1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giá trị của lăng Ông – bà chiểu trong Đời sống xã hội của người dân thành phố hồ chí minh

43 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giá trị của lăng Ông – bà chiểu trong Đời sống xã hội của người dân thành phố hồ chí minh
Tác giả Phan Tuấn Kiệt, Nguyễn Minh Trung, Võ Thị Thùy Trang, Danh Kim Hoa, Trần Kim Ngân
Người hướng dẫn PGS. TS. Đặng Văn Thắng
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Cơ Sở Khảo Cổ Học
Thể loại Tiểu luận cuối kỳ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 3,29 MB

Cấu trúc

  • 2. Phương pháp nghiên cứu (4)
  • CHƯƠNG 1. SƠ NÉT V Ề CU ỘC ĐỜ I T Ả QUÂN LÊ VĂN DUYỆ T (5)
  • CHƯƠNG 2. KH Ả O T Ả V Ề LĂNG ĐỨ C T Ả QUÂN LÊ VĂN DUYỆ T (10)
    • 2.1. L ị ch s ử xây d ự ng và các tên g ọ i c ủa Lăng Ông – Bà Chi ể u (0)
    • 2.2. Khuôn viên Lăng Ông – Bà Chi ể u (11)
    • 2.3. Ph ầ n văn bia trước lăng mộ Ông (13)
    • 2.4. Ph ầ n m ộ c ủa Lê Văn Duyệ t và phu nhân (15)
    • 2.5. Ph ầ n mi ếu trong khuôn viên Lăng Ông (16)
      • 2.5.1. Ti ền điệ n (17)
      • 2.5.2. Trung điện (18)
      • 2.5.3. Chánh điện (20)
      • 2.5.4. Đông – Tây lang (21)
    • 2.6. S ự hòa h ợ p gi ữa các đặc trưng kiế n trúc khác nhau t ại lăng (23)
      • 2.6.1. Yếu tố Nam Bộ (24)
  • CHƯƠNG 3. GIÁ TR Ị C ỦA LĂNG ÔNG – BÀ CHI ỂU TRONG ĐỜ I S Ố NG XÃ (28)
    • 3.1. Vai trò giữ gìn và tôn vinh văn hóa Việt (28)
    • 3.2. Thể hiện sự giao thoa văn hóa và tình đoàn kết dân tộc (0)
    • 3.3. Sự gần gũi của Lăng Ông – Bà Chiểu trong đời sống của nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (30)

Nội dung

Để có thể dựng nước và giữ nước trong bối cảnh lịch sử hỗn loạn lúc ấy, ngoài sự nhạy bén của một vị quân vương, Nguyễn Ánh còn có sự hỗ trợ đắc lực của các tướng tài dưới quyền – mà tro

Phương pháp nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành nhiều phương pháp nghiên cứu từ các ngành có liên quan với nhau Đối với phần khảo tả: nhóm thực hiện phương pháp nghiên cứu thực địa bằng cách đến Lăng Ông để quan sát, tìm hiểu và đưa ra những kết luận khách quan Bên cạnh đó, nhóm còn dựa trên những ghi chép ở một số tài liệu có liên quan để đưa ra góc nhìn tổng quan nhất

Ngoài ra, nhóm còn dựa trên một số tài liệu về lịch sử, kiến trúc, văn hóa để có cái nhìn khách quan về cuộc đời của Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt và vai trò của Lăng Ông trong đời sống – xã hội của người dân Thành phố Hồ Chí Minh Đối với vấn đề này, bên cạnh nghiên cứu trên đầu tài liệu, nhóm còn thực hiện phương pháp so sánh để phác họa lại sự khác biệt giữa văn hóa cũng như bối cảnh lịch sử của từng giai đoạn trong quá trình xây dựng lại và bảo tồn khu di tích lịch sửLăng Ông – Bà Chiểu

SƠ NÉT V Ề CU ỘC ĐỜ I T Ả QUÂN LÊ VĂN DUYỆ T

Chinh Thị Nại phong công đệ nhất Thu Qui Nhơn vĩ tích vô song Hay

Gia trấn mạc hồng, nhân dân tư hãn mã, triều đình sùng bái biệt thiên Nam Hành sơn phục hổ, vật sắc hội vân long, tiết việt chỉ huy vi đế tá Đây là 02 trong hơn 10 cặp câu đối được ghi trong Lăng Đức Tả Quân chưởng cơ Tổng trấn thành Gia Định Lê Văn Duyệt đã thể hiện rõ công trạng của Đức Tả Quân đối với thành Gia Định nói riêng và nước Việt Nam nói chung: Thời trẻ thì phò Chúa nam chinh bắc phạt, đến khi giang sơn thu về một mối lại tiếp tục góp sức ổn định và hưng vượng vùng đất phía Nam cho tới khi qua đời

Có hằng hà sa số câu chuyện về cuộc đời không ít những thăng trầm của ông từ chính sử tới dã sử Ông sinh năm Giáp Thân (1764) tại Mỹ Tho Theo ghi chép thì tổ tiên ông từ Quãng Ngãi theo đoàn khẩn hoang di cư vào Nam an cư lập nghiệp tại vùng Tiền Giang này Thuở nhỏ không ít học văn, ham học võ, tính tình nóng nảy, cương trực, khảng khái Ông không có vẻ ngoài khôi ngô như người khác, lại có tật ẩn cung (Tinh hoàn ẩn), thế nên sau này khi gặp Nguyễn Ánh, ông được Nguyễn Ánh ưng thuận cả từ vẻ ngoài cho đến thói nết mà cho theo hầu, mới có một Lê Văn Duyệt rạng rỡ ghi danh muôn thuở với núi sông Người ta hay bảo “Thịnh thế xuất năng thần, loạn thế xuất anh hùng”, Lê Văn Duyệt sinh ra vào thời loạn, trước loạn Đàng Trong – Đàng Ngoài, chính biến Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, quân Tây Sơn khởi dậy, Chúa Nguyễn chạy loạn khắp nơi nuôi chí lớn Lê Văn Duyệt tự nhận thức được sứ mệnh của mình “Sanh nhằm đời loạn, nếu không dựng nổi cờ trống đại tướng, đặng có công danh ghi vào sử sách, thì không phải là đấng tài trai” – Lê Văn Duyệt đã từng dõng dạc tuyên bố với bạn bè như thế

Sử chép, nhà Đức Tả Quân ngày xưa có bộ ván gỗ, trải chiếu hoa, ngày nào Duyệt cũng lau chùi sạch sẽ và cấm không cho ai được ngồi vào, kể cả Duyệt Có người không biết mà ngồi vào thì sẽ bị ông đánh, ông mắng, ông đuổi đi, kể cả cha mẹ trong nhà Năm 1780, một hôm Đức Tả Quân đi săn, có 1 đoàn khách lạ gồm 5 người chạy vào nhà, ngồi lên bộ ván ấy Mẹ ngài ra thấy hoảng mà ngăn, nhưng khách ấy cứ ngồi điềm

4 nhiên Cho tới khi Đức Tả Quân về, thay vì chửi mắng như thường lệ thì ông lại tỏ ra sợ hãi trước cái uy của vị khách đó Hỏi ra thì biết đó là Chúa nhà Nguyễn Phúc, tên là Ánh Sau đôi ba câu hỏi đáp giữa hai người, Nguyễn Ánh thấy bộ ưng bụng chàng thanh niên 17 tuổi, lại biết Đức Tả Quân có tật ẩn cung nên cho giữ chức Thái giám, theo hầu mẹ cùng thê thiếp của Chúa là Vương mẫu và Vương phi

Từ dạo đó, Lê Văn Duyệt theo chân Chúa Nguyễn đi bôn ba khắp nơi, tìm cơ hội phục dựng lại cơ đồ nhà Nguyễn Ông tham gia vào nhiều công vụ của Chúa và bên cạnh đó là chăm lo cho cả Vương mẫu lẫn Vương phi Suốt bấy nhiêu năm Chúa Nguyễn bị lạc ở Xiêm La thì ngần ấy năm ông cày chăm cuốc bẵm để phục vụ Chúa và không buông lơi ngài Có lẽ vì lẽ đó mà Chúa Nguyễn thấy được lòng trung của ông mà quý Đến khi về lại được đất Gia Định, năm 1793, Chúa Nguyễn sai ông Lê Văn Duyệt đi đánh thành Qui Nhơn, ông công được đồn, đem tin chiến thắng vềkinh thành Đến năm

1797, ông được Chúa Nguyễn cải phong ông làm Tả đồn của đạo quân Thần sách

Khi nhắc đến sự nghiệp nhà Nguyễn, đặc biệt là Nguyễn Ánh, có lẽ ta sẽ không thể không nhắc đến cuộc chiến đầm Thị Nại năm 1801 Và người tiên phong trong cuộc chiến ấy không ai khác chính là chàng thanh niên dáng người nhỏ bé Lê Văn Duyệt Ông được nhắc đến như một chiến tướng oai dũng trong cuộc chiến đầm Thị Nại Và trận đầm Thị Nại cũng đã chứng minh được tầm nhìn chiến lược của ông trên võ trường, từ đó ông nghiễm nhiên trở thành bậc khai quốc công thần cho nhà Nguyễn

Năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi, đổi hiệu là Gia Long Lê Văn Duyệt được thăng làm Khâm sai chưởng Tả quân doanh Bình Tây tướng quân Ông được hưởng đặc ân nhập triều bất bái và được đặc quyền chém trước tâu sau nơi biên thùy, cao cao tại thượng với vai trò Công thần khai quốc của bổn triều Ngay sau đó, ông được Gia Long cử đi bình định Bắc Hà Việc thành, ông cải đổi địa chính Bắc Hà thành Bắc Thành Giang sơn về một mối, trải dài từ Bắc thành về Gia Định thành Mặc dù đại công cáo thành nhưng ông không ngờ rằng đây chính là nguyên nhân gây ra cái án Lê Văn Duyệt mấy mươi năm về sau này

Từ năm 1803 đến 1808, ông được cử đi đánh giặc Mọi Thạch Bích Bằng chiến lược riêng, ông giải quyết được phiến loạn không tốn một binh một tốt Vì Phó quân cơ

Lê Quốc Huy hà khắc nhũng nhiễu nên dân tình dấy lên làm loạn nên ông cho chém Huy rồi tâu về triều đình Giặc mọi Thạch Bích tạm thời yên ổn

Năm1812 đến 1813, tình hình Gia Định thành bất ổn cả về mọi mặt, Gia Long cử ông làm Tổng trấn Gia Định thành lần thứ 1 Trước là giúp Nặc Ông Chân của Chân Lạp phục vị, sau là ổn định đời sống kinh tế xã hội của vùng Nam Bộ Lúc bấy giờ anh em Nặc Ông Chân nội bộ rối ren, người em chạy sang Xiêm La cầu binh về đánh nhau với anh mình Chân lui binh về Gia Định cầu viện triều đình Phú Xuân Vua phái Lê Văn Duyệt đi bình định Bằng sách lược trước ngoại giao sau quân sự, ông bình định dễ dàng quân Xiêm và đưa Ông Chân về lại Chân Lạp, ổn định xã tắc

Năm 1815, Lê Văn Duyệt được lệnh lai kinh, giặc mọi Thạch Bích lại làm loạn, ông được cử đi đánh dẹp, ra đến nơi, giặc trốn hết, ông quyết định cho xây Trường Lũy đến ổn định trị an

Năm 1819, Lê Văn Duyệt lại được cử đi kinh lí xứ Thanh Nghệ, được toàn quyền xử trí, các việc lớn phải tâu lên Bọn cướp biên hay tin đều khiếp vía mà vỡ tan hoặc xin đi thú Vì lòng nhân nghĩa nên ông tha bổng, thu phục được phiến quân, một phần cho về tiếp tục làm ăn, một phần xung quân cho đi theo ông vào Nam làm lại cuộc sống mới Ông lại xét thấy dân khổ là vì quan tham, đua nhau hạch sách dân vì thế mà sinh ra trộm cướp Ông xin cho đổi quan trấn và tha thuế, dừng hẳn việc lao dịch Chiếu ban xuống dân rất vui mừng Ở Thanh Hóa tình cảnh khổ sở, Ông đều xin tha thuế ruộng, thuế thân, thuế sản vật đã thiếu, miễn thuế ruộng, thuế thân cho dân xiêu tán trở về làm ăn Ông lại được giao đốc làm sổ đinh ở Thanh Nghệ, một công việc khá quan trọng,

Năm 1820, Minh Mạng nguyên niên, Lê Văn Duyệt được vua sai vào Nam tiếp tục làm Tổng trấn Gia Định thành lần 2 Trước bình định giặc Sãi Kế (người Cao Miên) ở biên giới Tây Nam, sau là chấn hưng lại thành Gia Định Dĩ nhiên, với oai danh Tổng trấn kiêm Chưởng cơ Tả quân, ông toàn quyền đem binh lính chiêu mộ được về thành Gia Định Minh Mạng giao cho ông toàn quyền tự quyết trong quản lý và thu thuế xứ Nam Bộ Lần này, ông về Gia Định làm Tổng trấn cho tới khi qua đời

Năm 1823, ông cho đắp đường bộ từ Sài Gòn lên Gò Dầu (Tây Ninh) để tiện cho bộ binh tiến đánh Xiêm La, đường thủy lại sai đào kênh Vĩnh Tế, nhắc đến Lê Văn Duyệt, chiến tích là nhắc đến đầm Thị Nại, Bắc thành thì nhắc đến Trường Lũy, còn xuôi về phương Nam, không ai không biết đến kênh Vĩnh Tế do chính ông đôn đốc và chỉ huy xây dựng

Năm 1824, Lê Văn Duyệt cùng Lê Chất - hai tướng giỏi từng vào sinh ra tử cùng tiên đế Gia Long - hồi kinh Lúc này, nước non bình định được gần 30 năm, vua Minh Mạng lại trọng Nho học để mong sao nước nhà sớm ngày hưng vượng, bảo vệ lợi ích cho giai cấp quý tộc phong kiến, giai cấp thống trị trung ương tập quyền Khác biệt quá lớn trong tư tưởng của người võ tướng phóng khoáng, tự do, bôn ba khắp nơi với những văn thần sĩ phu trí thức Nho học thủ cựu kề cận vua thường xuyên khiến Lê Văn Duyệt cùng Lê Chất nhận ra bản thân đã không còn phù hợp với chốn quan trường Hai người đành ngậm ngùi trở về giữ chức phận ở chốn xa triều đình Đầu năm 1832, sau nhiều năm chứng kiến những mất mát vì tuổi già của những người đồng chí sát cánh cùng ông trong sự nghiệp phò Chúa xây cơ đồ, Lê Văn Duyệt có tấu xin Minh Mạng từ quan nghỉ hưu nhưng vua không duyệt tấu Đến tháng 7, ông thọ bệnh mà qua đời Cuộc đời 69 năm của ông trải bao nhiêu thăng trầm, cuối cùng khi mất đi cũng muôn vàn sóng gió

KH Ả O T Ả V Ề LĂNG ĐỨ C T Ả QUÂN LÊ VĂN DUYỆ T

Khuôn viên Lăng Ông – Bà Chi ể u

Lăng Ông ngày nay nằm trong khuôn viên rộng 18.500m 2 tọa lạc số 126, đường

Lê Văn Duyệt (Đinh Tiên Hoàng cũ), phường I quận Bình Thạnh, nằm giữa các con

10 đường Lê Văn Duyệt, Phan Đăng Lưu, Vũ Tùng và Trịnh Hoài Đức, kế bên là chợ Bà Chiểu Lăng Ông là nơi chôn cất Tả quân Lê Văn Duyệt, vị Tổng trấn thành Gia Định xưa Đây đồng thời là công trình kiến trúc có giá trị văn hoá, nghệ thuật đặc sắc của vùng đất Nam Bộ Lăng Ông ngày xưa rộng hơn bây giờ, nhưng do quy hoạch nên đã cắt ngang một phần đất của Lăng Ông để làm đường, khéo thay, lại cắt ngay phần mộ của 2 nữ tỳ được tuẫn cùng để hầu Ông Qua thời gian không được tu sửa, 2 phần mộ này cũng đã dần dần bị xuống cấp, hư hỏng Hiện nay, lăng mộ của Lê Văn Duyệt và bà Đỗ Thị Phẫn - vợ ông nằm ở giữa, mộ của 2 tỳ nữ thì một nằm tại chợ Bà Chiểu, một nằm trong khuôn viên của trường Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh (cũ)

Lăng mộ được xây ở khu vực phong thủy bảo địa, gò đất cao, không ngập nước, mang lại sự trù phú và thịnh vượng cho những người sống quanh khu vực cũng như mang lại sựthanh tĩnh cho người nằm tại khu lăng.

Bức tường bao quanh lăng Ông được xây dựng vào năm 1948 Tường có tất cả 4 cửa ra vào theo 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc Cửa chính ở phía Nam mở ra đường Vũ Tùng, gọi là cửa Tam Quan được xây dựng vào năm 1943 do kiến trúc sư Nguyễn Văn Tần thiết kế, Cổng xây theo lối vòm tròn, có hai lớp mái đều lợp ngói âm dương, chính giữa bờ nóc có gắn chữ thọ lớn theo lối chữ triện Trên cửa là hàng chữ Hán đắp nổi

“THƯỢNG CÔNG MIẾU” được sơn vàng ở cả hai mặt, từ đó có thể nhìn thấy được cả

3 phần của quần thể lăng mộ Trước cửa còn có cây thốt nốt đôi, hiện nay đã bị rễ của cây đa bao phủ hết phần thân cây Hình ảnh cây thốt nốt đại diện cho tình hữu nghị giữa Chân Lạp và xứ Gia Định thành thời Lê Văn Duyệt còn làm Tổng trấn, cho thấy được sự mến yêu của người dân dành cho vị quan thanh liêm, chính trực này Bà Lê Huỳnh Hoa (82 tuổi, cháu họ đời thứ 6 của tả quân) cho biết “Năm 1954, khi mới 15 tuổi, trước khi tôi lên đường tập kết ra Bắc, mẹ tôi dẫn ra lăng Ông và dặn dò nếu chiến tranh có tàn phá lăng mộ, thì con hãy tìm đến cây đa có rễ ôm lấy cây thốt nốt để lần ra khu mộ của tổ tiên” cửa tả mở ra đường Lê Văn Duyệt, cửa hữu ra đường Trịnh Hoài Đức và cửa Nam ra đường Phan Đăng Lưu Những ngày thường thì mở cửa chính và cửa nam

Bên trái là một hồ nước được xây dựng lại, giữa đắp ba ngọn núi dưới thả rùa Hai bên con đường lát đá dẫn vào lăng, nối với đường chính là hệ thống đường nhỏ ăn thông với nhau Có một con đường nhỏ rộng 1,8m chạy vòng quanh khuôn viên của lăng

11 được làm trong đợt tu bổnăm 2008 Đối diện với hồnước là sân bóng lát gạch tàu, góc phải xây thêm nhà vệ sinh, kiến trúc cũng rất hòa hợp với lăng

Nằm chếch về phía tây khuôn viên lăng là một trục thẳng Đó là nơi đăt nhà bia, lăng Ông, Tiền điện, Trung điện, Chánh điện Đăng đối hai bên là Tây lang và Đông lang, lùi về sau so với Tây lang và Đông lang là Tây điện và Lễ khách đường được cất năm 1949 Từ khuôn viên lăng vào khu miếu thờ phải lên một bậc tam cấp bằng đá xanh, qua một cổng có cửa làm bằng sắt sơn đỏ, hoa văn chữ thọ lớn vào sân lát đá xanh Từ đây có thể đi lên các điện

Phía tây của khu miếu là lối đi lát đá và sân trồng cỏ Từ đây có thể ra ngoài lăng bằng cổng sau ở đường Phan Đăng Lưu mà ta cũng có thể vòng lên bên phải để ra ở cổng chính Mà ta cũng có thể đi sang hoa viên bên hông Lễ khách đường, nơi đây có một sân bóng lớn

Hoa viên Lăng Ông là nơi có nhiều loại cây mộc, tàn lá xum xuê che mát khắp huê viên: 2 bên phía trong cửa Tam quan là 2 bụi trúc, rải rác có những loại cây như me tây, phượng vĩ, thốt nốt, dương liễu, kim điệp, … Sát sau cửa Tam Quan còn có hai khẩu súng thần công (kiểu thần công đời Gia Long), đầu súng hướng ra ngoài Hai khẩu súng này do Nguyễn Trí Độ tặng Hội Thượng Công Quí Tế năm 1964 nhân dịp kỷ niệm Ngũ Thập Chu Niên ngày Hội thành lập

Người Việt cũng như người Trung Hoa luôn tin rằng mọi khu đất đều có Thổ Thần làm chủ, muốn xây nhà hay chôn cất thì phải dâng cúng lễ vật để tránh Thổ Thần nổi giận Theo niềm tin đó, nhân dân đã lập bàn thờ Thổ Thần ngay trong khuôn viên lăng Ông Bàn thờ Thổ Thần (hay gọi là bàn thờ Hậu Thổ) nằm ngay giữa khuôn viên, phía Đông mộ của Đức Thượng Công, ngày nay được dựng sát phần mộ của Tả quân

Lê Văn Duyệt Ở vị trí này ta có thể quan sát được các điện hiện lên trùng điệp mái cao mái thấp to nhỏ khác nhau trong một tổng thể chung của nó.

Ph ầ n văn bia trước lăng mộ Ông

Lăng Ông gồm 3 phần: Phần bia, phần miếu và phần mộ

Nhà để bia (tức Lê Công bi đình) là một ngôi điện nhỏ không có cửa, nằm ngang trước phần mộ của Đức Thượng Công và phu nhân Đỗ Thị Phẫn, kích thước mỗi bề 3,8 m Phía trên có hình tượng 2 con rồng đang đối mặt vào viên ngọc, chung quanh có mây bao phủ gọi là “lưỡng long chầu ngọc” và ở giữa chạm nổi bốn chữ “LÊ CÔNG MIẾU

BI” Lưỡng long chầu ngọc (nguyên văn Hán tự là “Lưỡng long triều ngọc” mô tả hai con rồng quy tụ dưới viên ngọc trong tư thế thuần phục) trên các mái đình đền, chùa chiền không chỉ biểu tượng cho sức mạnh thần thánh mà còn ẩn trong đó những giá trị nhân văn, phản chiếu trí tuệ, ước vọng của con người và nền văn minh cổ xưa Trong tâm thức của người Việt thì rồng là đại diện trong tứ linh thần vật “long, lân, quy, phụng” Rồng thường xuất hiện trong các tín ngưỡng dân gian (ví như là truyền thuyết Con rồng cháu tiên) Rồng cũng ảnh hưởng đến phong tục tập quán trồng lúa nước và đóng vai trò trong việc điều khiển thời tiết, làm cho mưa thuận gió hòa Hai con rồng là tượng trưng cho hai cực Âm – Dương, thể hiện sự cân bằng giữa 2 cực trong nhân gian Hình ảnh hai con rồng nắm giữ sự cân bằng của sự sống, cân bằng của vũ trụ nhằm thể hiện sức mạnh vô cùng to lớn và quan trọng của rồng trong đời sống tâm linh Hình viên ngọc chính là Thái cực được xem là đại diện của tựnhiên vũ trụ, sức mạnh của tứ linh dù có mạnh mẽ bao nhiêu thì cũng phải thuần phục trước tự nhiên Chính vì vậy, hình ảnh rồng chầu ngọc là biểu tượng của sức mạnh quy tụ, sự giao hòa của trời đất, cân bằng trong vũ trụ mang đến sức mạnh, sự quyền uy và tài lộc cho con người

Văn bia do do Quan phụ chánh đại thần Hoàng Cao Khải cho dựng tại Lăng mộ Đức Thượng Công vào năm 1894 (Năm Thành Thái thứ 6) nhân dịp ông vào Gia Định để tiễn chân Toàn quyền Đông Dương De Lanessa về Pháp Lê Công văn bia có kích thước bia hình chữ nhật đầu khung tròn bằng đá đen (0,7 x 1,5 m) Đế bia làm theo hình đế có 4 chân cao 0,4 m, rộng 0,88 m; chạm 2 bông sen Mặt sau là hình con lân chạm vào đá quanh có vầng mây chung quanh Thương tiếc cho một vị quân tử trí dũng đa tài thuở sanh tiền, khi đã rời khỏi nhân thế chỉ còn lại nấm mồ, trước đó còn chịu hàm oan, Hoàng Cao Khải viết văn bia bằng chữ Hán với các nội dung: Động lực thúc đẩy ông dựng bia tưởng nhớ Đức Thượng Công - Trường hợp ông thăm viếng lăng - Tiểu sử và sự nghiệp Đức Thượng Công - Uy danh của Ngài bất diệt - Ca ngợi chính quyền Pháp tôn trọng tín ngưỡng dân Việt Phần cuối bia có nhắc đến phu nhân Đỗ Thị Phẫn và Phan Công Lương Khê (Phan Thanh Giản) cũng được thờ chung ở Lăng Miếu Đức Thượng Công Có thể nhận thấy Hoàng Cao Khải đã lợi dụng cơ hội này để đề cao chính sách cai trị của người Pháp ở nước ta Bia được viết bằng chữ Hán mang hơi hướng nửa hệ tư tưởng phong kiến Nho giáo (nhà Nguyễn) vừa mang một nét mới của du nhập văn hóa từ Pháp Theo một số tài liệu nghiên cứu thì nhiều phiên âm, dịch nghĩa văn bia bị

13 sai, do hiểu chưa đúng về ngữ pháp Hán tựxưa mà câu chữ, ý nghĩa bị ngắt không đúng chỗ đã dẫn đến việc các học giả dịch không đúng, không phù hợp Mãi sau này có một bài phân tích tường tận về việc sai phạm trong việc dịch thuật của Lý Việt Dũng in trong tập “Lê Văn Duyệt với vùng đất Nam Bộ” thì văn bia mới được hiểu sát nghĩa.

Ph ầ n m ộ c ủa Lê Văn Duyệ t và phu nhân

Trước miếu là mộ, với kích thước dành cho đệ nhất công thần theo cơ chế xưa Bức tường vây quanh phần mộ, gọi là Uỳnh Thành, rộng 12m, dài 14.5m, màu xám đen, xây vào dịp được giải oan thời Tự Đức Ở cửa vào lăng có đặt một bức hoành để ngăn những luồng khí xấu xâm nhập (cũng theo phong thủy Trung Hoa) Người dân thể hiện sự tôn sùng, kính trọng Ông, tin rằng bức hoành sẽ trấn giữ, tránh những thứ xấu xa, không tốt đẹp ảnh hưởng đến “giấc ngủ ngàn thu” của Tả quân Hai bức phù điêu (tiền và hậu) chạm khắc những hình ảnh rất giản lược nhưng thú vị Theo ông Trần Văn Sung, Trưởng ban Quý tế Lăng Ông, ở mặt trước bình phong tiền chạm hình một con đại bàng đậu trên cành cây trong tư thế đang nghênh chiến đối lập hoàn toàn với hình ảnh con khỉ dưới đất sợ hãi, co rúm Đại bàng hiện thân cho sự tinh anh, dũng mãnh của loài chim thiện chiến và tinh anh nhất trên bầu trời đại diện danh tiếng, uy quyền của Lê Văn Duyệt khiến cho quân Xiêm vừa nghe danh đã sợ hãi Ở mặt sau bình phong chạm hình

2 con hổ: Hổ cha nhảy lên, chân trước chạm vào vách núi nhưng mặt vẫn ngoái lại nhìn hổ con nói về tích Lê Văn Duyệt sắp qua đời vẫn rất quan tâm lo lắng cho Lê Văn Khôi

Có lẽ chính ông cũng đã suy đoán được những biến cố sẽ xảy ra với người con nuôi của mình trong tương lai nên trước khi nhắm mắt xuôi tay, ông vẫn lo lắng như vậy

Bình phong hậu chạm hình “Long vân” (rồng ẩn mình trong mây) biểu tượng của bậc quan tướng nhưng đường nét cũng rất giản lược Hai bên bình phong hậu có đắp quai, chạm hình “lá hóa long” cách điệu là đặc trưng của phong cách chạm khắc rồng ở thời Nguyễn Hình tượng rồng được sử dụng rộng rãi, tuy vậy nhà nước phong kiến vẫn có những quy chuẩn khá chặt chẽ: nhà vua mới được điêu khắc rồng 5 móng, quan nhất phẩm, nhị phẩm chỉ được phép sử dụng rồng 4 móng, Phù điêu trong lăng của Lê Văn Duyệt được điêu khắc hình ảnh rồng 4 móng Điều đó thể hiện được vị thế của ông trong triều, đồng thời qua đó cho thấy ông là người trung quân ái quốc, luôn giữ trọng đạo quân thần Với địa vị của ông, nắm trong tay binh quyền hùng mạnh cũng như uy tín đối

14 với nhân dân, ông có thể làm chủ miền Nam, xây dựng một đế chế riêng cho mình nhưng mộ ông vẫn được điêu khắc rồng 4 móng

Lăng mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt được xem là lăng mộ có kiến trúc cổ nhất tồn tại từ 1840 đến nay Ngôi mộ cổ nằm trên “long mạch”, được xây dựng ngày 30/8/1832 tại làng Bình Hòa – Gia Định trên khu đất rất tốt về phong thủy của thành Gia Định năm xưa, gối đầu lên một gò cao có thế đất chạy thoai thoải từ hướng Bắc xuôi về phía Nam đến giáp cầu Bông (Quận Bình Thạnh) hiện nay Phần mộ gồm hai ngôi mộ song táng, có hình nửa quả trứng ngỗng xẻ theo chiều dọc, úp trên bệ lớn hình chữ nhật như hình dạng của hai con rùa nằm cạnh song song với nhau Nhìn theo hướng nằm của phần mộ thì Đức Tả Quân nằm bên trái và bên cạnh là mộ của phu nhân Đỗ Thị Phẫn theo phong thủy của người Trung Hoa nam tả - tượng trưng cho thanh long, nữ hữu - tượng trưng cho bạch hổ Thanh long và bạch hổ thuộc về tứ tượng trong khái niệm thuyết âm dương được lưu truyền từ nhiều đời Người xưa rất chú trọng việc xây dựng mộ phần sao cho đúng phong thủy để con cháu sau này mọi chuyện được bình an và suôn sẻ Ở hai bên được đặt hai tượng con nghê bằng đá, một con có đính kèm con nghê con Nho giáo có câu “Nghê giáo tử”, và nghê đực sẽ đảm nhận vai trò dạy con Chính vì thế con nghê có con là con nghê đực, đại diện cho Đức Tả quân Và con nghê còn lại là con nghê cái, đại diện cho phu nhân chính thức của ông là bà Đỗ Thị Phẫn Ngoài ra, nghê đá theo phong thủy còn giúp trấn yểm khu lăng mộ khỏi năng lượng xấu, bảo vệ sự sạch sẽ trong khu lăng.

Ph ầ n mi ếu trong khuôn viên Lăng Ông

Khu miếu thờ, hay còn được gọi là Thượng Công Linh Miếu với sắc đỏ, vàng làm chủ đạo, là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân trong việc thờ cúng tướng Lê Văn Duyệt Với kỹ thuật chạm khắc gỗ, chạm khắc đá, khảm sành sứ vô cùng tinh xảo, khu miếu thờ là nơi đẹp nhất trong toàn bộ khuôn viên Miếu thờ gồm 3 phần: tiền điện, trung điện và chính điện Mỗi gian điện thờ cách nhau bằng một khoảng sân lộ thiên gọi là sân thiên tỉnh (giếng trời) Đối xứng hai bên trục nhà chính là hai dãy Đông lang và Tây lang

Trải qua gần 200 năm, Lăng Ông - Bà Chiểu còn mang đậm kiến trúc cung đình Huế trên những bức phù điêu tinh xảo bằng sành sứ hay những mái “trùng thiềm điệp

15 ốc.” Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Sử học Bùi Thị Ngọc Trang, ngoài hai chất liệu truyền thống là gỗ, đá thì nghệ thuật khảm sành sứ tại lăng miếu là một kỹ thuật tiếp thu từ những công trình kiến trúc ở cố đô Huế Với các loại mảnh sành sứ, thuỷ tinh vỡ vụn, nhiều màu sắc, các nghệ nhân đã khéo léo lựa chọn và sắp xếp thành những tác phẩm nghệ thuật sống động

Lăng Lê Văn Duyệt có diện mạo như ngày hôm nay phải trải qua nhiều thời kì xây dựng, trùng tu khác nhau Tiền điện cùng Đông, Tây lang được xây dựng năm 1937, trong nhiệm kỳ 1932-1953 của Ban quản trị Hội Thượng Công Quý Tế Tiền điện nằm ngay phía sau khu mộ cách một khoảng sân rộng 26 x 15m, cao hơn mặt bằng khuôn viên 0,5m Đây là nơi cho khách viếng sửa soạn lễ vật nhang đèn cúng tế

Kiến trúc của Tiền điện là nhà tứ trụ hay còn gọi là nhà tứtượng Kiểu nhà này mang đậm nét đặc trưng của kiến trúc Nam Bộ, thích hợp với khí hậu nhiệt đới, mưa nhiều của vùng đất này và đặc biệt chỉ dùng ở các đình chùa, nơi thờ phật thần

Bốn cột này được đặt trên bốn chân kê bằng đá thanh dạng cổ bồng cao 1m Các cột được liên kết với nhau bằng hệ thống vì kèo và được đỡ bằng hệ thống gồm: cối, trống, áp quả tức theo lối “vì kèo cầu cánh ác” Bên cạnh nét Nam Bộ, Tiền điện còn mang trên mình nét kiến trúc đặc trưng của nơi khác Mái được lợp ngói âm dương có hai lớp mái theo kiểu trùng thiềm, một đặc trưng của xứ Huế Riêng mái trước có thêm một lớp nữa nằm cách một khoảng so với mái dưới cùng vị trí với lớp mái dưới của Đông lang và Tây lang Nó có tác dụng che nắng, che mưa táp vào và tạo cảm giác thẩm mỹ, làm cho ngôi điện không cao quá mức

Bộ mái ngói được lợp với ba lớp ngói: một lớp ngói chiếu để tạo mặt phẳng cho mái và tạo thẩm mỹ, trên lớp ngói chiếu là ngói âm và cuối cùng là lớp ngói dương kiểu ống trúc, các viên ngói âm dương gắn chặt với nhau bằng vữa Ở đầu mái ngói được trang trí bằng ngói âm dương tráng men xanh dập hoa văn nổi Lớp ngói màu xanh này tạo nên độ bền cho mái và cả sự thẩm mỹ hài hòa cho cả công trình

Cổ diềm (khoảng cách giữa lớp mái trên và dưới) được trang trí bằng hệ thống hoa văn hình chữ công (I) bằng gỗ sơn đỏ Dưới lớp mái dưới, người thợ khéo dùng hệ thống con sơn gỗ để đẩy mái ngói ra xa hơn và đỡ được sức nặng của mái ngói đồng thời cũng dùng để trang trí Bờ nóc được trang trí hình con thuyền có gắn hai con phụng

16 hàm thơvà đềtài “Lưỡng Long Tranh Châu” bằng gốm Phía dưới chia ô hộc, mỗi hộc trang trí một đề tài riêng Ô giữa có gắn tượng gốm “bát tiên quá hải” Hai ô hai bên trang trí mặt sư tử bằng gốm tráng men xanh Hai phần còn lại trang trí hoa điểu bằng cách khảm sành sứ Bờ mái được trang trí đôi lân bằng sứ Quy cả bờ nóc và bờ mái thành đề tài tứ linh là: long, lân, quy, phụng

Bờ chảy phía dưới trang trí đề tài cá chép vượt vũ môn, rồng và ông mặt trời, bà mặt trăng Tất cả đều được làm bằng gốm tráng men xanh rất có giá trị mỹ thuật

Ba bộ cửa của Tiền điện được làm theo lối “ thượng song hạ bản” trang trí đề tài

“dơi ngậm kim tiền” và “ ngũ phúc lâm môn” tượng trưng cho phúc lộc, được thếp vàng, các chi tiết còn lại được sơn son Mặt sau để trống đi thẳng tới sân thiên tỉnh lên Trung điện Hệ thống cửa chớp hai bên được làm bằng kính dễ tháo lắp khi có lễ lớn làm chỗ để quan khách xem hát Tiền điện nổi lên với một màu đỏ khi mà các chi tiết kèo, thính, rui, đòn dông, đòn tay đều được sơn màu đỏ Vì vậy mà Tiền điện rất sáng

2.5.2 Trung điệ n Đây là công trình được xây dựng sớm nhất trong khu vực thờ tự từ những năm

1925 gồm có hai công trình là Chánh điện và Hậu cung Sau Tiền điện là một sân thiên tĩnh, giữa sân có một đỉnh lớn bằng xi măng Qua sân thiên tĩnh bước lên một bậc thềm là tới Trung điện Trung điện xây dựng trên một nền cao hơn Tiền điện khoảng 0,2m Trước kia nơi đây được dùng làm Chánh điện khi chưa xây dựng Chánh điện mới Chánh điện và hậu cung cùng nằm trên nền có chiều dài 21m, rộng 12m Bộ mái làm theo lối cổ lầu hay còn gọi là trùng thềm như kết cấu ở Tiền điện Tuy nhiên có thể nhận thấy Chánh điện và Hậu cung là 2 công trình riêng biệt được ghép liền lại để tạo một không gian thống nhất và rộng lớn hơn Với kết cấu nhà ghép đã tạo cho trung điện một dạng trùng thềm điệp ốc, một kiểu kiến trúc đặc trưng xứ Huế vừa tạo nên cảm giác trùng điệp cao thấp khác nhau làm nên vẻ đẹp cho công trình a Chánh điện

Chánh điện được dựng thấp hơn hậu cung để phân biệt công trình chánh phụ và để tạo sự điệp ốc Công trình này cũng xây theo lối tứ trụ, bốn cột được kê trên đá tảng Tuy nhiên có thể thấy kiểu nhà tứ trụ này lại tạo thành một không gian rộng và vuông mà trái lại nhà tứ trụ ở Tiền điện lại tạo thành một “gian” Toàn bộ Chánh điện cũ nằm trên một cái nền với diện tích nhỏ hẹp bề ngang 12m, dài 9m; vì vậy khoảng cách giữa

17 các cột cái trước và sau rất gần nhau (2,5m), riêng hàng cột quân trước được xây bằng gạch ốp đá cẩm thạch Các cột cái liên kết với nhau theo kiểu nhà rường gồm có trính, trên trích lại đặt cối và trống để đỡ cho vì kèo Cột quân liên kết với cột cái bằng hệ thống xà nách, trên xà nách lại có hệ thống rường cánh để đỡ vì kèo của công trình Cả thảy có 3 lớp

Bộ mái của Chánh điện cũng được lợp bằng ba lớp ngói âm dương Lớp dưới là lớp ngói chiếu, phủ lớp vôi trắng trước khi lợp đã tạo nên mặt dưới của mái nhà một màu trắng rất đẹp lại vừa đảm bảo cho việc thi công lớp ngói trên Lớp trên là lớp ngói dương được trát xi măng để chống dột cho công trình Ở đầu mái là trang trí ngói tráng men xanh in hoa văn nổi Bờ nóc trang trí hai con rồng cách điệu bằng vữa có khảm sành sứ đang trong tư thế chầu, bầu rượu ở giữa cũng làm bằng sành sứ Cổ diềm chánh điện được trang trí bằng hoa văn chữđinh.

S ự hòa h ợ p gi ữa các đặc trưng kiế n trúc khác nhau t ại lăng

Lăng được xây dựng qua nhiều thời kỳ, tu sửa nhiều lần Công trình được xây dựng sớm nhất là khu mộ Lê Văn Duyệt và phu nhân Đỗ Thị Phẫn, kế đến là Trung điện Các công trình sau tiếp tục được các kỳ Thượng Công Quý Tế tu bổ thêm Ở mỗi giai đoạn, mỗi hoàn cảnh có điều kiện riêng chi phối đến kiểu kiến trúc của lăng

Dù lăng được xây dựng từ những năm đầu thế kỉ XX, khi sự Tây hóa ở Nam Bộ đã nhiều nhưng kiến trúc của lăng vẫn mang đậm nét truyền thống dân tộc Trước tiên

22 đó là việc chọn vị trí xây lăng tuân thủ theo những nguyên tắc phong thủy, từ nhà bia, khu mộ, đến ba điện của lăng đều nằm trên một thế đất cao gọi là “ quy bối” và các công trình này cùng nằm trên một trục thẳng hàng Bố cục của miếu thờ vẫn theo truyền thống gồm có: Tiền điện, Trung điện, Chánh điện Đăng đối hai bên điện thờ là Đông lang, Tây lang, Tây điện và Lễ Khách đường Để tạo sự thông thoáng cho các dãy điện người ta bố trí các sân thiên tĩnh Kết cấu các điện vẫn là kiểu thức nhà rường của dân tộc (có đòn dông, kèo, trính, xuyên, thượng lương, đòn tay, rui, ) Bộ mái vẫn sử dụng loại ngói âm dương truyền thống, gồm có ba lớp ngói Các đề tài trang trí trên lăng cũng mang đậm tính dân tộc như tứ linh, bát bửu, hoành phi, câu đối, bao lam, các đề tài sơn thủy, tứ quý, … những đề tài thể hiện sự mong ước của người xưa gửi gắm qua những tác phẩm nghệ thuật

Tuy lăng mang đậm nét kiến trúc truyền thống nhưng nó là sự kết hợp đặc điểm kiến trúc của các vùng khác nhau trong nước và có cả sự tiếp thu nét kiến trúc nước ngoài Mỗi miền có những đặc trưng riêng, trong đó có sự kế thừa truyền thống lẫn sáng tạo và tiếp thu cái mới Đặc trưng kiến trúc ở lăng Lê Văn Duyệt cũng thể hiện sự tiếp thu, sáng tạo, kế thừa và có thể nói là có sự thống nhất, hài hòa trong đa dạng

2.6.1 Y ế u t ố Nam B ộ Đặc trưng nổi bật nhất trong kiến trúc Nam bộ thể hiện ở lăng là lối nhà tứ trụ Lối kiến trúc này phổ biến ở Nam bộ và chỉ dành riêng cho nơi thờ thần, phật Kiểu kiến trúc này với bốn cột cái cao, to, giữ vai trò chịu lực chính cho công trình, từ bốn cột cái sẽ mở rộng ra bốn phía xung quanh làm cho không gian ngôi nhà được mở rộng ra Nó tạo thành một gian vuông rộng, thường làm nơi thờ chính Ở lăng Lê Văn Duyệt, cả Tiền điện, Trung điện, Chánh điện đều kiến trúc theo lối tứ trụ này Theo kiểu truyền thống nhà tứ trụ thường bộ mái rất dài, nặng và càng xuống dưới càng thấp nhưng các điện ở lăng đã khéo kết hợp độc đáo với kiểu kiến trúc nhà Huế để khắc phục tình trạng đó, tạo cho các điện sự cao ráo thông thoáng nhưng mái lại nhẹ nhàng

Sự ảnh hưởng kiến trúc cố đô Huế thể hiện rõ hơn hết ở lối kiến trúc “ trùng thiềm, điệp ốc” Lối kiến trúc trùng thiềm vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc, xuất phát từ thời các chúa Nguyễn dựng nghiệp ở Đàng trong và phát triển mạnh vào thời nhà

Nguyễn, trở thành một đặc trưng kiến trúc riêng có vào thời kì này Những người thợđã khéo biến đổi nó cho phù hợp với nước ta Ở Huế, lầu Ngũ Phụng, điện Thái Hòa, điện Long An, … và nhiều công trình trong các lăng tẩm của các vua đều làm theo kiểu kiến trúc này Không những phổ biến trong cung đình mà kiến trúc dân gian như đình, chùa, miếu, nhà quan viên, … hầu hết đều làm theo lối nhà cổ lầu và điệp ốc Ở lăng Ông - Bà Chiểu kiểu nhà trùng thiềm được được sử dụng ở hầu hết các hạng mục từ Tiền điện, Trung điện, Chánh điện, Đông - Tây lang và cả bộ mái ở cổng Tam quan cũng là mái cổ lầu Bộ mái của tòa nhà không kéo dài một mạch từ trên xuống dưới mà một nửa mái dưới được cắt ra để điền vào cột cái, cách mái trên một khoảng Khoảng cách giữa mái trên và mái dưới được gọi là cổ diềm Mái nhà được cắt ra vừa để tạo sự thanh thoát, cao thấp, trùng điệp đem lại vẻmĩ quan cho ngôi nhà Cách thức này vừa tạo được độ cao cho công trình khi kết hợp với nhà tứ trụ vừa khắc phục được tình trạng nặng nề của bộ mái Đây là một sự sáng tạo rất độc đáo

Khoảng trống ở cổ diềm giúp có thể đưa ánh sáng vào trong nội thất bên trong làm cho bên trong không bị thâm u Các công trình đình làng, chùa ở miền Bắc, mái nhà thường cong vút lên tận trời xanh để giảm bớt đi vẻ nặng nề Ở Huế, mái không còn cong vút lên mà nó chạy thành một đường thẳng Các bộ mái của ở lăng Ông cũng có các đầu đao không cong, duy chỉ có mái của cổng Tam quan là có hơi hếch nhẹ lên một chút để thanh thoát hơn

Những công trình ở Huế ta vẫn bắt gặp các chi tiết bờ nóc hình con thuyền hai đầu cong lên Hình ảnh con thuyền Huế đã được tiếp thu ở lăng Ông Bờ nóc của Tiền điện, Hậu cung cũ, Tây điện, Lễ Khách đường, Chánh điện mới đều thể hiện thành hình một con thuyền với hai đầu cong, vươn lên Bờ chảy Hậu cung là hình nửa con thuyền, đầu thuyền ở cuối mái được cong lên như là để tưởng nhớ cho những ngày đầu người Việt vào cõi Nam này khai phá, cũng tượng trưng cho ghe, xuồng vốn là loại phương tiện thông dụng ở vùng nhiều sông nước này

Một kiểu kiến trúc độc đáo được sáng tạo và phát triển mạnh ở triều Nguyễn và trở thành đặc điểm kiến trúc của thời kỳ này là ngôi nhà ghép Hai ngôi nhà đứng gần nhau được ghép lại chung với nhau tạo thành một công trình điệp ốc gồm nhiều mái cao thấp kết hợp với trùng thiềm tạo ra cảm giác trùng trùng điệp điệp

Kiểu nhà ghép tại lăng Tảquân Lê Văn Duyệt chỉ gặp duy nhất ở Trung điện khi Chánh điện cũ có diện tích nhỏ hơn nối liền với Hậu cung ở sau cao lớn rộng hơn bằng cách ghép chung hàng cột nhì để tạo ra một không gian rộng thoáng thống nhất bên trong Hơn nữa lại tiết kiệm được nguyên vật liệu ít nhất là một hàng cột nhì mà công trình được đẹp hơn Cột cái ở Chánh điện cũ và Hậu cung nối liền cột này bằng xà nách Phía trên đầu cột có lắp máng xối để dẫn nước từ hai mái chánh điện và hậu cung ra hai bên

Về trang trí cũng ảnh hưởng từ Huế rất nhiều Trang trí theo kiểu ô hộc là một đặc trưng của thời Nguyễn Ở lăng Ông cũng sử dụng cách trang trí đó, bờ nóc được chia ô hộc trang trí, cổ diềm cũng chia thành các ô vuông, chữ nhật để khảm sành sứ

Nhìn chung ở lăng Lê Văn Duyệt mang đậm kiến trúc triều Nguyễn mặc dù khi xây dựng đã ở vào cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20 là vì văn hóa thời Nguyễn ảnh hưởng khá sâu rộng trong cả nước Khi Nguyễn Ánh chiếm được Gia Định, nơi đây trở thành

“kinh đô”, Nguyễn Ánh xây dựng nhiều công trình với những chức năng khác nhau Có phải chăng lòng dân Nam Kỳ nặng nghĩa xưa mà khi người thợ làm đã gửi gắm tấm lòng mình vào đây? Hơn nữa Lê Văn Duyệt là một khai quốc công thần của nhà Nguyễn, đã có công phò tá Nguyễn Ánh nên mộ phần và miếu thờ được lập theo kiểu cách Huế để tỏ lòng trung của thần đối với vua Nhưng kiểu kiến trúc Huế ở lăng Ông không sử dụng cứng nhắc mà có sự sáng tạo của người thợ khi kết hợp với kiểu nhà đặc trưng của Nam

Lăng Ông Bà Chiểu luôn mang nặng bản sắc kiến trúc dân tộc nhưng nó vẫn thể hiện trên mình những yếu tố mới tiếp thu từ Trung Quốc và Châu Âu

GIÁ TR Ị C ỦA LĂNG ÔNG – BÀ CHI ỂU TRONG ĐỜ I S Ố NG XÃ

Vai trò giữ gìn và tôn vinh văn hóa Việt

Sau khi vua Minh Mạng truy xét tội trạng của Đức Tả quân, ra lệnh san phẳng thành Phiên An, đục mộ Lê Văn Duyệt, xích lại và dựng cột để phạt hình Tới thời Thiệu Trị, vua đã cho xóa đi tội trạng của Ông Đến đời Tự Đức thì được cho tùy nghi xây dựng lại lăng mộ Đức Tả quân Trong bối cảnh lịch sử thời điểm ấy, khi người Pháp đang ngày càng lấn lướt quyền hành của vua, văn hóa Pháp bắt đầu xâm nhập và làm biến chất văn hóa cộng đồng người Việt Người dân chạy theo lối sống văn minh của Pháp, đua đòi theo đời sống xa hoa, xa xỉ, hướng tới sự sang trọng của một nền văn hóa Tây phương Tuy nhiên, Lăng Ông vẫn được xây dựng lên bằng tình kính yêu của muôn dân Nam Bộ dành cho một con người Không chỉ là sự hoành tráng của công trình, mà lăng Ông còn góp phần làm tôn lên bản sắc văn hóa vùng miền không đâu có được

Giữa chốn xa hoa như Sài Gòn, Lăng Ông giữ lại vô số nét văn hóa độc đáo của người Việt lẫn người Hoa – Chợ Lớn lúc bấy giờ Người dân muốn mượn việc xây cất Lăng Ông để thể hiện tình yêu của họ dành cho con người, cho vùng đất nuôi dưỡng và bảo hộ họ lớn lên Họ yêu những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt Nam Từ phần miếu, phần mộ đã có không ít những đường nét, hoa văn đặc trưng của một thời kỳ Rồng thời Nguyễn, lân thời Nguyễn, nghê thời Nguyễn hay có cả long mã và nghệ thuật thủ công chạm khảm gốm sứ đặc trưng của thời Nguyễn Bên cạnh đó là những hình tượng mang đậm tư tưởng Nho giáo Trung Hoa mà không chỉ của người Hoa – Chợ Lớn mà còn có cả người Việt sinh sống tại đất Gia Định Thành

Việc xây dựng Lăng Ông là hình thức tôn vinh văn hóa Việt giữa sự hỗn độn của nền văn minh Tây Phương đang dần lấn lướt văn hóa bản xứ Người dân Việt Nam ngay từ xưa đã muốn lưu truyền những vốn quý của ông cha ta từ thuở trước Thế nên, dù khu lăng mộ được xây dựng, trùng tu nhiều lần mà vẫn cố gắng giữ lại được những giá trị truyền thống của dân tộc ta

3.2 Thể hiện sựgiao thoa văn hóa và tinh đoàn kết dân tộc

Trong thời gian Lê Văn Duyệt làm Tổng trấn thành Gia Định, ông cho người dân tự do làm ăn kinh tế, chỉ cần đóng đủ thuế cho triều đình, khuyến khích người dân tứ xứ tụ hội về mà làm ăn buôn bán Đức Tả Quân còn thực hiện chính sách xé rào bế quan

27 tỏa cảng của vua Minh Mạng Ông cho rằng: “Cái nhà đóng cửa cài then thì sao gió vào được Gió không vào được thì sao người khỏe được” Quan niệm bình dị, không văn chương như văn quan Nho gia mà dùng những từ ngữ gần gũi với chính người dân Nam bộ Ông không màng tới địa vị, danh phận, tôn giáo, sắc tộc, miễn sao về đất Gia Định mà chăm chỉ làm ăn, đem lại hưng vượng mà không nhũng nhiễu dân sinh thì ông cho tự do giao thương buôn bán “Lê Văn Duyệt khuyến khích mọi người dân (kể cả lưu dân, dân binh và phạm nhân) khai hoang lập ấp, tổ chức sản xuất quy mô dinh điền” (Võ Văn Kiệt, Lê Văn Duyệt với vùng đất Nam Bộ, 2015, tr 179) Ngoài tự do làm ăn, Lê Văn Duyệt chủ trương Trọng nông – Khuyến thương Đơn cử như: Dừa Xiêm, Mãng cầu Xiêm, hồng Xiêm, vịt Xiêm, chuối Sứ hay các hương liệu và gia vị từ khắp mọi nơi đổ về Gia Định là nhờ tầm nhìn kinh tế khôn khéo của ông Với tầm nhìn kinh tế như thế, ông đã đưa thành Gia Định ở thành một khu vực trù phú và phồn thịnh nhất Việt Nam thời bấy giờ Chính vì thế, thời gian này ở Nam Bộ có thêm nhiều vốn văn hóa mới được tổng hợp, dung hòa và phát triển bằng phương pháp giao thoa văn hóa qua các hoạt động kinh tế nhiều thành phần

Trước khi Lê Văn Duyệt vào làm Tổng trấn, Thành Gia Định được xem là trị an bất ổn, với không ít sự phân chia sắc tộc và khởi nghĩa nổi dậy khắp nơi Sau khi Ông về làm Tổng trấn, mọi thứ được đưa về quy củ, không mấy ai nổi dậy mà đều tự do giao thương buôn bán và làm ăn với nhau Như vậy, không những có công lớn trong việc thống nhất đất nước, Lê Văn Duyệt còn đóng góp không nhỏ trong việc đoàn kết dân tộc, thống nhất lòng dân trong khu vực thành Gia Định

Sự giao thoa văn hóa có thể nhìn thấy được không chỉ là nét văn hóa Nho giáo và Phật giáo, còn có cả Đạo giáo và tục thờ cúng tổ tiên Trong khuôn viên có cây sala đại diện cho Phật giáo, kế bên mộ Ông - mộ Bà là nơi thờ Thổ địa – theo văn hóa dân gian của người Việt lẫn người Hoa, trong điện có hình tượng Nho giáo đặc trưng và cả hình tượng “Bát tiên quá hải”, “Ông Nhật – Bà Nguyệt” theo tư tưởng Đạo giáo Ngoài ra, sự giao thoa hài hòa giữa Việt – Hoa – Pháp trong kiến trúc không gây khó chịu và tách biệt cũng làm nên nét đặc trưng và tôn vinh lên giá trị đoàn kết dân tộc của Lăng Ông –

Bà Chiểu Bên cạnh đó, còn có văn hóa miền Bắc như cây đa lớn và văn hóa Chân Lạp khi có biểu tượng cây thốt nốt đôi Điều này cho thấy Lăng Ông sẵn sàng tiếp nhận luồng văn hóa mới, đặc biệt là văn hóa Tây phương

Trong bối cảnh Pháp đẩy mạnh chính sách chia để trị, chia vùng theo vùng, khu theo khu, đạo theo đạo, người theo người thì Lăng Ông được xây dựng lên để chứng tỏ với người Pháp rằng lòng dân vẫn quy về một, vẫn là người Việt Nam, sinh ra và lớn lên tại vùng đất này, phải có nghĩa vụ bảo vệ vùng đất này Giá trị của Lăng Ông không chỉ là giá trị về mặt tâm linh – tôn giáo mà còn là giá trị của tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước, đánh bật văn hóa Tây phương giữa chốn thị thành phồn hoa đô hội, sừng sững đứng lên như một nét văn hóa đặc sắc trong đời sống của người dân Sài Gòn – Chợ Lớn thời bấy giờ

3.3 Sự gần gũi của Lăng Ông – Bà Chiểu trong đời sống của nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

Có thể nói không có nhiều những lăng tẩm, miếu điện của một nhân vật nào gần gũi với đời sống người dân như Lăng Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt Ngày Lễ, Tết Nguyên Đán, Đoan Ngọ, Trung Thu, ngày kỵ của Đức Ông, ngay cả ngày thường người dân cũng kéo về viếng Ông rất thường xuyên Không chỉ đơn thuần là lòng kính ngưỡng Đức Ông mà nơi đây còn được xem là địa điểm có giá trị tâm linh rất cao Có một câu chuyện lượm lặt được về sự màu nhiệm của Lăng Ông Số là vào Giao thừa năm Giáp Ngọ (1954), Quản trị Hội Thượng Công Quý tế và một số kí giả có đến Lăng Ông hỏi về chuyện quốc sự Ông cho quẻ xăm số 95, lời rằng:

Lưỡng gia thủ thế Đáo để hòa bình

Việc này đăng rõ trong báo Tiếng dội số ra 8/2/1954 và đến ngày 20/7/1954 thì quả tình chiến tranh chấm dứt

Ngoài lễ giỗ Ông ngày 29/7 – 1/8 âm lịch hằng năm thì lễ Thanh Minh, tết Đoan Ngọ, lễ Chánh Đán, cũng được tổ chức rộn ràng và hoành tráng dưới sự điều hành ngày xưa là Hội Thượng Công Quý tế đặt dưới sự chi phối của hương chức làng Bình Hòa và chủ tỉnh Gia Định

Lăng Ông là công trình kiến trúc văn hóa vật thể kèm phi vật thể về lễ hội cần được tôn tạo và lưu truyền, đã được Bộ Văn hóa công nhận, với danh xưng “Di tích lịch sử - văn hóa Lăng Lê Văn Duyệt, phường 1, quận Bình Thạnh” Sinh thời ông thích xem gà chọi, ông cho rằng gà có 5 đức tính: văn võ song toàn, lại nhân, nghĩa, tín Hiện nay chính quyền không cho đá gà nữa nên trong lễ giỗ ông không tổ chức đá gà nhưng vẫn

29 duy trì loại hình văn hóa dân gian là hát bội Lê Văn Duyệt cực thích xem tuồng hát, và ông thường cầm chầu Một trong những tuồng hát được soạn riêng cho ông là San Hậu Ngoài ra, Lăng Ông còn mang đến giá trị kinh tế khá lớn vì lượng người viếng Ông hằng năm rất lớn Tiền quyên góp trong lăng đa phần dùng để làm những công tác mang tính cứu trợ xã hội, trùng tu lăng miếu và hỗ trợ những người giữ lăng

Ngoài việc viếng Ông, với khuôn viên rộng và cây xanh bốn mùa tươi tốt, thích hợp cho người dân gần đó đến tập thể dục hay tổ chức sinh hoạt thường nhật Điều này lại càng cho thấy sự gần gũi của Lăng Ông đến với đời sống của người dân Nam Bộ nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng

Trong suốt cuộc đời của Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt, ông đã làm được không ít việc có ích cho nước nhà Với sự tài giỏi, tính tình bộc trực, thẳng thắn của mình, ông đã dám làm những chuyện không mấy ai có thể làm được Nhờ vậy mà ông được muôn dân yêu quý, vùng đất mà ông cai quản trù phú và phồn thịnh bậc nhất đất nước Không có vị Tổng trấn tài ba có tầm nhìn chiến lược Lê Văn Duyệt, vùng đất Gia Định không thể đạt được sung túc, phát triển như ngày nay Người dân Nam Bộ biết ơn Đức Ông, xây dựng lăng Ông, nhiều lần đã bỏ tiền của, công sức trùng tu và sang sửa lại lăng, mộ, miếu cho ông

Sự gần gũi của Lăng Ông – Bà Chiểu trong đời sống của nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

Có thể nói không có nhiều những lăng tẩm, miếu điện của một nhân vật nào gần gũi với đời sống người dân như Lăng Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt Ngày Lễ, Tết Nguyên Đán, Đoan Ngọ, Trung Thu, ngày kỵ của Đức Ông, ngay cả ngày thường người dân cũng kéo về viếng Ông rất thường xuyên Không chỉ đơn thuần là lòng kính ngưỡng Đức Ông mà nơi đây còn được xem là địa điểm có giá trị tâm linh rất cao Có một câu chuyện lượm lặt được về sự màu nhiệm của Lăng Ông Số là vào Giao thừa năm Giáp Ngọ (1954), Quản trị Hội Thượng Công Quý tế và một số kí giả có đến Lăng Ông hỏi về chuyện quốc sự Ông cho quẻ xăm số 95, lời rằng:

Lưỡng gia thủ thế Đáo để hòa bình

Việc này đăng rõ trong báo Tiếng dội số ra 8/2/1954 và đến ngày 20/7/1954 thì quả tình chiến tranh chấm dứt

Ngoài lễ giỗ Ông ngày 29/7 – 1/8 âm lịch hằng năm thì lễ Thanh Minh, tết Đoan Ngọ, lễ Chánh Đán, cũng được tổ chức rộn ràng và hoành tráng dưới sự điều hành ngày xưa là Hội Thượng Công Quý tế đặt dưới sự chi phối của hương chức làng Bình Hòa và chủ tỉnh Gia Định

Lăng Ông là công trình kiến trúc văn hóa vật thể kèm phi vật thể về lễ hội cần được tôn tạo và lưu truyền, đã được Bộ Văn hóa công nhận, với danh xưng “Di tích lịch sử - văn hóa Lăng Lê Văn Duyệt, phường 1, quận Bình Thạnh” Sinh thời ông thích xem gà chọi, ông cho rằng gà có 5 đức tính: văn võ song toàn, lại nhân, nghĩa, tín Hiện nay chính quyền không cho đá gà nữa nên trong lễ giỗ ông không tổ chức đá gà nhưng vẫn

29 duy trì loại hình văn hóa dân gian là hát bội Lê Văn Duyệt cực thích xem tuồng hát, và ông thường cầm chầu Một trong những tuồng hát được soạn riêng cho ông là San Hậu Ngoài ra, Lăng Ông còn mang đến giá trị kinh tế khá lớn vì lượng người viếng Ông hằng năm rất lớn Tiền quyên góp trong lăng đa phần dùng để làm những công tác mang tính cứu trợ xã hội, trùng tu lăng miếu và hỗ trợ những người giữ lăng

Ngoài việc viếng Ông, với khuôn viên rộng và cây xanh bốn mùa tươi tốt, thích hợp cho người dân gần đó đến tập thể dục hay tổ chức sinh hoạt thường nhật Điều này lại càng cho thấy sự gần gũi của Lăng Ông đến với đời sống của người dân Nam Bộ nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng

Trong suốt cuộc đời của Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt, ông đã làm được không ít việc có ích cho nước nhà Với sự tài giỏi, tính tình bộc trực, thẳng thắn của mình, ông đã dám làm những chuyện không mấy ai có thể làm được Nhờ vậy mà ông được muôn dân yêu quý, vùng đất mà ông cai quản trù phú và phồn thịnh bậc nhất đất nước Không có vị Tổng trấn tài ba có tầm nhìn chiến lược Lê Văn Duyệt, vùng đất Gia Định không thể đạt được sung túc, phát triển như ngày nay Người dân Nam Bộ biết ơn Đức Ông, xây dựng lăng Ông, nhiều lần đã bỏ tiền của, công sức trùng tu và sang sửa lại lăng, mộ, miếu cho ông

Nhìn chung kiến trúc lăng vẫn mang đậm nét kiến trúc truyền thống dân tộc Trong đó có sự giao thoa hài hòa với các yếu tố kiến trúc đặc trưng của các vùng miền cũng như của các nước khác nhau Nổi bật nhất là kiểu kiến trúc Nam bộ với kiểu thức nhà “tứ trụ”- kiểu kiến trúc chỉ dành riêng cho thần linh, Phật kết hợp hài hòa, độc đáo với kiểu mái nhà cổ lầu, trùng thiềm điệp ốc, mái thẳng, bờ nóc hình thuyền, trang trí kiểu ô, hộc, … mang đậm nét kiến trúc Huế Ngoài ra, trên lăng còn mang yếu tố kiến trúc của Trung Quốc cũng như của phương Tây nhưng không nhiều Ngay cả trang trí ở lăng cũng mang đậm nét truyền thống dân tộc hòa lẫn các yếu tố trang trí của Trung Quốc, của thời đại Các hoa văn trang trí cũng thể hiện sự dung hợp giữa ba tôn giáo ở Việt Nam (Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo) làm nên nét đặc trưng trong quần thể lăng mộ của Đức Tả quân, trong đó nổi bật là nghệ thuật khảm miểng sành sứ độc đáo

Từ Lăng Ông, chúng ta có thể thấy được phẩm hạnh của Đức Tả quân và sự yêu kính ông của người dân Nam Bộ Thượng Công miếu không chỉ mang trên mình về giá trị lịch sử, kiến trúc mà còn mang nhiều giá trị về văn hóa tinh thần của người Nam Bộ nói chung và người dân thành phố Hồ Chí Minh.nói riêng Các lễ hội tổ chức ở lăng cũng khá đặc sắc thể hiện đậm nét văn hóa vùng miền Đó là tín ngưỡng thờ thần với lễ

Kỳ Yên, lễ xây chầu - Đại bội vô cùng đặc sắc Với tiểu sử, sự nghiệp của Tả Quân Lê Văn Duyệt cùng những nét đặc trưng về kiến trúc, trang trí, lễ hội ở lăng, Thượng Công miếu xứng đáng là trung tâm văn hóa, một biểu tượng của thành phố Hồ Chí Minh

1) Hội Luật gia Việt Nam, 2015 Lê Văn Duyệt với Vùng Đất Nam Bộ Hồng Đức

2) Vương, H., 2004 Sài Gòn năm xưa Tổng hợp Đồng Nai

3) Ngô, T Gia Định Tổng trấn Tả quân Lê Văn Duyệt Khoa học Xã hội

4) Choi, B., 2011 Vùng đất Nam Bộ dưới triều Minh Mạng Thế giới

5) Lê, V., 1924 Tả Quân Thượng Công Nam Kỳ Tổng trấn Lê Văn Duyệt Lê Văn Minh

6) Huỳnh, C., 1964 Kỷ niệm 200 năm sanh nhựt Đức Tả quân và 50 năm thành lập Hội thượng công quí tế

7) Bùi Thị, N., 1995 Lăng Tả Quân Lê Văn Duyệt Thành phố Hồ Chí Minh

8) Huỳnh, M., 2001 Gia Định xưa Thanh Niên

9) Lê, Q., 1964 Phủ biên tạp lục Khoa Học – Hà Nội

10) Nguyễn, K., 1991 Kiến trúc Việt Nam các dòng tiêu biểu Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh

11) Sự thờ cúng Đức Thượng Công Tả Quân Lê Văn Duyệt Tại Lăng Ông Bà Chiểu

12) Ý nghĩa của biểu tượng của hạc cưỡi rùa trong văn hóa thờ cúng.(2020) Available at: https://phanphoigomsu.com/y-nghia-cua-bieu-tuong-cua-hac-cuoi-rua-trong- van-hoa-tho-cung-n113.html

13) Sự hình thành và phát triển học thuyết âm dương ngũ hành trong tư tưởng cổ đại

Trung Quốc :: Suy ngẫm & Tự vấn: ChúngTa.com (2022) Available at: https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra- cuu/hoc_thuyet_am_duong_ngu_hanh_trong_tu_tuong_trung_quoc-

2.html#:~:text=H%E1%BB%8Dc%20thuy%E1%BA%BFt%20%C3%A2m%20d

%A1p%20c%E1%BB%A7a%20v%E1%BA%ADt%20ch%E1%BA%A5t

14) ONLINE, T (2020) Những hình ảnh kể sự tích ở lăng Tả quân Lê Văn Duyệt, TUOI TRE ONLINE Available at: https://tuoitre.vn/nhung-hinh-anh-ke-su-tich-o-lang- ta-quan-le-van-duyet-20200609213607454.htm

15) Mộ các danh thần ở Sài Gòn: Lăng Ông ở Bà Chiểu – tach ca phe (2017) Available at: https://tachcaphe.com/mo-cac-danh-than-o-sai-gon-lang-ong-o-ba-chieu/

16) Giải đáp ý nghĩa bát hương rồng 4 móng và rồng 5 móng? - Gốm Đại Việt (2019)

Available at: https://gomdaiviet.vn/bat-huong-rong-4-mong/

17) (2018) M.thanhnien.vn Available at: https://m.thanhnien.vn/mo-cac-danh-than-o- sai-gon-lang-ong-o-ba-chieu-post513851.amp

18) Hình tượng tứ linh trên đồ đồng thời nguyễn - vhnt.org.vn (2021) Available at: https://vhnt.org.vn/hinh-tuong-tu-linh-tren-do-dong-thoi-nguyen

19) Chuyện bi tráng xoay quanh ngôi mộ cổ (2015) Available at: https://www.doisongphapluat.com/chuyen-bi-trang-xoay-quanh-ngoi-mo-co-cua- ta-quan-le-van-duyet-a95817.html

20) Hình tượng và ý nghĩa của rồng trong bộ tứ linh (2019) Available at: https://www.quatangnhaviet.com/hinh-tuong-va-y-nghia-cua-rong-trong-bo-tu- linh.html

21) Hình tượng Lân trong văn hóa phương Đông (2021) Available at: http://thanhdiavietnamhoc.com/hinh-tuong-lan-trong-van-hoa-phuong-dong/

22) Hồ sơ danh nhân Truyền Thuyết: Tả Quân Lê Văn Duyệt (2021) Available at: https://hosodanhnhan.com/nhan-vat-lich-su/truyen-thuyet-ta-quan-le-van- duyet.html

23) Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I Tả quân Lê Văn Duyệt (2020) Available at: https://www.archives.org.vn/gioi-thieu-tai-lieu-nghiep-vu/ta-quan-le-van- duyet.htm

24) Trí, D (2019) Lăng miếu 200 năm tuổi, nơi thờ danh thần ở Sài Gòn, Báo điện tử Dân Trí Available at: https://dantri.com.vn/du-lich/lang-mieu-200-nam-tuoi-noi- tho-danh-than-o-sai-gon-20191002162559834.htm

25) Lăng miếu mang kiến trúc cung đình Huế giữa Sài Gòn (2022) Available at: https://vnexpress.net/lang-mieu-mang-kien-truc-cung-dinh-hue-giua-sai-gon- 3958731.html

26) Ôn cố tri tân: Tả quân Lê Văn Duyệt, người mở mang bờ cõi phương Nam (2020)

Available at: https://vietnamfinance.vn/on-co-tri-tan-ta-quan-le-van-duyet-nguoi- mo-mang-bo-coi-phuong-nam-20180504224243938.htm

Cổng Tam Quan Miếu – Lăng Lê Văn Duyệt

Từ cổng Tam quan có thể thấy rõ trục kiến trúc của lăng gồm: Nhà bia, lăng mộ và miếu thờ.

Toàn cảnh Lăng Ông – Bà Chiểu chụp từ trên không

Mặt trước và mặt sau của văn bia được Hoàng Cao Khải dựng tại Lăng Ông

Mặt trước và mặt sau của bình phong tiền tại phần mộĐức Tả quân

Mộ phần Tả quân Lê Văn Duyệt và phu nhân - nơi có giá trị và kiến trúc cổ nhất khu di tích. Trước khu mộ là hai tượng nghê, đặc biệt tượng bên phải mang một con nghê con

Toàn cảnh bình phong hậu tại phần mộĐức Tả quân

Toàn bộ khu miếu thờđược lợp ngói âm dương, Trên nóc miếu thờ còn được trang trí bằng hình ảnh nhiềuloài vật và họa tiết khác nhau

Cặp tượng ông Nhật, bà Nguyệt trên nóc nhà tiền điện

Với nghệ thuật khảm sành sứ độc đáo

Bức "Long mã phụ đồ" bằng chất liệu sành sứ, thuỷ tinh trên bức tường khu tiền điện.

Bức phù điêu bằng sành sứ cá chép hoá rồng chiến đấu với chim được trang trí trên miếu thờ

Khu miếu thờgồm Tiền điện, Trung điện và Chính điện, với sắc đỏ và vàng chủ đạo.

Sân thiên tĩnh nối trung điện và chính điện của lăng.

Dấu ấn của kiến trúc Pháp trong chính điện

Bàn thờ giữa chính điện là tượng Tảquân Lê Văn Duyệt, được đúc bằng đồng nguyên chất

Ngày đăng: 23/10/2024, 11:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1) Hội Luật gia Việt Nam, 2015. Lê Văn Duyệt với Vùng Đất Nam Bộ. Hồng Đức Khác
2) Vương, H., 2004. Sài Gòn năm xưa. Tổng hợp Đồng Nai Khác
3) Ngô, T. Gia Định Tổng trấn Tả quân Lê Văn Duyệt. Khoa học Xã hội Khác
4) Choi, B., 2011. Vùng đất Nam Bộ dưới triều Minh Mạng. Thế giới Khác
5) Lê, V., 1924. Tả Quân Thượng Công Nam Kỳ Tổng trấn Lê Văn Duyệt. Lê Văn Minh Khác
6) Huỳnh, C., 1964. Kỷ niệm 200 năm sanh nhựt Đức Tả quân và 50 năm thành lập Hội thượng công quí tế Khác
7) Bùi Thị, N., 1995. Lăng Tả Quân Lê Văn Duyệt. Thành phố Hồ Chí Minh Khác
8) Huỳnh, M., 2001. Gia Định xưa. Thanh Niên Khác
9) Lê, Q., 1964. Phủ biên tạp lục. Khoa Học – Hà Nội Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w