Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, việc nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống hải quan là một yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam. Với kim ngạch xuất nhập khẩu ngày càng tăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức trong việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, như thời gian thông quan kéo dài, chi phí logistics cao và thủ tục hải quan phức tạp. Mô hình hải quan thông minh, với sự ứng dụng rộng rãi của công nghệ thông tin và tự động hóa, được kỳ vọng sẽ là giải pháp hiệu quả để giải quyết những vấn đề trên. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, mô hình này có thể giúp giảm thiểu thời gian thông quan, tăng cường minh bạch, giảm thiểu rủi ro gian lận thương mại và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Tuy nhiên, việc triển khai mô hình hải quan thông minh tại Việt Nam cũng đặt ra nhiều thách thức, bao gồm: thiếu hụt nguồn nhân lực có kỹ năng, thiếu kinh phí đầu tư, hạ tầng công nghệ thông tin chưa đồng bộ và một số rào cản về thể chế. Ở bài tiểu luận này, nhóm chúng em xin trình bày về các mô hình hải quan thông minh đã được thế giới áp dụng cũng như việc triển khai các mô hình này tại Việt Nam, đi kèm theo đó là những kết quả đã đạt được cũng như những mặt hạn chế và những giải pháp, kiến nghị mà nhóm đưa ra cho cơ quan Hải quan và doanh nghiệp liên quan. Trong quá trình nghiên cứu, do còn hạn chế về kiến thức chuyên môn cũng như trải nghiệm thực tiễn nên nhóm có thể sẽ đưa ra những thông tin, những nhận định chưa hoàn toàn chính xác, mong cô và các bạn xem xét kỹ lưỡng và đưa ra những nhận xét khách quan để nhóm chúng em có thể hoàn thành bài luận theo hướng đúng đắn, hợp lý nhất.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI TẬP NHÓM MÔN KINH TẾ HẢI QUAN 1
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 3
I MÔ HÌNH CỬA KHẨU THÔNG MINH TRÊN THẾ GIỚI 4
1 Khái niệm mô hình cửa khẩu thông minh 4
2 Lịch sử phát triển của mô hình hải quan số 4
2.1 Giai đoạn đầu: Tự động hóa các quy trình đơn giản 4
2.2 Giai đoạn phát triển mạnh mẽ: Sự ra đời của các công nghệ mới 5
2.3 Giai đoạn hiện tại: Cửa khẩu thông minh trở thành xu hướng toàn cầu 5
3 Một số quốc gia được cho là đi đầu trong việc triển khai cửa khẩu thông minh 5
3.1 Hoa Kỳ 5
3.2 Trung Quốc 8
3.3 Nhật Bản 10
II VIỆT NAM TRIỂN KHAI THÍ ĐIỂM MÔ HÌNH CỬA KHẨU THÔNG MINH TRONG NƯỚC 12
1 Động lực Việt Nam triển khai thí điểm 12
1.1 Mô hình cũ tồn tại nhiều hạn chế 12
1.2 Nâng cao năng lực và hiệu suất thông quan 13
1.3 Nâng cao năng lực và phòng chống tiêu cực 13
1.4 Xu hướng chuyển đổi số 13
1.5 Cung cấp các dữ liệu thời gian thực một cách chính xác, tin cậy cao; tiết kiêm thời gian kê khai 14
2 Lý do chọn thí điểm mô hình ở cửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn 14
2.1 Vai trò quan trọng trong giao thương Việt – Trung 14
2.2 Vị trí địa lý thuận lợi 15
2.3 Tiềm năng phát triển 15
3 8 tháng xây dựng (từ tháng 7/2021 đến tháng 2/2022) 16
4 Triển khai thí điểm tại Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh 17
4.1 Triển khai thí điểm tại Lạng Sơn 17
4.2 Triển khai thí điểm tại cửa khẩu số tại Lào Cai 20
4.3 Triển khai thí điểm tại tỉnh Quảng Ninh 21
5 Việt Nam học hỏi, tham khảo mô hình từ các quốc gia khác như thế nào? 22
Trang 3III NHỮNG KẾT QUẢ BAN ĐẦU, NHỮNG MẶT CÒN HẠN CHẾ VÀ NHỮNG
GIẢI PHÁP, ĐỀ XUẤT KHẮC PHỤC 23
1 Những điểm tích cực đạt được sau khi thực hiện thí điểm 23
2 Những hạn chế sau thí điểm 25
3 Giải pháp và kiến nghị nhằm khắc phục hạn chế 27
3.1 Giải pháp triển khai thành công Hải quan số của Tổng cục Hải quan 27
3.2 Kiến nghị và giải pháp mà nhóm đưa ra 31
KẾT LUẬN 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
Trang 4MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, việc nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống hải quan là một yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam Với kim ngạch xuất nhập khẩu ngày càng tăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức trong việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, như thời gian thông quan kéo dài, chi phí logistics cao và thủ tục hải quan phức tạp
Mô hình hải quan thông minh, với sự ứng dụng rộng rãi của công nghệ thông tin và
tự động hóa, được kỳ vọng sẽ là giải pháp hiệu quả để giải quyết những vấn đề trên Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, mô hình này có thể giúp giảm thiểu thời gian thông quan, tăng cường minh bạch, giảm thiểu rủi ro gian lận thương mại và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
Tuy nhiên, việc triển khai mô hình hải quan thông minh tại Việt Nam cũng đặt ra nhiều thách thức, bao gồm: thiếu hụt nguồn nhân lực có kỹ năng, thiếu kinh phí đầu tư, hạ tầng công nghệ thông tin chưa đồng bộ và một số rào cản về thể chế Ở bài tiểu luận này, nhóm chúng em xin trình bày về các mô hình hải quan thông minh đã được thế giới áp dụng cũng như việc triển khai các mô hình này tại Việt Nam, đi kèm theo đó là những kết quả đã đạt được cũng như những mặt hạn chế và những giải pháp, kiến nghị mà nhóm đưa
ra cho cơ quan Hải quan và doanh nghiệp liên quan
Trong quá trình nghiên cứu, do còn hạn chế về kiến thức chuyên môn cũng như trải nghiệm thực tiễn nên nhóm có thể sẽ đưa ra những thông tin, những nhận định chưa hoàn toàn chính xác, mong cô và các bạn xem xét kỹ lưỡng và đưa ra những nhận xét khách quan để nhóm chúng em có thể hoàn thành bài luận theo hướng đúng đắn, hợp lý nhất Xin mời cô và các bạn theo dõi phần trình bày dưới đây của nhóm 10 chúng em!
Trang 5I MÔ HÌNH CỬA KHẨU THÔNG MINH TRÊN THẾ GIỚI
1 Khái niệm mô hình cửa khẩu thông minh
Cửa khẩu thông minh là một mô hình cửa khẩu hiện đại, sử dụng công nghệ tiên tiến để tự động hóa và tối ưu hóa các quy trình kiểm soát xuất nhập khẩu Thay vì các thủ tục thủ công truyền thống, cửa khẩu thông minh ứng dụng các giải pháp công nghệ như: Trí tuệ nhân tạo (AI), Hệ thống tự động, Internet of Things (IoT), Blockchain, Khái niệm "biên giới thông minh" tuân thủ các nguyên tắc hướng dẫn trên 5 trụ cột chính theo WCO: An toàn, Có thể đo lường, Tự động hóa, Dựa trên quản lý rủi ro và Dựa trên công nghệ (SMART borders: Secure, Measurable, Automated, Risk Management-based and Technology-driven) Trong đó:
• Chữ S (Secure) đề cập đến vấn đề Hải quan cần tiếp tục hợp tác với các cơ quan biên giới khác như một phương thức để tăng cường sự tin cậy lẫn nhau và tính minh bạch trong nỗ lực đảm bảo, tạo thuận lợi cho thương mại hợp pháp
• Chữ M (Measurable) nhấn mạnh Hải quan có trách nhiệm thúc đẩy văn hóa ứng xử chuyên nghiệp dựa trên hiệu suất hoạt động, dựa trên việc tự đánh giá và đo lường khách quan bằng cách khuyến khích Hải quan đảm bảo rằng các yếu tố của luồng thương mại và hiệu suất của tổ chức là “Có thể đo lường được”
• Chữ A (Automated) thể hiện sự cần thiết Hải quan phát triển, sử dụng và triển khai các giải pháp “Tự động hóa”
• Chữ RM (Risk Management): thể hiện việc đảm bảo dòng hàng hóa và con người lưu thông dễ dàng, tăng cường tính toàn vẹn của chuỗi cung ứng và giảm thiểu các mối đe dọa an ninh tiềm ẩn thông qua phương pháp tiếp cận “quản lý rủi ro”
• Chữ T (Technology-driven): “Công nghệ” phải là động lực chính trong chương trình nghị sự của Hải quan để các thành viên WCO được trang bị tốt hơn nhằm ứng phó với những thách thức và cơ hội mới của thời đại kỹ thuật số
2 Lịch sử phát triển của mô hình hải quan số
Cửa khẩu thông minh là một sản phẩm của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nơi công nghệ số được tích hợp sâu rộng vào mọi hoạt động của con người Tuy nhiên, để hiểu rõ lịch sử phát triển của nó, chúng ta cần nhìn lại quá trình tự động hóa và số hóa trong lĩnh vực quản lý biên giới
2.1 Giai đoạn đầu: Tự động hóa các quy trình đơn giản
Trang 6Những năm 1970-1980, các hệ thống máy tính đầu tiên được áp dụng để quản lý dữ liệu về hàng hóa, phương tiện và hành khách tại các cửa khẩu ở Hoa Kỳ
Những năm 1990, sự phát triển của máy quét mã vạch và phần mềm quản lý kho đã giúp tự động hóa các quy trình kiểm tra hàng hóa và xuất nhập khẩu
2.2 Giai đoạn phát triển mạnh mẽ: Sự ra đời của các công nghệ mới
Đầu những năm 2000, sự xuất hiện của Internet và các công nghệ mạng đã tạo điều kiện cho việc kết nối các hệ thống thông tin khác nhau tại cửa khẩu, tạo ra một nền tảng
số cho quản lý biên giới như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Úc, Singapore và Nhật Bản Giữa những năm 2000, các công nghệ sinh trắc học như nhận dạng khuôn mặt, vân tay được ứng dụng vào việc xác minh danh tính, giúp nâng cao độ bảo mật, giảm thời gian chờ đợi và nâng cao hiệu quả quản lí Khái niệm Biên giới thông minh xuất hiện trong tuyên bố chung giữa Chính phủ Hoa Kỳ và Chính phủ Canada vào năm 2001 nhằm xây dựng một đường biên giới hòa bình, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động thương mại, du lịch, vận tải quốc tế, đảm bảo an ninh quốc gia và chống lại các
vi phạm pháp luật hải quan Mô hình biên giới thông minh cũng được các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) nghiên cứu và triển khai trong quản lý biên giới nội khối
và giữa Liên minh châu Âu (EU) với các nước ngoài khối, như giữa EU với Thổ Nhĩ
Kỳ, EU-Irelan, EU-Vương Quốc Anh
Cuối những năm 2000 - đầu những năm 2010, sự phát triển của các cảm biến IoT, trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy đã mở ra những khả năng mới cho việc tự động hóa và tối ưu hóa các quy trình tại cửa khẩu
2.3 Giai đoạn hiện tại: Cửa khẩu thông minh trở thành xu hướng toàn cầu
Từ năm 2015 đến nay, cửa khẩu thông minh trở thành một khái niệm phổ biến và được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm đầu tư.Mô hình Hải quan thông minh được giới thiệu chính thức trong khuôn khổ sáng kiến của WCO năm 2019 với chủ đề "Biên giới thông minh hỗ trợ dòng chảy Thương mại, Du lịch và Vận tải" WCO ban hành tài liệu giới thiệu về mô hình Biên giới thông minh với 5 đặc tính cơ bản như: (i) An toàn, (ii) Có thể đo lường được, (iii) Tự động hoá, (iv) Dựa trên Quản lý Rủi ro, (v) Công nghệ Các công nghệ tiên tiến: Blockchain, big data, robot, xe tự hành được tích hợp vào hệ thống cửa khẩu, tạo ra những đột phá mới trong quản lý biên giới
3 Một số quốc gia được cho là đi đầu trong việc triển khai cửa khẩu thông minh
Lựa chọn các nước dựa trên Bài đăng: Phát triển mô hình hải quan thông minh tại các nước và kinh nghiệm cho Việt Nam trên Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 7/2022
3.1 Hoa Kỳ
Trang 7Hải quan Hoa Kỳ đã tiên phong trong nghiên cứu và hình thành mô hình Biên giới thông minh, được đưa ra lần đầu tiên trong Tuyên bố chung giữa chính phủ Hoa Kỳ và Canada, ngày 12/12/2001 Mô hình Biên giới thông minh đặt hải quan và công nghệ thông tin là 2 nhân tố then chốt nhất
Hiện nay, Hải quan Hoa Kỳ đã triển khai chiến lược ứng dụng thành tựu công nghệ 4.0 vào xây dựng biên giới thông minh như: trí tuệ nhân tạo AI, công nghệ sinh trắc vân tay, các thiết bị cảm biến, hệ thống camera theo dõi, các thiết bị hồng ngoại và các thiết
bị phóng xạ để phát hiện các hành vi vi phạm tại biên giới; Hệ thống xác định trọng điểm tự động toàn cầu (ATS-G); Hệ thống kiểm soát không phận không người lái; Hệ thống thông tin trước về hành khách có giao diện với Interpol; Thiết bị kiểm tra không thâm nhập (Nll) , hệ thống ACE ( Automated Commercial Environment)
Các ứng dụng tiêu biểu:
ACE ( Automated Commercial Environment) là cổng thông tin một cửa cho phép
các doanh nghiệp và các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ quản lý dữ liệu thương mại, thực hiện các quy trình hải quan, và tuân thủ các yêu cầu pháp lý Hệ thống này giúp:
• Tự động hóa quy trình: Giảm bớt quy trình thủ công, tăng cường hiệu quả và
độ chính xác trong xử lý dữ liệu thương mại
• Hỗ trợ tuân thủ: Giúp các doanh nghiệp tuân thủ các quy định của hải quan
và thương mại quốc tế một cách dễ dàng hơn
• Tích hợp dữ liệu: Cung cấp một nền tảng để chia sẻ thông tin giữa các doanh nghiệp và nhiều cơ quan chính phủ khác nhau, giúp cải thiện tính minh bạch
và tính toàn vẹn của dữ liệu
Hệ thống ACE của Hoa Kỳ đã đạt được thành công lớn, xử lý hơn 97% tất cả các hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu Hệ thống này đã giảm thời gian xử lý hàng hóa qua hải quan xuống tới 50%, mang lại tiết kiệm chi phí đáng kể cho các doanh nghiệp ACE cũng đã cải thiện việc thu thập và phân tích dữ liệu, cho phép đưa ra quyết định tốt hơn và đánh giá rủi ro Hệ thống này liên tục được cập nhật và cải tiến để đáp ứng nhu cầu thay đổi của thương mại và vận tải quốc tế ( 4/2023)
Hệ thống Xác định Mục tiêu Tự động Toàn cầu (ATS-G - Automated Targeting System-Global) là một hệ thống sử dụng bởi Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới
Hoa Kỳ (CBP) để hỗ trợ trong việc quản lý và bảo đảm an ninh biên giới thông qua các chức năng như thu thập, phân tích dữ liệu và quản lý thông tin
ATS-G là một phần của hệ thống lớn hơn là ATS, được thiết kế để đánh giá và phân tích dữ liệu về hàng hóa, hành khách và các hoạt động thương mại để xác định các rủi
ro liên quan đến an ninh quốc gia, hải quan, và nhập cư
Trang 8Chức năng của ATS-G:
• Thu thập dữ liệu: ATS-G thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn, bao gồm dữ liệu hải quan, thông tin hành khách, và thông tin từ các cơ quan chính phủ khác
• Phân tích dữ liệu: Sử dụng các mô hình phân tích rủi ro để đánh giá và xác định các mục tiêu có nguy cơ cao
• Quản lý thông tin: ATS-G quản lý khối lượng lớn thông tin và sử dụng nó để hỗ trợ các hoạt động hải quan, bảo vệ biên giới và các hoạt động khác liên quan đến
an ninh quốc gia
Hệ thống này là một phần quan trọng trong chiến lược bảo vệ biên giới và an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, giúp đảm bảo rằng các hoạt động thương mại và di chuyển quốc
tế diễn ra một cách an toàn và hợp pháp
Thiết bị kiểm tra không thâm nhập (NII - Non-Intrusive Inspection) là công nghệ được sử dụng để kiểm tra và phát hiện hàng hóa hoặc vật thể bên trong các phương tiện vận tải, container, hoặc hành lý mà không cần phải mở hoặc tháo dỡ NII là một công
cụ quan trọng trong công tác hải quan và an ninh biên giới, giúp phát hiện các mặt hàng bất hợp pháp như ma túy, vũ khí, hàng lậu hoặc các chất cấm khác một cách nhanh chóng và hiệu quả
Các công nghệ NII phổ biến:
• Hệ thống X-quang: Sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh của các vật thể bên trong container hoặc phương tiện Hệ thống này có thể phát hiện các vật thể có mật độ khác nhau, giúp phân biệt giữa hàng hóa hợp pháp và hàng hóa bất hợp pháp
• Công nghệ Gamma Ray: Sử dụng bức xạ gamma để tạo hình ảnh, tương tự như
hệ thống X-quang nhưng với khả năng thâm nhập cao hơn trong một số trường hợp, đặc biệt là đối với các vật liệu dày hoặc mật độ cao
• Thiết bị quét Neutron: Sử dụng neutron để phát hiện và phân tích thành phần hóa học của vật thể Công nghệ này đặc biệt hiệu quả trong việc phát hiện các chất nổ hoặc hóa chất nguy hiểm
• Hệ thống Backscatter X-ray: Tạo ra hình ảnh từ tia X phản xạ ngược lại từ vật thể, giúp phát hiện các vật thể có mật độ thấp như ma túy hoặc chất hữu cơ khác
mà công nghệ X-quang truyền thống có thể bỏ sót
Ứng dụng của NII:
• Kiểm tra container và phương tiện: NII giúp kiểm tra hàng hóa mà không cần phải mở container, giảm thời gian kiểm tra và tăng hiệu quả
Trang 9• An ninh hàng không: Kiểm tra hành lý và hàng hóa tại các sân bay để phát hiện các mối đe dọa tiềm tàng
• Kiểm tra hải quan: Dùng để phát hiện hàng lậu và các hoạt động buôn lậu qua biên giới
Lợi ích của NII:
• Tiết kiệm thời gian: Không cần mở từng container hoặc hành lý, giảm thời gian kiểm tra đáng kể
• An toàn hơn: Giảm rủi ro cho nhân viên khi xử lý các vật liệu nguy hiểm
• Chính xác cao: Khả năng phát hiện các vật thể nhỏ và các mối đe dọa tiềm ẩn
mà các phương pháp kiểm tra truyền thống có thể bỏ qua
• NII là một phần quan trọng trong chiến lược bảo vệ biên giới và đảm bảo an ninh quốc gia, giúp các cơ quan chức năng kiểm soát hiệu quả dòng chảy hàng hóa
và ngăn chặn các hoạt động phi pháp
Mô hình Hải quan thông minh được Trung Quốc đưa ra trong Chiến lược tổng thể
về "Hải quan thông minh, Biên giới thông minh và Kết nối thông minh" (Smart Customs, Smart Borders, Smart Connectivity) đưa ra tháng 1/2020
“Hải quan thông minh”, làm nền tảng cho hệ thống “3S”, là nền tảng của “Biên giới thông minh” và “Kết nối thông minh” "Biên giới thông minh" là điểm nối của hệ thống
"3S" và mở rộng "Hải quan thông minh" để hợp tác rộng rãi hơn giữa các ngành, quốc gia và khu vực khác nhau “Kết nối thông minh”, là phần mở rộng của hệ thống “3S”, được xây dựng trên “Hải quan thông minh” và “Biên giới thông minh” Mục tiêu cuối cùng của hợp tác Hải quan quốc tế là đạt được sự quản trị thông minh đối với chuỗi cung ứng toàn cầu
Smart Customs (Hải quan thông minh): Tập trung vào việc áp dụng công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), Internet of Things (IoT) và blockchain vào quy trình hải quan để nâng cao hiệu quả kiểm tra, giám sát và quản lý hải quan Điều này giúp tối ưu hóa quy trình, giảm thời gian thông quan và nâng cao khả năng phát hiện rủi ro
Smart Borders (Biên giới thông minh): Mục tiêu xây dựng các biên giới an toàn, hiệu quả và dễ dàng quản lý hơn thông qua việc áp dụng công nghệ Điều này bao gồm các hệ thống giám sát và kiểm soát tự động tại các cửa khẩu, nhằm đảm bảo rằng các hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra suôn sẻ, trong khi vẫn duy trì an ninh biên giới
Trang 10Smart Connectivity (Kết nối thông minh): Liên quan đến việc tạo ra sự liên kết và hợp tác hiệu quả giữa các cơ quan hải quan của các quốc gia khác nhau, cũng như với các tổ chức quốc tế và doanh nghiệp Mục tiêu là tạo ra một môi trường thương mại quốc tế thông suốt, nơi mà thông tin và hàng hóa có thể lưu thông dễ dàng và an toàn Hải quan thông minh được Trung Quốc xây dựng trên nền tảng phát triển của hải quan điện tử và hải quan số, đã được triển khai thành công trong những năm qua trên
cơ sở áp dụng thành tựu của khoa học và công nghệ nhằm cắt giảm thời gian, chi phí
và sự ách tắc trong thương mại quốc tế, với 3 nền tảng là: (i) Hải quan điện tử, xử lý kiểm soát thông quan biên giới bằng hệ thống E Customs H2010; (ii) Hệ thống một cửa quốc gia (NSW) đối với chứng từ thương mại (E-Port) được triển khai từ 2002; (iii) Quản lý tổng thể điện tử (E-General Administration)
Các ứng dụng tiêu biểu:
a Dự án kiểm tra hải quan thông minh tự động (Smart Inspection in Automated Terminal Project) tại Hải quan Thượng Hải
Hải quan Thượng Hải, được trang bị hệ thống kiểm tra H986 và Xe tự hành/Robot
tự hành(AGV), đã áp dụng cả kiểm tra bằng máy và đọc hình ảnh dựa trên AI để mở rộng phạm vi kiểm soát rủi ro an toàn với chi phí thấp hơn
Thông qua sự kết nối giữa hệ thống CNTT của cơ quan Hải quan và hệ thống CNTT của cơ quan quản lý cảng, các thông tin chỉ dẫn của cơ quan Hải quan đã được chuyển đến hệ thống quản lý tự động của cơ quan cảng.Trên cơ sở đó, hệ thống tự động của cơ quan cảng lựa chọn các container để thực hiện soi chiếu thông qua thiết bị không xâm nhập Hình ảnh soi chiếu sẽ được gửi thông qua cáp quang tới Trung tâm phân tích hình ảnh của cơ quan Hải quan cách vị trí soi chiếu khoảng 30 km Trên cơ sở ứng dụng công nghệ AI trong phân tích hình ảnh, thời gian trung bình để hệ thống phân tích 01 hình ảnh là 5 giây Đối với các trường hợp khai báo gian lận, có dấu hiệu buôn lậu, hệ thống có thể tự động phát hiện và đưa ra cảnh báo
b Dự án Giám sát Thông minh 5G ( 5G Smart Inspection Project)
Hải quan Thâm Quyến đã tận dụng tối đa các tính năng của công nghệ 5G như băng thông rộng, độ trễ thấp và độ tin cậy cao để phát triển Dự án Giám sát Thông minh 5G Các thiết bị chính như máy tính bảng 5G và kính thông minh cho phép truyền tải thông tin (âm thanh và video) trong thời gian thực đến phòng giám sát Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ nhận diện biển số và nhận diện khuôn mặt giúp thu thập thông tin hình ảnh, tạo ra các bức chân dung toàn cảnh về các đối tượng và nhân sự, điều này cho phép thực hiện đánh giá đa chiều và phân tích rủi ro cũng như mục tiêu, làm tăng hiệu quả giám sát và thông quan tại hiện trường một cách đáng kể Trong quá trình này, trung tâm giám sát và chỉ huy có thể tương tác với các nhân viên hải quan tại hiện trường,
Trang 11giúp nâng cao khả năng giám sát hải quan tại hiện trường, và sự hợp tác giữa các cán
bộ tuyến, đầu và các phòng ban phía sau
c China-ASEAN SPS Cooperation Information Project
Hải quan Trung Quốc và Ban Thư ký ASEAN đã cùng xây dựng trang web Thông tin Hợp tác SPS Trung Quốc-ASEAN Đây là một trang web chuyên biệt trong lĩnh vực SPS, cung cấp các dịch vụ một cửa bao gồm tra cứu quy định và tiêu chuẩn, thông báo, đánh giá so sánh, điểm nóng thương mại và thông tin rủi ro Đây là nền tảng thông minh đầu tiên có sẵn bằng nhiều ngôn ngữ, cho phép trao đổi quy định và tiêu chuẩn SPS giữa Trung Quốc và ASEAN, các biện pháp kỹ thuật đối với thương mại và thông tin
về sản phẩm nông sản - thực phẩm Nhân dịp Hội nghị Bộ trưởng Trung Quốc-ASEAN, nhiều cơ chế hợp tác đa phương đã được thiết lập với các cơ quan nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong các nền kinh tế ASEAN Với các phương pháp thu thập thông tin hiệu quả và dịch vụ tiện lợi, trang web kết nối và hỗ trợ các cơ quan giám sát, chuyên gia, doanh nghiệp và người tiêu dùng từ Trung Quốc và các nền kinh tế ASEAN, đồng thời tăng cường kết nối tài nguyên và thông tin một cách toàn diện
Trên nền tảng của hải quan số và sáng kiến của WCO năm 2019, Hải quan Nhật Bản công bố “Sáng kiến hải quan thông minh năm 2020” ngày 18/6/2020 nhắm tới tầm nhìn trung và dài hạn của cơ quan Hải quan và mong muốn hiện thực hóa "Hải quan hàng đầu thế giới" Sáng kiến hải quan thông minh được xây dựng trên 4 trụ cột gắn với 4 từ khóa viết tắt SMART (Solution - Multiple Access - Resilience - Technology and Talent)
• Giải pháp (Solution) hướng đến: (i) Cung cấp cho người khai hải quan các giải
pháp để tăng cường sự tuân thủ và thuận tiện thực hiện thủ tục hải quan; (ii) Thực hiện các thủ tục hải quan công bằng và nhanh chóng Hải quan Nhật Bản
áp dụng các giải pháp chính như: Hệ thống tư vấn tự động hoạt động 24/7; Thiết lập hệ thống tự động để kiểm tra hải quan, giúp đẩy nhanh các thủ tục hải quan
• Đa truy cập (Multiple- Access) hướng đến tăng cường hợp tác với nhiều cơ quan
chức năng, công ty và trường đại học để tiếp cận với nhiều loại thông tin; Tăng cường hơn nữa bảo vệ biên giới trong khi vẫn duy trì thuận lợi hóa thương mại; Tăng cường thu thập thông tin và sử dụng thông tin trước thông quan như PNR (Bản ghi danh hành khách) để tăng cường năng lực chống khủng bố; sử dụng công nghệ thu thập thông tin từ các trang web
• Khả năng phục hồi (Resilience) nhắm đến xây dựng khả năng chống chịu với
những thay đổi trong cấu trúc xã hội và rủi ro thiên tai; Duy trì các chức năng hải quan và phát triển các hoạt động hải quan Các giải pháp chính được triển khai là: Kiểm tra bằng việc sử dụng UAV (Máy bay không người lái) nổi bật
Trang 12• Công nghệ và thông minh (Technology and Talent) hướng đến áp dụng các công
nghệ tiên tiến bao gồm AI và tiến hành đào tạo nhân viên để tối đa hóa năng lực; Một số biện pháp chính gồm: Bắt đầu phân tích bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đối với Dữ liệu lớn để hỗ trợ kiểm tra hải quan và kiểm tra sau thông quan; Kiểm tra bằng tia X được hỗ trợ bởi công nghệ AI; Giới thiệu RPA (Tự động hóa quy trình bằng robot); Thúc đẩy nghiên cứu và phát triển thiết bị NQR (Cộng hưởng từ tứ cực hạt nhân) và Chuẩn bị hệ thống đào tạo để sử dụng các công nghệ tiên tiến bao gồm cả AI trong hỗ trợ ra quyết định trong nghiệp vụ hải quan RPA (Tự động hóa quy trình bằng robot- Robotic Process Automation): mô phỏng hành vi của con người để thực hiện các tác vụ lặp đi lặp lại, có quy trình rõ ràng và không đòi hỏi nhiều chất xám RPA thường được sử dụng để tự động hóa các công việc như xử lý dữ liệu, tìm kiếm thông tin, và các nhiệm vụ hành chính khác Điều này giúp giảm bớt khối lượng công việc cho con người, tăng hiệu suất và độ chính xác RPA đang được áp dụng trong lĩnh vực hải quan tại Nhật Bản để tăng cường hiệu quả và giảm thiểu sai sót trong quá trình xử lý thủ tục hải quan
Thiết bị NQR (Near-Field Quick Response) là một kỹ thuật phân tích hóa học liên quan đến cộng hưởng hạt nhân Một số ứng dụng có thể kể đến; Phát hiện chất cấm và hàng hóa nguy hiểm như ma túy, thuốc nổ và các vật liệu nguy hiểm khác trong hàng hóa xuất nhập khẩu Kiểm tra hàng hóa không xâm lấn: cho phép kiểm tra hàng hóa mà không cần mở container hoặc bao bì, giúp tiết kiệm thời gian và giảm thiểu rủi ro hư hỏng hàng hóa Tăng cường an ninh biên giới: NQR giúp nâng cao khả năng phát hiện
và ngăn chặn các hoạt động buôn lậu và vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới Tối ưu hóa quy trình thông quan: Bằng cách sử dụng NQR, các cơ quan hải quan có thể tăng tốc độ xử lý và thông quan hàng hóa, giảm thiểu thời gian chờ đợi và chi phí cho doanh nghiệp
Một số ứng dụng khác: Hải quan Nhật Bản đã áp dụng một thiết bị gọi là "Kính thông minh“ để kiểm tra hàng hóa nghi ngờ Công chức kiểm tra sẽ chia sẻ thông tin và hình ảnh liên tục 24/7 với trụ sở hải quan cách xa hàng trăm km để nhận chỉ thị và hướng dẫn kiểm tra hàng hóa
Một ví dụ khác là tháng 6/2023 Hải quan Nhật Bản áp dụng việc trao đổi thông tin
về chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) điện tử một cách toàn diện với Hải quan Indonesia
Việc số hóa Giấy chứng nhận xuất xứ (CO) có thể nâng cao hiệu quả và minh bạch trong việc thực hiện các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) Các nhà nhập khẩu không cần phải nộp CO cho Hải quan, do đó quy trình thông quan sẽ hiệu quả hơn Đối với Hải quan, quy trình xác minh CO sẽ nhanh hơn và có thể tập trung nhiều hơn vào bản chất của hàng hóa, chống gian lận chứng từ, và sẽ hữu ích cho việc phân tích dữ liệu/thống kê
Trang 13II VIỆT NAM TRIỂN KHAI THÍ ĐIỂM MÔ HÌNH CỬA KHẨU THÔNG
MINH TRONG NƯỚC
1 Động lực Việt Nam triển khai thí điểm
1.1 Mô hình cũ tồn tại nhiều hạn chế
Trước đây, theo quy định về thủ tục xuất nhập khẩu các loại hàng hóa qua cửa khẩu
tại Lạng Sơn, doanh nghiệp phải kê khai đầy đủ thông tin về hàng hóa trên 5 loại giấy
tờ khác nhau Cùng với đó, giấy tờ này phải theo biểu mẫu của 5 đơn vị chức năng tại
Trang 14cửa khẩu (Hải quan, Kiểm dịch thực vật, Kiểm dịch y tế, Biên phòng, Thuế) và phải đi từng bộ phận để thực hiện các bước kiểm tra, chứng nhận…
1.2 Nâng cao năng lực và hiệu suất thông quan
Tạo điều kiện giải quyết tình trạng ùn ứ hàng hóa tại khu vực cửa khẩu, giảm chi phí vận chuyển, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thu hút các doanh nghiệp xuất nhập khẩu… “Khi ứng dụng các trang thiết bị hiện đại vào cửa khẩu thông minh thì 100% các lô hàng được soi chiếu Mô hình này sẽ mang đến những lợi ích rất lớn, đặc biệt là trong công tác phân luồng hàng hóa” - ông Nguyễn Anh Tài - Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn nhấn mạnh Từ đó, mô hình cửa khẩu số sẽ giúp ngăn chặn hiệu quả hơn những lô hàng bất hợp pháp đưa vào Việt Nam theo các mô hình truyền thống
Đề án thí điểm xây dựng mô hình cửa khẩu thông minh là nhiệm vụ trọng tâm, đồng thời cũng là thời cơ để tranh thủ sự ủng hộ, nguồn lực của chính quyền địa phương vào công tác triển khai các nội dung cải cách hiện đại hóa, chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan; đặc biệt đối với Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hoá Cục Hải quan Lạng Sơn đến năm 2025
1.3 Nâng cao năng lực và phòng chống tiêu cực
Các cơ quan từ Trung ương đến các tỉnh, thành phố có thể dễ dàng giám sát, quản
lý và ra quyết định dựa trên dữ liệu thời gian thực, góp phần phòng chống tiêu cực Khi tham gia vào nền tảng Cửa khẩu số (được cài đặt trên điện thoại thông minh), lái xe vận chuyển hàng hóa XNK qua cửa khẩu bắt buộc phải mở định vị GPS trong suốt quá trình vận chuyển Toàn bộ hoạt động của cửa khẩu được công khai, minh bạch, doanh nghiệp
sẽ biết hàng hóa, phương tiện của mình đang ở đâu, đã được xử lý ra sao.Cùng với đó, giúp lực lượng Cảnh sát giao thông thực hiện điều tiết, phân luồng phương tiện trực tiếp tại hiện trường hoặc gián tiếp thông qua nền tảng Cửa khẩu số khi có nguy cơ xảy
ra ùn tắc giao thông, đặc biệt tránh được việc tụ tập đông người khi đợi nhập dữ liệu
1.4 Xu hướng chuyển đổi số
Triển khai nền tảng cửa khẩu số là hướng đi đúng đắn, phù hợp với xu hướng chuyển đổi số và là giải pháp đột phá để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, cải cách hành chính, nâng cao năng lực, hiệu quả, tính minh bạch trong hoạt động xuất nhập khẩu
Theo Phó Giám đốc phụ trách Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lạng Sơn Nguyễn Trọng Hùng, sau 8 tháng xây dựng (từ tháng 7/2021 đến tháng 2/2022), tỉnh đã tạo ra một nền tảng cửa khẩu số sử dụng công nghệ hiện đại, giúp lực lượng chức năng và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực hiện các hoạt động trên một nền tảng số duy nhất
Trang 15Nền tảng cửa khẩu số thực hiện số hóa hoàn toàn các thông tin khai báo của doanh nghiệp trước khi hàng hóa đến cửa khẩu
Công chức, viên chức của các cơ quan, đơn vị tại cửa khẩu chỉ thực hiện kiểm tra, xác nhận đăng ký, xác nhận phương tiện thực tế vào cửa khẩu và phương tiện vào địa điểm tập kết hàng hóa trên nền tảng cửa khẩu số Các thông tin khai báo trên nền tảng cửa khẩu số đáp ứng được việc khai báo tờ khai điện tử để thay thế tờ khai bằng giấy như trước đây
1.5 Cung cấp các dữ liệu thời gian thực một cách chính xác, tin cậy cao; tiết kiêm
thời gian kê khai
Nền tảng cửa khẩu số ứng dụng công nghệ camera AI để nhận dạng biển số xe, kết nối với bản đồ số và hệ thống định vị để điều tiết, giám sát mật độ lưu lượng xe Đặc biệt là kết nối liên thông, chia sẻ cơ sở dữ liệu với ngành Hải quan, cơ sở dữ liệu đăng kiểm Bộ Giao thông Vận tải và cơ sở dữ liệu của các ngành chức năng khác
Việc kết nối này thể hiện độ tin tưởng cao, tính chính xác của các dữ liệu trong hệ thống Đồng thời, với việc số hóa hoàn toàn các quy trình, tổ chức, các lãnh đạo sẽ được cung cấp các dữ liệu thời gian thực một cách chính xác, độ tin cậy cao phục vụ đắc lực cho việc hoạch định, chỉ đạo và điều hành
Nền tảng cửa khẩu số có thể chia sẻ lại dữ liệu với các đơn vị khác phục vụ các công tác chuyên ngành riêng biệt Khi sử dụng nền tảng cửa khẩu số, các doanh nghiệp chỉ phải kê khai thông tin một lần và kê khai được từ bất kỳ vị trí nào, bất kỳ thời gian nào Thời gian kê khai thông tin hàng hóa chỉ mất từ 2-5 phút
2 Lý do chọn thí điểm mô hình ở cửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, tỉnh Lạng Sơn có nhiều tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, đặc biệt là kinh tế cửa khẩu, với vị trí địa lý thuận lợi, là trung tâm kết nối quan trọng của vùng, cả nước và điểm trung chuyển quan trọng của khu vực Việc lựa chọn cửa khẩu Hữu Nghị Lạng Sơn để triển khai mô hình cửa khẩu thông minh là một quyết định chiến lược, mang lại nhiều lợi ích và phù hợp với nhiều yếu tố
2.1 Vai trò quan trọng trong giao thương Việt – Trung
Hữu Nghị là một trong những cửa khẩu biên giới lớn nhất và sầm uất nhất giữa Việt Nam và Trung Quốc Ngày nay là một trong những cửa khẩu quốc tế đường bộ lớn nhất trên tuyến biên giới Việt Nam-Trung Quốc, có quy mô với diện tích 124 ha, trong đó Khu trung tâm quy hoạch với diện tích 26,5 ha
Lưu lượng hàng hóa qua cửa khẩu này rất lớn, tạo điều kiện thuận lợi để ứng dụng
và đánh giá hiệu quả của các công nghệ mới Theo thống kê của Ban Quản lý Khu Kinh
Trang 16tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn, từ ngày 14/9/2023 nay, số lượng xe chở hàng hóa, nhất là mặt hàng hoa quả lên khu vực Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị tăng mạnh Cụ thể, trong nửa đầu tháng 9/2023, trung bình số xe chở hàng hóa tồn qua ngày chờ thực hiện xuất khẩu qua Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị chỉ khoảng 110 xe, nhưng bắt đầu từ 14/9 đến hết ngày 17/9/2023, số lượng xe chở hàng hóa tồn qua ngày chờ thực hiện xuất khẩu qua cửa khẩu này trung bình là 600 xe
Là cửa ngõ chính với lưu lượng hàng hoá lớn, cần nâng cao hiệu quả thông quan để đáp ứng nhu cầu giao thương ngày càng tăng của hai nước Ông Nguyễn Hồng Linh, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn cho biết: Mô hình cửa khẩu thông minh trên
cơ sở đưa ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại vào quá trình giao, nhận hàng hóa xuất, nhập khẩu để nâng cao năng lực, hiệu suất thông quan tại các cửa khẩu đường bộ nhằm đáp ứng nhu cầu giao thương ngày càng tăng của thương nhân hai nước Việt Nam-Trung Quốc Do lượng hàng hóa lớn, cửa khẩu thường xuyên xảy ra tình trạng quá tải, gây ùn tắc và kéo dài thời gian thông quan Để đáp ứng nhu cầu giao thương ngày càng tăng và hội nhập quốc tế sâu rộng, việc nâng cao hiệu quả hoạt động của cửa khẩu là vô cùng cần thiết
2.2 Vị trí địa lý thuận lợi
Lạng Sơn có vị trí quan trọng trong việc giao lưu kinh tế, nơi có tuyến đường huyết mạch 1A xuyên Việt và tuyến đường sắt xuyên Á, liên vận quốc tế Việt-Trung và nằm trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) -Lạng Sơn-Hà Nội-Hải Phòng (Việt Nam) Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong mối quan hệ giữa Trung Quốc, Việt Nam với các nước ASEAN và ngược lại
Bên cạnh đó, hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt khá phát triển, thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa Tuyến đường cao tốc từ Hà Nội lên TP Lạng Sơn và cửa khẩu Hữu Nghị sắp được tiếp tục đầu tư, dự án sẽ giúp nối liền một mạch cao tốc từ Hà Nội lên cửa khẩu Hữu Nghị (Cao Lộc - Lạng Sơn) Nơi đây còn có tuyến đường huyết mạch 1A xuyên Việt và tuyến đường sắt xuyên Á
2.3 Tiềm năng phát triển
Hữu Nghị có tiềm năng trở thành trung tâm kinh tế biên mậu lớn của Việt Nam, thu hút đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn Lạng Sơn có vị trí quan trọng nên tỉnh đã huy động mọi nguồn lực để đầu tư hạ tầng ở khu vực cửa khẩu này Với sự phát triển của quan hệ thương mại Việt - Trung, nhu cầu thông quan hàng hóa qua cửa khẩu Hữu Nghị ngày càng lớn, đòi hỏi phải nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của cửa khẩu
Cửa khẩu Hữu Nghị đã được đầu tư xây dựng và nâng cấp nhiều lần, với cơ sở hạ tầng khá đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các công nghệ mới Chính
Trang 17phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách ưu đãi và hỗ trợ để phát triển cửa khẩu Hữu Nghị, tạo động lực cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và vận hành cửa khẩu
3 8 tháng xây dựng (từ tháng 7/2021 đến tháng 2/2022)
Ngày 29/9/2021, UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành Quyết định số 1941/QĐ-UBND
về quy trình khai báo qua Nền tảng cửa khẩu số tỉnh Lạng Sơn
Quy định này áp dụng vào việc sử dụng Nền tảng cửa khẩu số tỉnh Lạng Sơn trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh hàng hoá thông qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu phụ Tân Thanh Đối tượng được áp dụng là các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa; các lái xe vận chuyển hàng hóa thông qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, cửa khẩu phụ Tân Thanh; các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bến bãi tại cửa khẩu quốc
tế Hữu Nghị, cửa khẩu phụ Tân Thanh; các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước đối với cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, cửa khẩu phụ Tân Thanh
Từ ngày 14/01/2022, từ chỗ phải khai báo 5 loại giấy tờ cho mỗi loại xe, thời gian làm giấy tờ lâu và phải di chuyển xa, khi tỉnh Lạng Sơn bắt đầu ứng dụng nền tảng Cửa khẩu số, doanh nghiệp chỉ cần khai thông tin một lần
Nền tảng Cửa khẩu số phải đáp ứng được hai nguyên tắc: Một là, tuân thủ tuyệt đối các quy định nghiệp vụ của tất cả các ngành tham gia tác nghiệp tại cửa khẩu Hai là, tối đa việc số hóa các quy trình nhằm đem lại giá trị lớn nhất cho doanh nghiệp và cơ quan chức năng
Không tiếp nhận xử lý đối với doanh nghiệp xuất khẩu không khai báo trực tuyến trên Nền tảng cửa khẩu số
Sau 8 tháng xây dựng (từ tháng 7/2021 đến tháng 2/2022), tỉnh Lạng Sơn đã tạo ra một Nền tảng cửa khẩu số sử dụng công nghệ hiện đại như: trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Bigdata), điện toán đám mây (Cloud) và bảo đảm về an toàn thông tin, giúp các lực lượng chức năng và các doanh nghiệp XNK thực hiện các hoạt động trên một nền tảng số duy nhất
Trang 184 Triển khai thí điểm tại Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh
4.1 Triển khai thí điểm tại Lạng Sơn
Tham gia vào Đề án, Tổng cục Hải quan đã nhiều lần làm việc với Hải quan Nam Ninh (Trung Quốc) để học hỏi kinh nghiệm trước khi áp dụng thí điểm tại Lạng Sơn
Bộ Tài chính cũng đề nghị giao Tổng cục Hải quan chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn trao đổi với Trung Quốc, thống nhất mô hình vận hành, trao đổi thông tin dữ liệu để rà soát các quy trình, thủ tục hải quan, các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, những nghị định, thông tư để kiến nghị sửa đổi quy trình về quản lý nghiệp
vụ hải quan đối với các hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh thực hiện qua cửa khẩu thông minh giữa hai nước Cùng với đó là phải nâng cấp Cổng thông tin một cửa quốc gia để phục vụ việc tiếp nhận, trao đổi dữ liệu tờ khai hải quan giữa hai bên Sau 2 năm triển khai, mô hình cửa khẩu số tại Lạng Sơn đã chứng minh được hiệu quả thực tế, vừa rút ngắn thời gian, vừa tạo thuận lợi thông quan
Khi sử dụng nền tảng cửa khẩu số, các doanh nghiệp chỉ phải kê khai thông tin một lần và kê khai trực tuyến từ bất kỳ ở đâu, bất kỳ thời gian nào, thời gian kê khai thông tin hàng hóa chỉ mất từ 2 - 5 phút nên rất thuận lợi Các thủ tục được đơn giản hóa và
có thể thực hiện từ xa thông qua các phần mềm ứng dụng cài đặt trên các thiết bị thông minh, góp phần giảm những tiêu cực phát sinh trong quá trình thực hiện"