Giảng viên hướng dẫn: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA KINH TẾ QUỐC TẾ--- --- BÀI TIỂU LUẬN GIỮA KỲ Tác động của FDI lên sự phát triển của nền kinh tế và chính sách thu hút vốn
Trang 1Giảng viên hướng dẫn :
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ - -
BÀI TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
Tác động của FDI lên sự phát triển của nền kinh tế và chính
sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore
Kinh nghiệm và giải pháp tham khảo cho Việt Nam
Hà Nội, 11/2023
Trang 2Nhóm sinh viên thực hiện: nhóm 8
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
NỘI DUNG 6
I CƠ SỞ LÝ LUẬN 6
1 Một số khái niệm 6
2 Tác động của FDI đến nền kinh tế 7
II TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 10
III TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN NỀN KINH TẾ 13
1 Phương pháp nghiên cứu, xây dựng mô hình và giả thuyết nghiên cứu 13
2 Kết quả nghiên cứu 14
IV PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI CỦA SINGAPORE 17
1 Khái quát tình hình kinh tế của Singapore 17
2 Đánh giá chung về hiệu quả chính sách thu hút vốn của Singapore 18
V BÀI HỌC CHO VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ XUẤT TRONG TƯƠNG LAI 22
1 Tình hình thu hút FDI tại Việt Nam 22
2 Các chính sách thu hút FDI của Việt Nam hiện nay 24
3 Môi trường đầu tư 25
4 So sánh môi trường kinh tế giữa Việt Nam và Singapore 27
5 Đánh giá chung về môi trường đầu tư của Việt Nam trong tương quan so với Singapore 31
6 Bài học và định hướng phát triển 34
KẾT LUẬN 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, quốc gia nàobiết nắm bắt cơ hội, biết vận dụng linh hoạt thời cơ trong xu hướng chung để phục vụcho sự phát triển kinh tế của mình, quốc gia đó sẽ gặt hái được nhiều thành công Thuhút FDI cũng là một trong những xu thế đó Thực tiễn chứng minh có rất nhiều quốcgia đã đạt được những thành tựu rực rỡ trong hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và thuhút FDI nói riêng và nhờ có nguồn vốn FDI cũng như những chính sách kinh tế hiệuquả, nền kinh tế của họ đã phát triển mạnh, cơ sở hạ tầng hiện đại, đời sống của nhândân ngày càng cao Song việc thu hút FDI cũng chưa bao giờ diễn ra mạnh mẽ và gaygắt như hiện nay, bởi quốc gia nào cũng nhận thức được vai trò to lớn của dòng vốnnày, đặc biệt là các nước đang phát triển
Với thực tế nền kinh tế nước ta và nhận thức được vai trò to lớn của thu hút FDItrong phát triển kinh tế đất nước, chúng ta cần nghiên cứu những kinh nghiệm củanước ngoài, đặc biệt là những nước đã thành công trong thu hút FDI để có thể học tậpnhững kinh nghiệm nước bạn một cách linh hoạt, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể trongnước Singapore là một trong những quốc gia gặt hái được nhiều thành công trong hộinhập kinh tế quốc tế nói chung và thu hút FDI nói riêng mà chúng ta có thể học tậpđược
Quốc đảo này tuy nhỏ bé nhưng lại là một điển hình thành công nhất trong thuhút FDI ở khu vực châu Á, đồng thời cũng là một trong những đối thủ cạnh tranh gaygắt với Việt Nam trong việc tranh thủ loại vốn đầu tư này Việc nghiên cứu tác độngcủa FDI với nền kinh tế và chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài củaSingapore chắc chắn sẽ đem đến cho chúng ta nhiều bài học bổ ích
2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tác động của FDI đến sự phát triển của nền kinh tế và chínhsách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore nhằm rút ra một số bài học kinhnghiệm cho Việt Nam trong việc tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt làFDI để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước Do đó, tiểu luậntập trung vào các nhiệm vụ sau:
Làm rõ một số vấn đề lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trang 5 Tổng quan về các nghiên cứu đi trước
Nghiên cứu tác động của FDI đến nền kinh tế
Phân tích và đánh giá hiệu quả chính sách thu hút FDI của Singapore
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và một một số định hướng đề xuất chotương lai
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là những tác động của FDI lên sự pháttriển của nền kinh tế Singapore, đặc biệt là những chủ trương, đường lối của Singapore
và Việt Nam liên quan đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Phạm vi nghiên cứu là đầu tư trực tiếp nước ngoài chứ không phải là đầu tưgián tiếp hay các hoạt động kinh tế xã hội khác
4 Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận sử dụng phương pháp lịch sử so sánh và kết hợp với các phương pháplogic, phân tích, tổng hợp và nghiên cứu định lượng
Trang 6NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÝ LUẬN
I.1 Một số khái niệm
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI - Foreign Direct Investment) là một trongnhững hình thức cơ bản của đầu tư quốc tế Cho đến nay, nhiều khái niệm về FDI đãđược đưa ra theo các cách tiếp cận khác nhau:
Xem xét đến nhà đầu tư và quyền quản lý, Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO) cho rằng “Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó” Theo đó, phương diện quản lý tài chính là công cụ để
phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác Cùng cách tiếp cận trên, Quỹ tiền tệquốc tế (IMF), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Hội nghị Liên HiệpQuốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) còn đề cập đến lợi ích lâu dài tronghoạt động đầu tư của FDI
Theo IMF, FDI được định nghĩa là: “Một khoản đầu tư với những quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chức trong nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác đó” Như vậy, có tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa nhà đầu tư trực tiếp đối với
việc quản lý doanh nghiệp Một nhà đầu tư FDI không nhất thiết phải kiểm soát toàn
bộ doanh nghiệp mà họ chỉ cần nắm giữ tối thiểu 10% cổ phần hoặc hoặc quyền biểuquyết trong doanh nghiệp đó
Tương tự, OECD cũng cùng quan điểm với IMF khi cho rằng nhà đầu tư cầnnắm giữ ít nhất 10% cổ phần hoặc quyền biểu quyết trong doanh nghiệp liên kết hoặcgiá trị tương đương đối với doanh nghiệp không liên kết Tuy nhiên, điểm khác biệtgiữa là OECD xây dựng tỷ lệ phần trăm này dựa trên quan điểm của các doanh nghiệpFDI chứ không dựa trên dòng vốn FDI thực tế Điều đó đã lý giải cho việc ở một số
Trang 7quốc gia khoản vốn đầu tư nước ngoài dưới 10% cổ phần hoặc quyền biểu quyết vẫnđược coi là vốn FDI.
Khác với định nghĩa của IMF và OECD, UNCTAD không sử dụng tỷ lệ vốn cổphần/biểu quyết tối thiểu tại doanh nghiệp mà đưa ra khái niệm FDI dựa trên khía cạnh
mục tiêu của khoản đầu tư UNCTAD nhận định rằng: “FDI là khoản đầu tư gắn với mối quan hệ, lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của một chủ thể đầu tư ở quốc gia này (nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài hay công ty mẹ) vào một doanh nghiệp ở quốc gia khác (doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hay công ty con)”.
Kế thừa các định nghĩa trên, trong đề tài này có thể hiểu: FDI là sự di chuyểnvốn quốc tế dưới hình thức vốn sản xuất thông qua việc nhà đầu tư ở một nước đưavốn vào một nước khác để đầu tư, đồng thời trực tiếp tham gia quản lý, điều hành, tổchức sản xuất, tận dụng ưu thế về vốn, trình độ công nghệ, kinh nghiệm quản lý…nhằm mục đích thu lợi nhuận
Hiểu theo nghĩa phổ biến thu hút vốn đầu tư là hoạt động nhằm khai thác, huy
động các nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế Thu hút FDI là “những hoạt động, những chính sách, của chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và dân cư nhằm quảng bá, xúc tiến, hỗ trợ, khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn thực hiện mục đích đầu tư phát triển” (Nguyễn Huy Thám, 1999)
Hay “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là hệ thống các biện pháp mà chính quyền của một quốc gia hoặc địa phương thực hiện để hấp dẫn các nhà đầu tư từ nước ngoài đem nguồn vốn và công nghệ vào quốc gia hoặc địa phương để tổ chức thực hiện hoạt động tìm kiếm lợi nhuận hoặc lợi ích lớn hơn so với đầu tư tại quốc gia xuất phát của họ” (Cao Tấn Huy, 2019).
I.2 Tác động của FDI đến nền kinh tế
Trên phương diện lý thuyết cũng như thực tiễn, khó có một lợi ích nào khôngđòi hỏi chi phí Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại lợi ích và cả những rủi ro cho nhàđầu tư và nước tiếp nhận đầu tư Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu này, chúng em
Trang 8Thứ nhất, FDI góp phần bổ sung nguồn vốn cho sự phát triển: FDI không quy
định mức vốn đầu tư tối đa mà chỉ quy định mức tối thiểu, do đó, cho phép các nước
sở tại khai thác được nguồn vốn bên ngoài làm tăng thêm nguồn lực cho sự phát triểnkinh tế Đặc biệt, vốn FDI lại thường là nguồn vốn đầu tư dài hạn và các nhà đầu tư tựchịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình nên có hiệu quả đối với tăngtrưởng kinh tế bền vững
Thứ hai, FDI thúc đẩy chuyển giao công nghệ và học tập kinh nghiệm quản lý kinh doanh Đối với các quốc gia còn hạn chế về trình độ KHCN, phần lớn các các
công nghệ hiện đại đưa vào bằng nhiều con đường khác nhau; hoặc là thông qua muabằng phát minh, sáng chế và cải tiến công nghệ nhập khẩu thành công nghệ phù hợpvới mình; hoặc là khi triển khai dự án đầu tư nhà đầu tư không chỉ chuyển vào nước đótiền mà cả vốn hiện vật như máy móc, nguyên liệu… và vốn vô hình như công nghệ,
bí quyết quản lý Điều này cho phép các nước nhận tiếp nhận đầu tư không chỉ nhậpkhẩu công nghệ đơn thuần và còn nắm giữ được nguyên lý vận hành của nó từ đó,nhanh chóng tiếp cận được công nghệ hiện đại ngày nay Đồng thời với hình thứcdoanh nghiệp liên doanh Nước tiếp nhận đầu tư cùng tham gia quản lý nên có điềukiện tiếp cận kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài trong sản xuất kinh doanh,nâng tầm kiến thức kinh doanh cho cán bộ cũng như tay nghề của đội ngũ công nhân
Thứ ba, FDI đóng góp vào phát triển xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán trong ngắn hạn Nếu xếp FDI trong mối quan hệ với các nguồn vốn nước ngoài khác
như tín dụng quốc tế, chứng khoán quốc tế, ODA… thì FDI cho phép các nước tránhđược cảnh nợ nần, ít mạo hiểm, tăng cường năng lực xuất khẩu, thu được ngoại tệ, do
đó có ảnh hưởng tích cực đến cán cân thanh toán trong thời gian ngắn Tuy nhiên, vềdài hạn, để phân tích FDI ảnh hưởng như thế nào đến cán cân thanh toán thì cần phảixem xét trong một thời kỳ nhất định với các thông số cụ thể Tuy nhiên, dù ở góc độnào, các nhà kinh tế đều có một kết luận rằng sự gia tăng dòng vốn FDI góp phần cảithiện rõ rệt cán cân thanh toán ở các nước, hơn nữa FDI có hiệu ứng tích cực với toàn
bộ hệ thống tài chính nước nhận đầu tư
Thứ tư, FDI góp phần phân công lao động trong nước, nâng cao hiệu quả kinh
tế và mở rộng thị trường cho nước tiếp nhận đầu tư Việc thu hút và quản lý FDI thích
hợp sẽ cho phép nước chủ nhà sử dụng tối ưu hơn các yếu tố sản xuất nhờ chuyên mônhóa và hợp tác hóa quốc tế, huy động nguồn tài nguyên nhàn rỗi đồng thời nâng cấp
Trang 9các nguồn lực khác Đặc biệt, nhiều kênh tiêu thụ sẵn có của các doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài nhờ sự cải thiện về chất lượng và doanh mục hàng hóa mà có điềukiện mở rộng tại thị trường nội địa cũng như tiếp cận thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, bất kỳ hoạt động nào cũng đều có những mặt tích cực và tiêu cực,FDI cũng vậy Việc thu hút và sử dụng FDI có thể mang lại một số hiệu ứng phụkhông mong muốn sau:
Thứ nhất, nước sở tại phải đương đầu với các chủ đầu tư quốc tế giàu kinhnghiệm, nên trong nhiều trường hợp dễ bị thua thiệt hoặc chịu sức ép từ họ trên cáclĩnh vực chính trị, giá cả, kỹ thuật Ngoài ra, nước sở tại còn có thể chịu cảnh “chảymáu chất xám” và dòng ngoại tệ chảy ngược
Thứ hai, nếu không cẩn thận thì thông qua FDI nước sở tại sẽ trở thành “bãi ráccông nghiệp”, gây khó khăn về khắc phục hậu quả lâu dài cũng như tăng thêm ô nhiễmmôi trường
Thứ ba, trong thu hút FDI, nếu kéo dài xu hướng thay thế nhập khẩu và chuyểnlợi nhuận ra ngoài sẽ làm thâm hụt cán cân thanh toán, về lâu dài, FDI có thể làm giảm
tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư nội địa
Như vậy, có thể nói rằng bên cạnh những vai trò quan trọng của FDI đối vớiphát triển kinh tế của các quốc gia thì nó cũng mang đến những “hiệu ứng phụ” khôngmong muốn Song không ai có thể phủ nhận những ảnh hưởng tích cực của FDI, vấn
đề là ở chỗ các nước tiếp nhận FDI phải làm gì để phát huy hơn nữa hiệu quả củanguồn vốn đó và hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực của nó Điều đó còn phụthuộc vào đường lối, chính sách và các biện pháp cụ thể của Chính phủ các nước tiếpnhận nguồn vốn đầu tư
Trang 10II TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thường mang nhiều lợi ích đến nướcnhận đầu tư Đầu tiên là nguồn lực bổ sung trong nước, nguồn lực đầu tư này có khảnăng tạo ra việc làm, sản lượng và phát triển (Quamri & cộng sự, 2022) Thứ hai, công
ty nước ngoài thường có lợi thế hơn các công ty trong nước về năng suất, công nghệ
và sự đổi mới, năng lực quản lý, quá trình đầu tư đã mang lại hiệu ứng lan tỏa cải thiệnnăng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước Thứ ba, các công ty nước ngoàithường tuyển dụng lao động tại các nước nhận đầu tư, những lao động này được đàotạo và hoàn thiện các kỹ năng lao động trong môi trường chuyên nghiệp và lực lượngnày có thể sẽ dịch chuyển ra bên ngoài để làm việc trong các công ty nội địa hoặc khởinghiệp, đồng thời mang theo tri thức và kĩ năng đã học tập được từ các doanh nghiệpnước ngoài (Yang & cộng sự, 2021)
Dòng vốn quốc tế có vai trò quan trọng trong hầu hết quốc gia, kể cả quốc gianhỏ không có lợi thế về thị trường và thương mại quốc tế Nghiên cứu tại 21 quốc giachâu Á, Quamri & cộng sự (2022) cho rằng tăng trưởng có thể được thúc đẩy bởi dòngvốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Khi một công ty đa quốc gia thực hiện đầu tư, nhữngcông nghệ từ công ty đa quốc gia sẽ được chuyển vào nước nhận đầu tư, quá trìnhtương tác với các nhà cung cấp, các doanh nghiệp liên kết hoặc đối tác trong nước sẽgiúp doanh nghiệp này cải thiện năng suất, qua đó có sự lan tỏa công nghệ tại nước sởtại và là lợi ích cho phát triển kinh tế (Yang & cộng sự, 2021)
Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của FDI với tăng trưởng đã nhận thấyrằng xúc tiến đầu tư có thể đem lại nhiều lợi ích cho các nước tiếp nhận bằng cách giớithiệu các công nghệ và kỹ năng mới, tạo việc làm mới, tăng cạnh tranh trong nước và
mở rộng tiếp cận với các mạng lưới tiếp thị quốc tế (Athukorala 2003; Lutz 2004) Theo Blomstrom và cộng sự (1992), FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khinền kinh tế nước chủ nhà là một nước phát triển Borensztein, De Gregorio và Lee(1998) cho thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài là một kênh quan trọng trong chuyển giaocông nghệ và đóng góp nhiều hơn đến tăng trưởng kinh tế so với đầu tư nội địa
Baliamoune-Driffield và Jones (2013) cho thấy FDI và dòng kiều hối đều tác động tích cựcđến tăng trưởng kinh tế, trong khi đó nguồn viện trợ ODA lại dường như không hỗ trợcho tăng trưởng kinh tế, từ đó cho thấy tầm quan trọng của dòng kiều hối cũng khôngkém gì so với nguồn vốn FDI
Trang 11Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Thị Hường và Bùi Huy Nhượng (2003)đều cho rằng FDI đóng một vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, thu ngânsách, giải quyết việc làm Bên cạnh đó, nghiên cứu của Đoàn Ngọc Phúc (2003) chothấy FDI có đóng góp đáng kể vào giá trị sản lượng công nghiệp, bổ sung nguồn vốnđầu tư phát triển, tạo thêm nhiều việc làm, thúc đẩy sản xuất hàng hóa, xuất khẩu, cảithiện cán cân thanh toán và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Nghiên cứu của Zaman & cộng sự (2021) tại các quốc gia thuộc khối BRI trongthời gian từ 2013-2018 cho rằng FDI và tổng tích lũy vốn trong nền kinh tế có khảnăng của thiện tăng trưởng kinh tế, trong khi xuất khẩu công nghệ và thương mạikhông có tác động Nghiên cứu tại Tây Ban Nha trong giai đoạn từ 1996-2013 củaGutierrez-Portilla & cộng sự cũng cho rằng FDI có tác động tích cực lên tăng trưởng,đồng thời doanh nghiệp nội địa có vị trí gần trụ sở của doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài có khả năng cải thiện được hiệu quả hoạt động tốt hơn
Tuy nhiên, cũng có các nghiên cứu cho thấy vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cótác động tiêu cực lên tăng trưởng do một số quốc gia chưa sử dụng hiệu quả dòng vốnnày Trên thực tế, các dòng vốn quốc tế chỉ có thể thúc đẩy tăng trưởng khi nền kinh tế
có khả năng hấp thụ dòng vốn hiệu quả Với những nền kinh tế có hiệu quả sử dụngvốn kém, chất lượng điều hành chính phủ và tính minh bạch, các dòng vốn quốc tếkhông thực sự hiệu quả khi đầu tư trong nước, không cải thiện được năng suất và lantỏa được công nghệ, mà chỉ đơn thuần khai thác được chất lượng nhân công giá rẻ.Quamri & cộng sự (2022) nhấn mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cần hàihòa với đầu tư vào thị trường tài chính, để thị trường tài chính có sự phân bổ vốn trởnên hiệu quả hơn
Bên cạnh đó, một số các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng FDI có thể không ảnhhưởng đến tăng trưởng Theo Akinlo (2004), FDI chỉ đóng góp cho tăng trưởng kinh tếkhi khả năng hấp thụ đủ có sẵn trong nền kinh tế chủ nhà để hấp thụ các công nghệtiên tiến Thậm chí qua thảo luận của một số học giả, FDI có thể có tác động xấu đếntăng trưởng do các cơ chế can thiệp của sự phụ thuộc và giảm vốn Theo lý thuyết phụthuộc được phát triển bởi Amin (1974) và Frank (1978), dòng vốn nước ngoài sẽkhông ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế dài hạn ở các quốc gia đang phát triển
Trang 12FDI có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế do sự phân bổ sai nguồn lực với
sự có mặt của một số biến thương mại, giá cả và các vấn đề khác (Boyd and Smith,1992)
Nhìn chung có thể nhận thấy rằng từ các nghiên cứu đều cho thấy FDI có tácđộng đến phát triển kinh tế
Trang 13III TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN NỀN KINH TẾ
III.1 Phương pháp nghiên cứu, xây dựng mô hình và giả thuyết
nghiên cứu
Trong bài nghiên cứu này, chúng em sử dụng phương pháp phân tích hồi quy đểxây dựng mô hình Phương pháp này cho phép đạt được kết quả ước lượng tốt nhất vềmối quan hệ giữa các biến số, đồng thời có những phỏng đoán về giá trị của biến phụthuộc dựa vào các biến độc lập Nhóm nghiên cứu thu nhập số liệu dựa trên các mẫuthử và đồng thời các giá trị ước lượng của mẫu đó dựa trên quan sát lấy trong 53 năm
từ 1960 - 2022, từ đó nghiên cứu tác động của FDI đến GDP
Sau quá trình tìm hiểu về đề tài đồng thời tham khảo mô hình lý thuyết của cácnghiên cứu đi trước, nhóm chúng em quyết định sử dụng mô hình hồi quy với các biếnđộc lập là đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỷ lệ lạm phát, dân số của Singapore Khi đó:
GDP=β0+β1∗FDI +β2∗INF + β3∗POP+u i
Trong đó:
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội β0 : Hệ số chặn
FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài β1 : Hệ số góc của biến FDI
INF : Tỷ lệ lạm phát β2 : Hệ số góc của biến INF
u i: Sai số của tổng thể tương ứng với quan sát thứ i, đại diện cho các nhân tố ảnhhưởng tới GDP nhưng không được đề cập đến trong mô hình
III.1.3.1 Giả thuyết nghiên cứu
Để kiểm định FDI có tác động lên GDP là tác động tích cực, chúng em kiểmđịnh giả thuyết sau:
{H0: β1=0
H1: β1≠ 0
Trang 14Nếu chấp nhận H0 có nghĩa là đầu tư trực tiếp nước ngoài không có tác độngđến tổng sản phẩm quốc nội Ngược lại, nếu bác bỏ H0có nghĩa là có tồn tại mối quan
hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tổng sản phẩm quốc nội
III.1.3.2 Giả thuyết kiểm định hệ số hồi quy
{H0: β i=0(1 ≤i ≤ 4): Hệ số hồi quy của biến k có ý nghĩathống kê
H1: β i ≠0 : Hệ số hồiquy của biến k có ý nghĩathống kê
Với mức ý nghĩa α = 5%, sử dụng phương pháp p-value:
Nếu p-value < α: Bác bỏ H0
Nếu p-value > α: Chưa đủ cơ sở để bác bỏ H0
III.1.3.3 Giả thuyết kiểm định sự phù hợp của mô hình
{H0: R2=0(môhình không phù hợp)
H1: R2≠ 0(môhình phù hợp)
Cách thức kiểm định: Với mức ý nghĩa 5%, p-value = Prob > F
Nếu p-value < α: Bác bỏ giả thuyết, mô hình phù hợp
Nếu p-value > α: Chưa cơ sở để bác bỏ H0, mô hình không phù hợp
III.2 Kết quả nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu sử dụng lệnh corr trong Stata phục vụ cho việc phân tích sựtương quan giữa các biến trong mô hình, ta thu được kết quả sau:
Bảng 1: Tương quan giữa các biến số trong mô hình
Trang 15- r (GDP, FDI) = 0.9585: Mức độ tương quan cao, hệ số tương quan mang dấudương Mối liên hệ giữa tổng sản phẩm quốc nội với đầu tư trực tiếp nước ngoài làcùng chiều
- r (GDP, INF) = -0.1861: Mức độ tương quan yếu, hệ số tương quan mang dấu
âm Mối liên hệ giữa tổng sản phẩm quốc nội với lạm phát là ngược chiều nhau
- r (FDI, INF) = -0.1478: Mức độ tương quan yếu, hệ số tương quan mang dấu
âm Mối liên hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài với lạm phát là ngược chiều nhau
- r (GDP, POP) = 0.9443: Mức độ tương quan cao, hệ số tương quan mang dấudương Mối liên hệ giữa tổng sản phẩm quốc nội với dân số là cùng chiều
- r (FDI, POP) = 0.8452: Mức độ tương quan cao, hệ số tương quan mang dấudương Mối liên hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài với dân số là cùng chiều
- r (INF, POP) = -0.2907: Mức độ tương quan yếu, hệ số tương quan mang dấu
âm Mối liên hệ giữa lạm phát với dân số là ngược chiều nhau
Bảng 2: Mô hình ước lượng
chuẩn
Giá trị t
Giá trị p-value
III.2.3.1 Kiểm định hệ số hồi quy
Trang 16III.2.3.2 Kiểm định sự phù hợp của mô hình
Dựa vào bảng 2 Ta thấy, P-value = Prob > F = 0.0000 < 5% và kết luận môhình phù hợp
=> Kết luận:
Như vậy bằng phương pháp ước lượng OLS mô hình hồi quy gồm 4 biến xemxét tác động của FDI lên GDP của Singapore trong giai đoạn từ 1960-2022, nhómnghiên cứu đưa ra kết luận như sau:
Hệ số ước lượng của FDI lên GDP mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê, từ
đó cho thấy vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động tích cực, tạo ra cơ hội tăngtrưởng kinh tế cho Singapore Điều này là phù hợp với kết quả của những nghiên cứu
đi trước và mục tiêu bài nghiên cứu hướng tới
Trang 17IV PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI CỦA SINGAPORE
IV.1 Khái quát tình hình kinh tế của Singapore
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ lâu đã trở thành đặc điểm quan trọng củanền kinh tế Singapore Cho đến nay Singapore vẫn là một địa điểm đầu tư đầy hấp dẫnđối với các nhà đầu tư nước ngoài
Nhìn vào số liệu thống kê trên ta dễ dàng thấy trong khoảng giai đoạn 9 năm từ2011-2019, dòng vốn FDI vào Singapore tăng nhanh chóng từ 49 tỉ USD (năm 2011)tăng lên 105.29 tỉ USD (năm 2019) Singapore cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng sauđại dịch Covid 19 cùng giai đoạn kinh tế thế giói suy giảm từ giai đoạn đó khi dòngvốn đầu tư nước ngoài của Singapore giảm mạnh giai đoạn 2019-2020 giảm từ 105.26
tỉ USD (năm 2019) xuống 78.45 tỉ USD (năm 2020) giảm khoảng 25% Nhưng nhờchính sách thu hút đầu tư FDI hiệu quả mà chính phủ nước này đã sử dụng thì dòngvốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã phục hồi và tăng vọt trở lại một cách mạnh
mẽ và nhanh chóng khi đã tăng lên 140.84 tỉ USD vào năm 2022, tăng 1.8 lần so vớinăm 2020
Biểu đồ 1.1: Dòng vốn FDI của Singapore giai đoạn 2011-2022
Về tăng trưởng GDP trong những năm qua, Singapore đã có nhiều chuyển biến
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 0
105.29 78.45 138.54 140.84
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI, DÒNG VỐN VÀO RÒNG CỦA SINGAPORE (2011-2022)
Column2 năm
Trang 18Cụ thể, ta có thể thấy rõ hơn về tình hình biến động về GDP của Singapore được thểhiện qua biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 1.2: Biến động GDP của singapore giai đoạn 1970-2022
Đặc biệt chú ý từ những năm 2018 đến 2021, đó là thời điểm trước và sau củaảnh hưởng dịch COVID-19
Tăng trưởng GDP của Singapore năm 2019 là 1,33%, giảm 2,24% so với năm 2018Tăng trưởng GDP của Singapore năm 2020 là -3,90%, giảm 5,23% so với năm 2019.Tăng trưởng GDP của Singapore năm 2021 là 8,88%, tăng 12,78% so với năm 2020.Tăng trưởng GDP của Singapore năm 2022 là 3,65%, giảm 5,24% so với năm 2021
Từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát đã tác động nặng nề đến nền kinh tế thếgiới nói chung và nền kinh tế của Singapore nói riêng Từ đầu năm 2019, do ảnhhưởng của dịch bệnh chưa được rõ ràng nên giảm không quá nhiều Lúc thời điểmdịch bệnh đạt đỉnh điểm thì tăng trưởng của Singapore giảm rõ rệt, nhưng với nhữngchính sách để ứng phó và thích nghi với dịch COVID-19 đã giúp Singapore khôngnhững khôi phục lại được nền kinh tế mà còn tăng trưởng mạnh mẽ hơn những nămtrước đó
Trang 19IV.2 Đánh giá chung về hiệu quả chính sách thu hút vốn của
Singapore
Singapore là một trong những quốc gia thành công nhất trong việc thu hút vốnđầu tư nước ngoài (FDI) Năm 2022, Singapore đã thu hút được 15,2 tỷ USD FDI,đứng thứ 5 trên thế giới Điểm mạnh kinh tế của Singapore nằm ở chế cơ chế thươngmại mở, môi trường chính trị và luật pháp ổn định, chính sách kinh tế vĩ mô cẩn thậnthuế suất cạnh tranh, môi trường quản lý minh bạch và khung pháp lý hiệu quả Nhữngđặc điểm nổi bật của chính sách thu hút vốn FDI của Singapore như sau:
Thứ nhất, Singapore chú trọng đến cải thiện môi trường đầu tư, trong sạch và
ổn định Không có sự phân biệt giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, ngoài trừmột số trường hợp đặc biệt được quy định cụ thể trong luật Ngoài ra, thay vì ban hànhmột luật riêng, hoạt động đầu tư ở Singapore được điều chỉnh bởi các luật chung,chẳng hạn như luật chung về hợp đồng, luật công ty và các luật cụ thể theo ngành Hệthống luật pháp của Singapore cũng hoạt động khá hiệu quả Kế thừa từ hệ thống phápluật từ Anh và phát triển thành của riêng, hệ thống luật pháp của Singapore đến nayđược đánh giá cao với tính hiệu quả và nhất quán Cơ sở pháp lý liên tục được cập nhật
và đổi mới để phù hợp với môi trường văn hóa, kinh tế và thương mại ngày nay Cácdoanh nghiệp không phải trải qua các quy trình thủ tục pháp lý chậm chạp, dễ làm ảnhhưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh Hệ thống luật thương mại của Singaporecòn được biết đến bởi sự công bằng và vô tư, giúp tạo ra một môi trường bình đẳngcho các nhà đầu tư nước ngoài, không giới hạn sở hữu nước ngoài và không có kiểmsoát ngoại hối
Áp dụng chính sách công thân thiện với đầu tư, duy trì khuôn khổ pháp lý rõ ràng
và minh bạch, tạo môi trường đầu tư ổn định và dễ dự đoán Thủ tục tố tụng tư pháphoàn toàn độc lập và chính phủ không can thiệp vào thủ tục hoặc quyết định tư pháp.Chế độ đầu tư rộng mở không bắt buộc chấp thuận hoặc sàng lọc FDI Bên cạnh đó,tính minh bạch và thuận tiện đầu tư rất được coi trọng ở Singapore (Bộ KH&ĐT,2022) Các biện pháp đầu tư gồm hoàn thiện luật, quy định, thủ tục và quy trình ápdụng chung, được công bố hoặc cung cấp trực tuyến ngay lập tức cho phép nhữngngười quan tâm và các quốc gia khác làm quen Quyền truy cập thông tin về dịch vụ