1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chuyên đề đọc hiểu ôn hsg 1

65 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vườn Xưa
Tác giả Tế Hanh
Trường học ĐHQG Hà Nội
Chuyên ngành Literature
Thể loại Poem
Năm xuất bản 1957
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 134,54 KB

Nội dung

- Học sinh trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm.4 Bài thơ diễn tả dòng cảm xúc từ lúc chia tay ở bến cảng chotới lúc người lính làm nhiệm vụ ở đảo xa; đồng thời, đa

Trang 1

Đề 1

THƠ TÌNH NGƯỜI LÍNH BIỂN Trần Đăng Khoa

Anh ra khơi Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng Phút chia tay, anh dạo trên bến cảng

Biển một bên và em một bên

Biển ồn ào, em lại dịu êm

Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ Anh như con tàu lắng sóng từ hai phía Biển một bên và em một bên

Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn Tàu anh buông neo dưới chùm sao xa lắc Thăm thẳm nước trời, nhưng anh không cô độc Biển một bên và em một bên

Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng Anh đứng gác Trời khuya Đảo vắng

Biển một bên và em một bên

Vòm trời kia có thể sẽ không em Không biển nữa Chỉ mình anh với cỏ Cho dù thế thì anh vẫn nhớ

Biển một bên và em một bên

Hải Phòng, 1981

Trần Đăng Khoa sinh năm 1958, quê ở tỉnh Hải Dương Thế giới thơ ông chân thực, hồn nhiên,

có những bài chạm đến suy tư sâu sắc

Nhà thơ Trần Đăng Khoa sáng tác bài Thơ tình người lính biển vào năm 1981, khi ông đang là lính hải quân Bài thơ đã được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc thành bài hát Chút thơ tình người lính biển.

Đọc bài thơ trên và thực hiện các yêu cầu:

Trang 2

Câu 1 Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Câu 2 Chỉ ra 01 biện pháp tu từ trong khổ thơ thứ hai.

Câu 3 Trong khổ thơ thứ ba có những hình ảnh nào được nhân vật trữ tình nhắc tới?

Câu 4 Nêu mạch cảm xúc của bài thơ?

Câu 5 Bạn hiểu như thế nào về hình ảnh “những vành tang trắng” trong câu thơ “Bão thổi

chưa ngừng trong những vành tang trắng”?

Câu 6 Bạn hãy nhận xét tình cảm của tác giả được thể hiện qua bài thơ?

Câu 7 Trong bài thơ, bạn ấn tượng nhất với câu thơ nào? Vì sao?

Câu 8 Nếu là cô gái trong bài thơ, bạn muốn nói điều gì với người yêu là lính biển trong cuộc

chia tay lưu luyến này?

- Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm

- Học sinh trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

1,0

2

Trong khổ thơ thứ hai có sử dụng nhiều biện pháp tù từ: sosánh, đối, điệp… HS cần:

- Gọi tên 01 biện pháp

- Chỉ rõ biểu hiện của biện pháp đó trong khổ thơ

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm

- Học sinh trả lời được một yêu cầu: 0,5 điểm

- Học sinh trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

1,0

3 Những hình ảnh được nhân vật trữ tình nhắc tới trong khổ

thơ thứ ba: thành phố lên đèn, tàu buông neo, chùm sao xa lắc, nước trời thăm thẳm, anh, biển và em.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm

- Học sinh trả lời được 3 ý: 0,75

- Học sinh trả lời được 2 ý: 0,5 điểm

- Học sinh trả lời được 1 ý: 0,25 điểm

1,0

Trang 3

- Học sinh trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

4

Bài thơ diễn tả dòng cảm xúc từ lúc chia tay ở bến cảng chotới lúc người lính làm nhiệm vụ ở đảo xa; đồng thời, đan xen nhữngsuy tư về cá nhân và đất nước

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm

- Học sinh trả lời 01 ý tương đương đáp án: 0,5 điểm

- Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

- HS diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tuyệt đối.

1,0

5

HS nêu cách hiểu về hình ảnh “những vành tang trắng” trong

câu thơ “Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng”:

- Nghĩa thực: vành khăn trắng để tang những người đã mất vì thiêntai, bão tố

- Nghĩa biểu tượng: những nỗi đau chung mà đất nước đã từng trảiqua không chỉ bởi thiên tai mà còn là biết bao mất mát bởi chiếntranh Nỗi đau ấy vẫn chưa nguôi ngoai trong lòng dân tộc…

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm

- Học sinh trả lời được 1 ý: 0,5

- Học sinh trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

- HS diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tuyệt đối.

1,0

6 HS đưa ra lời nhận xét của mình về tình cảm của tác giả được

thể hiện qua bài thơ:

Trang 4

- Học sinh trả lời đúng được 01 ý trong đáp án hoặc 1 ý tương đương: 1,0 điểm

- Học sinh trả lời có nội dung phù hợp, đảm bảo hai yêu cầu trên nhưng diễn đạt chưa tốt: 1,5 điểm

- Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm

7

HS cần trình bày được:

- Nêu được câu thơ mà mình ấn tượng nhất

- Lí giải lí do ấn tượng của bản thân

- Khẳng định vai trò của câu thơ trong việc thể hiện chủ đề tư

tưởng của tác phẩm

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án và lý giải thuyết phục: 2,0 điểm

- Học sinh nêu được tình cảm của bản thân nhưng lý giải chưa rõ

ràng: 1,5 điểm

- Học sinh nêu được ấn tượng nhưng chưa lý giải: 1,0 điểm

- Học sinh trả lời không hợp lí hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

- Khẳng định sẽ thường xuyên viết thư, nhắn tin, gọi điện…

- Động viên người yêu yên tâm công tác

Hướng dẫn chấm:

- GV linh hoạt và tôn trọng các cách xử lí khác với gợi ý trong

đáp án Các cách xử lí khá thuyết phục đều đạt: 1,0 điểm

- Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

1,0

Trang 5

Bà mẹ già tóc mỗi ngày mỗi bạc.

Hai ta ở hai đầu công tác,

Có bao giờ cùng trở lại vườn xưa?

Hai ta như ngày nắng tránh ngày mưa, Như mặt trăng mặt trời cách trở, Như sao Hôm sao Mai (2) không cùng ở,

Có bao giờ cùng trở lại vườn xưa?

Hai ta như sen mùa hạ, cúc mùa thu, Như tháng mười hồng, tháng năm nhãn;

Em theo chim em đi về tháng tám, Anh theo chim cùng với tháng ba qua.

Một ngày xuân em trở lại nhà, Nghe mẹ nói anh có về, anh hái ổi.

Em nhìn lên vòm cây gió thổi,

Lá như môi thầm thĩ gọi anh về.

Lần sau anh trở lại một ngày hè, Nghe mẹ nói em có về, bên giếng giặt.

Anh nhìn giếng, giếng sâu trong vắt, Nước như gương soi lẻ bóng hình anh…

Mảnh vườn xưa cây mỗi ngày mỗi xanh,

Bà mẹ già tóc mỗi ngày mỗi bạc.

Hai ta ở hai đầu công tác,

Có bao giờ cùng trở lại vườn xưa…

1957 (Trích Thơ Quê hương và những lời bình – NXB ĐHQG

Hà Nội, 2007, tr 298 – 299)(1) Tế Hanh: (1921- 2009), tên khai sinh là Trần Tế Hanh Quê quán: xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi Ông có mặt trong phong trào thơ Mới ở chặng cuối với những bài thơ mang nỗi buồn và tình yêu quê hương Sau năm 1945, ông vẫn luôn tiếp tục bền bỉ sáng tác nhằm phục vụ cách mạng và kháng chiến Thơ ông chân thực với cách diễn đạt bằng ngôn ngữ

giản dị, tự nhiên và rất giàu hình ảnh, bình dị mà tha thiết Bài thơ Vườn xưa được viết năm

1957 khi đất nước đang bị chia cắt, tiêu biểu cho hồn thơ Tế Hanh

(2) Sao Hôm, sao Mai: là những tên gọi của sao Kim ở các thời điểm khác nhau Mọc sớm từ

buổi chiều gọi là sao Hôm, đến sáng hôm sau lại hiện ra trên bầu trời gọi là sao Mai Trong bàithơ này, hình ảnh sao Hôm, sao Mai gợi sự cách trở của lứa đôi

Đọc bài thơ trên và thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 Xác định thể thơ của bài thơ trên.

Câu 2 Hình ảnh nào là trung tâm của bài thơ?

Câu 3 Gọi tên những mùa được nhắc đến trong bài thơ.

Câu 4 Anh/chị hiểu như thế nào về hai câu thơ sau:

Trang 6

Mảnh vườn xưa cây mỗi ngày mỗi xanh

Bà mẹ già tóc mỗi ngày mỗi bạc?

Câu 5 Người mẹ có vai trò gì đối với tình cảm của “anh” và “em” trong bài thơ?

Câu 6 Đánh giá vẻ đẹp hai câu thơ:

Anh nhìn giếng, giếng sâu trong vắt, Nước như gương soi lẻ bóng hình anh…

Câu 7 Hãy chỉ ra điểm riêng khi viết về hình ảnh khu vườn của Tế Hanh trong bài Vườn xưa

và Lưu Quang Vũ trong đoạn thơ sau:

Mảnh vườn em vẫn là mảnh vườn xanh Nơi ban đầu lòng ta ươm tổ mật

Nơi ta hái những chùm thơ thứ nhất Nơi thu sang mây trắng vẫn bay về (Vườn trong phố)

Câu 8 Theo bạn, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì qua bài thơ?

ĐÁP ÁN ĐỀ 2

1

Thể thơ của bài thơ trên: thơ tự do

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm

- Học sinh trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

1,0

2

Hình ảnh trung tâm của bài thơ: vườn xưa

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm

- Học sinh trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

1,0

3 Những mùa được nhắc đến trong bài thơ: mùaxuân, mùa hạ, mùa thu

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm

- Học sinh trả lời được 2 mùa: 0,75 điểm

- Học sinh trả lời được mỗi mùa: 0,25 điểm

1,0

Trang 7

- Học sinh trả lời không đúng như đáp án hoặc không

trả lời: 0,0 điểm.

4

HS nêu cách hiểu về hai câu thơ:

Mảnh vườn xưa cây mỗi ngày mỗi xanh

Bà mẹ già tóc mỗi ngày mỗi bạc?

Có thể theo hướng:

- Hai câu thơ bộc lộ sức mạnh của thời gian Chínhthời gian đã làm cho cây cối ngày mỗi xanh thêm, tốttươi Cũng chính thời gian đã làm tóc bà mẹ mỗi ngàymỗi bạc thêm, già nua thêm…

- Qua đó, nhân vật trữ tình bộc lộ nỗi niềm bângkhuâng, xao xuyến về sự thay đổi của thiên nhiên, đặcbiệt là xót xa đến chạnh lòng về hình ảnh người mẹ giàtóc mỗi ngày mỗi bạc…

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm

- Học sinh trả lời 01 ý tương đương đáp án: 0,5 điểm

- Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0,0

điểm.

- HS diễn đạt tương đương nhưng hợp lí vẫn cho

điểm tuyệt đối.

1,0

5 HS trình bày về vai trò của người mẹ đối với tình cảm

của “anh” và “em” trong bài thơ

- Bà mẹ già như một ngọn lửa nhỏ, dù nhennhóm nhưng ít nhiều làm ấm lại lòng của cô gái,của chàng trai và làm nồng ấm cả bài thơ

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm

1,0

Trang 8

- Học sinh trả lời được 1 ý: 0,5

- Học sinh trả lời không đúng như đáp án hoặc không

trả lời: 0,0 điểm.

* Lưu ý: HS diễn đạt tương đương nhưng hợp lí vẫn

cho điểm tuyệt đối.

6

HS đánh giá vẻ đẹp hai câu thơ:

Anh nhìn giếng, giếng sâu trong vắt,

Nước như gương soi lẻ bóng hình anh…

HS cần đánh giá được vẻ đẹp nội dung và nghệ thuậtcủa hai câu thơ Có thể theo hướng:

- Nội dung: hai câu thơ bộc lộ nỗi niềm của nhân vật trữtình “anh” về một tình yêu chân thành, đằm thắm Qua

đó, cho thấy nỗi buồn nhớ, khao khát được gặp lạingười thương của chàng trai

- Nghệ thuật: hai câu thơ có sử dụng yếu tố điệp, sosánh, nhịp điệu linh hoạt… góp phần khắc sâu tâmtrạng của chàng trai khi phải đối diện với bóng mìnhđơn lẻ dưới giếng, cùng niềm đau đáu về khát khao gặp

gỡ lại người thương…

- Học sinh trả lời đúng như đáp án hoặc ý tương

đương: 2,0 điểm

- Học sinh trả lời đúng được 01 ý trong đáp án hoặc 1

ý tương đương: 1,0 điểm

- Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt

chưa tốt: 1,5 điểm

- Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả

lời: 0,0 điểm

2,0

7 Điểm riêng khi viết về hình ảnh vườn của Tế Hanh

trong bài Vườn xưa và Lưu Quang Vũ:

- Vườn trong thơ Tế Hanh là mảnh vườn của nghĩa tình

sâu nặng với mẹ, với vợ, với những kỷ niệm thiêng

liêng mà lứa đôi đều thầm giữ vẹn trong lòng

2,0

Trang 9

- Vườn trong thơ Lưu Quang Vũ lại là một góc nhìn

khác, gắn với tình yêu lứa đôi, niềm tin và hy vọng

- Lý giải về sự khác biệt trên

Học sinh chỉ ra thông điệp ý nghĩa qua bài thơ

Lưu ý: thông điệp phải xuất phát từ giá trị nội dung tư

tưởng của bài thơ

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời đảm bảo các yêu cầu trên: 1,0 điểm

- Học sinh rút ra thông điệp nhưng không nêu được nội dung của bài thơ, hoặc ngược lại: 0,5 điểm

- Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

1,0

Đề 3.

[1] Khi viết những dòng này, tôi đã thức tỉnh trong vài người quen những cảm xúc mà thời gian đã xóa nhòa, và tôi đã xâm phạm đến cõi yên tĩnh nấm mồ của chính cha tôi Tôi buộc lòng làm vậy, và xin người đọc nể nang những tình cảm đã thúc đẩy tôi viết mà lượng thứ cho ngòi bút kém cỏi của tôi Tình cảm này, tôi xin nói trước, là sự bênh vực của tôi đối với cha mình.

Cha tôi tên là Thuấn, con trưởng họ Nguyễn Trong làng, họ Nguyễn là họ lớn, số lượng trai đinh có lẽ chỉ thua họ Vũ Ông nội tôi trước kia học Nho, sau về dạy học Ông nội tôi có hai vợ Bà cả sinh được cha tôi ít ngày thì mất, vì vậy ông tôi phải tục huyền Bà hai làm nghề nhuộm vải, tôi không tường mặt, chỉ nghe nói là một người đàn bà cay nghiệt vô cùng Sống với dì ghẻ, cha tôi trong tuổi niên thiếu đã phải chịu đựng nhiều điều cay đắng Năm mười hai tuổi, cha tôi trốn nhà ra đi Ông vào bộ đội, ít khi về nhà.

Trang 10

Khoảng năm… cha tôi về làng lấy vợ Chắc chắn cuộc hôn nhân này không do tình yêu Mười ngày nghỉ phép bề bộn công việc Tình yêu đòi hỏi điều kiện, trong đó thời gian cũng cần.

Khi lớn lên, tôi chẳng biết gì về cha mình cả Tôi chắc mẹ tôi hiểu về cha tôi cũng ít Cả đời cha tôi gắn với súng đạn, chiến tranh.

Tôi đi làm, lấy vợ, sinh con Mẹ tôi già đi Cha tôi vẫn đi biền biệt Thỉnh thoảng cha tôi cũng ghé về nhà, nhưng những lần về đều ngắn Cả những bức thư cha tôi gửi về cũng ngắn, dầu rằng dưới những dòng chữ, tôi biết ở đấy ẩn chứa nhiều tình thương cùng với âu lo.

Tôi là con một, tôi đã chịu ơn cha tôi về đủ mọi mặt Tôi được học hành, được du ngoại.

Cả những cơ sở vật chất gia đình cũng do cha tôi lo liệu Ngôi nhà tôi ở ven nội, xây dựng trước khi cha tôi về hưu tám năm Đấy là một biệt thự đẹp nhưng khá bất tiện, tôi đã xây cất dựa theo thiết kế của một chuyên gia kiến trúc trứ danh, bạn của cha tôi, ông này đại tá, chỉ thạo việc xây doanh trại.

Năm bảy mươi tuổi, cha tôi về hưu với hàm thiếu tướng.

Mặc dầu biết trước, tôi vẫn ngỡ ngàng khi cha tôi về Mẹ tôi đã lẫn (bà hơn cha tôi sáu tuổi), vì vậy thực ra ở nhà chỉ có mình tôi có những tình cảm đặc biệt với sự kiện này Mấy đứa con tôi còn bé Vợ tôi biết ít về ông, vì hai chúng tôi lấy nhau khi mà cha tôi đang bặt tin tức Bấy giờ đang có chiến tranh Tuy thế, ở trong gia đình, cha tôi bao giờ cũng là hình ảnh của niềm vinh dự, tự hào Cả ở trong họ, trong làng, tên tuổi cha tôi cũng được mọi người ngưỡng vọng.

Cha tôi về nhà, đồ đạc đơn sơ Cha tôi khỏe Ông bảo: “Việc lớn trong đời cha làm xong rồi!” Tôi bảo: “Vâng” Cha tôi cười Tâm trạng xúc động lây sang cả nhà, mọi người chuếnh choáng đến nửa tháng trời, sinh hoạt tùy tiện, có hôm mười hai giờ đêm mới ăn cơm chiều Khách khứa đến chơi nườm nượp Vợ tôi bảo: “Không để thế được” Tôi cho mổ lợn, đi mời họ hàng làng nước đến để chia vui Làng tôi tuy gần thành phố nhưng mà tập tục nông thôn còn giữ Đúng một tháng sau, tôi mới có dịp ngồi với cha tôi bàn chuyện gia đình[…].

[2] Cha tôi bảo: “Nghỉ rồi, cha làm gì?” Tôi bảo: “Viết hồi ký” Cha tôi bảo:

“Không!” Vợ tôi bảo: “Cha nuôi vẹt xem” Trên phố dạo này nhiều người nuôi chim hoạ mi, chim vẹt Cha tôi bảo: “Kiếm tiền à?” Vợ tôi không trả lời Cha tôi bảo: “Để xem đã!” Cha tôi cho mỗi người trong nhà bốn mét vải lính Ông Cơ và cả cô Lài (ông Cơ và cô Lài là hai bố con được Thủy cho ở trong nhà như người giúp việc) cũng thế Tôi cười: “Cha bình quân!” Cha tôi bảo: “Đấy là lẽ sống” Vợ tôi bảo: “Cả nhà đồng phục thì thành doanh trại” Mọi người cười ồ.

Cha tôi muốn ở một phòng dưới dãy nhà ngang giống như mẹ tôi Vợ tôi không chịu Cha tôi buồn Việc để mẹ tôi ăn riêng, ở riêng làm ông bứt rứt Vợ tôi bảo: “Tại mẹ lẫn” Cha tôi đăm chiêu Tôi cũng không hiểu sao hai đứa con gái của tôi ít gần ông nội Tôi cho chúng học ngoại ngữ, học nhạc Chúng lúc nào cũng bận Cha tôi bảo: “Các cháu có sách gì mang

Trang 11

cho ông đọc” Cái Mi cười Còn cái Vi bảo: “Ông thích đọc gì?” Cha tôi bảo: “Cái gì dễ đọc” Hai đứa bảo: “Thế thì không có” Tôi đặt báo hàng ngày cho ông Cha tôi không thích văn học Văn chương nghệ thuật bây giờ đọc rất khó vào.

Một hôm tôi đi làm về, cha tôi đứng ở dãy nhà vợ tôi nuôi chó và gà công nghiệp Trông ông không vui Tôi hỏi: “Có chuyện gì thế?” Ông bảo: “ông Cơ và cô Lài vất vả quá Họ làm không hết việc, cha muốn giúp họ được không?” Tôi bảo: “Để con hỏi Thủy” Vợ tôi bảo:

“Cha là tướng, về hưu cha vẫn là tướng Cha là chỉ huy Cha mà làm lính thì dễ loạn cờ” Cha tôi không nói năng gì Cha tôi nghỉ hưu nhưng khách khứa nhiều Điều đó làm tôi ngạc nhiên, thậm chí thích thú Vợ tôi bảo: “Đừng mừng… họ chỉ nhờ vả Cha ạ, cha đừng làm gì quá sức” Cha tôi cười: “Chẳng có gì đâu… cha chỉ viết thư Thí dụ: “Thân gửi N tư lệnh quân khu… Tôi viết thư này cho cậu… Hơn năm mươi năm, đây là lần đầu tôi ăn tết mồng ba tháng

ba dưới mái nhà mình Hồi ở chiến trường, hai đứa chúng mình đã từng mơ ước v v… Cậu nhớ cái xóm ven đường, cô Huệ đã làm bánh trôi bằng bột mì mốc Bột mì bê bết trên lưng v.v… Nhân đây M là người tôi quen, muốn được công tác dưới quyền của cậ u v.v… “ Cha viết như thế được không?” Tôi bảo: “Được” Vợ tôi bảo: “Không được!” Cha tôi gãi cằm:

(2) Tướng về hưu lần đầu được in trên tuần báo Văn Nghệ số 20 /6/1987 của Hội Nhà văn

Việt Nam Nó lập tức trở thành một hiện tượng văn học và được Nhà xuất bản Trẻ tuyển chọn

in trong tập truyện ngắn với tựa đề Tướng về hưu Tuy mới xuất hiện nhưng Tướng về hưu được

xem như một truyện ngắn đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp

Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 Xác định người kể chuyện trong văn bản trên?

Câu 2 Đề tài của văn bản là gì?

Câu 3 Những biểu hiện nào trong phần [2] cho thấy nhân vật “cha tôi” lạc loài ngay trong

chính gia đình mình?

Câu 4 Nêu nội dung chính của văn bản?

Câu 5 Nhận xét về ngôn ngữ kể chuyện của Nguyễn Huy Thiệp qua văn bản trên?

Câu 6 Văn bản đem đến cho bạn cảm nhận như thế nào về nhân vật “cha tôi”?

Câu 7 Nếu là con trai của ông Thuấn trong câu chuyện, bạn sẽ làm gì khi bố được về hưu?

Trang 12

Câu 8 Văn bản thể hiện giá trị nhân sinh nào? Bạn có đồng tình với quan điểm đó không?

- Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm

- Học sinh trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời:

- Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm

- Học sinh trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời:

0,0 điểm.

1,0

3

Những biểu hiện trong phần [2] cho thấy nhân vật “cha tôi”

lạc loài ngay trong chính gia đình mình:

Điều mà ông cho là lẽ sống bị con cái xem là “bình quân” cào bằng, không phù hợp

Bị con dâu ngăn cản việc ông muốn ở một phòng dưới dãynhà ngang giống như vợ (bà bị lẫn nặng)

- Không tìm được tiếng nói chung với các cháu nội

- Dù người con dâu nói “về hưu cha vẫn là tướng”, nhưng ôngvẫn bị nhạt nhòa, thụ động, có phần lệ thuộc trước quyền năngcủa cô con dâu

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm

- Học sinh trả lời được mỗi ý: 0,25 điểm

- Học sinh chép lại y nguyên các câu văn trong văn bản: 0,5 điểm

- Học sinh trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời:

0,0 điểm.

1,0

4 Nội dung chính: Văn bản nói về sự cô độc trong cuộc sống của 1,0

Trang 13

tướng Thuấn sau khi về hư, khi mà những giá trị chuẩn mựcđạo lí đã thay đổi theo sức mạnh của nền kinh tế thị trường.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm

- Học sinh trả lời theo ý tương đương đáp án: 0,5 điểm

- Học sinh trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời:

- Học sinh trả lời được 1 ý: 0,5 điểm

- Học sinh trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời:

0,0 điểm.

1,0

6 Học sinh nêu cảm nhận về nhân vật “cha tôi” qua văn bản

Cần đảm bảo các yêu cầu:

- Trước khi về hưu:

+ Ông Thuấn từng là một người lính, một vị chỉ huy mẫu mực,một tấm gương sáng trong mắt mọi người

+ Từ rèn luyện quân đội, ông có một lối sống trong sạch, ngaythẳng, không vụ lợi

- Sau khi về hưu:

+ Ông không thể hòa hợp được với cái lạ lùng, cái lạnh lùngcủa lối sống thực dụng

+ Ông dần trở nên lạc lõng, cô đơn giữa gia đình mình

- Nguyên nhân: ở ông Thuấn có sự mâu thuẫn giữa lí tưởngcao đẹp một thời với sự thật trần trụi của một thời đại mới.Ông trở nên hoang mang, bơ vơ giữa một cái thế giới mới rốirắm, xấu xí, méo mó

- Bộc lộ thái độ, tình cảm và đánh giá chung của bản thân đối

2,0

Trang 14

với nhân vật Có thể là: trân trọng, cảm thông, xót xa và chia

sẻ với nhân vật - một con người đáng trọng nhưng cũng là mộtcon người bi kịch

Dưới đây là một vài gợi ý:

- Giống như nhân vật “tôi” đã làm trong truyện: vẫn để vợquyết định mọi thứ trong nhà, kể cả việc sắp xếp cuộc sốngcho bố mình

- Làm khác nhân vật “tôi”:

+ Sắp xếp lại cuộc sống gia đình, tạo không gian thoải mái cho

bố khi về nghỉ hưu

+ Dành nhiều thời gian trò chuyện cùng bố

+ Mạnh mẽ, quyết đoán việc trong nhà, không phụ thuộc vàovợ; tôn trọng những quyết định của bố

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án và lý giải thuyết phục: 2,0 điểm.

- Học sinh nêu được điều bản thân muốn nói nhưng lý giải

8 - Văn bản thể hiện những giá trị nhân sinh:

+ Mặt trái của nền kinh tế thị trường làm tha hóa một tầng lớp

xã hội cuốn theo đồng tiền, làm băng hoại những giá trị chuẩnmực Từ đó, dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh sâu sắc

+ Giữa những thật giả, trắng đen của lòng người, vẫn sáng

1,0

Trang 15

ngời một nhân cách cao đẹp luôn sống trọn đời mình vì lítưởng với đất nước, nhân dân Đó là cái đẹp, cái thiện luôn tồntại ở mọi thời

- Học sinh đưa ra quan điểm của mình, đồng tình hay khôngđồng tình và lí giải

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời đảm bảo 2 ý: 1,0 điểm

- Học sinh trả lời được 1 ý: 0,5 điểm

- Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

Đề 4

(Lược đoạn đầu: Đậm là người phụ nữ hai mươi chín tuổi Vì trót bồng bột mà có con

rồi phải bỏ nhà ra đi Đến khi ba mất, má Đậm mới rước con về Những ngày giáp Tết, cô bán dưa hấu ở chợ thị xã Bên trái là vạt bông của ông Chín từ miệt Sa Đéc xuống Chỉ mình Đậm bán dưa một mình, may có Quí, một anh chàng chạy xe lam gần nhà, ít hơn Đậm bốn tuổi, tới giúp Thấy thế, già Chín cũng cười chéo mắt vui lây…)

(1) Thời gian bị người ta chở kĩu kịt đi Khiếp, mới đó đã hai mươi chín Tết Bánh mứt, dưa hành, quần mới, áo mới như nước tràn lên phố Đây là thời điểm rộn rịp nhất, phơi phới nhất trong năm Tết này không có ba mươi, hai chín rồi tới mùng một, như người ta bước hụt, thấy thiếu đi một ngày Những khóm vàng hoa của ông Chín nở sớm từ hai bốn, hai lăm đã ngả màu vàng sậm Bốn giờ sáng, ông đi qua bên kia đường gánh nước về tưới, than, "Thời tiết năm nay kỳ cục quá" Ông vấn điếu thuốc, phà khói, bảo: "Con biết không, nghề bán bông Tết cũng như bán lồng đèn Trung thu, qua rằm tháng Tám, có cho người ta cũng không thèm lấy Buôn bán kiểu vậy như con gái có thì, qua rồi, khó lắm ” Ông nói tới đây, thấy Đậm ngẩng đầu ngó sao muộn, ông thôi không nói nữa Đậm nhớ con gái quá Nghe Quí đem đồ về lại đem tin

ra bảo, “Bộ đồ bé Lý mặc vừa lắm, nó đòi ra với Đậm, buôn bán như vầy cực quá, chở nó ra tội nghiệp ” Rồi Quí bảo mớ bông mồng gà Đậm gieo sao mà khéo quá, bông đỏ bông vàng trổ ngay Tết.

(2) Đó là lúc chờ sáng, còn rỗi rãi xẻ dưa mời nhau, chứ ngày hai chín là một ngày tất bật, nói theo dân đá banh là thắng với thua Người mua xúm xa xúm xít Mới một buổi đã lử lả Đậm một mình phải coi trước coi sau Tưởng dưa hấu đắp đập ngăn sông mà đã vợi đi quá nửa Nhưng chắc phải đợi cho tới giao thừa Người ta chờ tới đó sẽ rẻ nữa Chạy xong mấy chuyến xe buổi sáng, Quí lại giúp Từ bến xe lam lại đằng chợ chừng một trăm mét Quí kêu,

"Có ai mua nhiều, Đậm hứa đi, tôi chở tới nhà cho" Đậm thấy vui, phần thì bớt lo dưa ế, phần thấy nao nao trong lòng Cái không khí đẹp thế này, ấm thế này, không vui sao được Quí hỏi,

"Nhà Đậm có gói bánh tét không?" Đậm hỏi lại, "Có, mà chi?" "Tôi cho, má tôi gói nhiều lắm" Quí mặc áo đứt mất tiêu cái nút trên, lồ lộ ra mảng ngực ram ráp nắng Trong Đậm nhiều khi dậy

Trang 16

lên một cái gì rưng rức khó tả, chỉ mong nép đầu vào đó để quên nhọc nhằn, để quên nỗi cô độc lùi lũi trong đời.

(3) Lúc ngẩng lên được đã năm mới mất rồi Nghe được tiếng trống giao thừa vọng về từ trung tâm thị xã Ở đó có một lễ hội thật tưng bừng Ông Chín đốt sáu nén nhang, chia cho Đậm nửa, biểu, "Con cúng giao thừa đi Cầu an khang, sức khỏe, cầu năm tới giàu hơn năm nay" Mùi nhang thơm xà quần trong gió sực lên mũi Đậm một nỗi nhớ nhà Dù đây về đấy chưa tới một tiếng đi xe Ở chợ, người muốn về trước giao thừa thì đã bán thốc tháo để về, những người còn lại cũng cố dọn dẹp làm sao mùng một có mặt ở nhà, pha bình trà cúng tổ tiên Ông Chín đứng chỉ huy cho con trai ông bưng mươi chậu hoa còn lại lên xe hàng, quyến luyến, "Hồi nãy con tặng bác dưa ăn, giờ bác tặng lại con với cậu nhỏ hai chậu cúc đại đóa này Năm tới, bác có xuống không biết được ngồi gần con như vầy không Cha, đây về Sa Đéc chắc phải nhâm nhi dài dài cho đỡ buồn quá".

- Dạ, bác về mạnh giỏi, ăn Tết cho thiệt vui.

Đậm vén tóc, cười, thấy thương ông quá Ông Chín leo lên xe còn ngoắt Quí lại nói thì thào, "Ê cậu nhỏ, tôi nói cậu nghe, ông bà mình có câu “Ra đường thấy cánh hoa rơi - Hai tay nâng lấy, cũ người mới ta” Mạnh dạn lên, cậu thương con gái người ta mà cà lơ phất phơ thấy rầu quá Cháu Đậm, thấy vậy mà như trái dưa, xanh vỏ đỏ lòng" Nói rồi xe vọt đi, mấy người nữa lên xe vỗ vào thùng xe thùm thùm như gửi lại lời chào tạm biệt Khói xe xoắn ra từng ngọn tròn tròn như con cúi

(Lược đoạn cuối: Đậm quét dọn chỗ của mình rồi cùng Quí ra về Quí cho xe chạy thật

chậm, với ánh nhìn rất lạ về phía Đậm Anh không biết vì một nỗi gì mà tới bây giờ anh chưa nói lời thương với người ta Anh không ngại đứa con, anh không ngại chuyện lỡ lầm xưa cũ, tuổi tác cũng không thèm nghĩ đến Còn Đậm thì luống cuống Quí im lặng, dừng xe hẳn Lúc này anh thấy cần nắm lấy bàn tay lạnh tái của Đậm, rất cần Khi ấy giao thừa đã đi qua…)

(Nguyễn Ngọc Tư(1), Giao thừa, NXB Trẻ, TPHCM, 2022, tr.91-99)

Chú giải:

(1) Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976 tại Đầm Dơi, Cà Mau Là nữ nhà văn trẻ của Hộinhà văn Việt Nam Với niềm đam mê viết lách, chị miệt mài viết như một cách giải tỏa và thểnghiệm, chị biết rằng chị muốn viết về những điều gần gũi nhất xung quanh cuộc sống củamình Giọng văn chị đậm chất Nam bộ, là giọng kể mềm mại mà sâu cay về những cuộc đời éo

le, những số phận chìm nổi Cái chất miền quê sông nước ngấm vào các tác phẩm, thấm đẫmcái tình của làng, của đất, của những con người chân chất hồn hậu nhưng ít nhiều gặp những bấthạnh

Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 Xác định ngôi kể của văn bản trên.

Trang 17

Câu 2 Chỉ ra biện pháp tu từ nổi bật trong hai câu văn: “Bánh mứt, dưa hành, quần mới, áo mới như nước tràn lên phố Đây là thời điểm rộn rịp nhất, phơi phới nhất trong năm.”

Câu 3 Những chi tiết nào trong đoạn (1) cho thấy Quí có tình ý với Đậm?

Câu 4 Nêu tác dụng của chi tiết: Ông Chín leo lên xe còn ngoắt Quí lại nói thì thào, “Ê cậu

nhỏ, tôi nói cậu nghe, ông bà mình có câu “Ra đường thấy cánh hoa rơi - Hai tay nâng lấy, cũ người mới ta” Mạnh dạn lên, cậu thương con gái người ta mà cà lơ phất phơ thấy rầu quá Cháu Đậm, thấy vậy mà như trái dưa, xanh vỏ đỏ lòng”.

Câu 5 Lí giải mối quan hệ giữa nhan đề với nội dung văn bản?

Câu 6 Nhận xét tình cảm của tác giả đối với nhân vật Đậm.

Câu 7 Nếu có thể can thiệp vào câu chuyện, bạn muốn nói gì với nhân vật anh Quí?

Câu 8 Từ nhân vật Đậm, bạn hãy nêu quan điểm về thái độ đối với phút sai lầm của tuổi trẻ.

- Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm

- Học sinh trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

1,0

2

- Gọi tên biện pháp tu từ nổi bật

- Nêu biểu hiện cụ thể của biện pháp tu từ đó trong hai câuvăn

(Hai câu văn có sử dụng các biện pháp tu từ: điệp, liệt kê, sosánh… Tuy nhiên, cần nhận thấy liệt kê là biện pháp tu từnổi bật nhất bởi đã nhấn mạnh sự phong phú, đa dạng củahàng hóa và không khí tươi vui, tấp nập, háo hức khi Tếtđến rất gần)

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời đầy đủ như đáp án: 1,0 điểm

- Học sinh chỉ ra biện pháp tu từ khác (ngoài liệt kê): 0.5 điểm

- Học sinh trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

1,0

3 Những chi tiết trong đoạn (1) cho thấy Quí có tình ý với 1,0

Trang 18

- Giúp Đậm mang đồ về cho con gái, rồi lại đem tin vui ra

cho cô

- Khen mớ bông mồng gà Đậm gieo khéo

- Chạy xong mấy chuyến xe lam, Quí tới giúp Đậm bán

hàng

- Bày tỏ mong muốn sẽ cho nhà Đậm bánh tét để ăn Tết

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm

- Học sinh trả lời được 3 ý: 0,75

- Học sinh trả lời được 2 ý: 0,5 điểm

- Học sinh trả lời được 1 ý: 0,25 điểm

- Học sinh chép lại y nguyên các câu văn trong văn bản: 0,5 điểm

- Học sinh trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

4

Tác dụng của chi tiết:

- Chi tiết cho thấy phẩm chất của nhân vật ông Chín: là

người trải đời, mộc mạc, rất quan tâm đến những người

xung quanh

- Chi tiết có thể xem như một chiếc chìa khóa giúp tháo cởi

những ngập ngừng, e ngại của Quí, giúp anh vững lòng hơn

để đến với Đậm

- Chi tiết đã lột tả chất Nam Bộ ở người nông dân trong nhân

vật ông Chín, mang đến màu sắc trữ tình cho lời kể

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án hoặc ý tương đương: 1,0 điểm

- Học sinh trả lời 2 ý theo ý tương đương đáp án: 0,5 điểm

- Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

1,0

5 - Nêu cách hiểu về nhan đề: “Giao thừa” – khoảnh khắc

thiêng liêng chuyển giao từ năm cũ sang năm mới

- Lí giải mối quan hệ giữa nhan đề với nội dung văn bản

Học sinh cần thấy được:

+ Đây là mối quan hệ mật thiết, hé mở nội dung, ý nghĩa tác

phẩm

+ Góp phần thể hiện rõ nét thông điệp tư tưởng của nhà văn

Hướng dẫn chấm:

1,0

Trang 19

- Học sinh trả lời đảm bảo 2 ý: 1,0 điểm

- Học sinh trả lời được 1 ý: 0,5 điểm

- Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

* Lưu ý: Học sinh có cách diễn đạt khác nhưng hợp lí, thuyết phục

vẫn cho điểm tuyệt đối.

6

- Đậm hiện lên qua văn bản: là một cô gái chăm chỉ, yêu con,thương mẹ; chịu nhiều xét nét, dị nghị từ lỗi lầm thời trẻ củamình…

- Tình cảm của tác giả đối với nhân vật Đậm: cảm thông, chia

sẻ, xót xa và cũng rất trân trọng; đồng tình với khát vọng hạnhphúc chính đáng của nhân vật

- Nhận xét tình cảm của tác giả đối với nhân vật Đậm Có thểtheo hướng: đó là tình cảm chân thành, xuất phát từ cái nhìnthấu hiểu của một người cùng giới và một trái tim đôn hậu,giàu lòng trắc ẩn

- Nêu bật điều bản thân muốn nói với nhân vật anh Quí

- Lí giải được lí do về những điều muốn nói đó

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án và lý giải thuyết phục: 2,0 điểm

- Học sinh nêu được điều bản thân muốn nói nhưng lý giải

8 Từ nhân vật Đậm, học sinh nêu quan điểm về thái độ đối với

phút sai lầm của tuổi trẻ

1,0

Trang 20

Câu trả lời cần đảm bảo:

- Lí giải tại sao tuổi trẻ thường mắc sai lầm

- Nêu quan điểm của bản thân về thái độ đối với phút sai lầmcủa tuổi trẻ

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời đảm bảo 2 ý: 1,0 điểm

- Học sinh trả lời được 1 ý: 0,5 điểm

- Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

Đề 5

Đọc đoạn trích trên và thực hiện các yêu cầu:

(Lược dẫn: Vợ của nhân vật xưng “tôi” mua một con chó, nhưng nó rất xấu xí nên chẳng aidám đến gần Mấy người quen của nhân vật “tôi” định bụng sẽ giết thịt nó để làm một chầunhậu, nhưng rồi giặc đến, mọi người đều phải bỏ làng chạy giặc Vì vướng víu nên gia đình,nhân vật “tôi” đành phải bỏ con chó lại nhà cụ bếp Móm và nhờ cụ nuôi hộ Trước khi ra đi, vợcủa nhân vật “tôi” đã xích con chó vào gốc cây để nó khỏi chạy theo)

“Ắng!… Ắng! Ắng!…” Tiếng con chó lồng lộn, cuống quít đằng sau bước chân tôi Nó như gọi tôi, nó như kêu cứu, như than khóc, oán trách…

Ra khỏi ngõ tôi thoảng nghe tiếng chị vợ cảnói với chồng:

– Vợ chồng nhà ấy họ đi đấy à? Này, họ bỏ lại con chó cậu ạ.

Và tiếng anh chồng dấm dẳn:

– Đến người cũng chả chắc giữ được nữa là con chó!…

Tôi xóc lại cái quai ba lô, bước theo hút cái bóng nhà tôi đang đi xăm xắm xuống đồi.

[…]

Tiếng con chó từ trong nhà cụ bếp Móm đưa ra vẫn nghe rõ mồn một “Ắng!… Ắng! Ắng!

…” Tiếng con chó da diết, nhọn hoắt xói vào ruột gan tôi “Thôi để chuyến này về tao nuôi Tao sẽ nuôi mày, tao không bỏ mày đâu…”.

Tôi nhủ thầm với tôi một lần nữa như vậy.

(Lược một đoạn: sau khi giặc rút, gia đình nhân vật “tôi” về lại làng, nhưng nhân vật “tôi” đãquên bẵng con chó)

Một hôm tôi chợt thấy cặp kính trắng lấp loáng của Đặng “cồn” từ đầu ngõ đi vào, bấy giờ tôi mới giật mình, sực nhớ đến con chó Tôi quay lại hỏi nhà tôi:

– À, mình này! Con chó nhà ta đâu nhỉ? Mình chưa vào trong cụ bếp dắt nó về à?

Nhà tôi đứng ngẩn ra một lúc Có lẽ nhà tôi cũng không ngờ rằng tôi đã về bằng ấy ngày giời rồi vẫn không nói chuyện con chó ấy với tôi.

– Nó chết rồi!… – Nhà tôi nói khe khẽ.

Trang 21

– Chết rồi? Làm sao mà chết được?…

Tôi trố mắt lên hỏi lại Nhà tôi cúi mặt xuống, thở dài:

– Nó chết thương lắm cơ mình ạ Không phải nó chết trong cụ bếp Móm đâu Nó về nhà ta

Hôm nghe tin giặc rút, ở trong khe đồn Khau Vắt dọn về, nhà tôi tạt vào nhà cụ bếp Móm định đem con chó về nhân thể, nhưng vào đến nơi thì nó không còn đấy nữa Lúc ấy nhà tôi cũng yên trí là con chó mất rồi Chắc chắn nó sẽ lạc vào một trại ấp nào đấy và người ta làm thịt nó.

Nhưng khi nhà tôi về đến nhà, bà con xóm giềng vừa chạy sang láo nháo thăm hỏi thì, ở ngoài vườn sau, có mấy tiếng chó hú lên thảm thương và ghê rợn.

Từ sau bụi dứa rậm rạp, con chó khốn khổ ấy lảo đảo đi ra Người nó run lên bần bật Nó gầy quá, chỉ còn một dúm xương da xộc xệch, rụng hết lông Nó đói quá, đi không vững nữa.

Nó đi ngã dụi bên này, dụi bên kia Rồi nó không còn đủ sức mà đi nữa Nó nằm bệt trên đất, rúm người lại, lết lết về phía nhà tôi Lúc ấy cả người nó chỉ còn có cái đuôi là còn ngó ngoáy được để mừng chủ và cái lưỡi liếm liếm vào tay chủ Khốn nạn con chó! Được gặp chủ nó mừng quá Từ trong hai con mắt đờ đẫn của nó mấy giọt nước chảy ra Lát sau thì nó không liếm được nữa, cái đuôi ngoáy yếu dần, yếu dần rồi im hẳn Nó chết.

Tôi tối sầm mặt lại, vừa thương xót con chó, vừa thấy xấu hổ Quả thật tôi chỉ là một thằng tồi Một thằng ích kỷ Tôi chỉ nghĩ đến mình và vợ con mình Đến như con chó mình nuôi, mình đối xử với nó có được như cái tình nghĩa của nó đối xử với mình đâu?

[…]

(Trích Con chó xấu xí, Kim Lân, in trong Tuyển tập Kim Lân, Nxb Văn học)

Câu 1 Truyện ngắn trên sử dụng người kể chuyện ở ngôi thứ mấy?

Câu 2 Đoạn trích trên chủ yếu được kể từ điểm nhìn của nhân vật nào?

Câu 3 Chi tiết nào khiến nhân vật tôi cảm thấy “vừa thương xót con chó, vừa thấy xấu hổ” ? Câu 4 Nêu chủ đề của câu chuyện.

Câu 5 Hình tượng “con chó xấu xí” là biểu tượng cho ai?

Câu 6 Bạn rút ra được bài học gì cho bản thân sau khi đọc truyện ngắn trên?

Câu 7 Bạn có nhận xét gì về người vợ của nhân vật “tôi” trong câu chuyện?

Câu 8 Từ truyện ngắn trên, bạn suy nghĩ gì về tác hại của thói vô cảm trong cuộc sống (Viết

Trang 22

- Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm

- Học sinh trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

1,0

2

Nhân vật xưng “tôi”

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm

- Học sinh trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

- Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm

- Học sinh trả lời được 3 ý: 0,75

- Học sinh trả lời được 2 ý: 0,5 điểm

- Học sinh trả lời được 1 ý: 0,25 điểm

- Học sinh trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

1,0

4

- Phê phán lối sống vô tình vô nghĩa

- Ca ngợi lối sống tình nghĩa, trước sau như một

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm

- Học sinh trả lời theo ý tương đương đáp án: 0,5 điểm

- Học sinh trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

1,0

5 Những con người bị hắt hủi nhưng sống nghĩa tình

Hướng dẫn chấm:

1,0

Trang 23

- Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm

- Học sinh trả lời được 1 ý: 0,5

- Học sinh trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

6

Học sinh được tự do rút ra bài học, miễn là tích cực vàliên quan đến nội dung câu chuyện Tham khảo:

- Cần sống có lòng yêu thương

- Cần sống tình nghĩa, trước sau như một

- Không nên phân biệt đối xử

- Học sinh nêu được phản ứng những chưa lý giải: 1,0

- Học sinh trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

2,0

8 Suy nghĩ về tác hại của thói vô cảm trong cuộc sống:

- Vô cảm khiến tâm hồn con người trở nên chai sạn,không biết yêu thương người khác

- Vô cảm khiến con người không tạo lập và duy trì đượccác mối quan hệ tốt đẹp

- Vô cảm khiến con người không nhận được sự giúp đỡ

1,0

Trang 24

khi gặp khó khăn.

v.v…

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm

- Học sinh trả lời được 1 ý: 0,5

- Học sinh trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

Đề

6

Đọc truyện ngắn sau và trả lời các câu hỏi:

Con bé Em cười tủm tỉm khi nghĩ tới cái áo đầm màu hồng mà má nó mới mua cho:

- Tết này, mình mà mặc cái áo đó đi chơi, đẹp như tiên cho mà coi.

Nó nghĩ và nó muốn chia sẻ với con Bích, bạn nó.

Con Bích ở trong hẻm, nhà nó nghèo, má nó đi bán bắp nướng ngoài đầu hẻm, con bé Em thích con Bích vì nó hiền, với lại ngồi kế nhau từ lớp một tới lớp năm, làm sao mà không thân cho được Hôm hai mươi sáu, học buổi cuối năm, hai đứa nôn Tết quá trời nên tính trước, nếu mùng một con bé Em đi về ngoại thì mùng hai hai đứa đi tới nhà cô giáo Bây giờ con bé Em tính trong đầu, tới bữa đó chắc nhiều bạn nữa, cho nên nó sẽ mặc cái áo đầm mới thắt nơ, bâu viền kim tuyến cho tụi bạn lé con mắt luôn.

Con Bích đang ngồi nướng bắp thế cho má nó đi xách cặn cho heo Bé Em muốn khoe liền nhưng bày đặt nói gièm:

- Còn mấy ngày nữa Tết rồi hen, mầy có đồ mới chưa?

- Có, má tao đưa vải cho cô Ba thợ cắt rồi, má tao nói gần Tết đồ nhiều, dồn đống, chắc tới hai mươi tám mới lấy được.

- Vậy mầy được mấy bộ?

Bé Em mất hứng hẳn, nó lựng khựng nửa muốn khoe, nửa muốn không.

Nhưng rõ ràng là con Bích không quên nó:

Trang 25

Con Bích nói xong vẫn cười nhưng mắt nó xịu xuống, buồn hẳn Nhà nó nghèo, sao bì được với nhà con bé Em Hồi nhỏ nó chuyên mặc áo con trai của anh hai nó để lại Áo nó thì chuyền cho mấy đứa em, tới con Út Hết là đồ đã cũ mèm, mỏng tang, kéo nhẹ cũng rách Được cái mấy chị em nó biết thân, lo học chớ không so đo chuyện cũ mới Má nó nói hoài: “Nhà mình nghèo quá hà, ráng vài năm nữa, khá giả rồi má sắm cho” Con bé Em nhìn con Bích lom lom rồi cúi xuống, trở trở trái bắp nướng:

- Bộ đồ mầy may chắc đẹp lắm, bữa mùng hai mầy mặc bộ đó đi nhà cô hen?

Rồi tới mùng một, mùng hai, bé Em lại rủ con Bích đi chơi Hai đứa mặc đồ hơi giống nhau, chỉ khác là con Bích mặc áo trắng bâu sen, con bé Em thì mặc áo thun có in hình mèo bự Cô giáo tụi nó khen:

- Coi hai đứa lớn hết trơn rồi, cao nhòng.

Hai đứa cười Lúc đó con bé Em nghĩ thầm, mình mà mặc bộ đầm hồng, thế nào cũng mất vui Bạn bè phải vậy chớ Đứa mặc áo đẹp, đứa mặc áo xấu coi gì được, vậy sao coi là bạn thân Nhưng Bích lại nghĩ khác, bé Em thương bạn như vậy, tốt như vậy, có mặc áo gì Bích vẫn quý bé em Thiệt đó

(Áo Tết, Nguyễn Ngọc Tư, in trong Bánh trái mùa xưa, Nxb Văn học)

Câu 1 Truyện ngắn trên sử dụng người kể chuyện ở ngôi thứ mấy?

Câu 2 Đoạn trích trên chủ yếu được kể từ điểm nhìn của nhân vật nào?

Câu 3 Sự kiện đáng chú ý nhất trong truyện ngắn trên là gì?

Câu 4 Nêu chủ đề của truyện ngắn trên.

Câu 5 Việc bé Em quyết định không mặc bộ đầm hồng mà mặc bộ đồ hơi giống bạn của

mình khi cùng bạn đi thăm cô giáo cho thấy bé Em là một cô bé như thế nào?

Câu 6 Nhận xét về phong cách sáng tác của tác giả.

Câu 7 Bạn rút ra được bài học gì về tình bạn sau khi đọc truyện ngắn trên?

Câu 8 Từ truyện ngắn trên, bạn suy nghĩ gì về ý nghĩa của sự đồng cảm đối với người khác

trong hoàn cảnh khó khăn? (Viết khoảng 5 – 7 dòng)

- Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm

- Học sinh trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời:

0,0 điểm.

1,0

Trang 26

Điểm nhìn của nhân vật bé Em

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm

- Học sinh trả lời không đúng như đáp án hoặc không

- Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm

- Học sinh trả lời được 3 ý: 0,75

- Học sinh trả lời được 2 ý: 0,5 điểm

- Học sinh trả lời được 1 ý: 0,25 điểm

- Học sinh trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

- Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm

- Học sinh trả lời theo ý tương đương đáp án: 0,5 điểm

- Học sinh trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

1,0

5

Là một cô bé có tâm hồn tinh tế

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm

- Học sinh trả lời được 1 ý: 0,5

- Học sinh trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

1,0

6 - Ngôn ngữ đậm sắc thái Nam Bộ

- Tấm lòng yêu thương, cảm thông với kiếp người nghèokhó, bất hạnh

Trang 27

- Học sinh trả lời đúng được 01 ý trong đáp án hoặc 1 ý tương đương: 1,0 điểm

- Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 1,0 – 1,5 điểm

- Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm

7

Học sinh được tự do rút ra bài học cho bản thân, miễn làtích cực và liên quan đến nội dung câu chuyện Thamkhảo:

- Cần tinh tế trong đối xử với bạn bè

- Nên đề cao tình cảm chân thành, không nên quan trọng

- Học sinh nêu được phản ứng những chưa lý giải: 1,0

- Học sinh trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

2,0

8

Suy nghĩ về ý nghĩa của sự đồng cảm đối với người khác

trong hoàn cảnh khó khăn:

- Sự đồng cảm giúp chúng ta có thái độ đối xử chân thành

- Sự động cảm giúp người khác không cảm thấy tự ti, mặccảm

- Sự đồng cảm giúp duy trì những mối quan hệ tốt đẹpv.v…

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm

- Học sinh trả lời được 1 ý: 0,5

- Học sinh trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

1,0

Đề 7

Đọc đoạn trích trên và thực hiện các yêu cầu:

Trang 28

(Lược dẫn: Vợ của nhân vật xưng “tôi” mua một con chó, nhưng nó rất xấu xí nên chẳng aidám đến gần Mấy người quen của nhân vật “tôi” định bụng sẽ giết thịt nó để làm một chầunhậu, nhưng rồi giặc đến, mọi người đều phải bỏ làng chạy giặc Vì vướng víu nên gia đình,nhân vật “tôi” đành phải bỏ con chó lại nhà cụ bếp Móm và nhờ cụ nuôi hộ Trước khi ra đi, vợcủa nhân vật “tôi” đã xích con chó vào gốc cây để nó khỏi chạy theo)

“Ắng!… Ắng! Ắng!…” Tiếng con chó lồng lộn, cuống quít đằng sau bước chân tôi Nó như gọi tôi, nó như kêu cứu, như than khóc, oán trách…

Ra khỏi ngõ tôi thoảng nghe tiếng chị vợ cảnói với chồng:

– Vợ chồng nhà ấy họ đi đấy à? Này, họ bỏ lại con chó cậu ạ.

Và tiếng anh chồng dấm dẳn:

– Đến người cũng chả chắc giữ được nữa là con chó!…

Tôi xóc lại cái quai ba lô, bước theo hút cái bóng nhà tôi đang đi xăm xắm xuống đồi.

[…]

Tiếng con chó từ trong nhà cụ bếp Móm đưa ra vẫn nghe rõ mồn một “Ắng!… Ắng! Ắng!

…” Tiếng con chó da diết, nhọn hoắt xói vào ruột gan tôi “Thôi để chuyến này về tao nuôi Tao sẽ nuôi mày, tao không bỏ mày đâu…”.

Tôi nhủ thầm với tôi một lần nữa như vậy.

(Lược một đoạn: sau khi giặc rút, gia đình nhân vật “tôi” về lại làng, nhưng nhân vật “tôi” đãquên bẵng con chó)

Một hôm tôi chợt thấy cặp kính trắng lấp loáng của Đặng “cồn” từ đầu ngõ đi vào, bấy giờ tôi mới giật mình, sực nhớ đến con chó Tôi quay lại hỏi nhà tôi:

– À, mình này! Con chó nhà ta đâu nhỉ? Mình chưa vào trong cụ bếp dắt nó về à?

Nhà tôi đứng ngẩn ra một lúc Có lẽ nhà tôi cũng không ngờ rằng tôi đã về bằng ấy ngày giời rồi vẫn không nói chuyện con chó ấy với tôi.

– Nó chết rồi!… – Nhà tôi nói khe khẽ.

– Chết rồi? Làm sao mà chết được?…

Tôi trố mắt lên hỏi lại Nhà tôi cúi mặt xuống, thở dài:

– Nó chết thương lắm cơ mình ạ Không phải nó chết trong cụ bếp Móm đâu Nó về nhà ta

Hôm nghe tin giặc rút, ở trong khe đồn Khau Vắt dọn về, nhà tôi tạt vào nhà cụ bếp Móm định đem con chó về nhân thể, nhưng vào đến nơi thì nó không còn đấy nữa Lúc ấy nhà tôi

Trang 29

cũng yên trí là con chó mất rồi Chắc chắn nó sẽ lạc vào một trại ấp nào đấy và người ta làm thịt nó.

Nhưng khi nhà tôi về đến nhà, bà con xóm giềng vừa chạy sang láo nháo thăm hỏi thì, ở ngoài vườn sau, có mấy tiếng chó hú lên thảm thương và ghê rợn.

Từ sau bụi dứa rậm rạp, con chó khốn khổ ấy lảo đảo đi ra Người nó run lên bần bật Nó gầy quá, chỉ còn một dúm xương da xộc xệch, rụng hết lông Nó đói quá, đi không vững nữa.

Nó đi ngã dụi bên này, dụi bên kia Rồi nó không còn đủ sức mà đi nữa Nó nằm bệt trên đất, rúm người lại, lết lết về phía nhà tôi Lúc ấy cả người nó chỉ còn có cái đuôi là còn ngó ngoáy được để mừng chủ và cái lưỡi liếm liếm vào tay chủ Khốn nạn con chó! Được gặp chủ nó mừng quá Từ trong hai con mắt đờ đẫn của nó mấy giọt nước chảy ra Lát sau thì nó không liếm được nữa, cái đuôi ngoáy yếu dần, yếu dần rồi im hẳn Nó chết.

Tôi tối sầm mặt lại, vừa thương xót con chó, vừa thấy xấu hổ Quả thật tôi chỉ là một thằng tồi Một thằng ích kỷ Tôi chỉ nghĩ đến mình và vợ con mình Đến như con chó mình nuôi, mình đối xử với nó có được như cái tình nghĩa của nó đối xử với mình đâu?

[…]

(Trích Con chó xấu xí, Kim Lân, in trong Tuyển tập Kim Lân, Nxb Văn học)

Câu 1 Truyện ngắn trên sử dụng người kể chuyện ở ngôi thứ mấy?

Câu 2 Đoạn trích trên chủ yếu được kể từ điểm nhìn của nhân vật nào?

Câu 3 Chi tiết nào khiến nhân vật tôi cảm thấy “vừa thương xót con chó, vừa thấy xấu hổ” ? Câu 4 Nêu chủ đề của câu chuyện.

Câu 5 Hình tượng “con chó xấu xí” là biểu tượng cho ai?

Câu 6 Bạn rút ra được bài học gì cho bản thân sau khi đọc truyện ngắn trên?

Câu 7 Bạn có nhận xét gì về người vợ của nhân vật “tôi” trong câu chuyện?

Câu 8 Từ truyện ngắn trên, bạn suy nghĩ gì về tác hại của thói vô cảm trong cuộc sống (Viết

- Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm

- Học sinh trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời:

0,0 điểm.

1,0

Trang 30

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm

- Học sinh trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

3

Con chó lết về, mừng và xúc động khi gặp lại chủ rồichết

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm

- Học sinh trả lời được 3 ý: 0,75

- Học sinh trả lời được 2 ý: 0,5 điểm

- Học sinh trả lời được 1 ý: 0,25 điểm

- Học sinh trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

1,0

4

- Phê phán lối sống vô tình vô nghĩa

- Ca ngợi lối sống tình nghĩa, trước sau như một

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm

- Học sinh trả lời theo ý tương đương đáp án: 0,5 điểm

- Học sinh trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

1,0

5

Những con người bị hắt hủi nhưng sống nghĩa tình

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm

- Học sinh trả lời được 1 ý: 0,5

- Học sinh trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

1,0

6 Học sinh được tự do rút ra bài học, miễn là tích cực và

liên quan đến nội dung câu chuyện Tham khảo:

- Cần sống có lòng yêu thương

- Cần sống tình nghĩa, trước sau như một

- Không nên phân biệt đối xử

Trang 31

tương đương: 1,0 điểm

- Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 1,0 – 1,5 điểm

- Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm

7

Nhận xét về người vợ của nhân vật “tôi”: là một ngườiphụ nữ có tấm lòng nhân hậu, giàu tình cảm Điều đóđược thể hiện qua lời nói và cảm xúc của bà trước cáichết của con chó xấu xí

- Học sinh nêu được phản ứng những chưa lý giải: 1,0

- Học sinh trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

2,0

8

Suy nghĩ về tác hại của thói vô cảm trong cuộc sống:

- Vô cảm khiến tâm hồn con người trở nên chai sạn,không biết yêu thương người khác

- Vô cảm khiến con người không tạo lập và duy trì đượccác mối quan hệ tốt đẹp

- Vô cảm khiến con người không nhận được sự giúp đỡkhi gặp khó khăn

v.v…

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm

- Học sinh trả lời được 1 ý: 0,5

- Học sinh trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

1,0

HẾT

-Đề

8

Đọc truyện ngắn sau và trả lời các câu hỏi:

Con bé Em cười tủm tỉm khi nghĩ tới cái áo đầm màu hồng mà má nó mới mua cho:

- Tết này, mình mà mặc cái áo đó đi chơi, đẹp như tiên cho mà coi.

Trang 32

Nó nghĩ và nó muốn chia sẻ với con Bích, bạn nó.

Con Bích ở trong hẻm, nhà nó nghèo, má nó đi bán bắp nướng ngoài đầu hẻm, con bé Em thích con Bích vì nó hiền, với lại ngồi kế nhau từ lớp một tới lớp năm, làm sao mà không thân cho được Hôm hai mươi sáu, học buổi cuối năm, hai đứa nôn Tết quá trời nên tính trước, nếu mùng một con bé Em đi về ngoại thì mùng hai hai đứa đi tới nhà cô giáo Bây giờ con bé Em tính trong đầu, tới bữa đó chắc nhiều bạn nữa, cho nên nó sẽ mặc cái áo đầm mới thắt nơ, bâu viền kim tuyến cho tụi bạn lé con mắt luôn.

Con Bích đang ngồi nướng bắp thế cho má nó đi xách cặn cho heo Bé Em muốn khoe liền nhưng bày đặt nói gièm:

- Còn mấy ngày nữa Tết rồi hen, mầy có đồ mới chưa?

- Có, má tao đưa vải cho cô Ba thợ cắt rồi, má tao nói gần Tết đồ nhiều, dồn đống, chắc tới hai mươi tám mới lấy được.

- Vậy mầy được mấy bộ?

Bé Em mất hứng hẳn, nó lựng khựng nửa muốn khoe, nửa muốn không.

Nhưng rõ ràng là con Bích không quên nó:

- Còn mầy?

- Bốn bộ Má tao mua cho đủ mặc từ mùng một tới mùng bốn, bữa nào cũng mặc đồ mới hết trơn Trong đó có bộ đầm hồng nổi lắm, hết sẩy luôn.

- Mầy sướng rồi.

Con Bích nói xong vẫn cười nhưng mắt nó xịu xuống, buồn hẳn Nhà nó nghèo, sao bì được với nhà con bé Em Hồi nhỏ nó chuyên mặc áo con trai của anh hai nó để lại Áo nó thì chuyền cho mấy đứa em, tới con Út Hết là đồ đã cũ mèm, mỏng tang, kéo nhẹ cũng rách Được cái mấy chị em nó biết thân, lo học chớ không so đo chuyện cũ mới Má nó nói hoài: “Nhà mình nghèo quá hà, ráng vài năm nữa, khá giả rồi má sắm cho” Con bé Em nhìn con Bích lom lom rồi cúi xuống, trở trở trái bắp nướng:

- Bộ đồ mầy may chắc đẹp lắm, bữa mùng hai mầy mặc bộ đó đi nhà cô hen?

Rồi tới mùng một, mùng hai, bé Em lại rủ con Bích đi chơi Hai đứa mặc đồ hơi giống nhau, chỉ khác là con Bích mặc áo trắng bâu sen, con bé Em thì mặc áo thun có in hình mèo bự Cô giáo tụi nó khen:

- Coi hai đứa lớn hết trơn rồi, cao nhòng.

Hai đứa cười Lúc đó con bé Em nghĩ thầm, mình mà mặc bộ đầm hồng, thế nào cũng mất vui Bạn bè phải vậy chớ Đứa mặc áo đẹp, đứa mặc áo xấu coi gì được, vậy sao coi là bạn

Ngày đăng: 30/07/2024, 23:38

w