PHÂN TÍCH CASE STUDY: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG MUA VÀ QUẢN TRỊ NGUỒN CUNG TẠI CHUỖI BÁN LẺ 7-ELEVEN. Trong thế kỷ 21, ngành bán lẻ đã trở thành một phần quan trọng của nền kinh tế toàn cầu, và mô hình cửa hàng tiện lợi ngày càng trở nên phổ biến. Trong số các chuỗi cửa hàng tiện lợi nổi tiếng trên thế giới, 7-Eleven đã tạo dựng được một thương hiệu mạnh mẽ và trở thành một biểu tượng của sự tiện lợi và đa dạng trong việc mua sắm hàng ngày. Đề tài “Hoạt động mua và quản trị nguồn cung của 7-Eleven” này tập trung vào hoạt động mua và quản trị nguồn cung của 7-Eleven, một trong những tập đoàn bán lẻ lớn nhất và phát triển nhanh nhất trên toàn cầu. Với hơn 70.000 cửa hàng trên khắp thế giới, 7-Eleven đã tạo ra một hệ thống mua hàng và quản lý nguồn cung đáng ngưỡng mộ, giúp công ty đáp ứng nhu cầu của hàng triệu khách hàng hàng ngày. Mục tiêu của đề tài này là tìm hiểu cách 7-Eleven thực hiện hoạt động mua hàng và quản lý nguồn cung trong quy mô toàn cầu, cùng với các chiến lược và quy trình quản trị mà công ty áp dụng để đảm bảo sự cung cấp hiệu quả và đáng tin cậy của hàng hóa và dịch vụ. Để đạt được mục tiêu này, nhóm 6 sẽ nghiên cứu về cấu trúc tổ chức của 7-Eleven và vai trò của các bộ phận liên quan trong quá trình mua hàng và quản lý nguồn cung. Chúng em cũng sẽ khám phá các công nghệ và hệ thống thông tin mà 7-Eleven sử dụng để tối ưu hóa hoạt động mua hàng và quản lý nguồn cung trên toàn cầu. Cuối cùng, thông qua việc nghiên cứu sâu hơn về hoạt động mua và quản trị nguồn cung của 7-Eleven, chúng em hy vọng rằng đề tài này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về cách một tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới xây dựng và duy trì một hệ thống mua hàng và quản lý nguồn cung thành công, đồng thời đề xuất những kiến nghị để cải thiện hiệu quả và khả năng cạnh tranh trong tương lai. B. NỘI DUNG I. CHƯƠNG I: Giới thiệu khái quát về công ty 7-Eleven 1. Tổng quan thị trường mô hình kinh doanh cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam Trong những năm gần đây, thị trường bán lẻ Việt Nam luôn được xếp vào danh sách thị trường tiềm năng nhất thế giới, thị trường bán lẻ nội địa vốn đã sáng giá lại càng trở nên hấp dẫn hơn. Nếu như trước đây, chợ và các cửa hàng tạp hóa truyền thống luôn chiếm ưu thế trong thói quen mua bán của người Việt, thì nay, các kênh bán lẻ này đã xuất hiện đối thủ mới là chuỗi cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini. Cuộc đua giành thị phần của các hệ thống siêu thị và chuỗi cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam đang trở nên vô cùng gay gắt, các doanh nghiệp liên tục mở rộng mạng lưới kinh doanh, nâng cấp tính tiện ích cũng như chất lượng dịch vụ cho khách hàng. Sự cạnh tranh khốc liệt đó cũng chính là động lực để các doanh nghiệp trong ngành này ngày càng nỗ lực để hoàn thiện mình hơn. Đặc biệt phải nói đến đó là mô hình cửa hàng tiện lợi, chỉ trong thời gian ngắn đã phủ khắp các ngõ ngách tại các thành phố lớn. Có thể điểm qua rất nhiều thương hiệu nổi bật trong hình thức bán lẻ này như Winmart +, Family Mart, B’s mart, Circle K, Ministop, Shop&Go,… Các chuỗi cửa hàng bán lẻ ngày càng phổ biến do đánh đúng tâm lý của người mua hàng như muốn mua sắm nhanh, đầy đủ các loại sản phẩm cơ bản, dịch vụ khách hàng tốt và cơ sở vật chất tiện nghi. Một số cửa hàng còn có không gian cho khách thưởng thức đồ ăn sẵn, WiFi miễn phí, mở cửa 24/24 giờ. Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, giai đoạn 2010-2021, số lượng siêu thị, trung tâm thương mại tăng nhanh, từ 567 siêu thị, 95 trung tâm thương mại (năm 2010) lên 1.167 siêu thị và 254 trung tâm thương mại (năm 2021). Đặc biệt, số lượng cửa hàng tiện lợi của các chuỗi những năm gần đây tăng lên nhanh chóng. Tính đến nay, số lượng siêu thị đã tăng 89% so với năm 2005, góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa, theo hướng văn minh hiện đại. Cửa hàng tiện lợi đã và đang phát triển mạnh ở Việt Nam dưới dạng một mô hình kinh doanh bán lẻ có quy mô vừa và nhỏ, bán những mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày và tương tự như một cửa hàng tạp hóa, có kết hợp với một số dịch vụ rất thuận tiện cho người tiêu dùng như bán thẻ điện thoại. Tại đây, khách hàng có thể mua đồ ăn nhanh và sử dụng tại chỗ... Đây được xem là phiên bản nâng cấp của mô hình kinh doanh quán tạp hóa nhưng có ưu điểm về bố trí khoa học, tiết kiệm thời gian, không gian và chất lượng dịch vụ tốt hơn. Cửa hàng tiện lợi xuất hiện nhiều ở các thành phố lớn, ở những khu vực đông dân cư. Bà Lê Việt Nga – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước – Bộ Công Thương cho biết, đại dịch Covid-19 đã thay đổi xu hướng tiêu dùng của người dân theo hướng nhiều người tiêu dùng ngại đến các đại siêu thị, trung tâm lớn vì nỗi sợ nguy cơ lây lan dịch bệnh. Thay vì đó, họ chọn đến các cửa hàng tiện lợi gần các khu dân cư để mua sắm. Đồng ý kiến, bà Vũ Thị Hậu – Chủ tịch Hiệp hội bán lẻ Việt Nam cho biết, có thể nhận thấy, dù chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 hai năm qua nhưng hệ thống bán lẻ tại Việt Nam đã phát triển rất mạnh. Ngay những tháng đầu năm 2022, có thể dễ dàng nhận thấy, các cửa hàng tiện ích, cửa hàng tiện lợi, điểm bán lẻ đều có sự tăng trưởng rất ấn tượng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, nhất là tại các thành phố lớn. Theo báo cáo về các cửa hàng bán lẻ phân theo khu vực Công ty Nghiên cứu thị trường Q&Me đưa ra mới đây cho thấy khu vực miền Nam, chủ yếu là TP. Hồ Chí Minh vẫn được các chuỗi bán lẻ tập trung nhiều nhất. Tiếp theo các trung tâm lớn như Hà Nội, Đà Nẵng… Đáng chú ý, cửa hàng tiện lợi đang dần trở nên phổ biến hơn, với sự góp mặt đáng chú ý của các thương hiệu nước ngoài như Circle K hay GS25, Family Mart, 7 Eleven... Ngoại trừ Circle K, hầu hết cửa hàng tiện lợi kể trên đều tập trung ở phía Nam, chủ yếu ở TP. Hồ Chí Minh. Điều này đưa số cửa hàng tiện lợi được mở tại TP. Hồ Chí Minh chiếm 73% trong khi chỉ có 17% nằm ở Hà Nội, Bình Dương 3% và Bà Rịa-Vũng Tàu 2%, còn lại ở các tỉnh khác. Bên cạnh đó, 50% chuỗi cửa hàng cà phê lớn cũng tập trung ở TP. Hồ Chí Minh, trong khi ở Hà Nội là 21%... Trong khi đó, hệ thống cửa hàng tiện lợi thuần Việt “điểm tên” những hệ thống như WinMart+ với 2.873 cửa hàng; Bách hóa xanh 1.824 cửa hàng; Hệ thống Co.op Food thuộc Saigon Co.op có 391 cửa hàng, cùng với chuỗi Co.op Smile và Cheer; Satrafoods (thuộc Satra) với 221 cửa hàng; Hapro Food/BRGmart và BRG Intershop thuộc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) có 46 cửa hàng; Nova Market thuộc Công ty cổ phần dịch vụ thương mại tổng hợp Nova commerce với 12 cửa hàng. Các cửa hàng này phân bố ở nhiều địa phương khắp cả nước, trong đó cũng tập trung nhiều ở các thành phố lớn. Đơn cử, Co.op Smile là loại hình cửa hàng tạp hóa hiện đại, phát triển sâu trong khu dân cư, được thí điểm vào cuối năm 2016 và liên tục được cải thiện, điều chỉnh từ cơ cấu hàng hóa, giá cả cho đến cung cách phục vụ, đến nay đã có 99 cửa hàng. Còn cửa hàng Cheer là loại cửa hàng tiện lợi được nhượng quyền thương mại từ đối tác NTUC FairPrice (Singapore) cho Saigon Co. op cũng được nghiên cứu và đã đưa 39 cửa hàng vào hoạt động. Cửa hàng Co. opSmile và Cheer đang từng bước khẳng định được thương hiệu trên thị trường, góp phần tạo thêm sự phong phú trong mô hình bán lẻ hiện đại của Saigon Co. op và đáp ứng thêm nhu cầu của người dân tại khu dân cư. Trong khi đó, chuỗi cửa hàng thực phẩm tiện lợi Satrafoods, đơn vị thành viên trực thuộc Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn TNHH MTV (SATRA) đang không ngừng mở rộng hệ thống trong nhiều năm nay. Hệ thống Satrafoods được mở từ những quận của TP Hồ Chí Minh như quận 1, 3, Bình Thạnh, Phú Nhuận... cho đến huyện Nhà Bè, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh... Thực tế, hầu hết chuỗi cửa hàng tiện lợi là mô hình bán lẻ mở rộng của các nhà bán lẻ lớn với hệ thống phân phối, bán lẻ đa dạng. Do đó, khi mua sắm tại chuỗi cửa hàng tiện lợi, ngoài những tiện ích về sản phẩm, dịch vụ đặc thù, thì khách hàng cũng được thụ hưởng những ưu đãi đồng bộ trên toàn hệ thống phân phối, bán lẻ của doanh nghiệp.Hơn nữa, chất lượng và giá cả hàng hóa cũng được niêm yết đồng bộ nên tạo điều kiện cho người tiêu dùng tiết kiệm thời gian mua sắm khi đi cửa hàng tiện lợi thay cho đến trung tâm thương mại, siêu thị đông đúc. 2. Giới thiệu chung về 7-Eleven
NỘI DUNG
CHƯƠNG I
1 Tổng quan thị trường mô hình kinh doanh cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam
Trong những năm gần đây, thị trường bán lẻ Việt Nam luôn được xếp vào danh sách thị trường tiềm năng nhất thế giới, thị trường bán lẻ nội địa vốn đã sáng giá lại càng trở nên hấp dẫn hơn Nếu như trước đây, chợ và các cửa hàng tạp hóa truyền thống luôn chiếm ưu thế trong thói quen mua bán của người Việt, thì nay, các kênh bán lẻ này đã xuất hiện đối thủ mới là chuỗi cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini Cuộc đua giành thị phần của các hệ thống siêu thị và chuỗi cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam đang trở nên vô cùng gay gắt, các doanh nghiệp liên tục mở rộng mạng lưới kinh doanh, nâng cấp tính tiện ích cũng như chất lượng dịch vụ cho khách hàng Sự cạnh tranh khốc liệt đó cũng chính là động lực để các doanh nghiệp trong ngành này ngày càng nỗ lực để hoàn thiện mình hơn Đặc biệt phải nói đến đó là mô hình cửa hàng tiện lợi, chỉ trong thời gian ngắn đã phủ khắp các ngõ ngách tại các thành phố lớn Có thể điểm qua rất nhiều thương hiệu nổi bật trong hình thức bán lẻ này như Winmart +, Family Mart, B’s mart, Circle K, Ministop, Shop&Go,… Các chuỗi cửa hàng bán lẻ ngày càng phổ biến do đánh đúng tâm lý của người mua hàng như muốn mua sắm nhanh, đầy đủ các loại sản phẩm cơ bản, dịch vụ khách hàng tốt và cơ sở vật chất tiện nghi Một số cửa hàng còn có không gian cho khách thưởng thức đồ ăn sẵn, WiFi miễn phí, mở cửa 24/24 giờ.
Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, giai đoạn 2010-2021, số lượng siêu thị, trung tâm thương mại tăng nhanh, từ 567 siêu thị, 95 trung tâm thương mại (năm
2010) lên 1.167 siêu thị và 254 trung tâm thương mại (năm 2021) Đặc biệt, số lượng cửa hàng tiện lợi của các chuỗi những năm gần đây tăng lên nhanh chóng Tính đến nay, số lượng siêu thị đã tăng 89% so với năm 2005, góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa, theo hướng văn minh hiện đại.
Cửa hàng tiện lợi đã và đang phát triển mạnh ở Việt Nam dưới dạng một mô hình kinh doanh bán lẻ có quy mô vừa và nhỏ, bán những mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày và tương tự như một cửa hàng tạp hóa, có kết hợp với một số dịch vụ rất thuận tiện cho người tiêu dùng như bán thẻ điện thoại
Tại đây, khách hàng có thể mua đồ ăn nhanh và sử dụng tại chỗ Đây được xem là phiên bản nâng cấp của mô hình kinh doanh quán tạp hóa nhưng có ưu điểm về bố trí khoa học, tiết kiệm thời gian, không gian và chất lượng dịch vụ tốt hơn Cửa hàng tiện lợi xuất hiện nhiều ở các thành phố lớn, ở những khu vực đông dân cư.
Bà Lê Việt Nga – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước – Bộ Công Thương cho biết, đại dịch Covid-19 đã thay đổi xu hướng tiêu dùng của người dân theo hướng nhiều người tiêu dùng ngại đến các đại siêu thị, trung tâm lớn vì nỗi sợ nguy cơ lây lan dịch bệnh Thay vì đó, họ chọn đến các cửa hàng tiện lợi gần các khu dân cư để mua sắm. Đồng ý kiến, bà Vũ Thị Hậu – Chủ tịch Hiệp hội bán lẻ Việt Nam cho biết, có thể nhận thấy, dù chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 hai năm qua nhưng hệ thống bán lẻ tại Việt Nam đã phát triển rất mạnh Ngay những tháng đầu năm 2022, có thể dễ dàng nhận thấy, các cửa hàng tiện ích, cửa hàng tiện lợi, điểm bán lẻ đều có sự tăng trưởng rất ấn tượng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, nhất là tại các thành phố lớn.
Theo báo cáo về các cửa hàng bán lẻ phân theo khu vực Công ty Nghiên cứu thị trường Q&Me đưa ra mới đây cho thấy khu vực miền Nam, chủ yếu là TP Hồ Chí Minh vẫn được các chuỗi bán lẻ tập trung nhiều nhất Tiếp theo các trung tâm lớn như
Hà Nội, Đà Nẵng… Đáng chú ý, cửa hàng tiện lợi đang dần trở nên phổ biến hơn, với sự góp mặt đáng chú ý của các thương hiệu nước ngoài như Circle K hay GS25, Family Mart, 7 Eleven Ngoại trừ Circle K, hầu hết cửa hàng tiện lợi kể trên đều tập trung ở phía Nam, chủ yếu ở TP Hồ Chí Minh Điều này đưa số cửa hàng tiện lợi được mở tại TP.
Hồ Chí Minh chiếm 73% trong khi chỉ có 17% nằm ở Hà Nội, Bình Dương 3% và Bà Rịa-Vũng Tàu 2%, còn lại ở các tỉnh khác Bên cạnh đó, 50% chuỗi cửa hàng cà phê lớn cũng tập trung ở TP Hồ Chí Minh, trong khi ở Hà Nội là 21%
Trong khi đó, hệ thống cửa hàng tiện lợi thuần Việt “điểm tên” những hệ thống như WinMart+ với 2.873 cửa hàng; Bách hóa xanh 1.824 cửa hàng; Hệ thống Co.op Food thuộc Saigon Co.op có 391 cửa hàng, cùng với chuỗi Co.op Smile và Cheer; Satrafoods (thuộc Satra) với 221 cửa hàng; Hapro Food/BRGmart và BRG Intershop thuộc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) có 46 cửa hàng; Nova Market thuộc Công ty cổ phần dịch vụ thương mại tổng hợp Nova commerce với 12 cửa hàng Các cửa hàng này phân bố ở nhiều địa phương khắp cả nước, trong đó cũng tập trung nhiều ở các thành phố lớn Đơn cử, Co.op Smile là loại hình cửa hàng tạp hóa hiện đại, phát triển sâu trong khu dân cư, được thí điểm vào cuối năm 2016 và liên tục được cải thiện, điều chỉnh từ cơ cấu hàng hóa, giá cả cho đến cung cách phục vụ, đến nay đã có 99 cửa hàng.
Còn cửa hàng Cheer là loại cửa hàng tiện lợi được nhượng quyền thương mại từ đối tác NTUC FairPrice (Singapore) cho Saigon Co op cũng được nghiên cứu và đã đưa 39 cửa hàng vào hoạt động.
Cửa hàng Co opSmile và Cheer đang từng bước khẳng định được thương hiệu trên thị trường, góp phần tạo thêm sự phong phú trong mô hình bán lẻ hiện đại của Saigon
Co op và đáp ứng thêm nhu cầu của người dân tại khu dân cư.
Trong khi đó, chuỗi cửa hàng thực phẩm tiện lợi Satrafoods, đơn vị thành viên trực thuộc Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn TNHH MTV (SATRA) đang không ngừng mở rộng hệ thống trong nhiều năm nay Hệ thống Satrafoods được mở từ những quận của TP Hồ Chí Minh như quận 1, 3, Bình Thạnh, Phú Nhuận cho đến huyện Nhà Bè, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh
Thực tế, hầu hết chuỗi cửa hàng tiện lợi là mô hình bán lẻ mở rộng của các nhà bán lẻ lớn với hệ thống phân phối, bán lẻ đa dạng Do đó, khi mua sắm tại chuỗi cửa hàng tiện lợi, ngoài những tiện ích về sản phẩm, dịch vụ đặc thù, thì khách hàng cũng được thụ hưởng những ưu đãi đồng bộ trên toàn hệ thống phân phối, bán lẻ của doanh nghiệp.Hơn nữa, chất lượng và giá cả hàng hóa cũng được niêm yết đồng bộ nên tạo điều kiện cho người tiêu dùng tiết kiệm thời gian mua sắm khi đi cửa hàng tiện lợi thay cho đến trung tâm thương mại, siêu thị đông đúc.
2 Giới thiệu chung về 7-Eleven
7-Eleven được J C Thompson thành lập năm 1927 dưới tên gọi Southland Ice, có trụ sở tại Dallas, Texas (Mỹ) Khởi đầu là một đại lý nước đá, 7-Eleven sau đó bán thêm sữa, bánh mì, trứng vào các buổi tối và chủ nhật khi cửa hàng tạp hóa đóng cửa. Khi ấy, ý tưởng kinh doanh mới này đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng, là tiền đề cho khái niệm bán lẻ tiện lợi hiện đại.
Năm 1946, thương hiệu 7-Eleven ra đời với việc cửa hàng mở rộng thời gian hoạt động từ 7h sáng đến 11h đêm, xuyên suốt 7 ngày trong tuần Trải qua nhiều biến chuyển, thương hiệu này trở thành công ty con của Seven & I Holding Co, tập đoàn do tỷ phú người Nhật Masatoshi Ito sáng lập