Nó gắn liền vớiquá trình khai hoang lập ấp, phát triển sản xuất, mở mang văn hóa, xã hội và đấutranh sinh tồn với thiên nhiên của các cộng đồng dân cư, từ những làng Việt cổ xưa,những cô
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Khoa Lịch Sử
Trang 2I Mở Đầu
1 Lí do chọn đề tài
Nền kinh tế của làng xã Việt Nam truyền thống đã hình thành và phát triển từ xa xưa, cùng với lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước của dân tộc Nó gắn liền với quá trình khai hoang lập ấp, phát triển sản xuất, mở mang văn hóa, xã hội và đấu tranh sinh tồn với thiên nhiên của các cộng đồng dân cư, từ những làng Việt cổ xưa, những công xã nông thôn đến các làng tiểu nông trong thời kỳ phong kiến Trong suốt tiến trình phát triển lâu dài ấy, tính cộng đồng luôn được bảo lưu và duy trì mạnh mẽ, trở thành một trong những đặc trưng cơ bản, có tính phổ quát và bao trùm trong sản xuất và đời sống xã hội ở nông thôn
Trang 3Trong cuộc sống hiện đại ngày nay khi mà đất nước đang trên đà phát triển ngày một hiện đại và giàu đẹp hơn Không nằm ngoài sự phát triển đó ở các vùng nôn thôn, các làng quê đã có nhiều sự thay đổi để bắt kịp sự phát triển của đất nước, bằng chứng là ở các vùng nông thôn ngày nay các khu công nghiệp, các khu chế xuất mọc lên ngày càng nhiều và quy mô thì ngày càng lớn hơn Sự phát triển Không ngừng của xã hội làng xã cũng không thể xóa đi nét đẹp của nền kinh tế truyền thống của làng xã Việt Nam
Để làm rõ các lĩnh vực kinh tế truyền thống của làng xã Việt Nam và sự phát triển qua từng giai đoạn Nên em chọn chủ đề này để nghiên cứu Đề tài này tuy không phải là một đề tài mới và đã được rất nhiều nhà khoa học lớn tìm tòi và nghiên cứu Nhưng đây là một vấn đề rất rộng lớn mà ở đây em chỉ chọn một khía cạnh nhỏ để mà tìm hiểu thêm về kinh tế làng xã Việt Nam
II.1 Khái quát về các loại kinh tế
“ Làng xã Việt Nam truyền thống từ trong lịch sử có nhiều loại hình kinh tế phong phú như trồng trọt, chăn nuôi, thương nghiệp, nhưng có nét đặc trưng là không có sự tách biệt dứt khoát giữa trồng trọt, chăn nuôi, thương nghiệp như nhiều nước khác ‘’
Trang 4Công cuộc khẩn hoang lập làng, mở rộng thêm diện tích sản xuất được tiến hành đều đặn, liên tục trong suốt chiều dài lịch sử của làng xã gắn liền với công tác đê điều, thủy lợi, cải tạo đất và đúc kết kinh nghiệm trong nông nghiệp của cha ông ta: “nước, phân, cần, giống”, mang tính khoa học tương đối hiện đại đã là những nhân tố đưa đến sự mở rộng và phát triển của nền kinh tế tiểu nông trong nông thôn nước ta, mà chủ đạo là nền kinh tế nông nghiệp lúa nước
Hầu hết các làng xã Việt Nam đều lấy hoạt động kinh tế nông nghiệp làm cơ sở, có kết hợp với các làng nghề thủ công, chăn nuôi gia súc, gia cầm Chăn nuôi không tách rời với nông nghiệp trồng lúa nước ở Việt Nam trong các làng xã
“Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp, các nghề thủ công, thương nghiệp ở các làng xã cũng ngày càng phát triển và được mở rộng hơn Thủ công từng bước tách khỏi nông nghiệp, xuất hiện ngày càng nhiều các làng nghề Sự hình thành các làng nghề trong nông thôn, là biểu hiện của sự phân công lao động trong các làng xã đã khá phát triển Nhưng
về mặt hình thái kinh tế thì các làng nghề thủ công này vẫn thuộc loại hình làng nông-công-thương mại, sự tách biệt giữa nông nghiệp với thủ công nghiệp không triệt để Một bộ phận
cư dân đáng kể vẫn làm nông nghiệp Nghề nông vẫn là cơ sở chính của họ.””
Về mặt kinh tế làng xã Việt Nam trong lịch sử có đặc điểm nổi bật là nông nghiệp luôn kết hợp với các ngành, nghề phong phú đa dạng, một sự kết hợp đa “thành phần kinh tế”
2.2 Chế độ sở hữu ruộng đất
2.2.1 Ruộng đất công
Ruộng đất công của làng là ruộng công làng xã, do làng xã trực tiếp quản lý và phân chia cho các thành viên của làng theo lệ làng hoặc theo quy định của nhà
2.2.1.1 Nguyền gốc và diễn biến
Đối với một nước nông nghiệp là chủ đạo, vấn đề ruộng đất có một vị trí
hết sức quan trọng đối với đời sống của cư dân các làng xã cũng như đối với nền kinh tế cả nước
Thời Văn Lang- Âu Lạc, ruộng đất còn thuộc quyền sở hữu chung của cả cộng đồng Mọi thành viên trong các làng xóm đều bình đẳng, không ai có quyền chiếm giữ làm của riêng Mỗi thành viên trong làng được phân chia một số lượng ruộng đất để cày cấy và hưởng thụ Người được chia chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu Ruộng đất vẫn là của công của làng Tất cả các thành viên đều có nghĩa vụ tham gia các công việc chung đối với làng như làm thủy lợi, đắp đê, chống lũ lụt, chống ngoại xâm
“Trong thời kỳ bị phong kiến đô hộ, chế độ sở hữu tập thể về ruộng đất về cơ bản, nói chung vẫn thuộc làng xã, nhưng cũng có những chuyển biến nhất định trong một bộ phận ruộng đất nào đó, một số hình thức sở hữu ruộng đất mới xuất hiện như sở hữu tư nhân, sở hữu tối cao của chính quyền đô hộ Sang thời kỳ đất nước độc lập tự chủ, tình hình ruộng đất
có nhiều chuyển biến tác động trực tiếp đến hoạt động kinh tế của các làng xã Dưới thời Lý, Trần làng xã vẫn giữ được quyền sở hữu của mình và ruộng đất công làng xã vẫn giữ một vị trí rất quan trọng trong đời sống của nhân dân Hàng năm, làng xã vẫn tiến hành phân chia ruộng đất cho nông dân theo tục lệ và chịu trách nhiệm thu thuế theo diện tích đã trình lên quan trên nộp cho nhà nước Dù vậy, nhà nước với tư cách là người nắm quyền sở hữu tối cao
về ruộng đất, vẫn tiến hành việc phong thực ấp cho quan lại Những hộ nông dân ở các làng
xã được chia ruộng công phải nộp tô thuế cho viên quan được cấp thay cho việc nộp cho nhà nước.”
Trang 5Nhìn chung trong thời kỳ phong kiến bộ phận ruộng đất công ngày càng giảm Đến thế kỷ XIX, ở Nam Bộ hầu hết là ruộng đất tư Ở Trung Bộ như Bình Định, ruộng đất công không còn là bao khiến Tổng đốc Bình – Phú là Vũ Xuân Cẩn phải 2 lần tâu với vua Minh Mạng ban hành phép quân điền chia lại ruộng đất ở riêng Bình Định năm 1839 Ở Bắc Bộ ruộng đất công cũng thu hẹp, ở các địa phương ruộng đất tư đã nhiều hơn ruộng đất công
2.2.1.2 Tính 2 mặt của ruộng đất công
Một mặt ruộng đất công làng xã có tác dụng hình thành nên truyền thống cộng đồng“
tương trợ giúp đỡ lẫn nhau của nhân dân ta như “Bán anh em xa mua láng giềng gần”, “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” Ruộng đất công làng xã có tác dụng hạn chế quá trình nông nô hóa nông dân thời phong kiến Nhưng sự tồn tại của ruộng đất công làng xã cũng tạo nên những mặt hạn chế như làm thui chột vai trò cá nhân do bị hòa tan vào cộng đồng, làm cho con người ít sáng tạo, hình thành nên các tư tưởng cục bộ, bản vị, ngay thay đổi nên bảo thủ.”
Vì ruộng đất công làng xã là nguồn thu chủ yếu của nhà nước phong kiến nên nhà nước cố gắng duy trì bộ phận ruộng đất này Mặt khác, làng xã cũng dựa vào ruộng đất công để thu một số khoản và huy động nhân lực giải quyết việc làng
2.2.2 Ruộng đất tư nhân
2.2.2.1 Nguồn gốc
Do cá nhân khai hoang, do mua bán, thừa kế hay nhà nước ban tặng, ban thưởng
Từ thế kỷ XV, nhà nước phong kiến tấn công mạnh mẽ vào chế độ sở hữu ruộng đất của làng xã thông qua chính sách quân điền được thực hiện thống nhất trong cả nước Các làng xã
có ruộng đất công không còn được tùy ý lệ làn để phân chia ruộng đất Quyền sở hữu ruộng đất công của làng xã về cơ bản bị nhà nước tước đoạt Quyền đó chuyển sang thuộc quyền sở hữu nhà nước Làng xã phải thực hiện theo chế độ thống nhất của nhà nước Làng xã chỉ còn lại một bộ phận ruộng đất ít ỏi để quản lý, sử dụng không phải nộp thuế cho nhà nước Cũng từ thế kỷ VX trở về sau, giai cấp địa chủ tìm mọi cách mở rộng quyền sở hữu
tư nhân, ra sức lấn, chiếm ruộng đất công và ruộng đất của những nông dân tiểu tư hữu Cho đến thế kỷ XVIII, ở các làng xã Đàng Ngoài, chế độ công hữu ngày càng suy giảm và chịu sự chi phối của bọn cường hào, địa chủ làng xã Số ruộng đất công được nhà nước chia cho nông dân cày cấy còn lại rất ít
Đàng Trong vào các thế kỷ XVI-XVIII, do công cuộc khai hoang được đẩy mạnh, nhiều làng ấp ra đời, diện tích đất đai sản xuất được mở rộng, nông dân do có ruộng đất cày cấy, đời sống tương đối ổn định Nhưng từ nửa cuối thế kỷ XVIII trở về sau, tình trạng chiếm đoạt và tập trung ruộng đất của giai cấp địa chủ càng nghiêm trọng, nhất là ở vùng Thuận Quảng Người nông dân Đàng Trong do bị tước đoạt ruộng đất, bị bóc lột nặng nề bằng tô thuế đã phải bỏ làng mạc đi lưu vong phiêu tán
Dưới triều Nguyễn vào thế kỷ XIX, ruộng đất công làng xã càng bị thu hẹp hơn Tình trạng nông dân phải bỏ làng xã đi lưu vong, phiêu tán rất rầm trọng, nhất là Bắc Kỳ và Trung Kỳ
Tình hình trên cho thấy từ giữa thế kỷ XVIII đến k XIX, chế độ phong kiến Việt Nam ở vào giai đoạn suy vong kéo theo sự lầm than đói khổ của người nông dân, nhiều làng xã trở nên tiêu điều, hoang tàn
Từ khi triều đình nhà Nguyễn ký hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp (1884), công nhận quyền bảo hộ của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, nước ta bị thực dân Pháp đô hộ thì đời sống kinh tế của nông dân các làng xã càng thêm nguy khốn
Trang 6Thực dân Pháp tăng cường cướp đoạt trắng trợn ruộng đất của nhân dân ta Chiếm đoạt ruộng đất lập đồn điền, làm cho đại bộ phận nông dân không có TLSX, phải đi làm phu cho chúng, đã gây hậu quả nghiêm trọng cho đời sống nông dân các làng xã Tính chất sản xuất nhỏ, độc canh, lạc hậu của nông nghiệp nước ta vẫn rất nặng nề
Tình trạng tập trung ruộng đất vào giai cấp địa chủ vẫn tiếp diễn do chủ trương của chính quyền thực dân dung dưỡng, tạo điều kiện và cho phép giai cấp địa chủ phát triển để làm chỗ dựa cho nền thống trị của chúng
Tình hình chiếm đoạt ruộng đất nghiêm trọng của thực dân Pháp và giai cấp địa chủ như trên càng làm cho chế độ ruộng đất công ở làng xã bị suy sụp, tấn công mạnh mẽ đến kết cấu kinh tế làng xã Việt Nam bấy giờ, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nông dân Người nông dân không có ruộng đất để sinh sống buộc phải làm thuê hoặc lĩnh canh ruộng đất của địa chủ, càng bị lệ thuộc và bị địa chủ bóc lột nặng nề hơn
2.3 Nông nghiệp
Nền văn minh cổ truyền Việt Nam là nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước Nhưng tùy điều kiện tự nhiên và nhu cầu cuộc sống từng vùng, nghề nông thường kết hợp với nhiều nghề phụ Dưới chế độ phong kiến, ở các làng xã Việt Nam, nông nghiệp luôn đóng vai trò là ngành kinh tế chủ đạo Do đất đai nước ta thuận lợi cho nên việc phát triển nông nghiệp có nhiều đồng bằng rộng lớn phì nhiêu nên cư dân Việt Nam thời phong kiến chọn nông nghiệp làm nghề sinh sống chủ yếu Các triều đại từ Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Lê Sơ, Mạc, Nguyễn đều thi hành chính sách trọng nông với một loạt biện pháp như:
- Khi vua mới lên ngôi mở đầu một triều đại mới hường ban Chiếu khuyến nông (kêu gọi dân phiêu tán về quê nhận ruộng đất để cày cấy)
- Đầu xuân, nhà vua tổ chức cày Tịch điền; đến vụ gặt vua cũng đích thân đi xem gặt
- Nhà nước khuyến khích nhân dân khai hoang phục hóa (miễn thuế 3 năm)
- Bảo đảm sức lao động nông: thi hành chính sách ngụ binh ư nông
- Chăm lo đê điều thủy lợi: Đặt chức Hà đê sứ, Chánh phó sứ để quản lý và triển khai các công trình thủy lợi và trị thủy, coi sóc đê điều và chăm lo nông nghiệp
-Quy định các làng xã chỉ được phân chia ruộng đất vào dịp nông nhàn
- Bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp: Ban hành luật cấm giết, ăn trộm trâu bò
2.4 Thương nghiệp
Chế độ phong kiến phương Đông nói chung, Việt Nam nói riêng đều thi hành chính sách
ức thương Quan điểm của các nhà Nho cũng rất xem thường thương nghiệp, coi đó là nghề ngọn, gian dối; do vậy trong thời kỳ phong kiến, thương nghiệp nước ta không phát triển Chính điều đó đã ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội Việt Nam và làm cho nền kinh tế nước ta thiên về tính chất tự cấp tự túc Tính chất này ngày càng được phản ánh rõ ở các làng xã nông nghiệp Thương nghiệp làng xã chỉ dừng lại ở mức độ là các hoạt động buôn bán nhỏ hoặc cung cấp dịch vụ về tiêu thụ một phần công cụ lao động, nông sản và các mặt hàng thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhất cho nông dân Hoạt động thương nghiệp của người nông dân chỉ nhằm đáp ứng những nhu cầu trao đổi bức thiết nhất của họ mà thôi Do đó có rất ít những người nông dân theo nghiệp buôn bán một cách toàn tâm toàn ý
Do nhu cầu quá bức bách trong đời sống của người nông dân mà thời phong kiến các chợ làng đã tự phát hình thành Chợ làng thường nằm ở các vị trí là ngã ba ngã tư đường giao thông, các khu vực trung tâm hành chính; còn nếu là vùng có sông thì bao giờ cũng thường gắn với bến sông Bởi gần bến sông sẽ có các loại thủy hải sản do dân chài, hoặc những người buôn bán bằng thuyền chở đến Chợ làng là nơi nông dân bán nông phẩm gồm lương
Trang 7thực, rau, củ, quả do họ làm ra; đồng thời người nông dân chỉ ra chợ mua thực phẩm chủ yếu
là các loại cá, thịt, muối, mắm Vì thế, nếu chợ không họp ở bến sông hay ở vùng trung tâm thuận tiện giao thông thì sẽ không có khách thương đường xa đến Mà nếu không có khách hàng nơi khác đến mua bán thì những người họp chợ chỉ toàn là nông dân trong làng với nhau; hàng hóa giống nhau ai cũng bán rau quả, lương thực mà không có người mua và ai cũng có nhu cầu mua thủy hải sản tươi lại không có người bán Do đó, nếu lập chợ mà thiếu yếu tố bến sông hoặc ngã ba ngã tư thuận tiện cho giao thông hay là nằm ở vùng trung tâm thì chợ lập ra cũng không thể duy trì
Một điều đáng lưu ý là chợ làng ngoài tác dụng trao đổi buôn bán hàng hóa còn là môi trường tiếp xúc văn hóa, giao lưu truyền bá văn hóa, nơi thông đạt tin tức giữa cư dân nhiều làng với nhau Chợ làm cho nông thôn vốn tĩnh mịch trở nên sôi động hơn, thu hút, tập hợp dân cư trong làng và quanh vùng, nơi giao lưu củng cố tình cảm cộng đồng Thông tin truyền
đi các nơi từ chợ theo mọi người rất nhanh Vì thế muốn biết trong làng hoặc trong vùng có chuyện gì mới xảy ra thì đến chợ làng là có thể biết được một cách dễ dàng
2.5 Thủ công nghiệp
Do đặc điểm nghề nông nên ở nông thôn luôn tồn tại sẵn những nguyên
liệu cho các nghề thủ công phát triển, do đó hầu hết các làng xã Việt Nam đều có sản xuất thủ công với tư cách là nghề phụ của nông dân lúc nông nhàn Sản xuất thủ công do đó phần lớn mang tính chất gia đình như chăn tằm dệt lụa, làm nón, đan lát, thêu thùa
2.5.1 Làng Nghề
Làng nghề Việt Nam là một thuật ngữ dùng để chỉ các cộng đồng cư dân, chủ yếu ở các vùng ngoại vi thành phố và nông thôn, có chung truyền thống sản xuất các sản phẩm thủ công cùng chủng loại tại Việt Nam Làng nghề thường mang tính tập tục truyền thống đặc sắc, đặc trưng, không chỉ có tính chất kinh tế mà còn bao gồm cả tính văn hóa, đặc điểm du lịch tại Việt Nam
Các làng nghề truyền thống hầu hết tập trung ở vùng châu thổ sông Hồng như Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định Một số ít rải rác ở các vùng cao và châu thổ miền Trung và miền Nam
+ Hình thành và phát triển: Những phát hiện về KCH, những cứ liệu lịch sử đã chứng minh được các làng nghề Việt Nam đã ra đời từ hàng ngàn năm trước đây Cùng với sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp, nhiều nghề thủ công đã ra đời tại các vùng nông thôn Việt Nam, ban đầu là những công việc phụ tranh thủ lúc nông nhàn, để chế tại những vật dụng cần thiết trong sinh hoạt, sau phát triển lên thành nhu cầu trao đổi hàng hóa và tìm kiếm thu nhập ngoài nghề nông
Thời phong kiến ở nước ta số lượng làng nghề chuyên sản xuất thủ công có số lượng rất
ít Từ các thế kỷ XIV, XV, đặc biệt đến thế kỷ XVI khi nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa thì số làng thủ công chuyên nghiệp xuất hiện nhiều hơn, có nhiều làng đạt trình độ khá cao và điêu luyện, ví dụ các làng dệt chiếu ở Ninh Bình, làm gốm, gạch Bát Tràng, làng đúc đồng Đại Bái, làng sản xuất vại ở Hương Canh (Phú Thọ), làng pháo Bình Đà, làng dệt lụa ở Vạn Phúc Các vùng đô thị thường có làng sản xuất đồ trang sức cho hoàng tộc quan lại Sỡ dĩ TCN nước ta không có tính cạnh tranh và kém phát triển vì nhiều nguyên nhân Thứ nhất là do tâm lí người thợ thủ công – vốn là nông dân không dễ dàng rời bỏ làng quê của mình để đến những nơi thuận tiện cho sản xuất Người thợ
Trang 8thủ công làng Việt đẩy nhu cầu vật chất xuống hàng thứ hai sau nhu cầu tình cảm nên không muốn rời bỏ làng, họ có quan niệm “Sống vì mồ mả chứ ai sống vì bát cơm”
Do chính sách công tượng hà khắc của các triều đại phong kiến mà thợ thủ công khéo tay phải dấu nghề cho nên nhiều nghề có trình độ kỹ thuật cao nhưng không được truyền bá và thủ công nghiệp nước ta không phát triển lên sản xuất lớn; không có các công thường thủ công kiểu phương Tây
Do các làng thủ công vẫn giữ gìn truyền thống, phong tục làm nông nghiệp Làng vẫn
có đình làng, chùa, vẫn thờ Thành hoàng, chỉ thay ông Khai canh bằng ông tổ nghề ở đình làng Làng thủ công nhưng vẫn có cơ cấu tổ chức như làng nông nghiệp về quản lý và sinh hoạt
Nhìn lại làng xã từ thế kỷ X – XIX, trong nông thôn Việt Nam về mặt kinh tế đã xuất hiện nhiều loại làng: làng nông nghiệp, làng thủ công, làng buôn nhưng phổ biến vẫn là làng nông – công – thương Đó là một dạng kết cấu đặc thù của nông thôn Việt Nam và nhiều nước phương Đông vào giai đoạn cuối của chế độ phong kiến
Những đặc điểm sản phẩm: Do đặc tính nông nghiệp và quan hệ làng xã Việt Nam, các ngành nghề thủ công được lựa chọn và dễ phát triển trong quy mô cá nhân rồi mở rộng thành quy mô gia đình Dần dần, các nghề thủ công được truyền bá giữa các gia đình thợ thủ công với nhau, rồi lan truyền ra cả làng, hay nhiều làng gần nhau theo nguyên tắc truyền nghề Và bởi những lợi ích khác nhau do các nghề thủ công đem lại mà trong mỗi làng bắt đầu có sự phân hóa Nghề đem lại lợi ích nhiều thì phát triển dần, ngược lại những nghề mà hiệu quả thấp hay không phù hợp với làng thì dần bị mai một Từ đó bắt đầu hình thành nên những làng nghề chuyên sâu vào một nghề duy nhất nào đó như làng gốm, làng chiếu, làng lụa, làng chạm gỗ, làng đồ đồng
Có 12 nhóm sản phẩm thủ công chính ở Việt Nam: Mây tre đan; Sản phẩm từ cói và lục bình; Gốm sứ; Điêu khắc gỗ; Sơn mài; Thêu ren; Điêu khắc đá; Dệt thủ công; Giấy thủ công; Tranh nghệ thuật; Kim khí; Những sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác
Những làng nghề nổi tiếng: Dù nhiều làng nghề đã biến mất cùng với thời gian, nhưng“ hiện nay, các con số thống kê cho thấy ở Việt Nam còn gần 2.000 làng nghề thuộc các nhóm nghề chính như: sơn mài, gốm sứ, vàng bạc, thêu ren, mây tre đan, cói, dệt, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá ”
Trang 9III Kết Luận
Nền kinh tế truyền thống là một trong những thành tố quan trọng để cấu thành làng xã ở Việt Nam Nền kinh tế, làng xã cổ truyền Việt
Nam là loại kết cấu kinh tế mềm dẻo nhưng rất vững chắc Làng Việt không gài lắp một cách thô sơ các hoạt động kinh tế như gia đình kinh tế tiểu nông Trong làng xã Việt Nam, có thể được gọi như là một phức hợp kinh tế không tách rời, độc lập mà vẫn gắn bó chặt chẽ với làng xã Nền tảng kinh tế tiểu nông này luôn luôn có nhu cầu bù đắp những khuyết thiếu để hướng tới mục tiêu tự cấp, tự túc Nhưng mảng bù đắp này lại không lấy ở thành thị, không cần thông qua thành thị mà bản thân kinh tế tiểu nông và làng xã tự giải quyết lấy Do đó, kết cấu kinh tế của làng Việt truyền thống là kết cấu kết hợp chặt chẽ của ba thành phần kinh tế nông – công – thương nghiệp
Trang 10IV Tài liệu tham khảo