1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả” theo luật hình sự việt nam

120 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả” theo luật hình sự việt nam
Tác giả Trần Việt Dũng
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Phương Hoa, Pgs.TS.
Trường học Trường Đại Học Luật Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ Luật Học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 37,23 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ “NGƯỜI PHẠM TỘI TỰ NGUYỆN SỬA CHỮA, BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI HOẶC KHẮC PHỤC HẬU QUẢ” TRONG GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ (13)
    • 1.1. Lý luận và quy định về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả” (13)
    • 1.2. Thực tiễn áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả” trong giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và kiến nghị (16)
  • CHƯƠNG 2. TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ “NGƯỜI PHẠM TỘI TỰ NGUYỆN SỬA CHỮA, BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI HOẶC KHẮC PHỤC HẬU QUẢ” TRONG QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT DƯỚI MỨC THẤP NHẤT CỦA KHUNG HÌNH PHẠT ĐƯỢC ÁP DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ (32)
    • 2.1. Một số vấn đề lý luận và pháp lý về quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng (32)
    • 2.2. Thực tiễn áp dụng tình tiết “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả” trong quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng và kiến nghị (35)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ “NGƯỜI PHẠM TỘI TỰ NGUYỆN SỬA CHỮA, BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI HOẶC KHẮC PHỤC HẬU QUẢ” TRONG QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT DƯỚI MỨC THẤP NHẤT CỦA KHUNG HÌNH PHẠT

TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ “NGƯỜI PHẠM TỘI TỰ NGUYỆN SỬA CHỮA, BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI HOẶC KHẮC PHỤC HẬU QUẢ” TRONG GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

Lý luận và quy định về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả”

“Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả” trong giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Tình tiết “Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả” là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 51 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) Thuật ngữ “giảm nhẹ trách nhiệm hình sự” được hiểu là việc miễn, giảm tác động cưỡng chế hình sự thuộc nội dung của trách nhiệm hình sự 1 Còn thuật ngữ “tình tiết” được hiểu là sự việc nhỏ trong quá trình diễn biến của sự kiện, tâm trạng 2 Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự có thể hiểu là những sự việc trong một vụ án có ý nghĩa làm giảm mức độ trách nhiệm hình sự Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là những tình tiết của vụ án hình sự, liên quann đến việc giải quyết trách nhiệm hình sự, có ý nghĩa làm giảm mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, phản ánh khả năng cải tạo tốt hoặc hoàn cảnh đặc biệt của người phạm tội đáng được khoan hồng và giá trị giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của chúng chưa được ghi nhận trọng chế tài 3

Sửa chữa là gì? Khái niệm theo từ điển Tiếng Việt, theo văn bản giải thích? Bồi thường thiệt hại là gì?

Khắc phục hậu quả là gì?

Tình tiết người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả Đây là trường hợp người phạm tội tự nguyện và bằng nhiều cách đền bù, khắc phục những thiệt hại do tội phạm gây ra Trong thực tiễn xét xử, tình tiết này thể hiện khá đa dạng như sửa chữa tài sản bị hư hỏng, tự nguyện trả các phí tổn thương trong điều trị thương tật, đền bù các thiệt hại đã gây ra,… được các Tòa án áp dụng trong quyết định hình phạt Sự kết hợp thái độ tự nguyện trong khắc phục

1 Đỗ Ngọc Quang (1997), Tìm hiểu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về tham nhũng trong Luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr.34

2 Viện ngôn ngữ học (2004), Từ điển tiếng việt, Nxb Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học, Hà Nội, tr.997

3 Trần Thị Quang Vinh (2005), Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong Luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 45 hậu quả của tội phạm và sự thiệt hại trên thực tế đã được khắc phục ở một mức độ nhất định là cơ sở giảm nhẹ trách nhiệm hình sự Giá trị giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của tình tiết “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả” phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tính chất của sự thiệt hại, khả năng phục hồi nguyên trạng ban đầu, mức độ bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả, thời điểm bồi thường thiệt hại Thực tiễn xét xử có sự phân biệt giá trị giảm nhẹ của tình tiết này đối với thiệt hại về tài sản và thiệt hại về thể chất Với quan niệm những thiệt hại về thể chất khó có thể đạt đến sự khôi phục hoàn toàn tình trạng ban đầu nên việc bồi thường thiệt hại về tài sản thường có ý nghĩa giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cao hơn Thực tiễn xét xử không coi việc khắc phục hậu quả của tội phạm do bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự như thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản do cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện vì không thể hiện sự tự nguyện của người phạm tội trong việc bồi thường, khắc phục hậu quả của tội phạm Giá trị giảm nhẹ của tình tiết này thường được xác định trên cơ sở mức độ bồi thường hoặc khắc phục thiệt hại, thời điểm thực hiện việc bồi thường, khắc phục thiệt hại

Giá trị giảm nhẹ của tình tiết “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả” đối với trách nhiệm hình sự của người phạm tội

Trước hết, phải khẳng định rằng tình tiết giảm nhẹ được luật quy định có giá trị giảm nhẹ cao hơn các tình tiết giảm nhẹ khác theo khoản 2 Điều 51 BLHS năm

2015, bởi vì chúng có giá trị giảm nhẹ TNHS trong bất kỳ trường hợp phạm tội cụ thể nào, giá trị giảm nhẹ phần lớn nghiêng về TNHS của tình tiết luật định thường được áp dụng, trường hợp TTGN tại điểm b khoản 1 Điều 51 thuộc nhóm các tình tiết phản ánh tính tự nguyện của người phạm tội thực hiện trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử; giá trị giảm nhẹ của tình tiết này ở bất kỳ giai đoạn nào cũng có tác dụng tích cực nhất định cho quá trình điều tra, xét xử, phù hợp với các tài liệu, chứng cứ khác thì thông thường Tòa án áp dụng TTGN này đối với họ theo quy định tại Điều 85 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 4 , các vấn đề chứng minh thuộc

4 Theo đó, khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chứng minh: (1) Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội; (2) Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội; (3) Những TTGN, tăng nặng trách nhiệm hình sự cùa bị can, bị cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo; (4) Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; (5) Nguyên nhân và điêu kiện phạm tội; (6) Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt về trách nhiệm của cơ quan điều tra, của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, hơn nữa trên thực tế người phạm tội có điều kiện hoàn cảnh không giống nhau, nên mức độ bồi thường có sự khác nhau

Cần đề cập rằng, thông thường giá trị của tình tiết “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả” đối với người phạm tội là làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của họ trong phạm vi một khung hình phạt, có nghĩa là sự giảm nhẹ trách nhiệm hình sự chỉ giao động trong phạm vi một khung hình phạt, không thể giảm dưới mức thấp nhất của khung hình phạt đang áp dụng Việc áp dụng tình tiết này trong quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt đang áp dụng được tác giả phân tích trong Chương 2 Trong trường hợp của tội Tham ô và tội Nhận hối lộ, BLHS quy định nếu người phạm tội “chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ” thì đây là một trong các điều kiện để người phạm tội được giảm từ hình phạt tử hình xuống thành tù chung thân Như vậy, đây là một trường hợp giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đặc biệt của tình tiết

“tự nguyện khắc phục hậu quả”

Ngoài ra, theo nguyên tắc chung nêu tại khoản 2 Điều 51 BLHS năm 2015 thì

“Các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng” Tuy nhiên, tác giả đã khảo sát các dấu hiệu định tội và định khung hình phạt của các tội phạm cụ thể, thì có thể thấy rằng tình tiết “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả” không được quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung của một tội phạm cụ thể

Quan điểm về nhận thức giá trị tình tiết giảm nhẹ này trong nhận thức về tội phạm và thời điểm nhận tội của người phạm tội hiện nay cũng có nhiều quan điểm khác nhau Theo tác giả, cho rằng người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả về những hành vi mà họ đã thực hiện thì được áp dụng TTGN này 5 ; Đối với trường hợp phạm tội không tự nguyện thực hiện thì không áp dụng TTGN này 6 Trong thực tế xét xử, không ít Thẩm phán áp dụng tình tiết này có lợi cho bị cáo nhưng không xem xét, đánh giá đây phải phải là sự tự nguyện hay không, điều này dẫn đến sự tùy nghi, không thống nhất trong xét xử thực tiễn Sự tùy nghi, không thống nhất này được thể hiện qua các vụ án như sau:

5 Xem: Mục 23 Phần I Công văn số 16/1999;

6 Xem: Mục 5 Phần I Công văn số 81/2002; tiểu mục 6.2.1.15 Sổ tay Thẩm phán.

Thực tiễn áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả” trong giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và kiến nghị

Mỗi quy định của pháp luật hình sự đều nhằm đấu tranh phòng, chống tội phạm một cách có hiệu quả và hiển nhiên không phải quy định các tình tiết giảm nhẹ là sẽ để lọt người, lọt tội, mà là áp dụng nhằm vừa đảm bảo tính nghiêm minh, vừa có thể răn đe giáo dục, vừa thể hiện được khả năng cải tạo tốt của người phạm tội Để có cái nhìn về thực tiễn áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

“người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả” trong giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trên cơ sở nghiên cứu các bản án để phân tích, đánh giá sâu hơn khi Tòa án áp dụng các tình tiết này Tác giả tập trung các vấn đề như sau:

Thứ nhất, tỷ lệ bồi thường thiệt hại ảnh hưởng như thế nào đến việc áp dụng tình tiết “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả” trong giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Trong rất nhiều vụ án hình sự, sau khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội đã “tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả” Tuy nhiên, việc bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu hậu quả của người phạm tội trong từng vụ án là khác nhau Có trường hợp người phạm tội bồi thường thiệt hại không đáng kể, có trường hợp người phạm tội bồi thường gần một nửa hoặc nhiều hơn… nhưng tựu chung đều được Tòa án áp dụng tình tiết có lợi cho bị cáo, đó là tình tiết “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả” Vấn đề đặt ra tỷ lệ bồi thường thiệt hại, sửa chữa hoặc khắc phục hậu quả ảnh hưởng như thế nào đến mức độ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự Các văn bản pháp luật không có hướng dẫn về vấn đề này và trong thực tiễn xét xử cũng tùy nghi, được thể hiện thông qua bản án sau

Bản án thứ 1 và nhận xét, đánh giá

Nội dung vụ án 7 : Ngày 13/9/2019, ông Vũ Văn T tổ chức đám cưới cho con gái tại nhà riêng ở xóm Hoàng Xuân, xã Tân Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An Khoảng 18 giờ 30 phút cùng ngày, anh Thái Bá M đến dự đám cưới và xảy ra xích mích với một số người nhà ông Vũ Văn T, trong đó có anh Vũ Văn Q và bị anh Q

7 Nguồn: cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao/đăng công khai bản án tát một cái vào mặt, sau đó Thái Bá M bỏ về Khoảng 21 giờ 30 phút cùng ngày, Thái Bá M cùng Hồ Văn H (sn 1995) và Hồ Văn H (sn 1997), Lê Văn M, Đào Văn

D, Vũ Văn Đồng rủ nhau đến nhà ông Vũ Văn T Khi đi, Hồ Văn H có mang theo

02 thanh kiếm để sau cóp xe ô tô Khi đến nhà ông Vũ Văn T, giữa Thái Bá M và

Vũ Văn Q tiếp tục xảy ra xích mích, ẩu đả Lê V H (con rễ ông T) nghe tiếng ồn ào liền lấy con dao lợ cầm trên tay chạy ra thấy Thái Bá M đang mở cốp xe ô tô lấy ra

02 thanh kiếm nên H chạy đến giằng lấy 01 thanh kiếm trên tay Thái Bá M; thấy Hồ Văn H từ trong rạp cưới chạy ra cổng thì bị Lê Văn H cầm kiếm chém một nhát trúng vào cánh tay trái, Hồ Văn H bỏ chạy thì bị Lê Văn H tiếp tục chạy theo chém trúng vào lưng phải, anh H tiếp tục bỏ chạy và đang trèo qua bờ rào thì bị Lê Văn H đuổi theo cém trúng đùi trái làm anh H ngã qua bờ bên kia rào bất tĩnh, được người dân đưa đi cấp cứu Sau đó, Lê Văn H quay trở lại nhà ông Vũ Văn T

Tại kết luận giám định pháp y về thương tích số 265/TTPY ngày 11/10/2019 của Trung tâm pháp y tỉnh Nghệ An kết luận: tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gây nên đối với anh Hồ Văn H là 20%

Tại phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát giữ nguyên bản cáo trạng số 03/CT- VKS-HS ngày 23/12/2019 của Viện kiểm sát nhân dân huyện Tân Kỳ đã truy tố Lê Văn H về tội “Cố ý gây thương tích” theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự Đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng điểm đ khoản 2 Điều 134, điểm b khoản 1 Điều 51 BLHS

Nhận định của bản án hình sự sơ thẩm số 06/2020/HS-ST ngày 18-02-2020 của Tòa án nhân dân huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An: Hành vi phạm tội của bị cáo đã có đủ căn cứ cấu thành tội cố ý gây thương tích như cáo trạng đã truy tố Quá trình điều tra và tại phiên tòa đã xác định được tổng các khoản thiệt hại là 84.760.000đ Trong thời gian tạm giam, bị cáo đã có tác động gia đình bồi thường cho bị hại

10.000.000đ nên cho bị cáo được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự, quyết định hình phạt là 03 năm tù

Nhận xét, đánh giá: Quyền được bảo vệ sức khỏe và tính mạng là nhóm quyền nhân thân quan trọng của mỗi cá nhân, không thể tách rời và chuyển giao cho người khác Một khi tính mạng hay sức khỏe bị xâm phạm trái pháp luật thì người có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác sẽ phải bồi thường thiệt hại Theo quy định tại Điều 584 của Bộ luật dân sự (BLDS) thì: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sả“, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp

Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác” Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự chỉ phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:

Một là, phải có thiệt hại xảy ra Thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn hại về tinh thần Thiệt hại về vật chất bao gồm: Thiệt hại về sức khỏe bị xâm phạm quy định tại Điều 590 của BLDS; thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm quy định tại Điều 591 của BLDS Thiệt hại do tổn hại về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khỏe bị xâm phạm mà người bị hại, hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích, người gần gũi nhất của người bị hại phải gánh chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm

TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ “NGƯỜI PHẠM TỘI TỰ NGUYỆN SỬA CHỮA, BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI HOẶC KHẮC PHỤC HẬU QUẢ” TRONG QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT DƯỚI MỨC THẤP NHẤT CỦA KHUNG HÌNH PHẠT ĐƯỢC ÁP DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ

Một số vấn đề lý luận và pháp lý về quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng

Quyết định hình phạt là việc Tòa án lựa chọn một loại hình phạt với mức phạt cụ thể để áp dụng đối với người phạm tội Quyết định hình phạt là vấn đề cơ bản và quan trọng trong quy định của Bộ Luật hình sự Theo quy định tại Điều 50 Bộ luật Hình sự 2015, căn cứ để quyết định hình phạt được quy định như sau: "Điều 50 Căn cứ quyết định hình phạt: 1 Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự 2 Khi quyết định áp dụng hình phạt tiền, ngoài căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án căn cứ vào tình hình tài sản, khả năng thi hành của người phạm tội."

Trong những trường hợp đặc biệt, khoản 1 Điều 54 Bộ luật Hình sự 2015 (BLHS 2015) quy định: “Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.” Như vậy, trong trường hợp khi xét về tính nguy hiểm của tội phạm (bao gồm tính chất và mức độ nguy hiểm) của hành vi phạm tội đã ở mức thấp của khung hình phạt đang áp dụng, mà trường hợp phạm tội lại có từ 2 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt thấp hơn hình phạt đang quy định trong khung hình phạt đang áp dụng Điều này thể hiện tính nhân đạo trong luật hình sự Việt Nam Đồng thời, điều này cũng thể hiện tính công bằng trong quyết định hình phạt, bởi lẽ tính nghiêm khắc của hình phạt cần tương xứng với tính nguy hiểm của tội phạm

Luận văn này tập trung vào nghiên cứu về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả”, vì vậy trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả xem xét việc áp dụng tình tiết này như là điều kiện để áp dụng Điều 54 BLHS năm 2015

Trong khoa học cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật đã đặt ra vấn đề là tình tiết nêu tại điểm b khoản 1 Điều 51 BLHS nfăm 2015 được “đếm” như thế nào? Nếu người phạm tội vừa tự nguyện khắc phục hậu quả vừa tự nguyện bồi thường thiệt hại thì họ đã thực hiện mấy tình tiết, một hay hai? Điều này chưa được hướng dẫn trực tiếp Tuy nhiên, gần đây, Tòa án Nhân dân Tối cao hướng dẫn trong Công văn số 174/TANDTC-PC ngày 31/08/2023 về tình tiết “Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải” thì chỉ được tính là 01 tình tiết giảm nhẹ quy định tại Khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015 Do vậy, tác giả cho rằng đối với tình tiết

“Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả” cũng áp dụng tương tự và chỉ tính là 1 tình tiết giảm nhẹ quy định tại Khoản 1 Điều

Về giá trị giảm nhẹ đối với trách nhiệm hình sự khi áp dụng Điều 54 BLHS năm 2015:

Khoản 1 Điều 54 BLHS quy định mức hình phạt tối đa và tối thiểu được áp dụng đối với người phạm tội như sau:

Về mức hình phạt tối thiểu, khoản 1 Điều 54 BLHS quy định: “bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật”

Căn cứ để xác định khung hình phạt nhẹ hơn là dựa vào mức cao nhất của khung hình phạt Nếu khung hình phạt nào có mức cao nhất của khung hình phạt thấp hơn thì khung hình phạt đó nhẹ hơn Như đã phân tích ở trên, theo khoản 1 Điều 54 BLHS thì điều kiện để người phạm tội có thể được áp dụng quy định này là dựa vào đặc điểm“người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này” nhưng “phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật” Do hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể việc áp dụng điều kiện này song cùng với việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

“người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả” trong quyết định hình phạt ở mức dưới khung hình phạt nên việc xác định điều kiện này chưa có sự thống nhất trên thực tế Vì điều luật không quy định phạm vi áp dụng phải là hình phạt cùng loại nên khi áp dụng khoản 1 Điều 54 BLHS để quyết định hình phạt nhẹ hơn cho bị cáo, không cần áp dụng hình phạt cùng loại với hình phạt bị truy tố ban đầu Mặc dù Điều 54 BLHS năm 2015 bổ sung nhiều quy định mới so với Điều 47 BLHS 1999, tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có Nghị quyết hướng dẫn áp dụng nên vẫn có thể áp dụng tinh thần Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04/8/2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần chung của Bộ luật Hình sự năm 1999 Theo đó, quy định về quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng được quy định tại “mục 10 Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật Hình sự (Điều 47)” Đối với việc quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật và việc áp dụng hình phạt có nhất thiết phải cùng loại hay chỉ cần là hình phạt trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đó đã được Nghị quyết quy định cụ thể, rõ ràng như sau:

“10 Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự (Điều 47) Khi quy định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự cần thực hiện đúng các quy định tại Điều 47 Bộ luật Hình sự năm 1999 và cần chú ý các điểm sau đây: a- Quy định “Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật" được áp dụng trong trường hợp điều luật có từ hai khung hình phạt trở lên và người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự không phải theo khung hình phạt nhẹ nhất Nếu các khung hình phạt của điều luật được sắp xếp theo thứ tự 1, 2, 3 và từ nhẹ nhất đến nặng nhất, thì theo quy định này khi có từ hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự năm 1999 trở lên, Toà án chỉ có thể quy định một hình phạt trong khung hình phạt của khoản 1, nếu người phạm tội bị xét xử theo khoản 2; Toà án chỉ có thể quyết định một hình phạt trong khung hình phạt của khoản 2, nếu người phạm tội bị xét xử theo khoản 3 ” Ví dụ: Một người phạm tội "Trộm cắp tài sản" và có từ hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự năm 1999 trở lên, việc áp dụng quy định trên đây của Điều 47 Bộ luật Hình sự năm 1999 như sau: Nếu người phạm tội bị xét xử theo khoản 2 Điều 138 Bộ luật Hình sự năm 1999 thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới 2 năm tù, nhưng phải trong khung hình phạt của khoản 1; cụ thể là chỉ được phạt tù từ 6 tháng đến dưới 2 năm hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm

Ngoài ra, khoản 3 Điều 54 BLHS năm 2015 quy định về giảm nhẹ trong trường hợp điều luật chỉ có 1 khung hình phạt hoặc khung hình phạt đang áp dụng là khung nhẹ nhất thì tòa án có thể quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn.

Thực tiễn áp dụng tình tiết “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả” trong quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng và kiến nghị

Để có cái nhìn tổng quát về thực tiễn áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả” trong quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng, tác giả tập trung phân tích, đánh giá thực tiễn xét xử của Tòa án qua các bản án

Thứ nhất, không thống nhất trong quan điểm về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự để áp dụng Điều 54 BLHS

Bản án thứ 1 và nhận xét, đánh giá

Nội dung vụ án 11 : Ngày 21 tháng 6 năm 2021 Ủy ban nhân dân thành phố

Long Xuyên ra quyết định thanh tra số 2292/QĐ-UBND tại Trường tiểu học Võ Thị Sáu, phường Mỹ Thạnh, thành phố Long Xuyên Đến ngày 30 tháng 11 năm 2021 Ủy ban nhân dân thành phố Long Xuyên có kết luận thanh tra số 5989/KL-UBND và ngày 16 tháng 12 năm 2021 có công văn đề nghị chuyển hồ sơ vụ việc đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Long Xuyên để xem xét trách nhiệm hình sự của Nguyễn Dạ Thảo hiệu trưởng Trường tiểu học Võ Thị Sáu và Nguyễn Đoàn Bảo Như kế toán Trường tiểu học Võ Thị Sáu do có sai phạm nghiêm trọng đối với việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài chính tại Trường tiểu học Võ Thị Sáu, gây thiệt hại cho nhà nước

Trên cơ sở kết quả điều tra và Kết luận giám định ngày 09 tháng 6 năm 2022 của Giám định viên công tác tại Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố Long Xuyên xác định:

Ngày 24 tháng 3 năm 2020, Nguyễn Dạ Thảo được Ủy ban nhân dân thành phố Long Xuyên điều động đến Trường tiểu học Võ Thị Sáu, phường Mỹ Thạnh, thành phố Long Xuyên giữ chức vụ hiệu trưởng theo quyết định số 386/QĐ-UBND Khoảng tháng 4 năm 2022, Nguyễn Đoàn Bảo Như là Kế toán Trường tiểu học Võ Thị Sáu gặp Thảo đặt vấn đề làm khống hóa đơn, chứng từ để chiếm đoạt tiền từ ngân sách nhà nước cấp cho trường chia nhau tiêu xài thì Thảo đồng ý Nhiệm vụ của Như là làm khống các chứng từ, mua hóa đơn và ký duyệt phần kế toán; Thảo

11 Bản án số 28/2023/HS-ST ngày 05-4-2023 của Tòa án nhân dân thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang ký duyệt phần thủ trưởng đơn vị, chủ tài khoản của đơn vị Ngoài hành vi trên, Thảo và Như còn bàn bạc thực hiện hành vi vượt quá nhiệm vụ, quyền hạn được giao để chiếm đoạt tiền thu bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn của học sinh Như, Thảo đã sử dụng 27 hóa đơn khống làm thủ tục thanh toán thông qua Kho bạc nhà nước tỉnh An Giang để chiếm đoạt 362.703.000 đồng từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn tiền gửi có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước cấp cho Trường tiểu học Võ Thị Sáu để chia nhau tiêu xài (trong đó, Thảo chiếm đoạt 134.020.000 đồng, Như chiếm đoạt 228.683.000 đồng); chiếm đoạt tổng cộng 182.908.000 đồng tiền thu bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn của học sinh (trong đó, Thảo chiếm đoạt 141.908.000 đồng, Như chiếm đoạt 41.000.000 đồng) Đến tháng 8 năm 2021, Như, Thảo đã nộp lại tổng cộng 182.908.000 đồng

Tại Cáo trạng số 13/CT-VKSLX-HS ngày 03 tháng 02 năm 2023, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Long Xuyên đã truy tố: bị cáo Nguyễn Dạ Thảo và Nguyễn Đoàn Bảo Như về tội “Tham ô tài sản” theo điểm c, d khoản 2 Điều 353 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” theo điểm c, d khoản 2 Điều 355 Bộ luật Hình sự; “Mua bán trái phép hóa đơn” theo điểm c, e khoản 2 Điều 203 Bộ luật Hình sự Truy tố bị cáo Đỗ Minh Trọng về tội “Mua bán trái phép hóa đơn” theo điểm e khoản 2 Điều 203 Bộ luật Hình sự Truy tố bị cáo Trần Thị Thu Trinh về tội “Mua bán trái phép hóa đơn” theo điểm c, e khoản 2 Điều 203 Bộ luật Hình sự

Trong vụ án này, có các quan điểm khác nhau trong áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS theo quy định tại khoản 1 Điều 54 BLHS, cụ thể:

- Quan điểm của Luật sự bào chữa cho bị cáo Đỗ Minh Trọng: bị cáo Trọng thành khẩn khai báo ăn năn hối cải, đã nộp tiền thu lợi bất chính; bị cáo là lao động chính trong gia đình phải nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi và cha mẹ già trên 70 tuổi; bản thân bị cáo có nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, có nơi cư trú rõ ràng, gia đình bên vợ của bị cáo có người là người có công với cách mạng, đại diện bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Từ đó, đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng quy định tại Điều 65

Bộ luật Hình sự, Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP và Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP của Tòa án nhân dân tối cao để cho bị cáo Trọng được hưởng án treo

- Quan điểm của luật sư bào chữa cho bị cáo Trần Thị Thu Trinh: bị cáo là người có hành vi, tính chất phạm tội đơn giản; nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, có công hiến cho xã hội, phạm tội gây hậu quả không lớn, đã nộp tiền thu lợi bất chính, đại diện bị hại xin giảm nhẹ hình phạt, gia đình bị cáo có người có công với cách mạng Bản thân bị cáo có nơi cư trú rõ ràng cộng với nhiều tình tiết giảm nhẹ hình phạt quy định tại điểm b, s, khoản 1 và khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự Từ đó, đề nghị áp dụng quy định tại Điều 54, Điều 65 Bộ luật Hình sự, Nghị quyết

02/2018/NQ-HĐTP và Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP của Tòa án nhân dân tối cao để cho bị cáo Trinh được hưởng án treo

- Quan điểm của Kiểm sát viên và Tòa án đối với Đỗ Minh Trọng, Trần Thị Thu Trinh: thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; đã nộp lại số tiền thu lợi bất chính; do đó, cần áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự đối với các bị cáo

Tại phần quyết định của bản án: Áp dụng điểm e khoản 2 Điều 203 12 ; điểm s khoản 1 và khoản 2 Điều 51; các Điều 17; 38; 58 Bộ luật Hình sự Xử phạt: Bị cáo Đỗ Minh Trọng, Trần Thị Thu Trinh từ 01 (một) năm đến 01 (một) năm 03 (ba) tháng tù về tội “Mua bán trái phép hóa đơn”

Từ thực tiễn xét xử nêu trên cho thấy, quan điểm giữa Tòa án, Viện kiểm sát và Luật sư không đồng nhất với về áp dụng Điều 54 BLHS trong quyết định hình phạt Quan điểm của Viện kiểm sát và Tòa án áp dụng hình phạt tù giam khung thấp nhất của hình phạt, Luật sư đề nghị dưới khung hình phạt tù cho hưởng án treo

Như đã phân tích ở phần trên tác giả đồng thuận theo quan điểm của của Luật sư bào chữa cho Trọng và Trinh, bởi lẽ, tuy quá trình điều tra, các bị cáo đã tự nguyện khắc phục hậu quả nên cần áp dụng điểm b cho bị cáo, ngoài ra bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ khác theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 51 BLHS Hơn nữa, mức nguy hiểm xét về số tiền chiếm đoạt trong khung hình phạt đang áp dụng ở mức thấp Đối chiếu quy định tại khoản 1 Điều 54 BLHS thì các bị cáo đủ điều kiện để được xem xét hưởng mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng Ngoài ra, quan điểm của Viện kiểm sát và Tòa án không áp dụng điểm b khoản 1 Điều 51 BLS cho bị cáo Trọng và Trinh là có thiếu sót, bởi trong quá trình điều tra, các bị cáo đã tự nguyện khắc phục hậu quả như quan điểm của Luật sư bào chữa

12 “Điều 203 Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước 2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: e) Gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước 100.000.000 đồng trở lên;

Thứ hai, không thống nhất về việc áp dụng Điều 54 BLHS năm 2015 Bản án thứ 2 và nhận xét, đánh giá:

Khoảng 19 giờ 30 phút ngày 02/5/2021, Huỳnh Hữu Thành, sinh năm 1989, cư trú ấp Phú Hòa, thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân đến quán “Trần Sung” thuộc ấp Trung 1, thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân để uống bia Tại đây, Thành xảy ra mâu thuẫn với Nguyễn Duy Toàn, sinh năm 1989, ngụ cùng ấp (Toàn đang ngồi uống rượu bia trước quán cùng nhóm bạn) Thành bị Huỳnh Hữu Tuấn, sinh năm

1983, ngụ cùng ấp ném chai bia nhưng không trúng, tiếp tục Tuấn và Toàn xông vào dùng tay đánh trúng mặt Thành thì được mọi người can ngăn Thành được Nguyễn Trọng Hiếu, sinh năm 1993, cư trú ấp Thượng 1, thị trấn Phú Mỹ dùng xe mô tô chở đến Trung tâm Thương mại huyện Phú Tân gặp Trần Phước Duy, sinh năm 1991, Trần Bá Tước, sinh năm 1995, Trần Thiện Nhân, sinh năm 1998, cùng cư trú ấp Trung 1, thị trấn Phú Mỹ và Hà Tuấn Kiệt, sinh năm 2000, cư trú ấp Hiệp Trung, xã Hiệp Xương, huyện Phú Tân đang ngồi uống rượu bia Thành cho biết vừa bị Tuấn và Toàn đánh ở quán “Trần Sung” Sau đó, Thành lấy cây dao

Ngày đăng: 10/10/2024, 15:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN