1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài phân tích quy Điều giải quyết các vấn Đề Đạo Đức của aca 2014

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Quy Điều: Giải Quyết Các Vấn Đề Đạo Đức Của ACA (2014)
Tác giả Đặng Thị Nga, Mã Thị Thu Huyền, Đỗ Phạm Anh Thư, Đỗ Ngọc Thị Ngọc Lan
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Anh Thư
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Tham Vấn Tâm Lý
Thể loại Đề Tài
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 608,22 KB

Nội dung

Việc không tuân thủ theo các chuẩn mực đạo đức có thể thực sự làm hại thân chủ.Trong mối tương quan với thân chủ, nhà tham vấn ở một mức độ nhất định có quyền lực trong quan hệ tham vấn:

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

- -

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH QUY ĐIỀU: GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC CỦA

ACA (2014)

Giảng viên: TS Nguyễn Thị Anh Thư

Nhóm 18: Đặng Thị Nga – nhóm trưởng

Mã Thị Thu Huyền

Đỗ Phạm Anh Thư

Đỗ Ngọc Thị Ngọc Lan

Hà Nội, 2024

Trang 2

MỤC LỤC

A.PHẦN GIỚI THIỆU: 3

B PHẦN NỘI DUNG 3

1 Đạo đức là gì? Đạo đức trong tham vấn là gì? Tại sao nhà tham vấn cần hành xử một cách có đạo đức và hợp pháp? 3

2 Tiêu chuẩn và luật trong giải quyết các vấn đề đạo đức 4

2.1 Có kiến thức: 4

2.2 Ra quyết định về đạo đức 9

2.3 Khi có xung đột giữa đạo đức và pháp luật: 10

3 Nhà tham vấn cần làm gì khi có các tình huống vi phạm quy tắc đạo đức 10

3.1 Nghi ngờ vi phạm 10

3.2 Báo cáo vi phạm đạo đức 11

3.3 Tư vấn 12

3.4 Xung đột tổ chức (Organization Conflicts) 13

3.5 Khiếu nại không đáng (Unwarranted Complaints) 13

3.6 Phân biệt đối xử không công bằng đối với người khiếu nại và người bị khiếu nại 13

4 Hợp tác với ủy ban đạo đức: 14

C.TÀI LIỆU THAM KHẢO: 14

Trang 3

BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ CỦA NHÓM 18:

giá

Đặng Thị Nga Nhóm

trưởng

Phân chia công viêc, làm nội dung mục 2.1, 2.2, 2.3, tổng hợp và chỉnh sửa word

Tốt

Mã Thị Thu

Huyền

Thành viên Làm nội dung mục 3.1, 3,2, 3.3 Tốt

Đỗ Phạm Anh

Thư

Đỗ Thị Ngọc

Lan

Thành viên Làm nội dung mục 3.4, 3.5, 3.6 Tốt

A.PHẦN GIỚI THIỆU:

Đạo đức có vai trò quan trọng trong lĩnh vực tham vấn, giúp xây dựng niềm tin và quan hệ, đảm bảo quá trình tư vấn diễn ra một cách chuẩn mực, có lợi ích cao nhất cho khách hàng Phúc lợi và sự tin tưởng của thân chủ vào nghề nghiệp phụ thuộc vào mức độ hành nghề chuyên nghiệp Do đó, nhà tham vấn cần hành xử một cách đạo đức và có hợp pháp và yêu cầu các nhà tham vấn khác có tiêu chuẩn tương tự, sẵn sàng hành động thích hợp để đảm bảo rằng các tiêu chuẩn được duy trì Vì thế, việc giải quyết các vấn đề đạo đức trong tham vấn tâm lý rất quan trọng, cụ thể như cố gắng trao đổi trực tiếp và cởi mở giữa tất cả các bên có liên quan, tìm kiếm sự tham vấn với đồng nghiệp và giám sát khi cần thiết, kết hợp thực hành đạo đức vào công việc hằng ngày, tham gia đào tạo chuyên môn liên tục, làm quen với các

chính sách của ACA, Đó chính là lý do mà nhóm chọn đề tài: “ Phân tích quy điều: giải quyết vấn đề đạo đức của ACA (2014)”, nhằm tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này

B PHẦN NỘI DUNG

1 Đạo đức là gì? Đạo đức trong tham vấn là gì? Tại sao nhà tham vấn cần hành xử một cách có đạo đức và hợp pháp?

Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành

vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội (nói tổng quát)

Trang 4

Đạo đức trong tham vấn là thước đo quyết định xem hành vi của nhà tham vấn trong quá trình tham vấn có đúng, có tốt, có làm sai, làm hại đến thân chủ hay không Nói cách khác, trong quan hệ tư vấn tâm lý, người nhận dịch vụ tư vấn tâm lý có được đối xử công bằng và hợp lí hay không? Họ có đạt được hiệu quả trị liệu hay không? Đạo đức trong tham vấn đi xa hơn so với đạo đức thông thường trong đời sống hàng ngày, nó không chỉ là việc quy định nhà tham vấn không làm điều xấu cho thân chủ mà còn đặt ra vấn đề là nhà tham vấn đã làm hết sức vì lợi ích của thân chủ hay chưa

Nhà tham vấn cần hành xử một cách có đạo đức và hợp pháp vì: Tham vấn là nghề đặc thù liên quan đến việc trợ giúp người có khó khăn tâm lý, đòi hỏi sự "trong sáng về đạo đức" của người hành nghề Người làm công việc tham vấn phải tuân theo những quy tắc đạo đức hành nghề bắt buộc, có như vậy mới nâng cao được uy tín và vị thế nghề nghiệp trong xã hội Việc không tuân thủ theo các chuẩn mực đạo đức có thể thực sự làm hại thân chủ.Trong mối tương quan với thân chủ, nhà tham vấn ở một mức độ nhất định có quyền lực trong quan hệ tham vấn: việc lạm dụng quyền lực trong tham vấn là phi đạo đức và không chính đáng, việc không tuân thủ theo các chuẩn mực đạo đức có thể thực sự làm hại thân chủ Vì vậy nhà tham vấn phải thực hiện theo các quy chuẩn đạo đức khi hành nghề

2 Tiêu chuẩn và luật trong giải quyết các vấn đề đạo đức

2.1 Có kiến thức:

Nhà tham vấn cần biết và hiểu Quy điều Đạo đức của ACA và các quy tắc đạo đức hiện hành khác từ các tổ chức nghề nghiệp hoặc cơ quan chứng nhận và cấp phép mà họ là thành viên

Cụ thể, quy điều đạo đức của ACA có 9 phần chính đề cập các lĩnh vực: mối quan hệ

tham vấn, tính bảo mật và quyền riêng tư, trách nhiệm nghề nghiệp, mối quan hệ với đồng nghiệp và các nhà chuyên môn khác, kiểm định, đánh giá và diễn giải, giám sát, đào tạo và giảng dạy, nghiên cứu và xuất bản, tham vấn từ xa, công nghệ và phương tiện truyền thông xã hội, giải quyết các vấn đề đạo đức

Một số quy tắc đạo đức nghề tham vấn gắn liền với quy định của pháp lý Việt Nam:

Các quy định của Hiến pháp 2013 về quyền của con người

Điều 14

Trang 5

1 Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật

2 Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng

Điều 21

1 Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình

Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn

2 Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác

Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác

Điều 37

1 Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em

2 Thanh niên được Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân; đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc

3 Người cao tuổi được Nhà nước, gia đình và xã hội tôn trọng, chăm sóc và phát huy vai trò trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Về luật trẻ em (2016):

Điều 21 Quyền bí mật đời sống riêng tư

1 Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình

vì lợi ích tốt nhất của trẻ em

2 Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư

Trang 6

Điều 25 Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục

Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị xâm hại tình dục

Điều 41 Bổn phận của trẻ em với bản thân

1 Có với bản thân; không hủy hoại thân thể, danh dự, nhân phẩm, tài sản của bản thân

2 Sống trung thực, khiêm tốn; giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể

3 Chăm chỉ học tập, không tự ý bỏ học, không rời bỏ gia đình sống lang thang

4 Không đánh bạc; không mua, bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác

5 Không sử dụng, trao đổi sản phẩm có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; không sử dụng

đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân

Điều 50 Cấp độ can thiệp

1 Cấp độ can thiệp bao gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với trẻ em và gia đình trẻ em bị xâm hại nhằm ngăn chặn hành vi xâm hại; hỗ trợ chăm sóc phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

2 Các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ can thiệp bao gồm:

a) Chăm sóc y tế, trị liệu tâm lý, phục hồi thể chất và tinh thần cho trẻ

em bị xâm hại, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần can thiệp;

b) Bố trí nơi tạm trú an toàn, cách ly trẻ em khỏi môi trường, đối tượng đe dọa hoặc đang có hành vi bạo lực, bóc lột trẻ em;

c) Bố trí chăm sóc thay thế tạm thời hoặc lâu dài cho trẻ em thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 62 của Luật này;

d) Đoàn tụ gia đình, hòa nhập trường học, cộng đồng cho trẻ em bị

bạo lực, bóc lột, bỏ rơi;

đ) Tư vấn, cung cấp kiến thức cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, các thành viên gia đình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt về trách nhiệm và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc, giáo dục hòa nhập cho trẻ em thuộc nhóm đối tượng này;

e) Tư vấn, cung cấp kiến thức pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em

và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;

g) Các biện pháp hỗ trợ trẻ em bị xâm hại và gia đình của trẻ em quy định tại Khoản 1 Điều

43, Khoản 1 Điều 44 và Điểm d Khoản 2 Điều 49 của Luật này;

h) Theo dõi, đánh giá sự an toàn của trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại

Trang 7

Điều 51 Trách nhiệm cung cấp, xử lý thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em

1 Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em, trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi đến cơ quan có thẩm quyền

2 Cơ quan lao động - thương binh và xã hội, cơ quan công an các cấp và Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác; phối hợp xác minh, đánh giá, Điều tra về hành vi xâm hại, tình trạng mất an toàn hoặc gây tổn hại, mức độ nguy cơ gây tổn hại đối với trẻ em

3 Chính phủ thiết lập tổng đài điện thoại quốc gia thường trực để tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em; quy định quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em

Điều 98 Chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em

1 Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và các thành viên trong gia đình có trách nhiệm trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý, giáo dục trẻ em; dành Điều kiện tốt nhất theo khả năng cho sự phát triển liên tục, toàn diện của trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 36 tháng tuổi, thường xuyên liên hệ với cơ quan tổ chức, cá nhân có trách nhiệm để được hướng dẫn, trợ giúp trong quá trình thực hiện trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em

2 Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm bảo đảm chế độ dinh dưỡng phù hợp với

sự phát triển về thể chất, tinh thần của trẻ em theo từng độ tuổi

3 Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng bệnh cho trẻ em

4 Phụ nữ mang thai có trách nhiệm tiếp cận dịch vụ y tế để được tư vấn sàng lọc, phòng ngừa các bệnh tật bẩm sinh cho trẻ em

5 Cha, mẹ, người giám hộ, người chăm sóc trẻ em, các thành viên trong gia đình có trách nhiệm xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; trau dồi kiến thức, kỹ năng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em, tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển toàn diện của trẻ em

Luật an ninh mạng (2018)

Điều 29 Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

Trang 8

1 Trẻ em có quyền được bảo vệ, tiếp cận thông tin, tham gia hoạt động xã hội, vui chơi, giải trí, giữ bí mật cá nhân, đời sống riêng tư và các quyền khác khi tham gia trên không gian mạng

2 Chủ quản hệ thống thông tin, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng có trách nhiệm kiểm soát nội dung thông tin trên hệ thống thông tin hoặc trên dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp để không gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em; ngăn chặn việc chia sẻ và xóa bỏ thông tin

có nội dung gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em; kịp thời thông báo, phối hợp với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an để xử lý

3 Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên không gian mạng có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong bảo đảm quyền của trẻ em trên không gian mạng, ngăn chặn thông tin có nội dung gây nguy hại cho trẻ em theo quy định của Luật này và pháp luật

về trẻ em

4 Cơ quan, tổ chức, cha mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và cá nhân khác liên quan có trách nhiệm bảo đảm quyền của trẻ em, bảo vệ trẻ em khi tham gia không gian mạng theo quy định của pháp luật về trẻ em

5 Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và các cơ quan chức năng có trách nhiệm áp dụng biện pháp để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi sử dụng không gian mạng gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em

Điều 41 Trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên không gian mạng

1 Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên không gian mạng tại Việt Nam có trách nhiệm sau đây: a) Cảnh báo khả năng mất an ninh mạng trong việc sử dụng dịch vụ trên không gian mạng do mình cung cấp và hướng dẫn biện pháp phòng ngừa;

b) Xây dựng phương án, giải pháp phản ứng nhanh với sự cố an ninh mạng, xử lý ngay điểm yếu, lỗ hổng bảo mật, mã độc, tấn công mạng, xâm nhập mạng và rủi ro an ninh khác; khi xảy

ra sự cố an ninh mạng, ngay lập tức triển khai phương án khẩn cấp, biện pháp ứng phó thích hợp, đồng thời báo cáo với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng theo quy định của Luật này;

c) Áp dụng các giải pháp kỹ thuật và các biện pháp cần thiết khác nhằm bảo đảm an ninh cho quá trình thu thập thông tin, ngăn chặn nguy cơ lộ, lọt, tổn hại hoặc mất dữ liệu; trường hợp xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố lộ, lọt, tổn hại hoặc mất dữ liệu thông tin người sử dụng,

Trang 9

cần lập tức đưa ra giải pháp ứng phó, đồng thời thông báo đến người sử dụng và báo cáo với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng theo quy định của Luật này

Theo PGS TS Trần Thị Minh Đức, giáo trình Tham vấn tâm lý, để tránh bị rắc rối với pháp luật, các chuyên gia hành nghề tham vấn cân nhắc một số vấn đề như: có sự xác định

rõ ràng về thù lao, giữ gìn cẩn thận các tài liệu ghi âm, bảo vệ những bí mật thích đáng, tránh

sự tìm tòi của sinh viên, tránh những mối quan hệ tay đôi, đặc biệt là có quan hệ tình dục với thân chủ, tham khảo các đồng nghiệp khi cần, bất cứ khi nào có thể, hãy đề nghị sự cho phép của thân chủ để tham khảo ý kiến của người khác, sử dụng những thủ tục trên cơ sở thỏa thuận

có hiểu biết giữa hai bên, cập nhật những tiếp cận mang tính lí thuyết, biết cách đánh giá thân chủ, những người là mối nguy hiểm của chính họ và những người khác, duy trì năng lực nghề nghiệp, có những kế hoạch điều trị rõ ràng và có tài liệu tham khảo tốt, báo cáo những nghi ngờ về sự lạm dụng khi luật pháp yêu cầu, không bóp méo các dịch vụ, không bỏ rơi thân chủ (ví dụ tránh những thời gian vắng mặt lâu), chỉ dẫn thân chủ đến một chuyên gia/ tổ chức khác

và thuyên chuyển thân chủ một cách khôn ngoan, nhận thức rõ những vấn đề pháp luật tiềm

ẩn khi bàn luận về việc kiểm soát nạo phá thai và sinh đẻ, tôn trọng thân chủ, tránh những mối quan hệ có động cơ với thân chủ, duy trì sự bảo hiểm sơ suất hành nghề

2.2 Ra quyết định về đạo đức

Khi nhà tham vấn phải đối mặt với một tình huống khó xử về mặt đạo đức, cần: Ghi lại, sử dụng tài liệu, vạch ra một mô hình ra quyết định có tính đạo đức Một mô hình giải quyết vấn đề là cơ sở cho các nhà tham vấn xem xét một cách thấu đáo những khía cạnh xung quanh việc giúp thân chủ đi đến một quyết định hợp lý và tránh cho nhà tham vấn khỏi

bị kiện tụng trước tòa Không giới hạn ở việc tham vấn và tham khảo ý kiến Xem xét các tiêu

chuẩn đạo đức, nguyên tắc và luật pháp có liên quan Tạo ra các phương án hành động tiềm năng; cân nhắc rủi ro và lợi ích Lựa chọn một quyết định khách quan dựa trên hoàn cảnh và phúc lợi của tất cả những người liên quan

Ví dụ tình huống cụ thể, nhà tham vấn làm việc cho một công ty công nghệ lớn Cô

nhận thấy công ty đang đối mặt với quyết định khó khăn về việc tiếp tục sử dụng một phần mềm giám sát nhân viên mà nhiều người cho là xâm phạm quyền riêng tư Tình huống bắt buộc nhà tham vấn phải đưa ra quyết định về đạo đức Thay vì chỉ tập trung vào lợi ích kinh

tế ngắn hạn, nhà tham vấn quyết định chấp nhận đạo đức và giữ cho quyền riêng tư của nhân viên được tôn trọng, và tư vấn rằng công ty nên chấm dứt việc sử dụng phần mềm giám sát và

Trang 10

thay vào đó triển khai các biện pháp khác như tăng cường giao tiếp và đào tạo để cải thiện môi trường làm việc

2.3 Khi có xung đột giữa đạo đức và pháp luật:

Nếu trách nhiệm đạo đức trái với pháp luật, quy định và/hoặc các cơ quan pháp luật

có thẩm quyền khác, nhà tham vấn thông báo về cam kết của mình đối với Quy điều đạo đức ACA và thực hiện các bước để giải quyết xung đột Nếu xung đột không thể được giải quyết bằng cách này, nhà tham vấn, hành động vì lợi ích cao nhất của thân chủ, có thể tuân thủ các yêu cầu của pháp luật, quy định và/hoặc cơ quan pháp luật có thẩm quyền khác

Ví dụ, tình huống cụ thể, nhà tham vấn làm việc với thân chủ, người đang đối mặt với

vấn đề nghiện ma túy Trong quá trình làm việc, nhà tham vấn phát hiện thân chủ đang tham gia vào các hoạt động buôn bán ma túy và có liên quan đến một nhóm tội phạm Nhà tham vấn xung đột giữa đạo đức (bảo vệ quyền riêng tư) và pháp luật (báo cáo hoạt động phạm pháp) Nhà tham vấn có thể quyết định báo cáo hoạt động phạm pháp của thân chủ với cơ quan thích hợp, nhưng đồng thời cũng nỗ lực hết mức để giữ thông tin tư vấn của mình về tâm

lý của thân chủ được bảo mật và hợp tác chặt chẽ với cơ quan chức năng để đảm bảo rằng thân chủ nhận được cả hỗ trợ tâm lý và đối mặt với hậu quả pháp lý của hành vi của mình

3 Nhà tham vấn cần làm gì khi có các tình huống vi phạm quy tắc đạo đức

3.1 Nghi ngờ vi phạm

Khi nhà tham vấn có lý do để tin rằng một nhà tư vấn khác đang vi phạm hoặc đã vi

phạm tiêu chuẩn đạo đức và tổn hại đáng kể chưa xảy ra, trước tiên cần cố gắng giải quyết vấn đề một cách không chính thức với nhà tư vấn khác nếu khả thi, miễn là hành động đó không vi phạm các quyền bảo mật có thể liên quan Trước đó có thể so sánh quy tắc đạo đức

của tổ chức nghề nghiệp với một số tổ chức khác để hiểu những điểm giống và khác nhau giữa chúng sau đó đưa ra các đánh giá một cách khách quan hơn Vì Không có quy tắc đạo đức nào

có thể phân định đâu là cách hành động thích hợp hoặc tốt nhất trong mỗi tình huống có vấn

đề mà một chuyên gia sẽ phải đối mặt, các quy tắc đạo đức tốt nhất được sử dụng làm hướng dẫn để hình thành lý luận đúng đắn và phục vụ các nhà thực hành trong việc đưa ra những đánh giá tốt nhất có thể, mỗi người đều có quy tắc đạo đức riêng

Ví dụ, khi bản thân được thân chủ của đồng nghiệp kể lại rằng nhà tham vấn của họ

đã không giữ bảo mật thông tin của họ và bằng cách nào đó thì các mối quan hệ khác đã biết được thông tin bảo mật đó, trước hết bản thân cần xác thực lại thông tin rằng thông tin có

Ngày đăng: 01/10/2024, 18:25