Như vậy, có thể thấy rằng quy định của pháp luật của Việt Nam ngày càng được điều chỉnh theo hướng tăng cường các biện pháp ngăn ngừa, kiểm soát xung đột lợi ích trong công ty đại chúng
LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUNG ĐỘT LỢI ÍCH VÀ KIỂM SOÁT
Khái niệm, đặc điểm của xung đột lợi ích trong công ty đại chúng
1.1.1 Khái niệm xung đột lợi ích trong công ty đại chúng
XĐLI (conflict of interest) là nói đến tình huống xung đột trong quan hệ lợi ích, là mâu thuẫn về lợi ích của chủ thể này với chủ thể khác hay mâu thuẫn giữa các lợi ích của cùng một chủ thể Với mỗi quan hệ cụ thể, các lợi ích này có thể có quan hệ tương sinh hoặc ngược lại có thể là quan hệ đấu tranh Các chủ thể mang lợi ích thường có xu hướng gia tăng, củng cố lợi ích của mình với các cách thức khác nhau và cũng chính điều đó sẽ đồng thời làm giảm sút lợi ích của các chủ thể còn lại trong quan hệ đó Dưới góc độ luật học, “XĐLI được hiểu là sự vi phạm, xâm phạm hoặc làm tổn hại lẫn nhau giữa các lợi ích trong một quan hệ nhất định” 1
Hiện nay, khái niệm XĐLI đã được nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế và giới nghiên cứu đưa ra, tuy không hoàn toàn đồng nhất, nhưng về cơ bản cũng đã đi đến sự thống nhất chung Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD): “XĐLI là mâu thuẫn giữa chức trách nhà nước và lợi ích cá nhân của công chức, trong đó công chức có những lợi ích ở phương diện cá nhân có thể gây ảnh hưởng không phù hợp đến kết quả thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm công chức của mình” 2 Ủy ban Độc lập chống tham nhũng (ICAC) cho rằng: “XĐLI là một cách diễn đạt thông thường dùng để chỉ các trường hợp mà lợi ích cá nhân của một người nào đó có thể xung đột với nghĩa vụ công của họ” 3
Theo từ điển Luật học tiếng Anh của Black, “XĐLI là tình huống ảnh hưởng đến quyết định vì có xung đột giữa lợi ích của cá nhân và lợi ích công” 4 Còn theo từ điển tiếng Anh của Cambridge, “XĐLI là tình huống mà một người không thể đưa ra
1 Hoàng Văn Luân (2014), “Lợi ích nhóm và vấn đề lợi ích nhóm ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội - Khoa học xã hội và nhân văn, Tập 30, Số 1, tr.9
2 OECD (2005), Managing conflict of interest in public sector, tr.13: “A conflict of interest involves a conflict between the public duty and the private interest of a public official, in which the official’s private-capacity interest could improperly influence the performance of their official duties and responsibilities”
3 Ủy ban độc lập Chống tham nhũng (2019), Managing conflict of interest in the NSW public sector, New South Wales, tr.4
4 Bryan A Garner (2009), Black’s Law Dictionary 9 th Edition, tr.341 quyết định công bằng, vì bị chi phối bởi lợi ích cá nhân” 5
Tác giả Trần Văn Long cho rằng: “XĐLI được hiểu là bất kỳ một tình huống nào trong đó cá nhân hay tổ chức được ủy thác trách nhiệm (được trao quyền) có những lợi ích riêng hay chung đủ lớn để ảnh hưởng (hay có thể ảnh hưởng) đến việc thi hành các trách nhiệm được ủy thác một cách khách quan, đúng đắn” 6
LPCTN 2018 đưa ra định nghĩa về XĐLI như sau: “XĐLI là tình huống mà trong đó lợi ích của người có chức vụ, quyền hạn hoặc người thân thích của họ tác động hoặc sẽ tác động không đúng đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ” 7 Khái niệm này cơ bản đã thống nhất với cách hiểu hiện nay trên bình diện quốc tế và bám sát khái niệm về XĐLI của các tổ chức quốc tế được nhiều nước trên thế giới thừa nhận Quy định về XĐLI của LPCTN đảm bảo sự thống nhất trong cách hiểu, biện pháp áp dụng và tổ chức thực hiện việc kiểm soát, xử lý vi phạm về XĐLI
Từ góc nhìn của QTCT, “một XĐLI tồn tại khi lợi ích cá nhân của một người can thiệp theo bất kỳ cách nào đến lợi ích của công ty” 8 Như vậy, XĐLI trong công ty thường đề cập đến tình huống trong đó lợi ích cá nhân của người quản lý, điều hành hoặc một cá nhân nào đó trong công ty tác động không đúng đến với việc thực hiện nhiệm vụ, công việc mà họ được giao/ủy thác, từ đó dẫn đến xung đột với lợi ích của công ty hoặc các bên liên quan khác XĐLI phát sinh khi người quản lý, điều hành công ty chọn lợi ích cá nhân thay vì trách nhiệm, nghĩa vụ đối với công ty hoặc lợi dụng vị trí, chức vụ của họ để trục lợi theo một cách nào đó
Từ các khái niệm ở trên, theo quan điểm của tác giả, XĐLI trong CTĐC là tình huống mà trong đó lợi ích cá nhân của người quản lý, điều hành công ty có tác động, chi phối đến họ, làm cho họ thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ nhiệm vụ được giao/ủy thác Khi đó, người quản lý, điều hành công ty có xu hướng lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để gia tăng lợi ích cá nhân một cách không chính đáng, đồng thời làm tổn hại đến lợi ích chung của công ty hoặc/và các bên liên quan khác như cổ đông, người lao động, chủ nợ, thậm chí cả môi trường và xã hội, …
1.1.2 Đặc điểm của xung đột lợi ích trong công ty đại chúng
5 Cambridge Dictionary, “Conflict of interest”, https://dictionary.cambridge.org/dictionary/english/conflict-of- interest?q=%E2%80%9CConflict+of+interest%E2%80%9D, truy cập ngày 17/7/2022
6 Trần Văn Long (2015), “Xung đột lợi ích và tham nhũng”, Tạp chí Nội chính, số 24, tr.34
8 Jamie Kogan, Rebecca Walker (2006), “Conflicts of Interest in the Corporate Environment”, Chicago, tr.01
XĐLI là tình huống người có chức vụ, quyền hạn thường gặp phải trong quá trình ra quyết định hay hành động thực hiện nhiệm vụ, công vụ của mình XĐLI là hiện tượng xã hội mang tính tất yếu khách quan và phổ biến Xã hội càng phát triển thì mối quan hệ lợi ích trong xã hội ngày càng đa dạng, phong phú, kéo theo đó, XĐLI cũng ngày càng đa dạng với nhiều hình thức biểu hiện khác nhau 9 Bản thân XĐLI là không sai trái hay vi phạm đạo đức, vấn đề phụ thuộc vào lựa chọn hành động của chủ thể trong tình huống XĐLI
Nhìn chung, XĐLI trong CTĐC cũng có những đặc điểm tương đồng với XĐLI trong khu vực công hay các tổ chức khác Cụ thể:
Về chủ thể: chủ thể của XĐLI là người có chức vụ, quyền hạn Trong CTĐC, những người có chức vụ, quyền hạn là những người giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành của công ty Theo LDN 2020, người quản lý CTĐC được xác định là “Chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT, GĐ/TGĐ và các cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định của Điều lệ công ty” Bên cạnh đó, Nghị định 155/2020/NĐ-CP bổ sung quy định về “người điều hành DN là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng và người điều hành khác theo quy định của Điều lệ công ty” Đây là những người có quyền ra các quyết định quan trọng trong công ty, có khả năng tạo ra tình huống XĐLI và ảnh hưởng đến tiến trình của XĐLI phù hợp với lợi ích cá nhân của mình XĐLI xuất hiện khi cá nhân người quản lý, điều hành công ty sử dụng vị thế quyền lực mà họ đang nắm giữ/được ủy thác để thúc đẩy lợi ích cá nhân của họ hoặc lợi ích của một bên khác mà họ có liên quan và đi ngược lại lợi ích chung của công ty
Về khách thể: là lợi ích của người quản lý, điều hành công ty hoặc người thân của họ hoặc một bên khác mà họ có liên quan Các lợi ích này có thể là lợi ích vật chất (tiền, tài sản, …) hay lợi ích phi vật chất (mối quan hệ, sự thăng tiến trong công việc, …) Tuy nhiên, để trở thành khách thể của XĐLI trong CTĐC thì những lợi ích này phải có tác động hoặc sẽ tác động không đúng đắn đến quá trình thực hiện nhiệm vụ, công việc của người quản lý, điều hành công ty Nói cách khác, chính những lợi ích cá nhân của người quản lý, điều hành công ty hay bên liên quan của họ có thể tác động, gây ảnh hưởng tới sự vô tư, khách quan cần phải có trong quá trình thực hiện
9 Trần Huyền Trang (2020), Kiểm soát xung đột lợi ích trong pháp luật Phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, Luật văn Thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.12 nhiệm vụ, công việc mà họ được giao/ủy thác, và qua đó gây tổn hại đến lợi ích chung của công ty hay lợi ích của các bên liên quan khác
Ngoài ra, do CTĐC là loại hình công ty có sự phân tách giữa sở hữu và điều hành, tạo ra sự phức tạp và đa dạng trong quan hệ đại diện khác hẳn so với các loại hình công ty và các tổ chức khác Nếu như trong công ty hợp danh và công ty trách nhiệm hữu hạn, … chủ sở hữu, thành viên công ty thường có mối quan hệ thân thiết, hiểu biết lẫn nhau, thậm chí chủ sở hữu đồng thời là người trực tiếp điều hành công ty thì trong CTĐC cùng với việc chuyển nhượng cổ phiếu dễ dàng, các NĐT - chủ sở hữu công ty thường có số lượng lớn, thay đổi liên tục, các cổ đông chỉ quan tâm đến vốn của mình mà thiếu sự quan tâm và phó mặc việc quản trị, điều hành công ty cho người đại diện (thường là cổ đông lớn) Bên cạnh đó, CTĐC, nhất là CTNY thường có quy mô về vốn lớn và phạm vi, lĩnh vực hoạt động rộng, cơ cấu tổ chức cồng kềnh, phức tạp Chính vì vậy, XĐLI trong CTĐC thông thường sẽ phát sinh nhiều hơn, đa dạng và phức tạp hơn so với các loại hình công ty hay tổ chức khác
1.1.3 Các loại xung đột lợi ích trong công ty đại chúng
Cách phân loại XĐLI phổ biến hiện nay là dựa trên hình thức tồn tại của XĐLI, bao gồm: XĐLI tiềm ẩn (là XĐLI chưa xảy ra, nhưng có khả năng xảy ra) và XĐLI hiện hữu (là XĐLI đang và đã xảy ra trong thực tế, là tình huống người có chức vụ, quyền hạn đang bị tác động bởi lợi ích cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ) 10
Ảnh hưởng của xung đột lợi ích và nhu cầu kiểm soát xung đột lợi ích trong công ty đại chúng
1.2.1 Ảnh hưởng của xung đột lợi ích trong công ty đại chúng
Theo cách phân loại các cấp độ của XĐLI trong CTĐC ở trên, có thể thấy những ảnh hưởng tiêu cực của XĐLI trong CTĐC ở các khía cạnh sau:
Thứ nhất, những nguy cơ xâm phạm đến lợi ích công ty:
Nguồn “sống” của công ty chính là vốn và điều kiện kinh doanh Nhưng nếu XĐLI xảy ra thì cả hai nguồn cung cấp “sự sống” của công ty đều có thể bị mất dần và cạn kiệt, ảnh hưởng đến sự tồn tại của công ty 14 XĐLI gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến công ty thông qua những thiệt hại về tài sản hữu hình (thiệt hại hữu hình) và thiệt hại về tài sản vô hình (thiệt hại vô hình) của công ty, cụ thể:
Những thiệt hại hữu hình: trong công ty tài sản hữu hình là những tài sản mang thuộc tính vật chất mà chúng ta có thể nhìn thấy, nhận biết và xác định được giá trị của nó dễ dàng, ví dụ như: tiền, hàng hóa, nhà xưởng, máy móc, dụng cụ, nguyên vật liệu,… Vì vậy, khi XĐLI làm thiệt hại về mặt vật chất của công ty, nó làm hạn chế thậm chí triệt tiêu nguồn vốn dùng để tái đầu tư của công ty Những lợi ích mà các tài sản đó đem lại đáng nhẽ ra phải “chảy” vào quỹ của công ty thì qua các XĐLI nó
“chảy” vào túi của cá nhân Vì vậy các XĐLI có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty, nó làm nhiều công ty càng kinh doanh càng thua lỗ, càng hoạt động càng bị thiệt hại 15
14 Ngô Thị Bích Phương (2007), Kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi theo quy định của Luật
Doanh nghiệp năm 2005, Luận văn Thạc sỹ luật học, Đại học Luật Hà Nội, tr.6
15 Nguyễn Thanh Lý (2017), Kiểm soát giao dịch có khả năng trong công ty đại chúng theo pháp luật Việt
Nam, Luận án Tiến sỹ luật học, Học viện Khoa học xã hội, tr.40-41
Những thiệt hại vô hình: tài sản vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng có thể tạo ra những lợi thế và quyền hạn để mang lại giá trị kinh tế cho công ty Các tài sản này có thể là: thương hiệu, uy tín, khách hàng, các mối quan hệ, cơ hội kinh doanh của công ty, … Những thiệt hại phi vật chất mà XĐLI gây ra cho công ty rất đa dạng và khó có thể xác định được giá trị của nó Chẳng hạn, XĐLI dẫn đến tình trạng công ty kinh doanh yếu kém, uy tín bị giảm sút, thương hiệu bị ảnh hưởng, khiến NĐT không muốn bỏ vốn đầu tư, khách hàng không ký hợp đồng, hàng hóa khó bán, những cơ hội kinh doanh bị mất đi, 16
Có thể nói, những thiệt hại hữu hình và vô hình mà XĐLI gây ra cho công ty có sự tác động qua lại lẫn nhau, thiệt hại này ảnh hưởng (làm phát sinh) thiệt hại kia và ngược lại
Thứ hai, những nguy cơ xâm phạm đến quyền, lợi ích của các cổ đông:
Khi góp vốn vào công ty, các cổ đông đã tự nguyện cam kết vào một khế ước chung là cùng hưởng lợi và cùng chịu rủi ro theo tỷ lệ vốn góp của mình trong công ty Đây cũng là nguyên tắc được ghi nhận trong luật công ty của hầu hết các nước trên thế giới Tính bình đẳng của “cuộc chơi” thể hiện ở chỗ cổ đông góp vốn nhiều thì hưởng lợi nhiều, góp vốn ít thì hưởng lợi ít Mục đích của các cổ đông khi góp vốn để thành lập công ty là thông qua hoạt động kinh doanh của công ty họ sẽ sử dụng một cách hiệu quả nhất số vốn của mình Họ sở hữu và được hưởng lợi từ công ty tương ứng với phần vốn góp của mình trong công ty, và được phân chia lợi nhuận cũng như chịu nghĩa vụ về tài sản tương ứng với phần vốn đó Thế nhưng, nếu xảy ra XĐLI, tài sản của công ty bị “chảy” dần vào túi một hoặc một nhóm cổ đông có vốn góp chi phối, thậm chí “chảy” vào túi của người không góp vốn thì những cổ đông khác trong công ty không những bị giảm sút về mặt lợi tức mà còn bị chia sẻ về mặt quyền và lợi ích, họ góp vốn đầu tư nhưng bị người khác chiếm hưởng 17
Khi niềm tin của các cổ đông đối với công ty giảm sút, họ sẽ tìm cách rút vốn khỏi công ty, còn các NĐT bên ngoài thì e ngại bỏ vốn vào công ty Chúng ta thường xem xét những thiệt hại của công ty, nhưng những thiệt hại này phần lớn được chuyển giao cho các cổ đông của công ty Khi tài sản của công ty bị giảm sút có nghĩa là tài sản của các cổ đông cũng bị giảm sút Đối với các CTNY, còn có thể dẫn đến sự sụt
16 Nguyễn Thanh Lý, tlđd (15), tr.41
17 Nguyễn Thanh Lý, tlđd (15), tr.41-42 giảm giá cổ phiếu của công ty, gây ra tình trạng mất ổn định trên TTCK khi các NĐT bán tháo cổ phiếu, từ đó dẫn đến sự tổn thất các khoản vốn đầu tư của các NĐT Thứ ba, những nguy cơ ảnh hưởng đến người có quyền và lợi ích liên quan:
Từ những thiệt hại về tài sản và lợi ích của công ty do XĐLI gây ra, kéo theo đó là những thiệt hại của người lao động của công ty XĐLI làm cho lợi nhuận công ty giảm sút, ảnh hưởng đến phúc lợi của nhân viên như tăng lương, thưởng, cải thiện điều kiện làm việc, … thậm chí có thể không đảm bảo tiền lương trả cho nhân viên trong trường hợp công ty làm ăn thua lỗ Ngoài nội bộ công ty, các khách hàng và đối tác của công ty cũng là những người phải chịu ảnh hưởng không nhỏ do các XĐLI Khi XĐLI dẫn đến việc công ty kinh doanh hàng hóa kém chất lượng, công trình xây dựng bị “rút ruột”, thì người bị tác động đến đầu tiên là những khách hàng tiêu dùng hàng hóa và sử dụng các công trình đó Không chỉ vậy, những đối tác làm ăn với công ty bị mất hợp đồng, mất cơ hội kinh doanh, … gây ra thiệt hại cho các đối tác Ngoài ra, khi lợi ích của công ty bị thiệt hại đến một mức nào đó, công ty không còn đủ khả năng thanh toán nợ và rơi vào tình trạng phá sản sẽ kéo theo đó là sự thiệt hại về quyền lợi của các chủ nợ của công ty 18
Thứ tư, những nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế - xã hội:
XĐLI trong CTĐC còn có thể dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh và nền kinh tế - xã hội của quốc gia Đặc biệt, đối với các công ty có quy mô, thị phần lớn, nắm giữ những ngành sản xuất, kinh doanh quan trọng của nền kinh tế, hoặc các công ty lớn có vốn đầu tư của Nhà nước, nếu xảy ra XĐLI có thể làm thâm hụt nguồn vốn đầu tư và lợi nhuận, làm ảnh hưởng đến sự ổn định của nền kinh tế, giảm nguồn thu ngân sách Nhà nước từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế; các khoản đóng góp từ các tổ chức, cá nhân, các khoản viện trợ,
Khi các nhà quản lý, điều hành tìm cách “rút ruột” công ty để tìm kiếm lợi ích cho bản thân, mục tiêu lợi nhuận của NĐT bị xâm phạm Trong khi đó bản chất của hoạt động đầu tư là tính rủi ro cao, thì đối với công ty có khả năng quản lý, điều hành yếu kém sẽ làm vốn của NĐT tăng tính rủi ro cao gấp nhiều lần Đối với NĐT nước ngoài là những người có phân tích thị trường và môi trường đầu tư kỹ lưỡng, họ là những NĐT tiềm năng, có vốn lớn và cũng là những NĐT có yêu cầu, đòi hỏi cao về
18 Nguyễn Thanh Lý, tlđd (15), tr.42-43
QTCT, nếu như các công ty ở Việt Nam để xảy ra tình trạng người điều hành, quản lý công ty trục lợi thì họ sẽ ngần ngại khi đầu tư vào Việt Nam 19
Không những thế, XĐLI có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường kinh doanh, vốn đòi hỏi sự cạnh tranh công bằng, bình đẳng và lành mạnh Điều này không những ảnh hưởng về mặt kinh tế mà còn ảnh hưởng đến mặt xã hội, đạo đức kinh doanh bị thách thức, ảnh hưởng xấu đến văn hóa kinh doanh của các DN và nền kinh tế nói chung
1.2.2 Nhu cầu kiểm soát xung đột lợi ích trong công ty đại chúng
Theo Đại từ điển tiếng Việt, “kiểm soát là kiểm tra, xem xét nhằm ngăn ngừa những sai phạm các quy định hoặc đặt trong phạm vi, quyền hành và trách nhiệm” Như vậy, kiểm soát XĐLI là việc thực hiện tất cả các biện pháp nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý các XĐLI trong CTĐC, trong đó phòng ngừa là mục đích chính
Về mặt chủ thể thực hiện kiểm soát có thể là cơ quan Nhà nước, có thể là chủ thể hay bộ phận của công ty Đối tượng bị kiểm soát ở đây là tất cả các XĐLI trong CTĐC Công cụ dùng để kiểm soát ở phạm vi rộng có thể là: pháp luật; nền tảng đạo đức kinh doanh; quy tắc QTCT, quy tắc kinh doanh; tập quán kinh doanh; dư luận xã hội; … Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn này chỉ nghiên cứu công cụ kiểm soát pháp luật và quy định, cơ chế nội bộ của công ty Vậy, nhu cầu kiểm soát đối với các XĐLI trong CTĐC được đặt ra từ những yếu tố sau:
Đặc điểm, nguyên tắc và vai trò, nhiệm vụ của pháp luật về kiểm soát xung đột lợi ích trong công ty đại chúng
1.3.1 Đặc điểm của pháp luật về kiểm soát xung đột lợi ích trong công ty đại chúng
Với tư cách là một trong những công cụ kiểm soát hiệu quả nhất, pháp luật kiểm soát XĐLI trong CTĐC được hiểu là tổng hợp những quy phạm pháp luật quy định về các biện pháp kiểm soát nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý các XĐLI có khả năng gây thiệt hại về tài sản, quyền lợi của công ty do người quản lý công ty lạm dụng vị thế của mình nhằm thu lợi cho cá nhân So với các loại hình công ty khác, pháp luật kiểm soát XĐLI trong CTĐC có một số những khác biệt căn bản xuất phát từ bản chất của loại hình và thực tiễn hoạt động quản trị CTĐC Cụ thể: Thứ nhất, pháp luật về kiểm soát XĐLI trong CTĐC đặt ra những yêu cầu nhiều hơn, cao hơn so với các loại hình công ty khác
Thứ hai, pháp luật về kiểm soát XĐLI trong CTĐC được điều chỉnh bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như LDN, LCK, LPCTN và một số đạo luật chuyên ngành khác
Thứ ba, hệ thống các văn bản nội bộ quy định về kiểm soát XĐLI trong CTĐC cũng đồ sộ hơn và phải tuân thủ sự điều chỉnh của các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau
Thứ tư, bên cạnh những quy định của pháp luật về công ty, pháp luật về CK, pháp luật về PCTN và những văn bản hướng dẫn thì pháp luật về kiểm soát XĐLI trong CTĐC cũng quan tâm đến những khuyến nghị, các thông lệ và thực hành tốt của các tổ chức quốc tế
1.3.2 Nguyên tắc cơ bản của pháp luật về kiểm soát xung đột lợi ích trong công ty đại chúng
Trong hoạt động kinh tế, những nguyên tắc về tự do, thiện chí, công bằng, cạnh tranh lành mạnh, … đã hình thành, tồn tại và phát triển từ rất lâu Những nguyên tắc này trở thành gốc để chúng ta xây dựng các nguyên tắc pháp luật cơ bản điều chỉnh một quan hệ pháp luật nhất định Theo đó, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật kiểm soát XĐLI trong CTĐC bao gồm:
Một là, đảm bảo đem lại lợi ích lớn nhất cho công ty
Về mặt lý luận, các XĐLI, nhất là liên quan đến các hợp đồng, giao dịch hàm chứa rủi ro cho công ty và khả năng chuyển giao lợi ích của công ty sang người đại diện Việc kiểm soát XĐLI nhằm hai mục đích: (i) bảo vệ quyền và lợi ích của công ty không bị trục lợi bởi người đại diện; và (ii) đảm bảo lợi ích lớn nhất cho công ty Hai là, đảm bảo tính thiện chí, trung thực, công bằng và tránh các XĐLI của người quản lý công ty
Trong XĐLI, yếu tố thiện chí và trung thực của người đại diện không còn, bị thay thế bởi sự lừa dối người ủy thác Thực tế, mưu đồ tước đoạt lợi ích của công ty của người đại diện trong XĐLI có thể núp dưới bỏ bọc hợp pháp một cách tinh vi Vì vậy, khi ký kết và thực hiện các hợp đồng, giao dịch có khả năng XĐLI, nguyên tắc thiện chí và trung thực rất quan trọng
Kiểm soát XĐLI trong giao dịch đòi hỏi hướng tới giá trị công bằng với hai khía cạnh cơ bản: giá trị đúng đắn và giá cả hợp lý Khi ký kết và thực hiện hợp đồng, giao dịch của công ty phải đảm bảo công bằng đối với tất cả các cổ đông, không vụ lợi cho bất kỳ một cá nhân nào; công bằng với các đối tác, không thiên vị cho bên nào Tính công bằng thể hiện ở quyết định cá nhân của cổ đông hay HĐQT công ty khi bỏ phiếu chấp thuận hay không chấp thuận ký kết các hợp đồng, giao dịch; không bao gồm lá phiếu của người có lợi ích liên quan đến giao dịch; và quyết định cuối cùng theo nguyên tắc đa số Sự công bằng còn được thực hiện ở bản thân những người tham gia giao dịch luôn hành động vì lợi ích tốt nhất của công ty Để làm được điều đó, các chủ thể này phải đảm bảo được sự khách quan và thiện chí khi thực hiện công việc
Ba là, bảo đảm công khai, minh bạch Đối với hoạt động của các CTĐC, gắn liền với hoạt động của TTCK, nguyên tắc công khai, minh bạch trở thành nội dung đòi hỏi tiên quyết và là nguyên tắc chủ đạo Bên cạnh đó, cấu trúc đối vốn điển hình của CTĐC càng làm cho nguyên tắc công khai, minh bạch nâng tầm giá trị Đối với việc kiểm soát XĐLI trong CTĐC, nguyên tắc công khai, minh bạch được khai thác ở nhiều khía cạnh: công khai XĐLI; công khai những quyền lợi liên quan của người đại diện; công khai những rủi ro; minh bạch lợi ích thu được từ việc tham gia giao dịch; …
Bốn là, đảm bảo tính toàn diện trong kiểm soát XĐLI trong CTĐC
Nguyên tắc này cho phép chúng ta nhìn nhận và phân tích vấn đề kiểm soát XĐLI trong cả quá trình từ khi phát sinh, hình thành, đến hoàn thành, kết thúc và cơ chế hậu kiểm Biểu hiện của nguyên tắc này là các hình thức kiểm soát gồm: (i) Kiểm soát lường trước (hay kiểm soát trước khi thực hiện) bằng cách tiên liệu các khả năng XĐLI có thể phát sinh nhằm ngăn ngừa trước Đây là hình thức kiểm soát ít tốn kém nhất; (ii) Kiểm soát hiện hành (hay kiểm soát trong khi thực hiện) là cách giám sát trực tiếp ngay trong khi thực hiện, nắm bắt những lệch lạc và đưa ra những biện pháp tháo gỡ kịp thời; (iii) Kiểm soát sau khi thực hiện (kiểm soát phản hồi) là loại kiểm soát được thực hiện sau khi hoạt động đã xảy ra Mục đích của loại kiểm soát này là nhằm xác định xem các quy định về kiểm soát XĐLI có được thực hiện nghiêm túc không, phát hiện những sai phạm và đưa ra cơ chế xử lý thích đáng
Nguyên tắc toàn diện trong kiểm soát XĐLI đòi hỏi chúng ta kết hợp giữa pháp luật điều chỉnh chung và các văn bản nội bộ trong CTĐC Bên cạnh những quy định kiểm soát XĐLI được điều chỉnh bởi pháp luật chung, chúng ta cần đẩy mạnh vai trò của các văn bản nội bộ trong CTĐC Đồng thời, nguyên tắc này nhấn mạnh vai trò và mối quan hệ giữa các quy định của pháp luật và quy định của Điều lệ, cũng như các văn bản nội bộ của công ty trong việc kiểm soát các XĐLI
1.3.3 Vai trò, nhiệm vụ của pháp luật kiểm soát xung đột lợi ích trong Công ty đại chúng
Tham nhũng đang diễn ra ngày càng phổ biến và nghiêm trọng, không những trong khu vực công mà cả trong khu vực tư nhân, nhất là trong các CTĐC Tham nhũng gây ảnh hưởng lớn tới sự tồn tại, phát triển bền vững của mỗi công ty, mà trong đó, XĐLI có mối liên hệ chặt chẽ với tham nhũng XĐLI là cơ sở, là một phần nguyên nhân dẫn tới tham nhũng Kiểm soát XĐLI sẽ góp phần loại bỏ điều kiện, hoàn cảnh nảy sinh tham nhũng
Tiếp cận hiện đại cho thấy, kiểm soát XĐLI là quá trình đa chiều: tác động của các cơ quan nhà nước đối với các chủ thể lợi ích thông qua hệ thống chính sách, pháp luật; sự tham gia vào các quyết định, giám sát, kiểm tra việc thực thi nhiệm vụ của các chủ thể lợi ích; sự giám sát, kiểm tra lẫn nhau giữa các chủ thể lợi ích Ở khía cạnh này, việc tạo ra cơ chế bảo đảm tính hợp pháp của sự tồn tại và hoạt động của các chủ thể lợi ích, cơ chế công khai, minh bạch thông tin về XĐLI và giám sát các chủ thể lợi ích,… được coi là quyết định đến hiệu quả kiểm soát XĐLI trong CTĐC
Trong thời đại ngày nay, việc kiểm soát XĐLI trong xã hội nói chung, trong CTĐC được đặc biệt đề cao Do đó, pháp luật quản lý, kiểm soát XĐLI trong CTĐC trở thành lĩnh vực pháp luật quan trọng trong hệ thống pháp luật quốc gia
Kiểm soát XĐLI trong CTĐC bao gồm ba nhiệm vụ chính:
Một là, phòng ngừa XĐLI trong CTĐC Phòng ngừa là ngăn không cho XĐLI xuất hiện, mà cụ thể là loại bỏ những nguy cơ có thể dẫn đến XĐLI Nguy cơ đó là những lợi ích cá nhân mà người quản lý công ty thu được khi thực hiện không đúng nhiệm vụ được ủy thác Đây là mục tiêu lớn nhất của kiểm soát XĐLI, đáp ứng yêu cầu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”
Nội dung và các bộ phận cấu thành của pháp luật về kiểm soát xung đột lợi ích trong công ty đại chúng
1.4.1 Nội dung cơ bản của pháp luật về kiểm soát xung đột lợi ích trong công ty đại chúng
1.4.1.1 Nhóm quy định về phòng ngừa và kiểm soát xung đột lợi ích trong công ty đại chúng
Thứ nhất, về chế độ công khai thông tin liên quan đến XĐLI
Nghĩa vụ công khai thông tin có sự khác biệt rất rõ ràng giữa CTĐC và các loại hình công ty khác Công khai hóa thông tin của CTĐC ngoài LDN ra còn liên quan mật thiết đến các quy định của LCK Ngoài các nghĩa vụ công khai thông tin cơ bản ra công chúng, thì pháp luật kiểm soát XĐLI đòi hỏi công ty phải công khai một số thông tin trong nội bộ công ty, gồm: (i) thông tin về các bên có liên quan của công ty và các giao dịch của công ty với các bên có liên quan đó, (ii) báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh, (iii) biên bản và các nghị quyết, quyết định của ĐHĐCĐ, (iv) báo cáo đánh giá của HĐQT và BKS
Một trong những vấn đề cốt lõi của QTCT theo OECD đó là: sự công bằng, tính minh bạch, tính trách nhiệm và trách nhiệm giải trình Trong phạm vi nghiên cứu về kiểm soát các XĐLI, tính minh bạch được thể hiện qua việc công khai các thông tin và lợi ích liên quan đến người đại diện Công khai hóa các lợi ích liên quan có nguy cơ XĐLI của công ty là một ứng xử thể hiện nghĩa vụ trung thành của người quản lý đối với công ty và cổ đông của công ty 21 Đồng thời, đây được xem là biệt pháp hữu hiệu để giảm thiểu khả năng XĐLI trong CTĐC
Thứ hai, quy định về tư cách và nghĩa vụ của người quản lý công ty
Hệ thống quản lý, điều hành phân định rõ quyền hạn và nghĩa vụ giữa các thành viên, cơ quan trong công ty như ĐHĐCĐ, HĐQT, BKS, GĐ/TGĐ và các bên khác có quyền và lợi ích liên quan Theo luật về công ty nhiều nước trên thế giới, các cổ đông sẽ có quyền chọn lựa để bầu, bổ nhiệm các vị trí quản lý quan trọng của công ty Những người được bầu, bổ nhiệm vào vị trí quản lý sẽ được trao thẩm quyền ra các quyết định nhất định để hành động cho và vì công ty, cũng như định đoạt tài sản của công ty 22 Vì vậy, quy định về tư cách của người quản lý (gồm điều kiện và tiêu chuẩn để được bổ nhiệm) và nghĩa vụ của người quản lý có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của công ty, cũng như việc kiểm soát các XĐLI trong công ty
Về nguyên tắc, những người quản lý trong công ty được cổ đông bầu ra, được công ty trả lương thưởng (thường cao hơn so với các vị trí khác) cho công việc quản lý của mình, thì những người quản lý công ty phải có trách nhiệm phục tùng và có trách nhiệm với công việc được ủy thác của mình Nghĩa vụ và trách nhiệm là các thước đo, chuẩn mực “đo lường”, đánh giá mức độ nỗ lực, cố gắng và cách thức ứng xử của họ trong thực thi nhiệm vụ được giao 23 Nghĩa vụ của người quản lý (Fiduciary Duty) thể hiện ở hai khía cạnh sau:
21 Nguyễn Đình Cung (2008), “Quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam: quy định của pháp luật, hiệu lực thực tế và vấn đề”, CIEM/GTZ, Hà Nội
22 Bùi Xuân Hải (2007), “Học thuyết về đại diện và mấy vấn đề của pháp luật công ty Việt Nam”, Tạp chí
Khoa học Pháp lý, số 4, trg 41
Một là, khía cạnh kinh tế: Người quản lý có trách nhiệm thực hiện hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận cho công ty và vì lợi ích công ty Lý thuyết về đại diện cho rằng, nếu cả hai bên trong mối quan hệ này (cổ đông và người quản lý công ty) đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình, thì có cơ sở để tin rằng người quản lý công ty sẽ không luôn luôn hành động vì lợi ích tốt nhất cho người chủ, tức các cổ đông và công ty Với vị trí của mình, người quản lý công ty được cho là luôn có xu hướng tư lợi và không đủ siêng năng, mẫn cán, và có thể tìm kiếm các lợi ích cá nhân cho mình hay người thứ ba của mình chứ không phải cho công ty 24 Ở một phương diện khác, lý thuyết đại diện chỉ ra rằng trong mối quan hệ đại diện tưởng chừng chỉ có sự XĐLI giữa một bên là chủ sở hữu với một bên là người đại diện, nhưng xét một cách tổng quát nếu người đại diện càng thực hiện tốt vai trò của mình, càng tối đa hóa lợi ích cho công ty, cho chủ sở hữu thì càng tối đa hóa lợi ích cho chính bản thân mình và ngược lại 25 Bởi suy cho cùng lợi ích của người đại diện phải gắn liền với lợi ích của công ty
Hai là, về khía cạnh đạo đức: người quản lý có trách nhiệm cẩn trọng, trung thực, mẫn cán trong công việc; hành động vì lợi ích của công ty; công khai những giao dịch, lợi ích liên quan; thông báo cho các cổ đông những thông tin có thể ảnh hưởng đến lợi ích của họ;
Thứ ba, quy định về quyền của cổ đông
Cổ đông là những chủ sở hữu của công ty, họ có quyền và lợi ích gắn bó với công ty, nếu xảy ra các XĐLI thì quyền lợi của họ bị xâm hại trực tiếp Chính vì vậy mà pháp luật đã quy định cho họ những quyền nhất định trong tổ chức và hoạt động của công ty Cổ đông với tư cách là chủ sở hữu của công ty có quyền tham gia thảo luận và quyết định tất cả các nội dung quan trọng liên quan đến phát triển tổ chức, hoạt động kinh doanh của công ty từ định hướng chiến lược, vốn và tài sản, nhân sự, kết quả kinh doanh và sử dụng lợi nhuận, cho đến việc thay đổi hoặc giải thể công ty Thứ tư, về chế độ lương thưởng đối với người quản lý công ty
“Việc nhận được đồng lương không xứng đáng là một trong những lý do khiến cho người quản lý hoặc người đại diện hành động vì lợi ích cá nhân thay vì lợi ích
24 Bùi Xuân Hải, tlđd (17), trg 41
25 Meckling, W H., & Jensen, M C (1976), “Theory of the firm: Managerial behavior, agency costs and ownership structure”, Journal of financial economics, 3(4), 305-360 của công ty và các cổ đông” 26 Bởi vậy, trong quá trình hoạt động, các công ty thường xem xét trả lương thưởng cho người quản lý một cách xứng đáng, nhằm phòng tránh hành vi trục lợi của người quản lý và để họ trung thành với công ty, hành động vì lợi ích của công ty
Thứ năm, quy định về ranh giới được phép và không được phép tiến hành giao dịch và cơ chế thông qua quyết định của công ty để tránh XĐLI Để tránh những thiệt hại về tài sản, quyền lợi cho công ty làm ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông, pháp luật cũng như Điều lệ CTĐC thường quy định rõ phạm vi được phép và không được phép tiến hành giao dịch Theo đó, căn cứ vào tính chất và giá trị giao dịch, pháp luật sẽ cho phép tiến hành giao dịch hay không và phân định rõ ranh giới thẩm quyền quyết định thuộc về ĐHĐCĐ, HĐQT, GĐ/TGĐ,
Trong CTĐC, hành vi XĐLI thông qua những giao dịch nội gián bị nghiêm cấm, đây là loại giao dịch bất hợp pháp không được phép tiến hành Đối với giao dịch có khả năng XĐLI khác, pháp luật không cấm, nhưng một số giao dịch cần kiểm soát chặt chẽ như: giao dịch với người liên quan; giao dịch có giá trị lớn; giao dịch bất thường phải được thông qua cơ chế biểu quyết của công ty
Thứ sáu, quy định về kiểm toán độc lập và cơ chế kiểm soát nội bộ
Về cơ bản, hoạt động của công ty được cho là “trong sạch” nếu cả hai cơ chế kiểm soát bên ngoài (kiểm toán độc lập) và kiểm soát bên trong (kiểm soát nội bộ) hoạt động hiệu quả Đối với CTĐC, đặc biệt là CTNY, tổ chức kiểm toán độc lập cần phải đảm bảo tính tin cậy, hoạt động dưới sự điều chỉnh của pháp luật CK Đối với cơ chế kiểm soát nội bộ, cần nhìn nhận một cách bao quát, toàn diện bao gồm: (i) sự phối kết hợp kiểm soát lẫn nhau giữa các bộ phận cấu thành của công ty gồm ĐHĐCĐ, HĐQT, Ban GĐ/TGĐ và người lao động; (ii) vai trò của BKS nhằm giám sát chung đối với toàn bộ hoạt động của công ty
Theo đó, hoạt động của BKS trong CTĐC là không thể thiếu nhằm ngăn ngừa và phát hiện các XĐLI Sự khác biệt căn bản giữa mô hình quản trị “đơn cấp” và mô hình quản trị “song cấp” là có hay không có BKS Mặc dù mô hình QTCT theo cấu trúc hội đồng “đơn cấp” (one–tier board) kiểu Anglo-American không có BKS như các CTCP ở Việt Nam hay Trung Quốc, nhưng các quy chế QTCT ở các nước này
26 Berle, A A., & Gardiner, C Means (1968), “The Modern Corporation and Private Property”, Aufl., New York thường yêu cầu đa số thành viên của HĐQT phải là các thành viên độc lập, không điều hành để những người này có thể đưa ra các ý kiến quản trị độc lập và giám sát hoạt động của các GĐ điều hành 27 Bộ quy tắc về QTCT của OECD cũng có các khuyến cáo tương tự
Mặc dù, mô hình quản trị CTĐC của Việt Nam không phải là mô hình đơn cấp, BKS được “thiết kế” là một cơ quan riêng trong cơ cấu quản trị nội bộ, chuyên trách giám sát và đánh giá HĐQT và những người quản lý điều hành nhân danh cổ đông, vì lợi ích của cổ đông và của công ty 28 Việc tăng cường quyền lực của BKS và quy định rõ nghĩa vụ của BKS đối với công ty cũng như các cổ đông sẽ hạn chế phần nào các sai phạm của những người quản lý công ty đối với quy định về kiểm soát XĐLI
THỰC TRẠNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT XUNG ĐỘT LỢI ÍCH TRONG CÔNG TY ĐẠI CHÚNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
XUNG ĐỘT LỢI ÍCH TRONG CÔNG TY ĐẠI CHÚNG
VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
2.1 Thực trạng và thực tiễn áp dụng quy định pháp luật doanh nghiệp và pháp luật chứng khoán về kiểm soát xung đột lợi ích trong công ty đại chúng
2.1.1 Quy định về công khai, minh bạch thông tin của công ty đại chúng
LDN chỉ có một điều quy định chung về việc công khai thông tin đối với CTCP, trong đó đối với CTĐC thì thực hiện công bố, công khai thông tin theo quy định của pháp luật về CK 30 Theo đó, LCK dành hẳn một chương để quy định về việc công bố thông tin của CTĐC, bao gồm những quy định nhằm kiểm soát XĐLI như sau: Một là, về đối tượng công bố thông tin, ngoài công ty ra còn có các đối tượng: cổ đông lớn, nhóm người có liên quan sở hữu từ 05% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của CTĐC; cổ đông sáng lập trong thời gian bị hạn chế chuyển nhượng của CTĐC; người nội bộ của công ty và người có liên quan của người nội bộ 31 Hai là, về nội dung công bố thông tin bao gồm:
Công bố thông tin định kỳ đối với báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán, báo cáo tài chính 06 tháng đã được soát xét bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận, báo cáo tài chính quý, báo cáo thường niên, báo cáo tình hình QTCT, nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên;
Công bố thông tin bất thường đối với trường hợp tài khoản của công ty tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc khi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện có dấu hiệu gian lận, vi phạm pháp luật liên quan đến tài khoản thanh toán; thông qua quyết định của ĐHĐCĐ bất thường theo quy định của pháp luật; thành lập, giải thể công ty con, công ty liên kết, giao dịch dẫn đến một công ty trở thành hoặc không còn là công ty con, công ty liên kết; kết quả điều chỉnh hồi tố báo cáo tài chính; quyết định mua, bán tài sản hoặc thực hiện các giao dịch có giá trị lớn hơn 15% tổng tài sản của công ty căn cứ vào báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính 06
31 Điều 118 LCK tháng gần nhất được soát xét;
Công bố thông tin theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với: sự kiện ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích hợp pháp của NĐT; có thông tin liên quan đến công ty ảnh hưởng lớn đến giá CK và cần phải xác nhận thông tin đó 32 Bên cạnh đó, LCK cũng quy định thành viên HĐQT, BKS, GĐ/TGĐ có trách nhiệm báo cáo và công bố thông tin cho HĐQT, BKS trong các trường hợp: các giao dịch giữa công ty với công ty mà các đối tượng trên là thành viên sáng lập hoặc là người quản lý DN trong thời gian 03 năm gần nhất trước thời điểm giao dịch; các giao dịch giữa công ty với công ty trong đó người có liên quan của các đối tượng trên là thành viên HĐQT, GĐ/TGĐ hoặc cổ đông lớn 33 Ngoài ra, người nội bộ của CTĐC và người liên quan của các đối tượng này phải công bố thông tin trước và sau giao dịch hoặc khi có thay đổi sở hữu đối với cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, quyền mua trái phiếu chuyển đổi của CTĐC
Tuy nhiên, trên thực tế, việc thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định pháp luật của các CTĐC còn khá hạn chế Nhiều trường hợp người có nghĩa vụ công khai thông tin không thực hiện đúng quy định kê khai các thông tin về người có liên quan, không công khai lợi ích trong các giao dịch mà mình có liên quan, không công bố thông tin thay đổi tỷ lệ sở hữu cổ phiếu/cổ phần, …
Theo công bố của UBCKNN, mỗi năm cơ quan này ban hành hàng trăm quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực CK và TTCK đối với các CTĐC/CTNY và cá nhân có liên quan về các hành vi vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định của pháp luật 34 Điều này cho thấy mức độ phổ biến của các vi phạm trong thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin trong CTĐC/CTNY và chế tài xử phạt đối với nhóm hành vi này là chưa đủ sức răn đe
Theo Báo cáo đánh giá QTCT DN niêm yết Việt Nam năm 2022, nhìn chung, trong năm 2022, các DN đều thúc đẩy việc thực hiện tốt hoạt động công bố thông tin đáp ứng mức độ tuân thủ theo các quy định tại Thông tư 96/2020/TT-BTC Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một bộ phận DN chưa thực sự tuân thủ theo Luật định gây ảnh hưởng đến khía cạnh minh bạch thông tin Theo đó, có đến 372/581 DN được khảo sát không
33 Điều 299 Nghị định 155/2020/NĐ-CP
34 Nguồn: UBCKNN, https://www.ssc.gov.vn/webcenter/portal/ubck/pages_r/m/tintc-skin/thanhtra-gimst tuân thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ quy định công bố thông tin về cơ cấu cổ đông của công ty; chỉ có 346 DN tương ứng 59,5% đáp ứng việc công bố thông tin của thành viên HĐQT độc lập; đa số các DN vẫn chưa đạt yêu cầu trong việc đảm bảo công bố thông tin chi tiết về thù lao, lương, thưởng, lợi ích khác của từng thành viên HĐQT và BKS/UBKT; việc công bố thu nhập của GĐ/TGĐ, Ban GĐ/TGĐ, Kế toán trưởng vẫn là một điểm hạn chế, đa số các DN không thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài chính để công bố chi tiết tiền lương của từng người quản lý, điều hành công ty
Ngoài ra, Báo cáo đánh giá cũng cho thấy hiện nay phần lớn các DN nhỏ không công bố thông tin chi tiết tiểu sử của thành viên HĐQT về tuổi, trình độ đào tạo, chuyên môn, ngày đầu bổ nhiệm, kinh nghiệm phù hợp, và vị trí thành viên HĐQT nào khác đang nắm giữ tại các CTNY, chỉ đa số các DN vừa và lớn mới đầu tư về nội dung này và công bố thông tin rõ ràng trong Báo cáo thường niên Đối với tiêu chí đánh giá mang tính chất thông lệ về vấn đề công bố danh tính và tỷ lệ sở hữu trực tiếp của cổ đông lớn tại các DN có sự cải thiện nhưng vẫn chưa được đáp ứng một cách tốt nhất Cụ thể, có 348 DN đáp ứng thông lệ tương ứng 60%, 40% còn lại không đáp ứng tiêu chí này Theo đó, các DN chỉ công bố thông tin tỷ lệ sở hữu toàn bộ cổ đông lớn, nhưng không đề cập đến danh tính cụ thể của từng cổ đông lớn
2.1.2 Quy định về tiêu chuẩn và điều kiện của người quản lý
LDN liệt kê những người quản lý trong CTĐC gồm: Chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT, GĐ/TGĐ và cá nhân giữ chức danh khác theo quy định tại Điều lệ công ty 35 Theo đó, LDN quy định về tiêu chuẩn, điều kiện của người quản lý CTĐC như sau:
Thứ nhất, tiêu chuẩn, điều kiện của thành viên HĐQT: 36
Không thuộc đối tượng cấm quản lý; có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của công ty Đối với công ty con mà nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì thành viên HĐQT không được là người có quan hệ gia đình của GĐ/TGĐ và người quản lý khác của công ty; của người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công
36 Điều 155, 156 LDN ty mẹ Đối với thành viên HĐQT độc lập: (i) không phải là người đang làm việc cho công ty, công ty mẹ hoặc công ty con của công ty; không phải là người đã từng làm việc cho công ty, công ty mẹ hoặc công ty con của công ty ít nhất trong 03 năm liền trước đó; (ii) không phải là người đang hưởng lương, thù lao từ công ty, trừ các khoản phụ cấp mà thành viên HĐQT được hưởng theo quy định; (iii) không phải là người có vợ hoặc chồng, bố đẻ, bố nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột là cổ đông lớn của công ty; là người quản lý của công ty hoặc công ty con của công ty; (iv) không phải là người đã từng làm thành viên HĐQT, BKS của công ty ít nhất trong 05 năm liền trước đó, trừ trường hợp được bổ nhiệm liên tục 02 nhiệm kỳ Đối với Chủ tịch HĐQT: các tiêu chuẩn, điều kiện tương tự như thành viên HĐQT Riêng đối với CTĐC do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, thì Chủ tịch HĐQT không được kiêm GĐ/TGĐ Thứ hai, điều kiện, tiêu chuẩn của GĐ/TGĐ: 37
Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng không được quản lý DN; không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý DN, BKS của công ty và công ty mẹ; người đại diện phần vốn Nhà nước, người đại diện phần vốn của
DN tại công ty và công ty mẹ; có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty
Thứ ba, tiêu chuẩn và điều kiện của thành viên BKS: 38
Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý DN theo quy định của Luật này; được đào tạo một trong các chuyên ngành về kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành phù hợp với hoạt động kinh doanh của DN; không phải là người có quan hệ gia đình của thành viên HĐQT, GĐ/TGĐ và người quản lý khác; không phải là người quản lý công ty; không nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao động của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác; không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý DN của công ty và công ty mẹ; người đại diện phần vốn của DN tại công ty mẹ và tại công ty; tiêu chuẩn và điều kiện khác theo quy định khác của pháp
38 Điều 169 LDN luật có liên quan và Điều lệ công ty
Về tiêu chuẩn, điều kiện của người quản lý công ty, quy định của LDN vẫn còn một số hạn chế như: