BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPTHỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐIỀU HÀNHBAY TẠI TRUNG TÂM KIỂM SOÁT TIẾPCẬN TẠI SÂN ĐÀ NẴNGGiảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:TT Kiểm soát Tiếp cận Tại sân Đà Nẵng
GIỚI THIỆU
Lý do chọn đề tài
Sau khi tìm hiểu và cân nhắc một số đề tài được giáo viên hướng dẫn tại đơn vị thực tập gợi ý, tôi nhận thấy công tác điều hành bay, cách kiểm soát các chuyến bay an toàn, điều hòa hiệu quả là những kiến thức và kỹ năng cần có và quan trọng đối với một kiểm soát viên, do đó tôi đã chọn đề tài “ Thực trạng công tác điều hành bay tại Trung tâm Kiểm soát Tiếp cận Tại sân Đà Nẵng” với những lý do chính sau:
- Nội dung đề tài sát với chương trình thực tập tại Trung tâm Kiểm soát Tiếp cận Tại sân Đà Nẵng.
- Người thực hiện đồ án có thể tìm hiểu kỹ hơn về thực trạng ngành nghề, thực trạng kiểm soát để bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp để áp dụng vào tương lai trong quá trình tuyển dụng và công tác.
- Tài liệu báo cáo thực tập tốt nghiệp cũng là nơi lưu trữ những dữ liệu cá nhân để cá nhân người thực hiện báo cáo này có thể truy cập thông tin khi cần thiết.
Mục tiêu nghiên cứu
Để đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình thực tập tại đơn vị, tôi đã đề ra những mục tiêu mà mình phải bám sát và nghiên cứu chính sau:
- Tìm hiểu cơ cấu tổ chức và phòng ban của Công ty Quản lý bay miền Trung, Trung tâm Kiểm soát Tiếp cận Tại sân Đà Nẵng.
- Tìm hiểu thực tế thực trạng quản lý điều hành bay tại Trung tâm Kiểm soát Tiếp cận Tại sân Đà Nẵng.
- Phân tích thực tế và đưa ra kết luận, kiến nghị
- Rút ra bài học cho bản thân về thực tế nghề nghiệp.
Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình hơn một tháng kiến tập tại đơn vị, người thực hiện báo cáo đã sử dụng những phương pháp sau để thu thập kiến thức:
- Đọc và nghiên cứu các tài liệu.
- Ghi chép và phân tích số liệu thực tế trong quá trình thực tập, phương pháp này được thực hiện bằng cách bản thân người thực hiện đồ án quan sát và ghi chép dựa trên kiến thức đã được học và các tài liệu đã tham khảo trước đó
- Đặt câu hỏi cho giáo viên phụ trách thực tập, các kíp trưởng không lưu và các kiểm soát viên không lưu đang công tác tại Trung tâm Kiểm soát Tiếp cận Tại sân Đà Nẵng.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Trong quá trình thực tập tại Trung tâm Kiểm soát Tiếp cận Tại sân Đà Nẵng tôi đã tập trung nghiên cứu các đối tượng sau:
- Về con người: Đội ngũ cán bộ công nhân viên tại Trung tâm Kiểm soát Tiếp cận Tại sân Đà Nẵng
- Về kiến thức và hiểu biết:
+ Phương thức điều hành bay, quy trình kiểm soát, quy trình hiệp đồng của các kiểm soát viên không lưu.
+ Tình hình thực tế của quá trình điều hành bay trên: Các khó khăn, các đổi mới trong tương lai.
Kết cấu báo cáo thực tập
Báo cáo thực tập được phân bổ như sau:
5 Trang “Nhận xét của đơn vị thực tập”
6 Trang “Nhận xét của giảng viên hướng dẫn”
7 Trang “Nhận xét của giảng viên phản biện”
9 Phần nội dung của báo cáo thực tập tốt nghiệp a Chương 1: Giới thiệu b Chương 2: Giới thiệu Công ty Quản lý bay miền Trung và Trung tâm Kiểm soát Tiếp cận Tại sân Đà Nẵng c Chương 3: Thực trạng điều hành bay tại Trung tâm Kiểm soát Tiếp cận Tại sân Đà Nẵng
10 Phần kết luận và kiến nghị
GIỚI THIỆU CÔNG TY QUẢN LÝ BAY MIỀN TRUNG VÀ
Giới thiệu Công ty Quản lý bay miền Trung
Sau ngày 30/4/1975, quản lý bay tại sân bay Đà Nẵng và quản lý bay ở các sân bay khu vực miền Trung, Tây Nguyên được tổ chức hoạt động với những cái tên: Ban Điều phái, Phòng Tham mưu, Phòng Quản lý bay trong biên chế của sân bay Đà Nẵng trong những năm 1980, sau biên chế thành Xí nghiệp Quản lý bay Đà Nẵng những năm 1990; đến năm 1993 thực hiện sự chuyển đổi tổ chức theo chủ trương của Bộ giao thông vận tải, ngày 9/6/1993 Cục trưởng Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam đã ký ban hành Quyết định số 479/QĐ- TCCBLĐ về việc thành lập Trung tâm Quản lý bay Đà Nẵng trực thuộc Trung tâm Quản lý bay Dân dụng Việt Nam Ngày 1/7/1993 Trung tâm Quản lý bay Đà Nẵng chính thức đi vào hoạt động, tổ chức gồm 4 ban: Ban Không lưu, Ban Thông tin, Ban Dẫn đường giám sát, Ban Nghiệp vụ với 42 cán bộ công nhân viên Chức năng, nhiệm vụ chính của Trung tâm là cung ứng dịch vụ điều hành bay tại sân bay Đà Nẵng và vùng trời tiếp cận được giao.
- Ngày 14 tháng 6 năm 1993 Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam ban hành Quyết định số 519/CAAV về việc chuyển giao công tác kiểm soát đường dài (cơ quan kiểm soát tiếp cận) Cụm cảng hàng không sân bay miền Trung về Trung tâm Quản lý bay Dân dụng Việt Nam Trung tâm Quản lý bay Đà Nẵng là đơn vị thành viên của Trung tâm Quản lý bay Dân dụng Việt Nam đã tiếp nhận nhiệm vụ được giao.
- Ngày 28 tháng 3 năm 1997 Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam ban hành Quyết định số 544/CAAV về việc bàn giao nhiệm vụ, tài sản và bàn giao về con người của các bộ phận quản lý bay tại các sân bay miền Trung về trực thuộc Trung tâm Quản lý bay Dân dụng Việt Nam Trung tâm Quản lý bay Đà Nẵng là đơn vị thành viên đã tiếp nhận nhiệm vụ, tài sản, con người và chính thức điều hành từ ngày 1/6/1997.
Năm 1998, cơ chế tổ chức quản lý trong ngành hàng không tiếp tục có sự đổi mới Ngày 24/1/1998, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 15-1998/QĐTTg chuyển Trung tâm Quản lý bay Dân dụng Việt Nam thành doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích Đây là sự thay đổi cơ chế quản lý rất cơ bản đối với Trung tâm Quản lý bay chuyển thành doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích, có điều kiện thuận lợi hơn trong đầu tư xây dựng cơ bản, theo hướng hiện đại hóa, trong việc ổn định và nâng cao phúc lợi và đảm bảo đời sống cho cán bộ, công nhân viên, là tiền đề quan trọng để Trung tâm Quản lý bay phát triển nhanh, bền vững, hoàn thành nhiệm vụ của một doanh nghiệp quản lý điều hành các hoạt động bay trong nước và quốc tế đi đến và bay qua vùng trời Việt Nam quản lý điều hành, cũng như phối hợp với các đơn vị quốc phòng liên quan quản lý hiệu quả bầu trời thuộc phạm vi trách nhiệm.
Thực hiện chuyển đổi cơ chế tổ chức quản lý trong ngành hàng không thành doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích ngày 5/6/1998 Cục trưởng Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam đã ký và ban hành Quyết định số 775/1998/QĐ-CHK về việc chuyển Trung tâm Quản lý bay Đà Nẵng thành Trung tâm Quản lý bay miền Trung.
Năm 2008, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về sắp xếp,đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước ngày 19/6/2008, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ký quyết định số 1789/QĐ-BGTVT về việc thành lập Tổng công tyBảo đảm hoạt động bay Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Quản lý bayDân dụng Việt Nam Tổng công ty quản lý chịu sự quản lý của đại diện chủ sở hữu nhà nước là Bộ Giao thông Vận tải, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Cục Hàng khôngViệt Nam về cung ứng dịch vụ bảo đảm hoạt động bay và chịu sự quản lý của cơ quan Nhà nước các cấp theo quy định của pháp luật Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước ngày 26/2/2009, Chủ tịch hội đồng thành viên Tổng công ty Bảo đảm hoạt động bayViệt Nam ban hành Quyết định 145/QĐ-HĐTV ngày 26/2/2009 về việc thành lậpCông ty Bảo đảm hoạt động bay miền Trung thuộc Tổng công ty Bảo đảm hoạt động bay Việt Nam.
Tiếp tục thực hiện chủ trương đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước, ngày 25/6/2010, Bộ Giao thông Vận tải ban hành Quyết định số 1754/QĐ-BGTVT, Tổng công ty Bảo đảm hoạt động bay Việt Nam chuyển thành Công ty mẹ - Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải, do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Đây là một sự chuyển biến mạnh mẽ, tạo đà cho chiến lược phát triển của Tổng công ty Chuyển đổi sang mô hình mới với phạm vi hoạt động kinh doanh mở rộng bao gồm cả trong và ngoài nước Thực hiện chủ trương đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước ngày 22/9/2010, Chủ tịch hội đồng thành viên Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam ban hành Quyết định số 50/QĐ-HĐTV ngày 22 tháng 9 năm 2010 về việc thành lập Công ty Quản lý bay miền Trung.
Từ ngày đầu thành lập Trung tâm Quản lý bay Đà Nẵng với 4 ban chức năng: Ban Không lưu, Ban Thông tin, Ban Dẫn đường, Ban Nghiệp vụ với 42 cán bộ công nhân viên Đến nay, Công ty đã phát triển mạnh với tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty Quản lý bay miền Trung thực tế hiện nay là 505 người, bao gồm các đơn vị:
- 07 Phòng chức năng (Văn phòng Công ty, Phòng Tổ chức cán bộ - Lao động, Phòng tài chính, Phòng kế hoạch, Phòng kỹ thuật, Phòng Không lưu, Phòng An toàn – An ninh);
- 04 Trung tâm (Trung tâm Kiểm soát Tiếp cận – Tại sân Đà Nẵng, Trung tâm Bảo đảm kỹ thuật, Trung tâm Hiệp đồng Tìm kiếm – Cứu nạn, Trung tâm Khí tượng Hàng không Đà Nẵng);
- 05 Đài Kiểm soát không lưu (Đài kiểm soát không lưu Đà Nẵng, Đài kiểm soát không lưu Phú Bài, Đài kiểm soát không lưu Chu Lai, Đài kiểm soát không lưu Pleiku, Đài kiểm soát không lưu Phù Cát).
- 03 Trạm Ra đa Thông tin (Trạm ra đa thông tin Sơn Trà 1, Trạm ra đa thông tin Sơn Trà 2, Trạm ra đa thông tin Quy Nhơn).
Với quy mô đảm nhiệm, phạm vi hoạt động trải rộng 5 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung (Thành phố Đà Nẵng, tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉnh Quảng Nam, tỉnh Bình Định, tỉnh Gia Lai), trực tiếp cung cấp các dịch vụ bảo đảm hoạt động bay cho hệ thống 9 đường bay quốc nội và 8 đường bay quốc tế, hàng ngày có hàng trăm chuyến bay đi/đến và quá cảnh của các Hãng hàng không nội địa và quốc tế thường xuyên hoạt động trong vùng thông báo bay đơn vị phụ trách Trong những năm qua, bằng sự nỗ lực phấn đấu, bằng ý chí quyết tâm, tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty Quản lý bay miền Trung đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, góp phần chung vào công tác điều hành an toàn với tổng sản lượng điều hành bay liên tục tăng trưởng với tốc độ bình quân 10%/năm của Tổng công ty (năm 2015, lần đầu tiên trong lịch sử phát triển, Tổng công ty đã điều hành an toàn hơn 600.000 chuyến bay; Năm 2016 Tổng công ty đã điều hành an toàn hơn 700.000 chuyến; Năm 2017 hơn 800.000 chuyến bay).
• Giai đoạn công ty quản lý bay miền Trung từ tháng 9/2010 đến nay:
- Ngày 22/9/2010, Chủ tịch hội đồng thành viên Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam ký Quyết định số 50/QĐ-HĐTV ngày 22/9/2010 về việc thành lập Công ty Quản lý bay miền Trung.
- Ngày 28/12/2010, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam đã ký ban hành Quyết định số 196/QĐ-HĐQT về việc phê duyệt “Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty quản lý bay miền Trung”.
+ Thời gian: Từ tháng 9/2010 đến nay.
+ Tên gọi: Công ty Quản lý bay miền Trung.
+ Tên giao dịch quốc tế: Middle Region Air Trafic Services Company.
+ Địa điểm trụ sở: Sân bay Quốc tế Đà Nẵng, Phường Hòa Thuận Tây, Quận HảiChâu, TP Đà Nẵng; tháng 7/2019 chuyển về tòa nhà 148 Duy Tân, Phường HòaThuận Tây, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.
• Chức năng, nhiệm vụ của công ty:
Giới thiệu Trung tâm kiểm soát tiếp cận tại sân Đà Nẵng
2.2.1 Lãnh đạo Trung tâm hiện nay
- Trưởng Trung tâm: Trương Công Tuấn.
- Phó trưởng Trung tâm: Phan Minh Sinh.
- Phó trưởng Trung tâm: Nguyễn Văn Phước.
- Phó Trưởng Trung tâm: Đinh Văn Ngọc.
2.2.2 Quá trình hình thành phát triển
Trung tâm Kiểm soát Tiếp cận – Tại sân tiền thân là Ban điều hành bay Tiếp cận – Tại Sân trực thuộc Trung tâm Quản lý bay miền Trung, chính thức hoạt động từ ngày 1/1/2001; đến tháng 2/2009 Ban điều hành bay Tiếp cận – Tại sân đổi tên thành Trung tâm kiểm soát Tiếp cận – Tại sân theo Quyết định số 415/QĐ – HĐQT ngày 26/2/2009 của Chủ tịch Hội đồng thành viên
- Tháng 12/2015 thực hiện chủ trương của Bộ Giao thông Vận tải (Quyết định số 462/QĐ-BGTVT ngày 2/12/2015) các Bộ phận Kiểm soát mặt đất, Thủ tục bay/ Thông báo tin tức hàng không từ Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng chuyển về công ty Quản lý bay miền Trung, trực thuộc Trung tâm kiểm soát Tiếp cận – Tại sân.
- Ngày 20/6/2017 thực hiện chỉ đạo của Tổng công ty, bộ phận Thủ tục bay/Thông báo tin tức hàng không – Công ty Quản lý bay miền Trung chuyển về Trung tâm Thông báo tin tức hàng không (Quyết định 279/QĐ-HĐTV ngày 20/6/2017)
Trung tâm có Trưởng Trung tâm, Phó Trưởng Trung tâm, Kíp trưởng, Kíp phó, Huấn luyện viên kiêm nhiệm, các Kiểm soát viên không lưu, 02 Đội:
- Đội Đánh tín hiệu tàu bay.
- Đội thống kê số liệu bay.
Hình 1: Trung tâm Kiểm soát Tiếp cận Tại sân Đà Nẵng (1)
Trung tâm có 96 người, trong đó: 06 Kíp trưởng không lưu, 04 Kíp phó không lưu, 79 kiểm soát viên không lưu, Đội Đánh tín hiệu tàu bay (01 Đội trưởng, 01 Đội phó, 09 nhân viên đánh tín hiệu), 08 nhân viên kiểm soát mặt đất, 02 nhân viên thống kê số liệu bay, Đảng viên: 15 người.
2.2.5 Chức năng, nhiệm vụ hiện nay
Trung tâm có chức năng cung cấp các dịch vụ không lưu gồm: Dịch vụ điều hành bay, Dịch vụ tư vấn không lưu, Dịch vụ báo động đảm bảo an toàn, điều hòa, hiệu quả cho tất cả các tàu bay đi, đến và bay qua khu vực trách nhiệm được phân công.
2.2.6 Thành tích đã đạt được
Bằng khen Bộ Giao thông Vận tải năm 2009; Giấy khen Cục Hàng không các tịch Hội đồng thành viên năm 2015; Tập thể Lao động xuất sắc các năm: 2008,
THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH BAY TẠI TRUNG TÂM KIỂM SOÁT TIẾP CẬN TẠI SÂN ĐÀ NẴNG
Công tác kiểm soát tại cơ sở kiểm soát tiếp cận tầng cao Đà Nẵng (CTL Đà Nẵng)
3.1.1 Khu vực trách nhiệm của CTL Đà Nẵng
+ Phía Bắc: Ranh giới FIR Hà Nội và FIR Hồ Chí Minh;
+ Phía Tây: Biên giới Việt Nam – Lào và Việt Nam – Campuchia;
+ Phía Đông Bắc: Ranh giới vùng trách nhiệm giữa FIR Hồ Chí Minh và ACC Sanya;
+ Phía Đông: Kinh tuyến 110 0 00 ’ 00 ’’ Đông;
+ Phía Nam: Vĩ tuyến 13 0 30 ’ 00 ’’ Bắc.
Từ mặt đất/nước đến và bao gồm FL245 trừ khu vực trách nhiệm của APP Đà Nẵng và các TWR sau: Đà Nẵng, Phú Bài, Chu Lai, Pleiku, Phù Cát.
- Tần số liên lạc của CTL Đà Nẵng:
+ Tần số dự phòng: 125.45 MHz
+ Tần số khẩn nguy: 121.5 MHz
+ Tần số bộ đàm: 147.925 MHz
3.1.2.1 Quy trình điều hành tàu bay đến a) Nhận và xử lý kế hoạch bay không lưu
- CTL Đà Nẵng nhận kế hoạch bay thông qua hệ thống chuyển tiếp điện văn tự động AFTN/ AIS từ cơ sở khác đối với chuyến bay đến khu vực trách nhiệm củaCTL Đà Nẵng
- Kiểm soát viên không lưu khai thác kế hoạch bay và phép bay, khai thác NOTAM, số liệu khí tượng và các tin tức liên quan khác để sẵn sàng cung cấp cho tổ lái.
- CTL Đà Nẵng triển khai các số liệu của kế hoạch bay lên băng phi diễn để chuẩn bị cho quá trình điều hành bay.
Hình 2: Mẫu băng phi diễn thực tế tại cơ sở Kiểm soát Tiếp cận Tầng cao b) Quy trình điều hành
- Sắp xếp, ghi chép đầy đủ các thông tin bào băng phi diễn và nhập dữ liệu trong kế hoạch bay liên quan (Tên gọi tàu bay, mã số ra đa,…) vào hệ thống ra đa;
- Dựa vào số lượng tàu bay đến, kiểm soát viên hoạch định trước kế hoạch điều hành bay;
- Tính toán thời gian và thứ tự tiếp cận của tàu bay, điền và sắp xếp băng phi diễn theo thứ tự;
- Sau khi liên lạc, nhận dạng tàu bay, cung cấp vị trí, thông tin khí tượng, đường cất hạ cánh sử dụng,…;
- Kiểm soát viên không lưu cho tàu bay giảm thấp theo khung và độ cao thấp nhất đã được công bố trên từng đoạn đường bay nhất định;
- Áp dụng phân cách theo tiêu chuẩn quy định;
- Giám sát quỹ đạo của tàu bay, thông báo khi tàu bay có biểu hiện bay sai lệch đường bay, theo dõi kỹ quá trình tàu bay giảm thấp độ cao;
- Hiệp đồng chuyển giao kiểm soát đối với các TWR liên quan khi tàu bay đến điểm chuyển giao kiểm soát hoặc độ cao chuyển giao đã được thỏa thuận trước đó.
3.1.2.2 Quy trình điều hành tàu bay khởi hành a) Nhận và xử lý kế hoạch bay không lưu
- CTL Đà Nẵng nhận kế hoạch bay thông qua hệ thống chuyển tiếp điện văn tự động từ phòng thủ tục bay tại các cảng hàng không liên quan;
- Kiểm soát viên không lưu khai thác kế hoạch bay, kiểm tra các số liệu như: Đường bay, quy tắc bay, ETD, v.v, đối chiếu kế hoạch hoạt động bay hằng ngày, đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành trước khi cấp huấn lệnh đường dài;
- Khai thác NOTAM, số liệu khí tượng và các tin tức liên quan đến tiến trình của chuyến bay, sân bay dự bị để sẵn sàng cung cấp cho tổ lái khi cần thiết;
- Nếu cần thiết hiệp đồng với các bên liên quan điều chỉnh kế hoạch bay phù hợp để cung cấp dịch vụ không lưu;
- Triển khai các số liệu của kế hoạch bay liên băng phi diễn. b) Quy trình điều hành
- Sắp xếp, ghi chép đầy đủ các thông tin vào băng phi diễn, sắp xếp băng phi diễn theo thứ tự và nhập dữ liệu trong kế hoạch bay liên quan vào hệ thống ra đa;
- Dựa vào nền không lưu hiện tại, kiểm soát viên không lưu hoạch định trước kế hoạch điều hành bay;
- Tính toán thời gian tàu bay dự kiến đến điểm chuyển giao kiểm soát, thực hiện hiệp đồng chuyển giao theo quy định;
- Sau khi liên lạc, nhận dạng tàu bay, kiểm soát viên không lưu cấp huấn lệnh cho tàu bay lấy độ cao đường dài theo huấn lệnh đã được cấp Sử dụng ra đa cho tàu bay lấy hướng bay thích hợp để nhanh chóng lấy độ cao đường dài;
- Áp dụng phân cách theo quy chuẩn quy định;
- Giám sát quỹ đạo của tàu bay, kịp thời khuyến cáo khi tàu bay có biểu hiện sai lệch đường bay, theo dõi quan sát kỹ quá trình tàu bay lấy độ cao;
- Cung cấp các thông tin liên quan: Thời tiết, phương thức tiếp cận, đường cất hạ cánh sử dụng, bay chờ nếu có, tình trạng trang thiết bị, sân đường và các thông tin liên quan khác tại sân bay đến;
- Thông báo tình hình hoạt động bay liên quan và thời gian chậm trễ dự tính nếu có;
- Hiệp đồng chuyển giao kiểm soát với các ACC liên quan khi tàu bay đến điểm chuyển giao hoặc vị trí/độ cao đã được thỏa thuận trước.
3.1.2.3 Quy trình điều hành tàu bay bay qua khu vực trách nhiệm a) Nhận và xử lý kế hoạch bay không lưu
- CTL Đà Nẵng nhận kế hoạch bay thông qua hệ thống chuyển tiếp điện văn tự động AFTN từ các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu liên quan đối với các chuyến bay bay qua khu vực trách nhiệm Đà Nẵng;
- Kiểm soát viên không lưu khai thác kế hoạch bay, khai thác NOTAM, số liệu khí tượng và các tin tức liên quan đến tiến trình của chuyến bay để sẵn sàng cung cấp cho tổ lái khi cần thiết;
- Nếu cần thiết, hiệp đồng với các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu để có những biện pháp điều chỉnh kế hoạch bay phù hợp cho việc cung cấp dịch vụ không lưu;
Công tác kiểm soát tại cơ sở kiểm soát tiếp cận Đà Nẵng ( APP Đà Nẵng)
3.2.1 Khu vực trách nhiệm của APP Đà Nẵng
- Giới hạn ngang: Được giới hạn bởi vòng tròn bán kính 60km, tâm là Đài VOR/DME Đà Nẵng.
- Giới hạn cao: Từ mặt đất/nước lên đến và bao gồm độ cao 2750m (9000ft MSL). Riêng phần trùng nhau với các TWR Đà Nẵng, Chu Lai, Phú Bài có giới hạn thấp lần lượt là 750m (2500ft), 1200m (4000ft) và 1550m (5000ft).
- Khi có hoạt động bay hàng không dân dụng/phản lực quân sự hoặc khi áp dụng RNAV1: CTL Đà Nẵng ủy quyền cho APP Đà Nẵng điều hành lên đến FL155, việc ủy quyền điều hành các mực bay khác phải được các kíp trưởng đương nhiệm của hai bên thống nhất trước
- Tần số liên lạc APP Đà Nẵng:
+ Tần số dự phòng: 125.45 MHz
+ Tần số khẩn nguy: 121.5 MHz
+ Tần số bộ đàm: 147.925 Mhz
Hình 5: Đài kiểm soát Đà Nẵng được xây dựng năm 1995 Hình 6: Đài kiểm soát Đà Nẵng xây dựng năm 1995
Kiểm soát viên không lưu Đà Nẵng:
- Nhận giờ inbound hoặc giờ dự kiến đến của các tàu bay về hạ cánh tại CTL Đà Nẵng;
- Dựa vào số lượng tàu bay đến, kiểm soát viên không lưu hoạch định trước nền không lưu;
- Tính toán thời gian và thứ tự tiếp cận của tàu bay, điền và sắp xếp băng phi diễn theo thứ tự;
- Sắp xếp, ghi chép đầy đủ thông tin vào băng phi diễn và nhập dữ liệu trong kế hoạch bay liên quan vào hệ thống ra đa;
- Thông báo giờ dự định tàu bay hạ cánh và phương thức tiếp cận hạ cánh của tàu bay cho TWR Đà Nẵng;
- Thông báo cho CTL Đà Nẵng độ cao trống, thứ tự tiếp cận của các tàu bay;
Hình 7: Khu vực trách nhiệm APP Đà
- Sau khi thiết lập liên lạc, nhận dạng tàu bay, cấp huấn lệnh dẫn dắt tàu bay;
- Công bố dẫn dắt ra đa hoặc huấn lệnh bay theo một STAR và phương thức tiếp cận dự kiến;
- Cung cấp cho tàu bay các thông tin liên quan: Điều kiện thời tiết thực tế (Hướng gió, tốc độ gió, tầm nhìn, lượng mây, độ cao chân mây, tầm nhìn, nhiệt độ, khí áp tại sân và các hiện tượng thời tiết nguy hiểm trong khu vực sân bay) Thứ tự tiếp cận, kiểu loại tiếp cận dự tính thực hiện, đường cất hạ cánh sử dụng, tình trạng thiết bị, sân đường và các thông tin liên quan khác;
- Cấp hướng bay, độ cao, điều chỉnh tốc độ và cự ly tới điểm chạm bánh để tiến nhập hướng tiếp cận chót hoặc huấn lệnh tiếp cận phù hợp với từng giai đoạn của chuyến bay;
- Kiểm soát viên không lưu dẫn dắt tàu bay theo sơ đồ mạch dẫn dắt tiếp cận bằng ra đa hoặc theo phương thức để tiếp cận ILS đến khi tàu bay quan sát tốt đường cất hạ cánh;
- Áp dụng phân cách theo tiêu chuẩn quy định, sử dụng phân cách cao và phân cách ngang bằng ra đa tối thiểu 3NM (Theo QĐ 721/QĐ – CHK ngày 4/8/2017) là chủ yếu Trong trường hợp nhiễu động có thể áp dụng phân cách lớn hơn;
- Giãn cách tối thiểu giữa các tàu bay hạ cánh liên tiếp có thể là 8NM, nếu có tàu bay khởi hành xen giữa hai tàu bay hạ cánh thì phải gia tăng giãn cách cần thiết này;
- Thông báo tình hình hoạt động bay và thời gian chậm trễ dự tính cho tổ lái.
Hình 8: Các kiểm soát viên đang công tác tại APP (2)
3.2.3.1 APP Đà Nẵng hiệp đồng với CTL Đà Nẵng
- Giờ dự kiến thứ tự hạ cánh của các tàu bay;
- Các giới hạn độ cao hoặc thời gian qua điểm chuyển giao kiểm soát;
- Giờ dự kiến tiếp cận hoặc sửa đổi;
- Tin tức liên quan đến tàu bay phải bay chờ, đi sân bay dự bị hoặc thực hiện tiếp cận hụt;
- Mực bay trống, tình hình tại sân bay Đà Nẵng, đường cất hạ cánh sử dụng, phương thức đi/đến/tiếp cận hạ cánh khi CTL Đà Nẵng yêu cầu;
- Thông báo về việc không tiếp nhận tàu bay hạ cánh nếu có và lý do.
3.2.3.2 APP Đà Nẵng hiệp đồng với TWR Đà Nẵng
- Phương thức tiếp cận hạ cánh sử dụng;
- Những thông tin cần thiết khác nếu có.
3.2.3.2 APP/TWR/GCU Đà Nẵng hiệp đồng với Chỉ huy bay không quân khi có hoạt động bay hỗn hợp
- Các sân bay đến hạ cánh tại sân bay Đà Nẵng, Phú Bài, Chu Lai (ít nhất là 20 phút so với giờ dự kiến đến);
- Độ cao, đường bay, phương thức điều hành bay;
- Thứ tự cất cánh, hạ cánh xen kẽ giữa các tàu bay;
- Thời gian dự kiến đến đài hoặc tiếp đất;
- Lộ trình lăn vào bến đỗ;
- Các không vực, đường bay, độ cao, phương thức cất cánh, phương thức ra vào không vực, thời gian về đài, phương thức hạ cánh của các tàu bay quân sự.
Công tác kiểm soát tại đài kiểm soát Đà Nẵng (TWR Đà Nẵng)
3.3.1 Khu vực trách nhiệm của TWR Đà Nẵng
- Giới hạn ngang: Được giới hạn bởi vòng tròn bán kính 15km (8NM), tâm là đài VOR/DME Đà Nẵng.
- Giới hạn cao: Từ mặt đất/nước lên đến và bao gồm độ cao 750m (2500ft MSL).
+ Tần số dự phòng: 118.05 MHz
+ Tần số khẩn nguy: 121.5 MHz
+ Tần số bộ đàm: 147.925 MHz
3.3.2 Quy trình điều hành tại TWR Đà Nẵng
Kiểm soát viên không lưu TWR Đà Nẵng:
- Thông báo giờ dự định tàu bay hạ cánh và hiệp đồng vị trí dự định chuyển giao tàu bay cho GCU Đà Nẵng;
- Khi có đủ cơ sở đảm bảo tàu bay hạ cánh an toàn, kiểm soát viên không lưu cấp huấn lệnh hạ cánh cho tàu bay hạ cánh;
- Giám sát quỹ đạo hạ cánh của tàu bay, kịp thời chuyển tàu bay khuyến cáo khi tàu bay có biểu hiện nhầm đường cất hạ cánh;
- Theo dõi, quan sát kỹ quá trình tàu bay giảm thấp độ cao, vượt ngưỡng, tiếp đất, xả đà và phanh giảm tốc độ, cáp huấn lệnh thoát ly đường cất hạ cánh theo sân lăn phù hợp;
- Sau khi hạ cánh, kiểm soát viên không lưu cấp huấn lệnh cho tàu bay rời khỏi đường cất hạ cánh và liên tục quan sát tàu bay lăn cho đến khi kiểm soát tàu bay cho GCU;
- Ghi chép băng phi diễn đầy đủ, thông báo cho phòng thủ tục bay tại Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng giờ thực tế hạ cánh của tàu bay;
- Ghi lại các số liệu chuyến bay vào tờ sản lượng hằng ngày.
Hình 9: Các kiểm soát viên đang công tác tại TWR (3)
3.3.3 Quy trình hiệp đồng tại TWR Đà Nẵng
3.3.3.1 TWR Đà Nẵng hiệp đồng với APP Đà Nẵng
- Các tin tức liên quan đến đường cất hạ cánh sử dụng;
- Tàu bay phải thực hiện tiếp cận hụt;
- Những tin tức cần thiết khác nếu có.
3.3.3.2 TWR Đà Nẵng hiệp đồng với GCU Đà Nẵng
- Giờ dự kiến hạ cánh của tàu bay (ít nhất 15 phút so với giờ dự kiến đến);
- Đường cất hạ cánh sử dụng;
- Vị trí dự định chuyển giao tàu bay;
- Những tin tức cần thiết khác nếu có.
3.4 Công tác kiểm soát tại cơ sở kiểm soát mặt đất Đà Nẵng (GCU Đà Nẵng)
3.4.1 Khu vực trách nhiệm của GCU Đà Nẵng
- Khu vực trách nhiệm của GCU Đà Nẵng được giới hạn từ vị trí đỗ của tàu bay đến các điểm chờ trước khi vào đường cất hạ cánh sử dụng và ngược lại.
- Sân đỗ Đà Nẵng được thiết lập 17 vị trí đỗ chính, được đánh số từ Bắc vào Nam theo thứ tự như sau: 1, 1A, 2, 2A, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 14, 15, 16 (không có vị trí đỗ số 13) và 2 vị trí đỗ dự phòng: 09A và 16A.
- Sân đỗ số 4: Được thiết lập có 8 vị trí đỗ được đánh số: 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24,
25 và 3 vị trí đỗ được đánh số: 3M, 4M, 5M.
+ Tần số dự phòng: 121.9 MHz
+ Tần số khẩn nguy: 121.5 MHz
+ Tần số bộ đàm: 147.925 MHz
3.4.2.1 Trước khi tàu bay lăn bánh a) Khi nhận được kế hoạch bay của chuyến bay khởi hành, GCU có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu với kế hoạch bay bảo đảm tuân thủ các quy định hiện hành trước khi cho phép tàu bay nổ máy khởi hành. b) Khi nhận được yêu cầu của tổ lái về huấn lệnh đường dài, GCU thông báo cho TWR để TWR yêu cầu CTL cấp huấn lệnh đường dài cho chuyến bay khởi hành, nội dung bao gồm:
- Số hiệu chuyến bay, loại tàu bay, sân bay đi, sân bay đến.
- Mực bay đường dài. c) CTL Đà Nẵng cấp huấn lệnh đường dài đối với từng chuyến bay cho GCU thông qua TWR, nội dung huấn lệnh đường dài bao gồm;
- Giới hạn huấn lệnh, đường bay, mực bay.
- Mã số ra đa thứ cấp và các yêu cầu cụ thể khác. d) Sau khi tổ lái thiết lập liên lạc đầu tiên, GCU Đà Nẵng thông báo cho tổ lái các tin tức sau:
- Các tin tức về tình trạng sân đường, điều kiện khí tượng tại sân bay. e) TWR Đà Nẵng có trách nhiệm thông báo, hiệp đồng với GCU Đà Nẵng điểm chuyển giao kiểm soát tàu bay, đường cất hạ cánh sử dụng (nếu có thay đổi). g) GCU Đà Nẵng cấp huấn lệnh đường dài cho tổ lái sau khi nhận được từ TWR. Trong trường hợp đã cấp huấn lệnh đường dài mà chuyến bay bị chậm trễ vì một lý do nào đó quá 15 phút đối với giờ dự kiến cất cánh, GCU có trách nhiệm thông báo cho TWR để TWR thông báo cho APP Đà Nẵng về sự chậm trễ này và hiệp đồng lại để cấp huấn lệnh đường dài. h) GCU có thể cấp chỉ thị khởi hành (SID) sau khi nhận được từ TWR cùng với huấn lệnh đường dài. i) GCU Đà Nẵng cấp huấn lệnh cho phép tàu bay mở máy hoặc cho phép đẩy tàu bay khi tố lái báo cáo sẵn sàng và yêu cầu.
3.4.2.2 Khi tàu bay lăn bánh a) GCU cấp huấn lệnh cho phép tàu bay lăn khi tổ lái yêu cầu. b) TWR thông báo cho GCU chỉ thị khởi hành (SID) và giới hạn cần thiết. c) GCU chuyển chỉ thị khởi hành và các yêu cầu liên quan của TWR cho tổ lái trước khi chuyển giao liên lạc. d) Khi tàu bay gần đến hoặc tại vị trí chờ trước khi lên đường cất hạ cánh, GCU chuyển giao liên lạc và chuyển giao kiểm soát tàu bay cho TWR Đà Nẵng. e) Lưu trữ băng phi diễn theo quy định. g) Khi không thể tiếp nhận tàu bay khởi hành, TWR Đà Nẵng phải thông báo ngay cho GCU và nêu rõ lý do.
APP/TWR/GCU Đà Nẵng hiệp đồng với Chỉ huy bay không quân khi có hoạt động bay hỗn hợp:
- Các sân bay đến hạ cánh tại sân bay Đà Nẵng, Phú Bài, Chu Lai (ít nhất là 20 phút so với giờ dự kiến đến);
- Độ cao, đường bay, phương thức điều hành bay;
- Thứ tự cất cánh, hạ cánh xen kẽ giữa các tàu bay;
- Thời gian dự kiến đến đài hoặc tiếp đất;
- Lộ trình lăn vào bến đỗ;
- Các không vực, đường bay, độ cao, phương thức cất cánh, phương thức ra vào không vực, thời gian về đài, phương thức hạ cánh của các tàu bay quân sự.
3.4.4 Các khó khăn của cơ sở APP/TWR/GCU
Ba cơ sở kiểm soát tiếp cận, tại sân, mặt đất của Đà Nẵng tọa lạc chung tại tầng
8 của Đài chỉ huy Tiếp cận Tại sân Đà Nẵng có những trực trạng khó khăn chung trong công tác điều hành bay như sau:
- Chưa có đường lăn cao tốc (High speed taxiway): Việc sân bay Đà Nẵng chưa có đường lăn cao tốc khiến thời gian chiếm dụng đường băng của tàu bay lớn hơn (Thường là 80s đến 90s) dẫn đến việc phải gia tăng giãn cách giữa các tàu bay cất cánh và tàu bay vào giai đoạn cuối.
- Sân bay hỗn hợp: Hiện tại sân bay Đà Nẵng là sân bay kết hợp giữa dân dụng và quân sự (Phản lực, trực thăng, ngắm cảnh) gây khó khăn cho dịch vụ điều hành bay.
- Kiểm soát luồng: Đà Nẵng là sân bay trung chuyển cho các tàu bay Đông Bắc Á như Hàn Quốc, Nhật Bản và các chuyến bay đó thường chịu sự kiểm soát luồng từ FIR Sanya dẫn tới việc kéo dài thời lượng điều hành bay và trì trệ nền không lưu.
- Việc thi công cơ sở hạ tầng liên tục khiến việc đóng bến và thiếu bến ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình điều hành bay, khiến xe phục vụ hành khách cắt qua đường cất hạ cánh ảnh hưởng đến quá trình cất cánh.