1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề tài chế phẩm sinh học dung dịch lau bảng chống lóa bắt phấn không bụi

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chế phẩm sinh học dung dịch lau bảng chống lóa, bắt phấn, không bụi
Tác giả Phùng Thanh Mai, Phùng Phương Uyên
Người hướng dẫn Chu Thị Tươi
Trường học THCS Đồng Thái
Chuyên ngành Khoa học vật liệu
Thể loại Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu
Năm xuất bản 2022 - 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,08 MB

Nội dung

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN BA VÌ Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp huyện dành cho học sinh trung học Năm học: 2022 – 2023 BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÊN ĐỀ TÀI: CHẾ PHẨM SINH HỌC DUNG DỊCH

Trang 1

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN BA VÌ

Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp huyện dành cho học sinh trung học

Năm học: 2022 – 2023

BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

TÊN ĐỀ TÀI:

CHẾ PHẨM SINH HỌC DUNG DỊCH LAU BẢNG CHỐNG LÓA, BẮT PHẤN, KHÔNG BỤI

Lĩnh vực nghiên cứu : 15 – Khoa học vật liệu

Họ và tên tác giả: Phùng Thanh Mai – Lớp 8B Phùng Phương Uyên – Lớp 9D

Trường: THCS Đồng Thái – Ba Vì – Hà Nội

Giáo viên hướng dẫn: Chu Thị Tươi

Năm nghiên cứu: 2022 - 2023

A PHẦN MỞ ĐẦU

Tháng 11 năm 2022

Trang 2

1 Lí do chọn đề tài

“Khi Thầy viết bảng Bụi phấn rơi rơi

… Thầy em, tóc như bạc thêm Bạc thêm vì bụi phấn”

“Trăm năm Kiều vẫn là Kiều – Thầy cô thì vẫn hăng say đưa đò”.Để có thể đưa các chuyến đò cập bến bờ tri thức, các thầy giáo, cô giáo không không chỉ phải nói nhiều mà còn phải tiếp xúc với bụi phấn thạch cao và hít vào phổi khối lượng bụi phấn rất lớn Bụi phấn tích tụ lâu ngày thường gây ra các vấn đề như: Viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn… Bụi phấn đã gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của giáo viên và học sinh Không chỉ có bụi phấn mà bảng bị lóa cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của học sinh và chất lượng bài giảng của giáo viên

Là học sinh THCS, đã ngồi trên ghế nhà trường 8 năm và hiện vẫn đang ngôi trên ghế nhà trường Chúng em nhận thấy hệ thống bảng chống lóa trong nhiều đơn vị giáo dục đã và đang xuống cấp Hệ thống bảng này không còn phát huy tính năng tốt nhất về khả năng chống lóa, chống bụi Không dừng lại ở đánh giá cá nhân, nhóm chúng em đã tìm hiểu ở nhiều cơ sở giáo dục khác qua các kênh thông tin xã hội, qua hoạt động đến trực tiếp nhiều trường học trong khu vực Kết quả nhận được tương tự nhận định ban đầu của nhóm về tình trạng xuống cấp của hệ thống bảng viết hiện nay đang và đã xuống cấp rất nhiều Điều này gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động học tập của học sinh, làm giảm chất lượng bài giảng của giáo viên Không những vậy nó còn làm ảnh hưởng xấu tới thị lực học sinh

Trong trường hợp thay toàn bộ hệ thống bảng này hoặc thay mặt bảng cần đỏi hỏi một nguồn kinh phí rất lớn, thời gian dài điều này ảnh hưởng không nhỏ đến ngân sách nhà nước, đến hoạt động dạy và học của giáo viên học sinh

Trong khi đó hệ thống bảng, ngoài tình trạng xuống cấp về khả năng chống lóa, chống bụi thì chúng vẫn rất chắc chắn, mặt bảng phẳng Như vậy chỉ cần khắc phục thực trạng bảng bị lóa và bụi phấn thì hệ thống bảng này vẫn có thể

sử dụng lau dài, tiết kiệm ngân sách nhà nước, tránh lãng phí

Bằng kinh nghiệm thực tế, trước kia học sinh thường dùng lá khoai lang (tên gọi khoa học là Ipomoea batatas) để sát trực tiếp vào bảng trước mỗi buổi học và như vậy có thể sử dụng bảng tốt trong cả buổi học

Trang 3

Từ tất cả những lí do như vậy, nhóm đề tài muốn sáng chế ra một loại dung dịch lau bảng có thể làm bảng không bị lóa, không bụi phấn và đặc biệt là tiết kiệm chi phí Nhóm đề tài chúng em quyết định lựa chọn và xây dựng đề tài:

“CHẾ PHẨM SINH HỌC DUNG DỊCH LAU BẢNG CHỐNG LÓA, BẮT PHẤN, KHÔNG BỤI.”

2 Ý nghĩa của đề tài

Ý tưởng khoa học của đề tài là tạo ra một chế phẩm sinh học thân thiện môi trường có khả năng lau bảng để bảng không lóa, bắt phấn và không gây bụi Nguyên liệu của đề tài là cây khoai lang (tên gọi khoa học là Ipomoea batatas) loài thực vật này có ở các địa phương trong cả nước

Mặt khác cách thức làm ra chế phẩm sinh học lau bảng này không phức tạp, dễ làm, dễ bảo quản và dễ sử dụng Do vậy khả năng ứng dụng của đề tài có thể nhân rộng khắp các cơ sở giáo dục trên cả nước

3 Mục tiêu nghiên cứu

- Tạo dung dịch lau bảng chống lóa, bắt phấn và chống bụi từ cây khoai lang (tên gọi khoa học là Ipomoea batatas)

- Dung dịch lau bảng phải đảm bảo thân thiện môi trường, dễ làm và dễ sử dụng

- Xét về phương diện kinh tế, sản phẩm của đề tài được ứng dụng sẽ kéo dài khả năng sử dụng của một hệ thống lớn các bảng trong các cơ sở giáo dục

mà rất tiết kiệm về chi phí

4 Đối tượng nghiên cứu

Qua nhiều lần thực nghiệm trên nhiều loại thực vật khác nhau chúng em đã chọn ra loại thực vật giúp tạo ra dung dịch lau bảng chống lóa, bắt phấn, không bụi, chi phí thấp lại thân thiện với môi trường, và đặc biệt có nhiều ở địa phương loại thực vật đó chính là cây khoai lang

Khoai lang không những là cây trồng quan trọng cung cấp lương thực cho con người, mà còn là cây cung cấp nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi Khoai lang còn là loại thực vật rất thân thuộc và phổ biến biến ở làng quê Việt Nam, hay được trồng trong vườn làm thức ăn cho vật nuôi

Trong nghiên cứu này, chúng em tiến hành nghiên cứu ra dung dịch lau bảng chống lóa, bắt phấn, không bụi, chi phí thấp lại thân thiện với môi trường

từ lá của cây khoai lang

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Trang 4

Thu thập, phân loại, tổng hợp các tài liệu và các công trình nghiên cứu liên quan tới đề tài

- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

+ Phương pháp quan sát thực địa: Trực tiếp quan sát lá cây khoai lang

các đặc điểm cấu tạo của lá của cây khoai lang

+ Phương pháp điều tra: Điều tra thực trạng bảng đang sử dụng ở các cơ

sở giáo dục, cách khắc phục các bảng đã xuống cấp

+ Phương pháp bố trí thí nghiệm: Bố trí thí nghiệm với nhiều loại lá cây

để kiểm tra chất lượng, tìm ra dung dịch lau bảng tốt nhất

+ Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm chế tạo dung dịch lau bảng

chống lóa, giảm bụi từ lá cây khoai lang

5.2 Phương pháp xử lý dữ liệu

Đây là phương pháp quan trọng trong việc thu thập dữ liệu và xử lý số liệu nhằm tăng độ chính xác Phương pháp này dùng để thống kê với độ chính xác 95%, phân tích số liệu Sử dụng phần mềm Microft Office Excel 2010 và máy tính casio fx-500MS

6 Tính mới của đề tài

6.1 Tính mới của đề tài

Nêu ra thực trạng, đề xuất phương pháp khắc phục bảng bị lóa, không bắt phấn lầm ảnh hưởng tới sức khỏe của giáo viên và học sinh, làm ảnh hưởng tới chất lượng bài giảng

6.2 Giá trị ứng dụng của đề tài

Qua nghiên cứu, chúng em nhận thấy tính ứng dụng của đề tài rất cao:

Đề tài đã được ứng dụng ở hệ thống bảng của nhà trường Bước đầu đã cho kết quả rất tốt về khả năng chống lóa, bám phấn, không bụi Qua nội dung

nghiên cứu của để tài, tương lai nhóm sẽ nhân rộng phương pháp làm và ứng dụng chế phẩm này tới các đơn vị giáo dục trong tỉnh và trên cả nước qua các kênh thông tin xã hội

Kết quả của đề tài có thể được dùng trong việc dạy và học trong nhà trường phổ thông Cụ thể:

+ Tiết 61-65: Chủ đề dung dịch – hóa 8

+ Tiết 35: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật – sinh 9

B PHẦN NỘI DUNG

1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

1.1 Các cách phục hồi bảng học sinh hiện nay

Trang 5

Bảng là người bạn thân thiết của giáo viên, là công cụ không thể thiếu của người thầy, người cô, nhưng đã có mấy trường thực sự quan tâm đến dụng cụ quan trọng này Hay chỉ cần đầu tư một lần rồi sẽ dùng mãi mãi?

Bảng tốt thì cũng chỉ được 5 năm là bắt đầu viết không bám phấn nữa Nếu bảng

đã không còn bám phấn, mặt sơn đã chuyển sang ố vàng, đó là lúc chúng ta cần nghĩ đến việc phục hồi lại Thường làm theo các phương án sau:

* Thay bảng mới: Phương án này tốt nhất nhưng giá thành cao, lãng phí

lớn do các loại thành phần cấu tạo cơ bản của bảng vẫn còn tốt, như khung tốt,

bề mặt tốt và ván hậu tốt

* Thay mặt bảng: phương án này khả thi nhưng thời gian thi công lâu dù

giá thành hạ hơn Phương án này thường phải tháo bảng và thi công tại chỗ nên

chi phí nhân công sẽ nhiều hơn do đó cũng không thật sự tiết kiệm

* Sơn lại bảng: có lẽ đây là phương án khả thi nhất, tiết kiệm nhất Tuy

nhiên, sơn lại bảng bằng các loại sơn công nghiệp thì không bảo đảm chất

lượng, mặt khác sơn công nghiệp thường có độ bóng cao nên ít bám phấn gây nên hiện tượng khó viết sau khi sơn, đặc biệt làm cho học sinh bị lóa mắt khi nhìn; nhiều loại sơn khó lau sau khi viết

Thông thường sau khi sơn lại bằng sơn dầu thông thường bảng sẽ không viết lại được nữa, mặt bảng bóng, nhám

Một vài thông số so sánh hiệu quả khi phục hồi lại bảng học sinh:

Bảng ceramic Bỉ

2 Phục hồi bảng lóa bằng dung dịch lau bảng chiết xuất từ thực vật

2.1 Cơ sở khoa học và thực tiễn

- Thành phần hóa học trong lá cây có diệp lục tạo màu xanh cho bảng, ngoài ra chúng còn có nhựa cây là thành phần dịch hữu cơ tạo sự kết dính với bảng

- Sử dụng cồn là dung môi tốt có thể tách chiết dịch chứa các chất trong mẫu thực vật, trong đó đặc biệt là diệp lục tạo màu xanh

(Bài 13 Thực hành : Phát hiện diệp lục và carôtenôit – SGK Sinh học 11)

- Lá cây khoai lang mang đặc điểm của cây ưa bóng như phiến lá rộng và mỏng, mô giậu kém phát triển, màu xanh thẫm (nhiều diệp lục), những đặc điểm

Trang 6

này rất thích hợp cho việc tách chiết lấy diệp lục từ lá Mặt khác lá khoai lang có rất nhiều nhựa, nhựa từ lá cây sẽ giúp bắt phấn, không bụi

- Dịch chiết từ lá cây khoai lang (tên gọi khoa học là Ipomoea batatas)

mang màu xanh của diệp lục, chất kết dính từ hợp chất hữu cơ có trong thành phần hóa học của lá cây Dịch chiết được bảo quản trong cồn 900 sẽ sử dụng được lâu dài

- Nguyên liệu của chế phẩm gồm: lá cây khoai lang (tên gọi khoa học là

Ipomoea batatas) và cồn 900 (25.000đ/ 1 lít)

- Một lớp ứng dụng dự khoản: 3 lít cồn 900 x 25.000đ = 75.000đ/ năm học,

lá cây khoai lang (tên gọi khoa học là Ipomoea batatas) lấy ngoài thiên nhiên

2.2 Đặc điểm mẫu thực vật ( cây khoai lang)

Khoai lang không những là cây trồng quan trọng cung cấp lương thực cho con người, mà còn là cây cung cấp nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi Bên cạnh đó khoai loang là đặc sản khu vực Đồng Bảng - Ba Vì – Hà Nội

Tên khoa học: Sweet potato/Ipomoca batatas

Cây Khoai lang thuộc họ bìm bìm (Convolvulaceae) Là cây thân thảo, sống hằng năm, thân mềm bò hoặc leo, hoa lưỡng tính, quả sóc, lá đơn mọc cách, lá đều đặn hoặc có khía

- Khoai lang thuộc loại thực vật lớp 2 lá mầm Vì vậy khoai lang có những đặc điểm cơ bản sau đây:

+ Phôi thường có hai lá mầm

+ Cây dạng thảo

+ Rễ phôi hay rễ sơ sinh thường phát triển thành rễ chính; từ đấy sinh ra các rễ thứ sinh (rễ bên)

+ Hệ dẫn của thân thường gồm một đai liên tục (trục ống) hoặc gián đoạn (trụ thật) của các bó dẫn

+ Lá thường có cuống với sự phân gân thẳng hoặc có hệ gân hình cung hay song song

lâm Thái Nguyên)

3 Thực nghiệm các giải pháp

3.1 Quy trình chế tạo và sử dụng chế phẩm dung dịch lau bảng chống lóa, bắt phấn, không bụi, thân thiện với môi trường

Trang 7

Thu thập mẫu

vật:

- Lấy phần lá

của cây mẫu

- Rửa sạch và để

ráo nước mẫu

Tạo chế phẩm

- Nghiền nhỏ hoặc thái nhỏ mẫu, cho vào

lọ chứa

- Sử dụng cồn 900 làm dung dịch ngâm, rót cồn vào lọ chứa mẫu đến khi ngập toàn bộ mẫu trong lọ Đậy kín

lọ ngâm mẫu trong 1 –

2 ngày

Tách và bảo quản chế

phẩm

- Tách phần dung dịch ra khỏi bã mẫu, đựng vào lọ

Sử dụng phễu và vải lọc để lọc sạch phần bã ra khỏi

phần dung dịch chiết

- Đậy kín lọ và bảo quản trong điều kiện bình thường không tiếp xúc trực tiếp với

ánh nắng và nhiệt độ cao

Các sử dụng chế phẩm:

Dùng nước lau sạch bảng trước, sau đó lấy vừa đủ lượng dung dịch chiết ra khay, dùng khăn thấm ướt và lau đều lên bảng

đã làm sạch Đợi dung dịch lau bảng khô lại là

có thể sử dụng bảng trong ngày

3.2 Quy trình thực nghiệm chế tạo dung dịch lau bảng chống lóa, bắt phấn, không bụi, thân thiện với môi trường

Bước 1 Thu mẫu lá cây khoai lang (Ipomoea batatas)

- Lấy phần lá của cây cây khoai lang (Ipomoea batatas)

- Rửa sạch và để ráo nước mẫu

Bước 2 Tạo chế phẩm

- Nghiền nhỏ hoặc thái nhỏ mẫu, cho vào lọ chứa (Nghiền nhỏ sẽ thu được dung dịch chiết có độ bám dính tốt hơn)

- Sử dụng cồn 900 làm dung dịch ngâm, rót cồn vào lọ chứa mẫu đến khi ngập toàn bộ mẫu trong lọ Đậy kín lọ ngâm mẫu trong 1 – 2 ngày

Bước 3 Bảo quản chế phẩm

- Tách phần dung dịch ra khỏi bã mẫu, đựng vào lọ Sử dụng phễu và vải lọc để lọc sạch phần bã ra khỏi phần dung dịch chiết

- Đậy kín lọ và bảo quản trong điều kiện bình thường không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng và nhiệt độ cao

3.3 Cách sử dụng chế phẩm dung dịch lau bảng

- Chế phẩm được bảo quản có thể sử dụng trong thời gian lâu dài

- Bảng phải làm sạch bằng nước trước khi dùng chế phẩm

- Lấy vừa đủ lượng dung dịch chiết ra khay, dùng khăn thấm ướt và lau đều lên bảng đã làm sạch

- Đợi dung dịch lau bảng khô lại (2 – 5 phút) là có thể sử dụng bảng trong ngày

- Lưu ý: Dung dịch lau bảng không nhất thiết phải sử dụng hàng ngày, có thể ứng dụng như sau trong một năm học (khoảng 35 tuần) Mỗi lần sử dụng khoảng 60ml dung dịch chế phẩm

+ 1 tuần đầu ứng dụng dung dịch lau bảng các ngày trong tuần vào đầu tiết 1:

6 ngày x 60 ml = 360 ml dung dịch chế phẩm

Trang 8

+ Từ tuần thứ 2 – 5 dùng dịch 3/6 ngày đầu tuần vào đầu tiết 1

3 ngày x 5 tuần x 60 ml = 900 ml dung dịch chế phẩm

+ Từ tuần thứ 6 trở đi có thể chỉ cần ứng dụng lau bảng bằng dung dịch này

1 ngày đầu tuần vào đầu tiết 1:

24 ngày x 60 ml = 1440 ml dung dịch chế phẩm

Tổng 1 năm học (35 tuần) sử dụng khoảng 3 lít chế phẩm

4 Đánh giá kết quả thu được khi ứng dụng vào thực tế

4.1 Địa điểm ứng dụng

Trường THCS Đồng Thái

+ Khối 9: 5 lớp cụ thể 9A, 9B, 9C, 9D, 9E

+ Khối 8: 6 lớp cụ thể 8A, 8B, 8C, 8D, 8E, 8G

+ Khối 7: 5 lớp cụ thể 7A, 7B, 7C, 7D, 7E

+ Khối 6: 6 lớp cụ thể 6A, 6B, 6C, 6D, 6E, 6G

4.2 Triển khai ứng dụng – Kết quả ứng dụng

* Thời gian: trực tiếp triển khai ứng dụng và thu kết quả từ tuần 1 đến tuần

8 của năm học 2022 – 2023

* Phương pháp: Chia 2 nhóm lớp ứng dụng

- Nhóm lớp mẫu 9D và 8B: Ứng dụng trước 1 tuần Lấy căn cứ kết quả

thu được để làm căn cứ định hướng số lần ứng dụng/ tuần ở các lớp tiến hành ứng dụng sau

- Nhóm lớp ứng dụng sau 1 tuần ứng dụng ở 2 lớp mẫu (9D, 8B):

+ Khối 9: 9A, 9C, 9B, 9E

+ Khối 8: 8A, 8C, 8D, 8E, 8G

+ Khối 7: 7A, 7B, 7C, 7D, 7E

+ Khối 6: 6A, 6B, 6C, 6D, 6E, 6G

* Kết quả thu được của ứng dụng:

- Lớp mẫu 9D, 8B

Tuần 1 9D, 8B

Đặc điểm Lớp mẫu Lớp đối chứng Lớp mẫu Lớp đối chứng

Trang 9

Nhận xét: Tuần đầu chế phẩm ứng dụng liên tục vào các ngày trong tuần

và chỉ cần ứng dụng vào đầu tiết 1 trong buổi học Tiến hành triển khai ứng dụng các lớp khắc tương tự

Tuần 2 9D, 8B

Bắt đầu từ tuần 2, đánh giá ở các mức: Tốt – Khá – Trung bình – Không tốt cho các hiện tượng chung về tình trạng bảng không lóa, không bụi và bắt phấn

Nhận xét: Tuần 2 cần ứng dụng chế phẩm 3 ngày đầu tuần sẽ cho hiệu quả

cao hơn và phù hợp hơn Tiến hành ứng dụng các lớp ứng dụng sau tương tự 3 ngày đầu tuần/ tuần học vào đầu tiết 1/ buổi

Tuần 3

Nhận xét: Tuần 3 cần ứng dụng chế phẩm 3 ngày đầu tuần hiệu quả cao

hơn và phù hợp hơn Tiến hành ứng dụng các lớp ứng dụng sau tương tự 3 ngày đầu tuần/ tuần học vào đầu tiết 1/ buổi

Tuần 4

Trang 10

3 ngày sau khi ngừng ứng dụng Tốt Tốt

Nhận xét: Tuần 4 cần ứng dụng chế phẩm 2 hoặc 3 ngày đầu tuần đều cho

hiệu quả cao Tiến hành ứng dụng các lớp ứng dụng sau tương tự 2 hoặc 3 ngày đầu tuần/ tuần học vào đầu tiết 1/ buổi

Tuần 5

Nhận xét: Tuần 5 cần ứng dụng chế phẩm 2 hoặc 3 ngày đầu tuần để cho

hiệu quả cao Tiến hành ứng dụng các lớp ứng dụng sau tương tự 2 hoặc 3 ngày đầu tuần/ tuần học vào đầu tiết 1/ buổi

Tuần 6

Nhận xét: Tuần 6 nhận thấy chế phẩm chỉ cần ứng dụng 1 lần/ 1 buổi/ 1

tuần học đã cho kết quả cao

Như vậy, sau 5 tuần ứng dụng liên tiếp chế phẩm thì bắt đầu từ tuần thứ 6 trở đi chế phẩm chỉ cần ứng dụng 1 lần ở tiết 1/ ngày đầu tuần/ tuần học

* Tuần 7, 8 chế phẩm chỉ cần ứng dụng 1 lần/ 1 buổi/ 1 tuần học ở tất

cả các lớp thí điểm Kết quả thu được:

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Nguyễn Viết Hưng (2010) , “Giáo trình cây khoai lang” - Trường đại học nông lâm Thái Nguyên – NXB Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình cây khoai lang
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
6. Nguyễn Thành Đạt (2013), Sinh học 11 - NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thành Đạt" (2013)
Tác giả: Nguyễn Thành Đạt
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2013
1. Báo Sức khỏe và đời sống 2. Dược học cổ truyềnhttp://www.mediafire.com/download.php?kz094aqhcv9l1ef http://www.thaythuoccuaban.com/vithuoc Link
4. Trang bách khoa toàn thư mở https://vi.wikipedia.org/wiki/Muoi Link
5. Tạp chí Ký sinh trùng và côn trùng của nhà xuất bản BioMed Central, Anh Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w