BẢNG MỞ RỘNG VÀ THU HẸP ĐỀ TÀIĐề tài rộng Tin tức thời sự trên mạng xã hội Đề tài giới hạn Sự tiếp cận tin tức thời sự trên mạng xã hội Đề tài thu hẹp Sự tiếp cận tin tức thời sự trên mạ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- -TIỂU LUẬN CUỐI KỲ HỌC PHẦN: NHẬP MÔN NĂNG LỰC THÔNG TIN
Đề tài: Sự tiếp cận tin tức thời sự trên mạng xã hội của sinh viên khoa Tâm lý
học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN
Giảng viên: Th.S Trịnh Khánh Vân Sinh viên: Cao Thị Minh Tuyền- 23031761 Lớp học phần: LIB1050
Trang 2BẢNG MỞ RỘNG VÀ THU HẸP ĐỀ TÀI
Đề tài rộng Tin tức thời sự trên mạng xã hội
Đề tài giới hạn Sự tiếp cận tin tức thời sự trên mạng xã hội
Đề tài thu hẹp Sự tiếp cận tin tức thời sự trên mạng xã hội của
sinh viên
Đề tài nghiên cứu Sự tiếp cận tin tức thời sự trên mạng xã hội của
sinh viên khoa Tâm lý học trường Đại học Khoahọc Xã hội và Nhân văn
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 5
1 Lý do chọn đề tài 5
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
4 Câu hỏi nghiên cứu 6
5 Tổng quan tài liệu 7
6 Phương pháp nghiên cứu 8
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ TIN TỨC THỜI SỰ TRÊN MẠNG XÃ HỘI 8 1.1 Tin tức và tin tức thời sự 8
1.1.1 Tin tức 8
1.1.2 Tin tức thời sự 9
1.2 Mạng xã hội 10
1.2.1 Định nghĩa Mạng xã hội 10
1.2.2 Đặc điểm tin tức trên mạng xã hội với sinh viên 10
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TIẾP CẬN TIN TỨC THỜI SỰ TRÊN MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN 11
2.1 Lựa chọn phương tiện tiếp cận tin tức thời sự của sinh viên 11
2.2 Nhu cầu và mức độ quan tâm của sinh viên về tin tức thời sự 12
2.3 Cách thức tiếp nhận tin tức thời sự trên mạng xã hội của sinh viên 13 2.4 Lan truyền và chia sẻ tin tức thời sự trên mạng xã hội của sinh viên 14
Trang 4CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ HÀNH VI SINH VIÊN TRONG TIẾP CẬN TIN TỨC THỜI SỰ TRÊN MẠNG
XÃ HỘI 16
KẾT LUẬN 17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ 20
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ngày ngày trôi qua, mỗi phút, mỗi giờ trên thế giới, trên Việt Nam có không biết baonhiêu sự kiện xảy ra, thông tin mới liên tục xuất hiện Trong đời sống thường nhật,việc cập nhật và nắm bắt tin tức thời sự đã trở nên vô cùng quen thuộc và có ý nghĩa,không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu hiểu biết của con người mà còn góp phần xây dựngnhững tri giác và nhận thức về thế giới xung quanh Con người cần những nhận thức,hiểu biết đó để có thể bắt kịp và trở thành một phần với diễn tiến không ngừng của xãhội
Sự ra đời của internet, đặc biệt là mạng xã hội tạo ra những thay đổi to lớn đến nhiềumặt đời sống của con người, một trong đó là cách tiếp cận các tin tức thời sự Với cáctính năng tiện ích và khả năng cung cấp nguồn thông tin phong phú đa dạng, mạng xãhội trở thành một trong những phương tiện được sử dụng phổ biến nhất trong tiếp cận
và nắm bắt tin tức thời sự hiện nay Bên cạnh nhiều tiện ích, người dùng đồng thờicũng đối mặt với nhiều nguy cơ trong cập nhật tin tức bởi hạn chế trong công tác quản
lý kiểm duyệt nội dung
Thế hệ trẻ, một lực lượng người dùng lớn nhất của mạng xã hội đồng thời cũng là bộphận nhanh nhạy nhất trong tiếp cận công nghệ, chịu sự tác động không nhỏ từ mạng
xã hội tới thói quen cập nhật tin tức của mình Câu hỏi được đặt ra là người trẻ có thực
sự ý thức được tầm quan trọng của việc cập nhật các tin tức thời sự? thái độ và hành vitrong việc tiếp nhận tin tức từ mạng xã hội của họ ra sao? những biện pháp nào giúpviệc cập nhật tin tức thời sự trên mạng xã hội hiệu quả? Bởi những lý do đó, nghiêncứu này sẽ tìm hiểu về thực trạng tiếp cận tin tức thời sự trên mạng xã hội của một bộphận người trẻ, khách thể là các sinh viên năm nhất khoa Tâm lý học trường Đại họcKhoa học Xã hội và Nhân văn, từ đó đưa ra đánh giá khách quan và đề xuất một sốgiải pháp cải thiện, nâng cao nhận thức hành vi sinh viên trong tiếp cận tin tức thời sựtrên mạng xã hội
Trang 62 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về nhận thức, hành vi tiếp cận tin tức thời
sự trên mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tiểuluận đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức và hành vi sinh viên trong tiếpcận các tin tức thời sự trên mạng xã hội một cách đúng đắn và tích cực hơn
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về tin tức thời sự trên mạng xã hội
- Phân tích và đánh giá thực trạng nhận thức, hành vi tiếp cận tin tức thời sự trên mạng
xã hội của sinh viên
- Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức và hành vi sinh viên trong tiếp cậncác tin tức thời sự trên mạng xã hội một cách lành mạnh và tích cực hơn
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về khách thể: Nghiên cứu 48 Sinh viên năm nhất khoa Tâm lý học trườngđại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
4 Câu hỏi nghiên cứu
- Nhận thức và hành vi trong tiếp cận tin tức thời sự trên mạng xã hội của sinh viên
đang diễn ra như thế nào?
Trang 7- Biện pháp nào giúp nâng cao nhận thức và hành vi sinh viên trong tiếp cận các tin tức
thời sự trên mạng xã hội?
5 Tổng quan tài liệu
Nghiên cứu mạng xã hội và sinh viên
Mạng xã hội là một chủ đề thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học Đã cónhiều nghiên cứu hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên [1], [2], [3], [14] Trongcác nghiên cứu này, hành vi sử dụng mạng xã hội thường được đánh giá qua nhu cầu,mục đích, cách thức sử dụng mạng Từ đó chỉ ra những tác động tích cực và tiêu cựccủa mạng xã hội lên các khía cạnh đời sống sinh viên như: học tập, mối quan hệ, tâm
lý, sức khỏe
Nghiên cứu về nhu cầu tin của sinh viên
Có rất nhiều nghiên cứu về nhu cầu tin của sinh viên ở các trường đại học trên cả nước.Các nghiên cứu này chỉ ra các nhu cầu tin chính của sinh viên là phục vụ cho mục đíchhọc tập, nghiên cứu khoa học, nâng cao kiến thức, giải trí Bên cạnh đó, đánh giá mộtcách tương đối về mức độ thỏa mãn nhu cầu tin của sinh viên ở các thư viện thông quakhía cạnh về nguồn lực thông tin, chất lượng phục vụ [5], [8], [9], [15]
Nghiên cứu về tin tức thời sự trên mạng xã hội và sinh viên
Đến nay, chưa có nhiều nghiên cứu về sự tiếp cận tin tức thời sự của sinh viên tại ViệtNam Một trong số ít đó là nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Hằng [6] Mục tiêu chínhcủa nghiên cứu này là chỉ ra loại hình tiếp nhận tin tức của sinh viên: phổ biến nhất làmạng xã hội và báo điện tử Nghiên cứu khẳng định đó là thách thức đối với nhữngngười làm báo, vì vậy chuyển đổi số trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với báo chíViệt Nam
Ngoài ra, hầu như chưa có nghiên cứu nào đưa ra thực trạng về nhận thức, hành vi tiếpcận tin tức thời sự trên mạng xã hội của sinh viên Trong phạm vi nội dung, tiểu luậnnày sẽ chỉ ra các đặc điểm về: 1) Sự lựa chọn phương tiện tiếp cận tin tức thời sự củasinh viên, 2) Nhu cầu và mức độ quan tâm của sinh viên về tin tức thời sự trên mạng
Trang 8xã hội, 3) Cách thức tiếp nhận tin tức thời sự trên mạng xã hội của sinh viên và 4) Lantruyền và chia sẻ tin tức thời sự trên mạng xã hội của sinh viên.
6 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp phân tích, tổng hơp
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIN TỨC THỜI SỰ TRÊN MẠNG XÃ HỘI 1.1 Tin tức và tin tức thời sự
1.1.1 Tin tức
a Định nghĩa tin tức
Định nghĩa tin tức đã được nhiều học giả, nhà báo, nhà nghiên cứu đưa ra trong cáccông trình của mình, mỗi cách định nghĩa thể hiện những quan niệm khác nhau của tácgiả:
Theo từ điển Wikipedia, tin tức là thông tin về các sự kiện hiện tại Có rất nhiều
phương tiện lan truyền tin tức như thông qua truyền miệng, qua các phương tiện phátthanh truyền hình, phương tiện in ấn hay thông tin điện tử [17]
Theo Đinh Văn Hường, tin là một trong những thể loại thuộc nhóm thông tấn báo chí,trong đó thông báo, phản ánh, bình luận có mức độ một cách ngắn gọn, chính xác vànhanh chóng nhất về sự kiện, vấn đề, con người, có ý nghĩa chính trị xã hội nhất định[11]
“Tin tức trên báo chí là một thể tài phản ánh những sự kiện, sự việc, tình hình có thậtmới xảy ra, đang xảy ra, mới phát hiện thấy, có ý nghĩa quan trọng hoặc có liên quanđến xã hội, theo một đường lối và cải tạo thực tiễn, bằng hình thức ngắn gọn nhất, côđọng nhất, nhanh chóng nhất, kịp thời nhất, được ghi bằng chữ, tiếng nói hoặc hìnhảnh…” [12]
Trang 9Như vậy, tuy có nhiều quan niệm khác nhau về tin tức nhưng ta có thể đưa ra một sốđiểm thống nhất sau: tin tức là phải có tính mới, ngắn gọn, súc tích, phản ánh một vấn
đề có ý nghĩa trong đời sống và thu hút được sự quan tâm, chú ý của nhiều người
b Phân loại tin tức
Trước hết là cách phân loại tin tức theo chủ đề Đây là cách phân loại tin tức dựa trêncác lĩnh vực được mọi người quan tâm nhiều trong đời sống, ví dụ tin tức thời sự, tintức chính trị, tin tức văn hóa, kinh tế, công nghệ, sức khỏe, kinh doanh, môi trường,thời trang và giải trí,… Tin tức về các chủ đề này được cập nhật đa dạng, thườngxuyên trên nhiều phương tiện thông tin để có thể tiếp cận và đáp ứng nhu cầu nắm bắtcủa độc giả
Cách phân loại thứ hai là phân loại tin tức theo phương thức truyền tin Phương thức ởđây bao gồm các phương tiện và cách thức truyền tin Vì vậy điển hình của các dạngtin tức trong phân loại này là tin tức truyền miệng, tin tức truyền hình (VTV, HTV,Fox News, BBC), tin tức báo chí (VnExpress, Thanh niên, Dân trí, Báo mới), tin tứcphát thanh, tin tức trên nền tảng mạng xã hội (Facebook, Tiktok, Instagram,
Youtube )
Thứ ba là cách phân loại tin tức theo dạng tin bài Phân loại theo định dạng của tin sẽ
có các loại như tin ngắn, tin bình, tin tổng hợp, tin chuyên sâu, tin tường thuật, tincông báo Bên cạnh đó, phân loại theo “nhiệt độ” tức là độ thảo luận và quan tâm từđối tượng tiếp cận thì các loại tin 24h, tin nóng là dạng tin thu hút số lượng lớn ngườiđọc, người xem quan tâm bởi tin này thường nhanh chóng nhất
1.1.2 Tin tức thời sự
Về định nghĩa của thời sự, từ điển tiếng Việt viết rằng thời sự “chỉ những sự việc, sựkiện, vấn đề mới xảy ra, mới xuất hiện Các cấp độ của thời sự có thể là thời sự theophút, thời sự theo giờ, thời sự trong ngày, thời sự trong tuần Thời sự còn có thể là cậpnhật thêm những điều mới biết liên quan đến những cái đã biết nhưng chưa đầy đủhoặc chưa công bố.” [16] Như vậy, tin tức thời sự là một dạng của tin tức, được nhấn
Trang 10mạnh bởi tính mới và cập nhật không ngừng, có ý nghĩa quan trọng ít nhiều trong cáclĩnh vực chính trị xã hội, đời sống và thu hút được mức độ quan tâm cao từ xã hội.
Về vai trò của việc tìm đọc tin tức thời sự, trước hết giúp con người nắm bắt được cácvấn đề thời sự mới nhất, tình hình chính trị xã hội đang xảy ra tại Việt Nam và trêntoàn thế giới Thứ hai, việc cập nhật tin tức mới giúp con người không trở nên lạc hậutrước sự thay đổi và phát triển không ngừng của thời đại, bắt kịp các tiến bộ trong lĩnhvực khoa học kĩ thuật, các đổi mới về chính trị, pháp luật hay vấn nạn đáng quan tâmtrong đời sống Và cuối cùng, tìm đọc tin tức thời sự là thói quen lành mạnh, thỏamãn một số nhu cầu giải trí, học hỏi đồng thời giúp nâng cao hiểu biết, tích lũy tri thức,kiến thức cho con người
1.2 Mạng xã hội
1.2.1 Định nghĩa Mạng xã hội
Khoản 22 Điều 3 Nghị định 72/2013/NĐ-CP định nghĩa thuật ngữ “Mạng xã hội”(social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạngcác dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau,bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện(chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác[4]
Có thể hiểu một cách đơn giản, mạng xã hội (social network) là một nền tảng trựctuyến với nhiều tính năng riêng biệt, ở đó người dùng có thể xây dựng và chia sẻ nộidung nhằm kết nối và tương tác với mọi người
Ở Việt Nam, một số mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến Facebook,Tiktok, Zalo, Instagram, Youtube…
1.2.2 Đặc điểm tin tức trên mạng xã hội với sinh viên
Tin tức trên mạng xã hội có ưu điểm lớn là tính đa dạng, cập nhật trên nhiều lĩnh vựcđời sống Người dùng có cơ hội tiếp cận dễ dàng, thuận tiện mọi lúc, mọi nơi Cáchthức truyền tải có thể từ các bài viết, video dài, ngắn trên nhiều nền tảng phổ biến
Trang 11nên thu hút được sự quan tâm lớn từ người dùng, đặc biệt là thế hệ trẻ - lực lượngngười dùng internet đông đảo nhất.
Tuy nhiên nội dung trên mạng xã hội được đăng tải từ nhiều nguồn cung cấp khácnhau, bất cứ ai cũng có thể xây dựng, cung cấp nội dung Cho nên công tác quản lý vàkiểm duyệt vẫn còn nhiều hạn chế Bên cạnh những thông tin khoa học, đứng đắn, xácthực không thể tránh các loại tin tức giả, sai lệch với mục đích thu hút sự chú ý, tăngtương tác từ lượng lớn người dùng
Bởi vậy nghiên cứu cũng chỉ ra sinh viên có xu hướng không coi trọng tính tin cậy củacác tin tức thời sự trên mạng xã hội, ngược lại đề cao tính cập nhật, sức lan truyềncũng như khả năng thu hút sự quan tâm cộng đồng
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TIẾP CẬN TIN TỨC THỜI SỰ TRÊN MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN
2.1 Lựa chọn phương tiện tiếp cận tin tức thời sự của sinh viên
Tin tức thời sự là một trong những nội dung phổ biến trên mạng xã hội Điều này thểhiện qua số lượng lớn các nội dung thời sự liên tục được cập nhật, làm mới mỗi ngày.Trong khảo sát về tần suất bắt gặp tin tức thời sự trên các mạng xã hội, phần lớn sinhviên chọn các mức độ 3, 4, 5 (từ thỉnh thoảng cho đến rất thường xuyên), trong đó mức
độ 4 (thường xuyên) chiếm tỉ trọng lớn nhất (31.3%)
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Hằng trên 183 sinh viên trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn năm 2022 đã chỉ ra mạng xã hội là một trong ba phương tiệntruyền thông phổ biến nhất trong tiếp nhận tin tức thời sự của sinh viên (86.9%), haiphương tiện phổ biến còn lại là báo mạng điện tử ( 86.3%) và truyền hình (73.8%).Khảo sát này cũng đưa ra các trang mạng xã hội được lựa chọn nhiều trong tiếp cận tintức, đứng đầu là Facebook (99.5%), tiếp đó là Youtube (84.7%), Instagram (77.6%),Zalo (70.5%), Tiktok (63.4%) và các mạng xã hội khác như Lotus, Viber, WhatsApp (13.7%) [6]
Trang 122.2 Nhu cầu và mức độ quan tâm của sinh viên về tin tức thời sự
Nghiên cứu về thái độ chủ động, tích cực của sinh viên đối với tiếp cận tin tức đặc biệt
là tin tức thời sự, kết quả chỉ ra 79.2% người tham gia cho biết họ tiếp cận các thôngtin thời sự trên mạng xã hội một cách bị động, chẳng hạn vô tình lướt tới các bài viết,video tin tức hay biết đến bởi bạn bè chia sẻ , chỉ có 20.8% người chủ động tìm đọctin tức thời sự
Bên cạnh đó về các chủ đề tin tức thời sự mà sinh viên quan tâm nhất, có đến 47.9%người tham gia cho rằng họ hứng thú với các nội dung được lan truyền mạnh, có mức
độ thảo luận cao trên mạng xã hội bất kể chủ đề, lĩnh vực nào Ngoài ra, giữa chính trị,
Trang 13xã hội – hai lĩnh vực chủ yếu của tin tức thời sự, sinh viên có xu hướng quan tâmnhiều hơn đến các tin tức xã hội.
Từ số liệu trên có thể thấy rằng sinh viên có nhu cầu tiếp nhận các tin tức thời sự, đặcbiệt các loại tin tức có độ thảo luận cao, được lan truyền và quan tâm mạnh mẽ trênmạng xã hội Tuy nhiên thái độ, tâm thế chủ yếu xuất phát từ nhu cầu giải trí cho nêncòn chưa tích cực, chủ động trong tìm đọc tin tức thời sự, khi nào lướt thấy thì đọc, nộidung thu hút được sự chú ý thì tìm hiểu
2.3 Cách thức tiếp nhận tin tức thời sự trên mạng xã hội của sinh viên.
Để việc tiếp nhận, nắm bắt các tin tức thời sự có ý nghĩa và hiệu quả việc lựa chọn tiếpnhận có chọn lọc và kiểm chứng thông tin là cần thiết Đây là một kĩ năng cần cókhông chỉ đối với sinh viên mà còn với bất kì người dùng mạng xã hội nào Lí do chủyếu là bởi mức độ tin cậy của các tin tức thời sự trên mạng xã hội không được ngườidùng đánh giá cao Các bài viết, video trên mạng xã hội có thể có những cái nhìn phiếndiện, chủ quan về một vấn đề nào đó Điển hình khác là cách truyền thông hướng dưluận tới những phản ứng như mong muốn nhằm phục vụ cho một số mục đích nào đó,
có thể là tích cực cũng có thể là tiêu cực tuy nhiên đánh mất tính khách quan vốn cócủa thông tin
Nghiên cứu về cách thức tiếp nhận thông tin của sinh viên đưa ra kết quả rằng phầnlớn các bạn có ý thức đọc và nghe một cách có chọn lọc và kiểm chứng thông tin nhậnđược (43.8%), tuy nhiên phụ thuộc rất lớn vào mức độ quan tâm, hứng thú với các nội