1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cá nhân môn nguyên lý kế toán so sánh tình hình tài chính và kết quả hoạt động của 2 công ty cổ phần giống bò sữa mộc châu và công ty cổ phần sữa quốc tế

20 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề So sánh tình hình tài chính và kết quả hoạt động của 2 công ty cổ phần giống bò sữa mộc châu và công ty cổ phần sữa quốc tế
Tác giả Trần Bích Duyên
Người hướng dẫn Lưu Văn Lập
Trường học ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành Nguyên Lý Kế Toán
Thể loại tiểu luận cá nhân
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 5,36 MB

Nội dung

- Liệt kê một số thông tin tổng quát về tình hình tài chính và tình hình kinhdoanh của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu Mã chứng khoán: MCMvà Công ty Cổ phần Sữa Quốc tế Mã chứng kh

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

TIỂU LUẬN CÁ NHÂN

MÔN NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN 1 1

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1

1.1 Mục tiêu của đề tài 1

1.2 Đối tượng và phạm vi tìm hiểu 1

PHẦN 2 2

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN 2

2.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Sữa Mộc Châu 2

2.2 Phân tích Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu 2

Đánh giá khái quát tình hình kinh doanh 8

PHẦN 3: 9

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN 9

SỮA QUỐC TẾ 9

3.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Sữa Quốc tế 9

3.2 Phân tích Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Sữa Quốc tế 9

Đánh giá khái quát tình hình kinh doanh 15

PHẦN 4: 15

SO SÁNH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA 2 CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG BÒ SỮA MỘC CHÂU VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA QUỐC TẾ 15

Áp dụng 16

Trang 3

PHẦN 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

1.1 Mục tiêu của đề tài.

- Liệt kê một số thông tin tổng quát về tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu (Mã chứng khoán: MCM)

và Công ty Cổ phần Sữa Quốc tế (Mã chứng khoán: IDP) dựa trên báo cáo tài chính năm 2023 của hai công ty

- So sánh tình hình tài chính và kết quả hoạt động của hai công ty trên: + Quy mô công ty

+ Mức độ tự chủ về tài chính

+ Mức độ tự chủ về tài chính

+ Khả năng thanh toán

+ Hiệu quả hoạt động

- Cho biết cổ phiếu của 2 công ty trên vào ngày 26/03/2024 là 42.300 đồng với Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu và 253.000 đồng với Công ty Cổ phần Sữa Quốc tế Nếu bạn có đủ tiền mua 10.000 của một trong hai công ty trên thì bạn sẽ mua cổ phiếu của công ty nào? Vì sao

1.2 Đối tượng và phạm vi tìm hiểu.

- Đối tượng của tiểu luận là tình hình tài chính của hai Công ty Cổ phần Giống

bò sữa Mộc Châu (Mã chứng khoán: MCM) và Công ty Sữa Quốc tế (Mã chứng khoán: IDP) với các cơ sở dữ liệu từ Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính năm 2023 của 2 công ty trên

- Phạm vi nghiên cứu: Phân tích báo cáo tài chính của 2 công ty trên năm 2023

- Phương pháp phân tích: Phương pháp phân tích theo chiều dọc, Phương pháp

tỷ lệ

Trang 4

PHẦN 2 PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN 2.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Sữa Mộc Châu

Thành lập năm 1958, Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk) là đơn vị đầu tiên chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tại Việt Nam Ngày nay, nhắc tới Mộc Châu Milk là nhắc đến đàn bò sữa lên tới trên 25.000 con lớn nhất miền Bắc, tuyển chọn từ những giống bò ngoại có phả hệ rõ ràng

và ưu tú nhất Ước tính mỗi năm, công ty cung cấp ra thị trường hơn 100.000 tấn sữa tươi nguyên chất phục vụ hàng triệu người tiêu dùng

Với lợi thế vùng nguyên liệu bò sữa quy mô lớn, Mộc Châu Milk hiện chiếm khoảng 10% thị phần trên thị trường ngành sữa Tính riêng thị phần khu vực miền Bắc, tỉ lệ này lên tới 35%

2.2 Phân tích Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu

Các nội dung phân tích BCTC Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu được tác giả thu thập từ BCTC của công ty trong năm 2023

Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty thông qua:

- Đánh giá khái quát tình hình tài chính công ty qua bảng cân đối kế toán

- Đánh giá khái quát khả năng thanh toán

- Đánh giá khái quát khả năng sinh lời

Trang 6

 Phân tích cơ cấu tài sản

Đơn vị tính: VND

A Tài sản ngắn hạn 2.077.665.095.10

9

79,72

I Tiền và các khoản tương đương tiền 55.218.492.333 2,12

II Đầu tư tài chính ngắn hạn 1.442.075.239.60

III Các khoản phải thu ngắn hạn 349.104.353.974 13,40

III Tài sản dở dang dài hạn 118.527.867.984 4,55

Trong phần tài sản ngắn hạn, đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 55,34%, sau đó đến các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, tiền và tương đương tiền, cuối cùng là tài sản ngắn hạn khác

- Tiền và tương đương tiền (2,12%) đứng thứ 4 trong tỷ trọng cơ cấu tài sản ngắn hạn, điều này dẫn đến việc khả năng ứng phó của doanh nghiệp là khá kém khi các khoản nợ đến hạn, tính thanh khoản chưa cao

- Các khoản đầu tư tài chính (55,34%) có tỷ trọng nhiều nhất chứng tỏ Công ty phân bổ vốn vào lĩnh vực này nhiều, đầu tư đúng ngành nghề, đúng trọng tâm,

và theo BCTC năm 2023, đầu tư tài chính của công ty có chiều hướng tăng so với năm ngoái

- Các khoản phải thu ngắn hạn (13,04%) có tỷ trọng đứng thứ 2 tức là vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng khá nhiều, tuy nhiên trong kinh doanh điều này là không thể tránh khỏi, việc mua bán trả chậm là điều bình thường Theo BCTC năm 2023 thì khoản này tăng so với năm ngoái nhưng không đáng kể, doanh nghiệp đã quản trị công nợ phải thu một cách tích cực

Trong phần tài sản dài hạn, tài sản cố định chiếm tỷ trọng cao nhất khoảng 15,06% cho thấy Mộc Châu Milk có năng lực sản xuất kinh doanh với dây chuyền chế biến sữa hiện đại cùng hệ thống trang trại tiên tiến Điều này là phù hợp với tính chất của Công ty vì ngành nghề là kinh doanh sản xuất sữa

Trang 7

Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Đơn vị tính: VND

Từ bảng 2.2, ta có thể thấy tổng tài sản năm 2023 tăng một lượng khá lớn so với năm ngoái, khoảng 6,14%, qui mô tài sản được mở rộng và phát triển Về cơ cấu nguồn vốn, Mộc Châu Milk không ghi nhận nợ vay tài chính, vốn chủ sở hữu chiếm gần 90%, khoảng hơn 2.300 tỷ đồng tăng 5,29% so với năm ngoái, chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn nên khả năng tự chủ về mặt tài chính là khá tốt Nợ phải trả tại ngày 31/12/2023 tăng gần 14% so với hồi đầu năm lên 278,8 tỷ đồng, chủ yếu do khoản phải trả người bán ngắn hạn và chi phí phải trả ngắn hạn Nợ ngắn hạn tăng hơn 15% là một con số đáng quan tâm, trong khi đó nợ dài hạn giảm gần 40%

STT Chỉ tiêu 31/12/2023 VND 1/1/2023 VND

Chênh lệch

± Tỷ lệ (%)

1 Tổng tài sản 2.606.062.838.090 2.455.264.090.395 150.816.747.695 6,14

2 Vốn chủ sở hữu 2.327.254.927.918 2.210.279.183.607 116.975.744.311 5,29

3 Nợ phải trả 278.807.910.172 244.966.906.788 33.841.033.384 13,81

4 Nợ ngắn hạn 274.455.832.914 237.966.7950391 36.459.037.523 15,32

5 Nợ dài hạn 4.352.077.258 6.970.11.397 -2.618.034.139 -37,56

Trang 8

 Phân tích khả năng thanh toán.

STT Chỉ tiêu 31/12/2023 VND 1/1/2023 VND

Chênh lệch

± Tỷ lệ (%)

1

Hệ số khả năng

thanh toán hiện

hành

Tổng tài sản/Nợ

phải trả

9,35 10,02 -0,68 -0,07

2

Hệ số khả năng

thanh toán nợ ngắn

hạn

Tài sản ngắn

hạn/Nợ ngắn hạn

7,57 8,92 -1,35 -0,15

3

Hệ số khả năng

thanh toán nhanh

Tiền và các khoản

tương đương

tiền/Nợ ngắn hạn

0,20 1,31 -1,11 -0,85

Nhìn chung các hệ số đều giảm so với cùng kỳ năm ngoái:

-Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (tổng quát) = 9,35 phản ánh với 1 đồng vay nợ thì có 9 đồng tài sản đảm bảo Tuy năm 2023 hệ số này có giảm so với năm ngoái nhưng không đáng kể, hệ số vẫn là rất lớn, đảm bảo trang trải được các khoản nợ, mang tới sự yên tâm cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư -Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = 7,57 >1 khá ổn, khả năng thanh toán của doanh nghiệp mạnh, an toàn

-Hệ số khả năng thanh toán nhanh = 0,2, đây là một con số khá rủi ro Giả sử doanh nghiệp phá sản, doanh nghiệp không có khả năng thanh toán ngáy các khoản nợ đến hạn bằng tiền và các khoản tương đương tiền

 Phân tích khả năng sinh lời

Trang 9

Đơn vị tính: VND

6 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) = (4)/(3) 11,94%

7 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) = (4)/(1) 14,08%

8 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) = (4)/(2) 16,50%

Trang 10

- ROS = 11,94% Chỉ số này có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thuần sẽ tạo

ra gần 12 đồng lợi nhuận sau thuế, đây là con số bình ổn, việc kinh doanh có lời

- ROA = 14,08% Chỉ số này có nghĩa là cứ bỏ ra 100 đồng tài sản sẽ thu lại 14 đồng lợi nhuận sau thuế, Mộc Châu Milk đang sử dụng tài sản của mình một cách có hiệu quả

- ROE = 16,50% Chỉ số này nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra

17 đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ số khá cao chứng tỏ vốn mà Công ty và các nhà đầu tư bỏ ra được sử dụng một cách hợp lý và có lợi nhuận thu lại

- EPS = 115 Chỉ số này nghĩa là với 1 cổ phiếu thì phần lợi nhuận là 115 đồng

- P/E = 3,29 Chỉ số này nghĩa là với 1 đồng cổ phiếu từ doanh nghiệp, cổ đông sẽ được hưởng 3 hơn 3 đồng lợi nhuận Chỉ số P/E tăng qua các năm, chứng tỏ cổ phiếu của công ty đang được đánh giá cao, có tiềm năng trong tương lai

 Đánh giá khái quát tình hình kinh doanh.

Qua một số chỉ số về khả năng sinh lời đã tính ở trên, dễ thấy được tình hình kinh doanh của công ty đạt hiệu quả, khả năng sinh lời cao

Năm 2023, Mộc Châu Milk có doanh thu thuần đi ngang, đạt hơn 3.135 tỷ đồng Lợi nhuận sau thuế hơn 374 tỷ đồng, tăng 8% so với năm trước và là mức cao nhất trong lịch sử hoạt động So với kế hoạch năm, công ty thực hiện được 91% mục tiêu doanh thu và vượt 3% lợi nhuận

Tính đến cuối năm 2023, Mộc Châu Milk có gần 1.500 tỷ đồng tiền và tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng Số tiền này mang về khoản lãi tiền gửi hơn

155 tỷ đồng, đóng góp vào thu nhập của công ty Ngược lại, doanh nghiệp nhiều năm không vay nợ ngân hàng

Trang 11

PHẦN 3:

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

SỮA QUỐC TẾ 3.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Sữa Quốc tế.

Công ty Cổ phần Sữa Quốc tế (IDP) thành lập năm 2004, là cái tên quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam với các nhãn hiệu sữa LiF, Kun, Bavi, LOF IDP hiện sở hữu 2 nhà máy quy mô lớn tại Ba Vì và Củ Chi, phục vụ sản xuất cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

3.2 Phân tích Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Sữa Quốc tế

Các nội dung phân tích BCTC Công ty Cổ phần Sữa Quốc tế

Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty thông qua:

- Đánh giá khái quát tình hình tài chính công ty qua bảng cân đối kế toán

- Đánh giá khái quát khả năng thanh toán

- Đánh giá khái quát khả năng sinh lời

Trang 13

 Phân tích cơ cấu tài sản

Đơn vị tính: VND

I Tiền và các khoản tương đương tiền 211.781.081.549 4,04

II Đầu tư tài chính ngắn hạn 2.048.494.358.686 39,06 III Các khoản phải thu ngắn hạn 740.267.580.546 14,12

III Tài sản dở dang dài hạn 595.971.192.946 11,36

Trong phần tài sản ngắn hạn, đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 39,06%, sau đó là tới các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, tiền

và tương đương tiền, cuối cùng là tài sản ngắn hạn khác

Trang 14

Trong phần tài sản dài hạn, tài sản cố định chiếm tỷ trọng cao nhất khoảng 15,06% cho thấy Công ty Sữa Quốc tế có năng lực sản xuất kinh doanh với dây chuyền chế biến sữa hiện đại cùng hệ thống trang trại tiên tiến Điều này là phù hợp với tính chất của Công ty vì ngành nghề là kinh doanh sản xuất sữa

Bên cạnh đó tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp tăng vọt

 Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Đơn vị tính: VND

STT Chỉ tiêu 31/12/2023

VND

1/1/2023 VND

Chênh lệch

1 Tổng tài sản 5.244.469.408.518 3.840.138.859.581 1.404.330.548.937 36,57

2 Vốn chủ sở hữu 3.064.886.070.881 1.807.177.534.360 1.257.708.536.521 69,60

3 Nợ phải trả 2.179.560.837.637 2.032.961.325.221 146.599.512.416 7,21

4 Nợ ngắn hạn 2.134.842812.387 1.984.433.174.011 150,409,638,376 7,58

5 Nợ dài hạn 35.718.025.250 48.528.151.210 -12,810,125,960 -26,40

Từ bảng số liệu ta có thể thấy tổng tài sản năm 2023 tăng một lượng lớn so với năm ngoái, khoảng 36,57%, qui mô tài sản được mở rộng và phát triển mạnh

Trang 15

Về cơ cấu nguồn vốn, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng đáng báo động, đầu năm là 51,68%, trước tình thế đó doanh nghiệp đã nỗ lực điều chỉnh bằng cách tăng vốn chủ sở hữu lên gần 70% với khoảng hơn 1.200 tỷ , tỷ trọng của nợ phải trả giảm xuống còn 40,71%

Kết luận: tình hình tài chính có nhiều rủi ro, chưa phải là một công ty an toàn

để đầu tư

 Phân tích khả năng thanh toán

STT Chỉ tiêu 31/12/2023 VND 1/1/2023 VND

Chênh lệch

± Tỷ lệ (%)

1

Hệ số khả năng

thanh toán hiện

hành

Tổng tài sản/Nợ

phải trả

2,41 1,89 0,52 27,38

2

Hệ số khả năng

thanh toán nợ ngắn

hạn

Tài sản ngắn

hạn/Nợ ngắn hạn

1,64 1,35 0,29 21,21

3

Hệ số khả năng

thanh toán nhanh

Tiền và các khoản

tương đương

tiền/Nợ ngắn hạn

0,1 0,04 0,06 134,13

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (tổng quát) = 2,41 phản ánh 1 đồng

nợ thì có gần 2 đồng rưỡi tài sản được đảm bảo, hệ số này tăng so với năm ngoái nhưng chưa phải là một con số lớn để các nhà đầu tư yên tâm

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn tăng nhẹ, ngược lại, hệ số khả năng thanh toán nhanh tăng mạnh khoảng 134,13%, doanh nghiệp theo chiều hướng tăng nguồn tiền và các khoản tương đương tiền Dù các chỉ số tăng nhưng giá trị vẫn là rất thấp, chưa được đảm bảo tuyệt đối về khả năng thanh toán

 Phân tích khả năng sinh lời

Trang 16

Đơn vị tính: VND

6 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) = (4)/(3) 0,14

7 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) = (4)/(1) 0,20

8 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) = (4)/(2) 0,38

Trang 17

10 P/E (Hệ số giá trên thu nhập cổ phiếu ) 17,27 Dựa trên các hệ số tính được, doanh nghiệp sử dụng tài sản và vốn chủ sở hữu một cách hợp lý và thu lại được lợi nhuận bình ổn

Bên cạnh đó, Công ty Cổ phần Sữa Quốc tế cũng thu được một nguồn lớn từ việc phát hành cổ phiếu Công ty Sữa Quốc tế đã phát hành gần 1,18 triệu cổ phiếu ESOP (tương đương khoảng 1,9% cổ phiếu đang lưu hành) cho lãnh đạo

và người lao động Mệnh giá chào bán là 10.000 đồng/cổ phiếu, thấp hơn 96%

so với thị giá tại ngày thông qua phương án là ngày 21/11/2023

Trước đó, IDP cũng thông báo đã hoàn tất phát hành riêng lẻ hơn 2,4 triệu cổ phiếu vào tháng 8 Toàn bộ số cổ phiếu được mua bởi Daytona Investments Pte Ltd (trụ sở tại Singapore) - cổ đông ngoại lớn nhất của IDP

Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của cổ đông ngoại này tăng từ gần 9% (tương đương 5,3 triệu cổ phiếu) lên 12,56% (hơn 7,7 triệu cổ phiếu) Với giá bán 254.044 đồng/cổ phiếu, IDP thu ròng gần 599 tỷ đồng

 Đánh giá khái quát tình hình kinh doanh

IDP hiện được biết đến với thương hiệu sữa hộp Kun, Ba Vì và LIF (love in farm) Về tình hình kinh doanh, quý 3 vừa qua IDP ghi nhận 1.646 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng nhẹ 1% so với cùng kỳ Kết quả, IDP lãi sau thuế 255 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu và LNST của IDP lần lượt đạt 4.978 tỷ đồng và 708 tỷ đồng, tăng 13% và 10% so với cùng kỳ

Năm 2023, Sữa Quốc tế lên kế hoạch kinh doanh với doanh thu 7.141 tỷ đồng

và lợi nhuận sau thuế 776 tỷ đồng, lần lượt tăng 17% và giảm 4% so với kết quả năm 2022 Như vậy, công ty đã hoàn thành hơn 91% mục tiêu lãi cả năm Liên quan, IDP vừa thông qua việc triển khai phương án phát hành gần 1,2 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động ESOP với giá ưu đãi 10.000 đồng/cp Đối tượng được tham gia mua cổ phiếu ESOP là lãnh đạo

và người lao động công ty Vốn điều lệ IDP dự kiến tăng lên hơn 625 tỷ đồng Lượng cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng một năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành

Trang 18

PHẦN 4:

SO SÁNH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA 2 CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG BÒ SỮA MỘC CHÂU VÀ CÔNG TY CỔ

PHẦN SỮA QUỐC TẾ

Bảng so sánh tình hình tài chính và kết quả hoạt động của 2 Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu và Công ty Cổ phần Sữa Quốc tế

Qui mô công ty -chiếm 10% thị trường

ngành sữa của Việt Nam -thị phần khu vực miền Bắc chiếm khoảng 35%

- chuỗi hệ thống khắp các tỉnh thành

- thị phần ở Việt Nam nhỏ hơn Mộc Châu rất nhiều

- Người nước ngoài nắm giữ một phần đáng kể cổ phần của công ty Mức độ tự chủ tài chính - cao, không vay nợ tài

chính trong nhiều năm

- vốn chủ sở hữu chiếm

tỷ trọng cao

- thấp, nợ ngắn hạn chiếm gần 40,71%

- vốn chủ sở hữu cao nhưng chiếm tỷ trọng thấp

khả năng thanh toán - TS/Nợ phải trả = 9,35

- TS ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn =7,57

Khả năng thanh toán mạnh, an toàn

- TS/Nợ phải trả = 2,41

- TS ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn = 1,64

Có khả năng thanh toán nhưng khá yếu so với Mộc Châu

Hiệu quả kinh doanh - ROA =0,1408

- ROE =0,1605 EPS = 3,29 Doanh nghiệp sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả, doanh thu và lợi nhuận chủ yếu từ việc kinh doanh cung cấp sữa

- ROA = 0,20

- ROE = 0,38 EPS = 14,65 Doanh nghiệp sử dụng tài nguyên có hiệu quả, doanh thu và lợi nhuận đến từ nhiều nguồn trong

đó đáng chú ý là nguồn lợi nhuận từ việc phát hành cổ phiếu

Ngày đăng: 27/08/2024, 16:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w