1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

biểu tượng hòn vọng phu trong văn hóa việt nam và các nước đông nam á

279 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Biểu tượng Hòn Vọng Phu trong văn hóa Việt Nam và các nước Đông Á
Tác giả Âu Sĩ Kính
Người hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Đình Phức, PGS. TS. Trần Hoài Anh, PGS. TS. Phạm Tiết Khánh, TS. Nguyễn Văn Hiệu, PGS. TS. Bùi Thanh Truyền
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Văn hóa học
Thể loại Luận án Tiến sĩ Văn hóa học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 279
Dung lượng 7,57 MB

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án tốt nghiệp với đề tài Biểu tượng Hòn Vọng Phu trong văn hóa Việt Nam và các nước Đông Á là công trình nghiên cứu độc lập của tôi dưới sự dẫn dắt c

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS TS Nguyễn Đình Phức NGƯỜI PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP:

1 PGS.TS Trần Hoài Anh 2 PGS.TS Phạm Tiết Khánh NGƯỜI PHẢN BIỆN:

1 TS Nguyễn Văn Hiệu 2 PGS.TS Bùi Thanh Truyền 3 PGS.TS Phạm Tiết Khánh

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2023

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS.TS Nguyễn Đình Phức, người đã tận tâm hướng dẫn tôi trên con đường nghiên cứu khoa học, giúp tôi nhìn thấu được những bề sâu trong nghiên cứu, đồng thời không ngừng chỉ dạy để định hướng chính xác cho tôi trên con đường đi tìm chân lý khoa học, gặt hái được thành công nhất định trong nghiên cứu Trong thời gian học nghiên cứu sinh, từ lúc bắt đầu tiếp xúc với đề tài, tìm kiếm tài liệu, tiến hành viết từng chương mục, cho đến khi hoàn chỉnh luận án, đều là từng bước tìm tòi học hỏi, thử thách và trải nghiệm cái mới đối với tôi Lặn ngụp trong đại dương kiến thức bao la, ngoài tư duy của bản thân, chúng tôi thực sự rất cần sự dìu dắt của người hướng dẫn khoa học, chúng tôi vô cùng biết ơn thầy về điều này

Quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn cũng là một trải nghiệm tôi không bao giờ quên Tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô và các anh chị trong Khoa Văn hóa học, bên cạnh việc truyền dạy kiến thức còn hỗ trợ rất nhiều cho tôi trên con đường nghiên cứu khoa học Xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu nhà trường đã tạo cơ hội để tôi có thể bước đầu tham gia vào con đường nghiên cứu khoa học

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những người đã quan tâm đến tôi, gia đình tôi, tất cả người thân và bạn bè đã cùng tôi đồng hành trên con đường nghiên cứu, góp phần giúp tôi có được thành quả ngày hôm nay

Nghiên cứu sinh

Âu Sĩ Kính

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án tốt nghiệp với đề tài Biểu tượng Hòn Vọng Phu trong

văn hóa Việt Nam và các nước Đông Á là công trình nghiên cứu độc lập của tôi dưới sự

dẫn dắt của người hướng dẫn khoa học Các kết quả nghiên cứu được thể hiện trong luận án hoàn toàn trung thực và không sao chép từ bất kỳ nguồn nào dưới bất kỳ hình thức nào Nguồn tài liệu tham khảo và trích dẫn đã được sử dụng theo đúng quy định Các kết quả nghiên cứu này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác

Nghiên cứu sinh

Âu Sĩ Kính

Trang 5

5 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 17

6 Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 18

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 20

8 Cấu trúc của luận án 20

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 21

1.1 Cơ sở lý luận 21

1.1.1 Một số quan niệm về biểu tượng 21

1.1.2 Một số trường phái nghiên cứu biểu tượng 25

1.1.3 Nghiên cứu biểu tượng theo Trường phái ký hiệu học Tartu-Moscow 30

1.2 Cơ sở thực tiễn 42

1.2.1 Các giai đoạn phát triển của truyền thuyết Vọng Phu 42

1.2.2 Không gian tồn tại biểu tượng Hòn Vọng Phu 59

1.2.3 Chủ thể sáng tạo truyền thuyết Vọng Phu 66

ĐẶC TRƯNG CỦA BIỂU TƯỢNG HÒN VỌNG PHU 70

2.1 Kết cấu kiểu truyện Vọng Phu 71

2.1.1 Motif của truyền thuyết 71

2.1.2 Diễn biến motif truyện 72

2.1.3 Tuyến nhân vật trong truyền thuyết 73

2.1.4 Những chuyển đổi về tình tiết truyện 75

2.2 Vỏ vật chất của biểu tượng Hòn Vọng Phu 80

2.2.1 Đá với tư cách cái dùng để biểu đạt 80

2.2.2 Đá trong truyền thuyết Hòn Vọng Phu 91

Trang 6

2.3 Các tầng ý nghĩa của biểu tượng Hòn Vọng Phu 97

2.3.1 Vị trí của phụ nữ trong xã hội truyền thống 97

2.3.2 Phản ánh hiện thực xã hội đa chiều 104

2.3.3 Thể hiện lý tưởng xã hội 109

2.4 Yếu tố tiếp biến giữa các nền văn hóa 114

2.4.1 Khu vực văn hóa chữ Hán 114

2.4.2 Vấn đề tên gọi Hòn Vọng Phu 117

2.4.3 Ảnh hưởng của các yếu tố khác lên cốt truyện 118

SỨC SỐNG CỦA BIỂU TƯỢNG HÒN VỌNG PHU 124

3.1 Biểu tượng Hòn Vọng Phu trong văn học 124

3.1.1 Trong văn học dân gian 124

3.1.2 Trong văn học viết 133

3.2 Biểu tượng Hòn Vọng Phu trong các loại hình nghệ thuật khác 150

3.2.1 Hòn Vọng Phu trong nghệ thuật thanh sắc 150

3.2.2 Hòn Vọng Phu trong nghệ thuật hình khối 157

3.3 Biểu tượng Hòn Vọng Phu trong đời sống xã hội 161

3.3.1 Hòn Vọng Phu trong di tích, thắng cảnh và lễ hội 161

3.3.2 Tính địa phương hóa của biểu tượng 164

3.3.3 Những Hòn Vọng Phu thời hiện đại 165

3.3.4 Phẩm tính đại diện cho mỗi quốc gia 168

KẾT LUẬN 171

TÀI LIỆU THAM KHẢO 176PHỤ LỤC PL1

Trang 7

Hình 2.1 Các phương diện của biểu tượng Hòn Vọng Phu 70

Hình 3.1 Bài thơ “Vọng Phu sơn” của thi sĩ Thái Thuận 137

Hình 3.2 Bài thơ “Vọng Phu thạch” của thi sĩ Nguyễn Du 137

Hình 3.3 Các bản nhạc “Hòn Vọng Phu” của Lê Thương 152

Hình 3.4 Jyushimatsu trong vai Sayohime 160

Hình 3.5 Hộp quà lưu niệm Sayohime 160

Hình 3.6 Bảng Di tích quốc gia tại chân núi Tô Thị, tỉnh Lạng Sơn 162

Hình 3.7 Hòn đá nơi Sayohime lưu lại dấu chân 162

Hình 3.8 Địa danh Vọng Phu Thạch tại thôn Thất Mỹ, Bành Hồ, Đài Loan 162

Hình 3.9 Khuôn viên Thần Mẫu núi Chisul 163

DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Bảng tổng hợp các vùng miền tồn tại biểu tượng Hòn Vọng Phu ở Việt Nam 59

Bảng 1.2 Bảng tổng hợp các vùng có truyện Hòn Vọng Phu ở Trung Quốc 61

Bảng 1.3 Bảng tổng hợp các khu vực tồn tại biểu tượng Hòn Vọng Phu ở Đài Loan 62

Bảng 1.4 Bảng tổng hợp các khu vực liên quan đến Sayohime ở Nhật Bản 63

Bảng 1.5 Bảng tổng hợp các vùng miền có Mangbuseok ở Bán đảo Triều Tiên 64

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Truyền thuyết Hòn Vọng Phu là một trong những truyền thuyết giải thích nguồn gốc cảnh vật địa phương phổ biến ở Việt Nam Các tác giả dân gian thường lấy hình ảnh hòn đá tựa dáng người phụ nữ bồng con hướng về phương trời xa xăm để sáng tác thành truyền thuyết Truyền thuyết này thể hiện nỗi đau tột cùng, bi kịch trông chồng đến mức cơ thể hóa đá của người phụ nữ, ngợi ca tình yêu thủy chung, tấm lòng kiên trinh của người phụ nữ Việt Nam Tại Việt Nam, có rất nhiều phiên bản và dị bản khác nhau của truyền thuyết Hòn Vọng Phu, tất thảy đều thấm đẫm màu sắc văn hóa địa phương

Trải dọc khắp chiều dài đất nước Việt Nam, có rất nhiều hòn đá nằm trên đỉnh núi cao, hình dáng tựa như người phụ nữ đứng bồng con, gắn liền với truyền thuyết Vọng Phu Thông qua mối liên hệ chặt chẽ giữa hình ảnh hòn đá và truyền thuyết ấy, trải qua chiều dài lịch sử, được tích hợp thêm nhiều lớp nội dung và tầng nghĩa khác nhau, góp phần hình thành nên biểu tượng Hòn Vọng Phu, đại diện cho nỗi đau tột cùng, lòng chung thủy, sự hy sinh cao cả của người phụ nữ Việt Nam

Năng lực biểu trưng (Symbolic ability) sẽ xuất hiện khi con người muốn tìm cách diễn đạt ý kiến của mình về cái trừu tượng, thông qua mối liên hệ giữa sự vật khách quan với ý niệm của bản thân Con người đưa ra nhu cầu sáng tạo ra biểu tượng, nhằm phản ánh các khái niệm, tâm lý, quan niệm cũng như hiện tượng văn hóa xã hội của mình Biểu tượng không ngừng phát triển và biến đổi dựa theo sự thay đổi của xã hội, cũng như nhu cầu biểu đạt Do đó, con người không ngừng sáng tạo ra các biểu tượng mới, hoặc gán ý nghĩa mới cho biểu tượng cũ, nhằm phản ánh thực tế mới và thay đổi trong xã hội

Trên thực tế, theo khảo sát của chúng tôi, biểu tượng Hòn Vọng Phu không chỉ phổ biến trong văn hóa Việt Nam mà còn xuất hiện trong các nền văn hóa khác trong khu vực Đông Á Chúng có mặt trong những truyền thuyết với nhiều phiên bản khác nhau, trong tác phẩm văn học và sáng tác nghệ thuật, đồng thời trở thành đề tài nghiên cứu được quan tâm cũng như đón nhận rộng rãi trong khu vực Ở những quốc gia khác trong khu vực, ngoài việc nghiên cứu truyền thuyết bản địa, đã xuất hiện một số nghiên

Trang 9

cứu so sánh giữa các nền văn hóa với nhau, với trọng tâm khác nhau như biểu tượng, sáng tác văn học, truyền thuyết dân gian, v.v Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu về biểu tượng Hòn Vọng Phu ở Việt Nam hiện rất ít, việc so sánh giữa văn hóa Việt Nam với các nền văn hóa khác nhìn chung vẫn tập trung lấy quốc gia khác làm trung tâm, chưa phản ánh đầy đủ và chính xác đặc trưng riêng của văn hóa Việt

Điều này cho thấy rằng, mặc dù Hòn Vọng Phu là đề tài phổ biến cả trong văn học nghệ thuật lẫn thực tế đời sống, có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong văn hóa Việt Nam, nhưng vẫn thiếu những công trình nghiên cứu toàn diện, chuyên sâu Bên cạnh đó, việc so sánh nhằm làm rõ ý nghĩa của biểu tượng này trong văn hóa Việt Nam với biểu tượng tương đương ở các nước Đông Á hầu như chưa được thực hiện Vì vậy, việc thực hiện

luận án với đề tài Biểu tượng Hòn Vọng Phu trong văn hóa Việt Nam và các nước Đông

Á, sẽ tiến hành một nghiên cứu sâu, rộng và toàn diện hơn từ góc độ Văn hóa học

Nghiên cứu này nhằm mục đích làm rõ nội hàm của biểu tượng Hòn Vọng Phu trong văn hóa Việt Nam, cũng như tính đặc thù của biểu tượng này trong tương quan so sánh với các quốc gia Đông Á khác.Nghiên cứu sẽ giúp đưa ra những thông tin, phân tích và đánh giá mới về biểu tượng Hòn Vọng Phu, góp phần vào việc hiểu rõ hơn về văn hóa Việt Nam nói chung và biểu tượng nói riêng

2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài Biểu tượng Hòn Vọng Phu trong văn hóa Việt Nam và các nước Đông Á

đặt mục tiêu chính là giải mã từng lớp nghĩa của biểu tượng Hòn Vọng Phu, tìm ra ý nghĩa ẩn chứa đằng sau vỏ biểu tượng, xem xét giá trị của những ý niệm đã được ký thác vào sâu bên trong biểu tượng

Nghiên cứu này sẽ tiến hành khảo sát các loại tài liệu liên quan đến biểu tượng Hòn Vọng Phu nhằm phân loại và phân tách các tầng nghĩa của biểu tượng Công việc trên giúp làm rõ quá trình hình thành, phát triển, ý nghĩa và vai trò của biểu tượng này trong văn hóa Việt Nam Qua đó thấy được vấn đề giá trị cốt lõi, tiếp biến văn hóa và bối cảnh xã hội qua các giai đoạn lịch sử mà biểu tượng này hiện diện, nêu bật đặc trưng cũng như sức sống của biểu tượng

Cuối cùng việc đặt biểu tượng Hòn Vọng Phu ở Việt Nam trong so sánh với biểu tượng cùng loại thuộc các quốc gia trong khu vực Đông Á, có thể làm rõ tính chất riêng của biểu tượng này trong văn hóa Việt Nam, tiến hành đánh giá vai trò của biểu tượng,

Trang 10

nhận rõ vị trí của biểu tượng Hòn Vọng Phu trong lịch sử phát triển của dân tộc, đưa ra kết luận về những mối liên hệ hoặc sự ảnh hưởng qua lại của mỗi nền văn hóa trong khu vực thông qua biểu tượng Hòn Vọng Phu

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nguồn tài liệu

Đối tượng nghiên cứu của luận án tập trung vào biểu tượng Hòn Vọng Phu ở Việt Nam Biểu tượng được đặt trong mối quan hệ so sánh và đối chiếu với biểu tượng tương đương của các nền văn hóa Trung Hoa, Nhật Bản và bán đảo Triều Tiên

Phạm vi nghiên cứu của luận án tập trung chủ yếu vào các vấn đề cốt lõi về biểu tượng Hòn Vọng Phu, bao gồm việc xem xét đối tượng nghiên cứu theo trục không gian, thời gian, chủ thể sáng tạo, trong tương quan đa chiều với những yếu tố dân tộc, xã hội, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, v.v Luận án đồng thời khảo sát ảnh hưởng của biểu tượng Hòn Vọng Phu đối với lĩnh vực sáng tác văn học nghệ thuật cùng những hòn đá, ngọn núi gắn liền với biểu tượng này Nghiên cứu sẽ khảo cứu tài liệu từ thời điểm manh nha hình thành ý niệm Vọng Phu đến toàn bộ quá trình phát triển sau này, nhằm phân tích từng giai đoạn phát triển của truyền thuyết Vọng Phu, những nội hàm ý nghĩa được hình thành trong lịch sử, đồng thời lý giải giá trị đã tạo nên sức sống mãnh liệt cho biểu tượng này trong văn hóa Việt Nam

Bên cạnh việc đáp ứng yêu cầu trên, biểu tượng Hòn Vọng Phu cần đặt trong so sánh với biểu tượng tương đương ở các nước Đông Á, nhằm làm rõ đặc điểm của biểu tượng trong văn hóa Việt Đông Á ở đây có thể được hiểu theo hai nghĩa, là nghĩa rộng và nghĩa hẹp Đông Á theo nghĩa rộng bao gồm cả Đông Bắc Á và Đông Nam Á trong đối lập với phương tây; Đông Á theo nghĩa hẹp, về mặt địa lý bao gồm vùng Bắc Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản Văn hóa Đông Á là loại hình văn hóa chuyển tiếp, chịu ảnh hưởng của hai luồng văn hóa từ phương Nam lên và từ phương Bắc xuống (Trần Ngọc Thêm, 2013, tr.328) Luận án này sẽ nghiên cứu Đông Á theo nghĩa hẹp, đặt Việt Nam trong so sánh với Trung Hoa, Hàn Quốc và Nhật Bản

Đông Á và Việt Nam là khu vực gắn kết với nhau về mặt lịch sử và văn hóa, cùng thuộc một tổng thể, trong đó Việt Nam với vai trò là mấu chốt liên kết giữa hai loại hình văn hóa Việt Nam mang cơ tầng văn hóa Đông Nam Á bản địa được bồi đắp và dung hợp tầng văn hóa Đông Á (Nguyễn Thừa Hỷ, 1999) Sở dĩ lựa chọn những quốc gia này, là vì trong lịch sử đều nằm thuộc khu vực đồng văn, được gọi là Khu vực văn hóa chữ

Trang 11

Hán, mặc dù mỗi nước có nền văn hóa đặc trưng riêng, nhưng thực tế chia sẻ nhiều khái niệm và phương thức tư duy với nhau (Holcombe, 2017) Việt Nam đã có sự tương tác sâu sắc với văn hóa Trung Hoa qua nhiều thế kỷ, sử dụng chữ Hán trong hệ thống văn bản hành chính, ngoại giao và giáo dục, đó là phương tiện quan trọng để lưu giữ và truyền tải tri thức, đồng thời phản ánh bản sắc văn hóa riêng của người Việt

Trong các quốc gia này, biểu tượng Hòn Vọng Phu cũng tồn tại phổ biến Luận án chủ yếu sử dụng nguồn tài liệu thành văn hoặc các hình thức tồn tại khác của biểu tượng từ bốn quốc gia kể trên Trong khu vực này, Đài Loan và Triều Tiên cũng hiện hữu biểu tượng Hòn Vọng Phu, tuy nhiên chúng tôi sẽ không tách riêng nghiên cứu Lý do là vì Đài Loan mặc dù có nền văn hóa bản địa, nhưng chủ yếu vẫn là văn hóa Trung Hoa, nên sẽ gộp chung phân tích Còn tài liệu tại Triều Tiên hiện nay rất khó tiếp cận, trong khi đó hầu hết tài liệu cổ của toàn bán đảo Triều Tiên đều có thể tìm thấy tại Hàn Quốc Vì vậy, luận án sẽ tập trung sử dụng nguồn tài liệu từ Hàn Quốc, chỉ bổ sung thêm một số tài liệu đã biết về Triều Tiên trong phạm vi khảo sát được

Về nguồn tài liệu khảo sát cụ thể, sẽ bao gồm: các thư tịch cổ, sách báo tạp chí chuyên ngành, luận văn luận án, cơ sở dữ liệu học thuật, cùng với các thể loại sáng tác văn học nghệ thuật khác như tiểu thuyết, truyền thuyết truyền miệng, thơ văn, tranh tượng, bảng giới thiệu di tích, v.v Các cơ sở dữ liệu để tra tìm thư tịch cổ được sử dụng bao gồm “Thư viện sách Hán Nôm” trực thuộc Thư viện Quốc gia Việt Nam (http://hannom.nlv.gov.vn/), “Dự án số hóa kho tàng thư tịch cổ văn hiến Hán Nôm” trực thuộc Hội Bảo tồn di sản chữ Nôm (Digital collections of the Vietnamese Nôm Preservation Foundation, https://lib.nomfoundation.org/collection/1/), trang “Thi viên” (https://www.thivien.net/), “Kế hoạch số hóa sách triết học Trung Quốc” (中國哲學書電子化計劃, https://ctext.org/zh), “Văn Uyên Các Tứ khố toàn thư bản điện tử” (文淵閣四庫全書電子版, http://www.sikuquanshu.com/main.aspx), “Kho tàng thi ca Trung Quốc” (中國詩歌庫, http://www.shigeku.com/), “Taiwan eBook” trực thuộc National Central Library (國家圖書館臺灣華文電子書庫, https://taiwanebook.ncl.edu.tw/zh-tw), “Media Korean Studies DB” (한국학종합DB, https://db.itkc.or.kr/), “KyuJangGak Institute for Koreans Studies” (규장각 원문검색 서비스, http://kyu.snu.ac.kr/), “National Diet Library Digital Collections” thuộc Thư viện Quốc hội Nhật Bản (国立国会図書館デジタルコレク

Trang 12

ション, https://dl.ndl.go.jp/), v.v Bên cạnh đó là các nguồn cơ sở dữ liệu học thuật sẽ được giới thiệu trong phần Lịch sử nghiên cứu vấn đề dưới đây

4 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Để hiểu rõ lịch sử nghiên cứu biểu tượng Hòn Vọng Phu trong bốn nền văn hóa trên, chúng tôi đã tiến hành tìm kiếm chủ đề này trong nhiều hệ thống cơ sở dữ liệu học thuật Đầu tiên là cơ sở dữ liệu OPAC của Thư viện Quốc gia Việt Nam (http://opac.nlv.gov.vn/pages/opac/wpid-home.html), cùng cơ sở dữ liệu của một số trường đại học, trung tâm học liệu và trang tạp chí trực tuyến Bên cạnh đó là hệ thống của các quốc gia khác trong khu vực như cơ sở dữ liệu “Hạ tầng cơ sở Tri thức Quốc gia” ( 國 家 知 識 基 礎 設 施 – National Knowledge Infrastructure, CNKI, https://www.cnki.net) của Trung Quốc, cơ sở dữ liệu khoa học “Cơ sở dữ liệu tài liệu tham khảo ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn Đài Loan” (臺灣人文及社會科學引文索引 資 料 庫 – Taiwan Citation Index, Humanities and Social Sciences, https://tci.ncl.edu.tw/) và “Hệ thống tri thức Luận văn Thạc – Tiến sĩ Đài Loan” (臺灣博碩士論文知識加值系統 – National Digital Library of Theses and Dissertations in Taiwan, https://ndltd.ncl.edu.tw/) của Đài Loan, “Cơ sở dữ liệu học thuật CiNii” (NII学術情報ナビゲータ– Scholarly and Academic Information Navigator, https://ci.nii.ac.jp/) của Nhật Bản, “Cơ sở dữ liệu DBpia” (DBpia 브랜드런칭 – DataBase Periodical Information Academic, https://www.dbpia.co.kr/) và “Hệ thống chỉ số tạp chí khoa học Hàn Quốc” (한국학술지인용색인 – Korean Citation Index, KCI, https://www.kci.go.kr/ kciportal/main.kci) của Hàn Quốc

Mục tiêu tìm kiếm là tất cả bài viết đăng trên tạp chí học thuật, bài tham luận hội thảo, các công trình chuyên khảo và nghiên cứu có liên quan đến biểu tượng Hòn Vọng Phu ở nhiều khía cạnh khác nhau Khảo sát từ những nghiên cứu về biểu tượng đá có đề cập truyền thuyết Vọng Phu, đến những nghiên cứu về motif, nội hàm, ý nghĩa trong văn học, sự phân bố, truyền thuyết liên quan, v.v của biểu tượng này Tổng hợp kết quả tìm kiếm, có thể chia thành các vấn đề chính liên quan đến biểu tượng Hòn Vọng Phu, bao gồm: (1) Tranh luận về khởi nguồn của truyền thuyết; (2) Các phiên bản và dị bản; (3) Ý nghĩa của biểu tượng Hòn Vọng Phu và (4) So sánh biểu tượng Hòn Vọng Phu giữa các quốc gia

Trang 13

4.1 Nhóm công trình tranh luận về khởi nguồn của truyền thuyết Vọng Phu

Matsuoka (1985) trong bài viết “Truyền thuyết đá Vọng Phu” xem xét hành động lên núi ngóng trông chồng trở về của người phụ nữ trong truyện Thảo trùng, sau khi so sánh với thuyết Vọng Phu Cang, đã đưa ra nhận định đây là nguyên mẫu (Archétype1)

của truyền thuyết Vọng Phu Wang (1994) trong công trình Thần thoại và truyền thuyết

Trung Quốc cho rằng truyền thuyết Vọng Phu cũng như truyền thuyết Thạch Vưu Phong

và truyền thuyết Đậu đỏ, xét từ góc độ cấu trúc truyện, đều không có khởi nguồn, mà đó chỉ là sự trả về kiểu dạng truyền thuyết nhân vật hóa thân Gao (1995) trong công trình

Văn học dân gian Trung Quốc lần đầu tiên gọi thần thoại Đồ Sơn thị Nữ Kiêu (塗山氏女嬌) là Vọng Phu thạch, đồng thời cho rằng những truyền thuyết Vọng Phu sau này đều phát triển từ đây

Song song đó, Zhu (1995) trong “Khảo luận truyền thuyết Vọng Phu thạch” chỉ ra rằng, truyền thuyết Vọng Phu ngoài mối liên quan chặt chẽ với Đồ Sơn thị Nữ Kiêu, còn gắn với một thần thoại khác là Vu Sơn thần nữ - Dao Cơ (巫山神女——瑤姬), nhưng tác giả vẫn chưa khẳng định hai thần thoại này là khởi nguồn của truyền thuyết Vọng Phu Liu (1999) ủng hộ lập luận của Zhu, trong bài viết “Vọng Phu sao lại hóa đá”, cho rằng vì các motif trong cốt truyện luôn không ngừng thay đổi, nên rất khó nắm bắt được khởi nguồn của truyền thuyết

Bên cạnh đó, Zhang (2002) trong bài viết “Nhân cách tinh thần ẩn hàm trong truyền thuyết thần thoại về đá của Trung Quốc cổ đại” lại xem truyền thuyết Vọng Phu trong văn hóa Trung Hoa xuất phát từ việc xem đá là vật tổ có từ giai đoạn nhà Hạ (夏朝, thế kỷ XXI TCN – thế kỷ XVI TCN), sau đó tồn tại trong ký ức tập thể của cộng đồng, đồng thời cũng liên hệ đến tính chất kiên cường và chung thủy của đá với nhân cách tinh thần của người phụ nữ

Li (2003) kế thừa đề xuất của Gao, Zhu và Liu, trong bài viết “Thử luận truyền thuyết Nữ Kiêu như là nguyên hình truyền thuyết Vọng Phu Thạch”, ngoài Nữ Kiêu và

1 Thuật ngữ Archétype được C.G Jung xác lập năm 1912, được dịch sang tiếng Việt bằng nhiều cách khác nhau

như mẫu tượng (do Lưu Hồng Khanh dịch), mẫu cổ (do Trần Đình Sử, Đỗ Đức Hiểu dịch), cổ mẫu (do Phương Lựu, Nguyễn Thị Thanh Xuân, Nguyễn Tri Nguyên dịch), nguyên mẫu (do Phan Quang Định dịch), sơ nguyên

tượng (do Kim Định dịch), siêu mẫu (do Đỗ Lai Thúy dịch), siêu tượng (do Vũ Đình Lưu dịch), hoặc giữ nguyên

từ tiếng Pháp (như Văn Giá, Đào Vũ Hòa An), v.v Dù có nhiều tên gọi khác nhau nhưng tất cả đều có ý nghĩa chung, và trong luận án này, chúng tôi chọn từ “nguyên mẫu” theo tinh thần của bài viết trên

Trang 14

Dao Cơ, đã thêm vào một thần thoại khác có liên quan là Nữ Hi (女嬉), đồng thời khẳng định Đồ Sơn thị chính là khởi nguồn của truyền thuyết Vọng Phu, Nữ Hi là do ghi chép lẫn giữa hai thần thoại, còn Dao Cơ thì lấy hình mẫu từ Nữ Kiêu

Không đồng ý với luận điểm trên, Peng (2007) trong bài viết “Sự hình thành, liên hệ, lịch sử lưu truyền của truyền thuyết đá Vọng Phu ở Bành Hồ Thất Mỹ” đã phản biện rằng, Nữ Kiêu biết rõ chồng mình đang ở đâu, sau khi gặp được chồng do hiểu lầm nên mới hóa thành đá Điều này khác với những truyền thuyết Vọng Phu phổ biến, đó là người vợ ngày đêm ngóng chờ chồng vì không rõ họ đang sống chết thế nào, với ý niệm thể hiện lòng chung thủy của người phụ nữ, thì ở Nữ Kiêu vẫn chưa thấy rõ điểm này, và Peng đưa ra kết luận rằng Nữ Kiêu không phải là nguyên mẫu của truyền thuyết Vọng Phu Liu (2009) trong bài viết của mình cũng đồng tình với nhận định trên Ngoài ra, Peng còn phản đối quan điểm hình thành truyền thuyết do không gian địa lý của các học giả Trung Quốc, vì tác giả khảo sát thấy ở Việt Nam, Nhật Bản và bán đảo Triều Tiên dù là những nơi đất đai tương đối hẹp nhưng lại có đường bờ biển dài, từ đó khiến cho không gian tạo nên lý do ra đi của người chồng dường như trở thành vô tận, là cơ sở góp phần tạo ra vô số truyền thuyết Vọng Phu Zhang (2016) trong “Nguyên do hình tượng văn học Vu Sơn thần nữ và nguồn gốc hai thần thoại đời sau”, khi nghiên cứu về truyền thuyết Vu Sơn thần nữ - Dao Cơ, khẳng định truyền thuyết này có liên quan đến truyền thuyết Nữ Kiêu, nhưng lại là một truyền thuyết độc lập mà không hẳn là sự kế thừa, đồng thời nhấn mạnh rằng các truyền thuyết Vọng phu sau này đều xuất phát từ hình tượng Dao Cơ

Có thể thấy rằng, nhóm nghiên cứu này xuất phát từ người phụ nữ không tên trong truyện Thảo Trùng, phát triển thêm ba thần thoại khác là Nữ Kiêu, Nữ Hi và Dao Cơ, sau đó lại xuất hiện ý kiến phản biện lại tất cả các thuyết trên, nhận định truyền thuyết này không tồn tại nguyên mẫu, cuối cùng là sự tiếp biến từ tín ngưỡng thờ đá cổ đại Các nhà nghiên cứu trên đa phần đều có chung quan điểm là do Trung Quốc có đất đai rộng lớn hơn các quốc gia châu Á khác, vì thế cách trở do hoàn cảnh địa lý mang lại chính là một trong những nguyên nhân hình thành nên các truyền thuyết Vọng Phu trên khắp đất nước Trung Quốc mà ở các quốc gia khác không có, có thể xem như họ đã ngầm khẳng định truyền thuyết này xuất phát từ cái nôi Trung Quốc Tuy nhiên điều này không chính xác, mà trông chồng chắc chắn phải là một ý niệm phổ quát của toàn

Trang 15

nhân loại, không thể là của riêng tộc người nào Những quốc gia rộng lớn hơn Trung Quốc, địa hình khắc nghiệt hơn Trung Quốc hẳn sẽ xuất hiện hình tượng tương tự, vì đây là ý niệm được ký thác bởi ý thức con người, và Trung Quốc do có ghi chép tương đối sớm mà nhận định biểu tượng này xuất phát từ họ thì thực sự có phần gượng ép Đây là điểm cần tiến hành khảo sát kỹ lưỡng nhằm đưa ra nhận định chính xác

Phan Xuân Viện (2011) trong bài viết “Môtíp đá thiêng/ hóa đá và tín ngưỡng thờ đá trong truyện kể dân gian Nam Đảo” đã nhận định rằng, truyền thuyết Vọng Phu trong văn hóa Việt Nam là sự tiếp biến tín ngưỡng thờ đá trong văn hóa Chăm Nguyễn

Thị Bích Hà (2018) trong công trình Nghiên cứu văn học dân gian từ mã văn hóa dân

gian cũng cho rằng, phải có tín ngưỡng thờ đá cổ đại thì mới hình thành nên truyền

thuyết về người phụ nữ hóa đá Tuy nhiên, hai công trình này đều nhấn mạnh đến tín ngưỡng thờ đá, mà thiếu đi cơ sở để lý giải sự tiếp biến, hóa thân, thường hết sức đa dạng và phức tạp của các biểu tượng văn hóa Rõ ràng, việc giải quyết vấn đề nguồn gốc biểu tượng Hòn Vọng Phu cần có những đột phá mới mới có thể giải quyết triệt để

4.2 Nhóm công trình nghiên cứu về các phiên bản và dị bản của truyền thuyết Vọng Phu

Trong nhóm công trình này, mỗi nền văn hóa đều có truyền thuyết Vọng Phu của riêng mình, vì thế có thể khảo sát theo từng nền văn hóa nhằm nhận diện những phiên bản cũng như dị bản hoặc truyền thuyết có liên quan Dưới đây chúng tôi trình bày vấn đề theo bốn mảng, bao gồm truyền thuyết Vọng Phu trong văn hóa Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản và Hàn Quốc

4.2.1 Việt Nam

Nguyễn Đổng Chi trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam xuất bản năm 1957,

sách chép truyện đá Vọng Phu ở Bình Định, khảo dị thêm các phiên bản khác như truyện Tô Thị ở Lạng Sơn, sự tích Vọng Phu ở Thanh Hóa, sự tích Đá Bà Rầu, đồng thời liên hệ đến một số dị bản có liên quan nhưng kết thúc truyện không bao hàm chi tiết hóa đá của nhân vật nữ (Nguyễn Đổng Chi, 2015) Công trình này chép truyện nhưng thiếu dẫn nguồn, phần khảo dị chỉ liệt kê chứ chưa phân tích đầy đủ, nên cần thiết phải có những

bước khảo cứu sâu hơn Phan Duy Tiếp (1960) trong công trình Nguyễn Trãi Ức Trai di

tập - Dư địa chí cho rằng phiên bản sớm nhất của truyền thuyết Vọng Phu ở Việt Nam

Trang 16

được ghi chép từ thời Hậu Lê (1427-1528), kể chuyện Tô Thị trông chồng ở đất Lạng Sơn Tuy nhiên phần hiệu đính và chú thích do người đời sau thực hiện có ghi là đã chép lẫn với truyện khác, điểm này cũng cần phải được khảo sát để đưa ra nhận định rõ hơn

Công trình Sự tích Vọng Phu và tín ngưỡng thờ đá ở Việt Nam của Nguyễn Việt

Hùng (2011) tập trung thống kê, phân tích các motif tạo nên kiểu truyện truyền thuyết Vọng Phu, đặt trong tương quan so sánh với tín ngưỡng thờ đá Nguyễn Việt Hùng cho rằng, một nhân vật trong truyền thuyết phải ra đi bởi vì đó là một nút thắt tạo ra tình huống truyện (vợ chồng chia ly), và cốt truyện vẫn tiếp diễn ở điểm bắt đầu liên quan đến hành động của các nhân vật khác (người vợ đau khổ và ngóng chờ chồng đến hóa đá) Tác giả đồng thời nhận định rằng, đó là sự vay mượn, tiếp nối những chi tiết từ truyện cổ Chăm, là sự dung hợp văn hóa trong tín ngưỡng thờ đá Phải chăng trong văn hóa Việt không có sẵn những motif hay ý niệm tương tự mà cần phải vay mượn từ truyện cổ Chăm? Nhìn chung, dù có công trình tập hợp các truyền thuyết Vọng Phu cũng như không gian tồn tại biểu tượng, nhưng trong đó vẫn thiếu đi sự sàng lọc, phân loại rõ ràng về các motif lẫn ý niệm được ký thác, cũng như không giải thích các tầng ý nghĩa của biểu tượng Do đó, sẽ cần tiến hành công tác khảo cứu rõ ràng hơn

4.2.2 Trung Quốc

Po (1992) lần đầu tiên so sánh truyền thuyết Vọng Phu với một truyền thuyết khác trong bài viết “Phức cảm ‘Vọng Phu’ và ‘Vọng Phu vân’”, nhận định, hai truyện này đều có hạt nhân tương tự ở hành động trông chờ, chỉ khác nhau trong việc lựa chọn vật truyền tải Bài viết nhấn mạnh rằng, truyền thuyết Vọng Phu là kết quả từ sự kết hợp giữa văn hóa bản địa và văn hóa ngoại lai của nhiều tộc người thuộc vùng đất Đại Lý xưa (大理, nay thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) Tuy nhiên, bài viết đứng trên góc độ lấy văn hóa Hán làm trung tâm, xem các ý niệm như trông chờ, hóa thân hoàn toàn không phải của cư dân bản địa, mà tiếp thu từ người Hán Đồng thời cũng cho rằng hoàn cảnh địa lý xã hội của họ chưa đủ điều kiện để tạo ra được phức cảm như thế Quan điểm này rõ ràng có phần lệch lạc, thiếu khách quan khi so sánh văn hóa giữa các tộc người

Yang (1998) trong bài “Nghiên cứu câu chuyện kiểu truyền thuyết dân gian ‘Vọng Phu hóa đá’” cho rằng, vì có hoàn cảnh xã hội, tư tưởng và lịch sử phát triển tương đồng, nên đa phần các phiên bản của truyền thuyết Vọng Phu xuất hiện trên khắp

Trang 17

đất nước Trung Quốc đều gần giống nhau Trong đó, điểm trung tâm là truyền thuyết ở

đất Vũ Xương, được ghi chép sớm nhất bằng một tiểu đoạn trong Liệt dị truyện (《列異傳》) của Tào Phi giai đoạn Tào Ngụy (曹魏朝,220-265), Shi (1999) và Peng (2005) cũng đồng tình với nhận định này Zhang (2007) là người đầu tiên đã tổng hợp tất cả các truyền thuyết Vọng Phu trên đất Trung Quốc từ trong quá khứ đến hiện đại và chia thành tám motif cơ bản nhất của kiểu dạng truyền thuyết Vọng Phu Trung Hoa Từ bảng motif này, tác giả tiếp tục phân loại và quy nạp những truyền thuyết có motif tương tự vào trong các nhóm giống nhau, đồng thời xem Vũ Xương là trung tâm của truyền thuyết này Liu (2009) trong bài viết “Khảo sát sự phân bố và lưu truyền của truyền thuyết Vọng Phu Thạch cổ đại” nhận định, truyền thuyết này xuất phát từ một điểm trung tâm là địa phận Vũ Xương, sau đó lan tỏa ra khắp khu vực, với kênh lưu truyền chủ yếu là khu vực trung và hạ lưu sông Dương Tử Như vậy, có thể thấy tính chủ đạo của biểu tượng tại vùng đất Vũ Xương, được nhiều nghiên cứu xem là điểm trung tâm của biểu

tượng Hòn Vọng Phu trên đất Trung Quốc

Duan (2012) khi nghiên cứu một truyền thuyết khác có liên quan trong bài viết “Cấu trúc nguyên hình thần thoại ‘Vọng Phu vân’”, đã nhận định rằng truyền thuyết Vọng Phu vân là sự tiếp thu truyền thuyết Nữ Kiêu và chuyển dịch hình ảnh bên ngoài dựa trên ý nghĩa văn hóa của tộc người Baipho Nghiên cứu này trái với nghiên cứu của Po đã kể trên, nhưng vẫn xem khởi nguồn của truyền thuyết Vọng Phu vân, vẫn là tiếp biến từ các biểu tượng sẵn có trong văn hóa Trung Hoa

xuất hiện lần đầu với tư cách đối tượng nghiên cứu trong một mục thuộc công trình Đầm

Karatsu Matsuura (『唐津松浦潟』) của Matsushiro xuất bản năm 1927, sau đó in chung

với công trình Lịch sử quận Higashimatsuura (『東松浦郡史』) năm 1973 (Matsushiro, 1973) Kiyota (1967) trong bài viết “Sayohime ở Matsuura trong truyền thuyết và văn

Trang 18

học” nhận định, Sayohime là sự chuyển đổi từ một truyền thuyết khác là Otohihimeko Từ đây xuất hiện hai hướng nghiên cứu về cốt truyện cơ bản của truyền thuyết Sayohime

Trên thực tế, phiên bản trong Hizennokuni fudoki có nội dung không hoàn toàn

trùng khớp với truyền thuyết Vọng Phu phổ biến hiện nay Kiểu truyện này chỉ xuất hiện trong các ghi chép song song giữa hai truyền thuyết Vọng Phu và Sayohime trong những tuyển tập thơ văn thời kỳ Kamakura (鎌倉時代, 1185-1333), đã được Mitsushima (1983) và Hino (1987) khảo cứu Sau này Kishikawa (2001) cũng khẳng định điều này trong bài viết “Kamiyama và Manyo, khảo cứu truyền thuyết Sayohime ở Matsuura”

Nội dung cốt truyện Otohihimeko hoàn toàn không liên quan đến kiểu dạng truyền thuyết Vọng Phu Hướng nghiên cứu của Kiyota sau này đã được Fujise (1996) hoàn thiện trong bài viết “Khảo sát về quá trình hình thành và biến đổi liên quan đến truyền thuyết Matsuura Sayohime”, và Katsumata (2016) hoàn thiện trong bài viết “Một nghiên cứu về truyền thuyết Sayohime ở Matsuura: Tại sao Otohihimeko của Shinohara chuyển đổi thành Sayohime ở Matsuura”

Như vậy ở đây xuất hiện sự chuyển dịch từ một cốt truyện hoàn toàn khác trở thành kiểu truyện Vọng Phu, sau đó trở thành truyền thuyết duy nhất gắn liền với biểu tượng Hòn Vọng Phu của Nhật Bản Tuy vậy hai hướng nghiên cứu trên vẫn chưa đưa ra các cột mốc chuyển đổi và tranh luận đối lập nhau giữa hai cốt truyện ban đầu khác

Kondo (2010a, 2010b) với hai công trình mang chung tiêu đề Nghiên cứu cơ bản

về Sayohime ở Matsuura đã tổng hợp 127 công trình xuyên suốt các thời kỳ cổ, trung,

cận và hiện đại có liên quan đến truyền thuyết Sayohime ở Nhật Bản, và đưa ra nhận định rằng truyền thuyết này hiện nay chủ yếu tồn tại trong các loại hình từ điển hoặc dã sử Công trình này tập hợp đầy đủ các phiên bản và dị bản, kể cả các truyền thuyết liên quan khác, có phân tích, khảo cứu đồng thời bao gồm cả hai hướng nghiên cứu kể trên Công trình này sẽ là cơ sở để so sánh biểu tượng Hòn Vọng Phu ở Nhật Bản với các quốc gia khác

4.2.4 Hàn Quốc

Công trình Seolabeol-ui Mangbuseok ajigdo ul-eum-unda (『서라벌의 망부석 아직도 울음운다』) của Kim (1999) là một chuyên luận về Hòn Vọng Phu trên núi Chisul, chỉ rõ lý do ra đi của Je-sang, nguyên nhân người vợ khóc thương và đợi chờ trong vô

Trang 19

vọng, đồng thời nêu giả thiết về vị trí thực tế mà nàng đứng đợi, cũng như phân định thật giả về các vị trí khác nhau trên núi Chisul Tác giả là người đầu tiên giải quyết vấn đề tại sao phu nhân của Je-sang lại hóa thành đá mà không hóa thành vật khác, nêu ra lý do vì sao hai người con của nàng không thể can ngăn và cuối cùng cả ba cùng hóa đá

Kim (2006) trong bài viết “Phương thức lưu truyền của truyền thuyết Vọng Phu Thạch (Je-sang) trên đỉnh Chisul Hàn Quốc và truyền thuyết Sayohime Nhật Bản” cho rằng, những bộ sử chính thống của Hàn Quốc đều không ghi chép truyền thuyết Vọng Phu, đó là sự tiếp biến từ các truyền thuyết dân gian, đồng thời cũng nêu lên điểm giao lưu giữa hai quốc gia Hàn – Nhật cả về không gian địa lý lẫn văn hóa đã góp phần tạo nên truyền thuyết này Kim (2010) trong “Hai khía cạnh của truyền thuyết ‘Chisul-

ryoung’ trong Samguk yusa và phiên bản truyền miệng” đã tìm ra hai ý nghĩa khác nhau

giữa sử ký chính thống và hình thức truyền miệng dân gian, dẫn đến hai quan điểm phát triển khác nhau và đối lập nhau, tạo nên cách hiểu khác nhau giữa hai phiên bản Dù vậy, tất cả đều tập trung vào một đối tượng nghiên cứu chính là truyền thuyết Vọng Phu, đó có thể chỉ là sự khác biệt giữa hai loại hình lưu truyền, hình thành dị bản khác nhau

Peng (2015) đã tập hợp và nghiên cứu tất cả các truyền thuyết liên quan trong bài viết “Thử luận truyền thuyết Vọng Phu thạch Hàn Quốc – với các đại diện Ulsan, Jeongeup, Seowipo, Taean”, từ đó có thể thấy rằng truyền thuyết Vọng Phu tồn tại ở bốn địa điểm trên bán đảo Triều Tiên, giữa các phiên bản đều có nét riêng biệt tùy theo hoàn cảnh xã hội của địa phương Lyang (2016) trong luận văn thạc sĩNghiên cứu truyền thuyết Mangbuseok tổng hợp 26 truyện liên quan đến Thần Mẫu núi Chisul, phân tích

quá trình hình thành và biến đổi của truyền thuyết này cho đến khi được nhân dân tôn thờ Tác giả đã gợi mở một hướng suy nghĩ về mối liên quan giữa văn học dân gian và văn học viết, thần thoại và truyền thuyết, truyền miệng và văn bản, có thể vận dụng để nghiên cứu sâu hơn Đa phần nghiên cứu đều tập trung vào truyền thuyết Thần Mẫu núi Chisul, hay phu nhân của Je-sang, từ đó có thể thấy tính phổ biến của truyền thuyết ở khu vực này trên bán đảo Triều Tiên Tuy nhiên các truyền thuyết ở những nơi khác đều ít được đề cập, vì thế cần phải có những khảo cứu sâu hơn về vấn đề này

4.3 Nhóm công trình nghiên cứu về đặc điểm và ý nghĩa truyền thuyết Vọng Phu

Wang & Wang (1994) trong “Cấu trúc bề sâu và ý tượng truyền thuyết Vọng Phu

thạch” cho rằng, truyền thuyết Vọng Phu tồn tại nguyên mẫu hiện thực xuất hiện tại

Trang 20

nhiều nơi, đó là cơ sở tâm lý khách quan bắt nguồn từ tầng sâu tâm lý, là motif hóa thân cố hữu đi cùng với tín ngưỡng thờ đá mà trong đó lấy người phụ nữ làm trung tâm, thể hiện chữ “trinh”, đồng thời đá cũng là vật ký thác mang tính tối ưu Tác giả đã xem việc nhân vật hóa đá mà không thể trở lại hình người là thủ pháp có tác dụng nhất mạnh hôn nhân quy phạm trong xã hội xưa, đan xen với hình thái và quan điểm đạo đức, bên cạnh sự cảm khái do nguyên mẫu tâm lý hay đời sống xã hội mang đến Đồng thời tác giả cũng xem việc hóa đá do đợi chờ là một cách thể hiện tình cảm đơn hướng, đề cao giá trị đạo đức của người phụ nữ khi hy sinh hạnh phúc của bản thân, thông qua đó nhằm đề cao và ca tụng đức tính cao đẹp của họ

Yang (1998) trong bài viết “Nghiên cứu câu chuyện kiểu truyền thuyết dân gian ‘Vọng Phu hóa đá’” đã chỉ ra phương pháp để nghiên cứu truyền thuyết này, bao gồm hai dạng dựa theo nội dung và loại hình, đồng thời cũng nêu một số lý do ra đi của người chồng như để mưu sinh, mưu cầu công danh, đi lính, trừ hại cho dân, bị kẻ xấu hãm hại, v.v Yang nhận định tất cả đều xuất phát từ tư tưởng xã hội tương đồng, hoàn cảnh địa lý, phương thức sinh hoạt và lịch sử phát triển giống nhau nên truyền thuyết Vọng Phu phần nào phản ánh tâm thức của xã hội đương thời; đồng thời cũng nêu ra mô thức tư duy và thủ pháp sáng tác tương đồng giữa những kiểu dạng truyền thuyết

Peng (2002) trong “Đá núi vô tình người hữu tình – Tìm hiểu và phân tích truyền thuyết Vọng Phu thạch ở Bành Hồ Thất Mỹ” nhấn mạnh truyền thuyết này không thuộc về một vùng đất hoặc tộc người riêng biệt nào, vì thế mà có thể lưu truyền xuyên suốt chiều dài lịch sử với không gian địa lý rộng lớn Có lẽ sự chờ đợi của người nữ là tượng trưng cho tình yêu bất diệt, thể hiện tinh thần hy sinh của giới nữ khi theo đuổi mối chân tình ấy, mong cầu một kết quả hạnh phúc viên mãn

Yang (2006) trong “Tìm hiểu sự hình thành và ý nghĩa của truyền thuyết dân gian ‘Vọng Phu hóa đá’” cho rằng, truyền thuyết này mang ý nghĩa bề sâu là một công cụ để tuyên truyền đạo đức nam tôn nữ ti trong lễ giáo phong kiến, cũng như người phụ nữ phải phụ thuộc vào người nam và bị chính xã hội ấy bức ép phải chờ đợi trong vô vọng, chính điều này đã dẫn đến sự phản đối của học giả thời nay Đồng thời truyền thuyết này còn nhấn mạnh ý niệm phản chiến, mong cầu đạt được kết thúc viên mãn gây ra bởi nỗi khổ chia ly Yang cũng cho rằng “Vọng Phu thạch” là một đại từ dành cho tình yêu chung thủy, truyền đạt nỗi khổ tương tư, cũng như dùng để ký thác tâm tư của tác giả,

Trang 21

của người đọc Sau này, Jing & Wang (2017) cũng đồng tình với việc đưa ra đại từ “Vọng Phu thạch” của tác giả Yang

Sun (2010) trong “Giải thích tính thơ của hình ảnh đá Vọng Phu”, đã chỉ ra ý nghĩa của truyền thuyết này là sự kết hợp giữa cảnh vật thiên nhiên với cảnh ngộ của người phụ nữ trông chồng, lấy đá làm vật truyền tải tính kiên định phù hợp với nhân cách tinh thần kiên cường, chung thủy của nhân vật trong cốt truyện, cũng như quan niệm thiên nhân hợp nhất, mong muốn được trường tồn cùng trời đất, cũng phù hợp với đạo nghĩa của trời đất

Chen (2014) trong “Tìm hiểu nguyên mẫu tâm lý văn hóa ‘đá Vọng Phu’ trong thơ ca cổ điển” cho rằng, truyền thuyết này tạo ra một nguyên mẫu tâm lý trong văn hóa, cũng là một dạng của vô thức tập thể, xuất phát từ những hòn đá vô tri được đặt tên và ký thác vào đó một truyền thuyết bi thương, đồng thời tạo ra nguyên mẫu trong văn học cổ điển, khi các tác giả sáng tác thơ văn nhằm ký thác tinh thần vào hình tượng, cũng tức đã tạo ra một biểu tượng thẩm mỹ khi con người tìm về ngôi nhà tinh thần của mình

4.4 Nhóm công trình so sánh biểu tượng giữa các quốc gia

Hai bài viết “Hình tượng Hòn Vọng Phu trong truyện cổ Việt Nam và Hàn Quốc” của Đinh Thị Khang (2005, tr.83-90), và “Kiểu truyện Vọng Phu ở Châu Á và Việt

Nam” của Nguyễn Việt Hùng (2005, tr.91-100) cùng in trong Văn học so sánh – nghiên

cứu và triển vọng, đã khảo sát truyền thuyết Vọng Phu trong văn học Việt Nam và một

số quốc gia Châu Á Cả hai đã tiến hành thống kê kiểu truyện Vọng Phu giữa các nền văn hóa, dựa trên các điểm tương đồng và khác biệt làm sáng tỏ quan niệm đạo lý làm người, chuẩn mực đạo đức và tôn vinh phẩm hạnh của người phụ nữ Á Đông; đồng thời chỉ ra sự thay đổi của các yếu tố hình thành nên nét tương đồng văn hóa và tính dân tộc trong những nền văn hóa khác nhau

Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu so sánh Hòn Vọng Phu Hàn – Trung từ chất liệu

thơ chữ Hán của Noe (2010) dựa trên Hòn Vọng Phu trong thơ ca Trung Quốc làm đối

tượng nghiên cứu, so sánh với một số bài thơ về Thần Mẫu núi Chisul, nhận định, truyền thuyết ở Hàn Quốc là tiếp nhận trực tiếp từ Trung Hoa Do vậy, luận văn này hầu như chỉ tập trung mô tả hình tượng trong thơ ca Trung Hoa, nêu lên một số đặc điểm ý nghĩa tương tự như kết quả của các nhà nghiên cứu Trung Quốc

Trang 22

Huang (2010) trong bài viết “Nghiên cứu so sánh truyền thuyết Hòn Vọng Phu Trung Việt” cho rằng, truyền thuyết Vọng Phu của Việt Nam chịu ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa, với con đường lưu truyền từ Trường Giang đi đến Chu Giang và cuối cùng thông qua tộc người Tày, Nùng mà đưa vào nước ta, được phổ biến rộng rãi do sức ảnh hưởng của giáo hóa “tam tòng tứ đức” trên con đường truyền bá Nho giáo Chen (2013) trong “So sánh truyền thuyết kiểu ‘Vọng Phu’ Trung và Việt” tập trung so sánh truyền

thuyết Vọng Phu Trung Hoa với nàng Tô Thị được trích trong Lĩnh Nam chích quái, chú

ý vào những motif tương đồng và cho rằng truyền thuyết ở Việt Nam là sự mô phỏng, sao chép của truyền thuyết ở đất Vũ Xương của Trung Hoa Có thể cả hai nghiên cứu trên đều đưa ra kết luận từ góc độ văn hóa Trung Hoa, mà không chú trọng văn hóa bản địa của Việt Nam, cũng như những ý niệm trông chồng đã có từ trước trong đời sống văn hóa người Việt

Lee (2019) trong bài viết “Đá Vọng Phu trong văn học cổ điển Hàn, Trung, Nhật” so sánh động cơ chờ đợi và kết cục của nhân vật người vợ trong truyền thuyết thuộc ba quốc gia trên, bao gồm động cơ cá nhân mong được yêu thương của người phụ nữ, và động cơ do đạo đức xã hội dẫn đến, từ đó tiến hành so sánh mức độ lễ giáo tại từng quốc gia Có lẽ tác giả đã xuất phát từ lối tư duy rằng Nho giáo đã tạo ra áp lực đè nén muôn mặt trong đời sống xã hội truyền thống Nhưng thực tế giáo lý Nho gia tương đối mờ nhạt trong truyền thuyết này, động cơ chờ đợi của nhân vật cũng là do các điều kiện khác mang đến mà không xuất phát từ trong giáo lý

4.5 Đánh giá tình hình nghiên cứu

Dựa vào tổng thuật trên, có thể thấy rõ, tình hình nghiên cứu về truyền thuyết Vọng Phu đã đạt được thành quả nhất định, song vẫn còn tồn tại một số khía cạnh cần được chú ý sau:

Thứ nhất, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhận định rằng khởi nguồn của truyền thuyết Vọng Phu là sự tiếp biến của tín ngưỡng thờ đá cổ đại và thuyết tính linh, xem đá là vật tổ có từ thời nguyên thủy Mặc dù vẫn còn tranh luận về vấn đề khởi nguồn, tuy nhiên đa số các nhà nghiên cứu đều nhận định rằng truyền thuyết Vọng Phu xuất phát từ truyền thuyết hay thần thoại Trung Hoa, chỉ có một học giả cho rằng truyền thuyết này không có khởi nguồn, và cũng như có một số ít ý kiến phản biện lại cả hai nhận định trên Có thể thấy rằng, đa phần các nghiên cứu chỉ tập trung vào vấn đề của

Trang 23

truyền thuyết Vọng Phu trong văn hóa Trung Hoa, chưa nghiên cứu và ít đề cập tới khía cạnh của truyền thuyết trong các nền văn hóa khác

Thứ hai, mỗi quốc gia đều tồn tại một phiên bản chính của truyền thuyết Vọng Phu mang tính trung tâm và nhiều dị bản khác nhau Các nghiên cứu ở Việt Nam thường liệt kê phiên bản Tô Thị ở Lạng Sơn và một số phiên bản tại các địa phương khác Ở Trung Quốc, phiên bản chính là truyền thuyết tại Vũ Xương, được ghi chép sớm hơn so với các quốc gia khác, các dị bản đều tương tự và hình thành do kết hợp với văn hóa bản địa Ở Nhật Bản, truyền thuyết tập trung tại tỉnh Saga, nhưng ban đầu, nội dung truyền thuyết không hoàn toàn trùng khớp với phiên bản lưu hành hiện nay Hàn Quốc phổ biến truyền thuyết Thần Mẫu núi Chisul, các nghiên cứu hiện tại nhìn chung đều tập trung vào truyền thuyết này Có thể thấy, vẫn chưa có một nghiên cứu nào tập hợp đầy đủ tất cả các phiên bản và dị bản, hoặc có ghi chép nhưng lại thiếu đi phân tích và so sánh cụ thể giữa những tài liệu này Một điều có thể thấy rõ là, Trung Quốc do có hệ thống chữ viết hoàn thiện sớm, việc văn bản hóa truyền thuyết Vọng Phu diễn ra khá sớm Điều này có thể là một lý do quan trọng dẫn đến việc phần đông học giả nếu không nghĩ đến tính phổ quát của truyền thuyết, sẽ rất dễ cho rằng truyền thuyết Vọng Phu ở khắp mọi nơi trong vùng Đông Á, đều có nguồn gốc từ Trung Quốc

Thứ ba, phần lớn nghiên cứu tập trung phân tích nội dung truyền thuyết Vọng Phu, lột tả bối cảnh xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến sự thay đổi của motif truyện, hoặc ký thác ý niệm vào những hòn đá, tạo nên biểu tượng cho đức tính cao đẹp của người phụ nữ trông chồng Cũng có nghiên cứu so sánh giữa những biểu tượng này trong các nền văn hóa khác nhau, tuy nhiên bước so sánh chỉ dừng lại ở việc lấy truyền thuyết tại Trung Quốc làm trung tâm, xem tất cả phiên bản ở khu vực khác đều là sự sao chép hoặc mô phỏng từ quốc gia này Các nghiên cứu đa phần cũng khẳng định sự ảnh hưởng sâu nặng của truyền thống Nho giáo, cũng như thông qua việc truyền bá tư tưởng Nho gia, đóng vai trò chính trong việc đưa truyền thuyết Vọng Phu sang các quốc gia khác

Như vậy, mặc dù biểu tượng Hòn Vọng Phu được nghiên cứu từ nhiều hướng khác nhau, nhưng tình hình nghiên cứu vẫn khá hẹp, tức chỉ mới thấy được khởi nguồn Trung Hoa và ảnh hưởng Nho giáo lên biểu tượng Chưa có nghiên cứu nhìn thấy tính phổ quát của hình ảnh người vợ trông chồng trong văn hóa nhân loại, cũng như những yếu tố khác bên ngoài truyền thống Nho giáo, chẳng hạn như tín ngưỡng nguyên thủy,

Trang 24

tín ngưỡng bản địa, đặc trưng vùng địa lý cùng các thiết chế xã hội, kinh tế, văn hóa, v.v Trước thực tế đó, việc thúc đẩy nghiên cứu biểu tượng Hòn Vọng Phu ở Việt Nam trong tương quan so sánh với biểu tượng tương đương của các nền văn hóa khác thuộc khu vực Đông Á rõ ràng hết sức cần thiết

5 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ những điều chưa rõ, với tình hình nghiên cứu biểu tượng Hòn Vọng Phu trên thế giới cũng như tại Việt Nam hiện nay, có thể thấy còn tồn đọng một số câu hỏi như sau:

- Hòn Vọng Phu có phải là một biểu tượng được tiếp nhận từ trong biểu tượng Vọng Phu thạch của văn hóa Trung Hoa hay không?

- Đặc trưng của biểu tượng Hòn Vọng Phu ở Việt Nam là gì trong tương quan với biểu tượng của các nền văn hóa khác thuộc khu vực Đông Á?

- Sức sống của biểu tượng Hòn Vọng Phu được thể hiện như thế nào trong văn hóa Việt Nam khi so sánh với các nền văn hóa khác thuộc khu vực Đông Á

Để trả lời các câu hỏi trên, luận án sẽ tiến hành dựa trên các giả thuyết nghiên cứu sau đây:

- Biểu tượng Hòn Vọng Phu trong văn hóa Việt Nam không hoàn toàn tiếp nhận từ văn hóa Trung Hoa, trước khi diễn ra tiếp biến, văn hóa Việt Nam đã tồn tại biểu tượng này Sau khi xảy ra tiếp biến, biểu tượng Hòn Vọng Phu đã được định hình ở cả khía cạnh năng chỉ lẫn sở chỉ và phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn hiện nay

- Những đặc trưng của biểu tượng Hòn Vọng Phu trong văn hóa Việt Nam được thể hiện qua ý niệm trông chồng, nằm trong thế giới tinh thần thể hiện nỗi đau tột cùng, đức hy sinh cùng tình yêu thủy chung của người phụ nữ Việt Nam Điều này được thể hiện dưới dạng mã văn hóa được chia sẻ chung của dân tộc, thuộc hệ thống biểu tượng tương đồng hay mô thức văn hóa mang tính phổ quát

- Sức sống của biểu tượng Hòn Vọng Phu trong văn hóa Việt Nam mạnh mẽ hơn các nước Đông Á còn lại, được thể hiện qua nhiều phương diện, do có đặc trưng bối cảnh lịch sử và văn hóa làm cơ sở để thúc đẩy biểu tượng này phát triển mạnh mẽ

Trang 25

6 Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Biểu tượng Hòn Vọng Phu là một bộ phận nằm trong hệ thống các biểu tượng của văn hóa Việt Nam, thể hiện dưới dạng là một mảng riêng biệt có liên quan đến ý niệm trông chồng gắn với đức hy sinh, tình yêu thủy chung và nỗi đau tột cùng đến mức hóa thành đá Từ trong hệ thống biểu tượng này sẽ nảy sinh các vấn đề khác nhau, hình thành mã văn hóa được quy định trong văn hóa Việt Từ thực tế trên, Văn hóa học rõ ràng là hướng tiếp cận hiệu quả nhất để thấy rõ vai trò của biểu tượng Nghiên cứu biểu tượng Hòn Vọng Phu theo hướng tiếp cận Văn hóa học sẽ sử dụng các phương pháp và hướng tiếp cận sau, ứng với từng bước cụ thể trong đề tài:

- Hướng tiếp cận Cấu trúc – ký hiệu học: được sử dụng chủ yếu trong chương hai, nhằm giải nghĩa những ý niệm và mã văn hóa nằm trong bề sâu của biểu tượng, giải thích mối quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt trong những tầng ý nghĩa khác nhau, thuộc hệ thống biểu tượng đặc trưng đại diện cho từng nền văn hóa Việc ứng dụng phương pháp nghiên cứu biểu tượng theo Trường phái ký hiệu học Tartu-Moscow vào biểu tượng Hòn Vọng Phu còn giúp xác định đặc trưng của văn bản biểu tượng trong một ký hiệu quyển riêng biệt, giao lưu giữa nguồn phát và người nhận trong quá trình tiếp nhận, đồng thời phân định được giá trị của riêng văn hóa Việt trong biểu tượng

- Hướng nghiên cứu tiếp cận liên ngành cũng được vận dụng linh hoạt nhằm tích hợp kiến thức của các chuyên ngành học thuật có liên quan như Ngôn ngữ học, Tâm lý học, Nhân loại học, Xã hội học, hỗ trợ quá trình giải mã các tầng ý nghĩa của biểu tượng Hòn Vọng Phu

- Phương pháp nghiên cứu so sánh văn hóa: được sử dụng xuyên suốt trong toàn luận án, đặt trung tâm là văn hóa Việt Nam, nhằm làm rõ quá trình tiếp biến văn hóa có ảnh hưởng và làm thay đổi thế nào đến những yếu tố cơ sở trong văn hóa nguyên thủy của Việt Nam, tìm ra những nét tương đồng và đặc trưng trong các mô thức văn hóa Kết quả của quá trình so sánh nhằm làm nổi bật lên giá trị nội hàm của biểu tượng

- Phương pháp lịch sử áp dụng theo cả hai chiều lịch đại và đồng đại để khảo sát quá trình và đặc trưng của truyền thuyết Vọng Phu Chương một sẽ khảo cứu quá trình cốt truyện truyền thuyết Hòn Vọng Phu, từ giai đoạn manh nha hình thành, những bước chuyển đến giai đoạn định hình và biến đổi, xuyên suốt chiều dài lịch sử cho đến

Trang 26

thời hiện đại Trong chương hai và chương ba, nghiên cứu sẽ tập trung vào đặc trưng của biểu tượng được thể hiện trong văn hóa Việt Nam, đồng thời đặt trong góc nhìn lịch sử tương quan với các nền văn hóa trong khu vực ở từng thời kỳ khác nhau

- Phương pháp văn bản học dùng giải quyết các vấn đề liên quan đến thể loại văn bản, tiến hành phê khảo nhằm tìm ra tính chân ngụy của văn bản, làm cơ sở phân tích biểu tượng trong chương hai và chương ba Với tài liệu thành văn, bước phê phán là để giám định một tài liệu, đi từ hai giai đoạn là phê phán bên ngoài nhằm đánh giá tính xác thực của tài liệu (Authenticity), và phê phán bên trong nhằm đánh giá độ tin cậy của tài liệu (Reliability) (Halkin, 1966; Topolski, 1976), chủ yếu tìm ra điểm khởi phát của biểu tượng, tài liệu chính thức xuất hiện đầu tiên, đặc biệt tập trung vào tài liệu có tính xác thực và độ tin cậy cao, làm cơ sở để kiểm chứng giả thuyết đã nêu Trong nghiên cứu các tài liệu văn hóa dân gian, việc tìm ra một motif nguyên thủy là vấn đề vô cùng phức tạp, vì để hình thành nên cấu trúc cốt truyện hoàn chỉnh, truyền thuyết đó phải trải qua lịch sử phát triển lâu dài Nhiều học giả đã đề xuất giả thuyết nguyên mẫu (Hypothetical prototype) để chỉ motif chủ yếu hình thành nên cốt truyện cơ bản (Basic type), còn những motif khác biệt so với với nguyên mẫu sẽ tạo thành những dị bản (Version) Cả motif cơ bản và dị bản tồn tại song song và đều có giá trị, nhưng motif cơ bản sẽ mang tính chất chủ đạo cao hơn dị bản (Chen, 1997) Theo Connerton (1989), ký ức xã hội được chia sẻ chung của cả cộng đồng kết tinh trong truyền thuyết, biến truyền thuyết thành công cụ truyền tải mang tính trật tự, trở thành hiện thực lịch sử được lưu giữ và phổ biến trong một khu vực, hoặc lưu truyền đến khu vực khác Những tài liệu này góp phần hữu ích trong nghiên cứu về lịch sử văn hóa, tư tưởng và đời sống xã hội Bên cạnh đó, Trường phái Khuếch tán (The Diffusionist School) và Phương pháp nghiên cứu sử-địa (Historical-Geography Method), thường gọi là trường phái Phần Lan (Finnish Method), được vận dụng linh hoạt trong chương hai và chương ba Truyền thuyết sẽ có một điểm trung tâm hoặc đại diện, sau đó khuếch tán ra những phạm vi khác; sở dĩ có những điểm tương đồng nhau là vì đều có bối cảnh lịch sử gần giống nhau, nhưng bên trong lại mang những nét đặc thù riêng; công việc so sánh nhằm tìm ra quá trình biến đổi của từng type và motif của truyền thuyết, dễ dàng phân loại cơ sở tác thành nên cốt truyện

Trang 27

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Việc hoàn thành luận án này sẽ: Đóng góp thêm kinh nghiệm thực tiễn trong việc nghiên cứu biểu tượng từ góc độ Văn hóa học, Cấu trúc – ký hiệu học, đặc biệt là Trường phái ký hiệu học Tartu-Moscow, cũng như một số hướng tiếp cận liên ngành khác, trong ở cả hai chiều lịch đại và đồng đại

Nghiên cứu toàn diện, có hệ thống biểu tượng Hòn Vọng Phu, từ đó góp phần nhận diện giá trị của biểu tượng này trong văn hóa Việt Nam, hướng đến việc phân định rõ những giá trị nào là của riêng văn hóa Việt, những giá trị nào là do ảnh hưởng từ tiếp biến văn hóa

Kết quả nghiên cứu có thể trở thành tài liệu tham khảo hữu ích góp phần thúc đẩy việc ứng dụng các phương pháp nghiên cứu biểu tượng, so sánh văn hóa, tiếp nhận văn học, v.v vào nghiên cứu các biểu tượng văn hóa cụ thể

8 Cấu trúc của luận án

Dựa trên lịch sử nghiên cứu vấn đề và câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra ở trên, ngoài

phần Mở đầu trên đây, luận án này sẽ được chia làm 03 chương:

Chương 1 “Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn”, tập trung giới thiệu khung lý

thuyết được sử dụng trong luận án, phương pháp giải mã biểu tượng của Trường phái ký hiệu học Tartu-Moscow, và đưa ra cơ sở thực tiễn về biểu tượng Hòn Vọng Phu trong văn hóa Việt Nam làm cơ sở giải mã trong các chương sau

Chương 2 “Đặc trưng của biểu tượng Hòn Vọng Phu”, tiến hành khảo cứu

những phương diện biểu đạt, các tầng ý nghĩa của biểu tượng, tiếp đó sẽ đúc kết đặc điểm của biểu tượng này trong từng nền văn hóa

Chương 3 “Sức sống của biểu tượng Hòn Vọng Phu”, tiến hành xem xét sức

sống hiện tại của biểu tượng, được biểu hiện trong các lĩnh vực như văn học, âm nhạc, nghệ thuật cũng như đời sống trong bốn quốc gia được nghiên cứu

Cuối cùng là phần Kết luận, danh mục Tài liệu tham khảo và phần Phụ lục

Luận án này sử dụng 223tài liệu tham khảo, phần Phụ lục dài 83 trang, chia thành bốn phần, chép tài liệu về truyền thuyết Vọng Phu theo từng quốc gia được nghiên cứu

Trang 28

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

Biểu tượng (Symbol) là một thuật ngữ có nhiều cách định nghĩa khác nhau trong lịch sử Trong các ngành khoa học xã hội phương Tây, thuật ngữ “symbol” thường bao gồm cả nghĩa của “biểu tượng” và “ký hiệu” Tuy hai thuật ngữ này có ý nghĩa gần nhau, nhưng trong lịch sử học thuật, luôn tồn tại sự giải thích khác nhau giữa chúng Biểu tượng không chỉ là phương tiện đơn thuần để biểu đạt, mà còn mang trong mình nhiều tầng nghĩa phong phú và đa chiều Chính những tầng nghĩa này đã tạo ra mối quan tâm to lớn cho nhiều lĩnh vực đối với việc nghiên cứu biểu tượng Bằng việc khám phá các mô hình lý thuyết nghiên cứu biểu tượng, sẽ giúp nắm bắt và hiểu rõ hơn về tầng nghĩa sâu xa phức tạp, cũng như nêu bật được tầm quan trọng trong việc truyền đạt ý nghĩa và kiến tạo văn hóa

1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Một số quan niệm về biểu tượng

Biểu tượng trong các ngành khoa học

Ký hiệu (Sign) và biểu tượng (Symbol) có mối liên hệ chặt chẽ, ký hiệu thường dùng một sự vật để biểu thị cho một sự vật khác, tức ký hiệu là sự quy ước võ đoán giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt; trong khi đó, biểu tượng đại diện cho một ý nghĩa sâu sắc, không chỉ biểu thị bản thân nó mà còn gợi đến nghĩa rộng lớn hơn Georg W.F

Hegel xem “biểu tượng trước hết là một dạng ký hiệu (…) con người ý thức được biểu

tượng không phải là sự vật cá biệt cụ thể như bản thân nó, mà phải là ý nghĩa mang tính phổ quát mà nó ám thị”2(Hegel, 1996, tr.10-11) Với biểu tượng, sự tương quan giữa cái biểu đạt (cái tượng trưng) và cái được biểu đạt (cái được tượng trưng) không phải là sự tương quan mang tính quy ước, chúng không biểu thị bản thân chúng, mà ám chỉ đến, gợi đến một ý nghĩa rộng lớn hơn (Chevalier & Gheerbrant, 1997, tr.XX) Ký hiệu tạo

2 Tạm dịch từ phiên bản tiếng Hán của công trình Vorlesungen über die Ästhetik II do Zhu GuangQian chuyển ngữ

Trang 29

lập một loại quy tắc, có cấu trúc tương đối lỏng lẻo, biểu đạt nghĩa được quy ước mà khó tiến vào trong bề sâu nhận thức Biểu tượng chủ đích không tạo ra quy tắc cố định, mà dùng để gợi lên hình thái sống động về một cá thể hoặc quần thể

Trong ngôn ngữ, tâm lý, nghệ thuật và văn hóa, hai nghĩa này thường được xem như tương tự nhau trong nhiều ngữ cảnh, ký hiệu mang ý nghĩa biểu tượng trong nó, biểu tượng cần ký hiệu để thể hiện ý nghĩa đó ra bên ngoài Charles Peirce nhận định symbol là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của Ký hiệu học, được quy định bởi những quy ước của xã hội; còn Ferdinand de Saussure lại có sự phân định khi tỏ khi mờ về hai thuật ngữ trên, trong phần nguyên tắc đầu tiên của ký hiệu mang tính võ đoán, đã viết:

Từ “biểu tượng” đôi lúc được sử dụng để chỉ ký hiệu ngôn ngữ, hoặc nói một cách chính xác, là những gì mà chúng ta gọi là cái biểu đạt (…) Đặc tính của biểu tượng là nó không hoàn toàn tùy ý; không trống rỗng, vì có một mối liên kết tự nhiên giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt.3 (Saussure, 1959, tr.68)

Lotman cho rằng tùy theo tính chất khác nhau của biểu tượng, không nên đưa ra một định nghĩa phổ quát, mà phải xuất phát từ các quan niệm văn hóa Jean Chevalier lại cho rằng không có cách nào có thể định nghĩa được một biểu tượng:

Nó phá vỡ các khuôn khổ định sẵn và tập hợp các thái cực lại trong cùng một ý

niệm Nó giống như mũi tên bay mà không bay, đứng im mà biến ảo, hiển nhiên

mà lại không nắm bắt được Ta sẽ cần phải dùng các từ để gợi ra một hay nhiều ý nghĩa của biểu tượng; nên phải luôn nhớ rằng các từ không thể diễn đạt được tất cả giá trị của biểu tượng (Chevalier & Gheerbrant, 1997, tr.XIV)

Trong công trình 30 thuật ngữ nghiên cứu văn hóa, Đoàn Văn Chúc cho rằng

“biểu tượng bao gồm mọi dạng thức hình ảnh, tĩnh cũng như động (…) tác dụng đến cơ chế chức năng chủ yếu là của tai và của mắt, gây trong tâm hồn người những rung động khoái trá về chúng, tất nhiên với các mức độ và khía cạnh khác nhau.” (được trích dẫn bởi Bùi Quang Thắng, 2008) Trịnh Bá Đĩnh (2018) phân loại biểu tượng theo ba ý kiến dựa vào các hướng nghiên cứu của các học giả nước ngoài Thứ nhất hiểu biểu tượng theo nghĩa rất rộng, là tất cả các hình thức văn hóa của loài người và được xem là đồng

3 Tạm dịch từ phiên bản tiếng Anh công trình Course in General Linguistics

Trang 30

nghĩa với ký hiệu Thứ hai là quan niệm hẹp, xem biểu tượng như một dạng ký hiệu đặc biệt, đa nghĩa và tiềm ẩn Thứ ba xem biểu tượng là hiện tượng thiêng liêng, thần bí Tác giả đưa ra kết luận rằng biểu tượng được xem như một trường hợp đặc biệt của ký hiệu, và giải mã phải đi theo hướng Ký hiệu học văn hóa có tham chiếu Phân tâm học

Như vậy, biểu tượng thuộc phạm trù ký hiệu, có thể nghiên cứu bằng các phương pháp lý luận Ký hiệu học Biểu tượng trước hết là một ký hiệu, nhưng là một dạng ký hiệu đặc biệt, hay có thể xem ký hiệu là cơ sở hình thành biểu tượng, dựa trên những quy ước của một xã hội nhất định Biểu tượng sử dụng vật truyền tải để diễn đạt nghĩa nguyên bản của sự vật và ý nghĩa đặc thù bên trong Biểu tượng chú trọng đến ý nghĩa văn hóa, mối liên quan giữa đời sống xã hội của con người, cũng như nhấn mạnh tính đa nguyên, tính siêu nghiệm, hàm nghĩa và bất định của thế giới tinh thần

Để biểu đạt đối tượng, con người thông qua thực tiễn cuộc sống tạo ra biểu tượng, đó có thể là từ biểu tượng đã có sẵn hoặc biểu tượng chưa hề tồn tại, dựa vào các quy ước hoặc gán nghĩa mới cho chính những sự vật đã có trước đó Biểu tượng có thể mang một ý nghĩa duy nhất, nhưng cũng có thể là biểu tượng đa nghĩa, khi nằm trong mối quan hệ so sánh với các biểu tượng khác sẽ phái sinh thêm đồng nghĩa hoặc trái nghĩa

Biểu tượng trong hệ thống văn hóa

Con người dựa vào ký hiệu và biểu tượng mà sáng tạo ra hệ thống văn hóa, những thành tố của văn hóa như ngôn ngữ, tôn giáo, khoa học, văn học và nghệ thuật, v.v đều được thể hiện ra bên ngoài dựa vào năng lực biểu trưng Ký hiệu và biểu tượng không chỉ sở hữu năng lực ẩn dụ hay ám thị trong bản thể của biểu tượng để tạo ra ý nghĩa đầy đủ, mà còn ẩn chứa các ý nghĩa bề sâu, là nội hàm trừu tượng được chính bản thể của biểu tượng thể hiện ra bên ngoài Chính vì thế, ký hiệu – biểu tượng giữ vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa xã hội của con người

Khi bước vào phạm trù của biểu tượng, dù bằng con đường nghệ thuật hay thực tiễn, hoạt động của giấc mơ hay trong tiềm thức, con người luôn ghi nhớ lại những gì thiết yếu nhất để phô bày ý niệm đó thông qua hoạt động biểu trưng Biểu tượng là vật truyền tải những ý niệm được ký thác bởi con người, nhằm đại diện cho một hay nhiều đối tượng cụ thể, hình thành nên một hệ thống biểu tượng đa dạng và phức tạp

Radughin (2001) phát biểu rằng: “Biểu tượng văn hóa khác ký hiệu thông thường ở chỗ chứa đựng mối liên hệ tâm lý với tồn tại mà nó biểu trưng.” (tr.50) Leslie White

Trang 31

thì cho rằng “biểu tượng là đơn vị cơ bản của tất cả hành vi và văn minh của con người.”4, đồng thời cũng đưa ra nhận định:

Tất cả nền văn hóa (văn minh) đều phụ thuộc vào biểu tượng Chính việc thực hiện năng lực biểu trưng đã đưa văn hóa hiện hữu và chính việc sử dụng các biểu

tượng mới có thể khiến cho văn hóa trường tồn Nếu không có biểu tượng sẽ không có văn hóa (…) Tất cả các nền văn minh sinh ra và trường tồn đều bởi vì

sử dụng các biểu tượng.5 (White, 1949, tr.33, 39) Claude Lévi-Strauss đưa ra kiến giải rằng mọi nền văn hóa có thể được xem như tổng thể các hệ thống biểu tượng mà hàng đầu là ngôn ngữ, nhằm thể hiện một số mặt thực tại xã hội và thể xác, cùng với mối quan hệ giữa hai loại hình đó trong hệ thống biểu tượng (được trích dẫn bởi Mauss, 2011) Trần Ngọc Thêm (2013, tr.44) nhận định rằng văn hóa cũng mang tính biểu tượng, và biểu tượng văn hóa chính là sản phẩm của hoạt động biểu trưng văn hóa

Nội dung các hình thái sinh hoạt của con người đều chứa đầy sự vận động của ký hiệu và biểu tượng Hệ thống biểu tượng cung cấp phương hướng cho hành động, giao tiếp của con người, cũng như quy phạm đời sống xã hội (Turner, 1994) Nếu xã hội loài người không có ký hiệu – biểu tượng hoặc văn hóa, thì con người sẽ mất đi ý nghĩa của sự tồn tại, xã hội sẽ trở nên rối loạn, tan rã Việc giải nghĩa, cùng với việc nắm rõ được cấu trúc của biểu tượng trên thế giới, trở thành một vấn đề có giá trị và cấp thiết, nhằm hiểu rõ vai trò của biểu tượng trong đời sống xã hội Do vậy, “nghiên cứu biểu tượng là khoa học có chức năng sử dụng ngôn ngữ biểu tượng để giải mã các thành tố văn hóa được sản sinh trong đời sống của con người” (Đinh Hồng Hải, 2014, tr.27)

Tóm lại, ký hiệu và biểu tượng đều là những vật thay thế cho ý nghĩa bên trong nó Ký hiệu tạo ra một nội hàm thực tại khách quan cho vật mà nó thay thế, truyền đạt thông tin, là mã đại diện cho sự vật hiện tượng, biểu trưng thông tin ra bên ngoài Biểu tượng mượn đặc tính cụ thể bên ngoài của một sự vật hiện tượng nào đó, ký thác vào trong đó tư duy, ý niệm nhằm biểu đạt một hay nhiều ý nghĩa đặc thù nào đó Giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt của biểu tượng không có mối quan hệ ràng buộc, nhưng

4 Nguyên văn: (…) the symbol is the basic unit of all human behavior and civilization.

5 Tạm dịch từ phiên bản tiếng Anh công trình The Science of Culture: A Study of Man and Civilization.

Trang 32

thông qua cái biểu đạt có thể hình dung ra được ý niệm mà biểu tượng đó được ký thác, cũng như lĩnh hội được hàm nghĩa bên trong của biểu tượng Ý nghĩa của biểu tượng thuộc phạm trù trải nghiệm của chính bản thân quần thể văn hóa Biểu tượng Hòn Vọng Phu được tạo ra nhằm phục vụ cho nhu cầu thể hiện giá trị ý niệm trông chồng của người phụ nữ, nằm trong văn hóa tinh thần của con người Dù trải qua thời gian dài có những thay đổi về nội dung cốt truyện, nhưng các giá trị cơ bản khi đã hình thành đều mang tính ổn định nhất định, là nhóm sản phẩm mang giá trị tĩnh, tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà có cả giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể (Trần Ngọc Thêm, 2013, tr.46-47)

1.1.2 Một số trường phái nghiên cứu biểu tượng

Cấu trúc – ký hiệu học

Ferdinand de Saussure khai sinh thuật ngữ “Semiology” để chỉ bộ môn “Khoa học về ký hiệu”, xem ngôn ngữ là hệ thống các ký hiệu, trong đó tính lịch đại là hướng phát triển và biến hóa của chúng, còn tính đồng đại là trạng thái hiện tồn dưới dạng một cấu trúc (Saussure, 1959) Saussure chỉ ra mỗi ký hiệu đều được cấu thành từ cái biểu đạt (Signifiant/ Signifier, hình ảnh–âm thanh) và cái được biểu đạt (Signifié/ Signified, ý niệm), mang tính tùy ý võ đoán và không thể tách rời như hai mặt của một tờ giấy Saussure cũng cẩn thận tách bạch rõ ý nghĩa (Signification6) ra khỏi giá trị (Value), ý nghĩa có trong mỗi sự vật, và trong hệ thống giữa các sự vật với nhau tồn tại giá trị, cả hai có thể được xem như là hai góc độ phân tích khác nhau của cùng một vấn đề Roman Jakobson đưa ra cơ sở tạo thành nên cấu trúc – ký hiệu gồm một bên là nhận thức có thể trực tiếp cảm giác được, bên còn lại là cái gián tiếp được biểu đạt do tư duy và giải thích Algirdas Greimas xem ý nghĩa của một sự vật không chỉ phụ thuộc vào dạng thức của nó, mà phải bắt nguồn từ một cấp độ sâu hơn, cắt đứt tất cả các hình thức biểu thị ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ, chi phối cấu trúc tự sự trước khi biểu đạt

Gần như cùng lúc với Saussure, Charles Peirce đề ra thuật ngữ “Semiotics” với cùng mục đích như “Semiology” Peirce đã áp dụng phép tam phân vào trong nghiên cứu ký hiệu (Three Trichotomies of Signs) để mô tả quá trình hoạt động biểu trưng

6 Saussure không sử dụng thuật ngữ Signification, hay còn được gọi là Strata hoặc Stratification, cũng như không nêu rõ trong hệ thống học thuật của Saussure có khái niệm này, mà thuật ngữ này được sử dụng bởi các nhà Ngôn

ngữ học khác như Hjelmslev, Baskin, Harris, v.v Xem Thibault, P.J (2023) Re-reading Saussure: The Dynamics

of Signs in Social Life London: Routledge

Trang 33

(Semiosis), bao gồm sự đại diện (Representamen), đối tượng (Object) và sự biểu thị (Interpretant) (Sanders, 1970) Charles Morris cho rằng một vật trở thành ký hiệu phải được cấu thành từ ba yếu tố là phương tiện (Vehicle), đối tượng biểu đạt (Designatum) và sự biểu thị (Interpretant) (Morris, 2011) Umberto Eco cho rằng chính thể văn hóa phải được nghiên cứu từ cơ sở hệ thống biểu trưng, mã ký hiệu trước hết là hệ thống quy tắc bên trong ký hiệu và hệ thống hoàn cảnh thông tin quy ước chính hệ thống ký hiệu này Eco (1968/2016) đã chỉ ra rằng tiêu điểm của Ký hiệu học không nằm trong ý nghĩa của văn bản, mà là cách ý nghĩa của văn bản được tạo thành ra sao

Cấu trúc luận (Structuralism) thể hiện mối quan tâm trong “các hệ thống văn hóa của ý nghĩa ở những gì họ có thể bộc lộ ra và khi nào thì phân tích về tiến trình nhận thức phổ quát của con người” (Đinh Hồng Hải, 2014, tr.37-38) Claude Lévi-Strauss đã mở rộng nghiên cứu đối với thần thoại, nghệ thuật, mẫu hình văn hóa ở nhiều mức độ khác nhau Roland Barthes quan niệm rằng ý nghĩa phụ thuộc vào mối quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt, ký hiệu – biểu tượng phải được xem xét dựa trên tổng thể của mối quan hệ này; giá trị được quyết định bởi mối quan hệ của một ký hiệu trong chỉnh thể hệ thống Hậu cấu trúc luận không thừa nhận tồn tại một cấu trúc cố định, mà luôn biến đổi và phát triển không ngừng, mang tính chất vô định, cấu trúc sau có thể chồng lấp hoặc thay thế cho cấu trúc trước, phái sinh thuật ngữ Giải cấu trúc (Deconstruction) (Derrida, 1967/2016) Hậu cấu trúc luận khi xem xét ý nghĩa của một văn bản, thường chú trọng vào tính khai phóng, tính bất ổn định, tính sáng tạo cũng như việc văn bản được xuất bản trong không gian và thời gian nào, đồng thời tìm kiếm phương tiện để có thể đào sâu vào trong cấu trúc nội tại của chúng

Hướng tiếp cận từ Nhân học

Ernst Cassirer đề ra hệ thống biểu tượng, gọi là các hình thức biểu trưng (Symbolic Forms) nằm giữa hai hệ thống, gồm hệ thống cơ quan cảm thụ (Receptor) và hệ thống cơ quan phản ứng lại kích thích (Effector) Cassirer xem tất cả hiện tượng văn hóa của con người đều thuộc cùng một hệ thống ký hiệu – biểu tượng, đề ra thuật ngữ Ký hiệu học văn hóa (Cultural Semiotics) “Con người là động vật biểu tượng” (Animal Symbolicum) đã mở ra hướng mới trong nghiên cứu biểu tượng với văn hóa là chủ thể (Cassirer, 1929/2020; Cassirer, 1944) Abner Cohen và Clyde Kluchon đồng tình với ý

Trang 34

kiến của Cassirer về vai trò của biểu tượng trong hệ thống văn hóa, cũng như con người là động vật sử dụng các biểu tượng

Clifford Geertz kết hợp “biểu tượng” và “ý nghĩa”, trong đó ý nghĩa chính là những ý niệm tồn tại bên trong biểu tượng, biểu tượng chính là sự vật, hành vi hoặc mối quan hệ truyền tải ý niệm đó Rodney Needham nhận định, “biểu tượng văn hóa tất yếu tồn tại hai phương diện: một là những sự vật mà xã hội đó xem là có giá trị; hai là những mô phạm trong đời sống xã hội được con người thừa nhận và tuân theo”7 (Needham, 1979, tr.5) Hai ý trên đã phần nào cho thấy rằng, biểu tượng phải đồng thời tồn tại cả hai mặt, một mặt là vật truyền tải trung gian cụ thể, thứ hai là ý nghĩa đặc thù mà sự vật đó muốn biểu đạt

Dựa trên hệ thống của Cassirer, Langer (1996) phân chia ký hiệu thành hai dạng: một là những ký hiệu trực tiếp (Indicate Signs) bao gồm ký hiệu tự nhiên, tín hiệu, triệu chứng; còn lại là những ký hiệu đại diện (Represent Signs) như biểu tượng, tên riêng, hình ảnh, v.v Leslie White tiến thêm một bước, xem biểu tượng là các mô thức căn bản của văn hóa, theo đó văn hóa là một hệ thống biểu tượng và ký hiệu được mô thức hóa Quá trình phát sinh, phát triển và bản chất của văn hóa đều có được thông qua quy trình hoạt động biểu trưng và thiết lập mã của con người

Hướng tiếp cận từ Tâm lý học

Sigmund Freud cho rằng, biểu tượng không phải là đặc thù của giấc mơ, mà nó thuộc về vô thức của trí tưởng tượng, và các biểu tượng đó phát triển mạnh mẽ hơn trong văn học dân gian, thần thoại, thành ngữ, cách ngôn và truyện tiếu lâm đương đại hơn là ở trong giấc mơ (Freud, 1899/2010, tr.364-365) Carl Jung xuất phát từ những nghiên cứu của Freud, nhưng lại có phần rộng và sâu hơn Jung đã liên kết vô thức với hoạt động biểu trưng thông qua phân tích tâm lý, cho rằng vô thức luôn có xu hướng biểu đạt ra bên ngoài, và quá trình biểu đạt này trùng khớp với quá trình hình thành biểu tượng Do đó, có thể thấy biểu tượng chính là biểu hiện bên ngoài của vô thức, đặc biệt là vô thức tập thể

Trong phân tích tâm lý tinh thần của Freud, biểu tượng là những biểu hiện thuộc

về bản năng của con người thể hiện ra trong giấc mơ Jung trong Man and His Symbols

7 Tạm dịch từ phiên bản tiếng Anh công trình Symbolic Classification

Trang 35

cho rằng, những gì được tạo ra trong dạng thức của giấc mơ không hẳn đều là biểu tượng, cùng lắm thì chỉ là những biểu trưng hoặc ký hiệu của vô thức, mà biểu tượng thật ra là biểu hiện của trải nghiệm về nguyên mẫu mà không thể diễn đạt bằng ngôn ngữ Nguyên mẫu cũng là bộ phận quan trọng trong hệ thống lý luận của Jung, đó cũng chính là kết quả hình thức thể hiện của vô thức tập thể Jung cho rằng nguyên mẫu trong điều kiện đặc thù sẽ có thể trở thành biểu tượng, nhưng một khi đã trở thành biểu tượng, nguyên mẫu sẽ xuất phát từ biểu hiện trong vô thức tập thể trong tâm lý của con người trở thành biểu đạt có ý thức

Đến Jacques Lacan, biểu tượng trong phân tích tâm lý mới thực sự bước từ lĩnh vực của Tâm lý học đến lĩnh vực của Phân tâm học (Metapsychology) Lacan cho rằng biểu tượng phải thuộc một lĩnh vực cơ bản trong việc hình thành nên tư tưởng của con người về thế giới Theo đó, từ góc độ Triết học – Tâm lý của mình, Lacan chia thế giới ra làm ba khu vực là tưởng tượng (Imaginary), hiện thực (Real) và biểu tượng (Symbolic) Mô thức biểu tượng của Lacan tập trung chủ yếu vào mô thức của ngôn từ, đồng thời có sự đánh đồng giữa ngôn ngữ và ký hiệu, nhưng trong thực tiễn Lacan lại sử dụng một số mô thức để giải thích phương thức biểu trưng, đồng thời giới hạn biểu tượng trong biểu tượng, với đại diện quan trọng nhất là cái biểu đạt

Trường phái ký hiệu học Tartu-Moscow

Những nhà nghiên cứu thuộc Trường phái ký hiệu học Tartu-Moscow chia biểu tượng thành hai loại là biểu tượng đơn giản và phức tạp (Barsukov et al, 1987) Biểu tượng đơn giản xuất phát từ quan điểm của Florensky, dùng để phản ánh những hình ảnh là di sản văn hóa được người xưa lưu lại, tạo thành cấu trúc cơ bản của biểu tượng, được chia làm 18 loại, giữa nội dung và biểu đạt có tính đứt đoạn, tính ngữ cảnh yếu, có thể tạo ra ý nghĩa trong nhiều giai đoạn hoặc bối cảnh văn hóa khác nhau Biểu tượng phức tạp được hình thành trong những giai đoạn lịch sử khác, được ghi chép lại bằng văn bản, có mối liên quan mật thiết với hình thái ý thức và quan điểm giá trị của xã hội đương thời và ngữ cảnh nhất định

Yuri Lotman kế thừa truyền thống nghiên cứu biểu tượng của Saussure, dù đôi khi có quan điểm khác biệt trong việc xác định đối tượng nghiên cứu trung tâm Lotman xa rời hướng nghiên cứu của Peirce khi xem ký hiệu là đối tượng không thể phân chia, dưới dạng quan điểm nguyên tử luận (Lotman, 2015b) Lotman đồng thời cũng đưa ra

Trang 36

những nghi ngại với Cấu trúc luận, ông tiếp bước Giải cấu trúc hình thành nên một hệ thống lý thuyết riêng biệt Theo Lotman, biểu tượng là khái niệm đa nghĩa và quan trọng, tồn tại trong bất kỳ một hệ thống ký hiệu nào, trong đó văn bản (Текст – Text) tựa như “viên đá bị bỏ hoang” của Cấu trúc luận, được Lotman biến thành nền móng cơ sở cho Trường phái ký hiệu học Tartu-Moscow (Тартуско-Московская семиотическая школа – Tartu-Moscow Semiotic School) Trường phái này xem ngôn ngữ là công cụ có thể nhìn sâu vào trong bản chất tồn tại, khẳng định tính đẳng cấu của ngôn ngữ biểu tượng với thế giới, nhìn ra trường năng lượng xung quanh sự vật hiện tượng, cũng như mối liên kết riêng biệt theo các quy ước xã hội với ý nghĩa của chúng Tất cả đều được biểu đạt thông qua hình thức biểu trưng cao nhất là biểu tượng

Một bài thơ, một bức tranh, một nghi lễ hay một hình tượng nào đó đều có thể trở thành văn bản khi nó có phạm vi phù hợp và cấu trúc rõ ràng, cũng như bản thân nó sở hữu ý nghĩa hoàn chỉnh và ba chức năng chủ yếu: truyền đạt (có khả năng truyền thông tin đến người nhận), sản sinh thông tin (có khả năng sản sinh ra ý nghĩa mới) và lưu trữ thông tin (lưu trữ ý nghĩa và ngữ cảnh của quá khứ) Theo đó, bản thân biểu tượng sẽ gồm hai bộ phận là ý nghĩa và biểu hiện của ý nghĩa, cũng chính là cái biểu đạt và cái được biểu đạt; hai bộ phận này cấu thành nên một văn bản riêng biệt và có thể tách biệt biểu tượng với ngữ cảnh ký hiệu xung quanh nó

Cái biểu đạt và cái được biểu đạt của biểu tượng, bản thân chúng đều là hai văn bản độc lập, đều mang ý nghĩa hoàn chỉnh và có tính độc lập cao, chính điều này khiến chúng dễ dàng thoát ly khỏi ngữ cảnh hiện tại mà tiến vào một ngữ cảnh mới Lotman phát triển thuật ngữ ký hiệu quyển (Семиосфера – Semiosphere), dùng để chỉ không gian tồn tại và hoạt động của hệ thống các ký hiệu được bao bọc trong một cấu trúc ký hiệu học, với những dạng thức và cấp độ tổ chức khác nhau Tất cả các nhân tố trong ký hiệu quyển đều không ngừng thay đổi và có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, đồng thời cũng ảnh hưởng đến cấu trúc của không gian văn hóa; nó vừa là điều kiện cho văn hóa tồn tại, vừa là kết quả từ sự phát triển của văn hóa (Lotman, 2005)

Đề tài nghiên cứu chủ yếu của Lotman tập trung vào văn hóa, và đó phải là một chỉnh thể văn hóa thống nhất, việc ứng dụng nghiên cứu vào từng thể loại cụ thể, kỳ thực đều tạo cơ sở để tìm về bản chất cốt lõi của hệ thống văn hóa Khoa học nghiên cứu biểu tượng tiếp cận theo phương pháp liên ngành, như là sự giao thoa giữa Văn hóa

Trang 37

học, Ký hiệu học và các ngành khoa học khác Trong các trường phái nghiên cứu kể trên, công trình này chủ yếu dựa vào Trường phái ký hiệu học Tartu-Moscow trong việc nghiên cứu biểu tượng Hòn Vọng Phu, với mục tiêu tìm hiểu, phân tích và giải mã ký hiệu – biểu tượng Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của Trường phái ký hiệu học Tartu-Moscow phải là ý nghĩa được biểu đạt, mà không tập trung vào cơ sở của tiềm thức hay vô thức của Tâm lý học, cũng không miêu tả biểu tượng hoặc cấu trúc của chúng như Nhân học Sự sinh thành ra ý nghĩa, hay sự tương tác giữa chỉnh thể văn hóa với các bộ phận tạo ra công năng văn bản mới, chính là hạt nhân nghiên cứu của trường phái này Chủ yếu tập trung miêu tả những căn nguyên của ý tưởng trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau sẽ hình thành khái niệm đặc trưng cho ý nghĩa và cách giải mã biểu tượng Đồng thời cũng đi sâu vào nội tại của ký hiệu quyển, xem xét sự đối thoại giữa các bên có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng giao lưu và truyền đạt ý nghĩa

1.1.3 Nghiên cứu biểu tượng theo Trường phái ký hiệu học Tartu-Moscow

Một số khái niệm liên quan đến biểu tượng

a Ký ức văn hóa

Cơ sở nghiên cứu ký ức văn hóa (Cultural Memory) của Trường phái ký hiệu học Tartu-Moscow xuất phát từ việc xem văn hóa là một hệ thống ký hiệu Văn hoá có cơ chế nhằm lưu giữ các ký hiệu, hình thành nên ký ức văn hóa, đồng thời văn hoá có cơ chế truyền tải, đảm bảo sự giải mã các hoạt động giao tiếp; và văn hoá có cơ chế sản sinh ra ký hiệu mới, đảm bảo sự mới mẻ cũng như gắn kết các hoạt động sáng tạo đa dạng trong xã hội (Lotman, 2015b)

Trình tự ký ức của văn hóa được hiện thực hóa bởi một hệ thống ký hiệu phức tạp Tính chỉnh thể thống nhất của hệ thống ký hiệu văn hóa thể hiện trong văn hóa nhân loại, còn tính đa cấp của hệ thống ấy phụ thuộc vào hai tầng lịch đại và đồng đại Văn hóa thuộc các lớp khác nhau sẽ cấu thành hệ thống ký hiệu con khác nhau dưới góc độ đồng đại, phải sử dụng mã riêng của tầng lớp ấy để cấu thành nên văn bản, đồng thời chuyển hóa thành một hệ thống ký hiệu, thì mới mang khả năng lưu hành Theo chiều lịch đại, mã riêng của mỗi tập hợp ký hiệu con cũng sẽ dần thay đổi hoặc biến mất theo thời gian, cho dù là chung một nền văn hóa (Lotman, 1992)

Trang 38

Công việc của mỗi thành viên trong xã hội là tìm kiếm phương thức để giải mã từ trong văn bản, sau đó tái hiện lại sự kiện lịch sử đã được lưu vào trong văn bản ấy Mỗi quá trình tạo mã và giải mã đều mang tính cá nhân hóa cực cao, nên có thể không đồng nhất ở tất cả mọi người Cá nhân, văn bản và văn hóa về bản chất đều là ký hiệu, chỉ là tồn tại trong các giai tầng khác nhau Văn bản và văn hóa nhờ vào một hệ thống ký hiệu hoàn chỉnh để thực hiện chức năng bảo tồn, chuyển dịch, sáng tạo và lược bỏ thông tin, nhằm bổ sung vào những thiếu hụt trong cơ chế ký ức của con người Mặc dù vậy, ký ức văn hóa không phải là một kho lưu giữ thông tin cố định mà nó luôn động, luôn ẩn tàng khả năng biến đổi theo thời gian hay sự đột biến bất ngờ Ký ức văn hóa tương tự như ký ức của con người, đều phải trải qua quá trình biến đổi và tái tạo, mở ra những khả năng bất định khó có thể dự đoán trước được

b Mã và mã văn hóa

Các nhà nghiên cứu Ký hiệu học luôn tìm cách xác định các mã và quy tắc ẩn tàng, cũng như quy ước làm cơ sở cho việc tạo mã và giải thích ý nghĩa trong mỗi mã Mỗi hướng nghiên cứu ký hiệu – biểu tượng khác nhau lại có cách phân loại khác nhau, tùy theo phương pháp giả định và hệ tư tưởng của hướng nghiên cứu ấy Mọi hiện tượng văn hóa đều phải được phân tích và giải mã ký hiệu, trong đó văn hóa giữa vai trò là đối tượng trung tâm

Lotman (1996/2015a) xem mã là những gì liên tục đổi mới trong toàn bộ ký hiệu quyển, là công cụ để giải thích và giải mã các văn bản văn hóa Theo Lotman, hệ thống mã phân cấp (Hierarchy of codes) cho phép thực hiện những cấp độ tượng trưng khác nhau trong ký hiệu quyển Mặc dù vậy, không có bất kỳ mã nào, cho dù có phân cấp phức tạp đến đâu, có khả năng giải mã được toàn bộ các văn bản văn hóa Đồng thời Lotman cũng chỉ ra rằng mã của một thời đại không chỉ là duy nhất mà còn là những mã văn hóa được lưu hành phổ biến Giữa các mã văn hóa có sự tương thích để đảm bảo cho việc giao tiếp giữa các nền văn hóa

Tất cả các thành tố của văn hóa có thể được xem là những thông tin có nội dung cụ thể và hệ thống mã của xã hội, được biểu trưng bằng những ký hiệu hay biểu tượng cụ thể, đồng thời trở thành sáng tạo chung của tập thể Văn hóa, với vai trò là một hệ thống mã phân cấp được hình thành trong suốt chiều dài lịch sử, trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu văn hóa Mọi hình thức mã hóa thông tin mang yếu tố

Trang 39

lịch sử và văn hóa đều được kết nối với các phương diện nhận thức, tổ chức của xã hội với tổ chức đời sống của cá nhân Các loại hình văn hóa cũng có nhiệm vụ mô tả mã văn hóa chủ yếu trong ngôn ngữ của nền văn hóa, đồng thời giúp phân định điểm tương đồng và khác biệt trong các nền văn hóa Kết quả tạo thành một hệ thống các mã văn hóa cơ bản và phổ quát cho một cấu trúc văn hóa chung (Haładewicz-Grzelak, 2011)

Mã văn hóa nằm trong cấu trúc bề sâu văn hóa của một xã hội, khiến cho tất cả mọi người sống trong nền văn hóa ấy đều có những khuynh hướng tư duy, hình thái ngôn ngữ, giá trị và hành động tương đồng Mã văn hóa là cấu trúc hình thành từ văn hóa xã hội, sau đó chuyển hóa thành những quy phạm hành vi của con người, khiến cho hành vi của con người trong một số trường hợp nhất định trở nên tự nhiên và thường mang tính hằng định, mà con người thường không tự nhận thức được

c Ký hiệu quyển

Lotman xem văn hóa như một thế giới ký hiệu kết hợp giữa ngôn ngữ và văn bản, muốn diễn dịch phải nằm trong một không gian và thời gian mang tính động và phân tầng Chính vì thế, Lotman đề ra khái niệm ký hiệu quyển, là khái niệm cốt lõi để lý giải những ký hiệu văn hóa của Lotman Ký hiệu quyển chính là một màng lưới chứa đầy những cấu trúc ký hiệu tồn tại dưới dạng thức và cấp độ tổ chức khác nhau để các ký hiệu có thể hoạt động, đồng thời cũng có phân định rõ ràng với “sinh quyển” và “trí quyển” (Lotman, 2015b)

Ký hiệu quyển, một mặt là sự tập hợp những cơ chế ký hiệu của lịch sử dân tộc, quan niệm, tập tính trong quá trình tri nhận thế giới; một mặt là không gian hoạt động của ký hiệu và văn bản trong văn hóa của dân tộc, ở một số điều kiện riêng biệt có thể xem là bối cảnh văn hóa của tộc người Ký hiệu quyển là không gian truyền tải văn hóa tộc người, phản ánh và khái quát tiến trình văn hóa, nhấn mạnh bản chất của quy luật phát triển và biến đổi nội tại trong văn hóa của tộc người

Ký hiệu quyển tựa như cầu nối liên kết giữa đối tượng văn hóa và phương thức tư duy Ký hiệu quyển có thể nhìn từ hai phương diện trong và ngoài, bên ngoài thì ký hiệu quyển sẽ tạo ra một ngăn cách không gian hỗn độn bên ngoài, đồng thời bên trong sẽ tổng hợp những cấu trúc bất đối xứng nhỏ hơn, được hợp thành từ không gian bên trong và bên ngoài dưới một quy luật thống nhất

Trang 40

d Văn bản

Văn bản, theo quan niệm của Trường phái ký hiệu học Tartu-Moscow không chỉ là một phát ngôn bằng một ngôn ngữ tự nhiên, được lưu lại dưới hình thức thành văn hay truyền miệng, mà bất kỳ khách thể nào được ký thác vào đó ý nghĩa hoàn chỉnh đều sẽ là một văn bản Văn bản là đơn vị cơ bản của văn hóa, tồn tại trong hệ thống cấu trúc văn hóa Văn bản là lý luận cơ sở trong nghiên cứu ký ức văn hóa, quá trình hình thành và sáng tạo ký ức văn hóa là những lần văn bản hóa và phi văn bản hóa các sự kiện lịch sử Văn bản là vật truyền tải của văn hóa, là hình thái vật chất tạo thành nên không gian ký hiệu quyển mà trong đó các hệ thống ký hiệu tồn tại và vận hành

Trong Ký hiệu học văn hóa, văn bản được xem là hạt nhân, là “vật tự nó”, là khái niệm tương đối rộng, chúng không chỉ là những ghi chép bằng ký tự theo nghĩa thông thường, mà còn là thực thể có công năng bảo lưu, truyền đạt và sáng tạo ý nghĩa Có thể nói toàn bộ chức năng của văn bản cũng gần tương tự như chính bản thân văn hóa Sự kiện lịch sử muốn trở thành một bộ phận của ký ức tập thể phải thông qua quá trình văn bản hóa, chỉ khi có sự diễn dịch thành một thành tố trong hệ thống ký hiệu thì mới có thể trở thành tài sản chung trong ký ức của tập thể (Lotman, 2002)

Quá trình tượng trưng chính là quá trình văn bản hóa thế giới và hình thành nên ký ức văn hóa, giải mã biểu tượng chính là phương pháp chủ yếu để chúng ta giải mã thế giới đồng thời tái tạo một thế giới tưởng tượng khác Một tên gọi, tình tiết, tư thế hay hoàn cảnh lúc ban đầu đều không mang ý nghĩa văn hóa, mà đó là do con người ký thác ý nghĩa vào đó sau quá trình nhận thức Khi những mảnh ý nghĩa tồn tại trong không gian ký hiệu sở hữu được ý nghĩa văn hóa hoàn chỉnh, mang tính năng truyền đạt thông tin thì nó mới trở thành văn bản, hình thành nên một bộ phận của cấu trúc văn hóa Biểu tượng có khả năng kết hợp những mảnh rời đó một cách hoàn chỉnh trong một không gian văn hóa, ký thác ý nghĩa cho chúng và biến chúng trở thành một dạng văn bản Văn bản là vật mang ý nghĩa hoàn chỉnh và toàn vẹn chức năng truyền đạt, lưu giữ và sản sinh thông tin, theo đó, văn bản có thể xem là yếu tố đầu tiên của văn hóa

Từ ý niệm đến biểu tượng

Biểu tượng được hình thành thông qua hoạt động biểu trưng, là hoạt động của nhận thức gán ý nghĩa vào một sự vật cụ thể nhằm diễn đạt cảm nhận, tình cảm hoặc

Ngày đăng: 12/09/2024, 13:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w