1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

học phần tâm lý học người trưởng thành trẻ tuổi đề cương nghiên cứu tiêu chí lựa chọn bạn đời ở người trưởng thành trẻ tuổi

12 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiêu chí lựa chọn bạn đời ở người trưởng thành trẻ tuổi
Tác giả Nguyễn Hùng Huy Trường, Lương Thị Phương Uyên, Nguyễn Thị Ngọc Lài, Nguyễn Hà Mỹ Phương, Nguyễn Chí Bảo, Phan Lý Tuấn Kiệt
Người hướng dẫn Nguyễn Duy Hùng
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tâm Lý Học
Thể loại Đề cương nghiên cứu
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 1,88 MB

Nội dung

Việc nghiên cứu đề tài này cũng để trả lời cho các câu hỏi liên quan đến nhậnthức và thái độ của người trưởng thành trẻ tuổi trong việc hình thành các tiêu chí lựachọn bạn đời, các quan

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA TÂM LÝ HỌC

o0o HỌC PHẦN:

TÂM LÝ HỌC NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH TRẺ TUỔI

Đề cương nghiên cứu: Tiêu chí lựa chọn bạn đời ở người trưởng

thành trẻ tuổi

Nhóm sinh viên thực hiện

1 Nguyễn Hùng Huy Trường - 4501611140

2 Lương Thị Phương Uyên - 4501611148

3 Nguyễn Thị Ngọc Lài - 4501611056

4 Nguyễn Hà Mỹ Phương - 4501611090

5 Nguyễn Chí Bảo - 4501611012

6 Phan Lý Tuấn Kiệt -

Người hướng dẫn: Thầy Nguyễn Duy Hùng

TP Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2022

Trang 2

MỤC LỤC

1 Lý do lựa chọn đề tài: 3

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Phương pháp nghiên cứu 4

4 Tổng quan nghiên cứu 4

5 Nội dung nghiên cứu 5

5.1.Cơ sở lý luận của đề tài 5

5.2.Bàn luận 7

6 Kết luận 11

Tài liệu tham khảo 12

Trang 3

1. Lý do lựa chọn đề tài:

Đối với bất kỳ quốc gia, xã hội nào thì người trưởng thành trẻ tuổi vẫn luôn là một trong những giai đoạn lứa tuổi quan trọng cần được quan tâm về nhiều mặt Không như thời kỳ lứa tuổi vị thành niên còn non trẻ chưa đủ trình độ nhận thức chính chắn cũng như khả năng tự lập và quyết định cho cuộc sống của mình, người trưởng thành trẻ tuổi đã trang bị cho mình đầy đủ về cả thể chất lẫn tinh thần, hay nói cách khác là

đã được hoàn thiện về các chức năng tâm sinh lý, có khả năng lựa chọn và quyết định tương lai của bản thân, không còn phụ thuộc và chịu sự áp lực từ phía gia đình, người thân Họ là lực lượng lao động chính và tham gia chủ yếu vào vai trò trong các mối quan hệ xã hội Đây còn là giai đoạn phát sinh nhiều vấn đề mới có sự tác động, ảnh hưởng, thậm chí là thay đổi nhiều trong cuộc đời của họ Đặc biệt với bối cảnh xã hội thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, sự nhạy bén, sáng tạo và thích nghi nhanh với cái mới cũng là một trong điểm mạnh ở người trưởng thành trẻ tuổi để họ có thể góp phần đẩy nhanh tiến độ hội nhập quốc tế của đất nước cũng như nâng cao giá trị về mọi mặt của bản thân và quốc gia mình

Thế nhưng không phải ai ở trong độ tuổi này cũng đều đồng nhất hay giống nhau về mọi mặt mà sẽ có sự phân chia đa dạng, phức tạp về các khía cạnh như nhận thức, tư tưởng, tâm lý, tình cảm…chủ yếu đến từ môi trường sống của mỗi cá nhân Những yếu tố này mang tính tác động và dẫn đến có sự khác nhau về tiêu chí lựa chọn bạn đời ở người trưởng thành trẻ tuổi so với các thời kỳ trước

Sự biến đổi của xã hội dẫn đến sự biến đổi trong nhiều lĩnh vực đời sống, bao gồm các vấn đề hôn nhân mà trước đó là tiêu chí lựa chọn bạn đời Việc cá nhân tìm hiểu đối phương trước khi tiến đến hôn nhân là do họ tự thực hiện Việc tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin đa dạng và sự nhận thức của thanh niên làm cho họ có sự chủ động hơn trong việc lựa chọn bạn đời Các phân tích xã hội học chỉ ra rằng các định chế xã hội cùng với các giá trị chuẩn mực, văn hoá có vai trò quan trọng trong việc hình thành hôn nhân Do đó hôn nhân không phải do ngẫu nhiên mà là sự lựa chọn của mỗi

cá nhân Họ đều có những tiêu chuẩn, tiêu chí công khai hoặc không công khai trong việc tìm kiếm bạn đời Việc lựa chọn người bạn đời phù hợp là yếu tố cốt lõi để xây dựng gia đình, cuộc hôn nhân bền chặt ở người trưởng thành trẻ

Như vậy tiêu chí lựa chọn bạn đời ở người trẻ tuổi là vấn đề quan trọng cần được quan tâm Việc nghiên cứu đề tài này cũng để trả lời cho các câu hỏi liên quan đến nhận thức và thái độ của người trưởng thành trẻ tuổi trong việc hình thành các tiêu chí lựa chọn bạn đời, các quan điểm về ngoại hình, tính cách và phẩm chất đạo đức, sự nghiệp

có sự biến đổi hay không và biến đổi như thế nào?

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài “Lựa chọn bạn đời của người trưởng thành trẻ tuổi” nhằm hình thành cơ sở lý luận về tiêu chí lựa chọn bạn đời ở người trưởng thành trẻ tuổi; tìm hiểu

về nhận thức và thái độ của người trưởng thành trẻ tuổi đối trong việc lựa chọn bạn đời; tổng hợp và tìm hiểu thêm các tiêu chí về ngoại hình, tính cách và phẩm chất đạo đức, sự nghiệp ở người trưởng thành trẻ tuổi trong các nghiên cứu trước

Trang 4

3 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng chính là phương pháp nghiên cứu lý luận Trong phương pháp này có kết hợp các phương pháp đọc, phân tích, tổng hợp và khái quát hoá tài liệu từ các bài viết về cơ sở lý luận, thực trạng, các nghiên cứu và báo cáo về tiêu chí lựa chọn bạn đời ở người trưởng thành trẻ tuổi cũng như các bài viết liên quan khác

4 Tổng quan nghiên cứu

Có nhiều nghiên cứu đã tiến hành tìm hiểu về các tiêu chí lựa chọn bạn cũng như sự khác biệt về tiêu chí giữa nam và nữ, sự thay đổi theo thời gian đối với các tiêu chí của họ

Theo kết quả điều tra gia đình Việt Nam năm 2006 cho thấy tiêu chuẩn về biết cách cư xử/ đạo đức tốt, khoẻ mạnh và biết cách làm ăn được đánh giá là quan trọng và được lựa chọn nhiều bởi các lứa tuổi từ 18-60 tuổi Riêng người trưởng thành trẻ tuổi, các tiêu chí mới được họ lựa chọn nhiều là có mức thu nhập ổn định và trình độ học vấn cũng như nam giới có tiêu chuẩn về ngoại hình cao hơn so với nữ giới Các tiêu chí phổ biến ở những thời kỳ trước như lý lịch trong sạch, đồng hương/cùng quê, môn đăng hộ đối được thanh niên lựa chọn ít hơn Điều này chứng tỏ các tiêu chí lựa chọn bạn đời ở người trưởng thành trẻ tuổi đã dần được thay đổi phù hợp với cuộc sống hiện đại

Nghiên cứu về sự thay đổi trong xu hướng lựa chọn bạn đời của người dân Pakistan được thực hiện bởi Amena Zehra Ali và cộng sự chỉ ra rằng trong 3 thập kỷ (1980-2009) nam giới ưu tiên lựa chọn ngoại hình của người bạn đời bởi nó thể hiện khả năng sinh sản cũng như sự di truyền cho thế hệ sau Tuy nhiên yếu tố này cũng đã giảm nhẹ qua các năm và có sự gia tăng của các yếu tố khác như thuộc tính nhân cách, tình trạng hôn nhân và học thức Về mặt tính cách, người phụ nữ phải biết nghe lời, ưu tiên việc gia đình và chưa được đánh giá cao về các khía cạnh hoạt động xã hội Ngược lại nam giới được đánh giá cao về các vai trò xã hội nên tiêu chí mà người phụ

nữ mong muốn nhiều ở họ là khả năng về tài chính, kinh tế và học thức Như vậy có thể thấy tuỳ vào từng quốc gia và quan niệm xã hội mà các tiêu chí lựa chọn bạn đời ở người trưởng thành trẻ tuổi có sự khác biệt nhất định

Theo nghiên cứu Đại học Colorado tại Boulder "Tôi thích gen của bạn: Mọi người có nhiều khả năng chọn vợ hoặc chồng có DNA tương tự.", khoa học hàng ngày, ScienceDaily, ngày 19 tháng 5 năm 2014., các cá nhân giống với vợ / chồng của họ hơn về mặt di truyền so với những cá thể được chọn ngẫu nhiên từ cùng một quần thể Các nhà nghiên cứu đã so sánh mức độ của sự giống nhau về mặt di truyền giữa những người đã kết hôn với mức độ của hiện tượng được nghiên cứu tốt hơn của những người có trình độ học vấn tương tự kết hôn, được gọi là giao phối hỗ trợ giáo dục Họ phát hiện ra rằng sự ưa thích đối với một người phối ngẫu giống nhau về mặt

di truyền, được gọi là giao phối đồng loại di truyền, chiếm khoảng một phần ba sức mạnh của giao phối đồng loại về mặt giáo dục Như vậy, có thể thấy mọi người có xu hướng kết hôn với những người khác có đặc điểm giống nhau, bao gồm tôn giáo, tuổi tác, chủng tộc, thu nhập, loại cơ thể và trình độ học vấn, trong số những người khác

Trang 5

Nghiên cứu tầm quan trọng của các mối quan hệ về thính giác, khứu giác và xúc giác trong sự lựa chọn đối tác của những người mù và cận thị, ước tính có khoảng 37 triệu người mù trên toàn cầu và thêm 124 triệu người có thị lực kém có nguy cơ bị mù Những phát hiện hiện tại cung cấp một số cái nhìn sâu sắc về cách các thành viên của nhóm xã hội lớn này có thể hình thành đánh giá của họ về những người khác liên quan đến sự lựa chọn bạn đời và bối cảnh xã hội rộng lớn hơn Đối với giá trị của các tín hiệu thính giác được báo cáo bởi những người đàn ông và phụ nữ mù trong các cuộc đánh giá xã hội, tác động này một lần nữa có thể là do giọng nói là nguồn thông tin đáng tin cậy Hơn nửa, khuôn mặt và giọng nói tạo thành những yếu tố kích thích xã hội xa xôi, nổi bật , và ít nhất một số thông tin xa là cần thiết ở giai đoạn đầu của các mối quan hệ xã hội để mọi người làm quen với nhau (ví dụ: khi phải đánh giá qua một khoảng cách vật lý hoặc khi mọi người không biết rõ về nhau) Tóm lại, tầm quan trọng quan trọng của giọng nói đối với người mù có thể là kết quả của việc thử giọng đóng vai trò bù đắp cho họ trong các mối quan hệ xã hội khác nhau với những người khác

5 Nội dung nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận của đề tài

5.1.1 Khái niệm

 Khái niệm người trưởng thành trẻ tuổi

Trong những giai đoạn của thuyết Erikson, sự trưởng thành ở tuổi vị thành niên phải bao gồm việc hoàn thành khi giải quyết các khủng hoảng tăng trưởng ở tuổi ấu thơ

và thiếu niên, khả năng tiến tới kết thân với người khác (khả năng tính dục), sinh con cũng như vấn đề hướng dẫn con cái (Whitbourne và Waterman, 1979)

L Hoffman & Manis (1979) xem xét sự trưởng thành là sự tự nhận thức Họ đã khảo sát với hơn 2.000 người cả nam và nữ có gia đình với đề tài: “Đâu là sự kiện quan trọng nhất trong đời mà làm họ cảm thấy họ thật sự trưởng thành” Kết quả cho thấy yếu tố trở thành cha mẹ và việc hỗ trợ người khác được thừa nhận nhiều nhất cho sự trưởng thành (L Hoffman và Manis, 1979)

Có nhiều yếu tố để xác định sự trưởng thành của một người, vì vậy cũng có nhiều khái niệm khác nhau về nó Theo nghiên cứu của nhiều nhà Tâm lý học, Xã hội học, khái niệm tuổi trưởng thành được xác định dựa theo một tổ hợp các tiêu chí sau đây: Sự chín muồi, về mặt sinh lí, thể chất nghĩa là sự hội tụ đầy đủ những điều kiện sinh học

để làm vợ, làm chồng, làm cha, làm mẹ, cũng như làm một người lao động thực sự trong gia đình và xã hội Có đầy đủ những quyền hạn và nghĩa vụ của một người công dân như đi bầu cử, ứng cử, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hành vi, hoạt động của mình Đã kết thúc việc học tập ở những mức độ khác nhau Có nghề nghiệp

ổn định Có lao động để nuôi sống bản thân và gia đình Đã xây dựng gia đình riêng (lấy vợ, lấy chồng) Có cuộc sống kinh tế độc lập không phụ thuộc vào cha mẹ hoặc người đỡ đầu (Vũ Thị Nho,2000)

Trang 6

Do vậy người trưởng thành là một khái niệm tổng hợp được xem xét cả trên bình diện Sinh học, Tâm lý học, Xã hội học

Những công trình nghiên cứu cho thấy sự chín muồi sinh học thường đi trước, sớm hơn tuổi chín muồi về tâm lý và xã hội khá nhiều Vì vậy, dưới góc độ Tâm lý học tuổi trưởng thành toàn diện của con người thường đến chậm hơn 2, 3 năm so với tuổi sinh học Không những vậy, khái niệm tuổi trưởng thành cũng còn tùy thuộc vào thời gian đào tạo và trình độ học vấn Đó cũng chính là lý do giai đoạn “người trưởng thành trẻ tuổi” thường được lấy mốc từ 20 tuổi trở lên, chậm hơn chút ít so với tuổi công dân (18 tuổi)

Tóm lại, người trưởng thành là những người có độ tuổi từ 20 trở lên và hiểu về chính mình một cách tương đối cũng như xác lập mục tiêu cuộc đời trong một cái nhìn tổng thể Người trưởng thành trẻ tuổi bao gồm 2 thời kỳ:

- Thời kỳ đầu người trưởng thành trẻ tuổi (18 đến 25 tuổi): Thanh niên bước vào học nghề ở các trường dạy nghề, cao đẳng, đại học nên còn được gọi tên là thời

kỳ thanh niên sinh viên Đây là thời điểm hoạch định, mơ ước về tương lai và suy nghĩ về cuộc sống với tư cách người lớn phải là cuộc sống như thế nào

- Thời kỳ sau của người trưởng thành trẻ tuổi còn được gọi là thời kì thành niên (sau 25 đến 40 tuổi) là thời kỳ lập thân và lập nghiệp cho cuộc đời của mỗi người

 Khái niệm tiêu chí lựa chọn bạn đời ở người trưởng thành trẻ tuổi

- Tiêu chí:

Tiêu chí là chuẩn mực được đề ra dùng để kiểm định hay đánh giá một sự vật, sự việc Bao gồm các yêu cầu về chất lượng, thời gian, năng suất và khả năng tuân thủ các quy định được đề ra trước đó Kết quả cuối cùng sẽ biểu thị được tính bền vững và sự hiệu quả của tiêu chí đó

Tiêu chí giúp cho con người có khả năng tự đánh giá năng lực của bản thân và của người khác một cách chuẩn xác mà không phải tiêu tốn quá nhiều thời gian, đồng thời

có thể đề ra mục tiêu, giải pháp thông qua các tiêu chí

Việc đặt ra những tiêu chí trong điều kiện và hoàn cảnh cụ thể nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra

- Bạn đời:

Bạn đời trong từ điển tiếng Việt được biết là một danh từ chỉ người vợ hoặc người chồng của mình, và họ gắn bó với nhau và cùng nhau đi hết cuộc đời này

Trong cuộc đời của mỗi con người sẽ có rất nhiều tri kỷ Nhưng bạn đời thì chỉ có một

mà thôi

- Tiêu chí lựa chọn bạn đời

Như vậy tiêu chí lựa chọn bạn đời ở người trưởng thành trẻ tuổi là việc thanh niên trong giai đoạn lập thân tự đề ra, liệt kê các chuẩn mực mong muốn ở người bạn đời nhằm tìm kiếm tri kỷ phù hợp với yêu cầu bản thân và tự đánh giá về các tiêu chí đó

Trang 7

5.1.2 Một số tiêu chí lựa chọn bạn đời phổ biến

Theo The Times of India có 7 tiêu chí cần lưu ý khi lựa chọn bạn đời:

Tìm người dễ dàng kết nối: Giúp hai người trao đổi, nói chuyện, chia sẻ với nhau một cách tự nhiên để gia tăng sự gắn kết cho cả hai

Người có cùng sở thích: Tiêu chí này tạo thuận lợi hơn cho cuộc sống hôn nhân về sau Nhà tâm lý học lâm sàng đồng thời là chuyên gia về mối quan hệ cặp đôi Seema Hingorrany cho rằng: “Khi bạn quyết định gắn kết cuộc đời mình với ai đó, bạn phải biết hai người có điểm chung nào không Ví dụ bạn rất mê phim ảnh thì nên tìm người

có chung sở thích này Điều đó sẽ làm cho cuộc sống của bạn thú vị hơn”

Tính cách đối phương: Nếu bản thân là người vô tư còn đối phương lại là người cầu toàn thì có thể dẫn tới mối đe doạ cho hôn nhân, khiến cả hai khó phù hợp

Nền tảng gia đình: Mặc dù lựa chọn bạn đời không cùng môn đăng hộ đối không phải

là vấn đề nhưng cần lưu ý rằng hoàn cảnh gia đình đối phương không nên quá khác biệt với mình

Có sự tôn trọng dành cho nhau: tôn trọng về ước mơ, cá tính, sở thích… của nhau Người đáng tin cậy: đối phương mang lại cho bản thân sự tin tưởng

Dành thời gian cho đối phương: khi đã yêu nhau con người thường có xu hướng muốn được ở bên nhau Vì vậy nếu bạn đời không dành thời gian cho bạn thì trước sau gì cũng là mối hoạ cho hôn nhân

5.2 Bàn luận

5.2.1 Nhận thức của người trưởng thành trẻ tuổi trong việc xác định tiêu chí lựa chọn bạn đời

- Nam giới:

Đàn ông ở tuổi mới bắt đầu sự nghiệp, vẫn là chàng trai trẻ, tâm lý chưa hoàn toàn thoát khỏi những suy nghĩ trẻ con Hầu hết đàn ông tuổi này đều quan tâm đến phụ nữ hơn tuổi

Nam giới thường bước vào hôn nhân ở khoảng 30 tuổi Số đông đều gặp trục trặc hôn nhân sau vài ba năm kết hôn, khiến họ cảm thấy buồn chán, ngột ngạt trong mối quan

hệ với vợ con, đồng thời áp lực công việc, tiền bạc Họ hay nói "không ai hiểu tôi", vì vậy có xu hướng tìm đến người khác phái sẵn sàng lắng nghe, làm bạn tâm tình Tỷ lệ nam giới tuổi này ngoại tình thuộc hàng cao nhất Họ chỉ tìm kiếm sự phấn khích bên ngoài hôn nhân mà không hẳn đã hết tình yêu với vợ

- Nữ giới

Đây là độ tuổi phụ nữ tập trung nhiều nhất vào sự nghiệp, tuy nhiên sự hấp dẫn về ngoại hình và sự hòa hợp trong tình dục vẫn được họ đưa lên hàng ưu tiên Tiêu chí

“người đàn ông tham vọng” cũng được đánh giá rất cao 2/3 phụ nữ được hỏi cho rằng tham vọng và có chí hướng là tiêu chí rất quan trọng

Trang 8

Lý giải có điều này, theo các chuyên gia, 25-38 tuổi vẫn là độ tuổi sung sức của phụ

nữ, nên “chuyện ấy” vẫn được chú ý tới nhiều Thêm nữa, phụ nữ trên 25 tuổi đã bắt đầu nghĩ tới chuyện lập gia đình và sinh con, nên việc người đàn ông có tương lai, có

sự nghiệp hay không là không thể thiếu để xây dựng gia đình bền vững và cho lũ trẻ điều kiện phát triển tốt nhất

Bên cạnh đó nữ cũng có xu hướng thích đàn ông chững chạc bởi họ muốn có cảm giác được chăm sóc, bảo vệ

5.2.2 Thái độ của người trưởng thành trẻ tuổi trong việc xác định tiêu chí lựa chọn bạn đời

Theo nghiên cứu của tổ chức quốc tế Euromonitor (London, Anh), hiện có hơn 300 triệu người sống một mình trên toàn cầu, tăng khoảng 80% so với 15 năm trước Tại một số quốc gia châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản thậm chí còn phát sinh khái niệm "nền kinh tế độc thân", nơi hàng hóa, dịch vụ được thiết kế riêng để phục

vụ các hộ gia đình một người

Tại Việt Nam, tỷ lệ người sống độc thân cũng đang có xu hướng tăng nhanh, từ 6,23% năm 2004 tăng lên 10,1% vào năm 2019, theo Tổng cục thống kê

"Sống độc thân đã trở thành xu hướng mới, đại diện cho sự độc lập về kinh tế và tinh thần của một số người trẻ", thạc sĩ Võ Minh Thành, giảng viên khoa Tâm lý Đại học

sư phạm TP Hồ Chí Minh chia sẻ trong việc xác định tiêu chí lựa chọn bạn đời Theo thầy Thành, ngoài lý do theo đuổi chủ nghĩa cá nhân, việc chưa tìm thấy đối tượng phù hợp, sợ trẻ con hay bị ám ảnh về hôn nhân không hạnh phúc cũng khiến nhiều người chọn độc thân

5.2.3 Tiêu chí về ngoại hình trong lựa chọn bạn đời

Theo nghiên cứu về sự thay đổi trong xu hướng lựa chọn bạn đời của người dân Pakistan cho thấy xuyên suốt ba thập kỷ, trong suy nghĩ lựa chọn bạn đời của nam giới thì ngoại hình luôn là đặc điểm được xếp hạng đầu tiên Họ coi trọng về ngoại hình của người phụ nữ vì thông qua ngoại hình có thể thể hiện khả năng sinh sản của

họ đồng thời việc có ngoại hình hấp dẫn cũng có thể góp phần đảm bảo cho thế hệ sau này

Tuy nhiên có sự giảm nhẹ trong nhu cầu ngoại hình thông qua các năm và có sự gia tăng của các yếu tố khác như thuộc tính nhân cách, tình trạng hôn nhân Càng về sau, giáo dục ngày càng được coi trọng, là tiêu chí thứ hai trong việc lựa chọn bạn đời của nam giới Pakistan Điều đó cho thấy, việc quan trọng ngoại hình đã dần dần có sự thay đổi

Kết quả điều tra gia đình Việt Nam năm 2006 cũng chỉ ra rằng tiêu chí về ngoại hình được lựa chọn nhiều ở người trưởng thành trẻ tuổi Đặc biệt nam giới có tiêu chuẩn về ngoại hình cao hơn nữ giới

Lý thuyết xã hội học cho rằng sự ưa thích trong lựa chọn bạn đời bị ảnh hưởng bởi địa

vị xã hội của nam giới và phụ nữ và sức mạnh của xã hội hóa Trong xã hội phụ hệ, nam giới có vị trí thống trị về kinh tế xã hội và có nhiều lựa chọn hơn trong việc chọn

Trang 9

bạn đời Vì vậy, họ có những yêu cầu cao hơn về ngoại hình của phụ nữ Trong bối cảnh đó, phụ nữ ở vào vị trí tương đối thiệt thòi, và do đó, so với nam giới, phụ nữ khó tồn tại hơn một cách độc lập Vì thế họ có xu hướng tìm kiếm những người đàn ông giàu có về địa vị kinh tế xã hội của riêng họ khi chọn bạn đời, và họ ít quan tâm đến các đặc điểm ngoại hình của đàn ông Thông qua việc học hỏi thực tế xã hội này, các cá nhân phát triển các hành vi ra quyết định khác nhau

5.2.4 Tiêu chí về tính cách trong lựa chọn bạn đời

Trong xã hội trước đây, phần lớn các cuộc hôn nhân thường do cha mẹ sắp đặt, việc lựa chọn bạn đời cũng phải do gia đình hai bên quyết định Do đó, sự lựa chọn trong hôn nhân thực chất là chọn con dâu, con rể theo một số tiêu chí của cha mẹ như “dâu hiền, rể thảo” Trong quan hệ vợ chồng, vai trò giới truyền thống cũng rất được kỳ vọng: người chồng được mong đợi là một người chủ gia đình, gương mẫu, có sức khỏe, năng động, quyết đoán, làm kinh tế giỏi; còn người phụ nữ được mong đợi là người dịu dàng, hiền thục, nết na, đảm đang tháo vát việc nhà, biết hy sinh cho chồng con Theo Võ Nữ Hải Yến (2019), Định hướng giá trị trong việc lựa chọn bạn đời của sinh viên trường Đại học Khoa học, Đại học Huế hiện nay, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 14, Số 3 (2019)

Bảng Tiêu chuẩn của sinh viên về tính cách và phẩm chất đạo đức của

người bạn đời tương lai

Kết quả phân tích định lượng bảng đã cho thấy, ba tính cách và phẩm chất đạo đức được sinh viên lựa chọn nhiều nhất ở người bạn đời tương lai là: “tâm lý, biết quan tâm, chia sẻ”(85,8%); “chân thành, chung thủy” (75,1%), và “có trách nhiệm với gia đình” (75,1%) Đây là những phẩm chất tốt, rất cần thiết của cả người vợ lẫn người chồng để đảm bảo hạnh phúc của hôn nhân và sự bền vững của cuộc sống gia đình sau này Sự lựa chọn này ở sinh viên nam và sinh viên nữ hầu như không có sự khác biệt đáng kể khi xử lý theo nhóm giới tính Như vậy, phân tích những giá trị về tính cách

và phẩm chất đạo đức nằm trong định hướng hôn nhân của sinh viên cho thấy, sinh viên Trường Đại học Khoa học đã xác định được những giá trị cần có ở người bạn đời

Trang 10

khá rõ ràng Họ đề cao và coi trọng những phẩm chất tốt đẹp của người vợ, người chồng tương lai nhằm hướng đến sự cam kết tình yêu giữa hai người và cũng là những nhân tố rất cơ bản tạo nên tính bền vững của một cuộc hôn nhân hạnh phúc

Mặc khác, đối với nghiên cứu về sự thay đổi trong xu hướng lựa chọn bạn đời của người dân Pakistan cũng cho thấy về mặt tính cách, người phụ nữ được yêu cầu phải

sở hữu những nét tính cách như ngoan ngoãn, thuần hóa cho thấy ở nền văn hóa Pakistan, người phụ nữ phải ưu tiên việc gia đình, chưa được đánh giá cao về khía cạnh hoạt động xã hội

Kết quả điều tra gia đình Việt Nam 2006 cũng chỉ ra các tiêu chí tính cách như biết cách cư xử/ đạo đức tốt, khoẻ mạnh và biết cách làm ăn được đánh giá là quan trọng

và được lựa chọn nhiều Các tiêu chí phổ biến ở những thời kỳ trước như lý lịch trong sạch, đồng hương/cùng quê, môn đăng hộ đối được thanh niên lựa chọn ít hơn Điều này chứng tỏ các tiêu chí lựa chọn bạn đời ở người trưởng thành trẻ tuổi đã dần được thay đổi phù hợp với cuộc sống hiện đại

Như vậy có thể thấy sự khác nhau về xã hội và môi trường sống có tác động đến các tiêu chí về tính cách trong lựa chọn bạn đời ở người trưởng thành trẻ Nhưng phần lớn tiêu chí được lựa chọn nhiều là tính trách nhiệm với gia đình và đạo đức tốt để hướng đến cuộc hôn nhân bền vững

5.2.5 Tiêu chí về sự nghiệp trong lựa chọn bạn đời

Dựa trên sự khác biệt về giới giữa nam và nữ, cho rằng khi phụ nữ có nhiều nguồn tài chính hơn, sự khác biệt giữa sở thích của phụ nữ đối với các nguồn tài chính và sở thích về ngoại hình của nam giới sẽ biến mất Các nghiên cứu sau đó đã chứng minh rằng khi nguồn tài chính của phụ nữ tăng lên, họ ít chú ý đến tình trạng tài chính của

vợ / chồng và ngày càng có xu hướng ưa thích sự hấp dẫn về thể chất Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu khác nhận thấy rằng sự gia tăng nguồn tài chính của phụ nữ không làm giảm sự chú ý của họ đến nguồn tài chính của bạn đời

Theo nghiên cứu về sự thay đổi trong xu hướng lựa chọn bạn đời của người dân Pakistan cho thấy tiêu chí quan trọng trong việc lựa chọn bạn đời được mong đợi nhiều ở nam giới là tình trạng tài chính Vai trò và trách nhiệm của người đàn ông trong gia đình là gánh vác và lo toan về mặt kinh tế Đối với văn hóa Pakistan cũng như nhiều nền văn hóa khác, nam giới được giao các vai trò xã hội điển hình là quyền lực, sự thống trị và sự độc lập về tài chính và người phụ nữ sẽ lo toan những việc gia đình

Kết quả điều tra gia đình Việt Nam năm 2006 cũng cho thấy tiêu chuẩn mới được lựa chọn nhiều ở người trưởng thành trẻ tuổi là mức thu nhập ổn định cùng với một số tiêu chí khác như học vấn, ngoại hình

Điều này có thể lý giải qua lý thuyết bổ sung: các cá nhân có xu hướng dựa vào nhu cầu của bản thân và chọn một thành viên khác giới có những đặc điểm bổ sung cho

họ Tuy nhiên, người ta cũng thấy rằng phụ nữ có ít nguồn tài chính quan tâm nhiều hơn đến tình trạng kinh tế của bạn đời , trong khi kết quả này không được tìm thấy ở nam giới Do đó, có thể có sự khác biệt về giới trong việc bổ sung nguồn lực

Ngày đăng: 08/08/2024, 18:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Đại học Colorado tại Boulder (2014), "Tôi thích gen của bạn: Mọi người có nhiều khả năng chọn vợ hoặc chồng có DNA tương tự." Khoa học hàng ngày Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tôi thích gen của bạn: Mọingười có nhiều khả năng chọn vợ hoặc chồng có DNA tương tự
Tác giả: Đại học Colorado tại Boulder
Năm: 2014
1. Bộ văn hoá thể thao và du lịch cùng các cơ quan khác (2008), Kết quả điều tra gia đình Việt Nam năm 2006, Báo cáo tóm tắt Khác
2. Trần Thị Thu Mai (2013), Giáo trình tâm lý học người trưởng thành.Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Khác
3. Amena Zehra Ali và cộng sự (2017), Nghiên cứu về sự thay đổi trong xu hướng lựa chọn bạn đời của người dân Pakistan, Hành trình nghiên cứu Khoa học xã hội [Số 2, Tập 11] Khác
5. Võ Nữ Hải Yến (2019), Định hướng giá trị trong việc lựa chọn bạn đời của sinh viên trường Đại học Khoa học, Đại học Huế hiện nay, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 14, Số 3 (2019) Khác
6. Agnieszka Sorokowska và cộng sự (2018), A Compensatory Effect on Mate Selection? Importance of Auditory, Olfactory, and Tactile Cues in Partner Choice among Blind and Sighted Individuals Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w