Nhiều vấn đề cả về lý luận, pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về PCTN đặt ra cần được nghiên cứu luận giải, để tìm ra các giải pháp đảm bảo thi hành pháp luật về PCTN có hiệu quả
Trang 1BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
LÊ HÀ MY
THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG - TỪ THỰC TIỄN QUẬN
BA ĐÌNH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Hà Nội, Tháng 9/2024
Trang 2Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Lê Tiến Hào
Phản biện 1: TS Vũ Thị Thu Hằng, Học viện Hành chính Quốc gia
Phản biện 2: TS Nguyễn Văn Năm, Trường Đại học Luật
Số 77 Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa - Hà Nội
Thời gian: vào hồi 08 giờ 30 ngày 27 tháng 9 năm 2024
Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính
Quốc gia hoặc trên trang Web Ban Quản lý đào tạo, Học viện Hành chính Quốc gia
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THI HÀNH PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG 5
1.1 Các khái niệm cơ bản về thi hành pháp luật phòng, chống tham nhũng 5
1.1.1 Khái niệm tham nhũng và những hành vi tham nhũng 5
1.1.2 Khái niệm phòng, chống tham nhũng 5
1.1.3 Khái niệm pháp luật về phòng, chống tham nhũng 6
1.2 Nội dung pháp luật về phòng, chống tham nhũng và thi hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng 6
1.2.1 Chủ thể thi hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng 6
1.2.2 Đặc điểm thi hành pháp luật về PCTN 6
1.2.3 Nội dung thi hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng 7
1.2.3.1 Ban hành văn bản quy định chi tiết theo thẩm quyền 7
1.2.2.2 Bảo đảm các điều kiện thi hành pháp luật về 7
1.2.2.3 Việc tuân thủ pháp luật về 7
1.3 Vai trò của thi hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng 8 1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến thi hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng 8
Chương 2 THỰC TRẠNG THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở QUẬN BA ĐÌNH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 10
2.1 Kết quả thi hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở quận Ba Đình, thành phố Hà Nội 10
2.2 Đánh giá chung, nguyên nhân và kinh nghiệm 14
2.2.1 Ưu điểm và nguyên nhân 14
2.2.2 Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân 15
Trang 4Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG 16 3.1 Phương hướng đảm bảo thi hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng 16 3.2 Một số giải pháp đảm bảo thi hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng 17 3.2.1 Giải pháp chung 17 3.2.2 Giải pháp cụ thể ở quận Ba Đình, thành phố Hà Nội 19
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, công tác đấu tranh PCTN ở nước ta ngày càng thu được những kết quả quan trọng, sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại
Thi hành pháp luật về PCTN là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần bảo đảm hệ thống pháp luật được thực hiện nghiêm minh, nhất quán; bộ máy nhà nước trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đội ngũ CBCCVC đủ phẩm chất, năng lực, chuyên nghiệp, liêm chính Kết quả thi hành pháp luật về PCTN góp phần tiếp tục hoàn thiện cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để không thể tham nhũng, tiêu cực; phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi tham nhũng, tiêu cực để không dám tham nhũng, tiêu cực; đẩy mạnh cải cách chính sách tiền lương, nâng cao đời sống của CBCCVC; xây dựng văn hóa liêm chính, tiết kiệm để không cần, không muốn tham nhũng, tiêu cực Tuy nhiên, sự nghiệp đấu tranh PCTN của Đảng và Nhà nước ta đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức không nhỏ, tình trạng quan liêu, nạn tham ô, lãng phí, nhũng nhiễu, tiêu cực còn diễn
ra ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều địa phương, nhất là tình trạng tham nhũng vặt
Đi đôi với việc hoàn thiện pháp luật về PCTN, vấn đề đặt ra là thi hành pháp luật như thế nào để có hiệu quả trong thực tiễn Pháp luật
có đầy đủ, hoàn thiện đến mấy, nhưng không được tổ chức thi hành nghiêm túc, hiệu quả thì pháp luật ấy cũng không đi vào cuộc sống, không có giá trị thực tiễn Trong thời gian vừa qua, ý thức tuân thủ pháp luật đặc biệt là pháp luật về PCTN của các cơ quan, đơn vị và
Trang 6công dân đã được nâng lên rõ rệt Tuy nhiên, việc thi hành pháp luật
về PCTN vẫn còn nhiều hạn chế, là nguyên nhân trực tiếp làm giảm hiệu quả công tác PCTN Nhiều vấn đề cả về lý luận, pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về PCTN đặt ra cần được nghiên cứu luận giải,
để tìm ra các giải pháp đảm bảo thi hành pháp luật về PCTN có hiệu quả, đặc biệt trong giai đoạn đẩy mạnh PCTN theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng và thực hiện Luật PCTN 2018 hiện nay
Quận Ba Đình là địa bàn trung tâm hành chính, chính trị quốc gia, nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện của Thành phố
để phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, kinh tế của quận tiếp tục tăng trưởng, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện Đội ngũ CBCC, viên chức và đa số người dân tâm huyết, trách nhiệm, quan tâm hưởng ứng cuộc đấu tranh PCTN, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Tuy nhiên, trên địa bàn quận mật độ dân cư cao, nhiều công trình hiện đại, nhiều chung cư cao tầng, số công trình xây dựng phát sinh nhiều; còn nhiều điểm đất nhỏ lẻ chưa được đưa vào sử dụng hiệu quả Trên địa bàn quận tiếp tục triển khai thực hiện nhiều dự án của Trung ương, Thành phố có liên quan đến giải phóng mặt bằng Công tác quản
lý tài chính, tài sản công còn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh tham nhũng, lãng phí Một số CBCCVC tinh thần, trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân, doanh nghiệp chưa cao sẽ tác động đến công tác đấu tranh cũng như thi hành pháp luật về PCTN Công tác kiểm tra, và tự kiểm tra về PCTN còn nhiều hạn chế do việc xác định các hành vi, biểu hiện tham nhũng theo vị trí việc làm chưa được nhận diện cụ thể, đây là lí do tác
giả chọn đề tài “Thi hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng -
từ thực tiễn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội” để nghiên cứu làm
Trang 7luận văn tốt nghiệp cao học, với mong muốn đóng góp vào công tác PCTN và sự phát triển của quận Ba Đình
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tham nhũng và PCTN của các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học, những người làm thực tiễn, nghiên cứu sinh được công bố Tuy nhiên đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề “Thi hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng” Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, học viên sẽ chọn lọc, kế thừa, phát triển những kết quả nghiên cứu có liên quan trong các công trình khoa học nói trên, đồng thời tập trung vào nghiên cứu vấn đề thi hành pháp luật về PCTN từ thực tế ở quận Ba Đình, thành phố
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn lựa chọn nghiên cứu về cơ sở lý luận về thi hành pháp luật về PCTN, phân tích thực trạng thi hành trong phạm vi UBND quận Ba Đình, thành phố Hà Nội trong thời gian từ năm 2019 đến năm
2024, từ đó đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả, đảm bảo việc
thi hành pháp luật về PCTN
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Lý luận về thi hành pháp luật PCTN, pháp luật về PCTN và thực tiễn thi hành pháp luật về PCTN ở quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
Trang 84.2 Phạm vi nghiên cứu
- Những vấn đề lý luận về thi hành pháp luật PCTN
- Thực tiễn thi hành pháp luật về PCTN ở quận Ba Đình, thành phố
Hà Nội từ năm 2013, trọng tâm từ 2016 đến nay
- Phương hướng, giải pháp đảm bảo thi hành pháp luật về PCTN nói chung và ở quận Ba Đình nói riêng đến năm 2030
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời sử dụng một cách linh hoạt và hợp lý các phương pháp nghiên cụ thể cứu sau:
Phương pháp tiếp cận hệ thống; Phương pháp phân tích, tổng hợp; Phương pháp chuyên gia
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1 Về lý luận
Luận văn làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận về thi hành pháp luật PCTN
6.2 Về thực tiễn
Luận văn cung cấp những nhận định, đánh giá có cơ sở khoa học
về thực tiễn thi hành pháp luật PCTN ở quận Ba Đình; những kinh nghiệm, giải pháp có thể tham khảo, vận dụng để đảm bảo thi hành pháp luật về PCTN ở quận Ba Đình và các địa phương khác trong thời gian tới, đồng thời cũng là tài liệu tham khảo trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu về PCTN
7 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, danh mục viết tắt nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận về thi hành pháp luật phòng, chống tham nhũng
Trang 9Chương 2 Thực trạng thi hành pháp luật phòng, chống tham nhũng
1.1.1 Khái niệm tham nhũng và những hành vi tham nhũng
Tham nhũng là hành vi của người có chức, có quyền trong bộ máy nhà nước hoặc trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước;
có sự lợi dụng, lạm dụng quyền hành được giao gồm những việc làm
và những việc không làm; nhằm vụ lợi là nhận được các lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần không chính đáng
1.1.2 Khái niệm phòng, chống tham nhũng
PCTN được hiểu là bao gồm các hoạt động của hệ thống cơ quan Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức kinh tế,
xã hội và toàn thể nhân dân Căn cứ vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước để phòng ngừa, phát hiện
và xử lý những hành vi tham nhũng nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và công dân, góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị , trật tự an toàn xã hội, đảm bảo phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, xây dựng Đảng và bộ máy Nhà nước
trong sạch, vững mạnh
Trang 101.1.3 Khái niệm pháp luật về phòng, chống tham nhũng
Pháp luật về PCTN là hệ thống các quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực PCTN
1.1.4 Khái niệm thi hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng
Thi hành pháp luật về PCTN được hiểu là hoạt động của cơ quan,
tổ chức, cá nhân, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ của mình, chủ động, tích cực đó là việc ban hành các văn bản quy định, đảm bảo các điều kiện thi hành và tuân thủ các quy định của pháp luật về PCTN
1.2 Nội dung pháp luật về phòng, chống tham nhũng và thi hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng
1.2.1 Chủ thể thi hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng
Trong phạm vi nghiên cứu, UBND quận là cơ quan có trách nhiệm thi hành pháp luật về PCTN trên địa bàn quận
1.2.2 Đặc điểm thi hành pháp luật về PCTN
Thứ nhất, thi hành pháp luật về PCTN là một hoạt động có kế
hoạch cụ thể nhằm đưa pháp luật về PCTN vào cuộc sống, biến các quy định của pháp luật về PCTN được hiện thực hóa trong thực tế, tạo nên sự ổn định, phát triển xã hội
Thứ hai, thi hành pháp luật về PCTN mang tính quyền lực, bắt
buộc
Thứ ba, cơ quan thực hiện chức năng PCTN vừa trực tiếp chấp
hành các quy định của pháp luật vừa tổ chức cho các chủ thể khác tuân thủ, chấp hành pháp luật về PCTN
Thứ tư, thi hành pháp luật PCTN vừa mang tính khoa học, vừa
mang tính nghệ thuật
Trang 11Thứ năm, thi hành pháp luật về PCTN có mối liên hệ mật thiết với
các hoạt động thi hành pháp luật khác bao gồm hoạt động điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan điều tra, TAND, VKSND và hoạt động lập pháp, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan dân
1.2.2.2 Bảo đảm các điều kiện thi hành pháp luật về PCTN
Các hoạt động đã thực hiện (tập huấn, phổ biến, kiện toàn tổ chức
bộ máy, nguồn nhân lực thi hành pháp luật, kinh phí, cơ sở vật chất
cho thi hành pháp luật về PCTN)
1.2.2.3 Việc tuân thủ pháp luật về PCTN
- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan,
tổ chức, đơn vị
+ Công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ
chức, đơn vị
+ Xây dựng và thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ
+ Việc thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ quyền hạn + Việc chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn
- Thực hiện kiểm soát TSTN của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị
- Công tác kiểm tra, tự kiểm tra của cơ quan, tổ chức, đơn vị và phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra
- Chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị
Trang 12Thứ hai, góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước và đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức trong sạch,vững mạnh;củng cố mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân
Thứ ba, góp phần làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội, thu hút đầu tư
nước ngoài, phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống nhân dân
Thứ tư, góp phần hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham
nhũng và hệ thống pháp luật nói chung
Thứ năm, góp phần nâng cao vai trò, uy tín của Việt Nam trên
Thứ hai, yếu tố pháp lý
Hệ thống luật pháp về PCTN được ban hành mang tính toàn diện, phù hợp, thực tiễn và khả thi sẽ là điều kiện để PCTN có hiệu lực và hiệu quả cao Các quy định về phòng ngừa tham nhũng được quy định
Trang 13một cách chặt chẽ, có sự phối hợp đồng bộ trên các lĩnh vực, tạo điều kiện cho đội ngũ các cán bộ, công chức, viên chức cũng như của các
tổ chức, cá nhân, công dân tuân thủ pháp luật, giảm khả năng vi phạm pháp luật về phòng ngừa tham nhũng
Thứ ba, yếu tố kinh tế
Việc đảm bảo kinh tế nhất là tiền lương để tạo động lực làm việc
và giữ vững sự liêm khiết của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Các chủ trương, chính sách, pháp luật trong lĩnh vực kinh tế phải chặt chẽ, hạn chế một cách tối đa khả năng và môi trường sản sinh tham nhũng Ngoài ra, Nhà nước quan tâm đến lợi ích của những người tham gia PCTN thì sẽ khuyến khích, động viên họ sẵn sàng cùng với các cơ quan chức năng chỉ ra những bằng chứng, cung cấp thông tin
về các hành vi tham nhũng
Thứ tư, yếu tố hội nhập quốc tế
Hội nhập quốc tế đặt ra những vấn đề phức tạp, khó khăn và thách thức cho thi hành pháp luật về PCTN Đồng thời cũng giúp Việt Nam
có thêm kinh nghiệm trong công tác đấu tranh PCTN, đặc biệt là hoàn thiện hơn pháp luật về PCTN cũng như góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của thi hành pháp luật về PCTN
Tiểu kết chương 1
Trang 14Chương 2 THỰC TRẠNG THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở QUẬN BA ĐÌNH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1 Kết quả thi hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng
ở quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
2.1.1 Việc ban hành văn bản chỉ đạo thi hành pháp luật về PCTN
trên địa bàn quận
UBND quận ban hành đầy đủ các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời
và tổ chức triển khai thực hiện việc thi hành pháp luật về PCTN đến các đơn vị thuộc quận
2.1.2 Bảo đảm các điều kiện thi hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng
- Phổ biến pháp luật về PCTN và công tác tập huấn
Hằng năm, UBND quận đã ban hành Kế hoạch PBGDPL, hòa giải
ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn quận và triển khai đến
các đơn vị, các phường thuộc quận
Từ năm 2019 đến năm 2024, UBND quận đã chỉ đạo biên soạn và phát hành gần 950.000 tờ gấp giới thiệu
UBND quận tổ chức 10 lớp tập huấn về PCTN
- Mức độ đáp ứng nhân lực thi hành pháp luật PCTN
Thanh tra quận là cơ quan trực tiếp tham mưu thực hiện công tác PCTN của quận, đồng thời phân công 01 công chức thuộc phòng trực tiếp tham mưu cho cho Chánh thanh tra trong việc tham mưu các văn bản triển khai đến các phòng, đơn vị trực thuộc UBND quận về công tác PCTN, đồng thời tham mưu triển khai thi hành pháp luật về PCTN trong cơ quan, đơn vị,