Mục tiêu nghiên cứuTạo danh mục các thuật ngữ luật hình sự đã được chuẩn hóa phục vụviệc sửa đổi, bổ sung BLHS, bao gồm: - Danh mục các thuật ngữ trong Phần chung BLHS; - Bảng định nghĩa
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
-ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ
XÂY DỰNG VÀ CHUẨN HOÁ
CÁC THUẬT NGỮ LUẬT HÌNH SỰ
PHỤC VỤ VIỆC SỬA ĐỔI
CƠ BẢN, TOÀN DIỆN BLHS VIỆT NAM
HÀ NỘI - 2014
Trang 2BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
-ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ
NĂM 2013 - 2014
XÂY DỰNG VÀ CHUẨN HOÁ
CÁC THUẬT NGỮ LUẬT HÌNH SỰ
PHỤC VỤ VIỆC SỬA ĐỔI
CƠ BẢN, TOÀN DIỆN BLHS VIỆT NAM
Chủ nhiệm đề tài: GS TS Nguyễn Ngọc Hòa Thư ký đề tài: TS Nguyễn Tuyết Mai
Cơ quan chủ trì: Viện khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp
HÀ NỘI - 2014
Trang 3ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ
“Xây dựng và chuẩn hóa các thuật ngữ luật hình sự phục vụ việc sửa đổi cơ
bản, toàn diện BLHS Việt Nam”
Chủ nhiệm đề tài
GS TS Nguyễn Ngọc Hòa
Trường Đại học Luật Hà Nội
Thư ký đề tài
TS Nguyễn Tuyết Mai
Giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội
Các cộng tác viên
PGS TS Lê Thị Sơn Trường Đại học Luật Hà Nội PGS TS Dương Tuyết Miên Trường Đại học Luật Hà Nội
TS Hoàng Văn Hùng Trường Đại học Luật Hà Nội
TS Nguyễn Thị Thuận Trường Đại học Luật Hà Nội
TS Trần Văn Dũng Bộ Tư pháp
TS Nguyễn Văn Hương Trường Đại học Luật Hà Nội
TS Đào Lệ Thu Trường Đại học Luật Hà Nội
TS Nguyễn Khắc Hải Khoa Luật ĐH Quốc gia Hà Nội
TS Nguyễn Thanh Tân Ban Nội chính Trung ương ThS Lâm Tiến Dũng Học viện Cảnh sát nhân dân;
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Chuyên đề 1 Hoàn thiện các thuật ngữ luật hình sự - mục đích, phạm vi và yêu cầu 82
Chuyên đề 2 Tội danh và việc chuẩn hóa các tội danh trong BLHS 94
Chuyên đề 3
Đánh giá việc sử dụng các thuật ngữ luật hình sự trong BLHS Việt Nam và trong các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
105
Chuyên đề 4
Đánh giá việc sử dụng các thuật ngữ luật hình sự trong các tài liệu nghiên cứu, giảng dạy của Việt Nam trong thời gian gần đây.
129
Chuyên đề 5 So sánh các thuật ngữ luật hình sự trong BLHS Việt Nam và BLHS CHND Trung Hoa. 163
Chuyên đề 6 So sánh các thuật ngữ luật hình sự trong BLHS Việt Nam và BLHS Nhật Bản. 189
Chuyên đề 7 So sánh các thuật ngữ luật hình sự trong BLHS Việt Nam và BLHS LB Nga 198
Chuyên đề 8 So sánh các thuật ngữ luật hình sự trong BLHS Việt Nam và BLHS CHLB Đức 218
Chuyên đề 9 So sánh các thuật ngữ luật hình sự trong BLHS Việt Nam và BLHS CH Pháp. 263
Chuyên đề 10 So sánh các thuật ngữ luật hình sự trong BLHS Việt Nam và BLHS Thụy Điển. 294
Chuyên đề 11 So sánh các thuật ngữ luật hình sự trong BLHS Việt Nam và LHS Mỹ. 322
Chuyên đề 12 So sánh các thuật ngữ luật hình sự trong BLHS 357
Trang 6Việt Nam và pháp luật hình sự quốc tế
BLHS Mẫu số 2A Phiếu hỏi về tên các nhóm tội trong BLHSVN
Mẫu số 2B Phiếu hỏi về các tội danh trong BLHSVN
Mẫu số 3 Phiếu hỏi về các định nghĩa khái niệm trong phần
chung BLHSVN
Trang 7PHẦN TỔNG THUẬT
Trang 8I PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu
Kỹ thuật lập pháp có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần quyết định chấtlượng của các văn bản pháp luật nói chung cũng như Bộ luật hình sự (BLHS)nói riêng Tuy nhiên, trong suốt quá trình từ khi có BLHS đầu tiên đến nay,vấn đề này chưa khi nào được đặt ra trong các lần sửa đổi, bổ sung BLHS Dovậy, trong BLHS hiện hành còn nhiều hạn chế liên quan đến hệ thống cácthuật ngữ (bao gồm các thuật ngữ trong Phần chung, các tội danh và tên cácchương trong Phần các tội phạm) Bên cạnh đó, nhiều định nghĩa khái niệmđược các thuật ngữ phản ánh cũng chưa chính xác hoặc không đảm bảo tínhthống nhất trong BLHS
Từ đó đòi hỏi trong lần sửa đổi, bổ sung cơ bản, toàn diện BLHS lầnnày, vấn đề kỹ thuật lập pháp cần phải được đặt ra Trong đó, có những vấn
đề cụ thể sau:
- Xây dựng hệ thống các thuật ngữ trong Phần Chung BLHS (trên cơ sởsửa đổi các thuật ngữ đang được sử dụng và bổ sung một số thuật ngữ cầnthiết) đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đối với thuật ngữ
- Xây dựng hệ thống các định nghĩa khái niệm trong Phần chung BLHS(trên cơ sở sửa đổi các định nghĩa đang được sử dụng và bổ sung các địnhnghĩa cần thiết nhưng chưa có) đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đối với định nghĩakhái niệm
- Chuẩn hóa tên các chương tội phạm trong Phần các tội phạm BLHS đểđảm bảo đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đối với tên nhóm tội
- Chuẩn hoá các tội danh trong BLHS để đảm bảo đáp ứng đầy đủ cácyêu cầu đối với tội danh
Để có cơ sở cho việc hoàn thiện BLHS về mặt kỹ thuật lập pháp với cácnội dung cụ thể nêu trên việc nghiên cứu để xây dựng, chuẩn hóa hệ thốngcác thuật ngữ luật hình sự là rất cần thiết, có ý nghĩa thiết thực
Trang 91.2 Mục tiêu nghiên cứu
Tạo danh mục các thuật ngữ luật hình sự đã được chuẩn hóa phục vụviệc sửa đổi, bổ sung BLHS, bao gồm:
- Danh mục các thuật ngữ trong Phần chung BLHS;
- Bảng định nghĩa các khái niệm trong Phần chung BLHS;
- Danh mục tên các chương tội phạm và
- Danh mục các tội danh
1.3 Quá trình thực hiện
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nhóm nghiên cứu đã triển khai công việc theo các bước sau:
- Bước 1: Nghiên cứu lý thuyết
Trong bước này, nhóm nghiên cứu đã tổ chức nghiên cứu những vấn đề
lý thuyết về thuật ngữ và định nghĩa khái niệm Kết quả của bước nghiên cứunày là 2 chuyên đề chung về thuật ngữ Trong đó, một chuyên đề có nội dunglàm rõ các yêu cầu đối với thuật ngữ và định nghĩa khái niệm được thuật ngữphản ánh và một chuyên đề có nội dung làm rõ các yêu cầu đối với tên cácnhóm tội cũng như các tội danh
- Bước 2: Đánh giá thực tiễn
Trong bước này, nhóm nghiên cứu đã vận dụng lý thuyết đánh giá cácthuật ngữ và các định nghĩa khái niệm trong Phần chung, tên các nhóm tội vàcác tội danh trong Phần các tội phạm BLHS Việt Nam Việc đánh giá này vừadựa trên có sở lý thuyết chung và vừa dựa trên cơ sở tham khảo kỹ thuật lậppháp trong luật hình sự quốc tế cũng như của 7 quốc gia khác (Mỹ, Pháp,Nga, Thụy Điển, Đức, Nhật Bản và Trung Quốc) Trên cơ sở đánh giá nàynhóm nghiên cứu đề xuất việc sửa đổi, bổ sung các thuật ngữ, các định nghĩakhái niệm, tên các nhóm tội và các tội danh
Kết quả của bước nghiên cứu này là 11 chuyên đề đánh giá dưới góc độ
so sánh luật kể cả so sánh luật thực định và so sánh về học thuật
- Bước 3: Tổng hợp các đánh giá và đề xuất
Trang 10Trong bước này, nhóm nghiên cứu đã tổng hợp và thống nhất các đềxuất sửa đổi, bổ sung các thuật ngữ, các định nghĩa khái niệm, tên các nhómtội và các tội danh
Kết quả của bước nghiên cứu này là các bảng: Bảng các thuật ngữ đượcsửa đổi và bổ sung; bảng các định nghĩa khái niệm được sửa đổi, bảng cácđịnh nghĩa khái niệm được bổ sung, bảng tên các nhóm tội được sửa đổi vàbảng các tội danh được sửa đổi Trong đó, kèm theo mỗi sự sửa đổi, bổ sung
là các lý giải cụ thể
- Bước 4: Thăm dò ý kiến
Trong bước này, nhóm nghiên cứu thực hiện việc thăm dò qua hai hìnhthức:
- Thăm dò kết quả nghiên cứu qua phiếu khảo sát Cụ thể: 3 mẫu phiếukhảo sát đã được gửi cho 300 lượt cá nhân đang tham gia giảng dạy, nghiêncứu hoặc hoạt động thực tiễn cũng như đang là học viên cao học
- Thăm dò kết quả nghiên cứu qua trao đổi ý kiến trong các tọa đàm, hộithảo Cụ thể: Các đề xuất về thuật ngữ và về định nghĩa khái niệm đã đượctọa đàm trong nội bộ nhóm nghiên cứu Đề xuất về một số thuật ngữ cònvướng mắc cũng như đề xuất về các tội danh và tên các chương tội phạm đãđược trình bày và tranh luận trong Hội thảo do Ban chủ nhiệm đề tài tổ chứcvới thành phần được mời tham gia là cán bộ nghiên cứu, giảng dạy cũng nhưcán bộ làm công tác thực tiễn từ Bộ Tư pháp, VKSNDTC, Khoa Pháp luậthình sự Trường Đại học luật Hà Nội, Khoa luật ĐHQG HN, Học viện cảnhsát nhân dân và Trường Đại học kiểm sát
Kết quả của bước nghiên cứu này là các bảng tổng hợp kết quả khảo sát
và kết quả hội thảo
- Bước 5: Hoàn chỉnh kết quả nghiên cứu
Trong bước này, nhóm nghiên cứu đã đánh giá kết quả khảo sát và kếtquả hội thảo để cân nhắc tiếp thu các ý kiến chưa đồng thuận với đề xuất củanhóm Từ đó, nhóm nghiên cứu đã có những chỉnh sửa để có kết quả cuối
Trang 11II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
- Thứ nhất, xác định được các yêu cầu đối với thuật ngữ và định nghĩa
khái niệm trong Phần chung BLHS cũng như đối với tội danh và tên cácchương trong Phần riêng BLHS;
- Thứ hai, đánh giá được các thuật ngữ, các định nghĩa khái niệm, các
tội danh và tên các chương tội phạm trong BLHS theo các yêu cầu đã đượcxác định và
- Thứ ba, dựa trên kết quả đánh giá và tham khảo kinh nghiệm quốc tê
đề xuất:
+ Sửa đổi 36 thuật ngữ và bổ sung 4 thuật ngữ;
+ Sửa đổi 20 định nghĩa khái niệm và bổ sung 23 định nghĩa;
+ Sửa đổi 119 tội danh và
+ Nguyên tắc đặt tên các chương tội phạm
2.1 Về các thuật ngữ trong Phần chung BLHS
2.1.1 Các yêu cầu đối với thuật ngữ trong Phần chung BLHS
Thuật ngữ là từ hoặc cụm từ được đặt làm tên gọi chính xác cho cáckhái niệm thuộc lĩnh vực khoa học nhất định5 Trong đó, “khái niệm được hiểu là hình thức tư duy phản ánh những dấu hiệu bản chất đặc trưng của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan”6; Thuật ngữ là hình thứcngôn ngữ biểu đạt khái niệm của ngành khoa học nhất định hay còn gọi làkhái niệm khoa học Giữa thuật ngữ và khái niệm khoa học có quan hệ mậtthiết với nhau nhưng cũng có sự độc lập tương đối Trong cùng một ngônngữ, thuật ngữ có thể có sự thay đổi khi khái niệm không thay đổi và ngượclại, khái niệm có thể có sự phát triển khi thuật ngữ không thay đổi7
5 Xem: Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, 2011, tr 118; Mai Ngọc Chừ,
Vũ Đức Nghiêu, Hoàng Trọng Phiến, Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, 2009, tr 219
6 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Logic học, Nxb CAND, 2012, tr 36
7 Ví dụ: Khái niệm Đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam trước năm 1985 và hiện nay không có sự thay
đổi nhưng thuật ngữ biểu đạt khái niệm này đã có sự thay đổi, trước năm 1985 được gọi tên là cộng phạm và sau đó cho đến nay được gọi tên là đồng phạm; khái niệm án treo trong luật hình sự Việt Nam từ năm 1985
đến nay được hiểu rất khác với khái niệm án treo được hiểu trước đó nhưng tên của khái niệm (thuật ngữ biểu đạt hai khái niệm này) không có sự thay đổi.
Trang 12Từ đó có thể hiểu thuật ngữ luật hình sự là từ hoặc cụm từ được dùnglàm tên gọi chính xác của các khái niệm thuộc lĩnh vực luật hình sự Với tínhchất là một ngành luật, luật hình sự được hình thành trên cơ sở hệ thống cáckhái niệm trong đó có các khái niệm của riêng ngành luật này và cũng có một
số khái niệm của các ngành luật khác cũng như của hệ thống pháp luật nóichung Các khái niệm của luật hình sự bao gồm các khái niệm phản ánh cácđối tượng thuộc Phần chung và các khái niệm phản ánh các đối tượng thuộcPhần các tội phạm
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của một số nhà ngôn ngữ học đã đượccông bố8 cũng như căn cứ vào thực trạng của việc sử dụng thuật ngữ luật hình
sự trong BLHS nhóm nghiên cứu cho rằng thuật ngữ luật hình sự cần có các đặcđiểm sau:
Thuật ngữ luật hình sự được coi là có tính hệ thống khi thuật ngữ đó thể
8 Các kết quả nghiên cứu được tham khảo là: Dẫn luận ngôn ngữ học của Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Nxb Giáo dục, 2011; Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt của Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiêu, Hoàng Trọng Phiến, Nxb Giáo dục, 2009; Thuật ngữ khoa học của Nguyễn Hỹ Hậu, nguồn: http://tiengvietmenyeu.wordpress.com/2011/06/01/thu%E1%BA%ADt-ng%E1%BB%AF-khoa-%E1%BB
%8Dc/
Trang 13hiện được vị trí, mối quan hệ của nó với các thuật ngữ khác trong hệ thốngcác thuật ngữ luật hình sự cũng như các thuật ngữ luật học nói chung Mốiquan hệ có tính hệ thống của các thuật ngữ luật hình sự phản ánh và trên cơ sởtính hệ thống của các khái niệm thuộc ngành luật hình sự Việc sử dụng từngữ và cách cấu trúc các thuật ngữ phải có tính thống nhất để đảm bảo tính hệthống của thuật ngữ.
Thuật ngữ luật hình sự có thể là từ nhưng cũng có thể là tập hợp từ Đốivới những thuật ngữ là tập hợp từ, khi xây dựng cần đảm bảo được cấu trúcđúng cách vì thuật ngữ cũng như thuật ngữ luật hình sự đều là bộ phận của
ngôn ngữ nói chung, “chịu sự chi phối của các quy luật ngữ âm, cấu tạo từ
và ngữ pháp của ngôn ngữ nói chung”9
Ngoài ba yêu cầu trên, thuật ngữ luật hình sự cũng cần đáp ứng yêu cầu
về tính ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ của thuật ngữ
2.1.2 Kết quả đánh giá các thuật ngữ được sử dụng trong Phần chung BLHS và kiến nghị sửa đổi, bổ sung
Trong Phần chung BLHS Việt Nam có 83 thuật ngữ là tên gọi của 81khái niệm, trong đó có 2 khái niệm có hai tên gọi Đối chiếu các thuật ngữnày với các yêu cầu của thuật ngữ, nhóm nghiên cứu xác định có 47 thuật ngữđảm bảo yêu cầu; 36 thuật ngữ cần sửa đổi Đó là các thuật ngữ không đảmbảo tính chính xác (trùng lặp với thuật ngữ của ngành khác, không rõ ràng vềnghĩa, phản ánh không đúng, không chuẩn xác khái niệm); không đảm bảotính hệ thống, logic hoặc không đảm bảo tính ngắn gọn, chuẩn xác về ngữhọc Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng đề xuất bổ sung 4 thuật ngữ mới, trong
đó có 2 thuật ngữ là tên gọi của hai khái niệm đã được thừa nhận trong thựctiễn và 2 thuật ngữ là tên gọi của các khái niệm cần được bổ sung để phù hợpvới pháp luật quốc tế
Như vậy, từ 83 thuật ngữ đang sử dụng có 87 thuật ngữ được đề xuất(47 thuật ngữ giữ nguyên, 36 thuật ngữ được sửa đổi và 4 thuật ngữ được
9 Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb GDVN, 2011, tr 122
Trang 14bổ sung)
2.1.2.1 Các thuật ngữ cần được sửa đổi
Các thuật ngữ cần được sửa đổi có thể phân thành các nhóm sau:
Thứ nhất, nhóm các thuật ngữ trùng với các thuật ngữ của ngành luật
hành chính
Một số thuật ngữ đang được sử dụng trong BLHS hoàn toàn trùng vớithuật ngữ phản ánh các khái niệm của ngành luật hành chính Đó là tên gọimột số loại hình phạt Cụ thể, các thuật ngữ cảnh cáo (Điều 29), phạt tiền(Điều 30), trục xuất (Điều 32) là tên gọi của các hình phạt trong BLHS nhưngcũng là tên gọi của 3 hình thức xử phạt của trách nhiệm hành chính Do vậy,những thuật ngữ này không đảm bảo tính chính xác
Để khắc phục sự trùng lặp này có thể sửa đổi bằng cách bổ sung từ
“hình phạt” vào tên gọi hiện nay để có các thuật ngữ: Hình phạt cảnh cáo;hình phạt tiền, hình phạt trục xuất
Thuật ngữ là tên gọi các loại hình phạt khác tuy rõ ràng, không trùngvới các thuật ngữ thuộc ngành luật khác nhưng để đảm bảo tính thống nhấttrong hệ thống cũng cần sửa các thuật ngữ này theo cách chung nêu trên.Theo đó có 13 thuật ngữ mới là: 1 Hình phạt cải tạo không giam giữ; 2 Hìnhphạt cấm cư trú; 3 Hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ; 4 Hình phạt cấmhành nghề hoặc làm công việc nhất định; 5 Hình phạt cảnh cáo; 6 Hình phạtquản chế; 7 Hình phạt tịch thu tài sản; 8 Hình phạt tiền; 9 Hình phạt trụcxuất; 10 Hình phạt tù chung thân; 11 Hình phạt tù có thời hạn; 12 Hình phạt
tử hình và 13 Hình phạt tước một số quyền công dân.10 Trong đó, hai thuậtngữ là “hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ” và thuật ngữ “hình phạt cấm hànhnghề hoặc làm công việc nhất định” được tách ra từ một thuật ngữ chung là
“cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định”
10 Trong BLHS Cộng hoà Liên bang Đức, tên gọi hầu hết các loại hình phạt đều có từ “Strafe” (có nghĩa trong tiếng Việt là hình phạt) là một bộ phận cấu thành thuật ngữ: Geldstrafe (hình phạt tiền), Freiheitstrafe (hình phạt tự do) Ngoài ra, hai hình phạt đã bị bãi bỏ cũng có tên gọi được cấu trúc tương tự là Vermoegensstrafe (hình phạt tài sản) và Todesstrafe (hình phạt chết - tử hình) Xem: Các điều từ Điều 38 BLHS Cộng hoà Liên bang Đức, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2011 (bản tiếng Đức và tiếng Việt).
Trang 15(Điều 36) Việc tách này là cần thiết vì cấm đảm nhiệm chức vụ và cấm hànhnghề hoặc làm công việc nhất định có tính chất khác nhau nên không thể đểchung là một loại hình phạt.
Thứ hai, nhóm các thuật ngữ phản ánh chưa rõ, không đúng khái niệm
- Thuật ngữ “các biện pháp tư pháp” (Chương VI)
Thuật ngữ này chưa thể hiện rõ ràng khái niệm cần phản ánh trong sự
so sánh với khái niệm hình phạt Với tên gọi này thì hình phạt cũng có thểđược xác định thuộc các biện pháp tư pháp vì hình phạt cũng thuộc lĩnh vực
tư pháp Khái niệm được đề cập ở đây tuy có liên quan với khái niệm hìnhphạt nhưng là khái niệm độc lập phản ánh đối tượng có mục đích và nội dungriêng Tên gọi của khái niệm này phải phản ánh được đặc điểm riêng đó để cóthể phân biệt được với khái niệm hình phạt Tham khảo luật hình sự của một
số quốc gia khác, cũng không thấy quốc gia nào khi đặt tên cho các biện phápnày sử dụng từ “tư pháp” Cụ thể: Tên gọi của khái niệm tương ứng với kháiniệm này trong BLHS Cộng hoà Liên bang Đức là “các biện pháp xử lí hoànthiện và đảm bảo an toàn” (Điều 61); trong BLHS Liên bang Nga là “các biệnpháp pháp luật hình sự khác” (Mục VI); trong BLHS Thụy Điển là “các biệnpháp xử lý hình sự đặc biệt khác đối với tội phạm” và trong BLHS của ViệtNam cộng hoà năm 1972 là “biện pháp phòng vệ” (Điều 50)
Căn cứ vào mục đích cũng như nội dung của các biện pháp tư pháp đãđược quy định có thể sửa đổi thuật ngữ “các biện pháp tư pháp” thành “biệnpháp khắc phục, phòng ngừa” Tên gọi này phản ánh rõ mục đích trực tiếpcủa biện pháp là khắc phục hậu quả của hành vi phạm tội cũng như phòngngừa việc phạm tội lại Điều này cũng thể hiện sự khác biệt của khái niệm nàyvới khái niệm hình phạt
- Thuật ngữ “sự kiện bất ngờ” (Điều 11)
Thuật ngữ này chưa thể hiện rõ ràng khái niệm Đối tượng được kháiniệm này phản ánh là một trường hợp không có lỗi - trường hợp chủ thể dokhách quan đã không thấy trước hậu quả thiệt hại của hành vi của mình Têngọi hiện nay của khái niệm không thể hiện được nội dung này mà mới chỉphản ánh được nguyên nhân của việc không có lỗi Tham khảo luật hình sự
Trang 16của một số quốc gia khác, không có quốc gia nào có tên gọi tương tự như vậy.Tên gọi của khái niệm tương ứng với khái niệm này trong BLHS Liên bangNga là “gây ra hậu quả nhưng không có lỗi” (Điều 28).
Do vậy, thuật ngữ “sự kiện bất ngờ” cần phải được thay thế bằng thuậtngữ phản ánh đúng nội dung của khái niệm Thuật ngữ thay thế có thể là
“không có lỗi do sự kiện bất ngờ” Từ thuật ngữ này có thể xây dựng tên gọicho các trường hợp không có lỗi khác: Không có lỗi do bất khả kháng (trườnghợp này được gọi trong một số tài liệu là trường hợp “bất khả kháng”) và không
có lỗi do không có năng lực lỗi.Tuy nhiên, tên gọi “không có lỗi do sự kiệnbất ngờ” cũng chưa thật rõ ràng bởi ở trường hợp ‘bất khả kháng” cũng có tínhbất ngờ “Sự kiện bất ngờ” và trường hợp “bất khả kháng” khác nhau ở chỗ:
“bất ngờ” nên không thấy trước hậu quả và ‘bất ngờ” nên không thể tránhđược hậu quả mặc dù thấy trước hậu quả Do vậy, tên chính xác hơn cho “sựkiện bất ngờ” có thể là: “Không có lỗi do không thấy trước hậu quả” còn têncho “bất khả kháng” có thể là: “Không có lỗi do không thể tránh được hậuquả”
- Thuật ngữ “tình thế cấp thiết” (Điều 16)
Đây cũng là thuật ngữ chưa thể hiện rõ ràng khái niệm Đối tượng đượckhái niệm này phản ánh là trường hợp gây thiệt hại nhưng được coi là hợppháp và việc gây thiệt hại được thừa nhận là quyền của mỗi cá nhân vì việclàm này là cần thiết cho xã hội được xác định bởi hoàn cảnh khách quan cótính cấp thiết Tên gọi hiện nay của khái niệm mới chỉ thể hiện được hoàncảnh khách quan đó mà chưa thể hiện được nội dung chính của khái niệm làhành vi gây thiệt hại hợp pháp của chủ thể Do vậy, thuật ngữ “tình thế cấpthiết” cần được sửa đổi để phản ánh đúng khái niệm Thuật ngữ thay thế cho
“tình thế cấp thiết” có thể là “gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết” hoặc “hành vicấp thiết“ Tham khảo 6 BLHS có tên gọi cho trường hợp này cho thấy, tên gọitrong 3 BLHS phản ánh hành vi chứ không phản ánh hoàn cảnh Cụ thể: Tên gọicủa khái niệm tương ứng với khái niệm này trong BLHS Trung Quốc là
“phòng tránh nguy hiểm” (Điều 21); trong BLHS Nhật Bản là “ngăn ngừamối nguy hiểm đang diễn ra” (Điều 37) và trong BLHS của Việt Nam cộng
Trang 17hoà năm 1972 là “hành vi thiết bách” (Điều 75).
- Thuật ngữ “giảm mức hình phạt đã tuyên” (Điều 58)
Thuật ngữ này không thể hiện đúng khái niệm Đối tượng được kháiniệm này phản ánh không phải là việc thay đổi (giảm) hình phạt đã tuyên.Hình phạt đã tuyên trong bản án không có sự thay đổi Đây chỉ là trường hợpgiảm thời hạn chấp hành hình phạt đã tuyên và định nghĩa khái niệm cũng xácđịnh rõ như vậy Tên gọi này cũng mâu thuẫn với tên gọi “giảm thời hạn chấp
hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt” (Điều 59) Cùng chỉ một vấn đề - ở
trường hợp bình thường và trường hợp đặc biệt nhưng tên gọi cho hai trườnghợp này lại khác nhau hoàn toàn: “giảm mức hình phạt đã tuyên” và “giảmthời hạn chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt” Trong đó, thuật ngữthứ hai là thuật ngữ phản ánh đúng khái niệm Do vậy, thuật ngữ “giảm mứchình phạt đã tuyên cần thay đổi thành “giảm thời hạn chấp hành hình phạt” đểcho đúng với nội dung khái niệm và cũng thống nhất với thuật ngữ “giảm thờihạn chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt”
- Thuật ngữ “tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự” (Điều 13)
Thuật ngữ này thể hiện không đúng khái niệm vì có nội dung rộng hơn
so với khái niệm Khái niệm được mô tả trong điều luật chỉ là một trường hợpkhông có năng lực trách nhiệm hình sự - không có năng lực trách nhiệm hình
sự do mắc bệnh dẫn đến mất năng lực nhận thức hoặc năng lực điều khiểnhành vi Bên cạnh đó còn có trường hợp khác cũng thuộc tình trạng này làtrường hợp không có năng lực trách nhiệm hình sự do chưa đủ tuổi chịu tráchnhiệm hình sự.11 Như vậy, tên gọi của khái niệm bao quát cả hai trường hợpnhưng nội dung của khái niệm được mô tả chỉ thể hiện một trường hợp
Như vậy, tên gọi cho khái niệm được quy định tại Điều 13 BLHS khôngphải là “tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự” Tên gọi chotrường hợp này có thể là “tình trạng không có năng lực lỗi” hay “không cónăng lực lỗi” Tên gọi “tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự” hay
“không có năng lực trách nhiệm hình sự” được dùng cho khái niệm khác Đó
11 Về vấn đề năng lực trách nhiệm hình sự hiện còn có ý kiến khác nhau Có thể tham khảo: Nguyễn Ngọc Hoà, “Vấn đề năng lực trách nhiệm hình sự - từ lí thuyết đến sự thể hiện trong Bộ luật hình sự Việt Nam”, Tạp chí luật học, số 4/2014
Trang 18là trường hợp không có năng lực lỗi và trường hợp chưa đạt độ tuổi chịu tráchnhiệm hình sự Trong các BLHS được nghiên cứu, chỉ có BLHS của Liênbang Nga đặt tên tương tự như BLHS Việt Nam Tên gọi của khái niệm tươngứng với khái niệm này trong BLHS Cộng hoà Liên bang Đức là “không cónăng lực lỗi do các rối loạn tâm thần” (Đièu 20) Trong BLHS của Pháp (Điều122-1), Bộ luật hình sự của Việt Nam cộng hoà năm 1972 (Điều 76) hay trong
Bộ tổng luật Hoa Kỳ (Điều 17 chương 1 Tiểu mục 18) đều có quy định vềviệc loại trừ trách nhiệm hình sự do bị mắc bệnh tâm thần nhưng không có têngọi cho các trường hợp này
Thứ ba, nhóm thuật ngữ phản ánh chưa chuẩn xác khái niệm
- Thuật ngữ “trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại” (Điều 42)
Thuật ngữ này chưa thể hiện được tính chất cưỡng chế của biện phápkhắc phục, phòng ngừa Trong khi đó, một biện pháp khắc phục, phòng ngừakhác có tên gọi thể hiện rất rõ tính chất cưỡng chế này đó là thuật ngữ “buộccông khai xin lỗi” Việc trả lại tài sản, sửa chữa hay bồi thường thiệt hại ở đâykhông phải là việc làm bình thường như trong quan hệ pháp luật dân sự mà làbiện pháp cưỡng chế bên cạnh biện pháp cưỡng chế khác là hình phạt Dovậy, để phản ánh chuẩn xác khái niệm và cũng để đảm bảo tính thống nhấttrong hệ thống cần bổ sung từ “buộc” vào tên gọi hiện nay Ngoài ra, cũngcần tách biện pháp này thành 2 biện pháp là “buộc trả lại tài sản” và “buộcsửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại” vì trả lại tài sản có tính chất khác với sửachữa và bồi thường thiệt hại Do vậy, thuật ngữ “trả lại tài sản, sửa chữa hoặcbồi thường thiệt hại” cần được sửa đổi thành “buộc trả lại tài sản” và “buộc
sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại”
- Thuật ngữ “đưa vào trường giáo dưỡng” (Điều 70)
Thuật ngữ này chưa thể hiện được nội dung chính của khái niệm Vấn
đề ở đây là giáo dục tại trường giáo dưỡng chứ không chỉ đơn thuần là việcđưa vào trường giáo dưỡng Do vậy, để phản ánh chuẩn xác khái niệm cầnsửa đổi thuật ngữ “đưa vào trường giáo dưỡng” thành “giáo dục tại trườnggiáo dưỡng” Thuật ngữ mới này cũng sẽ đảm bảo tính thống nhất trong hệthống với thuật ngữ “giáo dục tại xã, phường, thị trấn (trong phần tiếp theo,
Trang 19thuật ngữ này được đề nghị sửa thành “giáo dục tại cộng đồng”) BLHS của
LB Nga và của Thụy Điển là 2 BLHS có quy định biện pháp tương tự đều đặttên gắn với hoạt động chăm sóc, giáo dục tác động đến người phạm tội Cụthể: Trong BLHS LB Nga là “các biện pháp giáo dục bắt buộc”, trong BLHSThụy Điển là “chăm sóc người chưa thành niên”
Bốn là, nhóm thuật ngữ không đảm bảo tính hệ thống, logic
- Thuật ngữ “phạm tội có tổ chức” (Điều 20)
Thuật ngữ này không đảm bảo tính hệ thống, logic vì khái niệm cầnđược đặt tên không phải là về trường hợp đặc biệt của phạm tội nói chung mà
là trường hợp đặc biệt của hình thức phạm tội “đồng phạm” bên cạnh hìnhthức phạm tội riêng lẻ Do vậy, thuật ngữ “phạm tội có tổ chức” cần được sửađổi thành “đồng phạm có tổ chức” để phân biệt với trường hợp đồng phạmthông thường
- Thuật ngữ “tái phạm nguy hiểm” (Điều 49)
Thuật ngữ này không đảm bảo tính hệ thống, logic Khi có thuật ngữ
“tái phạm nguy hiểm” thì theo tính hệ thống, logic phải có “tái phạm khôngnguy hiểm” Tuy nhiên, không thể có “tái phạm không nguy hiểm” Trong hệthống, bên cạnh tường hợp đang được gọi là “tái phạm nguy hiểm” chỉ có “táiphạm” Do vậy, để đảm bảo tính hệ thống, logic thuật ngữ này cần được sửađổi thành “tái phạm đặc biệt” hoặc “tái phạm nghiêm trọng” trong sự so sánhvới “tái phạm” (bình thường) Trong 2 BLHS có qui định tương tự, BLHS LBNga (Điều 18) đặt tên tương tự như Việt Nam còn Trung Quốc đặt tên là “táiphạm đặc biệt” (Điều 66)
Năm là, nhóm các thuật ngữ chưa đảm bảo tính ngắn gọn
Đây là các thuật ngữ có nội dung diễn giải không cần thiết Để rút gọncác thuật ngữ này có thể lược bớt từ không cần thiết hoặc dùng từ thay thếngắn gọn hơn Thuộc nhóm này có các thuật ngữ sau:
- Thuật ngữ “tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác” (Điều 14)
Ở thuật ngữ này có thể lược bớt cụm từ không cần thiết có nội dung giảithích nguyên nhân của tình trạng say Theo đó, có thuật ngữ mới ngắn gọn hơn
Trang 20là “tình trạng say” Phần bị lược bỏ sẽ được sử dụng khi định nghĩa khái niệm.
Trong 5 BLHS có khái niệm tương tự, chỉ có BLHS LB Nga đặt tên như ViệtNam còn các BLHS của CHLB Đức (Điều 64), Trung Quốc (Điều 18), ThụyĐiển và Mỹ (Điều 2.08 (5) BLHS mẫu đều sử dụng tên gọi; ‘tình trạng say”hoặc “tình trạng tự say”
- Thuật ngữ “tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội” (Điều 19)
Thuật ngữ này cần rút gọn thành “tự chấm dứt việc phạm tội” Trong
đó, cụm từ “tự chấm dứt” là cụm từ khái quát thay thế cho cụm từ diễn giải cụthể “tự ý nửa chừng chấm dứt” Các BLHS được nghiên cứu có đặt tên chotrường hợp này đều không đặt tên theo kiểu diễn giải Tên gọi trường hợp này
là “tự chấm dứt” (Điều 24 BLHS CHLB Đức), “Tự nguyện từ bỏ việc phạmtội” (Điều 31 BLHS LB Nga), “dừng lại giữa chừng việc phạm tội (Điều 24BLHS Trung Quốc),”từ bỏ việc phạm tội” (Điều 5.01 (4) BLHS mẫu Mỹ)
- Thuật ngữ “giáo dục tại xã, phường, thị trấn” (Điều 70)
Thuật ngữ này cần sửa đổi thành “giáo dục tại cộng đồng” Ở đây, từ
“cộng đồng” là từ được dùng tương đối phổ biến hiện nay để sử dụng thay thếcho các từ xã, phường, thị trấn Việc thay thế này vừa đảm bảo cho thuật ngữngắn gọn hơn, vừa đảm bảo tính khái quát Tuy nhiên, cũng có ý kiến chorằng, cụm từ “cộng đồng” có nghĩa tương đối rộng nên không thật phù hợp
Do vậy, có phương án khác là thay “giáo dục tại xã, phường, thị trấn” thành
“giáo dục tại nơi cư trú”
- Thuật ngữ “thời hạn để xoá án tích”(Điều 67)
Thuật ngữ này cần được sửa đổi thành “thời hạn xoá án tích” để thuật
ngữ ngắn gọn hơn và bớt “nặng nề”
Sáu là, nhóm các thuật ngữ chưa chuẩn về ngữ học (từ hoặc cấu trúc
chưa chuẩn)
- Thuật ngữ “phòng vệ chính đáng” (Điều 15)
Trong thuật ngữ này, từ “phòng vệ” chưa thật phù hợp với khái niệm
“Phòng vệ” thường được hiểu là phòng thủ, phòng ngừa còn đối tượng củakhái niệm cần được đặt tên không còn là phòng thủ, phòng ngừa mà là hànhđộng chống trả sự tấn công Do vậy, cần thay “phòng vệ” bằng từ khác thể
Trang 21hiện sự “chống trả” Từ đó có thể là “tự vệ”12 Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng
từ “tự vệ” lại bó hẹp quyền của chủ thể vì ‘tự vệ” là chống trả khi chính mình
bị tấn công, trong khi chế định này không giới hạn như vậy Nhưng có hai lý
do cho phép có thể chấp nhận từ “tự vệ”: Chế định này xuất phát trước hết từquyền được tự bảo vệ và tiếp đó là mở rộng quyền được bảo vệ người khác.Hơn nữa, cần hiểu tự vệ ở một nghĩa rộng là một dạng bảo vệ từ phía ngườidân trong sự thống nhất với bảo vệ từ phía Nhà nước
Từ “chính đáng” trong thuật ngữ cũng không phù hợp Vấn đề đặt ra ởđây là tự vệ (phòng vệ) như thế nào thì được luật thừa nhận và trở thành chínhđáng? Đó chính là dấu hiệu “cần thiết” để có thể ngăn chặn hành vi tấn công
Từ “cần thiết” cũng được sử dụng trong BLHS để định nghĩa khái niệm Dovậy, cần sửa đổi thuật ngữ “phòng vệ chính đáng” thành “tự vệ cần thiết”.Trong các BLHS được nghiên cứu, khái niệm này được đặt tên cũng rất khácnhau Cụ thể: Trong BLHS Nhật Bản được gọi là “tự vệ” (Điều 36); trongBLHS Nga là “phòng vệ cần thiết” (Điều 37); trong BLHS Thuỵ Điển là “tự vệchính đáng” (Điều 1 Chương 21), trong BLHS CHLB Đức là tự vệ khẩn cấp(Điều 32)
- Thuật ngữ “thời gian thử thách” (Điều 60)
Thuật ngữ này cần được sửa đổi thành “thời hạn thử thách” để tránhhiểu thời gian theo nghĩa là thời điểm Thời gian có thể hiểu theo hai nghĩa
là khoảng thời gian (nghĩa đúng) và thời điểm (nghĩa hiểu sai trong thực tế)
Ở thuật ngữ này, thời gian được sử dụng theo nghĩa đúng - nghĩa thời hạn
Do vậy, thuật ngữ “thời hạn thử thách” rõ ràng hơn so với thuật ngữ “thờigian thử thách” Nhiều BLHS được nghiên cứu sử dụng từ “thời hạn” nhưBLHS LB Nga (Điều 73), BLHS Nhật Bản (các điều 25, 26, 27), BLHSThụy Điển (Điều 4 Chương 28)
- Thuật ngữ “vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết” (Điều 16)
Thuật ngữ này chưa chính xác khi sử dụng từ “yêu cầu” Hơn nữa, việc
sử dụng từ “yêu cầu” cũng mâu thuẫn với thuật ngữ “vượt quá giới hạn của tự
vệ cần thiết” Cùng là vượt quá nhưng ở “tự vệ cần thiết” là vượt quá “giới
12 Trong Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, NXB Khoa học xã hội, 1994, khi giải thích hai từ này,
Từ điển đã lấy ví dụ cho từ tự vệ là Quyền tự vệ (tr 1041).
Trang 22hạn” còn ở đây là vượt quá “yêu cầu” Giữa “giới hạn” và “yêu cầu” cần phảichọn một để đảm bảo tính thống nhất Vượt quá ở cả hai trường hợp này đều
là vượt “quyền” Do vậy, chỉ có thể là vượt quá giới hạn vì chỉ có thể nói giớihạn của quyền chứ không nói yêu cầu của quyền
Ngoài ra, thuật ngữ này cũng cần sửa lại để phù hợp với việc thuật ngữ
“tình thế cấp thiết” đã được sửa đổi Do vậy, thuật ngữ “vượt quá yêu cầu củatình thế cấp thiết” cần được sửa đổi thành “vượt quá giới hạn gây thiệt hạitrong tình thế cấp thiết” hoặc “vượt quá giới hạn của hành vi cấp thiết” CácBLHS được nghiên cứu đều không sử dụng từ “yêu cầu”, trong đó, BLHSNga (Điều 39), BLHS Trung Quốc (Điều 21) sử dụng từ “giới hạn”
- Thuật ngữ “người thực hành” (Điều 20)
Thuật ngữ này cần được sửa đổi thành “người thực hiện” Thực hành cóthể hiểu theo hai nghĩa: Nghĩa áp dụng lí thuyết vào thực tế và nghĩa thựchiện Trong trường hợp này, thực hành được hiểu là thực hiện Do vậy, việc
sử dụng từ “thực hiện” thay cho từ “thực hành” làm cho thuật ngữ rõ rànghơn Đồng thời, thuật ngữ mới này cũng làm cho diễn đạt có liên quan
“thuận” hơn Ví dụ: Diễn đạt “xúi giục thực hiện tội phạm hay giúp sức thực
hiện tội phạm” rõ ràng “thuận” hơn so với diễn đạt “xúi giục thực hành tộiphạm hay giúp sức thực hành tội phạm” Khi sửa đổi thuật ngữ “người thựchành” thành “người thực hiện” thì thuật ngữ chung cho 4 loại người đồngphạm cần được thống nhất là “người phạm tội” Người phạm tội có thể làngười thực hiện (tội phạm), người xúi giục (thực hiện tội phạm), người giúpsức (thực hiện tội phạm) hay người tổ chức (thực hiện tội phạm) Trong cácBLHS được nghiên cứu chỉ có BLHS Pháp sử dụng từ “thực hành”, cácBLHS của Cộng hoà Liên bang Đức (Điều 25), Liên bang Nga (Điều 33),Thuỵ Điển (Điều 4 Chương 23) đều sử dụng từ “thực hiện” còn BLHS Nhậtdung từ “chính phạm” (Điều 60), BLHS của Việt Nam cộng hòa năm 1972dùng từ ‘chánh phạm”
- Thuật ngữ “dấu hiệu định tội” (Điều 46) và “yếu tố định tội” (Điều 48)Hai thuật ngữ này cùng được sử dụng trong BLHS là tên gọi của mộtkhái niệm Do vậy, cần phải chọn một trong hai thuật ngữ để đảm bảo tính
Trang 23thống nhất Khi nói đến quy định của luật thì “dấu hiệu” là từ thường được sửdụng Từ “yếu tố” thường được sử dụng khi nói về cấu trúc của tội phạm.Theo đó, cần sử dụng thuật ngữ “dấu hiệu định tội” và thêm từ “danh” để chothuật ngữ rõ ràng hơn
Như vậy, thuật ngữ “dấu hiệu định tội” và thuật ngữ “yếu tố định tội”cần được sửa đổi thành“dấu hiệu định tội danh”
- Thuật ngữ “dấu hiệu định khung” (Điều 46) và “yếu tố định khung”(Điều 48)
Hai thuật ngữ này cần được sửa đổi thành “dấu hiệu định khung hìnhphạt” với các lí do tương tự như đã trình bày đối với trường hợp thuật ngữ
“dấu hiệu định tội” và thuật ngữ “yếu tố định tội”
- Thuật ngữ “bắt buộc chữa bệnh” (Điều 43)
Thuật ngữ này cần được sửa đổi thành “chữa bệnh bắt buộc” cho đúng
với cấu trúc ngôn ngữ Từ “chữa bệnh” thể hiện nội dung của biện pháp, còn
từ “bắt buộc” thể hiện tính chất của chữa bệnh nên phải được đặt ở vị trí làtính từ đứng sau từ chữa bệnh BLHS LB Nga cũng sử dụng cụm từ chữabệnh bắt buộc khi đặt tên Chương 15 là: Cấc biện pháp chữa bệnh bắt buộc
- Thuật ngữ “đương nhiên xoá án tích” (Điều 64)
Thuật ngữ này cần được sửa đổi thành “xoá án tích đương nhiên” chođúng với cấu trúc ngôn ngữ Từ “đương nhiên” được sử dụng xác định tínhchất của xoá án tích nên phải được đặt ở vị trí là tính từ đứng sau từ “xoá ántích” Từ đó tạo ra sự thống nhất trong cách sử dụng từ giữa hai loại xoá án tích:Xoá án tích đương nhiên và xoá án tích theo quyết định của tòa án (Điều 65)
Thứ bảy, nhóm các thuật ngữ cần sửa đổi theo các thuật ngữ khác đã
được sửa đổi
Đây là các thuật ngữ phải sửa đổi để thống nhất với thuật ngữ đã đượcsửa đổi khác Đây chỉ là sự sửa đổi có tính cơ học Ngoài một số thuật ngữ đãđược trình bày ở các mục trên, cho phù hợp với thuật ngữ “phòng vệ chínhđáng” đã được sửa thành “tự vệ cần thiết”, cần sửa đổi thuật ngữ “vượt quágiới hạn phòng vệ chính đáng” thành “vượt quá giới hạn tự vệ cần thiết”
2.1.2.2 Các thuật ngữ cần được bổ sung
Trang 24Thứ nhất, các thuật ngữ đã được thực tiễn thừa nhận
- “Người đồng thực hiện” là thuật ngữ đi cùng thuật ngữ “người thựchiện” (Điều 20) Trong BLHS chưa có quy định về “người đồng thực hiện”nhưng trong các giáo trình cũng như trong một số sách về luật hình sự ViệtNam, loại người đồng phạm này đều được xác định và trong thực tiễn xét xử,loại người đồng phạm này xảy ra cũng tương đối phổ biến.13 Do vậy, việc bổsung thuật ngữ “người đồng thực hiện” là cần thiết để tạo điều kiện choBLHS có thể bổ sung quy định về loại người đồng phạm này Trong cácBLHS của LB Nga (Điều 33), Thuỵ Điển (Điều 4 Chương 23), CHLB Đức(Điều 25), Nhật Bản (Điều 60), loại người này đều có tên gọi là đồng thựchiện
- “Tự ngăn chặn tội phạm” là thuật ngữ đi cùng thuật ngữ “tự chấm dứtviệc phạm tội” (Điều 19) BLHS Việt Nam chưa có quy định về trường hợp
“tự ngăn chặn tội phạm” nhưng khả năng xảy ra trường hợp này trong thực tế
là hoàn toàn có thể và do vậy, trong một số giáo trình luật hình sự Việt Nam,vấn đề này cũng được nêu ra.(14) Việc bổ sung chế định này trong BLHS ViệtNam là cần thiết và do vậy cần bổ sung thuật ngữ “tự ngăn chặn tội phạm”vào hệ thống các thuật ngữ thuộc Phần chung BLHS Việt Nam.Trong BLHScủa nhiều nước đều có chế định này như BLHS của Cộng hoà Liên bang Đức(các điều 83a, 306e, 314a, 320 và 330b), Liên bang Nga (khoản 4 Điều 31),Trung Quốc (Điều 24), Thuỵ Điển (Điều 3 Chương 23)
Thứ hai, các thuật ngữ liên quan đến pháp luật quốc tế
Trong BLHS hiện nay còn thiếu 2 chế định rất quan trọng liên quan đếnpháp luật quốc tế là “tổ chức tội phạm” và “tội phạm có tổ chức”.15 Do vậy,nhóm nghiên cứu đề xuất phải bổ sung 2 thuật ngữ làm tên gọi cho hai chế địnhnày là: 1) Thuật ngữ “tổ chức tội phạm” và 2) Thuật ngữ “tội phạm có tổ chức”
13 Xem: Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hình sự Việt Nam, tập 1, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2013, tr 180, 181; Khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2003, tr 258, 259
14 Xem: Trường Đại học Luật Hà Nội, sđd, tr 172
15 Về vấn đề này có thể xem: PGS.TS Lê Thị Sơn, “Tội phạm có tổ chức và việc bổ sung chế định tổ chức tội phạm trong Bộ luật hình sự Việt Nam”, Tạp chí luật học, số 12/2012
Trang 252.1 BẢNG CÁC THUẬT NGỮ PHẦN CHUNG CẦN THAY ĐỔI, BỔ SUNG
(Phần chữ nghiêng là phần thay đổi; phần chữ đậm là phần bổ sung)
1 Các biện pháp tư pháp Biện pháp khắc phục, phòng ngừa
2. Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi
thường thiệt hại
Buộc trả lại tài sản
Buộc sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại
3. Bắt buộc chữa bệnh Chữa bệnh bắt buộc
4. Đưa vào trường giáo dưỡng Giáo dục tại trường giáo dưỡng
5. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn Giáo dục tại cộng đồng/Giáo dục
tại nơi cư trú
6. Dấu hiệu định khung
Dấu hiệu định khung hình phạt
7. Yếu tố định khung hình phạt
8. Dấu hiệu định tội
Dấu hiệu định tội danh
Trang 2621. Tù chung thân Hình phạt tù chung thân
30. Sự kiện bất ngờ Không có lỗi do sự kiện bất
ngờ/Không có lỗi do không thấy trước hậu quả
31. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội Tự chấm dứt việc phạm tội
Tự ngăn chặn tội phạm
32. Phòng vệ chính đáng Tự vệ cần thiết
33. Thời hạn để xóa án tích Thời hạn xóa án tích
34. Vượt quá yêu cầu của tình thế cấp
thiết Vượt quá giới hạn gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết/Vượt quá
giới hạn của hành vi cấp thiết
35 Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng Vượt quá giới hạn tự vệ cần thiết
36. Đương nhiên xoá án tích Xoá án tích đương nhiên
2.2 Về các định nghĩa khái niệm trong Phần chung BLHS
2.2.1 Các khái niệm trong Phần chung BLHS cần định nghĩa và yêu cầu đối với các định nghĩa này
Trong Phần chung BLHS đang có 83 thuật ngữ và được đề xuất sẽ có
Trang 2787 thuật ngữ là tên gọi của 87 khái niệm khác nhau Câu hỏi được đặt ra ở đâylà: Những khái niệm nào trong số này cần được định nghĩa và được địnhnghĩa như thế nào?
Về lí thuyết, không phải tất cả các khái niệm đều phải được định nghĩa
và về thực tiễn, Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Namcũng xác định việc định nghĩa chỉ đặt ra cho các khái niệm “cần xác định rõnội dung” Việc xác định rõ nội dung của khái niệm qua định nghĩa trongBLHS nhằm đảm bảo hiểu đúng khái niệm để qua đó hiểu đúng và áp dụngđúng điều luật Theo đó, những khái niệm cần được định nghĩa là:
- Các khái niệm được quy định là dấu hiệu của điều luật: Đây là những
khái niệm được xác định trong các dấu hiệu của các điều luật và do vậy, việc
áp dụng các điều luật này đòi hỏi phải hiểu đúng khái niệm đã được xác định
trong các dấu hiệu đó Ví dụ: Để có thể áp dụng Điều 17 BLHS khi xác định
một người không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi gây thiệt hại củamình đòi hỏi phải hiểu rõ nội dung của khái niệm “phòng vệ chính đáng” (tự
vệ cần thiết); để có thể áp dụng Điều 12 BLHS khi xác định một người từ đủ
14 tuổi đến dưới 16 tuổi có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không về hành
vi phạm tội của mình đòi hỏi phải hiểu rõ nội dung của các khái niệm về tộiphạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng vàtội phạm đặc biệt nghiêm trọng v.v
- Một số khái niệm trong số các khái niệm không được quy định là dấu
hiệu của điều luật: Do là những khái niệm không được quy định là dấu hiệucủa điều luật và do vậy, việc áp dụng các điều luật không phụ thuộc vào sựnhận thức về các khái niệm này Đó là những khái niệm như: khái niệm tộiphạm (khoản 1 Điều 8), khái niệm hình phạt (Điều 26), khái niệm án treo(Điều 60) hay khái niệm hình phạt tử hình (Điều 35) Những khái niệm này
do không có ý nghĩa như các khái niệm được quy định là dấu hiệu của điều luậtcho nên về nguyên tắc không đòi hỏi phải được định nghĩa Tuy nhiên, trongmột số trường hợp, khái niệm không được quy định là dấu hiệu của điều luật
Trang 28vẫn cần được định nghĩa Đó có thể là các khái niệm có ý nghĩa đặc biệt củaluật hình sự như khái niệm tội phạm, khái niệm hình phạt hoặc là các khái niệm
có khả năng bị hiểu không đúng, hiểu không đầy đủ như khái niệm án treo
Từ đó, có thể xác định các khái niệm không cần định nghĩa là các kháiniệm đơn giản, dễ hiểu, khó có sự hiểu sai và việc áp dụng luật không phụthuộc vào sự nhận thức cụ thể, đầy đủ những khái niệm này
Để làm rõ các yêu cầu đối với định nghĩa khái niệm trong Phần chungBLHS cần bắt đầu từ kiến thức chung về định nghĩa khái niệm
Định nghĩa khái niệm là thao tác logic có nhiệm vụ đưa ra các dấu hiệu
cơ bản của đối tượng được khái niệm phản ánh, qua đó xác định và phân biệtđược đối tượng này với các đối tượng gần với nó Với nhiệm vụ này, địnhnghĩa khái niệm phải có nội dung mô tả (mô tả dấu hiệu của đối tượng hoặcliệt kê các đối tượng cụ thể thuộc đối tượng được khái niệm phản ánh) màkhông được phép có nội dung mang tính chất đánh giá Một định nghĩa kháiniệm được coi là đạt yêu cầu khi phần nội dung định nghĩa có sự mô tả cácdấu hiệu cơ bản của đối tượng (nội hàm) một cách rõ ràng, có phạm vi đốitượng (ngoại diên) trùng hợp với phạm vi đối tượng của khái niệm được địnhnghĩa16 Định nghĩa khái niệm không được mở rộng cũng như không được thuhẹp phạm vi các đối tượng thuộc khái niệm
Từ yêu cầu chung này nhóm nghiên cứu rút ra một số yêu cầu cụ thểđối với các định nghĩa khái niệm trong Phần chung BLHS như sau:
- Mô tả rõ ràng các dấu hiệu cơ bản (nội hàm);
- Xác định đúng phạm vi (ngoại diên);
- Diễn đạt đơn giản, dễ hiểu, tách biệt với nội dung điều chỉnh của điều luật.Trong 3 yêu cầu trên, yêu cầu thứ ba gắn liền với đặc điểm của địnhnghĩa khái niệm trong luật Khái niệm của luật hình sự có thể được định nghĩatrong nghiên cứu và trong luật và yêu cầu đối với hai loại định nghĩa nàykhông giống nhau do mục đích định nghĩa có sự khác nhau nhất định Định
16 Về các quy tắc định nghĩa khái niệm có thể tham khảo Giáo trình Logic học của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb CAND, 2012, tr 54 và các trang tiếp theo.
Trang 29nghĩa khái niệm trong luật nhằm giúp việc áp dụng và tuyên truyền luật nênđòi hỏi phải đơn giản, dễ hiểu còn định nghĩa khái niệm trong nghiên cứucũng phục vụ áp dụng luật nhưng còn có tính học thuật nên đòi hỏi cao hơn về
độ chính xác
Theo đó, định nghĩa khái niệm trong Phần chung BLHS có thể theo 2công thức chung:
- A là … (định nghĩa mô tả) hoặc
- A bao gồm … (định nghĩa liệt kê)
Trong cả hai cách định nghĩa này, phần mô tả và phần liệt kê đều phải
rõ ràng, dễ hiểu, đúng với nội hàm và ngoại diên của khái niệm
2.2.2 Kết quả đánh giá các định nghĩa khái niệm trong Phần chung BLHS và kiến nghị sửa đổi, bổ sung
Trong số 83 khái niệm thuộc Phần chung của BLHS được 83 thuật ngữphản ánh có 42 khái niệm đã được định nghĩa và 41 khái niệm không đượcđịnh nghĩa Trên cơ sở đối chiếu với các yêu cầu được đặt ra cho định nghĩakhái niệm, nhóm nghiên cứu xác định, trong số 42 định nghĩa khái niệm chỉ
có 20 định nghĩa đạt yêu cầu, 20 định nghĩa cần phải được sửa đổi và 2 địnhnghĩa vừa không đạt yêu cầu vừa không cần thiết Nhóm nghiên cứu cũng xácđịnh, trong số 41 khái niệm không được định nghĩa có 19 khái niệm cần phảiđược định nghĩa bổ sung vì những định nghĩa này là cần thiết cho nhận thức
và áp dụng một số quy định của BLHS mà trong đó có dấu hiệu liên quan đếncác khái niệm này Ngoài ra, 4 khái niệm có tên gọi là 4 thuật ngữ được nhómnghiên cứu đề nghị bổ sung cũng cần được định nghĩa
Như vậy, theo đề xuất của nhóm nghiên cứu, trong Phần chung BLHS
có 87 khái niệm Trong đó, 20 khái niệm được giữ nguyên định nghĩa; 20 kháiniệm cần được định nghĩa lại; 23 khái niệm cần được định nghĩa bổ sung vàcòn lại 24 khái niệm không cần được định nghĩa
2.2.2.1 Các định nghĩa khái niệm cần được sửa đổi
Mỗi định nghĩa khái niệm cần được sửa đổi đều có lí do cụ thể riêng nhưng
Trang 30có thể phân các định nghĩa khái niệm cần được sửa đổi thành các nhóm sau:17
Thứ nhất, nhóm các định nghĩa khái niệm không tách biệt với nội dung
điều chỉnh của điều luật
Các điều luật trong Phần chung BLHS thường có hai nội dung: Nội
dung định nghĩa khái niệm và nội dung điều chỉnh Ví dụ: Điều luật về chuẩn
bị phạm tội (Điều 17) có 2 nội dung là định nghĩa chuẩn bị phạm tội và xácđịnh trách nhiệm hình sự của chuẩn bị phạm tội Về nguyên tắc, 2 nội dungnày cần được xây dựng riêng biệt (trong từng khoản hay từng đoạn riêng) đểcho định nghĩa khái niệm có điều kiện thể hiện được rõ ràng Tuy nhiên, trongtrường hợp nhất định, 2 nội dung này có thể được lồng ghép và thể hiện trongcùng một đoạn nhưng phải đảm bảo sự rõ ràng Trong Phần chung BLHS có 6điều luật mà trong đó nội dung định nghĩa khái niệm được xây dựng đan xenvới nội dung điều chỉnh Đó là các điều luật về sự kiện bất ngờ (Điều 11, theo
đề xuất được sửa đổi thành “không có lỗi do sự kiện bất ngờ” hoặc “không có
lỗi do không thấy trước hậu quả”), về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (Điều 13, theo đề xuất được sửa đổi thành “tình trạng không có năng lực lỗi” hoặc “không có năng lực lỗi”), về vượt quá yêu cầu của tình thế
cấp thiết (Điều 16, theo đề xuất được sửa đổi thành “vượt quá giới hạn gây
thiệt hại trong tình thế cấp thiết” hoặc “vượt quá giới hạn của hành vi cấp thiết”), về che giấu tội phạm (Điều 21), về không tố giác tội phạm (Điều 22)
và về người chưa thành niên phạm tội (Điều 68) Trong 6 định nghĩa này,
định nghĩa khái niệm sự kiện bất ngờ là định nghĩa có sự đan xen với nộidung điều chỉnh nên nội dung định nghĩa không rõ ràng Theo diễn đạt của
Điều 11 (“Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”)
thì khó có thể trả lời sự kiện bất ngờ là gì? Do vậy, để làm rõ định nghĩa kháiniệm sự kiện bất ngờ cần tách riêng nội dung định nghĩa của điều luật này và
17 Có thể có định nghĩa khái niệm phải sửa đổi vì nhiều lí do khác nhau Khi đó, chúng tôi căn cứ vào lí do chính để xếp định nghĩa khái niệm vào nhóm lí do cụ thể.
Trang 31sửa đổi lại cho đúng
Trong các điều luật còn lại, phần thể hiện nội dung định nghĩa kháiniệm tuy rõ ràng về hình thức diễn đạt nhưng cũng nên được tách riêng đểđảm bảo tính thống nhất Ngoài ra, định nghĩa khái niệm “vượt quá yêu cầucủa tình thế cấp thiết” cũng còn vấn đề về nội dung và được xem xét tiếp ởnhóm thứ sáu
Từ phân tích trên nhóm nghiên cứu đề xuất việc sửa đổi các định nghĩakhái niệm thuộc nhóm này như sau:
- Không có lỗi do sự kiện bất ngờ (không có lỗi do không thấy trướchậu quả) là trường hợp do hoàn cảnh khách quan mà người gây ra thiệt hại đãkhông thấy trước thiệt hại đã gây ra này
- Tình trạng không có năng lực lỗi (không có năng lực lỗi) là tình trạngmất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi do đang mắc bệnhtâm thần hoặc một bệnh khác
- Che giấu tội phạm là hành vi che giấu người phạm tội, các dấu vết,tang vật của tội phạm hoặc hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử língười phạm tội mà không có hứa hẹn trước đó
- Không tố giác tội phạm là hành vi không báo với cơ quan nhà nước cóthẩm quyền về tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đãđược thực hiện mà mình biết
- Người chưa thành niên phạm tội là người ở thời điểm thực hiện hành
vi phạm tội đã đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi
Thứ hai, nhóm các định nghĩa khái niệm thiếu dấu hiệu cơ bản của
khái niệm
Trong các định nghĩa khái niệm hiện nay có 3 định nghĩa không kháiquát được dấu hiệu cơ bản của đối tượng được khái niệm phản ánh mà chỉ liệt
kê một số biểu hiện cụ thể của đối tượng Những định nghĩa kiểu này có thể
dễ hiểu, dễ áp dụng khi gặp những trường hợp đúng như liệt kê nhưng sẽ
Trang 32không đáp ứng được yêu cầu khi gặp những trường hợp khác Đó là là cácđịnh nghĩa sau:
- Định nghĩa về “chuẩn bị phạm tội” (Điều 17): Liệt kê một số dạng
hành vi chuẩn bị - tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện, ;
- Định nghĩa về “người tổ chức” (Điều 20): Liệt kê các loại người tổ
chức nhưng với tên gọi tương đối trừu tượng - chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy;
- Định nghĩa về “người xúi giục” (Điều 20): Liệt kê một số thủ đoạn mà
người xúi giục có thể sử dụng - kích động, dụ dỗ,
Các định nghĩa khái niệm trên cần được sửa đổi bằng cách bổ sung dấuhiệu cơ bản của khái niệm và tiếp đó có thể liệt kê một số biểu hiện thườnggặp của khái niệm như là ví dụ cụ thể Từ phân tích trên nhóm nghiên cứu đềxuất việc sửa đổi các định nghĩa khái niệm thuộc nhóm này như sau:
- Chuẩn bị phạm tội là hành vi tạo ra điều kiện cần thiết cho việc thựchiện tội phạm như chuẩn bị kế hoạch, công cụ, phương tiện phạm tội hay tìmngười đồng phạm cùng với mình
- Người tổ chức là người tập hợp, phân công hoặc điều hành người khácthực hiện tội phạm cố ý
- Người xúi giục là người cố ý thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm
cố ý bằng các thủ đoạn như kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc
Thứ ba, nhóm các định nghĩa khái niệm có nội dung chưa chính xác
Trong các định nghĩa khái niệm hiện nay có 6 định nghĩa thuộc loạiđịnh nghĩa có nội dung chưa chính xác do xác định dấu hiệu cơ bản khôngđúng Cụ thể là các định nghĩa sau:
- Định nghĩa về “đồng phạm” (Điều 20): Dấu hiệu “cùng thực hiện”
trong định nghĩa làm ngoại diên của định nghĩa hẹp hơn so với ngoại diên củakhái niệm Dấu hiệu đúng phải là “cùng tham gia”, trong đó bao gồm cả thựchiện, cả xúi giục, giúp sức và tổ chức thực hiện tội phạm
- Định nghĩa về “đồng phạm có tổ chức” (Điều 20): Phải sửa theo địnhnghĩa khái niệm đồng phạm (thay dấu hiệu “cùng thực hiện” bằng dấu hiệu
Trang 33“cùng tham gia”).
- Định nghĩa về “hình phạt” (Điều 26): Dấu hiệu “nhằm tước bỏ hoặc
hạn chế quyền, lợi ích” trong định nghĩa là dấu hiệu không đúng vì tước bỏhoặc hạn chế quyền, lợi ích là nội dung của đối tượng chứ không phải là mụcđích nên không thể có từ “nhằm” Dấu hiệu đúng phải là “tước bỏ hay hạn chếquyền, lợi ích”
- Định nghĩa về “người thực hành” (Điều 20) - thuật ngữ được đề xuất
thay thế là “người thực hiện”: Dấu hiệu “trực tiếp thực hiện” trong định nghĩa
làm ngoại diên của định nghĩa hẹp hơn so với ngoại diên của khái niệm Theođịnh nghĩa này thì người thực hành không bao gồm dạng thứ hai - ngườikhông trực tiếp thực hiện tội phạm (người thực hiện gián tiếp) Dấu hiệu đúngtrong định nghĩa phải là: “tự thực hiện hoặc thực hiện qua người khác”
- Định nghĩa về “phạm tội chưa đạt” (Điều 18): Dấu hiệu “không thực
hiện được đến cùng” trong định nghĩa là dấu hiệu không đúng với khái niệm.Dấu hiệu đúng phải là “tội phạm không hoàn thành” Hai dấu hiệu này phảnánh hai thời điểm khác nhau - thời điểm gắn với ý muốn chủ quan của chủ thể
và thời điểm gắn với quy định của pháp luật hay còn gọi là thời điểm pháp lí
Định nghĩa về “tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội” (Điều 19) thuật ngữ được đề xuất thay thế là “tự chấm dứt việc phạm tội”: Dấu hiệu
-“không thực hiện tội phạm đến cùng” trong định nghĩa là dấu hiệu khôngđúng với khái niệm Dấu hiệu này phản ánh mục đích chủ quan của chủ thể,trong khi dấu hiệu đúng ở đây là dấu hiệu chỉ thời điểm pháp lý Đó là dấuhiệu “khi tội phạm chưa hoàn thành”
Từ phân tích trên nhóm nghiên cứu đề xuất việc sửa đổi các định nghĩakhái niệm thuộc nhóm này như sau:
- Đồng phạm là trường hợp phạm tội cố ý có sự cùng cố ý tham gia củahai người trở lên với vai trò là người thực hiện, đồng thực hiện, người tổchức, người xúi giục hay người giúp sức
- Đồng phạm có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ
Trang 34giữa những người cùng tham gia thực hiện tội phạm.
- Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nướcđược quy định trong BLHS, có nội dung tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi íchcủa người phạm tội
- Người thực hiện là người trực tiếp thực hiện tội phạm hoặc thực hiệntội phạm qua người khác mà người này không phải chịu trách nhiệm hình sựcùng với họ
- Phạm tội chưa đạt là đã bắt đầu thực hiện tội phạm cố ý nhưng tộiphạm không hoàn thành vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của ngườiphạm tội
- Tự chấm dứt việc phạm tội là tự nguyện không thực hiện tiếp tội phạmkhi tội phạm chưa hoàn thành
Thứ tư, nhóm các định nghĩa khái niệm chưa đúng về hình thức cấu trúc
Trong các định nghĩa khái niệm hiện nay có 2 định nghĩa không đúng
về hình thức cấu trúc Đó là định nghĩa về cố ý phạm tội và định nghĩa về vô
ý phạm tội Mỗi định nghĩa đều bao gồm 2 định nghĩa khác nhau Trong đó,mỗi định nghĩa như là một phần của định nghĩa chung Cụ thể:
- Khái niệm “cố ý phạm tội” (Điều 9) được định nghĩa bằng 2 định
nghĩa cho hai loại trường hợp cố ý phạm tội - cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp
- Khái niệm “vô ý phạm tội” (Điều 10) được định nghĩa bằng 2 định nghĩa
cho hai loại trường hợp vô ý phạm tội - vô ý vì quá tự tin và vô ý do cẩu thả
Ngoài ra, cả hai định nghĩa về cố ý phạm tội đều chưa chính xác Ngoạidiên được định nghĩa hẹp hơn so với ngoại diên của khái niệm vì các địnhnghĩa đều gắn với dấu hiệu hậu quả nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu của cáctội phạm có cấu thành vật chất Do vậy, cả hai định nghĩa về cố ý phạm tội và
về vô ý phạm tội đều phải được định nghĩa lại để phản ánh dấu hiệu chungcủa cố ý phạm tội cũng như của vô ý phạm tội
Từ phân tích trên nhóm nghiên cứu đề xuất việc sửa đổi các định nghĩakhái niệm thuộc nhóm này như sau:
Trang 35- Cố ý phạm tội là trường hợp nhận thức được hành vi của mình có dấuhiệu tội phạm nhưng vẫn thực hiện vì mong muốn hoặc chấp nhận hành vi này.
- Vô ý phạm tội là trường hợp đã gây ra hậu quả của tội phạm nhưngkhi thực hiện hành vi, người phạm tội do chủ quan nên cho rằng hậu quả đókhông xảy ra hoặc do cẩu thả nên đã không thấy trước hậu quả đó
Thứ năm, nhóm các định nghĩa khái niệm không còn phù hợp do tên gọi
của khái niệm (thuật ngữ) đã thay đổi
Trong các định nghĩa khái niệm hiện nay có 1 định nghĩa không cònphù hợp do có sự thay đổi tên gọi của khái niệm (thuật ngữ) Do vậy, cần sửađịnh nghĩa theo tên gọi (thuật ngữ) mới Đó là định nghĩa khái niệm “gây thiệthại trong tình thế cấp thiết” hoặc “hành vi cấp thiết” - thuật ngữ đang sử dụng
là “tình thế cấp thiết” (Điều 16) Cụ thể, khái niệm này được định nghĩa lại
như sau: Gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết (hành vi cấp thiết) là hành vigây thiệt hại khi không còn cách nào khác để tránh nguy cơ đang thực tế đedọa gây ra thiệt hại lớn hơn cho lợi ích của Nhà nước, của tổ chức hoặc choquyền, lợi ích chính đáng của cá nhân
Thứ sáu, nhóm các định nghĩa khái niệm chưa ngắn gọn, rõ ràng, logic
Trong các định nghĩa khái niệm hiện nay có 3 định nghĩa khái niệmthuộc nhóm này Cụ thể:
- Định nghĩa về “tội phạm” (Điều 8) là định nghĩa tương đối dài, không
đảm bảo tính ngắn gọn của định nghĩa Trong định nghĩa này, các khách thểbảo vệ của luật hình sự đã được liệt kê cụ thể mà không được mô tả một cáchkhái quát Do vậy, để đảm bảo tính ngắn gọn cần phải mô tả khái quát cáckhách thể bảo vệ của luật hình sự khi định nghĩa khái niệm tội phạm
Định nghĩa về “vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết’ (Điều 16) thuật ngữ được đề xuất thay thế là “vượt quá giới hạn gây thiệt hại trong tìnhthế cấp” hoặc “vượt quá giới hạn của hành vi cấp thiết” là định nghĩa chưa
-rõ ràng vì dấu hiệu “vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết” được xác địnhtrong định nghĩa là dấu hiệu trừu tượng và không phù hợp với định nghĩa về
“tình thế cấp thiết’ (thuật ngữ được đề xuất thay thế là “gây thiệt hại trong
Trang 36tình thế cấp thiết” hoặc “hành vi cấp thiết”) Dấu hiệu đúng ở đây phải là
“lớn hơn thiệt hại cần ngăn ngừa” Dấu hiệu này vừa cụ thể, rõ ràng và vừaphù hợp với định nghĩa về “tình thế cấp thiết”, trong đó có dấu hiệu “nhỏhơn thiệt hại cần ngăn ngừa”
- Định nghĩa về “vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng” (Điều 15)
- thuật ngữ được đề xuất thay thế là “vượt quá giới hạn tự vệ cần thiết” là địnhnghĩa chưa logic Đây là một trường hợp của tự vệ nhưng đã vượt quá giớihạn cần thiết nên không được coi là tự vệ cần thiết Do vậy, không thể địnhnghĩa vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả màphải định nghĩa vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng “là trường hợphành vi chống trả rõ ràng ”
Từ phân tích trên nhóm nghiên cứu đề xuất sửa đổi các định nghĩa kháiniệm thuộc nhóm này như sau:
- Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộluật này (hoặc các luật khác), do người có năng lực trách nhiệm hình sự cố ýhoặc vô ý thực hiện, xâm hại lợi ích của xã hội, của Nhà nước, xâm phạmquyền hay lợi ích hợp pháp của người khác
- Vượt quá giới hạn gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết (vượt quá giớihạn của hành vi cấp thiết) là trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng là lớn hơnthiệt hại cần ngăn cản
- Vượt quá giới hạn tự vệ cần thiết là trường hợp hành vi chống trả rõràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểmcho xã hội của hành vi xâm hại
2.2.2.2 Các định nghĩa khái niệm cần được bổ sung
Trang 37Các khái niệm cần được định nghĩa bổ sung thuộc hai nhóm sau:
Thứ nhất, nhóm các khái niệm cần được định nghĩa bổ sung vì cần thiết
cho việc áp dụng các quy định của BLHS
Trong BLHS còn một số khái niệm chưa được định nghĩa, trong đó cónhững khái niệm thuộc nội dung của các dấu hiệu trong điều luật và việc ápdụng các điều luật này đòi hỏi người áp dụng phải hiểu các khái niệm đó Nếunhững khái niệm như vậy không được định nghĩa thì việc hiểu và áp dụngđiều luật sẽ không thống nhất và có thể không đúng Do vậy, BLHS cần phảiđịnh nghĩa bổ sung các khái niệm này Theo đánh giá của nhóm nghiên cứu,
có những khái niệm sau cần phải được định nghĩa bổ sung:
- Án tích và xoá án tích (“chưa được xoá án tích” là dấu hiệu được quyđịnh tại nhiều điều luật của BLHS - Điều 49 và một số điều trong Phần cáctội phạm BLHS);
- Dấu hiệu định khung hình phạt và dấu hiệu định tội danh (là dấu hiệuđược quy định tại các điều 46 và 48 BLHS);
- Phạm nhiều tội (là dấu hiệu được quy định tại các điều 50, 75 BLHS);
- Tình trạng say (là dấu hiệu được quy định tại Điều 14 BLHS);
- Tự thú (là dấu hiệu được quy định tại các điều 25 và 46 BLHS);
- Tự ngăn chặn tội phạm (được đề nghị bổ sung vào Điều 19 BLHS);
- Người đồng thực hiện (được đề nghị bổ sung vào Điều 20 BLHS);
- Tổ chức tội phạm (được đề nghị bổ sung vào BLHS);
- Tội phạm có tổ chức (được đề nghị bổ sung vào BLHS)
Các khái niệm trên đây được đề xuất định nghĩa như sau:
- Án tích là đặc điểm đã bị kết án của một người và do có đặc điểm này
mà họ phải chịu những bất lợi nhất định
- Xoá án tích là xoá đặc điểm đã bị kết án để người được xoá coi như
chưa bị kết án
- Dấu hiệu định khung hình phạt là dấu hiệu được xác định ở tội phạm
cụ thể, cho phép áp dụng khung hình phạt tăng nặng hoặc khung hình phạt
Trang 38giảm nhẹ của tội phạm đó.
- Dấu hiệu định tội danh là dấu hiệu được xác định ở tội phạm cụ thể,cho phép phân biệt tội phạm này với các tội phạm khác hoặc với trường hợp
- Tội phạm có tổ chức là tội phạm được thực hiện bởi tổ chức tội phạm
và các tội phạm liên quan đến việc thành lập, tham gia tổ chức tội phạm
Trang 39Thứ hai, nhóm các khái niệm cần được định nghĩa bổ sung vì cần thiết
cho việc hiểu đúng các quy định có liên quan của BLHS
Đây là những khái niệm tuy không thuộc dấu hiệu cần xác định khi ápdụng BLHS nhưng vẫn cần phải được định nghĩa nếu không các khái niệmnày có thể bị hiểu không đúng và dẫn đến các quy định có liên quan cũng bịhiểu sai Theo đó, có những khái niệm sau cần phải được định nghĩa bổ sung:
- Án treo (Điều 60 BLHS quy định các điều kiện cho hưởng án treonhưng không có điều luật nào định nghĩa án treo là gì);
- Biện pháp khắc phục, phòng ngừa (Chương VI BLHS quy định về cácbiện pháp khắc phục, phòng ngừa nhưng không có điều luật định nghĩa theokiểu liệt kê các biện pháp cụ thể thuộc về các biện pháp khắc phục, phòngngừa như điều luật định nghĩa theo kiểu liệt kê về các hình phạt, về hình phạtchính và về hình phạt bổ sung);
- Chữa bệnh bắt buộc (Điều 43 BLHS xác định điều kiện cho phép ápdụng biện pháp chữa bệnh bắt buộc nhưng không định nghĩa rõ khái niệm này);
- Giáo dục tại cộng đồng/Giáo dục tại nơi cư trú (Điều 70 BLHS xácđịnh điều kiện cho phép áp dụng biện pháp giáo dục tại cộng đồng nhưngkhông định nghĩa rõ khái niệm này);
- Giáo dục tại trường giáo dưỡng (Điều 70 BLHS xác định điều kiệncho phép áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng nhưng khôngđịnh nghĩa rõ khái niệm này);
- Hình phạt cảnh cáo (Điều 29 BLHS xác định điều kiện cho phép ápdụng hình phạt cảnh cáo nhưng không định nghĩa rõ khái niệm này);
- Hình phạt cải tạo không giam giữ (Điều 31 BLHS xác định điều kiện
cho phép áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ nhưng không định nghĩa
rõ khái niệm này);
- Hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ (Điều 36 BLHS xác định điều kiện
cho phép áp dụng hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ nhưng không định nghĩa
rõ khái niệm này);
Trang 40- Hình phạt cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định (Điều 36
BLHS xác định điều kiện cho phép áp dụng hình phạt cấm hành nghề hoặclàm công việc nhất định nhưng không định nghĩa rõ khái niệm này);
- Hình phạt tước một số quyền công dân (Điều 39 BLHS xác định điều
kiện cho phép áp dụng hình phạt tước một số quyền công dân nhưng khôngđịnh nghĩa rõ khái niệm này);
- Năng lực trách nhiệm hình sự (là một đặc điểm của tội phạm được quyđịnh tại Điều 8 BLHS nhưng không có điều luật tiếp theo nào định nghĩa kháiniệm này);
- Trách nhiệm hình sự (là khái niệm được thể hiện ở nhiều điều luậtkhác nhau mà trong đó quy định phải chịu, không phải chịu hay được miễntrách nhiệm hình sự nhưng không có điều luật nào định nghĩa trách nhiệmhình sự là gì?)
Các khái niệm trên đây được đề xuất định nghĩa như sau: