1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bộ câu hỏi đúng sai lịch sử 10 chương trình mới tiktokthptqg2025

42 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bộ Câu Hỏi Đúng/ Sai Lịch Sử 10 (Theo Từng Chủ Đề)
Chuyên ngành Lịch sử
Thể loại Tài liệu ôn thi
Năm xuất bản 2025
Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 171,45 KB

Nội dung

Đây là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long thời Lý-Trần, Đông Kinh thời Hậu Lê và tỉnh thành Hà Nội thời Nguyễn….Hoàng thành Thăng Long được hình thành vào năm 1010, k

Trang 1

TÀI LIỆU ÔN THI LỚP 12 (CHƯƠNG TRÌNH MỚI) DÙNG CHUNG 4 BỘ SGK

HƯỚNG TỚI KỲ THI THPTQG 2025

CHUYÊN Đ BÀI T P FORM 2025 Ề BÀI TẬP FORM 2025 ẬP FORM 2025

B CÂU H I ĐÚNG/ SAI L CH S 10 (THEO T NG CH Đ ) Ộ CÂU HỎI ĐÚNG/ SAI LỊCH SỬ 10 (THEO TỪNG CHỦ ĐỀ) ỎI ĐÚNG/ SAI LỊCH SỬ 10 (THEO TỪNG CHỦ ĐỀ) ỊCH SỬ 10 (THEO TỪNG CHỦ ĐỀ) Ử 10 (THEO TỪNG CHỦ ĐỀ) ỪNG CHỦ ĐỀ) Ủ ĐỀ) Ề BÀI TẬP FORM 2025

THPTQG2025🌷 Tiktok: @thptqg2025

CHỦ ĐỀ 1: LỊCH SỬ VÀ SỬ HỌC Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Đầu tháng 8-1945, quân đội Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống thành phố Hi-rô-si-ma và

Na-ga-xa-ki của Nhật Bản Đây là một hiện thực lịch sử, nhưng đến nay, hiện thực lịch sử này vẫn còn những nhận thức, đánh giá trái chiều:

Luồng ý kiến thứ nhất: Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản làm cho Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt sớm hơn nhiều tháng, hạn chế thiệt hại sinh mạng cho các bên tham chiến.

Luồng ý kiến thứ hai: Mỹ không cần thiết phải ném bom nguyên tử Đó là tội ác chiến tranh, là hành vi tàn bạo chống lại lịch sử loài người.

(Sách giáo khoa Lịch sử 10, bộ cánh diều, tr 4)

a Hiện thực lịch sử là đầu tháng 8-1945, quân đội Mĩ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố lớn

của Nhật Bản.

b Nhận thức “Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản hạn chế thiệt hại sinh mạng cho các bên tham chiến” có trước sự kiện Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản.

c Nhận thức “Mỹ không cần thiết phải ném bom nguyên tử Đó là tội ác chiến tranh” có sau sự kiện

Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản.

d Sự kiện quân đội Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản được nhận thức giống nhau và khách quan.

a Đ b S c Đ d Đ

Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), trước hàng vạn quần chúng nhân dân, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước VNDCCH, đánh dấu thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945.

Nhận xét về sự kiện lịch sử này, có hai luồng ý kiến trái ngược nhau:

Luồng ý kiến thứ nhất cho rằng đây là kết quả của quá trình kết hợp nhuần nhuyễn những điều kiện chủ quan và khách quan thuận lợi

Luồng ý kiến thứ hai cho rằng, cách mạng tháng Tám thành công là nhờ ăn may.

a Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập là hiện thực lịch sử.

MÔN: LỊCH SỬCánh di u, K t n i tri th c, Chân tr i sáng t o ều, Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo ết nối tri thức, Chân trời sáng tạo ối tri thức, Chân trời sáng tạo ức, Chân trời sáng tạo ời sáng tạo ạoLỊCH SỬ 10

Trang 2

b Cách mạng tháng Tám “là kết quả của quá trình kết hợp nhuần nhuyễn những điều kiện chủ quan

và khách quan thuận lợi ” là lịch sử được con người nhận thức.

c Một trong những nguyên nhân dẫn đến nhận thức về sự kiện cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thành công có sự khác nhau là do quan điểm tiếp cận khác nhau.

d Tất cả những nhận thức về sự kiện cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thành công đều khách quan, trung thực, phản ánh đúng bản chất sự kiện.

a Đ b Đ c Đ d S

Câu 3: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Bia tưởng niệm thủ lĩnh La-pu-la-pu (Xê-bu, Phi-lip-pin) có viết: Tại nơi đây, vào ngày

27-4-1521, La-pu-la-pu và người dân địa phương đã đẩy lui quân xâm lược Tây Ban Nha và giết

chết viên chỉ huy là Phéc-đi-năng Ma-gien-lăng Do đó, La-pu-la-pu đã trở thành người Phi-lip-pin đầu tiên đánh đuổi quân xâm lược châu Âu.

Bia tưởng niệm Ma-gien-lăng (Xê-bu, Phi-lip-pin) có viết: Tại nơi đây, trong cuộc đụng độ với các chiến binh của La-pu-la-pu-thủ lĩnh đảo Mác-tan, Ma-gien-lăng đã chết vào ngày 27-4-1521 Vích-to-ri-a, một trong những con tàu của đoàn thám hiểm do Gioan Xê-bát-ti-an Ê-ca-nô chỉ huy đã rời Xê-bu vào ngày 1-5-1521, trở về Xan Lu-ca đờ Ba-ra-mê-đa (Tây Ban Nha) vào ngày 6-9-1522 và hoàn thành chuyến đi vòng quanh thế giới đầu tiên bằng đường biển

(Dẫn theo Sách giáo khoa Lịch sử 10, bộ kết nối tri thức với cuộc sống, tr 8)

a Cả hai tấm bia tưởng niệm đều đề cập đến một sự kiện lịch sử diễn ra vào ngày 27-4-1521, liên quan đến hai nhân vật là La-pu-la-pu và Ma-gien-lăng.

b Theo tấm bia tưởng niệm La-pu-la-pu thì đội quân của Ma-gien-lăng là một đội quân đi xâm lược

và La-pu-la-pu là một anh hùng đánh đuổi quân xâm lược.

c Theo tấm bia tưởng niệm Ma-gien-lăng thì đội quân của La-pu-la-pu là một đội quân đi xâm lược

và Ma-gien-lăng là một anh hùng đánh đuổi quân xâm lược.

d Hai tấm bia tưởng niệm có sự khác nhau về nguồn sử liệu nhưng lại giống nhau về thế giới quan và quan điểm tiếp cận lịch sử.

a Đ b Đ c S d S

Câu 4: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Vì sao mà làm quốc sử? Vì sử chủ yếu là để ghi chép sự việc Có chính trị của một đời tất phải có sử một đời Mà ngòi bút chép sử giữ nghị luận rất nghiêm, ca ngợi đời thịnh trị thì sáng tỏ ngang với mặt trời, mặt trăng, lên án kẻ loạn tặc thì gay gắt như sương thu lạnh buốt, người thiện biết có thể bắt chước, người ác biết có thể tự răn, quan hệ đến việc chính trị không phải là không nhiều Cho nên làm sử là cốt để cho được như thế”.

(Bài Tựa sách Đại Việt sử ký bản tục biên, Phạm Công Trứ)

a Bài tựa sách của Phạm Công Trứ tóm tắt lại nội dung một tác phẩm văn học.

b Phạm Công Trứ khẳng định việc viết quốc sử chỉ nhằm giáo dục và nêu gương.

c Đoạn trích cung cấp tri thức về chức năng và nhiệm vụ của Sử học.

d Đoạn trích phản ánh các nội dung khác nhau của khái niệm lịch sử

a S b S c Đ d S

Trang 3

(Nguồn: Đề minh họa của Bộ Giáo dục-Đào tạo năm 2023)

Câu 5 Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Đại cáo bình Ngô là bài cáo được viết bằng chữ Hán, do Nguyễn Trãi soạn thảo năm 1428, thay lời Lê Lợi để tuyên cáo về việc đã giành thắng lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, khẳng định nền độc lập của quốc gia Đại Việt Văn bản này vừa có giá trị đặc biệt đối với Văn học, vừa giúp các nhà sử học tìm hiểu và trình bày lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn một cách sống động, chi tiết về thời gian, không gian, nhân vật và sự kiện.

a Đại cáo bình Ngô là bài cáo được viết bằng chữ Hán vào thế kỉ XVI.

b Đại cáo bình Ngô là tài liệu có giá trị lớn về lịch sử, văn học và tư tưởng.

c Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chỉ có thể được khôi phục qua Đại cáo bình Ngô.

d Đại cáo bình Ngô là đối tượng nghiên cứu của một số ngành khoa học.

a S b Đ c S d Đ

(Nguồn: Đề minh họa của Bộ Giáo dục-Đào tạo năm 2023)

Câu 6: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Nhận thức về đối tượng nghiên cứu của Sử học xuất hiện từ khi con người biết ghi chép về lịch

sử Nhưng trong xã hội có giai cấp, quan niệm về đối tượng của Sử học thường có sự khác biệt: Sử học phương Đông thời cổ-trung đại chủ yếu ghi chép về hoạt động của vua, quan, triều đình,…; Sử học mác-xít cho rằng lịch sử xã hội loài người là lịch sử của quần chúng, lịch sử của những phương thức sản xuất kế tiếp nhau.

(Sách giáo khoa Lịch sử 10, bộ cánh diều, tr 6)

a Ngay từ khi xuất hiện, con người đã có nhận thức đúng đắn về đối tượng nghiên cứu của Sử học.

b Trong thời kì cổ-trung đại, Sử học phương Đông thường thiên về ghi chép những chuyện liên quan đến nhà vua và triều đình mà ít chú ý đến đối tượng quần chúng.

c Nhận thức về đối tượng của Sử học có sự khác nhau giữa thời kì cổ-trung đại với thời kì hiện đại.

d Theo quan điểm của Sử học mác-xít, đối tượng nghiên cứu của lịch sử là toàn bộ hoạt động của con người diễn ra trong quá khứ.

a S b Đ c Đ d Đ

Câu 7: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Đại tướng Võ Nguyên Giáp kể lại rằng, “đứng trước khả năng phải bắt buộc cầm súng đánh thực dân, Bác Hồ sai người đi tìm cuốn Việt Nam sử lược-khi đó là cuốn sách duy nhất biên soạn mạch lạc

về lịch sử nước nhà để trao cho các vị lãnh đạo cuộc kháng chiến đọc Không chỉ chí khí của người xưa mà nhiều bài học về cách đánh và cách thắng của ông cha chúng ta đem lại những tri thức rất bổ ích cho cuộc chiến đấu ở thế kỉ XX”.

(Dương Trung Quốc, Võ Nguyên Giáp dưới góc nhìn của người viết sử, Báo Tuổi trẻ ngày 6-5-2004)

a Đoạn tư liệu nhấn mạnh quan điểm của Võ Nguyên Giáp về vị trí, tầm quan trọng của bộ môn Lịch

sử trong việc giáo dục truyền thống yêu nước cho nhân dân.

b Toàn bộ cuộc chiến đấu của nhân dân ta trong thế kỉ XX chỉ có thể được khôi phục lại qua cuốn Việt Nam sử lược.

c Một trong những chức năng của Sử học được nhắc đến trong đoạn tư liệu trên chính là giúp thế hệ

Trang 4

sau có nhiều bài học kinh nghiệm quý báu để chiến đấu chống thực dân

d Chức năng xã hội của cuốn Việt Nam sử lược được nhắc đến trong đoạn tư liệu chính là “biên soạn mạch lạc về lịch sử nước nhà”.

a S b S c Đ d S

Câu 8: Đọc hai đoạn tư liệu sau đây:

Tư liệu 1: “Sử để ghi việc, mà việc hay hoặc dở đều dùng làm gương răn cho đời sau”

(Ngô Sĩ Liên và các sử thần nhà Lê, Đại Việt sử kí toàn thư, tập I,

NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr.101)

Tư liệu 2:

“Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”

(Hồ Chí Minh, Lịch sử nước ta, 1942)

a Đoạn tư liệu 1 vừa phản ánh chức năng khoa học, vừa phản ánh chức năng xã hội của Sử học.

b “…việc hay hoặc dở đều dùng làm gương răn cho đời sau” phản ánh nhiệm vụ cung cấp tri thức khoa học của Sử học.

c Ở đoạn tư liệu 2, Hồ Chí Minh khuyến khích nhân dân ta nên tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử nước nhà.

d Ý nghĩa sâu xa của cả hai đoạn tư liệu là đều nhấn mạnh tầm quan trọng của tri thức lịch sử đối với một quốc gia, dân tộc.

a Đ b S c S d Đ

Câu 47: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Câu chuyện “Thôi Trữ giết vua”

Thời Chiến Quốc, Tề Trang Công bị Thôi Trữ là quan đại phu nước Tề giết chết Thôi Trữ lệnh cho Thái sử Bá (quan chép sử) viết: “Tề Trang Công chết do bị sốt rét”, để che giấu sự thật Thái sử

Bá không chịu, kiên quyết viết rằng: “Thôi Trữ giết vua Quang (tức Tề Trang Công)” Thôi Trữ nổi giận, giết chết Thái sử Bá.

Thái sử Bá có ba người em trai là Trọng, Thúc, Quý Trọng và Thúc được gọi đến và cũng chép vào sách sử câu chữ đúng như người anh đã viết Thôi Trữ lại giết Trọng và Thúc Còn lại Quý cũng cầm lấy thẻ sách viết đúng như câu của ba người anh.

Thôi Trữ cầm sách xem, hỏi Quý: “Ba người anh của nhà ngươi đều vì câu này mà bị giết chết, lẽ nào ngươi không biết quý tiếc mạng sống của mình sao?”.

Quý ung dung đáp rằng: “Viết đúng sự thật là chức trách của quan chép sử Nếu vì cầu sống mà làm chuyện sai trái, vậy thần thà chết còn hơn!”.

Thôi Trữ nghe xong đành trả lại thẻ sách cho Quý và không giết ông nữa.

(Theo Khổng Tử, Xuân Thu tam truyện, Tập 4, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2002, tr.168-170)

a Các quan chép sử nhà Tề có hành động giống hệt nhau là viết đúng sự thật Thôi Trữ giết vua vào sử sách.

b Câu chuyện cho thấy nguyên tắc trung thực, khách quan trong ghi chép Sử có thể được vận dụng linh hoạt cho từng tình huống.

Trang 5

c Thái sử Bá, Thái sử Trọng có nguyên tắc ghi chép sử khác với Thái sử Thúc và Thái sử Quý.

d Câu chuyện có tác dụng giáo dục, nêu gương lớn đối với những người nghiên cứu lịch sử hiện nay.

a Đ b S c S d Đ

CHỦ ĐỀ 2: VAI TRÒ CỦA SỬ HỌC Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Dân ca quan họ là loại hình văn hóa dân gian được hình thành từ lâu đời Từ 49 làng Quan họ cổ, đến nay đã có 369 làng Quan họ thực hành, 381 câu lạc bộ Dân ca Quan họ với trên 10 000 người ở các

độ tuổi tham gia (trong đó có hơn 600 người có khả năng truyền dạy cho lớp trẻ) Dân ca Quan họ là biểu tượng văn hóa trong quá trình hội nhập văn hóa quốc tế, đã lan ra khắp vùng Kinh Bắc và nhiều địa phương trên cả nước, phát triển mạnh trong cộng đồng kiều bào ở Đức, Pháp, Séc, Nga,…

Dân ca Quan họ đã được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (2009) Sử học đã góp phần quan trọng vào bảo tồn và phát huy giá trị của Dân ca quan họ.

(Sách giáo khoa Lịch sử 10, bộ cánh diều, tr.13)

a Dân ca quan họ là một loại hình di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam đã được UNESCO ghi danh.

b Giá trị của dân ca Quan họ đã được xác định đúng và được phát huy nhờ những nghiên cứu của Sử học.

c Việc phát triển các làng quan họ, các câu lạc bộ Dân ca Quan họ là một thành công của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

d Việc quảng bá hình ảnh, giá trị của Dân ca Quan họ trong cả nước và ra nước ngoài là nhiệm vụ duy nhất của những nhà nghiên cứu Sử học.

a Đ b Đ c Đ d S

Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Năm 1987, Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO ghi danh thành phố Vơ-ni-dơ và đầm phá Vơ-ni-dơ (I-ta-li-a) vào Danh mục Di sản Thế giới Vơ-ni-dơ là một trong những điểm đến du lịch phổ biến và nổi tiếng của châu Âu, là thành phố mang tính biểu tượng, có giá trị lớn đối với sự phát triển kinh tế,

xã hội và hình ảnh đất nước I-ta-li-a.

Năm 2021, UNESCO đưa ra khuyến cáo đối với chính quyền thành phố Vơ-ni-dơ cần “quản lý du lịch bền vững hơn” Ngày 13-7-2021, Chính phủ I-ta-li-a ra lệnh cấm các tàu du lịch lớn vào trung tâm thành phố Vơ-ni-dơ để bảo tồn hệ sinh thái và di sản vùng đầm phá này.

(Sách giáo khoa Lịch sử 10, bộ cánh diều, tr.14)

a Thành phố Vơ-ni-dơ và đầm phá Vơ-ni-dơ là di sản văn hóa phi vật thể của đất nước I - ta - li - a đã được UNESCO ghi danh.

b Nhờ giá trị lịch sử, văn hóa, kết hợp cảnh quan độc đáo, Vơ-ni-dơ đã trở thành một điểm đến du lịch nổi tiếng của I-ta-li-a và toàn châu Âu.

c Năm 2021, tổ chức UNESCO đưa ra khuyến cáo đối với chính quyền thành phố Vơ-ni-dơ cần

“quản lí du lịch bền vững hơn” nhằm bảo tồn hệ sinh thái và di sản vùng đầm phá này

d Năm 2021, Chính phủ I-ta-li-a đã hạn chế tác động xấu từ bên ngoài đối với thành phố và đầm phá Vơ-ni-dơ thông qua việc cấm các tàu du lịch lớn vào trung tâm thành phố.

Trang 6

a S b Đ c Đ d Đ

Câu 3: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Việt Nam được bầu chọn là “Điểm đến hàng đầu châu Á về di sản, ẩm thực và văn hóa” (2020) và

“Điểm đến du lịch bền vững hàng đầu châu Á” (2021) là nhờ có hệ thống di tích lịch sử - văn hóa, di sản văn hóa và di sản thiên nhiên đa dạng phân bố trên khắp cả nước, như Phố cổ (Hà Nội), Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình), Cố đô Huế (Thừa Thiên Huế), Phố cổ Hội An (Quảng Nam), Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh),…

Điểm chung của các địa danh này chính là sức hấp dẫn của các yếu tố về lịch sử, văn hóa, cảnh quan Đây cũng là những nơi còn lưu giữ được dấu ấn lịch sử, văn hóa truyền thống một cách có hệ thống, được chính phủ và chính quyền địa phương quan tâm kết hợp bảo tồn và khai thác khoa học.

(Sách giáo khoa Lịch sử 10, bộ cánh diều, tr.15)

a Đoạn tư liệu cung cấp thông tin về vai trò của Sử học đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa.

b Các di tích lịch sử - văn hóa là một trong những nguồn tài nguyên du lịch quý giá giúp Việt Nam được bình chọn là “Điểm đến hàng đầu châu Á về di sản, ẩm thực và văn hóa” năm 2020.

c Phố cổ (Hà Nội), Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình), Phố cổ Hội An (Quảng Nam), Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) đều là các di tích lịch sử - văn hóa có sức hấp dẫn của nước ta.

d Các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên của nước ta được chính phủ và chính quyền địa phương quan tâm kết hợp bảo tồn và khai thác khoa học thông qua các hoạt động quảng bá và du lịch.

a S b Đ c S d Đ

Câu 4: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Điện Biên Phủ là địa danh nổi tiếng ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam Với quần thể di tích Chiến trường Điện Biên Phủ và các lễ hội đặc sắc (Lễ hội Hoa Ban, Lễ hội thành Bản Phủ, Lễ hội Hạn Khuổng,…), Điện Biên Phủ có nhiều lợi thế để phát triển du lịch, kết hợp việc duy trì kí ức và bản sắc dân tộc với thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Quần thể di tích Chiến trường Điện Biên Phủ có 45 điểm di tích thành phần, được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt năm 2009 Các điểm di tích được nhiều du khách tham quan là đồi A1, C1, C2, D1, hầm chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, cứ điểm Hồng Cúm, cứ điểm Him Lam, đồi Độc Lập, sân bay Mường Thanh (nay là Cảng hàng không Điện Biên Phủ),…

(Sách giáo khoa Lịch sử 10, bộ cánh diều, tr.17).

a Chiến trường Điện Biên Phủ là quần thể di tích lịch sử của nước ta được Nhà nước và thế giới xếp hạng, ghi danh.

b Điện Biên Phủ có lợi thế để phát triển du lịch nhờ vào giá trị lịch sử, cách mạng của di tích chiến trường Điện Biên Phủ kết hợp với các lễ hội mang bản sắc của các dân tộc ở đây.

c Các cứ điểm A1, C1, D1, C2 là nơi đã diễn ra những trận đánh quyết liệt giữa quân đội Việt Nam với đế quốc Mĩ năm 1954, hiện nay đã trở thành các điểm di tích thu hút nhiều khách tham quan.

d Việc phát triển du lịch ở Điện Biên Phủ không chỉ có tác dụng giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc mà còn giúp duy trì kí ức và bản sắc dân tộc.

a S b Đ c S d Đ

Trang 7

Câu 5: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long có địa chỉ 18 Hoàng Diệu (phường Điện Biên, quận

Ba Đình, thành phố Hà Nôi) Đây là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long (thời Trần), Đông Kinh (thời Hậu Lê) và tỉnh thành Hà Nội (thời Nguyễn)….

Lý-Hoàng thành Thăng Long được hình thành vào năm 1010, khi vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Đại La và cho xây dựng kinh thành quy mô lớn….

Với những giá trị lịch sử, văn hóa mà công trình kiến trúc đặc biệt này mang lại, năm 2010, UNESCO

đã ghi danh Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long là Di sản Văn hóa thế giới và nơi đây đã trở thành một trong những địa điểm nghiên cứu khoa học cũng như tham quan, du lịch nổi tiếng của

Hà Nội.

(Tài liệu tổng hợp từ Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội)

a Trung tâm Hoàng thành Thăng Long là di tích lịch sử - cách mạng của nước ta đã được UNESCO ghi danh.

b Hoàng thành Thăng Long được hình thành vào thế kỉ XI và trở thành kinh đô của nước Đại Việt trong suốt các triều đại Lý, Trần, Hậu Lê, Nguyễn.

c Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng của Hà Nội nhờ sức hút của giá trị lịch sử, văn hóa lâu đời gắn với kinh thành hơn 1000 năm tuổi.

d Không chỉ phát triển du lịch, khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long còn là một nguồn sử liệu quan trọng để nghiên cứu về văn minh Đại Việt.

a S b S c Đ d Đ

Câu 6: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Là một tỉnh ven biển miền Nam Trung Bộ, Quảng Nam có nhiều lợi thế để phát huy du lịch gắn liền với việc khai thác giá trị văn hóa của phố cổ Hội An, di sản Mỹ Sơn, nghệ thuật bài chòi Theo báo cáo của ngành du lịch, “năm 2018, tổng lượt khách tham quan, lưu trú du lịch đạt 6,5 triệu lượt, tăng 21,5 %; trong đó khách quốc tế đạt 3,8 triệu lượt, tăng 36,58% so với cùng kỳ năm 2017 Doanh thu từ tham quan, lưu trú du lịch năm 2018 đạt 4.700 tỷ đồng, tăng 21,76% so với cùng kỳ năm 2017

Qua khảo sát, tìm hiểu, các địa phương có di sản văn hóa được UNESCO vinh danh, các loại hình nghệ thuật truyền thống mang những giá trị đặc sắc đã tạo cơ sở nền tảng quan trọng để phát triển ngành du lịch, dịch vụ, thu hút du khách trong, ngoài nước, đóng góp nguồn thu lớn vào ngân sách quốc gia

(Nguyễn Huy Phòng, Phát huy nguồn lực di sản văn hóa trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội,

Tạp chí văn hóa nghệ thuật số 417, tháng 3-2019)

a Nội dung chủ đạo của đoạn tư liệu đề cập đến vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch.

b Quảng Nam là một tỉnh có nhiều lợi thế để phát triển du lịch do có hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo.

c Năm 2018, lượt khách quốc tế của tỉnh Quảng Nam chiếm hơn 58% tổng lượt khách tham quan, lưu trú

d Theo tác giả, chỉ có những địa phương có di sản văn hóa được UNESCO ghi danh hoặc có các loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc thì mới phát triển được du lịch, dịch vụ.

Trang 8

a Đ b Đ c Đ d S

Câu 7: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Di sản lịch sử - văn hóa là cầu nối quá khứ - hiện tại-tương lai Mỗi công trình, quần thể, danh thắng đều là sản phẩm của lịch sử và là thành quả của quá trình lao động, sáng tạo lâu dài Đó là nền tảng tinh thần và vật chất của mỗi địa phương, cộng đồng, góp phần quan trọng vào việc giáo dục lịch sử, vun đắp truyền thống tốt đẹp của dân tộc, quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam ra thế giới,… Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích, di sản là việc làm quan trọng, cần thiết.

(Sách giáo khoa Lịch sử 10, bộ chân trời sáng tạo, tr.14)

a Bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích, di sản là hoạt động lưu giữ, bảo vệ và lan tỏa các giá trị những di sản của thế hệ trước để lại.

b Trách nhiệm bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản thuộc về hai đối tượng là các cấp chính quyền và những nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa.

c Việc bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích, di sản là việc làm quan trọng, cần thiết, vì đây là cách duy nhất để có thể quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam ra thế giới.

d Bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích, di sản không chỉ có ý nghĩa giáo dục mà còn mang lại giá trị kinh tế - xã hội to lớn.

a Đ b S c S d Đ

Câu 8: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Trong mối quan hệ tương tác hai chiều, du lịch phát triển góp phần thúc đẩy việc bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử của các quốc gia.

Nhu cầu tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm của du khách thôi thúc các cấp chính quyền và nhân dân quan tâm hơn đến việc giữ gìn, bảo tồn, phục dựng và phát huy những giá trị của di tích, di sản Đó là

sự chăm lo bảo tồn và phát huy nguồn lực cốt lõi cho sự phát triển bền vững, hiệu quả của ngành du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng.

(Sách giáo khoa Lịch sử 10, bộ kết nối tri thức với cuộc sống, tr.20)

a Nội dung chủ đạo của đoạn tư liệu đề cập đến vai trò của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử, di tích văn hóa.

b Du lịch văn hóa là loại hình phổ biến của ngành du lịch, dựa vào nguồn tài nguyên quan trọng là các di tích lịch sử - văn hóa.

c Sự phát triển của du lịch là nguyên nhân duy nhất khiến các cấp chính quyền và nhân dân quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích, di sản.

d Sự phát triển của ngành du lịch và việc bảo vệ các di tích, di sản có quan hệ tỉ lệ nghịch với nhau.

a Đ b Đ c S d S

Câu 9: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tư liệu 1: Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích lịch sử cách mạng,

khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.

(Theo Luật du lịch năm 2010)

Trang 9

Tư liệu 2: Du lịch là một lĩnh vực tăng trưởng tiềm năng cho nền kinh tế châu Âu, tạo ra hơn 10%

GDP của EU và sử dụng lực lượng lao động khoảng hơn 10 triệu người Các khía cạnh văn hóa chiếm khoảng 40% trong giá trị du lịch ở châu Âu Di sản độc đáo bao gồm: bảo tàng, nhà hát, di tích khảo cổ học và các thành phố lịch sử…đã khiến châu lục này trở thành điểm du lịch chính.

(Theo Phơxt Glô-bơn Vi-da, Di sản độc đáo của châu Âu khiến châu lục này trở thành

Câu 10: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá thế giới từ năm 1993 nhưng quần thể di tích Cố đô Huế thường xuyên phải đối mặt với nạn xâm hại Ngày 21 - 11 - 2017, lăng mộ của bà Trần Thị Nga - mẹ vua Dục Đức bị kẻ gian đập phá, đào bới, khiến nhiều người đau lòng Đáng buồn hơn, trước đó, nhiều di tích, hiện vật khác như lăng Khải Định, Trường Quốc Tử Giám, bia Quốc học, Cửu vị thần công, Phu Văn Lâu, Chùa Thiên Mụ, cũng bị tàn phá nghiêm trọng, chủ yếu là do ý thức kém của người dân cũng như khách tham quan Theo thông tin từ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, tổng mức đầu tư dự kiến cho dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế trong giai đoạn 2016 - 2020 lên đến 1274 tỉ đồng Một số tiền lớn nhưng nếu xét từ mức độ xâm hại, phá hoại di tích đang diễn ra tại Huế hiện nay thì số tiền này vẫn chỉ như “muối bỏ bể”.

Trang 10

CHỦ ĐỀ 3: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH THẾ GIỚI THỜI CỔ - TRUNG ĐẠI

Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Trong số các đền chùa của các tôn giáo như Bà-la-môn giáo, Phật giáo, Giai-na giáo, chùa hang là một loại công trình đặc biệt của Ấn Độ thời cổ - trung đại, thường là những công trình nghệ thuật kết hợp kiến trúc với điêu khắc, hội họa Tiêu biểu cho loại công trình này là những gian chùa hang ở A- gian-ta được kiến tạo từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ VIII Phương pháp kiến tạo loại chùa này là khoét sâu vào vách núi đá, có nhiều cột chống và được trang trí bằng nhiều bức chạm tinh vi và những tranh bích họa rất đẹp.

(Theo Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1991, tr.81)

a Đoạn tư liệu cung cấp thông tin về thành tựu của văn minh Ấn Độ trên các lĩnh vực tôn giáo, kiến trúc và điêu khắc.

b Bà-la-môn giáo, Phật giáo, Giai-na giáo là những tôn giáo được du nhập từ bên ngoài và nhanh chóng phát triển mạnh mẽ ở Ấn Độ.

b Chùa hang là một loại công trình kiến trúc tiêu biểu của Ấn Độ thuộc dòng kiến trúc tôn giáo.

c Một trong những yếu tố làm nên giá trị đặc sắc của chùa hang là sự kết hợp hài hòa giữa giữa nghệ thuật kiến trúc với nghệ thuật điêu khắc và hội họa.

a S b S c Đ d Đ

Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Vào thế kỉ VIII, người Ả Rập nhờ dịch tác phẩm Sít-han-ta mà học tập được chữ số Ấn Độ Từ Ả Rập, hệ thống chữ số này được truyền sang châu Âu, do đó những chữ số này thường bị gọi nhầm là chữ số Ả Rập Tư liệu sớm nhất về những chữ số này là các bia đá của A-sô-ca khắc từ thế kỉ III TCN Tuy nhiên, con số 0 được thấy sớm nhất trong một tài liệu Ả rập năm 873, sau đó 3 năm mới thấy trong tài liệu Ấn Độ Mặc dầu vậy, người ta vẫn cho rằng, số 0 cũng do người Ấn Độ sáng tạo.

(Theo Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1991, tr.81)

a Việc sáng tạo ra hệ thống chữ số tự nhiên là một thành tựu nổi bật của văn minh Ấn Độ trên lĩnh vực Toán học.

b Hệ thống chữ số tự nhiên được cư dân Ấn Độ sáng tạo ra vào khoảng thế kỉ VIII.

c Dựa trên các tư liệu lịch sử, hiện nay, hầu hết ý kiến đều cho rằng chữ số 0 là do người Ả Rập sáng tạo nên.

d Chữ số tự nhiên được sáng tạo từ phương Đông, sau đó được lan truyền rộng rãi sang phương Tây.

a Đ b S c S d Đ

Câu 3: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Kheops là đại kim tự tháp, lớn nhất Ai Cập Qua thời gian, nó từng bị tàn phá và hư hỏng, bề mặt và kích thước thay đổi một phần Kim tự tháp này được làm từ hơn 2,3 triệu khối đá, mỗi khối nặng từ 2 tới 30 tấn, một số nặng hơn 50 tấn… Kim tự tháp là lăng mộ của pharaoh, ẩn chứa những thông tin

về tôn giáo, tín ngưỡng, phản chiếu đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của người Ai Cập cổ đại Cho đến nay, nó vẫn chưa thực sự được khám phá và giải mã hoàn toàn.

Kim tự tháp Ai Cập phản ánh trí tuệ, năng lực của con người cổ đại trong hành trình chinh phục thiên nhiên và xây dựng những thành tựu văn minh Các khám phá về kim tự tháp đã gợi mở những tri thức

Trang 11

khoa học phong phú và khơi gợi niềm cảm hứng sáng tạo bất tận cho con người (điện ảnh, thời trang, hội họa, kiến trúc,…).

(Sách giáo viên Lịch sử 10, bộ chân trời sáng tạo, tr.53)

a Kheops là kim tự tháp lớn nhất của Ai Cập, còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay.

b Những tri thức về toán học là một trong những cơ sở giúp cư dân Ai Cập có thể xây dựng kim tự tháp Kheops.

c Điểm khác biệt của kim tự tháp Kheops so với các kim tự tháp khác ở Ai Cập thể hiện ở chỗ, đây chính là lăng mộ của nhà vua.

d Hiện nay, kim tự tháp vừa là đối tượng nghiên cứu, vừa là nguồn cảm hứng sáng tạo cho nhiều ngành khoa học, nghệ thuật.

a S b Đ c S d Đ

Câu 4: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Lăng Ta-giơ Ma-han được xây dựng từ thế kỉ XVII ở A-gra và được ví như “viên trân châu của Ấn Độ” Hoàng đế Sa-gia-han của vương triều Mô-gôn đã ra lệnh xây dựng lăng Ta-giơ Ma-han cho vợ của ông là Mum-ta-Ma-han sau khi bà qua đời Quá trình xây dựng lăng kéo dài trong 22 năm (từ năm 1631 đến năm 1653) Lăng được coi là hình mẫu hoàn hảo nhất của kiến trúc Mô-gôn ở Ấn Độ

và là sự tổng hợp từ các phong cách và yếu tố của kiến trúc Ba Tư, Thổ Nhĩ Kì, Ấn Độ và Hồi giáo Lăng Ta-giơ Ma-han được UNESCO ghi danh là di sản thế giới năm 1983.

(Sách giáo viên Lịch sử 10, bộ kết nối tri thức với cuộc sống, tr.61)

a Lăng Ta-giơ Ma-han là một thành tựu tiêu biểu của văn minh Ấn Độ trên lĩnh vực kiến trúc, điêu khắc.

b Lăng Ta-giơ Ma-han được xây dựng dưới thời kì vương triều Môn-gôn với mục đích ban đầu là làm lăng mộ cho nhà vua Sa-gia-han sau khi ông qua đời.

c Kiến trúc lăng mộ Ta-giơ Ma-han là sự tổng hòa của nhiều phong cách và yếu tố kiến trúc khác nhau ở cả phương Đông và phương Tây.

d Sau hơn 300 năm tồn tại, lăng Ta-giơ Ma-han đã được ghi danh là di sản thế giới.

a Đ b S c Đ d Đ

Câu 5: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Sử thi Ra-ma-y-a-na có ảnh hưởng lớn ở các quốc gia Đông Nam Á Hầu như mỗi nước đều có một phiên bản Ra-ma-y-a-na được bản địa hóa: truyện Ra-ma-kiên của Thái Lan; truyện Ra-ma-y-a-na của In-đô-nê-xi-a; kịch Ra-ma của Mi-an-ma; trường ca Riêm Kê của Cam-pu-chia; trường ca Phạ - lắc Phạ - lam và Xỉn-xay của Lào; truyện Ra-ma-y-a-na, Dạ Thoa Vương của Việt Nam.

(Sách giáo khoa Lịch sử 10, bộ chân trời sáng tạo, tr 34)

a Đoạn tư liệu phản ánh sự phát triển văn học Đông Nam Á theo nhiều dòng văn học khác nhau.

b Sử thi Ra-ma-y-a-na là một tác phẩm văn học tiêu biểu của văn minh Ai Cập thời kì cổ đại.

c Sử thi Ra-ma-y-a-na có ảnh hưởng tới văn học dân gian của một số quốc gia Đông Nam Á

d Trường ca Phạ - lắc Phạ - lam chính là bản chuyển thể nguyên vẹn sử thi Ra-ma-y-a-na từ chữ Phạn sang chữ Lào cổ.

a S b S c Đ d S

Trang 12

Câu 6: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Thời cổ đại, phương Đông hình thành bốn trung tâm văn minh lớn là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Hoa Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, cư dân phương Đông cổ đại đã sớm hình thành những nền văn minh ở lưu vực các con sông lớn Một số nền văn minh phát triển rực rỡ đến thời trung đại Văn minh phương Tây ở khu vực Địa Trung Hải ra đời muộn hơn, đầu tiên ở Hi Lạp và sau đó ở La

Mã Nền văn minh Hi Lạp-La Mã cổ đại đạt được nhiều thành tựu to lớn, tiếp tục phát triển ở thời Phục hưng, tạo nền tảng cho văn minh châu Âu sau này.

(Sách giáo khoa Lịch sử 10, bộ chân trời sáng tạo, tr 17)

a Thời cổ đại, ở phương Đông hình thành được tất cả bốn nền văn minh, bao gồm Ai Cập, Lưỡng Hà,

Câu 7: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Người Ai Cập cổ đại viết chữ trên giấy pa-pi-rút, người Lưỡng Hà cổ đại viết trên các phiến đất sét ướt rồi đem nung hoặc phơi khô Người Trung Quốc lại khắc chữ trên các mai rùa, xương thú hoặc thẻ tre Đến đời Thương, chữ viết của người Trung Quốc mới ra đời Loại chữ đầu tiên này khắc trên mai rùa và xương thú, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1899 và được gọi là văn tự giáp cốt… Cho đến nay, người ta đã phát hiện được hơn 100 000 mảnh mai rùa và xương thú có khắc chữ giáp cốt Tổng số chữ giáp cốt đã phát hiện khoảng 4500 chữ, trong đó đã đọc được 1700 chữ Chữ giáp cốt đã ghép được những đoạn văn tương đối dài, có đoạn lên tới 100 chữ.

(Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Mạnh Hưởng, Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 Trung học phổ thông, NXB Giáo dục, 2009, tr 17)

a Chữ giáp cốt là một thành tựu về văn học của người Trung Quốc thời cổ đại.

b Người Ai Cập, người Lưỡng Hà và người Trung Quốc đều sáng tạo ra được chữ viết riêng của mình.

c Chữ viết của người Ai Cập, Lưỡng Hà và Trung Quốc thời cổ đại lúc đầu được viết trên các chất liệu giấy khác nhau.

d Hiện nay, các nhà khảo cổ học đã phát hiện được rất nhiều chữ giáp cốt và các tác phẩm văn học đồ

sộ viết bằng chữ giáp cốt.

a S b Đ c S d S

Trang 13

Câu 8: Cho bảng dữ kiện về một số thành tựu của các nền văn minh phương Đông thời cổ - trung đại:

Ai Cập Chữ tượng hình; Toán học (nhất là hình học); kiến trúc và điêu khắc; kĩ thuật ướp

xác, tín ngưỡng thờ đa thần Trung Hoa Chữ tượng hình được viết trên mai rùa, xương thú; văn học (thơ Đường, tiểu

thuyết thời Minh-Thanh); toán học (sử dụng hệ số đếm thập phân); kiến trúc và điêu khắc (Di hòa viên, Thập tam lăng…); kĩ thuật (in, giấy, thuốc súng…); tư tưởng, tôn giáo (Nho giáo, Đạo giáo…)

Ấn Độ Văn học (kinh Vê - đa, sử thi Ma-ha-bha-ra-ta; Ra-ma-y-a-na); toán học (sáng

tạo số tự nhiên); tôn giáo (Bà-la-môn giáo, Hin-đu giáo…)

a Cư dân Ai Cập cổ đại viết chữ tượng hình trên mai rùa hoặc xương thú

b Ấn Độ và Trung Quốc là quê hương của một số tôn giáo được truyền ra bên ngoài.

c Các công trình kiến trúc của cư dân phương Đông thời cổ đại gắn liền với thành tựu của khoa học

tự nhiên.

d Trong thời cổ đại, cả ba nền văn minh (Ai Cập, Ấn Độ, Trung Hoa) đều có ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam

a S b Đ c Đ d S

Câu 9: Cho bảng dữ kiện về một số thành tựu tiêu biểu về chữ viết và tư tưởng-tôn giáo của văn minh

Ấn Độ và Trung Hoa thời kì cổ - trung đại

- Ảnh hưởng đến chữ viết của nhiều quốc gia như Thái Lan, Lào, Cam-pu - chia

- Chữ Giáp cốt, Tiểu triện, Đại triện, Lệ thư, Khải thư…

- Ảnh hưởng đến chữ viết của nhiều nước lân cận như Nhật Bản, Việt Nam…

Tư tưởng, tôn

Trang 14

CHỦ ĐỀ 4: CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP TRONG LỊCH SỬ THẾ GIỚI Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai đã làm thay đổi diện mạo các nước tư bản Máy hơi nước đã tạo ra nguồn động lực mới, dùng máy móc thay thế sức lao động của con người, khởi đầu quá trình công nghiệp hóa Những tiến bộ về kĩ thuật cũng đã mở ra khả năng lớn trong việc thúc đẩy sản xuất, sản lượng công nghiệp tăng lên nhanh chóng Với thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, máy móc đã thay thế cho lao động tay chân của con người và chuyển nền sản xuất từ thủ công sang cơ khí hóa.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã chuyển nền sản xuất từ cơ khí hóa sang điện khí hóa, làm thay đổi căn bản nền sản xuất và cơ cấu kinh tế tư bản chủ nghĩa”.

(Sách giáo khoa Lịch sử 10, bộ cánh diều , tr.35)

a Đoạn trích phản ánh tác động toàn diện của các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại đối với đời sống con người.

b Với sự ra đời của máy hơi nước, lần đầu tiên lao động máy móc đã thay thế cho lao động tay chân của con người.

c Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất mở ra thời kì cơ khí hóa sản xuất, còn cách mạng công nghiệp lần thứ hai mở ra thời kì điện khí hóa và tự động hóa nền sản xuất.

d Cả hai cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai đều làm thay đổi cách thức sản xuất

để tạo của cải vật chất của con người.

a S b S c S d Đ

Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Sản lượng thép của các nước:

(Triệu tấn)

Năm 1900 (Triệu tấn)

Tỉ lệ tăng (%)

Năm 1860, Anh và Pháp đứng đầu và thứ hai trong nền sản xuất công nghiệp thế giới, nhưng đến năm

1913, Mỹ và Đức lại chiếm hai vị trí đó.

(Theo Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng, Lịch sử thế giới cận đại, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2009,

Trang 15

c Anh, Mỹ, Đức đều là những quốc gia khởi đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai nhưng tốc

độ tăng trưởng trong ngành sản xuất thép không đồng đều.

d Từ năm 1880 đến năm 1900, tốc độ tăng trưởng sản lượng thép của nước Đức gấp hơn 9 lần tốc độ tăng trưởng sản lượng thép của nước Anh.

a S b Đ c Đ d S

Câu 3: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Làn sóng công nghiệp hóa, mức tăng dân số cao, quá trình đô thị hóa tăng tốc đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt các nước tư bản phương Tây những năm đầu thế kỉ XX Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, khoảng gần 50% dân số các nước phương Tây sống trong các đô thị Những tòa nhà chọc trời bắt đầu được xây dựng như một biểu trưng cho sự phồn vinh của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, mà Mĩ là nước đi đầu Năm 1885, tòa nhà 10 tầng đầu tiên được xây dựng ở Chicagô, sau đó là tòa nhà cao 57 tầng được khánh thành ở New York năm 1913 Xã hội công nghiệp dần dần hình thành trong lòng các nước tư bản phương Tây giàu có và thật sự khẳng định ưu thế, sức mạnh của nó đối với phần còn lại của thế giới.

(Trần Thị Vinh, Chủ nghĩa tư bản lịch sử thăng trầm 120 năm (1900-2020), NXB Chính trị quốc gia

Câu 4: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Các nghiên cứu về điện có từ thời cổ đại, tuy nhiên động cơ điện đầu tiên được phát minh bởi cơn Pha-ra-đây (1821) Năm 1879, Ê-đi-xơn đã hoàn thiện phát minh ra bóng đèn sợi đốt trong và cùng với Giô-dép Goan thương mại hóa đèn điện giúp thắp sáng các nhà ở, thành phố, nhà xưởng Ni- cô-lai Tét-la đã thúc đẩy sự phát triển của mạng lưới điện xoay chiều được dùng phổ biến ngày nay.

(Sách giáo khoa Lịch sử 10, bộ kết nối tri thức với cuộc sống, tr.41)

a Những nghiên cứu khoa học về điện đã có từ thời cổ đại, nhưng phải đến thế kỉ XIX, con người mới tạo ra được những phát minh kĩ thuật về điện đầu tiên.

b Động cơ điện và các thiết bị điện là những phát minh tiêu biểu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.

c Các phát minh của Mai-cơn Pha-ra-đây, Ê-đi-xơn, Ni-cô-lai Tét-la đã thúc đẩy việc ứng dụng nguồn năng lượng điện vào sản xuất và đời sống.

d Sau khi được Ê-đi-xơn phát minh vào cuối thế kỉ XIX, bóng đèn điện đã được sản xuất hàng loạt và ứng dụng rộng rãi trong thực tế cuộc sống.

Trang 16

a Đ b S c Đ d Đ

Câu 5: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Từ thập niên 1780 trở đi, động cơ hơi nước đã được sử dụng ở các nhà máy Những xưởng nấu sắt sử dụng máy hơi nước để chạy máy bơm hơi, giúp cho các lò cao có đầy đủ sức gió; các mỏ than đá dùng máy hơi nước để chạy máy bơm hút nước từ các hầm lò lên, ngành dệt dùng máy hơi nước để tạo ra động lực chuyển các công cụ Năm 1785, người ta đã biết dùng máy hơi nước trong các xưởng dệt len nỉ Năm 1789, người ta dùng máy hơi nước trong xưởng dệt vải Chúng đã đạt được công suất

từ 6 đến 20 mã lực, lớn hơn bất kì cối xay gió hay những guồng nước lớn nhất, đáng tin cậy hơn và được lắp đặt ở bất kì đâu Đến năm 1800, toàn nước Anh đã có 321 cỗ máy hơi nước, với tổng công suất 5210 mã lực Đến năm 1825 tăng lên 15000 cỗ máy hơi nước với tổng công suất 375000 mã lực.

(Lưu Tộ Xương, Quang Nhân Hồng, Hàn Thừa Văn, Lịch sử thế giới cận đại (1640-1900), NXB

Thành phố Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh, 2002, tr.108)

a Động cơ hơi nước là một trong những phát minh tiêu biểu của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.

b Động cơ hơi nước bắt đầu được sử dụng trong các nhà máy từ cuối thế kỉ XVII.

c Không chỉ được ứng dụng trong các lĩnh vực sản xuất vật chất, động cơ hơi nước còn được ứng dụng rộng rãi trong các ngành luyện kim, khải mỏ.

d Trong vòng 25 năm (1800-1825), tổng số máy hơi nước của nước Anh đã tăng hơn 46 lần.

a Đ b S c Đ d Đ

Câu 6: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Sự săn sóc duy nhất của giai cấp tư sản đối với công nhân là pháp luật Chúng dùng để đối phó khi công nhân bức chúng quá, cũng như đối với động vật không lí tính, chúng chỉ có một công cụ giáo dục đối với công nhân, tức là cái roi, tức là sức mạnh thô bạo Không thể thuyết phục mà chỉ khiến họ

sợ hãi Vì vậy, không lấy gì làm lạ là những người công nhân bị đối xử như súc vật, nếu không thực

sự trở thành súc vật thì chỉ có thể giữ được ý thức là tình cảm của con người nhờ cái lòng căm thù sôi sục và nỗi phấn khích không gì tắt được đối với giai cấp tư sản cầm quyền.

(Ph Ăng-ghen, Tình cảnh giai cấp công nhân Anh, NXB Sử học, Hà Nội, 1962, tr.20)

a “Tình cảnh giai cấp công nhân Anh” của Ăng-ghen là một tác phẩm văn học nghệ thuật tiêu biểu cuối thế kỉ XIX.

b Giai cấp tư sản và công nhân là hai giai cấp đồng minh, được hình thành từ các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại.

c Trong xã hội tư bản, giai cấp công nhân bị tư sản áp bức bóc lột nặng nề thông qua pháp luật hà khắc và sức mạnh thô bạo.

d Mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp công nhân và tư sản đã tạo ra những tiền đề dẫn đến các cuộc cách mạng tư sản.

a S b S c Đ d S

Câu 7: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Năm 1908, Công ty Pho ở Mĩ cho ra đời loại xe ô tô mẫu T và sau đó phổ biến ra nhiều nước Âu-Mỹ Bên cạnh đó, sự ra đời của máy bay vào đầu thế kỉ XX cũng tạo nên một cuộc cách mạng trong lĩnh

Trang 17

vực giao thông vận tải Năm 1914, Hen-ri Pho sản xuất hàng loạt xe ô tô Pho mẫu T với động cơ đốt trong, đánh dấu sự ra đời dây chuyền sản xuất hàng loạt trên quy mô lớn.

(Sách giáo khoa Lịch sử 10, bộ chân trời sáng tạo, tr.51)

a Những thành tựu trong việc cải tiến động cơ đốt trong đã tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ngành công nghiệp chế tạo ô tô, máy bay.

b Ô tô, máy bay là những thành tựu tiêu biểu trong lĩnh vực giao thông vận tải của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại.

c Sự ra đời của máy bay đầu thế kỉ XX đã mở ra khả năng phát triển một loại hình giao thông vận tải hoàn toàn mới lúc bấy giờ.

d Hen-ri Pho là người đầu tiên đã áp dụng máy móc để xây dựng dây chuyền lắp ráp sản xuất ô tô hàng loạt ở nước Mĩ.

a Đ b S c Đ d Đ

Câu 8: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Liên quan tới cách mạng công nghiệp 4.0, rất nhiều người đã đưa ra những “dự đoán tương lai” phong phú Phổ biến nhất là dự đoán cho rằng lao động hiện tại sẽ bị AI, Robot và IoT thay thế Một trong những dự đoán thuộc kiểu này cho rằng đến năm 2035, 34% lao động tại Anh, 42% lao động tại

Mĩ, 49% lao động tại Nhật Bản sẽ bị AI và Robot thay thế Năm 2035, tức là sau 15 năm nữa, người

ta cũng dự đoán rằng do lái xe tự động mà 98% lao động trong ngành vận tải (taxi, xe buýt, vận

chuyển bằng xe tải) sẽ thất nghiệp, các cửa hàng sẽ dần không còn người phục vụ và số lượng người lao động trong lĩnh vực tài chính, bác sĩ, luật sư cũng giảm mạnh”

(Manabu Sato, (Nguyễn Quốc Vương dịch), Cách mạng công nghiệp 4.0 và tương lai giáo dục, NXB

Câu 9: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Động lực chính của hai cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại là khoa học và công nghệ số Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba bắt đầu với sự ra đời và lan tỏa của công nghệ thông tin, sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất Cuộc cách mạng này thường được gọi là cuộc cách mạng máy tính hay cách mạng số bởi vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính, máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và internet (thập niên 1990) Công nghệ logic kĩ thuật số, MOSFET (bóng bán dẫn MOS), chip mạch tích hợp (IC) và các công nghệ dẫn xuất của chúng bao gồm máy tính, bộ vi xử lý, điện thoại di động và internet đã làm thay đổi các kĩ thuật

Trang 18

sản xuất và kinh doanh truyền thống, tăng năng suất và là động lực thúc đẩy cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có động lực là sự kết hợp của vật lý/hữu hình (trí tuệ nhân tạo AI,

in 3D, vật liệu thông minh, robot AI, xe tự lái…), công nghệ số (trí tuệ nhân tạo-AI, vạn vật kết IoT) và công nghệ sinh học (biến đổi gen, liệu pháp gen, công nghệ nano).

(Sách giáo viên Lịch sử 10, bộ chân trời sáng tạo, tr.104)

a Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và cách mạng công nghiệp lần thứ tư là các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại.

b Những thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ ba đã tạo tiền đề thúc đẩy sự phát triển của cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

c Ba động lực chính của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là vật lý/hữu hình, công nghệ số và công nghệ sinh học.

d Các động lực chính của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có quan hệ chặt chẽ với nhau và quan hệ chặt chẽ với các công nghệ khác.

a S b Đ c Đ d Đ

Câu 10: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Năm 1972, tiến sĩ A-lan Kay, một nhà khoa học máy tính ở Mỹ, đã trình bày khái niệm về máy tính

cá nhân Năm 1973, máy tính Alto được ra mắt, được trang bị một giao diện đồ họa (GUI) và là thế hệ đầu tiên của máy tính cá nhân Giao diện này cho phép người dùng có hình ảnh trực quan hơn thông qua việc sử dụng các thiết bị trỏ như chuột hoặc bàn cảm ứng Năm 1984, Ma-xin-tốt, một máy tính

cá nhân được trang bị hệ điều hành và giao diện đồ họa được phát triển bởi công ty máy tính Apple tại

Mỹ Sự ra đời của giao diện đồ họa (GUI) đã hiện thực hóa việc người dùng phổ thông có thể sử dụng được máy tính bởi chúng cung cấp một hệ sinh thái thân thiện với người dùng Những năm sau đó, giá thiết bị giảm xuống làm cho việc sử dụng máy tính cá nhân trở nên cực kì phổ biến.

(Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (2018), “Định hướng hiện thực hóa xã hội siêu thông minh của Nhật Bản”, Tổng luận Khoa học-công nghệ, số 4, tr.4)

a Máy tính cá nhân ra đời đầu tiên ở nước Mĩ vào thập niên 70 của thế kỉ XIX.

b Máy tính cá nhân ra đời là một trong những thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp lần thứ ba.

c “Alto” và “Ma-xin-tốt” được nhắc đến trong đoạn tư liệu là các thế hệ khác nhau của máy tính cá nhân.

d Một trong những nguyên nhân khiến việc sử dụng máy tính cá nhân ngày càng trở nên phổ biến là

do chi phí sản xuất ngày càng rẻ.

a S b Đ c Đ d Đ

Câu 11: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại cũng gây ra những tác động tiêu cực đối với cuộc sống con người như: khiến nhiều người lao động đối diện với nguy cơ mất việc làm, nới rộng khoảng cách giàu-nghèo; phát sinh các vấn đề liên quan đến bảo mật thông tin cá nhân, tính chính xác của thông

Trang 19

tin được chia sẻ; làm gia tăng sự xung đột giữa giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại, xuất hiện nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc”

(Sách giáo khoa Lịch sử 10, bộ kết nối tri thức với cuộc sống,

tr.49)

a Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại chỉ gây ra những tác động tiêu cực đối với đời sống con người.

b “…làm gia tăng sự xung đột giữa giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại” là tác động tích cực của

cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại trên lĩnh vực văn hóa.

c “…nhiều lao động đối diện với nguy cơ mất việc làm” là tác động tiêu cực của cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại trên lĩnh vực xã hội.

d Tất cả mọi thông tin được chia sẻ thông qua các ứng dụng trên internet đều có độ tin cậy cao và con người có thể dễ dàng tiếp cận, chia sẻ.

a S b S c Đ d Đ

Câu 12: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp 4.0) bắt đầu từ đầu thế kỉ XXI Mỹ, Đức, Nhật Bản, Anh, Pháp, Trung Quốc,…là những quốc gia đi đầu trong cuộc cách mạng này.

Thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là kĩ thuật số, công nghệ sinh học và công nghệ liên ngành, đa ngành.

Những yếu tố cốt lõi của kĩ thuật số trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet kết nối vạn vật (Internet of Things-IoT) và Dữ liệu lớn (Big Data).

(Sách giáo khoa Lịch sử 10, bộ cánh diều , tr.41)

a Cho đến nay, loài người đã trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp và đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

b Mĩ là quốc gia khởi đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, đồng thời là một trong những quốc gia khởi đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

c Nhật Bản là quốc gia duy nhất ở châu Á khởi đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

d Internet kết nối vạn vật là một trong những yếu tố cốt lõi của công nghệ số trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

a Đ b Đ c S d Đ

Câu 13: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Công nghệ sinh học là lĩnh vực đa ngành và liên ngành, gắn kết với nhiều lĩnh vực trong sản xuất và cuộc sống như chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi mang các đặc tính mới; chế biến và bảo quản thực phẩm; sản xuất các chế phẩm sinh học sử dụng trong nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật; ứng dụng trong y học và dược phẩm, chẩn đoán bệnh; xử lý ô nhiễm môi trường, rác thải,… Ba công nghệ chủ yếu tác động đến sự thay đổi cuộc sống con người là công nghệ gen (công nghệ di truyền), nuôi cấy

mô và nhân bản”.

(Sách giáo khoa Lịch sử 10, bộ cánh diều , tr.43)

a Công nghệ sinh học là một trong những lĩnh vực tiêu biểu của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại.

Trang 20

b Trong các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại, sự phát triển của công nghệ sinh học có tính độc lập hoàn toàn với sự phát triển của các công nghệ khác.

c “…chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi mang các đặc tính mới” là biểu hiện cho ứng dụng của công nghệ sinh học trong lĩnh vực sản xuất vật chất.

d Công nghệ di truyền, nuôi cấy mô và nhân bản là ba công nghệ chủ yếu trong lĩnh vực sinh học có tác động trực tiếp đến cuộc sống của con người.

a Đ b S c Đ d Đ

Câu 14: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Một khi cuộc cách mạng của Apple-máy tính cá nhân-Windows chứng tỏ cho mọi người thấy giá trị của khả năng số hóa thông tin và kiểm soát thông tin trên máy tính và các phần mềm văn bản, và một khi trình duyệt khiến internet trở nên sống động và cho phép các trang web có thể nhảy múa, hát và trình diễn, thì tất cả mọi người đều muốn số hóa mọi thứ càng nhiều càng tốt để họ có thể gửi những thông tin này tới người khác qua internet”.

(Thô-mát L Phờ - ri-man, Thế giới phẳng, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2018, tr.91)

a Đoạn tư liệu cung cấp thông tin về những thành tựu trên mọi lĩnh vực của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại.

b “Máy tính cá nhân”, “Windows”, “Internet” là những thành tựu tiêu biểu được khởi nguồn từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

c Sự ra đời của máy tính cá nhân, hệ điều hành, internet đã đánh dấu sự ra đời của cuộc cách mạng số hóa.

d Chỉ khi có sự xuất hiện của internet, con người mới nảy sinh nhu cầu trao đổi và chia sẻ thông tin với nhau.

a S b S c Đ d S

Câu 15: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Xô-phi-a là rô-bốt đầu tiên trong lịch sử được A-rập Xê-út cấp quyền công dân như con người vào ngày 25 - 10-2017 Xô-phi-a được kích hoạt vào ngày 19-4-2015 tại Mỹ, được trang bị công nghệ trí tuệ nhân tạo, công nghệ nhận diện khuôn mặt, giọng nói và khả năng xử lý dữ liệu bằng hình ảnh Rô- bốt này có khả năng trò chuyện và được kì vọng có thể phục vụ trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, dịch vụ khách hàng hay giáo dục”.

(Sách giáo khoa Lịch sử 10, bộ chân trời sáng tạo, tr.56)

a Rô-bốt Xô-phi-a là rô-bốt đầu tiên trên thế giới mà con người sáng tạo ra.

b Rô-bốt Xô-phi-a là một sản phẩm của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

c Rô-bốt Xô-phi-a là một trong những thành tựu tiêu biểu trên lĩnh vực công nghệ sinh học.

d Rô-bốt Xô-phi-a được sáng chế ra vào đầu thế kỉ XXI nhằm phục vụ trực tiếp cho cuộc sống của

con người trên nhiều lĩnh vực

a S b Đ c S d Đ

Trang 21

CHỦ ĐỀ 5: VĂN MINH ĐÔNG NAM Á THỜI CỔ - TRUNG ĐẠI Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Vương quốc Pa-gan tồn tại trong khoảng thế kỉ X-XIII, từng là một vương quốc thịnh vượng ở Đông Nam Á Các quốc vương của Pa-gan rất tôn sùng Phật giáo nên đã cho xây dựng khoảng 5000 ngôi chùa, tháp dọc theo bờ sông I-ra-oa-đi Hiện nay, thành cổ Pa-gan còn lại di tích của gần 2000 ngôi

chùa, tháp cho thấy đây từng là một trung tâm Phật giáo lớn sánh ngang với Ăng co Vát của

Campuchia Trong đó, lớn nhất phải kể đến ngôi đền Ananđa, được xây dựng vào thế kỉ XII với kiến

trúc công phu, chi tiết Ngọn tháp cao nhất ở đền được mạ vàng, mỗi khi ánh bình minh hay hoàng

hôn chiếu vào tạo ra sự lấp lánh huyền ảo Năm 2019, Tổ chức UNESCO đã công nhận thành phố cổ Pagan là Di sản văn hóa thế giới.

a Thành phố cổ Pa-gan chính là minh chứng cho sự tồn tại của vương quốc Pa-gan hùng mạnh thời trung đại.

b Vương quốc Pa- gan thuộc đất nước Mi-an-ma hiện nay là vương quốc có Phật giáo, Đạo giáo và Hin-đu giáo rất phát triển.

c Trong quá trình tồn tại của mình, các quốc vương của Pa-gan đã cho xây dựng khoảng 5000 ngôi chùa và hầu hết vẫn còn lại di tích đến ngày nay.

d Thành phố cổ Pa-gan là một trong số nhiều di tích còn lại ngày nay ở Đông Nam Á được công nhận

là di sản văn hóa thế giới.

a Đ b S c S d Đ

Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Thánh lễ Thiên chúa giáo đầu tiên diễn ra ở Phi-lip-pin vào ngày 31/3/1521 tại thị trấn Li-ma-xa-oa, tỉnh Nam Lây-tê, do hạm đội tàu của Phéc-đi-năng Ma-gien-lăng cử hành Sự kiện này đã đánh dấu việc Thiên chúa giáo lần đầu tiên xuất hiện ở Phi-lip-pin và cũng là thánh lễ đầu tiên ở Đông Nam Á”.

(Sách giáo khoa Lịch sử 10, Bộ cánh diều, tr.48)

a Đoạn tư liệu cung cấp thông tin về quá trình hình thành và phát triển của Thiên chúa giáo tại tỉnh

Nam Lây-tê (Phi-lip-pin)

b Thánh lễ Thiên chúa giáo đầu tiên của Đông Nam Á diễn ra tại đất nước Phi-lip-pin vào thế kỉ XV.

c Thiên chúa giáo lần đầu tiên được du nhập vào Phi-lip-pin thông qua các giáo sĩ người Tây Ban Nha.

d Phi-lip-pin là quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á tiếp thu Thiên chúa giáo từ phương Tây

a S b S c S d Đ

Câu 3: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Từ xa xưa, nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia có nền nông nghiệp lúa nước ở Đông Nam Á Từ đó, những lễ hội té nước mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống xuất hiện nhằm mục đích cầu mong mùa màng tươi tốt, quốc thái dân an, cuộc sống ấm no, hạnh phúc Lễ hội té nước còn là nghi thức đón năm mới ở một số nước Đông Nam Á Lễ hội ở mỗi đất nước có tên gọi khác nhau (Thinh-an ở Mi-an-ma, Song - kơ-ran ở Thái Lan, Bun-pi-mây ở Lào, Chôl Chnăm Thmây ở Cam-pu-chia) nhưng được tổ chức cùng một mốc thời gian với các hoạt động văn hóa đặc sắc và những nghi lễ mang nhiều nét tương đồng”.

Ngày đăng: 09/08/2024, 07:43

w