội dung phương châm 16 chữ, không ngừng nâng quan
hệ Trung Quốc - Việt Nam lên một tầm cao mới, đưa hai nước vànhân dân hai nước trở thành láng giềng tốt, bạn tốt, đồng chí tốt, đốitác tốt mãi mãi
+ Về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ Ngày 13/7/2001, Việt Nam
và Hoa Kỳ đã ký Hiệp định thương mại song phương Quan hệ hữunghị giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, như vào tháng 7 năm
2013, hai bên đã xác lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa
kỳ, định hình khuôn khổ quan hệ song phương cho giai đoạn mới.Năm 2015, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Hoa Kỳ,hai nước ra Tuyên bố về Tầm nhìn chung Việt Nam - Hoa Kỳ Trên
cơ sở các nguyên tắc căn bản đã được lãnh đạo cấp cap hai nước nhấttrí, Việt Nam và Hoa Kỳ không ngừng thúc đẩy hợp tác chính trị -ngoại giao, duy trì các hoạt động tiếp xúc, trao đổi đoàn các cấp, tăngcường hiểu biết và làm sâu sắc hơn quan hệ song phương
Trang 9- Trên bình diện đa phương:
Năm 1998, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của APEC,đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc Việt Nam thực hiện chínhsách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa và hội nhập nềnkinh tế quốc tế Ngoài ra, với tư cách là chủ nhà của các kỳ họpAPEC năm 2006 và 2017, Việt Nam đã tích cực thúc đẩy thực hiệnnhiều dự án hợp tác và đề xuất hàng loạt sáng kiến hiệu quả mà phùhợp với thông lệ quốc tế và lợi ích chung Đóng góp nổi bật của ViệtNam cho APEC cũng là động lực thúc đẩy Việt Nam gia nhập WTO.Ngày 7/11/2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150của Tổ chức Thương mại Thế giới, đánh dấu sự hội nhập sâu rộng vàtoàn diện của Việt Nam vào hệ thống thương mại toàn cầu
Từ năm 2008 đến năm 2009, Việt Nam đã đảm nhiệm thànhcông vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợpquốc Thái độ chủ động và trách nhiệm của Việt Nam phản ánh khảnăng đóng góp của Việt Nam cho cộng đồng quốc tế, và sự đóng gópcủa Việt Nam vào hội nhập quốc tế cũng thúc đẩy hợp tác quốc tếtrên các lĩnh vực khác nhau Đồng thời, ở cấp độ khu vực, Việt Namtích cực tham gia các cơ chế hợp tác đa phương như Hội nghị Bộtrưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM), Hội nghị Bộ trưởngQuốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+), Diễn đàn khuvực ASEAN (ARF) và đưa ra những đóng góp mang tính xây dựng
1.4.2 Những kết quả về đối ngoại của Việt Nam
- Về chính trị - ngoại giao:
+ Tạo điều kiện, môi trường quốc tế tốt cho sự nghiệp xâydựng đất nước Tính đến năm 2020, Việt Nam đã thiết lập quan hệngoại giao với 189 trong số 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc
và thiết lập quan hệ đối tác với 30 quốc gia căn cứ vào tình hình pháttriển và điều kiện thực tế của mỗi nước: “quan hệ đối tác”, “quan hệđối tác toàn diện”, “quan hệ đối tác chiến lược”, “quan hệ đối tácchiến lược toàn diện”, v.v
+ Tăng cường giao lưu với các nước Việc Việt Nam gia nhậpWTO năm 2007 đánh dấu sự hội nhập sâu rộng và toàn diện của ViệtNam vào hệ thống thương mại toàn cầu Với tư cách là một trong các
Trang 10thành viên APEC, Việt Nam đã hai lần đăng cai tổ chức các hội nghị
và hiệp định liên quan với tư cách là nước chủ nhà Việt Nam đã thiếtlập quan hệ đối tác dựa trên tình trạng phát triển hiện tại, phù hợp vớichính sách phát triển của cả hai bên và nhiều bên Điều đó đã gópphần nâng cao vị thế của Việt Nam trên quốc tế
- Về quốc phòng - an ninh:
+ Trong bối cảnh hội nhập phát triển trong thời kỳ mới, ViệtNam đã tiếp tục bổ sung, hoàn thiện và phát triển lý luận toàn diện,vững chắc về xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhândân để có đủ sức mạnh chống lại các mối đe dọa từ bên ngoài, để tậptrung phát huy thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân bảo
vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới
+ Giải quyết hòa bình các vấn đề biên giới, lãnh thổ, hải đảovới các nước liên quan Việt Nam và các nước liên quan tuân thủnguyên tắc bền vững, cùng nhau bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đàmphán và xây dựng nội dung dựa trên hoàn cảnh, điều kiện khác nhaucủa mỗi nước
- Về kinh tế:
Từ đầu thế kỷ XXI, cùng với sự gia tăng của quá trình hiện đạihóa trên thế giới, nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển trong nước và hộinhập vào quốc tế, Việt Nam tập trung vào công nghiệp hóa và hiệnđại hóa để phát triển kinh tế Đồng thời, Việt Nam ngày càng hộinhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế và trở thành nước thành viêncủa nhiều tổ chức, diễn đàn kinh tế quốc tế, toàn cầu và khu vực ViệtNam cũng ký kết các hiệp định đầu tư, thương mại song phương và
đa phương với nhiều nước, liên minh kinh tế trên thế giới
Tiểu kết chương 1
Từ năm 2000 - 2020, bối cảnh thế giới, khu vực và Việt Namđều có những thay đổi khác nhau Đối với Việt Nam, công tác đốingoại luôn kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình vàphát triển; rất coi trọng và kết hợp chặt chẽ ba trụ cột gồm đối ngoạiĐảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân Việt Nam đã triểnkhai hàng loạt hoạt động đối ngoại trên các lĩnh vực khác nhau.Ngoài ra, Việt Nam tích cực tham gia vào các tổ chức khu vưc và
Trang 11quốc tế như APEC, WTO Nhìn chung, quan hệ đối ngoại của ViệtNam trong thế kỷ XXI đã có những phương hướng mới và đạt đượcnhiều kết quả tích cực Việt Nam đã thiết lập quan hệ hợp tác songphương và đa phương với từng đối tác dựa trên mức độ hợp tác.Quan hệ đối ngoại của Việt Nam về cơ bản phát triển ổn định, côngtác đối ngoại ngày càng đa dạng và sâu sắc hơn Tính đến năm 2020,Việt Nam đã trở thành một trong những đối tác, bạn bè tin cậy củacác nước trong cộng đồng quốc tế và là một trong những nước có thểđảm nhận các trách nhiệm tương ứng trong các vấn đề công cộngquốc tế.
Chương 2: QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM TRONG
BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 2.1 Tình hình thế giới và trong nước Việt Nam dưới tác động của COVID-19
2.1.1 Tình hình trên thế giới
- Tác động đến nền kinh tế thế giới:
+ Dịch COVID-19 đã tác động không nhỏ đến kinh tế thế giới, đẩykinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái tồi tệ nhất kể từ Thế chiến II Trongphạm vi quốc gia, chính phủ các nước đã nhấn “nút tạm dừng” nền kinh tếcủa mình vào thời gian này, và hạn chế nghiêm ngặt sự di chuyển củanhân sự kinh tế và vận tải có liên quan Nói chung, nền kinh tế thế giới bịtrì trệ, thậm chí có dấu hiệu suy thoái
+ Cung cầu trong nước, thương mại và tài chính toàn cầu đều bị giánđoạn nghiêm trọng Một mặt, theo các chính sách và biện pháp phòngchống dịch bệnh, các quốc gia tránh tụ tập đông người trong nước, hạnchế các hoạt động đối ngoại và quản lý nghiêm ngặt nhân viên xuất nhậpcảnh Mặt khác, về kết nối chuỗi cung ứng thế giới, do các chuỗi thươngmại đan xen nhau, nên một tác động ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống Vìvậy, hệ thống thương mại rạn nứt do dịch bệnh đã đẩy nhanh sự suy thoáicủa nền kinh tế thế giới (xem sơ đồ 2.1)
Trang 12Sơ đồ 2.1 Tỷ lệ tăng trưởng thương mại hàng hóa thế giới so với tăngtrưởng GDP thế giới, 1990-2020
Nguồn: PWC Việt Nam
- Tác động đến các ưu tiên trong hoạt động chính trị trên thế giới:+ Hoạt động chính trị của các quốc gia bị đình trệ Trong thời gianxảy ra dịch bệnh, một số quốc gia đã thực hiện quản lý xuất nhập cảnh
“khép kín” để tập trung vào việc kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh ởnước mình
+ Từ khía cạnh khác, sự lây lan của dịch bệnh cũng đã thúc đẩytriển vọng cải thiện và phát triển hệ thống quản trị quốc tế Trong bối cảnhdịch bệnh, các nước đều tập trung xử lý các vấn đề trong nước, do đó sựphát triển toàn cầu tiến triển chậm, các tổ chức quốc tế liên quan và hợptác khu vực cũng trì trệ
+ Đối với nhiều quốc gia có thu nhập thấp, nền kinh tế yếu kém, cơ
sở hạ tầng y tế không đầy đủ và sự cô lập về kinh tế, thậm chí còn phải đốimặt với cuộc khủng hoảng “quốc gia suy thoái” Vì vậy, họ rất cần sự giúp
đỡ từ cộng đồng quốc tế Ở giai đoạn này, nhiều tổ chức quốc tế cũng kêugọi tăng cường hợp tác quốc tế để hỗ trợ các nước nghèo và kém pháttriển nhằm giúp họ chống lại dịch bệnh
- Tác động đến sự phát triển của y học và công nghệ:
Trang 13+ Về y học, áp lực về việc tiếp nhận bệnh nhân được xác nhận là rấtlớn: một mặt, tốc độ lây nhiễm dịch nhanh, số ca nhiễm tăng mạnh trongthời gian ngắn; mặt khác, trước sự đe dọa của virus, người dân ở trạng tháihoang mang, và muốn đến bệnh viện để được điều trị y tế và đảm bảo antoàn tính mạng.
+ Về công nghiệp, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến cuộc sốngbình thường của con người, từ đó thúc đẩy sự phát triển của công nghệ số.Trong trường hợp này, làm việc tại nhà, họp trực tuyến, lớp học trực tuyếntại nhà, mua sắm trực tuyến, v.v đều đã thâm nhập vào cuộc sốngthường ngày của người dân Mặc dù những công nghệ này đã xuất hiệntrước đại dịch nhưng không thể phủ nhận rằng đại dịch cũng đã thúc đẩyphạm vi ứng dụng và mức độ mở rộng của các cấp độ mạng công nghệcao
2.1.2 Tình hình trong nước Việt Nam
- Về mặt chính trị - xã hội:
+ Trong giai đoạn đầu bùng phát, Việt Nam đã nỗ lực thực hiệnphương châm “Phòng dịch sớm - Phát hiện kịp thời - Cách ly triệt để”nhằm kiểm soát sự lây lan của dịch và tìm giải pháp tận gốc rễ từ dịchCOVID-19 Bộ Quốc phòng Việt Nam đã huy động lực lượng, trang thiết
bị, chế phẩm sinh học để kịp thời chuẩn bị đầy đủ cho việc tiếp nhận vàcách ly các bệnh nhân được xác nhận Ngoài ra, Việt Nam bắt đầu triểnkhai phương châm “bốn tại chỗ” để phòng chống đại dịch COVID-19.+ Giữa thời điểm dịch bệnh Với hiểu biết cơ bản về bản chất vàquy luật của virus Corona mới, Việt Nam sử dụng công nghệ kỹ thuật số
để phát hiện và theo dõi những người có khả năng nhiễm bệnh, đồng thờithực hiện trước các biện pháp cách ly và bảo vệ, nhằm thực hiện hiệu quảkiểm soát dịch bệnh lây lan rộng
+ Trong giai đoạn sau của dịch bệnh, Việt Nam chủ trương khôiphục một số khu vực bị dịch bệnh tàn phá Ở giai đoạn này, Việt Nambám sát kế hoạch “sống chung lâu dài với dịch bệnh” với yêu cầu “thích