1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Quản lý văn phòng đại diện và phóng viên thường chú khu vực Nam Trung Bộ

113 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý văn phòng đại diện và phóng viên thường chú khu vực Nam Trung Bộ
Tác giả Lê Thị Hồng Nguyệt
Người hướng dẫn TS. Vũ Tuấn Anh
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Báo chí học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 23,84 MB

Nội dung

Tỉnh Bình Thuận có 2 cơ quan báo chí đặt văn phòng đại diện tại tỉnh là Cơ quan Thông tan xã Việt Nam và Báo Nhân Dân và 9 phóng viên thường trú có hồ sơ đầy đủ theo quy định tại Luật Bá

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THỊ HONG NGUYET

LUẬN VAN THAC SĨ BAO CHÍ

HÀ NỘI - 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THỊ HONG NGUYET

Chuyên ngành: Báo chí học

Mã số: 8320101.01-UD

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ

Chủ tịch Hội đồng Người hướng dẫn khoa học

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ TS Vũ Tuấn Anh

HÀ NỘI - 2022

Trang 3

Luận văn đã được chỉnh sửa theo khuyến nghị của Hội đồng chấm luận

văn thạc sĩ.

Hà Nội ngày tháng năm 2022

CHỦ TỊCH HỘI ĐÒNG

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình khoa hoc do tôi tự nghiên cứu dưới

sự hướng dẫn của TS Vũ Tuấn Anh Các số liệu và kết quả nghiên cứu của

luận văn là trung thực và có cơ sở rõ rang.

Tác giả

Lê Thị Hồng Nguyệt

Trang 6

MỤC LỤC

MO DAU

Chương 1 CƠ SO KHOA HỌC QUAN LÝ NHÀ NƯỚC DOI VỚI HOAT

ĐỘNG CUA QUAN LÝ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN VA PHONG VIÊN

THƯỜNG TRÚ

1.1 Khái niệm

1.2 Cơ sở chính trị và pháp lý

1.3 Các yêu cầu của công tác quản lý

Chương 2 THỰC TRANG QUAN LÝ NHÀ NƯỚC DOI VOI PHONG VIÊN

THƯỜNG TRÚ TRÊN ĐỊA BÀN KHU VỰC NAM TRUNG BỘ GÒM 3 TÍNH:

NINH THUẬN, KHÁNH HÒA, BÌNH THUẬN HIỆN NAY

2.1 Tổng quan về cơ quan quản lý hoạt động báo chí và văn phòng đại diện cơ quan

báo chí trong nước ở tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa, Bình Thuận

2.2 Đối với hoạt động của các văn phòng đại điện cơ quan báo chí trong nước ở

Ninh Thuận, Khánh Hòa, Bình Thuận

2.3 Kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và những nguyên nhân ảnh hưởng

2.4 Những nguyên nhân ảnh hưởng đến quản lý văn phòng đại điện cơ quan báo chí

Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG

QUAN LÝ NHÀ NƯỚC DOI VỚI VĂN PHONG ĐẠI DIỆN VA PHONG

VIÊN THƯỜNG TRÚ TRÊN ĐỊA BÀN KHU VỰC NAM TRUNG BỘ GÒM 3

TỈNH: NINH THUẬN, KHÁNH HÒA, BÌNH THUẬN TRONG THỜI GIAN

TỚI

3.1 Những van dé đặt ra đối với quản lý văn phòng đại diện cơ quan báo chí ở 3 tinh

Ninh Thuận, Khánh Hòa, Bình Thuận hiện nay

3.2 Giải pháp về vấn đề quản lý văn phòng đại diện, phóng viên thường trú cơ quan

báo chí trong nước ở 3 tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa, Bình Thuận

KET LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC TOM TAT LUẬN VĂN

10

10 18

54

54

69

91 95

99

107

Trang 7

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

“Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, phóng viên, biên tập viên có đủ

phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển báo chí trong tình hình mới”

là một trong các tiêu chí quan trọng mà Quy hoạch phát triển và quản lý báo

chí toàn quốc đến năm 2025 đặt ra Đây cũng là vấn đề cấp bách cần giải

quyết dé báo chí Việt Nam tiếp tục phát triển, góp phần xây dựng nền báo chí

Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng và nhân văn, luôn là địa chỉ tin

cậy của xã hội và công chúng.

Những năm qua, thực hiện đường lối đối mới, hội nhập quốc tế, thựchiện tốt chức năng tư tưởng, báo chí nước ta đã chủ động, tích cực và có

nhiều sáng tạo, góp phần vào việc truyền bá, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa

Mác — Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đưa đường lối, quan điểm của Dang,chính sách, pháp luật của nhà nước vào cuộc sống Có thể khang định rang,báo chí nước ta đã quan tâm, xử lý tốt mối quan hệ giữa tính định hướngchính trị, tư tưởng và việc đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng; phát

huy được vai trò, vị thế trong việc thông tin, tuyên truyền, định hướng tư

tưởng, dư luận xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, thành tựu là dòng chủ đạo, báo chí

nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, khuyết điểm Một số cơ quan báo chí chưa

thực hiện tốt chức năng tư tưởng, văn hóa; nhiều sản phẩm báo chí tiếp tục

chạy theo xu hướng giật gân, câu khách, xa rời tôn chỉ, mục đích, đối tượng,

nhất là trong các ấn phẩm phụ, số chuyên đề, báo điện tử Thông tin thiếu

chuẩn xác, thiếu nhạy cảm chính trị Việc quy hoạch, sắp xếp hệ thống báochí vẫn còn những bắt cập, dẫn đến trùng lắp về nội dung, phân tán, lãng phí

về nhân lực, tài chính

Có nhiều nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm trên Trong đó,đáng quan tâm là công tác chỉ đạo, quan lý, quy hoạch, xây dựng đội ngũ can

1

Trang 8

bộ báo chí của cơ quan chỉ đạo, quản lý ở Trung ương và địa phương cònnhiều hạn chế; cơ chế, chính sách, hệ thống văn bản pháp luật còn thiếu và bấtcập; một số nội dung của Luật Báo chí không còn phù hợp với thực tiễn

Hiện tại tỉnh Ninh Thuận hiện có 3 cơ quan báo chí: Đài PT-TH tỉnh,

Báo Ninh Thuận và Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh (Tạp chí Văn

nghệ Ninh Thuận) Ngoài ra có 01 Cổng thông tin điện tử tỉnh và 33 TrangThông tin điện tử thành phần, 7 Đài Truyền thanh huyện, thành phố đã sápnhập thành Trung tâm Văn hóa Thông tin và Truyền thanh Ngoài ra, còn có

03 Văn phòng đại diện các báo (Thông tấn xã Việt Nam, Nhân dân và Tạp chíVận tải Ô tô - Đại lộ.vn); 14 phóng viên thường trú; 07 phóng viên không

thường trú nhưng được giới thiệu tác nghiệp trên địa bàn tỉnh; 03 phóng viên

không thường trú nhưng thường xuyên viết bài về Ninh Thuận

Hiện, Khánh Hòa có 3 cơ quan báo chí, trong đó Báo Khánh Hòa, cơ

quan chủ quản là Tỉnh ủy Khánh Hòa, xuất bản 6 kỳ/tuần với số lượng pháthành trong năm trên 1,5 triệu tờ Đài Phát thanh và Truyền hình Khánh Hòa

thuộc UBND tỉnh với 1 kênh phát thanh va 1 kênh truyền hình, hoạt động

bằng kinh phí tự chủ và Tạp chí Nha Trang trực thuộc Hội Văn học — Nghệthuật tinh Khánh Hòa, xuất ban 1 kỳ mỗi tháng, với số lượng phát hành trong

năm dat 5.500 bản Ngoài ra, Khánh Hòa có 17 cơ quan báo chí đặt văn phòng đại diện tại tỉnh và có 16 phóng viên thường trú.

Tỉnh Bình Thuận có 2 cơ quan báo chí đặt văn phòng đại diện tại tỉnh là

Cơ quan Thông tan xã Việt Nam và Báo Nhân Dân và 9 phóng viên thường

trú có hồ sơ đầy đủ theo quy định tại Luật Báo chí 2016

Trong những năm qua, hoạt động của các cơ quan báo chí, truyền thôngđại chúng trên 3 tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận đảm bảo ôn định,

tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật Nội dung thông tin đăng tải

trên báo chí theo đúng quy định pháp luật, an toàn tuyệt đối về chế độ bảo mậtthông tin và phản ánh kịp thời các nội dung về đường lối chủ trương của

2

Trang 9

Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chất lượng thông tin trên báo chí

được nâng cao, đáp ứng yêu cầu công tác thông tin, tuyên truyền trên các lĩnh

vực kinh tế, phát triển; văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng tại địa phương.Các cơ quan báo chí ngày càng được đổi mới cả về hình thức và nội dung;

cung cấp, truyền tải thông tin ngày càng phong phú, nhanh chóng kịp thời,

góp phần quan trọng vào sự phát triển trên mọi lĩnh vực của tỉnh cũng như

khu vực Nam Trung Bộ; thực hiện nghiêm tôn chỉ, mục đích, phục vụ có hiệu

quả các nhiệm vụ chính trị Góp phần nâng cao dân trí, phục vụ đời sống vănhóa, tinh thần của nhân dân của nhân dân

Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực, hiệu quả, hoạt động báo

chí của các tỉnh nói chung và các cơ quan thường trú nói riêng vẫn còn những

hạn chế, tồn tại nhất định: Nội dung, hình thức báo chí chưa thật hấp dẫn, hiệu

quả tuyên truyền chưa cao, chưa thật sự chi phối làm chủ thông tin va dư luận

xã hội; tuyên truyền các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, cô vũ

phong trào thi đua yêu nước chưa thường xuyên, chưa sâu rộng; chưa có

nhiều tác phẩm có giá trị, sức lan tỏa cao và đạt giải thưởng báo chí quốc gia.Đáng lo ngại nhất là một số cơ quan đại diện, phóng viên thường trú thông tinmột số vụ việc trên báo chí chưa thật khách quan, trung thực, chuẩn xác, gây

dư luận không tốt trong xã hội, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chỉ đạo,điều hành của tỉnh, nhất là đối với một tinh có đông đồng bào dan tộc thiêu số

có yếu tô an ninh, chính trị, quốc phòng nhạy cảm

Trước yêu cầu mới của cách mạng, tăng cường công tác quản lý, pháthuy vai trò của báo chí là yêu cầu khách quan, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng

Dé báo chí của khu vực Nam Trung Bộ phát triển đúng định hướng, đúng quyđịnh là đòi hỏi cấp thiết, nhất là hiệu quả công tác quản lý nhà nước

Từ thực tiễn và yêu cầu cấp thiết cần phải có những giải pháp tăng

cường quản lý nhà nước về báo chí nói chung và quản lý văn phòng đại điện,phóng viên thường trú nói riêng hiện nay trên khu vực Nam Trung Bộ gồm 3

3

Trang 10

tỉnh: Ninh Thuận, Khánh Hòa, Bình Thuận, tôi mạnh dạn chọn và thực hiện

đề tài: “Quản lý văn phòng đại diện và phóng viên thường trú khu vực Nam

Trung Bộ” làm đề tài luận văn thạc sĩ ngành Báo chí học Qua đó góp phầnvào việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ phóng viên thường trú của

3 tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa, Bình Thuận trong thời gian tới.

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài:

Đây là hoạt động trên lĩnh vực văn hóa — tư tưởng, có vai trò vị trí rấtquan trọng, vì vậy cần phải được quan tâm thường xuyên để có những giải

pháp phù hợp kip thời trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị Trong

thời gian qua đã có rất nhiều bài viết, đề tài, công trình nghiên cứu, luận văn,luận án, v.v liên quan đến vấn đề này dưới nhiều góc độ khác nhau, vớinhững lý giải, kiến nghị sâu sắc và có giá trị thực tiễn cao Hiện nay các côngtrình, dé tài, tài liệu nghiên cứu về lĩnh vực này có thé kế đến một số tài liệu

Sau:

1 PGS.TS.Dương Xuân Sơn, PGS.TS Dinh Văn Hường, Trần Quang:

Cơ sở lý luận báo chí truyền thông Nxb Văn hoá-thông tin, 1995

2 Nguyễn Thế Kỷ (2013), Báo chí dưới góc nhìn thực tiễn, NXB

Thông tin và Truyền thông, Hà Nội: Với những trải nghiệm hàng chục năm ở

báo nói, báo hình, báo in, báo điện tử; ở các cương vi quan lý, chỉ đạo công

tác báo chí, TS Nguyễn Thế Kỷ đã mạnh dạn nghiên cứu, đề xuất cách nhìn,hướng ởi, nhiệm vụ, giải pháp về báo chí và văn hóa thông qua cuốn sách

“Báo chí - Dưới góc nhìn thực tiễn”, nội dung cuốn sách gồm 2 phan: Phan 1:

Báo chí - Những góc nhìn Tác giả cố găng khắc họa bức tranh toàn cảnh nềnbáo chí nước nhà; những vấn đề then chốt trong công tác lãnh đạo, quản lý

báo chí Đó là công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống báo chí cả

nước; là công tác đảo tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ báo chí trên các mặt: bản

lĩnh chính trị, năng lực chuyên môn, trách nhiệm xã hội, đạo đức nghề nghiệp;

báo chí với nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền phát triển kinh tế - xã hội, xây

4

Trang 11

dựng Dang và hệ thống chính trị, củng cố quốc phòng - an ninh, tăng cường

công tác đối ngoại, bảo vệ chủ quyền, biển đảo của Tổ quốc ; Phần 2:

Những câu chuyện văn hóa Là những ghi chép, những cảm xúc chân thành,

đăm thắm về đất nước, về con người, về những vùng đất mà tác giả đã đi, đãviết, đã lắng thành những kỷ niệm khó quên Tác giả có những trang viết sâusắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, về Đảng quang vinh, dân tộc anhhùng, nhân dân dũng cảm, bạn bè quốc tế thủy chung, son sắt Nổi rõ trong đó

là quê hương xứ Nghệ, là dải đất miền Trung trữ tình, gian khó, đang vươn về

phía trước.

3 Bộ Thông tin và Truyền thông (2015), Đề án Quy hoạch phát trién,quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025, Hà Nội

4 PGS.TS Nguyễn Vũ Tiến (2005), Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với

báo chí trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

5 PGS.TS Lê Thanh Bình, ThS Phí Thị Thanh Tâm (2009), Quản lý

nhà nước và pháp luật về báo chí, Nxb Văn hóa Thông tin

6 TS Lê Minh Toàn (2009), Quản lý nhà nước về thông tin và truyềnthông, Nxb Chính trị quốc gia

7 TS Hoàng Quốc Bảo (2010), Lãnh đạo và quản lý hoạt động báo chí

Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị - Hành chính.

8 PGS.TS Nguyễn Thế Ky (2012), Công tác lãnh dao quan ly báo chítrong 25 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia

9 Nhà báo Đỗ Quý Doãn (2020), Quản lý và phát triển Thông tin báo

chí ở Việt Nam, Nxb Thông tin và Truyền thông

Một số bài viết trên các bdo tạp chí như:

- PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, phóng viên các cơquan báo chí (2015).

Trang 12

- Ths Doãn Thị Thuận, (2016) Kinh nghiệm quản lý báo chí điện tử ở

một số quốc gia trên thế giới;

- Ths Phí Thị Thanh Tâm - Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.

Quản lý nhà nước về báo chí trong thời kỳ hội nhập (2017)

- Phạm Quế Hang, Hoc vién Bao chi va Tuyén truyén - Tap Chi Cong

San (2019) Những van dé đặt ra đối với báo chí, xuất bản hiện nay

Tóm lại tat cả các công trình liên quan đến lĩnh vực Quản lý nha nướcđối với hoạt động báo chí và truyền thông mà tác giả liệt kê ở trên là các côngtrình xây đựng và làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về hoạt động báo chí củacác văn phòng đại diện, phóng viên thường trú và quản lý Nhà nước đối với

hoạt động bao chi của các văn phòng đại diện, phóng viên thường trú, vai trò

và đóng góp của báo chí trong đời sống xã hội Phân tích những bất cập của

pháp luật nước ta trong những quy định về quản lý hoạt động văn phòng đạidiện, phóng viên thường trú Trình bày các ưu khuyết điểm trong công tácquản lý Nhà nước đối với văn phòng đại diện, phóng viên thường trú của Nhànước ta và tìm ra các nguyên nhân Từ cơ sở trên, hầu hết các tác giả đề ranhững biện pháp mang tính khả thi cho công tác quản lý Nhà nước đối vớivăn phòng đại diện, phóng viên thường trú và đưa ra những ý kiến mới choviệc xây dựng pháp luật hoàn thiện và chặt chẽ hơn, nham tạo ra hành langpháp lý tích cực cho công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động báo chí nói

chung và văn phòng đại diện, phóng viên thường trú nói riêng.

Về thực tiễn quản lý nhà nước đối với văn phòng đại diện và phóng

viên thường trú khu vực Nam Trung Bộ trong thời gian qua chưa có một bài

viết cũng như đề tài nghiên cứu nào

Qua các tài liệu trên thì đây là các công trình rất giá trị đối với những

người nghiên cứu vấn đề này dưới góc độ quản lý, chuyên ngành báo chí và ở

mức độ nhận xét chung về thực trạng hoạt động văn phòng đại diện, phóng

viên thường trú trong phạm vi toàn quốc Trên thực tế, nguồn tài liệu tham

6

Trang 13

khảo, các sách khảo cứu chuyên đề về quản lý báo chí khá nhiều, nhưng tàiliệu mới còn quá ít, nhất là chưa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu

quản lý nhà nước đối với phóng viên thường trú ở khu vực Nam Trung Bộ, vìthế đã có khó khăn, trở ngại trong việc nghiên cứu của tác giả

Đề tài lựa chọn đề nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyênngành Báo chí của tôi không trùng lặp với các đề tài đã nghiên cứu trước đây,tuy nhiên trong quá trình thực hiện đã giúp tôi bổ sung thêm kiến thức vềkhung lý thuyết cũng như phương pháp ứng dụng các kiến thức cơ bản củakhoa học báo chí, kế thừa một số nội dung về lý luận nhăm giải quyết nhữngvan dé đặt ra trong thực tiễn, góp phan nâng cao hiệu lực quản lý nhà nướcđối với văn phòng đại diện và phóng viên thường trú khu vực Nam Trung Bộ

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

3.1 Mục đích nghiên cứu

Luận văn có mục đích hệ thống và phân tích cơ sở khoa học quản lý

nhà nước đối với văn phòng đại diện và phóng viên thường trú; vận dụng vàoquản lý nhà nước đối với văn phòng đại diện, phóng viên thường trú trên địa

bàn khu vực Nam Trung Bộ, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện

quản lý nhà nước đối với văn phòng đại điện, phóng viên thường trú trên địa

bàn khu vực Nam Trung Bộ trong thời gian tới.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước đối với

văn phòng đại diện, phóng viên thường trú, vận dụng trong quản lý nhà nước

đối với văn phòng đại diện và phóng viên thường trú khu vực Nam Trung Bộ

- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động báo chí và quản lý nhà nước

đối với văn phòng đại diện và phóng viên thường trú trên địa bàn khu vực

Nam Trung Bộ thời gian qua.

Trang 14

- Phân tích phương hướng và đề xuất những giải pháp nhằm tiếp tụchoàn thiện quản lý nhà nước đối với văn phòng đại diện và phóng viên thường

trú khu vực Nam Trung Bộ trong thời gian tới.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

4.1 Đối tượng nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu của Luận văn là việc quản lý văn phòng đại diện

và phóng viên thường trú khu vực Nam Trung Bộ.

4.2 Pham vi nghiên cứu

- Về nội dung: Luận văn nghiên cứu những nội dung quản lý nhà nướcđối với phóng viên thường trú hoạt động trên địa bàn các tỉnh thuộc khu vực

Nam Trung Bộ là: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận theo quy định của

pháp luật.

- Về không gian: Luận văn nghiên cứu quản lý nhà nước đối với phóngviên thường trú hoạt động trên địa ban 3 tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, BìnhThuận thuộc thâm quyền quản lý của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Sở Thông tin vàTruyền thông Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận

- Về thời gian: từ năm 2018 đến năm 2020

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu:

5.1 Phương pháp luận

Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện

chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác — Lénin; tư tưởng Hồ Chí Minh

và các quan điểm, đường lỗi của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nướcViệt Nam về báo chí cách mạng và quản lý nhà nước đối với phóng viên

thường trú trong thời kỳ đổi mới

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thê như:

- Phương pháp phỏng vấn sâu;

- Phương pháp phân tích tai liệu;

§

Trang 15

- Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu;

- Phân tích phương hướng va đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiệnquản lý nhà nước đối với phóng viên thường trú trên khu vực Nam Trung Bộ

- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dung làm tai liệu tham

khảo trong giảng dạy, học tập và cho các nhà quản lý liên quan đến báo chí

7 Kết cau của đề tài:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của

dé tài gồm có 3 chương 08 tiết

Trang 16

1.1.1 Khái niệm “văn phòng dai diện cơ quan báo chi”

- Khái niệm “cơ quan báo chí”

Theo cách hiểu của tác gia dua trên định nghĩa của những người trong

ngành, cơ quan báo chí là cơ quan ngôn luận của Đảng, chính quyền, của các

tổ chức đoàn thé xã hội lập ra và tôn trọng chấp hành pháp luật Nó có nhiệm

vụ thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích mà tô chức đó đặt ra

Theo lập luận của PGS - TS Dinh Văn Hường, cơ quan báo chí hay tòa

soạn báo chí là nơi sản xuất và phát hành báo chí Cơ quan báo chí trước đây

là tòa soạn và mang hai ý nghĩa chính Thứ nhất, tòa soạn là biên tập, tu

chỉnh, gọt dia Như vay, có thể hiểu rằng, tòa soạn dùng dé làm công tác biên tập, chỉnh sửa bài vở, là sự sắp đặt, sắp xếp, nề nếp, trật tự, quy cũ Nghĩa thứ

hai dé chỉ các cơ quan thông tin đại chúng như báo in, phát thanh truyền hình

Ở một số nước tư bản cho rằng, tòa soạn báo chí cũng như các cơ quan,

xí nghiệp Tức là mọi thông tin mà cơ quan báo chí, ngoài mục đích tuyên

truyền, thì yếu tố chính trị cũng như lợi nhuận kinh tế mà nó mang lại phải

ngang bằng nhau

Còn ở các nước xã hội chủ nghĩa, thì cho răng tòa soạn báo chí phải

phục vụ lợi ích của nhân dân, đặc biệt là nhân dân lao động Lé-nin đã khái

quát tòa soạn báo chí như sau: tòa soạn báo chí phải là những người tuyên

truyền tập thể, cổ động tập thé, và tổ chức tập thé; va ông vi tòa soạn không

10

Trang 17

khác gì dàn nhạc giao hưởng, trong đó các số báo chính là bản nhạc do dàn

nhạc đó chơi.

Một số tác giả lại cho rằng, tòa soạn có công việc chính là biên tập, tô

chức trang báo (đối với báo in, báo điện tử) và sắp xếp chương trình (đối với

báo chí phát thanh, truyền hình) Nhưng một số ý kiến khác cho rằng, tòa

soạn, toa báo, trụ sở báo chí, cơ quan báo chí đều có ý nghĩa như nhau về

phương thức hoạt động, chỉ khác nhau về cách gọi, cách truyền tải thông tin

Điều 16 Luật Báo chí năm 2016 có nêu: Cơ quan báo chí là cơ quanngôn luận của các cơ quan, tổ chức được phép thành lập cơ quan báo chí (quyđịnh tại Điều 14 của Luật này) thực hiện một hoặc một số loại hình báo chí;

có một hoặc một số sản phẩm báo chí theo quy định của Luật này

Từ các quan niệm đó, cũng như tình hình riêng biệt của báo chí nước ta,

có thể đưa ra một khái niệm chung và bao quát về cơ quan báo chí như sau:

Cơ quan báo chí là cơ quan thực hiện một loại hình báo chí, bao gồm: báo in

(báo, tạp chi, bản tin thời sự, bản tin thông tan), báo nói (chương trình phátthanh), báo hình (chương trình truyền hình, chương trình nghe - nhìn thời sự

được thực hiện bằng các phương tiện kỹ thuật khác nhau), bảo điện tu (đượcthực hiện trên mạng thông tin máy tính) bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộcthiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài

- Khải niệm “quan ly”

Quan lý là việc quan tri của một tô chức, cho dù đó là một doanhnghiệp, một tổ chức phi lợi nhuận hoặc cơ quan chính phủ Quan lý bao gồmcác hoạt động thiết lập chiến lược của một t6 chức và điều phối các nỗ lực của

nhân viên (hoặc tình nguyện viên) dé hoàn thành các mục tiêu của mình thông

qua việc áp dụng các nguồn lực sẵn có, như tài chính, tự nhiên, công nghệ va

nhân lực.

11

Trang 18

Trong đời sống xã hội, quản lí xuất hiện khi có hoạt động chung của

con người Quản lí điều khiến, chỉ đạo hoạt động chung của con người, phối

hợp các hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân tạo thành hoạt động chung thốngnhất của tập thể hướng tới mục tiêu đã định trước Đề thực hiện hoạt động

quản lí cần phải có tổ chức và quyền uy Tổ chức phân định rõ ràng chức

năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ của những người tham gia hoạt

động chung: quyền uy đem lại khả năng áp đặt ý chí của chủ thé quản lí đối

với các đối tượng quản lí, bảo đảm sự phục tùng của cá nhân đối với tổ chức.Quyền uy là phương tiện quan trong để chủ thé quan lí điều khiển, chỉ daocũng như bắt buộc các đối tượng quản lí thực hiện các yêu cầu, mệnh lệnh của

mình.

Chủ thé quản lí là cá nhân hay tổ chức - những đại diện có quyền han

và trách nhiệm liên kết, phối hợp những hoạt động riêng lẻ của từng cá nhânhướng tới mục tiêu chung nhằm đạt được kết quả nhất định trong quản lí

Khách thé của quan lí là trật tự quản lí Trật tự quản lí được quy địnhbởi nhiều loại quy phạm xã hội khác nhau như quy phạm đạo đức, quy phạm

tôn giáo, quy phạm pháp luật tuỳ theo từng loại hình quản lí.

Chức năng quan trọng nhất vận hành thường xuyên bằng bộ máy nhà

nước bảo đảm mọi hoạt động của xã hội cũng như trên từng linh vực đời sống

xã hội vận động theo một hướng, đường lối nhất định do Nhà nước định ra

Quản lí nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơquan nhà nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ôn định và phát triển xã hộitheo những mục tiêu ma tang lớp cầm quyền theo đuổi

Quản lí nhà nước được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ hoạt

động của cả bộ máy nhà nước từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp vận hành

như một thực thê thống nhất Theo nghĩa hẹp là hướng dẫn chấp pháp, điều

12

Trang 19

hành, quản lí hành chính do cơ quan hành pháp thực hiện bảo đảm bằng sứcmạnh cưỡng chế của Nhà nước.

- Khai niệm “văn phòng đại điện ”

Văn phòng đại điện lâu nay được xem là danh từ chỉ một phần của mộtthực thể nào đó Đó là một cụm từ, ghép lại với 2 từ “văn phòng” và “đại

diện”.

* Van phòng

Dé phục vu cho công tác lãnh dao quan lý ở các cơ quan, don vi cần

phải có công tác văn phòng với những nội dung chủ yếu như: tổ chức, thuthập xử lý, phân phối, truyền tải quản lý sử dụng các thông tin bên ngoài vànội bộ, trợ giúp lãnh đạo thực hiện các hoạt động điều hành quản lý cơ quan,

đơn vi Bộ phận chuyên đảm trách các hoạt động nói trên được gọi là van

phòng Thực tế, cách hiểu nau có từ thời Trung Cé (1000-1300), khi đó văn

phòng đã được manh nha hình thành và là nơi mà hầu hết các lá thư của triều

đình, các văn bản luật pháp đã được sao chép và lưu g1ữ.

Ngày nay, văn phòng có thé được hiểu theo nhiều góc độ khác nhaunhư sau: Theo nghĩa rộng: Văn phòng là bộ máy làm việc tổng hợp và trực

tiếp trợ giúp cho việc điều hành của ban lãnh đạo một cơ quan, đơn vị Theo

quan niệm này thì ở các co quan thâm quyền chung, cơ quan đơn vị có quy

mô lớn thì thành lập văn phòng (ví dụ Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chínhphủ, Văn phòng Tổng công ty ); còn ở các cơ quan, đơn vị có quy mô nhỏthì văn phòng là phòng hành chính tổng hợp Theo nghĩa hẹp: Văn phòng làtrụ sở làm việc của một cơ quan, đơn vi, là dia điểm giao tiếp đối nội và đốingoại của cơ quan đơn vị đó Ngoài ra, văn phòng còn được hiểu thêm nghĩa

khác nữa là phòng làm việc của thủ trưởng có tầm cỡ cao như: nghị sỹ, kiến

trúc sư trưởng

13

Trang 20

Trong tiếng Anh, khi được sử dụng như một tính từ, thuật ngữ "văn

phòng" có thể chỉ các hoạt động liên quan đến việc kinh doanh, với nhiều từ

liên quan như văn phòng phẩm, cửa hàng văn phòng phẩm Về mặt pháp lý,văn phòng có thé là tên giao dich của một tổ chức có tư cách pháp nhân như

các văn phòng luật sư, văn phòng công chứng hoặc là một bộ phận của công

ty, doanh nghiệp không có chức năng kinh doanh như văn phòng đại diện, văn

phòng thương mại, trung tâm xúc tiền thương mại

Từ các cách hiểu trên, ta có cách hiểu chung nhất, văn phòng phải là

bộ máy được tổ chức thích hop với đặc điểm cụ thé của từng cơ quan Ở các

cơ quan don vị có quy mô lớn thì bộ máy văn phòng sẽ gồm nhiều bộ phận với

số lượng cán bộ nhân viên cân thiết dé thực hiện mọi hoạt động; còn các cơ

quan đơn vị có quy mô nhỏ, tính chất công việc đơn giản thì văn phòng có thểgọn nhẹ ở mức độ toi thiểu Bên cạnh đó, văn phòng phải có địa điểm hoạtđộng giao dịch với cơ sở vật chất nhất định Quy mô của các yếu to vat chat

này sẽ phụ thuộc vào quy mô, đặc điểm hoạt động của công tác văn phòng

* Đại điện

Trong từ điển, đại diện, nếu là động từ, được hiểu là thay mặt cho cánhân hoặc tập thé (làm việc gì); nếu là danh từ được hiểu là người được cửthay mặt cho cá nhân hoặc tập thể đi làm việc gì

Đứng về mặt thương mại: Đại diện được hiểu là người đại diện Khoản

1 Điều 141 Luật Thương mại năm 2005 quy định: Đại diện cho thương nhân

là việc một thương nhân nhận uỷ nhiệm (gọi là bên đại diện) của thương nhân

khác (gọi là bên giao đại diện) dé thực hiện các hoạt động thương mại với

danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về

việc đại diện.

14

Trang 21

Đứng về pháp luật dân sự Đại diện cũng được hiểu là người đại diện.Theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015 (bắt đầu có hiệu lực từ ngày

01/01/2017), đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây

gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

Hiểu chung nhất, đại diện là thay mặt một cá nhân hoặc một tập thể

(goi chung là người được đại diện) thực hiện một việc gì đó mà người được

đại diện cho phép trong khuôn khổ pháp luật

Từ các diễn giải trên, “Văn phòng đại diện” là một tổ chức (có nhiều

bộ phận) đại diện cho một tập thể, tổ chức khác lớn hơn theo sự chophép/chấp thuận của tổ chức lớn hơn đó

- Khái niệm “Văn phòng đại diện cơ quan báo chí”

Sau khi đã định nghĩa “Văn phòng đại diện” và “Cơ quan báo chí”, ta

có thé đoán định được trong cụm từ “Văn phòng đại diện cơ quan báo chí”

tức là Văn phòng đại diện của một cơ quan báo chí nào đó Vậy ở đây, cơ quan báo chí chính là người được đại diện Và “Văn phòng đại diện cơ quan

báo chí” chính là tô chức đại diện cho cơ quan báo chí thực hiện các nhiệm

vụ, công việc mà cơ quan báo chí yêu câu.

Thực ra, khái niệm “Văn phòng đại diện cơ quan báo chí” nói trên cũng

có cơ sở chính là cách hiểu từ “ Văn phòng đại diện của doanh nghiệp” Bằng

chứng là, Khoản 2 điều 45 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định: Văn phòng

đại diện doanh nghiệp là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại

diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó Tổ

chức và hoạt động của văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên hiện nay, còn một cách gọi khác với “Văn phòng đại diện cơ quan ban báo chí” là “cơ quan đại diện báo chí” Thông tư 13/2008/TT-

15

Trang 22

BTTTT (Hướng dẫn việc thành lập và hoạt động của cơ quan đại diện, phóng

viên thường trú ở trong nước của các cơ quan bao chi) định nghĩa cơ quan đại diện bao chí như sau: Co quan đại diện là đơn vi trực thuộc cơ quan báo chí

có trụ sở, nhân sự do một người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành hoạt

động nghiệp vụ bao chi tại một địa phương nơi mà co quan báo chí không đặt trụ sở chính.

Luật pháp Việt Nam không cho phép tư nhân sở hữu báo chí Luật Báo

chí 2016 có quy định: Chỉ có cơ quan của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chứcchính trị - xã hội, t6 chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tôchức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo từ cấp tỉnh hoặc tương đương trở

lên, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam được thành lập

cơ quan báo chí Cho nên, “cơ quan đại diện báo chí” hay “văn phòng đại diện báo chí” ở nước ta có thê hiéu là một.

Kết luận lại, “Văn phòng đại diện cơ quan báo chí” chính là tổchức/đơn vị trực thuộc cơ quan báo chỉ có trụ sở, nhân sự dé thực hiện chức

năng báo chi tại nơi mà cơ quan báo chí không dat trụ sở chính.

- Khải niệm “Văn phòng đại diện cơ quan báo chí trong nước ”

Trong nước thực chat là dé phân biệc với ngoài nước Ngoài được hiểu

là phía những vị trí không thuộc phạm vi được xác định nào đó; đối lập vớitrong Nước là vùng đất trong đó những người thuộc một hay nhiều dân tộccùng sống chung dưới một chế độ chính trị - xã hội và cùng thuộc về một nhànước nhất định Điều đó có nghĩa, trong nước tức là bao gồm tất cả thực thểnăm bên trong vùng đất được xác lập chủ quyền; thuộc về nhà nước đó và chế

độ chính trị - xã hội do nhà nước đó lập nên.

Từ đó, ta có khái nệm chung nhât vê “Văn phòng đại diện cơ quan báo chí trong nước” là một tô chức/đơn vi trực thuộc cơ quan báo chí có trụ sở,

16

Trang 23

nhân sự đề thực hiện chức năng bao chi tại nơi mà cơ quan báo chí không đặt

trụ sở chính; và cơ quan báo chí đó do các đối tượng được Luật Báo chí năm

2016 cho phép thành lập (cụ thé là các đơn vị, tổ chức do Đảng Cộng sản Việt

Nam và Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam lập ra).

1.1.2 Khái niệm “Phóng viên thường trú”

Phóng viên thường trú là phóng viên do cơ quan báo chí cử hoạt động

nghiệp vụ báo chí tại một địa phương thuộc cơ quan đại diện hoặc hoạt động

độc lập.

Phóng viên thường trú (thuộc cơ quan đại diện hoặc hoạt động độc lập)

phải là người trong biên chế chính thức của cơ quan báo chí hoặc được cơquan báo chí ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định

của Bộ luật Lao động; đã được cấp Thẻ nhà báo tại cơ quan báo chí xin đặt cơquan đại diện hoặc cử phóng viên thường trú; có đủ phẩm chất chính trị, năng

lực chuyên môn, không bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên trong thờihạn 01 năm tính đến khi cơ quan báo chí xin phép đặt cơ quan đại diện hoặc

cử phóng viên thường trú.

1.1.3 Văn phòng đại diện, phóng viên thường trú

1 Điều kiện đặt văn phòng đại diện gồm:

a) Có trụ sở đề đặt văn phòng đại diện;

b) Trưởng văn phòng đại điện phải có thẻ nhà báo được cấp tại cơ quan

báo chi có văn phòng đại diện và không bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở

lên theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức và pháp luật về laođộng trong thời hạn 01 năm tính đến thời Điểm đặt văn phòng đại diện

2 Phóng viên thường trú hoạt động độc lập phải có thẻ nhà báo được

cấp tại cơ quan báo chí cử phóng viên thường trú và không bị ky luật từ hình

thức khiến trách trở lên theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức

1/

Trang 24

và pháp luật về lao động trong thời hạn 01 năm tính đến khi cử phóng viên

thường trú.

3 Trước khi bắt đầu hoạt động 15 ngày, cơ quan báo chí có đủ Điềukiện và có nhu cầu đặt văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung

ương gửi truc tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính một bộ hồ sơ đến Ủy ban

nhân dân cấp tỉnh nơi cơ quan báo chí đặt văn phòng đại diện dé thông báo

c) Tài liệu chứng minh đáp ứng đủ Điều kiện quy định tại Điểm a

Khoản 1 Điều này;

d) Danh sách nhân sự văn phòng đại diện;

đ) Sơ yêu lý lịch, bản sao thé nhà báo của trưởng văn phòng đại diện,

sơ yếu lý lịch của phóng viên thường trú thuộc văn phòng đại diện có xác

nhận của cơ quan báo chí hoặc ban sao kèm bản chính đề đối chiếu;

e) Văn bản quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của văn

phòng đại diện.

4 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra các Điều kiện hoạtđộng của văn phòng đại diện; trường hợp không đủ Điều kiện, Ủy ban nhân

dân cấp tỉnh có văn bản yêu cầu cơ quan báo chí chấm dứt hoạt động của văn

phòng đại diện và xử lý theo quy định của pháp luật.

5 Cơ quan báo chí chưa có văn phòng đại diện, có nhu cầu cử phóngviên thường trú hoạt động độc lập tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung

18

Trang 25

ương gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính một bộ hồ sơ thông báo hoạtđộng của phóng viên thường trú đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi phóng viên

thường trú hoạt động Hồ sơ gồm:

a) Văn bản cử phóng viên thường trú của cơ quan báo chí;

b) Bản sao giấy phép hoạt động báo chí có xác nhận của cơ quan báo

chí hoặc bản sao kèm bản gôc đê đôi chiêu;

c) Sơ yếu lý lich, ban sao thé nhà báo của phóng viên thường trú có xác

nhận của cơ quan báo chí hoặc bản sao kèm bản gôc đê đôi chiêu.

6 Chậm nhất là 05 ngày trước khi có sự thay đổi về địa Điểm, trưởngvăn phòng đại diện, phóng viên thường trú hoặc đình chỉ, cham dứt hoạt động

của văn phòng đại diện, phóng viên thường trú, cơ quan báo chí thông báo

bằng văn bản với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt văn phòng đại diện, nơi có

phóng viên thường trú hoạt động.

7 Hoạt động của văn phòng đại diện, phóng viên thường trú phải phù

hợp với tôn chỉ, Mục đích của cơ quan báo chí; đúng nhiệm vụ, quyền hạn,

trách nhiệm do cơ quan báo chí giao và tuân thủ quy định của pháp luật về

báo chí và quy định khác của pháp luật có liên quan.

8 Văn phòng đại diện, phóng viên thường trú ngừng hoạt động ngay sau khi cơ quan báo chí có văn phòng đại diện, phóng viên thường trú bị thu

hồi giấy phép hoạt động báo chí hoặc phóng viên thường trú độc lập bị thuhồi thẻ nhà báo theo quyết định của Bộ Thông tin và Truyền thông

Trang 26

nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ đất nước, Đảng ta luôn coi trọng

vai trò to lớn của báo chí, truyền thông

Mỗi thời kỳ cách mạng có một nhiệm vụ chính trị riêng, Đảng ta từng

bước hình thành, bổ sung nhận thức mới, phát triển và hoàn chỉnh các quan

điểm cơ bản về bản chất, vai trò, nhiệm vụ, chức năng, nguyên tắc hoạt động

Văn kiện Đại hội VI: “Báo chí là tiếng nói của Đảng, đồng thời cũng

phản ánh tiếng nói của quần chúng”

Chỉ thị 63-CT-TW ngày 25-7-1990 cua Ban Bi thư là văn kiện quan

trọng kế từ sau Đại hội VI, vừa mang tính lý luận cơ bản vừa mang tínhhướng dẫn, tính chỉ đạo thực tiễn rõ rệt Về vai trò, nhiệm vụ, chức năng củabáo chí, Chỉ thị viết: “Sách, báo là công cụ rất quan trọng trên mặt trận tưtưởng, góp phần đây mạnh công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

XHCN ”.

Chỉ thị 08-CT/TW của Ban bí thư ngày 31-3-1992 viết: “Báo chí, xuất

bản có trách nhiệm góp phần làm thế giới quan Mác-Lênin và tư tưởng HồChí Minh giữ vị trí chỉ đạo trong đời sống tỉnh thần xã hội, động viên toàn

Đảng, toàn dân vượt qua mọi khó khăn thử thách, năng động, sáng tạo trong

việc thực hiện nghị quyết Đại hội VII của Đảng Thực hiện vai trò vừa là

tiếng nói của Đảng, của Nhà nước, của các đoàn thể, vừa là diễn đàn của nhândân, sách báo cần tăng cường phản ánh, ý kiến, thu hút trí tuệ của nhân dân

đóng góp vào công cuộc đổi mới đất nước, đồng thời phê phán những quan

20

Trang 27

điểm lệch lạc, đề cao cảnh giác, chống lại những âm mưu thủ đoạn xảo quyệtcủa các thế lực thù địch”.

Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 17-10-1997 của Bộ Chính trị về “Tiếp tụcđổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản” là vănkiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về lý luận và thực tiễn, định hướng cho sựphát triển báo chí: “Báo chí là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước, của các tô

chức chính trị, xã hội và là diễn đàn của nhân dân ” Nhiệm vụ chính trị hàng

đầu của báo chí là “luôn luôn đi đầu trong bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước”

Tại Nghị quyết Hội nghị TƯ 6 (lần 2) khóa VIII, 2-2-1999, lần đầuĐảng xác định rõ báo chí là một trong bốn hệ thống giám sát xã hội: “Sử dựng

đồng bộ hệ thống giám sát cán bộ, đảng viên, nhất là sự giám sát tô chức

Đảng, trước hết là từ chi bộ, sự giám sát của nhân dân và các cơ quan đại diện

nhân dân, sự giám sát của công luận ”.

Tổng bí thư Lê Khả Phiêu (từ 12-1997), trong bài phát biểu tại Hội thảotoàn quốc “Trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của nha báo” (27-11-1998), nhắn mạnh trách nhiệm của nhà báo, của báo chí là: “Thong tin là chức

năng cơ bản của báo chí, xã hội càng phát triển thì nhu cầu thông tin càng cao

càng đa dạng, phong phú Là nhà báo chân chính, phải lựa chọn, xử lý thông

tin nhanh chóng, trung thực, chính xác, phản ánh đúng tâm tư, nguyện vọng của công chúng, đúng định hướng chính trị của Đảng, tác động tích cực, có

hiệu quả đến tiến bộ xã hội Đó là sức mạnh của báo chí, trách nhiệm xã hội

của báo chỉ”.

- Nhóm quan điểm về tự do báo chí và Đảng lãnh đạo báo chí, thể

hiện tập trung ở các văn kiện sau:

21

Trang 28

Nghị quyết Đại hội VI khăng định: “Báo chí là tiếng nói của Đảng,

đồng thời cũng phản ánh tiêng nói của quân chúng ”

Chỉ thị 63-CT/TW, sau khi phân tích những khuyết điểm, Ban bí thư đãnêu nhiều “ở kiến chỉ đạo” về các van dé: Vai trò của báo chí trên mặt trận tư

tưởng; những nội dung của sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí, xuất bản;

công tác quản lý của Nhà nước đối với báo chí, xuất bản được thực hiện như

thé nào?; trách nhiệm của cơ quan chủ quản; tiêu chuẩn, quyền hạn, trách

nhiệm của người phụ trách cơ quan báo chí, xuất bản; tổ chức Đảng trong cơ

quan Hội Nha báo Trung ương và địa phương.

Phát biểu tại Đại hội lần V, Hội Nhà báo Việt Nam, 16-10-1989, đồngchí Đỗ Mười đã phân tích sâu sắc van dé tự do báo chí và Đảng lãnh đạo, Nhà

nước quản lý báo chí: “Chúng ta thường nói báo chí cách mạng phải đặt dưới

sự lãnh đạo của Dang Nhưng cần phải hiếu đúng nguyên tắc này Đảng lãnh

đạo báo chí bằng việc xác định đường lối, chủ trương chung và phương

hướng cụ thé trong từng thời kỳ; thông qua việc bồi dưỡng đội ngũ cốt cán,trước hết là Tổng biên tập, cấp ủy Đảng thực hiện tốt sự lãnh đạo của mình

mà không sa vào những việc cụ thể hoặc đi quá sâu vào nghiệp vụ chuyên

bP)

mon”.

Chi thị 08-CT/TW ngày 31-3-1992 khang định: “Bao chí, xuất ban du

là co quan của Dang, của Nhà nước, các đoàn thé quan chúng hay của tô chức

xã hội đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và hoạt động theo pháp luật Thôngtin cần kip thời, chính xác, phong phú da dạng, bảo dam quyền được thông tincủa nhân dân, nhưng phải có định hướng đúng, giữ gìn bí mật, bảo đảm quyềnđược hưởng thụ văn hóa có chọn lọc của nhân dân”.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (6-1996): “Sự lãnh đạo củaĐảng là một nhân tố quyết định tạo ra những thành tựu đổi mới Phải kiên

định sự lãnh đạo của Đảng, vì ở nước ta, không có sự lãnh đạo của Đảng

22

Trang 29

Cộng sản thì không thể có độc lập dân tộc, không có quyền làm chủ thực sự

của nhân dân, không có nhà nước của dân, do dân, vì dân, không thể thực hiện

được công bằng xã hội, không thể có chủ nghĩa xã hội Lúc bình thường, vaitrò lãnh dao của Dang đã rất quan trong; ở những bước chuyền giai đoạn, vai

trò đó lại càng quan trọng”.

Chỉ thị 22-CT/TW của Bộ Chính trị: “Báo chí — xuất bản đặt dưới sự

lãnh đạo của Dang, sự quản lý của nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ

pháp luật Người hoạt động báo chí — xuất bản phải theo định hướng của

Đảng và pháp luật của Nhà nước ”.

Hội nghị Trung ương 5 (khóa VIII), 7-1998: “Không ngừng nâng caotrình độ chính tri và nghề nghiệp, chất lượng tư tưởng, văn hóa của hệ thống

truyền thông đại chúng Khắc phục xu hướng thương mại hóa trong hoạt động

báo chí, xuất bản Chăm lo đặc biệt về định hướng chính trị, tư tưởng, văn hóa

cũng như về kỹ thuật hiện đại đối với truyền hình là loại hình báo chí có ưu

thé lớn, có sức thu hút công chúng đông đảo”

Ngày 18-3-2004, Ban bí thư Trung ương Đảng đã ra chỉ thị số

37-CT/TW về tiếp tục nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động của Hội Nhà báoViệt Nam

- Nhóm quan điểm về các nguyên tắc hoạt động của báo chí

Nghị quyết Đại hội VI: “Trình độ mọi mặt của nhân dân ta ngày càng

đòi hỏi báo chí và các phương tiện thông tin khác phải đảm bảo tính chân

thực, nâng cao chất lượng, tăng cường tính quần chúng và tính chiến đấu,

khắc phục tình trạng giãn đơn, đơn điệu hờn hot, sáo rỗng một chiéu ”.

Chi thi 63-CT/TW ngay 25-7-1990 cua Ban bi thu, trong khi phan tich

những khuyết điểm của báo chí, xuất bản, đã thể hiện quan điểm của Đảng về

23

Trang 30

các nguyên tắc hoạt động của báo chí trong việc đảm bảo tính chân thực, tínhgiáo dục, tính chiến đấu, tính Đảng

“Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội” thông qua tại Dai hội VII: “Phát triển các phương tiện thông tin đạichúng, thông tin đa dạng, nhiều chiều, kịp thời, chân thực bổ ích”

Chỉ thị 08-CT/TW ngày 31-3-1992 của ban bí thư thé hiện rất rõ quan

điêm của Đảng về các nguyên tac hoạt động bao chi.

Chỉ thị 22-CT/TW ngày 17-10-1997 của Bộ chính trị nhắn mạnh: “Phảiđảm bảo tính tư tưởng, tính chân thực, tính nhân dân, tính chiến đấu và tính

đa dạng, có trách nhiệm hình thành dư luận xã hội lành mạnh, góp phần tăngcường sự đoàn kết, nhất trí về tư tưởng, chính trị va tinh thần trong nhân

dân không ngừng nâng cao chất lượng chính trị, văn hóa, khoa học, công

nghệ, nghề nghiệp từng bước hiện đại hóa”

Hội nghị Trung ương 5 (khóa VIII) nêu rõ nhiệm vụ Phát triển đi đôi

với quản lý tốt hệ thống thông tin đại chúng”, và nhân mạnh “Không ngừngnâng trình độ chính trị và nghề nghiệp, chất lượng tư tưởng, văn hóa của hệthống truyền thông đại chúng Khắc phục xu hướng thương mại hóa chăm

lo đặc biệt về định hướng chính tri, tư tưởng, văn hóa, cũng như về kỹ thuật

hiện đại đối với truyền hình là loại hình báo chí có ưu thế lớn, có sức thu hútcông chúng đông đảo”.

- Nhóm quan điểm về tổ chức báo chí, về nhà báo, về đạo đức nghề

báo, thể hiện tập trung và tiêu biểu ở các văn kiện sau:

Nghị quyết Đại hội VI khăng định quan điểm đổi mới của Đảng ta về

đánh giá đội ngũ tri thức, trong đó có nhà báo: “đối với trí thức, điều quan

trọng nhất là đánh giá đúng năng lực và tạo điều kiện cho các khả năng sángtạo được sử dụng đúng và phát triển”

24

Trang 31

Đại hội VII (1991) tiếp tục khăng định quan điểm của Đảng: “Phát triển

sự nghiệp thông tin báo chí, xuất bản theo hướng nâng cao chất lượng Tăngđầu tư phương tiện phát thanh, truyền hình, đưa thông tin đến mọi vùng đất

nước, đên phân lớn các gia đình, nhât là ở nông thôn va miên núi ”

Chỉ thị 08-CT/TW ngày 31-3-1992 Ban Bi thư nêu những quan điểmchỉ đạo của Đảng về: cơ quan chủ quản báo chí; về trách nhiệm của các cấp

ủy Đảng, các đồng chí phụ trách chính quyền địa phương đối với các cơquan báo chí; về việc sắp xếp lại hệ thống báo chí; về chính sách tài chính củanhà nước đối với báo chí; về xây dựng quy hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộbáo chí, về kiện toàn cơ quan chỉ đạo của Đảng và cơ quan quản lý nhà nước

về báo chi

Nghị quyết Đại hội VIII nêu rõ: Phát triển đi đôi với quản lý tốt mạnglưới thông tin báo chí, xuất bản, phát thanh truyền hình, điện ảnh và các hình

thức nghệ thuật khác Sớm hoạch định một chiến lược quốc gia về thông tin

Tăng cường công tác thông tin đối ngoai ”

Quan điểm phát triển hệ thống thông tin đại chúng được Đảng ta khăngđịnh lại trong Chỉ thị 22-CT/TW ngày 17-10-1997 của Bộ chính trị vấn đề

đạo đức, trách nhiệm xã hội của người làm báo , quy hoạch tổng thé báo chí,quan lý nhà nước về báo chí; công tác phát hành, công tác đào tạo, bồi dưỡngcán bộ báo chí; ban hành các chế độ chính sách; cơ ché, quy trình bồ nhiệm ,

đề bạt thay đổi người đứng đầu các cơ quan báo chí được Đảng định hướng

khá cụ thé.

Hội nghị Trung ương 5 (khóa VIII) tiếp tục khang định “Phát triển đi

đôi với quản lý tốt hệ thống thông tin đại chúng Củng cố, xây dựng, phát

triển từng bước hiện đại hóa thông tin đại chung; sắp xếp lại và quy hoạchhợp lý hệ thống truyền hình, phát thanh, thông tan, báo chí, xuất bản, thôngtin mạng, nhằm tăng hiệu quả thông tin, tránh lãng phí; phối hợp hoạt động

25

Trang 32

của các loại hình thông tin, báo chí; giữa thông tin, báo chí với các lĩnh vực

văn hóa-nghệ thuật; xây dựng từng bước thực hiện chiến lược truyền thông

quốc gia phù hợp đặc điểm nước ta và xu thế phát triển thông tin đại chúngthé giới

- Nhóm quan điểm về những định hướng chỉ đạo hoạt động thực

tiễn báo chí (định hướng cụ thể):

Các nghị quyết đại hội, các nghị quyết trung ương bàn riêng về văn

hóa, các Chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban bí thư về báo chí, xuất bản là nhữngđịnh hướng lớn tuy nhiên, khi có những vấn đề phức tạp ở trong nước và trênthế giới, đòi hỏi báo chí phải giải đáp, phải hướng dẫn dư luận theo tư tưởng,lập trường quan điểm của đảng, Đảng ta cũng có những định hướng cụ thê

cho báo chí

Từ các văn kiện đã dan, về mặt lý luận có thể khang định rằng:

Đảng trực tiếp lãnh đạo báo chí là vấn đề có tính nguyên tắc; đồng thờicũng là bài học cốt tử được Đảng ta đúc kết từ chính lịch sử 70 năm Đảng

lãnh đạo công tác tu tưởng, công tác tổ chức, cán bộ va bài học từ chínhnhững sai lam của Dang cộng sản Liên Xô (rước đây) và một số Đảng cộng

sản các nước Đông Âu thời kỳ cuối những năm tám mươi, trong việc tự do

bao chí một cách vô nguyên tac, không có giới han.

Các quan điểm chỉ đạo của Đảng về báo chí trong thời kỳ đổi mới được

thể hiện ở trên tat cả các phương diện: vé vai trò, chức năng, nhiệm vụ củabáo chí; về các nguyên tắc hoạt động cua báo chi; về Tổ chức báo chí, nhàbdo, đạo đức nghề nghiệp; về các định hướng cụ thể (giải pháp lớn) cho báo

chí.

Ở tắt cả các phương diện ấy, Dang ta déu xuất phát từ nên tảng lý luận

và f tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác

26

Trang 33

báo chí Thực tiễn đã chứng mình, tư tưởng ấy là biện chứng, là cách mạng

và khoa học Không những trong nhận thức, mà cả trong hoạt động thực tiễn,Đảng ta luôn luôn đề cao vị trí, chức năng của báo chí

1.2.2 Cơ sở chính trị và pháp lý

Cách mạng Tháng Tám thành công, Đảng và Nhà nước ta đã chăm lo

xây dựng hệ thống văn bản pháp lý tạo cơ sở cho việc quản lý Nhà nước đối

với báo chí Ngày 10-10-1945, Hồ Chủ tịch đã ra sắc lệnh về việc duy trì tạm

thời các luật lệ hiện hành, nhưng nêu rõ: “Những điều khoản trong các luật cũđược tạm thời giữ lại do sắc lệnh này, chỉ thi hành khi nào không trái với

nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính phủ dân chủ cộng hòa”.

Và cũng từ thời điểm này, vấn đề hoạt động báo chí, ngôn luận rất được

Nhà nước ta quan tâm Vì vậy, ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng

hoà được thành lập, Hiến pháp đầu tiên 1946 ra đời đã ghi nhận quyền tự do

báo chí, tự do ngôn luận của công dân Đến Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980,

Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 2013 đều quy định về tự do báo chí, ngôn luận;không ai được xâm phạm đến quyền này của nhân dân va cũng nghiêm cam

việc lợi dụng quyền tự do báo chí dé xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập thể

và công dân.

Trước thời điểm Luật Báo chí năm 1957 ra đời, đã có hàng chục vănbản được Đảng, Nhà nước, Chính phủ ban hành liên quan đến báo chí như:Sắc lệnh 41 ngày 29-3-1946 về chế độ kiểm duyệt báo chí; Sắc lệnh số 282ngày 14-12-1956 về chế độ báo chí Mặc dù các văn bản này không đồng

bộ và mang tính phô quát, thể hiện các quan điểm khác nhau của Nhà nước ta

đối với báo chí trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau nhưng phần nào đã đặt

ra một cơ sở pháp lý dé các cơ quan có thâm quyền của Nhà nước thực hiện

tôt chức năng quản lý Nhà nước đôi với báo chí của mình.

27

Trang 34

Về Luật Báo chí: Ngày 28-12-1989, Quốc hội thông qua Luật Báo chí

và ngày 2-1-1990, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước ký lệnh công bồ Luật Báo chí

nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thay thế Luật Báo chí năm 1957.Đến ngày 12-6-1999, Quốc hội khóa X đã thông qua Luật sửa đổi, bố sung

một số điều của Luật Báo chí và có hiệu lực đến hết năm 2016 Tại kỳ họp thứ

11 Quốc hội Khoa XIII đã thông qua Luật Bao chí năm 2016, có hiệu lực từngày 1/1/2017 Có thể nói, qua mỗi lần sửa đổi, bổ sung, Luật Báo chí đã tạođiều kiện cho báo chí phát triển đúng định hướng, đặt biệt là bổ sung kịp thờicác quy định mới trước các xu hướng phát triển của báo chí thế giới Điểnhình như Luật Báo chí năm 2016 ra đời đã thể hiện sự tiến bộ, phù hợp vớithực tiễn đời sống của báo chí, xây dựng một nền tảng pháp lý vững chắc choviệc phát triển báo chí Luật có đến 9 điểm mới trong các quy định về quyền

tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân, đối tượng

thành lập cơ quan báo chí, đặc biệt là các điểm mới liên quan đến liên kếttrong hoạt động báo chí, đạo đức nghề nghiệp của người làm báo

Về Nghị định của Chính phủ ; Chỉ thị, Quyết định của Thủ tướng Chính

phủ: Có thé ké ra mộ số văn bản quan trọng như: Nghị định của Chính phủ số98-CP ngày 13/9/ 1997 ban hành "Quy chế hoạt động của báo chí việt nam

liên quan đến nước ngoài"; Nghị định số 51 ngày 26/4/2002 của Chính phủquy định chỉ tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, b6 sung một số điều của

Luật Báo chí; Chi thị 10/2000/CT-TTg 26/4/2000 của Thủ tướng Chính phủ

về tăng cường quản lý đây mạnh công tác thông tin đối ngoại; Chỉ thị37/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện kết luận của Bộ

Chính trị về một số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí; Nghịđịnh số 88/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hoạt động thông tin, báochí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại điện nước ngoai, tổ chức nước ngoài

tại Việt Nam

28

Trang 35

Đặc biệt, Thông tư số 13/2008/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền

thông (hướng dẫn việc thành lập và hoạt động của cơ quan đại diện, phóng

viên thường trú ở trong nước của các cơ quan báo chí) quy định cụ thể về điềukiện thành lập cơ quan đại diện cơ quan bao chi tại các tỉnh, thành phố trực

thuộc Trung ương, tiêu chuẩn phóng viên thường trú và trong hồ sơ xin thành

lập cơ quan đại diện có danh sách nhân sự cơ quan đại diện, văn bản quy định

về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan đại diện Căn cứ theo quyđịnh của Luật Báo chí, Nghị định số 51/2002/NĐ-CP và Thông tư số13/2008/TT-BTTTT và hồ sơ khi xin phép thành lập cơ quan đại diện, SởThông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố thực hiện quản lý nhà nước,thanh tra, kiểm tra đối với các cơ quan đại diện, phóng viên thường trú trên

địa bàn theo quy định.

Nhìn chung, hai văn bản pháp luật hiện hành này đã khắc phục được

một số nhược điểm của các văn bản trước, định hình cho chức năng quản lý

báo chí bằng các cơ sở pháp lý rat cụ thé, rõ ràng và chặt chẽ

1.3 Các yêu cầu của công tác quản lý

Ở Việt Nam, việc xác định cơ quan quản lý Nhà nước đối với báo chí

mang tính lịch sử, bởi lẽ từ khi ra đời, nước ta đã 5 lần ban hành Hiến pháp:gồm Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 vàHiến pháp 2013 Mỗi khi Hiến pháp mới ra đời, cơ cấu tô chức, vị trí, chứcnăng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan Nhà nước sẽ có những thay đổi cơ bản.Chính vì vậy mà qua mỗi thời kỳ, cơ quan quản lý Nhà nước đối với báo chícũng có sự thay đổi cả về tên gọi lẫn phạm vi thâm quyền quan lý Ở đâychúng ta không thé đi ngược lại lịch sử dé di tìm hiểu cơ quan quản lý Nhanước đối với báo chí qua từng thời kỳ khác nhau mà chỉ tìm hiểu cơ quan cóthâm quyền quản lý Nhà nước đối với báo chí từ Hiến pháp 2013

29

Trang 36

Theo quy định của Luật Báo chí 2016, các cơ quan quản lý Nhà nước

về báo chí ở Trung ương và địa phương được quy định như sau:

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về báo chí

- Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ thựchiện quản lý nhà nước về báo chí

- Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn củamình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiệnquản lý nhà nước về báo chí.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn củamình có trách nhiệm quản lý nhà nước về báo chí tại địa phương

Như vậy ở Trung ương, cơ quan có chức năng quản lý Nhà nước đốivới báo chí là Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông Chính phủ thống

nhất quản lý Nhà nước đối với báo chí trên phạm vi cả nước bằng việc ban

hành các văn bản pháp luật liên quan đến báo chí Với cương vị là người

người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ thực hiện một số nhiệm

vụ quản lý của mình liên quan đến báo chí trên cơ sở đệ trình của Bộ Thôngtin và Truyền thông để kịp thời giải quyết các vấn đề cấp bách quan trọng

vượt quá thầm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông

Bộ Thông tin va Truyền thông là cơ quan của Chính phủ, thực hiện

chức năng quan lý nhà nước về báo chí; xuất bản, in, phát hành; bưu chính;viễn thông; tần số vô tuyến điện; công nghệ thông tin, điện tử; phát thanh và

truyền hình, thông tin điện tử, thông tấn, thông tin đối ngoại, thông tin cơ sở

và quan ly nhà nước các dich vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm

vi quan ly nhà nước của bộ Bộ Thông tin va Truyền thông thực hiện nhiệm

VỤ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cau

30

Trang 37

tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn và Nghịđịnh số 17/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 Quy định chức năng,

nhiệm vụ, quyên hạn và cơ câu tô chức của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Ở địa phương, trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với báo chí thuộc về

Uỷ ban nhân dân các cấp tỉnh theo sự phân cấp của Chính phủ Đây là các cơ

quan Nhà nước có sự can thiệp một cách trực tiếp, sâu sắc nhất đối với việc

quản lý Nhà nước đối với báo chí thông qua các Sở Thông tin - Truyền thông

và các bộ phận trực thuộc Sở Thông tin - Truyền thông là cơ quan chuyên

môn thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đâygọi chung là Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh) có chức năng tham mưu, giúp Ủy banNhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý Nhà nước về: báo chí; xuất bản; bưuchính và chuyền phát; viễn thông và Internet; truyền dẫn phát sóng; tần số vô

tuyến điện; công nghệ thông tin, điện tử, phát thanh và truyền hình; cơ sở hạ

tầng thông tin truyền thông; quảng cáo trên báo chí, mạng thông tin máy tính

và xuất bản phẩm (sau đây gọi tắt là thông tin và truyền thông); các dịch vụcông thuộc phạm vi quan lý của Sở; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn

theo sự phân cấp, ủy quyền của Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh và theo quy định

của pháp luật.

Sở Thông tin - Truyền thông cấp tỉnh được hình thành trên cơ sở Thông

tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BTTTT-BNV ngày 30-6-2008 của Bộ Thông

tin - Truyền thông và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

và cơ cau tổ chức của Sở Thông tin - Truyền thông trực thuộc Ủy ban Nhân

dân cấp tỉnh, Phòng Văn hóa và Thông tin trực thuộc Ủy ban Nhân dân cấphuyện thay thế cho Thông tư liên tịch số 02/2004/TTLT-BBCVT-BNV ngày27-5-2004 của Bộ Bưu chính, Viễn thông và Bộ Nội vụ về chức năng, nhiệm

vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Bưu chính, Viễn thông thuộc Ủy banNhân dân cấp tỉnh Sở Thông tin - Truyền thông có tư cách pháp nhân, có con

31

Trang 38

dấu và tải khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tô chức, biên chế và công

tác của Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng

dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Thông tin - Truyền thông

- Ý nghĩa của việc quản lý Nhà nước đối với báo chí

Báo chí với tư cách là công cụ quan trọng về công tác tư tưởng, chínhtrị của Đảng, với sự đa dạng của các loại hình báo chí và những lợi thế riêng

có, báo chí hoàn toàn có khả năng đóng góp rất tích cực, có hiệu quả vào sự

nghiệp giữ vững và tăng cường sự 6n định chính trị - xã hội của đất nước.Trong những năm qua, hoạt động của báo chí nước ta đã và đóng góp rất lớncho sự phát triên và hội nhập thế giới trên mọi lĩnh vực Song song đó vẫncòn tồn đọng nhiều vấn đề phát sinh cần sự điều chỉnh sâu sắc của các cơ

rất lớn đến tình hình trị an, trật tự xã hội của đất nước Bên cạnh dó, trên bình

diện quốc tế, các thông tin mà báo chí cung cấp cũng như các hoạt động liên

quan đến báo chí cũng có những ảnh hưởng nhất định đến van dé an ninh

chính trỊ của toàn câu.

Với thực trạng như thế, quản lý Nhà nước đối với báo chí sẽ có các ý

nghĩa to lớn khi vừa đảm bảo được trật tự an ninh, an toàn xã hội vừa đảm

đảm bảo tôn trọng quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của côngdân Ngoài ra trước tình hình xuyên tạc của các thế lực thù địch, quản lý Nhànước đối với báo chí sẽ làm cho báo chí hoạt động và phát triển theo đúng chủ

32

Trang 39

trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đâu tranh tích cực, làm thât bại

các âm mưu sử dụng diễn đàn của nhân dân cho chiến lược diễn biến hòa bình

trên phương diện thông tin đại chúng và văn hóa xã hội.

33

Trang 40

Tiểu kết Chương 1

Tác gia làm rõ các khái nệm: Cơ quan bao chí; quản lý; Văn phòng dai diện; Văn phòng đại diện cơ quan báo chí; Văn phòng đại diện cơ quan báo chí trong nước Theo đó, “Văn phòng đại diện cơ quan báo chí trong nước” là

một tô chức/đơn vị trực thuộc cơ quan báo chí có trụ sở, nhân sự để thực hiện

chức năng báo chí tại nơi mà cơ quan báo chí không đặt trụ sở chính; và cơ

quan báo chí đó do các đối tượng được Luật Báo chí năm 2016 cho phép

thành lập (cụ thé là các đơn vị, tổ chức do Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà

nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam lập ra).

Tác giả cũng dẫn chứng từ các văn kiện của Đảng, văn bản pháp luật

quan lý Nhà nước dé diễn giải, chỉ ra các cơ sở chính trị - pháp lý về van dé

quản lý báo chí nói chung, quản lý văn phòng đại diện cơ quan báo chí nói

riêng Trong đó chỉ rõ, Đảng trực tiếp lãnh đạo báo chí là vấn đề có tính

nguyên tac., bat di bat dịch Các quan điểm chỉ đạo của Đảng về báo chí trong

thời kỳ đôi mới được thể hiện ở trên tất cả các phương diện: về vai trò, chứcnăng, nhiệm vụ của bao chi; về các nguyên tắc hoạt động của báo chí; về Tổ

chức báo chí, nhà báo, đạo đức nghề nghiệp; về các định hướng cụ thể (giảipháp lớn) cho báo chí Ở tất cả các phương diện ấy, Đảng ta đều xuất phát từ

nền tảng lý luận và tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ ChíMinh về công tác báo chí Song song đó, tác giả cũng dẫn giải các văn bảnpháp luật để cho thay ở nước ta, Nhà nước luôn thé hiện vai trò trong việc

quản lý báo chí Quản lý Nhà nước đối với báo chí cũng như bất kỳ một dạng

quản lý xã hội nào khác, là dạng quản lý công vụ quốc gia của bộ máy Nhà

nước - là công việc của bộ máy hành pháp Nó là sự tác động có tô chức và

được điều chỉnh bằng pháp luật, trên cơ sở quyền lực Nhà nước đối với cácquá trình xã hội và hoạt động báo chí do các cơ quan có thâm quyên trong hệthống hành pháp từ Trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng

34

Ngày đăng: 08/10/2024, 00:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Bí thư (2005), Phát triển và quản lý bảo điện tử ở nước ta hiện nay Chỉ thị số 52/CT-TW, Hà Nội Khác
2, Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (1997), Tiếp tục đổi mới và tăng cường lãnh đạo quản lý công tác bảo chỉ xuất bản, Hà Nội Khác
3. Hoàng Quốc Bảo (2010), Lãnh đạo và quản lý hoạt động bảo chỉ ởViệt Nam hiện nay Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội Khác
4. Lê Thanh Bình, Phi Thị Thanh Tâm (2009), Quản lý Nhà nước vàPháp luật về bao chi, Nxb Văn hóa — Thông tin, Hà Nội Khác
5. Bộ Thông tin và Truyền thông (2008), Ban hành Quy chế xác định nguồn tin trên báo chí, Quyết định số 52/QD-BTTIT, Hà Nội Khác
6. Bộ Thông tin và Truyền thông (2016), áo cáo tông kết hoạt động báochi năm 2016, Hà Nội Khác
7. Bộ Thông tin và Truyền thông (2010), áo chí với công tác tuyên truyền đấu tranh chống các luận điệu sai trái" Nxb Thông tin và Truyền thông,Hà Nội Khác
9. Bộ Văn hóa - Thông tin (2007), Hướng dẫn cấp đổi và thu hồi thẻ nhà báo, Thông tư số 07/2007/TT/BVHTT Hà Nội Khác
10. Chính phủ (2002), Quy định chỉ tiết thi hành Luật áo chỉ Luật sử đổi bổ sung một số điều Luật áo chí, Nghị định 51/2002/NĐ-CP, Hà Nội Khác
11. Chính phủ (2006), Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động áochí - uất bản, Nghị định 02/2006/NĐ-CP, Hà Nội Khác
12. Chính phủ (2013), Quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cầu tô chức của ộ Thông tin và Truyền thông, Nghị định số 132/2013/NĐ-CP,Hà Nội Khác
13. Chính phủ (2013), Quy định xử phạt hành chính trong hoạt độngbảo chỉ xuất bản, Nghị định số 159/2013/NĐ-CP Hà Nội Khác
14. Chính phủ (2013) Về phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, Quyết định số 25/2013/QĐ-TTg, Hà Nội Khác
15. Nguyễn Văn Dũng (2012), Cơ sở lý luận bảo chí, Nxb Lao động,Hà Nội Khác
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳđổi mới Khác
17. Hà Dang (2002), Nâng cao năng lực và phẩm chất của phóng viên bảo chỉ trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia,Hà Nội Khác
18. Nguyễn Thế Kỷ (2012), Công tác lãnh đạo quản lý bảo chỉ trong 25 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
19. Trần Quang Nhiếp (2002), Định hướng hoạt động và quản lý bảo chỉ trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốcgia, Hà Nội Khác
20. Hoàng Phê chủ biên (2000), Từ điển Tiếng Việt Viện Ngôn ngữhọc, Hà Nội Khác
21. Trần Hữu Quang (2006), ã hội học truyền thông đại chúng, Nxb thành phố Hồ Chí Minh Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w