1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

buổi thảo luận thứ nhất luật hôn nhân và gia đình

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghĩa vụ
Tác giả Bùi Nhật Hạ, Tống Trần Kim Ngọc Hân, Vũ Trịnh Nhật Hoàng, Nguyễn Hồ Quốc Hưng, Trần Hoàng Lân, Hoàng Văn Mẫn, Nguyễn Huỳnh Hà Ngân, Mai Thị Bích Ngọc
Người hướng dẫn Trần Thị Hương
Trường học Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Hôn nhân và Gia đình
Thể loại Buổi thảo luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

Cụ thể, điểm b khoản 1 Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Việc kết hôn do namvà nữ tự nguyện quyết định” Trong tình huống này bạn nữ đã quyết định chia tay thể hiện sự không tự nguyện

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐH LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT QUỐC TẾLỚP TMQT45(A).2

NGHĨA VỤBộ môn: LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNHGiảng viên: Trần Thị Hương

Danh sách thành viên nhóm 2:

1 Bùi Nh t H ậ ạ(Nhóm trưởng) 20538010900402 Tống Trần Kim Ngọc Hân 20538010900443 Vũ Trịnh Nhật Hoàng 20538010900494 Nguyễn Hồ Quốc Hưng 2053801090050

7 Nguyễn Huỳnh Hà Ngân 20538010900718 Mai Thị Bích Ngọc 2053801090078

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 4 tháng 10 năm 202

BUỔI THẢO LUẬN THỨ NHẤT

Trang 3

TÌNH HUỐNG

Vấn đề 1: Điều kiện về sự tự nguyện khi kết hôn

Nêu quan điểm cá nhân dưới góc độ pháp luật hôn nhân và gia đình về các hiện tượngxã hội đang diễn ra trong cuộc sống như:

 Hai bên nam nữ yêu nhau, họ có một video clip lưu giữ những kỷ niệm có ý nghĩariêng tư cao Khi hai bên phát sinh mâu thuẫn, bạn nữ quyết định chia tay, bạn namkhông đồng ý và cho bạn nữ biết rõ ý định của mình là nếu bạn nữ chia tay thì sẽ pháttán clip riêng tư của họ lên mạng

Bài làm:Theo nhóm, dưới góc độ pháp luật hôn nhân và gia đình, hành vi của bạn nam là trái vớinguyên tắc của Luật Hôn nhân và gia đình

Vì bản chất của hôn nhân là phải được hình thành trên cơ sở tự nguyện và được duy trìhay kết thúc cũng trên cơ sở tự nguyện Nguyên tắc hôn nhân tự nguyện rất quan trọng vàhơn nữa theo quy định của pháp luật dân sự thì một cá nhân phải tự chịu trách nhiệm vớihành vi của mình Từ chỗ tình yêu được coi là cơ sở của hôn nhân cho nên việc quyếtđịnh lựa chọn người bạn đời và đi đến hôn nhân phải là việc của bản thân hai bên namnữ

Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình (Luật HN&GĐ) năm 2014thì điều kiện kết hôn bao gồm: Điều kiện về độ tuổi, sự tự nguyện, nhận thức của hai bênnam, nữ và không thuộc các điều kiện cấm kết hôn

Cụ thể, điểm b khoản 1 Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Việc kết hôn do namvà nữ tự nguyện quyết định”

Trong tình huống này bạn nữ đã quyết định chia tay thể hiện sự không tự nguyện và hànhđộng ép buộc của bạn nam là dọa sẽ phát tán clip riêng tự của họ lên mạng trước quyếtđịnh chia tay của bạn nữ là trái với nguyên tắc của pháp luật hôn nhân và gia đình. Anh A và chị B gặp nhau tại một buổi tiệc sinh nhật của bạn chung Sau đó hai anh

chị có liên lạc, gặp gỡ và nảy sinh tình cảm yêu đương Một thời gian sau chị B thôngbáo với anh A là chị mang thai với anh, yêu cầu anh thực hiện lời hứa kết hôn với chị.Anh A không đồng ý tổ chức đám cưới và kết hôn với chị B vì anh cho là mình chưachuẩn bị tâm lý kết hôn, xây dựng gia đình Chị B cho là anh A thất hứa và phủi bỏ

1

Trang 4

trách nhiệm với chị khi chị mang thai con của anh Chị tuyên bố với anh A, nếu anhA không kết hôn với chị

Ngoài ra, Hiến pháp năm 2013 cũng ghi nhận nam nữ có quyền kết hôn, hôn nhân theonguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫnnhau Điều 39 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 cũng quy định tương tự

Trong tình huống này, hành vi đe dọa thông báo cơ quan tổ chức nơi anh A làm việc, “bócphốt” anh trên mạng xã hội nếu anh A không kết hôn của chị B là vi phạm điều kiện về sựtự nguyện khi kết hôn

Vấn đề 2

Khoản 5 Điều 10 LHN&GĐ 2000 cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính vàKhoản 2 Điều 8 LHN&GĐ 2014 quy định: “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữanhững người cùng giới tính”

1 Nêu sự khác biệt của những quy định nêu trên Giải thích căn cứ của sự khácbiệt đó.

So với quy định của Luật HN&GĐ năm 2000, Luật HN&GĐ năm 2014 đã không cònquy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính mà thay vào đó là không thừanhận mối quan hệ này Điều này tuy không có nhiều khác biệt về mặt thực tế, song vẫnmang những ý nghĩa nhất định về mặt pháp lý Cụ thể, việc thay đổi từ quy định “cấm”sang “không thừa nhận” thể hiện một cách nhìn mới của các nhà lập pháp đối với quan hệgiữa các chủ thể này Pháp luật chỉ cấm những việc có thể tác động tiêu cực đến các quanhệ xã hội, cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác Chính vì vậy, việc

2

Trang 5

không cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính đã cho thấy quan hệ này không cònbị xem là trái đạo đức xã hội

TÌNH HUỐNG

Bên cạnh đó, quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 có thể dẫn đến một hậu quả pháp lýkhi những người cùng giới tổ chức lễ cưới là họ sẽ phải chịu chế tài vì vi phạm điều cấmcủa luật, còn với Luật HN&GĐ năm 2014 thì điều này không xảy ra Hơn thế nữa, vớiviệc không cấm quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính thì khi có tranh chấpphát sinh, Tòa án vẫn giải quyết cho họ và đảm bảo quyền lợi trong một chừng mực nàođó dựa trên quy định của pháp luật dân sự và luật khác có liên quan Trong khi đó, mộtmối quan hệ vi phạm điều cấm sẽ không được bảo vệ vì pháp luật chỉ bảo vệ nhữngquyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể

2 Quan điểm cá nhân người học về quan hệ hôn nhân đồng tính và sự điềuchỉnh của pháp luật với quan hệ đó.

Trong xu hướng xã hội hiện nay, đồng tính đã không còn là cụm từ quá đỗi xa lạ đối với tất cả chúng ta Nhiều nước trên thế giới đã công nhận hôn nhân đồng giới, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số quốc gia cấm và không thừa nhận việc kết hôn giữa những ngườicó cùng giới tính, trong đó có Việt Nam Hiện nay, đối với việc chấp nhận hôn nhân giữa những người đồng giới vẫn còn khá nhiều quan điểm trái chiều Về vấn đề này, nhóm có một số ý kiến như sau:

- Đầu tiên, nhiều người cho rằng hôn nhân đồng giới không phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam Chúng tôi cho rằng phong tục tập quán luôn thay đổi và phát triển theothời gian để phù hợp với sự phát triển của xã hội Phong tục là do con người tạo ra và phát triển, vì thế không thể lấy nó làm thước đo hay sợi dây để trói buộc con người Trong đời sống xã hội, con người luôn giữ vai trò trung tâm, vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển Chính vì vậy, vấn đề về quyền con người cũng được đặt ra và trở thành mối quan tâm hàng đầu Ngay từ khi sinh ra, mỗi cá nhân đều có các quyền cơ bản này chỉ vì họ là con người Quyền con người được thừa nhận một cách bình đẳng đối với tất cả mọi người và bất khả xâm phạm Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, các quốc gia tiến bộ đều ủng hộ và bảo vệ nhân quyền Vấn đề quyền con người lần đầu tiên được đề cập đến trong Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Hoa Kỳ, đặt nền tảng pháp lý cho cácquốc gia xây dựng và ký kết các Công ước công nhận và bảo vệ các quyền tự nhiên cơ bản của con người Phù hợp với các chuẩn mực pháp lý quốc tế, pháp luật Việt Nam cũngquy định tại Điều 14 Hiến pháp năm 2013: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội

3

Trang 6

được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức

TÌNH HUỐNG

khỏe của cộng đồng” Dưới góc độ nhân quyền, thì người đồng tính cũng như những người bình thường, đều có quyền sống và mưu cầu hạnh phúc, quyền được kết hôn của họ vì thế không nên bị hạn chế bởi đây là quyền tự nhiên cơ bản của con người Hơn thế nữa, không có phong tục tập quán nào của người Việt xem thường giá trị của con người, ngăn cấm tự do yêu thương giữa con người với nhau

- Thứ hai, có ý kiến cho rằng đồng tính là một sản phẩm của văn hóa phương Tây, và hônnhân đồng tính là một trào lưu Sự thật là người đồng tính được sinh ra và có ở mọi nơi trên thế giới Họ ở đủ mọi độ tuổi, nghề nghiệp, tôn giáo, sắc tộc Và dù có hay không công nhận, họ vẫn tồn tại như một lẽ tự nhiên Vì thế, nhóm cho rằng đồng tính không phải là sản phẩm của

phương Tây, nó là hiện thực của xã hội loài người, là sản phẩm của tự nhiên mà chúng ta không thể chối bỏ

- Thứ ba, có quan điểm cho rằng có thể cho người đồng tính sống chung nhưng không nhất thiết phải hợp thức hóa Trên thực tế, dù pháp luật có cho phép hay không thì những người đồng giới vẫn sống chung với nhau, nhưng họ mất đi nhiều quyền và lợi ích như quyền thừa kế, quyền nhân thân trong hôn nhân gia đình và quan hệ giữa họ không được pháp luật bảo vệ Vì vậy, sự công nhận của pháp luật sẽ thể hiện sự tôn trọng đối với họ và bảo vệ lợi ích hợp pháp cho họ bình đẳng như tất cả mọi người

Vì những lẽ trên, nhóm cho rằng việc cho phép những người đồng tính kết hôn nên được pháp luật thừa nhận, vì điều này không xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của bất cứ chủ thể nào khác mà chỉ mang lại hạnh phúc và sự bảo vệ cho những người đồng tính vốn là một mảnh ghép không thể tách rời của xã hội Tuy nhiên, với bối cảnh nước ta hiện nay, việc hợp thức hóa hôn nhân đồng giới là chưa thực sự phù hợp Do vậy, hôn nhân đồng giới nên được thừa nhận khi cái nhìn của xã hội đã cởi mở hơn và trình độ lập pháp của nước ta có đủ khả năng bảo vệ mối quan hệ này

Sự điều chỉnh của pháp luật đối với quan hệ hôn nhân đồng giới:Luật HN&GĐ năm 2000 quy định cấm kết hôn giữa những người đồng giới Sau đó, LuậtHôn nhân và gia đình sửa đổi đã bỏ quy định “cấm kết hôn giữa những người cùng giớitính” và thay thế bằng quy định “không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giớitính” Như vậy, theo pháp luật Việt Nam hiện nay, những người đồng tính vẫn có thể kết

4

Trang 7

hôn tuy nhiên sẽ không được pháp luật hôn nhân gia đình bảo vệ khi có tranh chấp xảyra.

Trên thực tế, kết hôn giả tạo còn có nghĩa là là việc hai bên đồng ý kết hôn theo nhữnghợp đồng, thỏa thuận ngầm hoặc trái quy định với pháp luật để tiến hành kết hôn vìnhững lý do khác hơn là những lý do xây dựng gia đình hay kết hôn trên cơ sở tình yêu.Bản chất của hành vi này không vi phạm sự tự nguyện nhưng không đảm bảo sự tiến bộtrong hôn nhân Kết hôn là sự liên kết giữa nam và nữ nhằm chung sống và xây dựng giađình Tuy nhiên, hành vi kết hôn giả tạo lại không nhằm mục đích trên Chính vì vậy,pháp luật hôn nhân và gia đình cấm việc kết hôn giả tạo

- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hônTảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn 1

Cưỡng ép kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cảihoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn hoặc ly hôn trái với ý muốn của họ 2

Lừa dối kết hôn là hành vi của một bên hoặc của người thứ ba làm cho bên kia hiểu sailệch dẫn đến việc đồng ý kết hôn Cản trở kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hànhhạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người cóđủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hoặc buộc người khác phải duy trì quan hệ

1 Khoản 8 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014

2 Khoản 9 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014

5

Trang 8

hôn nhân trái với ý muốn của họ Pháp luật cấm các hành vi này vì chúng vi phạmnguyên tắc tự nguyện trong hôn nhân.

- Vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồngPháp luật hôn nhân gia đình cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chungsống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặcchung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ Đây là những trường hợp mộtngười đang có quan hệ hôn nhân hợp pháp lại kết hôn với người khác, điều này vi phạm

TÌNH HUỐNG

chế độ hôn nhân một vợ một chồng mà Nhà nước thừa nhận Bởi lẽ, bản chất của quan hệhôn nhân hình thành trên cơ sở tình cảm của hai bên nam, nữ, tình cảm này không thểchia sẻ cho chủ thể khác Đồng thời, hôn nhân một vợ một chồng là nển tảng để nam, nữthực hiện mục đích của hôn nhân là hướng đến việc xây dựng và thực hiện chức năng củagia đình Hành vi này vi phạm chế độ một vợ một chồng và sẽ bị xử phạt theo quy địnhtại Nghị định số 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vựcbổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanhnghiệp, hợp tác xã

- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ;giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữangười đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, chadượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

Những người cùng dòng máu trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó,người này sinh ra người kia kế tiếp nhau Những người có họ trong phạm vi ba đời là4

những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ,cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, concô, con cậu, con dì là đời thứ ba 5

Đối với trường hợp cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữanhững người có họ trong phạm vi ba đời, có thể lý giải cho trường hợp này đó là nhữngngười này có mối quan hệ huyết thống gần nhau, việc kết hôn giữa họ có thể dẫn đến việccon cái do họ sinh ra sẽ có khả năng cao mang những biến dị về mặt di truyền, gây áp lựccho gia đình và xã hội

3 Khoản 10 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014

4 Khoản 17 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014

5 Khoản 18 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014

6

Trang 9

Bên cạnh đó, pháp luật cũng cấm kết hôn giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đãtừng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượngvới con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng Điều này xuất phát từ khía cạnh đạođức xã hội, việc kết hôn giữa những người đã từng có quan hệ cha mẹ, con với nhaukhông phù hợp với truyền thống của nước ta Mặt khác, việc cấm kết hôn giữa những chủthể này cũng góp phần bảo đảm được ý nghĩa của quan hệ nuôi dưỡng lành mạnh, nhất làquan hệ nuôi con nuôi.

* Khác nhau:Hủy kết hôn trái pháp luậtKhông công nhận quan hệ vợ chồng

- Hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ vợchồng, kể cả việc sống chung trái pháp luật đó - Tùy thuộc vào từng điều kiện kết hôn mà saukhi Tòa án tuyên hủy việc kết hôn trái pháp luật,họ có thể kết hôn với nhau hoặc không đượcphép

- Về tài sản: quan hệ tài sản và hợp đồng của cácbên được giải quyết theo điều 16 Luật Hôn nhânvà gia đình 2014 Nghĩa là giải quyết theo thỏa

- Tòa án ra phán quyết chấm dứt việcsống chung như vợ chồng

- Đến thời điểm Tòa án giải quyết màhai bên vẫn chưa đăng ký kết hôn hoặcchưa đủ điều kiện kết hôn hoặc đủ điềukiện nhưng không yêu cầu Tòa án côngnhận vợ chồng thì tòa án sẽ khôngcông nhận vợ chồng

- Về tài sản: hai bên thỏa thuận, nếukhông thỏa thuận được thì giải quyếttheo Bộ Luật Dân sự 2015

7

Trang 10

thuận của các bên, nếu các bên không có thỏathuận thì giải quyết theo quy định của Bộ Luậtdân sự 2015 hoặc luật khác có liên quan.

Vấn đề 5

Tình huống 1:

Anh B, chị H kết hôn trái pháp luật vào ngày 1/2/2001 Ngày 14/5/2005 Tòa án ra quyết định hủy kết hôn trái pháp luật của B và H Liên quan đến tài sản chung, B cho rằng tòan bộ tài sản có trong gia đình là của B vì được mua bằng tiền lương của B H không đi làm

TÌNH HUỐNG

mà chỉ ở nhà làm công việc nội trợ nên H không được nhận gì trong phần tài sản chung H cho rằng dù mình ở nhà làm công việc nội trợ, nhưng những công việc đó giúp đỡ B rấtnhiều để B có thể tòan tâm tòan ý làm việc tạo thu nhập, vì vậy nên B phải chia cho H một phần trong khối tài sản chung Hai bên B và H không thể thỏa thuận được việc chia tài sản chung, họ làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung

Theo anh (chị ) Tòa án giải quyết việc chia tài sản trên như thế nào? Tại sao?

Theo khoản 2 điều 16 LHNVGĐ 2014:

“2 Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ vàcon; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coinhư lao động có thu nhập.”

Theo điểm b khoản 2 điều 59 LHNVGĐ 2014:

“2 Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sảnchung Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;”

Giữa anh B và chị H đã tồn tại quan hệ vợ chồng bằng chứng là B và H đã sống chungvới nhau như vợ chồng từ năm 2001 đến năm 2005, anh B đã mua toàn bộ tài sản tronggia đình bằng tiền lương của mình và chị H cũng đã thực hiện công việc nội trợ và côngviệc đó đã giúp đỡ anh B rất nhiều để anh B toàn tâm toàn ý vào việc tạo ra thu nhập Vìvậy tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân giữa anh B và chị H là tài sản chung và côngviệc nội trợ trong gia đình của chị H được xem là lao động có thu nhập (CSPL: Khoản 2Điều 16 LHNVGĐ 2014)

Vậy nên, Tòa án sẽ chia số tài sản chung của anh B và chị H dựa vào phần công sức đónggóp của mỗi bên

8

Ngày đăng: 22/09/2024, 19:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN