1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chuyên đề tiểu luận triết học về giấc mơ liệu có được phép vô đạo đức trong mơ

14 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề TRIẾT HỌC VỀ GIẤC MƠ: LIỆU CÓ ‘ĐƯỢC PHÉP’ VÔ ĐẠO ĐỨC TRONG MƠ
Tác giả Hồ Văn Tài, Hoàng Sơn, Nguyễn Thị Sáu, Lê Hữu Kim Quỳnh, Cao Thị Hồng Nhung, Trương Quỳnh Nhi, Phan Nguyễn Uyên Nhi, Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Đặng Thái Nguyên, Nguyễn Phú Giáng Ngọc, Koutsarath Linly
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng
Trường học ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
Chuyên ngành TRIẾT HỌC
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 2,52 MB

Nội dung

Phải chăng vì bản chất nhậpnhằng, biến hóa, khó hiểu, hay vì chúng ta gần như không thể miêu tả những gìta đã mơ "một cách khách quan" mà những cách giải quyết từ tâm lý học vàkhoa học t

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

□□&□□

TIỂU LUẬN MÔN: TRIẾT HỌC

CHUYÊN ĐỀ TIỂU LUẬN: TRIẾT HỌC VỀ GIẤC MƠ: LIỆU CÓ ‘ĐƯỢC PHÉP’ VÔ ĐẠO

ĐỨC TRONG MƠ GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY : PGS.TS NGUYỄN TIẾN DŨNG

NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 3 (GỒM DANH SÁCH 11 HỌC VIÊN)LỚP: CAO HỌC K21A2 - QLKT UD

NIÊN KHÓA: 2020-2022

Huế, tháng 5 năm 2021

Trang 2

DANH SÁCH NHÓM 4 LỚP CAO HỌC K21A2 - QLKT 2020 - 2022

1 2041076 Hồ Văn Tài Nam2 2041074 Hoàng Sơn Nam3 2041073 Nguyễn Thị Sáu Nữ4 2041072 Lê Hữu Kim Quỳnh Nam5 2041071 Cao Thị Hồng Nhung Nữ6 2041070 Trương Quỳnh Nhi Nữ7 2041069 Phan Nguyễn Uyên Nhi Nữ8 2041068 Nguyễn Thị Thanh Nhàn Nữ9 2041067 Đặng Thái Nguyên Nam10 2041065 Nguyễn Phú Giáng Ngọc Nữ11 2041086 Koutsarath Linly Nữ

I LỜI MỞ ĐẦU

Trang 3

- Giấc mơ là một chủ đề đã và đang cuốn hút chúng ta suốt nhiều năm liền, làmột đề tài mà mọi người vẫn hay đề cập tới trong cuộc sống hàng ngày và đâycũng là vấn đề vô cùng phức tạp Dường như ai ai cũng từng nằm mơ, và có rấtít người không nằm mơ, cho nên đối với con người mà nói, đây cũng là một loạibản năng khi sinh ra đã có sẵn rồi Đây là hiện tượng quá quen thuộc với cuộcsống của chúng ta, nhưng cũng rất khó tiếp cận Phải chăng vì bản chất nhậpnhằng, biến hóa, khó hiểu, hay vì chúng ta gần như không thể miêu tả những gìta đã mơ "một cách khách quan" mà những cách giải quyết từ tâm lý học vàkhoa học thần kinh, cho dù đem lại nhiều câu trả lời thú vị giúp chúng ta hiểuthêm về hiện tượng này, đều chưa thỏa mãn câu hỏi quan trọng về ý nghĩa củanhững giấc mơ, cho dù đối với cá nhân hay đối với con người nói chung Có lẽphần nào những băn khoăn ấy sẽ được làm rõ khi ta đặt giấc mơ dưới góc nhìnTriết học.

- Để làm rõ thắc mắc “Liệu có 'được phép' vô đạo đức trong mơ?” Trước hếtchúng cần phải biết khái niệm về giấc mơ là gì?

1 Khái niệm giấc mơ theo khoa học hiện đại

- Theo khoa học hiện đại thì giấc mơ là những trải nghiệm, ảo tưởng trong trí óckhi ngủ Hiện tượng mơ không chỉ xảy ra với con người mà cũng có thể xảy ra ởcác động vật có vú và một số loài chim Tuy nhiên khi nói đến giấc mơ chúng tathường chỉ đề cập đến hiện tượng này ở con người Các sự việc trong giấc mơthường không thể xảy ra được hoặc không giống với thực tế, chúng thường nằmngoài sự điều khiển của người mơ Ngoại trừ trường hợp giấc mơ sáng suốt(giấc mơ tỉnh táo), trong đó người nằm mơ nhận ra rằng họ đang nằm mơ, đôikhi có thể làm thay đổi thực tại giấc mơ của họ Những người nằm mơ có thểtrải qua những cảm xúc mãnh liệt khi đang mơ, và điều này có thể tạo cảm hứngcho âm nhạc

2 Giấc mơ trong Nhận thức luận2.1 Luận điểm Giấc mơ của Descartes

- Descartes đã cố gắng gầy dựng sự chắc chắn nơi những niềm tin của chúng ta.Trong tác phẩm “Suy ngẫm về Triết học Tiên khởi” ông muốn tìm ra những gìchúng ta có thể tin chắc, và có thể khẳng định là tri thức Khởi đầu bằng việcnhận định rằng ông chắn chắn mình đang ngồi bên đống lửa Tiếp theo ông phủđịnh ý nghĩ rằng điều ấy là chắc chắn, vì trước đó trong những giấc mơ ôngcũng tin mình đang ngồi bên đống lửa, nhưng đã bị lừa, và không may tỉnh dậymới biết chỉ là mơ thấy đang ngồi bên đống lửa mà thôi Làm sao tôi biết đượclúc này không phải là mơ? Đây là câu hỏi nổi tiếng Descartes đã rút ra Dùkhông phải người đầu tiên băn khoăn về điều này (xem sách Trang Tử,Theaetetus của Plato và Metaphysics của Aristotle) ông là triết gia đầu tiên đãkiên trì theo đuổi và cố gắng tìm câu trả lời cho nó Descartes cho rằng bởi cácgiác quan đã bị đánh lừa trong mơ, chúng ta không thể tin vào giác quan củamình ở thực tại tỉnh thức (mà không viện đến một Thượng đế rộng lượng sẽkhông nỡ lừa chúng ta)

Hiện tượng giấc mơ được sử dụng làm bằng chứng trọng tâm cho giả thuyết củachủ nghĩa hoài nghi, rằng những gì ta đang tin là đúng, tất cả có thể sai lầm vàtất cả được dựng nên bởi một giấc mơ Descartes thì theo quan điểm thông

2

Trang 4

thường rằng giấc mơ, hiện tượng xảy ra ở mọi người, là một loạt các trải nghiệmkhá tương tự với thực tại tỉnh thức (còn được gọi là “quan điểm phổ biến” vềgiấc mơ) Một giấc mơ làm cho người mơ ngỡ như mình đang thực hiện hànhđộng trong khi tỉnh thức, bởi trong mơ chúng ta không biết điều mình đang trảinghiệm là một giấc mơ Descartes khẳng định rằng về nguyên tắc, có lẽ trảinghiệm mơ không thể phân biệt với thực tại tỉnh thức – cho dù có khác biệt chủquan nào giữa hai hiện tượng, chúng đều không đủ để tôi biết chắc được tronglúc này tôi đang không mơ Cuối cùng Descartes vẫn băn khoăn liệu các vật thểtrước mặt ông có phải thật – liệu ông chỉ đang mơ về sự tồn tại của chúng, haychúng đang thực sự ở đây Giấc mơ là gốc gác đầu tiên để thúc đẩy phương pháphoài nghi của Descartes, qua đó chất vấn tri thức đạt được qua tri giác và nộiquan Ở phương pháp này ông sẽ dùng bất cứ cách thức nào để đặt một nhậnđịnh hay niềm tin được cho là đúng dưới sự soi xét kỹ lưỡng nhất.

Luận điểm giấc mơ của Descartes bắt đầu với tuyên bố rằng giấc mơ và thực tạitỉnh thức có thể có nội dung hệt như nhau Ông khẳng định rằng, hai trải nghiệmcó sự giống nhau đủ để người mơ liên tục bị đánh lừa rằng mình đang có trảinghiệm tỉnh thức, mà thực chất là đang ngủ và đang mơ Luận điểm này có vàichỗ giống luận điểm con quỷ lừa bịp của ông sau này Theo đó, tôi không thểchắc chắn với bất kỳ điều gì tôi tin tưởng, bởi có lẽ tôi chỉ đang bị một con quỷgian ác đánh lừa Hai luận điểm có cấu trúc giống nhau: không gì loại bỏ đượckhả năng tôi đang bị lừa và tưởng có trải nghiệm X, trong khi thực sự tôi đang ởtrạng thái Y, vậy nên tôi không thể có tri thức Z về trạng thái hiện tại của mình.Kể cả khi cá nhân rơi vào đúng niềm tin rằng họ không bị bịp bởi con quỷ, vàkhi thực sự đang trải nghiệm tỉnh thức, họ vẫn không thể phân biệt thực tại vàgiấc mơ để theo đó vin chắc chắn vào niềm tin rằng họ không mơ

Descartes cho rằng các giấc mơ mang tính “protean” nghĩa là trải nghiệm giấcmơ có thể sao chép một tổng thể đồ sộ của bất kỳ trải nghiệm tỉnh thức nào Nóicách khác, không có một trải nghiệm nào của thực tại tỉnh thức mà lại không thểđược mô phỏng y như thật (và như thế là không thể phân biệt về mặt hiện tượng)bởi giấc mơ Khẳng định về tính “protean” này là thiết yếu để Descartes xâydựng luận điểm hoài nghi của ông về thế giới khách quan Sau cùng thì, chỉ cầnmột trải nghiệm duy nhất trong thực tại mà không thể xảy ra trong mơ, thì ítnhất trong lúc ấy, chúng ta có thể chắc chắn mình đang tỉnh thức và tiếp xúc vớithế giới ngoài kia Locke tuyên bố ông đã tìm ra kẽ hở ấy: chúng ta không vàkhông thể cảm thấy đau đớn trong mơ Khái niệm về sự đau đớn xảy ra tronggiấc mơ đã và đang được kiểm định trong một số nghiên cứu khoa học, thôngqua phân tích định lượng nội dung của nhật ký ghi lại bởi người mơ thôngthường, và đồng thời bởi những người mơ sáng suốt tham gia vào thí nghiệm.Kết luận được đưa ra một cách độc lập sau những nghiên cứu trên cho thấy, dùrất hiếm gặp, cơn đau diễn ra cục bộ rõ rệt có thể xảy ra trong mơ Vậy theo cácnghiên cứu thực nghiệm, tuyên bố của Locke là sai, dù ông vẫn có thể ngờ rằngsự đau đớn dữ dội và kéo dài (như vấn đề bị lửa đốt đã nhắc tới) là không khảthi Các nghiên cứu ủng hộ cho sức thuyết phục của Descartes rằng giấc mơ cóthể lặp lại bất kỳ trạng thái tỉnh thức nào, nghĩa là không có sự khác biệt cốt yếu

Trang 5

nào giữa tỉnh và mơ; và như thế loại bỏ sự chắc chắn về việc đây không phải làgiấc mơ.

2.2 Luận điểm Giấc mơ của Plato

- Nhà triết học thời Hy Lạp cổ đại Plato cho rằng: “Giấc mơ là sự nối tiếp cuộcsống hàng ngày của con người.” Ngành tâm lý học hiện đại của phương tây cũngrất quan tâm nghiên cứu về giấc mơ, họ cũng đưa ra rất nhiều cách giải thíchkhác nhau Dưới cái nhìn của nhà tâm lý học, giấc mơ là sự thể hiện những tìnhcảm bị chôn sâu trong ý thức, việc nhớ lại những mảnh ghép của giấc mơ có thểgiúp tiết lộ những tình cảm bị chôn giấu Cũng có người cho rằng giấc mơ chủyếu là để xử lý những tín tức có liên quan đến sự sinh tồn của con người, vì thếgiấc mơ có thể giúp chúng ta có lý giải sâu sắc để đưa ra cách giải quyết các vấnđề liên quan đến sinh tồn Còn có người cho rằng giấc mơ là quá trình đại nãoxử lý các tín tức mà ban ngày người ta đã tiếp xúc được, nó giúp chúng ta loạibỏ đi những tín tức vô dụng, từ đó giúp cho đại não tránh bị hỗn loạn tín tức.Còn có người cho rằng giấc mơ là một loại huyễn tượng không có nghĩa lý gì,một loại huyễn tượng sinh ra trong lúc đại não xử lý các tín hiệu ngẫu nhiên củacảm giác, v.v nói chung là có rất nhiều cách giải thích khác nhau Theo tôi thấy,những cách giải thích trên đều có lý nhưng chưa toàn diện và thấu đáo

2.3 Luận điểm Giấc mơ của người Trung Quốc cổ đại

- Về vấn đề này, nhận thức của người Trung Quốc cổ đại so với nhận thức củakhoa học hiện đại có sự khác biệt rất lớn Ví như trong cuốn Hoàng Đế Nội Kinhcho rằng: khi khí âm của cơ thể người quá thịnh thì có thể mơ thấy mình vượtqua sông lớn, đồng thời có cảm giác sợ hãi Khi khí dương của cơ thể quá thịnh,có thể mơ thấy lửa cháy lớn, đồng thời còn cảm thấy hơi nóng bức bối Khi khíâm và khí dương của cơ thể đều thịnh, thì có thể mơ thấy cảnh tượng tàn sát lẫnnhau Khi các bộ phận phía trên cơ thể người có khí quá thịnh thì có thể mơ thấycảnh tượng bay lượn; còn khi các bộ phận phía dưới cơ thể người có khí quáthịnh, có thể mơ thấy cảnh rơi từ trên cao xuống Ăn quá no, có thể mơ thấymình đưa đồ ăn cho người khác Khi quá đói có thể mơ thấy người khác đưa đồăn cho mình Khí ở gan quá thịnh, có thể mơ thấy sự việc gây cáu giận Khí ởphổi quá thịnh, có thể mơ thấy sự việc đau lòng mà khóc lóc

Đây là từ góc độ y học mà nhận thức về giấc mơ, nhiều lúc rất khớp với tìnhhuống thực tế của chúng ta Nhưng chẳng qua đây cũng chỉ là cách giải thích vềgiấc mơ bị hạn cuộc bởi nguyên nhân sinh lý của cơ thể người Cũng có ngườicho rằng, ban ngày nghĩ điều gì thì ban đêm sẽ nằm mơ thấy điều đó, điều nàycũng có lý, nhưng loại giải thích này chỉ thích hợp với giấc mơ có điều kiện Bởivì có rất nhiều giấc mơ không có quan hệ gì với những trải nghiệm trong cuộcsống và phương thức tư duy của chúng ta, ví dụ như những giấc mơ có thể báotrước tương lai, những giấc mơ có liên quan đến các sinh mệnh cao tầng hay cácsinh mệnh cấp thấp v.v Sau khi thu thập và nghiên cứu rất nhiều tài liệu lịch sửcó liên quan đến giấc mơ, tác giả bài viết cho rằng nguyên nhân hình thành giấcmơ và mục đích con người nằm mơ đều vô cùng phức tạp, nếu chúng ta suy xétgóc độ lịch sử có lẽ sẽ phát hiện thấy rất nhiều giấc mơ mang ý nghĩa lịch sửtrọng đại, cho nên không thể đánh đồng nguồn gốc các giấc mơ đều như nhau

4

Trang 6

Đương nhiên có rất nhiều giấc mơ không có ý nghĩa gì, chẳng hạn như nhữnggiấc mơ mà sau khi tỉnh dậy lại quên sạch không nhớ chút nào, hoặc giấc mơ cóthể kể lại rõ ràng và đơn giản nhưng xác thực không có ý nghĩa gì Những giấcmơ loại này không thuộc phạm vi bàn luận của chúng ta trong bài viết này, chonên tạm thời không nhắc tới Nhưng có nhiều giấc mơ mà nếu chúng ta đối đãinghiêm túc và suy nghĩ kỹ lưỡng một chút, có lẽ sẽ phát hiện ra nó thật sự có ýnghĩa và có mục đích.

Chúng ta cũng biết rằng không thể đoán được mình sắp nằm mơ điều gì, cũngkhông thể tự nguyện nằm mơ điều gì Có nghĩa là chúng ta đều bị động với hầuhết các giấc mơ, vậy thì chúng ta thử suy nghĩ xem liệu có nhân tố bên ngoàinào tham dự vào giấc mơ của chúng ta, thậm chí khống chế việc chúng ta mơchăng? Nếu vậy thì giấc mơ chắc chắn không chỉ đơn giản là hiện tượng sinh lýhoặc hiện tượng tâm lý của mỗi cá nhân Cũng có thể có sinh mệnh cao cấpđang lợi dụng giấc mơ để can thiệp trực tiếp vào cuộc sống cá nhân của chúng tavà sự phát triển của lịch sử xã hội nhân loại, nói đến đây có thể mọi người cảmthấy ngày càng huyền hoặc Vậy trước tiên chúng ta hãy xem lại rất nhiều ghichép lịch sử trong và ngoài Trung Quốc từ xưa đến nay liên quan đến giấc mơ,sau đó mọi người hãy suy ngẫm xem những điều tôi nói có lý hay không

2.4 Luận điểm Giấc mơ của Phật giáo Tây Tạng

- Theo truyền thống của Phật giáo Tây Tạng, giấc mơ bao gồm một loạt nhữngphương pháp thực hành tâm linh tiên tiến có tác dụng như một sự trợ giúp mạnhmẽ cho sự tỉnh thức từ cõi luân hồi Cõi luân hồi có thể được mô tả vắn tắt nhưmột sự trải nghiệm huyền ảo về kiếp sống này qua kiếp sống khác diễn tiếnngoài sự hiểu biết của chúng ta Điều này, theo Phật giáo (và những tôn giáotruyền thống khác), là diễn tiến bình thường trong cuộc sống Theo Phật giáo,những quan điểm thiếu hiểu biết và xuyên tạc thêu dệt về vấn đề đó chính lànguồn gốc của khổ đau Nói cách khác, hạnh phúc thật sự và tối hậu là kết quảcủa việc giảm thiểu sự thiếu hiểu biết bằng sự tỉnh thức trong những giấc mơ vềluân hồi Một vị Phật, một người được giác ngộ, theo nghĩa đen là “người tỉnhthức”

Đây là một trong những truyền thống cốt lõi của Phật giáo Tây Tạng và là mộtsự hòa quyện giữa hiểu biết về thực tại với tiến bộ tâm linh của chúng ta.“Giấc mơ có thể được xem như trường hợp đặc biệt của nhận thức mà không cónhững thúc ép hoặc những cảm giác bên ngoài được đưa vào Ngược lại, nhậnthức có thể được xem như trường hợp đặc biệt của mơ bị thúc ép bởi cảm giácđược đưa vào” Theo định nghĩa, cả hai trạng thái nhận thức – tiếp thu khi mơ vàkhi thức – là tương đồng, với sự chồng chéo của những mạng lưới cơ chế tươngtác qua lại của bộ não Cả hai trạng thái này đều có thể có khả năng chỉ ra rõràng là “nhận thức”

Một điều khác khiến cho nhận thức lúc tỉnh tương tự như tình trạng mơ là hầuhết các khái niệm được chấp nhận phổ biến Tính chất của những đối tượngchúng ta tiếp nhận là trái với thông lệ, từ bản thân các đối tượng Màu đỏ củachiếc áo len đỏ người nào đó đang mặc hoặc màu vàng của một chiếc taxi đanglướt qua được xem như tính chất sẵn có của chiếc áo len hoặc chiếc taxi

Trang 7

Giả thiết này chiếm ưu thế trong cả nhận thức lúc tỉnh lẫn trong mơ không sángsuốt Tuy nhiên, nếu tin vào điều này thì chúng ta thực sự đang mơ Thực ra,khoa học phương Tây từ thời Descartes đã khước từ sự xác nhận có vẻ trực giácnhư vậy Những tính chất đã được trải nghiệm của các đối tượng bên ngoàikhông được bao hàm trong bản thân đối tượng mà chúng lung linh huyền ảo nhưnhững trải nghiệm về rồng phun lửa trong một cơn ác mộng Vậy là thế nào?Theo cảm giác chung, sự tiếp nhận của chúng ta có thể bị thúc ép bởi các đốitượng vật chất mà chúng ta tiếp nhận, nhưng những tính chất được tiếp nhậntrong các đối tượng ấy như màu sắc, độ sáng, kết cấu, nhiệt độ, mùi, vị… thayđổi tùy theo sự tương tác với các cảm giác được tạo ra từ những chức năng củanão Ý tưởng cho rằng những tính cách ấy vốn có trong các đối tượng đã bị khoahọc phủ nhận Chẳng hạn, mặt trời có thể phát ra ánh sáng lượng tử (có thể đượccác thiết bị khoa học ghi nhận lại) nhưng chính các cơ quan giác quan và sự trảinghiệm cái chúng ta gọi là ánh sáng Tính đối ngẫu của ánh sáng với bóng tốiđược tạo lập trong bản thân chúng ta (và những thực thể khác tiếp nhận sự vậttheo cách này), tuy nhiên những tính chất này không tồn tại bên ngoài các quyluật khách quan Mặt trời không chiếu sáng, cũng không nóng Nó phát ra nănglượng lượng tử và bức xạ nhiệt khiến chúng tiếp nhận như sự chói sáng và sứcnóng Sinh học và vật lý học đã thiết lập những nguyên lý này như những luậncứ khoa học.

Bạn sẽ dễ dàng chấp nhận khái niệm này hơn một chút khi nghĩ đến một số loàiđộng vật không có mắt ở dưới đáy biển sâu và trú ngụ trong hang động chúng cóvẻ như không có ánh sáng cũng không có bóng tối Với những người khiếm thịbẩm sinh cũng vậy, họ biết về ánh sáng (và bóng tối) chỉ qua những điều ngườisáng mắt kể lại Tương tự như vậy, với người điếc thì không có tiếng động (chodù sóng âm có thể được cảm nhận bằng cơ thể) Hơn nữa, các sinh vật khácnhận thức được bức xạ, sóng âm và những dữ liệu cảm giác khác theo nhữngcách khác với chúng ta về căn bản Hãy hình dung sự đa dạng trong cảm nhậnmùi của loài chó thì sẽ rõ Vì thế tính chất của các đối tượng chúng ta tiếp nhậnnảy sinh tùy thuộc vào sự tương tác giữa tâm trí và cơ thể của chúng ta.Nói cách khác, tin tưởng chính là sống với câu thần chú của ảo ảnh – điều thấmđẫm trong cả sự tỉnh táo lẫn trong nhận thức khi mơ Từ viễn cảnh này ta thấyđược tác động của những khuôn khổ trong sự tiếp nhận của chúng ta sẽ tạo rathực tế huyền ảo Con người mơ về thực tế của con người, nhưng chó có thể mơthấy những mùi hương, cá voi có thể mơ về những bài hát dưới nước

Khi tỉnh, chúng ta nhận thức thế giới theo những khuôn khổ xác định Ví dụ,chúng ta nhận được một số trải nghiệm đầu tiên về trọng lực khi còn là một đứatrẻ mới tập đi Chúng ta thường xuyên cảm thấy một “lực” kéo ta xuống khi mấtthăng bằng Toàn bộ khái niệm thăng bằng khi ngồi, đứng, đi và chạy bao gồmnhững hoạt động trong sự tương tác với trọng lực Vì thế trọng lực – cho dù nólà gì đi nữa – là sự kìm hãm vật lý được trải nghiệm cùng với nhận thức khi tỉnh.Chúng ta trở nên quen thuộc với nó theo những phương thức đặc biệt khi họccách di chuyển có định hướng từ khi còn bé

Tuy nhiên trong những giấc mơ, ta có thể thoát ra khỏi định luật về trọng lực.Các định luật vật lý không áp dụng trong thế giới phi vật chất của những giấc

6

Trang 8

mơ, trong đó sự vật lơ lửng trên bầu trời hoặc chúng ta có thể bay qua nhiều nơichốn khác nhau không phải là điều hiếm Trong việc rèn luyện giấc mơ sángsuốt, một trong những kỹ năng sớm đạt được nhất là bay được khi ta muốn Dođó, theo đề nghị của Spephn LaBerge, những giấc mơ là phương thức trảinghiệm không bị gò bó bởi những tác động vật lý từ môi trường bên ngoài.Có thể chính xác hơn khi nói rằng nhận thức trong mơ không bị gò bó cứng nhắcnhư nhận thức lúc tỉnh Thực ra, những người mơ sáng suốt đôi khi phải tự rènluyện mình để có thể bay Khái niệm trọng lực đã ăn sâu đến độ nó có thể theota vào trạng thái mơ.

Trong trường hợp ấy, một người mơ sáng suốt có thể học bay trong các giaiđoạn, có được sự tự tin rằng trong cõi mơ, họ không bị rơi xuống hoặc làm tổnthương chính mình Một người tin tưởng rằng trọng lực không cho phép họ baythì họ sẽ không thể bay Vượt thoát niềm tin ấy, bạn sẽ thoát khỏi sự gò bó bị ápđặt theo khái niệm Như thế việc xác định những điều kiện đóng vai trò quantrọng với các tính chất nhận được trong nhận thức khi tỉnh cũng như khi mơ Bởivì mặt trời mà chúng ta tiếp nhận trong một giấc mơ đơn thuần là tưởng tượngnên nó không tồn tại ở cách chúng ta chín mươi ba triệu dặm và không phát raánh sáng lượng tử hoặc năng lượng nhiệt Cũng vì thế, chúng ta có thể nhậnđược một mặt trời trong giấc mơ vừa rạng rỡ vừa ấm áp Tuy nhiên không hề cómột mặt trời thực trong giấc mơ chế ngự sự tiếp nhận của chúng ta, chúng ta còncó thể chọn cách trải nghiệm về một mặt trời có hình khối lập phương phát ranhững tia sáng lạnh màu xanh lá chẳng hạn…

Điều ấy mang chúng ta đến cõi lõi của ý thức cả khi tỉnh lẫn khi mơ, chúng đềulà các dạng của nhận thức, cùng một nhận thức thông qua những gì chúng ta biết- về những cảm giác rộng lớn với căn bản nhất – mọi thứ mà chúng ta trảinghiệm Và nhận thức này có thể chịu sự tác động – nó có thể rèn luyện và làđối tượng của việc tu tập Giấc mơ tìm cách vượt qua các điều kiện xác định đểđạt đến sự giác ngộ – trải nghiệm trực tiếp thực tại vốn là mục tiêu cơ bản củaPhật giáo và những phương pháp rèn luyện thiền định khác Những người mơsáng suốt tìm cách sử dụng tính chất dễ uốn nắn của nhận thức do nhiều nguyênnhân khác nhau trong đó có sự hiện thực hóa tinh thần Bằng cách khám phátrực tiếp ý thức trong mơ – bằng cách thử nghiệm – cả hai thói quen đã tạo ra lýthuyết và thực tiễn mà chúng ta có thể khẳng định nếu đầu tư thời gian và côngsức thỏa đáng

3 Để trả lời câu hỏi: “Liệu có 'được phép' vô đạo đức trong mơ?” thì chúngta cần tìm hiểu giấc mơ ở phạm trù Đạo đức học

- Từ cuối thế kỷ XX, các tranh luận về trách nhiệm đạo đức và tội ác trong giấcmơ chủ yếu xoay quanh hiện tượng mộng du, mà trong đó người mộng du đãgây hại đến người khác Việc đánh giá thường được tiến hành trong bối cảnhthực tế, hơn là lý thuyết, giả dụ như tại tòa án Đặt khái niệm về mộng du sangmột bên, các triết gia quan tâm hơn đến mặt hiện tượng luận của các giấc mơthông thường Liệu khái niệm về đúng và sai có áp dụng trên chính giấc mơ,cũng như trên hành vi của những người mộng du hay không?

a Đạo đức trong giấc mơ theo thánh Augustine

Trang 9

Thánh Augustine, khi kiếm tìm một đời sống toàn vẹn về đạo đức, đã lo ngại vềmột số hành động của ông trong giấc mơ Với một người dành hết cuộc đờimình để sống độc thân, những giấc mơ về nhục dục và gian dâm làm ông lolắng Trong tác phẩm Tự thú (Confessions, quyển X, chương 30), ông viết gửilên Thượng Đế về thành công của mình khi đấu tranh với những tư tưởng nhụcdục và với lối sống của mình trước khi cải đạo Nhưng ông cũng nói rằng, trongmơ ông dường như không thể khống chế những hành động mà ông tránh làm lúcban ngày Ông tự hỏi “phải chăng trong giấc ngủ tôi không còn là tôi nữa?” vìtin rằng ông chính là nhân vật trung tâm trong giấc mơ của mình Khi cố gắnggiải quyết vấn đề, Augustine nhờ cậy tới sự khác biệt bề ngoài giữa trải nghiệmcủa thực tại tỉnh thức và của giấc mơ Ông phân biệt rạch ròi giữa “sự việc” và“hành động.” Giấc mơ rơi vào phạm trù “sự việc”, nghĩa là Augustine trong mơkhông thực hiện hành động nào mà chỉ đang trải nghiệm những sự việc xảy đếnvới ông mà ông không được lựa chọn Khi loại bỏ quyền tự quyết khỏi giấc mơ,chúng ta không phải chịu trách nhiệm về những gì xảy ra trong mơ nữa Vì thế,khái niệm tội lỗi hay trách nhiệm đạo đức không thể được áp dụng vào giấc mơ.Theo Augustine, chỉ có hành động mới bị đánh giá đạo đức Ông một mựckhẳng định rằng mọi sự việc xảy ra trong mơ không thuộc về hành động Lờituyên bố rằng ‘hành động không thể có trong giấc mơ’ bị thách thức bởi giấc mơsáng suốt, mà trong đó dường như có các hành động thực và các cách thức raquyết định nhờ đó người mơ có thể khống chế, ảnh hưởng và thay đổi tiến trìnhcủa giấc mơ Luận điểm của Augustine đặt nền tảng trên tiền đề rằng không cóhành động trong mơ Vì vậy giấc mơ sáng suốt là bằng chứng phản bác tiền đềnày Chúng ta đã thấy rằng luận điểm của Augustine rằng các khái niệm đạo đứckhông bao giờ áp dụng cho giấc mơ là sai (vì trong mơ có thể có hành động thayvì sự việc) Trong phần tiếp theo chúng ta sẽ khám phá hai quan điểm đạo đứchọc về vấn đề đúng và sai trong mơ.

b Giấc mơ trên lập trường Nghĩa vụ luận và Hệ quả luận

Giấc mơ là một thí dụ trong mối quan tâm tổng quát hơn đối với một loại của tưduy – các huyễn tưởng – có thể diễn ra mà không ảnh hưởng đến hành vi Trongmơ chúng ta thực hiện hành động trong thực tại mô phỏng với sự xuất hiện củacác nhân vật khác Vậy có lẽ cần xem xét liệu chúng ta có chịu trách nhiệm đạođức đối với các hành động trong mơ Nói chung, đạo đức có cấm chúng takhông được ấp ủ ý nghĩ nào đó không, kể cả chúng không ảnh hưởng tới hànhđộng sau này và cũng không làm hại người khác? Trò chơi điện tử bạo lực cũnggợi ra tranh luận tương tự, cho dù có nhiều tranh cãi hơn ở mặt ảnh hưởng vớihành vi sau này Có những người rất khoái chơi trò chơi bạo lực và đồ họa càngsinh động càng tốt Bản thân việc đó có trái đạo đức không? Tại sao chúng taphải biện hộ cho ý nghĩ của con người – những ý nghĩ mà nếu biến thành hànhđộng sẽ cực kỳ sai trái? Giấc mơ có lẽ là một thí dụ đặc biệt vì trong một giấcmơ thông thường chúng ta tin rằng chúng ta đang ở ngoài đời thật Hai thuyếtchính của đạo đức học sẽ nói gì về vấn đề này, với giả định đặt ra rằng những gìta thực hiện trong mơ sẽ không ảnh hưởng tới hành vi của ta ở thực tại tỉnhthức?

8

Trang 10

Hệ quả luận là một hệ thống học thuyết rộng lớn trong đạo đức học, mà ở đómột hành động luôn được đánh giá qua hậu quả nó gây nên Ở đây có hai vấn đềriêng biệt – vấn đề đạo đức và thực nghiệm Câu hỏi thực nghiệm là liệu cácgiấc mơ, các huyễn tưởng và trò chơi điện tử có thực sự không dẫn tới hành vilàm hại đến người khác Cụ thể hơn, hệ quả luận không khẳng định giấc mơkhông gây nên hậu quả gì, mà đúng hơn là nếu thực sự giấc mơ không gây nênhậu quả thì nó không thể đánh giá về mặt đạo đức, hoặc nên được coi là trungtính về mặt đạo đức Các lý thuyết hệ quả luận hoàn toàn có thể lập luận rằng,bởi vì giấc mơ không thực sự ảnh hưởng tới hành vi của tôi khi tôi thức dậy,việc “làm hại” người khác trong giấc mơ, kể cả trong giấc mơ sáng suốt sẽkhông sai về mặt đạo đức Một số nhà hệ quả luận tự do hơn thậm chí có thể đềcao sự tự do trong tư duy đó Tức là có thể có lợi ích nội tại khi cho phép tâm tríđược giải phóng, tuy nhiên không thể lấy đó làm cớ gây hại tới người khác ngoàiđời - các nhà hệ quả luận sẽ khẳng định như vậy Nếu giấc mơ sáng suốt làm tôiđối xử tốt hơn với mọi người trong thực tại tỉnh thức, thì trên thực tế các nhà hệquả luận sẽ ủng hộ hành động này.

Các nhà hệ quả luận vẫn sẽ giữ quan điểm của mình kể cả khi nội dung giấc mơcó quan hệ chủ ý tới người khác Tức là khi giấc mơ có thể thường xuyên xuấthiện nội dung đơn nhất Nội dung đơn nhất, hay ý nghĩ đơn nhất là khái niệmtương phản với nội dung tổng quát Nếu tôi đơn thuần hình dung trong tâm trímột nam diễn viên Hollywood tóc vàng, thì hình ảnh đó có thể mơ hồ đến nỗikhông xác định được người này là ai Hình ảnh trong trí tưởng tượng của tôi cóthể đem so sánh với Brad Pitt, Steve McQueen, một tài tử giả tưởng hay hằng hàsa số người khác Ngược lại nếu tôi chủ động tưởng tượng ra Brad Pitt, hay khihình ảnh hiện lên trong trí óc xuất hiện đủ các chi tiết, thì giấc mơ của tôi khôngcòn chứa nội dung tổng quát, nhưng sẽ liên quan tới cá nhân cụ thể này Tronggiấc mơ không phải lúc nào cũng xuất hiện người có đặc điểm tổng quát, mà lạilà những người thân quen với người mơ – đặc biệt từ cuộc sống cá nhân như giađình, bạn bè, v.v

Đối lập với các lý thuyết Hệ quả luận, các thuyết Nghĩa vụ luận tin rằng chúngta bắt buộc phải suy nghĩ theo một số nguyên tắc nhất định khi hành động hoặckhông hành động, bất kể có hậu quả tới người khác hay không Theo các lýthuyết Nghĩa vụ luận trong đạo đức học, có một số ý nghĩ mà tôi không bao giờđược ấp ủ vì bản thân chúng là sai trái Các lý thuyết nghĩa vụ luận coi cá thểcon người quan trọng hơn hệ quả hay hành động đơn thuần Bản thân con ngườilà mục đích tự thân, chứ không phải là công cụ để đạt tới một tình thế chúng tamong muốn Bởi vì giấc mơ thường liên quan tới người ngoài đời thực, nếu tôigây hại đến “phiên bản trong mơ” của người đó nghĩa là tôi không đối xử với họnhư một mục đích tự thân Như vậy nguyên tắc Nghĩa vụ luận cũng được ápdụng trong giấc mơ: cần đối xử với con người như mục đích tự thân, thay vì nhưmột phương tiện giải trí cho bản thân mình

Trong cuộc tranh luận giữa hai trường phái Nghĩa vụ luận và Hệ quả luận, chúngta phát hiện thấy các lập trường bớt cực đoan hơn Có lẽ hai trường phái trên cóthể thống nhất trên một số khía cạnh Ví dụ trong mơ tôi có thể thực hiện hànhvi vô đạo đức với các nhân vật có đặc điểm tổng quát, vì các nhân vật này không

Ngày đăng: 24/09/2024, 16:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w