KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 38: Đột biến gene GIÁO ÁN BÀI 38 CHỦ ĐỀ 11 KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 BỘ SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 38: Đột biến gene GIÁO ÁN BÀI 38 CHỦ ĐỀ 11 KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 BỘ SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO SOẠN CHUẨN 2 CỘT KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 38: Đột biến gene GIÁO ÁN BÀI 38 CHỦ ĐỀ 11 KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 BỘ SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO SOẠN CHUẨN 2 CỘT KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 38: Đột biến gene GIÁO ÁN BÀI 38 CHỦ ĐỀ 11 KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 BỘ SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO SOẠN CHUẨN 2 CỘT KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 38: Đột biến gene GIÁO ÁN BÀI 38 CHỦ ĐỀ 11 KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 BỘ SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO SOẠN CHUẨN 2 CỘT
Trang 1BÀI 38: ĐỘT BIẾN GENE
Ngày soạn: ………
Ngày dạy Tiết
TKB
Tiết PPCT
I MỤC TIÊU
1 Về kiến thức:
- Phát biểu được khái niệm đột biến gene
- Trình bày được ý nghĩa và tác hại của đột biến gene
2 Về năng lực:
Thông qua hình thành kiến thức mới, phát triển được các năng lực chung và năng lực đặc thù:
2.1 Năng lực chung
Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân và của
nhóm khi tìm hiểu về đột biến gene
Giao tiếp và hợp tác: Tương tác tích cực với các thành viên trong nhóm để tìm hiểu
về đột biến gene và ý nghĩa, tác hại của đột biến gene
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Chủ động đề ra kế hoạch, cách thức giải quyết vấn
đề, cách thức xử lí các vấn đề trong học tập và thực tiễn liên quan đến đột biến gene
2.2 Năng lực khoa học tự nhiên
Nhận thức khoa học tự nhiên: Phát biểu được khái niệm đột biến gene, lấy được ví
dụ minh hoạ; Trình bày được ý nghĩa và tác hại của đột biến gene
Tìm hiểu tự nhiên: Tìm kiếm thông tin về ý nghĩa, tác hại của đột biến gene.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng những hiểu biết về đột biến gene vào
giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn
3 Phẩm chất
- Chăm chỉ, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân để tìm hiểu
về đột biến gene và ý nghĩa, tác hại của đột biến gene
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ khi
Trang 2được GV và bạn cùng nhóm phân công.
- Có thái độ đúng đắn, tôn trọng, chia sẻ với những người không may mắn mắc bệnh, tật di truyền liên quan đến đột biến gene
II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Tranh, ảnh trong SGK và tranh, ảnh về đột biến gene; bài giảng (bài trình chiếu)
- Phiếu học tập, phiếu đánh giá HS
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu
- Xác định được nội dung sẽ học trong bài là tìm hiểu về đột biến gene Từ đó, liên
hệ giải thích được các vấn đề trong tự nhiên và vận dụng vào thực tiễn
- Tạo tâm thế sẵn sàng tìm hiểu, thực hiện nhiệm vụ được giao để trả lời được câu hỏi đặt ra ở tình huống khởi động
b) Tổ chức thực hiện
Giao nhiệm vụ học tập
GV sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề,
đặt vấn đề khởi động theo gợi ý SGK, yêu cầu HS đưa
ra các phương án khác nhau giải thích về màu lông
của con hươu trắng trong đàn hươu
Mở đầu trang 161 Bài 38 KHTN 9: Năm 2006, các
nhà khoa học đã phát hiện một con hươu có màu lông
trắng khác biệt với màu lông của những con hươu
khác ở một vùng núi miền Đông nước Đức Hãy tìm
hiểu nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về màu lông
của con hươu trắng này
Trả lời Mở đầu trang 161 Bài 38 KHTN 9:
Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về màu lông của con hươu trắng này là do một hiện tượng đột biến gene gọi là albinism (bạch tạng) Albinism là một tình trạng di truyền khiến cho cá thể không sản xuất đủ melanin, chất làm cho da, tóc và mắt có màu sắc Trong trường hợp của con hươu này, sự thiếu hụt
Trang 3Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS hoạt động theo nhóm để cùng tìm hiểu về tình
huống khởi động, mỗi nhóm HS đưa ra một phương
án giải thích hiện tượng khác biệt về màu lông của
con hươu trắng
GV theo dõi, gợi ý, động viên, khích lệ HS tham gia
vào hoạt động khởi động
Báo cáo kết quả và thảo luận
HS thảo luận với bạn, cử đại diện trình bày câu trả lời
của nhóm
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, đánh giá ý thức, thái độ làm việc của
HS các nhóm
GV dẫn dắt đến vấn đề cần tìm hiểu trong bài học và
đưa ra mục tiêu của bài học
melanin đã dẫn đến việc lông của chúng không có màu, tạo ra một vẻ ngoài trắng sáng khác biệt so với các con hươu khác trong khu vực
2 HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm đột biến gene
a) Mục tiêu
- Phát biểu được khái niệm đột biến gene
- Thông qua hình thành kiến thức mới, phát triển được các năng lực chung và năng lực đặc thù
b) Tổ chức thực hiện
Trang 4GV dùng phương pháp trực quan kết hợp phương tiện
trực quan Hình 38.1 trong SGK, tổ chức cho HS tìm hiểu
và xác định được các dạng đột biến gene
GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm ba HS, yêu
cầu HS quan sát Hình 38.1 Mỗi HS xác định một loại
đột biến gene, mô tả mỗi loại đột biến đó, sau đó giải
thích cho các bạn cùng nhóm về loại đột biến mà mình
vừa tìm hiểu được sao cho các bạn trong nhóm đều xác
định được sự khác nhau của các loại đột biến gene Qua
đó, GV hướng dẫn để HS trả lời câu Thảo luận 1 (SGK
trang 161)
Hình thành kiến thức mới 1 trang 161 KHTN 9: Quan
sát Hình 38.1 và cho biết cấu trúc của đoạn gene đột
biến có gì khác với cấu trúc của đoạn gene bình thường.
Từ đó, nêu khái niệm đột biến gene
Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận trong nhóm nhỏ, thực hiện nhiệm vụ theo
yêu cầu của GV
GV theo dõi, động viên, khích lệ HS tham gia vào hoạt
động của nhóm
Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi một vài cá nhân bất kì trả lời câu hỏi nhanh, yêu
gene.
a) Tìm hiểu khái niệm đột biến gene.
Trả lời Hình thành kiến thức mới 1 trang 161:
- Cấu trúc của đoạn gene đột biến khác so với cấu trúc của đoạn gene bình thường như sau:
Hình a): Đoạn gene đột biến được thêm 1 cặp nucleotide T – A
Hình b): Đoạn gene đột biến bị mất 1 cặp nucleotide A – T
Hình c): Đoạn gene đột biến bị thay cặp nucleotide A – T thành cặp nucleotide C – G
- Khái niệm đột biến gene: Đột biến gene là những biến đổi trong cấu trúc của gene, thường liên quan đến một hoặc vài cặp nucleotide
Trang 5cầu HS khác lắng nghe, nhận xét và đưa ra ý kiến của
bản thân về câu trả lời của bạn
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV gọi ngẫu nhiên một vài đại diện nhóm trình bày kết
quả
GV nhận xét, đánh giá chung và rút ra kết luận về đột
biến gene: Đột biến gene là những biến đổi trong cấu
trúc của gene, thường liên quan đến một hoặc vài cặp
nucleotide Một số dạng đột biến gene gồm: mất, thêm,
thay thế một hoặc một số cặp nucleotide
Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa và tác hại của đột biến gene
a) Mục tiêu
- Trình bày được ý nghĩa và tác hại của đột biến gene
- Thông qua hình thành kiến thức mới, phát triển được các năng lực chung và năng lực đặc thù
b) Tổ chức thực hiện
PHẨM
Giao nhiệm vụ học tập
GV sử dụng phương pháp dạy học dự án để HS tìm hiểu về
ý nghĩa và tác hại của đột biến gene
GV giao nhiệm vụ trước ở nhà cho HS theo từng nhóm nhỏ,
yêu cầu HS chuẩn bị tìm kiếm các tư liệu, hình ảnh liên quan
đến đột biến gene trong tự nhiên và đột biến gene nhân tạo;
2 Ý nghĩa và tác hại của đột biến gen
a) Tìm hiểu ý nghĩa
và tác hại của đột biến gene
Trang 6viết báo cáo thống kê số lượng đột biến gene, ý nghĩa và tác
hại của mỗi loại Thông qua đó, GV hướng dẫn HS trả lời câu
Thảo luận 2 (SGK trang 162)
Hình thành kiến thức mới 2 trang 162 KHTN 9: Hãy nêu ý
nghĩa và tác hại của đột biến gene
Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS làm việc theo nhóm nhỏ để thực hiện dự án đã được phân
công, chuẩn bị nhiệm vụ ở nhà
GV gợi ý, theo dõi và động viên, khích lệ HS tham gia vào
nhóm để thực hiện dự án
Báo cáo kết quả và thảo luận
HS lắng nghe bài báo cáo dự án của nhóm bạn, bổ sung thêm
các nội dung còn thiếu, đưa ra các câu hỏi còn băn khoăn để
GV và các bạn trong lớp cùng giải đáp
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV cho HS báo cáo về sản phẩm đã chuẩn bị
GV nhận xét, đánh giá chung và rút ra kết luận về ý nghĩa và
tác hại của gột biến gene: Đột biến gene có thể gây hại nhưng
cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho cơ thể sinh vật Đột biến
gene cung cấp nguồn nguyên liệu phong phú cho quá trình
tiến hoá Mức độ gây hại của gene đột biến phụ thuộc vào
loại đột biến, tổ hợp gene hoặc phụ thuộc vào môi trường
Trả lời Hình thành kiến thức mới 2 trang 162:
- Tác hại của đột biến gene: Đột biến gene phá vỡ sự hài hòa trong kiểu gene thường tạo nên kiểu hình có hại làm giảm khả năng sống sót, sinh sản, thích nghi của sinh vật
- Ý nghĩa của đột biến gene: Đột biến gene làm xuất hiện các allele khác nhau của cùng một gene Qua giao phối sẽ xuất hiện nhiều loại kiểu gene và kiểu hình mới góp phần tạo nên sự đa dạng sinh học, cung cấp nguyên liệu phong phú cho quá trình tiến hóa và chọn giống
Trang 73 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu
- Củng cố, luyện tập các kiến thức được học
- Thông qua quá trình luyện tập, phát triển được các năng lực chung và năng lực khoa học tự nhiên
b) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA
GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS làm việc
độc lập để trả lời các câu
hỏi luyện tập trong SGK
bằng cách hoàn thành
Phiếu học tập số 1
Luyện tập trang 162
KHTN 9: Lấy thêm ví
dụ về đột biến gene ở vật
nuôi và cây trồng
Luyện tập trang 162
KHTN 9: Lấy một số ví
dụ để chỉ ra đột biến
gene có lợi cho cơ thể
sinh vật và cho nhu cầu
PHIẾU HỌC TẬP 1 Luyện tập trang 162 KHTN 9: Lấy thêm ví dụ về đột
biến gene ở vật nuôi và cây trồng
Trả lời:
Ví dụ về đột biến gene ở vật nuôi và cây trồng:
- Tạo ra đột biến mai vàng 150 cánh
- Tạo ra đột biến sầu riêng cơm vàng hạt lép (ở Cái Mơn
- Bến Tre)
- Giống lúa CM5 mang gene bị đột biến cấu trúc làm xuất hiện những tính trạng tốt như: năng suất cao, chịu rét, chống chịu sâu bệnh khá, chịu mặn tốt
- Tạo ra giống cà chua đột biến gene có hàm lượng gamma aminobutyric acid (GABA) trong quả cao hơn khoảng 5 – 6 lần so với cà chua trong tự nhiên
- Ngô ngọt đột biến gene có hàm lượng đường trong hạt
Trang 8của con người.
Thực hiện nhiệm vụ
học tập
HS làm việc độc lập để
hoàn thành Phiếu học tập
số 1
GV theo dõi, đôn đốc,
nhắc nhở HS tích cực tìm
ra câu trả lời
Báo cáo kết quả và thảo
luận
HS trình bày kết quả
luyện tập vào Phiếu học
tập số 1
GV kiểm tra ngẫu nhiên
một vài em
Đánh giá kết quả thực
hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, đánh giá
chung và mở rộng, củng
cố thêm các kiến thức về
đột biến gene
cao
- Củ cải đường đột biến gene lá có nhiều vùng đốm trắng
do thiếu diệp lục
- Lợn đột biến gene song sinh dính liền thân
- Vịt đột biến gene có 3 chân
Trả lời Luyện tập trang 162 KHTN 9:
- Một số ví dụ để chỉ ra đột biến gene có lợi cho cơ thể sinh vật:
+ Đột biến gene kháng thuốc trừ sâu ở côn trùng là đột biến có lợi trong môi trường có thuốc trừ sâu
+ Giống lúa CM5 mang gene bị đột biến cấu trúc làm xuất hiện những tính trạng tốt như: chịu rét, chống chịu sâu bệnh khá, chịu mặn tốt
- Một số ví dụ để chỉ ra đột biến gene có lợi cho nhu cầu của con người:
+ Hoa lan đột biến có giá trị kinh tế cao
+ Giống cà chua đột biến gene có hàm lượng gamma aminobutyric acid (GABA) trong quả cao hơn khoảng 5 – 6 lần so với cà chua trong tự nhiên
+ Ngô ngọt đột biến gene có hàm lượng đường trong hạt cao
4 HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn
- Thông qua quá trình vận dụng kiến thức, phát triển được các năng lực chung và năng lực đặc thù
b) Tổ chức thực hiện
Giao nhiệm vụ học tập Trả lời Vận dụng trang 162:
Trang 9GV tổ chức cho HS thảo luận theo từng nhóm để
đưa ra đáp án cho câu hỏi vận dụng trong SGK
Vận dụng trang 162 KHTN 9: Nên hay không
nên loại bỏ khỏi quần thể các cá thể sinh vật có
đặc điểm khác biệt so với các cá thể khác Hãy
nêu quan điểm của em về vấn đề này
Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận theo từng nhóm và đưa ra câu trả
lời
GV theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở HS tích cực
tham gia vào hoạt động nhóm
Báo cáo kết quả và thảo luận
GV yêu cầu đại diện của một vài nhóm trả lời
câu hỏi và đánh giá thái độ, kết quả làm việc của
các nhóm
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, đánh giá chung và mở rộng thêm
các ví dụ về đột biến gene và liên hệ, giải thích
ứng dụng đột biến gene trong thực tiễn
- Không nên loại bỏ khỏi quần thể các cá thể sinh vật có đặc điểm khác biệt so với các cá thể khác
- Giải thích: Quần thể sinh vật muốn tồn tại và phát triển phải
có sự thích nghi với môi trường sống Mà môi trường sống luôn thay đổi Do đó, nếu quần thể sinh vật có tính đa hình (có nhiều
cá thể có đặc điểm khác biệt) thì quần thể sinh vật sẽ có khả năng thích nghi cao với sự thay đổi của môi trường Bởi vậy, nếu loại bỏ khỏi quần thể các cá thể sinh vật có đặc điểm khác biệt so với các cá thể khác thì sẽ đe dọa đến khả năng tồn tại, phát triển
và tiến hóa của quần thể sinh vật
PHỤ LỤC PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhóm:
1 Lấy thêm ví dụ về đột biến gene ở vật nuôi và cây trồng.
Trả lời:
2 Lấy một số ví dụ để chỉ ra đột biến gene có lợi cho cơ thể sinh vật và cho nhu cầu
của con người
Trả lời:
Trang 10
ĐÁP ÁN
1
Trả lời:
Ví dụ về đột biến gene ở vật nuôi và cây trồng:
- Tạo ra đột biến mai vàng 150 cánh
- Tạo ra đột biến sầu riêng cơm vàng hạt lép (ở Cái Mơn - Bến Tre)
- Giống lúa CM5 mang gene bị đột biến cấu trúc làm xuất hiện những tính trạng tốt như: năng suất cao, chịu rét, chống chịu sâu bệnh khá, chịu mặn tốt
- Tạo ra giống cà chua đột biến gene có hàm lượng gamma aminobutyric acid (GABA) trong quả cao hơn khoảng 5 – 6 lần so với cà chua trong tự nhiên
- Ngô ngọt đột biến gene có hàm lượng đường trong hạt cao
- Củ cải đường đột biến gene lá có nhiều vùng đốm trắng do thiếu diệp lục
- Lợn đột biến gene song sinh dính liền thân
- Vịt đột biến gene có 3 chân
2
- Một số ví dụ để chỉ ra đột biến gene có lợi cho cơ thể sinh vật:
+ Đột biến gene kháng thuốc trừ sâu ở côn trùng là đột biến có lợi trong môi trường
có thuốc trừ sâu
+ Giống lúa CM5 mang gene bị đột biến cấu trúc làm xuất hiện những tính trạng tốt như: chịu rét, chống chịu sâu bệnh khá, chịu mặn tốt
- Một số ví dụ để chỉ ra đột biến gene có lợi cho nhu cầu của con người:
+ Hoa lan đột biến có giá trị kinh tế cao
+ Giống cà chua đột biến gene có hàm lượng gamma aminobutyric acid (GABA) trong quả cao hơn khoảng 5 – 6 lần so với cà chua trong tự nhiên
+ Ngô ngọt đột biến gene có hàm lượng đường trong hạt cao
PHỤ LỤC PHIẾU ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG THUYẾT TRÌNH SẢN PHẨM HỌC TẬP CỦA
Trang 11Họ tên học sinh:
Nhóm:
Lớp:
Diễn đạt trôi chảy, phát âm rõ ràng
Tốc độ thuyết trình vừa phải, ngưng ngắt câu đúng lúc, đúng
chỗ
Âm lượng vừa phải
Diễn đạt dễ hiểu, súc tích
Bài thuyết trình theo kết cấu logic, chặt chẽ
Trực quan hoá bài thuyết trình (sử dụng hình ảnh, biểu đồ,
video clip, )
Tương tác với người nghe trong khi thuyết trình
Kết hợp sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp
PHIẾU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỢP TÁC CỦA MỖI CÁ NHÂN TRONG NHÓM
Họ tên học sinh:
Nhóm:
Lớp:
Các tiêu chí Điểm tối đa Cá nhân đánh giá Nhóm đánh giá
Sẵn sàng, vui vẻ nhận
nhiệm vụ được giao
1
Thực hiện tốt nhiệm
vụ cá nhân được giao
2
Chủ động liên kết các
thành viên có những
điều kiện khác nhau
vào trong các hoạt
động của nhóm
2
Sẵn sàng giúp đỡ
thành viên khác trong
nhóm khi cần thiết
2
Trang 12Chủ động chia sẻ thông
tin và học hỏi các thành
viên trong nhóm
1
Đưa ra các lập luận
thuyết phục được các
thành viên trong nhóm
2