1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

kiến thức thái độ về hiến máu của tình nguyện viên tại trung tâm truyền máu bệnh viện hữu nghị việt đức năm 2023

113 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kiến thức, thái độ về hiến máu của tình nguyện viên tại Trung tâm Truyền máu Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2023
Tác giả Nguyễn Hữu Tới
Người hướng dẫn TS. Đỗ Quang Tuyển
Trường học Trường Đại học Thăng Long
Chuyên ngành Điều dưỡng
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 2,35 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU (12)
    • 1.1. Một số khái niệm liên quan sử dụng trong nghiên cứu (12)
      • 1.1.1. Một số khái niệm, đặc điểm về máu và hiến máu (12)
      • 1.1.2. Hệ thống nhóm máu ABO (13)
      • 1.1.3. Máu và các chế phẩm máu (14)
      • 1.1.4. Thực trạng hiến máu tình nguyện (15)
      • 1.1.5. Tình hình tiếp nhận máu (17)
      • 1.1.6. Các tai biến thường gặp trong lấy máu, cách xử trí và cách chăm sóc 10 1.2. Mô hình thay đổi kiến thức, thái độ của tình nguyện viên tham gia hiến máu tình nguyện (19)
      • 1.2.1. Khái quát về nhận thức, thái độ và hành vi ở người hiến máu (23)
      • 1.2.2. Mối quan hệ giữa nhận thức, thái độ và hành vi của người hiến máu. 15 1.2.3. Những yếu tố tác động tới việc chuyển đổi thái độ và hành vi ở người đã có nhận thức đầy đủ về HMTN (24)
    • 1.3. Tình hình nghiên cứu về kiến thức, thái độ của tình nguyện viên tham gia hiến máu tình nguyện (27)
      • 1.3.1. Trên thế giới (27)
      • 1.3.2. Tại Việt Nam (27)
    • 1.4. Một số nghiên cứu về yếu tố liên quan và rào cản kiến thức, thái độ về hiến máu của tình nguyện viên (29)
      • 1.4.1. Trên thế giới (29)
      • 1.4.2. Tại Việt Nam (32)
    • 1.5. Thông tin về địa điểm nghiên cứu (33)
  • CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (35)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (0)
    • 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu (35)
    • 2.3. Phương pháp nghiên cứu (35)
      • 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu (35)
      • 2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu (36)
      • 2.3.3. Công cụ và kỹ thuật thu thập số liệu nghiên cứu (37)
    • 2.4. Biến số/chỉ số nghiên cứu (40)
      • 2.4.1. Nghiên cứu định lượng (40)
      • 2.4.2. Nội dung nghiên cứu định tính (45)
    • 2.5. Các tiêu chuẩn đánh giá (45)
    • 2.6. Quản lý và phân tích số liệu (47)
      • 2.6.1. Nhập liệu (47)
      • 2.6.2. Phân tích số liệu (47)
    • 2.7. Sai số và các biện pháp khống chế (47)
    • 2.8. Đạo đức trong nghiên cứu (48)
  • CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (49)
    • 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (0)
    • 3.2. Kiến thức, thái độ về hiến máu của tình nguyện viên tại Trung tâm Truyền máu bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức năm 2023 (54)
      • 3.2.1. Đánh giá kiến thức về hiến máu tình nguyện của ĐTNC (54)
      • 3.2.2. Đánh giá thái độ về hiến máu tình nguyện của ĐTNC (57)
    • 3.3. Một số yếu tố liên quan và rào cản về hiến máu của tình nguyện viên (61)
      • 3.3.1. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về hiến máu của tình nguyện viên (61)
      • 3.3.2. Một số yếu tố liên quan đến thái độ về hiến máu của tình nguyện viên (64)
      • 3.3.3. Một số rào cản về hiến máu của tình nguyện viên (67)
  • CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN (72)
    • 4.1. Đặc điểm thông tin của đối tượng nghiên cứu (0)
    • 4.2. Kiến thức, thái độ hiến máu tình nguyện của đối tượng nghiên cứu (0)
      • 4.2.1. Về kiến thức (77)
      • 4.2.2. Về thái độ hiến máu tình nguyện của ĐTNC (80)
    • 4.3. Một số yếu tố liên quan và rào cản về hiến máu của đối tượng nghiên cứu (0)
      • 4.3.1. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ về hiến máu của tình nguyện viên (83)
      • 4.3.2. Một số rào cản về hiến máu của đối tượng nghiên cứu (85)
  • KẾT LUẬN (91)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (94)
  • PHỤ LỤC (101)

Nội dung

2Hoạt động HMTN không chỉ tập trung ở nhóm thanh niên mà cần triển khai ở tất cả những người đủ tiêu chuẩn, để những người hiến máu có thể tham gia hiến từ khi bắt đầu đủ tuổi thì cần tạ

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Địa điểm và thời gian nghiên cứu

 Địa điểm nghiên cứu: Tại điểm hiến máu của Trung tâm Truyền máu, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

 Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2023 đến tháng 10/2023.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang, nghiên cứu định lượng kết hợp với định tính

- Nghiên cứu định lượng là chính nhằm trả lời mục tiêu tìm hiểu kiến thức và thái độ cũng như xác định một số yếu tố liên quan và khảo sát nhanh các rào cản về hiến máu của tình nguyện viên

- Nghiên cứu định tính nhằm hỗ trợ cho nghiên cứu định lượng giải thích sâu về thực trạng kiến thức, thái độ cũng như tìm hiểu sâu một số rào cản khi đi hiến máu tình nguyện

 Mô hình kết hợp giữa định lượng và định tính: Thiết kế đối chiếu kết quả (đồng thời)

Mô hình thiết kế nghiên cứu kết hợp

2.3.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

 Nghiên cứu định lượng được tính theo công thức ước lượng tỷ lệ cho một quần thể:

 n: Cỡ mẫu (Tổng số người hiến máu tình nguyện cần nghiên cứu)

 α: 0,05 ứng với độ tin cậy 95%

 p: tỷ lệ tình nguyện viên có kiến thức đúng về hiến máu tình nguyện trong một số nghiên cứu trước Chọn p = 0,47 từ Nguyễn Thị Huyền Trang và cộng sự năm 2011 trên sinh viên Đại học Y Hà Nội [21]

 Như vậy thay vào công thức ta được cỡ mẫu tối thiểu là 383 tình nguyện viên Cộng thêm 5% để loại trừ các phiếu không hợp lệ và làm tròn số Trên thực tế, chúng tôi đã thu nhận 406 tình nguyện viên tham gia vào nghiên cứu (Đây là cỡ mẫu lớn nhất và đại diện cho cả quần thể nghiên cứu sau khi đã tham khảo p về kiến thức, thái độ và đã tính từng cỡ mẫu cho từng nhóm)

 Nghiên cứu định tính: Tiến hành PVS tình nguyện viên hiến máu tới khi bão hòa thông tin, thực tế chúng tôi chọn và PVS được 7 tình nguyện viên (3 nam,

Thư viện ĐH Thăng Long

+ Chọn mẫu thuận tiện, chọn lần lượt các tình nguyện viên đủ tiêu chuẩn lựa chọn trong thời gian nghiên cứu tới trung tâm truyền máu bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức cho đến khi đủ cỡ mẫu thì dừng lại

+ Chọn chủ đích 7 tình nguyện viên (3 nam, 4 nữ) đến tham gia hiến máu tại trung tâm, chia đều đã từng và chưa từng hiến máu trước đó để tiến hành phỏng vấn sâu tìm hiểu về một số yếu tố liên quan và các rào cản về việc tham gia hiến máu tình nguyện

2.3.3 Công cụ và kỹ thuật thu thập số liệu nghiên cứu

- Bộ câu hỏi nghiên cứu kiến thức, thái độ được xây dựng theo Thông tư hướng dẫn hoạt động truyền máu số 26/2013/TT-BYT ngày 16 tháng 9 năm 2013 [16] và Thông tư số: 20/2018/TT-BYT ngày 30 tháng 8 năm 2018 [18] Bộ công cụ nghiên cứu đã được chuẩn hóa và tham khảo trực tiếp từ nghiên cứu của Nguyễn Thị Hằng và cộng sự năm 2020 [7]

- Bộ công cụ nghiên cứu được thiết kế sẵn đã được thử nghiệm trên địa bàn nghiên cứu (Phụ lục 2) Bộ công cụ cũng đã được điều tra thử trên 30 tình nguyện viên và tính chỉ số Cronbach' Alpha là 0,884 Như vậy với chỉ số Cronbach' Alpha này đã đảm bảo độ tin cậy của thang đo bộ công cụ nghiên cứu

- Nội dung chính của bộ công cụ bao gồm:

 A Phần thông tin cá nhân

 B Phần kiến thức về hiến máu tình nguyện

+ Kiến thức về cân nặng tối thiểu tham gia hiến máu tình nguyện

+ Kiến thức về độ tuổi tham gia hiến máu tình nguyện

+ Kiến thức về máu phổ biến

+ Kiến thức về thể tích máu được hiến

+ Kiến thức về khoảng cách tối thiểu giữa 2 lần hiến máu tình nguyện

29 + Kiến thức về nguy cơ bị nhiễm các bệnh lây truyền khi tham gia hiến máu + Kiến thức về ảnh hưởng của việc hiến máu tình nguyện

+ Kiến thức về những trường hợp không được hiến máu

 C Phần thái độ về hiến máu tình nguyện

 D Phần rào cản về hiến máu tình nguyện

- Bộ công cụ nghiên cứu được tập kỹ lưỡng cho điều tra viên về: mục đích của cuộc điều tra, kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng tiếp xúc và giải thích thắc mắc với các tình nguyện viên tham gia nghiên cứu

- Dụng cụ khám sàng lọc: Bộ ống nghe đo huyết áp, cân sức khỏe, xi lanh, test

HbSAg, dung dịch CUSO4, bông, cồn

 Nghiên cứu định tính: Bản hướng dẫn phỏng vấn sâu tập trung vào các nội dung hướng dẫn tìm hiểu các rào cản của tình nguyện viên về việc tham gia hiến máu tình nguyện, máy ghi âm

2.3.3.2 Kỹ thuật thu thập số liệu nghiên cứu

Tổ chức thực hiện thu thập số liệu: Việc tổ chức thu thập số liệu phát vấn đối tượng được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Xây dựng, thử nghiệm và hoàn thiện công cụ nghiên cứu

• Xây dựng bộ câu hỏi: Các câu hỏi được xây dựng dựa vào sự hiểu biết, thái độ của đối tượng nghiên cứu về hiến máu tình nguyện

• Thử nghiệm và hoàn thiện bộ công cụ nghiên cứu: sau khi bộ câu hỏi được xây dựng xong, điều tra thử khoảng 30 tình nguyện viên Quá trình thử nghiệm bao gồm cả phương pháp thu thập số liệu và cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu Sau đó chỉnh sửa, bổ sung, hoàn chỉnh trong nội dung bộ câu hỏi một cách phù hợp với địa bàn nghiên cứu, in ấn phục vụ cho điều tra và tập huấn

Bước 2: Tập huấn công cụ nghiên cứu

• Đối tượng tập huấn: 04 điều tra viên là điều dưỡng viên tại trung tâm Truyền máu bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

• Nội dung tập huấn: Mục đích của cuộc điều tra, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phát vấn, kỹ năng tiếp xúc và giải thích thắc mắc với đối tượng nghiên cứu

Thư viện ĐH Thăng Long

Bước 3: Tiến hành điều tra

- Tất cả tình nguyện tới trung tâm truyền máu bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức đăng ký vào phiếu đăng ký hiến máu tình nguyện, đồng thời được cung cấp các thông tin liên quan đến mục tiêu và nội dung nghiên cứu để mời tình nguyện viên tham gia nghiên cứu Nếu tình nguyện viên đồng ý tham gia thì được ký bản tham gia đồng ý nghiên cứu Sau đó, điều tra viên tiến hành phỏng vấn trực tiếp tình nguyện viên, thời gian tham gia phỏng vấn mỗi tình nguyện viên khoảng 30 phút

- Kiểm tra mạch, huyết áp, cân nặng và khám sơ bộ để sàng lọc đối tượng nghiên cứu đủ tiêu chuẩn tham gia lấy máu Lấy 2ml máu để làm xét nghiệm nhanh HBsAg (10-15 phút) Nhân viên y tế tư vấn sức khỏe trước khi hiến máu và tiến hành thủ tục hiến máu theo quy trình của bệnh viện

Biến số/chỉ số nghiên cứu

Bảng 2.1 Các biến số và chỉ số trong nghiên cứu

STT Chỉ số/ biến số nghiên cứu Đặc điểm chỉ số/ biến số nghiên cứu, chỉ số đo

PP thu thập thông tin/ công cụ Chỉ số/biến số liên quan thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu

1 Thông tin về tuổi Tính theo năm dương lịch, đơn vị tính là năm

Phỏng vấn/ bộ câu hỏi nghiên cứu

2 Giới tính Quan sát, ghi nhận nam- nữ

3 Dân tộc Kinh/ khác hỏi rõ

TĐHV: Đánh giá theo TĐHV cao nhất đối tượng có

Ghi nhận theo nội dung: Mù chữ;

Nghề nghiệp của đối tượng Học sinh, sinh viên; Nông dân;

Công nhân; Công, viên chức;

Lao động tự do; Nội trợ Hưu trí;

6 Tình trạng hôn nhân Hỏi đối tượng: Đã lập gia đình chưa? Ly hôn/ly thân?

Số lần hiến máu: tính tới thời điểm hiện tại, ghi số lần đã từng HM

Số lần đã hiến máu ghi cụ thể, nếu chưa từng HM ghi là 0

Thông tin về hiến máu: Bao gồm các thông tin đối tượng đã từng tìm hiểu về HM

Các kênh thông tin mà đối tượng tiếp cận (Báo in, báo mạng, tivi loa đài, mạng xã hội, qua bạn bè, đồng nghiệp, người thân; qua ấn phẩm truyền thông; qua TNV, CLB vận động HM, qua cơ quan hoặc thấy các điểm HM)

Thư viện ĐH Thăng Long

Thông tin về BMI Khai thác cân nặng theo kilôgam và chiều cao theo mét của đối tượng

Phỏng vấn/ bộ câu hỏi nghiên cứu

Thông tin về nhóm máu Hỏi đối tượng và ghi nhận nhóm máu A, B, AB, O Nếu đối tượng không biết tích vào ô không biết

Thông tin Huyết áp Hỏi và ghi rõ huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu của đối tượng theo đơn vị mmHg, nếu đối tượng không biết HA của mình ghi không biết

Sẵn sàng tự nguyện, lý do hiến máu

Hỏi sự sẵn sàng tự nguyện HM của đối tượng và hỏi lý do HM hôm nay là gì, tích vào ô phù hợp theo nội dung (theo thông báo của cơ quan, nhận lời đề nghị, tình nguyện HM, để được xét nghiệm; nhận quà và giấy chứng nhận; để giảm/tăng cân; vì có người thân cần TM; người thân khuyến khích; để được khen thưởng)

Khoảng cách từ nhà đến điểm

HM bệnh viện Hữu Nghị

Ghi cụ thể số kilômét

14 Lo lắng, sợ hãi khi HM Hỏi đối tượng cảm giác có lo lắng hoặc sợ hãi khi HM không?

15 Đánh giá công tác HM của

Hỏi đối tượng đánh giá có hài long với công tác HMTN của chúng tôi không? Ghi nhận đáp án có/không

Chỉ số/biến số về kiến thức, thái độ về hiến máu

Tỷ lệ ĐTNC biết về điều kiện tham gia hiến máu

Số ĐTNC biết và trả lời đúng về điều kiện khi tham gia hiến máu trên tổng số ĐTNC bao gồm: Độ tuổi, cân nặng và khoảng cách tối thiểu giữa 2 lần hiến máu toàn phần là bao nhiêu, người bệnh tim mạch có thể HM không; người nhiễm HBV,HCV có thể HM không

Phỏng vấn, phân tích thống kê/ bộ câu hỏi nghiên cứu

2 Tỷ lệ ĐTNC biết nhóm máu phổ biến ĐTNC biết và trả lời đúng về nhóm máu phổ biến nhất theo hệ ABO tại Việt Nam/ tổng số ĐTNC

Tỷ lệ ĐTNC hiểu biết về nguy cơ bị nhiễm các bệnh lây truyền qua đường máu khi tham gia hiến máu ĐTNC biết và trả lời đúng về nguy cơ người hiến máu có thể bị nhiễm các bệnh lây truyền qua đường máu khi tham gia hiến máu bao gồm HIV, HBV, HCV/tổng số ĐTNC

Tỷ lệ ĐTNC biết tác động của việc hiến máu lên sức khỏe người hiến máu ĐTNC biết và trả lời đúng về ảnh hưởng của việc hiến máu đến sức khỏe của người hiến máu/ tổng số ĐTNC

7 Tỷ lệ ĐTNC hiểu biết về lưu ý trước và sau hiến máu ĐTNC biết và trả lời đúng về những lưu ý đối với người hiến máu cần lưu ý trước và sau khi hiến máu: uống nhiều nước, không sử dụng chất kích thích/ tổng số ĐTNC

Thư viện ĐH Thăng Long

Thái độ về hiến máu Ghi nhận mức độ đồng ý với các nhận định về thái độ HMTN theo

5 mức rất động ý, đồng ý, trung lập, không đồng ý và rất không đồng ý, cụ thể:

(Nhìn chung, tôi nghĩ rằng hiến máu là một việc tốt

Nhìn chung, tôi nghĩ rằng hiến máu là không cần thiết

Quan tâm đến hoạt động HMTN Quan điểm HM vì được khám SK Quan điểm HM vì trách nhiệm Quan điểm HM bị khách quan chi phối (chê bai/coi thường) Sẵn sàng tham gia HMTN Ủng hộ bạn bè, người thân tham gia HMTN

Sẵn sàng vận động bạn bè, người thân tham gia HMTN Sẵn sàng tham gia HMTN liên tục Đồng ý với các lời khuyên của bác sĩ sau hiến máu

Khai báo trung thực về tình trạng SK trước khi hiến máu)

Phỏng vấn, phân tích thống kê/ bộ câu hỏi nghiên cứu

Chỉ số/biến số về rào cản hiến máu và một số yếu tố liên quan

Chỉ số/biến số về tin tưởng chắc chắn về lợi ích HM

Ghi nhận lựa chọn có/không cho mỗi câu hỏi về rảo cản liên quan lợi ích HMTN, cụ thể:

Hiến máu giúp tạo trạng thái tinh thần tích cực, tâm lý thoải mái Hiến máu nhiều lợi ích với sức

Phỏng vấn, phân tích thống kê/ bộ câu hỏi nghiên cứu

35 khỏe như giảm nguy cơ đột quỵ tim mạch, giảm nguy cơ bị ung thư Hiến máu sẽ được bác sĩ kiểm tra, tư vấn sức khỏe, giúp tự giám sát được sức khỏe

Hiến máu có tác dụng giúp cơ thể tăng tạo máu mới

Chỉ số/ biến số về quy trình, công tác tổ chức hiến máu

Ghi nhận lựa chọn có/không cho mỗi câu hỏi về rảo cản liên quan quy trình HMTN:

Chuyên môn, tay nghề làm việc của các bác sỹ, cán bộ y tế? Ứng xử của CBYT?

Tỷ lệ ĐTNC có rào cản về yếu tố cá nhân

Số ĐTNC tự tin, tự ti về khả năng đủ tiêu chuẩn hiến máu của bản thân/ tổng số ĐTNC

Tỷ lệ ĐTNC có rào cản kiến thức người thân, bạn bè

Số ĐTNC có gia đình, người thân không có kiến thức đúng, không ủng hộ HMTN/ tổng số ĐTNC

Tỷ lệ ĐTNC nghĩ rằng hiểu biết về nguồn thông tin kêu gọi hiến máu

Số ĐTNC biết các thông tin thúc giục HMTN/ tổng số ĐTNC

Tỷ lệ ĐTNC vận động người thân, bạn bè tham gia hiến mau

Số ĐTNC đã từng vận động người thân, bạn bè HMTN/tổng số ĐTNC

Một số yếu tố liên quan hiến máu

Các yếu tố đặc trưng cá nhân liên quan tới kiến thức, thái độ và rào cản hiến máu

Mối liên quan giữa kiến thức và thái độ hiến máu

Thư viện ĐH Thăng Long

2.4.2 Nội dung nghiên cứu định tính

 Anh/chị từng tham gia hiến máu như thế nào rồi? Nếu chưa từng thì tại sao?

 Sức khỏe sau hiến máu của anh/chị như thế nào? Có phản ứng gì về sức khỏe?

 Ấn tượng về quy trình hiến máu lần đó như thế nào?

 Thái độ của cán bộ Y tế như thế nào?

 Nếu chưa HM trước đó lý do tại sao?

 Lần hiến máu trước tại đâu?

 Anh/chị nghe được thông tin kêu gọi HM từ kênh nào?

 Theo anh/chị thì hiến máu đem lại những lợi ích gì? Tinh thần ra sao? Sức khỏe ra sao? Tư vấn trong hiến máu?

 Gia đình, người thân anh/chị có thái độ (ủng hộ/không) như thế nào về HMTN? Nêu rõ

 Gia đình, người thân anh/chị có kiến thức như thế nào về HMTN?

 Anh/chị kể các nguồn thông tin anh/chị biết về kêu gọi HMTN? Góp ý về kênh truyền thông này.

Các tiêu chuẩn đánh giá

- Kiến thức: được đánh giá thông qua 11 câu hỏi Điểm số kiến thức được tính dựa trên số đáp án đúng mà đối tượng trả lời được Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, câu trả lời sai hoặc không biết được 0 điểm Vậy điểm kiến thức sẽ dao động từ 0 - 11 điểm (tổng số 11 câu hỏi) Đối tượng nghiên cứu có kiến thức đạt, khi trả lời 8 câu trả lời đúng trở lên (tương ứng ≥ 70% tổng số điểm) Kiến thức không đạt khi trả lời được dưới 8 câu trả lời đúng (tương ứng < 70% tổng số điểm) Điểm cắt off này chúng tôi dựa vào tham khảo một số nghiên cứu đã triển khai trước đó

- Thái độ: Sử dụng thang đo Likert để đo lường thái độ của đối tượng nghiên cứu với HMTN Có 12 quan điểm để đo lường thái độ, trong đó 2 quan điểm tích cực và quan điểm chưa tích tiêu cực xen kẽ nhau Mỗi quan điểm sẽ được đánh giá theo thang đo 5 mức độ: rất không đồng ý, không đồng ý, trung lập, đồng ý và rất đồng ý Cách tính điểm thái độ:

Thang đo Quan điểm tích cực Quan điểm chƣa tích cực

Theo đó ĐTNC có thái độ tích cực được cho 1 điểm; thái độ chưa tích cực được cho 0 điểm Đối tượng nghiên cứu được coi là có thái độ tích cực khi đạt ≥ 70% tổng số điểm (tương ứng với trả lời tích cực ở 9 câu hỏi trở lên) và nhóm có thái độ chưa tích cực khi có < 70% tổng số điểm

- Tiêu chuẩn đánh giá BMI (Body mass Index): Chỉ số khối cơ thể được tính bằng (cân nặng)/ (chiều cao x chiều cao) Trong đó cân nặng theo kilôgam và chiều cao theo mét Áp dụng cách tính của hiệp hội đái tháo đường các nước Châu Á dành cho người Việt Nam:

+ Thừa cân (tiền béo phì): 23-24,9

+ Béo phì độ 3: Từ 40 trở lên

- Tiêu chuẩn huyết áp: Theo Hiệp hội tim mạch Việt Nam năm 2022 thì chỉ số huyết áp được phân loại theo các mức sau:

+ Huyết áp tối ưu: HA tâm thu < 120 mmHg - HA tâm trương < 80 mmHg + Huyết áp bình thường: HA tâm thu 120-129 mmHg và/hoặc HA tâm trương 80-84 mmHg

+ Huyết áp bình thường cao: HA tâm thu 130-139 mmHg và/hoặc HA tâm trương 85-89 mmHg

+ Tăng huyết áp độ 1: HA tâm thu 140-159 mmHg và/hoặc HA tâm trương 90-

Thư viện ĐH Thăng Long

38 + Tăng huyết áp độ 2: HA tâm thu 160-179 mmHg và/hoặc HA tâm trương 100-

+ Tăng huyết áp độ 3: HA tâm thu ≥ 180 mmHg và/hoặc HA tâm trương ≥ 110 mmHg

+ Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: HA tâm thu ≥ 140 mmHg và HA tâm trương <

Quản lý và phân tích số liệu

- Số liệu định lượng: toàn bộ số liệu thu thập được nhập liệu bằng phần mềm EpiData 3.1 Số liệu sau khi nhập được làm sạch bằng phần mềm SPSS 25.0: thống kê mô tả các biến nhằm phát hiện lỗi logic và các giá trị bị thiếu (missing)

- Số liệu định tính: các cuộc PVS được gỡ băng ra file word, mã hóa theo các chủ đề Các ghi chép được mã hóa và được sử dụng cho việc phân tích các nội dung nghiên cứu

- Sau khi hoàn tất nhập liệu, các số liệu được làm sạch bằng cách xem xét lại toàn bộ và hiệu chỉnh các sai sót trong quá trình nhập liệu

- Các số liệu sau khi thu thập, được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm SPSS 25.0

Sử dụng các thuật toán thống kê y học cơ bản: tính giá trị trung bình, tính tỷ lệ % Sử dụng test khi bình phương (χ²) để so sánh sự khác biệt giữa các nhóm, tính OR và 95% CI

• Số liệu định tính: học viên đọc từng file word, mã hoá và sắp xếp các thông tin theo chủ đề nghiên cứu Các thông tin theo chủ đề này được chuyển sang từng cột/hàng của file excel Sau đó thông tin này được nhóm lại và tổng hợp, tóm tắt và rút ra kết luận có kèm theo trích dẫn tiêu biểu.

Sai số và các biện pháp khống chế

Sai số: Trong quá trình thu thập số liệu ở đã gặp một số những sai số sau:

- Sai số nhớ lại: do người được phỏng vấn không nhớ chính xác đã hiến máu bao nhiêu lần

- Sai số ngẫu nhiên: đối tượng nghiên cứu không hiểu câu hỏi do câu hỏi không rõ nghĩa Hoặc nhập số liệu vào máy tính chưa đúng

• Đối với điều tra viên và giám sát

+ Trước khi tiến hành điều tra trên đối tượng nghiên cứu, bộ câu hỏi được điều tra thử trên 30 tình nguyện viên đến hiến máu tại Trung tâm Truyền máu, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

+ Tập huấn kỹ cách thức thu thập số liệu cho điều tra viên

+ Học viên trực tiếp thu thập và giám sát trong suốt quá trình điều tra, thu thập số liệu + Điều tra viên thu thập, kiểm tra, xem xét lại các phiếu trả lời sau mỗi đợt thu phiếu Những phiếu điều tra ban đầu được nghiên cứu viên giám sát và hỗ trợ Các phiếu điều tra được kiểm tra ngay sau cuối mỗi đợt nộp phiếu, với những phiếu thông tin thu thập chưa đầy đủ hoặc không hợp lý thì bỏ đi và yêu cầu điều tra viên bổ sung

• Đối với đối tượng tham gia nghiên cứu:

+ Được giải thích rõ mục đích, ý nghĩa của cuộc điều tra thu thập thông tin để đối tượng hiểu rõ và chấp nhận hợp tác.

Đạo đức trong nghiên cứu

- Nghiên cứu được thông qua hội đồng phê duyệt đề tài và đạo đức Trường Đại học Thăng Long, quyết định số 23051706/QĐ-ĐHTL

- Kết quả nghiên cứu chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu và chăm sóc sức khỏe cộng đồng

- Mọi thông tin về đối tượng nghiên cứu sẽ được giữ bí mật

- Đối tượng tham gia nghiên cứu được thông báo về mục đích nghiên cứu

- Chỉ thu nhận những đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu

- Trong quá trình nghiên cứu, đối tượng được tư vấn giáo dục sức khỏe trong trường hợp cần thiết

Thư viện ĐH Thăng Long

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kiến thức, thái độ về hiến máu của tình nguyện viên tại Trung tâm Truyền máu bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức năm 2023

3.2.1 Đánh giá kiến thức về hiến máu tình nguyện của ĐTNC

Bảng 3.5 Kiến thức về hiến máu tình nguyện của ĐTNC (n@6) Đặc điểm Tần số

Tại Việt Nam, cân nặng tối thiểu có thể tham gia hiến máu là bao nhiêu?

42 kg trở lên với cả nam và nữ 10 2,5

45 kg trở lên với cả nam và nữ 92 22,7

42 kg trở lên với nữ, 45kg trở lên với nam * 122 30,0

Tại Việt Nam, độ tuổi nào có thể tham gia hiến máu tình nguyện?

Nhóm máu phổ biến nhất theo hệ ABO tại

Thư viện ĐH Thăng Long

46 Thể tích máu thường được hiến ở nước ta hiện nay là gì?

Khoảng cách tối thiểu giữa 2 lần hiến máu toàn phần là bao lâu?

Theo anh/chị, người hiến máu có nguy cơ bị nhiễm các bệnh lây truyền qua đường máu khi tham gia hiến máu không?

Hiến máu có ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe?

Tốt cho sức khỏe * 277 68,2 Ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe 17 4,2

Trước và sau hiến máu nên uống nhiều nước không?

Người bị bệnh tim mạch có thể hiến máu không?

HBV/HCV có thể HM không?

Khi HM có thể nhiễm bệnh (HIV, HBV, HCV) không?

Ghi chú: *: Câu trả lời đúng

Kết quả bảng 3.5 cho thấy, với những câu hỏi phổ biến về HMTN, tỷ lệ ĐTNC có câu trả lời đúng không cao

Các nội dung HMTN mà ĐTNC có tỷ lệ trả lời đúng dưới 50% là:

47 Chỉ có 30,3% ĐTNC biết về cân nặng tối thiểu tham gia HMTN ở Việt Nam là bao nhiêu 19,7% ĐTNC biết về độ tuổi nào có thể tham gia hiến máu tại Việt Nam; 30,0% ĐTNC biết nhóm máu O là phổ biến ở Việt Nam; 44,1% ĐTNC biết thể tích máu thường được hiến ở nước ta là bao nhiêu; 29,8% ĐTNC biết khoảng cách tối thiểu giữa 2 lần HM toàn phần là 3 tháng; 48,8% ĐTNC biết được nên uống nhiều nước trước và sau HM

Có 5 nội dung ĐTNC có đáp án đúng cao trên 50% cụ thể câu hỏi về người hiến máu có nguy cơ bị nhiễm các bệnh lây truyền qua đường máu khi tham gia hiến máu không (73,9%); Hiến máu có ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe (68,2%); Người bị bệnh tim mạch có thể hiến máu không (79,3%); Người đã nhiễm HBV/HCV có thể

HM không (86,7%); Khi HM có thể nhiễm bệnh (HIV, HBV, HCV) không (79,6%)

Biểu đồ 3.5 Phân nhóm kiến thức về HMTN của ĐTNC (n @6)

Có 27,3% ĐTNC có kiến thức đạt (111/406 đối tượng) và 72,7% ĐTNC có kiến thức không đạt về HMTN

Kết quả phỏng vấn sâu 07 tình nguyện viên cũng cho thấy nhiều tình nguyện viên cũng không có kiến thức đúng về khoảng cách giữa các lần hiến máu, điều kiện đủ tiêu chuẩn hiến máu, cụ thể:

“Tôi thì chưa đi HM lần nào nên tôi chưa biết rõ bao tháng sau HM thì HM nhắc lại được Tôi cũng không biết, tại vì tôi thấy đủ sức khỏe thì tôi đi HM thôi, độ tuổi tham gia HM thì tôi không rõ Gia đình tôi không có kiến thức về HM, chúng tôi ít tiếp cận với thông tin trên đài báo nên chưa được tuyên truyền sâu về vấn đề

Kiến thức đạt Kiến thức không đạt

Thư viện ĐH Thăng Long

Anh ĐVH, 25 tuổi, Bắc Giang

“Tôi chưa được tiếp cận với HM hay thông tin về HM Công ty tôi làm việc chưa thấy có chương trình HM, mọi người chưa được tuyên truyền về HM Khoảng cách tối thiểu giữa 2 lần HM thì em không biết Gia đình, người thân em không có kiến thức và không hiểu biết gì về HM”

Chị QTT, 39 tuổi, Thanh Hóa ĐTNC đã từng hiến máu nhiều lần cũng không biết chính xác yêu cầu cân nặng, độ tuổi HM theo quy định “Tuổi tham gia HM là 18 đến 55 tuổi Cân nặng tham gia

HM thì nữ là 45kg, nam là 50 kg Khoảng cách giữa các lần HM em cũng chưa nhớ rõ, chỉ biết 1 năm hiến được 3 đến 4 lần”

Chị PTTT, 39 tuổi, Hà Nội 3.2.2 Đánh giá thái độ về hiến máu tình nguyện của ĐTNC

Bảng 3.6 Thái độ về hiến máu của ĐTNC (n@6)

Nhìn chung, tôi nghĩ rằng hiến máu là một việc tốt

Nhìn chung, tôi nghĩ rằng hiến máu là cần thiết

Quan tâm đến hiến máu tình nguyện

Hiến máu tình nguyện đƣợc khám sức khỏe

Hiến máu tình nguyện là trách nhiệm của mọi người

Không hiến máu bị chê bai, coi thường

Tôi luôn sẵn sàng tham gia HMTN

Tôi luôn ủng hộ bạn bè, người thân tham gia HMTN

Tôi đồng ý sẽ vận động người thân tham gia HMTN

Thư viện ĐH Thăng Long

Tôi sẵn sàng tham gia

Rất đồng ý 115 28,3 Đồng ý với các lời khuyên của BS sau

Khai báo trung thực về tình trạng SK trước khi hiến máu

Trong 12 câu hỏi về thái độ HMTN, có 2 câu hỏi về nhận định về thái độ chưa tích cực; 10 câu hỏi nhận định về thái độ tích cực ĐTNC có thái độ khá tích cực về HMNL Cụ thể, 95,8% ĐTNC nghĩ rằng hiến máu là một việc tốt; 92,4% ĐTNC cho rằng HMNL là cần thiết; 52,9% quan tâm đến HMTN; 71,2% cho rằng HMTN được khám sức khỏe; 79,3% sẵn sàng tham gia HMTN; 92,3% luôn ủng hộ bạn bè, người thân tham gia HMTN; 97% đồng ý sẽ vận động người thân tham gia HMTN; 84,2% sẵn sàng tham gia HMTN tiếp tục; 96% đồng ý với lời khuyên của bác sĩ sau HMTN và 97,1% khai báo trung thực về sức khỏe trước khi HM (đồng ý và rất đồng ý)

Với 2 câu hỏi nhận định thái độ chưa tích cực: 43,4% nghĩ rằng HMTN là trách nhiệm của mọi người và 9,4% cho rằng không hiến máu bị chê bai coi thường (đồng ý, rất đồng ý)

Biểu đồ 3.6 Kết quả thái độ về HMTN của ĐTNC (n = 406)

Có 80,3% ĐTNC có thái độ tích cực với HMTN (326/406 đối tượng) và 19,7% ĐTNC có thái độ chưa tích cực về HMTN

Kết quả phỏng vấn sâu 07 tình nguyện viên cũng cho thấy về thái độ của đối tượng nghiên cứu với HMTN thì những người chưa từng HMTN và cả những người đã từng HMTN đều có thái độ rất tích cực với HMTN, cụ thể

“Mình nghĩ hiến máu là tốt rồi, nhiều người cũng nói là tốt, vì hiến máu là thay máu, giống như sinh xong thì là thay máu, cơ thể sẽ khỏe hơn Hiến máu thì không phải bắt buộc hay trách nhiệm của ai cả, đó chỉ là cái tâm của mình và mọi người có thể dùng cái tâm của mình để cứu giúp những cuộc đời không may phải cần máu để điều trị Mình là người khỏe mạnh giúp được ai thì cứ giúp, giúp đến khi nào mình không giúp được thì thôi Gia đình ủng hộ thì mới cùng chồng và đưa chồng và em trai đi HM cùng, gia đình rất ủng hộ tôi hiến máu nhân đạo này Mình đã từng vận động những người cùng thôn, cùng xóm đi HM trước đây”

Chị NTH, 35 tuổi, Hà Nội

Thái độ tích cực Thái độ chưa tích cực

Thư viện ĐH Thăng Long

52 Tương tự kết quả PVS một tình nguyện viên đến từ Quảng Ninh cho thấy

“Quan điểm của tôi, tôi thấy HMNĐ thì góp 1 chút công sức cho những mảnh đời không may còn cấp cứu không có máu để điều trị ở bệnh viện HM là 1 việc tốt, tôi sẵn sàng tham gia HM và tiếp tục tham gia HM nhắc lại, tôi sẽ vận động người thân tham gia HM HMTN đúng là có nhiều lợi ích với sức khỏe, nếu như được 1 lần nữa HM em vẫn tiếp tục HM”

Chị TNV, 38 tuổi, Quảng Ninh.

Một số yếu tố liên quan và rào cản về hiến máu của tình nguyện viên

3.3.1 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về hiến máu của tình nguyện viên Bảng 3.7 Mối liên quan giữa yếu tố cá nhân với kiến thức về hiến máu (n@6) Đặc điểm

Kiến thức về hiến máu

1,60 (1,01 – 2,54) 0,046 Khác (sinh viên, văn phòng…)

Những người tuổi từ 30 trở lên có kiến thức không đạt cao hơn so với những người tuổi dưới 30 với OR=1,81 và 95%CI:1,10-2,98 Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

Những người trình độ học vấn dưới trung cấp có kiến thức không đạt cao hơn so với những người trình độ học vấn từ trung cấp trở lên với OR=3,48 và 95%CI: 2,2- 5,5 Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

Những người ở nông thôn/miền núi có kiến thức không đạt cao hơn so với những người ở thành thị với OR=1,74 và 95%CI:1,12-2,7 Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

Những người nghề nghiệp tự do có kiến thức không đạt cao hơn so với những người nghề nghiệp khác (sinh viên, văn phòng…), với OR=1,6 và 95%CI:1,01-2,54

Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

Bảng 3.8 Mối liên quan giữa tình trạng hiến máu với kiến thức về hiến máu

Kiến thức về hiến máu

Những người chưa hiến máu có kiến thức không đạt cao hơn so với những người đã từng hiến máu với OR=3,29 và 95%CI:2,09-5,2 Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001

Thư viện ĐH Thăng Long

Bảng 3.9 Mối liên quan giữa kênh thông tin phổ biến với kiến thức về hiến máu của tình nguyện viên (nF0)

Kiến thức về hiến máu

Báo mạng điện tử Không 179 (77,8) 51 (22,2) 1,82

Tivi/đài/loa PT Không 66 (74,2) 23 (25,8) 1,10

Qua bạn bè, đồng nghiệp, người thân trong gia đình

Có 196 (68,3) 91 (31,7) Ấn phẩm truyền thông (áp phích, băng rôn, cờ, phướn,…)

Qua sự tuyên truyền, vận động của TNV

Những người không nhận được thông tin từ nguồn báo in có kiến thức không đạt cao hơn so với những người nhận được thông tin từ báo in với OR=2,79 và 95%CI:1,02-7,62 Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

Những người không nhận được thông tin từ nguồn báo mạng điện tử có kiến thức không đạt cao hơn so với những người nhận được thông tin từ báo mạng điện tử với OR=1,82 và 95%CI:1,17-2,82 Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

Những người không nhận được thông tin từ mạng xã hội có kiến thức không đạt cao hơn so với những người nhận được thông tin từ mạng xã hội với OR=1,7 và 95%CI:1,05-2,73 Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

55 Những người không nhận được thông tin từ bạn bè, đồng nghiệp, người thân có kiến thức không đạt cao hơn so với những người có nhận được thông tin từ nhóm này với OR=2,3 và 95%CI:1,34-3,95 Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

Những người không nhận được thông tin qua tuyên truyền, vận động của CLB hiến máu có kiến thức không đạt cao hơn so với những người nhận được thông tin từ CLB hiến máu, với OR=3,3 và 95%CI:2,07-5,25 Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

3.3.2 Một số yếu tố liên quan đến thái độ về hiến máu của tình nguyện viên

Bảng 3.10 Mối liên quan giữa yếu tố cá nhân với thái độ hiến máu (n@6) Đặc điểm

Thái độ về hiến máu

0,97 (0,59 – 1,60) 0,893 Khác (sinh viên, văn phòng…)

Chưa tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa yếu tố cá nhân với thái độ hiến máu của đối tượng nghiên cứu, p > 0,05

Thư viện ĐH Thăng Long

Bảng 3.11 Mối liên quan giữa tình trạng HM với thái độ hiến máu (n@6)

OR (95%CI) p* Chƣa tích cực

Chưa tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa số lần hiến máu với thái độ hiến máu của đối tượng nghiên cứu, p > 0,05.

Bảng 3.12 Mối liên quan giữa kênh thông tin phổ biến với thái độ về hiến máu của tình nguyện viên (n@6)

Thái độ về hiến máu

OR (95%CI) p* Chƣa tích cực (n) n (%)

Báo mạng điện tử Không 51 (22,2) 179 (77,8) 1,44

Tivi/đài/loa PT Không 24 (27,0) 65 (73,0) 1,72

Qua bạn bè, đồng nghiệp, người thân trong gia đình

Có 41 (14,3) 246 (85,7) Ấn phẩm truyền thông (áp phích, băng rôn, cờ, phướn,…)

Qua sự tuyên truyền, vận động của TNV

Những người không nhận được thông tin từ mạng xã hội có thái độ chưa tích cực cao hơn so với những người nhận được thông tin từ mạng xã hội với OR=2,97 và 95%CI:1,8-4,91 Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

Những người không nhận được thông tin qua bạn bè, đồng nghiệp, người thân có thái độ chưa tích cực cao hơn so với những người nhận được thông qua bạn bè, đồng nghiệp, người thân sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

Những người không nhận được thông tin từ ấn phẩm truyền trông từ CLB hiến máu có thái độ chưa tích cực cao hơn so với những người nhận được thông tin từ ấn phẩm truyền thông từ CLB hiến máu, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

Bảng 3.13 Mối liên quan giữa kiến thức hiến máu tình nguyện với thái độ hiến máu (n@6)

Kiến thức về hiến máu tình nguyện

Thái độ về hiến máu

OR (95%CI) p* Chƣa tích cực n (%)

Những người kiến thức không đạt có thái độ chưa tích cực cao hơn so với những người có kiến thức đạt với OR=5,86 và 95%CI:2,47-13,9 Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

Thư viện ĐH Thăng Long

3.3.3 Một số rào cản về hiến máu của tình nguyện viên

Bảng 3.14 Rào cản hiến máu của đối tượng nghiên cứu (n@6)

Hiến máu giúp tạo trạng thái tinh thần tích cực, tâm lý thoải mái

HM nhiều lợi ích cho SK Có 261 64,3

Không 145 35,7 Được BS kiểm tra tư vấn SK Có 372 91,6

Giúp cơ thể tăng tạo máu mới Có 374 92,1

Chuyên môn CBYT không tốt Có 20 4,9

Không 386 95,1 Ứng xử của CBYT tốt không Có 399 98,3

Tự tin đủ tiêu chuẩn hiến máu của bản thân Có 357 87,9

Tự ti tiêu chuẩn hiến máu của bản thân Có 130 32,0

Người thân có kiến thức đúng về HM Có 239 58,9

Người thân ủng hộ HMTN Có 353 86,9

Bản thân hiểu biết thông tin HMTN Có 305 75,1

Kết quả nghiên cứu định lượng trên 406 ĐTNC phỏng vấn nhanh về những vấn đề rào cản cho thấy nhìn chung thông tin về rào cản hiến máu tình nguyện của các ĐTNC không chiếm tỷ lệ cao ở mỗi câu hỏi: 35,7% ĐTNC cho rằng HM không có nhiều lợi ích cho SK; 16,7% cho rằng thời gian HM lâu; 32,0% ĐTNC tự ti về khả năng đủ tiêu chuẩn HM của bản thân; 41,1% ĐTNC cho rằng người thân không có kiến thức đúng về HM; 13,1% ĐTNC cho rằng người thân không ủng hộ HM và 24,9% ĐTNC tự ti về hiểu biết của mình về HMTN

BÀN LUẬN

Kiến thức, thái độ hiến máu tình nguyện của đối tượng nghiên cứu

ký túc xá, điểm bus xung quanh trường, kèm với đó là phát tờ rơi, thư mời hiến máu, treo dán poster, băng rôn, nhắn tin/gọi điện HMNL, đăng tải thông tin trên mạng xã hội facebook, Zalo…[7] Với tần suất hoạt động thực tế của CLB, tỷ lệ 81,8% ĐTNC tiếp cận qua kênh thông tin này Trong khi đó ĐTNC của chúng tôi lại tiếp cận thông tin HMTN nhiều nhất qua tivi, điều này cũng rất hợp lý vì ĐTNC của chúng tôi hầu hết nhiều tuổi, là người lao động ở quê, họ thường xuyên xem tivi sau giờ đi làm về

Vì thế, hình thức truyền thông cũng cần nghiên cứu chi tiết cho phù hợp với từng nhóm đối tượng đích khác nhau chứ không chỉ sử dụng kênh hiện đại, hoặc chỉ sử dụng một số kênh mà không phân tích sâu

4.2 Kiến thức, thái độ hiến máu tình nguyện của đối tƣợng nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, có 11 câu hỏi về kiến thức tỷ lệ ĐTNC có câu trả lời đúng không cao Các nội dung HMTN mà ĐTNC có tỷ lệ trả lời đúng dưới 50% là 30,3% ĐTNC biết về cân nặng tối thiểu tham gia HMTN ở Việt Nam là bao nhiêu 19,7% ĐTNC biết về độ tuổi nào có thể tham gia hiến máu tại Việt Nam Tỷ lệ này của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của Đào Thị Hồng Hạnh (46,9%) [3] Thấp hơn nghiên cứu của Uma S (79,4%) [62] So với Trần Minh Dũng, tỷ lệ nhận thức đúng về độ tuổi tham gia HMTN của sinh viên là 71,1%, cao hơn nhiều so với nghiên cứu của chúng tôi [15] Có sự khác biệt này là do đối tượng trong nghiên cứu của Trần Minh Dũng chủ yếu là sinh viên nên thông tin về HMTN có thể nắm rõ hơn nhiều so với nghiên cứu của chúng tôi

69 Kiến thức về tiêu chuẩn không được hiến máu của ĐTNC của chúng tôi tương đối cao: Người bị bệnh tim mạch có thể hiến máu không (79,3%); Người đã nhiễm HBV/HCV có thể HM không (86,7%); Khi HM có thể nhiễm bệnh (HIV, HBV, HCV) không (79,6%) Tỷ lệ này cao hơn nghiên cứu của Đào Thị Hồng Hạnh, 70% đối tượng nghiên cứu biết rằng người mang vi rút viêm gan B,C và người có bệnh HA, tim mạch không được hiếm máu [3] Thấp hơn tỷ lệ nghiên cứu của Trần Minh Dũng, 98,8% sinh viên học sinh cho rằng người nhiễm vi rút viêm gan B hoặc C không đủ điều kiện hiến máu [15]

Theo khuyến cáo, cần đảm bảo thời gian tối thiểu giữa 2 lần HM là 3 tháng đối với nam và 4 tháng đối với nữ, chỉ có 29,8% ĐTNC biết khoảng cách tối thiểu giữa 2 lần HM toàn phần là 3 tháng Tương đồng với kiến thức trong nghiên cứu của Đào Thị Hồng Hạnh trên người dân Quảng Ninh (23,2%) [3] So với nghiên cwuus của Uma S và cộng sự, tỷ lệ này của chúng tôi thấp hơn nhiều, trong nghiên cứu của Uma, có 51,2% số người HM cho rằng khoảng cách giữa 2 lần HM tối thiểu là 3 tháng [62] Nghiên cứu của Ngô Mạnh Quân 2017 cho kết quả về đánh giá hiểu biết của ĐTNC đối với HMTN dựa vào các câu hỏi/trả lời về những kiến thức cơ bản về HMTN, kết quả cho thấy: tỷ lệ trả lời đúng về độ tuổi bắt đầu tham gia hiến máu là 18 tuổi là 65,5%; cân nặng khi tham gia hiến máu là 50,7%; thời gian có thể tham gia hiến máu nhắc lại là 54,7%; thể tích máu trong một lần hiến là 14,1% [13] Kết quả này có tỷ lệ kiến thức tốt cao hơn nghiên cứu của chúng tôi Điều này có thể lý giải do hiện nay công nghệ thông tin và các loại hình truyền thông phát triển mạnh mẽ, các thông tin về hiến máu tình nguyện được hướng tới quảng bá toàn xã hội, qua các kênh thông tin phổ biến như truyền hình, tivi, internet, mạng xã hội do vậy, việc ĐTNC có nhiều cơ hội tiếp xúc với kiến thức có thể giúp hiểu biết tăng lên Có thể lý giải là do công tác tuyên truyền vận động không tập trung đến đối tượng nghiên cứu của chúng tôi nhiều vì hầu hết ĐTNC này đến tứ những vùng miền xa Hà Nội, họ tới bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức để chăm sóc người nhà hoặc khám bệnh nên dẫn đến việc họ có nhận thức, hiểu biết còn hạn chế Theo khuyến cáo của Bộ Y Tế, thời gian chờ cơ thể cần tái tạo lượng máu đủ cần thiết là 3 tháng mới có thể tham gia lần tiếp theo [16]

Thư viện ĐH Thăng Long

70 Theo kết quả nghiên cứu, đa số ĐTNC biết hiến máu không có hại cho sức khỏe (68,2%) Đây là một tỷ lệ tương đối cao, cho thấy rằng công tác tuyên truyền, vận động người dân HM tương đối tốt tại trung tâm Truyền máu bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn KQNC của Trần Minh Dũng (91,5%) [15]; của Đào Thị Hồng Hạnh 85,2% [3] và Sana Saleem với 93,4% [58] Trong nghiên cứu của Trương Thị Kim Dung và cộng sự về nhận thức của nhân viên y tế thành phố HCM về hiến máu tình nguyện năm 2012 thì có 75,1% đối tượng nghiên cứu cho rằng HM có lợi cho sức khỏe [22]

30,0% ĐTNC của chúng tôi biết nhóm máu O là phổ biến ở Việt Nam; 44,1% ĐTNC biết thể tích máu thường được hiến ở nước ta là bao nhiêu, tỷ lệ này thấp hơn nhiều tỷ lệ nghiên cứu của Hoàng Văn Phóng và cộng sự 76,2% [4] Cao hơn tỷ lệ nghiên cứu của Ngô Mạnh Quân 2017 [13] trên học sinh viên viên, thể tích máu trong một lần hiến là 14,1% Điều này có thể lý giải do hiện nay công nghệ thông tin và các loại hình truyền thông phát triển mạnh mẽ, các thông tin về hiến máu tình nguyện được hướng tới quảng bá toàn xã hội, qua các kênh thông tin phổ biến như truyền hình, tivi, internet, mạng xã hội do vậy, việc ĐTNC có nhiều cơ hội tiếp xúc với kiến thức có thể giúp hiểu biết tăng lên

Có 27,3% ĐTNC có kiến thức chưa đạt (111/406 đối tượng) và 72,7% ĐTNC có kiến thức không đạt về HMTN Trung bình điểm kiến thức của ĐTNC là 5,9 ± 2,43 điểm Trong đó điểm thấp nhất là 0 điểm (có 11 người chiếm 2,7%) và điểm cao nhất là 11 (có 1 người chiếm 0,2%) Kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Đào Thị Hồng Hạnh với đánh giá kiến thức chung về HMTN của ĐTNC cho thấy 56,0% ĐTNC có kiến thức đầy đủ, 44% ĐTNC có kiến thức chưa đạt [3] Kết quả về kiến thức này cũng thấp hơn nghiên cứu của Trần Minh Dũng với tỷ lệ nhận thức đúng chiếm 41,4% [15] Đánh giá tổng quan kiến thức của ĐTNC học sinh viên viên tại Chương Mỹ, Hà Nội của Ngô Mạnh Quân [13] chỉ có 30,7% đạt mức nhận thức tốt và 69,3% nhận thức hạn chế, cao hơn một chút so với kiến thức tổng của ĐTNC của chúng tôi Như vậy hiểu biết của ĐTNC về các thông tin cơ bản vẫn còn chưa tốt hoặc chưa hiểu chính xác Những kết quả trên không chênh lệnh so với nghiên cứu của tác giả Ngô Mạnh

71 Quân [13], mặc dù khoảng cách thời gian khá lớn nhưng hiểu biết không tăng lên có thể lý giải là do công tác tuyên truyền vận động không tập trung đến đối tượng này (là đối tượng chưa đủ tuổi tham gia hiến máu) nên dẫn đến việc họ có nhận thức, hiểu biết còn hạn chế Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hằng [7] và cộng sự năm 2020 lại cho kết quả tỷ lệ kiến thức đúng về HMTN của ĐTNC rất tốt, cụ thể: Với những câu hỏi phổ biến về hiến máu tình nguyện, gần như các ĐTNC đều biết người nhiễm viêm gan B hoặc viêm gan C không thể tham gia hiến máu (96,3%); hiến máu tốt cho sức khỏe (90%); cân nặng tối thiểu có thể tham gia hiến máu (87,6%); khoảng cách tối thiểu giữa 2 lần hiến máu toàn phần (82,3%); nhóm máu phổ biến theo hệ ABO tại Việt Nam (77,4%) Tuy nhiên, vẫn còn gần 40% ĐTNC không biết độ tuổi có thể tham gia hiến máu tình nguyện; 30,5% ĐTNC không biết chính xác về thể tích máu thường được hiến ở nước ta hiện nay; 23,1% ĐTNC cho rằng người hiến máu có nguy cơ bị nhiễm các bệnh lây truyền qua đường máu khi tham gia hiến máu Kết quả của chúng tôi cũng thấp hơn so với nghiên cứu của tác giả Uma S ở Ấn độ biết độ tuổi thích hợp tham gia hiến máu (86,7%); số lần hiến máu trong 1 năm (85,4%) [62]

Thông tin từ các cuộc phỏng vấn sâu về hiểu biết của đối tượng nghiên cứu với HMTN thì những người chưa từng HMTN hầu như không có kiến thức về HMTN, thậm chí ĐTNC đã từng hiến máu nhiều lần cũng không biết chính xác yêu cầu cân nặng, độ tuổi HM theo quy định Điều này lý giải rất hợp lý cho tỉ lệ 27,3% ĐTNC có kiến thức đúng về HMTN

4.2.2 Về thái độ hiến máu tình nguyện của ĐTNC

84,2% sẵn sàng tham gia HMTN tiếp tục, tỷ lệ này cao hơn trong nghiên cứu của Đào Thị Hồng Hạnh 82,5% [3], tuy nhiên thấp hơn trong nghiên cứu của Uma S 99,4% [62], thấp hơn tỷ lệ trong nghiên cứu của Ngô Mạnh Quân 90,7% [13] Do khác biệt về đối tượng nghiên cứu nên việc sẵn sàng tham gia HM ở các nghiên cứu có khác nhau Nghiên cứu của Trần Minh Dũng chỉ có 73,6% sẵn sàng tham gia HM [15] Điều này cho thấy tuy kiến thức của ĐTNC về HMTN chưa cao nhưng thái độ của họ về sự sẵn sàng HMTN khá tốt Kết quả phỏng vấn sâu 7 cuộc cũng cho thấy 100% họ đều ủng hộ HMTN và sẵn sàng tham gia HMTN trong tương lai Nghiên cứu của Ngô

Thư viện ĐH Thăng Long

72 Mạnh Quân năm 2017 [13] về thái độ về HMTN cho thấy có 78,9% ĐTNC có thái độ ủng hộ người thân, bạn bè tham gia hiến máu tình nguyện, 57,5% ĐTNC sẵn sàng tham gia hiến máu trong tương lai Kết quả của chính tác giả năm 2016 đối với đối tượng sinh viên (42,1% ủng hộ người thân hiến máu và 49,2% sẵn sàng hiến máu trong tương lai [12], những kết quả của nghiên cứu này có tỷ lệ thái độ tích cực đều thấp hơn tỷ lệ này trong nghiên cứu của chúng tôi, như vậy có thể thấy nhóm đối tượng học sinh THPT có thái độ chưa tích cực bằng nhóm ĐTNC trong nghiên cứu này Hơn nữa vẫn còn một phần lớn ĐTNC đang băn khoăn, chưa chắc chắn trong quyết định hiến máu trong tương lai tỷ lệ ĐTNC đạt 37,5% và chỉ có 5% ĐTNC khẳng định rằng sẽ không tham gia hiến máu Tỷ lệ này cho ta thấy nhóm đối tượng của chúng tôi có những khía cạnh khả quan đối với việc tác động thái độ sẵn sàng hiến máu hơn nhóm đối tượng học sinh THPT Thái độ tích cực này còn có thể tăng lên nếu công tác tuyên truyền có những tác động tốt đến các nhóm đối tượng đích

Có 97,1% ĐTNC cho rằng người HMTN cần khai báo trung thực về SK trước khi HM Tỷ lệ này cao hơn nghiên cứu của Mishra với 84,6% [51] và thấp hơn của Đào Thị Hồng Hạnh với 99,2% [3] Khai báo trung thực về sức khỏe của mình trước khi hiến máu là rất cần thiết Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người hiến máu và chất lượng máu thu nhận được

Có 92,3% luôn ủng hộ bạn bè, người thân tham gia HMTN; 97% đồng ý sẽ vận động người thân tham gia HMTN Kết quả nghiên cứu này cao hơn tỷ lệ ủng hộ bạn bè người thân tham gia trong nghiên cứu của Hoàng Văn Phóng của người dân huyện đảo Hải Phòng [4] thái độ sẵn sàng tham gia HM dự bị khi được vận động là 66,4%; về ủng hộ người thân tham gia HM dự bị là 59,4% và sẵn sàng tuyên truyền về hiến máu dự bị là 72,7% Kết quả cũng cao hơn trong nghiên cứu của Ngô Mạnh Quân [13] có 78,9% ĐTNC có thái độ ủng hộ người thân, bạn bè tham gia hiến máu tình nguyện Như vậy có thể thấy nhóm đối tượng học sinh trung học phổ thông có thái độ khá tích cực tuy nhiên, vẫn còn một phần lớn ĐTNC đang băn khoăn, chưa chắc chắn trong quyết định hiến máu trong tương lai tỷ lệ ĐTNC đạt 37,5% và chỉ có 5% ĐTNC khẳng định rằng sẽ không tham gia hiến máu

Có 80,3% ĐTNC có thái độ tích cực với HMTN (326/406 đối tượng) và 19,7% ĐTNC có thái độ không tích cực về HMTN, trung bình điểm thái độ của ĐTNC là 9,67 ± 1,99 điểm Trong đó điểm thấp nhất là 0 điểm (có 1 người chiếm 0,2%) và điểm cao nhất là 12 (có 30 người chiếm 7,4%) Tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ trong nghiên cứu của Đào Thị Hồng Hạnh, 75,8% ĐTNC có thái độ ủng hộ, 24,2% có thái độ không ủng hộ [3] Tỷ lệ này tương đồng với nghiên cứu của Mishra với 81,4% [51] Thấp hơn nghiên cứu của Phạm Văn Trường năm 2021 tại trường Hậu Cần cho kết quả đánh giá thái độ với hiến máu tình nguyện của đối tượng nghiên cứu, có đến 97,5% đối tượng có thái độ ủng hộ [14] Theo Thuyết Dự định Hành vi (Theory of Planned Behavior) của tác giả Ajzen, những kiến thức và chủ quan cá nhân trong việc tìm hiểu thông tin sẽ định hướng dự định hành vi của đối tượng trong tương lai [45] Tìm hiểu những yếu tố liên quan tới nhận thức và thái độ của ĐTNC đối với HMTN trong nghiên cứu của mình, tác giả Ngô Mạnh Quân [11] cho thấy kết quả tương tự nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ những ĐTNC đã từng tìm hiểu thông tin HMTN thì có nhận thức tốt (43%) cao hơn so với nhóm chưa từng tìm hiểu (24,8%) Tương tự với tỷ lệ ĐTNC có thái độ ủng hộ người thân, bạn bè hiến máu và sẵn sàng tham gia hiến máu trong tương lai Những sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p

Ngày đăng: 09/09/2024, 13:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Đào Thị Hồng Hạnh (2019), Kiến thức, thái độ, thực hành về hiến máu tình nguyện của người đến hiến máu tại tỉnh Quảng Ninh, năm 2019 và một số yếu tố liên quan, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Thăng Long, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến thức, thái độ, thực hành về hiến máu tình nguyện của người đến hiến máu tại tỉnh Quảng Ninh, năm 2019 và một số yếu tố liên quan
Tác giả: Đào Thị Hồng Hạnh
Năm: 2019
4. Hoàng Văn Phóng (2017), "Nghiên cứu nhận thức, thái độ thực hành về hiến máu dự bị của người dân huyện đảo Cát Hải và Bạch Long Vĩ Thành phố Hải Phòng năm 2017", Tạp chí y học cộng đồng. 5, tr. 16-20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu nhận thức, thái độ thực hành về hiến máu dự bị của người dân huyện đảo Cát Hải và Bạch Long Vĩ Thành phố Hải Phòng năm 2017
Tác giả: Hoàng Văn Phóng
Năm: 2017
5. Ban chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện (2015), Cẩm nang vận động hiến máu tình nguyện, Nhà xuất bản Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang vận động hiến máu tình nguyện
Tác giả: Ban chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2015
7. Nguyễn Thị Hằng (2020), Dự định hiến máu nhắc lại của sinh viên chính quy Trường Đại học Y tế công cộng năm 2020 và một số yếu tố liên quan, Luận văn thạc sĩ YTCC, trường Đại học YTCC Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự định hiến máu nhắc lại của sinh viên chính quy Trường Đại học Y tế công cộng năm 2020 và một số yếu tố liên quan
Tác giả: Nguyễn Thị Hằng
Năm: 2020
8. Nguyễn Văn Nhữ (2014), "Đánh giá sự hài lòng của nhà quản lý đối với công tác tổ chức hiến máu ở các đơn vị tại Hà Nội năm 2013", Y học Việt Nam, số tháng 10/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá sự hài lòng của nhà quản lý đối với công tác tổ chức hiến máu ở các đơn vị tại Hà Nội năm 2013
Tác giả: Nguyễn Văn Nhữ
Năm: 2014
9. Pham Quang Vinh (2013), Hệ thống nhóm máu và ứng dụng trong truyền máu, Huyết học truyền máu cơ bản, Nhà xuất bản Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống nhóm máu và ứng dụng trong truyền máu, Huyết học truyền máu cơ bản
Tác giả: Pham Quang Vinh
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2013
10. Hoàng Văn Phóng (2016), "Một số yếu tố ảnh hưởng đến dự định hiến máu nhắc lại: Kết quả từ nghiên cứu tổng quan hệ thống", tạp chí Y học Cộng đồng. 14 tr. 43 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số yếu tố ảnh hưởng đến dự định hiến máu nhắc lại: Kết quả từ nghiên cứu tổng quan hệ thống
Tác giả: Hoàng Văn Phóng
Năm: 2016
11. Ngô Mạnh Quân và cộng sự (2015), "Nghiên cứu nhận thức, thái độ và hành vi về hiến máu tình nguyện ở người hiến máu tại một số tỉnh năm 2014", Tạp chí Y học Thành phố HCM. 19(4), tr. 423-428 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu nhận thức, thái độ và hành vi về hiến máu tình nguyện ở người hiến máu tại một số tỉnh năm 2014
Tác giả: Ngô Mạnh Quân và cộng sự
Năm: 2015
12. Ngô Mạnh Quân và cộng sự (2016), "Những yếu tố rào cản đối với hành vi hiến máu nhắc lại của sinh viên năm cuối một số trường đại học tại Hà Nội", Tạp chí Y học Việt Nam. Số đặc biệt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những yếu tố rào cản đối với hành vi hiến máu nhắc lại của sinh viên năm cuối một số trường đại học tại Hà Nội
Tác giả: Ngô Mạnh Quân và cộng sự
Năm: 2016
13. Ngô Mạnh Quân và cộng sự (2017), Khảo sát hiểu biết, thái độ của học sinh về hiến máu tình nguyện tại trường trung học phổ thông Chương Mỹ A, Huyện Chương Mỹ, Hà Nội năm 2017, Hội nghị huyết học truyền máu phía nam mở rộng lần thứ 4 năm 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát hiểu biết, thái độ của học sinh về hiến máu tình nguyện tại trường trung học phổ thông Chương Mỹ A, Huyện Chương Mỹ, Hà Nội năm 2017
Tác giả: Ngô Mạnh Quân và cộng sự
Năm: 2017
14. Phạm Văn Trường và cộng sự (2021), "Thực trạng kiến thức và thái độ về HMTN của sinh viên trường CĐ Hậu Cần 1 và một số yếu tố liên quan năm 2021", Tạp chí y dược lâm sàng 108. 29 tháng 7 năm 2022 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng kiến thức và thái độ về HMTN của sinh viên trường CĐ Hậu Cần 1 và một số yếu tố liên quan năm 2021
Tác giả: Phạm Văn Trường và cộng sự
Năm: 2021
15. Trần Minh Dũng và cộng sự (2016), Thực trạng hiến máu tình nguyện và kiến thức, thái độ thực hành của học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Hà Nam năm 2015 Luận văn thạc sĩ Y tế công cộng, Đại học Y Dược Thái Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng hiến máu tình nguyện và kiến thức, thái độ thực hành của học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Hà Nam năm 2015
Tác giả: Trần Minh Dũng và cộng sự
Năm: 2016
21. Nguyễn Thị Huyền Trang (2012), "Nghiên cứu thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về hiến máu tình nguyện và một số yếu tố liên quan của sinh viên trường Đại học Y Hà Nội", Y học Việt Nam. Số đặc biệt 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về hiến máu tình nguyện và một số yếu tố liên quan của sinh viên trường Đại học Y Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Thị Huyền Trang
Năm: 2012
22. Trương Thị Kim Dung và cộng sự (2012), "Nhận thức, thái độ, hành vi về hiến máu tình nguyện của nhân viên y tế tại TP HCM năm 2012", Tạp chí Y học Việt Nam. 396, tr. 432 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận thức, thái độ, hành vi về hiến máu tình nguyện của nhân viên y tế tại TP HCM năm 2012
Tác giả: Trương Thị Kim Dung và cộng sự
Năm: 2012
26. Alsalmi MA and et al (2019), "Knowledge, attitude and practice of blood donation among health professions students in Saudi Arabia; A cross- sectional study", Journal of family medicine and primary care. 2019. 8(7), p.2322-7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Knowledge, attitude and practice of blood donation among health professions students in Saudi Arabia; A cross-sectional study
Tác giả: Alsalmi MA and et al
Năm: 2019
27. Al Drees AM (2007), "Attitude, belief and knowledge about blood donation and transfusion in Saudi population.", Vox sanguinis. 24, p. 112-17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Attitude, belief and knowledge about blood donation and transfusion in Saudi population
Tác giả: Al Drees AM
Năm: 2007
28. Aseem K and et al (2013), "KAP of people towards voluntary blood donation in Uttarakhand", Asian J Transfus Sci. 7(1), p. 59-62 Sách, tạp chí
Tiêu đề: KAP of people towards voluntary blood donation in Uttarakhand
Tác giả: Aseem K and et al
Năm: 2013
29. Sachiko Yamazaki Aya Goto Ngoma A M, Seiji Yasumura (2013), " Barriers and motivators to blood donation among university students in Japan:Development of a measurement tool", Vox Sanguinis. 105 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Barriers and motivators to blood donation among university students in Japan: Development of a measurement tool
Tác giả: Sachiko Yamazaki Aya Goto Ngoma A M, Seiji Yasumura
Năm: 2013
30. Bagot KL and et al (2016), "How Can We Improve Retention of the First- Time Donor? A Systematic Review of the Current Evidence", Transfus Med Rev. 30(2), p. 81-91 Sách, tạp chí
Tiêu đề: How Can We Improve Retention of the First-Time Donor? A Systematic Review of the Current Evidence
Tác giả: Bagot KL and et al
Năm: 2016
31. Bove LL Bednall TC, Cheetham A, Murray AL (2013), "A systematic review and meta-analysis of antecedents of blood donation behavior and intentions", Soc Sci Med. 96, p. 86-94 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A systematic review and meta-analysis of antecedents of blood donation behavior and intentions
Tác giả: Bove LL Bednall TC, Cheetham A, Murray AL
Năm: 2013

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w