1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Skkn một số kinh nghiệm sử dụng Đồ dùng Đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5 6 tuổi làm quen với toán

10 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán
Tác giả Tác Giả
Trường học Trường Mầm Non Pa Nang
Chuyên ngành Giáo dục Mầm non
Thể loại SKKN
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 284,76 KB

Nội dung

Mục tiêu của giáo dục mầm non là hình thành các biểu tượng về toán học cho giáo dục Mầm non là 1 nội dung quan trọng không thể thiếu được trong việc góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục

Trang 1

1/18

MỘT SỐ KINH NGHIỆM SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI HẤP DẪN CHO TRẺ 5-6 TUỔI LÀM QUEN VỚI TOÁN

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống quốc dân Mục tiêu của giáo dục mầm non là hình thành các biểu tượng về toán học cho giáo dục Mầm non là 1 nội dung quan trọng không thể thiếu được trong việc góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục Mầm non mà trong đó Toán học là 1 môn khoa học, cung cấp những kỹ năng cơ bản nhất để cho trẻ có thể vận dụng vào trong thực

tế

Cho trẻ làm quen với toán là trẻ được tiếp xúc tìm hiểu, quan sát sự vật hiện tượng xung quanh 1 cách có mục đích, hình thành ở trẻ các biểu tượng và phát triển ngôn ngữ, kích thích trẻ tìm tòi khám phá ham hiểu biết, rèn các thao tác tư duy như: Khái quát, tổng hợp, so sánh, phân loại 1 cách có hệ thống đầy

đủ và chính xác Từ đó trẻ sẽ hiểu thêm về thiên nhiên xã hội, trẻ thêm yêu cuộc sống xung quanh, ngoài ra giúp trẻ giải quyết những mâu thuẫn cơ bản trong cuộc sống và trong học tập, cung cấp cho trẻ một số kiến thức toán sơ đẳng góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ một cách tốt nhất

Ngay từ nhỏ trẻ đã được tiếp xúc với người lớn và các sự vật hiện tượng đến nhận thức xung quanh Tất cả những cái trẻ nhìn thấy đều ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ, dần dần trẻ có được những khái niệm giản đơn nhất về thế giới xung quanh có nhu cầu muốn tìm tòi, khám phá về tính chất, đặc điểm của

sự vật hiện tượng, tập hợp các số lượng, hình dạng, màu sắc, kích thước, vị trí, sắp xếp của chúng trong không gian

Ví dụ: Khi chơi với đồ vật trẻ muốn biết tại sao vật này lăn được nhưng

vật kia lại không lăn được Hình dạng, kích thước và chất liệu của chúng khác nhau nhươ thế nào? Hoặc trẻ muốn biết từng nhóm đồ vật có bao nhiêu vật và

Trang 2

2/18

cách so sách các nhóm với nhau Trẻ muốn biết từng nhóm này có số lượng nhiều hay ít hơn nhóm kia Bắt đầu trẻ muốn biết làm thế nào để cho 2 nhóm được bằng nhau Từ đó trong tư duy của trẻ đã nãy sinh khái niệm thêm bớt một một cách đơn giản nhất về phép cộng trừ của bậc tiểu học Xuất phát từ nhu cầu

đó mà việc cho trẻ làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng là nhu cầu cần thiết Nhưng thực chất chương trình toán học trong trường mầm non hiện nay chỉ cho phép dạy trẻ làm quen với một số khái niệm về toán đơn giản, chưa dạy trẻ học toán Nếu như dạy trẻ học toán sớm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ Vì vậy nảy sinh vấn đề là làm thế nào để dạy những khái niệm về toán học mang tính chất trừu tượng nhưng lại phải phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ mẫu giáo Song khó khăn lớn nhất của trẻ mẫu giáo là làm quen với một số khái niệm toán học đó là khả năng lĩnh hội tri thức của trẻ còn non nớt do thực tế đó mà không thể cho trẻ làm quen với khái niệm tổ hợp phép đếm, số lượng, hình dạng, kích thước định hướng không gian bằng các định nghĩa mà phải chính xác dựa trên tâm lý của trẻ và khái niệm toán học sơ đẳng, để có phương pháp dạy cụ thể, phối hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ biến những khái niệm toán học trừu tượng thành những biểu tượng quen thuộc mà trẻ có thể lĩnh hội một ấn tượng và sâu sắc nhất, hình thành những kiến thức ban đầu về toán học sơ đẳng cho trẻ

Xuất phát từ những lí do trên tôi quyết định nghiên cứu đề tài: “ Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng đồ chơi, hấp dẫn cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen với toán” Để tìm ra những biện pháp tốt nhất áp dụng vào môn học này để

cho trẻ tiếp thu các biểu tượng toán sơ đẳng một cách có hiệu quả nhất

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

Là những biện pháp sử dụng đồ dùng đồ chơi hấp dẫn dạy trẻ mẫu giáo

5-6 tuổi làm quen với toán ở trường mầm non Pa Nang

- Phạm vi nghiên cứu:

Trang 3

3/18

Tôi tiến hành nghiên cứu trên 2 lớp trẻ 5 tuổi người dân tộc Vân Kiều ở thôn Tà Mên và thôn Bù với số lượng trẻ là 14 trẻ trong đó có 09 nam và 5 nữ Thời gian từ ngày

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

a Mục đích nghiên cứu:

Xây dựng biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn trong hoạt động làm quen với toán cho trẻ mẫu giáo lớn người dân tộc thiểu số ở trường mầm non Pa Nang

b Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động làm quen với toán cho trẻ dân tộc thiểu số

- Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ làm quen với toán ở trường mầm non Pa Nang

- Đề xuất những biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn trong hoạt động làm quen với toán

4 Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu tài liệu về việc sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ

làm quen với toán qua tài liệu, sách báo, tranh ảnh

- Quan sát hoạt động của trẻ làm quen với toán

- Điều tra bằng phiếu đối tượng là giáo viên về việc dạy làm quen với toán cho trẻ

- Tìm tài liệu tổng kết, báo cáo về chuyên đề dạy làm quen với toán ở trẻ mẫu giáo 5 tuổi người dân tộc

- Lấy ý kiến chuyên gia, giáo viên dạy giỏi, ý kiến đóng góp của các nhà quản lý chỉ đạo cấp trên về chuyên đề này

Trang 4

4/18

- Thực nghiệm về một số biện pháp

Trong đó các phương pháp điều tra bằng phiếu và phương pháp thực nghiệm là chủ đạo, còn các phương pháp khác cùng bổ trợ thêm cho các phương pháp này

5 Đóng góp của SKKN

- Hy vọng đề tài này thành công sẽ giúp cho nhà trường nâng cao chất lượng trong hoạt động làm quen với toán cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi người dân tộc thiểu số và làm nền tảng cho trẻ vào lớp 1 phổ thông được dễ dàng

PHẦN 2 NỘI DUNG Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

1.Cơ sở lí luận

1.1 Đặc điểm nhận thức của trẻ 5-6 tuổi

Trẻ mẫu giáo có đặc điểm là chú ý không chủ định Trẻ thường chú ý đến những đối tượng khi đối tượng đó gây một kích thích mạnh hoặc một sự ngạc nhiên nhất là tạo cho trẻ sự hứng thú, chú ý có chủ đích được phát triển thông qua quá trình giáo dục Nó được hình thành và phát triển mạnh với những loại kích thích mới mẻ trong số đó là kích thích với ngôn ngữ nói Ngoài ra trẻ còn chú ý rất nhiều đến các sự vật hiện tượng mới lạ ở xung quanh sự chú ý rất nhiều đến các sự vật hiện tượng mới lạ ở xung quanh sự chú ý của trẻ bắt đầu tập trung vào các thuộc tính mới như thời gian, không gian, tính chất vật lý, hóa học, cơ học của các sự vật hiện tượng hàng ngày

Đến cuối tuổi mẫu giáo, trẻ bắt đầu có khả năng quan sát có hệ thống những hiện tượng tự nhiên – xã hội xung quanh nếu được giáo dục tốt ở các lớp dưới Óc quan sát giúp trẻ tìm hiểu sự vật, hiẹn tượng một cách có ý thức, có mục đích, giảm bớt sự nhầm lẫn, giúp trẻ tri giác chính xác hơn

Ở trẻ 5-6 tuổi, năng lực ghi nhớ và nhớ lại phát triển rất mạnh, nhưng chủ yếu vẫn là ghi nhớ không chủ định Trẻ ghi nhớ những gì gây hứng thú hoặc

Trang 5

5/18

những gì gây ấn tượng mạnh cho trẻ Cuối tuổi mẫu giáo bắt đầu hình thành tri nhớ logic Trẻ ghi nhớ cái gì có nghĩa tốt hơn những cái không có nghĩa khi đó chất lượng ghi nhớ sẽ tốt hơn

Trẻ 5-6 tuổi đã biết tư duy trực quan hành động vẫn chiếm ưu thé Tuy nhiên tùy thuộc nhiệm vụ hoạt động mà ở trẻ vẫn phát triển các loại trẻ tư duy bằng hình ảnh trực quan, tư duy, trừu tượng do ngôn ngữ của trẻ phát triển Những nhận xét, suy luận đánh giá của trẻ không hoàn toàn theo ý nghĩa chủ quan, giúp trẻ đến gần với hiện thực khách quan hơn

1.2 Tầm quan trọng của đồ chơi với giáo dục Mầm non

Đồ chơi có tác dụng lớn lao đến việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ Đồ chơi giúp trẻ được thao tác, được hoạt động, trãi nghiệm, được thể hiện những nhu cầu cá nhân được phát triển cân đối hài hòa, từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện

Trẻ nhỏ cần rất nhiều cơ hội để học và khám phá thông qua chơi hàng ngày, chơi là cách học phù hợp nhất khi chúng ta muốn trẻ tìm tòi khám phá Qua chơi trẻ được phát triển hiểu biết, kỹ năng trong rất nhiều tình huống khác nhau Đồ chơi là yếu tố thúc đẩy trẻ thực hiện nhiều hành động và thao tác khác nhau cso tác dụng rèn luyện thể lực cho trẻ Đồ chơi là cơ sở vật chất, là phương tiện để trẻ chơi

Đồ chơi giúp trẻ làm quen với những tính chất, của nhiều đồ vật, biết được công dụng của chúng trong sinh hoạt và lao động của con người Đồ chơi còn là phương tiện giúp trẻ phát hiện ra những mối quan hệ giữa người với người ftrong xã hội, dần biết hòa nhập vào các mối quan hệ đó Hoạt động với

đồ chơi vừa làm thỏa mãn nhu cầu vui chơi vừa làm cho hoạt động của trẻ thêm khéo léo, dẻo dai, mềm mại và phát triẻn cân đối hài hòa, chuẩn bị cho trẻ vào trường tiểu học tham gia tốt vào cuộc sống xã hội

2.Cơ sở thực tiễn

2.1 Vài nét về địa bàn trường

Trang 6

6/18

Từ trung tâm thị trấn Đakrông, đi theo hướng Tây Nam đến trung tâm xã

Pa Nang là 23 Km, xã có diện tích là 6530,10 ha với tổng số dân là 3243 người, trong đó 100% trẻ thuộc dân tộc Vân kiều Toàn xã có 1 trường mầm non với 15 lớp nằm rải rác ở 9 thôn làng

a Thuận lợi:

- Được sự quan tâm chỉ đạo của Sở - Phòng giáo dục và chính quyền địa phương, nhà trường

- Sự ủng hộ nhiệt tình của giáo viên, tất cả giáo viên được bồi dưỡng, đào tạo về chuyên môn

- Tất cả các thôn bản đều có lớp mẫu giáo

b Khó khăn :

- Đường xa đi lại rất khó khăn, đặc biệt về mùa mưa đường xuống

các thôn làng trơn, lầy lội, qua nhiều suối sâu

- 100 % trẻ là người dân tộc thiểu số, ngôn ngữ bất đồng, không giao tiếp với người kinh

- Nhận thức của phụ huynh học sinh còn hạn chế chưa thấy được tầm quan trọng của việc học

- Đời sống kinh tế phụ huynh gặp nhiều khó khăn, ít có thời gian quan tâm đến trẻ

- Cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện dạy học của trường còn thiếu

- Các cháu không được giao tiếp nhiều với môi trường xung quanh nên hạn chế nhiều về vốn tiếng Việt và trình độ phát triển nhận thức rất hạn chế do yếu kém trong việc cho trẻ làm quen với toán

- Trình độ giáo viên không đồng đều

- Đội ngũ giáo viên còn thiếu, có nhiều giáo viên hợp đồng

Trang 7

7/18

2.2 Thực trạng:

Trong năm học tôi đã nghiên cứu và tìm hiểu thấy được các cháu con em là người Vân Kiều nên ít được sự quan tâm, chăm sóc, bồi dưỡng từ ông, bà, bố mẹ, anh chị về khả năng hiểu biết của trẻ còn hạn chế một số cháu chưa được học lớp 4-5 tuổi hay các cháu còn nhút nhát chưa biết cách cầm bút, cách ngồi và nhận biết về toán còn kém chưa xác định được dạng, hình khối, kích thước, mấu sắc, số lượng…

Đồ dùng trực quan còn quá ít, đôi lúc chưa đủ lưu loát không phát huy được tính tích cực của trẻ khi tham gia các hoạt động

Một số trẻ khi thực hành trên đồ vật xếp tương ứng 1- 1 trẻ bị lúng túng trong giờ học không tập trung có biểu hiện phân tán không muốn học

* Điều kiện phục vụ của lớp

Về cơ sở vật chất đã được nhà trường quan tâm đáp ứng nhu cầu đồ dùng,

đồ chơi đảm bảo 2 cháu 1 bàn, mỗi cháu 1 ghế Tuy vậy một số đồ dùng phục vụ môn toán cũng như môn học khác còn nhiều hạn chế nên việc học tập của các cháu chưa được đảm bảo

* Kết quả thực trạng :

- Đầu năm học qua khảo sát trên trẻ 30 cháu 5-6 tuổi ở ngay tại lớp tôi phụ trách tôi đã rút ra một số vấn đề sau:

- Số trẻ tham gia vào hoạt động làm quen với biểu tượng toán hào hứng và tập trung 55%

- Số trẻ có biểu hiện thiếu tập trung phân tán chú ý không hững thú học tập là 45%

Có khoảng 55% các cháu yêu thích học toán như các cháu biết xác định cao thấp, màu sắc, số lượng, hình khối, kích thước nhận biết được khá tốt Còn lại 35% trung bình 10% cháu yếu kém không phân biệt được hình khối, số lượng

đó là những cháu chưa đi học lớp 4-5 tuổi

Trang 8

8/18

Từ ngững vấn đề trên việc tìm ra biện pháp tốt nhất để hình thành những biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ 5-6 tuổi một cách chính xác, bến vững, phát huy được tính tích cực của trẻ là thiết thực là cấp bách và cũng là điều quan trọng trong thực tế hiện nay, bản thân tôi đã đề ra một số các hệ thống các biện pháp

tổ chức thực hiện để “ Sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán ”

Chương 2 Nội dung và giải pháp 1.Nội dung

Những biện pháp sử dụng đồ dùng đồ chơi hấp dẫn cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động làm quen với toán

2 Xây dựng giải pháp

Mục đích xây dựng những giải pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi người dân tộc thiểu số ở trường mầm non Pa Nang làm quen với toán Đồng thời kiểm nghiệm tính đúng đắn và khả thi của đề tài đã đặt

ra

Với trẻ 5-6 tuổi việc làm quen với biểu tượng toán là hoạt động cần thiết, không những tạo cho trẻ có được tính nhanh nhẹn, thông minh, hoạt bát, sáng tạo trong khi trẻ thực hiện hoạt động ở trên lớp cũng như trong các hoạt động khác mà còn góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ mẫu giáo Bên cạnh đó còn giúp trẻ có tâm thế vững vàng trước khi bước vào lớp 1, muốn trẻ hào hững tham gia và yêu thích học toán thì phải xây dựng nề nếp thói quen tốt trong học tập cho trẻ có tâm thế vững vàng trước khi bước vào lớp 1, muốn trẻ hào hứng tham gia và yêu thích học toán thì phải xây dựng nề nếp thói quen tốt trong học tập cho trẻ như cách ngồi học đúng tư thế, cách trẻ trả lời câu hỏi của

cô, cách giơ thẻ số và cách sử dụng trực quan khi tham gia các hoạt động như thế nào? Cách thực hiện các bước trong hoạt động làm quen với toán ra sao?

Trang 9

9/18

phải phan nhóm số trẻ có khả năng nhận biết nhanh, chậm, bình thường, để tiện theo dõi và có kế hoạch cụ thể để bồi dưỡng đồng thời kết hợp với phụ huynh học sinh để cùng giáo dục trẻ Trong quá trình giảng dạy thực nghiệm tôi đã tìm

ra một số phương pháp đơn giản nhưng hợp lý và phù hợp như sau:

Xuất phát từ đặc điểm nhận thức của trẻ về biểu tượng toán mang nặng cảm tính nên tôi đã sử dụng thủ thuật gây hứng thú cho trẻ ngay từ tiết học đầu tiên, nhằm tạo cho trẻ một tâm trạng vui vẻ, phấn khởi khơi gợi tính tò mò ham hiểu biết của trẻ

1- Sử dụng mô hình, sa bàn, bài thơ câu chuyện

- Tôi đã sử dụng mô hình, sa bàn hoặc câu chuyện, bài thơ một trò chơi để dẫn dắt trẻ tham gia vào hoạt động làm quen với biểu tượng toán

Ví dụ: “ Nhận biết phân biệt khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật ”tôi chọn

chủ điểm Quê hương - Thủ Đô – Bác Hồ tôi đã dùng mô hình lăng Bác được xếp theo hình thức sau:

- Lăng Bác xếp bằng khối chữ nhật

- Hàng rào xung quanh lăng Bác xếp bằng khối vuông

- Cột trụ cổng vào Lăng Bác xếp bằng khối trụ

- Bóng đèn trên cột trụ được xếp bằng khối cầu

Khi gợi mở cho trẻ vào chủ điẻm vào bài giáo viên nói: Hôm nay cô cùng các con sẽ đi thăm một nơi rất đẹp ở thủ đô Hà Nội, khi đi đến trước mô hình cô hỏi trẻ : Chúng mình đang được đến thăm nơi nào vậy nhỉ ? Mô hình lăng Bác

có gì đặc biẹt không ? Trẻ nêu được là “ Lăng Bác được xếp bằng khối chữ nhật, hàng rào xếp bằng khối vuông đó là những khối đã được học rồi ạ.”Cô nhắc lại và nhấn mạnh yêu cầu, để hiểu kỹ hơn về đặc điểm riêng của từng khối đó hôm nay cô và các con sẽ cùng khám phám tìm hiểu nhé.( Cô và trẻ vào bài để tìm hiểu nội dung bài học )

Nhưng đối với bài làm quen với biểu tượng về số lượng tôi cũng gợi ý dẫn dắt trẻ đưa trực quan ra bằng bài thơ

Trang 10

10/18

THÔNG TIN HỎI ĐÁP:

-

Bạn còn nhiều thắc mắc hoặc muốn tìm kiếm thêm nhiều tài liệu sáng kiến kinh nghiệm mới mẻ khác của Trung tâm Best4Team

Liên hệ dịch vụ viết thuê sáng kiến kinh nghiệm

Hoặc qua SĐT Zalo: 091.552.1220 hoặc email: best4team.com@gmail.com để hỗ trợ ngay nhé!

Ngày đăng: 12/10/2024, 16:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w