1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

58 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp luật về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
Tác giả Nguyễn Xuân Hoàn
Người hướng dẫn Th.S Trần Thị Mai
Trường học Trường Đại học Hòa Bình
Chuyên ngành Luật kinh tế
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 392,59 KB

Nội dung

Nhiệm vụ nghiên cứu từ mụcđích nghiên cứu nêu trên, sinh viên đặt cho mình những nhiệm vụ nghiên cứuchủ yếu sau: - Nghiên cứu các điều luật, phân tích khái niệm, đặc điểm cơ bản của chếđ

Trang 1

PHÁP LUẬT VỀ THỜI HIỆU TRUY CỨU

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÒA BÌNH

KHOA LUẬT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Xuân Hoàn

Ngành học: Luật kinh tế

Lớp: 520LKT

Hệ đào tạo: Đại học

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Trần Thị Mai

Hà Nội, tháng 05 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

3 Mục đích nghiên cứu

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu đề tài 4

4.2 Phạm vi nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu

6 Kết cấu của khóa luận

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỜI HIỆU TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

1.1 Lý luận về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

1.1.1 Các khái niệm liên quan đến thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự 7

1.1.2 Khái niệm thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự 7

1.1.3 Đặc điểm thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự 8

1.1.4 Ý nghĩa thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự 10

1.2 Pháp luật về chế định thời hiệu truy cứu trách nhiệm trong luật Hình sự

1.2.1 Khái niệm truy cứu trách nhiệm hình sự trong Luật hình sự 11

1.2.2 Nội dung chế định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong Luật hình sự Việt Nam 12

1.2.3 Phân biệt thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự với thời hiệu thi hành bản án 17

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 2:THỰC TIỄN ÁP DỤNG CHẾ ĐỊNH THỜI HIỆU TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

2.1 Quy định của pháp luật về áp dụng chế định thời hiệu truy cứu trách nhiệm trong Luật Hình sự

2.2 Thực tiễn áp dụng chế định thời hiệu truy cứu trách nhiệm trong Luật Hình sự Việt Nam

2.3 Đánh giá

2.3.1 Ưu điểm 38

2.3.2 Hạn chế 39

2.3.3 Nguyên nhân 40

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CHẾ ĐỊNH THỜI HIỆU TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

3.1 Định hướng pháp luật về chế định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam

3.2 Giải pháp sửa đổi, bổ sung chế định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam

3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng chế định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam 46

Trang 3

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêngtôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Thạc sĩ Trần Thị Mai, đảmbảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu thamkhảo Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này

Sinh viên kí tên

Trang 5

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Chế định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự (TCTNHS) là một trongnhững chế định quan trọng trong pháp luật hình sự Việt Nam Về mặt lý luận,chế định thời hiệu TCTNHS đóng vai trò cơ bản, giúp cho các nhà lập pháphoàn thiện pháp luật, đồng thời, sẽ đưa ra những quyết định thực sự phù hợp vàthiết thực liên quan đến quyền lợi của Nhà nước và của nhân dân Chế định thờihiệu TCTNHS góp phần đảm bảo thực hiện nguyên tắc: người phạm tội phảichịu trách nhiệm hình sự theo các quy định của pháp luật hình sự, mọi hành viphạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng và công minh theo

đúng pháp luật với phương châm: “không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội,

tránh làm oan người vô tội” Bên cạnh đó, chế định thời hiệu TCTNHS thể hiện

nguyên tắc nhân đạo về những quyền lợi mà người thực hiện tội phạm hay

những người bị kết án họ có thể có được hưởng Nhận thức đúng và áp dụngnghiêm chỉnh, thống nhất các quy định của pháp luật hình sự về chế địnhTCTNHS sẽ nâng cao uy tín của Nhà nước với nhân dân, làm cho nhân dân tinvào tính công minh và sức mạnh của pháp luật, qua đó khuyến khích người dântham gia tích cực vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm Đối với toàn

xã hội sẽ có được một pháp chế vững mạnh và chắc chắn - đó chính là nền tảng

cơ bản để chúng ta xây dựng thành công một Nhà nước pháp quyền

Tuy nhiên, hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về lý luậnthời hiệu TCTNHS, bên cạnh đó, trong quá trình áp dụng cách tính thời hiệu còn

có cách hiểu chưa thống nhất, nhận thức chưa đúng với quy định của pháp luật

Trang 7

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Việc nghiên cứu về chế định thời hiệu truy cứu TNHS ở các mức độ khácnhau đã được một số nhà khoa học, luật gia quan tâm, nghiên cứu và được đềcập trong các công trình, trong các tạp chí, trong một số sách chuyên khảo vàgiáo trình Trong các công trình, tạp chí, sách chuyên khảo và giáo trình nàybước đầu phân tích và làm rõ những vấn đề xung quanh chế định thời hiệu truycứu TNHS trong BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 Cụ thể:

Giáo trình Luật hình sự, Khoa Luật Ðại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trìnhLuật hình sự Việt Nam của Truờng Ðại học Luật Hà Nội, Trong các giáo trìnhLuật hình sự này chế định thời hiệu truy cứu TNHS mới chỉ cập nhật ở mức độ

cơ bản Ở cấp độ bình luận khoa học, phân tích chuyên sâu có các công trìnhnghiên cứu của các tác giả như: GS.TS Lê Văn Cảm với một số công trìnhnghiên cứu: Về chế định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong pháp luậthình sự Việt Nam hiện hành, Tạp chí DC & PL, số 11/2000; Chế định thời hiệutrong luật hình sự Việt Nam: Một số vấn đề lý luận cơ bản Tạp chí Khoa họcpháp lý-KHPL (của Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh), số 2/2001 (Đồngtác giả với PGS.TS Trịnh Tiến Việt); Những vấn đề lý luận cơ bản về chế địnhthời hiệu trong luật hình sự Việt Nam Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Khoatrực thuộc (Trường thành viên) năm 2001 của tập thể tác giả Bộ môn Tư pháphình sự Khoa luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2002; Tuy nhiên,khái quát tất cả những nghiên cứu trên đây của các tác giả cho thấy các côngtrình này mới chỉ dừng lại ở các bài viết đăng trên tạp chí khoa học pháp lýchuyên ngành, với việc giải quyết một nội dung tương ứng xem xét nội dung củachế định này như khối kiến thức cơ bản của một phần, mục trong các giáo trìnhgiảng dạy, một chương của sách chuyên khảo, hay lồng ghép việc nghiên cứuchế định này trong chế định thời hiệu trong luật hình sự nói chung Trong khi

đó, chưa có công trình nghiên cứu nào hệ thống hoá các vấn đề lý luận về chếđịnh thời hiệu truy cứu TNHS; tổng kết, đánh giá thực tiễn áp dụng cũng nhưchỉ ra các tồn tại, vướng mắc trong thực tiễn để đề xuất các kiến giải lập pháp vàgiải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng chúng Mặt khác, nhiều nội dung xung

Trang 8

quanh chế định thời hiệu truy cứu TNHS trong BLHS năm 2015 đã có những sựsửa đổi, bổ sung so với BLHS năm 1999, do đó đòi hỏi các nhà nghiên cứu khoahọc trong lĩnh vực tư pháp hình sự của nước ta cần tiếp tục nghiên cứu một cáchtoàn diện và sâu sắc hơn nữa, nên việc nghiên cứu chế định thời hiệu truy cứuTNHS vẫn rất cần thiết và quan trọng.

3 Mục đích nghiên cứu

Những nghiên cứu trên đây của các tác giả cho thấy các công trình nàymới chỉ dừng lại ở các bài viết đăng trên tạp chí khoa học pháp lý chuyên ngành,với việc giải quyết một nội dung tương ứng xem xét nội dung của chế định nàynhư khối kiến thức cơ bản của một phần,mục trong các giáo trình giảng dậy, mộtchương của sách chuyên khảo hoặc dưới góc độ mới chỉ xem xét vấn đề ở cấp

độ khóa luận tốt nghiệp (của bản thân tác giả), mà chưa có công trình nào đề cậpđến việc nghiên cứu với đúng tên gọi “những vấn đề lý luận và thực tiễn về chếđịnh thời hiệu theo pháp luật hình sự Việt Nam” một cách có hệ thống, toàndiện, đồng bộ và chuyên khảo ở cấp độ một luận văn thạc sỹ luật học Về nộidung, các công trình đã nêu mới đề cập khái quát căn cứ pháp lý và những điềukiện áp dụng, đánh giá ở mức độ riêng rẽ từng trường hợp hết thời hiệu truy cứutrách nhiệm hình sự và hết thời hiệu thi hành bản án kết tội cụ thể hoặc mới đưa

ra một số kiến nghị độc lập về hoàn thiện các trường hợp tương ứng này trongluật hình sự Việt Nam Trong khi đó, chưa có công trình nghiên cứu nào hệthống hoá các vấn đề lý luận về chế định thời hiệu; tổng kết, đánh giá thực tiễn

áp dụng cũng như chỉ ra các tồn tại, vướng mắc trong thực tế để đề xuất các kiếngiải lập pháp và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng chúng Mặt khác, nhiềunội dung xung quanh chế định thời hiệu cũng đòi hỏi các nhà hình sự học cầntiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc hơn nữa, nên việc nghiên cứuchế định thời hiệu vẫn rất cần thiết và quan trọng

Mục đích nghiên cứu đề tài làm sáng tỏ một cách tương đối có hệ thống

và đầy đủ về mặt lý luận những nội dung cơ bản về chế định thời hiệu truy cứuTNHS trên phương diện của cả hai ngành luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự -luật hình sự và luật TTHS cũng như thực tiễn áp dụng nó trên thực tiễn Từ đó

Trang 9

xác định những hạn chế, bất cập của chế định này để tiếp tục đề xuất những kiếngiải lập pháp bằng việc đưa ra mô hình lý luận của các quy phạm về chế địnhthời hiệu truy cứu TNHS trong tương lai, cũng như đưa ra những giải pháp nângcao hiệu quả áp dụng chế định này trong thực tiễn Nhiệm vụ nghiên cứu từ mụcđích nghiên cứu nêu trên, sinh viên đặt cho mình những nhiệm vụ nghiên cứuchủ yếu sau:

- Nghiên cứu các điều luật, phân tích khái niệm, đặc điểm cơ bản của chếđịnh thời hiệu truy cứu TNHS trong BLHS năm 2015;

- Phân tích những nội dung cơ bản của việc áp dụng thời hiệu truy cứuTNHS trong BLTTHS, những hình thức thể hiện thời hiệu truy cứu TNHS trongBLTTHS năm 2015;

- Nghiên cứu, đánh giá việc áp dụng các quy phạm PLHS về chế định thờihiệu truy cứu TNHS trong thực tiễn áp dụng pháp luật TTHS nước ta, đồng thờiphân tích những tồn tại trong các quy định của chế định thời hiệu truy cứuTNHS và thực tiễn áp dụng chúng nhằm đề xuất và luận chứng sự cần thiết phảitiếp tục hoàn thiện PLHS Việt Nam về thời hiệu truy cứu TNHS trong tương lai

và những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng thời hiệu truy cứu TNHS trênthực tiễn

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu đề tài

Đối tượng nghiên cứu đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung lý luận

về chế định thời hiệu cơ bản thời hiệu truy cứu TNHS trong luật hình sự ViệtNam và việc áp dụng trên thực tiễn bao gồm:

- Những vấn đề lý luận chung về thời hiệu truy cứu TNHS

- Định hướng tiếp tục hoàn thiện PLHS Việt Nam về thời hiệu truy cứuTNHS trong tương lai và những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng trên thựctiễn Tuy nhiên, do đây là một vấn đề khó và phức tạp, có tích chất nghiên cứuliên ngành, thêm vào đó thời gian nghiên cứu có hạn cũng như năng lực nghiêncứu, kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề của sinh viên còn hạn chế, nên trong

Trang 10

bài Luận này chỉ cố gắng làm sáng tỏ những khía cạnh mà theo quan điểm củasinh viên là quan trọng và chủ yếu hơn cả

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thời hiệu truycứu TNHS trong luật hình sự Việt Nam năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017

Thời gian nghiên cứu từ năm 2015 đến nay

5 Phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận của bài luận cũng dựa trên thành tựu của các chuyên ngànhkhoa học pháp lý như: Lịch sử pháp luật, lý luận về Nhà nước và pháp luật, xãhội học pháp luật, luật hình sự, luật TTHS, tội phạm học, triết học , những luậnđiểm khoa học trong các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo và các bàiviết đăng trên các tạp chí của một số nhà khoa học về tư pháp hình sự Việt Nam

và nước ngoài

Trong quá trình nghiên cứu, bài luận này dựa trên việc sử dụng phươngpháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử: nhìnđối tượng nghiên cứu trong một hệ thống các sự vật, hiện tượng có tác động qualại và liên quan đến đối tượng cần nghiên cứu của bài Luận này, đồng thờikhông quên đặt nó trong một tiến trình lịch sử và pháp triển Ngoài ra, bài Luậncòn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp lịch sử,phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phươngpháp thống kê trong sự nhìn nhận tổng thể và khách quan, không phiến diệnmột chiều; dựa vào các văn bản pháp luật của Nhà nước và những giải thíchthống nhất có tính chất chỉ đạo của thực tiễn áp dụng pháp luật thuộc lĩnh vực tưpháp hình sự do Tòa án nhân dân tối cao hoặc của các cơ quan bảo vệ pháp luật

ở Trung ương ban hành có liên quan đến việc áp dụng thời hiệu truy cứu TNHStrong luật TTHS Việt Nam; dựa vào những số liệu thống kê, tổng kết hàng nămtrong các báo cáo của các cơ quan có thẩm quyền THTT để phân tích, tổng hợpcác tri thức khoa học luật hình sự, TTHS và luận chứng các vấn đề tương ứngđược nghiên cứu trong bài

Trang 11

6 Kết cấu của khóa luận

Bố cục của bài Luận được sắp xếp theo trình tự sau đây: Ngoài phần Mởđầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, bài Luận sẽ bao gồm ba chương,

Trang 12

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỜI HIỆU TRUY CỨU T

RÁCH NHIỆM HÌNH SỰ 1.1 Lý luận về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

1.1.1 Các khái niệm liên quan đến thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

- Thời hiệu: thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phátsinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định Thườngđược tính bằng ngày, tháng, năm tùy theo quy định của pháp luật Thời hiệuđược tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt tại thờiđiểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu Gồm 4 loại:

 + Thời hiệu hưởng quyền dân sự

 + Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự

 + Thời hiệu khởi kiện

 + Thời hiệu yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự

- Thời hiệu nói có thể được hiểu là căn cứ để xác lập hoặc xóa bỏ mộtquyền, bằng cách để cho một khoảng thời gian hay nói cách khác thời hiệu làkhoảng thời gian để thực hiện quyền hoặc được miễn trừ nghĩa vụ

Về mặt pháp lý, thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thờihạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quyđịnh

1.1.2 Khái niệm thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

Việc ghi nhận định nghĩa pháp lý của khái niệm này không những chỉ có ýnghĩa khoa – thực tiễn rất quan trọng đối với sự phát triển của PLHS nói riêng,

mà còn có ý nghĩa chính trị - xã hội và pháp lý to lớn đối với việc bảo vệ cácquyền và tự do của con người trong hoạt động tư pháp hình sự nói chung ở ViệtNam hiện nay Từ khái niệm trên cho ta thấy: thời hiệu truy cứu TNHS chính làmột khoảng thời gian (thời hạn) mà các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền

20 được quyền truy cứu TNHS đối với người phạm tội, khi thời hạn ấy đã hếtthì cũng là lúc các cơ quan này phải chấm dứt việc truy cứu TNHS sự đối với

Trang 13

người phạm tội đó Từ khái niệm pháp lý thời hiệu truy cứu TNHS đã được nhàlàm luật nước ta ghi nhận trong BLHS năm 2015, chúng ta có thể đưa ra định

nghĩa khoa học của khái niệm thời hiệu truy cứu TNHS như sau: “Thời hiệu

truy cứu TNHS là thời hạn được ghi nhận trong pháp luật hình sự thực định của mỗi quốc gia mà khi kết thúc thời hạn đó thì người người phạm tội không thể bị truy cứu TNHS”

1.1.3 Đặc điểm thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

Phân tích bản chất pháp lý của chế định này, chúng ta có thể chỉ ra 3 đặcđiểm cơ bản dưới đây:

Thứ nhất, bằng một số quy phạm mới trong Bộ luật hình sự năm 2015 chế

định thời hiệu trong luật hình sự nước ta đã thể hiện rõ nguyên tắc nhân đạo củachính sách hình sự của Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước phápquyền Có thể đưa ra được khẳng định như vậy, vì bản thân sự tồn tại chế địnhthời hiệu trong luật hình sự Việt Nam đã đưa đến cho người thực hiện tội phạm

hy vọng có thể được miễn việc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không phảichấp hành bản án kết tội có hiệu lực pháp luật đã được tuyên nếu như ngườiphạm tội đó đáp ứng được đầy đủ căn cứ pháp lí chung và những điều kiện cụthể do pháp luật hình sự quy định

Thứ hai, thời hiệu trong pháp luật hình sự chính là một khoảng thời gian

nhất định Trong khoảng thời gian đó, các cơ quan tư pháp hình sự có thẩmquyền của Nhà nước bao gồm: cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Toà án và cơquan thi hành án hình sự được Nhà nước trao cho quyền truy cứu trách nhiệmhình sự và thi hành bản án kết tội đối với người thực hiện tội phạm theo quyđịnh trong Bộ luật hình sự năm 2015 Còn nếu nằm ngoài khoảng thời gian đóthì các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền của Nhà nước không còn nhữngquyền này nữa, đồng thời người phạm tội hoặc người bị kết án thoả mãn đầy đủcác điều kiện luật định thì điều đó đồng nghĩa với việc người phạm tội sẽ không

bị truy cứu trách nhiệm hình sự nữa và người bị kết án cũng không phải chấphành bản án đã tuyên

Trang 14

Thứ ba, chỉ một trong các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền của

Nhà nước (cơ quan Điều tra với sự phê chuẩn của Viện kiểm sát, Viện kiểm sát,Toà án hoặc cơ quan thi hành án hình sự) căn cứ vào các giai đoạn tố tụng hình

sự cụ thể (điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành án) được quyền thi hành việckhông truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội do đã hết thời hiệutruy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 27 Bộ luật hình sự năm

2015 hoặc việc không thi hành bản án kết tội có hiệu lực pháp luật đã đượctuyên đối với người bị kết án do đã hết thời hiệu thi hành bản án kết tội theo quyđịnh tại Điều 60 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung 2017)

Bên cạnh việc lĩnh hội quy định được thừa nhận chung của PLHS quốc tế

về thời hiệu – không áp dụng chế định này đối với các tội xâm phạm hòa bình

và an ninh của nhân loại, PLHS Việt Nam cũng còn có quy định riêng thể hiệntính nghiêm khắc hơn trong việc tăng cường xu hướng trấn áp về hình sự –không áp dụng chế định này đối với cả các tội xâm phạm an ninh quốc gia Trong một Nhà nước pháp quyền, các quy định của pháp luật hình sự có ýnghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ các quyền và tự do của con người, củacông dân, bởi những quyền và tự do đó là những giá trị xã hội cao quý nhấtđược thừa nhận chung của nền văn minh nhân loại Việc bảo vệ nhằm tránh khỏi

sự xâm hại của những hành vi phạm tội mà người phạm tội gây ra, đồng thờitránh khỏi sự vi phạm pháp chế và dân chủ, áp dụng sai các quy định của phápluật hình sự của một số quan chức trong bộ máy công quyền vì các động cơ vụlợi, cá nhân…

Việc bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật hình sự trong giai đoạnNhà nước pháp quyền là sự kết hơp việc bảo vệ các quyền con người trên cả baphương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp Đúng như theo quan điểm của

PGS TSKH Lê Cảm: “Bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật hình sự

trong giai đoạn Nhà nước pháp quyền là sự ghi nhận (điều chỉnh) đầy đủ về mặt lập pháp, sự thực thi chính xác về mặt hành pháp và sự đảm bảo tối đa về mặt

tư pháp các quy định của pháp luật hình sự, được tuân thủ, chấp hành và áp dụng một cách nghiêm chỉnh, thống nhất và triệt để bởi các cơ quan bảo vệ

Trang 15

pháp luật và Toà án trong thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử, đồng thời góp phần tạo nên lòng tin của công dân vào sự nghiêm minh của pháp chế, tính minh bạch và sự bình đẳng của pháp luật, sức mạnh và uy tín của bộ máy công quyền, tính nhân đạo và dân chủ của xã hội dân sự và Nhà nước pháp quyền nói chung” Tư tưởng bảo vệ các quyền con người được phản ánh thông qua từng

điều luật trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 Các quy định về chế địnhthời hiệu cũng không là ngoại lệ, tư tưởng bảo vệ các quyền con người đượcphản ánh qua khái niệm của nó, bản chất pháp lý của nó và các đặc điểm (dấuhiệu) cơ bản của nó

1.1.4 Ý nghĩa thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

Thời hiệu theo nghĩa chung nhất là căn cứ pháp lý do pháp luật quy địnhlàm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự Điểm khác biệt củathời hiệu so với hành vi pháp lý hoặc sự kiện pháp lý là khi một khoảng thờigian trôi qua và những điều kiện do pháp luật quy định thì hậu quả pháp lý phátsinh

Ý nghĩa trước hết của chế định thời hiệu là nâng cao tính kỷ luật tronggiao lưu dân sự, từ đó sớm xác lập sự ổn định quan hệ dân sự, khuyến khích cácbên tích cực, chủ động thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình Về mặt tố tụng,chế định thời hiệu tạo điều kiện bảo toàn chứng cứ để xác định sự thật trong cactranh chấp dân sự Vì sau một thời gian nhất định trôi qua sẽ gây nên sự phứctạp, thậm chí không thế khắc phục được trong việc thu thập, xác minh chứng cứ,gây khó khăn trong hoạt động của Toàn án và các cơ quan có thẩm quyền

Việc đưa ra chế định thời hiệu trong Luật hình sự Việt Nam sẽ góp phầnxác định đúng đắn những điều kiện cụ thể của từng trường hợp áp dụng chế địnhthời hiệu trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tốtụng, cũng như đưa ra các kiến nghị hoàn thiện các quy phạm của chế định thờihiệu ở khía cạnh lập pháp, để giúp việc áp dụng chúng trong thực tiễn ngày mộthoàn thiện hơn

Xuất phát từ sự cần thiết bảo đảm tính ổn định của quan hệ dân sự, thờihiệu có đặc điểm quan trọng là mang tính bắt buộc tuân thủ bất cứ thỏa thuận

Trang 16

nào của các bên về không áp dụng thời hiệu, thay đổi thời hiệu đều không có giátrị pháp lý

Áp dụng quy định về thời hiệu cũng là bắt buộc đối với Tòa án, các cơquan nhà nước có thẩm quyền khác Tuy nhiên, cần lưu ý là Tòa án, cơ quan nhànước có thẩm quyền khác không được từ chối thụ lý tranh chấp với lý do thờihiệu Trước khi ra quyết định trả đơn khởi kiện vụ án dân sự hoặc đơn yêu cầuTòa án giải quyết việc dân sự, từ chối không giải quyết tranh chấp, Tòa án, cơquan nhà nước khác cần tiếp nhận đơn kiện, đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp

để trả lời câu hỏi:

Có áp dụng thời hiệu đối với tranh chấp xảy ra hay không?

Thời hiệu áp dụng cho quan hệ pháp luật dân sự đang tranh chấp là nhưthế nào? Kết thúc tại thời điểm nào?

- Có căn cứ tạm ngừng, bắt đầu lại thời hiệu hay không?

1.2 Pháp luật về chế định thời hiệu truy cứu trách nhiệm trong luật Hình sự

1.2.1 Khái niệm truy cứu trách nhiệm hình sự trong Luật hình sự

Cụ thể, theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Bộ luật hình sự năm 2015 thì:

“Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự”.

Theo Khoản 2 Điều 27 Bộ luật hình sự năm 2015 về thời hiệu truy cứutrách nhiệm hình sự quy định, thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đượcquy định như sau:

+ Năm năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng;

+ Mười năm đối với các tội phạm nghiêm trọng;

+ Mười lăm năm đối với các tội phạm rất nghiêm trọng;

+ Hai mươi năm đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

Tại khoản 3 Điều này quy định chi tiết như sau: Thời hiệu truy cứu tráchnhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện Nếu trong thời hạnquy định tại khoản 2 Điều này người phạm tội lại phạm tội mới mà Bộ luật quyđịnh mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên một năm tù, thì thời

Trang 17

gian đã qua không được tính và thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngàyphạm tội mới.

Nếu trong thời hạn nói trên, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã cólệnh truy nã, thì thời gian trốn tránh không được tính và thời hiệu tính lại kể từkhi người đó ra tự thú hoặc bị bắt giữ

Như vậy, chế định thời hiệu trong Luật hình sự Việt Nam là một trong cácchế định cơ bản của Luật hình sự Việt Nam nên việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắchơn nữa chế định này để làm sáng tỏ về mặt lý luận là nhiệm vụ quan trọng hiệnnay của khoa học Luật hình sự nước ta

Chế định thời hiệu là một chế định quan trọng trong pháp luật hình sự củamỗi quốc gia, sự hiện diện của nó là bằng chứng phản ánh rõ ràng về thái độ vàtrách nhiệm của các cán bộ tư pháp trong khi làm nhiệm vụ, đồng thời nó cònmang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc Bởi bản chất của thời hiệu là một khoảng thờigian xác định mà trong đó nhà nước và toàn xã hội có quyền thể hiện thái độ vàhành động lên án của mình đối với những hành vi phạm tội, đồng thời nó cũng

để cho những người thực hiện hành vi phạm tội đó có quyền hi vọng rằng mình

có thể được hưởng chế định nhân đạo khi hết thời hiệu truy cứu trách nhiệmhình sự hay khi hết thời hiệu thi hành bản án kết tội theo những căn cứ và điềukiện được quy định cụ thể trong pháp luật hình sự thực định của mỗi quốc gia

1.2.2 Nội dung chế định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong Luật hình sự Việt Nam

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn mà người có hành vi viphạm pháp luật hình sự sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi đó.Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự do Bộ luật Hình sự quy định mà khi hếtthời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Nhận thức được tầm quan trọng của thời hiệu trong truy cứu trách nhiệmhình sự, các văn bản pháp luật mới đã được ban hành để hoàn thiện khung pháp

lý về vấn đề này Cụ thể tại Khoản 2 Điều 27 Bộ luật Hình sự năm 2015 về thờihiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định

Trang 18

Tuy nhiên về thực tế cho thấy việc xác định rõ thời điểm bắt đầu và chấmdứt thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướngmắc Việc xác định này rất quan trọng vì nó sẽ tạo ra những sự ràng buộc nhấtđịnh về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm giữa một bên là nhà nước mà đạidiện là các cơ quan tư pháp hình sự và một bên là người, pháp nhân thương mạithực hiện hành vi phạm tội, để cùng hướng tới một mục đích là tìm ra sự thật vàcông bằng Nếu như có sự thiếu trách nhiệm trong việc xác định thời hiệu truycứu trách nhiệm hình sự dẫn đến một kết quả sai lầm trong việc xác định đó, thìmột người có thể phải chịu án oan, sai; đồng thời cũng thể hiện rằng một bản ánkết tội đã không có sự tồn tại của công lý và khách quan Do vậy, trước tiên,cần xem xét thời điểm bắt đầu và chấm dứt của thời hiệu truy cứu trách nhiệmhình sự.

Tại khoản 3 Điều 27 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 quy định: “Thời

hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện”.

Như vậy, thời điểm bắt đầu của thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đã đượcxác định trong Bộ luật Tuy nhiên đây là một thuật ngữ rất chung và khái quát,

để hiểu rõ và áp dụng đúng thuật ngữ này đòi hỏi phải đặt nó trong từng loại tội

- Mười năm đối với các tội phạm nghiêm trọng: Tội phạm nghiêm trọng

là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạtđối với tội ấy là đến bảy năm tù (Khoản 2 Điều 9 Bộ luật hình sự) Ví dụ: Tội

Trang 19

lây truyền HIV cho người khác thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều148; Tội cưỡng dâm thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 143.v.v…

- Mười lăm năm đối với các tội phạm rất nghiêm trọng: Tội phạm rấtnghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất củakhung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù (khoản 3 Điều 8 Bộ luậthình sự) Ví dụ: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc trường hợp quy định tạikhoản 2, khoản 3 Điều 192; tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biêngiới thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 189.v.v…

- Hai mươi năm đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: Tội phạmđặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây y nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội màmức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tùchung thân hoặc tử hình (khoản 4 Điều 9 Bộ luật hình sự) Ví dụ: Tội phản bội

tổ quốc thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 108; tội hoạt động nhằm lật

đổ chính quyền nhân dân thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 109; tộigiết người thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 123; tội tàng trữ, vậnchuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý thuộc trường hợp quyđịnh tại khoản 4 Điều 253; tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ thuộc trường hợpquy định tại khoản 2 Điều 282.v.v…

Việc xác định tội phạm nào là tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rấtnghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng không phức tạp, chỉ cần căn cứ vào mứccao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy Nếu mức cao nhất của khung hìnhphạt đối với tội ấy là đến ba năm tù là tội phạm ít nghiêm trọng; đến bảy năm tù

là tội phạm nghiêm trọng; đến mười lăm năm tù là tội phạm rất nghiêm trọng;đến chung thân hoặc tử hình là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

Tuy nhiên, trong Bộ luật hình sự không phải tội phạm nào nhà làm luậtcũng quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 3 năm, 7 năm, 15 năm,chung thân hoặc tử hình, mà trong nhiều trường hợp nhà làm luật quy định mứccao nhất của khung hình phạt là một năm, hai năm, bốn năm, năm năm, sáunăm, tám năm, mười năm, mười hai năm và hai mươi năm Mặc dù Bộ luật hình

sự đã có hiệu lực pháp luật gần 10 năm nhưng đến nay vẫn còn quan điểm cho

Trang 20

rằng, nếu mức cao nhất của khung hình phạt không phải là 7 năm thì chưa phải

là tội phạm nghiêm trọng, không phải là 15 năm thì chưa phải là tội phạm rấtnghiêm trọng, không phải là chung thân hoặc tử hình thì chưa phải là tội phạmđặc biệt nghiêm trọng Ví dụ: khoản 2 Điều 1 Điều 168 (tội cướp tài sản) cókhung hình phạt từ ba năm đến mười năm chưa phải là tội phạm rất nghiêmtrọng mà chỉ là tội phạm nghiêm trọng Quan điểm này theo chúng tôi là khôngđúng với quy định của Bộ luật hình sự, vì nhà làm luật chỉ quy định mức caonhất của khung hình phạt đối với tội ấy “đến” ba năm, bảy năm, mười lăm năm,chung thân hoặc tử hình chứ không quy định mức cao nhất của khung hình phạtđối với tội ấy “là” ba năm, bảy năm, mười lăm năm, chung thân hoặc tử hình

* Vị trí (chỗ đứng) của chế định thời hiệu truy cứu truy cứu trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam

Theo quy định tại Điều 27 BLHS năm 2015 và trong khoa học luật hình

sự ở nước ta hiện nay, thời hiệu truy cứu TNHS được ghi nhận tại một chươngđộc lập (chương V) cùng với quy định về Miễn TNHS Điều này có thể nhậnthấy rằng, chế định về thời hiệu truy cứu TNHS là một trong những chế địnhquan trọng nên được sắp xếp, bố trí tại một trong các chương riêng biệt củaBLHS Theo đó BLHS năm 2015 đã ghi nhận các chương theo tứ tự như sau:

Chương I: Điều khoản cơ bản => Chương II: Hiệu lực của Bộ luật hình sự => Chương III: Tội phạm => Chương IV: Những trường hợp loại trừ TNHS => Chương V: Thời hiệu truy cứu TNHS, miễn TNHS => Chương VI: Hình phạt

=> Chương VII: Các biện pháp tư pháp => Chương VIII: Quyết định hình phạt

=> Chương IX: Thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt => Chương X: Xóa án tích => Chương XI: Những quy định đối với pháp nhân thương mại phạm tội => Chương XII: Những quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội => Chương XIII đến Chương XXVI: Các tội phạm cụ thể.

Xét về bản chất của chế định về thời hiệu truy cứu TNHS: Nó thuộcnhóm các biện pháp tha miễn trong luật hình sự Qua nghiên cứu, phân tích bảnchất pháp lý của các quy phạm PLHS Việt Nam hiện hành về các biện pháp tha

Trang 21

miễn quy định tại 22 điều của BLHS năm 2015 (các điều 27-29; 60-73; 88-89;105-107).

Trong lần pháp điển hóa thứ ba luật hình sự Việt Nam vừa qua, các nhàlàm luật nước ta tiếp tục ghi nhận về mặt lập pháp trong BLHS năm 2015 chếđịnh thời hiệu trong luật hình sự như trong BLHS năm 1999 với bốn điều luật đềcập đến hai chế định nhỏ thuộc nó, bao gồm: Chế định thời hiệu truy cứu TNHS(các điều 27-28) và chế định thời hiệu thi hành bản án hình sự (các điều 60-61)

Nghiên cứu về chế định thời hiệu trong luật hình sự thì có thể nhận thấy:Thời hiệu truy cứu TNHS là một chế định nhỏ trong chế định lớn về thời hiệutrong luật hình sự, bao gồm 02 chế định nhỏ tương ứng trong nó là: Thời hiệutruy cứu TNHS và thời hiệu thi hành bản án kết tội

Trong BLHS năm 2015 (cũng như BLHS 1999 trước đây), các nhà làmluật không đưa ra định nghĩa pháp lý thế nào là thời hiệu mà chỉ đưa ra địnhnghĩa cho hai yếu tố cấu thành nên chế định này, đó là thời hiệu truy cứu TNHS

và thời hiệu thi hành bản án tương ứng tại khoản 1 Điều 27 và khoản 1 Điều 60của Bộ luật

Việc xác định vị trí (chỗ đứng) của chế định thời hiệu truy cứu TNHStrong luật hình sự có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu một cách khoahọc, toàn diện, có hệ thống về chế định này Thậy vậy, theo chủ nghĩa duy vậtbiện chứng “quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật trong mốiquan hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật

và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác, kể cả mối liên hệtrực tiếp và mối liên hệ gián tiếp Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng

về sự vật” [34, tr.185] Do đó, trong quá trình nghiên cứu chúng ta cần phải tiếptục đặt ra câu hỏi để trả lời là chế định này có mối quan hệ gì với những chếđịnh khác trong luật hình sự, sự giống và khác nhau giữa chúng là gì(?)

Nếu so sánh chế định thời hiệu truy cứu TNHS với các chế định lớn kháctrong luật hình sự như chế định tội phạm, hình phạt,… thì rất khập khiễng vàkhông tương xứng, tuy nhiên trong luật hình sự chế định này có ý nghĩa quantrọng nhất định, không chỉ góp phần thể hiện rõ nét nguyên tắc nhân đạo của

Trang 22

chính sách hình sự nói chung và của luật hình sự nói riêng, mà còn cho phépkhẳng định trình độ của nhà làm luật trên một loạt các phương diện như: kỹthuật lập pháp, trình độ pháp lý và kiến thước luật pháp cũng như mức độ phápchế, dân chủ và bảo đảm các quyền con người bằng PLHS trong một quốc gia.Đây là một trong những chế định được ghi nhận ở nhiều các quốc gia trên thếgiới.

TS Cao Thị Oanh cho rằng: “Cơ sở chủ yếu để xây dựng các quy định về

thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là việc truy cứu trách nhiệm hình sự không còn cần thiết nữa” Vì vậy, thời hạn cụ thể mà luật quy định để không

truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội nữa phải được xây dựng trên cơ sởtính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm Nói cách khác, căn cứ để tiến hànhphân hoá trách nhiệm hình sự trong các quy định về thời hiệu truy cứu tráchnhiệm hình sự chính là tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và yêu cầu đặt ra

là tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm càng cao thì các thời hạn được quyđịnh cụ thể phải càng dài và ngược lại Các yếu tố tác động đến chế định thờihiệu trong Luật hình sự Việt Nam

Tố tụng hình sự là quá trình có sự tham gia của nhiều chủ thể thực hiệnchức năng của TTHS, có quyền và nghĩa vụ khi tiến hành tố tụng nhằm làmsáng tỏ sự thật khách quan của vụ án Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối vớingười phạm tội là đòi hỏi tất yếu của bất kỳ nhà nước nào nhằm mục đích trừngtrị và phòng ngừa tội phạm, bảo vệ các quan hệ xã hội thống trị, trật tự pháp luật

và quyền con người, quyền công dân Mục đích này chỉ trở thành hiện thực, cóhiệu lực trên thực tế khi tội phạm xảy ra được chứng minh, xử lý theo một quytrình nhất định

Thời hạn tố tụng hình sự là một bộ phận của thủ tục tố tụng của quá trìnhgiải quyết vụ án, có mối liên hệ và thuộc vào thẩm quyền, trình tự, thủ tục tiếnhành tố tụng ở các giai đoạn tố tụng Thời hạn tố tụng vì thế cùng với các quiđịnh khác của luật TTHS có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định sự thậtkhách quan của vụ án, tính hiệu quả của hoạt động tố tụng và trong việc bảođảm quyền con người

Trang 23

Việc quy định thời hiệu trong luật hình sự phải dựa trên cơ khoa học, phùhợp với thực tiễn đấu tranh xử lý tội phạm, thực hiện mục đích giải quyết vụ ánnhanh chóng, khách quan, công bằng, tôn trọng và bảo đảm quyền con ngườitrong quá trình giải quyết vụ án Thời hạn tố tụng hình sự hợp lý phải đáp ứngđược yêu cầu bảo đảm để các chủ thể tiến hành tố tụng có đủ thời gian cần thiếtthực hiện các hoạt động, hành vi tố tụng, đồng thời ngăn ngừa việc lạm dụnghoặc áp dụng tùy tiện

1.2.3 Phân biệt thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự với thời hiệu thi hành bản án

27 Bộ luật hình sự năm 2015)

Do Bộ luật hình sự quy định

mà khi hết thời hạn đó người

bị kết án, pháp nhân thươngmại bị kết ấn không phải chấphành bản án đã tuyên (Điều

60 Bộ luật hình sự năm 2015)

Đối tượng

bị áp dụng

Người đã thực hiện hành viphạm tội theo quy định của Bộluật hình sự năm 2015

Án được áp dụng đối vớingười bị kết án, pháp nhânthương mại bị kết án

Thời gian

áp dụng

Áp dụng kể từ khi tội phạmđược thực hiện và trong quátrình tiến hành các hoạt động tốtụng

Được áp dụng kể từ khi bản

án có hiệu lực thi hành

* Về điều kiện: để người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự do hếtthời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và điều kiện để người, pháp nhân thươngmại bị kết án không phải chấp hành bản án do hết thời hiệu thi hành bản án

Trang 24

- Sự giống nhau:

1) Là hai chế định nhỏ trong chế định lớn - thời hiệu trong luật hình sự,mang tính chất nhân đạo được ghi nhận trong Phần chung BLHS, phản ánh sựkhoan hồng của nhà nước đối với chủ thể phạm tội và chủ thể bị kết án

2) Đối tượng được hưởng trong cả hai trường hợp tương ứng hai chế địnhnày đều là người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm và tội phạm được thựchiện không nhất thiết phải là thuộc loại tội phạm nào được quy định trongPLHS

3) Để được hưởng chế định nhân đạo này trong cả hai trường hợp tươngứng đều nhất thiết đã phải qua một thời hạn nhất định do PLHS quy định và khi

có đầy đủ các căn cứ và những điều kiện được ghi nhận trong PLHS, thì Nhànước không được phép: Truy cứu TNHS – đối với chủ thể phạm tội và thi hànhbản án kết tội có hiệu lực pháp luật – đối với chủ thể bị kết án

4) Thời gian đã qua hoặc thời gian trốn tránh sẽ không được tính đểhưởng chế định thời hiệu nếu trong thời hạn được quy định trong PLHS có mộttrong hai tình huống tương ứng xảy ra đối với:

a) Chủ thể phạm tội – lại phạm tội mới mà mức cao nhất của khung hìnhphạt đối với tội mới này là trên 1 năm tù hoặc cố tình trốn tránh và đã có quyếtđịnh truy nã;

b) Chủ thể bị kết án – lại phạm tội mới hoặc cố tình trốn tránh và đã cóquyết định truy nã

5) Trong lần pháp điển hóa lần thứ ba vừa qua, các quy định về thời hiệuthi hành bản án theo BLHS năm 2015 (Điều 60) đã loại trừ thẩm quyền canthiệp của Nhà nước (Viện trưởng VKSND tối cao và Chánh án TA nhân dân tốicao) đối với những trường hợp đặc biệt khi thời hiệu thi hành bản án kết tội đốivới tội phạm đã qua thời hạn 15 năm (như quy định tương ứng trước đây tạikhoản 4 Điều 55 BLHS năm 1999), tạo ra sự thống nhất trong quy định giữathời hiệu truy cứu TNHS và thời hiệu thi hành bản án kết tội Và đây chính làmột minh chứng xác đáng về xu hướng nhân đạo hóa PLHS Việt Nam trong giaiđoạn xây dựng NNPQ đương đại

Trang 25

+ Bản chất pháp lý của việc hết thời hiệu truy cứu TNHS được thể hiện ởchỗ hiệu quả của việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội đãkhông còn nữa, bởi mục đích chủ yếu của luật hình sự lúc này, theo nhận địnhcủa các nhà làm luật, đã đạt được

+ Chỉ ra được vị trí (chỗ đứng) của thời hiệu truy cứu TNHS so với nhữngchế định khác trong BLHS Làm rõ sự giống và khác nhau giữa thời hiệu truycứu TNHS và miễn TNHS và thời hiệu thi hành bản án

26

Trang 26

CHƯƠNG 2:THỰC TIỄN ÁP DỤNG CHẾ ĐỊNH THỜI HIỆU TRUY CỨ

U TRÁCH NHIỆM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

2.1 Quy định của pháp luật về áp dụng chế định thời hiệu truy cứu trách nhiệm trong Luật Hình sự

- Việc quy định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự có ý nghĩa giúpcho các cơ quan tiến hành tố tụng nêu cao tinh thần trách nhiệm, khẩn trươngtruy tìm, điều tra tội phạm và người phạm tội, đồng thời áp dụng các biện pháppháp lý cần thiết để bảo đảm nguyên tắc mọi tội phạm đều phải được phát hiệnchính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời, không để lọt tội phạm,không làm oan người vô tội

Theo quan điểm phổ biến hiện nay, đơn tội phạm bao gồm hai dạng: tộiđơn nhất thông thường và tội đơn nhất phức tạp (trong đó tội đơn nhất phức tạplại được chia ra làm ba dạng là tội liên tục, tội kéo dài và tội ghép) Trường hợp

đa tội phạm được phân ra làm bốn dạng là phạm tội nhiều lần, phạm nhiều tội,phạm tội có tính chất chuyên nghiệp và tái phạm (tái phạm nguy hiểm) Chúng

ta sẽ đi nghiên cứu bản chất của từng loại tội phạm cụ thể để từ đó xác định thờiđiểm bắt đầu và chấm dứt thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự của loại tội đó

ở từng giai đoạn khác nhau của việc thực hiện tội phạm

Thứ nhất, chế định đơn tội phạm có bốn dạng sau:

Tội đơn nhất thông thường là tội phạm mà hành vi nguy hiểm cho xã hội

thuộc mặt khách quan của tội phạm xâm hại đến một khách thể được luật hình

sự bảo vệ ngay tại thời điểm đó Đặc điểm của loại tội này là các yếu tố cấuthành tội phạm (mặt khách quan, khách thể, mặt chủ quan, chủ thể) có “cấu tạo”đơn giản và dễ nhận biết Thời điểm bắt đầu thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình

sự là từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mà phải chịu trách nhiệm hình sự vàkết thúc là sau một khoảng thời gian tương ứng quy định trong khoản 2 Điều 27

Bộ luật hình sự năm 2015

Tội liên tục là tội phạm mà hành vi nguy hiểm cho xã hội thuộc mặt khách

quan của tội đó được hợp thành bởi nhiều hành vi cùng tính chất, diễn ra kế tiếpnhau về thời gian với một ý định phạm tội cụ thể, thống nhất, cùng xâm hại mộtkhách thể Đặc điểm của tội liên tục là chỉ khi có sự kết hợp, tổng hợp nhiều

27

Trang 27

hành động phạm tội này thì mới cấu thành một tội, nếu tách các hành động đó rathì lúc này chúng chỉ đơn thuần là các hành vi vi phạm mà có thể chưa đến mứcchịu trách nhiệm hình sự vì mức độ nguy hiểm cho xã hội không đáng kể Nhưvậy, tội liên tục khác với phạm tội nhiều lần ở đặc điểm này Tội liên tục bắt đầu

từ khi kẻ phạm tội thực hiện hành động thứ nhất và kết thúc từ khi thực hiệnxong hành động cuối cùng của cấu thành (hành vi) tội phạm mà kẻ phạm tộiđịnh thực hiện Từ nhận thức chung về bản chất pháp lý loại tội này cho chúng

ta thấy: việc xác định các tội liên tục bị phát hiện ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội

và giai đoạn phạm tội chưa đạt là rất khó, mà loại tội này thường bị phát hiện ởgiai đoạn tội phạm hoàn thành

Thời điểm bắt đầu thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự của tội liên tụcbắt đầu tính từ ngày mà hành vi cuối cùng trong một chuỗi các hành vi đượcthực hiện và thời điểm kết thúc chính là sau một khoảng thời gian nhất định (5năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm) được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 27 Bộluật hình sự năm 2015

Tội kéo dài là tội phạm mà hành vi nguy hiểm cho xã hội trong mặt khách

quan diễn ra không gián đoạn trong một khoảng thời gian tương đối dài Đặcđiểm của loại tội này là không chấm dứt ngay lúc đó mà sẽ tồn tại trong mộtkhoảng thời gian Ví dụ: các tội tàng trữ, tội vi phạm chế độ một vợ một chồng,tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự, tội đào nhiệm, tội không chấp hành bản án, tộikhông tố giác tội phạm, tội trốn khỏi nơi giam, tội che dấu tội phạm, tội đàongũ, v.v… Xét về mặt khách quan, có thể hiểu tội phạm kéo dài là hành vikhông thực hiện trong một thời gian dài (không bị gián đoạn) nghĩa vụ củangười phạm tội mà luật hình sự bắt buộc phải thực hiện Tội phạm kéo dài bắtđầu từ khi kẻ phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà bị Bộ luậthình sự cấm và kết thúc khi kẻ phạm tội tự nguyện ngừng hoạt động tội phạmhoặc hoạt động đó bị chấm dứt vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của ngườiphạm tội Từ nhận thức chung về bản chất pháp lý loại tội này cho chúng tathấy: việc xác định các tội kéo dài bị phát hiện ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội và

28

Trang 28

giai đoạn phạm tội chưa đạt là rất khó, mà loại tội này thường bị phát hiện ở giaiđoạn tội phạm hoàn thành.

Đối với các tội kéo dài, thời điểm hoàn thành tội phạm không trùng vớithời điểm phát sinh những tình tiết biểu hiện sự chấm dứt tội phạm Sau khi cóhành vi phạm tội thì thời điểm hoàn thành tội phạm xảy ra sớm hơn thời điểmphát sinh những tình tiết biểu hiện sự chấm dứt hành vi, hoạt động tội phạm Ví

dụ kẻ phạm tội tàng trữ vũ khí đã không thực hiện quy định của pháp luật: cấmmọi người không được tàng trữ vũ khí trái phép

Thời điểm truy cứu trách nhiệm hình sự bắt đầu tính từ ngày hành viphạm tội bị phát hiện, do có một trong năm căn cứ quy định tại Điều 100 Bộ luật

tố tụng hình sự năm 2003 và thời điểm kết thúc là sau một khoảng thời gian nhấtđịnh tương ứng theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Bộ luật hình sự năm 2015 Ví

dụ, tội đào ngũ: trong trường hợp một sỹ quan muốn từ bỏ nhiệm vụ công táccủa mình, anh ta đã chuẩn bị hết các điều kiện để trốn khỏi nơi đóng quân,nhưng do các điều kiện khách quan ngoài ý muốn nên mặc dù sỹ quan này đã cốgắng tiến hành việc đào ngũ, anh ta vẫn không thể thực hiện được ý đồ của mình

và bị các anh em cùng đơn vị phát hiện ra hành vi phạm pháp đó Trong trườnghợp này việc thực hiện tội phạm của sỹ quan muốn đào ngũ ở giai đoạn phạm tộichưa đạt Theo như quy định tại Điều 15 Bộ luật hình sự năm 2015, anh sỹ quanmuốn đào ngũ đó phải chịu trách nhiệm về tội phạm chưa đạt; và hiệu lực củathời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự vẫn bắt đầu từ lúc hành vi phạm tội bịphát hiện và kết thúc là sau một khoảng thời gian nhất định tương ứng theo quyđịnh tại khoản 2 Điều 27 Bộ luật hình sự năm 2015

Tội ghép là tội phạm mà hành vi nguy hiểm cho xã hội thuộc mặt khách

quan của tội đó được hợp thành bởi nhiều loại hành vi xảy ra cùng thời gian xâmhại đến nhiều khách thể khác nhau, nhưng vì sự thống nhất bên trong của cáchành vi đó nên chỉ cấu thành một tội phạm Ví dụ: tội cướp tài sản (Điều 168 Bộluật hình sự năm 2015), tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169 Bộ luậthình sự năm 2015), v.v…Đặc điểm của loại tội này là không có sự kéo dài trongmột khoảng thời gian cũng không có sự lặp lại các hành vi vi phạm, mà các

29

Trang 29

hành vi diễn ra trong cùng một thời điểm Do đó thời điểm bắt đầu và kết thúcthời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự của loại tội này cũng xác định giống nhưtội đơn nhất thông thường đã đề cập ở trên.

Thứ hai, chế định đa tội phạm có bốn dạng sau:

Phạm tội nhiều lần là một trong bốn dạng của chế định đa tội phạm, trong

Bộ luật hình sự hiện hành chưa nêu lên định nghĩa pháp lý của nó, mà chỉ quyđịnh là tình tiết định khung tăng nặng của một số tội phạm cụ thể và là tình tiếttăng nặng chung Trong Thông tư liên tịch số 01 ngày 02/01/1998 của Toà ánnhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Nội vụ (nay là Bộ Côngan) đã đề cập khái niệm phạm tội nhiều lần, mặc dù chỉ dưới khía cạnh đơn lẻcho một số tội phạm có tính chất tham nhũng và tình dục, tuy nhiên cũng giúpcho chúng ta hiểu được phần nào khái niệm phạm tội nhiều lần nói chung, đó là:

bị cáo đã phạm tội ấy từ hai lần trở lên mà mỗi lần phạm tội có đầy đủ các yếu

tố của cấu thành tội phạm cơ bản (khoản 1) trong điều luật tương ứng và ngườiphạm tội chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và tội ấy cũng chưa hết thời hiệutruy cứu trách nhiệm hình sự

Phạm nhiều tội cũng chưa được nhà làm luật nước ta điều chỉnh bằng một

quy phạm riêng biệt, mà chỉ được đề cập đến trong tên gọi của Điều 50 Bộ luậthình sự năm 1999: “Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội”, vàtrong một số Thông tư liên tịch của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhândân tối cao và Bộ Nội vụ (ví dụ như Thông tư liên tịch số 01 ngày 07/01/1995,Thông tư liên tịch số 10 ngày 31/12/1996, Thông tư liên tịch số 01 ngày02/01/1998) Về mặt khoa học hình sự, phạm nhiều tội được hiểu là: phạm từhai tội trở lên hoặc trong cùng một hành vi có các dấu hiệu của từ hai tội trở lên

mà những tội ấy được quy định tại các điều khác nhau của Bộ luật này nhưngngười phạm tội chưa bị xét xử về tội nào trong số những tội ấy

Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp cũng chỉ được nêu ra trong Bộ luật

hình sự năm 1999 tại Điều 3 quy định nguyên tắc xử lí, Điều 48 quy định cáctình tiết tăng nặng chung, và tại các điều như Điều 119 (tội mua bán phụ nữ),Điều 120 (tội mua bán đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em), Điều 133 (tội cướp tài

30

Ngày đăng: 11/10/2024, 23:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w