1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài nghiên cứu rủi ro của cocoon việt nam trong việc ra mắt sản phẩm mới kem chống nắng trên thị trường

42 28 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu rủi ro của Cocoon Việt Nam trong việc ra mắt sản phẩm mới kem chống nắng trên thị trường
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Diệp, Nguyễn Thị Hồng Dịu, Nguyễn Thị Thuỳ Dung, Lý Thị Kim Duyên, Nguyễn Thị Mỹ Duyên, Vũ Mạnh Dũng, Phạm Thị Ánh Dương, Nguyễn Thị Thuỳ Dương, Trần Sỹ Đồng, Hà Thị Gấm
Người hướng dẫn Đào Hồng Hạnh
Trường học Trường Đại học Thương Mại
Chuyên ngành Quản trị rủi ro
Thể loại Bài thảo luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 73,84 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO (6)
    • 1.1 Khái niệm về rủi ro (6)
    • 1.2 Rủi ro trong kinh doanh (7)
      • 1.2.1 Khái niệm (7)
      • 1.2.2 Phân loại (7)
    • 1.3. Quản trị rủi ro (8)
      • 1.3.1 Khái niệm (8)
      • 1.3.2 Vai trò (8)
      • 1.3.3 Quy trình quản trị rủi ro (8)
      • 1.3.4 Các nguyên tắc quản trị rủi ro (9)
  • CHƯƠNG II: RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG RA MẮT SẢN PHẨM MỚI KEM CHỐNG NẮNG TRÊN THỊ TRƯỜNG CỦA COCOON (9)
    • 2.1 Giới thiệu công ty và sản phẩm (9)
      • 2.1.1 Giới thiệu chung (9)
      • 2.1.2 Lịch sử ra đời (10)
      • 2.1.3 Các hoạt động chính (10)
      • 2.1.4 Giới thiệu sản phẩm mới của Cocoon (10)
    • 2.2 Tình huống rủi ro của Cocoon khi ra mắt sản phẩm mới kem chống nắng trên thị trường (11)
      • 2.2.1 Nhận dạng rủi ro (11)
      • 2.2.2 Phân tích rủi ro (19)
      • 2.2.3 Kiểm soát và tài trợ rủi ro (29)
    • 2.3 Giải pháp cho công tác quản trị rủi ro của Cocoon (38)
  • KẾT LUẬN (41)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (42)

Nội dung

Trong lĩnh vực kinh doanh, tác giả Hồ Diệu định nghĩa "Rủi ro là những bất trắcngoài ý muốn xảy ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tác động xấuđến sự tồn tại và ph

LÝ THUYẾT CHUNG VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO

Khái niệm về rủi ro

Rủi ro là một biến cố không chắc chắn mà nếu xảy ra thì sẽ gây tổn thất cho con người hoặc một tổ chức nào đó Rủi ro là sự việc không được mong đợi trong tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội Trong cuộc sống và công việc hàng ngày, rủi ro có thể xuất hiện trên mọi lĩnh vực, không ngoại trừ một ai, một quốc gia, một dân tộc nào Tùy từng trường phái mà quan niệm về rủi ro có thể khác nhau

• Theo trường phái tiêu cực

Rủi ro là điều không lành, không tốt bất ngờ xảy đến (Theo từ điển tiếng Việt do Trung tâm từ điển học Hà Nội xuất bản năm 1995)

Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau đớn, thiệt hại… (dịch từ nguyên bản

Trong lĩnh vực kinh doanh, tác giả Hồ Diệu định nghĩa "Rủi ro là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp"

Như vậy rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người.

• Theo trường phái trung hòa

“Rủi ro là sự bất trắc gây thiệt hại, sự bất trắc cụ thể liên quan đến một biến cố không mong đợi" (Alan Willent)

“Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được" (Frank Knight)

“Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả Rủi ro có thể xuất hiện trong hầu hết các hoạt động của con người Khi có rủi ro người ta không thể dự đoán được chính xác kết quả Sự hiện diện của rủi ro gây nên sự bất định Nguy cơ rủi ro phát sinh bất cứ khi nào một hành động dẫn đến khả năng được hoặc mất không thể đoán trước” (C. Arthur William, Jr.Micheal, L Smith)

Như vậy, đa số các học giả theo trường phải trung hòa đều cho rằng: Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được Rủi ro vừa mang tính tích cực vừa mang tính tiêu cực Rủi ro có thể mang đến những tổn thất, mất mát, nguy hiểm cho con người, nhưng cũng có thể mang đến những cơ hội Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp cho tương lai

Rủi ro trong kinh doanh

Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc toàn bộ công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ nhằm mục đích sinh lời Bất cứ tổn thất không mong muốn nào trong kinh doanh cũng đều ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu kinh doanh và những tổn thất không mong đợi đó thường đến từ các rủi ro trong kinh doanh

Rủi ro trong kinh doanh là một biến cố không chắc chắn trong kinh doanh mà nếu xảy ra thì sẽ gây tổn thất cho cá nhân hoặc tổ chức tham gia hoạt động kinh doanh

Các loại rủi ro thường gặp trong kinh doanh của doanh nghiệp gồm:

Rủi ro tài chính: là sự mất mát hoặc không đạt được lợi nhuận do biến động của các yếu tố tài chính như giá cổ phiếu, tỷ giá hối đoái, lãi suất, thay đổi trong tình hình kinh tế, chính sách tài chính hay các quyết định của doanh nghiệp ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát dòng tiền, nợ.

Rủi ro hệ thống: là nhóm rủi ro tập trung vào các hoạt động và quy trình cụ thể trong một tổ chức hoặc các bộ phận trực tiếp của công ty Các rủi ro này có thể bao gồm những vấn đề như sự cố kỹ thuật, hỏng hóc thiết bị, hệ thống quản lý không hiệu quả, sai sót trong quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ, thiếu sót trong quy trình kiểm soát chất lượng, các vấn đề khác có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ, hiệu suất hoạt động và uy tín của tổ chức.

Rủi ro chiến lược: các rủi ro xuất phát từ các vấn đề liên quan đến quản trị, môi trường kinh doanh và các bên liên quan như khách hàng, đối thủ, nhà đầu tư…

Rủi ro pháp lý: rủi ro có liên quan tới việc chấp hành các quy định/nội quy của doanh nghiệp, các luật và văn bản pháp lý khác của Nhà nước liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng/cam kết.

Rủi ro thương hiệu: thương hiệu hay danh tiếng là một lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Khi thương hiệu bị ảnh hưởng do không trung thực, thiếu tôn trọng khách hàng sẽ đẩy doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều hậu quả khủng khiếp, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của doanh nghiệp.

Rủi ro về thị trường: các tác động từ thị trường mang đến khó khăn chung cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực nhất định, là rủi ro mà doanh nghiệp thường xuyên gặp phảiRủi ro bảo mật: những thông tin mật của doanh nghiệp bị tiết lộ hoặc đánh cắp như bản quyền kinh doanh, bí mật công nghệ, danh sách khách hàng Hậu quả nặng nhất có thể khiến doanh nghiệp bị phá sản.

Quản trị rủi ro

Quản trị rủi ro: là quá trình nhận dạng, phân tích (bao gồm cả đo lường, đánh giá) rủi ro, xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm soát, tài trợ để khắc phục các hậu quả của rủi ro.

Quản trị rủi ro là một quá trình phức tạp và đòi hỏi sự hợp tác của nhiều bên liên quan trong tổ chức Sự tham gia và cam kết từ tất cả các cấp bậc và phòng ban trong doanh nghiệp là điều cần thiết để đạt được hiệu quả trong quản trị rủi ro.

Nâng cao nhận thức rủi ro trong toàn bộ doanh nghiệp

Tạo điều kiện thực hiện tốt nhất những mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra

Giảm thiểu tình trạng sử dụng ngân sách phung phí

Cải thiện an toàn và an ninh tại nơi làm việc cho nhân viên và doanh nghiệp

Tăng hiệu quả hoạt động với việc áp dụng các quy trình và kiểm soát rủi ro nhất quán, sử dụng tối ưu các nguồn lực trong hoạt động kinh doanh

1.3.3 Quy trình quản trị rủi ro

Nhận dạng rủi ro: là quá trình xác định một cách liên tục và có hệ thống các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp

Phân tích rủi ro: là quá trình nghiên cứu những hiểm họa, xác định những nguyên nhân dẫn đến rủi ro, đo lường, đánh giá và phân tích tổn thất

Kiểm soát rủi ro: là hoạt động liên quan đến việc đưa ra và sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ khác nhau nhằm phòng ngừa và giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp.

Tài trợ rủi ro: là hoạt động nhằm tạo ra và cung cấp những phương tiện hay nguồn lực để khắc phục hậu quả hay bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra, gây quỹ dự phòng cho những chương trình để giảm bớt bất trắc và rủi ro hay để gia tăng những kết quả tích cực.

1.3.4 Các nguyên tắc quản trị rủi ro

Nguyên tắc 1: Không chấp nhận rủi ro không cần thiết, chấp nhận rủi ro khi lợi ích lớn hơn chi phí

Nguyên tắc 2: Ra các quyết định rủi ro ở các cấp thích hợp

Nguyên tắc 3: Kết hợp quản trị rủi ro vào hoạch định và vận hành ở các cấp

RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG RA MẮT SẢN PHẨM MỚI KEM CHỐNG NẮNG TRÊN THỊ TRƯỜNG CỦA COCOON

Giới thiệu công ty và sản phẩm

Cocoon là thương hiệu mỹ phẩm 100% sản xuất tại Việt Nam nổi tiếng cho mọi lứa tuổi với những ưu điểm vượt trội:

 100% nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng và an toàn cho làn da

 100% thuần chay: không sử dụng các nguyên liệu từ động vật mà hoàn toàn từ thiên nhiên

 100% không bao giờ thử nghiệm trên động vật: Các công thức mỹ phẩm của Cocoon được nghiên cứu và được thử nghiệm bằng các bài kiểm tra trong phòng thí nghiệm (in-Vitro test) hoặc trên các tình nguyện viên (in-Vivo test) Không thực hiện các bài thử nghiệm lên động vật như: thỏ, chuột, lòng đỏ trứng gà đã thụ tinh.

Ngày nay, phong cách sống “xanh” không chỉ thể hiện ở việc tái sử dụng túi nilon,hạn chế đồ nhựa dùng một lần… mà còn thể hiện cả trong lĩnh vực làm đẹp Cocoon – dòng mỹ phẩm thuần chay Made in Vietnam không chỉ giúp bạn chăm sóc da mà còn mang đến lối sống thân thiện với môi trường.

Cocoon là thương hiệu dẫn đầu xu hướng mỹ phẩm thuần chay tại Việt Nam với những chứng chỉ quốc tế đảm bảo độ an toàn cho các thành phần 100% thuần chay của sản phẩm Vì vậy, Cocoon được nhiều người biết đến bởi sản phẩm mang tính nhân văn và an toàn cho sức khỏe người dùng Đó là điểm khác biệt vô cùng lớn giữa thương hiệu với công ty mỹ phẩm khác trên thị trường Hơn nữa, để đảm bảo tính thuần chay 100% của sản phẩm, Cocoon chỉ hợp tác với đối tác sử dụng nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên trong quá trình sản xuất của họ Điều này có nghĩa là họ không sử dụng bất kỳ thành phần nào từ động vật như mật ong, sáp ong, lông tơ, dịch ốc sên, tơ tằm, v.v.

Năm 2013 hãng mỹ phẩm thuần chay Việt Nam mang tên Cocoon ra đời, với cam kết sử dụng những nguyên liệu phong phú như: bí đao, cà phê Đắk Lắk, dầu dừa, tràm trà, mật ong, các loài hoa, Cùng với nguyên liệu an toàn là sự đa dạng về mẫu mã cũng như sự đầu tư chỉn chu về mặt đóng gói, hình ảnh, Cocoon đang ngày càng chiếm được ưu thế trên thị trường mỹ phẩm Việt Nam nói chung và cộng đồng làm đẹp Việt Nam nói riêng.

Sản xuất mỹ phẩm, tẩy da chết, dầu gội đầu, mặt nạ, son dưỡng (ngành chính) Nổi bật nhất là dòng mỹ phẩm thuần chay Cocoon Ngay khi ra đời, Cocoon đã được biết đến như là một thương hiệu đi đầu trong làng “mỹ phẩm xanh” của giới làm đẹp Việt. Cocoon nhanh chóng được yêu thích bởi 100% thuần chay, mỗi sản phẩm được thiết kế bao bì đẹp, chỉn chu và mang thông điệp nhân văn.

2.1.4 Giới thiệu sản phẩm mới của Cocoon

Cocoon là một thương hiệu mỹ phẩm thuần Việt được nhiều người yêu thích vì những sản phẩm vô cùng an toàn, lành tính, nay Cocoon đã cho ra mắt sản phẩm kem chống nắng bí đao quang phổ rộng với hiệu quả chống nắng vô cùng cao:

- Về thiết kế, bao bì:

Sản phẩm có thiết kế vỏ nhựa hình trụ dạng airless-pump, giúp dễ dàng lấy lượng sản phẩm có trong chai một cách tiện lợi, vệ sinh đồng thời bảo quản sản phẩm tránh tiếp xúc trực tiếp với không khí, bị oxy hóa làm mất tác dụng trong quá trình sử dụng.

- Về thành phần: Kem chống nắng bí đao Cocoon có thành phần bao gồm:

+ Niacinamide: Có tác dụng chống oxy hóa, giúp bảo vệ da, mờ thâm hiệu quả. + Vitamin C & vitamin E: Giúp tăng cường khả năng chống oxy hóa và ngăn ngừa hình thành sắc tố melanin.

+ Chiết xuất bí đao: Có tác dụng giảm viêm, kháng khuẩn, làm dịu da.

+ Hydroxymethoxyphenyl decacone: Đây là một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào, hạn chế kích ứng, tăng cường tổng hợp HA.

- Về kết cấu, mùi hương:

Kem chống nắng bí đao Cocoon thích hợp cho làn da dầu, mụn, da nhạy cảm, khả năng chống nắng cao với chỉ số chống UVA và PPD lên đến 37 giúp bảo vệ da khỏi những yếu tố gây hại từ ánh nắng mặt trời cực hiệu quả.

Tình huống rủi ro của Cocoon khi ra mắt sản phẩm mới kem chống nắng trên thị trường

STT Mối hiểm họa Mối nguy hiểm Nguy cơ rủi ro

R1 - Không định hướng trước được sản phẩm sẽ sản xuất trong tương lai

- Quy trình sản xuất các sản phẩm không có sự đồng bộ, liên kết, móc nối nhau

Gián đoạn trong việc chuyển giao công nghệ, thiết bị, máy móc, kỹ thuật từ sản xuất các sản phẩm trước đó sang kem chống nắng

Nguy cơ rủi ro tài sản:

- Thiệt hại về doanh thu khi sản phẩm bán đi với số lượng ít hơn.

- Nguy cơ phải thu hồi toàn bộ sản phẩm, phải thay đổi công thức sản

R2 - Sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp nước ngoài

- Quy trình đánh giá nhà cung cấp kém hiệu quả

- Chính sách thương mại (đóng cửa khẩu biên giới do dịch bệnh)

- Nguyên liệu sản xuất kem chống nắng kém chất lượng (bí đao, khoáng chất, vitamin) xuất kem chống nắng mới.

- Mất khách hàng trung thành Khách hàng sẵn sàng rời bỏ doanh nghiệp khi xảy ra bê bối.

- Mất uy tín của doanh nghiệp

- Mất đối tác kinh doanh

- Mất nhà cung ứng chất lượng

Nguy cơ rủi ro nhân lực:

- Nhân viên mất tinh thần và động cơ làm việc

Nguy cơ rủi ro pháp lý:

R3 Các khoản dự phòng của doanh nghiệp không đủ ứng phó khi rủi ro (thuế tăng giảm đột ngột) xảy ra

Chính sách thuế quan (hàng rào thuế quan lỏng lẻo, thuế tăng giảm đột ngột)

R4 - Công tác tuyển chọn nhà lãnh đạo lỏng lẻo, yếu kém.

- Nhà lãnh đạo thiếu trách nhiệm trong việc thường xuyên nghiên cứu các quy định pháp luật, tiêu chuẩn của

Bộ Y Tế, bộ phận pháp chế của doanh nghiệp cập nhật chậm, sai sót trong thực hiện và tuân thủ quy định pháp luật

Quy định mới ban hành, thay đổi quy định pháp lý, sự thay đổi trong tiêu chuẩn chất lượng của Bộ Y Tế về kem chống nắng

R5 - Không có sự nhất quán giữa các bộ phận trước khi đưa sản phẩm vào sản xuất

- Các phát minh thiết yếu không được hoàn thành và đưa vào danh sách của nhà thiết kế trước khi dự án phát triển sản phẩm kem chống

Sự không phù hợp giữa các chức năng:

Ví dụ, bộ phận kỹ thuật có thể thiết kế sản phẩm không nhất quán giữa chi phí thấp và chất lượng cao nắng bắt đầu chịu chi phí bồi thường cho khách hàng khi bị dị ứng da

- Doanh nghiệp tốn chi phí kiểm định sản phẩm

- Doanh nghiệp phải chịu chi phí kiện tụng.

- Doanh nghiệp chịu tổn thất khi bị lộ, bị đánh cắp thông tin, dữ liệu về sản phẩm

- Doanh nghiệp có thể bị đánh bản quyền cho sản phẩm

R6 Công tác đánh giá giá trị tài sản yếu kém, sự thiếu trách nhiệm của những người làm công tác đánh giá giá trị tài sản

Hiểu sai về thế mạnh công nghệ của chính họ, đánh giá quá cao khả năng kỹ thuật của công ty

R8 Sự thiếu trách nhiệm của nhà quản lý trong việc kiểm soát sản phẩm mới

- Chậm trễ, lơ là trong việc đăng ký bằng độc quyền sáng chế và bản quyền sản phẩm để chứng minh doanh nghiệp là chủ sở hữu hợp pháp của mẫu sản phẩm

- Lòng tham của nhân viên khi bán công thức sản phẩm mới cho đối thủ cạnh tranh

R9 - Tính năng, lợi ích của sản phẩm, dịch vụ mới quá khác biệt, mới mẻ

- Thói quen sử dụng sản phẩm, thương hiệu quen thuộc của khách hàng và không sẵn sàng chuyển đổi và

Khách hàng mục tiêu/tiềm năng không nhận diện được lợi ích, giá trị của sản phẩm dùng thử sản phẩm mới

- Giá thành quá cao so với khả năng chi trả của số đông khách hàng.

R10 - Đã có nhiều hãng kem chống nắng với chất lượng tốt, giá thành rẻ và quen thuộc với khách hàng như:

- Các đối thủ cạnh tranh có cơ sở chi phí cơ bản rẻ hơn hoặc sản phẩm tốt hơn.

- Đối thủ cạnh tranh có chính sách tốt hơn cho việc phát triển một hãng kem chống nắng sáng tạo hơn với công dụng vượt trội

- Tính cạnh tranh khốc liệt trong thị trường kem chống nắng

- Sản phẩm có thể trở nên lỗi thời trong một thời gian rất ngắn

R11 - Sự phản ứng với thông tin mới chậm trễ, không linh

- Nhà nước thay đổi và áp dụng luật thuế mới hoạt của nhà quản trị

- Công tác tuyển chọn kế toán thuế không chặt chẽ

- Kế toán hạch toán sai lệch về chi phí và thuế

- Trốn thuế, mua lậu nguyên vật liệu sản xuất nhằm giảm chi phí

R12 Nguồn nhân lực (lãnh đạo, nhân viên) không được đào tạo và tuyển dụng thường xuyên

Công ty thiếu chiều sâu về nguồn nhân lực khi đổi mới phương pháp để sản xuất sản phẩm mới

R13 - Sự bảo thủ của nhà quản trị

- Quá coi trọng đội ngũ quản lý mà không đề cao đội ngũ nhân viên cấp thấp - những nhân viên bán hàng thị trường, nhân viên chế tạo máy móc mới là những người có thể đưa ra những ý tưởng sát sao nhất với nhu cầu thị trường

Hoạch định chiến lược dựa vào cảm xúc chủ quan, hay thực thi chiến lược không tuân thủ quy định của doanh nghiệp

R14 - Doanh nghiệp thường đưa ra những quyết định quá nóng vội muốn lập tức có kết quả

Thiếu việc thử nghiệm một vài sự lựa chọn khác nhau để chọn ra sản phẩm mới tốt ngay

- Nhà nghiên cứu quá chú tâm đến lợi ích/tính năng vật lý của sản phẩm nhất, bỏ qua bước đánh giá sau chiến dịch

R15 - Nhân viên bán hàng, nhân viên chăm sóc khách hàng kém chuyên môn nghiệp vụ trong việc cung cấp các thông tin hữu ích cho khách hàng

- Bao bì sản phẩm không cung cấp đầy đủ các thông tin hữu ích như: quy trình hướng dẫn sử dụng, thành phần, cách bảo quản sản phẩm

Bản thân khách hàng (quy trình chăm sóc da không đúng, da cơ địa bị mẫn cảm với thành phần của sản phẩm trong khi các thành phần trong sản phẩm lành tính, an toàn)

R16 Đạo đức yếu kém - Đối thủ cạnh tranh giả danh người bán hàng cố tình giới thiệu sai cách sử dụng, công dụng của sản phẩm vì một mục đích

- Khách hàng cố tình gây khó dễ (đăng tin không đúng sự thật trên mạng xã hội nhằm bôi xấu, bài trừ sản phẩm)

R17 - Bỏ qua công đoạn kiểm tra tính độc nhất của sản phẩm:

Doanh nghiệp quá vội vàng đầu tư vào phát triển sản phẩm sản phẩm đã có trên thị trường hay chưa, có vi phạm bản quyền của các công ty, doanh nghiệp khác hay không

- Chuyên môn của nhà phân tích thị trường không cao

- Thiếu trách nhiệm trong công việc mới khi có sẵn nguồn lực hoặc

“mù mờ” về nhu cầu khách hàng mà không đi tự tìm hiểu kỹ càng

R18 - Người định giá sản phẩm thiếu kỹ năng, chuyên nghiệp

- Thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực marketing

- Nhân viên bán hàng, nhân viên chăm sóc khách hàng kém chuyên môn nghiệp vụ trong việc cung cấp các thông tin hữu ích cho khách hàng

- Tác phong làm việc trì trệ, cầm chừng của nhân viên Đưa ra mức giá bán không phù hợp, chiến lược marketing thiếu sự hiệu quả, mang sự cảm tính thay vì dựa trên cơ sở dữ liệu từ thị trường, khách hàng.

R19 - Sự sao nhãng, thiếu trách nhiệm trong lề lối làm việc của chủ sở hữu thương hiệu

- Sự thiếu trách nhiệm của

Lòng tham của nhân viên phát sinh với khối tài sản có giá trị lớn (bán công thức sản phẩm cho đối tượng bên ngoài nhằm thủ kho, người quản lý tài sản, người kiểm tra, giám sát hệ thống máy móc thiết bị của doanh nghiệp

- Nhân viên thường xuyên sử dụng tài sản cho mục đích riêng

- Hệ thống Camera giám sát không đảm bảo, phát sinh hỏng đột ngột không được kịp thời báo cáo sửa chữa

- Chậm hoặc không đăng ký bằng độc quyền sáng chế và bản quyền sản phẩm để chứng minh doanh nghiệp của bạn là chủ sở hữu hợp pháp của mẫu sản phẩm. thu lợi cá nhân)

2.2.2 Phân tích rủi ro a Phân tích nguyên nhân và tổn thất của rủi ro

Rủi ro Nguyên nhân Tổn thất

R1 Khi không có kế hoạch sản xuất chi tiết và dài hạn, tổ chức có thể rơi vào tình trạng chỉ đứng trước một loạt các dự án ngắn hạn hoặc dự án không được ưu tiên, dẫn đến sự mất điểm trong việc định hướng sản phẩm tương lai Quản lý sản xuất không hiệu quả hoặc thiếu sự quản lý chặt chẽ có thể dẫn đến sự không đồng bộ trong quy trình sản xuất.

Do không có kế hoạch cụ thể cho sản phẩm trong tương lai, doanh nghiệp có thể tiêu tốn nhiều thời gian và nguồn lực vào các dự án không cần thiết hoặc không mang lại giá trị thực sự Thiếu định hướng về sản phẩm sẽ làm cho doanh nghiệp khó lòng thiết kế sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường, dẫn đến sự không hài lòng của khách hàng và rủi ro thất bại. Quy trình sản xuất không đồng bộ và không liên kết có thể dẫn đến lãng phí thời gian và nguồn lực trong việc chuyển đổi từ sản phẩm này sang sản phẩm khác, cũng như tạo ra lỗi sản phẩm do sự thiếu thông tin và hệ thống.

R2 Các nhà cung cấp nước ngoài có thể cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ với giá thấp hơn so với nhà cung cấp trong nước, dẫn đến sự phụ thuộc do tính kinh tế Sự thiếu chính xác trong việc thu thập và đánh giá thông tin về nhà cung cấp có thể dẫn đến sự sai lầm trong quá trình

Khi một doanh nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung cấp nước ngoài, họ có thể dễ dàng bị ảnh hưởng bởi các biến động trong tình hình quốc tế như biến động tỷ giá hối đoái, cuộc chiến thương mại, thay đổi chính trị, hoặc nguy cơ thiếu nguồn đánh giá cung cấp do vấn đề vận chuyển Nếu doanh nghiệp không thực hiện một quy trình đánh giá nhà cung cấp nước ngoài một cách cẩn thận và kỹ lưỡng, họ có thể chọn những đối tác không đáng tin cậy hoặc không đáp ứng được yêu cầu chất lượng và thời gian cung cấp.

R3 Một nguyên nhân cơ bản là doanh nghiệp có thể không đưa ra mức dự phòng đủ lớn để ứng phó với tất cả các rủi ro có thể xảy ra Điều này có thể do dự phòng được tính toán không đúng cách hoặc doanh nghiệp không có khả năng tài chính để đảm bảo mức dự phòng đủ lớn Nếu doanh nghiệp không có khả năng dự báo được các biến động trong thuế hoặc các yếu tố liên quan đến rủi ro thuế, họ có thể không chuẩn bị đủ sẵn sàng Các thay đổi thuế đột ngột có thể xuất hiện vì thay đổi trong chính trị, quy định, hoặc tình hình kinh tế.

Nếu doanh nghiệp không dự phòng đủ tiền để đối phó với sự tăng thuế đột ngột mà chính phủ áp đặt, họ có thể phải chịu áp lực tài chính nặng nề Điều này có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận và khả năng thanh toán của họ Trong trường hợp ngược lại, nếu doanh nghiệp dự phòng quá nhiều tiền cho thuế và sau đó thuế giảm đột ngột, họ có thể gặp tình trạng tiền mặt dư thừa, làm cho vốn hoá của họ không hiệu quả.

Giải pháp cho công tác quản trị rủi ro của Cocoon

Thứ nhất, hoàn thiện lại bộ máy quản trị rủi ro trong công ty.

Công ty chưa có một bộ máy hoàn chỉnh để thực hiện công tác quản trị rủi ro, chưa có một bộ phận chuyên trách để thực hiện công tác này vì vậy các hoạt động quản trị rủi ro chưa thực sự đạt kết quả.

Công ty cần giao trách nhiệm cho một bộ phận chuyên trách thu thập, phân tích các thông tin có thể gây ra những bất lợi cho công ty Từ đó lập các kế hoạch để đối phó với các rủi ro đó Dự trù ngân sách và nguồn lực cần thiết để tài trợ và kiểm soát rủi ro.

Công ty phải giao quyền cho trưởng bộ phận quản trị rủi ro, để họ có trách nhiệm và quyền hạn trong việc thực hiện các nhiệm vụ của mình Tránh tình trạng như hiện nay giám đốc chịu trách nhiệm tất cả các hoạt động quản trị như thế sẽ gây chồng chéo công việc và hiệu quả công việc không cao.

Các bộ phận phòng ban phải có sự liên hệ chặt chẽ và cung cấp thông tin cho bộ phận quản trị rủi ro trong công ty để giải quyết công việc một cách hiệu quả.

Thứ hai, xây dựng các kế hoạch quản trị rủi ro linh hoạt thích ứng trong từng thời kì

Xây dựng các chính sách quản lý rủi ro doanh nghiệp Chính sách quản lý rủi ro xác định phương pháp tiếp cận đối với rủi ro và quản lý rủi ro, đồng thời nêu rõ trách nhiệm trong việc quản lý rủi ro trong toàn bộ doanh nghiệp.

Ban giám đốc là người chịu trách nhiệm xác định hướng chiến lược và cơ cấu cho chức năng quản lý rủi ro doanh nghiệp nhằm đảm bảo hoạt động hiệu quả nhất Các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp có trách nhiệm trong việc quản lý rủi ro hàng ngày, gắn kết việc nhận thức và tuyên truyền về quản lý rủi ro trong bộ phận mình công tác Bộ phận quản lý rủi ro doanh nghiệp phải xây dựng được chính sách kiểm soát bất cứ một rủi ro nào thông qua việc phân tích các rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải Từ đó, phát triển các chiến lược nhằm từng bước giảm thiểu tần suất và nguy cơ mắc rủi ro, thiết kế định hướng quản lý rủi ro ở cấp độ chiến lược và chức năng.

Công ty cần xây dựng các kế hoạch quản trị rủi ro cho từng thời kì ứng với các kế hoạch kinh doanh của mình Trong quá trình phân tích môi trường kinh doanh cho những kế hoạch tiêu thụ sản phẩm thì công ty phải phân tích luôn những rủi ro và cơ hội trên thị trường mà công ty có thể gặp phải trong thời kì nào đó Từ những kết quả phân tích đó, công ty tiến hành các hoạt động kinh doanh và lập luôn các kế hoạch quản trị những rủi ro có thể xảy ra với công ty trong thời kỳ đó.

Các kế hoạch chiến lược của công ty có thể thực hiện trong ngắn hạn và dài hạn, nhưng các kế hoạch quản trị rủi ro phải được xây dựng và thực hiện thường xuyên bởi luôn có những biến động trong hoạt động của công ty đòi hỏi phải có những phản ứng linh hoạt.

Thứ ba, tăng cường công tác chỉ đạo từ ban lãnh đạo cấp cao

Muốn hoạt động quản trị rủi ro đạt hiệu quả cao thì nhất quyết phải có sự chỉ đạo gắt gao từ lãnh đạo Người đứng đầu công ty trước tiên phải xác định trách nhiệm của mình trong các rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải, cùng với đó phải có một tư tưởng chỉ đạo thông suốt tới tất cả các bộ phận phòng ban trong công ty và tới tất cả các cá nhân. Để các cán bộ nhân viên trong công ty hiểu được tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro đối với hoạt động của công ty Phải có các quy định cụ thể quy định trách nhiệm quyền hạn của mọi cá nhân trong công ty về những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động của công ty.

Thứ tư, tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ nhân viên trong công ty Để hoạt động quản trị rủi ro có chất lượng, yêu cầu những người thực hiện công tác quản trị này phải có kiến thức kỹ năng, kinh nghiêm, có khả năng đề xuất các giải pháp hợp lý để giải quyết các tình huống thực tế.

Trong quá trình triển khai hoạt động quản lý rủi ro, doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến việc chuẩn bị bố trí và sử dụng hợp lý các nguồn lực Các nguồn lực cần thiết cho hoạt động quản lý rủi ro phải được thiết lập tại từng cấp quản lý và trong từng đơn vị. bảo các yêu cầu sau: Cam kết của Ban lãnh đạo cấp cao đối với hoạt động quản lý rủi ro. Phân công trách nhiệm rõ ràng trong doanh nghiệp đối với hoạt động quản lý rủi ro Cần đảm bảo phân bổ hợp lý các nguồn lực cho hoạt động đào tạo và nâng cao nhận thức về rủi ro Đặc biệt là việc thực thi, tuân thủ chính sách quản lý rủi ro Tại nhiều doanh nghiệp, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro được đưa vào hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng thực hiện công việc của nhân viên.

Yêu cầu tất cả mọi người phải có khả năng thu thập thông tin, phân tích tình huống có trình độ để phát hiện các vấn đề của bộ phận mình Từ đó có thể đề xuất các giải pháp để góp phần vào sự phát triển ổn định của công ty.

Muốn làm được điều này, công ty phải tăng cường đào tạo cho nhân viên của mình, để họ nâng cao được năng lực, trình độ Công ty có thể cho họ đi học các lớp ngắn hạn theo kinh phí của công ty hoặc là tạo điều kiện cho nhân viên tự học để nâng cao năng lực.

Thứ năm, phát triển những nhận thức mới về quản trị rủi ro trong công ty

Hiện nay có nhiều những nhận thức mới về quản trị rủi ro, khoa học về quản trị rủi ro có nhiều quan điểm mới về việc rủi ro không hẳn chỉ mang lại những điều không may mất mát cho các doanh nghiệp Mà nếu nghiên cứu sâu về rủi ro và dám chấp nhận mạo hiểm thì doanh nghiệp có thể thấy được cơ hội phát triển từ chính những rủi ro đó.

Vì thế, trong hoạt động của công ty rất cần thiết phải có nhận thức mới này để có thể tạo được bước đột phá trong hoạt động kinh doanh Hiện nay công ty mới chỉ nhận thức về rủi ro một cách rất đơn giản, rủi ro là mang lại những điều không hay Hầu hết các hoạt động quản trị rủi ro là né tránh các rủi ro đo và sử dụng bảo hiểm cũng như các quỹ để phân tán hậu quả rủi ro.

Ngày đăng: 22/10/2024, 20:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w