Quaviệc chứng minh rằng các phạm trù không phải là những đặc tính của sự vật như Aristote đãtừng nghĩ, nhưng nó lại là lãnh vực nằm trong chính chủ thể tri thức, và nó tồn tại như nhữngk
HỆ THỐNG PHẠM TRÙ TRONG TRIẾT HỌC CỦA ARISTOTE VÀ EMMANUEL KANT
Các Phạm Trù Theo Aristote
Aristote được xem như là người đưa ra học thuyết phạm trù đầu tiên của lịch sử triết học Qua học thuyết ấy, ông đã thừa nhận một nền tri thức luận duy thực, những phạm trù chính là sự phân loại các thuộc tính, những cách mà hữu thể thể hiện theo như ta nghĩ Thế nên, học thuyết này còn được xem là học thuyết về tồn tại Mỗi phạm trù đều giữ một vai trò nhất định trong nhận thức và xác định mặt này hay mặt khác của tồn tại 2 Để hiểu rõ hơn về học thuyết các phạm trù: trước hết, ta sẽ tìm hiểu những cơ sở luận lý của học thuyết phạm trù; tiếp đến, phân tích một số phạm trù quan trọng của ông; và cuối cùng, xem xét mục đích và vai trò của nó trong triết học của Aristote là gì.
1.1 Nền tảng cấu thành hệ thống các phạm trù của Aristote
Trước Aristote, người Hy Lạp cổ đại đã chỉ ra các khái niệm chung như: cái tồn tại – cái không tồn tại, cái đồng dạng – cái không đồng dạng, cái giới hạn – cái vô hạn, cái tận cùng – cái vô tận, cái chia được – cái không chia được, cái đa – cái đơn… Thế nhưng, những khái niệm này chưa được gọi là “phạm trù”, hoặc nếu có thì cũng chỉ có thể xem chúng như là hình bóng mờ ảo đối với các phạm trù sau này của Aristote mà thôi Mặt khác, ta thấy cả Socrate, Platon và Aristote đều quan tâm nhiều đến vai trò của các khái niệm trong nhận thức và xem nó như là phương tiện để nhận thức bản chất của tồn tại
Sau này, nhiều nhà nghiên cứu về học thuyết phạm trù của Aristote cho rằng học thuyết này đã chịu ảnh hưởng rất nhiều từ các “khái niệm” của Platon Aristote là một học trò xuất sắc của Platon nhưng ông lại đặc biệt phê phán học thuyết ý niệm (thế giới linh tượng) của thầy mình Đây là một lý do nền tảng để Aristote đưa ra học thuyết phạm trù. Ông cho rằng, Platon đã tách thế giới ý niệm ra khỏi thế giới vật chất, như thế đã làm cho các khái niệm (các phạm trù – về sau theo ý của Aristote) trở thành cái vô nghĩa đối với việc nhận thức các sự vật 3
Như vậy, ta có thể nói rằng từ việc kế thừa và phát triển các tri thức đã có của tiền nhân (nhất là Platon), Aristote đã hệ thống hóa và đưa ra một hệ thống các phạm trù mang
2 X Nguyễn Văn Dũng, Arixtốt với học thuyết phạm trù (Nxb Khoa Học Xã Hội – Hà Nội, 1996), 54 – 55.
3 X Ibid, 31 – 33. tính độc lập cho riêng mình Đây là hệ thống phạm trù triết học đầu tiên trong lịch sử triết học Tây Phương 4 Ngoài ra, phương pháp tìm ra các phạm trù của Aristote đều dựa trên kinh nghiệm thường nghiệm Phương pháp này được tiến hành theo ba bước: (1) quan sát những sự vật trong thiên nhiên, (2) sử dụng lý trí để suy tư, (3) đưa ra các phạm trù.
1.2 Học thuyết “Các Phạm Trù”
Tác phẩm “Các phạm trù” trong bộ Organon được viết thành 15 chương, nhưng đến chương thứ IV trở về sau mới bàn đến mười phạm trù Mười phạm trù được ông đề cập đến bao gồm: bản chất (bản thể), chất lượng, số lượng, tương quan, vị trí (không gian), thời gian, tư thế, chiếm hữu, hành động, thụ động Tuy nhiên, Aristote dành hầu hết thời gian để phân tích bốn phạm trù đầu, đặc biệt là phạm trù “bản chất” Còn các phạm trù còn lại, chỉ được ông điểm qua và thậm chí chúng không còn được nhắc đến trong các tác phẩm khác. Như vậy, có lẽ là Aristote chỉ muốn cố gắng đưa chúng vào một hệ thống, trong mối tương quan để phản ánh tính “thực tại” của thế giới khả giác mà thôi 5
Do đó, ta sẽ cùng bàn đến một số các phạm trù quan trọng như: bản thể, số lượng, chất lượng, tương quan, vị trí, và thời gian
Phạm trù Bản Thể (ousia = substance): Theo Aristote, đây là một thực tại được quan niệm như nền tảng cho mọi cái khác Nó luôn luôn là chủ thể hay chủ từ Bản thể trở thành thực thể chính yếu cho chín phạm trù còn lại, vì những phạm trù sau chỉ là những thực tại “tùy thể” hay là những “thuộc từ” 6 Ông viết “bản thể là cái thứ nhất trong mọi nghĩa: cả về định nghĩa, cả về nhận thức, cả về thời gian Trên thực tế, trong số các loài đang tồn tại, không có cái nào có thể tồn tại riêng biệt, chỉ một mình bản thể là có thể” 7 Ngoài ra, để phân tích một cách rõ hơn về phạm trù này, Aristote đã chia bản thể làm hai loại: bản thể đệ nhất và bản thể đệ nhị Bản thể đệ nhất (subtance première) là những cá thể (anh A, con gà kia…), chúng luôn là những chủ từ Còn bản thể đệ nhị (substance seconde) là những chủng loại bao hàm nhiều cá thể (loài người, loài vật…) Nói cách khác, những bản thể đệ nhất là những “bản thể theo nghĩa đích thực, nguyên thủy và xác thiết nhất, là cái gì không thể gán thuộc cho một chủ thể cũng không hiện diện trong một chủ thể”, mà nó chính là chủ thể Ngược lại,
6 X Lê Tôn Nghiêm, Lịch sử triết học Tây Phương, tập 2 (Nxb Tp Hồ Chính Minh, 2000), 298.
7 X Nguyễn Văn Dũng, Arixtốt với học thuyết phạm trù, 56. bản thể đệ nhị là những cái gì có thể gán thuộc cho một chủ thể và cũng hiện hữu trong một chủ thể 8 Và như thế, ta có thể thấy rằng, theo Aristote thì các sự vật đơn nhất trong tự nhiên có trước và những tri thức về chúng (diễn đạt qua các khái niệm) sẽ có sau
Phạm trù Số Lượng (prosótes = quatité): là những gì có thể phân chia thành hai hay nhiều thành phần của một toàn thể, mỗi thành phần là một sự vật đơn nhất và cá biệt Nói cách khác, phạm trù này đề cập đến kích thước và số lượng các sự vật được xác định (lượng tính của sự vật) Giải thích về lượng, Aristote viết “cái được gọi là số lượng là cái được chia thành những bộ phận cấu thành mà mỗi bộ phận trong số đó sẽ là hai hoặc nhiều hơn, về bản chất nó là một cái gì đó và là một cái gì đó xác định. Mọi số lượng đều có rất nhiều nếu nó được đếm và có độ lớn nếu nó được đo” Khi xem xét về phạm trù lượng, Aristote gán cho nó đặc tính: liên tục (Suneches) hoặc gián đoạn (diorsmenon) Ta có thể hình dung, số lượng gián đoạn có thể là số, có thể là từ; vì giữa chúng không thể tìm ra một giới hạn chung nào cho các bộ phận của nó có thể chung đụng với nhau Còn số lượng liên tục, giữa mỗi thành phần đều có liên hệ và gắn liền với nhau; cái mà các bộ phận của nó luôn có “giới hạn chung”, ở đó các bộ phận của nó tiếp giáp với nhau 9
Phạm trù Chất Lượng (poiotés = quanlité): phạm trù này khá quan trọng vì theo
Aristote cả siêu hình học lẫn vật lý học đều là những phân tích về chất Điều đó đã được ông chứng minh khi dùng cả chương 8 trong “các phạm trù” và chương 14 trong cuốn thứ 5 “siêu hình học” để nói về nó Theo đó, ông viết “tôi gọi chất lượng là cái mà nhờ đó, các sự vật được gọi là một cái gì đó như thế (ví dụ: trắng, chính đáng)” 10 Như vậy, chất lượng nói lên sự khác biệt giữa những bản thể (ví dụ: khi nói đôi giày này tốt, đôi giày kia xấu…) Bên cạnh đó, Aristote cũng chia ra 4 loại chất lượng khác nhau: (1) Exis (habit) đối lập với diathésis (disposition): nhắm đến những đặc tính bền vững và những đặc tính nhất thời; (2) những phẩm tính có tính cách vật lý: có khí lực hay không có khí lực, có khả năng hay không có khả năng phân chia, cứng rắn hay mềm dẻo; (3) những trạng thái cảm xúc: đặc tính chịu đựng, thích nghi (của cảm giác) thường xảy ra trong chính “chủ thể” chứ không phải trong “sự vật”; (4) hình thức của
8 X Lê Tôn Nghiêm, Lịch sử triết học Tây Phương, tập 2, 304 – 305.
9 X Nguyễn Văn Dũng, Arixtốt với học thuyết phạm trù, 69 – 70.
10 X Ibid, 70. sự vật: như những hình ảnh, đường nét, dáng vẻ (ví dụ như đường thẳng, cong, cao hơn, thấp hơn…) 11
Phạm trù Tương Quan trong hệ thống phạm trù của Aristote nói lên sự phản ánh những mối quan hệ chung nhất giữa các sự vật, các hiện tượng của thế giới vật chất Nói cách khác, tương quan được xét theo nghĩa “quan hệ với một cái gì đó”, diễn tả về “một cái gì đang tồn tại” và “một cái gì đó đang có một sự liên hệ với cái khác”
12 Trong chương 7 của tác phẩm “các phạm trù”, Aristote nói rằng, “cái được gọi là cái có tương quan mà người ta nói tới là cái mà nó vừa là chính như thế, vừa là cái có liện hệ với cái khác hoặc nằm trong một mối quan hệ nào đó với cái khác” 13 Nghĩa là nó đề cập đến sự liên hệ hay tách biệt giữa các sự việc với nhau Hơn nữa, phạm trù tương quan xuất hiện trong mọi phạm trù Như trong “bản thể”, ta thấy có mối tương quan (liên hệ) giữa bản thể đệ nhất và bản thể đệ nhị Hay giữa hai phạm trù “chất và lượng” ta cũng thấy có sự liên hệ giữa chúng Tuy nhiên, tương quan vẫn là một phạm trù độc lập 14
Tiếp đến, hai phạm trù Không Gian (vị trí) và Thời Gian mặc dù không được Aristote chú trọng đến nhiều như bốn phạm trù trên Tuy nhiên, người viết vẫn muốn khai thác tất cả những gì có thể về hai phạm trù này để làm tiền đề cho việc so sánh với quan niệm về không gian và thời gian của triết gia Emmanuel Kant
Phạm trù Vị Trí: Từ thời trước Aristote, Khái niệm “không gian” đã được nhắc đến nhiều dưới dạng “khái niệm về vị trí”, và chúng có nguồn gốc từ những hoạt động thực tiễn của con người Nhưng chỉ đến Aristote, nó mới được trình bày dưới hình thức và nội dung như một phạm trù Vị trí đối với Aristote là một không gian chung và trong một số trường hợp là không gian xác định Ông cho rằng, khi sự vật tồn tại, nhất thiết nó phải nằm ở đâu đó, nghĩa là nó phải chiếm một vị trí nhất định, và đó là một không gian xác định Khi sự vật chiếm nhiều vị trí xác định thì nó dẫn đến một không gian chung Như thế, không gian xác định sẽ trở thành một phần của không gian chung.
11 X Lê Tôn Nghiêm, Lịch sử triết học Tây Phương, tập 2, 299.
12 X Doãn Chính, Lịch sử triết học, tập 1 – Triết học cổ đại (Nxb Văn Hóa Thông Tin, 2002), 864.
13 X Nguyễn Văn Dũng, Arixtốt với học thuyết phạm trù, 73.
Nói cách khác, không gian là một cái gì đó khác với tất cả những vật thể nào chiếm cứ nó vì “ở đâu có một vật thể rồi thì một vật thể khác cũng có thể ở đó” Như vậy, một cách nào đó, ta không đồng nhất phạm trù “vị trí” với “không gian” (vì vị trí nằm trong không gian) Nhưng qua phạm trù “vị trí”, Aristote cho ta thấy không gian tồn tại cách riêng biệt Bởi lẽ, loại vận động đầu tiên và đơn giản nhất là sự chuyển dịch của các vật thể vật chất trong không gian (là sự thay đổi vị trí) Sự vật tồn tại trong không gian và dịch chuyển trong nó Ngoài ra, không gian còn cho thấy tính khách quan của nó: không gian tồn tại không phụ thuộc vào chủ thể nhận thức 15
Học Thuyết Phạm Trù Theo Kant
Tòa nhà triết học phê phán của Kant được xây dựng trên 3 tác phẩm chính: Phê phán lý tính thuần túy, Phê phán lý tính thực hành, và Phê phán năng lực phán đoán Tác phẩm Phê phán lý tính thuần túy (để trả lời cho câu hỏi “tôi có thể biết gì?”) nổi bật lên như
22 X Doãn Chính, Lịch sử triết học, tập 1 – Triết học cổ đại, 862.
23 X William F Lawhead, Hành trình khám phá thế giới triết học Tây Phương, dịch giả Phạm Thi Hoành, 92.
24 X Nguyễn Văn Dũng, Arixtốt với học thuyết phạm trù, 49 – 50.
“hòn đá tảng” của cơ sở luận lý trong tòa nhà triết học ấy 26 , nên muốn hiểu triết học Kant, ta buộc phải nắm rõ được tư tưởng của ông trong tác phẩm này
Khi đứng trước một bối cảnh mờ mịt của triết học siêu hình, ông nhận thấy sự bế tắc trong những tranh luận không có lối thoát giữa các trường phái triết học: giữa chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa duy nghiệm, hay giữa chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa hoài nghi Ông muốn tìm ra một “phiên tòa” để hòa giải và tìm đường đi cho “vấn nạn” này của triết học.
Và “tòa án này không gì khác hơn một sự PHÊ PHÁN BẢN THÂN LÝ TÍNH THUẦN TÚY” (trích lời tựa cho lần xuất bản thứ nhất (AXII), PPLTTT Tr8) Quan điểm phê phán của Kant, là việc xem xét một cách toàn diện khả năng của lý tính trong tương quan với tất cả tri thức mà nó có thể đạt được một cách độc lập với kinh nghiệm 27 , là những nhận thức tiên nghiệm có tính tất yếu và phổ quát Điều đó có nghĩa là ông muốn tìm ra giới hạn của tri thức con người, tìm ra sự khả thể hay bất khả thể của siêu hình học Đó cũng là vấn đề chính mà Kant muốn giải quyết trong Phê phán lý tính thuần túy
Nội dung chính của cuốn sách chủ yếu tập trung giải quyết những vấn đề xoay quanh hai nguồn nhận thức của con người: cảm năng (giác quan) và giác tính (trí năng) 28 ; chúng là hai điều kiện tiên thiên làm nên trí thức con người Ông phân tích cảm năng trong phần
“cảm giác học siêu nghiệm” và giác tính trong phần “luận lý học siêu nghiệm” Khi phân tích về cảm năng, Kant tìm ra hai nguyên tắc như là khung tiên thiên của cảm năng: Không
Gian và Thời Gian Phân tích về giác tính, ông tổng hợp tất cả những phán đoán của giác tính: gồm 12 loại phán đoán – quy về 4 đề mục và mỗi đề mục gồm 3 trạng thái Vì Kant nói “ta có thể quy mọi hành vi của giác tính vào những phán đoán, khiến cho giác tính nói chung có thể được hình dung như là một quan năng để phán đoán” 29 Nhưng những phán đoán này sẽ dựa vào đâu mà có? Đó chính là khái niệm thuần túy Chúng là những khung tiên thiên của trí năng, rồi trí năng sẽ dựa vào đó đưa ra những phán đoán thuần túy và kết hợp với những dữ kiện được thu nhận từ cảm giác (giác quan) để tổng hợp thành những phán đoán tổng hợp tiên nghiệm đem lại tri thức cho ta Đồng thời, Kant đã mượn cách nói của Aristote để gọi các khái niệm thuần túy là những phạm trù Hơn nữa, Kant cho rằng ông cùng chia sẻ “ý đồ” với Aristote khi đi tìm
26 X E Kant, Phê phán lý tính thuần túy, dịch giả Bùi Văn Nam Sơn, tập 1 (Nxb Văn Học, 2014), XVIII.
28 Để hiểu hơn về hai trụ cột của nhận thức “cảm năng và giác tính”, xem thêm: E Kant, Phê phán lý tính thuần túy, dịch giả Bùi Văn Nam Sơn, tập 1, 139 – 142.
29 E Kant, Phê phán lý tính thuần túy, Bùi Văn Nam Sơn dịch, tập 1, 230. các phạm trù nhưng cách làm thì lại khác xa Qua đó, Kant nhận định một cách khá tiêu cực về hệ thống phạm trù của Aristote: ông cho rằng, Aristote chỉ là cách làm theo kiểu “cầu may”, thiếu một nguyên tắc nhất quán vì Aristote đã lẫn vào trong đó cả những yếu tố của cảm năng (ví dụ: ở đâu, bao giờ - là các khái niệm về không gian va thời gian) Vấn đề này đã được Kant làm rõ trong phần “Cảm năng học siêu nghiệm” 30
Tuy nhiên, vì hai khái niệm “không gian” và “thời gian” khá quan trọng trong việc so sánh với phạm trù của Aristote nên ta cần sơ lược hai khái niệm này trong tư tưởng của ông
Với Kant, cảm tính là cơ sở đầu tiên để tạo nên tri thức Qua cảm quan ta có được trực giác mang tính thường nghiệm, và tất cả cảm giác của ta đều được phối hợp trong không gian và thời gian (vì một đối tượng chỉ xuất hiện tại một nơi xác định và trong một thời gian nhất định) Thế nên, ta cần xác định hai yếu tố trong nhận thức của cảm quan:
“chất liệu” là cái bên trong hiện tượng tương ứng với cảm giác; “mô thức” là cái khung không gian và thời gian, nhờ nó mà các hiện tượng cảm giác được sắp xếp Chất liệu được mang lại một cách hậu nghiệm (a posteriori) nhưng mô thức của chúng có sẵn trong tâm trí một cách tiên nghiệm (a priori) 31 Để lý luận cho quan điểm của mình, Kant đề cập đến
“cảm giác học siêu nghiệm” như là bộ môn để nghiên cứu về tất cả các nguyên tắc của cảm giác tính tiên thiên Theo đó, ông dẫn đưa ta đi đến cái tiên nghiệm mà cảm năng cung cấp là trực quan thuần túy và mô thức đơn thuần của những hiện tượng (nghĩa là loại bỏ những gì thuộc về kinh nghiệm) Từ đó, ông rút ra hai mô thức thuần túy của trực quan cảm tính, và xem chúng như là các nguyên tắc của nhận thức cảm tính tiên thiên: “không gian” và
Như thế, những mô thức này, với tư cách là giác quan bên ngoài và giác quan bên trong sẽ hình thành những điều kiện tất yếu của kinh nghiệm (bên ngoài và bên trong) cũng như các đối tượng của kinh nghiệm (x PPLTTT, B66/ A48-9) Chúng mang tính “thuần túy” là vì chúng không được rút ra từ kinh nghiệm (chúng được tiền giả định – có sẵn – trong cảm giác về các sự vật); “tiên nghiệm” là vì chúng “có trước bất cứ mọi hành vi suy tưởng nào” (x PPLTTT, B67); là “mô thức” là vì chúng sắp đặt trình tự “cái đa tạp của đối tượng”; và là “các trực quan” trong chừng mực sắp đặt chất liệu của cảm năng khác với
31 X Nguyễn Bình, Triết học cận đại – phần bổ sung (ĐCV Sao Biển, tài liệu nội bộ), 8.
32 X E Kant, Phê phán lý tính thuần túy, dịch giả Bùi Văn Nam Sơn, tập 1, 136 – 137. cách sắp đặt của một khái niệm 33 Hơn nữa, với vị thế là trực quan thuần túy, không gian và thời gian không tự khởi và suy lý theo cách của các khái niệm thuần túy, nhưng nó vẫn là một bộ phận của sự phối kết thụ động của tâm trí (cảm giác) về các đối tượng của giác quan Nó không thu gom đối tượng vào dưới các khái niệm nhưng lĩnh hội chúng “một cách trực tiếp hay như cái cá biệt” và trong khi làm vậy nó “khoác cho đối tượng một phương diện nào đó” 34 Thế nên, ta không thể tách lìa chúng ra khỏi chủ thể tính của con người được Như vậy, không gian và thời gian thuộc về chủ thể nhận thức (khác với các triết gia trước đây, đa phần đều cho không gian là một dữ kiện khách quan, một cái gì đó có thực trong thiên nhiên)
SO SÁNH CÁC PHẠM TRÙ CỦA HAI TRIẾT GIA
Đồng Dạng
Kant nói ông có cùng “ý đồ nguyên thủy” với Aristote khi đi tìm các phạm trù Vậy ý đồ nguyên thủy ở đây là gì? Là nhắm đến việc tri thức về các đối tượng trong thế giới khả giác.
74 X Trần Thái Đỉnh, Triết học Kant, 115.
75 E Kant, Phê phán lý tính thuần túy, dịch giả Bùi Văn Nam Sơn, 241.
Khởi đi từ Aristote, việc liệt kê các phạm trù của ông nhằm sử dụng cho việc mô tả những phương cách mà ta có thể phát biểu về tồn tại 76 (những thực tại trong thế giới khả giác). Với Aristote, đối tượng của tri thức không phải là những ý niệm ở trên thế giới linh tượng như Platon nói, nhưng là chính những thực tại khả giác trong vũ trụ vạn vật này Chính đối tượng sẽ “trao ban” tri thức cho con người Qua việc quan sát, suy tư, cùng với sự kế thừa từ những người đi trước (như đã nói ở phần đầu), Aristote đã tìm ra hệ thống phạm trù cho riêng mình, và coi đó là cơ sở (những cách thể hiện của đối tượng) để con người tri thức thực tại
Kant cũng thế, ông cho rằng con người không thể nắm bắt được thế giới tự thân mà chỉ tri thức được những gì thuộc về thế giới khả giác mà thôi Do đó, mục đích của ông khi tìm hệ thống phạm trù cũng là bước lên cuộc “hành trình” đi tìm tri thức cho ta Chính những phạm trù trở thành cơ sở để con người có được những tri thức, nếu không có phạm trù thì tri thức sẽ hỗn tạp, mù mờ và không có giá trị Kant nói một câu rất hay: “tri thức mà không có khái niệm thì sẽ là tri thức mù, còn tri thức mà không có trực quan sẽ là tri thức rỗng” Như vậy, các phạm trù trở thành điều kiện khả thể của tri thức về các đối tượng, nó sẽ định hình cho dữ kiện đa tạp của những trực quan cảm tính.
Các Dị Biệt
“Cách làm thì khác xa” – như đã trình bày chi tiết nơi học thuyết của từng triết gia, nên ta có thể nhận ra “cách làm” của hai ông hoàn toàn khác nhau ở nhiều điểm.
2.1 Về không gian – thời gian
Với Aristote, không gian và thời gian là những khái niệm độc lập, chúng bao trùm tất cả vạn vật trong vũ trụ (kể cả chủ thể), chúng tồn tại không phụ thuộc vào chủ thể nhận thức Bởi lẽ, theo ông, loại vận động đầu tiên và đơn giản nhất là sự chuyển dịch của các vật thể vật chất trong không gian (là sự thay đổi vị trí) Sự vật tồn tại trong không gian và dịch chuyển trong nó Do đó, trong không gian, sự vật trở thành đối tượng cho ta tri thức (về phạm trù vị trí của đối tượng) Với thời gian cũng thế, tự nó là một tính xác định được nhận thấy trong biến dịch, qua biến dịch Aristote chứng minh được thời gian Thời gian không phụ thuộc vào biến dịch, nhưng nó lại thiết định tính nhanh hay chậm của biến dịch.
76 X Howard Caygill, Từ điển triết học Kant, Bùi Văn Nam Sơn chủ trương và hiệu đính, 334.
Qua đó, Aristote cũng cho ta thấy được, thời gian cũng tồn tại độc lập so với chủ thể nhận thức.
Với Kant, không gian và thời gian là những nguyên tắc thuần túy của cảm năng, nó nội tại nơi chính chủ thể nhận thức Từ khía cạnh này, Kant xem nó như là khung tiên thiên nền tảng để thiết lập nên một cái cổng để cảm năng có thể tiếp nhận những dữ kiện đa tạp từ đối tượng Hơn nữa, Kant đã chứng minh cho ta thấy, không gian và thời gian trở thành trực quan thuần túy và là điều kiện tiên quyết để ta có thể có kinh nghiệm về vạn vật.
2.2 Về hệ thống phạm trù
2.2.1 Tiến trình tìm kiếm các phạm trù
Aristote dựa vào các tư tưởng của những triết gia tiền nhân và dựa trên phương pháp
“quan sát – suy tư – và đưa ra phạm trù”, nên tất cả những gì ông có được đều dựa trên kinh nghiệm quan sát mà ra Vậy, những phạm trù của ông đều là những phạm trù mang tính thường nghiệm.
Kant có sự ảnh hưởng từ các nền triết học đi trước nhưng không theo lối cũ mà đi sang một con đường mới để tìm ra các phạm trù: liệt kê những phán đoán để tìm ra phạm trù như là cơ sở nền tảng để tạo nên những phán đoán Sử dụng phương pháp: phân tích siêu nghiệm (analyse transcendantate) Trong phương pháp này, hoàn toàn không tồn tại đến những thực thể thường nghiệm và những thuộc tính (theo Aristote) của nó nhưng liên quan đến nhận thức (đặc biệt là những nhận thức tiên nghiệm) Do đó, những phạm trù mà Kant đề cập đến đều là những phạm trù tiên nghiệm.
2.2.2 Cơ cấu các phạm trù
Từ những lý luận khác biệt trong việc tìm ra các phạm trù đã tạo ra những sự khác biệt trong phân loại các phạm trù của hai triết gia Aristote với 1 phạm trù bản thể và 9 phạm trù tùy thể: bản thể độc lập còn 9 tùy thể luôn tồn tại nhờ bản thể Còn Kant, với những phạm trù được tìm ra qua 12 hình thức của phán đoán, các phạm trù tạo nên những nhất thể trong phán đoán, tạo nền tảng phổ quát và chắc chắn cho phán đoán nên được bảng phạm trù gồm 12 phạm trù, chia thành 4 loại.
2.2.3 Nguồn gốc các phạm trù
Aristote tìm ra những phạm trù dựa vào kinh nghiệm, do đó, rõ ràng những phạm trù của ông tồn tại (hệ tại) nơi đối tượng, không liên quan gì đến chủ thể nhận thức Nghĩa là, chủ thể nhận thức phải uốn suy tư của mình theo những đối tượng, để có thể tri thức về nó.
Do đó, nguồn gốc của nó thuộc về những đối tượng (vạn vật), còn chủ thể thì phải dựa vào nó để tri thức Có nghĩa là đối tượng (hiện hữu) có cấu trúc sẵn rồi, chủ thể chỉ “nghiêng mình” theo nó để thụ nhận mà thôi.
Ngược lại với Kant, các phạm trù, được ông tìm ra hoàn toàn dựa trên tiên nghiệm (cả về phương pháp) nên các phạm trù tồn tại nơi chủ thể nhận thức Có nghĩa là các đối tượng khả giác tự bản chất chỉ mang tính đa tạp, nhưng chính nhờ các phạm trù (và những khả năng khác của trí năng – cảm năng con người) mà các đối tượng được định hình, được tri thức Do đó, nguồn gốc của các phạm trù thuộc về chủ thể nhận thức.
Một cách tổng quát, có thể nhận thấy “phạm vi áp dụng” là một điểm khác biệt quan trọng nhất nơi hai hệ thống phạm trù, được rút ra từ quan điểm của hai triết gia.
Aristote cực kì coi trọng phạm trù bản thể (yếu tính) Nó trở thành nền tảng của tất cả những phạm trù khác Hơn nữa, phạm trù này còn là nền tảng của hữu thể (thực tại); nó như là “một viên đá tảng” xây dựng nên nền siêu hình học của ông Qua đó, ông cho rằng con người có thể tri thức được cả về thế giới tự thân lẫn thế giới khả giác Vì thế, các phạm trù của ông không phân biệt “thế giới khả giác” và “thế giới tự thân”, chúng có thể áp dụng cho cả hai.
Còn Kant, từ chối hoàn toàn suy nghĩ trên, ông đặt giới hạn lý trí của con người ở chính ranh giới giữa tự thân và khả giác, con người không thể nắm bắt thế giới tự thân (yếu tính) dù biết là nó có đó Vì nếu không, chính Logic học siêu nghiệm của ông sẽ tự nhiên mâu thuẫn vì mắc phải lỗi “lạm dụng” ở phần biện chứng pháp (như đã nói ở trên) Mặt khác, trong thuyết niệm thức của mình, Kant còn cho thấy thời gian là nền móng của các niệm thức và của việc niệm thức hóa các phạm trù, nên các phạm trù không thể được áp dụng vào những đối tượng bên ngoài thời gian, tức bên ngoài kinh nghiệm khả hữu (tự thân và siêu việt) Như thế, tất cả các phạm trù của Kant chỉ “khả thể” trong phạm vi của những kinh nghiệm khả hữu, tức thế giới khả giác mà thôi.